Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 51

ĐẠI

ĐẠI HỌC
HỌC ĐÀ
ĐÀ NẴNG
NẴNG
THE
THE UNIVERSITY
UNIVERSITY OF
OF DANANG
DANANG

SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ
NGÀNH LOẠI HÌNH HỌC

Giảng viên:
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chinh
1
1. Loại hình học thế kỷ XIX

Nội 2. Loại hình học đầu thế kỷ XX


dung

3. Loại hình học hiện đại

2
1. Loại hình học thế kỷ XIX

1.1. F. Schlegel đã đối chiếu tiếng Phạn với tiếng Hy


lạp, tiếng La tinh, các tiếng Thổ Nhĩ Kỳ -> kết luận:
•NN thế giới chia thành 2 loại: loại khuất chiết và loại
chắp dính;
•NN nào cũng sinh ra và tồn tại mãi trong một loại;
•NN thuộc loại khuất chiết thì phong phú, vững bền
và sống mãi; ngôn ngữ chắp dính thì tiên thiên bất
túc, nghèo nàn, máy móc, cơ giới...
Tất cả những sự suy luận ấy, F. Schlegel đều xây dựng
nên trên cơ sở thấy một bên có, một bên không có
hiện tượng biến hình của căn tố.
Karl Wilhelm Friedrich Schlegel
10 March 1772 – 12 January 1829 was a German poet, literary
critic, philosopher, philologist andindologist. With his older
brother, August Wilhelm Schlegel, he was one of the main
figures of the Jena romantics. He was a zealous promotor of
the Romantic movement and inspired Samuel Taylor
Coleridge, Adam Mickiewicz and Kazimierz Brodziński.
Schlegel was a pioneer in Indo-European
studies, comparative linguistics, in what became known
as Grimm's law, and morphological typology. As a young
man he was an atheist, a radical, and an individualist. Ten
years later, the same Schlegel converted to Catholicism.
Around 1810 he was a diplomat and journalist in the service
of Metternich, surrounded by monks and pious men of
society.
4
Loại hình chắp dính
1. Có sự đối lập rành mạch giữa căn tố và yếu tố hư.
2. Có sự đối lập mờ nhạt giữa yếu tố cấu tạo từ và biến tố;
3. Có sự đối lập mờ nhạt giữa các từ loại;
4. Có số lượng không lớn các từ hình thức;
5. Hiện tượng hợp dạng không nhiều;
6. Trật tự từ khá cố định;
7. Số lượng yếu tố cấu tạo từ rất lớn;
8. ít từ ghép;
9. Không có hiện tượng đồng nghĩa và đồng âm ở yếu tố NP;
10. Phạm trù “mệnh đề” thể hiện ra một cách không rõ;
11. Phạm trù “từ” thể hiện ra một cách rõ ràng;
12. Trật tự cú pháp thường là : chủ ngữ - bổ ngữ - vị ngữ;
13. Dạng tính động từ, nguyên dạng động từ và danh dộng từ
rất phổ biến;
14. Số lượng phụ âm rất cao. 5
Loại hình khuất chiết
1. Có sự đối lập mờ nhạt giữa căn tố và yếu tố hư;
2. Có sự đối lập rõ nét giữa yếu tố cấu tạo từ và biến tố;
3. Có sự đối lập rành mạch giữa các từ loại;
4. Có từ hình thức;
5. Hiện tượng hợp dạng phát triển mạnh mẽ;
6. Trật tự từ tự do;
7. Số lượng yếu tố cấu tạo từ hữu hạn (không nhiều);
8. ít từ ghép;
9. Hiện tượng đồng nghĩa giữa các yếu tố NP phát triển mạnh ;
10. Có phạm trù ngữ pháp gọi là “giống” hoặc có hiện tượng
chia danh từ thành “loại”;
11. Phạm trù “từ” thể hiện ra một cách rõ ràng ;
12. Phạm trù “mệnh đề” cũng thể hiện ra một cách rõ ràng ;
13. Trật tự cú pháp thường là “chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ”;
14. Mệnh đề phụ phát triển ;
15. Số lượng nguyên âm lớn. 6
NN khuất chiết (Nga, Anh)

Từ pháp:
• Đơn vị từ thể hiện rõ nét;
• Căn tố và phụ tố kết hợp chặt chẽ;
• Từ biến hình nhiều.
Cú pháp:
• Hiện tượng hợp dạng phát triển mạnh;
• Quan hệ NP thể hiện nhiều trong từ;
• Trật tự từ khá tự do.
NN chắp dính (Tuyêc, Uran - Antai
Bantu)
• Quan hệ NP diễn đạt ở bên trong từ, trong
từ cũng có sự đối lập rõ rệt giữa gốc từ và
phụ tố như NN biến hình; nhưng gốc từ ít
biến đổi và có thể tách ra dùng độc lập
thành từ; còn phụ tố thì kết hợp một cách
cơ giới với gốc từ, mỗi phụ tố thường
chuyên diễn đạt một ý nghĩa NP nhất định.
• Các NN Tuyêc, các NN Uran - Antai và
một số NN Châu Phi như tiếng Bantu
thuộc loại NNCD.
NN đơn lập (Hán, Việt)

Từ pháp:
• Đơn vị từ thể hiện không rõ nét,
• Đơn vị cơ bản là hình tiết,
• Từ không biến hình.
Cú pháp:
• Không có hợp dạng;
• Quan hệ NP ko thể hiện trong từ mà chủ
yếu qua trật tự từ và hư từ.
Loại hình đơn lập
1. Có sự phân biệt rành mạch giữa căn tố và yếu tố hư;
2. Có sự đối lập rành mạch giữa yếu tố cấu tạo từ và biến tố ;
3. Tổng hợp hai ĐĐ trên -> ĐĐthứ ba: từ tương đối ngắn
4. Có sự phân biệt mờ nhạt giữa các từ loại (có h/tg “chuyển loại”)
5. Sử dụng “từ hình thức” thay cho biến tố;
6. Hiện tượng hợp dạng mờ nhạt;
7. Trật tự từ cố định ;
8. ít yếu tố cấu tạo từ;
9. ít từ ghép;
10. Không thấy rõ HT đồng nghĩa và đồng âm giữa các ytố NP;
11. “Từ” với tư cách là một đơn vị ngôn ngữ thể hiện ra một cách
không thật rõ ràng;
12. “Mệnh đề” thể hiện rõ;
13. Trật tự cú pháp: chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ;
14. Hay dùng mệnh đề phụ;
15. Số lượng nguyên âm lớn. 10
1.2. A. Schlegel (Anh trai của
F.Schlegel)
chia thành:
1) ngôn ngữ khuất chiết: KC bên trong, KC
bên ngoài
2) ngôn ngữ chắp dính:
3) ngôn ngữ không biến hình: tiếng Hán và
các NN Đông Dương

11
1.3. W. Humboldt

• giữ nguyên 3 loại hình đó, nhưng ông gọi


các NN “không biến hình”, “Không có ngữ
pháp” là NN đơn lập, vì dùng trật tự từ,
dùng ngữ điệu để diễn đạt ý nghĩa ngữ
pháp tức là dùng những phương thức tách
rời ra khỏi từ.
• là người đặt nền móng cho ngành loại
hình học hiện đại.
12
1.4. F. Bopp
* Sự kế thừa
•F. Boop vẫn dựa vào tiêu chuẩn phân LH theo căn tố.
•Ông vẫn phân chia các NN thế giới thành 3 LH: đơn lập, chắp dính và khuất
chiết.
* Sự phát triển
- Tuy dựa vào căn tố nhưng không phải F. Boop dựa vào hiện tượng biến
hình của căn tố mà ông dựa vào đặc điểm biến hình của căn tố. Vì vậy, có
sự khác biệt trong quan niệm của F. Boop với các tác giả trước về 3 LHNN
kể trên. Cụ thể là:
- Ngôn ngữ đơn lập được ông coi là các ngôn ngữ đơn âm, không có ngữ
pháp, chỉ có độc căn tố.
- Ngôn ngữ chắp dính và một số ngôn ngữ khuất chiết (Ấn-Âu, Grudi) được
gọi là ngôn ngữ có căn tố có khả năng tổ hợp nhưng ông không nói rõ tổ
hợp đó gồm bao nhiêu âm tiết.
- Các ngôn ngữ Semitic là các ngôn ngữ có căn tố song tiết với số lượng13là 3
phụ âm.
1.5. A. Schleicher
* Sự kế thừa
1. A. Schleicher kế thừa tiêu chí đặc điểm căn tố của F. Boop khi phân chia
loại hình ngôn ngữ.
2. Ông cũng kế thừa sự phân loại của W. Humboldt và F. Boop.
3. Cũng giống như W. Humboldt, ông cho rằng mỗi loại hình ngôn ngữ phản
ánh một giai đoạn phát triển của loài người. Và loại hình khuất chiết là giai
đoạn phát triển cao nhất.
* Sự phát triển
1. Tiêu chuẩn phân loại loại hình ngôn ngữ của A. Schleicher, ngoài các đặc
điểm căn tố, còn có phương thức diễn đạt ngữ pháp bằng hư từ.
2. Nếu như A. Schlegel chia ngôn ngữ khuất chiết thành: các trường hợp có
kết cấu ngữ pháp tổng hợp và các trường hợp có kết cấu phân tích, thì
theo A. Schleicher, mỗi loại hình đều có thể tách ra thành hai loại tổng hợp
và phân tích.
3. Ngoài ra, ông cũng du nhập lối ghi đại số học để miêu tả các yếu tố hình
thái học. 14
1.6. Sự phân loại của Steinhal

• Steinthal đưa thêm khái niệm "dạng cú pháp" vào


sự phân loại loại hình ngôn ngữ.
• Ông phân tích cả quan hệ giữa từ và từ, chứ không
phải chỉ quan hệ giữa các thành tố trong từ. Ngoài
ra, ông lưu tâm đến cả bậc tiểu hệ thống trong ngôn
ngữ, chứ không phải chỉ dừng lại ở bậc ngôn ngữ.
• Theo ông, ngay trong một ngôn ngữ, vẫn có thể có
những điểm khác nhau về cấu trúc, ví dụ sự khác
nhau giữa danh từ và động từ. Với điểm này, ông
thực sự đặt nền móng cho khuynh hướng đặc trưng
học. 15
1.7. M. Muller

• Sự kế thừa
1. M. Müller vẫn dựa vào các đặc điểm của căn tố theo quan
niệm của F. Boop.
2. Cũng như W. Humboldt, ông cho rằng 3 loại hình ngôn ngữ
"đơn lập – chắp dính – khuất chiết" chính là phản ảnh 3 giai
đoạn phát triển của ngôn ngữ loài người.
3. M. Müller cũng tiếp tục hướng làm của H. Steinthal và F.
Misteli, nhấn mạnh vào hai cơ sở của sự phân loại: phân
loại không những theo cấu trúc bên trong của từ mà còn
theo cả vị trí của từ trong mệnh đề.
• Sự phát triển
Ông gọi các ngôn ngữ lập khuôn (theo cách gọi của W.
Humboldt) là ngôn ngữ đa tổng hợp
1.8. Φ.Φ. Φopтyнaтов
- Loại hình ngôn ngữ chắp dính: Dạng của từ có thể phân tích
thành thân từ và phụ tố. Thân từ và phụ tố là những thành tố
tách biệt nhau về mặt ý nghĩa, chúng chỉ chắp với nhau khi tạo
ra dạng của từ. Và trong thân từ không bắt buộc phải có biến
tố;
- Loại hình ngôn ngữ khuất chiết-chắp dính: Thân từ có những
dạng cần thiết bắt buộc do biến tố tạo ra. Ví dụ như các ngôn
ngữ Semitic;
- Loại hình ngôn ngữ hoàn toàn khuất chiết: Biến tố tạo ra
những dạng bắt buộc cho thân từ và giữa thân từ và phụ tố có
những quan hệ rất đặc biệt về ý nghĩa. Ví dụ các ngôn ngữ Ấn-
Âu;
- Loại hình ngôn ngữ-căn tố: Từ không có dạng khác nhau, căn
tố trong ngôn ngữ thuộc loại hình này không phải là thành tố
của từ mà chính là từ. Ví dụ tiếng Hán, tiếng Thái...
1.9. F.N. Finck (Từ là đơn vị cơ sở)

I. Loại hình khuất chiết:


a) kiểu khuất chiết - căn tố (tiếng Ả rập)
b) kiểu khuất chiết - thân từ (tiếng Hy-lạp)
c) kiểu khuất chiết – tổ hợp (tiếng Gru-di, tiếng Bát-xcơ)
II. Loại hình đơn lập:
a) kiểu đơn lập - thân từ (tiếng Anh-đô-nê-xi-a)
b) kiểu đơn lập - căn tố (tiếng Hán cổ)
III. Loại hình tập hợp:
a) kiểu tập hợp đứng liền không biến dạng (ngôn ngữ Xu-bi-a)
b) kiểu tập hợp phụ thuộc có biến dạng (ngôn ngữ Thổ nhĩ kỳ)
c) kiểu tập hợp tập khuôn, tạo nhóm (ngôn ngữ Xa-moa)
1.10. Nhận xét cách PL LHNN của TK XIX
• Bảng phân loại loại hình ngôn ngữ thế kỉ XIX đã cho ta một bức tranh chung
về các loại hình ngôn ngữ mà trước hết là về mặt hình thái. Các bảng phân
loại đã bao quát được một khối lượng tương đối lớn các ngôn ngữ trên thế
giới và chỉ ra được các điểm khác nhau cơ bản giữa chúng.
Tuy nhiên, chúng cũng có những hạn chế:
• Thứ nhất là chưa xác lập một hệ thống tiêu chí phân loại khoa học mà chủ
yếu mới chỉ dựa vào đặc điểm hình thái học.
• Thứ hai, ranh giới giữa các loại hình quá rõ ràng, cứng nhắc, chưa phản
ánh tính phức tạp trong đặc điểm loại hình các ngôn ngữ.
• Thứ ba, chưa quan tâm đến việc giải thích một cách đầy đủ nguyên nhân
của những khác biệt về mặt loại hình.
• Thứ tư, một số nhà nghiên cứu thường đồng nhất đặc điểm loại hình với
đặc điểm tâm lí dân tộc mà điển hình là W. Humboldt...
• Thứ năm, loại hình học thế kỉ XIX mới chỉ quan tâm đến nghiên cứu các đặc
điểm loại hình mà không quan tâm đến đặc điểm phổ quát (phổ niệm).
19
2. Loại hình học đầu thế kỷ XX
Edward Sapir (1884 – 1939)
Language (An introduction to the study of speech)
- 1921
4 khái niệm về ngôn ngữ -> 4 loại hình ngôn ngữ:
Loại hình A (trong từ có các loại khái niệm I và IV)
Loại hình B (trong từ có các loại khái niệm I, II, IV)
Loại hình C (trong từ có các loại khái niệm I, III, IV)
Loại hình D (trong từ có đủ các loại khái niệm
I,II,III,IV).
4 loại khái niệm được diễn đạt
I. Khái niệm cụ thể, diễn đạt bằng căn tố (có ở trong mọi
ngôn ngữ).
II. Khái niệm phái sinh, diễn đạt bằng phụ tố cấu tạo từ
(có thể có hoặc không có trong một ngôn ngữ).
III. Khái niệm nửa cụ thể nửa quan hệ kiểu như khái
niệm về số của danh từ, thời gian của động từ... (loại
khái niệm này cũng có thể vắng mặt trong ngôn ngữ
nào đấy).
IV. Khái niệm quan hệ, tức là khái niệm về những mối
ràng buộc từ này với từ kia ở trong mệnh đề (loại khái
niệm này bắt buộc phải có ở trong mọi ngôn ngữ).
21
4 loại hình cơ bản
4 loại hình cơ bản trên đây, chúng ta có thể
tập hợp lại thành hai nhóm lớn như sau :
I. Nhóm ngôn ngữ “thuần túy (A - đơn giản)
quan hệ” (B - phức hợp)
II. Nhóm ngôn ngữ “quan hệ (C - đơn giản)
pha trộn” (D - phức hợp)
Mối quan hệ các loại HHNN
• Mối quan hệ giữa các loại hình ngôn ngữ về
mức độ đơn giản - phức tạp, có thể vẽ thành
sơ đồ như sau:
• Ngôn ngữ không biến hình (Sắp xếp căn tố;
một số hư từ)  Ngôn ngữ hỗn nhập (yếu tố
hư tạo dạng thức cho cả tổ hợp căn tố; thân
từ xuất hiện)  Ngôn ngữ chắp dính (yếu
tố hư gắn chặt vào từng kiểu từ nhất định) 
Ngôn ngữ khuất chiết (yếu tố hư trở thành
đa nghĩa) 23
4 loại ngôn ngữ
Sapir đã chia ngôn ngữ thành bốn loại:
• đơn lập,
• chắp dính,
• hòa kết và
• tượng trưng;
(“tượng trưng” để chỉ ngôn ngữ có hiện
tượng biến tố bên trong).
Loại hình cơ bản Kỹ thuật tổ hợp Mức độ ph/ tạp Ví dụ
A. Quan hệ thuần túy 1) Đơn lập Tiếng Hán
có khái niệm thuộc loại 2) Đơn lập+chắp dính Tiếng Việt
I,…,IV Phân tích Tiếng Ê-vê
Tiếng Tây tạng
B. Quan hệ thuần túy 1)Chắp dính+Đơn lập Phân tích Tiếng đa đảo
nhưng phức hợp. Có 2) Chắp dính Tiếng Thổ nhĩ kỳ
khái niệm thuộc loại I, Tổng hợp
…, III, IV 3)Hòa kết+ chắp dính Tiếng Tây tạng cổ
4) tượng trưng Phân tích Tiếng Sin-luc
C. Quan hệ pha trộn và 1) Chắp dinh Tổng hợp Tiếng Băng – lu
đơn giản. Có khái niệm 2) Hòa kết Tiếng Pháp
thuộc loại I,…,III, IV Phân tích
D. Quan hệ pha trộn 1) Chắp dính Đa tổng hợp Tiếng Nút - ca
nhưng phức hợp. Có 2) Hòa kết TAnh, Latinh, Hy lạp
Phân tích
khái niệm thuộc loại I,
II, III, IV 3)Hòa kết+t/ trưng Hơi tổng hợp Tiếng Phạn
4)Tượng trưng+Hòa Tiếng Xê-mi-tích
kết Tổng hợp 25
Đánh giá bảng phân loại của Sapir

• H.H. KOPOTKOB: bảng PL của Sapir là bảng


tốt nhất, hoàn chỉnh nhất trong số các bảng
đã có từ trước;
• nhà NNH V. Skalicka: công trình Sapir chính
là công trình đã mở lối, giúp chúng ta thoát ra
khỏi cái ngõ cụt của loại hình học cổ điển.
• Có thể nói rằng hầu như không có một nhà
loại hình học hiện đại nào là không ít nhiều
chịu một phần ảnh hưởng của Sapir.
Hạn chế của cách phân loại của Sapir
• Thứ nhất, Sự mù mờ, chưa làm nổi rõ được 3
tiêu chuẩn mà ông đề ra
• Thứ hai, dù dựa vào tiêu chuẩn ý nghĩa, nhưng
trên thực tế ông đã dựa vào phương thức biểu
hiện của nó (căn tố, phụ tố) -> Ông lại không
xuất phát từ mặt NN mà xuất phát từ mặt dạng
thức. Một kh/niệm nghĩa như kh/niệm về số
chẳng hạn, ở những ngôn ngữ khác nhau hoàn
có thể dựa vào những trường hợp khác nhau
về mặt dạng thức: nó có thể diễn đạt bằng căn27
tố, mà cũng có thể diễn đạt bằng phụ tố.
• Điểm yếu thứ nhất và quan trọng nhất là sự mù
mờ, chưa làm nổi rõ được 3 tiêu chuẩn mà ông đề
ra, đã có một mối quan hệ như thế nào. Thực ra,
đây không phải là ba tiêu chuẩn rời rạc nhau. Tiêu
chuẩn "kĩ thuật tổ hợp" thì hình như quả có phần
độc lập với tiêu chuẩn "mức độ phức hợp", nhưng
giữa tiêu chuẩn "mức độ phức hợp" với tiêu chuẩn
"loại hình khái niệm" thì không thể nào không có
một mối liên quan nhất định. Rẫt dễ nhận thấy rằng
hễ cứ "mức độ phức hợp" càng nâng cao bao nhiêu
thì trong từ, các khái niệm cụ thể-quan hệ hoặc
thuần tuý quan hệ lại càng được phản ánh nhiều
bấy nhiêu. Rõ ràng ở đây, giữa hai tiêu chuẩn đó đã
có một mối quan hệ theo tỉ lệ thuận. 28
3. Loại hình học hiện đại
(Khuynh hướng định chất)
3.1. V. Skalicka:
• Theo mặt số lượng thì không một loại hình
nào thể hiện ra trọn vẹn 100% trong ngôn
ngữ, mà chỉ thể hiện ra đến một chừng mức
nhất định.
• Mối liên quan giữa các hiện tượng ngôn ngữ
thường cũng không thể có tính bắt buộc
100%
-> 5 loại ngôn ngữ: Chắp dính, khuất chiết,
đơn lập, đa tổng hợp, khuất chiết bên trong
Tiêu chí phân loại của Skalicka

- Ranh giới giữa căn tố và yếu tố hư, phụ tố


cấu tạo từ và biến tố, các từ loại khác nhau;
- Mức độ phân tích và tổng hợp tính của các
yếu tố ngữ pháp;
- Sự thể hiện của các đơn vị từ và mệnh đề;
- Hiện tượng có hay không có từ ghép;
- Trật tự giữa các thành phần trong mệnh đề;
- Các đặc điểm về ngữ âm.
- ...
30
Hạn chế bảng phân loại của Skalicka
• Thứ nhất, mặc dù đã chỉ ra nhiều đặc điểm của các loại hình
ngôn ngữ nhưng tác giả chỉ đơn thuần liệt kê một cách cảm
tính chứ không dựa trên số liệu thống kê cụ thể, vì thế các
nhận xét chỉ mang tính chủ quan. Vì vậy người ta gọi khuynh
hướng của Skalička khuynh hướng định tính.
• Thứ hai, tác giả chưa xác định được đâu là đặc điểm chính, có
vai trò quyết định; đâu là đặc điểm phụ có tính chất hệ quả của
một loại hình. Do đó, việc đưa một ngôn ngữ này hay ngôn ngữ
khác vào một loại hình cụ thể dễ gây nhiều tranh cãi.
• Thứ ba, việc dùng thuật ngữ đơn lập để chỉ tiếng Anh và tiếng
Pháp, và dùng thuật ngữ đa tổng hợp để chỉ tiếng Hán và tiếng
Việt là chưa thoả đáng.
• Thứ tư, mặc dù đã quan tâm đến tiêu chí ngữ âm nhưng mới
chỉ dừng lại ở tiêu chí số lượng âm vị chứ chưa đi đến xem31xét
cấu trúc âm tiết.
Loại hình NN “đa tổng hợp”
1. Không có sự p/loại rõ ràng thành căn tố và yếu tố
hư;
2. Từ rất dài;
3. Dùng căn tố thay biến tố;
4. Dùng căn tố với tư cách là phụ tố cấu tạo từ;
5. Dùng căn tố với tư cách như từ hình thức;
6. Có sự phân biệt mờ nhạt giữa các từ loại;
7. Hiện tượng hợp dạng không rõ rệt;
8. Trật tự từ cố định ;
9. Rất nhiều từ ghép ;
10. Có HT đồng nghĩa và đồng âm giữa các căn tố ;
11. Phạm trù “từ” thể hiện không rõ;
12. Hay dùng hiện tượng “hỗn nhập” (lập khuôn);
13. Đa số hình vị đều đơn tiết. 32
Loại hình NN khuất chiết bên trong
1. Có sự đối lập rành mạch giữa căn tố và yếu tố
hư;
2. Đối lập mờ nhạt giữa yếu tố cấu tạo từ và biến
tố;
3. Số lượng từ hình thức không nhiều;
4. Số lượng từ ghép không nhiều;
5. Có hiện tượng tách hình vị và chen một hay
một vài âm vị vào giữa để chuyển hình vị sang
nghĩa khác;
6. Yếu tố cấu tạo từ chen vào giữa căn tố;
7. Yếu tố ngữ pháp cũng chen vào giữa căn tố. 33
3.2. Đơn vị xuất phát của LHH
Từ chính tả ->
Từ từ điển ->
Từ ngữ âm ->
Từ khuất chiết ->
Từ hoàn chỉnh ->

34
• Đó là từ trên mặt chữ viết (= từ chính tả), tức là cái đơn vị
nằm ở giữa hai khoảng trống. Ở trong địa hạt dịch máy, người
ta đã dùng định nghĩa này. Ở trong các địa hạt khác của
ngành ngôn ngữ học, người ta không định nghĩa như vậy,
nhưng người ta cũng đã hiểu từ là cái đơn vị phải viết rời ra
khỏi các từ khác. Cách hiểu này không áp dụng được cho
tiếng Hán và tiếng Việt: ở tiếng Hán người ta dùng lối chữ
vuông, mỗi khối là một "chữ"; ở tiếng Việt tuy dùng chữ cái
Latinh nhưng người ta cũng viết rời ra thành từng âm tiết một.
Hơn nữa – mà đây là điểm chính – chuyện viết rời hay viết
liền, đó không phải là chuyện chỉ liên quan đến đặc điểm của
từ ở trong ngôn ngữ, mà còn liên quan đến những nhân tố
nằm ngoài ngôn ngữ. Với thời gian, người ta có thể thay đổi.
Chẳng hạn, trong lối viết Latinh hoá được Trung Quốc chấp
nhận hiện nay, người ta chủ trương viết khác với chủ trương
lưu hành trong khoảng những năm 30, và ngay thời kì này
cũng đã có đến hai lối viết Latinh hoá khác nhau, có quy tắc
khác nhau ở điểm viết rời hay viết liền. 35
2. Cũng có thể hiểu từ với nội dung là một
đơn vị từ điển (từ từ điển): đây là một cái
đơn vị được các nhà từ điển học tách ra để
xếp vào từ điển. Cách hiểu này nặng về
mặt ngữ nghĩa và không có cơ sở về mặt
dạng thức. Trong từ điển người ta có thể
đưa vào cả những tổ hợp gồm nhiều từ
chính tả ( ví dụ анти – / = phản /; ультра –
… / = siêu … /). Có thể nói rằng đặc điểm
của từ – hiểu theo nội dung này – là tính
thành ngữ của nó.
36
Lại cũng có thể hiểu từ với nội dung là một đơn vị ngữ âm (từ
ngữ âm). Đây là một tập hợp hình vị được tác riêng ra vì một
cơ sở NA nhất định: vì có một trọng âm chung, vì có hiện
tượng hài hoà ở nguyên âm hay vì có một sự biến âm nào đấy
ở chỗ ranh giới (phụ âm vô thanh hoá ở cuối từ tiếng Nga,
thanh điệu khinh hoá ở tiếng Hán v.v…). Từ NA là một khái
niệm rất mơ hồ: ở những NN khác nhau nó có thể có những
đặc điểm NA khác nhau; và ngay ở trong một NN ranh giới của
nó cũng có thể thay đổi tuỳ thuộc vào chỗ ta chọn đặc điểm
ngữ âm nào để làm tiêu chuẩn. Một ví dụ trong t/Nga: смог ли
он (= nó có thể không?). Nếu dựa vào chỗ có một trọng âm
chung thì đây là một từ; còn nếu dựa vào chỗ -/г/ ở cuối смог bị
vô thanh hoá và /о/ trong он không bị biến chất (rút ngắn) do
đọc lướt nhẹ thì phải tách смог và он thành những từ NA riêng,
và смог ли он là một từ tổ.
Ở t/Pháp – theo Л.В. Щерба – mỗi nhóm từ tạo thành chỉnh
thể về mặt NN thì khi nói đều chỉ có chung một trọng âm. Như
vậy,cái đvị thường được gọi là từ khó xđịnh được về mặt NA.
• Từ khuất chiết: gọi là từ, người ta thường cũng có thể hiểu là
một chỉnh thể gồm hai bộ phận, một bộ phận mang ý nghĩa vật
chất (= thân từ), và một bộ phận mang ý NP, dùng để chỉ rõ
mối quan hệ giữa từ này và từ khác ở trong mệnh đề (= biến
tố). Từ khuất chiết là đơn vị chỉ thấy ở một số ngôn ngữ hiện
đại: ngôn ngữ khuất chiết – tổng hợp. Nhưng ngay ở các ngôn
ngữ này vấn đề cũng không đơn giản vì còn phải tính đến cái
khái niệm gọi là "hình vị zéro" và phải tính đến các trường hợp
tuy không tách được thành 2 bộ phận như trên nhưng cũng vẫn
phải chấp nhận là từ, bởi vì không thể gắn chúng vào những
đơn vị bên cạnh.
Cách hiểu từ khuất chiết rất khó áp dụng vào các ngôn ngữ
chắp dính (như tiếng Thổ nhĩ kì) và các ngôn ngữ khuất chiết
phân tích (như tiếng Anh): ở tiếng Thổ nhĩ kì không có hiện
tượng "hình vị zéro", ở tiếng Anh một số bộ phận mang ý nghĩa
ngữ pháp lại tách riêng ra, ví dụ: a wall → a stone wall.
Cách hiểu này cũng không áp dụng được vào các tiếng đơn lập
như tiếng Hán và tiếng Việt. 38
Cuối cùng, khi nói "từ" người ta cũng có thể hiểu
đó là một khối hoàn chỉnh gồm những hình vị
gắn chặt với nhau, không thể đảo lên đảo
xuống được, và cũng không thể đem tách ra
được (= từ hoàn chỉnh).
Cách hiểu này thường chỉ đem áp dụng cho
các ngôn ngữ đơn lập. Ở tiếng Nga cách hiểu
đó thường trùng với từ khuất chiết. Ở tiếng
Đức nó lại mâu thuẫn với từ chính tả. Nói
chung, ở tất cả mọi ngôn ngữ, cách hiểu này
đều gặp phải một điều khó khăn: các tổ hợp cố
định, có thành ngữ tính, đều có tính hoàn chỉnh
không khác gì từ 39
Khuynh hướng định lượng
•Greenberg là chọn một văn bản cụ thể có độ dài khoảng 100 từ, thống kê các
hiện tượng NN, số lượng các đơn vị trong đó và xem xét các mối tương quan
giữa chúng về lượng được phản ánh thông qua các chỉ số. Và các chỉ số này
được ông dùng làm căn cứ để phân loại LHNN.
Các chỉ số đó bao gồm:
- Chỉ số tổng hợp: được đo bằng mối tương quan giữa số lượng hình vị (kí
hiệu là M) và số lượng từ (kí hiệu là W). Công thức:
M
W
Theo chỉ số này, tác giả chia ra 3 LHNN: NN phân tích tính, NN tổng hợp và
NN đa tổng hợp.
- Chỉ số chắp dính: được đo bằng tỉ lệ số lượng cấu trúc chắp dính (A) trên số
lượng hình biên (J). Công thức:
A
J
Theo chỉ số này thì chỉ chắp dính càng nhỏ thì tính chắp dính càng cao.
- Chỉ số cấu tạo từ: Chỉ số này dựa vào 3 chỉ số phụ là: chỉ số phức hợp, 40
chỉ
số phái sinh và chỉ số biến hình.
Hạn chế của khuynh hướng định lượng
• Bảng phân loại này cho ta thấy sự khác biệt của các loại
hình ngôn ngữ không phải là sự khác biệt có – không (định
tính) mà là sự khác biệt có tính mức độ (định lượng). Do đó,
việc ta đưa một ngôn ngữ này vào loại hình nào đó là dựa
vào các đặc trưng cơ bản chứ không phải là dựa vào một
đặc trưng duy nhất. Nó là một bảng phân loại rõ ràng vì nó
dựa trên những cứ liệu định lượng, và vì vậy khắc phục
được những hạn chế của cách phân loại định tính. Phương
pháp này đã mở ra một khuynh hướng mới trong n/cứu loại
hình học, đặc biệt là vận dụng trong nghiên cứu loại hình
học đặc thù (chỉ dựa trên một đặc điểm đặc thù).
• Tuy nhiên, cách nghiên cứu này cũng có hạn chế. Chúng ta
không thể có được các dữ liệu thống kê ở mọi ngôn ngữ,
tức là khó ứng dụng trên đồng loạt các ngôn ngữ. 41
3.3. Sự đóng góp của các nhà LHH Xô Viết:

Б.А.Успeнский xuất bản cuốn: Loại hình


học kết cấu các ngôn ngữ, phân biệt:
• M I: Kiểu yếu tố gốc (= căn tố), chiếm đa
số trong hệ thống NN, và khó có thể thống
kê thành DS được;
• M II: Kiểu yếu tố hư, chiếm đa số trong
văn bản (lời nói) so với căn tố, nhưng số
lượng trong hệ thống không lớn lắm nên
có thể lập DS được.
42
• Từ là 1 đơn vị thứ yếu so với yếu tố
Cách phân loại của Успeнский

1. Ngôn ngữ “không biến hình”: Có M I2,


vắng M I1.
2. Ngôn ngữ “hỗn nhập”: M II2, M I1, M I2 phổ
biến; M II1 không điển hình.
3. Ngôn ngữ “khuất chiết” và “chắp dính”: M
II1, M II2, phổ biến; M I2 ít điển hình hơn.

43
Cách phân loại của Успeнский (tt)

Ngôn ngữ không biến hình (Sắp xếp căn tố;


một số hư từ)
 Ngôn ngữ hỗn nhập
(yếu tố hư tạo dạng thức cho cả tổ hợp căn
tố; thân từ xuất hiện)
 Ngôn ngữ chắp dính (yếu tố hư găn chặt
vào từng kiểu từ nhất định)
 Ngôn ngữ khuất chiết (yếu tố hư trở
thành đa nghĩa) 44
M I và M II trong các ngôn ngữ khác nhau cũng đang còn có thể
phân loại tỷ mỷ ra thành nhiều trường hợp.
M I có thể phân loại thành:
M I1(thân từ): là bộ phận không tồn tại độc lập. M I1 bao giờ cũng
đòi hỏi phải có M II kèm theo. Ví dụ: cmoл – A, cmoл – Y; a
wall, the wall; nư – teikư - kinet
M I2(căn tố thuần túy): tức là kiểu căn tố không đòi hỏi phải có MII
ở bên cạnh. Ví dụ về MI2: căn tố trong các ngôn ngữ kiểu như
tiếng Việt, tiếng Hán hoặc trong những ngôn ngữ kiểu như
tiếng Chu-kốt: nư.tur-ten-teikư-kinet: tur = mời; teikư = làm; ten
= tốt.
M II lại có thể phân loại thành:
M II1 (= phụ tố) tức là những MII dùng để dạng thức hóa từ chứ
không dạng thức hóa từ tố. Các đơn vị được dạng thức hóa
như vậy, khi muốn khai triển nó ra thành một kết cấu, thì việc
khai triển phải xảy ra ở ngoài đơn vị: Стол-A  болЬШ - ОГО
Стол-A , Стол-A И, Стyл-A , Чтал-A  сидел-A И Чтал-A 45
M II2 (tiểu từ, hư từ…) tức là MII dùng để dạng thức hóa từ và
những tổ hợp do từ ấy khai triển mà thành, ở đây cái đơn vị
được dạng thức hóa bằng MII2, khi muốn khai triển nó ra thành
một kết cấu, thì việc khai triển lại phải xảy ra ở bên trong: nư –
lkưt – kinet  nư – iưk – ư – lkưt - kine (iưk = nhanh); HA
стол-E  HA больш – OM стол-E, HA стол-E и стyл-E
 khi khai triển thì yếu tố M II1 bắt buộc phải được lặp đi lặp lại,
và nó cũng đòi hỏi mỗi lần phải có một yếu tố khác kèm theo
bên cạnh; yếu tố kiểu M II2 thì ko bắt buộc sự lặp đi lặp lại.
M II2 rất đa dạng. Có thể xếp vào kiểu M II2:
1. Quán từ của tiếng Pháp, tiếng Anh... (nhưng không phải quán
từ ở tiếng Ả rập và tiếng Xcăng-đi- na-Vơ).
2. Giới từ (tiền trí từ) và hậu trí tư thường gặp trong nhiều NN (trừ
giới từ Pháp).
3. Hư từ kiểu như буду (trong буду читать tNga) hoặc trợ động
từ tiếng Anh, tiếng Pháp. S chỉ sự sở hữu trong tAnh, nhiều hư
từ trong t/Thổ, trong t/Tây tạng, cũng có thể xếp vào đây.
4. Kiểu hư từ ở các ngôn ngữ hỗn nhập, đơn lập v.v.
Sự đóng góp của các nhà LHH
Xô Viết (tt)
• C.E.Яxοнтов , B.M. Coлнцев
• Xét ý nghĩa ngữ pháp, có thể được diễn đạt bằng
nhiều phương thức: có thể diễn đạt bằng phụ tố, tiểu
từ, trật tự từ, bằng lối biến hình bên trong, bằng
phương thức lặp, phương thức trọng âm v.v...
C.E.ЯXΟҢТОВ đã quy thành ba loại phương thức:
1. Phương thức dùng hình vị chuyên môn như phụ tố
(phụ tố chắp dính, phụ tố khuất chiết) hoặc tiểu từ;
2. Phương thức trật tự;
3. Phương thức “tượng trưng”, “gợi ý”: biến hình bên
trong, lặp, trọng âm... 47
Loại hình học hiện đại:
Khuynh hướng định lượng

Trong ngôn ngữ thường thường hay có hiện


tượng song song tồn tại của nhiều đặc
điểm thuộc loại hình khác nhau.
Greenberg đề xuất cách tính số: 5
3.4. Vấn đề phổ niệm
Công việc tổng kết để đúc rút ra những cái chung
nhất, có tính quy luật đối với ngôn ngữ loài
người, những cái mà người ta thường gọi là các
phổ niệm ngôn ngữ học.
- J. Greenberg, E. Osgood, J. Jensins, “phổ niệm
là những nhận định khái quát về các đặc điểm,
các khuynh hướng có ở trong tất cả mọi NN. Do
đó chúng tạo ra nền tảng cho những quy luật
chung nhất trong NNH, và chúng đối lập lại với
những phương pháp và những kết quả khảo sát
có tính cách bộ phận, thuộc về một địa hạt cụ
thể nào đấy.-> bị phê phán
- E. Coseriu và J. Kurylowicz: những cái cần cho
việc tiến hành giao tế bằng ngôn ngữ
Các loại phổ niệm:

A. Phổ niệm diễn dịch và phổ niệm, quy nạp.


B. Phổ niệm tuyệt đối và phổ niệm tương đối.
C. Phổ niệm đơn và phổ niệm phức.
D. Phổ niệm đồng đại và phổ niệm lịch đại
Đ. Phổ niệm của ngôn ngữ và phổ niệm của lời
nói.
E. Phổ niệm ngôn ngữ và phổ niệm ngoài ngôn
ngữ.
G. Phổ niệm thuộc các cấp bậc trừu tượng hóa
khác nhau.
H. Cách ghi phổ niệm dưới dạng công thức.
Câu hỏi ôn tập

• Hãy trình bày loại hình học thế kỷ XIX


(Cách phân loại của A.Schlegel và
F.Schlegel, A.Schleicher)
• Trình bày loại hình học đầu thế kỷ XX
(cách phân loại của Sapir)
• Trình bày sơ lược loại hình học hiện đại
(Cách phân loại của Uspenski, Greeberg)

51

You might also like