Nhóm 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM


KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
----------

BÀI BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ


TRONG CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Đề tài: THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Huy

Nhóm thực hiện: Nhóm 3

Thủ Đức, ngày 10 tháng 06 năm 2020


NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

DANH SÁCH NHÓM


STT HỌ TÊN MSSV
1 Nguyễn Thị Thúy Hằng ( Nhóm trưởng) 18127017
2 Nguyễn Hữu Nhật Chiêu 18127009
3 Trần Ngọc Bảo Trân 18126250
4 Nguyễn Minh Đạt 18127011
5 Tạ Quang Hiển 18127019
6 Phạm Quốc Kiên 18127025
7 Vũ Minh Lợi 18127029
8 Huỳnh Nguyễn Lệ Nga 18127032
9 Lương Công Ngọc 18127037
10 Cao Hoàng Phát 18127040
11 Lê Hùng Phong 18127041
12 Phan Trần Hà Phương 18127044
13 Lê Sĩ Quốc 18127045
14 Dương Phú Quý 18127046
15 Hồ Minh Thiện 18127053
16 Nguyễn Thị Ngọc Thọ 18127054
17 Lê Nguyễn Trường Thi 18127072

MỤC LỤC

Lời giới thiệu 4

I) Máy lọc chân không thùng quay


I.1) Cấu tạo 5

1
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

I.2) Nguyên lý hoạt động 6


I.3) Ứng dụng 8
I.4) Ưu và nhược điểm 8
II) Máy lọc thùng quay ở áp suất tĩnh
II.1) Cấu tạo 9
II.2) Nguyên lý hoạt động 10
II.3) Ứng dụng 10
II.4) Ưu và nhược điểm 10
III) Máy lọc thùng quay có bề mặt lọc bên trong
III.1) Cấu tạo 12
III.2) Nguyên lý hoạt động 13
III.3) Ứng dụng 14
III.4) Ưu và nhược điểm 14
IV) Máy lọc chân không loại đĩa
IV.1) Cấu tạo 15
IV.2) Nguyên lý hoạt động 15
IV.3) Ứng dụng 16
IV.4) Ưu và nhược điểm 17
V) Máy lọc chân không kiểu băng tải
V.1) Cấu tạo 18
V.2) Nguyên lý hoạt động 18
V.3) Ứng dụng 19
V.4) Ưu và nhược điểm 19
VI) Thiết bị lọc khác trên thị trường
VI.1) Thiết bị lọc nước hồ bơi tuần hoàn
VI.1.1) Cấu tạo 20
VI.1.2) Nguyên lý hoạt động 20
VI.1.3) Ưu và nhược điểm 21
VI.2) Thiết bị lọc liên tục với các tế bào xoay vòng
2
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

VI.2.1) Giới thiệu 21


VI.2.2) Cấu tạo 21
VI.2.3) Nguyên lý hoạt động 23
VI.2.4) Ứng dụng 30
VI.2.5) Ưu và nhược điểm 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

LỜI GIỚI THIỆU


Trong công nghiệp hóa chất và thực phẩm, lọc đóng vai trò quan trọng, vì qua lọc
người ta có thể phân huyền phù ở bất cứ dạng nào, với nồng độ nào để thành nước
trong và nước bã. Phương pháp lọc được áp dụng nhiều trong công nghiệp sản xuất
kali, màu, giấy sợi, soda, trong công nghệ tuyển quặng, khai thác than, làm sạch nước
và trong nhiều ngành công nghiệp khác. Vì vậy, lọc là quá trình đã được biết từ lâu,

3
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

song lúc đầu người ta chỉ dùng vách ngăn bằng sỏi cát, gốm sứ hoặc vải, và cũng chỉ
dùng để lọc rượu vang. Ngày nay, kỹ thuật lọc đã được phát triển ở trình độ cao và
được áp dụng rộng rãi.
Máy và thiết bị lọc có rất nhiều loại và có cấu tạo khác nhau. Những loại thiết bị
lọc có thể chia thành: thiết bị lọc gián đoạn và thiết bị lọc liên tục. Bài báo cáo này
trình bày các loại máy lọc trong phân loại thiết bị lọc liên tục ( cấu tạo, nguyên lý hoạt
động,…).

I) MÁY LỌC CHÂN KHÔNG THÙNG QUAY:

4
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

Nhãn hiệu: Unique Metal Fabricators

I.1) Cấu tạo:


Cấu tạo của máy lọc chân không thùng quay gồm: Thùng rỗng 1; bề mặt thùng đục
những lỗ nhỏ, trên mặt thùng có căng vải lọc 3. Mặt bên trong thùng có chia thành các
ngăn riêng biệt 6; mỗi ngăn có đường ống nối với trục rỗng. Thùng được đặt trong bể
chứa huyền phù 2. Trong bể huyền phù có cánh khuấy 5 để khuấy đều ngăn không cho
các hạt rắn lắng xuống đáy bể.
I.2) Nguyên lý hoạt động:

Khi hút chân không ở các ngăn,


nước lọc chui qua vải lọc, qua lỗ
thùng vào các ngăn. Từ các ngăn
nước lọc theo đường ống đến trục
rỗng rồi ra ngoài, còn bã bị giữ lại
trên bề mặt vải lọc rồi được dao cạo
4 tách ra.

Trục rỗng của thùng được nối


với một đầu phân phối. Đầu phân
phối dùng để nối liền thùng quay với
5
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

các đường ống hút chân không và không khí nén. Đầu phân phối có cấu tạo gồm một
đĩa chuyển động 1 gắn chặt với thùng quay và đĩa không chuyển động 2 gắn chặt với
đầu phân phối. Các lỗ của đĩa chuyển động thông với các ngăn của thùng. Lỗ của đĩa
chuyển động nối với các đường ống nước lọc, nước rữa và không khí nén. Khi thùng
quay thì mỗi một lỗ của đĩa chuyển động lần lượt thông với lỗ của đĩa không chuyển
động. Do đó cứ mỗi một vòng quay, thì mỗi ngăn của thùng đều phải thực hiện tất cả
các giai đoạn của quá trình lọc, rửa, sấy, cạo bã và làm sạch vải lọc.

Hình trên chỉ ra 6 khu vực của quá trình lọc như sau:
 Khu vực I: tất cả các ống nối với các ngăn đểu được hút chân không. Nước lọc qua
lớp vải vào ngăn rồi theo ống vào trục rỗng ra ngoài. Bã bám trên bề mặt vải lọc.
 Khu vực II: Tiếp tục hút chân không để tách phần nước lọc còn lại trong bã (sấy
bã lần 1).
 Khu vực III: nước rửa được vòi phun 8 phun vào lớp bã. Ở khu vực này cũng hút
chân không. Nước rửa chui qua bã, vải lọc vào các ngăn, theo đường ống đến trục rỗng

6
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

rồi ra ngoài bằng một đường khác


với đường nước lọc.
 Khu vực IV: Tiếp tục hút
chân không để tách hết nước rửa còn
trong bã (sấy lần 2).
 Khu vực V: Thổi không khí
nén vào qua các ngăn để làm tơi bã,
để dao cạo làm việc dễ dàng.
 Khu vực VI; Thổi không khí
nén vào để tách nốt các hạt bã còn bám trên vải lọc. Các hạt này được tách ra sẽ rơi trở lại
bể huyền phù.

I.3)
Ứng dụng:

7
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

 Bộ lọc quay phù hợp nhất cho hoạt động liên tục trên một lượng lớn bùn.
 Chế biến tinh bột (bột gạo, bột sắn, bột mì), giúp tách bột ra khỏi nước.
 Các ứng dụng dược phẩm bao gồm việc thu thập canxi cacbonat, magiê cacbonat
và tinh bột.
 Tách sợi nấm ra khỏi rượu lên men trong sản xuất kháng sinh.
 Tạo khối và sản xuất men ngay lập tức.

I.4) Ưu và nhược điểm:


 Ưu điểm:
 Công suất lớn, thiết bị ít chiếm diện tích.

 Có thể lọc bất kỳ dung dịch nào, thao tác dễ dàng, có thể gia công thiết bị
từ các nguyên liệu bền về ăn mòn hóa học.
 Nhược điểm:
 Bề mặt lọc nhỏ, giá thành
cao.
 Rửa bã và sấy bã không
hoàn toàn.
 Khi làm việc ở nhiệt độ
cao thì năng suất giảm vì độ chân
không kém.

II) MÁY LỌC THÙNG QUAY Ở ÁP SUẤT TĨNH:

8
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

Loại này có cấu tạo đơn giản hơn máy lọc chân không thùng quay. Dùng đế lọc
các bụi dạng sợi ở các nhà máy giấy và nhà
máy sợi.

II.1) Cấu tạo:

1-Thùng quay; 2- bể chứa nước lọc; 3-bể chứa huyền phù,

4- ống dẫn nước; 5- máng nước chứa bã và nước rửa; 6- ống thóa bã

Loại máy lọc thùng quay này có kích thước đường kính 3 m và dài 5 m. Lỗ lưói
trên thùng quay khoảng 3000 lỗ trên một centimet vuông. Năng suất đạt 2 đến 2,5
m3/m2ph.

II.2) Nguyên lý hoạt động:


Từ bể huyền phù 3 huyền phù đi vào phía trong thùng quay. Dưới tác dụng của áp

9
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

suất thủy tĩnh nước trong đi qua vách lọc của thùng 1 và chảy vào bể 2. Bã được giữ lại
trong thùng và được tia nước từ ống 4 tách ra để vào máng 5 và ra ngoài theo ống 6,
đồng thời vách lọc cũng được rửa sạch.

II.3) Ứng dụng:

 Dùng tách lọc rác và các chất rắn lơ lửng trong chế biến sản xuất.
 Dùng để loại bỏ cặn và các chất rắn có kích thước lớn trong hệ thống nước thải
sinh hoạt, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp.

II.4) Ưu và nhược điểm:

 Ưu điểm:
 Tách nước hiệu quả.
 Thiết kế nguyên khối tiết kiệm năng lượng và không gian, giảm thiểu tối đa việc
gây ra ô nhiễm xung quanh.
 Vận hành liên tục với hệ thống tự làm sạch tự động.

10
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

 Chi phí vận hành và bảo trì thấp.


 Nhược điểm: Tiêu thụ năng lượng nhiều hơn móc lọc chân không thùng
quay.

III) MÁY LỌC THÙNG QUAY CÓ BỀ MẶT LỌC BÊN TRONG:

11
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

III.1) Cấu tạo:


Loại máy lọc này có cấu tạo gồm 1 thùng quay, bên trong có lưới, trên bề mặt lưới
bọc vải lọc. Huyền phù đưa vào bên đáy hở thùng quay. Các hạt nặng, to nhất sẽ lắng
trước nên hạn chế khả năng vít kín lỗ vải bởi các hạt bé. Đây là điểm khác biệt và là ưu
điểm so với lọc chân không thùng quay có bể lọc bên ngoài. Nước lọc lấy ra qua đầu
phân phối. Bã được cạo ra do thổi không khí nén vào và dao cạo. Bã rơi xuống máng rồi
tháo ra ngoài.

III.2) Nguyên lý hoạt động:

12
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

Lọc chân không thùng quay là thiết bị làm việc liên tục với động lực quá trình
được tạo ra bằng bơm chân không. Như vậy áp suất lọc là áp suất khí quyển tức p 1 = pa ,
do đó động lực học:
Δ p =pp - pv ( pv là áp suất chân không do bơm tạo nên)
Thiết bị lọc là thùng hình trụ đường kính D chiều dài L quay với tốc độ n
vòng/phút . Do vậy chu kì làm việc R k = 60/n (s)

Người ta có thể bố trí bề mặt lọc bên trong thùng, tức huyền phù vào trong thùng,
từ đó nước lọc chảy ra ngoài. Thông dụng hơn cả, là trường hợp bố trí bề mặt lọc phía
ngoài thùng, nghĩa là nước lọc chảy từ ngoài vào trong

Thùng quay đặt trong bể chứa huyền phù với độ nhúng sâu cố định theo mực chất
lỏng không đổi. Thông thường theo chu vi của thùng người ta phân chia ra 6 khu vực
tương ứng với các góc khác nhau.

-Góc lọc, góc này được xác định theo vị trí tiếp xúc của thùng với huyền phù trong
bể tương ứng với phương trình lọc.

-Góc làm ráo bã (sấy) lần 1 và lần 2

-Góc rửa , xác định theo thời gian rửa (roller)

-Góc cạo bã (cake)

-Góc tái sinh bề mặt lọc (làm sạch hoàn toàn nguyên bề mặt lọc)

Huyền phù từ thùng nhờ bơm cấp vào bể, mức chất lỏng được cố định bằng ống
chảy tràn. Bơm chân không hút từ bình tách bọt, các giọt lỏng ngưng lại chứa trong bình .
Nước lọc và nước rửa tách trong bình và chứa ở bể; hỗ trợ việc tách bã và tái sinh vách
ngăn lọc nhờ dòng khí nén từ bình được cung cấp bởi máy nén.

III.3) Ứng dụng:

13
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

 Bộ lọc quay phù hợp nhất cho hoạt động liên tục trên một lượng lớn bùn.
 Chế biến tinh bột (bột gạo, bột sắn, bột mì), giúp tách bột ra khỏi nước.
 Các ứng dụng dược phẩm bao gồm việc thu thập canxi cacbonat, magiê cacbonat
và tinh bột.
 Tách sợi nấm ra khỏi rượu lên men trong sản xuất kháng sinh.
 Tạo khối và sản xuất men ngay lập tức.
III.4) Ưu và nhược điểm:
 Ưu điểm:
 Công suất lớn, thiết bị ít chiếm diện tích.
 Lưới lọc bằng inox có độ bền cao hơn lưới vải. Có thể lọc bất kỳ dung dịch nào,
thao tác dễ dàng, có thể gia công thiết bị từ các nguyên liệu bền về ăn mòn hóa
học.
 Nhược điểm: Đắt tiền, cần thêm hệ thống lấy bã nghuyễn và hệ thống trộn
bã.

IV) MÁY LỌC CHÂN KHÔNG LOẠI ĐĨA:

14
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

IV.1) Cấu tạo:


Đĩa lọc hình tròn được ghép từ các cánh quạt, mỗi hình quạt được gọi là một tấm
lọc giữ vai trò giống như ngăn lọc trong thùng quay.

Nguyên lý cấu tạo của đĩa lọc: tấm lọc hình quạt là khoang rỗng để bên ngoài phủ
được vách ngăn lọc. Tấm lọc được cấu tạo bởi đầu nối gắn vào trục rỗng. Trục rỗng
cũng được chia ra các ngăn tương ứng với số tấm lọc trên đĩa. Trên trục rỗng lắp nhiều
đĩa lọc và quay với tốc độ n vòng để thực hiện quá trình lọc liên tục. Đầu phân phối
chân không cũng được kết cấu như trong lọc thùng quay.

IV.2) Nguyên lý hoạt động:


Máy lọc chân không loại đĩa khác với máy lọc thùng quay ở chỗ bề mặt lọc là các
đĩa rỗng 2 gắn lên trục rỗng 1(hình 5.104a). Trục và đĩa quay trong thùng huyền phù 3.
Đĩa gồm những tấm rỗng hình quạt 1 ghép lại với nhau nhờ các thanh kẹp 4 và thanh vít
3 (hình 5.104b), mỗi tấm là một ngăn rỗng có đục lỗ. Tấm nối với trục bằng đoạn ống 5.
Qua đó không gian bên trong tấm được nối liền và thông với các rãnh của trục rỗng.

15
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

Trước khi lắp vào trục người ta phải căng vải lọc 2 trên bề mặt tấm. Một đầu của trục
rỗng lắp vào đầu phân phối 4 (hình 5.104a) giống đầu phân phối của máy lọc thùng
quay. Trục quay với vận tốc 0,1 ÷ 3 vg/ph (có khi đến 20 vg/ph). Nhờ chân không mà
nước lọc chui qua vải lọc vào bên trong tấm qua đoạn ống 5 đi vào rãnh của trục rỗng
đến đầu phân phối ra ngoài. Bề dày của bã trên mặt đĩa phụ thuộc vào tính chất của từng
loại bã.

IV.3) Ứng dụng:

Máy lọc chân không loại đĩa ứng dụng cho các ngành công nghiệp dược phẩm:
enzyme, amino axit, thuốc kháng sinh, dược phẩm trung gian, nguyên liệu dược phẩm,
thuốc, chế phẩm máu, phốt pho hữu cơ, lọc cát, canxi nhà máy, neomycin khác nhau,
glucoamylase, v.v…

Máy lọc chân không loại đĩa sử dụng trong làm sạch nước thải đô thị, nước thải
bệnh viện, nước thải dược phẩm, nhiệt thải điện khử lưu huỳnh, nước thải mạ, chất thải

16
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

hóa học, chất thải khai thác mỏ, rác thải sinh hoạt, nước thải, nhà máy nước thải, chất
thải bụi, chất thải da, nước thải, bến cảng bùn, bùn, bùn muối, xỉ cacbua, thạch cao,
phục hồi axit thải, chất thải mỏ vàng,
sinh học nước thải, khử lưu huỳnh thải,
nước thải đóng cọc, bê tông trạm trộn
nước thải, nước thải rửa cát, giàn khoan
nước thải …

IV.4) Ưu và nhược điểm:


 Ưu điểm: Bề mặt lọc trên một đơn vị diện tích sản xuất lớn, năng lượng
tiêu hao bé, thay thế vải lọc đơn giản và tốn ít vải (chỉ cần thay một phần bằng 1/8 đến
1/12 diện tích đĩa), cấu tạo gọn, giá thành rẻ.
 Nhược điểm: Rửa bã không tốt, có thể lẫn lộn nước rửa vào huyền phù, vì
vậy mà ở loại thiết bị này không tiến hành rửa bã.

V) MÁY LỌC CHÂN KHÔNG KIỂU BĂNG TẢI:


V.1) Cấu tạo
Máy lọc băng tải có cấu tạo một bàn dài, trên bàn lắp các khoang chân không, bên
dưới khoang có đường ống 2 và 3 nối với bộ phận chưa nước lọc và nước rửa. Bên trên
các khoang chân không có băng tải bằng caosu có lỗ. Băng được căng bởi các tang quay
dẫn 4 và tang quay 5. Vải lọc 7 là loại bang vô tận được ghép trên băng caosu và được
kéo căng bởi con lăn 8,11.

17
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

V.2) Nguyên lý hoạt động


Huyền phù cho vào băng qua máng 9. Để huyền phù không chảy ra ngoài, người ta
làm băng caosu có gờ cao ở hai bên. Nhờ băng chuyển động huyền phù lần lượt qua các
khoang chân không và rửa. Nước rửa được phun bằng vòi số 10. Bã được tháo do sự đổi
chiểu chuyển động của băng vải lọc
ở con lăn số 11 để rơi xuống bể chứa
12. Con lăn 8 có cấu tạo rỗng để cho
hơi và khí nén vào sấy và làm sạch
vải lọc.

V.3) Ứng dụng


Phân tách chất lỏng – rắn
bằng phương pháp hút chân
không.
V.4) Ưu và nhược điểm
 Ưu điểm
 Cấu tạo đơn giản, không có đầu phân phối, nước lọc và nước rửa phân chia
riêng biệt.
 Rửa sạch bã và được khô, có thể lọc được các huyền phù khó lọc.
 Hướng chuyển động của nước lọc và lắng của hạt rắn trùng nhau nên thúc
đẩy quá trình lọc tốt hơn.
 Nhược điểm
 Bề mặt lọc nhỏ vì không sử dụng hết bề mặt lọc.
 Diện tích mặt đáy lớn, băng tải dễ bị bào mòn.
 Không dùng được cho các loại huyền phù ăn mòn caosu.

18
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

VI) CÁC THIẾT BỊ LỌC KHÁC


TRÊN THỊ TRƯỜNG:
VI.1) Thiết bị lọc nước hồ bơi tuần hoàn
VI.1.1) Cấu tạo

Trọn bộ thiết bị lọc nước hồ bơi tuần hoàn bao gồm: cột lọc, bơm hóa chất, ống
dẫn nước, van hút đẩy, ống hút nước sạch. Tất cả các thiết bị này sẽ kết hợp nhịp nhàng
và chặt chẽ theo một quy trình nhất định. Từ đó, nước trong bể bơi sẽ được lọc sạch mọi
cặn bẩn một cách liên tục.

VI.1.2) Nguyên lý hoạt động

Đầu tiên ống dẫn sẽ hút nước về đáy và bể cân bằng. Khi nước chảy qua bể, cột
lọc bắt đầu hoạt động. Khi đó, van hút và van mở cùng các bơm được bật để lọc nước cho
bể bơi.

Hệ thống bơm hóa chất sẽ tiến hành châm hóa chất vào nước hồ bơi, giúp loại bỏ
vi khuẩn gây hại, loại bỏ cặn bẩn, làm trong nước hồ. Đồng thời hệ thống này còn cân
bằng độ pH trong nước hồ bơi theo chuẩn 7,2-7,6.

Nước sau khi được làm sạch sẽ đi qua ống hút nước sạch để trở lại hồ. Theo đó,
một quy trình lọc mới sẽ lại tiếp tục bắt đầu.

19
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

VI.1.3) Ưu và nhược điểm


 Ưu điểm

 Với giá thành lắp đặt khá rẻ so với loại máy lọc thông minh
không đường ống.
 Hiệu quả vận hành làm sạch nhanh tiết kiệm chi phí và hoá chất.
 Có khả năng lọc sạch tối ưu đối với mọi diện tích nhỏ đến lớn của hồ bơi.

 Nhược điểm

 Phải bố trí hệ thống đướng ống dẫn nước.


 Chiếm diện tích lớn hơn nếu công trình được thi công ở nơi có diện tích
nhỏ.

VI.2) Thiết bị lọc liên tục với các tế bào xoay vòng

VI.2.1) Giới thiệu

 Người phát minh: Serge Kurowski.


 Người được ủy quyền hiện tại: Prayon Tech.
 Mục đích của sáng chế là cung cấp một thiết bị tương đối đơn giản và ít tốn kém,
đòi hỏi phải giảm lực đáng kể để lấy bánh lọc ra khỏi tế bào và làm sạch chúng, và cho
phép xả mà không bị rò rỉ dịch lọc và không có dịch lọc mặc quá mức trên các phương
tiện xả.

VI.2.2) Cấu
tạo

Thiết bị lọc chất lỏng


liên tục có các tế bào lọc được
đặt trong băng chuyền xung
quanh trục xoay để có thể

20
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

xoay quanh trục nghiêng bao gồm thiết bị xả dịch lọc ra khỏi các tế bào có ít nhất một lỗ
thoát ở đáy của mỗi tế bào, một bộ thu trung tâm và một kết nối cho phép dòng dịch lọc
giữa lỗ thoát ra và bộ thu, trong đó kết nối cho mỗi tế bào bao gồm một ống dẫn linh
hoạt, trong đó, ở vị trí lọc của tế bào, không có khu vực nào của ống dẫn linh hoạt thấp
hơn khu vực khác của ống dẫn nằm ở hạ lưu đối với dòng chảy của dịch lọc, ống dẫn
mềm được bố trí để không trải qua bất kỳ độ giãn dài nào trong quá trình nghiêng của tế
bào.

Sáng chế liên quan đến một thiết bị lọc chất lỏng liên tục, bao gồm: (a) các tế
bào lọc, mỗi tế bào có một lỗ mở về phía trên, qua đó chúng được cung cấp chất lỏng
để lọc và được trang bị một lớp lọc, ở vị trí lọc của các tế bào, cho phép đi qua dịch
lọc và giữ lại bánh lọc và đáy, các ô này được đặt trong băng chuyền xung quanh trục
quay và mỗi ô được sắp xếp sao cho có thể xoay quanh trục nghiêng, tiếp tuyến theo
chiều ngang vòng tròn có trục xoay làm trung tâm của nó, (b) hỗ trợ các tế bào lọc, hỗ
21
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

trợ mỗi tế bào để nó có thể thực hiện chuyển động về trục quay, (c) di chuyển các tế
bào lọc gây ra chuyển động nghiêng về trục nghiêng của chúng, (d) xả dịch lọc ra
khỏi các tế bào, bao gồm ít nhất một lỗ thoát ở đáy của mỗi tế bào, một bộ thu trung
tâm và kết nối có nghĩa là cho phép dòng chảy của dịch lọc giữa ít nhất một lỗ thoát ra
và bộ thu.

Với độ nghiêng về trục xuyên tâm ngang, phải có đủ khoảng trống giữa các ô
liền kề để cho phép độ nghiêng nói trên, không bị va chạm giữa các ô này. 

VI.2.3) Nguyên lý hoạt động

Trong ví dụ hiện thân được mô tả trong hình. 1 và 2, các ô lọc 1 ở dạng tàu, có một
lỗ mở hướng lên trên trong quá trình lọc, được sắp xếp trong một băng chuyền về trục

22
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

xoay 2 dọc . Các ô 1 này được cung cấp một lớp lọc ngang 41 phía trên, trong đó một
chất lỏng được lọc được cung cấp và dưới đó dịch lọc được thu thập.

Theo sáng chế, mỗi ô 1 có khả năng xoay quanh trục nghiêng 3 được sắp xếp tiếp
tuyến với một vòng tròn nằm ngang tưởng tượng 4 có tâm được tạo bởi trục xoay 2 .

Trong ví dụ minh họa minh họa, 45 đáy của mỗi ô 1 được cung cấp hai vòng
bi 5 và 6 qua đó trục 7 được truyền qua để cho phép nghiêng tự do của ô về
trục 7 . Trục 7 này là đồng trục với trục nghiêng 3 đã nói ở trên .

Như được minh họa trong hình. 1 và 2, trục 7 này được hỗ trợ bởi hai liên kết hỗ
trợ 8 và 9 , mỗi liên kết này được hình thành bởi các thanh 10 đến 13 được sắp xếp theo
hình tam giác. Ở một đầu, các thanh 10 và 11 được cố định vào vòng 14 bao quanh trục
trung tâm 15 để có thể xoay tự do về sau và không tiếp xúc với nó. Trục trung
tâm 15 này đồng trục với trục quay 2 . Ở đầu kia, thanh 10 được nối với trục 7 và
thanh 11 đến một khung quay tròn 16 được cung cấp với một giá đỡ. Thanh 13 nối
trục 7 với khung tròn 16 và thanh 12 nối thanh sau với phần trung tâm của thanh 10 . Do
đó, mỗi tế bào được hỗ trợ bởi hai khung cả ánh sáng và không biến dạng, chỉ trải qua
lực kéo và lực nén.

Khung gầm tròn 16 , được bố trí đồng trục với trục xoay 2 , được hỗ trợ và hướng
dẫn bởi các bộ con lăn với trục ngang và trục tương ứng 17 và 18 , trên đó nó có thể
quay trong mặt phẳng ngang về trục xoay 2 . Trong ví dụ minh họa, một động cơ truyền
động 19 kích hoạt một bánh răng 20 có khớp với giá đỡ trên khung gầm tròn 16 . Khi
động cơ được đưa vào phục vụ, do đó nó sẽ điều khiển toàn bộ quá trình cài đặt xoay
theo hướng mũi tên F.

Mỗi tế bào lọc được cung cấp một con lăn 21 , trong ví dụ minh họa, được bố trí
trên nó ở phía đối diện với trung tâm của thiết bị. Con lăn 21 được bố trí để có thể xoay
tự do về trục xoay 22 . Trục 22 này tốt nhất là mở rộng triệt để giữa trục xoay trung

23
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

tâm 2 của thiết bị và trục nghiêng 3 của ô


tương ứng, trong chế độ xem kế hoạch, khi
ô ở vị trí nằm ngang.

Do đó, trục xoay 22 của con lăn 21 do


đó nằm trong mặt phẳng đi qua trục
xoay 2 của thiết bị và vuông góc với trục
nghiêng 3 của ô tương ứng với con lăn,
trong mọi chuyển động nghiêng của ô.

Trong một phần của thiết bị nằm ở


bên phải trong hình. 1 một thanh dẫn
hướng 23 được bố trí để nhận được con
lăn 22 của mỗi ô lọc được điều khiển.

Trong ví dụ minh họa, đường ray dẫn


hướng 23 được hỗ trợ phía trên các ô lọc
bằng hai dấu ngoặc 24 và 25 , có đầu
hướng về trung tâm được hỗ trợ bởi một
thành viên chéo 26 . Shanks 27 mỗi được
cung cấp với một kẹp treo 43 cố định giữ
thanh dẫn hướng 23 lơ lửng phía trên các tế
bào lọc. Đường ray 23 có hình chữ U, trong chế độ xem sơ đồ trong hình. 1, và bao gồm
một phần trung tâm 30 và hai nhánh bên 28 và 29 .

Đường ray dẫn hướng 23 này được hình thành, trong ví dụ minh họa, từ hai bức
tường bên 31 và 32 kéo dài song song trên toàn bộ đường dẫn của đường ray. Giữa hai

24
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

bức tường này, con lăn 21 đi theo hướng chuyển động về phía trước được minh họa
bằng các mũi tên trong hình. 3.

Như được minh họa trong hình. 1 và 2, khi con lăn 21 của một ô lọc đến phần
trung tâm 30 của ray dẫn hướng 23 , ô nằm ở vị trí thẳng đứng đáng kể.

Một trạm để làm sạch giường lọc 41 và mặt sau của ô được cung cấp trong ví dụ
minh họa. Nó bao gồm hai mồi 33 và 34 được cung cấp với vòi phun và được cung cấp
chất lỏng làm sạch. Những mồi này phun chất lỏng này lên các tế bào lọc ở vị trí gần
như thẳng đứng, cho phép xả chất lỏng được phun bằng trọng lực, vào một vật chứa thu
thập không được hiển thị.

Mỗi tế bào lọc được cung cấp một cách thuận lợi với các phương tiện điều chỉnh
chiều ngang của nó. Các phương tiện này bao gồm, trong ví dụ minh họa, của một
lug 35 kéo dài xuống từ mép của ô được đặt đối diện với trung tâm của thiết bị. Cái vấu
này được cung cấp với một vành có một lỗ ren mà trong đó một thanh ren 36 có thể
được vặn. Thanh ren 36 này , phần cuối của nó có thể điều chỉnh chiều cao, bằng cách
vặn, chịu lực dừng 37 , trong trường hợp được minh họa, giữa hai thanh 10 của liên
kết 8 và 9 hỗ trợ tế bào lọc.

Việc cung cấp các tế bào lọc với chất lỏng được lọc diễn ra theo cách thông
thường thông qua đỉnh các tế bào. Dịch lọc được thải qua một lỗ 42 nằm ở đáy của mỗi
tế bào. Lỗ này được kết nối bởi một ống dẫn linh hoạt 38 đến một nhà sưu tập / nhà
phân phối trung tâm 39 .

25
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

Như rõ ràng từ hình. 5, là một hình ảnh trong một phần xuyên tâm thông qua thiết
bị theo sáng chế, ống dẫn linh hoạt 38 được mô tả trong các đường liền nét ở vị trí lọc
tại ô và trong các đường gãy ở vị trí nghiêng của nó. Ở vị trí lọc, nó kéo dài xuống dưới
dọc theo trục dọc đáng kể 46 từ lỗ ra. Khi nó đi qua ở độ cao thấp hơn trục nghiêng 3 ,
ống dẫn linh hoạt 38 sau đó được đặt theo hướng của bộ thu trung tâm 39 để liên tục có
độ dốc xuống. Vì vậy, thông qua trọng lượng của chính nó và thông qua trọng lượng của
dịch lọc mà nó nhận được, ống dẫn không có xu hướng uốn cong xuống và do đó có vị
trí thấp không thuận lợi để chảy, trong ví dụ minh họa trong hình. 2 mỗi ống dẫn linh
hoạt 38 được hỗ trợ một phần bởi kênh 40 quay với các ô. Trong ví dụ minh họa trong
hình. 5 đó là một trường hợp thay vì hỗ trợ địa phương 47 , hỗ trợ ống dẫn 38 linh
hoạt ở phần trung tâm của nó.

Như
có thể
thấy trong
hình. 
5, chiều
dài L của
ống dẫn
linh hoạt
giữa lỗ
26
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

thoát 42 và giá đỡ 47 không đổi ngay cả khi tế bào ở vị trí nghiêng và ống dẫn mềm đã
bị biến dạng. Phần của ống dẫn 38 linh hoạt giữa hỗ trợ 47 và bộ thu 39 không bị biến
dạng và do đó cũng không thay đổi chiều dài.

Ở vị trí nghiêng, ống dẫn linh hoạt kéo dài đáng kể theo chiều ngang từ lỗ thoát
ra 42 đến trục nghiêng 3 và sau đó được đặt theo hướng của bộ thu 39 .

Như được chỉ ra trong hình. 5 và 6, ổ trục 6 có đường kính ngoài D1 và ống dẫn
mềm có đường kính ngoài D2. Trong phương án được minh họa, khoảng cách E giữa
trục nghiêng 3 và trục dọc đáng kể 46 của ống dẫn là thuận lợi D1 + Đ2 2 .

Do đó, mặc dù điều này không quan trọng và khoảng cách E này có thể lớn hơn,
nhưng tốt nhất là nó càng gần 0 càng tốt và nó gần bằng với D1 + D2.

27
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

Ví dụ, có thể tưởng tượng một phương án như


được minh họa trong hình. 7 đến 8 . Ở đó, các trục tế
bào về trục kết thúc 48 và 49 đồng trục với nhau và
đồng trục với trục nghiêng 3 , và ổ trục 5 và 6 được duy
trì ở khoảng cách bởi trục bù 50 để tạo thành một loại
trục khuỷu. Trục 46 bây giờ vượt qua trục nghiêng 3 và
khoảng cách E bằng 0.

Do đó, có thể tưởng tượng rằng trục 46 , trong chế


độ xem kế hoạch, nằm nhiều hơn về phía bên ngoài đối với trục nghiêng 3 .

Động cơ 19 điều khiển giá đỡ trên khung gầm tròn 16 theo vòng quay và với mỗi
tế bào lọc theo hướng F.

Các tế bào được sắp xếp theo chiều ngang, sát nhau và được cung cấp chất lỏng để
lọc. Quá trình lọc của chất lỏng diễn ra qua lớp lọc 41 , theo cách thông thường, dưới áp
suất âm, thu được bằng phương tiện được biết đến mỗi se.

Dịch lọc từ mỗi tế bào được thải qua ống dẫn linh hoạt tương ứng 38 và bánh lọc
được hình thành phía trên lớp lọc. Do sự sắp xếp của ống dẫn 38 linh hoạt liên tục theo
độ dốc xuống, việc xả thải diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và không có khu vực mà dịch
lọc có thể bị ứ đọng và kết tinh. Bất kỳ phần nào trải qua ma sát và hao mòn, có thể cho
phép rò rỉ và xâm nhập không khí, đều được tránh. Áp suất âm được truyền đi mà không
bị mất từ bộ thu của dịch lọc 39 cho đến phần dưới cùng của mỗi tế bào ở vị trí lọc.

Tại một thời điểm, con lăn 29 của tế bào gặp đường ray dẫn hướng 23 , như được
minh họa trong hình. 3. Đường ray buộc con lăn tăng lên và do đó tế bào nghiêng. Đầu
bên trong của nó xoay lên trên về trục nghiêng 3 . Khoảng một nửa từ nhánh 28 của
đường ray 23 , trọng tâm của tế bào đi theo phương thẳng đứng đến trục
nghiêng 3 . Ngoài ra, trọng lượng của tế bào hợp tác với việc lái xe cho đến khi nó đạt

28
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

đến phần trung tâm 30 . Tương tự như vậy, trong quá trình di chuyển qua nhánh 29 của
đường ray dẫn hướng, ngay khi trọng tâm của tế bào một lần nữa chuyển theo phương
thẳng đứng sang trục nghiêng 3 , trọng lượng của tế bào tham gia vào việc lái xe của
chúng.

Khi con lăn 21 đi theo đường dẫn của phần trung tâm của ray dẫn hướng 23 , ô
nằm ở vị trí gần như thẳng đứng và do đó cũng là giường lọc.

Trong quá trình nghiêng này, ống dẫn linh hoạt 38 đi từ vị trí được mô tả trong các
đường liền nét trong hình. 5 đến đó được mô tả trong các dòng bị hỏng. Nếu có một
biến dạng cong của ống dẫn linh hoạt 38 trở lên, không thể quan sát được độ giãn dài
của nó, cũng như không có bất kỳ sự xoắn nào về trục dọc của nó. Mệt mỏi do đó giảm
đến mức tối thiểu.

Bánh lọc trước hết rơi vào bức tường bên ngoài có độ nghiêng cao 44 của tế bào,
sau đó vào một bộ thu không được hiển thị, và tế bào đi qua trạm làm sạch đã được mô
tả, trước khi một lần nữa nghiêng vào vị trí nằm ngang và đề nghị chu trình lọc.

Việc cung cấp có thể được thực hiện một cách thuận lợi, bằng các phương tiện đã
biết, cho việc thiết lập áp suất ngược nhẹ của không khí bên trong mỗi tế bào trong khi
đó ở vị trí nghiêng theo chiều dọc, để hỗ trợ xả bánh lọc. Áp suất ngược này có thể được
cung cấp từ bộ thu 39 , sau đó đóng vai trò là nhà phân phối, đến đáy của tế bào, bằng
ống dẫn linh hoạt 38 .

VI.2.4) Ứng dụng

Sử dụng trong sản xuất axit photphoric. Chúng cho phép tách chất rắn khỏi chất
lỏng, bằng cách lọc trong chân không và rửa bánh hình thành trong các tế bào, sau đó
nghiêng các tế bào để dỡ bánh lọc.

VI.2.5) Ưu và nhược điểm

29
NHÓM 3 – THIẾT BỊ LỌC LIÊN TỤC

 Nhược điểm: yêu cầu dòng chảy của dịch lọc thông qua khớp quay,
đồng tâm với trục nghiêng của tế bào và tạo thành một phần của ổ trục. Một khớp như
vậy nhất thiết làm phát sinh sự mài mòn trên các bộ phận ma sát và cần phải cung cấp
các cửa hút khí vào mạch chân không, điều này dẫn đến việc làm mát các màng lọc và
kết tinh chúng trong mạch này. Hơn nữa, cơ chế nghiêng của tế bào, rất phức tạp, nằm
bên dưới tế bào, nghĩa là trong một khu vực có nguy cơ ăn mòn, chắc chắn nó sẽ tiếp
xúc với chất lỏng ăn mòn được đưa vào tế bào.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Máy lọc chân không thùng quay (https://en.wikipedia.org/wiki/Rotary_vacuum-


drum_filter)
2) Sách “ Các quá trình thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm”- Nguyễn
Bin.
3) Máy lọc chân không kiểu băng tải (http://predavietnam.com/san-pham/may-
loc-bang-tai-chan-khong-preda-79.html).
4) Thiết bị lọc liên tục với các tế bào vòng xoay
(https://patents.google.com/patent/US20040089599A1/en)

30

You might also like