Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Ông Thành yêu cầu công ty thanh toán các khoản tiền như sau:

- Thứ nhất là Tiền lương các tháng 11/2016, 2/2017, 4/2017 và 7/2017:
Theo Điều 96 BLLĐ 2012 về Nguyên tắc trả lương quy định: “Người lao động
được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.”
Vì vậy, việc ông Thành yêu cầu công ty P trả tiền lương và phụ cấp các tháng
còn thiếu là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở. Công ty P có nghĩa vụ phải thanh
toán đầy đủ các tháng tiền lương còn thiếu cho ông Thành.
- Thứ hai, về tiền lãi chậm thanh toán tạm tính đến ngày 31/8/2017, ta xét đến
hai trường hợp sau:
 TH1: Công ty gặp trường hợp đặc biệt hoặc lý do bất khả kháng nên không
thể trả tiền lương cho ông Thành
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động có quy định
rằng:
“Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác
mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không
thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì
không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả
thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một
khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động
tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại
thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định
trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01
tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản
giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.”
Căn cứ vào luật quy định, công ty P còn nợ ông Thành 4 tháng tiền lương.
Vì vậy, yêu cầu của ông Thành về việc công ty P phải trả tiền lãi chậm
thanh toán tạm tính đến ngày 31/8/2017 được chấp nhận.
 TH2: Công ty cố ý không trả tiền lương đúng hạn cho ông Thành
Trong vụ án, có tình tiết tòa án nhân dân quận T. có thông báo cho ông Trần
Thanh Cường là người đại diện theo pháp luật của Công ty P biết về yêu
cầu khởi kiện của ông Thành nhưng ông Cường không có ý kiến phản hồi
và tòa án đã tiến hành triệu tập ông Cường hợp lệ tham gia phiên hòa giải
nhưng ông Cường vẫn vằng mặt không lý do nên không thể hòa giải được.
Sau đó, tòa án đã tiếp tục triệu tập hợp lệ ông Cường tham gia phiên tòa xét
xử vụ án nhưng ông Cường vằng mặt lần hai không lý do và cũng không cử
người đại diện đến tòa án tham gia phiên tòa, Hội đồng xét xử vẫn tiến hành
xét xử vắng mặt bị đơn. Đồng thời phía công ty cũng không nêu ra khó
khăn hay trường hợp đặc biệt nào dẫn đến việc công ty không thể trả lương
cho ông Thành đúng hạn. Như vậy có thể xem việc không trả lương đúng
hạn cho ông Thành là việc làm cố ý.
Theo Khoản 3 Điều 13 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền
người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng
hạn…”
Và ở Điểm a Khoản 7 Điều 13 Nghị định 88/2015/NĐ-CP cũng quy định
Biện pháp khắc phục hậu quả: “Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền
lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức
lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà
nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại
Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;”
Công ty P đã nợ 4 tháng tiền lương của ông Thành. Như vậy, ngoài việc
thanh toán số tiền lương còn thiếu thì công ty còn có trách nhiệm thanh toán
tiền lãi chậm thanh toán.
- Thứ ba, về khoản trợ cấp thôi việc từ ngày 1/8/2014 đến ngày 31/82017:
Theo Khoản 1 Điều 48 NLLĐ 2012 quy định về Trợ cấp thôi việc: “Khi hợp
đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10
Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ
cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở
lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương”.
Công ty P và ông Thành đã chấm dứt hợp đồng làm việc vào ngày 31/8/2017.
Ông Thành đã làm việc đủ từ 12 tháng trở lên theo hợp đồng có thời hạn là 3
năm từ ngày 1/9/2014 đến ngày 31/8/2017.
Như vậy công ty có trách nhiệm phải trả cho ông Thành tiền trợ cấp thôi việc.
Công ty không đóng BHXH, BHYT và BHTN cho ông Thành từ ngày
1/9/2014 đến ngày 31/8/2017 nên sẽ không trừ số tiền đóng BHTN vào tiền
lương để tính trợ cấp thôi việc.
Mức trợ cấp thôi việc = ½ x Số lương bình quân x Số năm làm việc
= ½ x 18.000.000 x 3
= 27.000.000 (đồng).
 Như vậy, các yêu cầu trên của ông Thành đều được chấp nhận.

You might also like