Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1.1
+Thế hệ đầu tiên: hoạt động ở bước sóng 800nm và sử dụng Laser bán dẫn
GaAs. -Sau giai đoạn thử nghiệm (1977-1979) các hệ thống được triển khai vào
năm 1980 hoạt động với tốc độ bít 45 Mb/s và khoảng lặp 45 km. -Trong những
năm 1970, khoảng lặp tăng lên đáng kể vì hệ thống làm việc ở bước sóng 1300nm,
tương ứng với tổn hao sợi nhỏ hơn 1dB/km. Hơn nữa, tại bước sóng này sợi tán
sắc cực tiểu. Các ưu điểm này thúc đẩy việc phát triển các Laser bán dẫn và bộ
tách quang hoạt động ở bước sóng 1300 nm.
+ Thế hệ thứ hai: bắt đầu vào đầu những năm 1980, với tốc độ bít của các hệ
thống ban đầu <100 mb/s do bị tán sắc trong sợi đa mode. khắc phục nhờ sử dụng
sợi đơn mode. -vào năm 1981: thí nghiệm thành công hệ thống sử dụng sợi quang
đơn mode có chiều dài 44 km với tốc độ truyền dẫn 2 gb/s. -đến năm 1987, các hệ
thống thế hệ 2 đã được ứng dụng đạt đến tốc độ 1,7gb/s với khoảng lặp 50 km.
-khoảng lặp này bị giới hạn do tổn hao công suất trong sợi còn lớn ( 0,5 db/km)
tại 1300 nm. năm 1979, sử dụng sợi ở vùng bs 1550 nm với tổn hao sợi 0,2db/km.
+Thế hệ thứ ba bắt đầu vào đầu những năm 1985, nhiều thí nghiệm đã thành
công khi truyền thông tin với tốc độ bít 4 Gb/s và khoảng cách trên 100 km. -Năm
1990, người ta đã triển khai các hệ thống thế hệ thứ 3 đặc trưng bởi việc triển khai
hệ thống sử dụng sợi quang tán sắc dịch chuyển DSF làm giảm được tán sắc cho
phép tăng tốc độ bít lên 2,5 Gb/s và sau đó đạt đến 10 Gb/s. -Điểm hạn chế của thế
hệ này là việc phải dùng các bộ lặp quang-điện-quang (Repeater) với khoảng cách
tiêu biểu 60 km-70 km làm tăng giá thành và độ phức tạp cho hệ thống.
-Để tăng khoảng cách truyền dẫn người ta sử dụng hệ thống thông tin quang
Coherence với các sơ đồ tách sóng đồng tần và đổi tần vì chúng cho phép tăng độ
nhạy của máy thu.
-Trong những năm 1980, hệ thống này đã được nghiên cứu và đạt nhiều kết
quả khả quan trong thực nghiệm. Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống Coherence bị
trì hoãn và chuyển hướng do sự xuất hiện của các bộ khuếch đại sợi quang vào các
năm sau đó.
+Thế hệ thứ tư được đặc trưng bằng việc sử dụng khuếch đại quang để tăng
khoảng cách và kỹ thuật ghép kênh phân chia theo bước sóng WDM để nâng cao
dung lượng truyền dẫn, cho phép tăng dung lượng lên gấp đôi trong mỗi 6 tháng và
đạt được tốc độ bít 10Tb/s vào năm 2001.
- Như vậy, đặc trưng của thế hệ này việc triển khai hệ thống khoảng cách
truyền dẫn lớn nhờ sự kết hợp giữa khuếch đại quang và WDM.
-Trong hầu hết các hệ thống WDM, tổn hao trên sợi quang được bù nhờ các
bộ khuếch đại EDFA được mắc chuỗi (mắc xen kẽ) trên tuyến với khoảng lặp (60-
80)km. Các hệ thống đó đã bắt đầu được triển khai vào những năm 1990.
-Năm 1991, người ta đã thực nghiệm thành công việc truyền dẫn thông tin tốc
độ bít 2,5 Gb/s với khoảng cách 21.000 km và 5 Gb/s với đường truyền 14.300 km.
Từ năm 1996, nhiều hệ thống xuyên đại dương, chẳng hạn hệ thống cáp quang biển
xuyên Đại tây dương và Thái bình dương, đã được triển khai và sử dụng.
-Điều này thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra các bộ khuếch đại mới có phổ trải
rộng từ 1450 nm đến 1630 nm. Kết quả là năm 2000, một hệ thống thực nghiệm
đạt 3,28 Gb/s, 82 kênh, mỗi kênh 40 Gb/s, khoảng cách 3000 km, với tích BL:
10.000 (Tb/s)-km.
- Chỉ trong 1 năm, dung lượng được nâng lên trên 11 Tb/s (273 kênh, mỗi
kênh 40 Gb/s, khoảng cách 117 km. Cuối năm 2000, các hệ thống đường trục trên
mặt đất đã đạt được dung lượng 1,6 Tb/s. Như vậy so với dung lượng 45 Mb/s của
hệ thống thế hệ 1 trong năm 1980, dung lượng thông tin của thế hệ thứ tư đã tăng
gấp 10.000 lần trong vòng 20 năm.
+Thế hệ thứ năm: mở rộng số kênh trong WDM nhờ sử dụng khuếch đại
Raman khuếch đại tín hiệu trong S,C và L. Ngoài ra một kiểu sợi quang mới, có
tổn hao nhỏ trong vùng bước sóng rất rộng (1300-1650)nm đã được triển khai. Nhờ
đó, hệ thống WDM: hàng ngàn kênh thông tin với tốc độ bít mỗi kênh cũng không
ngừng tăng lên.
-Từ năm 2000, nhiều thực nghiệm WDM đã thành công với tốc độ bít mỗi
kênh 40 Gb/s và hướng đến 160 Gb/s trong tương lai gần. Vấn đề chính trong các
hệ thống này là cần phải quản lý tán sắc thật chặt chẽ. Một trong những giải pháp
hiệu quả là sử dụng kỹ thuật truyền dẫn Soliton trong đó các xung giữ nguyên hình
dạng của nó khi truyền trong sợi không tổn hao nhờ trung hoà tán sắc của sợi.
-Nguyên lý cơ bản: từ 1973 nhưng mãi đến năm 1988, mới đạt được thành
công trong phòng thí nghiệm truyền dẫn thông tin nhờ kỹ thuật Soliton trên
4000km với việc sử dụng khuếch đại Raman để bù tổn hao sợi.
-Các bộ khuếch đại EDFA được dùng trong khuếch đại Soliton được bắt đầu
từ năm 1989. Từ đó, nhiều thực nghiệm thành công đã chứng tỏ tiềm năng rất lớn
của công nghệ Soliton này.
- Những năm gần đây, người ta nghiên cứu và triển khai hệ thống khuếch đại
ghép lai EDFA/Raman nhằm tăng khoảng cách truyền dẫn và dung lượng thông tin
nhờ giảm được nhiễu so với hệ thống sử dụng EDFA và mở rộng băng thông
khuếch đại (băng C và L).
1.2
Gồm 3 thành phần chính :
-Phần phát quang: gồm các nguồn phát tín hiệu quang và các mạch điện điều
khiển liên kết với nhau dùng để chuyển tín hiệu điện thành tín hiệu quang và phát
đi.
-Cáp sợi quang : gồm các sợi dẫn quang và các lớp vỏ bọc xung quanh để
bảo vệ sợi quang khỏi các tác động có hại từ môi trường bên ngoài.
-Phần thu quang: gồm các bộ tách sóng quang và các mạch khuếch đại,tái
tạo tín hiệu hợp thành.
Ngoài ra còn có các thành phần khác : bộ nối quang, các mối hàn, bộ chia
quang và trạm lặp.
1.3
Mạch điều khiển có chức năng giao tiếp, phối hợp giữa tín hiệu vào và tín
hiệu tác động vào nguồn quang.
1.4
Các tần số sóng mang quang tiêu biểu khoảng 200 THz, trong khi đó dải tần
sóng mang vi ba là khoảng vài GHz đến vài chục GHz. Do dung lượng tỉ lệ thuận
với tần số sóng mang nên sóng ánh sáng có thể mang dung lượng thông tin gấp
khoảng 10000 lần so với sóng vi ba. Điều này được giải thích là do băng thông của
sóng mang đã điều chế có độ rộng bằng vài phần trăm của tần số sóng mang.
1.5
- Sóng ánh sáng kết hợp là sự giao thoa của 2 hay nhiều chùm ánh sáng kết
hợp tạo ra các vùng sáng tăng cường hoặc triệt tiêu nhau.
- Sóng ánh sáng không kết hợp chỉ có 1 chùm ánh sáng đơn lẻ.
1.6
 Mã NRZ:

-Đặc điểm : + bit 1 biểu diễn điện thế dương (5V) và bit 0 (0V)
+ Các xung tương ứng với mức nhị phân 1 được biểu
diễn ở mức điện thế dương trong suốt chu kì bit(Không trở về 0 trong suốt
chu kì bit – gọi là None Return Zero
-Ưu điểm: + Thực hiện đơn giản
+ Không tốn nhiều băng thông để truyền
-Nhược điểm: + Chứa các thành phần tần số thấp, gây ra hiện tượng
“Signal drop”
+ Không có khả năng sửa lỗi
+ Không có clocking để dễ dàng đồng bộ hóa.
+ Tồn tại chuỗi bit 0 dài làm mất tính đồng bộ hóa.
-Ứng dụng: + Thường dùng trong mã hóa dạng từ trường.
+ Được sử dụng trong các thiết bị ghép kênh, vi ba số,
truyền dẫn quang, dùng trong giao tiếp RS232.
+ Được sử dụng cho hệ thống tốc độ cao như
SONET/SDH nhưng phải được ngẫu nhiên hóa.
+ Ứng dụng trong giao thức FDDI (Fiber Distributed
Data Interface) .
 Mã RZ:

-Đặc điểm : + Giống như mã NRZ nhưng độ rộng xung giảm bằng 1
nữa chu kì xung.
-Ưu điểm: + Thực hiện đơn giản .
+ Thực hiện vạch phổ ở mức kí hiệu mà có thể được sử
dụng như tín hiệu của xung clock.
+ Dễ khôi phục thời gian hơn so với NRZ.
-Nhược điểm: + Phần liên tục là không bằng không tại 0Hz,gây ra
Signal drop.
+ Không có khả năng sửa lỗi khi suất hiện nhiễu.
+ Băng thông sử dụng gấp 2 lần so với NRZ.
+ Tính không trong suốt.
1.7
 λ= 0,88mm

C 3 x 10 8
f= λ = = 340,9 GHz
0,88 x 10−3

E= hf = 6,625. 10-34 x 340,9.109= 0.226.10-21 (eV)


 λ= 1,3mm

C 3 x 10 8
f= λ = = 230,8 GHz
1,3 x 10−3

E= hf = 6,625. 10-34 x 230,8.109= 0.15.10-21 (eV)


 λ= 1,55mm

C 3 x 10 8
f= λ = = 193,5 GHz
1,55 x 10−3

E= hf = 6,625. 10-34 x 193,5.109= 0.128.10-21 (eV)


1.8
α1 = hệ số suy hao theo đơn vị km-1
α2 = hệ số suy hao theo đơn vị dB/km
= e-α1 x L = 10
ln e-α1 x L = ln 10
-α1* L*ln e = -α2 x L x
α1 = α2 *
 α1 = α2 * 0.2
Với α2 = 0.2 dB/km
 α1 = 0.046 km-1 = 4.6 * 10-7 (cm-1)
Với α2 = 20 dB/km
 α1 = 4.6 * 10-5 (cm-1)
Với α2 = 2000 dB/km
=> α1 = 4.6 * 10-3 (cm-1)
1.9
Số kênh thoại có tốc độ bít 64 Kb/s được truyền với sóng mang vi ba t ần
số 5 GHz :
5.103.0,01
N= = 781 kênh
64.103
Tần số sóng mang quang:
c 3.108 14
f= λ = −6 = 1,94.10 Hz
1,55.10
Số kênh thoại có tốc độ bít 64 Kb/s được truyền với sóng mang quang có b ước
sóng 1,55 𝜇m:
1.9414.0,01
N= 3 = 3,024.107 kênh
64.10
1.10
a.
Ta có:
α = log() = log()
10.log() = log()
0.45 = log(1000)
L2 = 65.56 km
Khoảng cách truyền dẫn tối đa sao cho công suất lớn hơn 0.1% là 65.56 km
b.
Ta có:
α = log() = log()
10.log() = log()
L2 = 134.67 km
Ý nghĩa: suy hao càng lớn thì cự li truyền càng ngắn và ngược lại.

You might also like