Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

Ký bởi: Văn thư-Văn phòng

Công ty Điện lực Bạc Liêu


Email: pcbl@evnspc.vn
Thời gian ký: 24/08/2020 09:21

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔNG CÔNG TY Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐIỆN LỰC MIỀN NAM

Số: /EVN
Số: 7210/EVN SPC-AT
SPC-AT Thành
Thành phố Hồ Chí
Chí Minh,
Minh, ngày
ngày24 tháng
tháng088 năm
năm 2020
2020
V/v chấn chỉnh công tác ATLĐ
sau vụ tai nạn tại PC Kiên Giang

Kính gửi: Các đơn vị thành viên EVN SPC

- Thực hiện theo Văn bản số 5190/EVN-AT ngày 31/7/2020 của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam về việc thông báo tai nạn tại Điện lực Châu Thành, CTĐL
Kiên Giang, EVN SPC (đính kèm);
- Thực hiện kết luận của Tổng giám đốc EVN SPC tại buổi tọa đàm trao
đổi, thảo luận và các giải pháp quản lý an toàn, theo Thông báo số 6637/TB-
EVN SPC ngày 05/8/2020 của Tổng công ty Điện lực miền Nam,
Tổng công ty Điện lực miền Nam đã tổ chức Đoàn công tác kiểm tra, xác
minh các nguyên nhân vụ tai nạn lao động (TNLĐ) tại Điện lực Châu Thành, PC
Kiên Giang xảy ra vào ngày 26/7/2020 làm chết 01 người Công nhân khi đang
làm nhiệm vụ trong ca trực vận hành.
Tổng công ty thông báo về diễn biến, phân tích nguyên nhân, các thiếu sót
về công tác ATLĐ liên quan đến vụ tai nạn và triển khai các giải pháp khắc
phục, ngăn ngừa tai nạn, với các nội dung sau:
I. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VỤ TAI NẠN
Họ và tên nạn nhân: Trần Thanh Hòa; Sinh ngày: 27/6/1993.
Thời gian xảy ra: Khoảng 16 giờ 30 phút, ngày 26/7/2020; Thời tiết lúc xảy
ra tai nạn: ẩm ướt (trời mưa vừa tạnh).
Nơi xảy ra tai nạn: Tại cột điện số 1/22 (BTLT, 12m5), trên lưới điện hạ áp
1 pha 2 dây (AV+AC 50), thuộc trạm biến áp Tà Kiết 2, được cấp điện từ ĐD
nhánh rẽ 1 pha 12,7kV Thạnh Lộc 6, tuyến 477 Chung Sư. Trong địa bàn khu
vực ấp Thạnh Bình, xã Thạnh Lộc 6, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
1. Diễn biến, hậu quả của vụ tai nạn
Hiện tại, ĐL Châu Thành đang quản lý vận hành (QLVH) 02 TBA 110kV.
Theo đó, việc tổ chức và phân công các ca trực vận hành lưới điện trung, hạ áp
(trong đó có kết hợp trực thao tác TBA 110kV), được bố trí như sau:
- Trực ban vận hành (TBVH) kiêm Trưởng ca trực thao tác sửa chữa
lưới điện (SCLĐ): ông Phạm Thái Bình, bậc thợ 2/5, ứng trực tại TBA 110kV
Minh Phong (từ 06g00 ngày 26/7/2020 đến 06g00 ngày 27/7/2020, trực 24 giờ).
- Các Phụ ca trực thao tác SCLĐ (từ 14g00 ngày 25/7/2020 đến 14g00
ngày 26/7/2020, trực 24 giờ), gồm các ông:
+ Võ Văn Bình, bậc thợ 6/7; Trần Trung Hiếu, bậc thợ 1/7; Lại Đức Hoàng
Huy (trực thao tác 110kV), bậc thợ 1/7, ứng trực tại TBA 110kV Minh Phong.
2

+ Trần Thanh Hòa (nạn nhân), bậc thợ 1/7 và Vương An Khang (trực thao
tác 110kV), bậc thợ 6/7, ứng trực tại TBA 110kV Chung sư.
Vào lúc 13h30 ngày 26/7/2020, TBVH Phạm Thái Bình nhận được tin báo
mất điện của khách hàng (trạm BTS Mobifone), TBVH gọi điện giao nhiệm vụ
cho 02 ông Vương An Khang và Trần Thanh Hòa (đang ứng trực tại TBA
110kV Chung Sư) đi kiểm tra dò tìm sự cố.
(Việc giao nhiệm vụ này, TBVH không cấp LCT, không xác định người
CHTT trong ĐVCT và không ghi vào Sổ nhật ký vận hành/Sổ LCT)
Tại hiện trường, ông Hòa báo cáo kết quả về TBVH: sự cố do xe cuốc đất
làm đứt dây hạ thế thuộc TBA 22/0,4 kV Tà Kiết 2 (bị đứt 01 dây pha AV50, vị
trí đứt tại điểm cách xa cột số 1/22 khoảng 25cm, 02 đầu dây bị đứt vẫn đang
treo dính tạm trên cột). Sau đó, ông Hòa ở lại hiện trường, ông Khang chạy xe
gắn máy về lại TBA 110kV Chung Sư (với khoảng cách xa đến 3500 mét) để lấy
dụng cụ kích, dây nối đất và chạy ra lại hiện trường tại cột số 1/22.
Đến 14 giờ 00 cùng ngày, TBVH cấp và ký tên ra lệnh công tác (LCT) số
125/07/20 giao các nhân viên đang trực ca thao tác SCLĐ thực hiện “Xử lý đứt
dây hạ áp trạm Tà Kiết 2”. Đơn vị công tác (ĐVCT) gồm 04 ông: Võ Văn Bình
(làm người CHTT) và Trần Trung Hiếu, Vương An Khang, Trần Thanh Hoà.
(Trong đó, người ra lệnh ký tên khống, chưa ghi các nội dung/hạng mục
vào LCT, chưa được cấp qua phần mềm GSAT và đến 14g00 thì 04 nhân viên
trong ĐVCT đã hết giờ trực ca vận hành theo lịch phân công)
Sau đó, CHTT Bình đem theo LCT và cùng với ông Hiếu đi ra hiện trường
công tác để gặp 02 ông Hòa và Khang đang có mặt trụ 1/22, nhưng do có trời
mưa nên đến 15h30 ĐVCT mới tập hợp tại hiện trường làm việc. Người CHTT
giao nhiệm vụ cho 01 mình ông Hòa đến TBA Tà Kiết 2 tại cột số 1/15 để thực
hiện biện pháp an toàn. Lúc 16g00, ông Hòa trở lại báo cho người CHTT đã
thực hiện xong (nhưng thực tế ông Hòa chỉ thực hiện cắt CB tại TBA, không
khóa cửa tủ CB tại TBA, không thực hiện nối đất hạ áp).
Tiếp theo, CHTT Bình báo về TBVH đã thực hiện xong biện pháp an toàn
(lúc này, TBVH ghi chép, đánh máy bổ sung, hợp thức hóa LCT và chuyển lên
phần mềm GSAT). Sau đó, người CHTT cho các nhân viên trong ĐVCT ký tên
vào Mục 1.2 LCT, ghi điền các nội dung/hạng mục vào LCT và tiến hành công
việc (không tổ chức sinh hoạt an toàn tại hiện trường), tiếp tục giao nhiệm vụ
ông Trần Thanh Hoà trèo lên cột 1/22 để làm việc, nối dây bị đứt, 03 người còn
lại trong ĐVCT đứng dưới đất.
(Khoảng cách từ cuối đường mòn đến vị trí cột 1/22 cách xa đến 80 mét, lối
đi vào rất khó khăn, phải lội sình lầy, băng qua mương nước)
Trên cột 1/22 (là cột đỡ thẳng 2 dây HA), sau khi đã dùng kích néo tạm các
đầu dây dẫn vào cột 1/21, sử dụng kẹp 2 bulong đấu nối 01 đoạn dây AV50 (dài
khoảng 1 mét) với phần dây dẫn hướng về phía nguồn. Khoảng 16h30, ông Hòa
chuẩn bị thực hiện tiếp mối nối thứ 2 hướng về phụ tải thì bất ngờ bị điện hạ áp
giật (khi tay nắm chạm vào kẹp wire hở cách điện, hướng về phía nguồn), người
có quàng dây an toàn vào trụ. Lúc này, ông Bình chạy đến nắm giựt sợi dây luộc
3

(dây thừng) đang móc vào người ông Hòa để kéo tách nạn nhân ra khỏi nguồn
điện trên cột, ông Hiếu chạy đến TBA Tà Kiết 2 xem xét nguồn điện thì thấy CB
tại TBA này đang ở trạng thái đóng (Khoảng cách từ vị trí tai nạn đến TBA xa
đến 800 mét) và được ông Hiếu cắt CB, ông Bình leo lên cột đưa ông Hoà
xuống đất, sơ cứu nạn nhân, ông Khang điện thoại gọi xe cấp cứu.
Đến 16g40 cùng ngày, các nhân viên trong ĐVCT đã đưa nạn nhân ra xe
cứu thương đang đậu ở đầu hẽm (Khoảng cách xa đến 300 mét) và chuyển vào
Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang, nhưng ông Hoà đã tử vong trên đường đi.
2. Xác định bước đầu nguyên nhân tai nạn:
Đơn vị công tác có cắt điện tại CB trạm biến áp Tà Kiết 2, nhưng không
thực hiện nối đất để đảm bảo an toàn theo quy trình, quy định. Trong quá trình
công tác, nghi vấn người dân thấy mất điện nên tự ý đóng CB trạm, dẫn đến ông
Trần Thanh Hoà bị điện giật.
3. Các tồn tại, thiếu sót và vi phạm liên quan đến vụ tai nạn:
a/. Nguyên nhân trực tiếp:
- ĐVCT vi phạm khoản 1 Điều 14 của Quy trình ATĐ 959: Không thực
hiện nối đất trên ĐD hạ áp nên đã bị điện giựt khi chạm vị trí bất ngờ có điện trở
lại. Ngoài ra, tại vị trí làm việc đã bị đứt dây rời ra (đoạn dây phía sau có nối 07
dây nhánh rẽ hạ áp đấu vào 07 công tơ khách hàng, nhiều nguy cơ rủi ro nếu có
nguồn điện máy phát, năng lượng mặt trời… phát ngược đến vị trí làm việc).
(Nội dung này, EVN SPC đã có nhắc nhở theo các Văn bản: số 9181/EVN
SPC-AT ngày 23/11/2017, số 5631/EVN SPC-AT ngày 10/7/2019 về việc biện
pháp an toàn khi làm việc liên quan đến các nguồn năng lượng khác)
- Người CHTT (ông Bình) vi phạm khoản 2 Điều 33 của Quy trình ATĐ
959: Không tổ chức kiểm tra lại hiện trường để xác minh ông Hòa đã thực hiện
xong việc tiếp đất hạ áp; không thực hiện nối đất tại vị trí làm việc, không phổ
biến cho các nhân viên trong ĐVCT về biện pháp an toàn tại hiện trường...
- Các nhân viên trong ĐVCT vi phạm tại khoản 3 Điều 35 của Quy trình
ATĐ 959: Chưa nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công
việc; ký tên LCT để làm việc khi thấy LCT chưa được người CHTT ghi đủ các
nội dung/hạng mục về biện pháp an toàn; Không từ chối thực hiện công việc khi
hiện trường chưa thực hiện đủ các biện pháp an toàn…
b/. Nguyên nhân gián tiếp:
- ĐVCT chưa thực hiện theo khoản 1, khoản 2 Điều 19 của Quy trình ATĐ
959 (chỉ có cắt điện CB tại TBA là chưa đảm bảo an toàn), vi phạm điểm g
khoản 3 Điều 6 Quy trình ATĐ 959 (không khóa cửa tủ CB tại TBA sau khi cắt
CB, do đó chưa ngăn ngừa rủi ro nếu có người dân tự ý đóng điện tại CB).
- Người CHTT vi phạm khoản 1 Điều 16 của Quy trình ATĐ 959: Chỉ giao
01 mình ông Hòa (nạn nhân) thực hiện việc cắt CB, đi làm tiếp đất hạ áp, trong
khi 03 nhân viên trong ĐVCT không được phân công nhiệm vụ để cùng nhau hỗ
trợ, giám sát, xác minh rõ đã thực hiện các biện pháp an toàn.
4

- Người CHTT vi phạm khoản 8 Điều 15, khoản 3 Điều 16 của Thông tư
31/2014/TT-BCT: Theo quy định này, người CHTT phải có trách nhiệm đặt
biển báo “Đã nối đất” (Theo đó, nếu ông Bình có thực hiện treo biển báo thì sẽ
phát hiện tình trạng ĐDHA chưa có nối đất).
- TBVH (người ra lệnh công tác) vi phạm tại khoản 1 Điều 14; khoản 1,
khoản 2 Điều 19; Điều 32 của Quy trình ATĐ 959: Đưa ra biện pháp cắt điện,
tiếp đất chưa phù hợp tại hiện trường; Ký tên ra LCT khống (chưa ghi nội dung,
hạng mục vào LCT); Không thực hiện cấp LCT qua phần mềm GSAT nên
không kiểm tra, yêu cầu người CHTT chụp hình gửi ảnh lên phần mềm GSAT
để xác minh đã tiếp đất hạ áp trước khi đồng ý cho phép ĐVCT làm việc…
4. Các vấn đề liên quan khác:
a/. Việc phân công, bố trí ca trực QLVH lưới điện:
- Giám đốc ĐL Châu Thành ký duyệt “Lịch trực ca vận hành lưới điện”, có
sai sót, chưa phù hợp theo quy định, đặc biệt là thời gian trực của Trưởng ca và
Phụ ca không thống nhất, không đồng bộ, cụ thể:
+ Trưởng ca trực thao tác SCLĐ (kiêm TBVH): trực từ 06g00 ngày
26/7/2020 đến 06g00 ngày 27/7/2020 (Trong đó, không phân công trực vào ban
đêm, mặc định ca trực ngày thực hiện luôn ca trực đêm, với thời gian 24 giờ).
+ Trực thao tác SCLĐ: có thời gian trực từ 14g00 ngày 25/7/2020 đến
14g00 ngày 26/7/2020, trực 24 giờ.
(Về trường hợp vi phạm này, EVN SPC đã có chấn chỉnh, nhắc nhở theo
các Văn bản: số 2446/EVN SPC-AT ngày 27/3/2020 về việc biện pháp AT sau
tai nạn PC Cà Mau, số 5608/EVN SPC-AT ngày 06/7/2020, đính kèm)
- Hiện nay, các ca trực tại ĐL Châu Thành không đến nhận ca trước 15
phút để thực hiện công tác sinh hoạt, nhận bàn giao ca trực… theo quy định của
EVN SPC và PC Kiên Giang. Thời điểm xảy ra tai nạn, theo kế hoạch đến
14g00 ngày 26/7 thì anh Hòa đã hoàn thành hết ca trực (24 giờ), nhưng vẫn
được TBVH giao nhiệm vụ tiếp tục công tác xử lý đứt dây, mà không giao
nhiệm vụ này cho ca trực tiếp theo.
(Nội dung sai sót này, ĐL Châu Thành đã vận dụng không đúng Quy định
thao tác, xử lý sự cố trong ca trực, do PC Kiên Giang ban hành theo Quyết định
số 1988/QĐ-PCKG ngày 13/12/2016)
- Việc bố trí Trực thao tác SCLĐ chưa phù hợp, chưa đảm bảo cung cấp
điện, đặc biệt là những ngày nghỉ rất quan trọng trong việc cấp điện khách hàng:
+ Trong ca trực (05 người): Chỉ 01 người có bậc thợ 6/7 (đã làm chức danh
CHTT), 02 người trực tiếp leo trèo làm việc thì mới có bậc thợ 1/7, 02 người
còn lại thì chuyên môn về thao tác thiết bị tại TBA 110kV.
+ Việc bố trí 01 Nhân viên thao tác trung- hạ thế với 01 Nhân viên thao tác
110kV (trực tại 01 TBA 110kV): là hoàn toàn không phù hợp theo chức năng,
nhiệm vụ của từng người, không có sự hỗ trợ qua lại trong việc kiểm tra, thao
tác, không phối hợp được các chức danh theo PTT, tạo điều kiện vi phạm quy
trình, quy định an toàn, dễ dàng gây ra tai nạn, sự cố lưới điện.
5

+ Việc phân tách 01 Ca trực thao tác SCLĐ ra làm 02 vị trí chốt trực (tại 02
TBA 110kV) là không phù hợp với quy định về tổ chức hoạt động trong ca trực.
Trong đó, tại TBA Chung sư (có 02 người trực) không có Trưởng/Phụ trách ca
trực, nên không có sự điều hành, kiểm tra, giám sát trực tiếp và dễ dàng xảy ra
vi phạm quy trình an toàn điện, vi phạm Nội quy lao động.
(Trường hợp thiếu sót này, Tổng công ty đã có quy định theo Văn bản số
7300/HD-EVN SPC ngày 10/10/2018 về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều
trong QT an toàn điện)
- Các chức danh Đội trưởng/phó Đội QLVH, Giám đốc/Phó Giám đốc Kỹ
thuật Điện lực không phân công ứng trực, không theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra công
tác xử lý sự cố… theo quy định của EVN SPC (nêu trong các Văn bản: số
6175/EVN SPC-AT ngày 01/8/2016, số 10581/HD-EVN SPC ngày 25/12/2019).
b/. Việc thực hiện LCT, áp dụng phần mềm GSAT:
- TBVH nhận thông tin báo mất điện của 01 khách hàng. Sau đó TBVH
giao 02 Nhân viên đi kiểm tra dò tìm sự cố, nhưng không cấp LCT, không ghi
chép vào Sổ nhật ký vận hành (NKVH)/Sổ lệnh công tác.
- TBVH ký tên khống LCT, sau đó căn cứ theo báo cáo của người CHTT
để gõ chữ trên máy tính, điền bổ sung các nội dung/hạng mục vào LCT (để hợp
thức hóa việc cấp LCT) và chuyển LCT này lên phần mềm GSAT.
- Mục 2.3 của LCT- Phần B: người CHTT không ghi để xác minh có thực
hiện các biện pháp cắt điện, thử điện, tiếp đất HA tại TBA, khóa tủ (chỉ ghi “treo
biển báo cấm đóng điện”).
- TBVH không kiểm tra, yêu cầu ĐVCT chụp hình ảnh, gửi lên phần mềm
GSAT để xác minh đã thực hiện các biện pháp an toàn (Sau khi xảy ra tai nạn:
TBVH truy cập, đưa các tấm hình chụp tiếp đất sau CB lên phần mềm GSAT,
những hình này đã chụp trước đó ở vị trí TBA khác).
- Người CHTT giao 01 mình ông Hòa (nạn nhân) đi cắt điện, tiếp đất, sau
đó cũng giao 01 mình ông Hòa leo cột điện làm việc, trong khi đó ông Hòa đang
trong thời gian trực ca quá 24 giờ… nên chưa đảm bảo sức khỏe, tinh thần làm
việc và sẽ bị hạn chế, ảnh hưởng đến công việc.
c/. Việc ghi chép sổ sách và việc xử lý thông tin mất điện:
- TBVH ghi chép không đầy đủ thông tin về thời gian mất điện, thông tin
các nhân viên trực vận hành thao tác, về nội dung, thời gian thực hiện công tác
xử lý sự cố, việc cắt CB, đóng CB tại TBA… có dấu hiệu bôi xóa, xé bỏ các
trang giấy trong Sổ NKVH liên quan đến ca trực xảy ra tai nạn ngày 26/7/2020.
- TBVH không ghi chép nội dung, thời gian cử người đi kiểm tra dò tìm sự
cố, về tình hình, kết quả thực hiện công việc trong ca trực.
- TBVH không thông báo cho Trung tâm CSKH về vụ sự cố mất điện hạ áp
(có đến 9 công tơ khách hàng bị mất điện), về việc cắt điện ngoài kế hoạch để
xử lý sự cố đứt dây (thao tác cắt CB phục vụ công tác đã gây mất điện diện rộng
trong toàn phụ tải thuộc TBA Tà Kiết 2).
6

(Trường hợp thiếu sót này, Tổng công ty đã có nhắc nhở theo Văn bản số
2446/EVN SPC-AT ngày 27/3/2020 về việc thực hiện biện pháp an toàn sau vụ
tai nạn tại PC Cà Mau)
d/. Hiện trường lưới điện liên quan đến vụ tai nạn, có một số tồn tại:
- Đơn vị công tác thực hiện nối dây chưa đúng kỹ thuật, không đảm bảo
vận hành an toàn, lâu dài và ổn định (vị trí đứt dây tại cột đỡ thẳng, nhưng
ĐVCT không làm việc tại trụ néo để tháo/xả dây, thực hiện mối nối bên dưới
đất, rồi sau đó kéo căng dây tại trụ néo).
(Về trường hợp này, PC/Điện lực Châu Thành chưa quy định trình tự thực
hiện công việc nối dây hạ áp đường trục bị đứt, mà Tổng công ty đã có nhắc nhở
theo các Văn bản: số 8923/EVN SPC-AT ngày 31/10/2019 về việc kết quả kiểm
tra ATLĐ và TNLĐ quý 3/2019, số 2446/EVN SPC-AT ngày 27/3/2020)
- Từ vị trí TBA Tà Kiết 2 cột 1/15 đến vị trí xảy ra tai nạn cột 1/22, theo
kết cấu lưới điện 1 pha trung, hạ áp hỗn hợp (trước đó đã cô lập lưới 12,7kV)
với khoảng cách xa đến 800 mét và có một số đặc điểm sau:
+ Tại TBA Tà Kiết 2: Không có chỉ danh số cột, trên cột đang có đấu nối
nhánh rẽ hạ áp với nhiều chì cá, kẹp wire, có dây nhánh rẽ hạ áp kéo vào nhà
khách hàng rất chùng, chạm vào khung tôn kim loại… Tủ CB đặt ngay trước sân
nhà dân, ở độ cao chỉ cách mặt đất 1,2 mét, không có ổ khóa tủ CB (tủ CB này
chỉ khóa bằng chìa lắp chung ổ vào tay cầm vặn mở tủ theo thiết kế, nay ổ khóa
đã bị hư hỏng, nên thường xuyên không khóa tủ CB).
(Tình trạng này đang xảy ra rất nhiều Điện lực, hầu hết các tủ CB tại TBA
không khóa được, không có ổ khóa)
+ Tại cột 1/22 (vị trí làm việc): Ngoài ĐD hạ áp trục chính, trên trụ có néo
thêm 01 ĐD nhánh rẽ hạ áp để cấp điện 02 khách hàng.
+ Sự cố đứt dây do xe ủi, đang có công trình san lấp mặt bằng làm Khu
công nghiệp, tuy nhiên trước đó ĐL Châu Thành chưa quan tâm theo dõi, chưa
kịp thời có văn bản gửi đến các đơn vị liên quan, chính quyền địa phương để
cảnh báo, ngăn ngừa vi phạm lưới điện, giảm rủi ro về sự cố.
- Tại TBA 110kV Minh Phong (chốt TBVH và Trực thao tác SCLĐ):
Không có bảng tên trạm, không treo biển báo chỉ danh các đầu cáp ngầm trên
cột lộ ra 22kV, một dọc các tấm đan bê-tông đậy hầm cáp ngầm 22kV bị bể, mất
nắp; xe gắn máy để bên trong nhà điều hành TBA, quản lý các loại bình chữa
cháy chưa tốt; tổ chức bếp nấu ăn, bố trí nhiều giường ngủ đặt bên trong trạm…
e/. Về công tác quản lý an toàn tại Đội QLVH lưới điện, ĐL Châu Thành:
- Đội QLVH không có, không lập các loại hồ sơ ATLĐ, như: Kế hoạch
công tác tuần, các loại Sổ quản lý dây an toàn, sổ quản lý dụng cụ an toàn, thi
công, đo lường; Sổ trang cấp BHLĐ, quần áo, nón, giầy. Không có hồ sơ theo
dõi quy trình, quy định, các văn bản phổ biến TNLĐ, các Quyết định công nhận
chức danh thực hiện PCT/LCT, PTT… tất cả đều khoán trắng, giao cho CBAT
Điện lực lưu giữ, quản lý và theo dõi là không phù hợp với quy định.
7

- Công tác sinh hoạt SXAT hàng ngày, kiểm điểm đánh giá hàng tuần còn
thiếu sót, như: Ghi chép vào biên bản rất sơ sài, bỏ trống nhiều hạng mục (có
họp ngày 27/7, nhưng nội dung buổi họp không kiểm điểm, phổ biến vụ tai nạn
xảy ra hôm trước vào ngày 26/7/2020).
(Các trường hợp thiếu sót như trên, Tổng công ty đã có nhắc nhở theo Văn
bản 5289/EVN SPC-AT ngày 03/8/2018 về việc kết quả kiểm tra ATLĐ và tình
hình TNLĐ xảy ra trong quý 2/2018)
f/. Công tác quản lý an toàn, QLVH lưới điện của PC Kiên Giang:
- PC Kiên Giang giao các Điện lực thực hiện công tác QLVH các TBA
110kV trong khu vực, địa bàn liên quan của từng Điện lực là chưa phù hợp với
chủ trương của Tổng công ty.
- Các Điện lực trong PC Kiên Giang đang giao cho các nhân viên trực thao
tác TBA 110kV thực hiện nhiệm vụ chung với nhân viên trực thao tác và SCLĐ
trung- hạ áp và ngược lại (giao nhân viên QLVH lưới điện trung- hạ áp vào trực
tại TBA 110kV để phối hợp), nhưng chưa qua khóa đạo tào, huấn luyện tay
nghề, cấp chứng chỉ và chưa thực hiện các bước, thủ tục, ban hành các quyết
định chức danh thực hiện PTT, giao nhiệm vụ… là chưa đúng quy định, chưa
đảm bảo an toàn.
(Các trường hợp thiếu sót như trên, Tổng công ty đã có quy định theo Văn
bản 7713/EVN SPC-AT ngày 23/9/2019 về việc hướng dẫn thực hiện thao tác,
công tác và các vấn đề ATLĐ liên quan đến QLVH lưới điện 110kV)
II. CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA TAI NẠN
1. Người lao động nghiêm túc thực hiện “Chính sách An toàn, vệ sinh lao
động” ban hành theo Quyết định số 2615/QĐ-EVN SPC ngày 27/8/2019 của
Tổng công ty Điện lực miền Nam, trong đó cần lưu ý các điểm dễ hiểu, dễ nhớ:
“- Đảm bảo an toàn lao động, vì người lao động là vốn quý nhất.
- Trong bất kỳ tình huống nào, an toàn luôn được ưu tiên hàng đầu.
- Không có công việc nào quá khẩn cấp và quan trọng để không thể thực
hiện một cách an toàn.”
2. Lãnh đạo các đơn vị, cơ sở có trách nhiệm kiểm soát việc niêm yết bảng
“04 điều cơ bản cần ghi nhớ khi làm việc trên lưới điện và thiết bị điện” tại các
Đội/Tổ sản xuất, các địa điểm/chốt trực vận hành, điều độ… để nhắc nhở người
lao động thực hiện. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, vấn đáp và nhắc nhở,
chấn chỉnh CB-CNV thực hiện theo 4 điều cơ bản này.
3. Sau khi cắt CB tại TBA 22/0,4 kV để công tác, phải thực hiện các biện
pháp ngăn ngừa có điện trở lại, bao gồm: khóa cửa tủ CB, treo biển báo “Cấm
đóng điện, có người đang làm việc” ngay tại cửa tủ CB (Trường hợp cắt CB
TBA mất điện toàn bộ lưới điện hạ áp để công tác thì phải cả cắt FCO TBA
phân phối, ngăn ngừa rủi ro có người tự ý đóng điện, rủi ro CB ở trạng thái OFF
nhưng các ngàm bên trong đang ngậm điện, chưa mở hết hành trình,… cũng như
đảm bảo an toàn khi có rủi ro trong quá trình làm nối đất). Theo đó, nội
8

dung/hạng mục về biện pháp an toàn này phải nêu rõ trong biên bản khảo sát
hiện trường, ghi rõ vào PCT/LCT.
Để thực hiện tốt quy định này, lãnh đạo các Công ty Điện lực phải có trách
nhiệm tổ chức kiểm tra, rà soát và xử lý, khắc phục ngay các vị trí thùng/tủ CB
tại TBA bị hư hỏng ổ khóa (hoặc không móc được ổ khóa), đồng thời nâng độ
cao treo thùng/tủ CB tại TBA theo đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật.
4. Tiếp tục tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện theo Văn bản 5631/EVN
SPC-AT ngày 10/7/2019 về việc biện pháp an toàn khi làm việc liên quan đến
các nguồn năng lượng mặt trời. Theo đó, để ngăn ngừa rủi ro, ngăn chặn nguồn
năng lượng mặt trời, các nguồn điện máy phát,… phát ngược khi làm việc trên
đường dây hạ áp đã cắt điện, cần phải lưu ý:
- Triển khai thực hiện nghiêm túc Điều 14 QT-959:
+ Tại khoản 1: Khi làm việc trên đường dây hạ áp phải có nối đất dây dẫn
hạ áp ngay tại vị trí làm việc, nếu nối đất này cản trở đến công việc hoặc khó
thực hiện được thì được phép làm nối đất ở vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc.
+ Tại khoản 9: Đối với dây bọc hạ áp cần tạo các điểm để khi làm việc có
vị trí thực hiện nối đất thuận lợi và ngăn chặn được các nguồn điện tới vị trí làm
việc. Làm việc trên đường dây hạ áp, cho phép nối đất di động bằng cách chập
cả 03 pha với dây trung tính và nối với đất. Trường hợp không thực hiện được
nối đất, thì công tác này được xem là công tác hotline, theo đó ĐVCT phải thực
hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Khi làm việc tại vị trí đứt dây hạ áp đường trục, hoặc công việc có tháo
rời dây dẫn thì phải nối đất ở 02 phía đầu dây bị đứt trước khi tháo rời, trước khi
làm việc.
- Khi làm việc tại vị trí trụ điện mà có dây nhánh rẽ hạ áp khách hàng đấu
nối với nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng khác… phải thực hiện các biện
pháp an toàn, như: Không để người chạm vào vị trí hở cách điện (mối nối, kẹp
wire, chì cá…); hoặc phải cô lập nguồn năng lượng ra khỏi dây nhánh rẽ hạ áp
khách hàng này (như: cắt CB/Cầu dao sau công tơ khách hàng…), trang bị các
dụng cụ an toàn cách điện, đeo găng tay hạ áp, che chắn bằng các tấm cách
điện…
Nếu công việc có tháo rời/đấu nối dây nhánh rẽ hạ áp khách hàng này, phải
thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn, như: nối đất dây nhánh rẽ này (chập các
đầu dây dẫn), hoặc cắt CB/Cầu dao sau công tơ của dây nhánh rẽ hạ áp khách
hàng này trước khi tháo, đấu nối…
5. Chấn chỉnh việc tổ chức và hoạt động công tác trực ca vận hành lưới
điện, bao gồm: trực ban vận hành, trực thao tác SCLĐ, trực Điều độ/ĐKX.
Trong đó cần phải lưu ý thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:
- TBVH và Ca trực thao tác SCLĐ phải đồng bộ về thời gian vào/ra ca.
Thời gian trực ca đảm bảo theo đúng Bộ luật lao động, Nội quy lao động.
- Nhân sự trong Ca trực thao tác SCLĐ: Cần phải chọn lọc, bố trí những
người có kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng xử lý, tay nghề chuyên môn phù hợp
9

với nhiệm vụ; thông hiểu, thực hiện LCT/PCT, PTT, phần mềm GSAT..., đáp
ứng được các công việc xử lý sự cố theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo vận
hành an toàn, ổn định lâu dài.
- Trưởng ca trực thao tác SCLĐ phải điều hành, quản lý, giám sát được tất
cả nhân viên trong ca trực.
- TBVH, Trưởng ca trực thao tác SCLĐ phải ghi chép đầy đủ các nội
dung/hạng mục vào Sổ NKVH/Sổ LCT về tình hình sự cố mất điện, giao nhiệm
vụ các ĐVCT đi kiểm tra dò tìm sự cố, thao tác đóng/cắt điện, tình hình thực
hiện công tác xử lý sự cố theo LCT/PCT…
6. Hiện nay, với tình hình nhân sự về lực lượng lao động tại các Điện lực
thành phố/quận/huyện rất hạn chế nhưng vẫn phải cố gắng hoàn thành các chỉ
tiêu về chỉ số độ tin cậy cung cấp điện (SAIFI, SAIDI…) đã tạo ra áp lực công
việc cho các nhân viên trực vận hành thao tác, sửa chữa lưới điện.
Vì vậy, các Công ty Điện lực nghiên cứu, thống kê danh mục các công việc
phải thực hiện, các tình huống sự cố có thể xảy ra trong ca trực, kèm theo
phương tiện di chuyển, khoảng cách đi đến vị trí sự cố để xác định tổng thời
gian xử lý, thời gian trả lưới cấp điện trở lại cho phụ tải… theo từng nội dung
công việc (như: xử lý mất điện dây nhánh HA khách hàng, cháy công tơ khách
hàng, xử lý mất pha/mất trung tính dây nhánh HA khách hàng, bật CB tổng/CB
nhánh tại TBA, xử lý đứt dây HA đường trục, xử lý đứt dây cao áp, thay MBA
bị hư hỏng, thay CB/LA/FCO, thay sứ các loại, xử lý cò lèo, thay trụ bị gãy, chặt
cây, tháo gỡ diều vướng… trên lưới điện 1 pha, 3 pha) và quy định cụ thể công
việc nào do ca trực đảm nhiệm, công việc nào cần phải huy động lực lượng ứng
trực (kể cả phương tiện, dụng cụ, vật tư thiết bị…) từ các bộ phận khác để thực
hiện nhằm đảm bảo chỉ tiêu về độ tin cậy phù hợp theo từng đơn vị, cơ sở,
vùng/miền và khu vực phụ tải quan trọng…, đồng thời đảm bảo cho người lao
động làm việc theo tinh thần trách nhiệm cao, với tâm lý nhẹ nhàng, góp phần
đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động (Thực hiện trước ngày 15/9/2020).
7. Trong thời gian qua, nhiều vụ tai nạn xảy ra trong công tác trực ca thao
tác, xử lý sự cố, sửa chữa lưới điện. Vì vậy, triển khai các giải pháp:
- Lãnh đạo các Điện lực, Xí nghiệp, Trung tâm, Đội cao thế phải trực tiếp
kiểm soát công tác ATLĐ trong hoạt động sản xuất, như: phê duyệt Kế hoạch
công tác (kể cả công tác đột xuất); Phương án tổ chức thi công; Lịch trực ca vận
hành, thao tác SCLĐ, đồng thời phải kèm theo danh sách ứng trực lực lượng
tăng cường, danh sách ứng trực lãnh đạo Đội/Điện lực (ít nhất 01 CB lãnh đạo),
đặc biệt là trong ca trực vào các ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, tết…
- Phân công lãnh đạo các Điện lực, Xí nghiệp, Trung tâm, Đội cao thế theo
dõi, kiểm tra tình hình thực hiện công tác trên lưới điện, trong đó có theo dõi
PCT/LCT và các ĐVCT trên phần mềm GSAT.
- Khi xảy ra sự cố lưới điện, Đội trưởng/phó Đội QLVH LĐCT, hoặc Giám
đốc/Phó Giám đốc kỹ thuật Điện lực phải trực tiếp kiểm tra hiện trường các
ĐVCT, đơn vị thao tác (kể cả công tác trực vận hành) để kịp thời chấn chỉnh các
10

vi phạm, chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác xử lý sự cố,
đảm bảo sao cho công tác xử lý sự cố theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo
vận hành an toàn, ổn định lâu dài.
8. Trong quá trình kiểm tra ATLĐ, CB/KSAT, Đoàn kiểm tra các cấp cần
phải vấn đáp trực tiếp những người đang được công nhận chức danh thực hiện
PCT/LCT, PTT để ghi nhận, xác định và đánh giá việc tiếp thu kiến thức về quy
định, quy trình an toàn điện, kịp thời bồi dưỡng, bổ sung kiến thức.
Định kỳ và đột xuất, CB/KSAT, Phòng/Ban An toàn có trách nhiệm tổng
hợp, tham mưu ban hành văn bản thông báo kết quả kiểm tra (kể cả không có vi
phạm, thiếu sót) và đề xuất các hình thức xử lý kỷ luật, mức độ khen thưởng các
trường hợp chấp hành, thực hiện tốt công tác ATLĐ. Trong đó, ứng dụng khoa
học công nghệ, kết hợp xem xét, căn cứ theo PCT/LCT và hình ảnh trên phần
mềm GSAT, bản tin nội bộ, các trang mạng… để xác minh, đánh giá và xử lý
các trường hợp CB-CNV vi phạm quy trình, quy định ATLĐ, như: không chấp
hành Nội quy lao động, không trang bị đúng BHLĐ, đội nón BHLĐ không cài
quai, vào phạm vi công tác, vào TBA không có tên trong PCT/LCT, không cập
nhật tình hình thực hiện PCT/LCT trên phần mềm…
9. Riêng đối với PC Kiên Giang:
- Tổ chức chấn chỉnh các tồn tại, thiếu sót nêu tại Mục I Văn bản này, kể cả
công tác tổ chức hoạt động, giao các Điện lực QLVH lưới điện 110kV như hiện
nay (đồng thời liên hệ Ban TCNS để có ý kiến giải quyết tồn tại này).
- Rà soát, điều chỉnh danh mục các công việc trên lưới điện được áp dụng
LCT theo Văn bản số 2500/PCKG-AT ngày 09/9/2019 do Đơn vị ban hành,
trong đó cần hạn chế việc áp dụng LCT khi thực hiện các công việc xử lý sự cố,
công việc phức tạp, mất nhiều thời gian, có nhiều người tham gia trong ĐVCT
(việc áp dụng PCT sẽ đảm bảo an toàn hơn khi có chức danh người cho phép
của đơn vị QLVH sẽ chịu trách nhiệm cắt điện, bàn giao hiện trường, cảnh báo
rủi ro, nguy cơ mất an toàn,...).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các đơn vị tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai các nội dung trong
Văn bản này đến tất cả người lao động để học tập, rút kinh nghiệm, phòng ngừa
tai nạn.
2. Trong thời gian chờ kết luận của Đoàn điều tra TNLĐ, Công ty Điện lực
Kiên Giang thực hiện các nội dung sau:
- Tiếp tục theo dõi, bám sát và phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng
tỉnh Kiên Giang để điều tra vụ tai nạn và báo cáo về EVN SPC ngay sau khi có
kết luận chính thức.
- Căn cứ Mục II Phần IX của Hướng dẫn số 10581/HD-EVN SPC ngày
25/12/2019, tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân, tập thể liên quan
trực tiếp/gián tiếp đến vụ tai nạn, kể cả Cán bộ quản lý (phải có Bản trường
trình, tự kiểm điểm của từng người)… theo từng trường hợp vi phạm, thiếu sót
đã được phân tích rõ trong Văn bản này.
11

Sau đó, căn cứ Nội quy lao động theo Quyết định số 3850/QĐ-EVN SPC
ngày 19/11/2018 để tự đề xuất các hình thức, mức độ xử lý kỷ luật đối với từng
người, từng các Cán bộ quản lý liên quan đến vụ tai nạn, liên quan đến thiếu sót
trong công tác giao QLVH tại TBA 110kV và báo cáo về Tổng công ty ngay sau
khi có kết luận điều tra.
3. Các đơn vị tổ chức rà soát những nội dung, hạng mục thiếu sót, vi phạm
nêu trong Văn bản này và xem xét, đối chiếu với tình hình thực tế trong đơn vị,
cơ sở mình để kịp thời có kế hoạch khắc phục, xử lý các trường hợp tương tự và
báo cáo kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện về Tổng công ty (đồng thời phải lưu
trữ các báo cáo vào hồ sơ tại đơn vị, cơ sở và cập nhật thực hiện kiến nghị vào
phần mềm giám sát an toàn).
Yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện./.

Nơi nhận: KT. TỔNG GIÁM ĐỐC


- Như trên (b/cáo);
- HĐTV Tcty (b/cáo);
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
- TGĐ và các Phó TGĐ Tcty (b/cáo);
- Công đoàn Tcty (p/hợp tuyên truyền);
- VP và các Ban Tcty (p/hợp);
- Lưu: VT, AT.

Lâm Xuân Tuấn


12

Phụ lục
HÌNH ẢNH ĐÍNH KÈM TẠI HIỆN TRƯỜNG

Vị trí cột 1/21, nơi xảy ra tai nạn chết người


13

Vị trí cột 1/21, nơi xảy ra tai nạn chết người vị trí cuối đường mòn, đi vào trụ
1/21 rất khó khăn, lầy lội, qua mương nước (khoảng 80 mét), đang được các
đơn vị thi công san lấp mặt bằng làm Khu công nghiệp
14

Vị trí cắt điện tại TBA Tà Kiết 2, cột 1/15: có nhiều tồn tại, khiếm khuyết trên
lưới điện, dây nhánh rẽ không KTAT, nhiều chì cá…
15

Vị trí TBA Tà Kiết 2, cột 1/15: ĐVCT không tiếp địa hạ áp, không khóa cửa tủ
CB sau khi cắt điện (do ổ khóa chung tay vặn cửa bị hư hỏng, tủ thiết kế không
có móc ổ khóa)
16

Tại TBA 110kV Minh Phong

You might also like