Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP MỚI GIẢI BÀI TOÁN XÁC SUẤT NÂNG CAO

TRONG KÌ THI THPTQG

Bùi Đình Hiếu_K52_FTU

TÓM TẮT

Bài viết là một vài suy ngẫm về việc khéo léo đưa kiến thức “cao cấp” trong
chương trình của bậc đại học của chúng tôi vào các bài toán trắc nghiệm môn
Toán phục vụ cho việc ôn thi kì thi THPTQG 2018 của các em học sinh. Trong
bài viết này, chúng tôi xin đưa ra quy ước như sau: Thuật ngữ “sơ cấp” dùng
để chỉ những kiến thức toán học được giảng dạy trong trường phổ thông ở Việt
Nam bao gồm cả những kiến thức sách giáo khoa và những kiến thức được
sử dụng trong các kì kiểm tra thường xuyên và định kì, thi THPTQG, thuật
ngữ “cao cấp” dùng để chỉ những kiến thức được giảng dạy trong trường đại
học bao gồm những kiến thức trong các giáo trình cơ bản các học phần môn
học, đặc biệt là các môn như: “Toán cao cấp I”, “Toán cao cấp II”, “Xác suất thống
kê Toán, …

Các bài toán trong bài viết này được chọn lọc, biên soạn theo các tiêu chí:
phù hợp với việc ứng dụng công thức đã học ở bậc Phổ thông, chắt lọc, giới
thiệu đầy đủ các kiến thức “mới, lạ” cần thiết trong lời dẫn của bài. Những
bài toán này được sắp xếp vào các mục: “Sử dụng các biến ngẫu nhiên và bảng
phân phối xác suất của chúng”, “Vận dụng biến ngẫu nhiên có phân phối nhị thức”,
được giảng dạy chính thức trong trường Đại học Ngoại thương tương ứng
với các kiến thức “Biến cố”, “Xác suất của biến cố” giới thiệu trong chương trình
Toán học 11 hiện hành.

Để giải một bài toán xác suất nâng cao, ta cần biết chia nó thành các bài toán nhỏ đơn giản hơn, chẳng
hạn như phân chia biến cố đang xét thành hợp của một số biến cố hoặc thành giao của một số biến cố đơn
giản hơn, dễ tính xác suất hơn. Sau đó áp dụng các quy tắc cộng suất (hoặc quy tắc cộng xác suất mở
rộng), quy tắc nhân xác suất (hoặc quy tắc nhân xác suất mở rộng) để đi đến lời giải bài toán ban đầu.

1. Sử dụng các biến ngẫu nhiên1 và bảng phân bố xác suất của chúng.

Trong một số bài toán, việc đưa ra các biến ngẫu nhiên thích hợp sẽ làm cho lời giải bài toán trở nên sáng
sủa.

Ví dụ 1: Có hai bình A và B đựng thẻ, mỗi bình chứa 100 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 100. Chọn ngẫu
nhiên từ mỗi bình một tấm thẻ. Giả sử a là số ghi trên thẻ rút từ A và b là số ghi trên thẻ rút từ B. Xác
suất để số 3a  7 b có tận cùng là 8 bằng:

3 1 5 7
A. . B. . C. . D. .
16 16 16 16

1
là một hàm toán học với đặc điểm: nó gán một giá trị
bằng số cho kết quả (đầu ra) của một phép thử ngẫu nhiên
(thực nghiệm).
Trang 1|5
Phân tích, hướng dẫn giải:

Ta đưa ra các biến ngẫu nhiên sau:

X là biến ngẫu nhiên có giá trị là chữ số tận cùng của số 3a và Y là biến ngẫu nhiên có giá trị là chữ số
tận cùng của số 7 b.

Bước 1: Ta lập bảng phân bố xác suất của X.

Ta có 34  81 tận cùng là 1 do đó nếu a  4k thì 3a  34 k  81k có tận cùng là 1.

Vậy X  1 nếu a  L0  4k , k  1,2,...,25  4,8,...,96,100 .

Nếu a  4k  1 thì 3a  34 k 1  81k.3 có tận cùng là 3.

  
Vậy X  3 nếu a  L1  4k  1, k  1,2,...,24  1,5,...,97 . 
Nếu a  4k  2 thì 3a  34 k 2  81k.9 có tận cùng là 9.

  
Vậy X  9 nếu a  L2  4k  2, k  1,2,...,24  2,6,...,98 . 
Nếu a  4k  3 thì 3a  34 k 3  81k.27 có tận cùng là 7.

Vậy X  7 nếu a  L3  4k  3, k  1,2,...,24  3,7,...,99 .

Vì L0  L1  L2  L3  1,2,...,99,100 nên suy ra X nhận xác giá trị 1, 3,7,9 .

Lại có L0  L1  L2  L3  25 nên ta suy ra: P  X  1  P  X  3   P  X  7   P  X  9   0,25.

Tóm lại, ta có bảng:

X    

P 0,25 0,25  0,25  0,25 
 
Bước 2: Ta lập bảng phân bố xác suất của Y .

Ta có 7 4  2401 tận cùng là 1 do đó nếu b  4k thì 7 b  7 4 k  2401k có tận cùng là 1.

Vậy X  1 nếu a  L0  4k , k  1,2,...,25  4,8,...,96,100 .

Nếu a  4k  1 thì 3b  34 k 1  81k.3 có tận cùng là 3.

  
Vậy X  3 nếu a  L1  4k  1, k  1,2,...,24  1,5,...,97 . 
Nếu a  4k  2 thì 3b  34 k 2  81k.9 có tận cùng là 9.

  
Vậy Y  9 nếu a  L2  4k  2, k  1,2,...,24  2,6,...,98 . 
Nếu a  4k  3 thì 3b  34 k 3  81k.27 có tận cùng là 7.

Vậy Y  7 nếu a  L3  4k  3, k  1,2,...,24  3,7,...,99 .

Trang 2|5
Vì L0  L1  L2  L3  1,2,...,99,100 nên suy ra y nhận xác giá trị 1, 3,7,9 .

    
Lại có L0  L1  L2  L3  25 nên ta suy ra: P Y  1  P Y  3  P Y  7  P Y  9  0,25.   
Tóm lại, ta có bảng:

Y    

P 0,25 0,25  0,25  0,25
  
Bước 3: Ta phải tìm xác suất để X  Y có tận cùng là 8. Từ bảng phân bố của X và Y nêu trên, ta có
X  Y có tận cùng là 8 trong ba trường hợp sau :  X  1; Y  7  ;  X  7; Y  1 ;  X  9; Y  9.

Vây theo quy tắc cộng xác suất và quy tắc nhân xác suất để X  Y có tận cùng là 8 là :

P  P  X  1; Y  7   P  X  7; Y  1  P  X  9; Y  9 
 P  X  1 P  Y  7   P  X  7  P  Y  1   P  X  9  P  Y  9 
 0, 25.0, 25  0, 25.0, 25  0, 25.0, 25  0,1875.

Chọn đáp án A.

□Các bài « họ hàng »

Bài 1.1: Có hai bình A và B đựng thẻ, mỗi bình chứa 100 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 100. Chọn ngẫu
nhiên từ mỗi bình một tấm thẻ. Giả sử a là số ghi trên thẻ rút từ A và b là số ghi trên thẻ rút từ B. Xác
suất để số 3a  3b chia hết cho 5 bằng:

1 1 2 1
A. . B. . C. . D. .
2 4 3 6
Bài 1.2: Một chiếc hộp đựng ba tấm thẻ : đỏ, vàng, xanh, tương ứng ghi số 0,1, 2 theo thứ tự đó. Hai bạn
An và Bình chơi một trò chơi như nhau : An rút thẻ ba lần (mỗi lần rút xong lại trả thẻ vào hộp) và cộng
kết quả của ba lần rút thẻ ấy lại. Bình thì ném một con xúc xấc cân đối. An sẽ thắng, hoà, hay thua Bình
tuỳ theo tổng kết ba lần rút thẻ của An lớn hơn, bằng, hay nhỏ hơn số chấm xuất hiện trên mặt con xúc
sắc của mình. Hỏi xác suất An thắng gần giá trị nào nhất sau đây?

2 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
3 4 2 3
Bài 1.3: Hai đội bóng tham gia một trận đấu bóng chuyền. Trong mỗi hiệp xác suất để đội I thắng đội II
là 0,6. Đội nào thắng ba hiệp trước thì sẽ tính thắng chung cuộc. Số hiệp trung bình của trận đấu bằng:

A. 6,0456. B. 4,0656. C. 5,6046. D. 4,6560.

Đáp án:

1 2 3
A D B

Trang 3|5
2. Vận dụng biến ngẫu nhiên có phân bố nhị thức.

Giả sử T là một phép thử và A là một biến ngẫu nhiên liên quan đến T có xác suất P  A   p. Ta
tiến hành phép thử T liên tiếp n lần một cách độc lập. Gọi X là số lần xuất hiện của A trong loạt n
phép thử T. Khi đó X được gọi là biến ngẫu nhiên có phân bố nhị thức với tham số n, p và ta viết  
X B  n, p  .

 
Rõ ràng các giá trị mà X có thể nhận là 0,1, 2,..., n . Ta có định lí sau:

Với mỗi số nguyên k ,0  k  n, xác suất để « trong n phép thử T độc lập biến cố A xuất hiện đúng
k lần » là: P  X  k   Cnk pk 1  p 
n k
.

Như vậy nếu X B  n, p  thì bảng phân bố xác suất của X là:

X 0 1 … k … p
1  p  Cn1 p 1  p 
n n1
P … … pn
Cnk pk 1  p 
n k

Chúng ta cùng xét ví dụ sau:

Ví dụ 2: Quỳnh và Trà thi đấu bóng bàn. Quỳnh chơi kém hơn Trà nên trong mỗi séc, xác suất thắng của
Quỳnh là 0,45 và xác suất thia là 0,55 (không có hoà). Người nào thắng được ba séc trước thì được tính
là thắng chung cuộc. Xác suất thắng của Quỳnh xấp xỉ bằng:

A. 0, 522. B. 0,736. C. 0, 407. D. 0, 215.

Phân tích, hướng dẫn giải:

Gọi A là biến cố: « Quỳnh thắng ». Biến cố này xảy ra khi một trong các biến cố sau xảy ra :

i) B : « Quỳnh thắng liên tiếp ba séc ». Theo quy tắc nhân ta có: P B  0,453.  
ii) C : “Trong ba séc đầu Quỳnh thắng ba séc, thua một séc và Quỳnh thắng ở séc thứ tư”: Ta thấy C là
giao của hai biến cố C1 : “Trong ba séc đầu, Quỳnh thắng hai séc, thua một séc” và C2 : “Quỳnh thắng ở
séc thứ tư”,

   
Ta có: P C2  0, 45 và theo định lí, ta có: P C1  C32 0,452.0,55  3.0,453.0,55.

iii) D : « Trong bốn séc đầu Quỳnh thắng hai séc thua hai séc và Quỳnh thắng ở séc thứ năm » : Ta thấy
D là giao của hai biến cố D1 : “Trong bốn séc đầu, Quỳnh thắng hai séc, thua hai séc” và D2 : “Quỳnh
thắng ở séc thứ năm”.

 
Ta có: P D2  0,45 và theo định lí, ta có: P  D1   C42 0,452.0,552  6.0,453.0,552.

Theo quy tắc cộng xác suất, ta thu được xác suất để Quỳnh thắng chung cuộc là:

P  A   P  B   P C   P  D   0,407.

Chọn đáp án C.

Trang 4|5
□Các bài « họ hàng »

Bài 2.1: Khi tham gia trò chơi: “Vui chơi có thưởng” người chơi gieo một con xúc sắc cân đối, nếu số chấm
xuất hiện trên mặt con xúc sắc lớn hơn 4 thì người chơi sẽ nhận được 10 nghìn đồng. Mỗi lượt chơi,
người chơi được quyền gieo con xúc sắc đó liên tiếp 5 lần. Giả sử có một nhóm 4 người cùng tham gia
trò chơi nói trên. Xác suất để có đúng 2 người trong nhóm nhận được ít nhất 30 ngàn gần giá trị nào nhất
sau đây?

A. 0, 21. B. 0,17. C. 0, 25. D. 0, 29. B

Bài 2.2: Ngày xửa ngày xưa, ở một xứ nọ, một bài thi trắc nghiệm gồm 12 câu hỏi, mỗi câu có 4 phương
án trả lời, trong đó chỉ có 1 phương án đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm và mỗi câu trả lời sai bị
trừ 2 điểm. Điểm 0 được coi là điểm sàn của bài thi. Học sinh Thu (do không học bài) đã làm bài bằng
cách với mỗi câu đều chọn ngẫu nhiên (“liều”, “bừa”) một phương án trả lời. Xác suất để Thu đạt trên
điểm sàn gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 0,64. B. 0, 36. C. 0,72. D. 0, 28.

Bài 2.3: Trên một mạng kẻ lưới ô vuông, hai người H và T xuất phát từ các vị trí đối diện nhau (đường
nối chúng là đường chéo của ô vuông 4  4). Ta coi mỗi cạnh của ô vuông nhỏ là một đơn vị. H và T bắt
đầu di chuyển tại cùng một thời điểm và với tốc độ một đơn vị trong một phút. Tại mỗi đỉnh của hình
vuông nhỏ, H chỉ có hai hướng di chuyển: di chuyển một đơn vị lên trên hoặc một đơn vị sang phải. Lúc
đó để lựa chọn H sẽ tung một đồng vu cân đối: nếu đồng xu sấp, H sẽ đi lên trên, nếu đồng xu ngửa H
sẽ di chuyển sang phải. Với T cũng vậy, T chỉ có hai hướng di chuyển: di chuyển một đơn vị xuống dưới
hoặc một đơn vị sang trái. Lúc đó để lựa chọn T sẽ tung một đồng vu cân đối: nếu đồng xu sấp, T sẽ đi
xuống dưới, nếu đồng xu ngửa T sẽ di chuyển sang trái. Mỗi người di chuyển đến điểm xuất phát của
người kia (như vậy, mỗi người sẽ di chuyển một quãng đường là 8 đơn vị). Xác suất để H và T gặp
nhau tại một điểm nào đó trong cuộc hành trình của mình bằng:

35 13 17 33
A. . B. . C. . D. .
128 64 64 128
Đáp án:

1 2 3
B B A
LỜI KẾT

Trên đây chỉ là một vài chia sẻ nhỏ của chúng tôi về những hiểu biết còn rất đỗi đơn sơ,
nhưng hẳn rất thú vị. Từ lăng kính quan sát của bài viết, nhiều vấn đề thú vị khác xoay quay sự
kết nối giữa bài toán “sơ cấp” và ngôn từ “cao cấp” còn đang chờ đợi bạn đọc tìm hiểu, chờ chúng
ta giao lưu như: “Từ quy tắc nhân xác suất mở rộng đến công thức Bay – en”… Do giới hạn về mặt
hiểu biết, cũng như về thời gian thực hiện, bài viết khó tránh được những thiếu sót. Chúng tôi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc và xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS., TS Nguyễn Cao Văn (Cb), Bài tập Xác suất và thống kê Toán, NXB Thống kê 2008.

[2] Nguyễn Xuân Liêm, Đặng Hùng Thắng, Bài tập Nâng cao và một số chuyên đề Đại số và giải
tích 11, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013.
Trang 5|5

You might also like