Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

THUYẾT MINH TÍNH TOÁN GIA CƯỜNG SÀN BTCT

1. GIỚI THIỆU
- Báo cáo này thể hiện kết quả thẩm tra tính toán gia cường sàn BTCT khu
vực mép vách thang máy không đủ khả năng chịu lực các tầng điển
hình của dự án đầu tư xây dựng khu chung cư cao tầng để bán và cho
thuê toà nhà, văn phòng cho thuê (dự án Hera).
2. NỘI DUNG

Thuyết minh tính toán được chia làm các phần sau:

- Phần A: Thuyết minh chung, nguyên lý và cơ sở tính toán – Tiêu chuẩn


áp dụng trong tính toán.
- Phần B: Kết quả phân tích chi tiết từ mô hình.
PHẦN A: THUYẾT MINH CHUNG, NGUYÊN LÝ VÀ CƠ SỞ
TÍNH TOÁN – TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG TRONG TÍNH TOÁN
1. CĂN CỨ LẬP BÁO CÁO
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công phần kết cấu.
- Các yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế, tải trọng tác động với công trình.
2. CÁC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
- TCVN 2737:1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
- TXCD 229:1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo
tiêu chuẩn TCVN 2737:1995;
- TCVN 5574:2018 : Thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép;
- TCVN 5575:2012 : Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 198:1997 : Nhà cao tầng – Thiết kế két cấu bê tông cốt thép toàn khối;
- Và các tiêu chuẩn khác có liên quan.
3. PHẦN MỀM PHÂN TÍCH VÀ TÍNH TOÁN
- ETABS : Integrated analysis, design and drafting of building systems;
- SAFE : Integrated design of slabs, mats and footings;
- EXCEL : Microsoft Office Excel.
4. VẬT LIỆU
4.1. Bê tông

Bê tông cột, vách, dầm, sàn sử dụng mác 400 (B30) có cường độ chịu nén R n = 17
Mpa, bề dày lớp bảo vệ bê tông sàn 20mm.

4.2. Cốt thép


- Đường kính 6-8 mm sử dụng nhóm thép C-I có cường độ chịu kéo R k = 225
MPa;
- Đường kính 10-12 mm sử dụng nhóm thép C-II có cường độ chịu kéo R k =
280 MPa;
- Đường kính >12 mm sử dụng nhóm thép C-IV có cường độ chịu kéo R k = 510
MPa;
4.3. Thép hình
- Sử dụng thép Q235 (hoặc tương đương) có fy = 235 MPa.
5. CÁC LOẠI TẢI TRỌNG VÀ TỔ HỢP TẢI TRỌNG (cho phần sàn)
5.1. Tải trọng

Tải trọng đươc tính cụ thể cho từng sàn và từng khu vực theo công năng kiến trúc:

- Trọng lượng bản thân (Dead);


- Tĩnh tải lớp hoàn thiện : SDL = 1.27 kN/m2
- Tĩnh tải tường (WALL) gán trực tiếp lên sàn theo mặt bằng kiến trúc.
- Hoạt tải toàn phần sàn : Live = 1.95 kN/m2 (đối với sàn căn hộ)
5.2. Tổ hợp tải trọng (cho phần sàn)

TH1 = 1.0*Dead + 1.0*SDL + 1.0*WALL + 1.0*Live


PHẦN B: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHI TIẾT TỪ MÔ HÌNH
Kết quả phân tích được trình bày cho tầng điển hình của công trình bao gồm các nội
dung sau :

1. Quan điểm tính toán


2. Phương pháp tính toán
3. Mặt bằng kết cấu và vị trí sàn cần gia cường
4. Mô hình tính toán và kết quả
1. Quan điểm tính toán

Áp dụng hình thức gối tựa phụ đàn hồi để gia cố các cấu kiện chịu uốn tức là gắn
liền cấu kiện chịu uốn cần gia cố với một cấu kiện chịu uốn khác để cùng tham gia
chịu tải. Những gối tựa này đặt trên các dầm BTCT, dầm thép hoặc dàn thép bố trí
dọc theo dầm được gia cố hoặc vuông góc với dầm được gia cố.

2. Phương pháp tính toán

Sau khi gia cố, dầm được gia cố và dầm làm gối tựa tạo nên một hệ thống gắn liền
cùng tham gia chịu tải. Sức chịu tải của mỗi dầm phụ thuộc vào độ cứng của bản
thân mỗi dầm.

Gọi A là dầm cần được gia cố, B là dầm làm gối tựa phụ cho A tại C. Dưới tác dụng
của tải trọng lên dầm A làm cho dầm này chuyển vị (võng) tại C, nhưng vì hai dầm
A,B gắn liền nhau tại C cho nên chuyển vị này bị dầm B cản lại với lực cản bằng phản
lực đàn hồi X. Cuối cùng chuyển vị của dầm A tại C chỉ còn lại bằng f 1. (Hình 1)
q

Beam A

X
X
Beam B

800

Hình 1. Sơ đồ gia cố dầm bằng gối tựa phụ đàn hồi

f1 = F1 (q, X, B1)

Trong đó : q – tải trọng tác dụng lên dầm A;

X – phản lực đàn hồi tại C;

B1 – độ cứng của dầm A.

Đồng thời phản lực đàn hồi X cũng tác dụng lên dầm B và gây cho dầm này một
chuyển vị bằng f2.

f2 = F2 (X, B2)

Hai dầm A,B gắn liền tại C cho nên chuyển vị tại C của 2 dầm này là một: f 1 = f2

F1(q, X, B1) = F2(X, B2)


Sau khi có X ta dễ dàng xác định được độ cứng B2 của dầm B

B2 = F3(q, X, B1)

Sau khi có B2 ta có thể chọn kích thước và cấu tạo dầm B.


3. Mặt bằng kết cấu và vị trí cần gia cường
4. Mô hình tính toán và kết quả

You might also like