Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM

BẮC GIANG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II


NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn 10
(Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm


ĐỌC HIỂU 3.0
1 Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị 0.5
luận.
I 2 Theo tác giả, chúng ta đọc sách để tìm kiếm kiến thức, để giải trí, để trốn 1.0
khỏi thực tại hoặc đơn giản là thư giãn.
3 Học sinh lựa chọn một thông tin và có sự lí giải thuyết phục về lựa chọn 1.0
đó.
4 Học sinh đề xuất được một giải pháp mang tính tích cực, khả thi để cải 0.5
thiện tình trạng lười đọc sách của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
(Trả lời gắn gọn, tránh lối diễn đạt chung chung hoặc sáo rỗng).
LÀM VĂN 7.0
1 Bàn về ý nghĩa của những cuốn sách văn học trong cuộc sống 2.0
II a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng –
phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
Ý nghĩa của những cuốn sách văn học trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận 1.0
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần
nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của những cuốn sách
văn học trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
- Những cuốn sách văn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc
sống:
+ Là một hình thức giải trí lành mạnh.
+ Đem đến nguồn tri thức, hiểu biết vô tận.
+ Bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người; giáo dục đạo đức, hình thành
nhân cách.
+ Khơi dậy tình yêu văn học.
- Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
d. Sáng tạo 0.25
Có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng sâu sắc về vấn đề nghị luận
nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
2 Cảm nhận về đoạn thơ trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện 5.0
Kiều – Nguyễn Du). Từ đó, nhận xét về tấm lòng nhân đạo của
Nguyễn Du
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0.25
Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề,
Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
Cảm nhận một đoạn thơ trong đoạn trích Trao duyên và nhận xét về tấm
lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 4.0
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo
những nội dung sau:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
- Về nội dung: Thấy được bi kịch của Kiều khi phải lựa chọn giữa bên
tình và bên hiếu. Đồng thời nhận ra nhân cách cao đẹp, sự hy sinh quên
mình vì người khác; sự thông minh sắc sảo của Kiều khi dùng lí lẽ thấu
tình đạt lí để thuyết phục Thúy Vân nhận lời trao duyên.
- Về nghệ thuật: Thấy được khả năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy, nghệ
thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình…của Nguyễn Du.
- Nhận xét về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: Cảm thông sâu sắc với
nỗi khổ đau, bi kịch của Kiều. Đồng thời trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tâm
hồn nàng.
d. Sáng tạo 0.25
Có ý tưởng sáng tạo trong trình bày, diễn đạt, thể hiện quan điểm của cá
nhân (nhất là khi nhận xét về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du).
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25
Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu của tiếng
Việt.
Tổng điểm 10.0
Lưu ý khi chấm bài:
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý
cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm.
Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu
trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,...
Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi
phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
--------------------- Hết -------------------------

You might also like