Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Phân tích nguyên nhân khiến tình hình mưa bão lũ lụt năm nay gây thiệt hại

lớn hơn những


năm trước, nếu có (số liệu minh chứng)

+ Nguyên Nhân chính: Mưa quá lớn, chuỗi ngày mưa lũ kéo dài, mực nước các sông, các
đập thủy điện dâng cao lịch sử…

Không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới khiến lượng mưa 10 ngày ở Thừa Thiên
Huế, Quảng Trị gấp 2-6 lần trung bình nhiều năm cùng kỳ.

Từ ngày 6 đến 13/10, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi xuất hiện mưa lớn. Tại Hà
Tĩnh, mưa 150-400 mm; Quảng Bình 400-500 mm, Quảng Trị 800-1.500 mm; Thừa
Thiên Huế 1.300-2.000 mm; riêng A Lưới 2.235 mm; Đà Nẵng 1.100 mm, Quảng Nam
900-1.200 mm, Quảng Ngãi 600-800 mm.

Cơ quan khí tượng ghi nhận, lượng mưa 10 ngày đầu tháng 10 tại Thừa Thiên Huế cao
hơn so với trung bình nhiều năm từ 2 đến 4 lần, A Lưới (Thừa Thiên Huế) là 5 lần, Khe
Sanh (Quảng Trị) 6 lần. (moitruong.vn)

Những con số kỷ lục của đợt mưa lũ năm nay đã vượt xa đợt mưa lũ lịch sử năm 1999
Hình : Mưa lũ đợt rồi kéo dài

Tổng lượng mưa trong nửa tháng đã hơn mức cả năm hàng nghìn mm

Đặc biệt tại Quảng trị >3000mm

-Hình thái tổ hợp đa thiên tai gây ra đợt mưa lũ bất thường lần này

-Ngoài các nguyên nhân giống như năm 1999:

+không khí lạnh ,

+nhiễu động gió đông ("Gặp địa hình chắn gió là dãy Trường Sơn, không khí lạnh với
đới gió Đông Bắc thổi xuống miền Trung bị chặn lại, tạo ra dòng thăng cưỡng bức mạnh
và hệ quả là mưa lớn")

+giải hội tụ nhiệt đới( (hội tụ của hai đới gió Đông Bắc và Tây Nam) nối từ vịnh Bengal,
vắt qua miền Trung Việt Nam và tới Philippines.)
+ Đặc biệt là hiện tượng hiếm gặp : 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới nối tiếp nhau đi vào
miền trung.. Do cơ sở hạ tầng hạn chế, nước chưa rút thì bão khác lại vào..hiện tượng
bão chồng bão , lũ chồng lũ…
Bên cạnh mưa lũ, ngập lụt thì sạt lỡ cũng là một loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn – đặc
biệt là tính mạng con người:

Với 3 loại hình sạt lở chính:


Đất đá bị phá hủy rất nhiều, đất gãy..đất bị phong hóa rất nhiều. Đợt hạn hán kéo dài ở
miền trung vừa rồi , cấu trúc đất đã bị phá hủy..Và ngay khu vực rào Trăng 3 độ dốc tự
nhiên 20 -40o , có những mái dốc còn cao hơn
Sạt lở ở khu vực Rào Trăn 3

* Nguyên nhân sâu xa: Trong đó mất rừng chính là nguyên nhân chính. Mà nguyên
nhân là đến từ những hành động của con người, những tác động chặt phá, chiếm đất
rừng..hay việc quy hoạch thủy điện ồ ạt, đặt lợi ích kinh tế lên môi trường, không nghiên
cứu kỹ đến tác động môi trường…
Trả lời câu hỏi, con người có tác động vào thiên tai hay không, Thứ trưởng NN&PTNT
khẳng định là có.

“Mọi hoạt động của con người đều có tác động hoặc xấu, hoặc tốt đến mọi vấn đề, trong
đó có thiên tai. Quan điểm của chúng tôi là phải thuận thiên, nhưng thuận thiên đối với
Việt Nam là thích nghi có kiểm soát chứ không phải cứ để thế. Phải có giải pháp để thuận
thiên”, ông Hiệp nói.

Tàn phá thiên nhiên phải trả rất đắt:

+Về nguyên nhân chủ quan, từ lâu, các nhà khoa học đã cảnh báo tàn phá thiên nhiên là
cái giá phải trả rất đắt do con người gây ra. Bài toán quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
bền vững thiếu "nhạc trưởng” chỉ huy chung nên việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở của
các ngành đã làm cho bài toán phòng tránh thiên tai ngày càng phức tạp.

Vd tiêu biểu nhất là khủ vực thủy điện Rào trăng 3: công tác xây dựng đập thủy điện
không cẩn thận. chủ quan.. xây dưng để các độ dốc quá cao, khả năng chống sạt lở không
có, và đã từng được cảnh báo nhưng vẫn để xảy ra tai nạn :
Hình ảnh một khu vực

Cho thấy mức độ che phủ rừng giảm đáng kể, lộ ra toàn đất trống, sức chịu động chống
sói mòn , khả năng giữ đất khi xảy ra mưa lớn giảm rất nhiều

Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT đến tháng 9.2019, công tác
trồng rừng thay thế tại các dự án thủy điện là 30.305 ha. Tuy nhiên, rừng trồng lại, không
thể hữu hiệu về bảo vệ môi trường như rừng tự nhiên.. "Rừng trồng mới, dù 10 năm cũng
không có tác dụng. Phải mất 50 năm lá rừng rụng xuống, mục ra, hình thành thảm thực
vật dày 1 mét thì mới ngấm được nước. Dòng chảy mặt là dòng nguy hiểm nhất, rừng mất
lớp mùn thì sẽ chẳng giữ được nước, nước sẽ trôi tuột đi tạo thành lũ"- GS Hồng nói.

"Vì nếu có thảm thực vật, nước mới ngấm xuống đất, mỗi hecta rừng có thể thu được 4
mét khối nước. Mưa xuống, nước sẽ chia làm mấy nhánh, một là sẽ ngấm xuống đất,
vướng trên lá rồi bốc hơi, còn lại thì sẽ chảy thành lũ. Mất rừng, chẳng còn gì cả, đất
không thấm nước, lá cũng không còn, lũ sẽ mạnh. Lũ mạnh, chảy tràn lên"- Giáo sư
Hồng nhận định.

* Nạn phá rừng nghiêm trọng

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, mặc dù diện tích rừng bị thiệt hại giảm
270ha/năm, trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha. Như
vậy, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430ha rừng.

Theo nhận định của Viện Điều tra và quy hoạch rừng, lý do chính khiến diện tích rừng tự
nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức, đặc biệt là
tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
Theo chuyên gia lâm nghiệp - GS Nguyễn Ngọc Lung, rừng phát huy hiệu quả trong việc
chắn gió, cản sức nước và góp phần làm suy yếu sức mạnh của gió tại các vùng mà bão đi
qua. Mặt khác, rễ của cây cũng sẽ góp phần hút nước lũ.

You might also like