Hướng dẫn cô đặc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

THIẾT BỊ CÔ ĐẶC

Có 2 bài toán:

1) Bài toán thuận: Tính kiểm tra năng suất của 1 thiết bị cô đặc đã có sẵn (theo sơ đồ 1).
2) Bài toán ngược: Thiết kế 1 thiết bị cô đặc theo các thông số công nghệ cho trước (theo sơ
đồ 2).

Đối với cả 2 bài toán trên, việc tính kiểm tra năng suất hay thiết kế mới 1 thiết bị đều phải
dựa vào các điều kiện và thông số cần thiết của 1 dung dịch cụ thể nào đó phải cô đặc chứ
không thể tính toán chung chung được (vì các hệ số cấp nhiệt, truyền nhiệt, chênh lệch nhiệt
độ hữu ích đều phụ thuộc vào tính chất và nồng độ của dung dịch).

I. YÊU CẦU CỦA DỮ KIỆN


1) Đối với bài toán thuận: Cần phải có các thông số cụ thể về:
- Kết cấu thiết bị (có cả bản vẽ kết cấu càng tốt): Kích thước các chi tiết, ống, vỏ, vỉ ống,…
của buồng đốt, kích thước buồng đốt bốc, ống tuần hoàn, xác định thiết bị phụ như bộ gia
nhiệt, ngưng tụ, bơm chân không, áp suất ngưng tụ,… kể cả vật liệu chế tạo các chi tiết.
- Thông số nhiệt lý, hóa lý của dung dịch sẽ cô đặc và các thông số công nghệ.
2) Đối với bài toán ngược: Cần phải có các thông số sau:
- Về thiết bị: dự kiến (hay chọn) áp suất cô đặc, vật liệu chế tạo, kích thước ống truyền
nhiệt của buồng đốt (d, H), kiểu thiết bị, phương pháp vận hành (liên tục hay gián đoạn).
- Về dung dịch cần cô đặc: lưu lượng (đầu hay cuối), nồng độ (đầu và cuối), nhiệt độ (đầu
và cuối),…
II. VẤN ĐỀ CHỌN KIỂU THIẾT BỊ CÔ ĐẶC

Phần này tiến hành tốt hay không tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn
của từng người. Có mấy cách giải quyết:

- Tham khảo thực tế các xí nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại qua các kỳ tham quan và
thực tập.
- Tham khảo tài liệu về quá trình công nghệ và thiết bị sản xuất các sản phẩm cùng loại.
- Tham khảo tài liệu về các sản phẩm tương tự về nồng độ ăn mòn, độ nhớt, tổn thất nhiệt
độ, độ chịu nhiệt của sản phẩm,…
- Đề xuất mới về sử dụng một kiểu thiết bị (hay hệ thống khác với kiểu thiết bị đang được
sử dụng có tính truyền thống, cổ điển).

Nên lưu ý mỗi kiểu thiết bị đều có những ưu điểm, nhược điểm đặc trưng cần phải được xem
xét cụ thể kết hợp với điều kiện vận hành, điều kiện chế tạo và yêu cầu về chất lượng của sản
phẩm.

III. XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ

Cần phải xác định rõ từ đầu:


- Thiết bị (hay hệ thống nhiều thiết bị) cô đặc này hoạt động ở điều kiện nào (áp suất, nhiệt
độ, tính liên tục, cách nạp liệu, cách tháo liệu, cách gia nhiệt, vận hành theo phương thức
cố định hay thay đổi mức chất lỏng…).
- Vẽ (không cần tỉ lệ) dây chuyền công nghệ và quy trình hoạt động của thiết bị (hay hệ
thống) để làm cơ sở cho các tính toán sau.
IV. HỆ CÔ ĐẶC NHIỀU NỒI

Thường dùng hệ 1-3 nồi, đôi khi 4-5 nồi, nhưng không nên dùng hệ quá nhiều nồi (6-7 nồi).

Về mặt tính toán, kết cấu,…thì mỗi nồi trong hệ thống nhiều nồi như là một hệ một nồi (hệ
đơn giản). Tuy nhiên cần phải lưu ý tới chế độ hoạt động riêng và thông số công nghệ riêng
của từng nồi.

Nói chung theo chiều tăng dần của nồng độ thì hệ số truyền nhiệt k của các nồi giảm dần (từ
nồi này qua nồi kia giảm từ 10-20%, có khi tới 40-50%).

Kcal
Ví dụ: Đối với hệ cô đặc nước đường mía thì k ( ) ở các nồi như sau:
m. h . độ

Hệ nhiều nồi
Nồi thứ
1 nồi 3 nồi 4 nồi 5 nồi
Nồi đầu 3000 1950 – 2200 1950 1950
Nồi 2 - 1500 1500 1500
Nồi 3 - 600 – 700 950 – 1000 950 – 1000
Nồi 4 - - 390 – 500 750
Nồi 5 - - - 350 - 400

You might also like