Ly Thuyet Tinh Toan Cau Thép PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 129

1

Chương I
MỞ ĐẦU
1.1 Nguyên lý thiết kế
Hiện nay việc tính toán thiết kế kết cấu công trình được dựa trên các trạng
thái giới hạn. Trạng thái giới hạn là trạng thái mà nếu vượt quá nó, cầu hoặc bộ
phận của cầu sẽ không còn thỏa mãn các yêu cầu đặt ra khi thiết kế nữa.
Trong mỗi trạng thái giới hạn (TTGH), mỗi cấu kiện hay liên kết phải thỏa
mãn điều kiện
∑η γ Q
i i i ≤ ΦR n = R r (1-1)
trong đó:
ηi – hệ số điều chỉnh tải trọng, là hệ số liên quan đến tính dẻo, tính dư và tầm
quan trọng trong khai thác của cầu;
γi – hệ số tải trọng, là hệ số xét đến sự biến thiên của tải trọng, sự thiếu chính
xác trong phân tích và xác suất xảy ra cùng một lúc của các tải trọng khác nhau,
nhưng cũng liên quan đến thống kê về sức kháng trong quá trình hiệu chỉnh;
Qi – hiệu ứng của tải trọng: lực dọc, lực cắt , mômen uốn v.v…ở một bộ phận
kết cấu hay liên kết do tải trọng sinh ra;
Rn – sức kháng danh định hay sức kháng tiêu chuẩn của một cấu kiện hoặc
liên kết. Sức kháng danh định được xác định theo kích thước, ứng suất cho phép,
biến dạng hoặc cường độ của vật liệu;
Φ – hệ số sức kháng là hệ số chủ yếu xét đến sự biến thiên các tính chất của
vật liệu, kích thước của kết cấu và tay nghề của công nhân và sự không chắc
chắn trong dự đoán về sức kháng, nhưng cũng liên quan đến những thống kê về
tải trọng thông qua trong quá trình hiệu chỉnh;
Rr – sức kháng tính toán.

1.2 Các trạng thái giới hạn


Về tổng quát có ba trạng thái giới hạn:
- Trạng thái giới hạn về cường độ là trạng thái giới hạn có liên quan đến cường
độ và ổn định.
- Trạng thái giới hạn sử dụng là trạng thái giới hạn liên quan đến ứng suất, biến
dạng và vết nứt dưới điều kiện khai thác bình thường.
- Trạng thái giới hạn đặc biệt là trạng thái giới hạn liên quan đến các sự cố như
động đất, va xô của tàu bè, xe cộ vào công trình, có thể cả trong điều kiện xói lở.
Do trạng thái giới hạn về cường độ được chia làm nhiều trường hợp khác
nhau nên trong tính toán các cấu kiện hay liên kết phải thỏa mãn điều kiện (1-1)
trong các trạng thái giới hạn cụ thể sau đây:

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
2
- Trạng thái giới hạn cường độ I là trạng thái giới hạn tính với tổ hợp tải trọng
cơ bản khi trên cầu có xe và không có gió.
- Trạng thái giới hạn cường độ II là trạng thái giới hạn tính với tổ hợp tải trọng
khi trên cầu không có xe nhưng có gió với tốc độ gió lớn hơn 25m/s.
- Trạng thái giới hạn cường độ III là trạng thái giới hạn tính với tổ hợp tải trọng
khi trên cầu có xe và có gió với vận tốc 25m/s.
- Trạng thái giới hạn mỏi là trạng thái giới hạn tính với tổ hợp tải trọng gây ra
mỏi và đứt gãy liên quan đến tác dụng lặp đi lặp lại và xung kích của một xe tải
với khoảng cách trục cố định (khoảng cách trục giữa và trục sau là 9m).
- Trạng thái giới hạn sử dụng là tải trọng giới hạn tính với tổ hợp tải trọng liên
quan đến khai thác bình thường của cầu với gió vận tốc 25m/s và với tất cả các
tải trọng lấy theo giá trị danh định (trong quy trình cũ gọi là tải trọng tiêu chuẩn)
dùng để kiểm tra độ võng, bề rộng vết nứt trong kết cấu bê tông cốt thép và bê
tông cốt thép dự ứng lực, sự chảy dẻo của kết cấu thép và sự trượt của các liên
kết có nguy cơ trượt do tác dụng của hoạt tải xe.
- Trạng thái giới hạn đặc biệt là trạng thái giới hạn tính với tổ hợp tải trọng có
liên quan đến động đất, lực va của tầu thuyền, xe cộ.

1.3 Hệ số điều chỉnh tải trọng


Hệ số ηi liên quan đến tính dẻo, tính dư và tầm quan trọng của cầu trong khai
thác theo quan hệ:
ηi = ηD ηR ηI ≥0.95 (1-2)
trong đó ηD , ηR và ηI lần lượt là hệ số độ dẻo, hệ số dư và hệ số tầm quan trọng
khai thác. Các hệ số này được lấy theo hướng dẫn dưới đây.

1.3.1 Hệ số độ dẻo ηD
Khi vật liệu có tính dẻo nếu một bộ phận kết cấu làm việc ra ngoài miền đàn
hồi, biến dạng sẽ tăng lên và có sự phân bố lại nội lực sang các bộ phận khác
của kết cấu và như vậy kết cấu hay liên kết có tính dẻo làm việc an toàn hơn kết
cấu và liên kết không dẻo.
Hệ kết cấu cầu phải được xác định kích thước và cấu tạo đảm bảo cho sự phát
triển của biến dạng dẻo ở trạng thái giới hạn cường độ và trạng thái giới hạn đặc
biệt.
Cần phải xét đến ảnh hưởng của tính dẻo trong tính toán, ở đây hệ số dẻo
được đặt ở vế trái của biểu thức (1-1), ở phần hiệu ứng của tải trọng nên các cấu
kiện và liên kết không dẻo có hệ số ηD lớn hơn. Quy trình quy định như sau:
- Đối với trạng thái giới hạn cường độ:
ηD ≥ 1,05 cho cấu kiện và liên kết không dẻo.
ηD = 1,00 cho các thiết kế thông thường.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
3
ηD ≥ 0,95 cho các cấu kiện hoặc liên kết có biện pháp tăng thêm tính dẻo.
- Đối với các trạng thái giới hạn khác: ηD = 1,00.

1.3.2 Hệ số dư
Xét đến tính dư là xét đến bậc siêu tĩnh hay số liên kết thừa so với yêu cầu bất
biến hình của kết cấu. Tuy nhiên không phải bộ phận nào của kết cấu siêu tĩnh
cũng được xem là có tính dư, chẳng hạn dàn trên hình 1-1 là dàn siêu tĩnh bậc 1,
các thanh có đánh dấu x là các bộ phận có tính dư vì hư hỏng của một thanh nào
đó trong chúng không gây nên sập đổ cầu, trái lại các thanh không đánh dấu x là
các thanh không có tính dư vì hư hỏng một trong số các thanh này làm cho dàn
trở thành kết cấu biến hình.
Xét dầm liên tục hai nhịp như trên hình 1-2, dầm được xem là có tính dư vì
khi xuất hiện một khớp dẻo A hoặc B dầm vẫn là hệ bất biến hình và không bị
sụp đổ, dầm chỉ được xem là mất khả năng làm việc khi đồng thời xuất hiện cả
hai khớp dẻo A và B.

Hình 1-1. Cầu dàn

Hình 1-2. Cầu dầm


Qua hai thí dụ trên có thể thấy ngay trong một kết cấu siêu tĩnh các bộ phận
hay cấu kiện mà hư hỏng của chúng gây ra sụp đổ cầu là các bộ phận hay cấu
kiện không có tính dư, trái lại các bộ phận hay cấu kiện mà sự hư hỏng của
chúng không gây ra sụp đổ cầu là các bộ phận hay cấu kiện có tính dư.
Cũng như hệ số dẻo, hệ số dư ηR được xét đến ở vế trái của biểu thức (1-1), ở
phần hiệu ứng của tải trọng nên ở bộ phận không có tính dư, ηR có giá trị lớn
hơn ở bộ phận có tính dư. Quy trình quy định như sau:
- Đối với trạng thái giới hạn cường độ ηR :
ηR ≥ 1,05 cho các bộ phận không có tính dư.
ηR = 1,00 cho các bộ phận có mức dư thông thường.
ηR ≥ 0,95 cho các bộ phận có mức dư đặc biệt.
- Đối với các trạng thái giới hạn khác: ηR = 1,00.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
4
1.3.3 Hệ số tầm quan trọng trong khai thác
Tùy theo tính chất quan trọng trong khai thác chủ đầu tư có thể quyết định
một cầu hoặc một bộ phận nào của cầu là quan trọng trong khai thác. Quy trình
quy định lấy hệ số tầm quan trọng trong khai thác ηI như sau:
- Đối với trạng thái giới hạn cường độ:
ηI ≥ 1,05 cho các cầu quan trọng; ηI = 1,00 cho các cầu thông thường;
ηI ≥ 0,95 cho các cầu ít quan trọng.
- Đối với các trạng thái giới hạn khác : ηI = 1,00.

1.4 Hệ số sức kháng của kết cấu thép


1.4.1 Đối với trạng thái giới hạn cường độ
Hệ số sức kháng Φ được lấy theo các chỉ dẫn trong bảng 1-1.

Bảng 1-1. Hệ số sức kháng


Hạng mục Φ
Kết cấu chịu uốn 1,00
Kết cấu chịu cắt 1,00
Kết cấu thép hoặc thép liên hợp chịu nén dọc trục 0,90
Kết cấu chịu kéo, đứt trong mặt cắt thực 0,80
Kết cấu chịu kéo, chảy trong mặt cắt nguyên 0,95
Ép mặt tựa trên các chốt, các lỗ doa, khoan hoặc bắt bulông
trên các bề mặt cán 1,00
Bulông ép mặt trên vật liệu 0,80
Neo chịu cắt 0,85
Bulông A325M và A490M chịu cắt 0,80
Cắt khối 0,80
Kim loại hàn trong các đường hàn ngấu hoàn toàn:
- Cắt trên diện tích hữu hiệu 0,85
- Kéo và nén trực giao với diện tích hữu hiệu Lấy theo kim loại được hàn
- Kéo hoặc nén song song với trục đường hàn Lấy theo kim loại được hàn
Kim loại hàn trong các đường hàn ngấu cục bộ:
- Cắt song song với trục đường hàn 0,80
- Kéo hoặc nén song song với trục đường hàn Lấy theo kim loại được hàn
- Nén trực giao với diện tích hữu hiệu Lấy theo kim loại được hàn
- Kéo trực giao với diện tích hữu hiệu 0,80
Kim loại hàn các mối hàn:
- Kéo hoặc nén song song với trục đường hàn Lấy theo kim loại được hàn
- Cắt trong chiều cao tính toán của kim loại hàn 0,80

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
5
1.4.2 Đối với các trạng thái giới hạn đặc biệt
Hệ số sức kháng trong trạng thái giới hạn đặc biệt, trừ bulông, lấy bằng 1,00.

1.5 Hệ số tải trọng


Hệ số tải trọng phụ thuộc vào loại tải trọng: tải trọng thường xuyên, tải trọng
tức thời hay tải trọng thi công. Hệ số tải trọng còn phụ thuộc vào tổ hợp tải
trọng. Trong mỗi tổ hợp tải trọng các hệ số tải trọng phải chọn sao cho gây ra
tổng nội lực tính toán là cực trị (cả giá trị âm và dương), ở đó nếu tác dụng của
một tải trọng làm giảm tác dụng của một tải trọng khác thì phải lấy giá trị nhỏ
nhất của tải trọng đã làm giảm tác dụng của tải trọng kia bằng cách lấy hệ số tải
trọng nhỏ nhất.
Hệ số tải trọng của các tải trọng thường xuyên được lấy theo bảng 1-2, còn hệ
số tải trọng của các tải trọng tức thời được lấy theo bảng 1-3.
Khi cần kiểm tra cầu với xe đặc biệt do chủ đầu tư quy định hoặc xe có giấy
phép qua cầu thì hệ số tải trọng của hoạt tải (LL) trong tổ hợp cường độ I có thể
giảm xuống còn 1,35. Các cầu có tỷ lệ tĩnh tải trên hoạt tải rất cao (cầu nhịp lớn)
cần kiểm tra tổ hợp không có hoạt tải trên cầu (tổ hợp cường độ II) nhưng với hệ
số tải trọng bằng 1,5 cho tất cả các tải trọng thường xuyên (γP = 1,5).

Bảng 1-2. Hệ số tải trọng của các tải trọng thường xuyên
Hệ số tải trọng
Loại tải trọng
Lớn nhất Nhỏ nhất
DC: Cấu kiện và thiết bị phụ 1,25 0,90
DD: Kéo xuống (ma sát âm) 1,80 0,45
DW: Lớp phủ mặt cầu và các tiện ích 1,50 0,65
EH: Áp lực ngang của đất
Chủ động 1,50 0,90
Bị động 1,35 0,90
EL: Các ứng suất do lắp ráp 1,00 1,00
EV: Áp lực đất thẳng đứng
Ổn định tổng thể 1,35 Không áp dụng
Kết cấu tường chắn 1,35 1,00
Kết cấu cứng bị vùi lấp 1,30 0,90
Khung cứng 1,35 0,90
Kết cấu mềm bị vùi lấp và không phải cống hộp thép 1,95 0,90
Cống hộp mềm bằng thép 1,50 0,90
ES: Tải trọng đất chất thêm 1,50 0,75

Với cầu vượt sông ở các trạng thái giới hạn cường độ và trạng thái giới hạn sử
dụng phải xét đến xói móng mố, trụ do lũ thiết kế.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
6
Với cầu vượt sông khi kiểm tra các hiệu ứng tải: động đất, lực va xe, lực va
tầu ở trạng thái giới hạn đặc biệt thì tải trọng nước và chiều sâu xói có thể dựa
trên lũ trung bình hàng năm, tuy nhiên kết cấu phải được kiểm tra với các hậu
quả do lũ như kiểm tra xói ở trạng thái giới hạn đặc biệt và tải trọng nước tương
ứng nhưng không có các tải trọng động đất, va xô của xe, của tầu thuyền.
Khi kiểm tra chiều rộng vết nứt trong kết cấu bê tông dự ứng lực ở trạng thái
giới hạn sử dụng có thể giảm hệ số tải trọng của hoạt tải xuống là 0,80.
Khi kiểm tra kết cấu thép của trạng thái giới hạn sử dụng thì hệ số tải trọng
của hoạt tải phải tăng lên là 1,30.

Bảng 1-3. Tổ hợp tải trọng và hệ số tải trọng


DC LL Cùng một lúc chỉ
DD IM dùng một trong
các tải trọng
Tổ hợp tải DW CE TU
trọng EH BR WA WS WL FR CR TG SE
EV PL SH
TTGH ES LS EQ CT CV
EL
Cường độ I γP 1,75 1,00 - - 1,00 0,50/1,20 γTG γSE - - -
Cường độ II γP - 1,00 1,40 - 1,00 0,50/1,20 γTG γSE - - -
Cường độ γP 1,35 1,00 0,40 1,00 1,00 0,50/1,20 γTG γSE - - -
III
Đặc biệt γP 0,5 1,00 - - 1,00 - - - 1,00 1,00 1,00
Sử dụng 1,00 1,00 1,00 0,30 1,00 1,00 0,50/1,20 γTG γSE - - -
Mỏi, chỉ có - 0,75 - - - - - - - - -
LL, IM và
CE

Ghi chú của bảng 1-3:


BR Lực hãm xe. CE Lực ly tâm.
CR Từ biến. CT Lực va xe.
CV Lực va tàu thuyền. EQ Động đất.
IM Tác dụng xung kích của xe. LL Hoạt tải xe.
LS Hoạt tải chất thêm. PL Tải trọng người đi.
SE Lún. SH Co ngót.
TG Chênh lệch nhiệt độ không đều (gradien nhiệt độ).
TU Chênh lệch nhiệt độ đều.
WA Tải trọng nước và áp lực dòng chảy.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
7
WL Tải trọng gió lên hoạt tải.
WS Tải trọng gió lên cầu.
Hệ số tải trọng của gradien nhiệt độ γTG được lấy bằng:
0,00 ở trạng thái giới hạn cường độ và đặc biệt;
1,00 ở trạng thái giới hạn sử dụng khi không xét hoạt tải;
0,50 ở trạng thái giới hạn sử dụng khi có xét hoạt tải.
Đối với cầu thi công phân đoạn, phải xem xét tổ hợp sau đây ở trạng thái giới
hạn sử dụng:
DC + DW + EH + EV + ES + WA + CR + SH + TG + EL

1.6 Tải trọng và các hệ số


1.6.1 Tải trọng thường xuyên
Tải trọng thường xuyên là tải trọng và lực tác động không đổi hoặc được xem
là không đổi sau khi hoàn thành việc xây dựng cầu. Tải trọng thường xuyên của
cầu nói chung bao gồm tĩnh tải và tải trọng đất. Đối với kết cấu nhịp thì tải trọng
thường xuyên là tĩnh tải bao gồm trọng lượng tất cả cấu kiện của kết cấu, phụ
kiện và tiện ích công cộng kèm theo, trọng lượng mặt cầu, dự phòng phủ bù và
mở rộng.
Khi không có đủ số liệu chính xác có thể lấy khối lượng riêng như trong bảng
1-4 để tính tĩnh tải.

Bảng 1-4. Khối lượng riêng của vật liệu


Vật liệu Khối lượng riêng
(kg/m3)
Hợp kim nhôm 2800
Lớp phủ nhựa đường 2250
Xỉ than 960
Cát chặt, phù sa hay đất sét 1925
Nhẹ 1775
Bê tông Cát nhẹ 1925
Thường 2400
Cát rời, phù sa, sỏi 1600
Đất sét mềm 1600
Sỏi, cuội, đá dăm nện hoặc balat 2250
Thép 7850
Đá xây 2725
Ngọt 1000
Nước
Mặn 1025

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
8
1.6.2 Hoạt tải và các hệ số
1.6.2.1 Xe tải thiết kế
Xe tải thiết kế (LL) là một xe gồm 3 trục có các thông số như sau (hình 1-3):
Tải trọng trục trước 35kN.
Tải trọng mỗi trục giữa và trục sau 145kN.
Tải trọng tổng cộng 325kN.
Khoảng cách từ trục trước đến trục giữa 4300mm.
Khoảng cách từ trục giữa đến trục sau (4300 ÷ 9000)mm.
Khoảng cách tim hai bánh theo chiều ngang 1800mm.

35 kN 145 kN 145 kN 1800 mm


600 mm nãi chung
4300 mm 4300 mm tíi 9000 mm Lµn thiÕt kÕ 3500 mm
300 mm mót thõa mÆt cÇu

Hình 1-3. Xe tải thiết kế


1.6.2.2 Xe hai trục thiết kế
Xe hai trục thiết kế là một xe gồm hai trục có các thông số như sau:
Tải trọng mỗi trục 110kN.
Tải trọng tổng cộng 220kN.
Khoảng cách từ trục trước đến trục sau 1200mm.
Khoảng cách tim hai bánh theo chiều ngang 1800mm.
Ghi chú: Đối với xe tải và xe hai trục thiết kế, trên các đường cấp IV và thấp
hơn, tải trọng xe có thể lấy là tải trọng trục nhân với 0,5 hoặc 0,65 còn khoảng
cách trục xe và bánh xe không thay đổi.
1.6.2.3 Tải trọng làn thiết kế
Tải trọng làn thiết kế gồm tải trọng 9,30N/mm phân bố đều theo chiều dọc
cầu. Theo chiều ngang cầu tải trọng làn được xem là phân bố đều trên chiều
rộng 3000mm. Không tính hệ số xung kích với tải trọng làn.
1.6.2.4 Tải trọng người đi
Tải trọng người đi trên cầu ô tô khi lề người đi rộng bằng hoặc hơn 600mm
được lấy bằng 3.10-3 MPa. Đối với cầu dành riêng cho người đi bộ hoặc đi xe
đạp tải trọng người lấy bằng 4,1.10-3MPa. Không tính hệ số xung kích cho tải
trọng người.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
9
1.6.2.5 Hoạt tải thiết kế HL - 93
Hoạt tải thiết kế HL – 93 là một tổ hợp của:
- Xe tải và tải trọng làn thiết kế.
- Xe hai trục và tải trọng làn thiết kế.
Trong mỗi làn xe tải trọng HL - 93 được xếp chồng giữa xe tải hoặc xe hai
trục với tải trọng làn. Trên mỗi làn chỉ có một xe tải hoặc một xe hai trục trừ
trường hợp có quy định riêng (xem điều 3.6.1.3.1 quy trình).
1.6.2.6 Hệ số làn xe
Khi trên cầu đồng thời có một số làn xe cần phải nhân với hệ số làn để xét đến
xác suất xảy ra hiệu ứng cực trị.
a. Số làn xe thiết kế:
Số làn xe thiết kế được xác định bởi phần số nguyên của tỷ số w/3500, ở đây
w là bề rộng khoảng trống của lòng đường giữa hai đá vỉa hoặc hai rào chắn,
đơn vị là mm. Cần xét đến khả năng thay đổi chiều rộng phạm vi xe chạy trong
tương lai.
Trong trường hợp bề rộng làn xe nhỏ hơn 3500mm thì số làn xe thiết kế lấy
bằng số làn giao thông và bề rộng làn xe thiết kế phải lấy bằng bề rộng làn giao
thông.
Lòng đường rộng từ 6000mm đến 7200mm phải có 2 làn xe thiết kế, mỗi làn
bằng một nửa bề rộng lòng đường.
b. Hệ số làn:
Nội lực cực trị của hoạt tải được xác định bằng cách xét mỗi tổ hợp có thể của
số làn chịu tải nhân với hệ số làn xe như trong bảng 1-5.

Bảng 1-5. Hệ số làn xe


Số làn chất tải Hệ số làn

1 1,20
2 1,00
3 0,85
>3 0,65

Không áp dụng hệ số làn cho trạng thái giới hạn mỏi vì khi tính mỏi chỉ dùng
một xe tải thiết kế bất kể số làn xe là bao nhiêu.
Không áp dụng hệ số làn kết hợp với hệ số phân bố tải trọng trừ khi dùng quy
tắc đòn bẩy hay khi có yêu cầu riêng cho dầm ngoài cùng trong cầu dầm - bản.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
10
1.6.2.7 Hệ số xung kích
Để xét đến tác dụng động của tải trọng, tác dụng tĩnh của xe tải hoặc xe hai
trục thiết kế (không kể lực ly tâm và lực hãm phanh) phải được nhân thêm với
hệ số xung kích 1+IM/100, trong đó lực xung kích IM được tính theo phần trăm
của lực tác dụng và được lấy theo bảng 1-6.
Không áp dụng hệ xung kích cho tải trọng làn thiết kế và tải trọng người đi,
tường chắn không chịu lực thẳng đứng từ kết cấu phần trên và phần móng nằm
hoàn toàn dưới mặt đất.

Bảng 1-6. Lực xung kích IM


Cấu kiện IM
Mối nối bản mặt cầu:
Tất cả các trạng thái giới hạn 75%

Tất cả các cấu kiện khác:


Trạng thái giới hạn mỏi và đứt gẫy 15%
Các trạng thái giới hạn khác 25%

1.6.2.8 Lực ly tâm


Lực ly tâm xuất hiện khi xe chạy trên đường cong. Lực ly tâm tác dụng theo
phương nằm ngang ở phía trên và cách mặt đường 1800mm, có độ lớn bằng tích
số trọng lượng trục của xe tải hay xe hai trục với hệ số C:
4V 2
C= (1-3)
3gR
trong đó:
V – vận tốc thiết kế (m/s);
g – gia tốc trọng trường, lấy bằng 9,807 (m/s2);
R – bán kính cong của làn xe (m).
Khi tính lực ly tâm phải áp dụng hệ số làn.
1.6.2.9 Lực hãm xe
Lực hãm xe được lấy bằng 25% trọng lượng các trục của xe tải hoặc xe hai
trục thiết kế đặt lên mỗi làn cho tất cả các làn được quy định theo phần 1.6.2.6.a
và có xe chạy cùng hướng. Các lực này được xem là tác dụng theo phương nằm
ngang cách phía trên mặt đường 1800mm theo một hướng dọc cầu để gây ra nội
lực lớn nhất. Đối với những cầu có thể trở thành một chiều trong tương lai thì
phải chất tải đồng thời trên tất cả các làn thiết kế.
Khi tính lực hãm phải áp dụng hệ số làn.
1.6.2.10 Lực va của xe
Không cần tính lực va của xe cộ và tầu hỏa nếu công trình được bảo vệ bởi:

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
11
- Nền đắp.
- Rào chắn độc lập chôn trong đất, chịu được va chạm, cao 1370mm, đặt cách bộ
phận cần bảo vệ trong phạm vi 3000mm.
- Rào chắn cao 1070m đặt cách bộ phận cần bảo vệ hơn 3000mm.
a. Xe cộ, tầu hỏa va vào kết cấu:
Nếu không được bảo vệ thì mố, trụ đặt trong phạm vi cách lòng đường bộ
9000mm hay trong phạm vi 15000mm đến tim đường sắt đều phải tính với lực
tĩnh tương đương đặt trong mặt phẳng nằm ngang, cách mặt đất 1200mm với trị
số bằng 1800kN.
b. Xe cộ va vào rào chắn, lan can (hình 1-4):
Các lực thiết kế lan can và các tiêu chuẩn hình học phải như quy định trong
bảng 1-7 và được minh họa trong hình 1-4. Các mức độ ngăn chặn của lan can
được lấy theo các chỉ dẫn sau:
L1 Mức cấp một, áp dụng cho các khu vực công trường với tốc độ xe cộ
thấp và các đường phố địa phương có lưu lượng nhỏ, tốc độ thấp.
L2 Mức cấp hai, áp dụng cho các khu vực công trường, hầu hết các đường
địa phương và đường thu gom có điều kiện tốt nơi có ít xe nặng và tốc độ
giảm.
L3 Mức cấp ba, áp dụng cho các đường chính có hỗn hợp các xe tải và các
xe nặng.
L4 Mức cấp bốn, áp dụng cho đường cao tốc với tốc độ cao, lưu lượng
giao thông lớn với tỷ lệ cao hơn của các xe nặng và cho đường bộ với
điều kiện tại chỗ xấu.
L5 Mức cấp năm, áp dụng cho các đường giống như mức cấp bốn khi có
điều kiện tại chỗ chứng minh cần mức độ ngăn chặn cao hơn.

Bảng 1-7. Lực thiết kế và các thông số tác dụng đối với lan can đường ô tô
Mức độ ngăn chặn của lan can
Lực thiết kế và các thông số tác dụng
L1 L2 L3 L4 L5
Ft Ngang (kN) 60 120 240 516 550
FL Dọc (kN) 20 40 80 173 183
FV Thẳng đứng (kN) hướng xuống dưới 20 20 80 222 355
Lt và LL (mm) 1220 1220 1070 2440 2440
LV (mm) 5500 5500 5500 12200 12200
He (min) (mm) 460 510 810 1020 1070
Chiều cao lan can nhỏ nhất H (mm) 810 810 810 1020 1370

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
12

Lv
Ft

Fv FL
Lt và LL
R1
_
R
R2
H _
Y

Hình 1-4. Các lực va vào rào chắn, lan can


1.6.2.11 Tải trọng gió
a. Tốc độ gió thiết kế:
Ở đây chỉ xét tốc độ gió nằm ngang tác dụng vào công trình cầu thông
thường, đối với những kết cấu nhịp lớn hay kết cấu nhạy cảm với gió như cầu
treo dây võng, cầu dây văng…, cần có những khảo sát, nghiên cứu riêng và thí
nghiệm trong các hầm thổi gió để xác định tác động của gió.
Tốc độ gió thiết kế được xác định theo công thức:
V = VBS (1-4)
trong đó:
V – tốc độ gió thiết kế (m/s);
VB – tốc độ gió giật cơ bản trong 3 giây với chu kỳ xuất hiện 100 năm (p =
1%) lấy theo bảng 1-8;
S – hệ số hiệu chỉnh theo địa hình và cao độ, lấy theo bảng 1-9.

Bảng 1-8. Các giá trị của VB cho các vùng


Vùng tính gió theo Tốc độ gió giật cơ bản
TCVN 2737 – 1995 VB (m/s)
I 38
II 45
III 53
IV 59

Ghi chú của bảng 1-8: Khi tính gió trong quá trình lắp ráp có thể nhân tốc độ
gió giật cơ bản VB cho trong bảng với hệ số 0,85.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
13
Bảng 1-9. Hệ số hiệu chỉnh tốc độ gió theo địa hình và cao độ
Độ cao mặt cầu trên Khu vực trống trải Khu vực có rừng Khu vực có nhà cửa
mặt đất khu vực hay mặt nước hay có nhà cửa với với đa số nhà cao
xung quanh hay trên thoáng cây, nhà cao tối đa trên 10m
mặt nước (m) khoảng 10m
10 1,09 1,00 0,81
20 1,14 1,06 0,89
30 1,17 1,10 0,94
40 1,20 1,13 0,98
50 1,21 1,16 1,01

b. Tải trọng gió tác dụng lên cầu:


- Gió ngang
Tải trọng gió ngang PD có phương nằm ngang, đặt ở trọng tâm diện tích chắn
gió và có trị số (kN):
PD = 0,0006V 2 A t C d ≥ 1,8A t (1-5)
trong đó:
V – tốc độ gió thiết kế (m/s);
At – diện tích chắn gió (m2);
Cd– hệ số chắn gió lấy theo đồ thị trên hình 1-5.

2,8
Hệ số cản Cd

2,4
Hệ số tối thiểu cho hệ mặt
cầu đặt trên dầm I hoặc hệ
2,0 có nhiều hơn 4 dầm loại
khác hoặc hệ dầm hộp
1,6

1,2

0,8

0,4

0,0 0,4 0,8 1,2 1,6 2,0 2 6 10 14 18 22 26 14 30

Tỷ số b/d

Hình 1- 5. Hệ số cản Cd dùng cho kết cấu phần trên có mặt hứng gió đặc

Diện tích chắn gió At phải là diện tích đặc chiếu lên mặt trước vuông góc với
hướng gió, trong trạng thái không có hoạt tải tác dụng với các điều kiện sau:

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
14
+ Đối với kết cấu phần trên có lan can đặc, diện tích At phải bao gồm cả diện
tích của lan can đặc hứng gió (lan can đầu gió), không cần xét ảnh hưởng của
lan can không hứng gió (lan can cuối gió hay lan can ở phía sau).
+ Đối với kết cấu phần trên có lan can hở, khi đó phải lấy bằng tổng tải trọng tác
dụng lên từng phần bao gồm cả lan can đầu gió và lan can cuối gió khi xem như
lan can này không ảnh hưởng gì đến lan can kia. Khi số lan can lớn hơn hai chỉ
xét hai lan can có diện tích chắn gió lớn nhất.
+ Đối với cầu dàn tải trọng gió được tính riêng cho từng dàn, không xét tác dụng
chắn gió của dàn nọ đối với dàn kia.
+ Đối với trụ không xét đến ảnh hưởng của các mặt che chắn.
Hệ số cản gió Cd lấy theo hình 1-5, trong đó trục hoành là tỷ số b/d với b là
chiều rộng cầu giữa hai mặt lan can và d là chiều cao kết cấu phần trên bao gồm
cả lan can đặc nếu có với các chú ý sau:
+ Khi kết cấu phần trên có mặt chính đặc, mép dốc đứng, không có góc vuốt
thoát gió đáng kể thì Cd lấy như trên hình 1-5.
+ Trong cầu dàn, lan can, kết cấu phần dưới tính riêng, mỗi bộ phận có hệ số Cd
tương ứng.
+ Mọi kết cấu phần trên khác, Cd được xác định theo thí nghiệm trong hầm thổi
gió.
+ Giá trị Cd cho trong hình 1-5 ứng với mặt chắn gió thẳng đứng và gió tác dụng
nằm ngang.
+ Nếu mặt chắn gió xiên với mặt phẳng thẳng đứng, Cd có thể giảm 0,5% cho
mỗi độ xiên và giảm tối đa 30%.
+ Nếu mặt chắn gió có phần đứng và phần xiên hoặc hai phần xiên với góc
nghiêng khác nhau thì:
Hệ số cản Cd tính với chiều cao toàn bộ kết cấu;
Đối với từng phần hệ số cản Cd giảm theo ghi chú ở trên;
Tải trọng gió tổng cộng được tính theo tải trọng gió lên từng phần với hệ số
cản gió Cd tương ứng.
+ Nếu kết cấu phần trên có độ dốc phải lấy Cd tăng thêm 3% cho mỗi độ
nghiêng so với đường nằm ngang nhưng không quá 25%.
+ Nếu kết cấu phần trên chịu gió xiên không quá 5% so với phương nằm ngang
phải tăng Cd lên 15%, nếu góc xiên vượt quá 5% phải có thí nghiệm riêng để xác
định Cd.
+ Nếu kết cấu phần trên dốc đồng thời chịu gió xiên phải lấy Cd theo kết quả
khảo sát riêng.
- Gió dọc:
Đối với mố, trụ, kết cấu phần trên có bề mặt cản gió song song với tim dọc
của kết cấu lớn thì phải tính tải trọng gió dọc cầu. Cách tính tải trọng gió dọc

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
15
tương tự cách tính tải trọng gió ngang. Đối với kết cấu phần trên có mặt trước
đặc, tải trọng gió dọc lấy bằng 0,25 tải trọng gió ngang tính như phần trên.
Các tải trọng gió dọc và ngang phải tính riêng rẽ, trường hợp cần thiết cần
kiểm toán theo hợp lực thì không lấy hai trường hợp riêng rẽ trên mà phải tính
theo hướng thực của gió.
- Gió thẳng đứng:
Tải trọng gió thẳng đứng PV tác dụng vào trọng tâm diện tích chắn gió thích
hợp có giá trị bằng (kN):
PV = 0,00045V 2 A v (1-6)
trong đó V là tốc độ gió thiết kế được lấy theo công thức (1-4) ở trên, Av là diện
tích phẳng của mặt cầu hay cấu kiện dùng để tính tải trọng gió thẳng đứng (m2).
Tải trọng gió thẳng đứng chỉ tính trong các trạng thái giới hạn không liên
quan đến gió tác dụng lên hoạt tải, chỉ tính khi lấy hướng gió vuông góc với trục
dọc cầu. Tải trọng gió thẳng đứng tác dụng cùng gió nằm ngang.
Công thức (1-6) áp dụng với điều kiện góc nghiêng của gió tác dụng vào kết
cấu nhỏ hơn 50, nếu lớn hơn cần xác định bằng thí nghiệm.
c. Tải trọng gió tác dụng lên hoạt tải WL:
Trong trạng thái giới hạn cường độ III phải xét cả tải trọng gió tác dụng lên
hoạt tải. Tải trọng gió ngang lên hoạt tải được lấy là một lực rải đều hướng
ngang cầu có trị số 1,5N/mm đặt tại độ cao 1800mm so với mặt đường xe chạy.
Tải trọng gió dọc lên hoạt tải cũng là một lực rải đều nằm ngang đặt tại độ cao
1800mm so với mặt đường xe chạy, phân bố dọc cầu và có cường độ 0,75N/mm.
Tải trọng gió ngang cầu và dọc cầu được tính riêng rẽ, nếu cần kiểm toán theo
hợp lực thì phải tính theo hướng thực của gió.

1.7 Phân bố ngang của tải trọng


Cầu là một kết cấu không gian. Có nhiều phương pháp để tính ra nội lực,
chuyển vị ở từng vị trí của kết cấu, các phương pháp này đã được thể hiện trong
các phần mềm tính toán mà khi thiết kế người kỹ sư có thể dùng để tính toán.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp người ta có thể đưa bài toán không gian về
bài toán phẳng thông qua hệ số phân bố ngang của tải trọng. Có rất nhiều
phương pháp tính hệ số phân bố ngang đã được nghiên cứu, ở đây chỉ xét
phương pháp đã được chấp nhận trong quy trình 22TCN-272-05.
So với các phương pháp khác, phương pháp tính hệ số phân bố ngang theo
quy trình 22TCN-272-05 có các đặc điểm sau:
- Tính hệ số phân bố ngang riêng cho lực cắt, riêng cho mômen uốn.
- Có hệ số phân bố ngang riêng cho dầm biên và cho dầm trong.
- Có hệ số hiệu chỉnh khi cầu xiên.
- Cầu dầm và cầu tiết diện hộp có phương pháp tính khác nhau.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
16
1.7.1 Tính hệ số phân bố ngang cho các cầu dầm - bản
Cầu dầm - bản là loại cầu hay gặp nhất, trong đó dầm chủ có thể là thép, gỗ,
bê tông, mặt cầu cũng có thể là thép, gỗ, bê tông. Tuy nhiên trong phạm vi cầu
thép thì dầm chủ bằng thép còn mặt cầu bằng gỗ, thép hoặc bê tông. Nếu mặt
cầu không liên hợp với dầm chủ thì tạo thành cầu dầm thép bản kê. Nếu mặt cầu
bằng bê tông được liên kết cứng với dầm thép thì tạo thành cầu dầm thép liên
hợp với bản bê tông cốt thép. Nếu mặt cầu bằng thép và được cấu tạo sao cho
cùng làm việc với dầm thép thì tạo thành cầu dầm có bản trực hướng.
Phương pháp tính hệ số phân bố ngang cho cầu dầm - bản (từ đây gọi tắt là
cầu dầm) trong quy trình 22TCN-272-05 chỉ áp dụng cho cầu thỏa mãn các điều
kiện sau:
- Bề rộng mặt cầu không đổi trên suốt chiều dài nhịp.
- Số dầm không nhỏ hơn 4 trừ khi có quy định khác.
- Các dầm song song với nhau và có độ cứng xấp xỉ nhau.
- Phần hẫng của đường xe chạy không vượt quá 910mm trừ khi có quy định
khác.
- Độ cong trong mặt bằng nhỏ.
- Mặt cắt ngang cầu phù hợp với quy định trong bảng 1-10.
Khi đã thỏa mãn các điều kiện trên, tải trọng thường xuyên của bản mặt cầu
và trên bản mặt cầu được xem là phân bố đều cho các dầm chủ hoặc phân bố đều
cho dầm chủ và dầm dọc hoặc phân bố đều cho dầm dọc như trong cầu dàn.
Để tính hệ số phân bố ngang của hoạt tải cần thực hiện theo trình tự: Đầu tiên
tính tham số độ cứng dọc, sau đó từ tham số độ cứng dọc tra bảng để xác định hệ
số phân bố ngang. Hệ số phân bố ngang của hoạt tải ở đây có thể sử dụng cho
các loại xe mà bề rộng của chúng tương đương với bề rộng của xe tải thiết kế.
1.7.1.1 Tính tham số độ cứng dọc
Tham số độ cứng dọc K g được tính theo công thức:
K g = n (I + Ae g2 ) (1-7)
với
EB
n= (1-8)
ED
trong đó:
EB – mô đun đàn hồi của vật liệu chế tạo dầm (MPa);
ED – mô đun đàn hồi của vật liệu bản (MPa);
I – mômen quán tính của dầm (mm4);
A – diện tích tiết diện dầm chủ hay dầm dọc phụ (mm2);
eg – khoảng cách từ trọng tâm dầm đến trọng tâm bản (mm).

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
17
Các thông số I và A trong công thức (1-7) phải được lấy theo dầm không
liên hợp.

Bảng 1-10. Các loại mặt cắt ngang kết cấu nhịp
Cấu kiện đỡ Loại mặt cầu Mặt cắt điển hình

Bê tông đúc tại chỗ, đúc sẵn, lưới


Dầm thép
thép mắt cáo

(a)

Dầm thép
Bê tông đúc tại chỗ
hộp kín

(b)

Dầm thép
Bê tông đúc tại chỗ, đúc sẵn
hộp hở

(c)

1.7.1.2 Xác định công thức tính hệ số phân bố ngang


Căn cứ vào loại kết cấu dầm, mặt cắt thích hợp (a hoặc b hoặc c trong bảng 1-
10), phạm vi áp dụng, tra bảng 1-11 để tìm công thức tính hệ số phân bố ngang,
sau đó thay các giá trị tương ứng vào để tìm giá trị của hệ số phân bố ngang.
Với các cầu chỉ có hai dầm, hệ số phân bố ngang được tính theo phương pháp
đòn bẩy. Hệ số phân bố ngang được tính theo công thức ở bảng trên đã được
nhân với hệ số làn xe m. Khi tính theo phương pháp đòn bẩy cần phải nhân thêm
với hệ số làn xe m.
Ghi chú của bảng 1-11:
S – khoảng cách giữa các dầm (mm).
L – chiều dài nhịp (mm).
ts – chiều dày bản bê tông (mm).
tg – chiều dày lưới thép hoặc tấm thép lượn sóng (mm).
NL – số làn xe thiết kế.
Nb – số dầm, dầm dọc phụ.
de – khoảng cách từ tim dầm ngoài đến mép trong của đá vỉa hoặc lan can.
g – hệ số phân bố.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
18
e – hệ số hiệu chỉnh.
d – chiều cao dầm chủ hoặc dầm dọc phụ (mm).
D – chiều rộng phân bố trên một làn (mm).
θ – góc chéo (độ).
Kg – tham số độ cứng dọc (mm4).

Bảng 1-11. Hệ số phân bố tải trọng theo làn

Nội Hệ số điều chỉnh Phạm vi


Loại kết
lực, Hệ số phân bố tải trọng
cấu độ chéo áp dụng
dầm
Một làn chịu tải 1 − C1 ( tgθ)1,5 1100≤S≤4900
0, 4
⎛ S ⎞ ⎛ S ⎞ ⎛ Kg ⎞
0,3 0 ,1
⎛ K g ⎞⎛ S ⎞
0,5 110 ≤ts≤ 300
0,06 + ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ ⎜⎜ 3 ⎟⎟ C1 = 0,25⎜⎜ 3 ⎟⎟⎜ ⎟
⎝ 4300 ⎠ ⎝ L ⎠ ⎝ Lt s ⎠ 6000≤L≤73000
⎝ Lt s ⎠⎝ L ⎠
Nb ≥ 4
loại a, Số làn chịu tải ≥ 2 Nếu θ < 300, C1=0,0
mặt cầu Nếu θ > 600, sử dụng
bằng bản 0,6 0,2 0,1 θ = 600
⎛ S ⎞ ⎛S⎞ ⎛ Kg ⎞
bê tông 0, 075 + ⎜ ⎟ ⎜ ⎟ ⎜ 3⎟
⎝ 2900 ⎠ ⎝L⎠ ⎝ Lt s ⎠

Dùng giá trị nhỏ hơn: tính theo Nb = 3


công thức trên với Nb=3 hoặc
Mô tính theo nguyên tắc đòn bẩy.
men, Một làn chịu tải S ≤ 1800mm
dầm S/2300 nếu tg < 100 mm
trong loại a, S/3050 nếu tg ≥ 100 mm
mặt cầu Không áp dụng
bằng lưới
mắt cáo Số làn chịu tải ≥ 2 S ≤ 3200mm
S/2400 nếu tg < 100 mm
S/3050 nếu tg ≥ 100 mm
loại b và Số làn chịu tải bất kỳ NL
c, mặt cầu 0,5 ≤ ≤ 1,5
N L 0,425 Không áp dụng Nb
bằng bản 0,05 + 0,85 +
Nb NL
bê tông
Một làn chịu tải
loại a, mặt
cầu bằng S / 2800 S ≤ 1700mm
Không áp dụng
tôn lượn Số làn chịu tải ≥ 2 tg ≥ 50
sóng
S / 2700

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
19
Bảng 1-11. Hệ số phân bố tải trọng theo làn (tiếp theo trang trước)

Nội Hệ số điều chỉnh Phạm vi


Loại kết
lực, Hệ số phân bố tải trọng
cấu độ chéo áp dụng
dầm
Một làn chịu tải 1 − C1 ( tgθ)1,5 -300 ≤de≤ 1700
Tính theo nguyên tắc đòn bẩy Nb ≥ 4
Số làn chịu tải ≥ 2 ⎛ K g ⎞⎛ S ⎞
0, 5
loại a, mặt C1 = 0,25⎜⎜ 3 ⎟⎟⎜ ⎟
g = e·gdầm trong
cầu bằng ⎝ Lt s ⎠⎝ L ⎠
Mô bản bê d
men, e = 0,77 + e
tông 2800
dầm Nếu θ < 300, C1=0,0
biên Dùng giá trị nhỏ hơn: tính theo Nb = 3
công thức trên với Nb=3 hoặc Nếu θ > 600, sử dụng θ
tính theo nguyên tắc đòn bẩy. = 600
loại a, mặt Số làn chịu tải bất kỳ đều tính áp dụng cho
cầu lưới theo nguyên tắc đòn bẩy. Không áp dụng mọi trường hợp
mắt cáo
Một làn chịu tải ⎛ Lt s3 ⎞
0, 3
1100≤S≤4900
S 1,00 + 0,20⎜ ⎟ tgθ 110 ≤ts≤ 300
0,36 + ⎜K ⎟
loại a, mặt 7600 ⎝ g ⎠
6000≤L≤73000
cầu bằng Số làn chịu tải ≥ 2
Lực bản bê với 00≤ θ ≤ 600 4.109≤Kg≤3.1
cắt, 012
2
tông S ⎛ S ⎞
0,20 + ⎜ ⎟
dầm 7600 ⎝ 10700 ⎠ Nb ≥ 4
trong
Nguyên tắc đòn bẩy. Nb = 3
loại a, mặt Số làn chịu tải bất kỳ đều tính Áp dụng cho
cầu lưới theo nguyên tắc đòn bẩy. Không áp dụng mọi trường hợp
mắt cáo
Một làn chịu tải ⎛ Lt s3 ⎞
0, 3

Tính theo nguyên tắc đòn bẩy. 1,00 + 0,20⎜⎜ ⎟



tgθ
loại a, mặt ⎝ Kg ⎠
Số làn chịu tải ≥ 2 300 ≤de≤ 1700
cầu bằng
Lực bản bê
g = e. gdầm trong Nb ≥ 4
cắt tông de
e = 0,60 + với 00≤ θ ≤ 600
dầm 3000
biên
Nguyên tắc đòn bẩy. Nb = 3
loại a, mặt Số làn chịu tải bất kỳ đều tính Áp dụng cho
cầu lưới theo nguyên tắc đòn bẩy. mọi trường hợp
mắt cáo

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
20
1.7.2 Tính hệ số phân bố ngang cho các cầu dầm hộp
Với cầu dầm hộp kể cả hộp đơn và hộp có hai hoặc nhiều ngăn tốt nhất là tính
nội lực bằng các phương pháp không gian như phương pháp phần tử hữu hạn,
dải hữu hạn… trong các phần mềm tính toán đã có sẵn. Với cầu nhiều hộp (hình
b và c trong bảng 1-8) bạn đọc có thể tính theo các công thức cho trong quy
trình, ở đây không nêu công thức tính vì trường hợp này cho đến nay chưa gặp ở
Việt nam.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
21
Chương 2
THÉP VÀ CÁC LIÊN KẾT
2.1 Các loại thép kết cấu
Theo tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN-272-05, trong cầu thép thường dùng 4 loại
thép sau:
- Thép cácbon hay thép kết cấu M 270M cấp 250.
- Thép hợp kim thấp cường độ cao M 270M cấp 345 và 345W.
- Thép hợp kim thấp tôi và gia nhiệt M 270M cấp 485W.
-Thép hợp kim thấp tôi và gia nhiệt với cường độ chảy dẻo cao M270M cấp 690
và 690W.
Bảng 2-1 cho các đặc tính cơ học tối thiểu của thép, trong đó có cường độ
chịu kéo nhỏ nhất (Fu) là cường độ nhỏ nhất khi đứt trong thí nghiệm kéo thép
và cường độ chảy nhỏ nhất (Fy) là cường độ của vật liệu ở giới hạn chảy trong
thí nghiệm kéo thép.

Bảng 2-1. Các đặc tính tối thiểu của thép kết cấu theo hình dáng, cường độ
và chiều dày
Thép kết Thép hợp kim thấp Thép hợp Thép hợp kim tôi
cấu cường độ cao kim thấp và gia nhiệt cường
Ký hiệu tôi và gia độ chảy cao
nhiệt
AASHTO
M 270M M 270M M 270M M 270M M 270M
cấp 250 cấp 345 cấp 345W cấp 485W cấp 690/690W
Ký hiệu ASTM A 709M A 709M A 709M cấp A 709M A 709M các cấp
tương đương cấp 250 cấp 345 345W cấp 485W 690/690W

Chiều dày bản Tới 100 Tới 100 Tới 100 Tới 100 Tới 65 Trên 65
thép, mm đến 100
Tất cả Tất cả Tất cả Không Không Không
Thép hình các các các nhóm áp dụng áp dụng áp dụng
nhóm nhóm
Cường độ chịu
kéo nhỏ nhất Fu 400 450 485 620 760 690
(MPa)
Điểm chảy nhỏ
nhất hoặc cường
độ chảy nhỏ nhất 250 345 345 485 690 620
Fy (MPa)

Đối với tất cả các loại thép khi thiết kế đều lấy môđun đàn hồi E = 200000
MPa và hệ số giãn nở vì nhiệt 11,7. 10-6 mm/mm/00C.
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
22
Trong các loại thép ở bảng 2-1 thì M 270M là ký hiệu thép còn cấp của loại
thép là cường độ chảy tính bằng MPa. Thí dụ thép cấp 345 thì cường độ chảy
của thép là 345MPa, còn chữ W ở sau cấp thép là chỉ thép chống gỉ, thí dụ thép
cấp 690W là thép chống gỉ có cường độ chảy 690MPa.
Tất cả các loại thép cho trong bảng 2-1 đều là thép hàn được.
Chiều dày nhỏ nhất của thép trong cầu thép quy định ở điều 6.7.3 như sau:
- Thép kết cấu bao gồm cả liên kết ngang, liên kết dọc và các loại bản nút trừ
sườn dầm của thép hình, sườn tăng cường kín trong mặt cầu có bản trực hướng
(bản orthotrope), tấm đệm và thép lan can đều phải có chiều dày tối thiểu là
8mm.
- Chiều dày sườn của thép hình, sườn tăng cường kín trong mặt cầu có bản trực
hướng phải có chiều dày tối thiểu là 7mm.
- Với những kết cấu hoặc bộ phận kết cấu chịu ảnh hưởng ăn mòn nghiêm trọng
thì phải được bảo vệ đặc biệt chống ăn mòn hoặc phải quy định chiều dày bị ăn
mòn để tăng thêm chiều dày thép khi thiết kế.

2.2 Liên kết bulông


Bulông dùng trong cầu có thể là bulông thường hoặc bulông cường độ cao.
Bulông thường được dùng chủ yếu trong các bộ phận phụ như lan can, ống thoát
nước v.v... Bulông cường độ cao được dùng phổ biến trong cầu nhất là ở các
mối nối thực hiện tại công trường. Liên kết bulông cường độ cao có thể làm việc
theo ma sát hay theo ép tựa.
Các mối nối chịu ứng suất đổi dấu, tải trọng va chạm mạnh, chấn động lớn…
phải dùng liên kết ma sát, cụ thể là:
- Các mối ghép chịu tải trọng mỏi.
- Các mối nối chịu cắt với các bulông lắp vào lỗ quá cỡ.
- Các mối nối chịu cắt với các bulông lắp vào lỗ ôvan ngắn hoặc dài, lực tác
dụng lên mối nối khác với phương thẳng góc với trục dài của lỗ ôvan.
- Các mối nối chịu ứng suất đổi dấu.
- Các mối nối trong đó các bulông cũng tham gia truyền tải trọng ở bề mặt được
tạo nhám.
- Các mối nối kéo dọc trục hoặc kéo dọc trục đồng thời cắt.
- Các mối nối chịu nén dọc trục với các lỗ tiêu chuẩn hoặc các lỗ ôvan chỉ trong
một lớp của liên kết, phương của tải trọng thẳng góc với phương của trục dài lỗ
ôvan.
Các liên kết chịu ép tựa được dùng cho các mối nối chịu nén dọc trục hoặc
các mối nối trên hệ liên kết với điều kiện phải thỏa mãn sức kháng tính toán
trong trạng thái giới hạn cường độ.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
23
2.2.1 Cấu tạo bulông cường độ cao
Bulông cường độ cao bao gồm có bulông, đai ốc và vòng đệm.
2.2.1.1 Bulông
Bulông cường độ cao dùng trong liên kết của các kết cấu thép phải có cường
độ chịu kéo tối thiểu 830MPa cho các bulông có đường kính từ 16mm đến
27mm và 725MPa cho các bulông có đường kính từ 30mm tới 36mm.
Đường kính bulông không được nhỏ hơn 16mm. Không được dùng bulông
16mm trong các cấu kiện chủ yếu, trừ khi tại các cạnh thép góc 64mm và các
bản cánh của các mặt cắt có kích thước yêu cầu các bulông liên kết đường kính
16mm.
Bulông liên kết đường kính 16mm chỉ nên dùng cho lan can, không dùng cho
thép hình.
Các thép góc mà kích thước không yêu cầu cần phải xác định bằng tính toán
thì có thể dùng các bulông như sau:
- Bulông đường kính 16mm cho cạnh 50mm.
- Bulông đường kính 20mm cho cạnh 64mm.
- Bulông đường kính 24mm cho cạnh 75mm.
- Bulông đường kính 27mm cho cạnh 90mm.
Đường kính của bulông trong các thép góc của các thanh chủ yếu không được
vượt quá một phần tư chiều rộng cạnh của thanh có bố trí bulông.
Tùy theo công nghệ thi công bulông có các cấu tạo khác nhau:
- Kiểu 1 (hình 2-1- a), bulông có cấu tạo thông thường gồm thân bulông, đai ốc
và hai vòng đệm. Khi xiết dùng một cờlê hãm đầu bulông, một cờlê đo lực xiết
đến lực căng yêu cầu.

(a) (b)

(c) (d) (e)

Hình 2-1. Các loại bulông


- Kiểu 2 (hình 2-1-b), bulông có đầu chỏm cầu, đai ốc và hai vòng đệm. Khi xiết
dùng cờlê máy xoay hai chiều, một chiều hãm đầu bulông ngoài đai ốc, một
chiều xiết đai ốc đến khi đứt đầu bulông.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
24
- Kiểu 3 (hình 2-1-c,d), bulông có đầu chỏm cầu, dưới chỏm cầu có một hoặc
hai ngạnh (các ngạnh này được đặt trong lỗ có rãnh), đai ốc và một vòng đệm.
Khi xiết dùng một cờlê đo lực xiết đến lực căng yêu cầu.
- Kiểu 4 (hình 2-1-e), bulông có đầu loe hình nón cụt (chìm) sát phần đầu loe
cấu tạo đoạn gai tạo ma sát với lỗ, đai ốc và một vòng đệm. Khi xiết dùng một
cờlê đo lực xiết đến lực căng yêu cầu.
2.2.1.2 Đai ốc
Đai ốc phải được chế tạo đúng tiêu chuẩn và được tráng kẽm. Đai ốc phải có
độ cứng tối thiểu 89HRB.
2.2.1.3 Vòng đệm
Vòng đệm phải được chế tạo theo đúng tiêu chuẩn và được tráng kẽm. Mặt
ngoài của phần được bắt bulông phải có độ dốc so với mặt phẳng trực giao với
trục bulông lớn hơn 1:20. Trong bất cứ trường hợp nào cũng phải có vòng đệm ở
dưới cấu kiện được xiết chặt. Các vòng đệm tôi cứng phải được trùm qua các lỗ
rộng quá cỡ hoặc rãnh khía ở tấm ngoài.
Chiều dày của các vòng đệm tấm kết cấu hoặc thanh với các lỗ tiêu chuẩn
không được nhỏ hơn 8mm.

2.2.2 Lỗ bulông
Lỗ bulông thường có các loại sau:
- Lỗ tiêu chuẩn là lỗ có đường kính lớn nhất lớn hơn đường kính bulông từ 2mm
đến 3mm.
- Lỗ quá cỡ là lỗ có đường kính lớn nhất lớn hơn đường kính bulông từ 4mm trở
lên. Lỗ quá cỡ được dùng trong liên kết ma sát ở bất kỳ lớp nào của liên kết và
không đựơc dùng trong liên kết kiểu ép tựa.
- Lỗ ôvan ngắn và lỗ có xẻ một rãnh là lỗ có chiều dài lớn hơn chiều rộng nhiều
nhất là 7mm và có thể dùng cho bất kỳ lớp nào của liên kết ma sát hay liên kết
ép tựa. Cạnh dài của lỗ ôvan không phụ thuộc vào phương của tải trọng trong
liên kết ma sát, còn trong liên kết ép tựa chiều dài phải được trực giao với
phương của tải trọng.
- Lỗ ôvan dài và lỗ có xẻ hai rãnh là lỗ có chiều dài lớn hơn nhiều so với chiều
rộng và chỉ dùng trong một lớp của liên kết ma sát hay liên kết ép tựa. Cũng như
lỗ ôvan ngắn trong liên kết ma sát cạnh dài của lỗ ôvan có thể có vị trí bất kỳ so
với phương của tải trọng, còn trong liên kết ép tựa cạnh dài phải được trực giao
với phương của tải trọng.
Kích thước của các loại lỗ phụ thuộc và đường kính bulông và không được
vượt quá giá trị cho trong bảng 2-2.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
25
Bảng 2-2. Các kích thước lỗ lớn nhất
Đường kính Tiêu chuẩn Quá cỡ Ôvan ngắn Ôvan dài
bulông
D Đưòng kính Đường kính Rộng x dài Rộng x dài
16 18 20- 18 x 22 18 x 40
20 22 24 22 x 26 22 x 50
22 24 28 24 x 30 24 x 55
24 26 30 26 x 33 26 x 60
27 30 35 30 x 37 30 x 67
30 33 38 33 x 40 33 x 75
36 39 44 39 x 46 39 x 90

2.2.3 Khoảng cách giữa các bulông


2.2.3.1 Khoảng trống và khoảng cách tối thiểu
Khoảng cách từ tim đến tim của bulông với lỗ tiêu chuẩn không được nhỏ hơn
ba lần đường kính bulông. Khi dùng bulông lỗ quá cỡ hoặc lỗ ôvan (hay lỗ xẻ
rãnh) thì khoảng trống (khoảng cách từ mép lỗ đến mép lỗ liền kề theo phương
của lực hay vuông góc với phương của lực) không được nhỏ hơn hai lần đường
kính bulông.

a b
b1
g
c d a2

Hình 2-2. Các kích thước trong liên kết bulông

Ghi chú hình 2.2: a - khoảng cách giữa các đinh (bước bulông); b - khoảng
cách từ đinh đến đầu cấu kiện; c - khoảng trống giữa các bulông; d - khoảng
trống từ bulông đến đầu cấu kiện; g - khoảng cách ngang; b1 - khoảng cách so le;
a2 - khoảng cách ngang đến mép cấu kịên.
2.2.3.2 Khoảng cách tối đa
Để bảo đảm cho các tấm ghép ép xít vào nhau và cách ẩm khoảng cách giữa
các bulông trên một hàng đơn liền kề với mép tự do của bản táp ngoài hay thép
hình phải thỏa mãn điều kiện:
S ≤ (100 + 4t) ≤ 175 (2-1)

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
26
Cũng để đảm bảo các điều kiện trên nếu có một hàng thứ hai bố trí so le với
hàng liền kề với mép tự do và có khoảng cách không nhỏ hơn 38 + 4t thì cự ly
so le S giữa hai hàng đinh đó phải thỏa mãn điều kiện:
3g
S ≤ 100 + 4t ( ) ≤ 175 (2-2)
4
Khoảng cách so le này không được nhỏ hơn một nửa khoảng cách cho một
hàng đơn.
Trong các công thức (2-1) và (2-2), t là chiều dày nhỏ hơn của bản táp hay
thép hình (mm); g là khoảng cách ngang giữa các bulông (mm).
2.2.3.3 Bước tối đa cho bulông ghép tổ hợp
Bulông ghép tổ hợp khi mặt cắt ngang có hai hay lớn hơn hai tấm bản hay
thép hình tiếp giáp với nhau.
Khoảng cách giữa các bulông theo chiều dọc khi ghép các cấu kiện chịu nén
không được vượt quá 12t. Khoảng cách ngang (g) giữa các hàng bulông liền kề
không được quá 24t. Khi bố trí so le khoảng cách so le của hai bulông ở hai
hàng liền kề phải thỏa mãn:
3g
S ≤ 15t- ( ) ≤ 12 (2-3)
8
Khoảng cách dọc giữa các bulông trong thanh chịu kéo không được vượt quá
hai lần quy định đối với thanh chịu nén. Khoảng cách ngang giữa hai hàng
bulông liền kề không được vượt quá 24t. Khoảng cách dọc tối đa của các bulông
trong các cấu kiện có mặt cắt tổ hợp không được vượt quá trị số nhỏ hơn giữa
hai yêu cầu chống ẩm (xem phần 2.2.3.2) và ghép tổ hợp (xem phần 2.2.3.3).
2.2.3.4 Khoảng cách dọc tối đa cho bulông ghép tổ hợp ở đầu cấu kiện
chịu nén
Bước dọc của bulông liên kết các bộ phận của cấu kiện chịu nén không được
vượt quá bốn lần đường kính bulông cho một đoạn dài bằng 1,5 chiều rộng lớn
nhất của cấu kiện. Ngoài đoạn này (đoạn ở đầu cấu kiện) bước dọc có thể được
tăng dần trên đoạn chiều dài bằng 1,5 lần chiều rộng tối đa của cấu kiện cho đến
khi nào đạt bước dọc tối đa như quy định ở 2.2.3.3.
2.2.3.5 Khoảng cách bulông ở đầu mút cấu kiện
Khoảng cách từ tim lỗ đến đầu cấu kiện của mọi loại lỗ không được nhỏ hơn
khoảng cách đến mép quy định trong bảng 2-3. Đối với lỗ quá cỡ hoặc ôvan
khoảng từ mép lỗ đến mép cấu kiện không đựơc nhỏ hơn đường kính bulông.
Khoảng cách từ tim bulông đến đầu cấu kiện lớn nhất phải lấy không lớn hơn
tám lần chiều dày của bản nối dày nhất và 125mm.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
27
Bảng 2-3. Khoảng cách đến mép tối thiểu
Các mép tấm bản hay thép hình
Đường kính bulông Các mép cắt được cán hoặc các mép được cắt
bằng khí đốt
16 28 22
20 34 26
22 38 28
24 42 30
27 48 34
30 52 38
36 64 46

2.2.3.6 Khoảng cách đến mép bên cấu kiện


Khoảng cách tối thiểu từ tim bulông đến mép bên của cấu kiện quy định trong
bảng 2-3. Khoảng cách từ tim bulông đến mép cấu kiện không được lớn hơn tám
lần chiều dày của bản nối dày nhất và 125mm.

2.2.4 Sức kháng của bulông


Ở đây cần xét sức kháng trượt dùng cho liên kết ma sát, sức kháng cắt và sức
kháng ép mặt dùng cho liên kết ép tựa và các sức kháng khác.
2.2.4.1 Sức kháng trượt
Sức kháng trượt danh định của bulông trong liên kết ma sát được lấy như sau:
Rn = Kh Ks Ns Pt (2-4)
trong đó:
Ns – số lượng mặt ma sát tính cho mỗi bulông;
Pt – lực căng tối thiểu yêu cầu của bulông (N) lấy theo bảng 2-4;
Kh – hệ số kích thước lỗ, lấy theo bảng 2-5;
Ks - hệ số điều kiện bề mặt, lấy theo bảng 2-6, trong đó có mặt loại A, loại B,
loại C như sau:
+ Loại A: Làm sạch các lớp bẩn, không sơn, bề mặt đựơc làm sạch bằng thổi
với các lớp phủ loại A.
+ Loại B: Làm sạch bề mặt bằng thổi, không sơn, bề mặt đựơc làm sạch bằng
thổi có các lớp phủ loại B.
+ Loại C: Bề mặt mạ kẽm nóng và làm nhám bằng bàn chải sắt sau khi mạ.
2.2.4.2 Sức kháng cắt
Sức kháng cắt danh định của bulông cường độ cao hoặc bulông ASTM A307
ở trạng thái giới hạn cường độ trong các mối nối mà khoảng cách giữa các

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
28
bulông xa nhất theo phương song song với đường tác dụng của lực nhỏ hơn
1270mm lấy như sau:
+ Khi đường ren nằm ngoài mặt phẳng cắt:
Rn = 0,48 Ab Fub Ns (2-5)

Bảng 2-4. Lực kéo nhỏ nhất yêu cầu của bulông
Đường kính bulông mm Lực kéo yêu cầu Pt (kN)
M164 (A325M) M253 (A490M)
16 91 114
20 142 179
22 176 221
24 205 257
27 267 334
30 326 408
36 475 595

Bảng 2-5. Các trị số của Kh


Cho các lỗ tiêu chuẩn 1,00
Cho các lỗ quá cỡ và khía rãnh ngắn 0,85
Cho các lỗ khía rãnh dài với rãnh thẳng góc với phương lực 0,70
Cho các lỗ khía rãnh dài với rãnh song song với phương lực 0,60

Bảng 2-6. Các trị số của Ks


Cho các điều kiện bề mặt loại A 0,33
Cho các điều kiện bề mặt loại B 0,50
Cho các điều kiện bề mặt loại C 0,33

+ Khi đường ren nằm trong mặt phẳng cắt:


Rn= 0,38 Ab Fub Ns (2-6)
trong đó:
Ab – diện tích mặt cắt ngang bulông theo đường kính danh định (mm2);
Fub – cường độ kéo nhỏ nhất của bulông ( MPa );
Ns – số mặt cắt cho mỗi bulông.
Sức kháng danh định của bulông trong các mối nối mà khoảng cách giữa các
bulông xa nhất lớn hơn 1270mm lấy bằng 0,8 lần sức kháng danh định tính theo
công thức (2-5) hoặc (2-6).

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
29
Với bulông A307 nếu sức kháng danh định xác định theo (2-6) thì khi
chiều dày tập bản vượt quá 5 lần đường kính bulông, sức kháng phải giảm 1%
cho mỗi 1,5mm lớn hơn của chiều dày tập bản với 5 lần đường kính.
2.2.4.3 Sức kháng ép mặt
Diện tích chịu ép mặt hiệu dụng của bulông lấy bằng đường kính của nó nhân
với chiều dày bản nối nhỏ nhất về một phía. Khi lỗ khoét có miệng loe (cho
bulông đầu chìm) thì chiều dày phải trừ đi một nửa chiều cao của miệng loe.
Đối với các lỗ tiêu chuẩn, lỗ quá cỡ, các lỗ ôvan ngắn có lực tác dụng theo
mọi hướng và tất cả các lỗ ôvan song song với lực ép mặt thì sức kháng ép mặt
danh định của các lỗ bulông ở phía trong và ở đầu cấu kiện trong trạng thái giới
hạn cường độ, Rn được lấy như sau:
- Với các bulông có khoảng trống (khoảng cách từ mép lỗ đến mép lỗ) không
nhỏ hơn 2d và khoảng trống ở đầu không nhỏ hơn 2d:
R n = 2,4 d t Fu (2-7)
- Nếu khoảng trống giữa các lỗ nhỏ hơn 2d hoặc khoảng trống ở đầu nhỏ hơn
2d:
Rn = 1,2 Lc t Fu (2-8)
Đối với các lỗ ôvan có cạnh dài vuông góc với lực ép tựa, Rn được lấy như
sau:
- Khi khoảng trống giữa các lỗ không nhỏ hơn 2d và khoảng trống ở đầu không
nhỏ hơn 2d:
Rn = 2 d t Fu (2-9)
- Khi khoảng trống giữa các lỗ nhỏ hơn 2d và khoảng trống ở đầu nhỏ hơn 2d:
Rn = Lc t Fu (2-10)
trong đó:
d – đường kính danh định của bulông (mm);
t – chiều dày tấm bản (mm);
Fu – cường độ chịu kéo của vật liệu (MPa);
Lc – khoảng trống giữa các lỗ hoặc giữa mép lỗ với đầu cấu kiện (mm).
2.2.4.4 Sức kháng kéo
Các bulông cường độ cao chịu kéo dọc trục phải được căng đến lực quy định
như trong bảng 2-4. Lực kéo tác dụng lên bulông bao gồm ngoại lực tính toán và
lực nhổ do biến dạng của các bộ phận liên kết.
- Sức kháng kéo danh định của bulông (Tn) không phụ thuộc vào lực căng ban
đầu và lấy như sau:
Tn = 0,76 Ab Fub (2-11)
trong đó:

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
30
Ab – diện tích mặt cắt bulông tương ứng với đường kính danh định (mm2);
Fub – cường độ chịu kéo nhỏ nhất quy định của bulông lấy theo phần 2.2.1.1
(MPa).
- Tác dụng nhổ lên: Lực kéo do tác dụng nhổ lên lấy như sau:
⎛ 3b t2 ⎞
Q u = ⎜⎜ − ⎟⎟Pu (2-12)
⎝ 8a 328000 ⎠
trong đó:
Qu – lực kéo nhổ lên trên một bulông do các tải trọng tính toán, lấy bằng 0 khi
là âm (N);
Pu – lực kéo trực tiếp trên một bulông do các tải trọng tính toán (N);
a – khoảng cách từ tim bulông đến mép tấm (mm);
b – khoảng cách từ tim bulông đến chân đường hàn của bộ phận liên kết
(mm);
t – chiều dày nhỏ nhất của bộ phận liên kết (mm).
- Sức kháng mỏi: Bulông cường độ cao chịu kéo dọc trục bị mỏi, ứng suất trong
bulông do hoạt tải mỏi thiết kế có xét xung kích cộng với lực nhổ lên do tác
dụng lặp của tải trọng mỏi phải thỏa mãn điều kiện:
γ (ΔF) ≤ (ΔF)n (2-13)
trong đó:
γ – hệ số tải trọng với tổ hợp tải trọng mỏi, lấy theo bảng 1-2.
ΔF – ứng suất trong bulông do hoạt tải mỏi sinh ra (MPa). Hoạt tải mỏi thiết
kế là một xe tải thiết kế có khoảng cách giữa hai trục 145kN không đổi là 9m.
(ΔF)n – sức kháng mỏi danh định (MPa), xác định theo công thức sau:
1
⎛ A ⎞3 1
(ΔF)n = ⎜ ⎟ ≥ (ΔF)TH (2-14)
⎝N⎠ 2
với
N = (365)(100) n (ADTT) (2-15)
trong đó:
A – hằng số (MPa3), lấy theo bảng (2-7);
n – số chu kỳ ứng suất cho một lần chạy của hoạt tải, lấy theo bảng (2-8);
ADTT – số xe tải trong một ngày theo một chiều tính trung bình trong tuổi
thọ thiết kế;
(ΔF)TH – giới hạn mỏi với biên độ không đổi, lấy theo bảng (2-9).

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
31
Bảng 2-7. Hằng số loại chi tiết, A
Hằng số A
Loại chi tiết
( x 1011 MPa3)
A 82,0
B 39,3
B’ 20,0
C 14.4
C’ 14,4
D 7,21
E 3,61
E’ 1,28
Bulông M164M (A325M) chịu kéo dọc trục 5,61
Bulông M253M (A490M) chịu kéo dọc trục 10,3

Bảng 2-8. Các chu kỳ đối với mỗi lượt xe tải chạy qua, n
Chiều dài nhịp
Các cấu kiện dọc
> 12000 mm ≤ 12000 mm
Dầm giản đơn 1,0
Dầm liên tục
1. Gần gối tựa ở phía trong 1,5 2,0
2. Ở nơi khác 1,0 2,0
Dầm hẫng 5,0
Dàn 1,0
Khoảng cách
Các cấu kiện ngang > 6000 mm ≤ 6000 mm
1,0 2,0

2.2.4.5 Sức kháng kéo và cắt kết hợp


Sức kháng kéo danh định của bulông chịu kéo dọc trục và cắt kết hợp (Tn) lấy
như sau:
P
+ Khi u ≤ 0,33 thì
Rn
Tn = 0,76A b Fub (2-16)

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
32
Bảng 2-9. Giới hạn mỏi - biên độ không đổi
Giới hạn
Loại chi tiết
(MPa)
A 165
B 110
B’ 82,7
C 69,0
C’ 82,7
D 48,3
E 31,0
E’ 17,9
Bulông M164M (A325M) chịu kéo dọc trục 214
Bulông M253M (A490M) chịu kéo dọc trục 262

Pu
+ Nếu > 0,33 thì
Rn
2
⎛ P ⎞
Tn = 0,76A b Fub 1 − ⎜⎜ n ⎟⎟ (2-17)
⎝ ϕs R n ⎠
trong đó:
Ab – diện tích mặt cắt bulông ứng với đường kính danh định (mm2);
Fub – cường độ chịu kéo nhỏ nhất quy định của bulông, lấy theo phần
2.2.1.1 (MPa);
Pn – lực cắt tác động lên bulông do tải trọng tính toán (N);
Rn – sức kháng cắt danh định của bulông (N), lấy theo 2.2.4.2.
Sức kháng danh định của bulông trong các liên kết ma sát ở tổ hợp tải trọng
trong trạng thái giới hạn sử dụng (bảng 1-2) khi bulông chịu kéo dọc trục và cắt
kết hợp không được vượt quá sức kháng trượt danh định tính theo công thức (2-
4) nhân với:
T
1− u (2-18)
Pt
trong đó:
Tu – lực kéo do tải trọng tính toán trong tổ hợp tải trọng sử dụng (N);
Pt – lực căng tối thiểu yêu cầu của bulông (N), lấy theo bảng (2-4).

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
33
2.3 Liên kết hàn
Liên kết hàn được dùng phổ biến trong kết cấu thép nhất là các mối nối trong
công xưởng vì liên kết hàn đơn giản về mặt cấu tạo, tiết kiệm vật liệu, tuy nhiên
trong các mối hàn lớn cần quan tâm đặc biệt đến biến dạng và ứng suất dư.
Để giảm biến dạng và ứng suất dư cần phải quan tâm đến công nghệ hàn cũng
như trình tự hàn, thí dụ khi hàn một dầm chữ I trình tự hàn được thực hiện theo
thứ tự 1, 2, 3 và 4 (hình 2-3) và khi mối hàn nhiều lớp thì lớp sau được hàn theo
hướng ngược lại với lớp trước v.v…

4 2

1 3

Hình 2-3. Trình tự hàn ghép


Khi hàn kim loại cơ bản, kim loại hàn phải tuân theo các yêu cầu của quy
chuẩn. Phải sử dụng kim loại hàn (kim loại của que hàn, dây hàn) phù hợp với
kim loại cơ bản (kim loại của vật liệu được hàn) trừ trường hợp có quy định
riêng.

2.3.1 Các liên kết hàn thường gặp


2.3.1.1 Hàn góc
Mối hàn góc có thể dùng khi hai tấm cơ bản được đặt chồng lên nhau (hình 2-
4 a,b) hoặc khi hai tấm cơ bản vuông góc (cũng có thể xiên góc) với nhau (hình
2-4c). Mối hàn góc có thể hàn cùng mối hàn rãnh (hình 2-4c).
(a) (b) (c)

Hình 2-4. Mối hàn góc

Trong đường hàn góc trên mặt cắt đường hàn điểm giao giữa hai tấm cơ bản
được gọi là gốc của đường hàn, mặt tự do của đường hàn là mặt cong nhưng khi
tính có thể xem đó là mặt phẳng, chiều dài đường vuông góc từ gốc đường hàn
đến mặt đưòng hàn là chiều cao hay chiều dày của đường hàn (đoạn AI trên hình
2-5).

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
34

Chiều cao
I

A C
Gốc đường hàn

Hình 2-5. Chi tiết hàn góc

Diện tích hiệu dụng là tích của chiều cao đường hàn với chiều dài hiệu dụng
của đường hàn. AB, AC được gọi là kích thước của đường hàn góc.
Kích thước lớn nhất của đường hàn góc lấy như sau:
- Bằng chiều dày của tấm cơ bản khi tấm cơ bản có chiều dày nhỏ hơn 6mm.
- Nhỏ hơn chiều dày của tấm cơ bản 2mm khi tấm cơ bản có chiều dày lớn hơn
hay bằng 6mm.
Kích thước nhỏ nhất cần lấy theo bảng 2-7, đồng thời không vượt quá chiều
dày của tấm cơ bản mỏng hơn.

Bảng 2-7. Kích thước nhỏ nhất của các đường hàn góc
Chiều dày kim loại cơ bản của bộ phận Kích thước nhỏ nhất của
mỏng hơn được nối ghép T (mm) đường hàn góc (mm)
T ≤ 20 6
20 < T 8

Chiều dài hiệu dụng nhỏ nhất của đường hàn góc phải lấy bằng bốn lần kích
thước của nó và không nhỏ hơn 40mm.
Sức kháng tính toán của đường hàn góc được lấy như sau:
- Khi đường hàn góc chịu kéo hoặc nén song song với trục đường hàn, sức
kháng tính toán được lấy bằng sức kháng tính toán của kim loại cơ bản.
- Khi đường hàn góc chịu cắt, sức kháng tính toán được lấy trị số nhỏ hơn sức
kháng tính toán của vật liệu tấm cơ bản và sức kháng tính toán của kim loại hàn:
⎧ 0,58Φ y Fy
R r = min ⎨ (2-19)
⎩ 0,60Φ C 2 Fexx
trong đó:
Φy – hệ số sức kháng đối với cắt, lấy theo phần 1-5 đã nêu trên;
Fy – cường độ chảy nhỏ nhất của cấu kiện liên kết (MPa);
Fexx – cường độ phân loại của kim loại hàn (MPa);

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
35
ΦC2 – hệ số sức kháng đối với kim loại hàn, lấy theo phần 1-5 đã nêu trên.
2.3.1.2 Hàn có vát
Mối hàn có vát là mối hàn trong rãnh do mép đường hàn được vát đi. Mối hàn
này thường được dùng khi hàn đối đầu, tuy nhiên cũng có thể dùng để hàn ở
góc, chẳng hạn bốn góc của mặt cắt thanh hình hộp. Rãnh có thể là rãnh vuông
khi chiều dày tấm cơ bản nhỏ, rãnh chữ V đơn, chữ X, chữ U… (hình 2-6).

(a) Rãnh vuông

(b) Rãnh chữ V

(c) Rãnh chữ X

(a) Rãnh chữ U

Hình 2-6. Một số kiểu vát mép khi hàn


a. Sức kháng tính toán của liên kết hàn có vát ngấu hoàn toàn:
- Sức kháng kéo và nén: Sức kháng tính toán của các liên kết hàn có vát ngấu
hoàn toàn chịu kéo hoặc nén vuông góc với diện tích hiệu dụng của đường hàn
hoặc song song với trục đường hàn được lấy như sức kháng tính toán của kim
loại cơ bản.
- Sức kháng cắt: Sức kháng cắt tính toán của liên kết hàn có vát ngấu hoàn toàn
trên diện tích hiệu dụng phải được lấy theo trị số nhỏ hơn cho trong (2-20) hoặc
60% sức kháng tính toán của kim loại cơ bản chịu kéo.
Rr = 0,60 ΦC1Fexx (2-20)
trong đó:
Fexx – cường độ phân loại của kim loại hàn (MPa);
ΦC1 – hệ số sức kháng đối với kim loại hàn, lấy theo phần 1-5 đã nêu trên.
b. Sức kháng tính toán của liên kết hàn có vát ngấu không hoàn toàn:
- Sức kháng kéo và nén: Sức kháng kéo, nén của các liên kết hàn có vát ngấu
không hoàn toàn theo phương song song với trục đường hàn hoặc sức kháng nén

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
36
vuông góc với diện tích hiệu dụng lấy như sức kháng tính toán của kim loại
cơ bản.
Sức kháng kéo của các liên kết hàn có vát ngấu không hoàn toàn chịu kéo trực
giao với diện tích hiệu dụng lấy theo giá trị nhỏ hơn của (2-21) hoặc sức kháng
tính toán của kim loại cơ bản.
Rr = 0,60 ΦC1 Fexx (2-21)
trong đó ΦC1 và Fexx như đã nêu ở trên.
- Sức kháng cắt: Sức kháng tính toán về cắt của các liên kết hàn có vát ngấu
không hoàn toàn chịu lực song song với trục đường hàn phải lấy theo giá trị nhỏ
hơn của sức kháng tính toán của vật liệu cơ bản hoặc sức kháng tính toán của
kim loại hàn:
⎧ 0,58Φ y Fy
R r = min ⎨ (2-22)
⎩ 0,60Φ C 2 Fexx
trong đó Φy , Fy , ΦC2 , Fexx như đã nêu ở trên.

2.4 Sức kháng phá hoại cắt khối


Trong các liên kết cần phải xem xét tất cả các mặt phẳng có thể bị phá hoại ở
các bộ phận và tấm bản liên kết bao gồm các bản song song và vuông góc với
lực tác dụng. Các mặt song song với lực tác dụng phải được xét như chỉ chịu cắt,
các mặt vuông góc với lực tác dụng được xem như chỉ chịu kéo. Sức kháng tính
toán của tổ hợp hai mặt phẳng đã nêu là sức phá hoại cắt khối lấy như sau:
- Nếu Atn ≥ 0,58 Avn thì
Rr = Φbs( 0,58 Fy Avg + Fu Atn) (2-23)
- Nếu Atn < 0,58 Avn thì
Rr = Φbs ( 0,58 Fu Avn + Fy Atg) (2-24)
trong đó:
Avg – diện tích nguyên dọc theo mắt cắt chịu cắt (mm2);
Avn – diện tích thực dọc theo mắt cắt chịu cắt (mm2);
Atg – diện tích nguyên dọc theo mắt cắt chịu kéo (mm2);
Atn – diện tích thực dọc theo mắt cắt chịu kéo (mm2);
Φbs – hệ số sức kháng đối với cắt khối, lấy theo lấy theo phần 1-5 đã nêu trên;
Fy – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của vật liệu liên kết (MPa);
Fu – cường độ kéo nhỏ nhất quy định của vật liệu liên kết (MPa).
Diện tích nguyên được lấy bằng chiều dài mặt phẳng nhân với chiều dày của
chi tiết. Diện tích thực là diện tích nguyên trừ đi tích của chiều dày chi tiết với
số lỗ trong mặt phẳng nhân với kích thước của lỗ trong phương của mặt phẳng
cộng với 2mm.
Sức kháng phá hoại cắt khối phải được xét cả liên kết bulông và liên kết hàn.
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
37
2.5 Sức kháng của các cấu kiện liên kết
Sức kháng của các cấu kiện liên kết bao gồm sức kháng kéo và sức kháng cắt
phải được xét đến khi thiết kế các cấu kiện liên kết như: bản nối, bản nút …

2.5.1 Sức kháng kéo


Sức kháng kéo tính toán phải lấy giá trị nhỏ nhất về giới hạn chảy (2-25) hoặc
về giới hạn đứt gẫy (2-26), hoặc theo sức kháng phá hủy cắt khối (2-23), (2-24).
Rr = Φy Fy Ag (2-25)
Rr = Φu Fu An U (2-26)
trong đó:
Φy – hệ số sức kháng đối với chảy dẻo của bộ phận chịu kéo lấy theo phần 1-5
đã nêu trên.
Fy – cường độ chảy (MPa).
Ag – diện tích nguyên của bộ phận (mm2).
Φu – hệ số sức kháng đối với đứt gẫy của bộ phận chịu kéo lấy theo phần 1-
5 đã nêu trên.
Fu – cường độ chịu kéo (MPa).
An – diện tích thực của bộ phận (mm2).
U – hệ số triết giảm; U = 1.
Chú ý rằng quy trình cũng quy định diện tích thực An trong công thức (2-26)
không được lớn hơn 85% diện tích nguyên của bộ phận.

2.5.2 Sức kháng cắt


Đối với các cấu kiện liên kết chịu cắt, sức kháng cắt danh định (Rn) và sức
kháng cắt tính toán như sau:
⎧R n = 0,58A g Fy
⎨ (2-27)
⎩ R r = Φ yR n
trong đó:
Φy – hệ số sức kháng đối với cắt, lấy theo phần 1-5 đã nêu trên; các ký hiệu
khác như công thức (2-26).

2.6 Các mối nối


2.6.1 Tổng quát
Ở các phần trên chúng ta đã nghiên cứu liên kết bulông, trong đó có liên kết
ép tựa (cắt và ép mặt) và liên kết ma sát cũng như liên kết đường hàn. Về
nguyên tắc cả hai loại liên kết trên đều có thể dùng cho mối nối ở công xưởng
hoặc công trường tuy nhiên với các mối nối ở công xưởng nên ưu tiên dùng liên

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
38
kết hàn, còn các mối nối ở công trường nên ưu tiên dùng liên kết bulông.
Công việc thiết kế một mối nối thường có các bước như sau:
- Xác định tải trọng tính toán tác dụng lên mối nối.
- Chọn hình thức liên kết.
- Bố trí liên kết (bulông, đường hàn) theo đúng yêu cầu cấu tạo.
- Kiểm tra liên kết theo các trạng thái gới hạn theo quy định như đã nêu ở các
phần trên.
- Hoàn chỉnh mối nối để bảo đảm các yêu cầu về cấu tạo cũng như về sức kháng.
Quy trình quy định: Các liên kết và các mối nối của cấu kiện chính phải được
tính toán ở trạng thái giới hạn cường độ không nhỏ hơn số lớn hơn của một
trong hai giá trị sau:
- Trị số trung bình của mômen uốn, lực cắt hay lực dọc do tải trọng tính toán ở
vị trí nối và sức kháng uốn, cắt, hay dọc trục tính toán của cấu kiện hoặc:
- 75% sức kháng uốn, cắt hoặc dọc trục tính toán của cấu kiện.

2.6.2 Mối nối bulông


Khi thiết kế mối nối bulông phải tuân theo một số nguyên tắc sau:
- Ở nơi mà tại mối nối thay đổi thì mặt cắt ở bên nhỏ hơn phải được sử dụng để
tính toán thiết kế.
- Các mối nối chịu kéo và chịu uốn phải sử dụng liên kết ma sát (bulông cường
độ cao);
- Các mối nối thép góc, bản cánh gồm hai thép góc, mỗi thép góc ở một bên của
cấu kiện chịu uốn
- Bản táp có chiều dày không nhỏ hơn 8mm.
2.6.2.1 Mối nối chịu kéo nén
Mối nối của các cấu kiện chịu kéo phải thỏa mãn yêu cầu sức kháng kéo của
cấu kiện liên kết (2-25) và (2-26). Mối nối của các cấu kiện chịu nén có thể được
thiết kế cho không nhỏ hơn 50% sức kháng tính toán thấp hơn của các mặt cắt
ghép nối (hình 2-7).

Hình 2-7. Mối nối cấu kiện chịu kéo-nén

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
39
2.6.2.2 Mối nối của cấu kiện chịu uốn

Hình 2-8. Mối nối cấu kiện chịu uốn

Mối nối điển hình là mối nối dầm chữ I (hình 2-8) bao gồm mối nối sườn dầm
và mối nối cánh dầm.
a. Mối nối cánh dầm:
Trong mối nối cánh dầm của dầm chữ I sẽ có một cánh dầm chịu kéo và một
cánh dầm chịu nén. Khi tính toán quan niệm cánh dầm chịu toàn bộ mômen đã
xác định theo phần 2.6.1 hoặc có thể trừ đi phần mômen do sườn dầm chịu, như
vậy mỗi cánh chịu một lực kéo hoặc nén dọc trục có trị số bằng mômen chia cho
khoảng cách giữa trọng tâm của hai cánh.
Với cánh dầm chịu kéo mối nối phải thỏa mãn điều kiện (2-25) và (2-26). Với
cánh dầm chịu nén mối nối phải thỏa mãn điều kiện:
Pr = Φc Pn (2-28)
trong đó:
Φc – hệ số sức kháng đối với nén, lấy theo 6.5.4.2 Quy trình;
Pn – sức kháng nén danh định (sẽ nghiên cứu ở phần kết cấu chịu nén).
Quy trình cũng khuyên là trong kết cấu chịu uốn không nên dùng mối nối
bulông cho bản cánh với các mối nối ở công trường và bất kỳ bản cánh nào cũng
không có quá một mối nối trong một mặt cắt ngang.
b. Mối nối sườn dầm:
Khi ghép nối bằng bulông sườn dầm phải được ghép nối đối xứng với hai bản
nối (hay còn gọi là bản táp) ở hai bên. Các bản nối cho lực cắt phải có chiều cao
bằng chiều cao sườn dầm do lực cắt phân bố trên toàn bộ chiều cao sườn và với
mặt cắt chữ I thì ứng suất tiếp ở mép trên và dưới sườn dầm có giá trị đáng kể so
với ứng suất tiếp lớn nhất. Ở mỗi bên của mối nối có không được ít hơn hai hàng
bulông.
Với các mối nối sườn dầm khi bề dày chênh lệch nhỏ hơn hoặc bằng 2mm thì
không cần có bản đệm.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
40
Quy trình quy định các bản nối sườn dầm và các liên kết (bulông) phải
được tính ở trạng thái giới hạn cường độ cho:
- Một phần mômen tính toán bằng tích số giữa mômen xác định theo 2.6.1 nhân
với tỷ số giữa mômen quán tính của sườn dầm với mômen quán tính của toàn bộ
diện tích tiết diện.
- Lực cắt quy ước (trong quy trình gọi là lực cắt tưởng tượng) lấy bằng lực cắt
do tải trọng tính toán nhân với một hệ số. Hệ số này bằng tỷ số giữa mômen
thiết kế xác định theo phần 2.6.1 chia cho mômen gây ra bởi các tải trọng tính
toán và mômen gây ra do lực cắt (mômen này lấy bằng tích của lực cắt với
khoảng cách từ trọng tâm nhóm bulông ở một bên mối nối đến lực cắt).
- Mômen do sự lệch tâm của lực cắt quy ước bằng tích của lực cắt quy ước với
khoảng cách từ trọng tâm nhóm bulông của mối nối đến lực cắt này, tức là đến
mặt tiếp xúc giữa hai sườn dầm.
Ở trạng thái giới hạn cường độ ứng suất uốn trong các bản nối không được
vượt quá cường độ chảy nhỏ nhất quy định của bản nối.

2.6.3 Mối nối hàn


Các mối nối hàn được thiết kế để chịu mômen, lực cắt hoặc lực dọc thiết kế
xác định như trong phần 2.6.1. Các bộ phận chịu kéo và nén có thể được nối
ghép bằng mối nối hàn đối đầu ngấu hoàn toàn, tránh sử dụng các bản nối vì vậy
trong mối nối dầm I có thể cánh dầm dùng mối hàn còn sườn dầm ghép nối bằng
bulông.
Các mối hàn ở công trường cần hạn chế việc hàn ở tư thế ngửa mặt.
Khi hàn đối đầu các tấm có bề rộng khác nhau phải có sự chuyển tiếp đối
xứng như trên hình 2-9.
Khi hàn đối đầu các tấm có bề dày khác nhau, tấm dày hơn phải được mài
hoặc bào với một độ dốc đều không lớn hơn 1: 2,5.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
41
B¸n kÝnh 610 mm
ĐÇu b¸n
kÝnh cong

8,7
2,4
19
ĐÇu nèi

(a) Chi tiÕt chuyÓn ®æi bÒ réng

ChiÒu réng b¶n réng h¬n

ĐÇu nèi

ChiÒu réng b¶n hÑp h¬n

(b) ChuyÓn ®æi vuèt th¼ng

B¸n kÝnh 610mm

ĐÇu nèi
ChiÒu réng
b¶n hÑp h¬n
(c) ChuyÓn ®æi theo b¸n kÝnh 610mm

Hình 2-9. Chuyển tiếp tiết diện tại vị trí hàn

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
42
Chương 3
CẦU DẦM

3.1 Khái niệm chung


Khi nghiên cứu về cầu thép theo quy trình Thiết kế cầu cống theo các trạng
thái giới hạn đã xét ba loại cầu dầm:
- Cầu dầm bản hay cầu dầm đặc là các cầu mà giữa dầm thép và bản mặt cầu (có
thể bằng bê tông, gỗ hay thép) chỉ có các liên kết để chống xê dịch tương đối,
không có liên kết chống trượt (neo). Ở cầu dầm bản mặt cầu không tham gia
chịu uốn cùng với dầm chủ. Hiện nay các cầu này chỉ dùng làm cầu tạm để phục
vụ thi công hoặc các cầu có thời gian khai thác ngắn.
- Cầu liên hợp dầm thép – bản bê tông cốt thép (gọi tắt là cầu liên hợp) gồm có
bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép, dầm chủ bằng thép, giữa bản và dầm có neo
liên kết chắc chắn để tạo thành một kết cấu liền khối. Trong cầu liên hợp bản
mặt cầu tham gia làm việc với dầm chủ. Hiện nay với những cầu có bề rộng
không quá lớn (hơn 20m) trong điều kiện tịnh không thông thuyền cho phép
người ta hay áp dụng cầu liên hợp hai dầm chủ, khi đó khoảng cách giữa hai
dầm chủ có thể từ 3m đến 14m, dầm ngang với khoảng cách khoảng 4m được
đẩy lên cao ngang với mặt cánh trên dầm chủ. Neo liên kết được bố trí ở cả dầm
chủ và dầm ngang, khi đó tùy khoảng cách giữa hai dầm chủ và khoảng cách
dầm ngang mà bản mặt cầu có thể làm việc như bản kê trên 4 cạnh hoặc trên hai
cạnh (hai dầm ngang). Cầu liên hợp hai dầm chủ tiết kiệm thép, giảm thời gian
thi công và có giá thành thấp nên được dùng khá phổ biến cho cả kết cấu nhịp
giản đơn và liên tục.
- Cầu có bản trực hướng là cầu có mặt bằng thép được tăng cường bằng các
sườn tăng cường dọc và ngang. Bản mặt cầu tham gia chịu uốn với dầm chủ. Ưu
điểm của cầu có bản trực hướng là trọng lượng mặt cầu nhẹ nên thường dùng
cho các cầu có khẩu độ lớn.
Cầu dầm thường có ba bộ phận chính: mặt cầu, dầm chủ và hệ liên kết. Mặt
cầu đã được nghiên cứu trong môn học Tổng luận cầu, ở đây chỉ xét cấu tạo của
dầm chủ và hệ liên kết, trong đó những khái niệm đã nghiên cứu ở phần trước sẽ
không được nhắc lại.

3.2 Cấu tạo của dầm chủ


3.2.1 Tỷ lệ cấu tạo chung
Dầm chịu uốn phải được cấu tạo theo tỷ lệ sao cho:
I yc
0,1 ≤ ≤ 0,9 (3-1)
Iy
trong đó:
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
43
Iyc – mômen quán tính của bản cánh chịu nén đối với trục thẳng đứng y
(hình 3-1);
Iy – mômen quán tính của mặt cắt dầm thép đối với trục thẳng đứng y.
Ngoài ra chiều dày của cánh dầm, sườn dầm, trừ sườn dầm của thép I cán
không được nhỏ hơn 8mm, còn chiều dày sườn dầm của thép I hoặc U cán
không nhỏ hơn 7mm.
y

Hình 3-1. Mặt cắt ngang dầm I

3.2.2 Chiều cao dầm


Với cầu dầm bản hoặc dầm đặc: chiều cao của dầm thép không nhỏ hơn
0,025L, trong đó L là chiều dài nhịp. Với cầu liên hợp: chiều cao của riêng dầm
thép, nhịp giản đơn h ≥ 0,033L; nhịp liên tục h ≥ 0,027L. Chiều cao toàn bộ của
dầm liên hợp (bao gồm chiều cao dầm thép và chiều dầy bản bê tông kể cả chiều
cao vút), với nhịp giản đơn h ≥ 0,04L; với nhịp liên tục h ≥ 0,032L.
Chú ý: Các quy định trên áp dụng cho dầm có chiều cao không đổi. Khi dầm
có chiều cao thay đổi phải hiệu chỉnh các giá trị có tính đến những thay đổi về
độ cứng tương đối của các mặt cắt chịu mômen dương và âm hoặc có thể lấy
theo chỉ dẫn sau đây: chiều cao ở trụ giữa h = (0,05 ÷ 0,07)L, chiều cao ở giữa
nhịp chính và trên hai đầu h = (0,02 ÷ 0,025)L.

3.2.3 Độ mảnh của sườn dầm


Sườn dầm phải được cấu tạo sao cho:
- Khi không có sườn tăng cường dọc (sườn tăng cường theo chiều dọc dầm):
2D c E
≤ 6,77 (3-2)
tw fc
- Khi có sườn tăng cường dọc:
2D c E
≤ 11,63 (3-3)
tw fc
trong đó:
tw – bề dày sườn dầm;

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
44
Dc – chiều cao vùng chịu nén của sườn dầm trong giai đoạn đàn hồi (mm);
fc – ứng suất ở trọng tâm cánh chịu nén do tải trọng tính toán (MPa).

3.2.4 Chiều cao vùng chịu nén của các mặt cắt không liên hợp
3.2.4.1 Mômen chảy và mômen dẻo
Mômen chảy của mặt cắt không liên hợp (My) là mômen cần thiết để gây ra
chảy đầu tiên ở một trong các bản cánh khi không xét bất kỳ sự chảy nào ở sườn
dầm của mặt cắt lai (dầm lai hay dầm kết hợp là dầm thép mà sườn dầm được
làm bằng thép có cường độ chảy dẻo tối thiểu quy định thấp hơn cường độ trên
của một hoặc cả hai cánh dầm). Nói cách khác, mômen chảy là mômen mà ứng
với nó, điểm đầu tiên trên mặt cắt có ứng suất lớn nhất đạt tới cường độ chảy.
Mômen dẻo (Mp) của một mặt cắt không liên hợp là mômen tổng cộng của
các phần trên mặt cắt khi toàn mặt cắt đã đạt đến trạng thái chảy.
3.2.4.2 Chiều cao chịu nén trong miền đàn hồi
Trục trung hòa của mặt cắt khi vật liệu làm việc trong giai đoạn đàn hồi là
trục đi qua trọng tâm của mặt cắt. Vị trí của trục trung hòa được xác định từ điều
kiện tổng mômen tĩnh của các phần diện tích của mặt cắt đối với trục trung hòa
bằng không.
Khi đã xác định được vị trí trục trung hòa dễ dàng xác định được chiều cao
vùng chịu nén của sườn dầm (Dc).
3.2.4.3 Chiều cao chịu nén của sườn dầm ứng với mômen dẻo
Nếu Fyw Aw ≥ Fyc Ac - Fyt At thì
D
D cp = ( Fyt A t + Fyw A w − Fyc A c ) (3-4)
2 A w Fyw
Ngược lại thì Dcp = D.
Trong đó:
Dcp – chiều cao chịu nén của sườn dầm ứng với mômen dẻo;
D – chiều cao sườn dầm (mm);
At – diện tích cánh chịu kéo (mm2);
Ac – diện tích cánh chịu nén (mm2);
Aw – diện tích sườn dầm (mm2);
Fyc – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của cánh nén (MPa);
Fyt – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của cánh kéo (MPa);
Fyw – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của sườn dầm (MPa).

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
45
3.2.5 Chiều cao vùng chịu nén của các mặt cắt liên hợp
Trong mặt cắt liên hợp quy định tải trọng dài hạn trước khi bê tông bản đạt
được 75% fc (ứng suất trong bản cánh chịu nén do tải trọng tính toán) chỉ do tiết
diện dầm thép chịu và được gọi là tĩnh tải giai đoạn I. Tải trọng dài hạn (tĩnh tải
giai đoạn II) và hoạt tải do tiết diện liên hợp chịu.
3.2.5.1 Trình tự chất tải
Ứng suất đàn hồi ở một vị trí bất kỳ trên mặt cắt liên hợp do tải trọng tác dụng
phải bằng tổng các ứng suất gây ra bởi các lực riêng rẽ tác dụng vào:
- Dầm thép (tĩnh tải giai đoạn I).
- Mặt cắt liên hợp ngắn hạn (các tải trọng tác dụng ngắn hạn nên từ biến chưa
kịp phát sinh như hoạt tải, nhiệt độ …).
- Mặt cắt liên hợp dài hạn (các tải trọng giai đoạn II có thời gian tác dụng lâu dài
như tĩnh tải giai đoạn II, co ngót của bê tông, điều chỉnh nội lực… phải xét đến
từ biến trong bê tông bản).
3.2.5.2 Mặt cắt có mômen uốn dương
Khi tính ứng suất ở giai đoạn II phải dùng mặt cắt liên hợp, ở đó có tiết diện
dầm thép, cốt thép dọc và mặt cắt tính đổi của bản bê tông (trong phạm vi bề
rộng cánh tham gia làm việc với dầm chủ gọi là bề rộng hiệu dụng).
- Với mặt cắt liên hợp ngắn hạn:
A
A tđ = b (3-5)
n
- Với mặt cắt liên hợp dài hạn:
A
A ' tđ = b , với n’ = 3n (3-6)
n'
Trong đó:
Atđ, A’tđ – diện tích tính đổi của bê tông sang thép khi không xét từ biến và
khi có xét từ biến;
Fb – diện tích tiết diện bản;
n, n’ – tỷ số môđun đàn hồi của thép và bê tông khi không xét từ biến và có
xét từ biến.
Đối với bê tông thông thường, n có thể lấy như sau:
16 ≤ fc < 20, n = 10
20 ≤ fc < 25, n = 9
25 ≤ fc < 32, n = 8
32 ≤ fc < 41, n = 7
41 ≤ fc, n = 6
trong đó fc là ứng suất ở trọng tâm cánh chịu nén do tải trọng tính toán (MPa).
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
46
Qua những quy định ở trên có thể nhận thấy để tính được tỷ số môđun đàn
hồi cần phải thực hiện phép tính lặp, với bước tính đầu tiên có thể lấy như sau:
E
n= t
Eb
với Et = 200000 MPa, E b = 0,043y1c,5 f c ' ,
trong đó:
yc – khối lượng riêng của bê tông, với bê tông thông thường có thể lấy yc =
2400 kg/m3;
fc’ – cường độ quy định của bê tông ở tuổi 28 ngày, trong cầu liên hợp có thể
lấy fc’ = 30 MPa (tất nhiên người thiết kế có thể quy định một fc’ nào đó khác 30
MPa).
3.2.5.3 Mặt cắt có mômen uốn âm
Để tính ứng suất do mômen uốn gây ra cả ở giai đọan II không phân biệt dài
hạn hay ngắn hạn có xét từ biến hay không xét từ biến mặt cắt liên hợp bao gồm
mặt cắt dầm thép và cốt thép dọc trong phạm vi bề rộng hiệu dụng.
Cốt thép tối thiểu trong vùng mômen âm: Trong các miền chịu mômen âm
của bất kỳ nhịp liên tục nào, tổng diện tích mặt cắt ngang của cốt thép dọc
không được nhỏ hơn 1% tổng diện tích mặt cắt ngang của bản hay nói cách khác
hàm lượng cốt thép dọc không được nhỏ hơn 1%. Cốt thép dọc phải có cường độ
chảy dẻo nhỏ nhất không nhỏ hơn 420MPa và có cỡ không lớn hơn thanh N019
(là thanh có đường kính 18,8mm).
Cốt thép dọc phải được bố trí làm hai lớp và phân bố đều trên suốt bề rộng
bản. Hai phần ba số lượng phải đặt ở lớp trên, khoảng cách giữa các cốt thép
trong mỗi lớp không được quá 150mm.
Có thể bố trí neo chống cắt ở miền chịu uốn âm. Khi không có neo chống cắt
thì thông thường cốt thép dọc phải được kéo dài đến miền uốn dương và vượt
quá neo chống cắt một đoạn không nhỏ hơn chiều dài khai triển. Chiều dài này
không nhỏ hơn:
- Chiều cao hữu hiệu của mặt cắt dầm;
- 12 lần đường kính cốt thép;
- 0,0625 lần chiều dài tính toán của nhịp.
3.2.5.4 Bề rộng hữu hiệu của bản bê tông cốt thép
Bề rộng hữu hiệu là bề rộng bản bê tông tham gia làm việc với dầm chủ.
a. Đối với dầm trong:
Bề rộng hữu hiệu được lấy là giá trị nhỏ nhất của:
- 1/4 chiều dài nhịp hữu hiệu (với dầm giản đơn lấy bằng chiều dài nhịp thực tế,
với dầm liên tục bằng khoảng cách giữa các điểm thay đổi mômen uốn tức là
điểm uốn của biểu đồ mômen uốn do tải trọng thường xuyên).
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
47
- 12 lần bề dày trung bình của bản bê tông cộng với số lớn hơn của bề dày
sườn dầm hoặc 1/2 bề rộng cánh trên dầm thép.
- Khoảng cách trung bình của các dầm kề nhau.
b. Đối với dầm biên:
Bề rộng hữu hiệu được lấy bằng 1/2 bề rộng hữu hiệu của dầm trong cộng
thêm trị số nhỏ nhất của:
- 1/8 chiều dài nhịp hữu hiệu.
- 6 lần chiều dày trung bình của bản cộng với số lớn hơn của hai đại lượng: 1/2
chiều dày sườn dầm hoặc 1/4 chiều rộng cánh trên của dầm chủ.
- Chiều rộng của phần hẫng.
3.2.5.5 Mômen chảy
Mômen chảy (My) ở mặt cắt liên hợp được lấy bằng tổng các mômen tác dụng
vào dầm thép, mặt cắt liên hợp ngắn hạn và dài hạn để gây ra trạng thái chảy đầu
tiên ở một trong hai cánh dầm thép (không xét đến chảy sườn dầm của mặt cắt
lai).
Ký hiệu:
My1 – mômen uốn ở mặt cắt xét do tĩnh tải tính toán giai đoạn I;
My2 – mômen uốn ở mặt cắt xét do tĩnh tải tính toán giai đoạn II, co ngót...;
My3 – mômen uốn ở mặt cắt xét do tải trọng ngắn hạn. Khi đó:
M y = M y1 + M y 2 + M y 3 (1)
Khi đã bố trí mặt cắt ta sẽ tính được My1, My2, còn cần phải xác định My3.
Ứng suất ở mép trên và dưới của dầm thép do My1, My2, và My3 như sau:
- Do My1:
M M
σ tt1 = y1 y tIt , σ dt1 = y1 y dIt
It It
- Do My2:
M y 2 tII M y 2 dII
σ tt 2 = y' t , σ dt 2 = y' t
I' tđ I' tđ
- Do My3:
M y 3 tII M y 3 dII
σ tt 3 = yt , σ dt 3 = yt
I tđ I tđ
Từ đó có:
σ tt1 + σ tt 2 + σ tt 3 = Fy (2)
σ dt1 + σ dt 2 + σ dt 3 = Fy (3)

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
48
Trong các phương trình (2) và (3) đều có ẩn số là My3. Giải hệ phương
trình này và lấy giá trị nhỏ hơn của My3 để tính ra mômen chảy của mặt cắt theo
công thức (1).
3.2.5.6 Mômen dẻo
Mômen dẻo (Mp) là mômen ứng với khi toàn mặt cắt trừ phần bê tông chịu
kéo đạt đến cường độ chảy. Khi tính mômen dẻo phải lấy mômen đối với trục
trung hòa dẻo. Để xác định trục trung hòa dẻo có thể tiến hành theo trình tự sau:
- Giả định vị trí trục trung hòa dẻo, chẳng hạn nằm trên sườn dầm khi đó sẽ có
một ẩn số là khoảng cách từ trục trung hòa dẻo đến mép trên hoặc mép dưới
dầm thép.
- Tính lực dẻo của các phần: cánh dầm thép, sườn dầm thép, cốt thép dọc (trong
tính toán có khi bỏ qua cốt thép dọc), bê tông ở vùng nén. Lực dẻo ở mỗi phần
bằng diện tích của phần đó nhân với cường độ chảy tương ứng. Lực dẻo trong
phần bê tông chịu nén được tính dựa trên cơ sở: quan hệ tự nhiên giữa ứng suất
trong bê tông chịu nén và ứng biến có thể coi như một khối chữ nhật tương
đương có cạnh bằng 0,85 fc’ phân bố trên một vùng giới hạn bởi mặt ngoài cùng
chịu nén của mặt cắt và đường thẳng song song với trục trung hòa cách thớ chịu
nén ngoài cùng một khoảng cách a = β1 c. Khoảng cách c phải được tính vuông
góc với trục trung hòa. Hệ số β1 lấy bằng 0,85 đối với bê tông có cường độ
không lớn hơn 28MPa. Với bê tông có cường độ lớn hơn 28MPa thì β1 giảm đi
theo tỷ lệ 0,05 cho từng 7MPa vượt quá 28MPa, nhưng không lấy nhỏ hơn 0,65.
Chú ý:
c – khoảng cách từ thớ chịu nén ngoài cùng đến trục trung hòa (mm) nếu trục
trung hòa rơi vào bản bê tông cốt thép. Trường hợp trục trung hòa không rơi vào
bản thì c có thể được lấy là:
+ Chiều dày bản bê tông nếu bản không có vút hoặc xem như bỏ qua phần bê
tông chịu nén ở vút;
+ Chiều dày bản bê tông tương đương lấy bằng diện tích bản và vút chia cho
bề rộng cánh bê tông của dầm.
fc’– cường độ nén quy định của bê tông ở tuổi 28 ngày (MPa).
- Cân bằng các lực dẻo ở các phần kéo và nén sẽ xác định được ẩn số khi giả
định vị trí trục trung hòa. Kiểm tra lại vị trí trục trung hòa theo ẩn số đã tìm
được, nếu phù hợp thì ngừng tính toán, nếu không phải giả định lại vị trí trục
trung hòa và lặp lại quá trình tính ở trên.
Cũng có thể dùng công thức ở phần (b) của 3.2.5.7 để tính ra chiều cao chịu
nén của sườn dầm (Dcp) từ đó xác định được vị trí trục trung hòa dẻo.
3.2.5.7 Chiều cao sườn dầm chịu nén
Có hai chiều cao chịu nén của sườn dầm: chiều cao ứng với mômen đàn hồi
(Dc) và chiều cao ứng với mômen dẻo (Dcp).

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
49
a. Với mômen uốn đàn hồi
Với mặt cắt có mômen uốn dương, vị trí trục trung hòa là trọng tâm của tiết
diện tính đổi. Khi đã có trục trụng hòa đàn hồi dễ dàng xác định được chiều cao
chịu nén của sườn dầm Dc.
Với mặt cắt có mômen uốn âm, xác định vị trí trục trung hòa cho tiết diện
gồm dầm thép và cốt thép dọc trong bản sau đó tính ra Dc.
b. Với mômen dẻo
Chiều cao chịu nén của sườn dầm (Dcp) có thể xác định được nhờ trục trung
hòa dẻo (xem phần 3.2.5.6), tuy nhiên cũng có thể xác định theo các công thức
cho trong quy trình.
- Đối với các mặt cắt chịu mômen uốn dương khi trục trung hòa dẻo đi qua sườn
dầm:
D ⎛⎜ Fyt A t − Fyc A c − 0,85f 'c A s − Fyr A r ⎞

D cp = + 1 (3-7)
2 ⎜⎝ Fyw A w ⎟

trong đó:
D – chiều cao sườn dầm thép (mm);
At, Ac – diện tích cánh chịu kéo, cánh chịu nén (mm2);
Aw – diện tích sườn dầm (mm2);
Ar – diện tích cốt thép dọc (mm2);
Fyt, Fyc – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của cánh chịu kéo, cánh chịu nén
(MPa);
Fyr - cường độ chảy nhỏ nhất quy định của cốt thép dọc (MPa);
Fyw - cường độ chảy nhỏ nhất quy định của sườn dầm (MPa);
fc’ - cường độ nén quy định của bê tông ở tuổi 28 ngày (MPa);
As – diện tích bản (mm2).
- Đối với tất cả các mặt cắt chịu uốn dương khác Dcp phải lấy bằng không và coi
như yêu cầu độ mảnh trong các mặt cắt đặc chắc đã thỏa mãn.
- Đối với các mặt cắt chịu mômen uốn âm khi trục trung hòa dẻo đi qua sườn
dầm:

D cp =
D
(Fyt A t + Fyw A w − Fyc A c ) (3-8)
2Fyw A w
- Đối với các mặt cắt chịu mômen uốn âm loại khác, Dcp = D.

3.2.6 Cấu tạo của sườn tăng cường


Sườn tăng cường gồm các tấm thép cắt từ thép bản hoặc thép góc, được hàn
hay liên kết bulông vào một hoặc cả hai bên sườn dầm.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
50
Có hai loại sườn tăng cường dầm chủ: sườn tăng cường đứng và sườn tăng
cường dọc (trước đây gọi là sườn tăng cường ngang) (hình 3-2).
Do tính chất làm việc khác nhau, sườn tăng cường đứng được phân ra hai
loại: sườn tăng cường gối và sườn tăng cường đứng trung gian.
Để đảm bảo an toàn khi vận chuyển và lao lắp, quy trình quy định: Khi không
có sườn tăng cường dọc, phải bố trí sườn tăng cường đứng nếu:
D
> 150 (3-9)
tw
Sườn tăng cường gối Sườn tăng cường dọc

Sườn tăng cường


đứng trung gian

Vách ngang Khung ngang

Hình 3-2. Sườn tăng cường và liên kết ngang


và khoảng cách giữa các sườn tăng cường đứng (d0) phải thỏa mãn điều kiện:
2
⎛ 260 ⎞
d 0 ≤ D⎜⎜ ⎟⎟ (3-10)
⎝ D / t w ⎠

trong đó:
tw – chiều dày sườn dầm chủ (mm);
D – chiều cao sườn dầm (mm);
D/tw – tỷ số giữa chiều cao và chiều dày sườn dầm, khi D/tw = 150 thì d0 ≈
3D.
3.2.6.1 Sườn tăng cường đứng trung gian
Sườn tăng cường đứng trung gian phải được lắp khít chặt vào cánh dầm chịu
nén nhưng không cần phải ép vào cánh dầm chịu kéo.
Các sườn tăng cường đứng để lắp liên kết ngang (vách ngang hoặc khung
ngang) phải được liên kết vào cả hai cánh dầm bằng hàn hoặc bulông.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
51
Khoảng cách giữa đầu của mối hàn sườn tăng cường vào sườn dầm chủ và
mép gần của đường hàn bản cánh vào sườn dầm phải nằm trong khoảng từ 4tw
đến 6tw, trong đó tw là chiều dày sườn dầm.
a. Chiều rộng sườn tăng cường bt (hình 3-3)
bf

bt tw b t

Hình 3-3. Sườn tăng cường đứng trung gian


Chiều rộng (bt) của sườn tăng cường đứng trung gian phải thỏa mãn điều
kiện:
d E ⎫
50 + ≤ b t ≤ 0,48t p ⎪
30 Fys ⎬ (3-11)
0,25bf ≤ b t ≤ 16t p ⎪

trong đó:
d – chiều cao tiết diện thép (mm);
tp – chiều dày sườn tăng cường (mm);
Fys – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của sườn tăng cường (MPa);
bf – chiều rộng toàn bộ của cánh rộng hơn của dầm thép trên một mặt cắt
(mm).
b. Mômen quán tính (điều 6.10.8.1.3)
Mômen quán tính của bất kỳ sườn tăng cường đứng nào đều phải thỏa mãn
điều kiện:
It ≥ d0 t 3w J (3-12)
với
2
⎛D ⎞
J = 2,5 ⎜⎜ p ⎟⎟ − 2,0 ≥ 0,5 (3-13)
⎝ do ⎠
trong đó:
It – mômen quán tính của sườn tăng cường đứng quanh mép tiếp xúc với bản
bụng đối với các sườn đơn và quanh trục giữa chiều dày của bản bụng đối với
các sườn kép (mm4);
tw – chiều dày bản bụng (mm);
do – khoảng cách giữa các sườn tăng cường đứng (mm);
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
52
Dp – chiều cao bản bụng đối với các bản bụng không có các sườn tăng
cường dọc hoặc chiều cao lớn nhất của panen phụ đối với các bản bụng có các
sườn tăng cường dọc (mm).
Khi trên dầm có cả sườn tăng cường đứng và dọc, mômen quán tính của sườn
tăng cường đứng trung gian còn phải thỏa mãn điều kiện:
⎛ b ⎞⎛ D ⎞
I t ≥ ⎜⎜ t ⎟⎟⎜⎜ ⎟⎟I1 (3-14)
⎝ b l ⎠⎝ 3d 0 ⎠
trong đó:
bl – chiều rộng của sườn tăng cường dọc (mm);
Il – mômen quán tính của diện tích hiệu dụng của sườn tăng cường dọc lấy đối
với trục tiếp xúc với sườn dầm chủ (mm4);
D – chiều cao bản bụng (mm).
c. Diện tích mặt cắt ngang: (6.10.8.1.4)
Sườn tăng cường đứng trung gian còn phải thỏa mãn điều kiện về mặt cắt ngang:
⎡ V ⎤⎛ F ⎞
A s ≥ ⎢0,15BDt w (1,0 − C) u − 18,0 t 2w ⎥⎜⎜ yw ⎟⎟ (3-14a)
⎣ Vr ⎦⎝ Fys ⎠
trong đó:
Vr – sức kháng cắt tính toán, xác định trong điều 6.10.2.1 Quy trình;
Vu – lực cắt do tải trọng tính toán trong trạng thái giới hạn cường độ (N);
As – diện tích của sườn tăng cường, được lấy bằng tổng diện tích các sườn
trong trường hợp sườn kép (mm2);
B – hệ số lấy bằng 1 cho sườn kép; 1,8 cho sườn đơn bằng thép góc; và 2,4
cho sườn đơn bằng thép bản;
C – tỷ số giữa ứng suất uốn cắt và cường độ chịu cắt quy định trong điều
6.10.7.3.3a Quy trình;
Fyw – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của sườn dầm;
Fys – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của sườn tăng cường.
3.2.6.2 Sườn tăng cường gối
Sườn tăng cường gối chịu phản lực gối và các tải trọng tập trung khác nên cần
phải đặt sườn tăng cường gối ở vị trí gối và tại các vị trí có tải trọng tập trung
mà ở đó:
Vu ≥ 0,75 ϕbVn (3-15)
trong đó:
Vu – lực cắt do các tải trọng tính toán (N);
ϕb – hệ số sức kháng đối với gối;
Vn – sức kháng danh định (N) của sườn dầm (xem ở phần sau).
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
53
Sườn tăng cường gối cần được bố trí ở cả hai bên sườn dầm và càng khít
với cả hai cánh dầm chủ càng tốt. Đầu sườn tăng cường phải được mài để lắp
khít vào cánh dầm hoặc dùng đường hàn rãnh ngấu hoàn toàn.
a. Chiều rộng sườn tăng cường gối: phải đảm bảo điều kiện
E
b1 ≤ 0,48t p (3-16)
Fys
trong đó:
tp – chiều dày sườn dầm (mm);
Fys – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của sườn tăng cường (MPa).
b. Mặt cắt hiệu dụng của sườn tăng cường gối:
Sườn tăng cường gối chịu nén và được xem như là một cột chịu nén. Khi sườn
tăng cường liên kết bằng bulông vào sườn dầm, mặt cắt hiệu dụng chỉ bao gồm
các cấu kiện của sườn tăng cường. Khi sườn tăng cường hàn vào sườn dầm chủ,
mặt cắt hiệu dụng bao gồm tất cả các cấu kiện của sườn tăng cường cộng với dải
nằm ở trung tâm sườn dầm kéo dài ra không quá 9tw sang mỗi bên tính từ tim
nếu có một đôi sườn tăng cường, tính từ mép nếu có nhiều hơn một đôi sườn
tăng cường (hình 3-4).
Sườn tăng cường Sườn tăng cường
Sườn dầm chủ Sườn dầm chủ

tw tw

9tw 9tw 9tw 9tw

Hình 3-4. Mặt cắt hiệu dụng của tiết diện chịu nén ở sườn tăng cường gối
liên kết hàn
Diện tích sườn dầm không được tính vào mặt cắt hiệu dụng chịu nén tại các
trụ trung gian của cầu liên tục trong các bộ phận lai của nhịp khi:
Fyw
< 0,7 (3-17)
Fyt
trong đó:
Fyw – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của sườn dầm (MPa);
Fyt – số lớn hơn trong các cường độ chảy nhỏ nhất quy định của cánh dầm
(MPa).
c. Khoảng cách giữa các sườn tăng cường đứng ở đầu dầm: Quy trình quy định
khoảng cách giữa các sườn tăng cường đứng ở đầu dầm:
- Không vượt quá 1,5 lần chiều cao sườn dầm khi không có sườn tăng cường
dọc.
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
54
- Không vượt quá 1,5 lần chiều cao mảnh sườn dầm lớn nhất khi có sườn tăng
cường dọc.
Các quy định này không áp dụng cho mặt cắt lai.
3.2.6.3 Sườn tăng cường dọc
Khi sườn tăng cường đứng không đủ đảm bảo ổn định cho sườn dầm chủ thì
cần thiết phải bố trí thêm sườn tăng cường dọc. Sườn tăng cường dọc có thể là
thép bản hàn vào một bên sườn dầm hoặc thép góc liên kết bulông vào sườn
dầm. Khoảng cách từ mép trong của cánh dầm chịu nén đến sườn tăng cường
dọc là 2Dc/5 với Dc là chiều cao phần chịu nén của sườn dầm ở mặt cắt có ứng
suất nén do uốn sinh ra có giá trị tuyệt đối lớn nhất.
a. Chiều rộng sườn tăng cường dọc: phải thỏa mãn điều kiện
E
b1 ≤ 0,48t s (3-18)
Fyc
trong đó:
ts – chiều dày của sườn tăng cường dọc (mm);
Fyc – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của cánh chịu nén (MPa).
b. Mômen quán tính:
Các đặc trưng mặt cắt của sườn tăng cường tính theo diện tích hiệu dụng bao
gồm có sườn tăng cường dọc và dải trung tâm của sườn dầm không vượt quá
18tw.
Mômen quán tính của sườn tăng cường dọc phải thỏa mãn điều kiện:
⎡ ⎛ d 0 ⎞2 ⎤
I s ≥ D t ⎢2,4⎜ ⎟ − 0,13⎥
3
w (3-19)
⎣ ⎝D⎠ ⎦
Bán kính quán tính của diện tích hiệu dụng phải đảm bảo:
Fyc
r ≥ 0,234d 0 (3-20)
E
trong đó:
Is, r – mômen quán tính và bán kính quán tính của tiết diện hiệu dụng (mm4,
mm);
D – chiều cao sườn dầm chủ (mm);
d0 – khoảng cách giữa các sườn tăng cường đứng (mm);
tw – chiều dày sườn dầm chủ (mm);
Fyc – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của cánh nén (MPa).

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
55
3.3 Cấu tạo của hệ liên kết
Trong cầu dầm thường có hai hệ liên kết: liên kết ngang bao gồm vách ngang,
khung ngang; và hệ liên kết dọc. Nhiệm vụ của hệ liên kết là:
- Liên kết các dầm chủ thành một hệ không gian, bảo đảm tính bất biến hình của
hệ, tăng độ cứng ngang cho kết cấu nhịp.
- Chịu các tải trọng ngang: lực gió ngang cầu, lực động đất, lực ly tâm khi cầu
nằm trên đường cong …
- Truyền tải trọng ngang xuống gối.

3.3.1 Liên kết ngang


Liên kết ngang có thể là vách ngang hoặc khung ngang (hình 3-5).
(a) (b)

Vách ngang

(a) Khung ngang (b) Vách ngang

Hình 3-5. Liên kết ngang


Liên kết ngang có thể đặt ở đầu kết cấu nhịp và cách quãng theo nhịp (liên kết
ngang trung gian). Sự cần thiết của liên kết ngang trung gian phải được xem xét
trong các giai đoạn vận chuyển, lao lắp và trong giai đoạn khai thác. Cần xem
xét các nội dung chính sau:
- Sự truyền tải trọng ngang từ đáy dầm tới mặt cầu và từ mặt cầu truyền tới gối.
- Sự ổn định của cánh dưới dầm khi chịu nén dưới tác dụng của tải trọng.
- Sự ổn định của cánh trên dầm chủ khi chưa hoàn thiện bản mặt cầu.
- Sự phân bố của tĩnh tải và hoạt tải thẳng đứng cho các dầm vì liên kết ngang có
tác dụng phân phối điều hòa tải trọng cho các dầm chủ.
Các bộ phận của liên kết ngang phải đảm bảo điều kiện độ mảnh để truyền
được tải trọng ngang, cụ thể là:
L
- Với các bộ phận chịu kéo ≤ 240, trong đó L là chiều dài không giằng (mm);
r
r là bán kính quán tính nhỏ nhất (mm) (điều 6.8.4 Quy trình).
KL
- Với các bộ phận chịu nén ≤ 140, trong đó L và r như trên, còn K là hệ số
r
chiều dài hiệu dụng. Với liên kết bulông hoặc hàn ở cả hai đầu, K = 0,75; với
liên kết chốt ở cả hai đầu, K = 0,875 (điều 6.9.3 Quy trình).
Các bản liên kết của liên kết ngang phải được hàn hoặc bắt bulông vào cả
cánh chịu nén và cánh chịu kéo của dầm chủ khi:

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
56
- Liên kết ngang được gắn nối vào bản liên kết hoặc sườn tăng cường đứng
thực hiện chức năng như các bản liên kết.
- Các dầm mặt cầu được gắn nối vào bản liên kết, hoặc sườn tăng cường đứng
thực hiện chức năng như các bản nối.
Khi không có thông tin, cần thiết kế liên kết hàn hoặc bulông chịu được tải
trọng nằm ngang 90 kN đối với cầu thẳng.
3.3.1.1 Liên kết ngang trong cầu dầm thẳng mặt cắt chữ I
Liên kết ngang bằng dầm thép định hình (thép cán) phải cao ít nhất bằng nửa
chiều cao dầm và càng cao càng tốt (trong phạm vi chiều cao dầm). Liên kết
ngang ở đầu dầm phải vuông góc với trục dầm để đảm bảo truyền hết lực ngang
xuống gối, nếu liên kết ngang ở đầu chéo thì phải xem xét thành phần dọc do
liên kết ngang truyền tới. Khi các trụ đều chéo hơn 200 thì các liên kết ngang
trung gian phải bố trí trực giao với cấu kiện chính. Nếu các trụ đều chéo thì liên
kết ngang không cần song song với đường qua tim các gối.
3.3.1.2 Liên kết ngang trong cầu dầm thẳng mặt cắt hình hộp
Phải bố trí liên kết ngang ở trong các tiết diện hình hộp ở tại mố, trụ để chống
lại chuyển vị và cong vênh. Liên kết ngang phải được thiết kế để truyền mômen
xoắn và các lực ngang từ hộp tới gối cầu.
Nếu liên kết ngang là thép bản thì phải được liên kết vào sườn và cánh của
mặt cắt hộp. Trên liên kết ngang cần bố trí khoảng hở đủ rộng để người chui
qua. Tác động của các cửa này đến ứng suất trong tấm vách cần được xem xét
và cân nhắc có cần gia cố vách không.
Trong các hộp đơn phải có các liên kết ngang trung gian và phải xem xét
khoảng cách giữa các liên kết ngang để hạn chế biến dạng của mặt cắt ngang
hộp.

3.3.2 Liên kết dọc


Liên kết dọc trước đây được gọi là giằng gió còn quy trình mới gọi là hệ
giằng ngang.
Liên kết dọc phải được xét đến cả trong giai đoạn thi công và trong giai đoạn
khai thác. Có những liên kết dọc chỉ cần trong giai đoạn thi công và không cần
trong giai đoạn khai thác thì sau khi thi công có thể tháo bỏ và gọi là liên kết dọc
tạm.
Ở vị trí cần thiết nên bố trí liên kết dọc trong hoặc gần mặt phẳng cánh dầm.
Liên kết dọc phải được thiết kế để:
- Truyền tải trọng gió ngang xuống gối.
- Truyền các tải trọng ngang theo điều 4.6.2.8 Quy trình.
- Bảo đảm tính bất biến hình của kết cấu nhịp trong quá trình chế tạo và lao lắp.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
57
Các bộ phận của liên kết dọc phải đảm bảo yêu cầu về độ mảnh như hệ liên
kết ngang (xem 3.3.1).
Các bản nút (bản liên kết) của hệ liên kết dọc phải được liên kết vào sườn
dầm chủ. Khi sườn dầm chủ có sườn tăng cường, khoảng cách thẳng đứng từ
bản nút đến cánh dầm ở gần phải đảm bảo:
- Không nhỏ hơn một nửa chiều rộng bản cánh ở gần.
- Không nhỏ hơn 150mm.
Đầu các thanh của hệ liên kết dọc trên bản nút phải có khoảng cách tối thiểu
100mm đến sườn dầm và đến bất kỳ sườn tăng cường nào.
Ở vị trí có sườn tăng cường thì bản nút của hệ liên kết dọc phải được định tâm
trên sườn tăng cường dù bản nút ở cùng hoặc khác bên với sườn tăng cường.
Nếu bản nút cùng bên với sườn tăng cường thì bản nút phải được liên kết với
sườn tăng cường.
Khi có thiết kế cho liên kết dọc chịu tải trọng động đất phải tham khảo các
quy định ở điều 4.6.2.8 của quy trình.

3.4 Neo chống cắt


Trong cầu liên hợp neo liên kết dầm thép với bản bê tông cốt thép thành một
kết cấu liền khối, do đó bản mặt cầu cùng tham gia chịu uốn với dầm chủ.
Ở phần trước đã nghiên cứu cấu tạo neo gồm các loại neo mềm (chế tạo từ
thép tròn), neo cứng và neo đinh (goujon). Trong quy trình 22TCN-272-05 phổ
biến là neo chữ [ và neo đinh, các neo này vừa chống được trượt của bản bê tông
trên dầm thép vừa chống được bóc bê tông khỏi dầm thép.
Việc bố trí các neo phụ thuộc vào nhịp giản đơn hay liên tục và nếu là nhịp
liên tục thì phụ thuộc vào vùng mômen âm hay mômen dương. Xuất phát từ đó
quy trình đã có những chỉ dẫn như sau:
- Trên nhịp giản đơn phải bố trí neo chống cắt trên suốt chiều dài nhịp.
- Trên các nhịp liên tục cũng nên bố trí neo chống cắt trên suốt chiều dài nhịp.
Trong vùng mômen âm phải bố trí neo chống cắt ở nơi mà cốt thép dọc trong
bản được xem là một phần của mặt cắt liên hợp. Tuy nhiên trong vùng mômen
uốn âm mà mặt cắt không liên hợp thì không cần bố trí neo nhưng cần bố trí neo
bổ sung ở các vùng biểu đồ mômen uốn do tĩnh tải có điểm uốn để tránh hiện
tượng chuyển đột ngột từ tiết diện liên hợp sang tiết diện không liên hợp.
- Trong vùng mômen uốn âm của dầm liên hợp liên tục có bố trí neo chống cắt,
cốt thép dọc trong bản phải được kéo dài vào vùng mômen uốn dương và vượt
ra ngoài neo một khoảng cách không nhỏ hơn:
+ Chiều cao dầm.
+ 12 lần đường kính danh định của cốt thép;
+ 0,0625 lần chiều dài nhịp tính theo khoảng cách tim gối.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
58
3.4.1 Cấu tạo neo
3.4.1.1 Neo chữ [
Neo chữ [ được đặt trên cánh dầm như trên hình 3-6 và được hàn vào cánh
dầm bằng đường hàn có chiều cao không nhỏ hơn 5mm.

50
hb h

Hình 3-6. Neo chữ [


Chiều cao lớn nhất của neo phải đảm bảo để neo được chôn sâu ít nhất 50mm
trong bê tông và chiều dày lớp bê tông trên mặt neo không nhỏ hơn 50mm, có
nghĩa chiều cao neo chữ [ phải thỏa mãn điều kiện:
50 ≤ h ≤ hb -50 (3-21)
trong đó:
h – chiều cao neo (mm);
hb – chiều dày bản bê tông tại vị trí neo (mm).
Với neo chữ [ khi đổ bê tông cần đầm sao cho bê tông tiếp xúc trên toàn bộ bề
mặt neo trừ phần đặt trên dầm thép.
3.4.1.2 Neo đinh
Neo đinh (hình 3-7) được làm từ các loại thép tròn kéo nguội với các cấp
1015; 1018 hoặc 1020 khử một phần hoặc hoàn toàn ôxy, tuân theo tiêu chuẩn
kỹ thuật đối với các thanh thép cácbon gia công nguội và có giới hạn chảy nhỏ
nhất là 345MPa, cường độ chịu kéo là 400MPa.
Neo đinh gồm thân đinh và mũ đinh, cả hai đều có mặt cắt là hình tròn. Nhờ
có mũ đinh mà neo đinh chống được cả lực trượt và lực bóc.

Hình 3-7. Neo đinh

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
59
Quy trình quy định tỷ lệ giữa chiều cao toàn bộ và đường kính thân của neo
đinh không được nhỏ hơn 4.
Theo chiều dọc dầm, bước của neo đinh (khoảng cách từ tim đến tim đinh)
không được vượt quá 600mm và không nhỏ hơn 6 lần đường kính thân đinh.
Theo phương ngang, khoảng cách từ tim đến tim của neo đinh không được
nhỏ hơn 4 lần đường kính thân đinh, đồng thời khoảng cách từ mép thân đinh
đến mép cánh dầm chủ không được nhỏ hơn 25mm.
Chiều cao của neo đinh cũng phải thỏa mãn điều kiện (3-21).

3.5 Tổng quan về thiết kế cầu dầm


Ở chương I đã nghiên cứu nguyên lý thiết kế theo hệ số tải trọng và hệ số sức
kháng (LRFD) là:
∑ ηi γi Qi ≤ Φ Rn = Rr
trong đó các hệ số điều chỉnh tải trọng ηi, hệ số tải trọng γi và hệ số sức kháng Φ
đã được xét ở chương I, ở đây còn phải xét nội lực hay ứng suất Qi và sức kháng
danh định của bộ phận kết cấu hay của vật liệu Rn.
Để thiết kế một cầu dầm, trước hết cần lựa chọn các kích thước chung sơ bộ
sao cho thỏa mãn các yêu cầu về cấu tạo, từ đó xác định được nội lực hay ứng
suất (Qi) do tải trọng thường xuyên, do hoạt tải và các nguyên nhân khác sinh ra,
đồng thời cũng xác định được sức kháng danh định hay tính toán của các bộ
phận kết cấu để kiểm tra theo điều kiện ở trên.
Cầu dầm thép có thể là cầu dầm I, dầm hộp thẳng hoặc cong, ở chương này
chỉ giới hạn cho cầu dầm có mặt cắt chữ I bằng thép cán hay tổ hợp đối xứng
với trục thẳng đứng và trục dầm thẳng hoặc gần như thẳng. Thỏa mãn điều kiện
trên kết cấu chịu uốn được thiết kế theo các nội dung sau:
- Sức kháng uốn theo trạng thái giới hạn cường độ.
- Kiểm tra độ võng dài hạn trong trạng thái giới hạn sử dụng.
- Kiểm tra trạng thái giới hạn mỏi và đứt gẫy của các cấu kiện và yêu cầu mỏi
đối với sườn dầm.
- Sức kháng cắt theo trạng thái giới hạn cường độ.
- Kiểm tra tính khả thi của kết cấu.
Trước khi đi vào nghiên cứu các nội dung cụ thể cần nghiên cứu thêm một số
khái niệm.
- Dầm lai: là dầm thép được thiết kế với thép sườn dầm có cường độ chảy tối
thiểu quy định thấp hơn của một hoặc cả hai bản cánh.
- Tiết diện đặc chắc: Tiết diện hay mặt cắt đặc chắc là tiết diện có khả năng phát
triển sự phân bố ứng suất dẻo hoàn toàn khi chịu uốn trước khi xảy ra mất ổn
định. Từ đây về sau sẽ gọi là mặt cắt đặc.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
60
- Tiết diện không đặc chắc: tiết diện hay mặt cắt không đặc chắc là tiết diện
có thể phát triển cường độ chảy dẻo trong các phần chịu nén trước khi xảy ra
mất ổn định uốn dọc cục bộ nhưng không thể chống lại mất ổn định cục bộ phi
đàn hồi khi yêu cầu có sự phân bố ứng suất dẻo hoàn toàn trên cả tiết diện. Từ
đây về sau sẽ gọi là mặt cắt không đặc.
Qua các định nghĩa ở trên có thể nhận thấy tiết diện đặc khi toàn tiết diện đạt
đến mômen dẻo trước khi mất ổn định, trái lại tiết diện không đặc là tiết diện
xảy ra mất ổn định trước khi đạt đến mômen dẻo.
Yêu cầu về tính dẻo:
Mặt cắt liên hợp muốn tiến dần đến mômen dẻo Mp thì bê tông bản phải được
bảo vệ không bị nứt vỡ như không được thi công tĩnh tải giai đoạn hai khi bê
tông chưa đạt cường độ theo yêu cầu. Quy định dưới đây nhằm đảm bảo yêu cầu
trên:
- Đối với mặt cắt liên hợp đặc chịu mômen uốn dương do tác dụng của tải trọng
tính toán gây ra ứng suất trong mỗi bản cánh vượt quá cường độ chảy của nó
nhân với hệ số lai Rh thì mặt cắt phải thỏa mãn:
Dp ⎫
≤5 ⎪⎪
D'
⎬ (3-22)
d + ts + t h ⎪
D' = β
7,5 ⎪⎭
Trong đó:
β = 0,9 đối với thép có Fy = 250 MPa
β = 0,7 đối với thép có Fy = 345 MPa
th, ts = chiều cao vút bê tông và chiều dày bản bê tông
Mặt cắt thực của tiết diện chịu uốn: trong các cấu kiện chịu uốn có thể bỏ qua
các lỗ để bắt bulông cường độ cao hoặc các lỗ để hở có đường kính không quá
32mm miễn là diện tích bị khuyết đi không vượt quá 15% diện tích của bản cánh
đó. Đối với mọi diện tích bị tiêu hao vượt quá 15% diện tích bản cánh thì khi
tính toán phải trừ phần diện tích bị tiêu hao.
Đối với cầu liên hợp nếu không bố trí liên kết dọc dưới thì khi tính toán mặt
cắt thực để tính mọi sức kháng, chiều rộng cánh dưới phải được trừ đi hai lần bw
là bề rộng để chịu lực gió ngang, bw được lấy theo điều 6.10.3.5.1 của Quy trình.

3.6 Sức kháng uốn theo trạng thái giới hạn cường độ
Theo các trạng thái giới hạn cường độ sức kháng uốn tính toán đối với
mômen uốn và ứng suất được tính như sau:
M r = Φf M n ⎫
⎬ (3-23)
Fr = Φ f Fn ⎭
trong đó:
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
61
Φf – hệ số sức kháng khi uốn lấy theo phần 1-5;
Mn – sức kháng uốn danh định (Nmm);
Fn – sức kháng uốn danh định ở mỗi bản cánh (MPa).
Chú ý:
- Không áp dụng các quy định về phân phối lại mômen uốn cho nhịp giản đơn.
- Với kết cấu nhịp liên tục có thể dùng các quy định đàn hồi hoặc không đàn hồi
để tính toán trong trạng thái giới hạn cường độ. Chỉ có các cấu kiện liên hợp
hoặc không liên hợp với mặt cắt chữ I chiều cao không đổi, mặt cắt đặc và có
cường độ chảy dẻo nhỏ nhất không vượt quá 345MPa mới được phép áp dụng
các phân tích không đàn hồi.

3.6.1 Phân loại sức kháng uốn


Khi dầm có mặt cắt chữ I thỏa mãn các điều kiện cấu tạo như đã nêu ở trên,
nếu cường độ chảy dẻo nhỏ nhất quy định của thép không vượt quá 345MPa và
chiều cao mặt cắt không đổi thì phải kiểm tra độ mảnh của sườn dầm có mặt cắt
đặc theo công thức ở phần 3.6.1.1. Nếu cường độ chảy dẻo nhỏ nhất quy định
của thép lớn hơn 345MPa và chiều cao mặt cắt thay đổi phải kiểm tra độ mảnh
của bản cánh chịu nén mặt cắt không đặc theo công thức ở phần 3.6.1.3.
3.6.1.1 Độ mảnh của sườn dầm có mặt cắt đặc
Nếu điều kiện sau được thỏa mãn:
2D cp E
≤ 3,76 (3-24)
tw Fyc
thì sườn dầm được xem là đặc tức là toàn bộ mặt cắt đạt đến cường độ chảy mà
chưa xảy ra mất ổn định và tuân theo các chỉ dẫn sau:
- Đối với mặt cắt liên hợp chịu mômen uốn dương, sức kháng uốn phải được xác
định theo phần 3.6.2.2 về sức kháng uốn dương của mặt cắt liên hợp đặc.
- Đối với các mặt cắt khác việc tính toán phải thực hiện theo phần 3.6.1.2 về độ
mảnh của bản cánh chịu nén của mặt cắt đặc.
Nếu điều kiện (3-24) không được thỏa mãn thì sườn dầm không được coi là
đặc và nếu không sử dụng công thức Q (Q là mômen tĩnh của diện tích bản tính
đổi ngắn hạn đối với trục trung hòa của mặt cắt liên hợp ngắn hạn trong các
vùng uốn dương hoặc là mômen tĩnh của diện tích cốt thép dọc đối với trục
trung hòa của mặt cắt liên hợp trong các vùng mômen uốn âm) thì:
- Đối với các mặt cắt liên hợp chịu mômen uốn dương phải xác định sức kháng
uốn của mỗi bản cánh theo mặt cắt không đặc như phần 3.6.2.4.
- Đối với các mặt cắt khác phải tính toán độ mảnh của cánh chịu nén có mặt cắt
không đặc như phần 3.6.1.3.
Nếu điều kiện (3-24) không được thỏa mãn và có sử dụng công thức Q thì
phải tuân theo các điều kiện sử dụng công thức Q như phần 3.6.1.4.
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
62
3.6.1.2 Độ mảnh của cánh chịu nén mặt cắt đặc
Xét quan hệ sau:
bf E
≤ 0,382 (3-25)
2t f Fyc
trong đó:
bf – chiều rộng bản cánh chịu nén (mm);
tf - chiều dày bản cánh chịu nén (mm).
Nếu (3-25) thỏa mãn thì phải tính sự tác động qua lại của sườn dầm mặt cắt
đặc và bản cánh chịu nén như trong phần 3.6.1.5. Nếu (3-25) không thỏa mãn thì
bản cánh chịu nén không được coi là đặc và:
- Khi không xét công thức Q phải xét độ mảnh của bản cánh chịu nén có mặt cắt
không đặc theo phần 3.6.1.3.
- Khi có sử dụng công thức Q thì phải tính toán theo phần 3.6.1.4 về điều kiện
sử dụng công thức này.
3.6.1.3 Độ mảnh của cánh chịu nén có mặt cắt không đặc
Xét quan hệ sau:
Khi không có sườn tăng cường dọc: bf E
≤ 1,38
2t f 2D c
fc
tw (3-26)
Khi có sườn tăng cường dọc: bf E
≤ 0,408
2t f fc
trong đó:
fc – ứng suất trong bản cánh chịu nén do tác dụng của tải trọng tính toán
(MPa);
tf, bf, Dc, tw – như đã nêu trên.
Nếu (3-26) thỏa mãn thì phải tính toán theo các quy định như ở phần 3.6.1.8
về việc giằng bản cánh chịu nén có mặt cắt không đặc. Ngược lại thì mặt cắt
không đảm bảo điều kiện ổn định, cần chọn mặt cắt khác và tính lại.
3.6.1.4 Điều kiện sử dụng công thức Q
Nếu mặt cắt đang xét chịu mômen uốn âm và không có sườn tăng cường dọc
thì phải xét theo các quy định ở phần 3.6.1.7 về độ mảnh của sườn dầm theo
công thức Q theo cách tùy chọn của bản cánh chịu nén.
Nếu không thỏa mãn như ở trên thì phải tính theo phần 3.6.1.3 về độ mảnh
của cánh nén có mặt cắt không đặc.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
63
3.6.1.5 Tương tác giữa sườn dầm và cánh nén của mặt cắt đặc
Xét quan hệ sau:
⎧ 2D cp E
⎪ ≤ 3,76
⎪ tw Fyc
⎨ (3-27)
⎪ bf ≤ 0,382 E
⎪ 2t f Fyc

Nếu (3-27) thỏa mãn thì phải tuân theo quy định của phần 3.6.1.6 về việc
giằng bản cánh. Ngược lại thì phải tính toán tác động qua lại giữa sườn dầm và
cánh nén của mặt cắt đặc theo điều kiện (3-28):
D cp b E
+ 9,35 f ≤ 6,25 (3-28)
tw 2t f Fyc
Khi đó xảy ra các trường hợp sau:
- Nếu (3-28) thỏa mãn thì phải xét giằng cánh chịu nén như phần 3.6.1.6.
- Nếu (3-28) không thỏa mãn thì:
+ Nếu không dùng công thức Q thì phải xét theo quy định của phần 3.6.1.3 về
độ mảnh của cánh chịu nén có mặt cắt không đặc.
+ Nếu áp dụng công thức Q thì xét điều kiện áp dụng công thức này như phần
3.6.1.4.
3.6.1.6 Giằng bản cánh chịu nén của mặt cắt đặc
Xét quan hệ sau:
⎡ ⎛ M ⎞⎤⎛ ry E ⎞
L b ≤ ⎢0,124 − 0,0759⎜⎜ l ⎟⎟⎥⎜⎜ ⎟
⎟ (3-29)
⎢⎣ M F
⎝ p ⎠⎥⎦⎝ yc ⎠
trong đó:
Lb – chiều dài không được giằng (mm);
ry – bán kính quán tính của mặt cắt thép đối với trục thẳng đứng (mm);
Ml – mômen nhỏ hơn do tải trọng tính toán trong hai mômen ở hai đầu của
đoạn không được giằng (Nmm);
Mp – mômen dẻo (Nmm);
Fyc – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của cánh nén (MPa).
M
Tỷ số l phải lấy dấu âm nếu phần cấu kiện trong phạm vi chiều dài không
Mp
được giằng bị uốn đổi dấu.
Nếu (3-29) thỏa mãn và các quy định theo (3-27), (3-28) thỏa mãn thì bản
cánh chịu nén coi như đặc, sức kháng uốn được xác định theo phần 3.6.2.1 về
sức kháng uốn của mặt cắt đặc thông thường.
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
64
Nếu (3-29) thỏa mãn nhưng (3-27) hoặc (3-28) không thỏa mãn thì sức
kháng uốn xác định theo phần 3.6.2.3 dựa trên công thức Q.
Nếu (3-29) không thỏa mãn thì phải xét theo phần 3.6.1.8 về việc giằng bản
cánh chịu nén mặt cắt không đặc.
3.6.1.7 Độ mảnh của sườn dầm và cánh chịu nén dùng công thức Q
Xét quan hệ sau:
⎧ 2D cp E
⎪ ≤ 6,77
⎪ tw Fyc

⎨ bf E (3-30)
⎪ 2t ≤ 2,52
2D cp
⎪ f f yc
⎪⎩ tw
Nếu (3-30) thỏa mãn thì xét theo phần 3.6.1.6 về việc giằng bản cánh chịu nén
mặt cắt đặc.
Nếu (3-30) không thỏa mãn thì xét theo quy định phần 3.6.1.3 về độ mảnh của
cánh nén có mặt cắt không đặc.
3.6.1.8 Giằng bản cánh chịu nén mặt cắt không đặc
Xét quan hệ sau:
E
L b ≤ L p = 1,76 rt (3-31)
Fyc
trong đó:
rt – bán kính quán tính đối với trục thẳng đứng của mặt cắt quy ước bao gồm
cánh nén của mặt cắt thép cộng thêm 1/3 chiều cao chịu nén của sườn dầm (mm)
(xem hình 3-8).

y
tf
Dc/3 bf
tf
Dc/3

tw

Hình 3-8. Mất ổn định ngang do xoắn


Fyc – như trên (MPa).
Nếu (3-31) thỏa mãn phải xác định sức kháng uốn của mỗi cánh dầm theo sức
kháng uốn của bản cánh mặt cắt không đặc như trong phần 3.6.2.4.
Nếu (3-31) không thỏa mãn thì:
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
65
- Với các mặt cắt liên hợp nghiên cứu trong trạng thái làm việc cuối cùng phải
tiến hành theo phần 3.6.2.5 về ổn định do xoắn mặt cắt liên hợp.
- Với mặt cắt không liên hợp hoặc trong giai đoạn thi công cầu liên hợp (bê tông
bản mặt cầu chưa đông cứng) phải tiến hành tính theo phần 3.6.2.6 về ổn định
do xoắn của mặt cắt không liên hợp.

3.6.2 Tính toán sức kháng uốn


Quy trình quy định mọi mặt cắt được dự kiến đạt tới mômen dẻo phải bố trí
liên kết dọc (giằng ngang).
3.6.2.1 Sức kháng uốn của mặt cắt đặc thông thường
Sức kháng uốn danh định Mn:
Mn = Mp (3-32)
3.6.2.2 Sức kháng uốn dương của mặt cắt liên hợp đặc
Với các mặt cắt của cầu một nhịp hoặc của cầu liên tục nằm trong vùng chịu
uốn âm trên các gối trung gian, sức kháng uốn danh định của mặt cắt liên hợp
đặc trong vùng uốn dương được lấy theo:
- Nếu Dp ≤ D’ thì Mn = Mp (3-33)
- Nếu D’ < Dp ≤ 5D’ thì
5M p − 0,85M y 0,85M y − M p ⎛ D p ⎞
Mn = + ⎜⎜ ⎟⎟ (3-34)
4 4 ⎝ D ' ⎠
trong đó:
Dp – khoảng cách từ mép trên bản bê tông tới trục trung hòa dẻo (mm);
D’ – khoảng cách, lấy theo (3-22) (mm);
My – mômen chảy của mặt cắt liên hợp ngắn hạn chịu mômen dương (Nmm);
Mp – mômen dẻo (Nmm).
Với các mặt cắt khác:
- Tính theo phương pháp gần đúng:
Mn = 1,3 Rh My (3-35)
- Tính theo phương pháp chính xác:
Mn = Rh My + A (Mnp – Mcp) (3-36)
Trong các công thức (3-35) và (3-36):
Rh – hệ số lai lấy theo phần 3.6.2.7.a.
A – hệ số lấy như sau: với nhịp biên lấy bằng khoảng cách từ gối biên đến
mặt cắt tính toán chia cho chiều dài nhịp biên, với nhịp trong lấy A=1.
Mcp – mômen uốn do tải trọng tính toán ở gối đỡ trong ứng với tải trọng sinh
ra mômen uốn dương lớn nhất ở mặt cắt xét (Nmm).

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
66
Mnp – sức kháng danh định của gối đỡ trong (Nmm).
Trị số ( Mnp - Mcp) đối với các nhịp trong phải lấy số nhỏ hơn trong hai giá trị
ở hai nhịp biên.
Chú ý: Khi dùng phương pháp chính xác (công thức 3-36) mômen Mn tương
ứng không được vượt quá RhMy đối với tải trọng tính toán gây ra mômen âm lớn
nhất ở gối liền kề.
3.6.2.3 Tính sức kháng uốn dựa trên công thức Q
Sức kháng uốn danh định Mn lấy theo giá trị nhỏ hơn trong hai giá trị tính
theo (3-37) và theo (3-38).
Mn = Mp (3-37)
⎧⎪ ⎡ ⎛ M y ⎞⎤⎛ Q p − Q π ⎞⎫⎪
M n = ⎨1 − ⎢1 − 0,7⎜⎜ ⎟⎥⎜
⎟ ⎜
⎟ ⎬M p
⎟⎪ (3-38)
⎪⎩ ⎢⎣ M
⎝ p ⎠⎥⎦⎝ pQ − 0,7 ⎠⎭
trong đó:
⎛ Mp ⎞
Qp = 5,47 ⎜⎜ ⎟ - 3,13
⎟ (3-39)
M
⎝ y⎠
Nếu mặt cắt đối xứng:
Qp = 3 (3-40)
Nếu
bf E
≤ 0,382 (3-41)
2t f Fyc
thì:
30,5
Qπ = (3-42)
2D cp
tw
Nếu (3-41) không thỏa mãn thì:
4,45 E
Qπ = 2
(3-43)
⎛ bf ⎞ 2D cp Fyc
⎜⎜ ⎟⎟
⎝ 2t f ⎠ tw
trong đó:
Mp – mômen dẻo (Nmm);
Fyc – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của cánh nén (MPa);
My – mômen chảy (xem 2.5.5) (MPa);
bf, tf – chiều rộng và chiều dày cánh chịu nén của dầm thép (mm).

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
67
3.6.2.4 Sức kháng uốn của bản cánh không đặc
Sức kháng uốn (tính theo ứng suất) danh định của mỗi bản cánh dầm
Fn = Rb Rh Fyf (3-44)
trong đó:
Rh – hệ số lai;
Rb – hệ số truyền tải trọng;
Fyf – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của cánh dầm (MPa).
3.6.2.5 Sức kháng uốn của bản cánh của mặt cắt liên hợp mất ổn định
ngang do xoắn
a. Các bản cánh chịu nén
Sức kháng uốn (tính theo ứng suất) của cánh nén được tính theo các công thức
sau:
E
- Nếu Lb ≤ Lr = 4,44 rt thì
Fyc
⎡ ⎛ L ⎞ Fyc ⎤
Fn = Cb Rb Rh Fyc ⎢1,33 − 0,187⎜⎜ b ⎟⎟ ⎥ ≤ Rb Rh Fyc (3-45)
⎢⎣ ⎝ rt ⎠ E ⎥⎦
- Ngược lại thì
⎡ ⎛ rt ⎞ ⎤
2

Fn = Cb Rb Rh ⎢9,86 E ⎜⎜ ⎟⎟ ⎥ ≤ Rb Rh Fyc (3-46)


⎢⎣ L
⎝ b ⎠ ⎥⎦
Đối với dầm mút thừa không có liên kết hoặc đối với các cấu kiện mà mômen
lớn của đoạn dầm không được giằng vượt quá giá trị lớn hơn của hai mômen ở
hai đầu đoạn thì lấy Cb = 1; ngược lại thì tính Cb theo công thức sau:
2
⎛P ⎞ ⎛P ⎞
Cb = 1,75 – 1,05 ⎜⎜ 1 ⎟⎟ + 0,3 ⎜⎜ l ⎟⎟ ≤ 2,3 (3-47)
P
⎝ h⎠ P
⎝ h⎠
trong các công thức trên:
Cb – hệ số điều chỉnh gradient mômen (hay hệ số điều chỉnh khi mômen thay
đổi);
Pl – lực trong bản cánh chịu nén tại điểm liên kết có lực nhỏ hơn do tải trọng
tính toán sinh ra (N);
Ph - lực trong bản cánh chịu nén tại điểm liên kết có lực lớn hơn do tải trọng
tính toán sinh ra (N);
Lb – chiều dài đoạn không liên kết (mm);
rt – bán kính quán tính của mặt cắt quy ước gồm bản cánh chịu nén của mặt
cắt thép cộng với một phần ba chiều cao sườn dầm lấy đối với trục thẳng đứng
(mm) (xem hình 3-8);
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
68
Fyc, Rb, Rh – như ở trên.
Chú ý: Tỷ số Pl/Ph lấy dấu âm nếu Pl là lực kéo.
b. Cánh chịu kéo
Sức kháng uốn danh định (khi tính theo ứng suất) của cánh kéo:
Fn = Rb Rh Fyt (3-48)
trong đó:
Fyt – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của cánh kéo (MPa);
Rb, Rh – như ở trên.
3.6.2.6 Sức kháng uốn của mặt cắt không liên hợp khi xét mất ổn định
ngang do xoắn
a. Các bản cánh chịu nén
Nếu có sườn tăng cường dọc và:
2D c E
≤ λb (3-49)
tw Fyc
thì sức kháng uốn danh định tính như sau:
2
I ⎛ J ⎞ ⎛ d ⎞
Mn = 3,14 E CbRh yc 0,772⎜⎜ ⎟⎟ + 9,87⎜⎜ ⎟⎟ ≤ Rh My (3-50)
Lb
⎝ I yc ⎠ ⎝ Lb ⎠
Ngược lại nếu không có sườn tăng cường dọc hoặc (3-49) không thỏa mãn thì
xét các công thức sau:
- Nếu
I ycd.E
Lb ≤ Lr = 4,44 (3-51)
S xc Fyc
thì
⎡ ⎛ L b − L p ⎞⎤
Mn = Cb Rb Rh My ⎢1 − 0,5⎜⎜ ⎟⎥ ≤ Rb Rh My (3-52)
L − L ⎟
⎢⎣ ⎝ r p ⎠⎥⎦
- Nếu không thỏa mãn (3-51) thì
2
M y ⎛ Lr ⎞
Mn = Cb Rb Rh ⎜ ⎟ ≤ Rb Rh My (3-53)
2 ⎜⎝ L b ⎟⎠
trong đó:
Dt 3w bt
J= +∑ f f (3-54)
3 3

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
69
E
Lp = 1,76 rt (3-55)
Fyc
λb – hệ số lấy như sau:
+ λb = 5,76 khi diện tích tiết diện cánh nén lớn hơn hoặc bằng diện tích tiết
diện cánh kéo.
+ λb = 4,64 trong trường hợp ngược lại;
Iyc – mômen quán tính của cánh nén đối với trục thẳng đứng (mm4) (xem hình
3-9).
Sxc – mômen tĩnh của diện tích cánh chịu nén đối với trục nằm ngang (mm3)
(xem hình 3-8).
rt – bán kính quán tính của cánh nén đối với trục thẳng đứng (mm).
tf, Rh, Fyc – như ở trên.
y
bf
tf tf
Phần chịu nén
h1
của mặt cắt
x x
tw tw
Sxc=bf tf hf

Hình 3-9. Mặt cắt không liên hợp


b. Cánh chịu kéo.
Sức kháng uốn danh định (tính theo ứng suất) của cánh chịu kéo được tính
theo công thức:
Fn = Rb Rh Fyt (3-56)
3.6.2.7 Các hệ số triết giảm ứng suất bản cánh
a. Hệ số lai Rh
Đối với các mặt cắt đồng nhất (toàn bộ mặt cắt bằng cùng loại thép) Rh = 1.
Đối với mặt cắt lai khi ứng suất ở cả hai cánh dầm dưới tác dụng của tải trọng
tính toán không vượt quá cường độ chảy của sườn dầm thì Rh =1.
Đối với mặt cắt lai dưới tác dụng cuả tải trọng tính toán một bản cánh đạt đến
cường độ chảy thì tính theo mặt cắt chịu uốn dương hoặc uốn âm dưới đây:
- Mặt cắt chịu uốn dương:
⎛ βψ (1 − ρ )2 (3 − ψ − ρψ ) ⎞
Rh = 1 - ⎜⎜ ⎟⎟ (3-57)
⎝ 6 + βψ (3 − ψ ) ⎠

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
70
với
Fyw
ρ=
Fyb
Aw
β= (3-58)
A fb
dn
ψ=
d
trong đó:
dn – khoảng cách từ mép dưới của cánh dưới đến trục trung hòa của tiết diện
tính đổi ngắn hạn (mm);
d – chiều cao của mặt cắt thép (mm);
Fyb – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của cánh dưới (MPa);
Fyw – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của sườn dầm (MPa);
Afb, Aw – diện tích cánh dưới và diện tích sừơn dầm (mm2).
- Mắt cắt chịu uốn âm:
+ Khi trục trung hòa của mặt cắt lai liên hợp (trục trung hòa tại mômen đàn
hồi) nằm trong phạm vi 10% chiều cao sườn dầm tính từ giữa sườn dầm, hệ số
lai tính theo công thức sau:
12 + β(3ρ − ρ 3 )
Rh = (3-59)
12 + 2β
với
Fyw ⎫
ρ=
Ffl ⎪⎪
⎬ (3-60)
2A w ⎪
β=
A tf ⎪⎭
Atf – tổng diện tích (mm2). Đối với các mặt cắt liên hợp Atf là tổng diện tích
của hai bản cánh thép và cốt thép dọc nằm trong mặt cắt. Đối với mặt cắt không
liên hợp Atf là tổng diện tích của hai bản cánh thép.
ffl – Trị số nhỏ hơn giữa cường độ chảy nhỏ nhất quy định và ứng suất ở mỗi
bản cánh do tải trọng tính toán (MPa).
+ Đối với mặt cắt lai liên hợp khác
M yr
Rh = (3-61)
My
trong đó:
Myr – mômen chảy có tính đến sự chảy ở sườn dầm (Nmm);

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
71
My – như ở trên (MPa).
b. Hệ số truyền tải trọng Rb
Với cánh chịu nén:
- Nếu có sườn tăng cường và
2D c E
≤ λb (3-62)
tw fc
thì Rb =1.
- Nếu không có sườn tăng cường hoặc (3-62) không thỏa mãn thì:
⎛ ar ⎞⎛ 2 D c E⎞
Rb = 1- ⎜⎜ ⎟⎟⎜⎜ − λb ⎟
⎟ (3-63)
⎝ 1200 + 300a r ⎠⎝ t w Fc ⎠

với
2D c t w
ar = (3-64)
Ac
trong đó:
λb – lấy như ở phần 3.6.2.6;
fc – ứng suất ở bản cánh chịu nén đang xét do tải trọng tính toán (MPa);
Ac – diện tích cánh chịu nén (mm2).
Với cánh chịu kéo: Rb = 1.
Qua các công thức ở trên, có thể tóm tắt các bước tính toán để xác định sức
kháng uốn theo hai sơ đồ sau:
- Sơ đồ 1: Dùng cho trường hợp cường độ chảy dẻo nhỏ nhất quy định của thép
lớn hơn 345MPa và chiều cao mặt cắt thay đổi.
- Sơ đồ 2: Dùng cho trường hợp cường độ chảy dẻo nhỏ nhất quy định của thép
không lớn hơn 345MPa và chiều cao mặt cắt không đổi.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
72

Sơ đồ 1 + Độ mảnh của cánh nén –


có mặt cắt không đặc

+ Giằng bản cánh nén – Mặt cắt không đảm


mặt cắt không đặc bảo điều kiện ổn định

Tính sức + Mặt cắt –


kháng uốn liên hợp
của mỗi bản
cánh dầm
theo (3-44)

- Sức kháng uốn của cánh nén theo - Cánh chịu nén Mn theo (3-50)
(3-45) hoặc (3-46). hoặc (3-53).
- Sức kháng uốn của cánh kéo theo - Cánh chịu kéo Mn theo (3-56)
(3-48).

+ Mặt cắt –
Sơ đồ 2
liên hợp
Sườn dầm đặc + Uốn dương –

+ Uốn dương – (3-44) Sơ đồ 1

(3-33) + –
(3-25)

+ –
(3-27)

+ Cánh nén
(3-28) –
không đặc + Điều kiện –
+ (3-29) – dùng Q

Sơ đồ 1
+ (3-30)

(2-32) (3-31)
hoặc (3-37) (2-32)
hoặc (3-38) + – Sơ đồ 1
hoặc (3-37) (3-29)
hoặc (3-38)
(3-31)

Ghi chú: số ghi trong sơ đồ là công thức phải áp dụng để tính toán

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
73
3.7 Sức kháng cắt theo trạng thái giới hạn cường độ
Sức kháng cắt tính toán của sườn dầm (Vr)
Vr = Φv Vn (3-65)
trong đó:
Φv – hệ số kháng cắt lấy theo (1-5);
Vn – sức kháng cắt danh định.

3.7.1 Sức kháng cắt danh định của sườn dầm không có sườn tăng
cường
Cả dầm lai và dầm làm bằng một loại thép sức kháng cắt danh định được lấy
như sau:
D E
- Nếu ≤ 2,46 thì
tw Fyw
Vn = Vp = 0,58 Fyw Dtw (3-66)
E D E
- Nếu 2,46 < ≤ 3,07 thì
Fyw tw Fyw

Vn = 1,48 tw2 E Fyw (3-67)

E D
- Nếu 3,07 < thì
Fyw tw
4,55 t 3w E
Vn = (3-68)
D
3.7.2 Sức kháng cắt danh định của sườn dầm có sườn tăng cường
3.7.2.1 Các mặt cắt một loại thép
a. Mảnh sườn dầm ở phía trong của mặt cắt đặc:
Sức kháng danh định của mảnh sườn dầm:
- Nếu Mu ≤ 0,5 Φf Mp thì:
⎛ ⎞
⎜ ⎟
⎜ 0,87(1 − c ) ⎟
Vn = Vp ⎜ c + 2 ⎟ ≥ cVp (3-69)
⎜ ⎛ d0 ⎞ ⎟
⎜ 1+ ⎜ ⎟ ⎟
⎝ ⎝D⎠ ⎠
- Nếu Mu > 0,5 Φf Mp thì:

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
74
⎡ ⎤
⎢ ⎥
⎢ 0,87(1 − c ) ⎥
Vn = R.Vp c + 2 ⎥
≥ cVp (3-70)

⎛ ⎞
d
⎢ 1+ ⎜ 0 ⎟ ⎥
⎢⎣ ⎝ D ⎠ ⎥⎦
với
⎛ Mr − Mu ⎞
R = 0,6 + 0,4 ⎜⎜ ⎟ ≤1 (3-71)
M − 0 , 75 φ . M ⎟
⎝ r f y ⎠

Vp = 0,58 FywDtw (3-72)


trong đó:
Mu – mômen lớn nhất trong mảnh sườn dầm đang xét do tải trọng tính toán
(Nmm);
Vp – Lực cắt dẻo (N);
Mr – sức kháng uốn tính toán (Nmm);
Φf – hệ số sức kháng đối với uốn;
My – mômen chảy (Nmm);
D – chiều cao sườn dầm (mm);
do – khoảng cách giữa các sườn tăng cường đứng (mm);
c – tỷ số giữa ứng suất oằn cắt và cường độ chảy cắt, lấy như sau:
D Ek
+ Nếu ≤ 1,10 thì
tw Fyw
c=1 (3-73)

Ek D Ek
+ Nếu 1,10 ≤ ≤ 1,38 thì
Fyw tw Fyw
1,10 E k
c= (3-74)
⎛ D ⎞ Fyw
⎜⎜ ⎟⎟
⎝ tw ⎠
Ek D
+ Nếu 1,38 < thì
Fyw tw

1,52 ⎛⎜ E k ⎞⎟
c= 2 ⎜
(3-75)
⎛ D ⎞ ⎝ Fyw ⎟⎠
⎜⎜ ⎟⎟
⎝ tw ⎠

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
75
với
5
k=5+ 2
(3-76)
⎛ do ⎞
⎜ ⎟
⎝D⎠
b. Mảnh sườn dầm ở phía trong của mặt cắt không đặc:
Sức kháng danh định của mảnh sườn dầm được tính theo các công thức sau:
- Nếu fu ≤ 0,75 Φf Fy thì
⎡ ⎤
⎢ ⎥
⎢ 0,87(1 − c ) ⎥
Vn = Vp c + 2 ⎥
(3-77)

⎛ d ⎞
⎢ 1+ ⎜ ⎟ ⎥
o

⎣⎢ ⎝ D ⎠ ⎦⎥
- Nếu fu > 0,75 Φf Fy thì
⎡ ⎤
⎢ ⎥
⎢ 0,87(1 − c ) ⎥
Vn = R.Vp c + 2 ⎥
≥ cVp (3-78)

⎛ ⎞
d
⎢ 1+ ⎜ o ⎟ ⎥
⎢⎣ ⎝ D ⎠ ⎥⎦
với
⎛ Fr − Fu ⎞
R = 0,6 + 0,4 ⎜⎜ ⎟
⎟ (3-79)
F
⎝ r − 0,75φ F
y y ⎠

trong đó:
fu – ứng suất lớn nhất trong cánh nén ở mảnh sườn dầm đang xét do tải trọng
tính toán (MPa).
Fr – sức kháng uốn tính toán của cánh nén (MPa).
c – lấy theo các công thức từ (3-73) đến (3-76).
c. Mảnh sườn dầm ở hai đầu dầm:
Các mảnh sườn dầm ở hai đầu dầm không có mảnh sườn dầm ở một cạnh nên
nó làm việc bất lợi hơn các mảnh sườn dầm trong, khi đó sức kháng danh định
được tính như sau:
Vn = CVp (3-80)
với
Vp = 0,58 Fyw D tw (3-81)

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
76
3.7.2.2 Mặt cắt lai
Sức kháng cắt danh định ở cả mảnh sườn dầm ở phía trong và đầu dầm đều
được tính theo một công thức:
Vn = CVp (3-82)

3.8 Yêu cầu về mỏi đối với sườn dầm


Xét yêu cầu về mỏi đối với sườn dầm để kiểm tra uốn ngoài mặt phẳng của
sườn dầm do mômen uốn hoặc lực cắt dưới tác dụng lặp đi lặp lại của hoạt tải
(xe tải thiết kế với khoảng cách hai trục nặng không đổi bằng 9m có xung kích
và hệ số làn xe cho một làn, tải trọng người đi bộ 3.10-3MPa tính đồng thời với
xe tải thiết kế nếu đường bộ hành rộng hơn 0,6m).
Ứng suất uốn và ứng suất cắt do tải trọng mỏi như đã nêu ở trên sinh ra phải
được lấy bằng hai lần các giá trị tương ứng tính theo tổ hợp tải trọng mỏi quy
định trong bảng 1-2.

3.8.1 Ứng suất uốn


Khi sườn dầm không có sườn tăng cường dọc thì:
- Nếu
2D c E
≤ 5,70 (3-83)
tw Fyw
thì
fcf ≤ Fyw (3-84)
- Nếu (3-83) không thỏa mãn thì:
2
⎛ t ⎞
fcf ≤ 32,5 ⎜⎜ w ⎟⎟ (3-85)
⎝ 2D c ⎠
trong đó:
fcf – ứng suất nén đàn hồi bất lợi nhất trong cánh nén dưới tác dụng của tĩnh
tải tiêu chuẩn (tĩnh tải không nhân với hệ số tải trọng) và hoạt tải để tính mỏi
như đã nêu ở trên (MPa);
Fyw – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của sườn dầm (MPa);
Dc –chiều cao chịu nén đàn hồi của sườn dầm (mm);
tw – chiều dày sườn dầm (mm).

3.8.2 Ứng suất cắt


Với các dầm đồng nhất ( dùng một loại thép cho cả cánh và sườn dầm) cần
phải bố trí sườn tăng cường đứng, còn sườn tăng cường dọc có thể bố trí hoặc
không để thỏa mãn điều kiện:
Fcf ≤ 0,58 c Fyw (3-86)

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
77
trong đó:
Fcf – ứng suất cắt đàn hồi lớn nhất trong sườn dầm do tĩnh tải tiêu chuẩn và
hoạt tải để tính mỏi (MPa);
c – lấy như ở phần 2.7.2.1.

3.9 Kiểm tra độ võng trong trạng thái giới hạn sử dụng
Kiểm tra độ võng trong trạng thái giới hạn sử dụng bao gồm kiểm tra độ võng
do tĩnh tải và kiểm tra độ võng do hoạt tải nếu có yêu cầu. Kiểm tra độ võng tĩnh
tải có thể theo phân tích đàn hồi hoặc ngoài miền đàn hồi (có sự phân bố lại
mômen) ở đây chỉ xét theo phân tích đàn hồi.

3.9.1 Kiểm tra độ võng do tĩnh tải theo phân tích đàn hồi
Mục đích của kiểm tra độ võng do tĩnh tải là để độ võng do tĩnh tải không làm
ảnh hưởng đến giao thông trên cầu. Phương pháp kiểm tra độ võng do tĩnh tải là
thông qua ứng suất trong cánh dầm. Do đó điều kiện độ võng ở đây là ứng suất
trong cánh dầm khi uốn dương hay uốn âm phải thỏa mãn:
- Đối với cả hai cánh dầm thép của mặt cắt liên hợp:
ff ≤ 0,95 Rb Rh Fyf (3-87)
- Đối với cả hai cánh dầm thép của mặt cắt khôngliên hợp:
ff ≤ 0,80 Rb Rh Fyf (3-88)
trong đó:
ff – ứng suất đàn hồi trong cánh dầm do tải trọng tính toán sinh ra (MPa);
Fyf – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của cánh dầm (MPa);
Rh, Rb – như ở trên.

3.9.2 Kiểm tra độ võng do hoạt tải theo phân tích đàn hồi
Khi có yêu cầu thì phải kiểm toán độ võng, sao cho độ võng trong trạng thái
giới hạn sử dụng (bảng 1-2) kể cả xung kích không vượt quá độ võng giới hạn.
3.9.2.1 Các nguyên tắc để kiểm tra độ võng
Khi tính độ võng tuyệt đối lớn nhất phải đặt tải ở tất cả các làn xe và đường
bộ hành.
Trong cầu liên hợp mặt cắt ngang thiết kế phải bao gồm toàn bộ chiều rộng
cầu và những bộ phận liên tục về kết cấu của lan can, đường người đi và rào
chắn ở giữa.
Khi tính chuyển vị tương đối lớn nhất số lượng và vị trí các làn đặt tải phải
chọn để sao cho hiệu ứng chênh lệch lớn nhất.
Phải dùng các hoạt tải của tổ hợp tải trọng sử dụng như trong bảng 1-2 kể cả
lực xung kích IM.
Độ võng do hoạt tải cần lấy theo trị số lớn hơn của:

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
78
- Kết quả tính toán chỉ do một mình xe tải thiết kế trong mỗi làn xe, hoặc:
- Kết quả tính của 25% xe tải thiết kế cùng với tải trọng làn thiết kế.
Phải áp dụng hệ số làn xe.
Đối với cầu chéo khi tính toán có thể dùng mặt cắt ngang thẳng góc, với cầu
cong và cầu vừa cong vừa chéo có thể dùng mặt cắt ngang xuyên tâm.
3.9.2.2 Độ võng giới hạn
Khi không có các tiêu chuẩn khác, độ võng giới hạn sau đây được áp dụng
cho kết cấu thép, nhôm và cả bê tông.
Đối với cầu độ võng giới hạn cho:
- Tải trọng xe nói chung L/800;
- Tải trọng xe hoặc người đi bộ hoặc tải trọng xe và người đi bộ L/1000;
- Tải trọng xe ở phần mút thừa của cầu mút thừa L/300;
- Tải trọng xe hoặc người đi bộ hoặc tải trọng xe và người đi bộ L/375;
trong đó L là chiều dài nhịp.
Đối với mặt cầu bằng bản trực hướng (bản orthotrope):
- Tải trọng xe trên bản mặt cầu L/300;
- Tải trọng xe trên sườn tăng cường của bản mặt cầu L/1000;
- Độ võng tương đối lớn nhất giữa hai sườn tăng cường cạnh nhau khi tải trọng
xe đặt trên sườn tăng cường của bản mặt cầu là 2,5mm.

3.10 Sườn tăng cường gối


Sườn tăng cường gối được đặt ở gối và các vị trí có tải trọng tập trung do đó
sườn tăng cường gối chịu phản lực gối hay tải trọng tập trung ở trạng thái cuối
cùng hoặc trong giai đoạn thi công.
Ở phần cấu tạo sườn tăng cường gối được quy định phải kéo dài hết chiều cao
của sườn dầm chủ và lắp khít với cánh của dầm chủ do vậy sườn tăng cường gối
sẽ làm việc theo ép mặt ở diện tích tiếp xúc giữa đầu sườn tăng cường với cánh
dầm và làm việc theo nén dọc trục trên diện tích hiệu dụng.

3.10.1 Sức kháng ép mặt


Bf = Φb ApnFys (3-89)
trong đó:
Φb – hệ số sức kháng ép mặt (tựa), lấy theo phần 1-5 (Chương 1);
Apn – diện tích phần tiếp xúc giữa sườn tăng cường gối với cánh dầm phần
nằm ngoài đường hàn sườn dầm vào cánh dầm nhưng không vượt ra ngoài mép
của cánh dầm (mm2);
Fys – cường độ chảy nhỏ nhất.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
79
3.10.2 Sức kháng nén dọc trục
P r = Φc P n (3-90)
trong đó:
Φc – hệ số sức kháng đối với nén, lấy theo 1-5;
Pn - sức kháng nén danh định, lấy như sau:
+ Nếu độ mảnh λ ≤ 2,25 thì:
Pn = 0,66λ Fy As (3-91)
+ Nếu độ mảnh λ > 2,25 thì:
0,88Fy A s
Pn = (3-92)
λ
với
2
⎛ K L ⎞ Fy
λ = ⎜⎜ ⎟⎟ (3-93)
Π
⎝ s ⎠ E
r
trong đó:
As – diện tích nguyên của mặt cắt hiệu dụng (mm2);
Fy – cường độ chảy nhỏ nhất quy định (MPa);
L – chiều dài, lấy bằng chiều cao sườn dầm (mm);
K – hệ số chiều dài hiệu dụng, có thể lấy K = 0,75.
rs – bán kính quán tính của mặt cắt hiệu dụng lấy đối với trục đi qua giữa
chiều dày sườn dầm (mm).

3.11 Neo chống trượt


Các neo chống trượt để chống lại lực trượt ở mặt tiếp xúc giữa bản bê tông và
cánh dầm thép do vậy để tính toán neo cần phải xác định lực cắt (hay lực trượt)
nằm ngang và sức kháng cắt của neo.

3.11.1 Lực trượt danh định


Tổng lực trượt (Vh) giữa điểm mômen dương lớn nhất và điểm có mômen
bằng không gần kề phải nhỏ hơn hoặc:
Vh = 0,85 fc’ b ts (3-94)
hoặc
Vh = Fyw D tw + Fyt bt tt + Fyc bf tf (3-95)
trong đó:
fc’ – cường độ nén 28 ngày quy định của bê tông bản (MPa).
b – chiều rộng hiệu dụng của bản (mm).
ts – chiều dày bản (mm).

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
80
Fyw, Fyt, Fyc – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của sườn dầm, cánh chịu
kéo và cánh chịu nén của dầm thép (MPa).
D – chiều cao sườn dầm chủ (mm).
bt, bf – chiều rộng cánh kéo, chiều rộng cánh nén (mm).
tw, tt, tf – chiều dày sườn dầm, cánh chịu kéo và cánh chịu nén (mm).
Đối với kết cấu nhịp liên hợp liên tục tổng lực trượt giữa tim gối và điểm có
mômen bằng không gần kề phải lấy bằng:
Vh = Ar Fyr (3-96)
trong đó:
Ar – tổng diện tích của cốt thép dọc trên trụ phía trong ở phạm vi chiều rộng
hiệu dụng của bản (mm2).
Fyr – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của cốt thép dọc (MPa).

3.11.2 Sức kháng cắt danh định


Sức kháng cắt danh định của một neo kiểu đinh được tính theo công thức:
Qn = 0,5Asc f c' E c ≤ Asc Fu (3-97)
trong đó:
Asc – diện tích mặt cắt ngang của một neo đinh chịu cắt (mm2);
fc’ – cường độ nén 28 ngày quy định của bê tông bản (MPa);
Ec – môđun đàn hồi của bê tông bản (MPa), nếu không có số liệu chính xác,
các loại bê tông có khối lượng riêng từ 1440 đến 2500kg/m3 có thể lấy môđun
đàn hồi như sau:
Ec = 0,043 y1c,5 f c' (3-98)
với yc là khối lượng riêng của bê tông tính bằng kg/m3.
Fu – cường độ kéo nhỏ nhất quy định của neo đinh chịu cắt (MPa), thông
thường Fu = 400MPa.
Sức kháng cắt danh định của neo hình [ được tính theo:
Qn = 0,3 ( tf + 0,5 tw) Lc f c' E c (3-99)
trong đó:
tf – chiều dày cánh của neo [ (mm);
tw – chiều dày sườn của neo [ (mm);
Lc – chiều dài của neo [ (mm);
fc’, Ec – như ở trên.

3.11.3 Tính số neo trong trạng thái giới hạn cường độ


Sức kháng cắt tính toán của neo được tính theo:

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
81
Qr = Φsc Qn (3-100)
trong đó:
Φsc – hệ số sức kháng đối với neo chống cắt, lấy theo 1-5;
Qn – sức kháng cắt danh định.
Số lượng neo chống cắt bố trí giữa mặt cắt có mômen dương lớn nhất và mặt
cắt có mômen bằng không liền kề hoặc giữa tim gối của trụ phía trong và mặt
cắt có mômen bằng không liền kề là:
V
n≥ h (3-101)
Qr
Từ giá trị của n chọn số neo và bố trí neo cho từng đoạn dầm.

3.11.4 Sức kháng mỏi của neo đinh


Sức kháng mỏi của một neo đinh riêng lẻ lấy như sau:
Zr = αd2 ≥ 19d2 (3-102)
với
α = 238 – 29,5logN (3-103)
trong đó:
d - đường kính neo đinh (mm);
N – số chu kỳ, tính theo công thức (2-15) ở Chương 2.

3.11.5 Kiểm tra bước của neo đinh theo sức kháng mỏi
Theo điều kiện cường độ đã tính được số neo và sau khi bố trí neo đã có bước
của neo p (khoảng cách các neo theo chiều dọc dầm) theo sức kháng mỏi bước
neo phải thỏa mãn:
n ZI
p≤ n r (3-104)
Vsr Q
trong đó:
p – bước neo (mm);
n – số lượng neo trong một mặt cắt ngang;
I – mômen quán tính của mặt cắt liên hợp ngắn hạn (mm4);
Q – mômen tĩnh của diện tích tiết diện tính đổi của bản đối với trục trung hòa
của mặt cắt liên hợp ngắn hạn (mm3);
Vsr – lực cắt do xe tải thiết kế có xét xung kích xác định cho trạng thái giới
hạn mỏi;
Zr – sức kháng mỏi của một neo riêng lẻ.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
82
3.12 Tính hiệu ứng của tải trọng
3.12.1 Tổng quan về tính nội lực do tải trọng
Trong một tổ hợp có nhiều tải trọng, do đó nội lực sẽ là tổng các nội lực do
từng tải trọng riêng rẽ:
Q = ∑ ηi γi Qi (3-105)
trong đó:
ηi – hệ số điều chỉnh tải trọng.
γi - hệ số tải trọng của tải trọng thứ i.
Qi – nội lực do tải trọng thứ i sinh ra, trong cầu dầm đó là mômen uốn, lực cắt
do một số nguyên nhân như: tĩnh tải, hoạt tải (HL-93), co ngót, nhiệt độ, gió …
Trong cầu liên hợp với những tải trọng lâu dài phải tính tới tác động của từ
biến. Trong trường hợp này ảnh hưởng của từ biến được thể hiện bằng cách tính
với các đặc trưng của tiết diện liên hợp dài hạn.

3.12.2 Tính nội lực do tĩnh tải


Tính nội lực do tĩnh tải (bao gồm mômen uốn và lực cắt) có thể thực hiện theo
trình tự sau:
- Vẽ đường ảnh hưởng nội lực (M và V), trên mỗi đường ảnh hưởng tính diện
tích của từng phần (ωi).
- Xác định tĩnh tải phân bố tác dụng lên dầm. Đa số các cầu trọng lượng từ bản
mặt cầu trở lên được xem là phân bố đều cho các dầm do đó dễ dàng xác định
được tĩnh tải phân bố tác dụng lên dầm. Do cấu kiện và thiết bị phụ có hệ số tải
trọng khác với lớp phủ mặt cầu và các tiện ích nên tĩnh tải cũng phân làm hai
loại: tĩnh tải do cấu kiện và thiết bị phụ (qDC), tĩnh tải do lớp phủ mặt cầu và các
tiện ích (qDW).
Trường hợp tĩnh tải phân bố không đều theo chiều dài, chẳng hạn dầm có
chiều cao thay đổi cách tính thực tế thường dùng là: chia dầm thành nhiều đoạn
sao cho trên mỗi đoạn có thể xem là phân bố đều và tính tĩnh tải qDCi, qDwi cho
từng đoạn.
- Tính nội lực tiêu chuẩn cho từng phần diện tích của đường ảnh hưởng (vì mỗi
phần có thể lấy hệ số tải trọng là lớn nhất hoặc nhỏ nhất tùy theo nó làm tăng
hay giảm tác động tính toán). Khi đó nội lực ứng với từng phần diện tích đường
ảnh hưởng là:
+ Nếu tĩnh tải phân bố đều qDC ω và qDW ω.
+ Nếu tĩnh tải phân bố không đều ∑ qDCi ωi và ∑ qDWi ωi, trong đó ωi là phần
diện tích đường ảnh hưởng tương ứng với qDCi hay qDWi.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
83
3.12.3 Tính nội lực do HL-93 và tải trọng người
Trừ trường hợp tính trực tiếp nội lực theo các phương pháp không gian bằng
các chương trình có sẵn còn nếu tính thông qua hệ số phân bố ngang thì trình tự
tính như sau:
- Tính hệ số phân bố ngang (g) của tải trọng làn, xe tải thiết kế, xe hai trục thiết
kế (xem phần 1.7.1).
- Tính hệ số phân bố ngang cho tải trọng người đi nếu chiều rộng đường người
đi lớn hơn 0,6m. Trong quy trình không trình bầy cách tính hệ số phân bố ngang
cho tải trọng người đi, khi đó có thể tính như sau:
+ Đối với dầm biên tính theo phương pháp đòn bẩy khi xếp người đi ở làn sát
dầm biên đang tính. Hệ số này dùng chung cho cả mômen uốn và lực cắt.
+ Đối với dầm trong có thể chất tải lên cả hai đường bộ hành ở hai bên và
xem như tải trọng này phân bố đều cho các dầm, từ đó dễ dàng tính được hệ số
phân bố ngang.
- Vẽ đường ảnh hưởng nội lực, bao gồm đường ảnh hưởng mômen uốn và lực
cắt.
- Tính hệ số xung kích cho xe tải thiết kế và xe hai trục thiết kế. Với dầm chủ
IM
trong trạng thái giới hạn mỏi và giòn (1+ ) = 1,15; Còn trong các trạng thái
100
IM
giới hạn khác (1+ ) = 1,25.
100
- Tính nội lực N (mômen uốn hoặc lực cắt)
+ Do xe tải thiết kế hoặc do xe hai trục thiết kế:
IM
N = g (1+ ) ∑ Pi yi (3-106)
100
+ Do tải trọng làn:
N = g ql ∑ωi (3-107)
+ Do tải trọng người đi:
N = g1qn ∑ωi (3-108)
trong đó:
g – hệ số phân bố ngang của xe tải, xe hai trục, tải trọng làn;
g1 – hệ số phân bố ngang của tải trọng người;
Pi – tải trọng trục của xe tải hoặc xe hai trục thiết kế;
yi – tung độ đường ảnh hưởng tương ứng với tải trọng Pi;
ql – tải trọng làn (ql = 9,3 N/mm);
qn – tải trọng người (khi hệ số phân bố ngang của người đi hai bên là

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
84
1
g1 = , trong đó n là số dầm thì qn = 2 b1.3.10-3, trong đó b1 là chiều rộng
n
đường người đi ở một bên);
∑ωi – tổng các diện tích phần dương hoặc phần âm của đường ảnh hưởng khi
chất tải trọng làn hoặc chất tải trọng người đi.
- Tổ hợp tải trọng:
+ Tổ hợp 1 gồm nội lực do xe tải thiết kế, tải trọng làn và tải trọng người đi
bộ.
+ Tổ hợp 2 gồm nội lực do xe hai trục thiết kế, tải trọng làn và tải trọng người
đi bộ.
Trong thực tế chỉ cần so sánh nội lực do xe tải và xe hai trục sinh ra sẽ biết tổ
hợp bất lợi và dễ dàng tính được nội lực tổng cộng bất lợi.
Chú ý:
(a) Khi đường ảnh hưởng có hai dấu (gọi là hai phần âm và dương) và mỗi phần
lại có nhiều diện tích thì cần phải:
+ Tính nội lực nào (dương hay âm) thì xếp tải lên các diện tích của phần ấy.
Trong mỗi phần xe tải thiết kế và xe hai trục thiết kế được xếp vào diện tích nào
để có ΣPi y i là lớn nhất, còn tải trọng làn, tải trọng người đi xếp vào tất cả các
diện tích cùng dấu của phần ấy.
+ Đối với mômen âm giữa các điểm uốn ngược chiều khi chịu tải trọng phân
bố đều (chẳng hạn mômen uốn của mặt cắt trên gối tựa trung gian của dầm liên
tục) và chỉ đối với phản lực gối trong của cầu nhiều nhịp thì xếp hai xe tải thiết
kế với khoảng cách từ trục sau của xe trước đến trục trước của xe sau là 15m và
khoảng cách hai trục sau của mỗi xe (hai trục 145kN) là 4300mm và lấy bằng
90% hiệu ứng của hai xe tải thiết kế cộng với 90% hiệu ứng của tải trọng làn.
(b) Đối với dầm giản đơn chịu tác dụng của các tải trọng tập trung di động thì
mômen uốn tuyệt đối lớn nhất do các tải trọng này sinh ra thường không phải ở
mặt cắt giữa nhịp mà dưới một tải trọng tập trung nào đó đặt đối xứng với điểm
đặt của hợp lực qua điểm giữa nhịp, trong khi đó dưới tác dụng của tải trọng
phân bố đều mômen uốn ở mặt cắt giữa nhịp lớn nhất do vậy cần phải tính toán
và so sánh mômen uốn tổng cộng ở hai mặt cắt để có giá trị bất lợi nhất.
Trên hình 3-10 và 3-11 giới thiệu cách xếp xe hai trục thiết kế và xe tải thiết
kế để tính mômen tuyệt đối lớn nhất, đối với xe tải thiết kế trên hình 3-11 chỉ xét
cho trường hợp khoảng cách giữa hai trục 145kN là 4,3m. Ở cả hai hình trên mặt
cắt có mômen tuyệt đối lớn nhất là mặt cắt C với đường ảnh hưởng mômen uốn
ở mặt cắt đó (bên dưới) để tính ra mômen tuyệt đối lớn nhất.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
85
110kN R 110kN
(a) C I

0,3 0,3 0,6


L/2 L/2
(b)
y2
y1

Hình 3-10: Xếp xe hai trục thiết kế trên đường ảnh hưởng

R
145kN 145kN 35kN
(a)
1,455m
2,845m
L/2 L/2

R
145kN 145kN 35kN
(b)
I C
1,455/2 1,455/2
L/2 L/2
(c)
y2 y3
y1

Hình 3-11: Xếp xe tải thiết kế trên đường ảnh hưởng

Ghi chú hình 3-10: a- Cách xếp xe hai trục để có MC là mômen uốn tuyệt đối
lớn nhất (ở đây I là điểm giữa dầm, R là hợp lực); b- Đường ảnh hưởng mômen
1 ⎛L ⎞⎛ L ⎞
uốn của mặt cắt C, trong đó y1 = ⎜ − 0,3⎟⎜ + 0,3⎟ với L tính bằng mét và
L⎝2 ⎠⎝ 2 ⎠
∑Pi yi = 110 (y1 + y2) (kNm).
Ghi chú hình 3-11: a- Hợp lực R ứng với khi khoảng cách hai trục sau 4,3m;
b- Cách xếp xe để có Mc là mômen tuyệt đối lớn nhất (ở đây I là điểm giữa
dầm); c- Đường ảnh hưởng mômen uốn của mặt cắt C, trong đó
L ⎛ L 1,455 ⎞⎛ L 1,455 ⎞
y1 = ⎜ − ⎟⎜ + ⎟ với L tính bằng mét và ∑ Pi yi = 145 (y1 + y2) +
4⎝2 2 ⎠⎝ 2 2 ⎠
35 y3 (kNm). Chú ý trường hợp cầu ngắn hơn 8,6m chỉ đặt hai trục sau lên cầu
và tính tương tự như xe hai trục.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
86
3.12.4 Tính nội lực do nhiệt độ
Khi tính nội lực do nhiệt độ cần phải phân biệt nhiệt độ phân bố đều và chênh
lệch nhiệt độ.
Nhiệt độ phân bố đều (TU) dùng để tính biến dạng nhiệt và tính nội lực khi
cầu có từ hai gối cố định trở lên, trong cầu thép rất ít gặp loại cầu này cho nên ở
đây không xét cách tính nội lực do nhiệt độ phân bố đều. Khi có nhiệt độ phân
bố đều biến dạng nhiệt Δl = α t l, trong đó α là hệ số dãn nở vì nhiệt; l là chiều
dài, còn t được tính như sau:
- Lấy nhiệt độ cao nhất ở vị trí xây dựng cầu (bảng 3.12.2.1-1 trong quy trình)
trừ đi nhiệt độ lắp đặt cầu.
- Lấy nhiệt độ lắp đặt cầu (trị số trung bình thực tế của nhiệt độ không khí trong
24 giờ ngay trước khi tiến hành lắp đặt) trừ đi nhiệt độ thấp nhất (bảng 3.12.2.1-
1, quy trình)
Bảng 3.12.2.1-1 phân chia khí hậu nước ta thành hai vùng: vùng 1 từ đèo Hải
Vân ra hết miền Bắc, vùng 2 từ đèo Hải Vân vào hết miền Nam. Nếu một cầu có
mặt cầu là bản BTCT đặt trên dầm thép được lắp đặt ở nhiệt độ 25oC thì ở nhiệt
độ cao nhất có chênh lệch nhiệt độ là 55 – 25 = 30oC, còn ở nhiệt độ thấp nhất
có chênh lệch nhiệt độ là 30 – 1 = 29oC (55oC và 1oC là nhiệt độ cao nhất và
thấp nhất cho trong bảng).
Chênh lệch nhệt độ (TG). Chênh lệch nhiệt độ (gradien nhiệt độ) được xét
như quy định ở điều 3.12.3, quy trình. Như đã biết với dầm bằng một loại vật
liệu, chênh lệch nhiệt độ chỉ gây ra nội lực trong hệ siêu tĩnh. Với dầm liên hợp
bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép, dầm bằng thép là hai loại vật liệu có khả
năng hấp thu nhiệt và tản nhiệt khác nhau nên chênh lệch nhiệt độ gây ra nội lực
cả trong hệ tĩnh định, sau đây chúng ta nghiên cứu cách tính nội lực do chênh
lệch nhiệt độ trong dầm giản đơn (hệ tĩnh định) và trong dầm liên tục (hệ siêu
tĩnh).
Chênh lệch nhiệt độ theo chiều thẳng đứng trong kết cấu nhịp bê tông hay liên
hợp có thể được lấy như trên hình 3-12, trong đó các giá trị T1, T2, và T3 lấy như
trong bảng 3-1 cho cả hai trường hợp chênh lệch nhiệt độ dương và âm. Chiều
cao “A” trong hình 3-12 được lấy như sau:
- Bằng 300mm cho kết cấu nhịp bê tông cốt thép có chiều cao lớn hơn hay bằng
400mm;
- Bằng chiều cao thực tế trừ đi 100mm khi kết cấu nhịp bê tông cốt thép có
chiều cao nhỏ hơn 400mm.
- Bằng 300mm cho dầm thép. Đối với kết cấu nhịp liên hợp thép – bê tông cốt
thép, cự ly “t” phải được lấy bằng chiều dày bản bê tông kể cả vút nếu có.
Ghi chú: Theo tài liệu Richard M. Barker and Jay A. Puckett (1997). Design
of Highway Bridges Based on AASHTO LRFD Bridge Design Specifications.
John Wiley & Sons. New York, chiều cao A được lấy theo A = t-100mm, với t
là chiều cao bản bê tông cốt thép kể cả vút.
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
87

chØ dïng cho


dÇm thÐp
chiÒu cao
kÕt cÊu
phÇn trªn

Hình 3-12. Chênh lệch nhiệt độ không đều

Bảng 3-1. Gradient nhiệt độ theo phương thẳng đứng trong kết cấu nhịp
thép và bê tông
Thông số Gradien nhiệt dương (oC) Gradien nhiệt âm (oC)
T1 +23 -7
T2 +6 -1
T3 +3 0

Chênh lệch nhiệt độ gây ra nội lực trong kết cấu nhịp. Ảnh hưởng của chênh
lệch nhiệt độ được chia thành hai phần phần gây ra biến dạng dọc và phần gây ra
biến dạng uốn. Sau đây ta xét lần lượt các ảnh hưởng này.
a. Biến dạng dọc trục do chênh lệch nhiệt độ được tính theo công thức :
α
ε = ∫ T( y )dA (3-109)
A
trong đó :
A – diện tích mặt cắt;
T(y) – chênh lệch nhiệt độ không đều được lấy như trong hình 3-12;
y – khoảng cách từ trục trung hòa của mặt cắt đến trọng tâm của phân tố diện
tích mặt cắt ngang dA;
Tích phân này được lấy trên toàn bộ diện tích mặt cắt ngang.
Do hệ số dãn nở vì nhiệt của thép và bê tông chênh nhau không nhiều nên
trong các mặt cắt liên hợp có thể sử dụng mặt cắt tính đổi để thực hiện phép lấy
tích phân.
Chia diện tích mặt cắt ngang thành nhiều phần tử, khi đó phép lấy tích phân
được chuyển thành phép cộng (Σ). Xét một phần tử của mặt cắt như trên hình
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
88
3-13, khoảng cách từ trục trung tâm của phần tử đến trục trung hòa của mặt
cắt là yi*. Gọi diện tích và mômen quán tính cuả phần tử là Ai và Ii. Vì phần tử
có thể có hình dạng bất kỳ nên trong phần tử xét phân tố diện tích dA nằm cách
trục trung hòa của mặt cắt là y, khi đó khoảng cách từ trọng tâm phân tố dA đến
trục trung hòa của phần tử là yi và ta có quan hệ yi = y – yi* (hình 3-13).
Nhiệt độ tại trọng tâm phân tố dA là:
ΔT
T( y ) = Tai + i y i (3-110)
di
trong đó:
Tai – nhiệt độ tại trọng tâm phần tử;
ΔTi – chênh lệch nhiệt độ giữa mép dưới và trên phần tử;
di – chiều cao phần tử.
Thay yi = y – yi* vào (3-110) ta có:
ΔT
T( y ) = Tai + i ( y − y*i ) (3-111)
di
Thay T(y) ở (3-111) vào (3-109) được:
α ⎡ ΔTi * ⎤
ε= ∑
A ∫ ⎢⎣
Tai +
di
( y − y i ) ⎥dA i (3-112)

trong đó dấu Σ là tổng của các phần tử trên mặt cắt ngang; dấu tích phân ∫ được
lấy cho từng phần tử.

∫ dA = Ai , ∫ ydA = ∫ y dA
∫ ydA
*
Với chú ý i i i i do i là mômen tĩnh của diện
tích Ai đối với trục trung hòa của mặt cắt, còn ∫ y dA *
i i = y*i ∫ dA i = y*i A i cũng là
mômen tĩnh của diện tích Ai đối với trục trung hòa của mặt cắt, vế phải của công
thức (3-112) được khai triển thành:

⎡ ΔTi * ⎤ ΔTi
∫⎣
⎢ Tai +
di
( y − y i ) ⎥

dA i = Tai ∫ dA i +
di ∫ ( y − y*i )dA i = Tai A i (3-113)

Như vậy, (3-112) trở thành:


α
ε = ∑ Tai A i (3-114)
A

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
89

dy T(y)
yi dA
di Tai

y ΔTi
y*i Trục trung tâm của phần tử

Trục trung hòa của mặt cắt

Hình 3-13. Ví dụ một phần tử trên mặt cắt ngang


b. Biến dạng uốn do chênh lệch nhiệt độ:
Biến dạng uốn do chênh lệch nhiệt độ là độ cong được tính theo
α
ψ = ∫ T( y ) ydA (3-115)
I
trong đó:
α – hệ số dãn nở vì nhiệt;
I – mômen quán tính của mặt cắt ngang đối với trục trung hòa của mặt cắt;
T(y), dA, y – như đã nêu ở trên.
Chia diện tích thành nhiều phần tử có diện tích Ai và mômen quán tính Ii,
tương tự như trên khi đó phép lấy tích phân được chuyển thành phép tính tổng.
Xét phân tố dA của phần tử, tương tự như trên yi = y – yi* và:
α
ψ = ∑ ∫ T( y ) ydA i (3-116)
I
Thay T(y) ở (3-110) vào (3-116) được
α ⎡ ΔTi * ⎤
ψ=
I
∑ ∫ ⎢⎣ ai d i
T + ( y − y i ) ⎥ydA i

(3-117)
α ⎡ ΔT ⎤
=
I
∑ ⎢ Tai ∫ ydA i + i ∫ ( y 2 − y*i y )dA i ⎥
di
⎣ ⎦
Tính các tích phân trong (3-117) như sau:

∫ ydA i = y*i A i = Q A i là mômen tĩnh của diện tích phần tử Ai đối với trục trung
hòa của mặt cắt.

∫ y dA = I A i là mômen quán tính của diện tích phần tử Ai đối với trục trung
2
i

hòa của mặt cắt.

∫ y ydA = y*i ∫ ydAi = y*i2 A i = y*iQ A i


*
i i

Thay các tích phân đã tính vào biểu thức (3-117) sẽ được:

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
90
α ⎡ ΔTi ⎤
ψ=
I
∑ T y *
A
⎢ ai i i d+ ( I i − y *2
i A )
i ⎥
⎣ i ⎦
Do I i = I*i + y*i2 A i nên
α ⎡ ΔTi * ⎤
ψ=
I
∑ T y *
A +
⎢ ai i i d I i ⎥ (3-118)
⎣ i ⎦
Từ biến dạng dọc tương đối ε và biến dạng uốn ψ ở (3-114) và (3-118), dễ
dàng tính được lực dọc trục N và mômen uốn M do chênh lệch nhiệt độ như sau:
α
N = EAε = EA ∑ Tai A i = Eα∑ Tai A i (3-119)
A
α ⎡ ΔT ⎤ ⎡ ΔT ⎤
M = EIψ = EI
I
∑ ⎢ Tai y*i A i + i I*i ⎥ = Eα∑ ⎢Tai y*i A i + i I*i ⎥ (3-120)
di ⎦ di ⎦
⎣ ⎣
trong đó:
E – môđun đàn hồi của vật liệu (với mặt cắt liên hợp do đã đổi sang diện tích
thép tương đương nên đó là môđun đàn hồi của thép Et);
Tai – nhiệt độ tại trọng tâm diện tích Ai (lấy trên hình 3-13);
y*i - khoảng cách từ trọng tâm diện tích Ai đến trục trung hòa của mặt cắt;
Ai – diện tích của phần tử thứ i;
di – chiều cao của phần tử thứ i;
I*i - mômen quán tính của diện tích phần tử thứ i đối với trục trung hòa của
bản thân phần tử đó;
ΔTi - chênh lệch nhiệt độ giữa mép dưới và mép trên của phần tử;
Các lực dọc N và mômen M lần lượt tính theo các công thức (3-119) và (3-
120) ở trên được xem như không đổi theo chiều dài đoạn dầm.
Trong quy trình quy định phải xét cả chênh lệch nhiệt độ dương (mặt trên
nhiệt độ cao hơn) và chênh lệch nhiệt độ âm (mặt trên nhiệt độ thấp hơn), căn cứ
theo bảng 3.12.3-1 thì chênh lệch nhiệt độ âm nhỏ hơn chênh lệch nhiệt độ
dương nhưng tùy theo trường hợp để lấy kết quả tính với chênh lệch dương hoặc
âm sao cho làm tăng giá trị tính toán.
Để tính ứng suất do chênh lệch nhiệt độ ta vẫn chấp nhận hai giả thiết: vật
liệu làm việc trong giai đoạn đàn hồi, tiết diện trước và sau biến dạng vẫn phẳng.
Đồng thời nhiệt độ không phải là tải trọng lâu dài do đó không xét tới tác động
của từ biến nên trong tính toán vẫn dùng các đặc trưng hình học của tiết diện
liên hợp ngắn hạn như khi tính nội lực, ứng suất do tải trọng sinh ra.
Khi tính chênh lệch nhiệt độ dương cũng như chênh lệch nhiệt độ âm, trên
hình 2.12.3-1 quy trình cho thấy chênh lệch nhiệt độ thay đổi trong bản bê tông
cốt thép, còn trong dầm thép nhiệt độ không thay đổi theo chiều cao. Từ biểu đồ
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
91
chênh lệch nhiệt độ sẽ tính được nội lực N và M trên mặt cắt theo các công
thức (3-119) và (3-120). Căn cứ vào N và M đã tính, dễ dàng vẽ được biểu đồ
ứng suất của mặt cắt.
Trong quy trình cũ người ta xem như nhiệt độ trong bản bê tông không thay
đổi theo chiều cao vì chiều dày của bản bê tông thông thường chỉ từ 150mm đến
200mm và nếu chấp nhận trong dầm thép nhiệt độ cũng không thay đổi theo
chiều cao thì cách tính mômen uốn do chênh lệch nhiệt độ sẽ đơn giản hơn. Sau
đây là cách tính mômen này khi xem như nhiệt độ trong bản bê tông không đổi
theo chiều cao bản.
3.12.4.1 Tính nội lực do chênh lệch nhiệt độ âm trong cầu liên hợp giản
đơn
Gọi Δt là chênh lệch nhiệt độ giữa bản bê tông cốt thép và dầm thép (nhiệt độ
bản bê tông thấp hơn). Trên chiều dài l chênh lệch nhiệt độ trên nếu không bị
cản trở bởi các neo sẽ gây ra biến dạng tuyệt đối là Δl = αb Δt l và có biến dạng
Δl
tương đối ε = = αb Δt. Chênh lệch biến dạng tương đối ε tương ứng với ứng
l
suất σ = Eb ε = αb Δt Eb, trong đó αb là hệ số giãn nở vì nhiệt, từ đó có chênh
lệch nội lực N = αb Δt Eb Ab. Thay Eb = Et/n có: N = αb Δt Et/n Ab. Vì Ab/n = Abt
là diện tích bản bê tông đã đổi sang thép nên N = αb Δt Et Abt. Chuyển N về
trọng tâm tiết diện liên hợp phải thêm vào một ngẫu lực có mômen M (hình
3-14):
M = N yb = αb Δt Et Abt yb (3-121)
yb C
N
Xtđ N
Z M
Xt

Hình 3 -14. Chênh lệch nhiệt độ âm

trong đó Abt yb là mômen tĩnh của bản bê tông đã đổi sang thép đối với trục
trung hòa xtđ, At yb bằng với mômen tĩnh của tiết diện dầm thép đối với trục xtđ
là Qt = At Z, từ đó có:
M = αb Δt Et Qt (3-122)
Chú ý rằng hệ số dãn nở vì nhiệt của bêtông αb xấp xỉ bằng hệ số dãn nở vì
nhiệt của thép αt (Điều 5.4.2.2 cho hệ số dãn nở vì nhiệt của bêtông có tỷ trọng
thông thường là 10,8.10-6 mm/mm/oC, còn điều 6.4.1 cho hệ số dãn nở vì nhiệt
của thép là 11,7.10-6 mm/mm/oC.
Khi xem như nhiệt độ trong bản bê tông không đổi theo chiều dài nhịp, chênh
lệch nhiệt độ cũng không thay đổi theo chiều dài nhịp ta có mômen M không đổi

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
92
theo và có biểu đồ mômen như trên hình 3-15. Chú ý rằng M làm cho thớ trên
của mặt cắt liên hợp chịu nén nên là mômen dương.

Hình 3-15. Biểu đồ mômen khi chênh lệch nhiệt độ âm


3.12.4.2 Tính nội lực do chênh lệch nhiệt độ dương trong cầu liên hợp
giản đơn
Gọi chênh lệch nhiệt độ dương là Δt, (nhiệt độ trên bản bê tông cốt thép
không đổi và cao hơn nhiệt độ không đổi trên dầm thép Δt0C) nếu không có sự
cản trở của các neo sẽ có sự chênh lệch về biến dạng tuyệt đối Δl = αb Δt l,
Δl
tương ứng có sự chênh lệch về biến dạng tương đối εb = = αb Δt và chênh
l
lệch về ứng suất là σ = αb Δt Eb. Từ đó có nội lực là N = αb Δt Eb Ab, đặt ở trọng
tâm bản bê tông cốt thép (hình 3-16).
N
C
yb
xtđ
O N
M
xt

Hình 3-16. Chênh lệch nhiệt độ dương

Chuyển N từ trọng tâm bản bê tông cốt thép (điểm C) về trọng tâm tiết diện
liên hợp ngắn hạn đàn hồi phải thêm vào một mômen là M:
M = N yb = αb Δt Eb Ab yb (3-123)
Et
Thay Eb = vào ta được
n
Et
M = αb Δt Ab yb (3-124)
n
Ab A
= Abt là diện tích tiết diện bản bê tông đã đổi sang thép và thay b vào (3-
n n
124) ta có:
M = αb Δt Abt yb Et (3-125)
ở đây Abt yb chính là mômen tĩnh của diện tích bê tông đã đổi sang thép đối với
trục xtđ nên Abt yb = Qbt. Mặt khác do xtđ là trục trung hòa của tiết diện liên hợp
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
93
đàn hồi nên nếu gọi Qt là mômen tĩnh của tiết diện dầm thép đối với trục xtđ
thì về mặt giá trị tuyệt đối Qbt = Qt nên Abt yt = Qbt = Qt. Thay Abt yt vào (3-125)
có:
M = αb Δt Qt Et (3-126)
trong đó:
αb – hệ số dãn nở vì nhiệt độ của bê tông, αb≈αt;
Δt – chênh lệch nhiệt độ dương;
St – mômen tĩnh của tiết diện dầm thép đối với trục trung hòa đàn hồi của tiết
diện liên hợp ngắn hạn;
Et – môđun đàn hồi của thép.
Trên hình 3-16 nhận thấy mômen M làm thớ dưới chịu nén nên là mômen âm.
Tương tự như trên nếu nhiệt độ trong bản bê tông không đổi theo chiều dài nhịp,
nhiệt độ trên dầm thép cũng như vậy, dầm có chiều cao không đổi ta có biểu đồ
mômen uốn do chênh lệch nhiệt độ dương như ở trên hình 3-17.

Hình 3-17. Biểu đồ M khi chênh lệch nhiệt độ dương


3.12.4.3 Tính nội lực do chênh lệch nhiệt độ âm trong cầu liên hợp liên
tục
Giả sử ta có một dầm liên tục như trên hình 3-18a. Chọn hệ cơ bản như hình
(3-18b), ẩn lực thừa ở đây là các mômen gối Mi. Căn cứ vào công thức (3-106)
dễ dàng vẽ được biểu đồ mômen uốn do chênh lệch nhiệt độ âm như trên hình
(3-18c) với giả thiết chiều cao dầm không thay đổi, đó là biểu đồ mômen uốn do
chênh lệch nhiệt độ âm vẽ trên hệ cơ bản, ký hiệu biểu đồ Mt.
Viết phương trình chính tắc của phương pháp lực cho hệ siêu tĩnh bậc hai (với
bậc siêu tĩnh bậc n cũng tương tự, ở đây xét dầm liên tục ba nhịp cho đơn giản
và cũng là hệ hay gặp trong thực tế):
⎧δ11M1 + δ11M 2 + Δ1t = 0
⎨ (3-127)
⎩δ 21M1 + δ 21M 2 + Δ 2 t = 0
trong đó:
δik là chuyển vị theo phương của ẩn lực thừa Mi do nguyên nhân Mk = 1 gây
ra, được tính như trong cơ học kết cấu.
Δit là chuyển vị theo phương của ẩn lực thừa Mi do nguyên nhân chênh lệch
nhiệt độ.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
94
l l
MM M α ΔtE t Q t
Δit = ∑ ∫ i t dx = ∑ ∫ i t dx
0
E t I td 0
E t I td
l
Qt
hay Δit = αt Δt ∑ ∫ M i dx (3-128)
I
0 td

0 1 2 3
(a)

M1 M2
(b)

(c)
Mt

(d)
1 M1

(e)
1 M2

(g) M1 M2
Mg
(h)
Mtc

(i) V

Hình 3-18. Nội lực trong dầm liên hợp liên tục do chênh nhiệt độ âm
Nếu trên từng đoạn, chiều cao dầm không đổi
l
Q
Δit = αt Δt ∑ t ∫ M i dx (3-129)
I td 0
trong các công thức (3-128) và (3-129):
αt – hệ số dãn nở vì nhiệt của thép;
Δt - chênh lệch nhiệt độ âm;
Qt – mômen tĩnh của tiết diện dầm thép đối với trục trung hòa đàn hồi của tiết
diện liên hợp ngắn hạn (xtđ);
Itđ – mômen quán tính tính đổi của diện tích liên hợp đối với trục xtđ;
l

∫ M dx - chính là diện tích biểu đồ M


0
i i .

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
95
Sau khi tính đựơc các hệ số δik và số hạng tự do Δit, thay δik và Δit vào
phương trình chính tắc (3-127) và giải phương trình ta có các ẩn lực thừa, đó
chính là M1, M2 ở gối 1 và 2, từ đó vẽ được biểu đồ mômen gối Mg (hình 3-18g).
Biểu đồ mômen cuối cùng Mtc là tổng của hai biểu đồ Mt và Mg (hình 3-18h), đó
chính là biểu đồ mômen của hệ siêu tĩnh do chênh lệch nhiệt độ âm.
Từ biểu đồ Mtc dễ dàng vẽ được biểu đồ lực cắt V (hình 3-18i) khi sử dụng công
thức:
⎧ 1 qL
⎪⎪Vtr = L ( M ph − M tr ) + 2
⎨ (3-130)
⎪V = 1 ( M − M ) − qL
⎪⎩ ph L ph tr
2
trong đó:
Vtr, Vph – lực cắt ở đầu trái và đầu phải của đoạn;
Mtr, Mph – mômen uốn ở đầu trái và đầu phải của đoạn;
q – tải trọng phân bố trên đoạn, trong trường hợp này q = 0;
l – chiều dài đoạn.
Cũng có thể xác định mômen gối Mi bằng cách viết các phương trình ba
mômen cho gối trung gian:
Li ⎛ L L ⎞ L ωa ω b
M i−1 + ⎜⎜ i + i+1 ⎟⎟M i + i+1 M i+1 + i i + i+1 i+1 = 0 (3-131)
6EI i ⎝ 3EI i 3EI i+1 ⎠ 6EI i+1 L i EI i L i+1EI i+1
trong đó:
Li, Li+1 – chiều dài nhịp thứ i và i+1;
EIi, EIi+1 – độ cứng chống uốn của tiết diện liên hợp ngắn hạn, trong đó E là
môđun đàn hồi của thép, còn I là mômen quán tính tính đổi đối với trục trung
hòa đàn hồi (xtđ);
Mi-1, Mi, Mi+1 – mômen gối;
ωi, ωi+1 – diện tích biểu đồ mômen do chênh lệch nhiệt độ trên hệ cơ bản ở
nhịp i và nhịp i+1.
ai, bi+1 – khoảng cách từ trọng tâm diện tích ωi và ωi+1 đến đầu trái và đầu phải
nhịp i và nhịp i+1.
Giải phương trình ba mômen sẽ có các mômen gối Mi, công việc tiếp theo là
vẽ biểu đồ mômen gối, biểu đồ mômen uốn tổng cộng và biểu đồ lực cắt hoàn
toàn giống như khi giải bằng phương trình chính tắc.
Với các tính toán như trên có các biểu đồ mômen và lực cắt cho cả hai nhịp
liên tục (L1 = L2), bốn nhịp liên tục (L1 = L4; L2 = L3), năm nhịp liên tục (L1 =
L5; L2 = L4) khi trên mỗi nhịp chiều cao dầm không đổi, các nhịp có chiều cao
như nhau và chênh lệch nhiệt độ âm như trên hình 3-19; 3-20 và 3-21.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
96
(a) 0 1 2

(b) Mt

(c) M1
Mg
(d) Mtc

(e) V
=

Hình 3-19. Cầu hai nhịp liên tục


0 1 2 3 4
L1, EI1 L2, EI2 L3, EI3 L4, EI4
(a)

(b)
Mt Mt

M1 M2
(c) Mg

(d) Mtc
Mt

(e) V

Hình 3-20. Cầu bốn nhịp liên tục

L1, EI1 L2, EI2 L3, EI3 L4, EI4 L5, EI5
(a)

0 1 2 3 4 5
(b)
Mt

M1 M2 M3 M4
(c) Mg
(d) Mtc

(e) V

Hình 3-21. Cầu năm nhịp liên tục


Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
97
3.12.4.4 Tính nội lực do chênh lệch nhiệt độ dương trong cầu liên hợp
liên tục
Với cách tính tương tự như chênh lệch nhiệt độ âm, nhưng ở đây Mt âm nên:
l
Qt
Δit = -α Δ ∑∫ I M i dx (3-132)
0 td

hay
l
Q
Δit = -α Δt ∑ t ∫ M i dx (3-133)
I td 0
Bằng cách giải phương trình chính tắc hoặc viết và giải các phương trình ba
mômen ta sẽ có các ẩn lực thừa là các mômen gối, từ đó vẽ được biểu đồ mômen
gối. Cộng các biểu đồ mômen gối Mg và biểu đồ mômen do chênh lệch nhiệt độ
sinh ra trên hệ cơ bản Mt ta sẽ có biểu đồ mômen tổng cộng Mtc, trên biểu đồ
này dễ dàng tìm đựơc mômen uốn ở bất kỳ mặt cắt nào do chênh lệch nhiệt độ
sinh ra. Từ biểu đồ Mtc, nhờ công thức (3-110) vẽ đựơc biểu đồ lực cắt do chênh
lệch nhiệt độ dương.
Trên hình 3-22 giới thiệu các biểu đồ Mt, Mg, Mtc và V cho dầm liên tục ba
nhịp có L1 = L3 và có chiều cao không đổi trên cả ba nhịp. Với các trường hợp
dầm liên tục 2 nhịp, 4 nhịp, 5 nhịp bạn đọc có thể tự vẽ.

0 L1, EI1 1 L2, EI2 2 L3, EI3 3


(a)

(b)
Mt

(c) Mg
M1

(d) Mtc

(e) V

Hình 3-22. Nội lực trong dầm liên hợp liên tục do chênh nhiệt độ dương

3.12.5 Tính nội lực do co ngót


Dầm liên hợp có hai loại vật liệu: bản bê tông cốt thép và dầm thép, bê tông bị
co ngót theo thời gian còn thép không co ngót làm phát sinh nội lực trong các
mặt cắt dầm kể cả trong kết cấu tĩnh định. Co ngót là tải trọng lâu dài vì vậy khi
tính nội lực do co ngót phải xét đến tác động của từ biến bằng cách dùng các đặc
trưng hình học của tiết diện liên hợp dài hạn n’ = 3n; A’tđ, x’tđ, I’tđ (xem phần
3.2.5.2)
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
98
Trong quá trình đông cứng và sau khi đã đông cứng, theo thời gian bê tông
bị co ngót, co ngót của bê tông đựơc đặc trưng bằng biến dạng tương đối εsh. εsh
phụ thuộc vào phương pháp bảo dưỡng và chất lượng cốt liệu của bê tông.
Để tính tác động của co ngót ở đây ta cũng chấp nhận hai giả thiết đó là vật
liệu làm việc trong giai đoạn đàn hồi và tiết diện phẳng.
3.12.5.1 Biến dạng tương đối do co ngót
Bằng thực nghiệm, kết quả được quy trình quy định như sau:
- Đối với bê tông được bảo dưỡng ẩm, cốt liệu không co ngót:
t
εsh = -0,51 ks kh ( ) 10-3 (3-134)
35 + t
- Đối với bê tông được bảo dưỡng bằng hơi nước, cốt liệu không co ngót:
t
εsh = -0,56 ks kh ( ) 10-3 (3-135)
55 + t
trong đó:
t – thời gian khô (ngày);
ks – hệ số kích thước lấy theo hình 3-23;
kh – hệ số độ ẩm, nói chung lấy bằng 1,00; ở những nơi có độ ẩm tương đối
trung bình hàng năm vượt quá 80% có thể lấy kh =0,86.
Chú ý: Khi tính biến dạng tương đối do co ngót theo công thức (3-114) nếu bê
tông được bảo dưỡng ẩm có bề mặt để lộ ra ngoài trước khi bắt đầu bảo dưỡng 5
ngày thì εsh cần tăng thêm 20%.
1,4
Hệ số hiệu chỉnh

1,2 25mm
38mm
1,0 50mm
0,8 75mm
0,6 100mm
0,4 125mm
150mm
0,2
0
1 2 5 10 100 1000 10000
Thời gian khô (ngày)

Hình 3-23. Hệ số hiệu chỉnh khi tính biến dạng do co ngót của bê tông
3.12.5.2 Tính nội lực do co ngót trong dầm liên hợp giản đơn
Biến dạng tương đối của bê tông bản là εsh, tương ứng với ứng suất σb = Eh εsh
1
(trong đó Eh là môđun đàn hồi giả định của bê tông; Eh = K Eb; K = nên
3

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
99
Et
n’ = = 3n). Ứng suất này tương ứng với nội lực N = σb Ab = Eh εsh Ab đặt
Eh
ở trọng tâm bản bê tông (hình 3-24). Chuyển N từ trọng tâm C của bản bê tông
về trọng tâm O’ của tiết diện liên hợp dài hạn, phải thêm vào một ngẫu lực có
mômen là:
Mc = N yb’ = Eh εsh Ab yb’ (3-136)

N
C
yb’ N
O’ x'tđ
Z’ Mc
xt

Hình 3-24. Nội lực do co ngót


Vì diện tích tính đổi của bê tông sang thép trong trường hợp này là
A E
A’bt = b nên Ab = n’ A’bt = t A’bt. thay Ab vào (3-136) ta có:
n' Eh
Et
Mc = Eh εsh A ' bt y' b = Et εsh Q' bt (3-137)
Eh
Ở đây Q'bt = A 'bt y'b là mômen tĩnh của tiết diện tính đổi dài hạn của bê tông đối
với trục trung hòa (x’tđ) đàn hồi của tiết diện liên hợp dài hạn. vì Q' bt = Q' t nên
từ (3-137) có:
Mc = εsh Et Q’t (3-138)
trong đó:
εsh – biến dạng tương đối của bê tông do co ngót tính theo (3-134) hoặc (3-
135);
Et – Môđun đàn hồi của bê tông;
Q’t – mômen tĩnh của tiết diện dầm thép (At) đối với trục trung hòa đàn hồi
(x’tđ) của tiết diện liên hợp dài hạn. Q’t = At Z’ với Z’ là khoảng cách từ trục Xt
đến trục X’tđ.
Mc làm thớ dưới dầm chịu kéo nên là mômen dương, từ đó có biểu đồ Mc cho
dầm giản đơn như hình 3-25.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
100

Mc

Hình 3-25. Biểu đồ mômen do co ngót trong dầm liên hợp giản đơn
3.12.5.3 Tính nội lực do co ngót trong dầm liên hợp liên tục
Trong dầm liên hợp liên tục, co ngót gây ra nội lực phụ. Nội lực này được
tính theo phương pháp lực. Phương trình chính tắc của phương pháp lực có
dạng:
⎧δ11M1 + δ11M 2 + ..... + Δ1t = 0
⎪δ M + δ M + ..... + Δ = 0
⎪ 21 1

21 2 2t
(3-139)
⎪ .......... .......... .................... .......
⎪⎩δ n1M1 + δ n1M 2 + ..... + Δ nt = 0

trong đó:
δik – là chuyển vị theo phương của Mi do Mk = 1 sinh ra, tính theo phương
pháp của cơ học kết cấu.
Mic – chuyển vị theo phương của Mi do co ngót sinh ra.
l
MiMc
Δic = ∑ ∫ '
dx với Mc = εsh Et Q’t do đó
0
E t I td

l l
M ε Q' Q'
Δic = ∑ ∫ i sh t dx = εsh ∑ ∫ t M i dx (3-140)
0
I'td 0
I'td
Nếu trên từng nhịp chiều cao dầm không đổi thì:
Q' t l
Δic = εsh ∑ I' ∫ M dx 0
i (3-141)
td

Thay các hệ số δik và các số hạng tự do Δic vào phương trình chính tắc và giải
phương trình ta có các ẩn lực thừa đó chính là các mômen gối Mi. Sau khi có
biểu đồ mômen gối tương tự như khi tính với chênh lệch nhiệt độ vẽ đựơc biểu
đồ mômen uốn tổng cộng và từ biểu đồ Mtc dễ dàng vẽ được biểu đồ lực cắt V,
đó chính là các biểu đồ nội lực do co ngót sinh ra trên dầm liên tục. Trên hình 3-
26 giới thiệu các biểu đồ này cho dầm liên tục 3 nhịp.
Cũng có thể tính nội lực do co ngót trong dầm liên hợp liên tục theo phương
trình 3 mômen:
Viết phương trình 3 mômen cho các gối trung gian, ở gối i có phương trình:

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
101
li ⎛ l l i +1 ⎞ l i +1
M i − 1 + ⎜⎜ i + ⎟⎟ M i + M i +1 +
6 EI i ⎝ 3 EI ' i 3 EI ' i + 1 ⎠ 6 EI ' i + 1
(3-142)
ω ia i ω b
+ + i +1 i +1 = 0
l i EI ' i l i + 1 EI ' i + 1
trong đó:
li, li+1 – chiều dài nhịp i và nhịp i+1;
EI’i, EI’i+1 – độ cứng chống uốn ở nhịp i và nhịp i+1 với E là môđun đàn hồi
của thép, I’ là mômen quán tính của tiết diện liên hợp dài hạn đối với trục trung
hòa đàn hồi của tiết diện đó (X’tđ) (đáng lẽ phải viết là X’tđi và X’tđ(i+1) nhưng để
cho gọn quy ước viết là X’i và X’i+1);
ωi và ωi+1 – diện tích biểu đồ mômen do co ngót sinh ra ở nhịp i và i+1;
ai, bi+1 – khoảng cách từ trọng tâm diện tích ωi và diện tích ωi+1 đến gối trái và
phải của nhịp i và nhịp i+1.
Nếu dầm liên tục có n nhịp thì sẽ viết được (n-1) phương trình ba mômen
(3-142) cho n-1 gối trung gian. Giải các phương trình này ta sẽ có các ẩn lực
thừa đó là các mômen gối Mi, từ đó vẽ được biểu đồ mômen gối Mg.
Cộng hai biểu đồ Mc và biểu đồ Mg có biểu đồ mômen uốn tổng cộng hay
biểu đồ mômen uốn cuối cùng, đó chính là biểu đồ mômen do co ngót sinh ra
cho dầm liên tục.
Từ biểu đồ Mtc dễ dàng vẽ được biểu đồ lực cắt V.
Các biểu đồ Mtc và V do co ngót sinh ra có dạng giống như biểu đồ này do
chênh lệch nhiệt độ âm (nhiệt độ bản mặt cầu thấp hơn nhiệt độ dầm thép).

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
102

(a) 0 1 2 3

M1 M2
(b)

(c) M1
1

(d) M2
1

(e) Mc

(g) M1 M2
Mg

(h) Mtc

(i) V

Hình 3-26. Nội lực do co ngót trên dầm liên hợp liên tục
Ghi chú hình 3-26: a- Sơ đồ nhịp; b- hệ cơ bản; c,d – các biểu đồ đơn vị
M1 , M 2 ; e- biểu đồ Mc (do co ngót sinh ra trên hệ cơ bản); g – Biểu đồ mômen
gối Mg; h – biểu đồ mômen tổng cộng; i – biểu đồ lực cắt.

3.12.6 Tính toán liên kết dọc


Hệ liên kết dọc chịu tác dụng của lực gió ngang cầu và trong trường hợp có
thiết kế cho động đất thì liên kết dọc còn chịu tác dụng của lực ngang do động
đất. Ở đây chỉ xét liên kết dọc chịu lực gió ngang. Cách tính tác dụng của lực
gió nói chung đã xét ở chương I, trong đó bao gồm cả gió ngang, gió dọc, gió
thẳng đứng. Ở đây để tính liên kết dọc chỉ xét lực gió ngang. Trong cầu dầm sự
phân chia lực gió ngang lên liên kết dọc trên và dưới hoặc liên kết dọc và mặt
cầu được quy định ở điều 6.4.2.7.
Trong cầu liên hợp hoặc cầu không liên hợp nhưng mặt cầu có khả năng làm
việc như một tấm cứng nằm ngang thì xem như tải trọng gió ngang lên nửa trên
dầm biên, lên mặt cầu, lan can, các phụ kiện trên cầu và hoạt tải truyền lên mặt
cầu đang làm việc như tấm cứng ngang rồi truyền đến các gối tựa. Phần tải trọng
gió ở nửa dưới của dầm biên sẽ tác dụng vào cánh dưới dầm chủ hoặc liên kết
dọc dưới.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
103
Đối với kết cấu nhịp không liên hợp mà mặt cầu không đủ cứng để làm
việc được như một tấm cứng nằm ngang thì tải trọng gió tác dụng lên kết cấu
nhịp phân cho cánh trên và cánh dưới dầm chủ theo nguyên tắc đòn bẩy.
Cánh trên và cánh dưới dầm chủ khi nhận được lực ngang do gió ngang cầu
sẽ truyền tải trọng ngang đến nút của hệ liên kết dọc nếu có nhờ tác động uốn,
chính vì vậy ở phần cấu tạo đã nêu nên bố trí liên kết dọc ở trong hoặc gần mặt
phẳng cánh dầm.
Lực gió ngang từ cánh dầm truyền xuống gối khi không có liên kết dọc hoặc
từ cánh dầm truyền đến nút của liên kết dọc rồi truyền đến gối cầu theo một
trong các đường truyền sau:
- Tác dụng dàn của hệ liên kết dọc trong mặt phẳng nằm ngang. Hệ liên kết dọc
làm việc như một dàn, phản lực ở hai đầu sát ngay hai vị trí gối sẽ truyền xuống
cánh dầm và truyền xuống gối.
- Tác dụng khung của liên kết ngang truyền tải trọng ngang lên mặt cầu hoặc
liên kết dọc còn lại và sau đó qua liên kết ngang ở đầu cầu hoặc tác dụng dàn
của liên kết dọc để truyền xuống gối tựa.
- Khi mặt cầu không có tác dụng như một tấm cứng nằm ngang hoặc không có
cả liên kết dọc trên và dưới thì lực gió ngang đựoc truyền đến gối qua uốn ngang
của cánh dầm sẽ truyền lực ngang đến đầu và cuối dầm và truyền đến gối.
Trình tự tính liên kết dọc:
- Tính lực gió ngang tác dụng lên kết cấu nhịp và phân tải trọng ngang cho liên
kết dọc như đã nêu ở trên.
- Tính sức kháng của các bộ phận của liên kết dọc (xem chương 4) vì hệ liên kết
dọc được xem là một dàn.
- Tính nội lực của các bộ phận dàn và kiểm tra theo điều kiện:
∑ηi γi Qi ≤ Φ Rn = Rr
Chú ý: Trước khi tính liên kết dọc cần kiểm tra điều kiện độ mảnh theo yêu
cầu cấu tạo.
Nếu cánh dầm chịu tác dụng của gió ngang (khi không có liên kết dọc) thì
phải tính mômen uốn lớn nhất do tải trọng gió tính toán tác dụng lên cánh dầm.
Nếu dầm giản đơn thì mômen này đựơc tính theo sơ đồ giản đơn, nếu dầm liên
tục thì tính như sơ đồ liên tục hoặc để đơn giản cho tính toán và thiên về an toàn
thì tính như sơ đồ giản đơn cho từng nhịp.
Để chịu được mômen uốn ngang cánh dưới dầm phải có một bề rộng (bw)
thích hợp, bề rộng đó được tính cho mỗi bên của cánh dưới như sau:
- Đối với mặt cắt đặc:
4M w
b fb2 −
t fb Fyb bfb
bw = ≤ (3-143)
2 2

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
104
trong đó:
bfb – chiều rộng cánh dưới (mm);
tfb – chiều dày cánh dưới (mm);
Fyb – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của cánh dưới (MPa);
Mw – mômen uốn ngang lớn nhất ở bản cánh dưới do tải trọng gió tính toán
(Nmm);
bw – Bề rộng ở mỗi bên của cánh dưới cần thiết để chịu lực gió ngang. Như
vậy đối với cầu liên hợp khi không có liên kết dọc dưới thì khi tính toán với tải
trọng thẳng đứng bề rộng cánh dưới hữu ích chỉ là bề rộng thực của cánh dầm
dưới trừ đi hai lần bw, bề rộng đó được dùng để tính mọi sức kháng cần thiết.
Nếu gọi bề rộng hữu ích của cánh dưới dầm liên hợp để tính tải trọng thẳng
dứng là bhb thì có:
bhb = bfb – 2bw (3-144)
- Đối với mặt cắt không đặc:
Các ứng suất ở bản cánh dưới được tổ hợp như sau:
( Fu + Fw ) ≤ Fr ⎫

6M w ⎬ (3-145)
Fw = ⎪
t fb bfb2 ⎭
trong đó:
Fw – ứng suất uốn ở mép cánh dưới do tác dụng của lực gió ngang tính theo
M
Fw = w , trong đó W là mômen chống uốn của cánh dưới dầm, Fw tính theo
W
MPa;
Fu – ứng suất uốn ở cánh dưới do các tải trọng tính toán không kể tải trọng gió
ngang (MPa);
Fr – sức kháng uốn tính toán của cánh dưới (MPa).
Không cần tính uốn ngang do gió ngang đối với bản cánh trên dầm chủ.
Qua các tính toán ở trên nhận thấy đối với cầu liên hợp (trừ cầu có khẩu độ
nhỏ) nên bố trí hệ liên kết dọc dưới, nếu không khi tính mọi sức kháng cần thiết
cánh dưới dầm phải được trừ đi hai lần bề rộng cần thiết bw để chịu lực gió
ngang.

3.13 Khái niệm về điều chỉnh nội lực trong cầu liên hợp
3.13.1 Điều chỉnh nội lực trong cầu giản đơn
Trong cầu liên hợp giản đơn mục đích chính của điều chỉnh nội lực là chuyển
tĩnh tải giai đoạn I cho tiết diện liên hợp chịu vì tĩnh tải giai đoạn I (giai đoạn chỉ
có dầm thép làm việc, bê tông bản có cường độ còn nhỏ hơn 75%fc’, trong đó fc’
là cường độ chịu nén nhỏ nhất quy định của bê tông bản) khá lớn, trong khi đó
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
105
đặc trưng hình học giai đoạn I nhỏ hơn nhiều so với đặc trưng hình học
tương ứng của giai đoạn II. Điều chỉnh nội lực trong dầm giản đơn cũng có thể
còn nhằm tạo ra trong các mặt cắt dầm một mômen uốn ngược dấu với mômen
uốn do tải trọng sinh ra để nâng cao khả năng chịu tải trọng của kết cấu nhịp.
Thông thường đối với cầu liên hợp giản đơn có hai giải pháp điều chỉnh nội
lực có thể sử dụng, đó là phương pháp làm đà giáo liên tục hoặc làm trụ tạm, sau
đây ta nghiên cứu những công việc chính của từng phương pháp.
3.13.1.1 Điều chỉnh nội lực trong dầm liên hợp giản đơn bằng đà giáo
liên tục
Phương pháp này thường được sử dụng khi sông không sâu, cầu không cao và
có điều kiện làm đà giáo. Trình tự tiến hành điều chỉnh theo phương pháp đà
giáo liên tục như sau:
- Làm đà giáo liên tục ở ngay vị trí cầu chính.
- Lắp đặt kết cấu nhịp thép trên đà giáo đã xây dựng bao gồm cả dầm chủ và hệ
liên kết.
- Kê các điểm ở đáy dầm theo đúng độ vồng đã tính toán để sau khi xây dựng
xong cầu các dầm có vị trí đúng như thiết kế.
- Làm ván khuôn, lắp đặt cốt thép bản mặt cầu.
- Đổ bê tông bản mặt cầu. Khi bê tông bản mặt cầu đạt cường độ, tháo dỡ ván
khuôn đà giáo.
- Thi công tĩnh tải giai đoạn II và hoàn thiện.
Chú ý: Đà giáo phải đảm bảo vững chắc và không bị lún khi đổ bê tông bản,
do đó trước khi lắp dầm tốt nhất nên chất tải trọng tĩnh để khử lún.
3.13.1.2 Điều chỉnh nội lực trong dầm giản đơn bằng trụ tạm
Điều chỉnh nội lực trong dầm giản đơn bằng trụ tạm thường dùng khi làm đà
giáo liên tục gặp khó khăn, trình tự thực hiện như sau:
- Làm trụ tạm, có thể làm một trụ tạm ở giữa nhịp hoặc hai trụ tạm ở hai bên, khi
đó vị trí trụ tạm phải được xác định theo yêu cầu điều chỉnh nội lực.
- Chất tải trọng tĩnh lên trụ tạm, trọng lượng tải trọng tĩnh xác định theo phản
lực của dầm liên tục do trọng lượng dầm thép, bản bê tông và ván khuôn.
- Lắp đặt hệ dầm thép trên mố, trụ chính và các trụ tạm đã được lắp gối tạm
đúng cao độ để đảm bảo độ vồng thiết kế.
- Làm ván khuôn, lắp đặt cốt thép bản mặt cầu.
- Đổ bê tông bản mặt cầu, chú ý đổ bê tông vùng mômen dương trước, vùng
mômen âm sau. Vùng mômen dương và mômen âm được xác định trên sơ đồ
dầm liên tục (vì có thên gối tạm trên trụ tạm) với tải trọng phân bố đều do tĩnh
tải của hệ dầm thép và bê tông bản, tiết diện chịu lực là tiết diện dầm thép.
- Khi bê tông bản đạt cường độ, tháo dỡ trụ tạm.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
106
- Thi công tĩnh tải giai đoạn II, hoàn thiện cầu.

3.13.2 Các giải pháp trong vùng mômen âm của dầm liên hợp liên
tục
Cho đến nay đối với dầm liên hợp người ta đã sử dụng 5 giải pháp cho vùng
mômen âm đó là các giải pháp:
- Không đặt neo liên hợp ở vùng mômen âm.
- Chấp nhận nứt bản bê tông ở vùng mômen âm.
- Kết hợp trình tự đổ bê tông và chất tĩnh tải.
- Kích gối trung gian.
- Dự ứng lực bản theo phương dọc cầu.
3.13.2.1 Không đặt neo liên hợp ở vùng mômen âm
Vùng mômen âm được xác định theo biểu đồ mômen uốn do tĩnh tải, ở các
vùng này khi không đặt neo chống cắt mặt cắt làm việc không liên hợp nên chỉ
có dầm thép do đó thường phải tăng cường thêm tiết diện dầm để chịu đựơc
mômen âm.
Điều 6.10.7.4.3, quy trình quy định phải đặt neo chống cắt bổ sung trong vùng
các điểm uốn tĩnh tải. Các neo chống cắt bổ sung phải được đặt trong phạm vi
khoảng cách bằng một phần ba của chiều rộng hiệu dụng của bản về mỗi bên
của điểm uốn tĩnh tải, số lượng các neo bổ sung lấy như sau:
A r f sr
nAC = (3-146)
Zr
trong đó:
Ar – tổng diện tích cốt thép trong phạm vi chiều rộng hiệu dụng của cánh
(mm2);
Fsr – biên độ ứng suất trong cốt thép dọc ở mặt cắt trên trụ (MPa), biên độ này
được xác định theo tải trọng tính mỏi, tức là một xe tải thiết kế có khoảng cách
hai trục 145kN là 9m và có xét xung kích cũng như lực ly tâm nếu có (xem bảng
1-2);
Zr – sức kháng mỏi chịu cắt của một neo riêng lẻ (N), lấy theo (3-102) và (3-
103).
Quy trình cũng quy định khi không có neo chống cắt ở vùng mômen âm thì
cốt thép dọc phải đựơc kéo dài đến miền uốn dương và vượt quá neo chống cắt
một đoạn như quy định ở phần 2.5.2 của tài liệu này.
3.13.2.2 Chấp nhận nứt bản bê tông
Ở vùng mômen uốn âm tiết diện vẫn là liên hợp nếu có bố trí neo chống cắt,
khi đó bê tông nằm trong vùng chịu kéo nên sẽ bị nứt, trong trường hợp này cần
chú ý:

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
107
- Mặt cắt làm việc chỉ có dầm thép và cốt thép dọc nằm trong phạm vi bề
rộng hiệu dụng của cánh dầm, bố trí cốt thép dọc phải tuân theo quy định đã nêu
ở phần 2.5.2, chẳng hạn hàm lượng cốt thép dọc không đựơc nhỏ hơn 1%....
- Do bản bê tông có thể bị nứt nên phải làm lớp chống thấm tốt, có khả năng
ngăn không cho nước thấm vào làm gỉ cốt thép bản và cánh trên dầm thép.
Trong phần 2.5.2 quy định chặt chẽ về cốt thép ở vùng mômen âm ngoài tác
dụng tăng khả năng chịu mômen uốn còn có ý nghĩa hạn chế độ mở rông vết nứt
của bê tông bản.
3.13.2.3 Kết hợp giữa trình tự đổ bê tông bản và chất tĩnh tải
Trong trường hợp này thường đổ bê tông ở vùng mômen dương, sau khi bê
tông ở các vùng mômen dương đạt cường độ thì chất tĩnh tải lên các vùng đó rồi
đổ bê tông ở vùng mômen âm. Khi bê tông ở vùng mômen âm đạt cường độ thì
dỡ tĩnh tải, lúc dỡ tĩnh tải bê tông ở vùng mômen âm sẽ chịu một ứng suất nén.
Ứng suất nén trong bê tông ở vùng mômen âm có giá trị lớn hay nhỏ phụ thuộc
trọng lượng của tĩnh tải đã chất lên vùng mômen dương, tất nhiên cần tính toán
trọng lượng của tĩnh tải để đảm bảo an toàn cho dầm thép khi chưa đổ bê tông
vùng mômen âm.
Trên hình 3-27 giới thiệu trình tự đổ bê tông cho một dầm liên tục ba nhịp:
đầu tiên đổ bê tông các vùng1, 2, 3, sau khi chất tải lên các vùng 1, 2, 3 đổ bê
tông các vùng 4 và 5, khi bê tông các vùng 4 và 5 đạt cường độ thì dỡ tĩnh tải ở
vùng 1, 2, 3.
1 4 2 5 3

Hình 3-27. Trình tự đổ bê tông


3.13.2.4 Kích gối trung gian
Phương pháp này đã được áp dụng ở việt nam, như cầu Đò Quan (Nam định),
cầu Sông Mới (Hải Phòng). Ở cầu Sông Mới (ba nhịp liên hợp liên tục 42m +
63m + 42m) chiều cao kích gối trung gian (trên hai trụ) là 60cm.
Có thể tiến hành điều chỉnh nội lực bằng phương pháp kích gối trung gian
theo trình tự sau đây:
- Lắp đặt kết cấu nhịp thép bao gồm toàn bộ phần kết cấu nhịp thép.
- Kích các gối trụng gian, khi kích gối trung gian cần giải quyết các vấn đề sau
đây:
+ Xác định chiều cao cần kích gối theo phương trình
∑σbt + σbg = F (3-147)
trong đó:

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
108
∑ σbt – tổng các ứng suất ở mép trên của bản bê tông, không kể ứng
suất do hạ gối sinh ra;
σbg - ứng suất ở mép trên bản bê tông do hạ dầm xuống gối sinh ra;
F – ứng suất mong muốn ở mép trên bản bê tông, ứng suất này có thể là
một giá trị âm nào đó, hoặc bằng không, hoặc bằng cường độ chịu kéo của bê
tông.
Trong (3-147) có chứa ẩn số là chiều cao kích gối Δi, giải phương trình này sẽ
xác định được chiều cao cần kích gối.
+ Từ các chiều cao cần kích gối Δi kiểm tra dầm thép theo các trạng thái giới
hạn cường độ để đàm bảo an toàn cho dầm thép trong giai đoạn kích dầm.
+ Cũng từ chiều cao kích gối tính được phản lực ở các gối, nếu phản lực ở các
gối biên có giá trị âm hoặc rất nhỏ cần thiết phải neo đầu kết cấu nhịp hoặc chất
tĩnh tải lên hai đầu kết cấu nhịp để đảm bảo an toàn khi kích dầm.
Sau khi kích gối trung gian đến cao độ tính toán cần kê gối trung gian, các gối
kê phải đủ chắc chắn để chịu được áp lực khi đổ bê tông bản.
- Tiến hành đổ bê tông bản. Cần xác định trình tự đổ bê tông bản sao cho không
gây ra nứt bê tông. Thí dụ dầm liên tục ba nhịp như trên hình 3-27 có thể tiến
hành đổ theo một trong các trình tự sau:
+ Trước tiên đổ bê tông bản đồng thời ở các phần1, 2 và 3, sau đó đổ bê tông
đồng thời ở các phần 4, 5.
+ Đổ bê tông lần lượt ở các phần 1, 2, 4, 3 và cuối cùng là phần 5.
Khi toàn bộ bê tông bản đã đủ cường độ tiến hành kích hạ xuống gối, khi hạ
kết cấu nhịp xuống gối trung gian cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
+ Ở mỗi mặt cắt các dầm phải được kích hạ đều.
+ Hạ lần lượt từng mặt cắt theo từng cấp đảm bảo chênh lệch cao độ giữa các
gối không lớn và không gây ra nứt bản bê tông.
+ Đến cấp hạ cuối cùng cần hạ xuống gối cố định (nếu có) trước, gối di động
được hạ sau.
Phương pháp kích gối trung gian đã đựơc áp dụng ở nước ta khá nhiều, tuy
nhiên hiện nay nhiều người cho rằng mất mát do từ biến và co ngót khá lớn
(nhất là ở quy trình 22TCN-272-05 lại quy định n’ = 3n), đó là ý kiến xác đáng
cần được quan tâm khi chọn giải pháp cho vùng mômen âm.
3.13.2.5 Dự ứng lực theo phương dọc cầu ở vùng mômen âm
Căn cứ vào các ứng suất ở mép trên bản bê tông do các nguyên nhân trừ dự
ứng lực ∑σbt dễ dàng xác định được ứng suất cần thiết do dự ứng lực (σd) sinh ra
để thỏa mãn phương trình:
∑σbt + σd = F (3-148)
trong đó:

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
109
∑σbt và F như đã nêu ở (3-147);
σd – ứng suất do dự ứng lực sinh ra.
Từ (3-148) xác định được σd và từ σd xác định được số lượng bó cốt thép dự
ứng lực cần thiết, để với số bó cốt thép dự ứng lực này sau khi đã trừ mất mát dự
ứng lực còn gây ra trong bê tông một ứng lực nén là σd.
Trong giải pháp dự ứng lực có hai cách thực hiện như sau:
- Kéo dự ứng lực bê tông bản sau đó mới lấp bê tông các hố neo chống cắt, như
vậy ở giai đoạn kéo dự ứng lực chỉ có ứng suất trong bản bê tông, tất nhiên sau
khi bê tông lấp hố neo đã đông cứng, tiết diện đã liên hợp thì trong dầm thép
cũng có ứng suất do từ biến của bê tông, ứng suất này sẽ xuất hiện theo thời
gian.
- Mặt cắt đã liên hợp mới kéo cốt thép dự ứng lực dọc bản khi đó lực kéo dự ứng
lực sẽ truyền cho cả dầm thép và bản bê tông ngay trong giai đoạn kéo dự ứng
lực.
Cả hai phương pháp đều đã được áp dụng trong thực tế và đang là phương
pháp được dùng nhiều hiện nay, bạn đọc có thể lựa chọn phương pháp nào cho
thích hợp tương ứng với kết cấu cụ thể.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
110
Chương 4
CẦU DÀN
4.1 Cấu tạo của cầu dàn
Ở nước ta hiện tại cầu dàn được dùng nhiều nhất trong cầu đường sắt, do vậy
khi thiết kế cầu dàn vẫn đang dùng quy trình 22TCN-18-79 vì chưa có quy trình
mới cho cầu đường sắt. Phần đầu khi nghiên cứu về tính cầu thép theo quy trình
cũ đã nghiên cứu kỹ về cấu tạo, ở đây chỉ giới thiệu những vấn đề khác với quy
trình cũ hoặc là những vấn đề mà quy trình cũ chưa đề cập đến.

4.1.1 Cấu tạo dàn chủ


4.1.1.1 Quy định chung
Các cấu kiện của dàn phải bố trí đối xứng qua mặt phẳng trung tâm dàn. Nếu
hình dạng dàn cho phép nên bố trí các thanh biên chịu nén liên tục. Khi các
thanh bụng (thanh xiên và thanh đứng) chịu ứng suất đổi dấu, các liên kết ở đầu
của chúng không được là chốt. Nên tránh dùng các thanh xiên phụ.
4.1.1.2 Chiều cao dàn chủ
Nếu không có quy định riêng, khi thiết kế nếu chiều cao dàn không đổi, cả đối
với nhịp giản đơn và liên tục, chiều cao toàn bộ tối thiểu của dàn là 0,10L, trong
đó L là chiều dài nhịp.
Chiều cao hiệu dụng lấy là:
- Khoảng cách trục của thanh biên trên và biên dưới nếu liên kết bulông.
- Khoảng cách tim các chốt nếu liên kết chốt.
4.1.1.3 Khoảng cách các tim dàn
Khoảng cách tim các dàn chủ phụ thuộc vào số làn xe cho cầu đi dưới, chiều
cao dàn cho cầu đi trên v.v... nhưng quan trọng nhất là khoảng cách tim hai dàn
phải đảm bảo ổn định chống lật ngang dưới tác dụng của tải trọng ngang.
4.1.1.4 Mặt cắt các thanh dàn chủ
Trước đây các thanh dàn thường có cấu tạo phức tạp nhằm tiết kiệm vật liệu,
trong các cầu hiện đại mặt cắt các thanh dàn gồm chủ yếu hai loại: mặt cắt chữ
H và mặt cắt hình hộp. Các mặt cắt này là tổ hợp hàn từ các thép bản mà ít khi
dùng thêm thép góc.
Nếu thanh dàn có khoét lỗ thì phải tuân thủ các quy định sau đây:
- Tỷ lệ giữa chiều dài lỗ theo phương dọc thanh và chiều rộng lỗ theo phương
ngang thanh không được lớn hơn 2.
- Khoảng cách tịnh của các lỗ theo phương dọc thanh không được nhỏ hơn
khoảng cách ngang giữa các hàng bulông hoặc đường hàn gần nhất. Khoảng

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
111
cách tịnh giữa đầu bản thép và lỗ thứ nhất không được nhỏ hơn 1,25 lần
khoảng cách ngang giữa các bulông hoặc đường hàn.
- Đường tròn đầu lỗ phải có bán kính tối thiểu 38mm.
- Diện tích thực của tiết diện thanh có khoét lỗ là diện tích ở mặt cắt I-I hình 4-1,
trong đó phần diện tích của hai bên lỗ khoét vẫn tham gia vào diện tích thực của
thanh.
- Khi thanh có khoét lỗ ở cả hai mặt đối nhau và lỗ được bố trí so le thì diện tích
thực phải lấy ở mặt cắt có các lỗ trong cùng mặt cắt, đó là mặt cắt yếu nhất của
thanh vì tiết diện giảm yếu là nhiều nhất. Trong thực tế rất ít khi gặp các thanh
có khoét lỗ ở hai mặt.
I

b c

a1 a2 a3
I

Hình 4-1. Cấu tạo thanh ghép


Ghi chú hình 4-1: a1 – chiều dài lỗ; b – chiều rộng lỗ; a2 – khoảng cách tịnh
giữa các lỗ; a3 - khoảng cách tịnh từ lỗ đến đầu thanh; c – khoảng cách giữa các
hàng bulông.
4.1.1.5 Bản nút dàn
Nút dàn là nơi liên kết đầu các thanh, thông thường tại nút dàn người ta dùng
bản nút để liên kết đầu các thanh. Bản nút dàn cần thỏa mãn các yêu cầu sau
đây:
- Các bản nút được dùng để liên kết các cấu kiện chính, trừ những nút cấu kiện
được liên kết chốt. Các chi tiết liên kết (bulông, đường hàn …) để liên kết từng
cấu kiện phải đối xứng qua trục của cấu kiện.
- Cần tránh tạo ra các chỗ cắt góc lõm trừ các đường cong tạo dáng.
0,5
⎛E⎞
- Nếu chiều dài bản nút không được giằng, chống vượt quá 2,06 ⎜⎜ ⎟⎟ nhân với
⎝ Fy ⎠
chiều dày bản nút thì mép bản nút phải được tăng cường. Các mép bản nút được
tăng cường hoặc không được tăng cường phải được xem xét như mặt cắt cột đã
sơ đồ hóa.
4.1.1.6 Yêu cầu về độ mảnh cho các cấu kiện
a. Cấu kiện chịu nén:
Cấu kiện chịu nén phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
112
- Đối với các bộ phận chính:
KL
≤ 120 (4-1)
r
- Đối với các bộ phận liên kết:
KL
≤ 140 (4-2)
r
trong đó:
K – hệ số chiều dài hiệu dụng: với thanh có hai đầu liên kết bulông hoặc hàn,
K = 0,75; với thanh hai đầu liên kết chốt, K = 0,875;
L – chiều dài không giằng (mm);
r – bán kính quán tính nhỏ nhất (mm).
b. Cấu kiện chịu kéo:
Không có quy định về độ mảnh của thanh kéo. Tuy nhiên các bộ phận chịu
kéo khác với thanh kéo, thanh có tai treo, dây cáp và các bản phải thỏa mãn các
yêu cầu về độ mảnh như sau:
L
- Đối với các cấu kiện chính chịu lực đổi dấu ≤ 140 .
r
L
- Đối với các cấu kiện chính không chịu lực đổi dấu ≤ 200 .
r
L
- Đối với các cấu kiện giằng ≤ 240 .
r
trong đó:
L – chiều dài không giằng (mm);
r – bán kính quán tính nhỏ nhất (mm).
4.1.1.7 Độ vồng tĩnh tải
Cầu thép nói chung khi chế tạo cần tạo độ vồng để đảm bảo trắc dọc tuyến và
khắc phục độ võng do tĩnh tải.
Với cầu dàn có thể tạo vồng bằng cách lựa chọn chiều dài các bộ phận để điều
chỉnh độ võng tĩnh tải sao cho phù hợp với vị trí hình học cuối cùng và có thể để
điều chỉnh biểu đồ mômen do tĩnh tải trong dàn siêu tĩnh.

4.1.2 Cấu tạo hệ liên kết


Hệ liên kết trong cầu dàn bao gồm liên kết ngang và liên kết dọc.
4.1.2.1 Hệ liên kết dọc
Trong cầu chạy trên bố trí liên kết dọc ở cả trên và dưới.
Đối với cầu chạy dưới khi có đủ chiều cao cần bố trí cả liên kết dọc trên và
dưới. Khi chiều cao dàn không cho phép chỉ bố trí liên kết dọc dưới, trong
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
113
trường hợp này có dàn biên hở, ở dàn biên hở cần quan tâm đến ổn định của
biên chịu nén trong mặt phẳng nằm ngang.
Việc bố trí liên kết dọc phải xem xét trong cả giai đoạn thi công và khai thác
với mục đích truyền tải trọng ngang đến gối cầu và kiểm soát biến dạng trong
quá trình chế tạo, lắp ráp. Nếu không cần thiết cho giai đoạn khai thác mà chỉ
cần cho giai đoạn thi công thì sau khi thi công có thể tháo dỡ và gọi là liên kết
dọc tạm.
Các thanh của liên kết dọc phải đảm bảo điều kiện độ mảnh như đã nêu ở
trên. Nếu sử dụng liên kết dọc dạng chữ X thì mỗi cấu kiện có thể làm việc theo
hai hướng kéo và nén, cần phải liên kết các thanh ở chỗ giao nhau.
Ở biên chịu nén hệ liên kết dọc bố trí càng gần thanh biên càng tốt.
Đối với cầu đường sắt có hai dầm dọc thì hai dầm này cũng cần bố trí hệ liên
kết.
4.1.2.2 Hệ liên kết ngang
Trong cầu dàn hệ liên kết ngang làm nhiệm vụ chính là truyền tải trọng ngang
xuống gối do vậy các liên kết ngang ở đầu nhịp thường có cấu tạo chắc chắn hơn
các liên kết ngang trung gian. Liên kết ngang ở đầu nhịp gọi là cổng cầu.
Khung cổng cầu có thể có dạng hộp hàn hoặc liên kết bulông vào thanh đứng
hoặc thanh xiên đầu nhịp, cũng có thể là dạng dàn, dù dạng nào thì cổng cầu vẫn
phải đảm bảo truyền được tải trọng ngang đến gối cầu.

4.2 Tính toán dàn chủ


Khi chấp nhận giả thiết các nút dàn là khớp và tải trọng chỉ đặt ở nút, các
thanh trong dàn chỉ chịu kéo hoặc nén hoặc lúc chịu kéo lúc chịu nén. Nếu xét
đến trọng lượng bản thân, nút cứng v.v… các thanh sẽ còn chịu thêm mômen
uốn nên các thanh sẽ chịu kéo đồng thời uốn hoặc nén đồng thời uốn.
Cũng như với kết cấu chịu uốn ở đây trước hết cần nghiên cứu tính toán sức
kháng của cấu kiện hay vật liệu sau đó nghiên cứu tính toán nội lực theo các
trạng thái giới hạn để từ đó có giải pháp kết cấu hợp lý và an toàn.

4.2.1 Cấu kiện chịu kéo


4.2.1.1 Khái niệm chung
Cấu kiện và các mối nối đối đầu chịu lực kéo cần phải xét hai điều kiện:
- Chảy của mặt cắt nguyên.
- Đứt ở mặt cắt thực.
Mặt cắt thực có thể lấy như sau:
- Lấy diện tích nguyên khấu trừ đi phần tiêu hao hoặc sử dụng hệ số triết giảm từ
diện tích nguyên.
- Trừ tất cả các lỗ trên mặt cắt ngang ở mặt cắt có diện tích lỗ lớn nhất.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
114
- Hiệu chỉnh khấu trừ lỗ bulông khi bố trí theo hình chữ chi.
- Áp dụng hệ số triết giảm U đối với các bộ phận, bản táp nối và các cấu kiện táp
nối khác để xét đến sự trượt không đồng thời.
- Áp dụng hệ số diện tích hiệu dụng lớn nhất là 0,85 đối với các bản táp nối và
các cấu kiện táp nối khi không áp dụng hệ số triết giảm U.
4.2.1.2 Sức kháng kéo
Sức kháng kéo tính toán Pr lấy như sau:
⎧Φ y Pny = Φ y Fy A g
Pr = min⎨ (4-3)
⎩Φ u Pnu = Φ u Fu A n U
trong đó:
Pny – sức kháng kéo danh định khi chảy ở mặt cắt nguyên (N);
Fy – cường độ chảy nhỏ nhất quy định (MPa);
Ag – diện tích nguyên của mặt cắt ngang (mm2);
Φy – hệ số sức kháng đối với chảy dẻo;
Φu – hệ số sức kháng đối với đứt gẫy của bộ phận chịu kéo;
Fu – cường độ chịu kéo nhỏ nhất quy định (MPa);
Pnu – sức kháng kéo danh định đối với đứt gẫy ở mặt cắt thực (N);
An – diện tích thực của mặt cắt ngang (mm2);
U – hệ số triết giảm lấy như sau:
+ U = 1 với các bộ phận trong đó các tác dụng lực được truyền tới tất cả
các cấu kiện;
+ Với thép hình mặt cắt chữ I hoặc mặt cắt chữ T cắt từ thép I chịu tải trọng
truyền trực tiếp đến một số mà không phải đến tất cả các cấu kiện thì:
Đối với các liên kết chỉ có mối hàn ngang ở đầu:
A
U = ne (4-4)
A gn
trong đó:
Ane – diện tích thực nhỏ nhất trong phạm vi chiều dài liên kết
(mm2);
Agn – diện tích thực nhỏ nhất ở ngoài chiều dài liên kết (mm2).
Với các cấu kiện khác chịu tải trọng truyền trực tiếp đến một số cấu kiện
qua các liên kết từ ba hoặc trên ba bulông mỗi hàng trong phương của
tải trọng hoặc liên kết hàn trừ các trường hợp như ở phần sau U =
0,85.
Với các liên kết có đường hàn dọc theo cả hai mép của phần được liên
kết:
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
115
Nếu L > 2W thì U = 1.
Nếu 2W > L > 1,5W thì U = 0,87.
Nếu 1,5W >L > W thì U = 0,75.
trong đó:
L – chiều dài đường hàn (mm);
W – chiều rộng của cấu kiện liên kết (mm).
4.2.1.3 Kéo và uốn đồng thời
Cấu kiện chịu kéo đồng thời chịu uốn phải thỏa mãn:
Pu P ⎛M M ⎞
- Nếu < 0,2 thì u + ⎜⎜ ux + uy ⎟⎟ ≤ 1 (4-5)
Pr 2Pr ⎝ M rx M ry ⎠

Pu P 8⎛M M ⎞
- Nếu ≥ 0,2 thì u + ⎜⎜ ux + uy ⎟⎟ ≤ 1 (4-6)
Pr Pr 9 ⎝ M rx M ry ⎠
trong đó:
Pr – sức kháng kéo tính toán (N) lấy theo công thức (4-3);
Pu – lực dọc do tải trọng tính toán sinh ra (N);
Mrx, Mry – sức kháng uốn tính toán theo x và y (Nmm), lấy theo phần 4.2.1.4;
Mux, Muy – sức kháng uốn theo trục x và y do tải trọng tính toán sinh ra
(Nmm), tính theo đàn hồi.
4.2.1.4 Sức kháng uốn tính toán của cấu kiện chữ H và hình hộp không
liên hợp
a. Sức kháng uốn tính toán:
Mr = Φf Mn (4-7)
trong đó:
Φf – hệ số sức kháng đối với uốn, lấy theo 1-5;
Mn – sức kháng uốn danh định (Nmm).
b. Sức kháng uốn danh định của cấu kiện hình chữ H:
Công thức tính sức kháng uốn ở đây được áp dụng cho mặt cắt chữ H hoặc
mặt cắt ghép từ 2 chữ [ liên kết với nhau ở sườn dầm.
Sức kháng uốn theo trục song song với cánh, hay vuông góc với sườn (trục y
trên hình 4-2) được tính như ở chương 3.
Sức kháng uốn theo trục song song với sườn, hay vuông góc với cánh (trục x
như trên hình 4-2) lấy như sau:
Mn = Mp (4-8)
trong đó Mp là mômen dẻo theo trục x.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
116

y y
x x

Hình 4-2. Mặt cắt hình chữ H


c. Sức kháng uốn danh định của cấu kiện hình hộp:
⎧ ⎡ b⎤ ⎫
0,5

⎪⎪ 0,064FySl ⎢ ∑ ⎥ ⎪⎪
M n = FyS⎨1 − t (4-9)
⎢ ⎥ ⎬
⎪ AE ⎢ I ⎥ ⎪
⎪⎩ ⎣ ⎦ ⎪⎭
trong đó:
S – mômen tĩnh của phần diện tích từ trục uốn ra đến mép song song với trục
uốn đối với trục uốn;
A – diện tích giới hạn bởi bốn đường tim của bốn tấm tạo thành hình hộp;
l – chiều dài không được giằng (mm);
I – mômen quán tính của mặt cắt đối với trục vuông góc với trục uốn (mm4);
b – khoảng cách tịnh giữa các tấm (mm);
t – chiều dày các tấm (mm).
Chú ý: ở đây chỉ nghiên cứu sức kháng uốn cho mặt cắt chữ H và hình hộp
không liên hợp là các mặt cắt thường dùng cho các thanh dàn, đối với các thanh
khác và các cấu kiện liên hợp bạn đọc có thể tham khảo điều 6.12, quy trình
22TCN-272-05.

4.2.2 Cấu kiện chịu nén


Các tính toán ở đây chỉ xét cho cấu kiện không liên hợp và liên hợp có mặt
cắt không đổi và có ít nhất một mặt phẳng đối xứng chịu nén dọc trục hoặc nén
dọc trục đồng thời uốn đối với trục đối xứng của mặt cắt.
4.2.2.1 Cấu kiện chịu nén dọc trục
P r = Φc P n (4-10)
trong đó:
Φc – hệ số sức kháng đối với nén, lấy theo phần 1-5;
Pn – sức kháng danh định (N), đối với cấu kiện không liên hợp lấy như sau:
+ Tỷ số giữa chiều rộng và chiều dày của các bản ghép thành mặt cắt chịu
nén phải thỏa mãn điều kiện:

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
117
b E
≤k (4-11)
t Fy
trong đó:
b – bề rộng của bản như quy định trong bảng 4-1 (mm);
t – chiều dày của bản (mm);
k – hệ số lấy theo quy định của bảng 4-1.

Bảng 4-1. Các tỷ số chiều rộng, chiều dày giới hạn


Các bản được đỡ dọc một mép k b
Chiều rộng nửa bản cánh của mặt cắt I
Chiều rộng bản cánh của mặt cắt [
Các bản cánh và các cạnh nhô ra Khoảng cách giữa mép tự do và hàng bulông
0,56
hoặc các bản thứ nhất hoặc các đường hàn trong các bản
Chiều rộng của cạnh bên nhô ra đối với các đôi
thép góc trong tiếp xúc liên tục.
Các thân của thép T cán 0,75 Chiều cao của T
Chiều rộng của cạnh bên nhô ra đối với thanh
chống thép góc đơn hoặc thanh chống thép góc
Các cấu kiện nhô ra khác 0,45 đôi với tấm ngăn.
Chiều rộng nhô ra đối với các cấu kiện khác

Các bản được đỡ dọc hai mép k b


Khoảng cách tĩnh giữa các bản bụng trừ đi bán
kính góc trong trên mỗi bên đối với các bản
Các bản cánh hộp và các bản táp 1,40 cánh hộp
Khoảng cách giữa các đường hàn hoặc bulông
đối với các bản phủ bản cánh
Khoảng cách tĩnh giữa các bản cánh trừ đi bán
kính đường hàn đối với các bản bụng của dầm
Các bản bụng và các cấu kiện bản cán
1,49
khác
Khoảng cách tĩnh giữa các thanh đỡ mép đối
với các cấu kiện khác
Các bản táp có khoét lỗ 1,86 Khoảng cách tĩnh giữa các thanh đỡ mép

Khi các bản đã thỏa mãn điều kiện (4-11) thì:


- Nếu λ ≤ 2,25 thì Pn = 0,66λ Fy As (4-12)
2
⎛ KL ⎞ Fy
- Nếu λ > 2,25 thì Pn = ⎜⎜ ⎟⎟ (4-13)
⎝ Πrs ⎠ E

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
118
2
⎛ KL ⎞ Fy
với λ = ⎜⎜ ⎟⎟ (4-14)
Π
⎝ s⎠r E
trong đó:
As – diện tích nguyên của mặt cắt ngang (mm2);
Fy – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của thép (MPa);
E – môđun đàn hồi của thép (MPa);
K – hệ số chiều dài hiệu dụng, được lấy như phần 4.1.1.6;
L– chiều dài không giằng (mm);
rs – bán kính quán tính đối với trục vuông góc với mặt phẳng uốn, nếu hệ số
K trong mặt phẳng dàn và ngoài mặt phẳng dàn như nhau thì rs là bán kính
quán tính nhỏ nhất (mm).
4.2.2.2 Cấu kiện chịu nén dọc trục đồng thời uốn
Pu ⎛⎜ M ux M uy ⎞⎟
- Nếu λ < 0,2 thì + + ≤1 (4-15)
2Pr ⎜⎝ M rx M ry ⎟⎠

Pu 8 ⎛⎜ M ux M uy ⎞⎟
- Nếu λ ≥ 0,2 thì + + ≤1 (4-16)
Pr 9 ⎜⎝ M rx M ry ⎟⎠
trong đó:
Pr – sức kháng nén tính toán (N) lấy theo công thức (4-10);
Pu – lực dọc do tải trọng tính toán sinh ra (N), tính theo đàn hồi;
Mrx, Mry – sức kháng uốn tính toán theo trục x và y (Nmm), đối với mặt cắt
chữ H và hình hộp thông thường tính như trong kéo đồng thời uốn, đối với
mặt cắt hình hộp khác chẳng hạn có giằng ngang cánh chịu nén… được tính
theo điều 6.11 trong quy trình, các mặt cắt này ít gặp trong thanh nén của dàn
nên không nêu ở đây.
Mux, Muy – Mômen uốn tính toán theo trục x và y có xét đến sự tăng mômen
do ảnh hưởng của biến dạng (Nmm).

4.2.3 Tính toán nút dàn


Tính toán nút dàn bao gồm việc tính liên kết thanh vào bản nút và tính bản
thân bản nút.
4.2.3.1 Tính liên kết thanh vào bản nút
Các thanh liên kết vào bản nút bằng bulông hoặc bằng hàn nên liên kết các
thanh vào bản nút đựơc tính như ở chương 2 để xác định sức kháng của liên kết,
còn nội lực trong thanh sẽ được xét ở phần sau.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
119
4.2.3.2 Tính toán bản nút
Khi tính toán bản nút cần xét các mặt cắt bất lợi trên bản nút ở chỗ liên kết
thanh vào nút. Quy trình quy định phải xem xét tất cả các mặt phẳng có thể bị hư
hỏng ở bản nút bao gồm mặt song song và mặt vuông góc với tải trọng tác dụng.
Các mặt song song với lực tác dụng được xem là chỉ để chịu lực cắt, các mặt
vuông góc với lực đặt lên chỉ được xem là chịu ứng suất kéo hoặc nén.
Φ F
Ứng suất cắt lớn nhất trên mặt cắt do tải trọng tính toán là v u đối với lực
3
Φ 0,74Fu
cắt đều và v đối với lực cắt do uốn tính như lực cắt tính toán chia cho
3
diện tích cắt. Trong đó Fu là cường độ kéo nhỏ nhất quy định của thép bản nút,
còn Φv là hệ số sức kháng đối với cắt.
a. Sức kháng kéo tính toán:
⎧Φ y Pny = Φ y Fy A g
R r = min ⎨ (4-17)
⎩Φ u Pnu = Φ u Fu A n U
trong đó:
Pny – sức kháng kéo danh định khi chảy ở mặt cắt nguyên (N);
Fy – cường độ chảy nhỏ nhất quy định (MPa);
Ag – diện tích nguyên của mặt cắt ngang (mm2);
Φy – hệ số sức kháng đối với chảy dẻo;
Φu – hệ số sức kháng đối với đứt gẫy của bộ phận chịu kéo;
Fu – cường độ chịu kéo nhỏ nhất quy định (MPa);
Pnu – sức kháng kéo danh định đối với đứt gẫy ở mặt cắt thực (N);
An – diện tích thực của mặt cắt ngang (mm2);
U – hệ số triết giảm lấy như sau: U = 1 và diện tích thực An không được lớn
hơn 85% của diện tích nguyên.
b. Sức kháng cắt:
Với cấu kiện chịu cắt, sức kháng cắt tính toán được lấy như sau:
R r = ΦvR n
(4-18)
R n = 0,58A g Fy
trong đó:
Φv – hệ số sức kháng cắt, lấy theo 1-5;
Ag – diện tích nguyên (mm2);
Fy – cường độ chảy nhỏ nhất quy định của thép (MPa).
c. Sức kháng phá hoại cắt khối:

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
120
Sức kháng phá hoại cắt khối là sức kháng tính toán của tổ hợp các mặt
phẳng song song (chịu cắt) và vuông góc (chịu kéo nén).
- Nếu Atn ≥ 0,58 Avn thì:
Rr = Φbs (0,58 Fy Avg + Fu Atn) (4-19)
- Nếu Atn < 0,58 Avn thì:
R = Φbs (0,58 Fy Avn + Fy Atg) (4-20)
trong đó:
Atg – diện tích nguyên dọc theo mặt phẳng chịu cắt (mm2);
Atn – diện tích thực dọc theo mặt phẳng chịu cắt (mm2);
Avg – diện tích nguyên của mặt phẳng chịu kéo (mm2);
Avn – diện tích thực của mặt phẳng chịu kéo (mm2);
Fy, Fu – như đã nêu ở trên;
Φbs – hệ số sức kháng đối với cắt khối, lấy theo phần 1-5.

4.2.4 Tính nội lực các thanh trong dàn


Cầu dàn là một kết cấu không gian do vậy có thể sử dụng các chương trình
sẵn có để tính nội lực các thanh dưới tác dụng của tĩnh tải, người đi, HL-93
v.v… Trong số liệu nhập vào nếu xem như các thanh có khớp ở hai đầu thì các
thanh có nội lực kéo hoặc nén; còn nếu xem các thanh có hai đầu ngàm, các
thanh sẽ chịu kéo hoặc nén đồng thời uốn.
Nếu không dùng phương pháp tính không gian có thể dùng hệ số phân bố
ngang để tính tác dụng của tải trọng lên từng dàn chủ sau đó tính các dàn chủ
này như hệ phẳng. Cách tính nội lực các thanh trong dàn đã nghiên cứu kỹ ở cơ
học kết cấu, ở đây chỉ nêu lên trình tự và những chú ý trong tính toán.
Để tính nội lực theo công thức Q = Σηiγi Qi cho mỗi trạng thái giới hạn, có thể
thực hiện theo trình tự sau:
IM
- Xác định các hệ số ηi, γi, (1+ ), m, g, … Trong đó chú ý với cầu dàn chạy
100
dưới (loại cầu thường dùng nhất hiện nay) hệ số phân bố ngang được tính theo
đòn bẩy. Khi tính theo đòn bẩy do đường người đi thường được đặt ở phía ngoài
hai dàn chủ nên để tính hệ số phân bố ngang cho người đi chỉ xếp tải một bên.
Với xe tải thiết kế, xe hai trục thiết kế, tải trọng làn cần đặt lệch tối đa về một
bên và hệ số phân bố ngang tính ra phải nhân với hệ số làn xe m.
- Vẽ đường ảnh hưởng nội lực của các thanh.
- Xếp tải trọng ở vị trí bất lợi nhất để tính nội lực tương tự như đối với cầu dầm
ở chương 3.

4.3 Tính hệ dầm mặt cầu


Hệ dầm mặt cầu bao gồm:

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
121
- Dầm dọc.
- Dầm ngang.
- Liên kết dầm dọc với dầm ngang.
- Liên kết dầm ngang với dàn chủ.
Liên kết dầm dọc với dầm ngang và liên kết dầm ngang với dàn chủ có thể là
liên kết bulông hoặc liên kết hàn, cách tính sức kháng giồng như đã xét ở
chương 2. Quy trình 22TCN272-05 không quy định tải trọng để tính mối nối do
vậy có thể lấy theo quy định cũ là: Tải trọng để tính mối nối dầm dọc dầm ngang
là lực cắt lớn nhất ở dầm dọc do tải trọng tính toán và 0,5 hoặc 0,6 mômen lớn
nhất của dầm dọc do tải trọng tính toán nếu liên kết ở hai đầu dầm dọc như nhau
hoặc khác nhau. Đối với liên kết dầm ngang với dàn chủ, tải trọng để tính mối
nối cũng giống như trên nhưng đó là lực cắt và mômen uốn lớn nhất trong dầm
ngang do tải trọng tính toán sinh ra. Khi tính chính xác có thể xem dầm dọc và
dầm ngang ngàm cứng ở hai đầu, xếp tải lên dầm để tính ra lực cắt và mômen
uốn ở ngàm, đó chính là tải trọng để tính các liên kết nêu trên.

4.3.1 Tính dầm dọc


Tính gần đúng có thể xem dầm dọc là một dầm giản đơn có chiều dài tính
toán bằng khoảng cách tim hai dầm ngang chịu tác dụng của tĩnh tải, của mặt
cầu và trọng lượng bản thân dầm dọc, hoạt tải từ mặt cầu truyền xuống dầm dọc
thông qua hệ số phân bố ngang (g). Nếu mặt cầu bằng bê tông có bố trí neo
chống cắt thì dầm dọc làm việc như dầm liên hợp. Việc tính toán được thực hiện
như một dầm giản đơn bao gồm:
- Tính nội lực lớn nhất Q = Σηiγi Qi.
- Tính sức kháng uốn, sức kháng cắt theo các công thức đã nghiên cứu ở chương
3.
- Tính toán neo nếu là dầm liên hợp.
Khi tính chính xác, có thể xem như dầm dọc liên kết cứng ở hai đầu với hai
dầm ngang rồi thực hiện trình tự tính toán như trên.

4.3.2 Tính dầm ngang


Tính gần đúng có thể xem dầm ngang là một dầm giản đơn có khẩu độ tính
toán là khoảng cách hai dàn chủ. Tĩnh tải tác dụng gồm trọng lượng bản mặt cầu
và của dầm dọc ở hai khoang hai bên dầm ngang, tĩnh tải này là lực tập trung
truyền xuống dầm ngang qua các dầm dọc, ngoài ra còn có tĩnh tải của bản thân
dầm ngang phân bố đều theo chiều dài dầm. Hoạt tải truyền xuống dầm ngang
thông qua các dầm dọc ở hai khoang hai bên dầm ngang. Để có nội lực lớn nhất
của dầm ngang cần chú ý:
- Đặt tải ở cả hai khoang hai bên của dầm ngang.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
122
- Khi tính mômen lớn nhất cần xếp tải đúng tâm cầu, tính hệ số phân bố
ngang cho từng dầm dọc, khi tính hệ số phân bố ngang có thể dùng phương pháp
đòn bẩy và tải trọng tác dụng lên dầm ngang chính là phản lực gối của các dầm
dọc.
- Khi tính lực cắt lớn nhất cần xếp tải lệch tâm tối đa về một bên và thực hiện
tính toán.
- Hoạt tải tác dụng lên dầm ngang là các lực tập trung đặt tại các vị trí của dầm
dọc.
Sơ đồ tính dầm ngang như trên hình 4-3, trong đó Pt là tĩnh tải do trọng lượng
mặt cầu và dầm dọc, q là tĩnh tải bản thân dầm ngang, còn Ph là hoạt tải truyền
xuống dầm ngang qua dầm dọc. Căn cứ vào sơ đồ này dễ dàng tính được mômen
uốn lớn nhất và lực cắt lớn nhất của dầm ngang.
Phi
Pti q

Hình 4-3. Sơ đồ tính dầm ngang


Khi tính chính xác, vẫn với các tải trọng như trên nhưng hai đầu dầm ngang
được xem là liên kết cứng vào dàn chủ, khi đó dầm ngang là một dầm siêu tĩnh
bậc 3.

4.4 Tính hệ liên kết


4.4.1 Tính hệ liên kết dọc
Thông thường liên kết dọc chịu lực gió ngang. Trong trường hợp có thiết kế
cho liên kết dọc chịu động đất thì phải xét đến lực ngang do động đất, ở đây chỉ
xét lực ngang do gió.
Tải trọng gió ngang tác dụng lên kết cấu nhịp phân chia cho liên kết dọc theo
nguyên tắc sau:
- Khi cầu chỉ có một hệ liên kết dọc thì liên kết dọc này chịu toàn bộ lực ngang.
- Khi cầu có hai hệ liên kết dọc thì tải trọng ngang phân bố cho liên kết dọc theo
nguyên tắc đòn bẩy.
Khi đã xác định đựơc lực ngang tác dụng lên từng hệ liên kết dọc, cần đưa các
tải trọng này về nút và tính hệ liên kết dọc đó như một dàn với gối ở các đỉnh
cổng cầu hoặc tại chân cổng cầu tùy theo vị trí của hệ liên kết dọc. Trên hình 4-4
và 4-5 giới thiệu một số sơ đồ tính hệ liên kết dọc.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
123

(a)

1 2
(b)

(c)

Hình 4-4. Các sơ đồ tính toán dàn giản đơn

Ghi chú hình 4-4: a- Sơ đồ dàn chủ; b- sơ đồ tính hệ liên kết dọc trên; c- sơ đồ
tính hệ liên kết dọc dưới; 1,2- cổng cầu.
2 3 4 5
(a) 1 6

(b)

(c)

(d)

Hình 4-5. Các sơ đồ tính toán dàn liên tục

Ghi chú hình 4-5: a- Sơ đồ dàn liên tục; b- sơ đồ tính hệ liên kết dọc trên (sơ
đồ liên tục); c- sơ đồ tính hệ liên kết dọc trên (sơ đồ giản đơn); d- sơ đồ tính hệ
liên kết dọc dưới; 1,2,3,4,5,6 - cổng cầu

4.4.2 Tính cổng cầu


Cổng cầu được bố trí ở hai đầu mỗi nhịp, cấu tạo cổng cầu đã nghiên cứu kỹ ở
phần 1 (theo quy trình 22TCN-18-79), ở đó đã xét cách tính nội lực. Căn cứ vào
nội lực đã tính (có thay đổi các hệ số cho phù hợp với quy trình 22TCN-272-05)
sẽ xác định được điều kiện làm việc của các thanh để tính sức kháng và kiểm tra
theo điều kiện Σηiγi Qi ≤ Φ Rn = Rr. Ngoài ra các thanh còn phải bảo đảm điều
kiện về độ mảnh như quy định ở trên.

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
124
Mục lục
Chương 1. Mở đầu
1.1 Nguyên lý thiết kế ........................................................................................... 1
1.2 Các trạng thái giới hạn .................................................................................... 1
1.3 Hệ số điều chỉnh tải trọng ............................................................................... 2
1.3.1 Hệ số độ dẻo ηD ........................................................................................ 2
1.3.2 Hệ số dư.................................................................................................... 3
1.3.3 Hệ số tầm quan trọng trong khai thác ...................................................... 4
1.4 Hệ số sức kháng của kết cấu thép ................................................................... 4
1.4.1 Đối với trạng thái giới hạn cường độ ....................................................... 4
1.4.2 Đối với các trạng thái giới hạn đặc biệt ................................................... 5
1.5 Hệ số tải trọng ................................................................................................. 5
1.6 Tải trọng và các hệ số...................................................................................... 7
1.6.1 Tải trọng thường xuyên............................................................................ 7
1.6.2 Hoạt tải và các hệ số................................................................................. 8
1.6.2.1 Xe tải thiết kế .................................................................................... 8
1.6.2.2 Xe hai trục thiết kế ............................................................................ 8
1.6.2.3 Tải trọng làn thiết kế ......................................................................... 8
1.6.2.4 Tải trọng người đi ............................................................................. 8
1.6.2.5 Hoạt tải thiết kế HL - 93 ................................................................... 9
1.6.2.6 Hệ số làn xe ....................................................................................... 9
1.6.2.7 Hệ số xung kích............................................................................... 10
1.6.2.8 Lực ly tâm ....................................................................................... 10
1.6.2.9 Lực hãm xe...................................................................................... 10
1.6.2.10 Lực va của xe ................................................................................ 10
1.6.2.11 Tải trọng gió .................................................................................. 12
1.7 Phân bố ngang của tải trọng .......................................................................... 15
1.7.1 Tính hệ số phân bố ngang cho các cầu dầm - bản ................................. 16
1.7.1.1 Tính tham số độ cứng dọc............................................................... 16
1.7.1.2 Xác định công thức tính hệ số phân bố ngang ................................ 17
1.7.2 Tính hệ số phân bố ngang cho các cầu dầm hộp.................................... 20

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
125
Chương 2. Thép và các liên kết
21
2.1 Các loại thép kết cấu ..................................................................................... 21
2.2 Liên kết bulông ......................................................................................... 22
2.2.1 Cấu tạo bulông cường độ cao................................................................. 23
2.2.1.1 Bulông ......................................................................................... 23
2.2.1.2 Đai ốc .......................................................................................... 24
2.2.1.3 Vòng đệm .................................................................................... 24
2.2.2 Lỗ bulông ............................................................................................... 24
2.2.3 Khoảng cách giữa các bulông ................................................................ 25
2.2.3.1 Khoảng trống và khoảng cách tối thiểu .......................................... 25
2.2.3.2 Khoảng cách tối đa.......................................................................... 25
2.2.3.3 Bước tối đa cho bulông ghép tổ hợp ............................................... 26
2.2.3.4 Khoảng cách dọc tối đa cho bulông ghép tổ hợp ở đầu cấu kiện chịu
nén ............................................................................................................... 26
2.2.3.5 Khoảng cách bulông ở đầu mút cấu kiện........................................ 26
2.2.3.6 Khoảng cách đến mép bên cấu kiện................................................ 27
2.2.4 Sức kháng của bulông ............................................................................ 27
2.2.4.1 Sức kháng trượt ............................................................................... 27
2.2.4.2 Sức kháng cắt .................................................................................. 27
2.2.4.3 Sức kháng ép mặt ............................................................................ 29
2.2.4.4 Sức kháng kéo ................................................................................. 29
2.2.4.5 Sức kháng kéo và cắt kết hợp.......................................................... 31
2.3 Liên kết hàn ................................................................................................... 33
2.3.1 Các liên kết hàn thường gặp................................................................... 33
2.3.1.1 Hàn góc ........................................................................................... 33
2.3.1.2 Hàn có vát........................................................................................ 35
2.4 Sức kháng phá hoại cắt khối ......................................................................... 36
2.5 Sức kháng của các cấu kiện liên kết.............................................................. 37
2.5.1 Sức kháng kéo ........................................................................................ 37
2.5.2 Sức kháng cắt ......................................................................................... 37
2.6 Các mối nối ................................................................................................... 37
2.6.1 Tổng quát................................................................................................ 37
2.6.2 Mối nối bulông ....................................................................................... 38
2.6.2.1 Mối nối chịu kéo nén....................................................................... 38
2.6.2.2 Mối nối của cấu kiện chịu uốn ........................................................ 39
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
126
2.6.3 Mối nối hàn ................................................................................................ 40

Chương 3. Cầu dầm 42


3.1 Khái niệm chung ........................................................................................... 42
3.2 Cấu tạo của dầm chủ ..................................................................................... 42
3.2.1 Tỷ lệ cấu tạo chung ................................................................................ 42
3.2.2 Chiều cao dầm........................................................................................ 43
3.2.3 Độ mảnh của sườn dầm.......................................................................... 43
3.2.4 Chiều cao vùng chịu nén của các mặt cắt không liên hợp ..................... 44
3.2.4.1 Mômen chảy và mômen dẻo ........................................................... 44
3.2.4.2 Chiều cao chịu nén trong miền đàn hồi .......................................... 44
3.2.4.3 Chiều cao chịu nén của sườn dầm ứng với mômen dẻo ................. 44
3.2.5 Chiều cao vùng chịu nén của các mặt cắt liên hợp ................................ 45
3.2.5.1 Trình tự chất tải ............................................................................... 45
3.2.5.2 Mặt cắt có mômen uốn dương......................................................... 45
3.2.5.3 Mặt cắt có mômen uốn âm .............................................................. 46
3.2.5.4 Bề rộng hữu hiệu của bản bê tông cốt thép..................................... 46
3.2.5.5 Mômen chảy.................................................................................... 47
3.2.5.6 Mômen dẻo...................................................................................... 48
3.2.5.7 Chiều cao sườn dầm chịu nén ......................................................... 48
3.2.6 Cấu tạo của sườn tăng cường ................................................................. 49
3.2.6.1 Sườn tăng cường đứng trung gian................................................... 50
3.2.6.2 Sườn tăng cường gối ....................................................................... 52
3.2.6.3 Sườn tăng cường dọc....................................................................... 54
3.3 Cấu tạo của hệ liên kết .................................................................................. 55
3.3.1 Liên kết ngang........................................................................................ 55
3.3.1.1 Liên kết ngang trong cầu dầm thẳng mặt cắt chữ I......................... 56
3.3.1.2 Liên kết ngang trong cầu dầm thẳng mặt cắt hình hộp................... 56
3.3.2 Liên kết dọc............................................................................................ 56
3.4 Neo chống cắt................................................................................................ 57
3.4.1 Cấu tạo neo............................................................................................. 58
3.4.1.1 Neo chữ [......................................................................................... 58
3.4.1.2 Neo đinh .......................................................................................... 58
3.5 Tổng quan về thiết kế cầu dầm ..................................................................... 59
3.6 Sức kháng uốn theo trạng thái giới hạn cường độ ........................................ 60
Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
127
3.6.1 Phân loại sức kháng uốn ........................................................................ 61
3.6.1.1 Độ mảnh của sườn dầm có mặt cắt đặc........................................... 61
3.6.1.2 Độ mảnh của cánh chịu nén mặt cắt đặc......................................... 62
3.6.1.3 Độ mảnh của cánh chịu nén có mặt cắt không đặc ......................... 62
3.6.1.4 Điều kiện sử dụng công thức Q....................................................... 62
3.6.1.5 Tương tác giữa sườn dầm và cánh nén của mặt cắt đặc ................. 63
3.6.1.6 Giằng bản cánh chịu nén của mặt cắt đặc ....................................... 63
3.6.1.7 Độ mảnh của sườn dầm và cánh chịu nén dùng công thức Q......... 64
3.6.1.8 Giằng bản cánh chịu nén mặt cắt không đặc................................... 64
3.6.2 Tính toán sức kháng uốn ........................................................................ 65
3.6.2.1 Sức kháng uốn của mặt cắt đặc thông thường ................................ 65
3.6.2.2 Sức kháng uốn dương của mặt cắt liên hợp đặc ............................. 65
3.6.2.3 Tính sức kháng uốn dựa trên công thức Q...................................... 66
3.6.2.4 Sức kháng uốn của bản cánh không đặc ......................................... 67
3.6.2.5 Sức kháng uốn của bản cánh của mặt cắt liên hợp mất ổn định
ngang do xoắn ............................................................................................. 67
3.6.2.6 Sức kháng uốn của mặt cắt không liên hợp khi xét mất ổn định
ngang do xoắn ............................................................................................. 68
3.6.2.7 Các hệ số triết giảm ứng suất bản cánh........................................... 69
3.7 Sức kháng cắt theo trạng thái giới hạn cường độ.......................................... 73
3.7.1 Sức kháng cắt danh định của sườn dầm không có sườn tăng cường ..... 73
3.7.2 Sức kháng cắt danh định của sườn dầm có sườn tăng cường ................ 73
3.7.2.1 Các mặt cắt một loại thép................................................................ 73
3.7.2.2 Mặt cắt lai........................................................................................ 76
3.8 Yêu cầu về mỏi đối với sườn dầm ................................................................ 76
3.8.1 Ứng suất uốn .......................................................................................... 76
3.8.2 Ứng suất cắt............................................................................................ 76
3.9 Kiểm tra độ võng trong trạng thái giới hạn sử dụng ..................................... 77
3.9.1 Kiểm tra độ võng do tĩnh tải theo phân tích đàn hồi.............................. 77
3.9.2 Kiểm tra độ võng do hoạt tải theo phân tích đàn hồi ............................. 77
3.9.2.1 Các nguyên tắc để kiểm tra độ võng ............................................... 77
3.9.2.2 Độ võng giới hạn............................................................................. 78
3.10 Sườn tăng cường gối ................................................................................... 78
3.10.1 Sức kháng ép mặt ................................................................................. 78
3.10.2 Sức kháng nén dọc trục ........................................................................ 79

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
128
3.11 Neo chống trượt........................................................................................... 79
3.11.1 Lực trượt danh định.............................................................................. 79
3.11.2 Sức kháng cắt danh định ...................................................................... 80
3.11.3 Tính số neo trong trạng thái giới hạn cường độ................................... 80
3.11.4 Sức kháng mỏi của neo đinh ................................................................ 81
3.11.5 Kiểm tra bước của neo đinh theo sức kháng mỏi................................. 81
3.12 Tính hiệu ứng của tải trọng ......................................................................... 82
3.12.1 Tổng quan về tính nội lực do tải trọng................................................. 82
3.12.2 Tính nội lực do tĩnh tải......................................................................... 82
3.12.3 Tính nội lực do HL-93 và tải trọng người............................................ 83
3.12.4 Tính nội lực do nhiệt độ ....................................................................... 86
3.12.4.1 Tính nội lực do chênh lệch nhiệt độ âm trong cầu liên hợp giản
đơn............................................................................................................... 91
3.12.4.2 Tính nội lực do chênh lệch nhiệt độ dương trong cầu liên hợp giản
đơn............................................................................................................... 92
3.12.4.3 Tính nội lực do chênh lệch nhiệt độ âm trong cầu liên hợp liên tục
..................................................................................................................... 93
3.12.4.4 Tính nội lực do chênh lệch nhiệt độ dương trong cầu liên hợp liên
tục ................................................................................................................ 97
3.12.5 Tính nội lực do co ngót ........................................................................ 97
3.12.5.1 Biến dạng tương đối do co ngót.................................................... 98
3.12.5.2 Tính nội lực do co ngót trong dầm liên hợp giản đơn .................. 98
3.12.5.3 Tính nội lực do co ngót trong dầm liên hợp liên tục................... 100
3.12.6 Tính toán liên kết dọc......................................................................... 102
3.13 Khái niệm về điều chỉnh nội lực trong cầu liên hợp ................................. 104
3.13.1 Điều chỉnh nội lực trong cầu giản đơn............................................... 104
3.13.1.1 Điều chỉnh nội lực trong dầm liên hợp giản đơn bằng đà giáo liên
tục .............................................................................................................. 105
3.13.1.2 Điều chỉnh nội lực trong dầm giản đơn bằng trụ tạm ................. 105
3.13.2 Các giải pháp trong vùng mômen âm của dầm liên hợp liên tục....... 106
3.13.2.1 Không đặt neo liên hợp ở vùng mômen âm................................ 106
3.13.2.2 Chấp nhận nứt bản bê tông.......................................................... 106
3.13.2.3 Kết hợp giữa trình tự đổ bê tông bản và chất tĩnh tải ................. 107
3.13.2.4 Kích gối trung gian...................................................................... 107
3.13.2.5 Dự ứng lực theo phương dọc cầu ở vùng mômen âm................. 108

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn
129
Chương 4. Cầu dàn
110
4.1 Cấu tạo của cầu dàn..................................................................................... 110
4.1.1 Cấu tạo dàn chủ .................................................................................... 110
4.1.1.1 Quy định chung ............................................................................. 110
4.1.1.2 Chiều cao dàn chủ ......................................................................... 110
4.1.1.3 Khoảng cách các tim dàn .............................................................. 110
4.1.1.4 Mặt cắt các thanh dàn chủ............................................................. 110
4.1.1.5 Bản nút dàn.................................................................................... 111
4.1.1.6 Yêu cầu về độ mảnh cho các cấu kiện .......................................... 111
4.1.1.7 Độ vồng tĩnh tải............................................................................. 112
4.1.2 Cấu tạo hệ liên kết................................................................................ 112
4.1.2.1 Hệ liên kết dọc .............................................................................. 112
4.1.2.2 Hệ liên kết ngang .......................................................................... 113
4.2 Tính toán dàn chủ........................................................................................ 113
4.2.1 Cấu kiện chịu kéo................................................................................. 113
4.2.1.1 Khái niệm chung ........................................................................... 113
4.2.1.2 Sức kháng kéo ............................................................................... 114
4.2.1.3 Kéo và uốn đồng thời .................................................................... 115
4.2.1.4 Sức kháng uốn tính toán của cấu kiện chữ H và hình hộp không liên
hợp............................................................................................................. 115
4.2.2 Cấu kiện chịu nén................................................................................. 116
4.2.2.1 Cấu kiện chịu nén dọc trục............................................................ 116
4.2.2.2 Cấu kiện chịu nén dọc trục đồng thời uốn .................................... 118
4.2.3 Tính toán nút dàn ................................................................................. 118
4.2.3.1 Tính liên kết thanh vào bản nút..................................................... 118
4.2.3.2 Tính toán bản nút .......................................................................... 119
4.2.4 Tính nội lực các thanh trong dàn.......................................................... 120
4.3 Tính hệ dầm mặt cầu ................................................................................... 120
4.3.1 Tính dầm dọc........................................................................................ 121
4.3.2 Tính dầm ngang.................................................................................... 121
4.4 Tính hệ liên kết............................................................................................ 122
4.4.1 Tính hệ liên kết dọc.............................................................................. 122
4.4.2 Tính cổng cầu ....................................................................................... 123

Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Mạnh – Ngô Ngọc Sơn

You might also like