AsiaPTi Structural Joural Tinh Toan Cau PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

AsiaPTi

POLYTECHNIC & TECHNOLOGY INSTITUTE OF ASIA

STRUCTURAL JOURNAL

TÍNH TOÁN CẤU KIỆN


DỰ ỨNG LỰC CHỊU UỐN
THEO TIÊU CHUẨN EUROCODE

08
2019
THS. VÕ LINH PHƯƠNG
KS. NGUYỄN PHI HÙNG
KS. LƯU CÔNG QUỐC
KS. NGUYỄN TUẤN ANH Lưu hành nội bộ
TÍNH TOÁN CẤU KIỆN DỰ ỨNG LỰC CHỊU UỐN THEO
TIÊU CHUẨN EUROCODE
Ths. Võ Linh Phương, Ks. Nguyễn Phi Hùng,
Ks. Lưu Công Quốc, Ks. Nguyễn Tuấn Anh.
Trung tâm AsiaPTi – Polytechnic & Technology Institute Of Asia
Bài viết này trình bày phương pháp tính toán MỤC LỤC
cấu kiện dự ứng lực chịu uốn ở trạng thái giới 1. Đặt vấn đề
hạn cực hạn theo tiêu chuẩn Eurocode
2. Ký hiệu, ghi chú
(EN1992-1-1), trình bày từ các giả thiết ban
đầu, ý nghĩa và cách xác định các tham số 3. Lý thuyết tính toán

trong các công thức áp dụng, cho đến các 3.1. Các giả thiết tính toán
bước tính toán chi tiết để tìm được hàm lượng
3.2. Các trường hợp kiểm tra và tính toán cốt
thép bố trí hợp lý, phù hợp với hàm lượng thép
thép chịu uốn ở trạng thái cực hạn
chịu uốn theo quy định của tiêu chuẩn cho cấu
3.3. Giới hạn chiều cao trục trung hòa
kiện. Bài viết cũng đưa ra ví dụ tính toán chi
tiết cho một cấu kiện chịu uốn thực tế. 3.4. Các bước tính toán
Từ khóa: cấu kiện dự ứng lực; dầm chịu uốn; 3.5. Giới hạn hàm lượng cốt thép chịu kéo của
căng sau; hàm lượng thép chịu uốn; thép dầm cấu kiện chịu uốn
chịu uốn; sàn chịu uốn; thép chịu uốn.
4. Ví dụ tính toán
Về AsiaPTi www.asiapti.org
4.1. Các thông số đầu vào thiết kế
AsiaPTi là Trung tâm Khoa học Kỹ thuật và Công
nghệ Châu Á. AsiaPTi được hình thành từ 3 mảng 4.2. Thực hiện tính toán
chính: Huấn luyện đào tạo và bồi dưỡng nâng cao
5. Nhận xét
nghiệp vụ; Công nghệ thông tin; Kỹ thuật công
trình, với định hướng nghiên cứu các ứng dụng 6. Tài liệu tham khảo
mới nhất về Khoa học quản lý, Khoa học kỹ thuật,
Khoa học công nghệ để chuyển giao đến những tổ
chức trong khu vực Châu Á, nhằm giúp các tổ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
chức nâng cao năng lực phát triển, năng lực cạnh Tính toán cấu kiện chịu uốn là một trong
tranh trong quá trình vận hành. AsiaPTi chọn nền các bài toán quan trọng trong thiết kế kết cấu
tảng huấn luyện và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao công trình, các cấu kiện hay gặp nhất là dầm,
nghiệp vụ để thúc đẩy quá trình chuyển giao các sàn, móng bê tông cốt thép. Đặc biệt với sự
ứng dụng cho các tổ chức thông qua việc đào tạo
phát triển của công nghệ dự ứng lực hiện nay,
nguồn nhân lực cho các lĩnh vực: Khoa học quản
các cấu kiện như dầm, sàn bê tông cốt thép
lý; Khoa học kỹ thuật; Khoa học công nghệ mà
thường được kết hợp với cáp dự ứng lực để
AsiaPTi nghiên cứu và ứng dụng thành công.

AsiaPTi Structural Journal - 08/2019 1 Lưu hành nội bộ


Polytechnic & Technology Institute Of Asia

giảm chiều cao tiết diện, giảm khối lượng thép,


bê tông nhằm tối ưu kết cấu cả về khả năng
chịu lực, hình dáng kiến trúc và kinh tế. Vì vậy
việc có được cơ sở lý thuyết, các quy trình tính
toán thiết kế chính xác cho các cấu kiện dự ứng
lực chịu uốn là điều cần thiết cho các kỹ sư
tham gia thiết kế, thẩm tra, thẩm định các hồ sơ
thiết kế kết cấu cho các công trình xây dựng. Hình 1-1 Hệ dầm sàn được đỡ bởi cột

Một trong những tiêu chuẩn đang được áp dụng


rất phổ biển trong thiết kế kết cấu bê tông dự
ứng lực vì tính chính xác, hiệu quả và an toàn
chính là Tiêu Chuẩn Châu Âu - Eurocode EN
1992-1-1: Thiết kế kết cấu bê tông và bê tông
cốt thép. Bài viết này sẽ trình bày nội dung chi
tiết cách tính toán cấu kiện dự ứng lực chịu uốn Hình 1-2 Hệ sàn phẳng được đỡ bởi cột
ở trạng thái giới hạn cực hạn (ULS) theo tiêu
chuẩn Eurocode EN 1992-1-1.
Các cấu kiện chịu uốn thường gặp được thể
hiện trong các Hình 1-1, Hình 1-2 và Hình 1-3.
Trong Hình 1-1, cấu kiện chịu uốn là hệ dầm
và sàn nằm trên cột. Trong Hình 1-2, cấu kiện
chịu uốn là hệ sàn phẳng nằm trên cột. Trong Hình 1-3 Hệ sàn mũ cột được đỡ bởi cột
Hình 1-3, cấu kiện chịu uốn là hệ sàn mũ cột 2. KÝ HIỆU, GHI CHÚ
nằm trên cột. Cấu kiện cột trong các hình này a chiều cao của khối chịu nén trên tiết
cũng chịu uốn tuy nhiên cột chịu nén lớn nên diện tính toán.
việc tính toán cột không thể giống như cấu kiện As diện tích cốt thép chịu kéo.
chịu uốn thông thường mà phải kể đến ảnh
A 's diện tích cốt thép chịu nén.
hưởng lớn của độ mảnh cột và lực nén tác dụng
Ap diện tích cáp dự ứng lực.
lên cột. Các mục bên dưới trình bày phương
b bề rộng của tiết diện chịu uốn trong
pháp tính toán cấu kiện dự ứng lực chịu uốn có
vùng chịu nén.
thể áp dụng cho các cấu kiện dầm, sàn, sàn mũ
dp chiều cao tính từ mép ngoài thớ bê tông
cột… có bố trí cáp dự ứng lực như thể hiện
chịu nén đến trọng tâm của cáp.
trong các hình từ Hình 1-1 đến Hình 1-3.
ds chiều cao tính từ mép ngoài thớ bê tông
chịu nén đến trọng tâm của thép chịu kéo.

AsiaPTi Structural Journal - 08/2019 2 Lưu hành nội bộ


Polytechnic & Technology Institute Of Asia

d ’s chiều cao tính từ mép ngoài thớ bê tông λ hệ số xác định chiều cao tính toán của
chịu nén đến trọng tâm của thép chịu nén. vùng bê tông chịu nén.
E cm mô đun đàn hồi cát tuyến của bê tông. 3. LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN
Es mô đun đàn hồi của cốt thép. 3.1. Các giả thiết tính toán
f cd cường độ chịu nén tính toán của bê 3.1.1. Tiết diện phẳng vẫn duy trì trạng thái
tông. phẳng trước và sau khi biến dạng.
f ck cường độ chịu nén đặc trưng của mẫu 3.1.2. Biến dạng của cốt thép bám dính và cáp
bê tông lăng trụ ở 28 ngày tuổi. dự ứng lực bám dính chịu kéo hay chịu nén đều
f ctk cường độ chịu kéo đặc trưng của bê có cùng biến dạng với bê tông ở xung quanh

tông. chúng.

f ctm giá trị trung bình cường độ chịu kéo của 3.1.3. Bỏ qua cường độ chịu kéo của bê tông.

bê tông. 3.1.4. Ứng suất của vùng bê tông chịu nén

f pk cường độ chịu kéo đặc trưng của thép được suy ra từ các biểu đồ ứng suất và biến
dạng thiết kế tương ứng.
ứng suất trước (cáp dự ứng lực).
3.1.5. Ứng suất của cốt thép và cáp dự ứng lực
f yk cường độ chảy dẻo đặc trưng của cốt
được suy ra từ biểu đồ ứng suất và biến dạng
thép. thiết kế tương ứng.
f yd cường độ chảy dẻo tính toán của cốt
thép.
f 's ứng suất nén trong cốt thép chịu nén
của dầm.
εc biến dạng của bê tông chịu nén.
εcu biến dạng nén giới hạn của bê tông.
εs biến dạng của cốt thép chịu kéo
ε uk biến dạng đặc trưng của cốt thép và cáp
dự ứng lực khi tải trọng lớn nhất.
ε ud biến dạng giới hạn của cốt thép và cáp
dự ứng lực.
Hình 3.1-1 Phân bố biến dạng ở trạng thái
γc hệ số riêng cho bê tông.
giới hạn cực hạn (ULS)
γs hệ số riêng cho cốt thép hoặc cáp dự
Ghi chú: ε cu2 và ε cu3 được cho trong bảng 3.1
ứng lực.
EN1992-1-1, dễ thấy chúng bằng nhau ở tất cả
η hệ số xác định cường độ bê tông theo
các cấp bền bê tông.
sơ đồ ứng suất trên tiết diện.

AsiaPTi Structural Journal - 08/2019 3 Lưu hành nội bộ


Polytechnic & Technology Institute Of Asia

3.1.6. Biến dạng ban đầu trong cáp dự ứng lực


được kể đến khi tính toán giá trị ứng suất trong
cáp.
3.1.7. Biến dạng bê tông chịu nén phải giới hạn
đến ε cu 2 hoặc ε cu 3 phụ thuộc vào biểu đồ ứng
suất, biến dạng sử dụng. Biến dạng trong cốt
thép và cáp dự ứng lực phải giới hạn đến ε ud Hình 3.2-1 Sơ đồ làm việc của tiết diện chịu
(khi có khả năng áp dụng). uốn ở trạng thái giới hạn cực hạn
Theo Hình 3.1-2, dựa vào biểu đồ biến
dạng trên tiết diện bê tông có thể chọn 3 loại
biểu đồ để có được ứng suất tính toán của tiết
diện. Để các phép tính hình học đơn giản hơn,
ta chọn biểu đồ ứng suất theo hình chữ nhật. Ta
có được sơ đồ ứng suất bê tông trên Hình 3.2-
Hình 3.1-2 Các dạng gần đúng của biểu đồ 1.
ứng suất – biến dạng vùng nén trong bê tông Điều kiện để tiết diện làm việc bình thường
(Từ trái qua: Biều đồ ứng suất trong bê tông, ở trạng thái giới hạn cực hạn:
Dạng Parabol, dạng song tuyến tính, dạng chữ M u <M n (3.2-1)
nhật) Với:
Bảng 3.1-1 Biến dạng đặc trưng của cốt thép λx λx
M n =f ps A p (d p− )+ As f s (d s − ) (3.2-2)
khi chịu lực lớn nhất. Tham khảo thêm trong 2 2

phụ lục C tiêu chuẩn EN 1992-1-1. Trong đó:


Mn khả năng chịu mômen uốn của tiết diện
Biến dạng đặc trưng khi chịu
Loại thép có bố trí cáp và cốt thép chịu uốn.
lực lớn nhất, ε uk (%)
A 0.025 Mu mômen uốn tính toán gây ra bởi tải
B 0.050 trọng ngoài, ứng với tổ hợp ở trạng thái giới
C 0.075 hạn cực hạn. Lưu ý M u cần phải kể đến mô-
Ghi chú: ε ud được kiến nghị lấy bằng 0.9 ε uk .
men thứ cấp do cáp dự ứng lực gây ra.
3.2. Các trường hợp kiểm tra và tính toán fs cường độ, ứng suất làm việc của cốt
cốt thép chịu uốn ở trạng thái cực hạn thép trong trạng thái giới hạn cực hạn.
Mục này sẽ trình bày các bước để xác định f ps cường độ, ứng suất làm việc của cáp
diện tích thép chịu kéo và chịu nén nếu có theo trong trạng thái giới hạn cực hạn.
yêu cầu. ➢ Trường hợp 1: Cáp dự ứng lực đảm bảo
cho tiết diện đủ khả năng chịu mômen tính

AsiaPTi Structural Journal - 08/2019 4 Lưu hành nội bộ


Polytechnic & Technology Institute Of Asia

toán, M u≤M 0n . Với M 0n là khả năng chịu mô- kiểm tra từ trường hợp 1 đến trường hợp 3 với

men uốn của tiết diện chỉ có cáp, không bố trí cường độ bê tông hay kích thước tiết diện mới.

thép chịu uốn. 3.3. Giới hạn chiều cao trục trung hòa

Khi đó tiết diện chỉ yêu cầu bố trí lượng cốt Chiều cao lớn nhất của trục trung hòa x max

thép tối thiểu A s,min theo yêu cầu tại mục 3.5 tại tiết diện đang xét nên giới hạn nhỏ hơn giá

của tài liệu này. trị x u .

➢ Trường hợp 2: Cáp dự ứng lực không đảm Khi thiết kế ở trạng thái giới hạn cực hạn,
bảo cho tiết diện đủ khả năng chịu mômen tính tiết diện được thiết kế để phá hoại dẻo. Trong
toán nên cần bổ sung cốt thép chịu kéo: vùng cấu kiện bị chảy dẻo, tiêu chuẩn EN1992-

M u >M 0n 1-1 khuyến nghị:


x u ≤0 , 45 d s đối với f ck ≤50 Mpa
Tiết diện chỉ có cáp với diện tích A p thì
x u ≤0 , 35 ds đối với f ck >50 Mpa
không đủ khả năng để chịu mômen M u , vậy
3.4. Các bước tính toán
nên cần bổ sung cốt thép chịu kéo để đạt được
Bước 1: Xác định chiều cao vùng bê tông chịu
điều kiện M u ≤M n . Với M n là khả năng chịu
nén tối đa x max =x u theo mục 3.3 của tài liệu
mômen uốn của tiết diện có cáp và thép chịu
này.
kéo. Lượng cốt thép chịu kéo yêu cầu A s được
Bước 2: Xác định khả năng chịu mômen uốn
xác định thông qua việc giả định giá trị của x ,
của tiết diện với trường hợp tiết diện chỉ có
sau đó tiến hành giải lặp sao cho giá trị Mn xấp
cáp, M 0n .
xỉ bằng M u . Ta thấy M 0n tính được khi
Khi chỉ có cáp trong tiết diện, khả năng
A s =0 , M n tính được khi A s > 0 .
chịu mômen uốn của tiết diện M 0n được xác
➢ Trường hợp 3: Cốt thép chịu kéo và cáp
định theo biểu thức (3.2-2) với A s=0 .
không đảm bảo cho tiết diện đủ khả năng chịu
mômen tính toán, M u >M n . Bước 2-1: Xác định chiều cao trục trung hòa x.
Dựa vào phương trình cân bằng lực kéo nén
Nếu M u >M n , cốt thép chịu nén được bổ
trên tiết diện C=T (Hình 3.2-1), xác định
sung để tăng khả năng chịu mômen của tiết
được chiều cao trục trung hòa x :
diện, hay để đạt điều kiện M u ≤M 'n . Với M 'n
C=Cc =ηf cd λbx
là khả năng chịu mômen uốn của tiết diện có
T=T ps=f ps Ap
cáp, thép chịu kéo và thép chịu nén. Ngoài
f ps A p
cách bổ sung thép chịu nén ra, có thể tăng C=T ⇔ ηf cd λbx=f ps A p ⇔ x=
η f cd b λ
cường độ bê tông, hoặc tăng kích thước tiết
f ps được xác định giống như trong bước 3
diện để tăng khả năng chịu mômen của tiết
tương ứng cho cáp bám dính hoặc không bám
diện. Khi đó các bước tính toán sẽ quay trở về
dính.

AsiaPTi Structural Journal - 08/2019 5 Lưu hành nội bộ


Polytechnic & Technology Institute Of Asia

Mục 3.1.7 EN1992-1-1 quy định cho hệ số diện với trường hợp tiết diện có bố trí cả cáp và
λ, η: thép chịu kéo, M n .
λ =0.8 ;η =1 khi f ck ≤50 Mpa Để tiết diện được thiết kế theo trạng thái
f ck −50 phá hoại dẻo, giả thiết chiều cao trục trung hòa
λ =0.8− khi 50 Mpa <f ck ≤90 Mpa
400 x ( x≤x max ), sau đó tiến hành tính lặp để tìm
f ck −50
η =1− khi 50 Mpa <f ck ≤90 Mpa được diện tích cốt thép chịu kéo A s . Thực
200
hiện trình tự theo các bước từ bước 3-1 đến
Bước 2-2: Tính toán khả năng chịu mômen uốn
bước 3-3.
của tiết diện.
λx Bước 3-1: Xác định giá trị ứng suất của cáp dự
M 0n =Ap f ps (d p− ) (3.4-1)
2 ứng lực.
Nếu x≤x max và M 0n > M u , tiết diện đảm Ứng suất trong cáp dự ứng lực bao gồm
bảo đủ khả năng chịu lực. ứng suất hữu hiệu cộng với ứng suất tăng thêm

Nếu x > x max và M 0n > M u , tiết diện vẫn do tải trọng ngoài. Đối với trường hợp thiết kế
cho cáp dự ứng lực bám dính thì ứng suất tăng
đảm bảo đủ khả năng chịu lực nhưng chiều cao
thêm được xác định dựa vào biến dạng tương
vùng nén của bê tông lớn chứng tỏ cáp đang
thích với biến dạng bê tông. Còn đối với cáp
được bố trí lớn hơn so với hàm lượng cần thiết.
không bám dính, phần ứng suất tăng thêm được
Nếu M 0n < M u , tiết diện chưa đủ khả năng
kiến nghị tại mục 5.10.8 EN 1992-1-1 như đã
chịu lực, cần bổ sung thêm cáp hoặc bố trí
được trình bày ở phần b) của bước 3-1.
thêm cốt thép chịu kéo theo bước 3. Thông
a) Đối với cáp bám dính (bonded).
thường ta sẽ bổ sung cốt thép chịu kéo, bài toán
f
nên được thiết kế có sự hợp lý giữa hàm lượng f ps=E p ε p ≤ γpk (3.4-2)
s

cáp và thép chịu kéo để tiết kiệm vật liệu. ε p =ε pe +∆ ε p (3.4-3)


x là chiều cao trục trung hòa được xác Trong đó:
định bằng quan hệ biến dạng tương thích của Pe 0.0035 (d p − x )
ε pe = và ∆ ε p =
cốt thép và bê tông đạt đến giá trị biến dạng A p Ep x

giới hạn ε cu3 (ε cu2 ), xem Hình 3.2-1. Trong đó Với:

ε cu 2 là biến dạng hạn biến dạng của biếu đồ ε pe Biến dạng hữu hiệu trong cáp do lực

Parabol, ε cu 3 là biến dạng giới hạn ứng với biểu kéo cáp (sau khi đã trừ tổng tổn hao ngắn hạn
và dài hạn).
đồ dạng đường thẳng tham khảo mục 3.1.7
Δε p Biến dạng gia tăng do tải trọng ngoài
EN1992-1-1.
Bước 3: Trong trường hợp tiết diện chỉ có cáp gây ra.

thì không đủ khả năng chịu mômen uốn, b) Đối với cáp không bám dính (unbonded).
Đối với cấu kiện dự ứng lực sử dụng các
M u >M 0n . Bố trí cốt thép chịu kéo cho tiết diện
cáp loại không bám dính, tính toán sự gia tăng
và xác định khả năng chịu mômen uốn của tiết

AsiaPTi Structural Journal - 08/2019 6 Lưu hành nội bộ


Polytechnic & Technology Institute Of Asia

ứng suất trong cáp dự ứng lực dựa vào biến η f cd λ x b − f ps A p


C=T ⇔ As=
dạng của toàn bộ cấu kiện. Khi không thực fs

hiện được các tính toán chi tiết, có thể giả thiết Giá trị M n được xác định như sau:
rằng sự gia tăng ứng suất trong cáp ở trạng thái
giới hạn cực hạn là Δ σ p , ULS . giá trị ứng suất
(
M n=A p f ps d p −
λx
2 ) (
+ As f s d s −
λx
2 )
Tính toán được lặp lại cho đến khi nhận
gia tăng được khuyến nghị là 100 Mpa .
được giá trị M n lớn hơn M u . Giá trị A s
Nếu sự tăng ứng suất được tính toán bằng
cách dựa trên tính toán biến dạng toàn bộ cấu tương ứng là diện tích cốt thép chịu kéo cần

kiện, phải sử dụng giá trị trung bình của đặc tìm. Thông thường bước 3 sẽ được thực hiện

trưng vật liệu. Giá trị gia tăng ứng suất nhiều lần để tìm được hàm lượng thép đảm bảo

Δ σ pd=Δ σ p y Δ p phải được xác định bằng cách M n gần sát với giá trị M u .

áp dụng hệ số an toàn riêng; tương ứng là Nếu x=x max và M n < M u thì phải tính

y Δ p ,sup =1.2 ;y Δ p ,inf =0.8 nếu áp dụng phân theo trường hợp tiết diện có bố trí thêm cốt
thép chịu nén (bố trí cốt kép) như bước 4.
tích tuyến tính với các tiết diện không có vết
Ngoài ra còn có thể tăng hàm lượng cáp, tăng
nứt, cũng có thể giả thiết biến dạng giới hạn
cường độ bê tông hoặc tăng kích thước tiết
thấp hơn và giá trị khuyến nghị cho cả hai là
diện rồi sau đó tính toán tại từ bước 1 cho đến
y Δ p ,sup =y Δ p , inf =1.0 .
khi tiết diện đủ khả năng chịu mômen tính
Bước 3-2: Xác định giá trị ứng suất của cốt
toán.
thép chịu kéo.
Bước 4: Trong trường hợp nhận được kết quả
Dựa vào biến dạng tương thích giữa cốt
sau cùng M u >M n ở bước 3. Bố trí thêm cốt
thép chịu kéo và bê tông, ta có biến dạng và
thép chịu nén để tăng khả năng chịu mômen
ứng suất tương ứng của cốt thép chịu kéo:
uốn của tiết diện.
0.0035 ( d s − x )
εs = Giá trị mômen tăng thêm mà cốt thép chịu
x
f nén cần được bố trí để kháng lại:
f s=E s ε s≤ γ y
s Δ M n=M u−M n
Bước 3-3: Xác định diện tích cốt thép chịu kéo Diện tích cốt thép chịu nén được tính như
As . sau:
Dựa vào phương trình cân bằng lực kéo nén Δ Mn
A 's=
trên tiết diện C=T (Hình 3.2-1), tính diện tích (0.87 f ' s−η f cd )(d s−d 's)
cốt thép chịu kéo, từ đó xác định được khả ' λ x max −d 's
với f =ε cu Es [
s ]≤0.87 f yk
năng chịu mômen uốn của tiết diện có bố trí cốt λ x max
thép chịu kéo: Giá trị cốt thép chịu kéo cần thêm vào để
C=Cc =ηf cd λbx cân bằng cốt thép chịu nén:
T=T ps+T s=f ps A p +f s As

AsiaPTi Structural Journal - 08/2019 7 Lưu hành nội bộ


Polytechnic & Technology Institute Of Asia

0 Δ Mn 4. VÍ DỤ TÍNH TOÁN
As= '
0.87 f yk (d s−d )
s
Các thông số đầu vào thiết kế
Tổng lượng thép chịu kéo Σ As=A0s + A s .
Bước 5: Kiểm tra hàm lượng cốt thép chịu kéo Bài toán: Cho hệ kết cấu sàn dự ứng lực được
so với hàm lượng cốt thép cho phép theo tiêu đỡ bởi 3 cột như Hình 4.1-1, tính hàm lượng
chuẩn EN 1992-1-1 (mục 3.5 của tài liệu này). cốt thép chịu uốn bố trí cho sàn tại gối cột giữa
3.5. Giới hạn hàm lượng cốt thép chịu kéo theo tiêu chuẩn Eurocode. Bỏ qua mômen thứ
của cấu kiện chịu uốn cấp do cáp gây ra.
Diện tích cốt thép chịu kéo không lấy nhỏ
hơn A s,min tuân theo mục 9.2.1.1 EN1992-1-1
như sau:
f ctm
A s, min =0.26 bd
f yk t
Nhưng không nhỏ hơn 0.0013 b t d .
Hình 4-1 Dải (dầm) thiết kế - Sàn dự ứng lực
Trong đó:
bt là chiều rộng trung bình của vùng kéo;
đối với dầm chữ T với cánh chịu nén, chỉ có bề
rộng sườn là được tính toán là bt. Hình 4-2 Mặt cắt ngang và cao độ cáp trong
f ctm xác định theo cấp độ bền bê tông theo dải sàn tính toán

bảng 3.1 EN1992-1-1. Bề rộng dải thiết kế b=6700 mm .

Ngoài ra, đối với các cấu kiện phụ, có thể Chiều dày sàn h=230 mm .

chấp nhận nguy cơ phá hoại giòn, A s,min có thể ➢ Vật liệu:
• Bê tông
lấy bằng 1.2 lần diện tích cốt thép theo yêu cầu
Chọn bê tông cấp độ bền C25/30.
tính toán khi kiểm tra trạng thái giới hạn độ
Cường độ chịu nén đặc trưng mẫu bê tông
bền.
Diện tích cốt thép chịu kéo hoặc chịu nén lăng trụ tại 28 ngày: f ck =25 Mpa

không được lớn hơn A s,max=0.04 Ac với A c là Mô đun đàn hồi cát tuyến của bê tông:
0.3
diện tích tiết diện đang xét. E cm=22. 103×[ f cm / 10 ]
0.3
Ngoài ra để khống chế vết nứt, hàm lượng = 22×10 3×[( f ck +8 ) /10 ] =31476 Mpa
thép dọc cần bố trí tuân theo mục 7.3 EN1992- Giá trị trung bình của cường độ chịu kéo
1-1. Quý độc giả vui lòng xem thêm nội dung dọc trục của bê tông:
kiểm tra vết nứt của cấu kiện chịu uốn được
f ctm =0.3 f (2ck/3) =0.3×25(2 /3)=2.6 Mpa
trình bày trong các kỳ tiếp theo của tạp chí
Hệ số điều kiện làm việc của bê tông theo
AsiaPTi.
mục 2.4.2.4 EN1992-1-1: γc =1.5

AsiaPTi Structural Journal - 08/2019 8 Lưu hành nội bộ


Polytechnic & Technology Institute Of Asia

• Cốt thép 4.1. Thực hiện tính toán


Cường độ chảy dẻo của thép: Bước 1: Xác định chiều cao vùng bê tông chịu
f yk =390 Mpa nén tối đa x max =x u :
Mô đun đàn hồi của thép: x max =0 . 45 d s=0 . 45×205=92 . 25 mm.
Es =200000 Mpa Bước 2: Xác định khả năng chịu mômen uốn
Hệ số vật liệu điều kiện làm việc của cốt của tiết diện với trường hợp tiết diện chỉ có
thép theo mục 2.4.2.4 EN1992-1-1: γ s=1.15 cáp, M 0n .
Chiều cao làm việc của cốt thép: Bước 2-1: Xác định chiều cao trục trung hòa x.
d s=230−30=200 mm Phương trình cân bằng lực kéo nén trên tiết
• Cáp dự ứng lực diện trường hợp chỉ có cáp dự ứng lực:
Đường kính danh định: 12.7 mm η f cd ab=f ps A p ⇔ η f cd λxb=f ps Ap (4.1-1)
2
Diện tích sợi cáp: 98.7 mm Trong đó:
Mô đun đàn hồi của cáp: 200000 Mpa f ck 25
f cd = γ c = =16.67 Mpa
Lực kéo đứt của cáp: f pk =1860 Mpa 1.5
Hệ số vật liệu điều kiện làm việc của cáp b=6700 mm

theo mục 2.4.2.4 EN1992-1-1: γs =1.15 λ =0.8 ;η=1(f ck ≤ 50 Mpa )

Chiều cao làm việc của cáp dự ứng lực: Tính ứng suất trong cáp f ps :
d p =230−50=180 mm ε p=ε pe + ∆ ε p

Ứng suất hiệu quả trong cáp sau khi đã trừ f pe 1098
ε pe = = =0.0055
E p 200000
đi tất cả các tổn hao ngắn hạn và dài hạn
f se=1098 MPa . 0.0035 ( d p − x )
∆ ε p=
x
Dải tính toán được thiết kế với 12 sợi cáp
f ps =E p ε p =
loại bám dính.
0.0035×(180 − x)
➢ Nội lực: 200000×(0.0055+ ) (4.1-2)
x
Giá trị mômen tính toán ứng với tổ hợp ở f
trạng thái giới hạn cực hạn của tiết diện bên Ta có điều kiện f ps≤ γpk , nên khi tính ra
s

phải cột giữa được cho trước là −498.0 kNm f


được x phải tính lại f ps và so sánh với γpk .
(Hình 4.1-3). s

Từ phương trình (4.2-1) và (4.2-2) ta có:


1×16.67×0.8 x×6700 =

(
200000 0.0055+
0.0035×( 180 − x )
x )
×12×98.7

Hình 4-3 Mômen tính toán tại tiết diện ⇔ 3.77×10−4 x 2 − 0.002 x−0.63=0
⇔ x=43.62 mm

AsiaPTi Structural Journal - 08/2019 9 Lưu hành nội bộ


Polytechnic & Technology Institute Of Asia

Thay vào (4.2-2) ta được: Bước 3-1 (lần thử 1): Xác giá trị ứng suất của
0.0035×(180 − 43.62) cáp dự ứng lực.
f ps =200000×(0.0055+ )
43.62 ε p=ε pe + ∆ ε p
f pk 1860
= 3288 Mpa> = =1617 Mpa f ps =E p ε p
γ s 1. 15
⇒f ps =1617 Mpa = 200000 0.0055+( 0.0035×(180 − 37 )
37 )
Thay giá trị này vào (4.2-1) để tính lại x:
f pk 1860
f ps A p = 3805 Mpa > = =1617 Mpa
1617×12×98.7 γ s 1.15
x= = =21.43 mm
η f cd λb 1×16.67×0.8×6700
Lấy giá trị f ps =1617 Mpa
Thay x=21.43 mm vào (7.2-2) ta được:
Bước 3-2 (lần thử 1): Xác định giá trị ứng suất
f 1860
f ps =6279.6 Mpa> pk = =1617 Mpa của cốt thép chịu kéo.
γ s 1. 15
0.0035 ( d s − x ) 0.0035(205−37)
(đúng với điều kiện để lấy f ps =1617 Mpa ) ε s= = =0.016
x 37
Vậy x=21.43 mm f s=E s ε s=200000×0.016=3200 Mpa
Bước 2-2: Tính toán khả năng chịu mômen uốn f y 390
> γs= =339 Mpa
của tiết diện. 1.15
λx Lấy giá trị f s=339 Mpa
M n=A p f ps ( d p − )=
2
Bước 3-3 (lần thử 1): Xác định diện tích cốt
1617×12×98.7 180 − (
0.8×21.43
2
×10 −6 ) thép chịu kéo A s .
η f cd λ x b − f ps Ap
= 328 kNm A s=
fs
M u=498 kNm là giá trị mômen do ngoại
1×16.67×0.8×37×6700 − 1617 ×12 × 98.7
lực. =
339
M0n <M u, suy ra tiết diện chỉ bố trí cáp dự = 4102 mm 2=41.02 cm 2
ứng lực thì không đủ khả năng chịu mômen Khả năng chịu mômen uốn của tiết diện:
uốn nên cần tính thêm bước 3 cho tiết diện có λx λx
M n =A p f ps (d p − )+A s f s (d s − )
2 2
bố trí thêm cốt thép chịu kéo.
Bước 3: Trong trường hợp tiết diện chỉ có cáp M n=98.7×12×1617× 180 − ( 0. 8×37
2 )×10 −6 +
thì không đủ khả năng chịu mômen uốn,
0.8×37
4102×339×(205 − )×10 −6 =580.87 kNm
M u >M 0n . Bố trí cốt thép chịu kéo cho tiết diện 2
và xác định khả năng chịu mômen uốn của tiết M n=580.87 kNm > M u, vậy tiết diện đảm
diện với trường hợp tiết diện có bố trí cả cáp và bảo khả năng chịu lực. Tuy nhiên để tiết kiệm
thép chịu kéo, M n . vật liệu, cần giảm giá trị M n gần nhất có thể
Giả xử x=37 mm, xác định các đại lượng với giá trị M u. Tiếp tục chọn x=33 mm và xác
tương ứng với giá trị x : định lại các đại lượng theo giá trị x mới.

AsiaPTi Structural Journal - 08/2019 10 Lưu hành nội bộ


Polytechnic & Technology Institute Of Asia

Bước 3-1 (lần thử 2): Xác định lại ứng suất Bước 4: Không cần tính bước này (do thép
trong cáp dự ứng lực. chịu kéo và cáp bố trí đã cho tiết diện đủ khả
ε p=ε pe + ∆ ε p năng chịu mômen uốn nên không cần bố trí

( )
0.0035×( 180 − 33 ) thêm thép chịu nén).
f ps =E p ε p = 200.103 0.0055+
33 Bước 5: Kiểm tra hàm lượng thép chịu kéo
f pk 1860 theo tiêu chuẩn.
= 4218 Mpa > = =1617 Mpa
γs 1.15 Hàm lượng cốt thép chịu kéo nhỏ nhất:
Lấy giá trị: f ps =1617 Mpa.
Bước 3-2 (lần thử 2): Xác định lại giá trị ứng (
Asmin=Max 0.26
f ctm
f yk t
b d ;0.0013 b t d )
suất của cốt thép chịu kéo. 2.6
= Max ( 0.26× ×6700×205;
0.0035 ( d s − x ) 0.0035(205−33) 390
εs = = =0.018
x 33 0.0013×6700×205 )
f s=E s ε s=200000×0.018=3600 Mpa = Max ( 2380.7 mm 2 ;1785.5 mm 2 )=2380.7 mm 2
f y 390 Hàm lượng cốt thép chịu kéo (hoặc chịu
> γs= =339 Mpa
1.15 nén) lớn nhất:
Lấy giá trị f s=339 Mpa
Amax=0, 004 A c =0 , 004× 6700 × 230=6164 mm 2
Bước 3-3 (lần thử 2): Xác định diện tích cốt
Ta có :
thép chịu kéo A s . Amin < A s < A max
η f cd λ x b − f ps n A p
A s= 2380.7 mm2 <3048 mm2 <6164 mm 2
fs
Vậy ta chọn As=3048 mm 2.
1 ×16.67 × 0.8 × 33× 6700 − 1617 ×12 × 98.7
=
339 5. NHẬN XÉT

= 3048 mm 2=30.48 cm 2 Tính toán thiết kế cấu kiện chịu uốn trước
Khả năng chịu mômen uốn của tiết diện: tiên cần xác định đúng các tham số đầu vào của
tải trọng, vật liệu, nội lực tại tiết diện nguy
(
M n=A p f ps d p −
λx
2 ) (
+ As f s d s −
λx
2 ) hiểm nhất, sau đó dựa vào điều kiện cân bằng

= [ 12×98.7×1617× 180 − ( 0. 8× 33
2 ) để thiết lập các phương trình tính toán ứng
suất, biến dạng, hàm lượng cáp, hàm lượng

+3048 × 339 205 − ( 0.8 ×33


2 )
] ×10 −6=517 kNm thép. Với nhiều phương trình có nhiều ẩn số và
mục tiêu đưa bài toán thiết kế về nghiệm tối ưu
Ta có: M n=517 kNm> M u=498 kNm
nhất, cần phải sử dụng phương pháp tính giả
M n không quá lớn so với M u , nên kết định và lặp để tìm ra giá trị chiều cao vùng bê
thúc quá trình thử tính lặp với giá trị tông chịu nén, sau đó dựa vào sơ đồ biến dạng
x=33 mm và diện tích thép chịu kéo tương thích để tìm ra được ứng suất làm việc
2
A s=30.48 cm . của cáp, thép để có được hàm lượng cáp thép
tương ứng cần thiết cho tiết diện. Tính toán lặp

AsiaPTi Structural Journal - 08/2019 11 Lưu hành nội bộ


Polytechnic & Technology Institute Of Asia

sẽ dừng lại khi nghiệm của bài toán đảm bảo aPTi luôn sẵn sàng đón nhận và biết ơn những
các yêu cầu của tiêu chuẩn và đạt hiệu quả kinh ý kiến đóng góp của quý độc giả.
tế nhất. Để tìm hiểu thêm các nội dung, bài viết
Trong quá trình tìm hiểu, chọn lọc kiến nghiên cứu khác về thiết kế kết cấu công trình,
thức để tổng hợp và biên soạn bài viết này, quý độc giả vui lòng truy cập vào website của
chắc chắn không tránh khỏi những sai xót. Mọi AsiaPTi theo địa chỉ: www.asiapti.org. Sự ủng
thắc mắc cũng như những phản hồi về sai xót hộ của các quý độc giả sẽ luôn là động lực to
trong bài viết này, độc giả vui lòng gửi thư lớn để AsiaPTi ngày càng phát triển hơn nữa
điện tử đến AsiaPTi theo địa chỉ: support- và đóng góp vào sự phát triển của ngành xây
@asiapti.org, các tác giả biên soạn của Asi- dựng nước nhà.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ EN 1992-1-1 (2004) (English): Eurocode 2: Design of concrete structures - Part 1-1: General
rules and rules for buildings.
2/ Designers’ Guide to EN1992-1-1 and EN1992-1-1, Eurocode 2: design of concrete structures.
General rules and rules for buildings and structural fire design; R.S Narayanan & A.Beeby series
editor Haig Gulvanessian.
3/ EN 1990 (2002) (English): Eurocode - Basis of structural design.
4/ EN 1991-1-1 (2002) (English): Eurocode 1: Actions on structures - Part 1-1: General actions –
Densities, self-weight, imposed loads for buildings.

Võ Linh Phương, là Thạc sỹ, Kỹ sư, có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc
trong lĩnh vực xây dựng. Trong đó, ông có hơn 03 năm kinh nghiệm về việc
thiết kế giải pháp kỹ thuật thi công và quản lý chất lượng của ngành dự ứng lực.

Nguyễn Phi Hùng, là Kỹ sư, Ông có hơn 15 năm kinh nghiệm về thiết kế kết
cấu công trình và thiết kế kết cấu Dự ứng lực. Ông là người sáng lập Nam Công
- công ty hàng đầu Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực cáp dự ứng lực.

Lưu Công Quốc, là Kỹ sư, Ông có hơn 5 năm kinh nghiệm về thiết kế kết cấu
công trình và thiết kế kết cấu Dự ứng lực.

Nguyễn Tuấn Anh, là Kỹ sư, Ông có hơn 3 năm kinh nghiệm về thiết kế kết
cấu công trình và thiết kế kết cấu Dự ứng lực.

AsiaPTi Structural Journal - 08/2019 12 Lưu hành nội bộ

You might also like