Đường lối Đề cương ôn thi cuối kỳ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG: ĐƯỜNG LỐI CMCĐCS

Câu 1: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam đó là
con đường cách mạng vô sản.

Về tư tưởng: Người truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam nhằm làm chuyển biến
nhận thức của quần chúng, đặc biệt là giai cấp công nhân, làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin
từng bước chiếm ưu thế trong đời sống xã hội;

Về chính trị: Người phác thảo những vấn đề cơ bản của đường lối cứu nước đúng đắn cho
cách mạng Việt Nam, thể hiện tập trung trong những bài giảng của Người cho những cán bộ
cốt cán của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc). Năm 1927,
được in thành sách lấy tên là “Đường Cách mệnh”;

Về tổ chức: cùng với việc truyền bá lý luận chính trị để chuẩn bị cho sự ra đời của một chính
Đảng, Người đã dày công chuẩn bị về mặt tổ chức đó là huấn luyện, đào tạo cán bộ, từ các lớp
huấn luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc) tiến tới thành lập Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên (6-1925) để vừa chuẩn bị cán bộ, vừa truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin;

 Như vậy, có thể thấy rằng Người đã chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức, là
một sáng tạo lớn và vững chắc cho việc ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam vào mùa xuân
năm 1930. Đó là thành quả tất yếu của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giữ vai trò
là người kiến tạo và sáng lập.

Câu 2: Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào? Ý nghĩa của sự
thành lập Đảng.

Hoàn cảnh ra đời

- Trong những năm 1926-1929, phong trào công nhân đã cso sự lãnh đạo của các tổ chức như
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Công hội đỏ và các tổ chức cộng sản khác;
- Diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam và đều mang tính chính trị rõ rệt;
- Các phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào nông dân diễn ra ở
nhiều nơi trong cả nước;
- 3 tổ chức lớn nhất: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương
Cộng sản Liên đoàn hoạt động phân tán, có sự chia rẽ nhất định giữa các bên.

1
ĐỀ CƯƠNG: ĐƯỜNG LỐI CMCĐCS
Ý nghĩa

- Một Đảng Cộng sản duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam - theo một đường lối chính trị
đúng đắn, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách
mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh
giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng
Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam;

- Là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào
yêu nước của nhân dân Việt Nam;

- Giải quyết tốt nhất tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, mở ra con đường và
phương hướng phát triển mới cho đất nước và dân tộc Việt Nam.;

- Tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, đã kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh của thời đại và đã làm nên những thắng lợi vẻ vang.

Câu 3: Các chủ trương, quan điểm đấu tranh của Đảng trong các giai đoạn 1930-1935,
1936-1939, 1939-1945. Bài học rút ra.

Giai đoạn 1930-1935:

- Về phương pháp cách mạng: để đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành lại chính quyền thì
phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường “võ trang bạo động”;
- Đối với quốc tế: giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết, gắn bó với giai cấp vô sản thế
giới và phải mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, nửa thuộc
địa nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng;
- Vai trò lãnh đạo của Đảng: phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên
hệ mật thiết với quần chúng. Phải là tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác-
Lenin làm nền tảng tư tưởng.

Giai đoạn 1936-1939:

- Về kẻ thù của cách mạng: cần tập trung đánh đổ bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai
của chúng;
- Về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: Chống phát-xít, chống chiến tranh đế quốc, chống
bọn phản động thuộc địa, tay sai. Đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Thành lập mặt

2
ĐỀ CƯƠNG: ĐƯỜNG LỐI CMCĐCS
trận nhân dân phản đế, bao gồm các giai cấp, dân tộc, đảng phái, đoàn thể chính trị, xã hội,
tín ngưỡng, tôn giáo, liên minh công-nông;
- Về đoàn kết quốc tế: không những phải đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng
Cộng sản Pháp, mà còn phải đề ra khẩu hiệu “Ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp”
để cùng nhau chống lại kẻ thù;
- Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: chuyển sang hình thức tổ chức, đấu tranh
công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp. Tránh sa vào chủ nghĩa công khai,
phải giữ vững nguyên tắc củng cố và tăng cường tổ chức và hoặt động bí mật của Đảng;
- Chọn kẻ địch chính yếu, nguy hiểm nhất để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh
và giành được toàn thắng.

Giai đoạn 1939-1945:

- Một là, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu;
- Hai là, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng
nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc;
- Ba là, quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và
nhân dân ta. Phải phát triển lực lượng cách mạng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Câu 4: Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau năm 1945 – Cách mạng Tháng tám

Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng trước bối cảnh vừa có những
thuận lợi cơ bản, vừa gặp phải nhiều khó khăn hiểm nghèo.

 Thuận lợi:

- Chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở;
- Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của đất nước;
- Lực lượng vũ trang nhân dân được tăng cường;
- Toàn dân tin tưởng, ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa do
Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

 Khó khăn:

- Nạn đối, nạn dốt rất nặng nề xuất phát từ chế độ cũ để lại;
- Kinh nghiệm quản lý đất nước của cán bộ các cấp còn non kém, ngân quỹ quốc gia trống
không;

3
ĐỀ CƯƠNG: ĐƯỜNG LỐI CMCĐCS
- Nền độc lập của nước ta chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ
ngoại giao.
- Các nước đế quốc với danh nghĩa Đồng minh đến tước khí giới của Phát-xít nhưng thực
chất là kèo vào chiếm đóng Việt Nam;
- Việt gian nổi dậy, chống phá chính quyền cách mạng nhằm xóa bỏ nền độc lập và chia cắt
đất nước ta.

Câu 5: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954:

- Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, “đánh phản
động thực dân Pháp xâm lược, giành thống nhất và độc lập.
- Tính chất kháng chiến: là một cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta, chiến tranh
chính nghĩa. Nó có tính toàn dân, toàn diện, lâu dài, giải phóng dân tộc và dân chủ mới.
- Chính sách kháng chiến: Liên hiệp với dân tộc Pháp chống phản động thực dân Pháp.
Đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình. Đoàn kết chặt chẽ toàn
dân, thực hiện toàn dân kháng chiến.
- Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến: Giành quyền độc lập, bảo toàn lãnh thổ, thống
nhất Bắc Trung Nam. Tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự túc.
- Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh toàn dân, thực hiện
kháng chiến toàn dân, dựa vào sức mình là chính.
- Kháng chiến toàn diện: Đánh địch trên mọi mặt trận, từ chính trị, quân sự, kinh tế, văn
hóa, ngoại giao.
- Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định thắng lợi.

Câu 6: Hoàn cảnh lịch sử của nước ta sau năm 1975:

- Kinh tế miền Bắc chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, cơ chế quản lý vốn
nặng về tập trung quan liêu bao cấp, lại bị chi phối thêm bởi quy luật chiến tranh nên càng
bị méo mó, phi kinh tế. Sau năm 1975, chiến tranh kết thúc, cơ chế quản lý kinh tế bộc lộ
rõ hơn những bất cập của nó. Quan hệ sản xuất có dấu hiệu của sự khủng hoảng.
- Đối với miền Nam, do chính sách thực dân kiểu mới, yếu tố tư bản chủ nghĩa (TBCN) đã
xâm nhập mạnh vào các ngành công nghiệp, thương nghiệp, tài chính ngân hàng...và bước
đầu trong nông nghiệp. Trong chừng mực nhất định, kinh tế ở các vùng bị tạm chiếm đã
phát triển theo hướng TBCN. Nhưng chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, cơ cấu mất cân đối và lệ

4
ĐỀ CƯƠNG: ĐƯỜNG LỐI CMCĐCS
thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài. Vì vậy, khi Mỹ rút quân, cắt giảm viện trợ, nền kinh
tế miền Nam lập tức rơi vào khủng hoảng.
- Sau chiến tranh, quần chúng nhân dân rất phấn khởi, nhanh chóng bắt tay vào xây dựng
chế độ mới, nhưng cũng còn một bộ phận, nhất là những người đã từng tham gia trong bộ
máy quân sự và chính trị của chính quyền Sài Gòn tỏ ra lo ngại, thậm chí có người lợi dụng
Nhà nước gặp khó khăn để kích động, lôi kéo quần chúng, móc nối với các thế lực phản
động bên ngoài, gây rối loạn trong nước.

Câu 7: Diễn biến, chiến lược và đường lối của cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1964

 Bối cảnh lịch sử:

- Thuận lợi:

+ Hệ thống xã hội Chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
ngày càng phát triền

+ Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, từ đó làm căn cứ địa chung cho cả nước

- Khó khăn:

+ Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ trở thành siêu cường quốc đứng đầu thế giới. Có tiềm lực
về vũ khí và quân sự rất lớn. Đồng thời giai đoạn này Mỹ cũng chạy đua vũ trang rất nhiều để
trở thành 1 đối trọng với Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh

+ Bất đồng trong hệ thống XHCN giữa Liên Xô và Trung Quốc

 Nội dung chiến lược và đường lối:

Thực hiện 2 nhiệm vụ cơ bản:

 Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc


 Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam

Để thực hiện 2 nhiệm vụ cơ bản đó, Đảng đề ra vai trò cụ thể của từng cách mạng đó là
miền Bắc sẽ là hậu phương xây dựng tiềm lực và hậu thuẫn cho miền Nam, chuẩn bị cho
cả nước tiến lên Xã hội Chủ Nghĩa. Còn miền Nam sẽ giữ vai trò quyết định trực tiếp
trong sự nghiệp đánh đuổi đế quốc xâm lược cụ thể là Mỹ để tiến đến giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước.

5
ĐỀ CƯƠNG: ĐƯỜNG LỐI CMCĐCS
Câu 8: Chủ trương và quan điểm của Đảng về đường lối Công nghiệp hóa trong thời kỳ
đổi mới:

- Mục tiêu: Biến Việt Nam thành 1 nước Công nghiệp phát triển, có cơ sở vật chất kĩ
thuật, trình độ khoa học công nghệ hiện đại
- Quan điểm:

+ Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh
tế tri thức

+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và
hội nhập quốc tế

+ Lấy nguồn lực con người làm động lực quan trọng để phát triển bền vững

+ Khoa học - Công nghệ là nền tảng và động lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước

- Phương hướng phát triển


+ Tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và
các ngành lao động chân tay thông thường
+ Đẩy mạnh phát triển các ngành và sản phẩm có giá trị gia tăng cao
+ Quy hoạch và phát triển nông thôn, hình thành các khu dân cư.
+ Giải quyết vấn đề việc làm cho người dân ở nông thôn. Thực hiện các chương trình
hỗ trợ, đào tạo tay nghề nhằm tạo điều kiện việc làm cho bà con nông thôn

Câu 9: Tư tưởng và đường lối của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN trong thời kỳ đổi mới. Nêu ra 5 quan điểm của Đảng

- Mục đích phát triển: phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm thực hiện
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
- Phương hướng phát triển: phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sỡ hữu, nhiều thành
phần kinh tế (tránh trường hợp bao cấp, tất cả do nhà nước quản lý như trước đây)
nhằm giải phóng tiềm lực quốc gia. Tuy nhiên trong nền kinh tế nhiều thành phần thì
kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo để điều tiết và định hướng nền kinh tế
- Quan điểm của Đảng:
+ Nhận thức đầy đủ và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của nền kinh tế thị
trường, thông lệ quốc tế

6
ĐỀ CƯƠNG: ĐƯỜNG LỐI CMCĐCS
+ Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành thể chế kinh tế. Gắng kết hài hòa
giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội , phát triển văn hóa và bảo vệ
môi trường
+ Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế của nhân loại và kinh nghiệm tổng
kết thực tiễn đổi mới của nước ta, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời giữ
vững độc lập, chủ quyền quốc gia
+ Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng
+ Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của nhà nước

You might also like