Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

ÔN TẬP HÓA LÝ 2

Câu 1: Các nguồn gây sai số phân tích hóa lý hiện đại
- Các sai số thường gặp trong phân tích:
 Sai số hệ thống- SSHT: sai số mà đại lượng của chúng có thể đo và tính được
 Sai số ngẫu nhiên- SSNN: sai số xuất hiện do kết quả của phép đo lặp lại
nhiều lần. Đại lượng của chúng dao động ngẫu nhiên và không thể đo được
 Sai số thô: khác với SSNN, SSHT, thường ít gặp, SST làm cho giá trị đo rất
lớn hoặc rất nhỏ so với giá trị TB

Câu 2: Nguyên tắc để lựa chọn 1 phương pháp phân tích là gì? Cơ sở
nào?
- Loại mẫu
- Số lượng và khối lượng mẫu cần lấy để phân tích
- Làm giàu (Nếu hàm lượng chất phân tích quá nhỏ)
- Thỏa mãn độ chọn lọc ( loại được chất gây cản trở )
- Đáp ứng độ đúng và độ chình xác
- Thiết bị và máy móc sẵn có
- Đội ngũ kỹ thuật viên và kiểm nghệm
- TG phân tích
- Quy trình phân tích tự động hay không
- PP phân tích có sẵn trong tài liệu hay không
- Hàm lượng chát phân tích trong mẫu: Dựa vào hàm lượng chát phân tích
trong mẫu mà chọn PP thích hợp
- Bản chất phân tích: Tùy theo bản chất phân tích mà chọn cũng khác nhau
như chuẩn độ, PT trọng lượng, UV-Vis, ASS, HPLC, GC…
- PP phù hợp với ĐK thực tế
- Phải có tính an toàn cao

Câu 3: Ý nghĩa LOD , LOQ:


- Giới hạn phát hiện (LOD):
Định nghĩa: là nồng độ nhỏ nhất có thể phát hiện được bằng phương
pháp nhưng không thể định lượng được
Giới hạn phát hiện ở đây là giới hạn của phương pháp, không phải giới
hạn của dụng cụ thiết bị
Các phương pháp xác định LOD:
 Sử dụng mẫu Blank:
- Mẫu có cùng nền mẫu với mẫu thực cần xác định nhưng không có chất
cần xác định
- Tiến hành xác định: tiến hành phân tích lặp lại mẫu Blank ít nhất 11 lần
 Sử dụng mẫu thực hoặc mẫu thêm chuẩn:
- Mẫu blank không phải lúc nào cũng tìm được, đặc biệt là những nền mẫu
khó
- Do đó người ta có thể xác định LOD trên mẫu chuẩn hoặc mẫu thêm
chuẩn. Phương pháp này gọi là xác định LOD trên nền mẫu
- Nên chọn mẫu có hàm lượng chất phân tích thấp, hoặc spike một lượng
chất chuẩn vào nền mẫu xấp xỉ LOD ước lượng
- Tính LOD như sau:
Phân tích lặp lại ít nhất 10 mẫu
Tính SD của 10 mẫu lặp lại
LOD = 3SD
- Kiểm tra lại LOD như sau:
Nếu LOD < Cspike < 10LOD, LOD là phù hợp
Nếu Cspike > 10LOD, chọn lại Cspike và xác định lại LOD
- Giới hạn phát hiện LOQ:
Định nghĩa: là hàm lượng nhỏ nhất trong mẫu mà có thể định lượng được
bằng phương pháp
LOQ = 10LOD/3

Câu 4: Phương pháp xây dựng đường chuẩn. Ưu điểm của phương
pháp xây dựng đường chuẩn

 Phương pháp xây dựng đường chuẩn:


- Dựa vào khoảng tuyến tính của chất phân tích theo ĐL lambert-beer
- Chuẩn bị dãy dd chuẩn có nồng độ từ thấp đến cao
- Nghiên cứu chọn điều kiện phù hợp để đo phổ UV-VIS: bước sóng, thời
gian đo, loại cuvvet….
- Đo phổ hấp thụ của tất cả dãy chuẩn từ nhạt đến đậm ( từ nồng độ thấp
đến cao)
- Đo phổ hấp thụ của mẫu phân tích Ax
- Từ các cặp giá trị A-C, dựng đồ thị chuẩn A-C
- Áp Ax vào đường chuẩn -> nồng độ chất trong mẫu
- Chuẩn bị loạt dd đã biết nồng độ 5-7 dung dịch
- Chuẩn bị mẫu trắng và cần xác định mẫu
- Quét phổ của dd chuẩn để tìm ra bước sóng tối ưu
- Đo độ hấp thu cả dd dãy chuẩn từ nhạt đến đậm dần
- Dựng đồ thị A-C
 Ưu điểm của phương pháp xây dựng đường chuẩn:
- Thuận lợi để phân tích hàng loạt mẫu của từng một chất trong 1 loại đối
tượng mẫu
- Nhanh chóng
- Đối với mẫu có hàm lượng nhỏ và thành phần hóa học của mẫu phức tạp
=> sai số lớn do ảnh hưởng nền và thành phần của mẫu =>phương pháp
thêm chuẩn

Câu 5: Các nguyên nhân gây sai lệch đ/l lambert-beer:


- Trong ĐL Beer có 3 quan hệ tuyến tính:
A và L ( khi ε và C không đổi)
A và C ( khi ε và L không đổi)
A và ε ( khi L và C không đổi)
- Quan hệ này có thể sai lệch sau:
Sai lệch dụng cụ đo: đo đơn sắc của bức xạ điện từ và các ảnh hưởng khác
của thiết bị đo độ hấp thu
Sai lệch hóa học: những biến đổi hóa học của chất phân tích khi pha loãng
dd, sự phân ly của chất phân tích, Ph, nhiệt độ…

Câu 6: Nêu các đk thực hiện phép đo UV-VIS. Xác định γ max
 Các bước thực hiện khi đo phổ UV-VIS:
- Nếu chất phân tích có phổ hấp thụ UV-VIS: hòa tan chất phân tích vào
dung môi thích hợp: phenol, naphthtalen,…
- Nếu chất phân tích không có phổ hấp thụ UV-VIS: tác dụng với thuốc thử
thích hợp để hình thành phức có phổ hấp thụ UV-VIS
- Cho dd mẫu vào cuvet có bề dày nhất định
- Chiếu vào cuvet 1 chùm tia sáng γ có năng lượng phù hợp để chất phân
tích hấp thu bức xạ γ để tạo phổ hấp thụ UV-VIS
- Thu chùm tia sáng đi qua cuvet, phân ly thành phổ và chọn tia sáng có γ
hấp thu cực đại của chất phân tích và đo cường độ hấp thu A. Ghi giá trị
A

 Xác định γ max :


- Chuẩn bị dung dịch có nồng độ đủ lớn và cho vào thiết bị => thay đổi
bước sóng từ thấp đến cao
- Đo độ hấp thu tại bước sóng đó đến đỉnh
- Vẽ đồ thị γ
Câu 7: Khoảng tuyến tính tuân theo đinh luật Lambert Beer:
- Lựa chọn bước sóng có độ hấp thu cực đại
- Máy phải được chuẩn hóa về bước sóng và giá trị mật độ quang
- Chọn khoảng nồng độ thích hợp nghĩa là khoảng nồng độ trong đó quan hệ
giữa mật độ quang và nồng độ là tuyến tính
- Chất kiểm nghiệm phải tách ra khỏi tạp chất. Thực hiện phản ứng tạo màu
- Trong phép xác định bằng phương pháp này chỉ đo các dd trong khoảng
tuân theo định luật lambert Beer

Câu 8: Xác định lượng cân tối ưu và thể tích tối ưu để đo nồng độ
trong khoảng tuyến tính:

Câu 9: Các bước nguyên tử hóa trong lò graphit:


- Làm khô
- Tro hóa
- Làm nguội ( tùy chọn)
- Nguyên tử hóa
- Làm sạch
- Làm nguội
Câu 10: Nguyên tắc lựa chọn cách thức nguyên tử hóa:
- Nguyên tắc: kĩ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa là qúa trình
nguyên tử hóa tức khắc trong thời gian rất ngắn nhờ năng lượng của
dòng điện công suất lớn và trong môi trường khí trơ
- Quá trình nguyên tử hóa xảy ra 3 giai đoạn: sấy khô, tro hóa,
nguyên tử hóa để đo phổ hấp thụ và cuối cùng là làm sạch cuvet.
- 2 giai đoạn đầu là chuẩn bị cho giai đoạn nguyên tử hóa để đạt kết
quả tốt
- Nhiệt độ trong cuvet graphit là yếu tố quyết định mọi sự diễn biến
của qúa trình nguyên tử hóa mẫu

Câu 11: Nêu các quá trình xảy ra khi nguyên tử hóa:
- Loại dung môi: dung môi phun vào lò nguyên tử hóa sẽ bị nhiệt độ
làm bay hơi, chỉ còn lại các hạt muối rắn vô cùng nhỏ
- Nóng chảy: đến lượt các hạt muối rắn này sẽ bị nhiệt độ làm nóng
chảy ra
- Bay hơi: muối rắn nóng chảy sẽ bay hơi thành dạng khí
- Nguyên tử hóa: dưới tác dụng của nhiệt độ, nguyên tử kim loại M
sẽ tách khỏi anion A và tạo thành nguyên tử tự do.Anion cũng sẽ bị
phân hủy ra các nguyên tử tự do hay khí
- Kích thích: nguyên tử M có thể được cung cấp năng lượng đủ lớn
để chuyển từ mức cơ bản lên mức kích thích M
- Ion hóa: một vài nguyên tố dễ ion hóa sẽ bị tác dụng của nhiệt độ
nên chuyển lên thành ion một điện tích dương M+.

Câu 12: Ưu điểm của lò graphit so với kĩ thuật nguyên tử hóa ngọn
lửa:

- LODs của hầu hết các nguyên tố trong kỹ thuật GF nằm trong
khỏang ng/l
- Độ nhạy cao do tất cả nguyên tử trong mẫu được nguyên tử hóa
trong một khonagr thời gian rất ngắn
- Lượng mẫu ít
- Có thể tự động hóa
- ứng dụng được nhiều nguyên tố trong nhiều loại matrix khác nhau

Câu 13: Ứng dụng của phương pháp phổ AAS:


- phân tích lượng vết các nguyên tố kim loại trong các hợp chất vô cơ
và hữu cơ: quặng, đất, đá, nước, các sản phẩm nông nghiệp, phân
bón, thực phẩm…
- Xác định gần 65 nguyên tố đến giới hạn khoảng ppm ( F-AAS) và
ppb ( ETA-AAS)
- Phi kim: Si, P, Selenium, Te cũng được xác định bằng phương pháp
này

Câu 14: Nguyên lý cơ bản của quá trình sắc ký. Các cơ chế xảy ra
trong giai đoạn sắc ký
- Nguyên lý cơ bản của sắc ký: mẫu phân tích được hòa tan vào pha
động. Pha này có thể là chất khí, lỏng hoặc chất siêu tới hạn cho
qua pha tĩnh một cách liên tục và không hòa lẫn vào nó
- Pha tĩnh được cố định trong cột hoặc trên bề mặt chất rắn cố định
- Các chất phân tích di chuyển qua cột theo pha động với tốc độ
khác nhau tùy thuộc vào tương tác giữa pha tĩnh- pha động và chất
phân tích.
- Các cơ chế xảy ra:
Chất phân tích phân bố giữa 2 pha theo cơ chế hấp phụ- giải hấp
phụ
Chất phân tích giữa 2 pha
Cân bằng trao đổi ion giữa chất phân tích trong MP và ion trong
SP
Câu 15: So sánh sắc kí lỏng, khí
Ưu điểm Nhược điểm
Sắc ký lỏng -Có thể phân tích -Thời gian làm sạch
đồng thời nhiều hợp và ổn định cột sau các
chất lần chạy lâu
-Không cần làm bay -Thiết bị đắt tiền
hơi mẫu -Tốn nhiều dung môi
-Độ phân giải cao nhờ hữu cơ
quá trình tách trên cột
-Thể tích mẫu phân
tích nhỏ ( 1-100
microlit)
Sắc ký khí -Ít tốn kém dung môi -Dễ bay hơi và không
-Thời gian phân tích bị nhiệt phân hủy
nhanh
-Độ phân giải cao nhờ
quá trình tách trên cột
Câu 16: Ưu điểm của phương pháp sắc kí so với xu hướng:
 Ưu điểm của phương pháp sắc kí:
- Có thể phân tích đồng thời nhiều hợp chất
- Độ nhạy cao (ppm-ppb)
- Độ phân giải cao nhờ quá trình tách trên cột
- Thể tích mẫu phân tích nhỏ ( 1-100 microlit)
- Phân tích nhanh
 Xu hướng:
- Tách được nhiều hợp chất
- Thời gian ngắn
- Giảm lượng dung môi
- Lượng mẫu càng ít càng tốt

Câu 17: Nguyên tắc hoạt động của GC ( sắc kí khí):


Sắc ký khí (GC) là phương pháp sắc ký được sử dụng phổ biến trong
hóa phân tích để tách và phân tích các hợp chất bay hơi mà không làm phân
hủy thay đổi mẫu.

Nguyên tắc:

Trong sắc ký khí, pha động (hay là pha chuyển động) là một khí mang,
thường là một khí trơ như Heli hoặc một khí không hoạt động như Nitơ.
Pha tĩnh là một vi lớp chất lỏng hoặc polyme được phủ trên một lớp rắn đặt
trong một ống thủy tinh hoặc kim loại được gọi là cột. Thiết bị được dùng
để tiến hành sắc ký khí được gọi là máy sắc ký khí (hoặc là máy tách khí
hoặc máy ghi khí).

Các hợp chất ở dạng khí cần phân tích sẽ tương tác với thành cột – được
phủ bởi pha tĩnh, dẫn đến từng hợp chất được tách ra tại những thời điểm
khác nhau – gọi là thời gian lưu của hợp chất. Khi các chất hóa học đi ra ở
cuối cột, sẽ được phát hiện và xác định bằng điện tử. Ngoài ra, một số
thông số khác có thể được sử dụng để thay đổi thứ tự hoặc khoảng thời
gian lưu: tốc độ dòng khí mang, chiều dài cột và nhiệt độ. Phân tích bằng
sắc ký khí dựa trên việc so sánh thời gian lưu này.

Câu 18: Ưu nhược điểm của sắc kí khí:

Ưu điểm Nhược điểm


Sắc ký khí -Ít tốn kém dung môi -Dễ bay hơi và không
-Thời gian phân tích bị nhiệt phân hủy
nhanh -Các chất khó bay hơi
-Độ phân giải cao nhờ như acid béo có thể
quá trình tách trên cột tạo thành dẫn xuất
bay hơi như este
- Dẫn chất hóa còn có
thể tạo nen chất bền
nhiệt hơn để có thể
làm sắc ký khí được

Câu 19: Các yêu cầu xử lý mẫu trong phân tích hiện đại:
Câu 20: Ứng dụng của sắc ký lỏng hiệu năng cao:
- Chủ yếu xác định các hợp chất hữu cơ khó bay hơi trong nhiều đối
tượng khác nhau:
 Amino acid
 Acid hữu cơ
 Thuốc trừ sâu…

Câu 21: Kỹ thuật chiết pha rắn SPE:


 Nguyên tắc:
- Mẫu ở trạng thái lỏng hay hơi còn chất chiết ở dạng lắm, thể hạt xốp.
- Chất chiết được gọi là pha tĩnh, và được nhồi vào một cột chiết nhỏ,
cột chiết kích thước: 6 x 1 cm, hay dung lượng chiết 100-600 mg.
Chất chiết là các hạt Silica trung tính, các hạt ôxit nhôm, hay các
Silicagen trung tính đã bị alkyl hoá nhóm -OH bằng nhóm mạch
carbon thẳng -C2, -C4, -C8, -C18,.. , hay nhân phenyl.
- Khi xử lý mẫu, dung dịch chất mẫu được dội lên cột chiết. Lúc này
pha tĩnh sẽ tương tác với các chất và giữ một nhóm chất phân tích lại
trên cột (trên pha tĩnh), còn các nhóm chất khác sẽ đi ra khỏi cột
cùng với dung môi hoà tan mẫu. Như thế là chúng ta thu được nhóm
chất cần phân tích ở trên pha tĩnh (chất chiết rắn).
 Các chất chiết pha rắn có thể chế tạo theo các loại sau đây:
- Chất hấp phụ pha thường
- Chất hấp phụ pha ngược
- Chất có khả năng trao đổi ion
- Chất rây hay sàng lọc phân tử theo kích thước
- Chất hấp phụ pha khí- rắn
 Điều kiện chiết pha rắn:
- Pha tĩnh hấp phụ hay trao đổi chọn lọc với 1 nhóm chất phân tích
- Hệ số KD phải lớn
- Quá trình chiết xảy ra nhanh, đạt cân bằng nhanh
- Quá trình chiết phải có tính thuận nghịch cao để rửa giải thuận lợi
- Sự chiết được thực hiện trong 1 điều kiện nhất định, càng đơn giản
càng tốt

 Kỹ thuật chiết:
- B1: nhồi cột và chuyển sang cột nhựa
- B2: Bơm mẫu qua cột
- B3: rửa các chất ảnh hưởng
- B4: rửa giải chất phân tích
 Ưu điểm:
- Tinh chế nguyên liệu loại tạp chất
- Kết hợp với nhiều phương pháp khác cho kết quả cao
- Thu hồi các chất phân tích với hiệu suất cao
- Dễ tự động hóa, phù hợp với sắc ký
- Giảm lượng dung môi hữu cơ dẫn đến giảm giá thành

Câu 22: Nêu cách định tính, định lượng trong GC:

Định tính GC:


- Chuẩn bị mẫu Pt và mẫu chuẩn trong cùng điều kiện
- Chọn điều kiện chạy sắc kí
- Chạy sắc kí và ghi phổ đồ của mẫu chuẩn
- Chạy sắc kí và ghi phổ đồ của mẫu phân tích
- So sánh sắc kí đồ của chất chuẩn và mẫu phân tích

Định lượng GC:


- Dựa vào chiều cao speak
- Dựa vào diện tích speak
- Chất chuẩn
- PP đường chuẩn
- Pp nội chuẩn

You might also like