Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Nhóm 1: Phân tích 9 câu thơ đầu (trả lời cho câu hỏi “Đất Nước có từ bao giờ?

”)

(Chú ý: những phần không phải màu xanh là ý chính để đưa vào pp, nếu thấy dài
hay ngắn có thể thêm bớt tùy ý; dòng màu xanh dùng để thuyết trình thêm)

* 9 câu thơ đầu: (copy vào slide - thuyết trình đọc lại)

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi


Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...”

Mở đầu khúc ca, nhà thơ đưa người đọc trở về với cội nguồn của đất nước:
Đất nước có từ bao giờ?

- “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”: Câu thơ mang đầy sự tự hào pha chút
thành kính, biết ơn. Bởi đất nước ngày hôm nay là thành quả to lớn mà bao thế hệ
cha ông phải hi sinh xương máu mới có được . Đất nước không đơn thuần là không
gian sinh tồn được xác định bởi ranh giới yêu thương mà hiện hữu ngay trong mỗi
con người và gắn với những kỉ niệm khó quên.

+ “Ta” vừa là nhân vật trữ tình, vừa là mỗi chúng ta – những người dân đất Việt.
Đúng là khi mỗi chúng ta lớn lên, đất nước đã có rồi. Dù chưa đủ trí tuệ để hiểu đất
nước với những khái niệm trừu tượng như cương vực, lãnh thổ, chủ quyền, nhưng
mỗi chúng ta cũng đã cảm nhận được đất nước là một cái gì đó rất gần gũi, qua
những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích mẹ thường kể từ thuở nằm nôi.

- “Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể.”

+ Lời thơ “ngày xửa ngày xưa” mang điệu hồ của những câu chuyện huyền thoại,
đưa ta về một thuở rất xa, khi đất nước phôi thai.

+ Đó là cách mở đầu quen thuộc trong những câu chuyện cổ tích - những câu
chuyện kết tinh từ trí tuệ của nhân dân và chứa đựng trong đó khát vọng ngàn đời
về cuộc sống công bằng, hạnh phúc. Bốn từ ấy còn gợi quá khứ xa xăm của dân
tộc, đồng thời gợi sự gần gũi thân quen trong kí ức tuổi thơ của mỗi người.

* Đất Nước đã có từ rất lâu đời, gắn liền với những truyền thuyết, với những câu
chuyện cổ tích đã có từ những ngày xửa, ngày xưa; bắt đầu từ những thuần phong
mỹ tục, truyền thống lâu đời,...

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn


Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

+ Những từ “bắt đầu, lớn lên” tuy không xác định thời gian cụ thể nhưng lại
khẳng định quá trình hình thành lâu đời của đất nước.

+ “Miếng trầu”: gợi nhớ sự tích Trầu cau, khơi gợi lại truyền thống tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam, ấy là tình nghĩa anh em sâu đậm, tình nghĩa vợ chồng son sắt thủy
chung, gợi lại những cái phong tục đẹp của nhân dân ta ấy là tục ăn trầu nhuộm
răng.

+ “Biết trồng tre mà đánh giặc”: gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre làng
đánh giặc Ân thuở xa xưa. Truyền thống yêu nước, bền bỉ kiên cường giữ nước
luôn được khơi dậy qua những lời kể đậm đà của mẹ và trở thành hồn thiêng dân
tộc.

>> Cây tre cũng là hình ảnh biểu tượng của người nông dân Việt Nam, hiền
lành, thật thà chăm chỉ và chất phác nhưng cũng rất kiên cường bất khuất. Từ hình
những ảnh thực tế, cho đến đời sống tinh thần, đó là từng bước đi lên trưởng thành
của một dân tộc, của một đất nước con người . Ý thức được về đất nước, về sự tồn
tại của đất nước và ý thức về việc phải có trách nghiệm  bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ bờ
cõi đất nước.

+ Tác giả cảm nhận đất nước bằng chiều sâu văn hóa - lịch sử và cuộc sống đời
thường của mỗi con người qua cụm từ “ngày xửa ngày xưa” gợi những bài học về
đạo lý làm người qua các câu chuyện cổ tích thấm đượm nghĩa tình.

 Như vậy từ cốt chất liệu văn hóa dân gian, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra những
câu thơ hiện đại nhưng gần gũi.

“Tóc mẹ thì bới sau đầu


Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”
+ Đối với NKĐ , đất nước tồn tại từ những điều bình dị nhất , đời thường nhất.
Đất nước hiện lên từ vẻ đẹp gọn gàng, giản dị, duyên dáng của bao người phụ nữ
VN với thói quen búi tóc từ sau gáy. Tuy giản dị nhưng lại rất nữ tính và mang một
nét riêng.

+ Thành ngữ “ gừng cay muối mặn”: đã vẫn dụng một cách hết sức tự nhiên nhưng
cũng là hết sức đặc sắc, nhẹ nhàng mà thấm đượm ân tình con người, gợi lên sự
thủy chung của con người như câu nói: “gừng càng già càng cay, muối càng lâu
càng mặn, con người sống với nhau càng lâu thì tình nghĩa sẽ đong đầy”.

* Đất nước có từ rất lâu đời được hình thành cùng với tiến trình phát triển của con
người VN trong cuộc sống đời thường biết làm nhà, biết trồng lúa,...

“Cái kèo, cái cột thành tên


Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”

+ “cái kèo, cái cột”: gợi nhắc cho người đọc nhớ đến tục làm nhà cổ của người
Việt ngày xưa . Nhà được làm bằng cách sử dụng kèo cột giằng giữ vào nhau làm
cho nhà thêm vững chãi, bền chặt tránh được mưa gió và thú dữ. Đó cũng chính là
ngôi nhà tổ ấm cho mọi gia đình có thể đoàn tụ bên nhau; siêng năng tích góp mỡ
màu dồn thành sự sống phát triển đất nước.

+ Đất nước tồn tại từ trong thói quen đặt tên con từ những vật dụng quen thuộc như
“cái kèo, cái cột” để dễ nhớ, dễ gọi tên.

+ Đất nước còn gắn với quá trình lao động cần cù, gian khổ. Thành ngữ “ một nắng
hai sương” kết hợp hệ thống từ “xay, giã, giần, sàng” tô đậm sự vất vả để có được
hạt gạo, bát cơm trắng ngần. Ông bà, cha mẹ chúng ta đã phải trải qua bao gian nan
một nắng hai sương, đã đổ bao mồ hôi với bao công việc nhà nông nhọc
nhằn “xay, giã, giần, sàng” mới làm ra hạt gạo dẻo thơm. Hạt gạo là vật chất,
nhưng cũng là sự sống, là cội nguồn văn hóa của dân tộc. Truyền thống lao động
cần cù từ bao đời của nhân dân cũng là một phần của hồn nước.

 Phải là người có vốn hiểu biết phong phú về văn hóa con người VN tác giả mới
có thể khắc họa cội nguồn đất nước giản dị, sinh động, độc đáo đến thế.

- Cuối cùng, nhà thơ chốt lại bằng lời khẳng định:

“ Đất Nước có từ ngày đó...”


+ Ngày đó” là ngày nào, chúng ta không hề biết, tác giả cũng không thể biết. Chỉ
biết rằng ngày đó chính  là ngày ta bắt đầu có truyền thồng, có những phong tục
tập quán, có nhiều văn hoá. Đó là ngày ta có Đất nước của dân tộc Việt Nam.

+ Kết cấu ấy hiện ra quá trình trưởng thành của đất nước trong tâm thức, tình cảm
của bao người VN qua bao thế hệ.

* Nghệ thuật:

- Nhà thơ viết hoa hai từ Đất Nước (vốn là một danh từ chung) cũng đã giúp ta cảm
nhận tình yêu và sự trân trọng, tự hào, thành kính của nhà thơ khi nói về đất nước,
quê hương của mình.

- Sử dụng hiê ̣u quả chất liê ̣u văn hóa dân gian. Điều đă ̣c biê ̣t là nhà thơ không dẫn
nguyên câu ca dao, tục ngữ, không kể lể dài dòng các phong tục tâ ̣p quán, các câu
chuyê ̣n cổ tích mà chỉ gợi ra bằng mô ̣t vài hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu. Qua đó đã
thể hiê ̣n mô ̣t hình ảnh đất nước gần gũi đơn sơ nhưng có sức trường tồn.

- Giọng thơ vừa thâm trầm, trang nghiêm; vừa nhẹ nhàng, thủ thỉ tâm tình nhưng
vẫn mang đậm hồn thơ triết lí thơ ca. Hình ảnh thơ hàm súc, giàu chất liệu văn hóa,
văn học dân gian. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị. Thể thơ tự do, nhịp thơ biến hóa.

- Điê ̣p từ "Đất Nước" xuất hiê ̣n với mâ ̣t đô ̣ dày, kết hợp với cấu trúc thơ theo lối
tăng cấp : Đất nước đã có; Đất Nước bắt đầu; Đất Nước lớn lên; Đất Nước có từ…
giúp cho người đọc hình dung cả quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành của đất
nước trong thời gian trường kỳ của con người Việt Nam qua bao thế hệ.

* Nội dung:

Chín dòng thơ đầu là cảm nhận của nhà thơ về sự hình thành và phát triển lâu đời
của đất nước. Đất nước được cảm nhận cụ thể trong những cái hằng ngày
như “miếng trầu, hạt gạo”, trong những gương mặt dung dị, đời thường của nhân
dân, trong mối quan hệ ruột thịt thân thương như “ông – bà”, “cha – mẹ”, ngay
trong mái nhà của mỗi chúng ta cũng hiện diện dáng hình đất nước. Ẩn trong đó là
tình yêu nước thiết tha, niềm tự hào về đất nước thân thương, gần gũi. Có thể nói,
tư tưởng “đất nước của nhân dân” – tư tưởng chủ đạo của trang thơ đã thấm
nhuần từ quan điểm đến cảm xúc, từ hình tượng đến chi tiết nghệ thuật của tác
phẩm.
Đoạn thơ mở đầu trả lời cho câu hỏi về cội nguồn đất nước – một câu hỏi quen
thuộc, giản dị bằng cách nói cũng rất giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất mới lạ: nhà
thơ không tạo ra khoảng cách sử thi để chiêm ngưỡng và ca ngợi đất nước hoặc
dùng những hình ảnh mĩ lệ, mang tính biểu tượng để cảm nhận và lý giải, mà dùng
cách nói rất đỗi giản dị, tự nhiên với những gì gần gũi, thân thiết, bình dị nhất. Qua
đoạn thơ trên nhà thơ đã mang đến cho người đọc vẻ đẹp của một Đất Nước giàu
văn hóa cổ truyền, Đất Nước của truyền thống, của phong tục tươi đẹp mang đậm
dấu ấn của tư tưởng Đất Nước của con người, của nhân dân.

You might also like