Đề 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đề 2: Nhận xét về hồn thơ Huy Cận, Hoài Thanh viết: “Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn

buồn của Đông Á… đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong
cõi đất này.”

Suy nghĩ của em về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua 2 khổ thơ đầu bài thơ “Tràng
Giang” của Huy Cận.

I. MB:

Xuân Diệu đã từng nhận xét: “Trong thơ ca Việt Nam, nghe bay dậy một tiếng địch
buồn, không phải sáo thiên thai, không phải điệu ái tình, không phải lời Li Tao kể
chuyện, một cái tôi mà đó là bản ngậm ngùi dài của thơ Huy Cận.” Quả thực là vậy.
Thơ Huy Cận kết tụ nỗi buồn mênh mang, thể hiện khát khao giao cảm, giao hòa với
cuộc đời. Vì vậy, trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh cũng có nhận xét về hồn
thơ Huy Cận: “Nhà thơ đã gợi dậy cái hồn buồn của Đông Á… đã khơi lại cái mạch
sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này. Từ đó có thể khẳng định, Huy
Cận là nhà thơ của nỗi sầu mang mang thiên cổ.

II. TB:
1. GTC
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác.
- Giải thích ý kiến:

Cái hồn buồn của Đông Á: là đặc điểm cơ bản của thơ Huy Cận, là nỗi buồn mang
màu sắc Đông Á, thường là nỗi buồn gắn với thiên nhiên vũ trụ, nỗi buồn thường
được gợi nhắc với sông nước, với chiều tà. Huy Cận là nhà thơ đặc biệt trong phòng
trào Thơ Mới, thơ HC trước CMT8 thường đượm cảm xúc buồn, đó là nỗi buồn sầu
trước mênh mông sóng nước, trước vũ trụ khôn cùng. Bài thơ TG đã thể hiện hồn
buồn của Đông Á và mạch sầu trong thơ HC.

2. Phân tích hai khổ thơ đầu


a. Khổ 1

Mở đầu bài thơ ta đã bắt gặp một không gian mênh mông sông nước:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng.”

Ngay ở dòng thơ thứ nhất đã mang đậm chất hồn buồn của Đông Á. Tác giả tả sóng
nước nhưng thực ra là để nói về nỗi buồn trong lòng người. Nỗi buồn được ví như con
sóng gợn giữa dòng tràng giang mênh mông. “Buồn điệp điệp” là nỗi buồn miên man
không dứt, cứ vô hạn, vô hồi. Dòng trang giang rộng mênh mang mà sóng nước chỉ
gợn điệp điệp. Điều ấy dường như làm cho dòng sông thêm rộng, thêm hoang vắng.
Sóng nước gợn như thể nỗi buồn điệp điệp. HC sử dụng biện pháp so sánh ngầm, có
biết bao nhiêu gợn sóng trên dòng tràng giang, là có bấy nhiêu nỗi buồn trong lòng thi
sĩ. Nỗi buồn ấy tầng tầng lớp, vô hạn vô cùng.

Hai câu thơ sau xuất hiện hình ảnh con thuyền, những hình ảnh thuyền và nước cũng
gợi nhiều liên tưởng. Con thuyền vốn là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh
phiêu dạt. Ở đoạn thơ này là hình ảnh con thuyền buông xuôi phó mặc cho dòng nước
đẩy đưa vô định. Nó giống như những kiếp người tha phương lạc loài, phó mặc cho sự
trôi nổi của cuộc đời của số phận, đến đâu thì đến, câu thơ xoáy vào lòng người, cảm
giác cô đơn và buồn thương da diết. Vậy mà thuyền và nước cũng chẳng thể hòa hợp
được với nhau. Thuyền về - nước lại, thuyền và nước vận động ngược chiều nhau, con
thuyền buông xuôi giữa dòng mà phải chia li với dòng nước. Bởi nước có nỗi sầu
riêng của nước, thậm chí nước có trăm ngả sầu nên thuyền về cũng chẳng làm cho
nước vui hơn, mà chỉ càng làm cho thêm sầu thêm tủi. Hình ảnh thơ mang cảm giác
chia lìa, tan tác thường thấy trong thơ ca lãng mạn.

Nếu 3 câu thơ đầu mang màu sắc cổ điển, thì đến câu thơ thứ 4 lại hiện lên với dáng
vẻ rất hiện đại:

“Cùi một cành khô lạc mấy dòng.”

Ám ảnh với người đọc là cành củi khô mục nát rơi gãy, đang lạc giữa sông nước mênh
mang. Đây là hình ảnh rất đời thường đi vào thơ, nó đã nói lên được sự trôi nổi bấp
bênh của thân phận cỏ cây, đồng thời cũng gợi liên tưởng mạnh mẽ đến thân phận của
kiếp người bị bỏ rơi lạc lõng bơ vơ giữa mấy dòng đời vô định. Huy Cận từng tâm sự
rằng, từ một cành củi khô tươi xanh trên núi rừng đầu nguồn đến một cành củi khô
dập dềnh trôi nổi đầy tang thương. Phải chẳng đó là cái tôi cô đơn, tội nghiệp của tác
giả và thế hệ thanh niên thời Thơ Mới, một thế hệ thanh niên thời mất nước, đã tìm
thấy được sự tương hợp tuyệt vời trong cành củi khô lạc loài của Huy Cận. Nếu thơ
xưa là địa hạc cho những hình ảnh ước lệ sang trọng đẹp đẽ, thì Thơ Mới đã đưa
những gì chân thực, đời thường vào thơ. Chỉ với khổ thơ này, Huy Cận đã gợi ra bao
nhiêu nỗi niềm của con người trước cuộc đời. Đó là một không gian tràng giang bao la
và thế giới của cõi nhân sinh bé nhỏ đơn côi, một cảm giác cô đơn bé nhỏ của con
người trước trời đất. Đúng như nhà thơ Trần Tử Ngang đã viết:

“Ai người trước đã qua

Ai người sau đương tới

Ngẫm trời đất vô cùng


Một mình tuôn giọt lệ.”

So sánh câu 4 với câu 1 ta nhận thấy dụng ý của nhà thơ, đó là sự đối lập giữa cái
rộng lớn mênh mông của dòng sông với sự nhỏ bé lạc lõng của cành củi, hay đó là
kiếp người tội nghiệp nhỏ nhoi. Với bút pháp lãng mạn, tác giả đã đẩy cái sầu thảm cô
đơn nhỏ nhoi của con người lên đến mức tận cùng. Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu
tượng rất cao, dòng sông hay cũng chính là dòng đời, thuyền củi hay cũng chính là
kiếp người, lênh đênh lạc loài giữa sông nước. Hình ảnh thuyền, sông, sóng, củi đều
chuyển động nhưng không mang lại sự gắn bó đầm ấm mà tạo nên nỗi cô đơn vô tận.
Đặc biệt kết thúc dòng thơ là từ láy điệp điệp, song song, tạo nên một nhịp điệu nhẹ
nhàng chậm rãi, và reo vào lòng người đọc nỗi buồn rợn ngợp. Các từ sầu trăm ngả,
lạc mấy dòng, càng tô đập vẻ hoang vắng của dòng sông cũng như dòng đời. Chính vì
vậy, không phải ngẫu nghiên mà tác giả Lê Di nhận xét: “Ở tràng giang, khổ nào cũng
dập dềnh sóng nước, câu nào cũng lặng lẽ u buồn.

b. Khổ 2

Cái nhìn của nhà thơ có sự dịch chuyển, mở rộng hơn. Bức tranh tràng giang không
chỉ có sông nước, mà còn có bến bờ, trời đất, nhưng không gian thơ hoang vắng mênh
mang và cô liêu hơn:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”

Không gian tràng giang mênh mang với những cảnh vật được diễn tả thật đặc sắc.
Tuy cảnh vật có thêm cồn đất ven sông, có gió thổi, có làng xa, có chợ, nhưng không
gian vẫn hắt hiu, quạnh vắng, tiêu điều, thê lương. Bởi trên nền thiên nhiên mênh
mông chỉ có lơ thơ cồn nhỏ và thoáng chút xao động với vài cơn gió đìu hiu. Ý thơ
không gợi nỗi buồn mà còn cho thấy một sự nhỏ nhoi, thưa thớt, lạnh lẽo của một thế
giới cô lập bị đóng kín.

Nếu ở khổ thơ trên là cái nhìn rõ trên dòng tràng giang, thì đến khổ thơ này cái nhìn
của nhà thơ hướng về cồn nhỏ ven sông để tìm kiếm sự sống. Nhưng sự sống cũng
thật yếu ớt, chỉ là lơ thơ, đìu hiu. Cách sử dụng đảo ngữ của tác giả thật đặc sắc. Đặt
tính từ miêu tả “lơ thơ” lên trước sự vật khiến câu thơ tăng thêm tính tạo hình và hình
ảnh thơ trở nên nổi bật. Giữa không gian sông nước mênh mang, những gì hiện hữu
đều quá nhỏ bé, không đáng kể so với mênh mang, rợn ngợp của đất trời. Cồn đã nhỏ,
đã nhỏ lại còn lơ thơ, đã lơ thơ lại còn đìu hiu trong gió. Tất cả gợi ra một vẻ hiu hắt
quạnh vắng như bị cuộc sống bỏ rơi. Huy Cận nói ông đã học được hai chữ “đìu hiu”
trong “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm:

“Non Kì quạnh quẽ trăng treo

Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò

Hồn tử sĩ gió ù ù thoi

Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi.”

Chữ “đìu hiu” của Huy Cận trong bài TG cũng dễ gợi lên trong lòng người đọc, cảm
giác thê lương rợn ngợp, không gian ấy càng thêm quạnh vắng cô liêu bởi một chút
âm thanh nhỏ nhoi tàn tạ của sự sống cũng không tồn tại : “Đâu tiếng làng xa vãn chợ
chiều”. Buổi chiều vốn gợi ra sự buồn vắng, cảnh chợ chiều đã vãn gợi ra sự tàn tạ.
Còn gì buồn hơn cảnh ngày tàn, chiều tàn và chợ tàn. Vậy là một chút dư âm tàn tạ xa
xôi ấy của sự sống, tiếng làng xa cũng không có. Chữ đầu là đại từ phủ định được đảo
lên trước đặt ở đầu câu như một câu hỏi. Đâu có, không có cả tiếng làng xa vãn chợ
chiều. Chữ “đâu” còn được hiểu theo cách thứ 2. Đâu là đâu đây, là đâu đó, vẫn vảng
lại tiếng lao xao của buổi chợ chiều đã vãn ở tận phía làng xa. Câu thơ sử dụng nghệ
thuật lấy động tả tĩnh. Tiếng làng xa, âm thanh duy nhất của sự sống đã tàn tạ, cũng
chỉ thấy mơ hồ xa xăm, hư thực, như có như không. Câu thơ thể hiện một nỗi lòng tha
thiết khắc khoải và một tâm trạng bơ vơ đến rợn ngợp giữa cảnh mênh mang quạnh
vắng trong buổi chiều quê.

You might also like