Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Đại học Quốc gia Tp.

Hồ Chí Minh Đề Kiểm Tra Giữa Học Kỳ 1/2005-2006


Trường Đại Học Bách Khoa Môn Lý Thuyết Thông Tin - 501037
Khoa Công Nghệ Thông Tin Ngày 03/11/2005 – Thời gian 45 phút
–––oOo––– ĐỀ 0001
Họ tên: ............................................... MSSV: ..........................
Lưu ý: 1. Sinh viên trả lời vào PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM. Sinh viên phải điền đầy đủ các
thông tin vào PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM chú ý MSMH: 501037.
2. Sinh viên phải điền họ tên và MSSV của mình vào đề thi và NỘP LẠI ĐỀ THI.
3. Sinh viên KHÔNG được phép sử dụng tài liệu.
Nếu không nói gì thêm thì những nguồn tin được nói trong bài thi là nguồn rời rạc không nhớ.
Câu 1. Thông tin là:
(A) cái mang lại cho người nhận một điều gì đó mà trước đó họ chưa biết
(B) có giá trị như nhau đối với mọi người nhận
(C) một dạng vật chất thực sự
(D) Tất cả đều đúng.
Câu 2. Theo quan điểm kỹ thuật thông tin được đo dựa trên
(A) ngữ nghĩa của tin
(B) xác suất xảy ra của tin
(C) năng lượng mang tin
(D) Tất cả đều sai.
Câu 3. Để biết chính xác một từ được chọn một cách ngẫu nhiên từ một danh sách gồm 100 từ thì chúng ta cần
hỏi bao nhiêu câu hỏi yes/no.
(A) 100 (B) 99 (C) 10 (D) Tất cả đều sai.
Câu 4. Lý thuyết thông tin có ứng dụng vào:
(A) lý thuyết xác suất. (B) lý thuyết tín hiệu (C) lý thuyết dạy và học (D) Tất cả đều đúng.
Câu 5. Trọng tâm của môn học nhằm
(A) tạo nền tảng để xây dựng một hệ thống truyền tin tốt (nhanh chóng, chính xác, an toàn)
(B) đề ra các phương pháp nâng cao năng lực xử lý thông tin của con người
(C) đề ra các phương pháp ứng dụng thông tin vào các hoạt động inh doanh và các hoạt động trong đời sống con
người
(D) Tất cả đều đúng.
Câu 6. Entropy là
(A) độ đo về độ bất ngờ trung bình
(B) có thể được dùng để biểu diễn khái niệm lượng tin trung bình
K
(C) được tính theo công thức p i log p i
i 1
(D) Tất cả đều đúng
Câu 7. Entropy có những tính chất nào sau đây
(A) luôn luôn dương (>0)
(B) đạt cực đại khi nguồn là đẳng xác suất
(C) H(XY) = H(X) H(Y) với X, Y là hai nguồn độc lập
(D) Tất cả đều đúng
Dành cho Câu 8 và Câu 1. Cho một nguồn tin {a, b, c, d} có các xác suất lần lượt là 0,5; 0,25; 0,125; 0,125
Câu 8. Lượng tin của dãy tin abaacdab là
(A) 14 bit (B) 16 bit (C) 8 bit (D) Tất cả đều sai.
Câu 9. Lượng tin trung bình của nguồn là
(A) 2 bit (B) 1,75 bit (C) 4 bit (D) Tất cả đều sai.

Trang 1/4
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Câu 10. Một tín hiệu mang tin có tần số góc lớn nhất là max = 6283 thì tần số lấy mẫu tối thiểu là bao nhiêu
(lấy số nguyên gần nhất thõa mãn yêu cầu)
(A) 1000 Hz (B) 3142 Hz (C) 12566 Hz (D) Tất cả đều sai.
Câu 11. Có đúng 1 lá thăm may mắn trong 5 lá thăm. Có 3 người A, B, C lần lượt và độc lập bốc mỗi người 1 lá
thăm. Vậy xác suất bốc trúng lá thăm may mắn của 3 người A, B, C (kí hiệu là p(A), p(B), p(C)) lần
lượt là
(A) 1/5, 1/4, 1/3 (B) 1/5, 1/5, 1/5 (C) p(A) > p(B) > p(C) (D) Tất cả đều sai.
Dành cho Câu 12 đến Câu 14. Xét một thí nghiệm nhị phân có không gian mẫu S = {0, 1} và xác suất p(0) = 0,3,
p(1) = 0,7. Thực hiện thí nghiệm này 10 lần. Gọi z là biến ngẫu nhiên gắn với số kết quả 0 trong 10 lần thí nghiệm.
Câu 12. Có bao nhiêu dãy kết quả khác nhau có thể xảy ra của 10 lần thí nghiệm
3
(A) C
10
(B) 1024
(C) Chưa xác định được.
(D) Tất cả đều sai.
Câu 13. Giá trị trung bình của z, là E(z), bằng:
(A) 3
(B) 7
(C) Chưa xác định được.
(D) Tất cả đều sai.
Câu 14. Xác suất trong 10 lần thí nghiệm có 4 lần kết quả thí nghiệm bằng 0 là (làm tròn đến 2 số lẽ):
(A) 0,40
(B) 0,41
(C) 0,42
(D) Tất cả đều sai.
Câu 15. Bảng thử mã cho phép xác định:
(A) Mã có phân tách được hay không.
(B) Mã có tính prefix hay không.
(C) Độ chậm giải mã.
(D) Tất cả đều đúng.
Dành cho Câu 16 đến Câu 19. Cho nguồn X = {a, b, c, d} được mã hoá lần lượt thành {01, 10, 100, 110}. Lập
bảng thử mã cho bộ mã này (cột đầu là cột các từ mã).
Câu 16. Ở cột thứ 2 của bảng thử mã có chứa chuỗi nào sau đây:
(A) 0
(B) 1
(C) 00
(D) Tất cả đều đúng.
Câu 17. Ở cột thứ 4 của bảng thử mã có chứa chuỗi nào sau đây:
(A) 0
(B) 00
(C) 10
(D) Tất cả đều đúng.
Câu 18. Bảng thử mã cho bộ mã trên có bao nhiêu cột:
(A) 5
(B) 6
(C) 7
(D) Tất cả đều sai.
Câu 19. Độ chậm giải mã của bộ mã trên trong trường hợp xấu nhất là:
(A) 8

Trang 2/4
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
(B) 10
(C) vô hạn
(D) Tất cả đều sai.
Dành cho Câu 20 và Câu 21. Áp dụng cách xây dựng mã prefix như đã được trình bày trong phần chứng minh
chiều ngược của định lý về bất đẳng thức Kraft cho nguồn trên. Với qui ước rằng, trong quá trình xây dựng cây mã
luôn đi theo phía trái trước rồi mới đi theo phía phải. Bên trái được gán 0, bên phải được gán 1.
Câu 20. Kí tự b sẽ được mã hóa thành
(A) 00
(B) 01
(C) 100
(D) 101
Câu 21. Kí tự d sẽ được mã hóa thành
(A) 00
(B) 01
(C) 100
(D) 101
Câu 22. Mã thống kê tối ưu cho một nguồn tin là mã mà có:
(A) chiều dài trung bình của các từ mã bằng entropy của nguồn.
(B) chiều dài trung bình các từ mã nhỏ nhất trong tất cả các cách mã hóa.
(C) số từ mã nhỏ nhất.
(D) Tất cả đều sai.
Dành cho Câu 23 đến Câu 33. Cho nguồn X = { x1, x2, x3, x4, x5} có các xác suất lần lượt như sau: 0,30; 0,26;
0,20; 0,14; 0,10. Mã hoá nguồn này bằng ba phương pháp Shannon, Fano và Huffman với qui ước sau: Đối với
phương pháp Fano nếu có hai cách chia nhóm thõa mãn thì chọn cách chia mà nhóm trên có tổng xác suất nhỏ hơn
xác suất của nhóm dưới. Đồng thời khi gán thì gán nhóm trên bằng 0, nhóm dưới bằng 1. Đối với phương pháp
Huffman thì trong hai xác suất nhỏ nhất, xác suất lớn được gán bằng 0, xác suất nhỏ được gán bằng 1. Và nếu hai
xác suất nhỏ nhất có tổng bằng với một xác suất có sẵn thì tổng này được chèn vào bên dưới xác suất đó.
Câu 23. Entropy của nguồn bằng (làm tròn đến hai số lẽ, lấy đơn vị bit)
(A) 2.12
(B) 2.32
(C) 2.22
(D) Tất cả đều sai.
Dành cho Câu 24 đến Câu 26. Mã hoá nhị phân nguồn này bằng phương pháp Shannon.
Câu 24. Tin x2 được mã hoá thành:
(A) 01
(B) 10
(C) 100
(D) Tất cả đều sai.
Câu 25. Tin x3 được mã hoá thành:
(A) 11
(B) 100
(C) 101
(D) Tất cả đều sai.
Câu 26. Chiều dài trung bình của bộ mã theo của phương pháp này là
(A) 2,24
(B) 2,45
(C) 2,61
(D) Tất cả đều sai.
Dành cho Câu 27 đến Câu 29. Mã hoá nhị phân nguồn này bằng phương pháp Fano.

Trang 3/4
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Câu 27. Tin x3 được mã hoá thành:
(A) 01
(B) 10
(C) 111
(D) Tất cả đều sai.
Câu 28. Tin x5 được mã hoá thành:
(A) 10
(B) 110
(C) 111
(D) Tất cả đều sai.
Câu 29. Chiều dài trung bình của bộ mã theo của phương pháp này là
(A) 2,54
(B) 2,36
(C) 2,24
(D) Tất cả đều sai.
Dành cho Câu 30 đến Câu 33. Mã hoá nhị phân nguồn này bằng phương pháp Huffman.
Câu 30. Tin x1 được mã hoá thành:
(A) 01
(B) 10
(C) 00
(D) Tất cả đều sai.
Câu 31. Tin x3 được mã hoá thành:
(A) 10
(B) 11
(C) 111
(D) Tất cả đều sai.
Câu 32. Tin x5 được mã hoá thành:
(A) 010
(B) 101
(C) 111
(D) Tất cả đều sai.
Câu 33. Chiều dài trung bình của bộ mã theo của phương pháp này là
(A) 2,22
(B) 2,24
(C) 2,26
(D) Tất cả đều sai.
Câu 34. Hiệu suất lập mã:
(A) 99,11%
(B) 92,45%
(C) 92,61%
(D) Tất cả đều sai

Trang 4/4
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

You might also like