Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/333564702

TỐI ƯU TRỌNG LƯỢNG DẦM LIÊN HỢP BẢN BỤNG KHOÉT LỖ TRÒN CÓ GIA
CƯỜNG LỖ ĐẦU DẦM SỬ DỤNG THUẬT TOÁN TIẾN HÓA VI PHÂN

Conference Paper · April 2019

CITATIONS READS

0 299

2 authors, including:

Tran-Hieu Nguyen
National University of Civil Engineering, Hanoi
7 PUBLICATIONS   2 CITATIONS   

SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

OPTIMIZATION OF STEEL STRUCTURES USING EVOLUTIONARY ALGORITHM INTEGRATED WITH MACHINE LEARNING View project

Weight optimization of composite cellular beam based on Differential Evolution algorithm View project

All content following this page was uploaded by Tran-Hieu Nguyen on 03 June 2019.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

TỐI ƯU TRỌNG LƯỢNG DẦM LIÊN HỢP BẢN BỤNG KHOÉT


LỖ TRÒN CÓ GIA CƯỜNG LỖ ĐẦU DẦM SỬ DỤNG THUẬT
TOÁN TIẾN HÓA VI PHÂN

Nguyễn Trần Hiếu1,, Nguyễn Quốc Cường1


1
Khoa Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng,
55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tóm tắt
Dầm liên hợp có bản bụng khoét lỗ tròn được sử dụng phổ biến trong các công trình dân dụng
nhờ những ưu điểm vượt trội như khả năng vượt nhịp lớn, trọng lượng nhẹ, cho phép hệ thống
đường ống kỹ thuật chạy xuyên qua dầm. Sự làm việc của dầm liên hợp bản bụng khoét lỗ
tương tự hệ giàn gồm các thanh cánh và thanh đứng liên kết cứng với nhau, không có thanh
xiên dẫn đến nội lực trong thanh cánh và thanh đứng không chỉ có lực dọc mà còn xuất hiện
lực cắt và mô-men. Những lỗ mở tại khu vực gần gối tựa hoặc khu vực đặt lực tập trung có
lực cắt và mô-men rất lớn và thường được gia cường bằng cách hàn thêm các tấm thép bịt kín
lỗ. Thực tế, do nhu cầu giảm giá thành sản phẩm để tăng tính cạnh tranh, bài toán tối ưu trọng
lượng của dầm khoét lỗ trở thành vấn đề chính đối với các kỹ sư thiết kế. Trong bài báo này,
thuật toán tiến hóa vi phân được sử dụng để giải quyết bài toán tối ưu trọng lượng dầm liên
hợp khoét lỗ. Một ví dụ bằng số sẽ được thực hiện trên hai đối tượng là dầm khoét lỗ thông
thường và dầm khoét lỗ có gia cường lỗ đầu dầm với mục đích đánh giá hiệu quả của việc gia
cường lỗ đầu dầm.
Từ khóa: dầm liên hợp, dầm khoét lỗ, lỗ tròn, tối ưu, tiến hóa vi phân.
WEIGHT OPTIMIZATION OF COMPOSITE END-FILLED CELLULAR BEAMS USING
DIFFERENTIAL EVOLUTION ALGORITHM
Abstract
Composite cellular beams are preferred in building constructions because of its advantages
such as long span capability, light-weight and the ability to pass utilities directly through the
web openings. Composite cellular beams behave similarly to Vierendeel trusses without
diagonal members and as a result, a localized bending moment and shear force exist around
openings. Normally, web openings near the supports or at the concentrated load position are
infilled by a piece of steel plate in order to subject the great shear force. In practical design,


Tác giả chính. E-mail: hieunt2@nuce.edu.vn (Nguyễn Trần Hiếu)

1
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

due to the high cost of this kind of structure, there is a need for minimizing the weight of the
beam. In this study, the differential evolution algorithm is used to solve the weight
optimization problem. A numerical example is conducted for both composite cellular beam
and composite end-filled cellular beam to evaluate the effectiveness of the infilling of
openings.
Keywords: composite beam, end-filled cellular beam, circular opening, optimization,
differential evolution.

1. Giới thiệu
Ý tưởng hình thành dầm có bản bụng khoét lỗ đến từ nhu cầu tích hợp hệ thống đường
ống kỹ thuật vào trong hệ kết cấu dầm sàn để tăng chiều cao thông thủy của tầng. Ban đầu,
một lỗ mở lớn hình chữ nhật được khoét trên bản bụng của dầm thép với mục đích cho hệ
thống đường ống kỹ thuật chạy xuyên qua dầm như Hình 1(a).
Dầm khoét lỗ lục giác liên tục trên bản bụng được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1935
bằng cách cắt bản bụng của một dầm cán nóng tiết diện chữ I theo một đường zíc zắc, sau đó
chồng hai nửa lên nhau rồi hàn nối bằng đường hàn đối đầu dọc dầm. Do việc chế tạo phức
tạp nên loại dầm này chỉ trở nên phổ biến khi công nghệ cắt và hàn tự động phát triển. Dựa
trên ý tưởng về dầm khoét lỗ lục giác, dầm khoét lỗ tròn lần đầu tiên được giới thiệu vào năm
1987 (Hình 1(b)). Cách chế tạo dầm khoét lỗ tròn hoàn toàn tương tự nhưng thay đường cắt
zíc zắc bằng hai đường cắt dạng nửa đường tròn. Nhờ có nhiều ưu điểm nên dầm khoét lỗ
tròn đã được áp dụng vào trên 4000 dự án tại 20 quốc gia trên thế giới.

(a) Lỗ chữ nhật đơn (b) Lỗ tròn liên tục trên bản bụng
Hình 1. Các loại dầm khoét lỗ trên bản bụng (Nguồn: steelconstruction.info)
So với dầm bụng đặc, dầm khoét lỗ có nhiều ưu điểm vượt trội. Đầu tiên, do chiều cao
dầm khoét lỗ được tăng lên so với dầm bụng đặc ban đầu, các đặc trưng hình học như mô-
men quán tính, mô-đun kháng uốn của dầm tăng lên đáng kể. Điều này cho phép dầm khoét
lỗ có khả năng vượt nhịp lớn hơn dầm bụng đặc ban đầu. Khả năng vượt nhịp lớn giúp giảm

2
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

số lượng cột và móng trong công trình, từ đó tăng diện tích sử dụng và linh hoạt trong bố trí
công năng.
Một ưu điểm nữa của dầm khoét lỗ đó là cho phép hệ thống đường ống kỹ thuật (HVAC)
chạy xuyên qua bản bụng dầm. Thông qua việc tích hợp hệ thống HVAC vào trong chiều cao
kết cấu, trần giả có thể bố trí ở ngay mặt dưới của dầm thép qua đó tăng chiều cao thông thủy
của tầng nhà.
Nhờ ưu điểm trọng lượng nhẹ, khả năng vượt nhịp lớn nên dầm thép khoét lỗ thường
được sử dụng làm kết cấu đỡ mái trong các công trình yêu cầu vượt nhịp lớn như nhà kho,
xưởng sản xuất, nhà thi đấu thể thao,… Dầm khoét lỗ cũng có thể được sử dụng làm kết cấu
đỡ bản sàn. Trong trường hợp này, dầm khoét lỗ thường được thiết kế như dầm liên hợp để
huy động thêm sự làm việc bản sàn bê tông. Do tận dụng được khả năng chịu kéo tốt của vật
liệu thép và khả năng chịu nén tốt của vật liệu bê tông nên dầm liên hợp thép – bê tông có bản
bụng khoét lỗ có khả năng chịu uốn cao hơn nhiều so với dầm thép khoét lỗ thông thường.
Loại dầm này thường được sử dụng trong các công trình văn phòng, gara ô tô nhiều tầng.

Hình 2. Biểu đồ nội lực trong giàn Vierendeel


Về cơ bản, dầm thép khoét lỗ làm việc như hệ giàn không có thanh xiên, chỉ có các
thanh cánh và thanh đứng liên kết cứng với nhau. Khi giàn chịu uốn, trong thanh cánh và
thanh đứng ngoài lực dọc còn xuất hiện mô-men uốn và lực cắt như Hình 2. Hiện tượng này
được gọi là hiệu ứng Vierendeel. Dễ nhận thấy những lỗ mở tại khu vực gần gối tựa hoặc vị
trí đặt lực tập trung có lực cắt và mô-men rất lớn dẫn đến dầm thường bị phá hoại bởi hiệu
ứng Vierendeel.
3
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

Để xử lý vấn đề này, một tấm thép có cùng chiều dày với bản bụng được hàn bịt vào
lỗ tương ứng. Bản thép có thể bịt kín lỗ nếu cần khử hiệu ứng Vierendeel như Hình 3(a) hoặc
một phần lỗ nếu chỉ cần tạo không gian để liên kết như Hình 3(b).

(a) Gia cường toàn bộ lỗ đầu dầm (b) Gia cường một phần lỗ
Hình 3. Gia cường lỗ tại gối hoặc vị trí đặt lực tập trung (Nguồn: steelconstruction.info)
Mặc dù có nhiều ưu điểm vươt trội nhưng dầm khoét lỗ cũng có nhược điểm như giá
thành cao, chế tạo yêu cầu máy móc thiết bị chuyên dụng, đầu tư cơ sở vật chất ban đầu lớn.
Để tăng tính cạnh trạnh với dầm thép truyền thống, các nghiên cứu về tối ưu trọng lượng cũng
như giá thành của dầm khoét lỗ cũng được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Một
số nghiên cứu điển hình có thể liệt kê như: M. P. Saka tối ưu trọng lượng dầm thép khoét lỗ
tròn dựa trên thuật toán tìm kiếm hài hòa và thuật toán bầy đàn (Particle Swarm – PS) [1]; A.
Kaveh và F. Shokochi đã tiến hành tối ưu giá thành của dầm thép khoét lỗ lục giác và tròn
thông thường [2] và khi có gia cường lỗ đầu dầm [3]. Trong [4], tác giả đã tiến hành tối ưu
trọng lượng dầm khoét lỗ tròn có kể đến sự làm việc đồng thời với bản sàn nhưng chưa xét
đến việc gia cường lỗ đầu dầm.
Trong khuôn khổ của bài báo, tác giả sử dụng thuật toán tiến hóa vi phân để tối ưu
trọng lượng cho cả hai đối tượng dầm khoét lỗ thông thường và dầm khoét lỗ có gia cường lỗ
đầu dầm. Một ví dụ bằng số được thực hiện để đánh giá hiệu quả của việc gia cường lỗ đầu
dầm cũng như đưa ra khuyến cáo những trường hợp cần gia cường.
2. Thiết kế dầm liên hợp bản bụng khoét lỗ tròn
Hiện nay đã có nhiều tài liệu hướng dẫn thiết kế dầm liên hợp khoét lỗ được ban hành.
Tài liệu [5,6] giới thiệu phương pháp thiết kế dầm liên hợp có một lỗ chữ nhật trên bản bụng.
Tài liệu [7] xuất bản năm 1994 áp dụng cho đối tượng là dầm khoét lỗ tròn liên tục trên bản
bụng. Tài liệu [8] ban hành năm 2011 tổng quát hơn so với [5] khi áp dụng cho cả tiết diện
cán nóng cũng như tiết diện tổ hợp hàn, tiết diện dầm có thể là đối xứng hoặc bất đối xứng,
bản bụng khoét lỗ chữ nhật hoặc lỗ tròn. Nguyên lý thiết kế trong tài liệu [9] ban hành năm

4
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

2016 cũng tương tự như [6], nhưng công thức có sự khác biệt nhỏ do được biên soạn bởi hai
đơn vị khác nhau.
Phương pháp thiết kế dầm liên hợp khoét lỗ bản bụng sử dụng trong nội dung nghiên
cứu dựa trên [8], các công thức kiểm tra viết theo dạng tiêu chuẩn EN 1994-1-1 [10].
2.1. Các dạng phá hoại của dầm liên hợp có bản bụng khoét lỗ
Theo [8], những dạng phá hoại chính của dầm liên hợp bản bụng khoét lỗ được thể
hiện trong Hình 4 bao gồm:
 Phá hoại gây ra bởi uốn tổng thể
 Phá hoại gây ra bởi cắt thuần túy
 Phá hoại gây ra bởi hiệu ứng Vierendeel
 Phá hoại gây ra bởi cắt ngang phần bản bụng giữa hai lỗ
 Phá hoại gây ra bởi uốn của phần bản bụng giữa hai lỗ
 Phá hoại gây ra bởi mất ổn định phần bản bụng giữa hai lỗ

Nứt Vỡ bê tông

Lực nén

Chảy dẻo hoặc Mất ổn định


mất ổn định
Cắt
Mất ổn định
cục bộ bản bụng Lực cắt
Lực kéo
Gối
Chảy dẻo Uốn

Hình 4. Các dạng phá hoại của dầm khoét lỗ liên tục trên bản bụng
Trong trường hợp lỗ tròn, nghiên cứu chỉ ra khu vực nguy hiểm nhất tại vị trí lệch 26°
so với phương thẳng đứng [11]. Trong thiết kế để xác định tác động Vierendeel, người ta quy
lỗ tròn về dạng lỗ chữ nhật tương đương có chiều dài và chiều cao hiệu quả le=0.45ho và
he=0.9ho trong đó ho là đường kính lỗ tròn.
2.2. Sức kháng uốn tổng thể
Trong dầm liên hợp khoét lỗ, tác động uốn tổng thể sẽ gây ra lực kéo trong phần tiết
diện chữ T phía dưới của dầm thép và lực nén trong bản sàn bê tông. Độ lớn lực nén trong
bản sàn phụ thuộc số lượng chốt từ gối tới vị trí đang xét. Khi sức kháng kéo của phần tiết
diện chữ T phía dưới lớn hơn sức kháng nén của sàn liên hợp, để cân bằng lực, lực nén sẽ
phát sinh trong phần tiết diện chữ T phía trên. Thiên về an toàn coi ứng suất nén trong phần
5
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

tiết diện chữ T phía trên phân bố đều trên toàn bộ tiết diện. Lực nén có độ lớn (NbT,Rd - Nc,Rd)
nhưng không được vượt quá sức kháng của phần tiết diện chữ T phía trên, và đặt tại trục trọng
tâm của tiết diện (Hình 5). Trục trung hòa dẻo lúc này sẽ nằm tại tiết diện chữ T phía trên.
Sức kháng uốn của dầm liên hợp khoét lỗ tại chính giữa lỗ được xác định bằng công thức:
M o ,Rd  N bT ,Rd heff  N c ,Rd  zt  hs  0.5hc  (1)

trong đó: NbT,Rd là sức kháng kéo của phần tiết diện chữ T phía dưới; Nc,Rd là sức kháng nén
của sàn liên hợp; heff là khoảng cách giữa hai trục trọng tâm của 2 phần tiết diện chữ T; zt là
khoảng cách từ trục trọng tâm tiết diện chữ T phía trên đến mép bản cánh; hs là tổng chiều
dày sàn liên hợp; hc là chiều dày phần sàn bê tông phía bên trên tôn.

Hình 5. Cân bằng lực trên tiết diện chính giữa lỗ


Khi sức kháng kéo của phần tiết diện chữ T phía dưới nhỏ hơn sức kháng nén của sàn
liên hợp, để cân bằng lực, chỉ một phần bản sàn được huy động để chịu nén. Trục trung hòa
dẻo lúc này sẽ nằm trong phần sàn bê tông. Chiều cao vùng bê tông chịu nén:
N bT , Rd
zc   hc (2)
0.85 f ck beff ,o  c

Sức kháng uốn của dầm liên hợp khoét lỗ tại chính giữa lỗ được xác định như sau:

M o ,Rd  N bT ,Rd  heff  zt  hs  0.5 zc  (3)

2.3. Sức kháng cắt


Sức kháng cắt của dầm liên hợp khoét lỗ bằng tổng sức kháng cắt của tiết diện dầm
thép khoét lỗ và sức kháng cắt của bản sàn liên hợp. Sức kháng cắt của bản sàn liên hợp Vc,Rd
có thể xác định dựa theo BS EN 1992-1-1, mục 6.2.2 [12]. Trong thực tế, sức kháng cắt của
6
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

tiết diện dầm thép lớn hơn nhiều sức kháng cắt của bản sàn liên hợp. Thiên về an toàn, có thể
bỏ qua phần sức kháng cắt của bản sàn liên hợp. Trong trường hợp đó, sức kháng cắt của dầm
liên hợp khoét lỗ được xác định như sau:


Vo , Rd  V pl , Rd   AV ,tT  AV ,bT  f y 3  M0 (4)

trong đó: AV,tT và AV,bT – diện tích chịu cắt


của phần tiết diện chữ T phía trên và dưới
được xác định như trong Hình 6; fy là giới
hạn chảy của thép kết cấu, M0 là hệ số an
toàn riêng phần của thép.

Hình 6. Diện tích chịu cắt của tiết diện chữ T


2.4. Hiệu ứng uốn Vierendeel
Để đảm bảo khả năng chịu lực, tổng sức kháng uốn Vierendeel tại bốn góc lỗ có kể
đến tác động liên hợp của tiết diện không nhỏ hơn độ chênh lệch mô-men uốn giữa hai cạnh
lỗ và có thể viết dưới dạng như sau:
2M bT ,NV ,Rd  2M tT ,NV ,Rd  M vc ,Rd  VEd le (5)

trong đó: MbT,NV,Rd và MtT,NV,Rd là sức kháng uốn của tiết diện chữ T phía dưới và phía trên có
kể đến ảnh hưởng do sự xuất hiện đồng thời lực dọc và lực cắt; Mvc,Rd là sức kháng Vierendeel
do tác động liên hợp; VEd là lực cắt thiết kế tại vị trí chính giữa lỗ đang xét; le là chiều dài hữu
hiệu của lỗ.
2.5. Sức kháng của vùng bản bụng giữa hai lỗ
Nội lực trong vùng bản bụng giữa hai lỗ liên tiếp bao gồm: lực cắt đứng, lực cắt ngang,
lực nén gây ra bởi sự truyền lực cắt và mô-men uốn gây ra bởi hiệu ứng Vierendeel như thể
hiện trên Hình 7. Từ phương trình cân bằng lực và mô-men sẽ thu được công thức xác định
lực cắt và mô-men tác dụng lên vùng bản bụng giữa hai lỗ liên tiếp. Để đảm bảo khả năng
chịu lực, giá trị lực cắt và mô-men tác dụng phải nhỏ hơn hoặc bằng sức kháng cắt và sức
kháng uốn tại vị trí tương ứng. Công thức kiểm tra cụ thể như sau:

VEd s  N c  hs  0.5hc  zt  s t  f 3
Vwp ,Ed   Vwp ,Rd  o w y (6)
heff M0

M wp ,Ed 
Vt ,Ed  Vc ,Ed  Vb ,Ed  s
 Vwp ,Ed eo 
N c  zt  hs  0.5hc  s 2t f
 M wp ,Rd  o w y (7)
2 2 6 M0

trong đó: Nc là lực nén phát triển trong sàn liên hợp thông qua các chốt mũ bố trí giữa trục
của 2 lỗ liên tiếp (=nsc,sPRd); nsc,s là số lượng chốt mũ bố trí giữa trục của 2 lỗ liên tiếp; PRd là

7
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

sức kháng cắt của một chốt mũ; Vc,Ed là giá trị thiết kế của lực cắt tác dụng lên bản sàn; Vt,Ed
là giá trị thiết kế của lực cắt tác dụng lên tiết diện chữ T phía trên và Vb,Ed là giá trị thiết kế
của lực cắt tác dụng lên tiết diện chữ T phía dưới.

Hình 7. Nội lực tại vùng bản bụng giữa hai lỗ liên tiếp
Hiện tượng mất ổn định cục bộ có thể xảy ra do sự truyền lực cắt qua khu vực bản
bụng giữa hai lỗ. Tác động của lực cắt và mô-men gây ra ứng suất kéo và nén tại đỉnh của
khu vực bản bụng giữa hai lỗ. Lực nén trong vùng bản bụng có thể xác định bằng công thức:
sotw f y
N wp ,Ed  Vwp ,Ed  M wp ,Ed  ho 2   N wp ,Rd  (8)
 M1

trong đó:  được xác định từ đường cong “b” theo EN 1993-1-1, mục 6.3.1.2 [13] với chiều
dài tính toán lw  0.5 so2  ho2 ;M1 là hệ số an toàn riêng phần khi tính toán ổn định;

2.6. Trạng thái giới hạn II


Tổng độ võng của dầm liên hợp khoét lỗ bằng tổng của ba thành phần độ võng: độ
võng của dầm thép trong giai đoạn thi công, độ võng của dầm liên hợp trong giai đoạn sử
dụng và độ võng tăng thêm. Độ võng tăng thêm này kể đến sự giảm độ cứng tại vị trí lỗ, ảnh
hưởng của hiệu ứng Vierendeel, và sự giảm độ cứng tổng thể của dầm. Độ võng tăng thêm có
thể xác định bằng công thức:

 add  0.47 no  ho h   h L   b
2
(9)

trong đó: add – độ võng tăng thêm; b – độ võng của dầm không khoét lỗ; no – số lượng lỗ
trên suốt chiều dài dầm.

8
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

Kiểm tra dầm liên hợp khoét lỗ theo trạng thái giới hạn II hoàn toàn tương tự như đối
với dầm liên hợp truyền thống, bao gồm khống chế độ võng trong giai đoạn thi công nhỏ hơn
L/360 và khống chế độ võng trong giai đoạn làm việc liên hợp nhỏ hơn L/250.
2.7. Điều kiện cấu tạo
Khi thiết kế dầm liên hợp khoét lỗ, bên cạnh các điều kiện về chịu lực, đường kính và
khoảng cách các lỗ cần thỏa mãn một số điều kiện cấu tạo như: đường kính tối đa của lỗ
ho0.8h; chiều cao tối thiểu của tiết diện chữ T là hTtf+30mm; bề rộng tối thiểu giữa hai lỗ
liên tiếp so0.4ho và bề rộng tối thiểu từ gối tới lỗ đầu tiên se0.5ho.
3. Tối ưu trọng lượng của dầm liên hợp khoét lỗ
3.1. Thiết lập bài toán tối ưu
Cũng giống như các bài toán tối ưu khác, khi tiến hành tối ưu trọng lượng dầm liên
hợp khoét lỗ cần xác định: biến số, hằng số thiết kế, hàm mục tiêu và ràng buộc thiết kế.
3.1.1. Biến số và hằng số thiết kế
Để giảm mức độ phức tạp của bài
toán, chỉ xem xét ba biến số là tiết diện
dầm thép cán nóng ban đầu, đường kính và
khoảng cách lỗ. Dựa trên số hiệu dầm thép
cán nóng có thể xác định được kích thước
tiết diện như kích thước bản cánh, kích
thước bản bụng. Chiều cao của dầm khoét
lỗ sẽ được xác định từ chiều cao tiết diện
dầm thép cán nóng ban đầu, đường kính và
khoảng cách lỗ theo công thức sau:
ho
h  hsb   loss (10)
2

 h   s  ho 
2 2
h
loss  o   o     (11)
2  2  2  Hình 8. Xác định kích thước dầm khoét lỗ
trong đó: hsb là chiều cao dầm thép cán nóng ban đầu.
Giới hạn biên của biến số thiết kế được thiết lập như trong Bảng 1. Các đại lượng khác
như vật liệu, nhịp dầm, bước dầm, tải trọng được coi như hằng số thiết kế.
Bảng 1. Giới hạn của biến số thiết kế
Biến số Dầm thép cán nóng ban đầu Đường kính lỗ Khoảng cách lỗ
Giới hạn biên Catalog dầm thép UB 200  900mm 200  900mm

9
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

3.1.2. Hàm mục tiêu


Hàm mục tiêu trong bài toán này là trọng lượng của dầm thép khoét lỗ:
  h2 
W    AL  not w o  (12)
 4 

trong đó: W là trọng lượng của dầm thép khoét lỗ;  là dung trọng riêng của thép; A là diện
tích tiết diện nguyên của dầm thép khoét lỗ; L là nhịp dầm và no là tổng số lỗ trên suốt chiều
dài dầm.
3.1.3. Điều kiện ràng buộc
Điều kiện ràng buộc bao gồm đảm bảo khả năng chịu lực của kết cấu (trạng thái giới
hạn I), đáp ứng điều kiện sử dụng bình thường (trạng thái giới hạn II) và thỏa mãn điều kiện
cấu tạo. Công thức tương ứng với từng điều kiện ràng buộc đã được trình bày trong Mục 2.
Khi hai lỗ ở hai đầu dầm được bịt kín bằng bản thép, việc kiểm tra sức kháng
Vierendeel đối với lỗ đầu tiên được bỏ qua, chỉ tiến hành kiểm tra từ lỗ thứ 2. Tương tự, vùng
bản bụng giữa lỗ đầu tiên và lỗ thứ 2 cũng không cần kiểm tra điều kiện chịu lực. Ngoài ra,
điều kiện cấu tạo bề rộng tối thiểu từ gối tới lỗ đầu tiên se0.5ho cũng được đảm bảo.
Trong trường hợp chỉ bịt một nửa lỗ đầu dầm, điều kiện cấu tạo bề rộng tối thiểu từ
gối tới lỗ đầu tiên se0.5ho coi như được thỏa mãn nhưng các điều kiện sức kháng Vierendeel
và sức kháng vùng bản bụng giữa hai lỗ vẫn phải kiểm tra.
3.2. Thuật toán tiến hóa vi phân
Thuật toán tiến hóa vi phân (Differential Evolution – DE) được giới thiệu lần đầu tiên
bởi K. Price và R. Storn vào năm 1997 [14]. Cũng giống như các thuật toán tiến hóa khác,
thuật toán DE sản xuất các cá thể mới để tìm ra các giải pháp tốt hơn. Để tạo ra các cá thể
mới, thuật toán DE tạo ra đột biến từ cá thể cũ bằng cách sử dụng các véc tơ vi phân. Thuật
toán DE bao gồm bốn bước như sau:
(i) Khởi tạo: tạo ra một quần thể ban đầu gồm Np cá thể, mỗi cá thể là một véc tơ D chiều đặc
trưng cho D biến của bài toán tối ưu:

xij  x Lj  rnd (0,1)   xUj  x Lj  , i  1, Np  , j  1, D  (13)

trong đó: Np là số lượng cá thể trong một quần thể; D là số lượng biến trong bài toán tối ưu;
xjL và xjU là cận dưới và cận trên của biến xj;
(ii) Đột biến: với mỗi cá thể trong quần thể ban đầu tạo ra một cá thể đột biến tương ứng:

Vi  X r1  F   X r 2  X r 3  (14)

trong đó: Vi là véc tơ đột biến; Xr1, Xr2, Xr3 là ba véc tơ được lựa chọn bất kỳ trong quần thể
ban đầu; F là hệ số điều chỉnh.

10
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

(iii) Lai ghép: cá thể mới Ui được tạo ra bằng việc trộn lẫn cá thể ban đầu Xi với cá thể đột
biến Vi theo nguyên tắc sau:
nếu rnd  0,1  Cr
 ij
v (15)
uij  
 xij ngược lại

trong đó: vij là thành phần thứ j của véc tơ đột biến Vi; xij là thành phần thứ j của véc tơ ban
đầu Xi; Cr là hệ số lai ghép.
(iv) Lựa chọn: so sánh và lựa chọn cá thể tốt hơn giữa cá thể mới Ui và cá thể ban đầu Xi:
U nếu f U i   f  X i  (16)
X inew   i
Xi ngược lại

trong đó: f(Ui) và f(Xi) là giá trị hàm mục tiêu.


Quá trình tối ưu lặp đi lặp lại tới thế hệ cuối cùng. Dựa trên thuật toán tối ưu DE, một
chương trình tối ưu trọng lượng dầm liên hợp có bản bụng khoét lỗ được phát triển.
4. Ví dụ bằng số
Tối ưu trọng lượng một dầm liên hợp khoét lỗ dạng dầm đơn giản hai đầu khớp. Các
hằng số thiết kế: nhịp dầm L=12000mm; khoảng cách giữa các dầm B=3000mm; vật liệu thép
S235; sàn liên hợp có chiều dày hs=150mm, chiều cao tôn sóng hp=58mm; cấp độ bền bê tông
sàn liên hợp C25/30; chốt mũ đường kính ds=19mm; chiều cao chốt hsc=100mm; bố trí 01
chốt trên mỗi máng tôn; tải trọng tác dụng: tĩnh tải lớp hoàn thiện SDL=1.5kN/m2, hoạt tải sử
dụng LL=3.5kN/m2. Sử dụng chương trình vừa phát triển tiến hành tối ưu cho 3 trường hợp:
(i) không gia cường lỗ đầu dầm; (ii) bịt kín lỗ ở hai đầu dầm; (iii) chỉ bịt một nửa lỗ đầu dầm.
Kết quả tối ưu được trình bày trong Bảng 2.
Bảng 2. Kết quả tối ưu
Loại dầm Bịt kín hai lỗ đầu Bịt một nửa lỗ đầu Không gia cường
dầm dầm lỗ
Dầm thép cán nóng UB457x152x74 UB457x152x74 UB533x210x82
Đường kính lỗ ho (mm) 570 430 410
Khoảng cách lỗ s (mm) 750 570 790
Chiều cao dầm h (mm) 733 666 606
Trọng lượng dầm W (kg) 856.9 845.6 893.5
Hệ số sử dụng REd/RRd (%) 95% 99% 99%
Điều kiện khống chế thiết kế uốn tổng thể cắt vùng bản bụng uốn tổng thể
giữa hai lỗ

11
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

Hình dáng tối ưu của ba trường hợp dầm khoét lỗ được thể hiện trong Hình 9. Hình 10
thể hiện trọng lượng của dầm theo từng thế hệ trong suốt quá trình tối ưu.

Hình 9. Hình dáng tối ưu của dầm thép khoét lỗ


960
940
Trọng lượng dầm (kg)

920
900 Bịt kín hai lỗ
đầu dầm
880 Không gia
cường lỗ
860
Bịt một nửa
840 lỗ đầu dầm
0 10 20 30 40 50
Thế hệ

Hình 10. Lịch sử tối ưu trọng lượng dầm khoét lỗ theo từng thế hệ
Thông qua một ví dụ cụ thể trên có thể rút ra một số nhận xét như sau:
 Trong dầm không được gia cường lỗ, tỷ lệ giữa khoảng cách lỗ và đường kính lỗ bằng
1.93. Tỷ lệ này trong dầm bịt kín lỗ đầu dầm là 1.32 và bịt nửa lỗ là 1.33. Nguyên nhân
là do trong dầm không gia cường, khoảng cách giữa hai lỗ phải rất lớn để thỏa mãn
điều kiện cấu tạo se0.5ho.
 Đường kính lỗ trong dầm không được gia cường lỗ là 410, trong dầm bịt một nửa lỗ là
430 và trong dầm bịt kín lỗ là 570. Như vậy có thể thấy đường kính lỗ bị khống chế
bởi điều kiện sức kháng Vierendeel tại lỗ ngoài cùng. Trong trường hợp bịt kín lỗ, do

12
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

điều kiện sức kháng Vierendeel tại lỗ ngoài cùng được bỏ qua nên kết quả tối ưu cho
ra đường kính lỗ rất lớn.
 Trọng lượng của dầm bịt một nửa lỗ là nhỏ nhất, tiếp theo là dầm bịt kín hai lỗ đầu
dầm. Dầm không được gia cường lỗ có trọng lượng lớn nhất.
 Dầm được bịt kín hai lỗ đầu dầm do có đường kính lỗ lớn nên phù hợp sử dụng trong
những công trình có yêu cầu lắp đặt đường ống kích thước lớn. Trong công trình thông
thường, sử dụng dầm được bịt một nửa lỗ hiệu quả hơn do có trọng lượng nhỏ nhất.
5. Kết luận
Trong phần đầu của bài báo, ứng xử của dầm liên hợp có bản bụng chịu uốn cùng với
công thức kiểm tra khả năng chịu lực tương ứng với từng dạng phá hoại đã được trình bày.
Phần thứ hai giới thiệu về thuật toán tiến hóa vi phân và áp dụng để giải quyết bài toán tối ưu
trọng lượng dầm liên hợp có bản bụng khoét lỗ. Một ví dụ bằng số được thực hiện trên cả ba
đối tượng là dầm không được gia cường, dầm gia cường bằng cách bịt một nửa lỗ và dầm bịt
kín hai lỗ đầu dầm . Kết quả tối ưu đã chứng minh hiệu quả của việc gia cường lỗ đầu dầm.
Tài liệu tham khảo
1. Erdal F., Dogan E., Saka M.P. (2011), “Optimum design of cellular beams using
harmony search and particle swarm optimizers”, Journal of Constructional Steel Research
67(2011): 237-247.
2. Kaveh A., Shokohi F. (2014), “Cost optimization of castellated beams using charged
system search algorithm”, Iranian Journal of Science and Technology, Transactions of Civil
Engineering 38: 235-249.
3. Kaveh A., Shokohi F. (2015), “Cost optimization of end-filled castellated beams using
meta-heuristic algorithms”, International Journal of Optimization in Civil Engineering 5(3):
333-354.
4. Nguyen Tran Hieu, Vu Anh Tuan (2018), “Weight optimization of composite cellular
beam based on the differential evolution algorithm”, Journal of Science and Technology in
Civil Engineering 12(5): 28-38.
5. Lawson R.M. (1987), SCI P068 Design of openings in the webs of composite beams,
The Steel Construction Institute, Anh.
6. Darwin D. (1990), AISC Design Guide 02 Steel and Composite Beams with Web
Openings, American Institute of Steel Construction, Hoa Kỳ.
7. Ward J. (1999), SCI P100 Design of composite and non-composite cellular beams, The
Steel Construction Institute, Anh.
8. Lawson R.M., Hicks S.J. (2011), SCI P355 Design of composite beams with large web
openings, The Steel Construction Institute, Anh.

13
Hội nghị Khoa học Trẻ Trường Đại học Xây dựng năm 2019

9. Fares S., Coulson J., Dinehart D.W. (2016), AISC Design Guide 31 Castellated and
Cellular Beam Design, American Institute of Steel Construction, Hoa Kỳ.
10. BS EN 1994-1-1 (2004). Eurocode 4: Design of steel and concrete composite structures,
part 1.1: General rules and rules for building.
11. Lawson R.M., Lim J., Hicks S.J., Simms W.I. (2006), “Design of composite asymmetric
cellular beams and beams with large web openings”, Journal of Constructional Steel
Research 62(6):614-629.
12. BS EN 1992-1-1 (2004). Eurocode 2: Design of concrete structures. General rules and
rules for buildings.
13. EN1993-1-1. (2005). Eurocode 3: Design of steel structures, Part 1.1: General rules
and rules for building.
14. Price K.V., Storn R.M., Lampien J.A. (2005), Differential Evolution: A Practical
Approach to Global Optimization, Springer, Germany.

14
View publication stats

You might also like