(123doc) - Moi-Quan-He-Giua-Lam-Phat-Va-Tang-Truong-Kinh-Te-O-Viet-Nam

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 105

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING


---------------

TRẦN THỊ THÙY TRANG

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ


TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp HCM, tháng 3/2016


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
---------------

TRẦN THỊ THÙY TRANG

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ


TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS TRẦN NGUYỄN NGỌC ANH THƯ

Tp HCM, tháng 3/2016


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Cô Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư đã tận
tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình hoàn thành luận
văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường Đại học Tài chính – Marketing
đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập
tại trường.

Tôi cũng xin cảm ơn các bạn, anh chị học viên Lớp 4-1, cao học Tài chính –
Ngân hàng khóa 4 đã giúp đỡ, sẻ chia những kiến thức cũng như thông tin bổ ích để tôi
có thể hoàn thành khóa học và luận văn này.

Chân thành cảm ơn!

Tác giả: Trần Thị Thùy Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “ Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam” là nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Trần
Nguyễn Ngọc Anh Thư.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích trong luận văn này, tôi xin cam
đoan rằng luận văn này chưa từng được công bố hoặc sử dụng để nhận bất kỳ bằng cấp
nào của các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Tp HCM, ngày tháng năm 2016

Học viên

Trần Thị Thùy Trang


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ……………………………………………………..……..1

1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3

1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ......................................................................3

1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3

1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...........................................................................4

1.6. Giới thiệu kết cấu đề tài .....................................................................................4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG


TRƯỞNG KINH TẾ ......................................................................................................5

2.1. Lạm phát ............................................................................................................5

2.1.1. Khái niệm .......................................................................................................5

2.1.2. Đo lường lạm phát ..........................................................................................5

2.1.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ....................................................................5

2.1.2.2. Chỉ số điều chỉnh GDP ( GDP deflator) ...............................................6

2.1.3. Phân loại lạm phát ..........................................................................................7

2.1.3.1. Căn cứ vào mức độ của tỷ lệ lạm phát .................................................7

2.1.3.2. Căn cứ vào tính chất lạm phát ..............................................................8

2.1.4. Nguyên nhân gây ra lạm phát .........................................................................8

2.1.4.1. Lạm phát do cầu kéo ............................................................................8

2.1.4.2. Lạm phát do chi phí đẩy .......................................................................9

2.1.4.3. Lạm phát ỳ ..........................................................................................10


2.2. Tăng trưởng kinh tế ..........................................................................................10

2.2.1. Khái niệm .....................................................................................................10

2.2.2. Phương pháp đo lường tăng trưởng ..............................................................10

2.2.2.1. Tổng sản phẩm quốc nội GDP ...........................................................10

2.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP ....................................................................12

2.2.2.3. GDP bình quân đầu người ..................................................................12

2.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ..........................................12

2.3.1. Lý thuyết tăng trưởng cổ điển ......................................................................12

2.3.2. Lý thuyết tăng trưởng của Keynes................................................................13

2.3.3. Lý thuyết của chủ nghĩa trọng tiền ...............................................................15

2.3.4. Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển.................................................................17

2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm ...........................................................................18

2.4.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới....................................................18

2.4.2. Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam ..................................................24

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .....................................................................29

3.1. Giả thuyết, mô hình và dữ liệu nghiên cứu .....................................................29

3.1.1. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................29

3.1.2. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................29

3.1.3. Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................30

3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................31

3.2.1. Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian (ADF) .........................................31

3.2.2. Kiểm định độ trễ ...........................................................................................32


3.2.3. Kiểm định đồng liên kết Johansen ................................................................32

3.2.4. Kiểm định nhân quả Granger .......................................................................33

3.2.5. Mô hình tự hồi quy vecto VAR ....................................................................34

3.2.6. Mô hình sai số hiệu chỉnh VECM ................................................................34

3.2.7. Hàm phản ứng IRF và phân rã phương sai ...................................................35

3.2.8. Xác định ngưỡng lạm phát theo kỹ thuật CRDL ..........................................36

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................37

4.1. Thực trạng về lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ............................37

4.1.1. Giai đoạn 1986-1995 ....................................................................................37

4.1.2. Giai đoạn 1996 – 2005..................................................................................38

4.1.3. Giai đoạn 2006-2015 ....................................................................................39

4.2. Kết quả phân tích thực nghiệm ........................................................................42

4.2.1 Mô tả và phân tích bộ dữ liệu nghiên cứu ....................................................42

4.2.1.1. Thống kê mô tả về dữ liệu và hệ số tương quan giữa các biến ..........42

4.2.1.2. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ..............................................44

4.2.1.3. Xác định độ trễ tối ưu của các chuỗi dữ liệu ......................................45

4.2.1.4. Kiểm định đồng liên kết Johansen .....................................................46

4.2.1.5. Kiểm định nhân quả Granger .............................................................47

4.2.2. Ước lượng mô hình VAR .............................................................................48

4.2.3. Hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai ...................................................51

4.2.3.1. Kết quả hàm phản ứng đẩy .................................................................51

4.2.3.2. Kết quả phân rã phương sai ................................................................52


4.2.4. Kiểm định nghiệm đơn vị phần dư ...............................................................53

4.2.5. Ước lượng mô hình vecto hiệu chỉnh VECM ..............................................55

4.2.6. Ngưỡng lạm phát tối ưu ................................................................................56

4.3. Thảo luận..........................................................................................................59

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH.................................................62

5.1. Kết luận ............................................................................................................62

5.2. Gợi ý chính sách ..............................................................................................62

5.3. Hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................65

5.3.1. Hạn chế của đề tài .........................................................................................65

5.3.2. Định hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................65

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................66

PHỤ LỤC ......................................................................................................................70


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây ................................................................25

Bảng 4.1: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế bình quân qua các giai đoạn ............ Error!
Bookmark not defined.

Bảng 4.2: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-1995 ................37

Bảng 4.3: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996-2005 ................38

Bảng 4.4: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2015 ................39

Bảng 4.5. Mô tả dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................43

Bảng 4.6. Hệ số tương quan giữa tăng trưởng và lạm phát ...........................................44

Bảng 4.7 :Kiểm định ADF Chuỗi gốc ...........................................................................44

Bảng 4.8 : Kiểm định ADF Chuỗi sai phân bậc 1 .........................................................44

Bảng 4.9: Kết quả xác định độ trễ tối ưu .......................................................................45

Bảng 4.10 : Kết quả kiểm định vết ma trận (Trace) ......................................................46

Bảng 4.11: Kiểm định giá trị riêng cực đại của ma trận (Maximum Eigenvalue) ........47

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định nhân quả Granger .........................................................47

Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mô hình Var ......................................................................49

Bảng 4.14: Kết quả phân rã phương sai ........................................................................52

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định đơn vị phần dư ..............................................................53

Bảng 4.16 : Kết quả ước lượng mô hình VECM ...........................................................55

Bảng 4.17: Kết quả kiểm định tính dừng GDP và CPI (theo năm) ...............................56

Bảng 4.18 : Kết quả chạy ngưỡng lạm phát tối ưu được thực hiện nhiều lần với k chạy
từ 5-13% ........................................................................................................................57
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Lạm phát do cầu kéo .....................................................................................14

Hình 2.2: Lạm phát do chi phí đẩy ................................................................................14

Hình 4.1: Diễn biến lạm phát và tăng trưởng (%) giai đoạn 1986-1995 .......................37

Hình 4.2: Diễn biến lạm phát và tăng trưởng (%) giai đoạn 1996-2005 .......................39

Hình 4.3: Diễn biến lạm phát và tăng trưởng (%) giai đoạn 2006-2015 .......................40

Hình 4.4: Các nghiệm đơn vị.........................................................................................46

Hình 4.5: Hàm phản ứng đẩy của các biến D(LnGDP) và D(LnCPI)...........................51
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

2-SLS : 2 Stage Least of Square – Mô hình hồi quy 2 giai đoạn

ADB: Asian Development Bank – Ngân hàng phát triển Châu Á

ADF: Augmented Dickey – Fuller Test - Kiểm định gia tăng Dickey –Fuller

ASEAN: Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Á

CPI: Consumer Price Index - Chỉ số giá hàng tiêu dùng

GDP: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

GMM: General Method of Moments – Phương pháp moment tổng quát

IMF: International Moneytary Function - Quỹ tiền tệ thế giới

OLS: Ordinary Least Squares – Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất thông
thường

PCI: Per Capital Income - Tổng sản phẩm bình quân đầu người

VAR: Vector Autoregressive – Mô hình tự hồi quy vector

VECM: Vector Error Corection Model – Mô hình hiệu chỉnh sai số dạng vector

WTO: World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam và xác định ngưỡng lạm phát tối ưu thông qua mô hình hồi quy vecto VAR
và mô hình VECM. Bài nghiên cứu dựa trên 82 quan sát, bao gồm dữ liệu hàng quý
của GDP và CPI từ quý 1 năm 1995 đến quý 2 năm 2015. Kết quả cho thấy có tồn tại
mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, trong dài hạn mối quan hệ này là
ngược chiều. Đồng thời bài nghiên cứu xác định ngưỡng lạm phát tối ưu cho Việt Nam
là 6.9%, nếu lạm phát vượt ngưỡng này thì mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế là ngược chiều. Kết quả phân rã phương sai và hàm phản ứng đẩy cũng cho
thấy lạm phát và tăng trưởng đều chịu tác động từ cú sốc của chính nó.

1
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Tăng trưởng kinh tế bền vững, kiểm soát và duy trì lạm phát ở mức hợp lý luôn
là mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng hàng đầu của các quốc gia trong đó có Việt Nam.
Sau 30 năm đổi mới kể từ năm 1986, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú
ý về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng gia tăng. Trong khi giai đoạn đầu
thời kỳ đổi mới, do nền kinh tế được cởi trói, nguồn lực sản xuất trong nền kinh tế
được bung ra và tạo thành xung lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Nếu như GDP
chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân là 4.68% năm 1989 thì từ những năm sau đó đến
năm 2007 thì tỷ lệ này đã tăng lên mức bình quân là 7.2%/năm. Từ năm 2009 đến nay,
do những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nên tỷ lệ GDP
có phần chững lại nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những quốc gia có
tốc độ tăng trưởng cao, có cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực. Bên cạnh những
kết quả khả quan trên thì nền kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt với nguy cơ lạm phát
cao và không ổn định.
Theo các nhà khoa học, kiểm soát lạm phát của Việt Nam những năm 90 khá tốt
nhưng những năm gần đây lạm phát chưa ổn định. Nguyên nhân lạm phát bắt nguồn từ
nhiều hướng nhưng tựu chung lại thì do những bất cập trong cơ cấu kinh tế và hiệu quả
đầu tư thấp. Cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng
vốn của nền kinh tế. Trong giai đoạn 2006 đến nay tỷ lệ tổng vốn đầu tư toàn xã hội
trên GDP luôn ở mức cao, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thực chỉ đạt khoảng
7%/năm. Việc giảm hiệu quả đầu tư cũng ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến nền kinh
tế, gây ra các tính trạng mất cân đối cơ bản về cung cầu trên thị trường và kết quả là
làm cho lạm phát ngày càng gia tăng.
Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế và hầu hết họ đều cho rằng: mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế không phải là một chiều mà có sự tác động qua lại. Trong ngắn hạn, khi lạm
phát còn ở mức thấp, lạm phát và tăng trưởng thường có mối quan hệ cũng chiều.

2
Trong dài hạn, khi tăng trưởng đạt mức tối ưu thì lạm phát không tác động đến
tăng trưởng nữa mà lúc này lạm phát là hậu quả của việc tăng cung tiền quá mức vào
nền kinh tế. Đối với một nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay, một trong
những nội dung cơ bản nhất của chính sách kinh tế vĩ mô là tăng trưởng cao, ổn định
và lạm phát thấp. Do đó việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế là cần thiết. Từ thực tiễn trên tác giả chọn đề tài “ Mối quan hệ giữa lạm phát
và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” để nghiên cứu. Nghiên cứu này sẽ làm rõ mối
quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, đồng thời góp phần bổ sung
thêm luận cứ khoa học nhằm hoàn thiện chính sách kinh tế một cách hợp lý và đạt
được mục tiêu đề ra.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là:
+ Kiểm định mối quan hệ ngắn hạn giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam trong giai đoạn 1995 đến quý 2/2015.
+ Kiểm định mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam trong giai đoạn 1995 đến quý 2/2015.
+ Xác định ngưỡng lạm phát tối ưu của Việt Nam.
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam, cụ thể là: GDP và
CPI giai đoạn từ quý 1 năm 1995 đến quý 2 năm 2015, dữ liệu lấy theo quý.
Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam thể hiện qua 2 chỉ số tương ứng CPI và GDP trong ngắn hạn và dài hạn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp định tính, định lượng, thống kê,
so sánh và tổng hợp nhằm làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu định lượng được sử dụng trong bài là mô hình tự hồi quy
Vecto VAR và mô hình sai số hiệu chỉnh VECM nhằm kiểm định mối quan hệ giữa
lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đồng thời luận văn còn sử dụng phương
pháp CRDL (hồi quy OLS có giới hạn) với bộ dữ liệu là GDP và CPI theo năm để tìm
ra ngưỡng lạm phát tối ưu cho Việt Nam.

3
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn này đóng góp ý nghĩa như sau:
Ý nghĩa khoa học: Luận văn giúp kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Với kết quả được tìm ra, nghiên cứu góp phần bổ sung thêm
luận cứ khoa học nhằm hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách
tiền tệ nói riêng của Việt Nam trong quá trình xây dựng và thực hiện các mục tiêu
chính sách kinh tế - xã hội.
1.6. Giới thiệu kết cấu đề tài
Luận văn gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách

4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM
PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Chương 2 của bài viết sẽ tổng hợp lý thuyết và các nghiên cứu về mối quan hệ
giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trên thế giới và xem xét lại các bài nghiên cứu
thực nghiệm gần đây cho trường hợp Việt Nam.
2.1. Lạm phát
2.1.1. Khái niệm
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến và có ảnh hưởng rộng lớn
đến các mặt của đời sống kinh tế xã hội. Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên
tục trong mức giá chung hay lạm phát là sự suy giảm sức mua của đồng tiền hay nói
cách khác là chúng ta sẽ phải chi nhiều tiền hơn để mua hàng hóa trong thời kỳ lạm
phát (Mankiw, 2010).
Muốn đánh giá mức độ lạm phát ta dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát - phản ánh tỷ
lệ tăng thêm hay giảm bớt của giá cả ở một thời điểm nào đó so với thời điểm trước.
Tỷ lệ lạm phát Chỉ số giá thời điểm (t) - chỉ số giá thời điểm (t-1)
thời điểm t =  100
Chỉ số giá thời điểm (t-1)
2.1.2. Đo lường lạm phát
Chỉ số giá đo lường mức giá chung của các loại hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa có
tầm quan trọng khác nhau, tùy theo tỷ trọng của các loại hàng hóa. Chúng ta thường sử
dụng hai loại chỉ số giá: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP. Hai loại
chỉ số này có thể tính so với thời điểm gốc hoặc so với thời điểm trước. Gọi thời điểm
gốc hoặc thời điểm trước là thời điểm 0, thời điểm muốn tính chỉ số giá (thời điểm
hiện hành) là t. Theo đó các loại chỉ số giá được tính như sau (Nguyễn Minh Tuấn,
2015).
2.1.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh tốc độ thay đổi giá của các mặt hàng tiêu dùng
chính như: lương thực, thực phẩm, quần áo, chất đốt, nhà ở, … Công thức tính chỉ số
giá tiêu dùng:

5
CPI 
p q t
i
0
i
 100
p q 0
i
0
i

Mục đích của chỉ số giá tiêu dùng là phản ánh những thay đổi trong chi phí sinh
hoạt. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng không phải là chỉ tiêu hoàn hảo về chi phí sinh
hoạt. Có ba vấn đề nảy sinh đối với chỉ số này:
Vấn đề thứ nhất là độ lệch thay thế. Khi giá cả thay đổi thì không phải tất cả
mọi giá cả đều thay đổi theo cùng một tỷ lệ. Người tiêu dùng phản ứng lại thay đổi
bằng cách mua ít hàng hóa có giá tăng mạnh, và mua nhiều hàng hóa có giá tăng chậm
hơn hoặc giảm. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng lại được tính với gió hàng hóa cố định
ở năm gốc. Do đó, chỉ số này ước tính quá cao mức tăng chi phí sinh hoạt.
Vấn đề thứ hai là sự xuất hiện của những hàng hóa mới. Khi một hàng hóa mới
xuất hiện, người tiêu dùng có nhiều hàng hóa để lựa chọn hơn, sự lựa chọn trở nên đa
dạng hơn. Điều này làm cho đồng tiền trở nên có giá trị hơn. Nhưng do chỉ số giá tiêu
dùng dựa trên giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định nên nó không phản ánh sự thay đổi này
trong sức mua của đồng tiền.
Vấn đề thứ ba là sự thay đổi chất lượng hàng hóa. Nếu chất lượng hàng hóa
giảm từ năm này sang năm khác thì giá trị đồng tiền sẽ giảm, thậm chí ngay khi giá
của hàng hóa đó không thay đổi. Tương tự như vậy, nếu chất lượng hàng hóa tăng từ
năm này sang năm khác thì chất lượng đồng tiền sẽ tăng. Chỉ số giá chỉ phản ánh mặt
thay đổi giá mà không thể hiện được sự thay đổi về chất lượng. Do đó, đôi khi nó thổi
phồng mức độ tăng giá.
2.1.2.2. Chỉ số điều chỉnh GDP ( GDP deflator)
Chỉ số giá điều chỉnh GDP (GDPdef) phản ánh tốc độ thay đổi giá của tất cả các
loại hàng hóa được sản suất trong nền kinh tế. Công thức tính chỉ số điều chỉnh GDP:

GDPdef 
p q t
i
t
i
 100
p q o
i
t
i

Trong các công thức trên, kí hiệu p,q là để chỉ giá và lượng sản phẩm của mỗi
loại hàng hóa ở thời điểm 0 và thời điểm t.

6
Trong thực tế, các số liệu công bố chính thức về lạm phát trên toàn thế giới đều
được tính trên cơ sở CPI. Do đó trong nghiên cứu này tác giá sử dụng số liệu CPI để
đại diện cho lạm phát.
2.1.3. Phân loại lạm phát
Lạm phát thường được phân loại theo tính chất hoặc theo mức độ của tỷ lệ lạm
phát (Vũ Kim Dung & Nguyễn Văn Công, 2012).
2.1.3.1. Căn cứ vào mức độ của tỷ lệ lạm phát
Các nhà kinh tế thường phân biệt 3 loại lạm phát: lạm phát vừa phải, lạm phát
phi mã và siêu lạm phát.
 Lạm phát vừa phải. Lạm phát vừa phải được đặc trưng bởi mức giá tăng chậm
và nhìn chung có thể dự đoán trước được vì tương đối ổn định. Đối với các nước đang
phát triển lạm phát một con số thường được coi là vừa phải. Đó là mức lạm phát mà
bình thường nền kinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong bối
cảnh đó, mọi người vẫn sẵn sàng giữ tiền để thực hiện giao dịch và ký kết các hợp
đồng dài hạn tính bằng tiền vì họ tin rằng giá và chi phí của hàng hóa mà họ mua và
bán sẽ không đi chệch quá xa.
Lạm phát vừa phải tạo ra sự chênh lệch giá cả hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng
làm cho thương mại năng động hơn. Việc chênh lệch giá thúc đẩy các doanh nghiệp
mở rộng thì trường để tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn ở thị trường mới tiềm năng. Việc
mở rộng thị trường của các doanh nghiệp gây ra cạnh tranh giữa các doanh nghiệp,
điều này thúc đẩy các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải đưa ra thị
trường nhiều sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá cả hấp dẫn hơn, từ đó thúc đẩy tăng
trưởng.
Lạm phát làm cho đồng nội tệ bị mất giá so với ngoại tệ, lạm phát ở mức vừa
phải làm cho mức độ mất giá là không cao. Điều này tạo lợi thế cho các doanh nghiệp
đẩy mạnh xuất khẩu tăng thu ngoại tệ, khuyến khích sản xuất trong nước, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
 Lạm phát phi mã. Lạm phát trong phạm vi hai hoặc ba con số một năm thường
được gọi là lạm phát phi mã. Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã

7
trong những năm đầu thực hiện cải cách. Lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian
dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền bị
mất giá rất nhanh cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao
dịch hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và
chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho
các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải.
 Siêu lạm phát là trường hợp lạm phát đặc biệt cao. Định nghĩa cổ điển về siêu
lạm phát do nhà kinh tế người Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ
50% trở lên. Trong khi lạm phát 50% một tháng có thể không thực sự gây ấn tượng,
nhưng nếu tỷ lệ lạm phát này được duy trì liên tục suốt 12 tháng thì tỷ lệ lạm phát cả
năm sẽ lên tới khoảng 13.000 phần trăm. Theo định nghĩa này, cho đến nay trên thế
giới mới trải qua 15 cuộc siêu lạm phát1. Lạm phát cao dẫn đến giảm mạnh nguồn thu
từ thuế tính theo phần trăm so với GDP, làm tăng thâm hụt ngân sách và chính phủ sẽ
phải dựa nhiều hơn vào phát hành tiền mà điều này đến lượt sẽ đẩy lạm phát dâng lên
cao hơn.
2.1.3.2. Căn cứ vào tính chất lạm phát
Căn cứ vào tính chất lạm phát, các nhà kinh tế có thể chia lạm phát thành 2 loại:
 Lạm phát có thể dự tính trước
 Lạm phát không thể dự tính được
Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các thực thể tham gia
vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó nên hạn chế được các tổn thất cho xã
hội. Lạm phát không dự kiến được ảnh hưởng đến xã hội nhiều hơn như việc tập trung
đầu tư vào hàng hóa có giá cả tăng cao gây nhiều rủi ro hơn, tình trạng đầu cơ, tích trữ
hàng hóa gia tăng làm mất cân đối trong lưu thông hàng hóa; nội tệ mất giá gây bất lợi
trong hoạt động nhập khẩu…
2.1.4. Nguyên nhân gây ra lạm phát
Có nhiều lý thuyết giải thích về nguyên nhân gây ra lạm phát mà dưới đây sẽ
giới thiệu những lý thuyết chính.
2.1.4.1. Lạm phát do cầu kéo

1
Sách, J.D. and L’arrain, F.(1993), Macroeconomics in the Global economy, Harvester Wheatsheaf, New York

8
Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt
hoặc vượt quá mức tự nhiên. Tổng cầu gia tăng thì sẽ làm giá cả gia tăng vì nền kinh tế
không còn tiềm năng để tăng trưởng. Tổng cầu trong nền kinh tế được tính như sau:
AD = C + I + G + NX
Trong đó:
C: Tiêu dùng
I: Đầu tư
G: Chi tiêu chính phủ
NX: Xuất khẩu ròng
Tổng cầu có thể tăng lên do:
 Khu vực tư nhân tăng chi tiêu (C,I)
 Người trong nước giảm mua hàng hóa nước ngoài, người nước ngoài tăng mua
hàng hóa trong nước ( do giá cả, chất lượng hàng hóa thay đổi,…).
 Chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế.
 Ngân hàng Trung ương thay đổi chính sách tiền tệ, chẳng hạn lãi suất giảm,
kích thích đầu tư làm tăng tổng cầu, …
2.1.4.2. Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát cũng có thể xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong
toàn bộ nền kinh tế. Ba loại chi phí thường gây ra lạm phát là: tiền lương, thuế gián thu
và giá nguyên liệu nhập khẩu. Khi công đoàn thành công trong việc đẩy tiền lương lên
cao, các doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng giá và kết quả là lạm phát xuất hiện. Vòng
xoáy đi lên của tiền lương và giá cả sẽ tiếp diễn và trở nên nghiêm trọng nếu chính phủ
tìm cách tránh suy thoái bằng cách mở rộng tiền tệ. Việc chính phủ tăng những loại
thuế tác động đồng thời đến tất cả các nhà sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát. Ở đây,
thuế gián thu (kể cả thuế nhập khẩu, các loại lệ phí bắt buộc) đóng một vai trò đặc biệt
quan trọng, vì chúng tác động trực tiếp tới giá cả hàng hoá.
Đối với các nền kinh tế nhập khẩu nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu
mà nền công nghiệp trong nước chưa sản xuất được, thì sự thay đổi giá của chúng (có
thể do giá quốc tế thay đổi hoặc tỷ giá hối đoái biến động) sẽ có ảnh hưởng quan trọng
đến tình hình lạm phát trong nước. Nếu giá của chúng tăng mạnh trên thị trường thế

9
giới hay đồng nội tệ giảm giá mạnh trên thị trường tài chính quốc tế, thì chi phí sản
xuất trong nước sẽ tăng mạnh và lạm phát sẽ bùng nổ.
2.1.4.3. Lạm phát ỳ
Trong các nền kinh tế hiện đại trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát
vừa phải có xu hướng ổn định theo thời gian. Hàng năm, mức giá tăng lên theo một tỷ
lệ khá ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ. Đây là loại lạm phát
hoàn toàn được dự tính trước. Mọi người đã biết trước và tính đến khi thỏa thuận về
các biến danh nghĩa được thanh toán trong tương lai.
2.2. Tăng trưởng kinh tế
2.2.1. Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu
nhập quốc dân (GNP) hoặc quy mô tổng sản lượng quốc gia tính trên đầu người (PCI-
Per capital income) trong một thời gian nhất định. ( Mankiw, 2010).

2.2.2. Phương pháp đo lường tăng trưởng

Chỉ tiêu dùng để đo lường mức tăng trưởng kinh tế là GDP tuyệt đối, tốc độ
tăng trưởng của GDP và GDP bình quân đầu người.

2.2.2.1. Tổng sản phẩm quốc nội GDP


Có 3 phương pháp tính GDP như sau:

 Phương pháp chi tiêu

GDP = C + I + G + NX

Với C là tiêu dùng hộ gia đình; I là đầu tư bao gồm đầu tư xây dựng cơ bản,
vốn tăng tài sản lưu động trong kỳ; G là chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của chính phủ;
NX là xuất khẩu ròng, được tính bằng giá trị của hàng hóa và dịch vụ được xuất khẩu
sang các nước khác trừ giá trị hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.

 Phương pháp thu nhập

GDP được tính bằng cách cộng tất cả các thu nhập mà khu vực xí nghiệp phân
phối cho các hộ gia đình dưới hình thức tiền lương , tiền lãi, tiền thuê và lợi nhuận.

10
GDP = Tiền lương + tiền lãi + tiền thuê + lợi nhuận

Việc tính GDP theo thu nhập còn gọi là GDP tính theo giá yếu tố vì những
khoản này các xí nghiệp chi trả cho việc sử dụng nguồn lực phục vụ cho sản xuất. Nếu
nền kinh tế không có chính phủ thì việc tính GDP theo giá thị trường hoặc theo giá yếu
tố sẽ cho cùng một kết quả. Nhưng khi có chính phủ thì cần có những điều chỉnh để
GDP tính theo thu nhập giống với GDP tính theo giá thị trường.

Điều chỉnh thứ nhất là cộng thuế gián thu vào thu nhập. Chính phủ nhận được
thu nhập từ thuế gián thu, tức các khoản thuế đánh vào dịch vụ và hàng hoá bán trên
thị trường, trong đó trợ cấp của chính phủ cho sản xuất được coi là một khoản thuế
gián thu âm.

Điều chỉnh thứ hai là cộng khoản khấu hao vào cùng với các khoản thu nhập.
Bởi vì, khi tính GDP theo giá thị trường thì khấu hao đã được tính ở chi tiêu đầu tư,
còn tính GDP theo thu nhập thì không bao gồm khấu hao. Do đó, công thức tính GDP
khi có chính phủ

GDP = Tiền lương + tiền lãi + tiền thuê + lợi nhuận + thuế gián thu + khấu hao

 Phương pháp tính theo giá trị gia tăng

GDP = Giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu

Giá trị tăng thêm của toàn bộ ngành kinh tế được xác định cho cả nước và cho
từng vùng lãnh thổ và bằng tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế và thành phần
kinh tế.

Giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế bao gồm:

• Thu nhập của người sản xuất như tiền lương, tiền công (kể cả bằng tiền hay
bằng hiện vật và các khoản trả có tính chất lương), trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, nộp công đoàn cấp trên, thu nhập khác ngoài lương, tiền công.

• Thuế sản xuất bao gồm: Thuế hàng hoá (không bao gồm thuế nhập khẩu) thuế
sản xuất và chi phí khác. Thuế sản xuất không bao gồm thuế trực thu như thuế thu
nhập, thuế lợi tức doanh nghiệp…

11
• Khấu hao tài sản cố định

• Giá trị thặng dư

• Thu nhập hỗn hợp

Giá trị gia tăng của một xí nghiệp là chênh lệch giữa giá trị sản lượng của xí
nghiệp và giá trị các yếu tố vật chất mà xí nghiệp mua của các xí nghiệp khác.

2.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP


Tốc độ tăng GDP được tính như sau:

 GDPt 
g    1  100
 GDPt 1 

Khi g tăng: nền kinh tế tăng trưởng

Khi g giảm: nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm

2.2.2.3. GDP bình quân đầu người

GDP
GDPbình quân đầu người =
Dân số

Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện mức sống dân cư cao vì giá trị hàng hóa và
dịch vụ bình quân cho mỗi người dân càng cao.

2.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế


Có rất nhiều lý thuyết, quan điểm và các nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm
phát và tăng trưởng kinh tế. Tùy theo tỷ lệ lạm phát hoặc nguyên nhân gây ra lạm phát,
nó sẽ có những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Và cũng tùy
vào thực trạng nền kinh tế đang tăng trưởng hoặc suy thoái mà sẽ có những tác động
tích cực hoặc tiêu cực đến lạm phát.
2.3.1. Lý thuyết tăng trưởng cổ điển
David Ricardo (1772-1823) là người đầu tiên phát hiện những giới hạn của sự
tăng trưởng kinh tế do các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm. Lý
thuyết tăng trưởng kinh tế của D. Ricardo cho rằng với nguồn tài nguyên thiên nhiên

12
giới hạn, nhất là đất đai, việc tăng giá để phục vụ cho số lượng dân cư không ngừng
tăng lên sẽ đẩy nền kinh tế tới trạng thái dừng. Khi giá lương thực tăng lên thì tiền
lương danh nghĩa phải trả cho công nhân cũng cần tăng lên để đảm bảo mức sống tối
thiểu cho họ. Khi chi phí tiền lương tăng thì lợi nhuận không thể tiếp tục tăng theo tốc
độ tăng của tư bản nữa. Do đó, khi cầu về lương thực tiếp tục tăng theo sự gia tăng tích
lũy của tư bản và tăng dân số-lao động, thì cuối cùng, giá lương thực sẽ đạt tơi mức
mà ở đó tỷ suất lợi nhuận xuống thấp đến mức nhà tư bản không còn động cơ đầu tư
thêm. Tăng trưởng sẽ ngừng lại ở đó (Trần Thọ Đạt, 2010).
Như vậy, lý thuyết tăng trưởng cổ điển không xác định rõ mối quan hệ giữa lạm
phát và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên họ thừa nhận sự sụt giảm trong sản lượng
không phải do năng suất cận biên giảm mà là vì mức tiền công cho người lao động
tăng lên do tác động của mức giá cả chung tăng. Theo đó, trong ngắn hạn tăng trưởng
và lạm phát không tồn tại mối quan hệ tác động qua lại lần nhau nhưng trong dài hạn
mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng là tỷ lệ nghịch: tăng chi phí trả lương làm
giảm lợi nhuận của nhà sản xuất và dẫn đến giảm sản lượng.
2.3.2. Lý thuyết tăng trưởng của Keynes
John Maynard Keynes (1883-1946) là nhà kinh tế học Anh, được coi là nhà
kinh tế học có ảnh hưởng lớn nhất đối với kinh tế học phương Tây hiện đại và chính
sách kinh tế của các chính phủ nhằm duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Năm 1936, John Maynard Keynes đã viết cuốn sách "Lý thuyết tổng quát về
việc làm, lãi suất và tiền tệ" dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Keynes. Trong tác phẩm
này, Keynes đã đưa ra những nhân tố xác định mức sản lượng và việc làm trong một
quốc gia. Ông tin vào sự can thiệp của chính phủ, ông cho rằng sự can thiệp vào nền
kinh tế của chính phủ thông qua các chính sách kinh tế mở rộng sẽ thúc đẩy đầu tư và
thúc đẩy nhu cầu để đạt được sản lượng tối đa. Các mô hình Keynes được dựa trên
đường cong tổng cầu (AD) và Tổng cung (AS). Trong mô hình này, trong ngắn hạn
AS có dạng đường cong dốc lên, hệ số góc dương và nhỏ hơn 900, vì vậy khi có những
thay đổi bên Cầu sẽ tác động vào lạm phát. Nghĩa là, khi nền kinh tế tăng trưởng (AD
tăng) sẽ làm cho lạm phát tăng.

13
Nguồn: Mankiw,2010

Hình 2.1: Lạm phát do cầu kéo

Trong đồ thị tổng cung-tổng cầu ở trên, lạm phát xuất hiện khi có sự dịch
chuyển sang bên phải của đường tổng cầu. Khi đường tổng cầu dịch chuyển từ AD0
đến AD1: lạm phát sẽ khá thấp trong khi sản lượng và việc làm sẽ tăng đáng kể. Ngược
lại, lạm phát sẽ trở thành vấn đề thực sự nếu như toàn bộ nguồn lực đã sử dụng hết và
đường tổng cung trở nên rất dốc như trong trường hợp đường tổng cầu dịch chuyển từ
AD1 đến AD2. Khi đó, sự gia tăng tổng cầu chủ yếu đẩy lạm phát dâng cao trong khi
sản lượng và việc làm tăng lên rất ít. Khi nên kinh tế suy giảm, nghĩa là tổng cầu giảm,
dẫn đến lạm phát cũng giảm ( các yếu tố khác không đổi)

Hình 2.2: Lạm phát do chi phí đẩy

14
Theo hình 2.2, khi chi phí sản xuất gia tăng sẽ làm cho đường AS dịch chuyển
lên phía trên sang bên trái. Điều này làm cho sản lượng giảm (Y1 < Y*), dẫn đến nền
kinh tế suy thoái ( tốc độ tăng trưởng GDP giảm) và lạm phát tăng.

Cơ chế điều chỉnh trong ngắn hạn trong lý thuyết Keynes chia làm hai giai
đoạn:

+ Giai đoạn đầu lạm phát và sản lượng đều tăng – Lạm phát và sản lượng có
mối quan hệ tỷ lệ thuận;

+ Giai đoạn tiếp theo lạm phát tiếp tục tăng nhưng sản lượng không tăng, thậm
chí giảm (Giai đoạn “Đình lạm”) và sau đó lạm phát cũng sẽ giảm.

Theo mô hình này, trong ngắn hạn sẽ có sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm
phát, tuy vậy sự đánh đổi này không diễn ra thường xuyên vì khi sản lượng giảm
xuống dưới mức sản lượng tiềm năng (toàn dụng lao động), lạm phát cũng sẽ giảm.
Trong dài hạn, đường Tổng cung (AS) là đường thẳng đứng với hệ số góc bằng 900, vì
vậy những thay đổi bên Cầu của nền kinh tế chỉ tác động vào giá cả và gây nên lạm
phát. (Hồ Thị Lam, 2015)

2.3.3. Lý thuyết của chủ nghĩa trọng tiền

Những người theo chủ nghĩa tiền tệ tin rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến lạm phát hay giảm phát là tốc độ cung tiền tăng lên hoặc co lại. Họ coi chính sách
tài khóa, hoặc chi tiêu chính phủ và thuế, là không có hiệu quả trong việc kiểm soát
lạm phát. Theo nhà kinh tế theo chủ nghĩa tiền tệ nổi tiếng Milton Friedman,"Lạm phát
là luôn luôn có và ở khắp mọi nơi là một hiện tượng tiền tệ … và nó chỉ có thể xuất
hiện một khi cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng”2. Với giả thiết về thị trường cân
bằng, và bắt đầu từ vị trí cân bằng trên thị trường tiền tệ, khi đó sự gia tăng trong cung
ứng tiền tệ sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trên thị trường tiền tệ. Để thiết lập trạng thái
cân bằng, một phần của số tiền dư thừa được dùng để mua hàng hoá và dịch vụ. Tuy
nhiên, vì số lượng hàng hoá và dịch vụ được qui định bởi các nguồn lực khan hiếm
trong nền kinh tế, do đó xuất hiện dư cầu trên thị trường hàng hoá. Điều này, đến lượt

2
Friedman, M.(1970) ‘ The Counter-Revolution in Moneytary Theory’, Insitute of Economic Affair, Occasional
Paper, No 33

15
nó sẽ gây áp lực làm giá cả tăng lên để thiết lập trạng thái cân bằng mới trên thị trường
hàng hoá. Trong mô hình tổng cung - tổng cầu, sự gia tăng cung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến
sự dịch chuyển sang bên phải của đường tổng cầu và làm tăng mức giá do đường tổng
cung thẳng đứng trong dài hạn.

Những người theo chủ nghĩa tiền tệ khẳng định rằng các nghiên cứu thực
nghiệm lịch sử tiền tệ cho thấy lạm phát luôn luôn là một hiện tượng tiền tệ. Thuyết số
lượng tiền tệ, chỉ đơn giản nói rằng bất kỳ thay đổi nào trong số lượng tiền trong một
hệ thống sẽ làm thay đổi mức giá. Giả sử Y là mức sản lượng mà nền kinh tế tạo ra
trong một năm và P là giá của một đơn vị sản lượng điển hình, khi đó số đồng được
trao đổi trong năm bằng P.Y. Vì tiền trao tay khi giao dịch, chúng ta có thể sử dụng
thông tin này để dự đoán số lần mà một tờ giấy bạc điển hình trao tay trong năm. Nếu
chúng ta ký hiệu V là tốc độ chu chuyển, tức là số lần trung bình mà một tờ giấy bạc
điển hình được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ trong một năm và M là cung tiền,
thì số đơn vị tiền tệ trao đổi trong năm cần phải bằng M.V. Khi đó ta có phương trình
trao đổi:

MV  PY

Khi đó, lạm phát (P tăng) chỉ có thể xảy ra khi lượng tiền cung ứng (M) tăng
nhanh hơn sản lượng (Y): tốc độ tăng cung tiền càng cao thì tỷ lệ lạm phát càng cao
(khi các nhân tố khác không thay đổi)

Những người theo chủ nghĩa tiền tệ cho rằng vòng quay của tiền không bị ảnh
hưởng bởi chính sách tiền tệ (ít nhất là trong thời gian dài), và giá trị thực của sản
lượng được xác định trong thời gian dài bởi năng lực sản xuất của nền kinh tế. Theo
các giả định, động lực chính của sự thay đổi trong mức giá chung là thay đổi trong
lượng tiền. Với vòng quay ngoại sinh (có nghĩa là, vòng quay được xác định bên ngoài
và không bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ), cung tiền xác định giá trị sản lượng
danh nghĩa (bằng chi phí cuối cùng) trong ngắn hạn. Trong thực tế, vòng quay không
phải là ngoại sinh trong ngắn hạn, và do đó, công thức không nhất thiết có nghĩa là
một mối quan hệ ngắn hạn ổn định giữa cung tiền và sản lượng không đáng kể. Tuy
nhiên, về lâu dài, những thay đổi trong vòng quay được giả định được xác định bởi sự

16
phát triển của các cơ chế thanh toán. Nếu vòng quay tương đối không bị ảnh hưởng
bởi chính sách tiền tệ, tỷ giá dài hạn của tăng giá (tỷ lệ lạm phát) bằng với tỷ lệ dài hạn
tăng trưởng của cung tiền cộng với lãi dài hạn ngoại sinh của tốc độ phát triển trừ đi
thời gian dài tốc độ tăng trưởng của sản lượng thực tế

Như vậy theo trường phái trọng tiền thì trong dài hạn mức giá chủ yếu bị ảnh
hưởng bởi tốc độ tăng trưởng cung tiền và không chịu tác động tăng trưởng sản
lượng, nếu cung tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra;
nếu giữ cung tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát.
Trong ngắn hạn có thể có mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và tăng trưởng kinh
tế.
2.3.4. Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển
Mô hình tăng trưởng Tân cổ điển dựa vào sự thay thế giữa máy móc thiết bị và
lao động trong hàm sản xuất để đảm bảo tăng trưởng luôn ở trạng thái bền vững. Mô
hình tăng trưởng Tân cổ điển giả thiết tiến bộ của công nghệ dùng vào sản xuất là một
biến ngoại sinh và có thể áp dụng ngay vào sản xuất qua việc trang bị máy móc thiết bị
mới hoặc cải tiến ngay máy móc thiết bị hiện đang sử dụng.
Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng Tân cổ điển đã bị thực tiễn phản bác ở chỗ khi
tiền lương của người lao động tăng lên (lợi nhuận của nhà sản xuất giảm), máy móc
thiết bị không hoàn toàn thay thế được nhu cầu về lao động. Theo mô hình thì khi tiền
lương tăng, lẽ ra các nhà sản xuất sẽ sử dụng nhiều máy móc thiết bị thay cho lao
động. Nhưng máy móc cũng do lao động tạo ra nên giá của máy móc thiết bị cũng tăng
lên khi tiền lương tăng. Vì vậy khi tiền lương tăng, các nhà sản xuất thường áp dụng
công nghệ sử dụng nhiều lao động hơn là áp dụng công nghệ sử dụng nhiều máy móc
thiết bị.
Mô hình đã phần nào giải thích những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng
nhưng vẫn chưa giải thích trực tiếp được mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát.
Mundell (1963) và Tobin (1965) đã giải thích thành công mối quan hệ giữa lạm phát
và tăng trưởng kinh tế.
Mundell (1963) là người đầu tiên cho thấy rằng lạm phát kỳ vọng có tác động
đến kinh tế thực thông qua đường cong IS-LM. Ông nhận định rằng lãi suất tăng thấp

17
hơn tỷ lệ lạm phát, do đó lãi suất thực giảm trong lạm phát. Ông giả định rằng đầu tư
thực phụ thuộc vào lãi suất thực và tiết kiệm thực tế trên số dư thực tế và lạm phát
cũng làm giảm số dư tiền thực. Điều này tạo ra sự sụt giảm tài sản nhưng lại kích thích
tiết kiệm. Ông tuyên bố rằng những nhược điểm của lạm phát không chỉ do sự thất bại
của tập thể trong việc dự đoán nó. Kỳ vọng của những biến động trong tỷ lệ lạm phát
có ảnh hưởng thực sự đến hoạt động kinh tế. Khi giá cả được kỳ vọng là tăng, tỷ lệ lãi
suất tiền tệ tăng ít hơn tỷ lệ lạm phát tạo động lực cho đầu tư phát triển vượt bậc và
ngược lại.
Tobin (1965) cho rằng tiền có giá trị lưu trữ trong nền kinh tế và cho thấy rằng
lạm phát có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tiền có vai trò là một tài sản tài
chính chứ không phải là vốn hiện vật. Kết quả của Tobin cho rằng lạm phát giúp bôi
trơn nền kinh tế vì nó giúp thị trường lao động điều chỉnh phù hợp, là nguyên nhân
khiến cho các cá nhân kiếm được nhiều vốn hơn là giữ tiền mặt bởi vì tiền và tỷ suất
vốn phụ thuộc tiêu cực vào tỷ lệ lạm phát

2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm

2.4.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới

Cho đến giữa những năm 1970 có ít bằng chứng thực nghiệm cho bất kỳ mối
quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế và thậm chí đã có những nghi ngờ, trong
mối quan hệ trực tiếp. Cũng giống như các mô hình lý thuyết, kết quả nghiên cứu thực
nghiệm thay đổi qua thời gian từ quan điểm truyền thống của mối quan hệ tích cực
giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế đến mối quan hệ phi tuyến tính trong những năm
gần đây. Theo đó, lạm phát có thể có mối quan hệ tuyến tính tích cực, tiêu cực, trung
lập hay phi tuyến tính đối với tăng trưởng kinh tế trong những mô hình lý thuyết.

Sidrauski (1967) cũng có cùng quan điểm với chủ nghĩa trọng tiền, ông đề cập
đến một trạng thái “vô cùng dửng dưng” (superneutral) với lạm phát. Kết quả nghiên
cứu của ông là khi các biến số độc lập với việc tăng trưởng cung tiền trong dài hạn thì
việc tăng lạm phát không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Stockman (1981) đã phát triển mô hình giao dịch ràng buộc và coi tiền như
nguồn vốn miễn phí. Stockman giả định rằng các công ty đưa ra một số tiền mặt trong

18
tài chính tiêu dùng và đầu tư hàng hóa của họ. Mua thực tế của hàng hoá này giảm với
giảm tiền giữ. Ổng nhận thấy một sự gia tăng trong các kết quả tỷ lệ lạm phát ở mức
thấp hơn trạng thái ổn định của sản lượng, kể từ khi lạm phát làm xói mòn sức mua
của số dư tiền; người dân giảm bớt việc nắm giữ tiền mặt và mua vốn khi tỷ lệ lạm
phát tăng lên. Tương ứng, mức độ ổn định của sản lượng giảm xuống để đáp ứng với
sự gia tăng trong tỷ lệ lạm phát. Hay nói cách khác ông cho rằng lạm phát tăng cao sẽ
làm tăng trưởng giảm.

Cooley và Hansen (1989) mở rộng thêm tiền mặt vào mô hình ràng buộc để
xem xét tích lũy vốn. Họ cho rằng hiệu suất biên tế của vốn có mối quan hệ tích cực
đến số lượng lao động. Vì vậy, khi số lượng lao động giảm để đáp ứng với sự gia tăng
lạm phát, thì lợi nhuận của vốn giảm, nguồn vốn ổn định và sản lượng đầu ra giảm. Họ
cho thấy rằng mức sản lượng dài hạn giảm vì tỷ lệ lạm phát tăng. Gillman, Harris và
Matyas (2001) sử dụng một mô hình lý thuyết với kết quả tăng trưởng nội sinh của
Stockman về mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Họ cũng xác
định một mô hình kinh tế đó là phù hợp với kết quả thu được trong các mô hình lý
thuyết. Haslag (1995) cũng cho thấy, trong một nền kinh tế mà trong đó tiền và vốn là
hàng hóa miễn phí, các ngân hàng huy động vốn của tất cả người gửi tiết kiệm nhưng
được yêu cầu giữ tiền như một khoản tiền gửi để đáp ứng dự trữ bắt buộc. Do đó, sự
gia tăng tỷ lệ lạm phát giảm lợi nhuận trên tiền gửi vì lợi nhuận trên tiền gửi là một
trung bình thu nhập từ tiền và vốn. Nếu tiết kiệm giảm do thu nhập trên tiền gửi thấp
thì sẽ có ít vốn tích lũy từ đó cản trở tăng trưởng kinh tế

Fisher (1993) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng trong dữ
liệu chuỗi thời gian, dữ liệu chéo và bộ dữ liệu bảng cho một số lượng lớn của các
quốc gia. Ông đã dựa vào kết quả hồi quy của 101 nước trong giai đoạn 1960-1989
Kết quả chính của những nghiên cứu này là có một tác động tiêu cực của lạm phát đối
với tăng trưởng: khi lạm phát ở mức thấp thì mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế là không tồn tại hoặc thậm chí lạm phát thúc đẩy tăng trưởng. Trong khi lạm
phát ở mức cao có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua tăng trưởng
năng suất. Fisher (1993) lập luận rằng lạm phát ảnh hưởng đến sự phân bổ hiệu quả
các nguồn lực do những thay đổi bất lợi của giá. Đồng thời giá cả tương đối xuất hiện
19
là một trong những kênh quan trọng nhất trong quá trình ra quyết định hiệu quả. Cùng
với Fisher thì Bullard và Keating (1995) cũng nhận định rằng mối quan hệ giữa lạm
phát và tăng trưởng kinh tế là ngược chiều nhau.

Manuelli và Jones (1995) xem xét các mô hình tăng trưởng nội sinh với xây
dựng nguồn cung lao động có hiệu quả để cho thấy tác động của tăng trưởng tiền phúc
lợi và tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng cầu tiền được tạo ra cho mục đích giao
dịch. Nếu khấu hao danh nghĩa được bao gồm trong các mã số thuế thì thuế suất biên
tế thực trên thu nhập đầu tư được thay đổi bởi tỷ lệ lạm phát. Khi tỷ lệ lạm phát tăng,
giá trị chiết khấu của các khoản tín dụng thuế khấu hao giảm, và do đó ảnh hưởng của
thuế lên thu nhập vốn cao hơn. Chúng làm chậm tỷ lệ tích lũy vốn do thu nhập về vốn
sau thuế thấp hơn. Điều này làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Barro (1996) phân tích tác động của lạm phát và các biến khác như năng suất,
chính trị và những vấn đề khác lên tăng trưởng kinh tế ở các nước khác nhau trong
thời gian 30 năm. Ông sử dụng hệ thống của phương trình hồi quy trong đó yếu tố
quyết định khác của tăng trưởng coi như không đổi. Để ước tính lạm phát ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế mà không cần xem xét các vấn đề nội sinh của lạm phát, ông
khái quát lạm phát là một biến giải thích theo từng thời kỳ cùng với các yếu tố khác
của tăng trưởng kinh tế. Kết quả chỉ ra rằng có một mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát
và tăng trưởng với một hệ số -0.024. Một vấn đề phát sinh từ kết luận trên là các hồi
quy có thể cho thấy mối quan hệ nhân quả từ lạm phát sang tăng trưởng. Lạm phát là
một biến nội sinh tác động đến tăng trưởng và các biến khác có liên quan đến tăng
trưởng. Ví dụ một mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lạm phát và tăng trưởng có thể xảy ra
nếu một ngoại sinh của tăng trưởng giảm thì có xu hướng làm cho tỷ lệ lạm phát cao
hơn. Ông sử dụng các biến công cụ như tính độc lập của ngân hàng trung ương, để
tránh vấn đề: lạm phát có độ trễ và tình trạng phụ thuộc trước đây, mỗi các biến này có
liên quan đến lạm phát. Kết quả có ý nghĩa thống kê và khẳng định thêm mối quan hệ
tiêu cực giữa lạm phát và tăng trưởng. Như vậy, có một số lý do để tin rằng mối quan
hệ nhân quả phản ánh lạm phát dài hạn cao thì giảm tăng trưởng. Cuối cùng, ông kết
luận rằng mặc dù kết quả có vẻ nhỏ, những ảnh hưởng lâu dài trên các chuẩn mực của
cuộc sống có thể là đáng kể.
20
Espinosa và Yip (1995) đã xem xét sự tương tác giữa lạm phát và tăng trưởng
bằng cách sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh có trung gian tài chính rõ ràng. Họ sử
dụng sở thích rủi ro như là cơ sở của họ để xác định tác động của một biến khác, có
nghĩa là mối quan hệ phụ thuộc vào những đại diện ít rủi ro. Nếu các đại diện là khá sợ
rủi ro, tỷ lệ lạm phát cao hơn làm giảm tăng trưởng kinh tế. Nếu đại diện không thích
rủi ro đủ thấp thì có mối quan hệ tích cực giữa hai biến đó là phù hợp với nguyên tắc
của đường cong Philips.

Hung (2001) nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế dựa
trên một mô hình với lựa chọn bất lợi và các vấn đề xác tình trạng kiểm nghiệm bất
lợi. Ông đã cho thấy rằng, nếu chi phí ngân hàng cho thấy không có tác động bên
ngoài, có mối quan hệ tích cực giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu
chi phí ngân hàng cho thấy tiết kiệm do quy mô, mối quan hệ giữa hai biến số phụ
thuộc vào tỷ lệ lạm phát ban đầu. Nếu tỷ lệ lạm phát ban đầu là cao, sự gia tăng tỷ lệ
lạm phát giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngược lại.

Singh và Kalirajan (2003) sử dụng các dữ liệu hàng năm từ Ấn Độ trong giai
đoạn 1971-1998 phân tích hiệu quả ngưỡng của tăng trưởng kinh tế lạm phát. Các phát
hiện cho thấy rõ ràng rằng sự gia tăng lạm phát từ bất kỳ cấp độ có ảnh hưởng tiêu cực
đến tăng trưởng kinh tế và có thể thu được lợi ích đáng kể bằng cách tập trung các
chính sách tiền tệ theo hướng duy trì sự ổn định giá cả. Andres và Hernando (1997)
cho thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong thời gian
dài. Lạm phát làm giảm mức độ đầu tư cũng như hiệu quả sử dụng của các yếu tố đó.
Nó có một tác động tiêu cực tạm thời về mức tăng trưởng dài hạn, do đó làm giảm thu
nhập bình quân đầu người. Họ kết luận rằng chi phí về lâu dài của lạm phát là lớn và
nỗ lực để giảm lạm phát sẽ giúp tăng trưởng kinh tế tốt hơn.

Faria và Carneiro (2002) nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và sản lượng
trong một nền kinh tế phải đối mặt với những cú sốc lạm phát cao liên tục. Các tác giả
áp dụng cấu trúc tối thiểu và sử dụng thực hiện các ý tưởng rằng những cú sốc lạm
phát có thể được chia thành các thành phần thường trực và tạm thời. Kết quả chỉ ra
rằng trong dài hạn, phản ứng của sản lượng với một cú sốc lạm phát ở nước lạm phát
cao thì không có ý nghĩa đáng kể. Kết quả có thể được coi là bằng chứng chống lại
21
quan điểm cho rằng lạm phát và sản lượng có liên quan đáng tin cậy trong thời gian
dài. Những kết quả này hỗ trợ Sidrauski (1967) về trạng thái “vô cùng dửng dưng” của
tiền trong thời gian dài, lạm phát không ảnh hưởng đến tăng trưởng. Tuy nhiên, trong
ngắn hạn, nghiên cứu của Faria và Carneiro (2002) cung cấp bằng chứng trái ngược
với mô hình của Sidrauski là: những thay đổi trong sản lượng tác động tiêu cực đến
lạm phát.

Gần đây, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy sự tương tác tăng trưởng lạm
phát là phi tuyến tính và có dạng lõm. Bruno và Easterly (1998) xác định một giai
đoạn khủng hoảng lạm phát vì một khoảng thời gian khi mà tỷ lệ lạm phát vượt quá 40
phần trăm, thử đánh giá đất nước thực hiện như thế nào trước, trong và sau giai đoạn
khủng hoảng. Kết quả cho thấy ở mức lạm phát cao hơn, có một mối quan hệ tiêu cực
giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, trong đó chi phí của lạm phát sẽ cao hơn. Ở cấp
độ nhỏ và trung bình của lạm phát kết quả là mơ hồ trong đó cho thấy không có mô
hình phù hợp. Họ tin rằng sẽ có sự phục hồi của nền kinh tế nếu có giảm thành công
của lạm phát sau khủng hoảng. Sarel (1995), “Những tác động phi tuyến tính của lạm
phát lên tăng trưởng kinh tế” sử dụng dữ liệu của 87 quốc gia trong giai đoạn 1970-
1990 củng cố ý tưởng rằng mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế là phi tuyến
tính. Ông nhận thấy rằng 8% là ngưỡng thích hợp của lạm phát. Dưới ngưỡng, lạm
phát không đáng kể hoặc thậm chí ít có tác động tích cực trong khi ở trên ngưỡng này
thì nó có tác động tiêu cực và đáng kể đến tăng trưởng kinh tế.

Khan và Senhadji (2001) phân tích hiệu quả ngưỡng giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế bằng cách sử dụng một tập hợp các dữ liệu trong đó bao gồm 140 quốc
gia từ giai đoạn 1960-1998. Họ nhìn vào mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
cho các nước phát triển và đang phát triển một cách riêng biệt. Phương pháp ước tính
bình phương nhỏ nhất có điều kiện được sử dụng bằng cách hình thành mô hình log
lạm phát để tránh sự bất đối xứng trong phân phối mạnh lạm phát. Các kết quả thực
nghiệm cho thấy sự tồn tại của một ngưỡng mà vượt qua ngưỡng đó lạm phát tạo ra
một tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Mức lạm phát dưới mức ngưỡng của lạm phát
không có hoặc ít có tác dụng tích cực đến tăng trưởng. Kết quả cũng cho thấy ngưỡng

22
là nhỏ đối với các nước đang phát triển so với các nước đang phát triển (1-3 % và 11-
12 % tương ứng) và ước tính đều có ý nghĩa thống kê.

Li (2006), sử dụng số liệu 90 nước đang phát triển, giai đoạn 1962-2004,
ngưỡng lạm phát là 14%. Christoffersen và Doyle (1998), sử dụng số liệu GDP theo
giá so sánh, dân số, cơ cấu hàng xuất khẩu, chỉ số cải cách chuyển đổi của giai đoạn
1990-1997 đã tìm ra ngưỡng lạm phát là 13% cho các nước có nền kinh tế chuyển đổi.

Qaiser Munir, Kasim Mansur và Fumitaka Furuoka (2009), “Lạm phát và tăng
trưởng kinh tế ở Malaysia” đã nghiên cứu mối quan hệ này dựa trên mô hình của
Hansen (2000). Họ đã sử dụng dữ liệu hàng năm của Malaysia từ 1970-2005. Kết quả
là lạm phát sẽ thúc đẩy tăng trưởng nếu lạm phát dưới 3.89% và sẽ tương quan ngược
nếu vượt qua ngưỡng này.

Hwang và Wu (2011) sử dụng phương trình kế toán tăng trưởng làm cơ sở mô


hình cho họ kiểm tra ngưỡng lạm phát tác động lên tăng trưởng kinh tế ở Trung
Quốc. Họ nhận thấy rằng tác động của ngưỡng lạm phát là rất quan trọng và
mạnh. Trên mức ngưỡng 2.50%, mỗi 1% tăng trong tỷ lệ lạm phát cản trở tăng trưởng
kinh tế bằng 0.61%; dưới ngưỡng này, mỗi 1% tăng trong tỷ lệ lạm phát kích thích
tăng trưởng 0.53%. Điều này chỉ ra rằng lạm phát gây hại cho tăng trưởng kinh tế
nhưng ngược lại lạm phát thấp có lợi cho tăng trưởng Trung Quốc.

Có một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng ở châu Phi. Tabi và Ondoa (2001) nghiên cứu mối liên hệ giữa tăng trưởng
kinh tế, lạm phát và tiền trong lưu thông. Họ phân tích tầm quan trọng lớn của biến số
tiền tệ tăng trưởng kinh tế ở Cameroon. Sử dụng dữ liệu từ 1960-2007, họ xây dựng
mô hình VAR để xác định mối liên hệ giữa các biến nói trên. Kết quả cho thấy tiền
trong lưu thông gây ra sự tăng trưởng và tăng trưởng gây ra lạm phát. Kết luận thú vị
là gia tăng lượng tiền trong lưu thông không nhất thiết gây ra sự gia tăng mức giá
chung.

Chimobi (2010) cố gắng để xác định nếu có là mối quan hệ giữa tăng trưởng và
lạm phát bằng cách sử dụng chỉ số giá tiêu dùng của Nigeria 1970-2005. Ông kết luận
rằng không có mối quan hệ lâu dài giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Nigeria

23
nhưng cho thấy lạm phát có ảnh hưởng đến tăng trưởng. Leshero (2012) sử dụng
phương pháp hồi quy được phát triển bởi Khan và Senhadji (2001) cho thấy rằng
ngưỡng lạm phát là 4% ở Nam Phi. Ở mức lạm phát dưới ngưỡng có mối quan hệ tích
cực giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế và các mối quan hệ là không đáng kể. Nhưng
ở cấp độ lạm phát ở trên ngưỡng các mối quan hệ là tiêu cực và đáng kể

Robert J.Barro (2013), “Lạm phát và tăng trưởng kinh tế *” đã sử dụng dữ liệu
của 100 quốc gia trong giai đoạn từ 1960-1990 để phân tích mối quan hệ giữa lạm phát
và tăng trưởng kinh tế. Kết quả là đã tìm thấy tương quan âm giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế.
2.4.2. Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Nguyễn Trung Chính (2009) nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế trong giai đoạn 1995-2008 dựa trên phương pháp hồi quy đồng liên kết,
mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM) và mô hình VAR. Kết quả là tăng trưởng và lạm phát
có mối quan hệ đồng liên kết với ước lượng hệ số đồng liên kết là 0.5883 có ý nghĩa ở
mức 1%. Trong dài hạn và ngắn hạn, sự thay đổi của tăng trưởng nhanh hơn sự thay
đổi của lạm phát. Từ đó tác giả nhận định rằng lạm phát có tác động tích cực đến tăng
trưởng khi chưa vượt qua ngưỡng.

Phùng Duy Quang (2013), giữa lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ tác
động lẫn nhau. Bằng việc áp dụng mô hình đồng liên kết ECM, mô hình VAR trên cơ
sở dữ liệu Việt Nam giai đoạn 2008-2012. Kết quả là mối quan hệ giữa lạm phát và
tăng trưởng là đồng biến trong ngắn hạn. Trong dài hạn thì khi lạm phát và tăng trưởng
lệch khỏi vị trí cân bằng thì sẽ có sự điều chỉnh đưa các yếu tố vĩ mô trở về trạng thái
cân bằng.

Trần Hoàng Ngân và cộng sự (2013) đã nghiên cứu phân tích dữ liệu Việt Nam
trong giai đoạn 1987-2012, kết quả là lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực nhẹ đến tăng
trưởng kinh tế và đề xuất ngưỡng lạm phát cho Việt Nam là 5-6%.

Trương Minh Tuấn (2013) đã sử dụng mô hình VAR và ECM để kiểm định mối
tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả

24
nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
trong cả dài hạn và ngắn hạn.

Sử Đình Thành (2015) sử dụng mô hình Panel Smooth Transition Regression


(PSTR) tìm thấy ngưỡng lạm phát mục tiêu là 7,84% cho 5 nước ASEAN trong đó có
Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu này có hạn chế là chưa đề cập đến những biến động,
bất ổn trong lạm phát và tăng trưởng kinh tế sẽ có tác động thế nào đối với nền kinh tế.

Lê Thanh Tùng và Phạm Tiến Thành (2015) sử dụng phương pháp OLS, 2-SLS
và GMM với dữ liệu hàng năm từ 1986-2013, họ đã tìm thấy ngưỡng lạm phát ở Việt
Nam là 7%.

Ngô Kim Ngọc và Nguyễn Khương Duy (2015), Đường cong Phillips và
ngưỡng lạm phát ở Việt Nam, quan quan sát và nghiên cứu đường cong Phillips đã cho
kết quả là ở Việt Nam tồn tại ngưỡng lạm phát xung quanh 10%, khi lạm phát vượt
qua ngưỡng này sẽ làm cho tăng trưởng sụt giảm.

Hồ Thị Lam (2015), Hiệu ứng ngưỡng trong mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam, tác giả áp dụng cách tiếp cận ARDL bounds test để kiểm
định và tìm thấy ngưỡng lạm phát tối ưu là 8%.

Nguyễn Minh Sáng và Ngô Nữ Diệu Khuê (2015), Lạm phát và tăng trưởng
kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm các nước đang phát triển và trường hợp Việt Nam.
Bằng phương pháp tự hồi quy với mẫu nghiên cứu 17 nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam giai đoạn 2000-2012. Kết quả tìm được ngường lạm phát là từ 11-12%.

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây

Quan hệ giữa lạm phát và


Các tác giả, năm công bố Ngưỡng lạm phát
tăng trưởng kinh tế

Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới

Sidrauski (1967) Lạm phát không ảnh hưởng


đến tăng trưởng kinh tế

Stockman (1981), Cooley và Lạm phát tác động tiêu cực

25
Hansen (1989), Gillman, Harris đến tăng trưởng
và Matyas (2001), Haslag
(1995), Fisher (1993), Manuelli
và Jones (1995),Andres và
Hernando (1997), Singh và
Kalirajan (2003), Faria và
Carneiro (2001), Robert J.Barro
(2013)

Barro (1996), Espinosa và Yip Lạm phát và tăng trưởng vừa


(1999), Hung (2001) có tác động tiêu cực, vừa có
tác động tích cực lẫn nhau.

Bruno và Easterly (1998), Lạm phát cao thì có mối quan Tồn tại ngưỡng
hệ tiêu cực với tăng trưởng lạm phát
kinh tế, lạm phát thấp hoặc
vừa phải thì mối quan hệ
không rõ ràng với tăng trưởng
kinh tế

Sarel (1995) Lạm phát và tăng trưởng có Ngưỡng lạm phát


mối quan hệ phi tuyến tính. 8%
Dưới ngưỡng thì mối quan hệ
giữa lạm phát và tăng trưởng
là tích cực, trên ngưỡng thì
mối quan hệ này là tiêu cực

Khan và Senhadji (2001) - Đối với nước phát


Lạm phát sẽ thúc đẩy tăng
triển thì ngưỡng là
trưởng nếu lạm phát dưới
1-3%
ngưỡng và sẽ tương quan
ngược nếu vượt qua ngưỡng - Đối với nước
đang phát triển là

26
11-12%

Li (2006), Christoffersen và Ngưỡng lạm phát


Doyle (1998) lần lượt là là 14%
và 13%

Qaiser Munir, Kasim Mansur và Ngưỡng lạm phát


Fumitaka Furuoka (2009) của Malaysia là
3.89%

Hwang và Wu (2011) Ngưỡng là 2.5%

Leshero (2012) Ngưỡng lạm phát


là 4% ở Nam Phi

Tabi và Ondoa (2001) Tăng trưởng gây ra lạm phát

Chimobi (2010) Không có mối quan hệ lâu dài


giữa lạm phát và tăng trưởng
nhưng lạm phát có tác động
đến tăng trưởng

Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Nguyễn Trung Chính (2009) Lạm phát có tác động tích cực Tồn tại ngưỡng
khi chưa vượt qua ngưỡng lạm phát

Phùng Duy Quang và cộng sự Quan hệ đồng biến trong ngắn


(2013) hạn

Trần Hoàng Ngân và cộng sự Lạm phát ảnh hưởng tiêu cực Ngưỡng 5-6%
(2013) nhẹ đến tăng trưởng kinh tế

Trương Minh Tuấn (2013) Mối quan hệ tiêu cực trong cả


ngắn hạn và dài hạn

Sử Đình Thành (2015) Lạm phát sẽ thúc đẩy tăng 7.84% cho 5 nước
trưởng nếu lạm phát dưới ASEAN

27
Lê Thanh Tùng và Phạm Tiến ngưỡng và sẽ tương quan 7% đối với Việt
Thành (2015) ngược nếu vượt qua ngưỡng Nam

Ngô Kim Ngọc và Nguyễn 10% đối với Việt


Khương Duy (2015) Nam

Hồ Thị Lam (2015) 8% đối với Việt


Nam

Nguyễn Minh Sáng và Ngô Nữ 11-12% đối với các


Diệu Khuê (2015) nước đang phát
triển

TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Chương hai đã trình bày cơ sở lý luận về lạm phát và tăng trưởng kinh tế, các nghiên
cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trên thế giới và Việt
Nam. Trên cơ sở đó làm căn cứ để xây dựng mô hình nghiên cứu cho bài luận văn
được trình bày chi tiết trong chương 3.

28
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Giả thuyết, mô hình và dữ liệu nghiên cứu
3.1.1. Các giả thuyết nghiên cứu
Thứ nhất, căn cứ vào nghiên cứu của Barro (1996), Espinosa và Yip (1995),
Hung (2001) Trương Minh Tuấn (2013), họ cho rằng lạm phát và tăng trưởng kinh tế
có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Do đó giả thuyết thứ nhất là tồn tại mối quan hệ giữa
lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.
Thứ hai, căn cứ vào lý thuyết tăng trưởng của Keynes và các nghiên cứu của
Stockman (1981), Cooley và Hansen (1989), Bruno và Easterly (1995), Barro (2013),
Fisher (1993), Andres và Hernando (1997) cho thấy rằng lạm phát và tăng trưởng kinh
tế có mối quan hệ tiêu cực trong dài hạn. Do đó, giả thuyết thứ hai là lạm phát và tăng
trưởng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều trong dài hạn.
Thứ ba, căn cứ vào nghiên cứu của Khan và Senhadji (2001), Sarel (1995),
Trần Hoàng Ngân (2013), Sử Đình Thành (2014), Lê Thanh Tùng và Phạm Tiến
Thành (2015), Hồ Thị Lam (2015) cho thấy lạm phát sẽ thúc đẩy tăng trưởng nếu lạm
phát dưới ngưỡng và sẽ tương quan ngược chiều nếu lạm phát vượt ngưỡng. Giả
thuyết thứ ba là tồn tại ngưỡng lạm phát tại Việt Nam.
3.1.2. Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở xem xét nghiên cứu của Fekadu Dereje Girma (2012), “Mối quan hệ
giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Ethiopia: Phân tích thực nghiệm giai đoạn
1980-2011” và nghiên cứu của Khan và Senhadji (2001) về ngưỡng lạm phát. Tác giả
đã sử dụng mô hình VAR, VECM và hồi quy theo ngưỡng lạm phát nhằm xem xét mối
quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, đồng thời tìm ra ngưỡng
lạm phát tối ưu cho Việt Nam.
 Phần đầu, trên cơ sở xem xét các nghiên cứu trước đó, tác giả đã sử dụng
phương pháp kiểm định đơn vị, phân tích đồng liên kết Johansen, kiểm định nhân quả
Granger, mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM và mô hình VAR xem xét mối quan
hệ trong dài hạn và ngắn hạn giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong
giai đoạn từ quý 1/1995 đến quý 2/2015. Mô hình nghiên cứu tổng quát như sau:
29
LnGDPt  0  1LnCPIt  t
Trong đó:
LnGDPt: Logarit cơ số tự nhiên của biến GDP tại thời điểm t
LnCPIt: Logarit cơ số tự nhiên của biến CPI tại thời điểm t
 t : Nhiễu trắng
t: thời gian, tính theo quý
 Phần thứ hai của nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình mô phỏng theo
nghiên cứu của Khan và Senhadji để ước lượng ngưỡng lạm phát tối ưu cho Việt Nam.
Công thức được áp dụng là:
GDP   0  1CPI   2 DU (CPI  k )  

Trong đó:
GDP: Là tăng trưởng hàng năm
CPI: Lạm phát theo năm
k: Ngưỡng lạm phát tối ưu.
DU là biến giả
DU =1 nếu CPI  k
DU =0 nếu CPI  k
3.1.3. Dữ liệu nghiên cứu
Căn cứ vào mô hình đề xuất, dữ liệu được thu thập cho nghiên cứu này là tỷ lệ
tăng trưởng GDP và tốc độ tăng CPI. Đồng thời việc lựa chọn tỷ lệ tăng trưởng GDP
và tốc độ tăng CPI tính theo % cho việc nghiên cứu là xuất phát từ thực tiễn của các cơ
quan nhà nước thường sử dụng các chỉ tiêu này để phản ánh các vấn đề về tăng trưởng
kinh tế và lạm phát.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam và Quỹ tiền
tệ IMF và ADB
+ Dữ liệu theo quý trong giai đoạn từ quý 1/1995 đến quý 2/2015. Bài nghiên
cứu bao gồm 2 biến: Biến tăng trưởng được nghiên cứu thông qua chỉ tiêu tổng sản
phẩm quốc dân (GDP) theo quý tính theo giá năm 1994, đơn vị là tỷ đồng. Lạm phát
được nghiên cứu thông qua chỉ số giá tiêu dùng CPI theo quý, xác định vào thời điểm
cuối mỗi quý với lỳ gốc là năm 2010 = 100 điểm. Để đơn giản hóa dữ liệu, dữ liệu
30
được quy tỷ lệ so với cùng quý 1/1995 rồi lấy logarit cơ số tự nhiên. Hai biến GDP và
CPI được tính tốc độ tăng trưởng so sánh với quý 1/1995 trước khi tính logarit cơ số tự
nhiên.
+ Dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng CPI và tốc độ tăng trưởng GDP theo năm.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian (ADF)

Trong phân tích kinh tế khi dữ liệu chuỗi thời gian được sử dụng, tính dừng của
chuỗi thời gian rất quan trọng vì thực tế hầu hết các mô hình thống kê đều được thực
hiện dưới giả định là chuỗi thời gian dừng. Chuỗi thời gian có tính dừng nếu hàm phân
phối xác suất của nó không thay đổi theo thời gian. Nghĩa là trung bình và phương sai
của phương trình không thay đổi theo thời gian và giá trị của đồng phương sai giữa hai
đoạn chỉ phụ thuộc vào khoảng cách hay độ trễ về thời gian giữa hai đoạn này chưa
không phụ thuộc vào thời điểm thực tế mà đồng phương sai được tính (Ramanathan,
2002). Nếu chuỗi là không có tính dừng, thì những trình tự can thiệp sau đó là không
có giá trị . Kết quả suy ra từ mô hình hồi quy sẽ cho ra kết quả sai nếu dữ liệu không
có tính dừng. Vì vậy việc đầu tiên là phải kiểm tra sự tồn tại tính dừng của chuỗi tăng
trưởng GDP và lạm phát CPI. Để kiểm tra tính dừng trong nghiên cứu này dùng kiểm
định Augmented Dickey-Fuller (ADF). Các độ trễ thời gian (lags) dùng trong mô hình
sẽ được tác giả tham khảo trong các nghiên cứu khác có kích cỡ mẫu và đặc tính dữ
liệu mang tính tương đồng, thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn AIC (Akaike
information Criteria) về xác định độ trễ.

Kiểm định ADF là dạng mở rộng của kiểm định DF, kiểm định này được thực
hiện bằng cách bổ sung vào phương trình: Yt  1   2TIME  Yt 1  ut các biến trễ của
sai phân phụ thuộc ∆Yt. Ta có phương trình mới:

Yt  1   2TIME  Yt 1   i  Yt 1  ut

Khi đó:

– Nếu     ADF suy ra không bác bỏ giả thuyết H 0 , hay tồn tại nghiệm đơn

vị (chuỗi dữ liệu không dừng)


31
– Nếu     ADF suy ra bác bỏ giả thuyết H 0 , hay không tồn tại nghiệm đơn

vị ( chuỗi dữ liệu dừng)

3.2.2. Kiểm định độ trễ


Để làm rõ sự thay đổi tăng trưởng kinh tế phụ thuộc như thế nào vào sự thay
đổi của lạm phát và sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế thời kỳ trước đó. Tác giả sử
dụng phương pháp phân tích phương sai VAR để kiểm định. Lựa chọn độ trễ căn cứ
vào độ trễ được nhiều tiêu chí đề nghị nhất.
Một số tiêu chí lựa chọn:
 Tiêu chí Akaike Information Criterion (AIC) của Akaike (1974)
 RSS  2k
ln AIC  ln  
 n  n
 Tiêu chí Schwarz Bayesian Criterion (SBC) của Schwarz (1978)
 RSS  k
ln SBC  ln  
 n  n
 Tiêu chí Finite Prediction Error (FPE) của Akaike (1970)
 RSS  nk
FPE   
 n  nk
 Tiêu chí Hannan and Quin Criterion (HQC) của Quin (1979)
 RSS 
HQC     ln( n) 
2k / n

 n 
3.2.3. Kiểm định đồng liên kết Johansen
Khi hồi quy với các chuỗi thời gian, có thể kết quả hồi quy là giả mạo do các
chuỗi này có cùng xu thế. Tuy nhiên, Engle và Granger (1987) cho rằng nếu kết hợp
tuyến tính của các chuỗi thời gian không dừng có thể là một chuỗi dừng và các chuỗi
thời gian không dừng đó được cho là đồng liên kết. Kết hợp tuyến tính dừng được gọi
là phương trình đồng liên kết và có thể được giải thích như mối quan hệ cân bằng dài
hạn giữa các biến. Nói cách khác nếu phần dư trong mô hình hồi quy giữa các chuỗi
thời gian không dừng là một chuỗi dừng thì kết quả hồi quy là thực và thể hiện mối
quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến trong mô hình. Mục đích của kiểm định đồng
liên kết là xác định xem một nhóm các chuỗi không dừng có đồng liên kết hay không.

32
Kiểm định đồng liên kết Johansen dựa trên sự ước lượng giá trị (maximum
likelihood), giá trị (maximum Engle) và giá trị thống kê (Trace value) để tìm ra số
lượng vecto liên kết.
Giả thiết khi kiểm định đồng liên kết là H 0 : Không có đồng liên kết (non-
cointegration). Ta so sánh giá trị Trace value hoặc Maximum eigen value với giá trị
(critical value) ở mức ý nghĩa  % (1%, 5%, 10%)
– Nếu: Giá trị Trace value hoặc Maximum eigen value < giá trị Critical value,
suy ra chấp nhận giả thuyết H 0 (không có đồng liên kết)
– Nếu: Giá trị Trace value hoặc maximum eigen value > giá trị Critical value,
suy ra bác bỏ giả thuyết H 0 ( có đồng liên kết)

3.2.4. Kiểm định nhân quả Granger

Kiểm định đồng liên kết Johansen cho thấy có mối quan hệ dài hạn giữa lạm
phát và tăng trưởng kinh tế nhưng chưa cho thấy mối quan hệ trực tiếp giữa các biến.
Do đó kiểm định nhân quả Granger để xem xét mối quan hệ động ngắn hạn giữa các
biến số. (Phạm Trí Cao, 2010)
Để kiểm định liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả Granger giữa hai chuỗi thời
gian LnGDP và LnCPI. Ta xây dựng 2 phương trình sau:
LnGDPt   0   1 LnGDPt 1  ...   p LnGDPt  p  1 LnCPI t 1  ...   2 LnCPI t  p   t

LnCPI t   0   1 LnCPI t 1  ...   p LnCPI t  p  1 LnGDPt 1  ...   2 LnGDPt  p   t

Để xem các biến trễ của LnCPI có giải thích cho LnGDP (LnCPI tác động nhân
quả Granger lên LnGDP) và các biến trễ của LnGDP có giải thích cho LnCPI (LnGDP
tác động nhân quả Granger lên LnCPI) hay không ta kiểm định giả thiết sau cho mỗi
phương trình
H0 : 1   2  ...   p  0

Để kiểm định giả thiết đồng thời này ta sử dụng thống kê F của kiểm định Wald
và cách quyết định như sau: Nếu giá trị thống kê F tính toán lớn hơn giá trị thống kê F
phê phán ở một mức ý nghĩa xác định, ta bác bỏ H0 và ngược lại. Có bốn khả năng như
sau:

33
- LnCPI tác động lên LnGDP nhưng các biến trễ của LnGDP không tác động
lên LnCPI
-LnGDP tác động lên LnCPI nhưng các biến trễ của LnCPI không tác động lên
LnGDP
- LnGDP và LnCPI tác động qua lại lẫn nhau
- LnGDP và LnCPI không có mối quan hệ nhân quả nào.

3.2.5. Mô hình tự hồi quy vecto VAR

Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế không đơn thuần chỉ theo
một chiều, nó có những ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Do đó ta dùng mô hình VAR để
xét ảnh hưởng qua lại giữa các biến này.

Mô hình VAR về cấu trúc gồm nhiều phương trình và có các trễ của các biến
số, là mô hình động của một số biến thời gian. Căn cứ vào nghiên cứu này, mô hình
VAR có dạng tổng quát như sau :

LnGDP   10   11 LnGDPt 1  ...   1 p LnGDPt  p  11 LnCPI t 1  ...  1 p LnCPI t  p   1t

LnCPI   20   21 LnCPI t 1  ...   2 p LnCPI t  p   21 LnGDPt 1  ...   2 p LnGDPt  p   2t

Trong mô hình trên, mỗi phương trình đều chứa p trễ của mỗi biến. Với hai
biến mô hình có 22p hệ số góc và 2 hệ số chặn.

3.2.6. Mô hình sai số hiệu chỉnh VECM

Mô hình VECM được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu quốc tế và được nhìn
nhận là một phương pháp thích hợp để lượng hóa tác động trong ngắn hạn và dài hạn.
Mô hình VECM là một dạng mô hình Var tổng quát, được sử dụng trong trường hợp
chuỗi dữ liệu là không dừng và chứa đựng mối quan hệ đồng liên kết.

Xét mô hình VAR bậc p trong nghiên cứu này như sau:

Yt  A1Yt 1  A2Yt  2  ...  Ap Yt  p  u t

 LnGDP 
Trong đó: Yt   t

 LnCPI t 

34
Ai : Ma trận vuông cấp 2 x 2, i  1... p

u1t 
u : nhiễu trắng ; u t   
u 2t 

p : Bậc tự tương quan hay số trễ

Từ mô hình trên ta viết lại mô hình VECM như sau :

Yt  Yt  Yt 1  Yt 1  C1 Yt 1  C 2 Yt 2  ...  C p Yt  p  u t

Trong đó:

  ( I  A1  A2  ...  A p )

p
Ci    A j ; i  1... p  1
j i 1

 Yt 1 : là phần hiệu chỉnh sai số của mô hình

3.2.7. Hàm phản ứng IRF và phân rã phương sai

 Hàm phản ứng đẩy IRF

Hàm phản ứng đẩy cho thấy tác động của những cú sóc ngoại sinh trên toàn bộ
tiến trình theo thời gian. Do đó, người ta có thể phát hiện mối quan hệ động theo thời
gian. Ban đầu, nhìn vào việc điều chỉnh các biến nội sinh theo thời gian, sau một cú
sốc giả định theo thời gian t. Việc diều chỉnh này được so sánh với quá trình chuỗi thời
gian mà không có một cú sốc, tức là quá trình thực tế. Các chuỗi phản ứng đẩy chính
là khác biệt cốt yếu giữa hai chuỗi thời gian này.

Nếu các hệ số trong một phương trình nhỏ hơn một, các hiệu ứng sẽ giảm theo
thời gian và sẽ trở lại gần giá trị cân bằng sau một thời gian nhất định.

Phương pháp này được sử dụng để biết những kết quả của một đơn vị gia tăng
lạm phát đến giá trị hiện tại và tương lai của tăng trưởng GDP và ngược lại. Trong
nghiên cứu này hàm phản ứng đẩy mô tả ảnh hưởng của cú sốc lạm phát hoặc tăng
trưởng đến biến còn lại ở hiện tại hoặc tương lai.

35
 Phân rã phương sai

Ngược lại với hàm phản ứng đẩy, nhiệm vụ của phân rã phương sai là để đạt
được sự thông gọn về khả năng dự báo. Theo sự tương tác giữa các phương trình, sự
không chắc chắn được chuyển đến tất cả các phương trình. Mục đích của phân rã là để
giảm sự không chắc chắn trong một phương trình tới phương sai của sai số trong tất cả
các phương trình. Nó giải thích mức độ mà tại đó tăng trưởng kinh tế được giải thích
bởi những cú sốc của lạm phát.

3.2.8. Xác định ngưỡng lạm phát theo kỹ thuật CRDL

Ước lượng hồi quy các giá trị khác nhau của k. Giá trị k tối ưu được chọn là giá
trị làm tối đa hóa R2 với hồi quy tương ứng. Hay nói cách khác, ngưỡng lạm phát tối
ưu là mức mà ước lượng của nó làm tối thiểu bình phương các phần dư.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày những nền tảng lý thuyết vững chắc để xây dựng và thiết
kế mô hình nghiên cứu bao gồm: dữ liệu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, các phương
pháp phân tích dữ liệu ( Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian, kiểm định độ trễ,
kiểm định đồng liên kết Johansen, kiểm định nhân quả granger, Mô hình tự hồi quy
vecto VAR, mô hình VECM, phân tích hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai, xác
định ngưỡng lạm phát). Với những cơ sở nền tảng trên đã làm căn cứ cho quá trình
chạy mô hình và cho ra những kết quả được trình bày trong chương 4.

36
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng về lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
4.1.1. Giai đoạn 1986-1995
Bảng 4.2: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-1995

Năm 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995
GDP(%) 2.8 3.63 6.01 4.68 5.09 5.81 8.7 8.08 8.83 9.54
CPI(%) 774.7 223.1 349 36 67.1 67.5 17.5 5.2 14.4 12.7
Nguồn : Tổng cục thống kê

Nguồn: Tổng cục thống kê


Hình 4.1 : Diễn biến lạm phát và tăng trưởng (%) giai đoạn 1986-1995
Nền kinh tế Việt Nam kể từ năm 1989 bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới: từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa; phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó khu vực tư nhân đóng vai trò
ngày càng quan trọng, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thề giới một cách hiệu
quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. Nền kinh tế bắt đàu có những thay
đổi đáng kể: tăng trưởng thấp từ những năm 80 đến tăng trưởng cao những năm 90,
kinh tế chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển.

37
Trong giai đoạn 10 năm từ 1986-1995, với việc chuẩn bị và đổi mới một cách
từ từ, bước đầu đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng
trưởng nhanh, cơ sở vật chất được trang bị, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới.
Giai đoạn 1986-1990, nền kinh tế bắt đầu phục hồi với mức tăng trưởng trung bình
4.4%. Nhờ những nỗ lực của chính phủ trong việc thực hiện các giải pháp thắt chặt chi
tiêu, chấm dứt việc phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách và cải cách hệ thống thuế,
nới lỏng cơ chế kiểm soát giá cả, chuyển dổi điều hành tỷ giá theo quan hệ cung cầu
ngoại tệ,… đã làm siêu lạm phát được kiềm chế và bị đẩy lùi từ 774.7% năm 1986
xuống còn 67.1% năm 1990.
Năm 1991-1995, đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh với mức tăng trưởng bình
quân 8.2%/năm và đỉnh cao là năm 1995 với mức tăng trưởng 9.54%. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế trong năm năm này không chỉ cao hơn tốc độ tăng của ba kế hoạch
năm năm trước đó mà còn cao hơn cả mục tiêu đề ra là tăng bình quân mỗi năm 5.5-
6.5%. Do nền kinh tế tăng trưởng khá nên sản xuất trong nước đã đủ tiêu dùng và bắt
đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế; đời sống các tầng lớp dân cư tuy còn nhiều khó
khăn nhưng nhìn chung đã được cải thiện một bước. Nếu như những năm trước đâu
toàn bộ quỹ tích lũy và một phần tiêu dùng phải bù đắp bằng vay nợ và viện trợ nước
ngoài thì từ năm 1991 trở đi không chỉ đáp ứng được tiêu dùng mà cón dành một phần
để tích lũy. Lạm phát trong thời kỳ này liên tục được hạ thấp từ mức 67.5% năm 1991
xuống mức 12.7% năm 1995. Tuy lạm phát có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao (2 con
số). Lạm phát bình quân là 20.36%.
Như vậy, nhìn chung trong giai đoạn này, lạm phát và tăng trưởng kinh tế có
mối quan hệ ngược chiều nhau.
4.1.2. Giai đoạn 1996 – 2005
Bảng 4.3: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996-2005

Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
GDP(%) 9.34 8.15 5.76 4.77 6.8 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44
CPI (%) 4.5 3.6 9.2 0.1 -0.6 0.8 4 3 9.5 8.4
Nguồn: Tổng cục thống kê

38
Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 4.2: Diễn biến lạm phát và tăng trưởng (%) giai đoạn 1996-2005
Năm 1996-2000, tỷ lệ lạm phát tiếp tục được giảm thấp ở các năm 1996, 1997
lần lượt là 9.34% và 8.15%. Tuy nhiên từ năm 1998-2000, mặc dù những năm này có
tỷ lệ lạ phát rất thấp, thậm chí là -0.6% vào năm 2000, song do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính khu cực Châu Á đã làm cho tỷ lệ tăng trưởng giảm sút đáng kể,
tỷ lệ tăng GDP chỉ còn mức 4.77% năm 1999 và 6.79% năm 2000.
Từ năm 2001 đến năm 2005, đây là thời kỳ nền kinh tế vĩ mô khá ổn định, lạm
phát tiếp tục được kiểm soát và duy trì ở mức thấp, mức lạm phát bình quân 5.14%.
Khi đó tăng trưởng kinh tế bắt đầu phục hồi nhanh, từ năm 2002, tốc độ tăng đều qua
các năm. Trong giai đoạn này, hiệu ứng tích cực từ những biện pháp cải cách kinh tế
được thực hiện trong những năm đầu 90 đã không còn hiệu quả. Thay vào đó, trong
điều kiện nền kinh tế thế giới tăng trưởng nóng, xuất khẩu và chính sách kinh tế mở
rộng, đặc biệt là đầu tư công trở thành hai động lực chính của tăng trưởng. Do đó nền
kinh tế tăng trưởng khá cao vào năm 2005.
4.1.3. Giai đoạn 2006-2015
Bảng 4.4: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2015

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
GDP(%) 8.23 8.46 6.31 5.32 6.78 5.89 5.03 5.42 5.98 6.5
CPI(%) 6.6 12.6 19.89 6.52 11.75 18.13 6.81 6.04 1.84 0.9
Nguồn: Tổng cục thống kê
39
Nguồn: Tổng cục thống kê, ADB
Hình 4.3: Diễn biến lạm phát và tăng trưởng (%) giai đoạn 2006-2015
Trong các năm 2006-2007 lạm phát được kiểm soát ở mức 8.4% và 12.63%, khi
đó tăng trưởng GDP duy trì ở mức khá tốt là 8.44% và 8.23%. Năm 2007-2012: Lạm
phát có xu hướng gia tăng và tăng mạnh lên mức 2 con số. Trong năm 2007-2008, lạm
phát tăng cao trở lại, năm 2007 là 12.6% và 2008 là gần 20%. Có nhiều nguyên nhân
làm lạm phát cao trong giai đoạn 2007-2012:
+ Mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, do
đầu tư quá lớn từ khu vực công nên ngân sách luôn trong tình trạng bội chi, nên tăng
cung tiền dẫn đến lạm phát. Ngoài ra việc tăng trưởng tín dụng nhanh cũng khiến cho
cung tiền tăng dẫn đến lạm phát cao.
+ Sự gia tăng của giá cả hàng hóa thế giới, chính sách tiền tệ lỏng lẻo và không
linh hoạt, sự mở của của Việt Nam với thế giới từ khi gia nhập WTO cuối năm 2006.
Việc gia nhập tổ chức kinh tế thế giới làm cho luồng vốn đầu tư trực tiếp đổ vào Việt
Nam, để giữ tỷ giá cổ định buộc NHNN phải phát hành thêm tiền, do đó càng làm lạm
phát tăng cao. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với những yếu kém trong điều
hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn này đã góp phần làm giảm lạm phát
ở nước ta từ cuối năm 2009. Giá quốc tế giảm cùng với tồng cầu giảm đã làm lạm phát
giảm nhưng đến cuối năm 2010 lạm phát lại có dấu hiệu gia tăng, đến năm 2011 mức
lạm phát quay trở lại hai con số là 11.75%.

40
+ Ngân hàng nhà nước đã bơm tiền ra thị trưởng bằng các kênh chính thức (như
hỗ trợ đầu tư, kể cả trái phiếu chính phủ, hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng thương
mại qua thị trường mở) và sau đó bằng các nghiệp vụ đã thu tiền về nhanh, làm cho
cung tiền danh nghĩa thì lớn, nhưng tiền thực sự tham gia lưu thông thì ít hơn.
Tỷ lệ lạm phát bình quân giai đoạn 2006-2010 là 11.48% trong khi tăng trưởng
chỉ còn 7%. Trong hai năm 2011 và 2012 tỷ lệ lạm phát bị đẩy lên khá cao, bình quân
ở mức 12.47%, khi đó GDP chỉ còn 5.46%.
Năm 2013 đến nay: Lạm phát giảm và quay trở lại mức 1 con số. với chính sách
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát có xu hướng ổn định dưới mức 7%
và đang có dấu hiệu giảm phát. Đặc biệt là năm 2014, mức lạm phát chỉ tăng 1.84% so
với tháng 12/2013, chỉ bằng 26.2% chỉ tiêu mức lạm phát của Quốc hội đặt ra (7%) và
bằng 37% mức dự kiến lạm phát của Chính phủ (5%). Nếu xét mức lạm phát bình
quân, thì cả năm 2014 so với năm 2013 tăng 4.09%. Đây là mức lạm phát thấp nhất
trong 10 năm trở lại đây. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
+ Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa. Với mục tiêu ổn
định kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ, tài khóa luôn được kiểm soát một cách chặt chẽ.
Khác với các giai đoạn trước, khi lạm phát có xu hướng bắt đầu giảm thì chúng ta lại
nới lỏng chính sách tiền tệ, còn 3 năm qua (2012, 2013, 2014) Chính phủ đã thực hiện
nhất quán và kiên trì chính sách nói trên, nên lạm phát đã được kiềm chế và kiểm soát
ở mức thấp dần. Cụ thể: CPI năm 2012 là 6.81%; năm 2013 là 6.04%; năm 2014 là
1.84%.
+ Công tác quản lý, điều hành giá được chú trọng
+ Giá cả hàng hóa thế giới giảm, các mặt hàng giảm giá mạnh nhất đó là dầu
mỏ và các sản phẩm liên quan tới dầu mỏ Nhiều khoản thuế đã được cắt giảm, giãn
hoãn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí, giảm giá hàng hoá, dịch vụ; lãi
suất cho vay của ngân hàng đã giảm khá nhanh; tỷ giá ổn định làm cho giá hàng nhập
khẩu tính bằng USD giảm.

+ Cầu vốn đầu tư, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng,
xuất khẩu giảm

41
+ Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cũng đã giảm nhanh trong mấy năm qua,
thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại được cải thiện, đảm bảo khả năng
thanh toán và chi trả của hệ thống; tỷ giá ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao.
Hệ số giữa tốc độ tăng dư nợ tín dụng và tốc độ tăng GDP đã giảm mạnh trong thời
gian qua (thời kỳ 2006-2010 là 5.3 lần, năm 2011 là 2.3 lần, năm 2012 là 1.7 lần, năm
2014 là 2.2 lần)

Lạm phát thấp là biểu hiện tốt của ổn định ổn định kinh tế vĩ mô. Nhờ đó, tình
hình kinh tế - xã hội của năm 2014 tiếp tục có chuyển biến tích cực. Tăng trưởng đã
được phục hồi, với tốc độ tăng trưởng 5.98% cao hơn 2 năm trước (năm 2012 tăng
5.03%; năm 2013 tăng 5.42%).

Tuy nhiên, việc kiềm chế lạm phát do thắt chặt chính sách tiền tệ đã gây ra
nhiều hệ lụy. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, nguồn vốn các doanh nghiệp hoạt
động sản xuất, kinh doanh còn phụ thuộc quá lớn vào vốn vay các ngân hàng thương
mại; việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ tác động đến hoạt động doanh nghiệp, việc
làm, tăng trưởng kinh tế và tác động đến cả chính sách tài khóa (điển hình như việc
giảm nguồn thu ngân sách nhà nước). Quá chú trọng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát,
có thể dẫn đến việc tăng trưởng kinh tế dưới mức tiềm năng, mà hậu quả là có thể gây
mất cân đối cung - cầu hàng hóa trong tương lai và tạo ra lạm phát do thiếu cung. Biểu
hiện rõ nhất là tăng trưởng kinh tế bị suy giảm về tốc độ, tuy trong năm 2012, 2013 và
2014 có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, nhưng vẫn còn thấp so với năm 2010
(6.78%).

4.2. Kết quả phân tích thực nghiệm


4.2.1 Mô tả và phân tích bộ dữ liệu nghiên cứu
4.2.1.1. Thống kê mô tả về dữ liệu và hệ số tương quan giữa các biến
Tất cả các dữ liệu được chuyển hóa sang Logarit theo cơ số e. Mục đích của
chuyển hóa này là nhằm giảm bớt độ phân tán cao cũng như một số quan sát có giá trị
bất thường của dữ liệu gốc. Việc dùng logarit sẽ thuận lợi hơn trong việc nhận dạng và
phân tích dữ liệu
Kết quả phân tích thống kê mô tả các chuỗi dữ liệu cho thấy: CPI trung bình cả
thời kỳ 1995 – Quý 2/2015 là 0.570287 và GDP trung bình cả thời kỳ là 0.961503
42
Bảng 4.5. Mô tả dữ liệu nghiên cứu

LNCPI LNGDP
Mean-Giá trị trung bình 0.570287 0.961503
Median – Trung vị 0.420205 0.97001
Maximum – Giá trị lớn nhất 1.31608 1.87672
Minimum – Giá trị nhỏ nhất 0 0
Std. Dev. – Độ lệch chuẩn 0.432124 0.431753
Skewness – Độ nghiêng 0.534374 -0.002985
Kurtosis – Độ nhọn 1.781517 2.216145
Jarque-Bera – Kiểm định Jarque Bera 8.975316 2.099418
Probability – Mức xác suất 0.011247 0.35004
Sum - Tổng 46.76357 78.84328
Sum Sq. Dev. - Tổng bình phương chênh lệch 15.12523 15.09928
Observations – Số quan sát 82 82
Nguồn: Tính toán từ Eview 8
Dựa vào kết quả Eview thống kê mô tả được trình bày trong bảng 4.1 cho thấy
một số ý nghĩa cụ thể về các biến như sau:
+ Hệ số Skewness còn gọi là hệ số bất đối xứng, đo lường mức độ lệch của
phân phối, đánh giá mức độ phân tán của các phần tử cá biệt. Hệ số Skewness của CPI
là 0.534374 > 0, CPI có phân phối lệch phải; của GDP là -0.002985 < 0, GDP có phân
phối lệch trái
+ Kurtosis là đại lượng đo mức độ tập trung tương đối của các quan sát trung
tâm của nó trong mối quan hệ so sánh với hai đuôi. Kurtosis cũng để đo rủi ro nhưng
đo bằng cách so sánh với độ lệch chuẩn "standard deviation" trong một phân phối xác
suất chuẩn "normal distribution" chứ không so sánh với giá trị trung bình.
Kurtosis = 3, phân phối tập trung ở mức độ bình thường
Kurtosis > 3, phân phối tập trung hơn mức độ bình thường. Tuy nhiên
hình dạn của đa giác tần số trông sẽ khá cao và nhọn với hai đuôi hẹp.
Kurtosis < 3, phân phối tập trung hơn mức bình thường nhưng hình dạn
của đa giác tần số là một đa giác tù với hai đuôi dài.
43
Kurtosis của LnCPI và LnGDP đều lớn hơn 0 nên hai biến này có hình dạng
nhọn.
Theo kiểm định Jarque – Bera, biến LnCPI có P-value = 0.011247 < 5% cho
thấy LnCPI không có phân phối chuẩn còn LnGDP có P-value = 0.35004 > 5% nên
LnGDP có phân phối chuẩn
Bảng 4.6. Hệ số tương quan giữa tăng trưởng và lạm phát

LNCPI LNGDP
LNCPI 1 0.907355
LNGDP 0.907355 1
Nguồn: Tính toán từ Eview 8
Hệ số tương quan giữa CPI và GDP là 0.907355 > 0.8 nên hai biến này tương
quan mạnh với nhau trong giai đoạn này. Ta cũng tính toán được giá trị bình phương
của hệ số tương quan là 0.82329, điều này cho thấy rằng trong giai đoạn nghiên cứu,
lạm phát giải thích được 82,32% sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng kinh tế.
4.2.1.2. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu

Bảng 4.7 :Kiểm định ADF Chuỗi gốc

ADF 1% 5% 10%
LnGDP -0.154917 -3.516676 -2.899115 -2.586866 Không dừng
Chặn
LnCPI 0.637354 -3.514426 -2.898145 -2.586351 Không dừng
Có xu thế và LnGDP -2.858624 -4.080021 -3.468459 -3.161067 Không dừng
chặn LnCPI -1.832846 -4.076860 -3.466966 -3.160198 Không dừng
Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Bảng 4.8 : Kiểm định ADF Chuỗi sai phân bậc 1

ADF 1% 5% 10%
LnGDP -31.98542 -3.516676 -2.899115 -2.586866 Dừng
Chặn
LnCPI -4.941852 -3.514426 -2.898145 -2.586351 Dừng
Có xu thế và LnGDP -31.76033 -4.080021 -3.468459 -3.161067 Dừng
chặn LnCPI -5.094967 -4.076860 -3.466966 -3.160198 Dừng
Nguồn: Tính toán từ Eview 8

44
Như vậy, kết quả kiểm định bằng phương pháp ADF như sau:

+ Với chuỗi gốc: hai chuỗi GDP và CPI đều có     ADF nên chuỗi là

không dừng ở mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%.

+ Tuy nhiên khi chuyển sang chuỗi sai phân bậc nhất thì     ADF cả hai

chuỗi cùng dừng ở các mức ý nghĩa trên. Do đó, hai chuỗi GDP và CPI có liên kết bậc
nhất hay tồn tại mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn giữa các biến trong mô hình.

4.2.1.3. Xác định độ trễ tối ưu của các chuỗi dữ liệu


Bảng 4.9: Kết quả xác định độ trễ tối ưu

Lag LogL LR FPE AIC SC HQ


0 -13.7237 NA 0.005214 0.419299 0.481098 0.443974
1 220.6666 450.0294 1.12E-05 -5.724444 -5.539045 -5.650416
2 249.1924 53.24805 5.82E-06 -6.378463 -6.069465 -6.255084
3 253.4273 7.679258 5.79E-06 -6.384727 -5.952129 -6.211995
4 320.668 118.3437* 1.07e-06* -8.071147* -7.514950* -7.849064*
5 324.6573 6.808329 1.08E-06 -8.07086 -7.391064 -7.799425
6 325.4129 1.249374 1.18E-06 -7.984345 -7.180949 -7.663558
7 327.702 3.662437 1.24E-06 -7.938719 -7.011724 -7.56858
Nguồn: Tính toán từ Eview 8
* indicates lag order selected by the criterion: Bước trễ được lựa chọn theo tiêu chuẩn
LR: sequential modified LR test statistic (each test at 5% level): Likelihood ratio tại
mỗi lần kiểm định (mỗi lần kiểm định ở mức 5%)
FPE: Final prediction error: Sai số dự báo cuối cùng
AIC: Akaike information criterion: Tiêu chuẩn thông tin Akaike
SC: Schwarz information criterion: Tiêu chuẩn thông tin Schwarz
HQ: Hannan-Quinn information criterion: Tiêu chuẩn thông tin Hannan-Quinn
Căn cứ vào bảng tính toán xác định độ trễ thì độ trễ lựa chọn cho mô hình là 4,
tức là giá trị của biến hiện tại chịu tác động của các biến trễ theo quý là 4 quý trước đó.
Kết quả này phù hợp với sự biến động của lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

45
Nguồn: Tính toán từ Eview 8
Hình 4.4: Các nghiệm đơn vị
Qua kiểm định tính ổn định của mô hình VAR. Kết quả trên cho thấy không có
nghiệm nào ở ngoài vòng đơn vị, chứng tỏ mô hình ổn định và đây là điều kiện tốt để
kiểm định.
4.2.1.4. Kiểm định đồng liên kết Johansen
Bảng 4.10 : Kết quả kiểm định vết ma trận (Trace)

Kiểm định vết ma trận (Trace)

Giả Giả Giá trị riêng Giá trị trace (Trace Giá trị tới hạn Giá trị
thuyết H0 thuyết H1 của ma trận statistic) (Critical xác xuất
(Eigenvalue) value 5%) p (Prob)

R*=0 R=1 0.343373 38.16468 20.26184 0.0001

R<=1 R=2 0.072262 5.775465 9.164546 0.2088

(*) Bác bỏ giả thuyết H0 (Không tồn tại véc tơ đồng liên kết) ở mức ý nghĩa 5%

Nguồn: Tính toán từ Eview 8


Giả thiết H0: Không có quan hệ đồng liên kết, giá trị Trace = 38.16468 > giá trị
Critical = 20.26184. Giả thiết H0 bị bác bỏ.
Giả thiết H0: Có một mối quan hệ đồng liên kết giá trị Trace = 5.775465 < giá
trị Critical = 9.164546. Giả thiết H0 chưa đủ cơ sở để bác bỏ.

46
Vậy, kết quả kiểm định đồng liên kết là có tồn tại vecto đồng liên kết hay nói
cách khác là hai chuỗi CPI và GDP có mối quan hệ trong dài hạn.
Bảng 4.11: Kiểm định giá trị riêng cực đại của ma trận (Maximum Eigenvalue)

Kiểm định giá trị riêng cực đại của ma trận (Maximum Eigenvalue)

Giả Giả Giá trị riêng Giá trị riêng cực đại Giá trị tới hạn Giá trị
thuyết H0 thuyết H1 của ma trận của ma trận (Max (Critical xác xuất
(Eigenvalue) Eigen statistic) value 5%) p (Prob)

R*=0 R=1 0.343373 32.38922 15.89210 0.0001

R<=1 R=2 0.072262 5.775465 9.164546 0.2088

(*) Bác bỏ giả thuyết H0 (Không tồn tại véc tơ đồng liên kết) ở mức ý nghĩa 5%

Nguồn: Tính toán từ Eview 8


Giả thiết H0: Không có quan hệ đồng liên kết, giá trị Max = 32.38922 > giá trị
Critical = 15.89210. Giả thiết H0 bị bác bỏ.
Giả thiết H0: Có một mối quan hệ đồng liên kết giá trị Max = 5.775465 < giá trị
Critical = 9.164546. Giả thiết H0 chưa đủ cơ sở để bác bỏ.
Tương tự với kiểm định Trace, kết quả kiểm định tỷ lệ hàm hợp lý cũng cho kết
quả có số đồng liên kết là 1 với mức ý nghĩa 5%. Như vậy, kết quả của cả hai kiểm
định cho thấy LnCPI và LnGDP có mối quan hệ trong dài hạn.
4.2.1.5. Kiểm định nhân quả Granger
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định nhân quả Granger

Kiểm định nhân quả Pairwise Granger


Ngày: 11/25/15 Giờ: 15:24
Mẫu: 1995Q1 2015Q2
Độ trễ: 1

Giả thuyết không: Obs F-Statistic Prob.

LNCPI không có quan hệ nhân quả Granger với LNGDP 81 69.9479 2.E-12
LNGDP không có quan hệ nhân quả Granger với LNCPI 2.34304 0.1299

Độ trễ: 2

Giả thuyết không: Obs F-Statistic Prob.

47
LNCPI không có quan hệ nhân quả Granger với LNGDP 80 5.90758 0.0041
LNGDP không có quan hệ nhân quả Granger với LNCPI 6.96286 0.0017

Độ trễ: 3

Giả thuyết không: Obs F-Statistic Prob.

LNCPI không có quan hệ nhân quả Granger với LNGDP 79 4.45270 0.0063
LNGDP không có quan hệ nhân quả Granger với LNCPI 5.16670 0.0027

Độ trễ: 4

Giả thuyết không: Obs F- Statistic Prob.

LNCPI không có quan hệ nhân quả Granger với LNGDP 78 0.32645 0.8593
LNGDP không có quan hệ nhân quả Granger với LNCPI 6.29624 0.0002

Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Kết quả kiểm định nhân quả Pairwise Granger Causality Tests

Kết quả phân tích cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế như sau:

Tại mức ý nghĩa thống kê 10%: LnGDP tác động nhân quả Granger đến LnCPI
ở độ trễ 2,3,4; LnCPI tác động nhân quả Granger đến LnGDP ở độ trễ 2,3

Tại mức ý nghĩa thống kê 5%: LnGDP tác động nhân quả Granger đến LnCPI
ở độ trễ 2,3,4; LnCPI tác động nhân quả Granger đến LnGDP ở độ trễ 1,2

Tại mức ý nghĩa thống kê 1%: LnGDP tác động nhân quả Granger đến LnCPI ở
độ trễ 2, 3, 4; LnCPI tác động nhân quả Granger đến LnGDP ở độ trễ 1,2,3

Như vậy, kết quả trên cho thấy có mối quan hệ nhân quả giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế.
4.2.2. Ước lượng mô hình VAR
Theo kết quả hồi quy của mô hình Var có 2 phương trình được sử dụng trong
nghiên cứu này. Sau đây chúng ta sẽ xem xét phương trình thể hiện mối quan hệ giữa
tăng trưởng với độ trễ của chính nó và độ trễ của nhân tố lạm phát.

48
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mô hình Var

Biến D(LNGDP) D(LNCPI)

D(LNGDP(-1)) -1.057016* -0.000676


[-9.00762] [-0.02426]
D(LNGDP(-2)) -1.033574* 0.005637
[-8.13094] [ 0.18674]
D(LNGDP(-3)) -0.995015* -0.002059
[-7.51274] [-0.06548]
D(LNGDP(-4)) -0.086397 -0.037660
[-0.70820] [-1.30005]
D(LNCPI(-1)) 0.375479 0.826554*
[ 0.74355] [ 6.89324]
D(LNCPI(-2)) -0.697688 -0.400781*
[-1.08670] [-2.62894]
D(LNCPI(-3)) 1.177199* 0.220509
[ 1.84055] [ 1.45195]
D(LNCPI(-4)) -0.985810* -0.019575
[-1.96945] [-0.16470]
C 0.075431 0.006444
[ 5.57986] [ 2.00745]

Hệ số xác định R2 0.945385 0.506805


Hệ số R2 điều chỉnh 0.938960 0.448782
Sum sq. Resids 0.257036 0.014492
S.E. equation 0.061481 0.014599
Thống kê F 147.1346 8.734575
Prob (F-statistic) 0.0000 0.0041
Ln hàm hợp lý 110.2820 220.9924
Tiêu chuẩn Akaike -2.630702 -5.506295
Tiêu chuẩn Schwarz -2.356751 -5.232344
Giá trị trung bình của
biến phụ thuộc 0.020409 0.015941
49
Độ lệch chuẩn của biến
phụ thuộc 0.248848 0.019663

Nguồn: Tính toán từ Eview 8 và tính toán của tác giả


Thực hiện kiểm định ý nghĩa các hệ số, loại bỏ bớt những hệ số không có ý nghĩa
Theo kết quả bảng trên ta thấy, chỉ có biến D(LNGDP(-1)), D(LNGDP(-2)),
D(LNGDP(-3)), D(LNCPI(-3)), D(LNCPI(-4)) là giải thích được cho những thay đổi
của tăng trưởng một cách có ý nghĩa. Đồng thời chỉ có biến D(LNCPI(-1)),
D(LNCPI(-2)) giải thích cho lạm phát một cách có ý nghĩa. Phương trình được viết lại
như sau:

D(LNGDP) = - 1.05701621521  D(LNGDP(-1)) - 1.03357381906  D(LNGDP(-2)) -


0.995014592459  D(LNGDP(-3)) + 1.17719854286  D(LNCPI(-3)) -
0.985810259905  D(LNCPI(-4)) + 0.0754312239582 (1)

D(LNCPI) = 0.826554230952  D(LNCPI(-1)) - 0.40078087299  D(LNCPI(-2)) +


0.00644385455401 (2)

Theo phương trình (1), trong giai đoạn quý 1/1995 đến quý 2/2015 khi GDP
tăng 1 điểm % thì sau 1 quý nó sẽ giảm 1.06 điểm % trong GDP, sau 2 quý giảm 1.03
điểm %, sau 3 quý giảm 0.99 điểm %; nếu CPI tăng 1 điểm % thì sau 3 quý nó sẽ làm
GDP tăng 1.18 điểm %, sau 4 quý sẽ làm GDP giảm 0.98 điểm %. Qua phương trình
này cho thấy tăng trưởng chịu tác động của chính nó là chủ yếu và bắt đầu chịu tác
động của CPI từ quý thứ 3. Kết quả cho thấy R2=0.945385 có nghĩa các biến độc lập
giải thích được 94.54% biến thiên của biến phụ thuộc. Hay biến lạm phát có thể giải
thích được 94.54% cho sự tăng trưởng của GDP. Mô hình ước lượng phù hợp với dữ
liệu 94.54%, do đó độ khớp giữa mô hình kết quả và dữ liệu cao. Bên cạnh đó Thống
kê F = 147.1346 với Prob (F-statistic) =0.0000 < 0.05 suy ra các biến đưa vào mô hình
là phù hợp; Ln hàm hợp lý = 110.2820 có giá trị lớn thể hiện mô hình ước lượng có độ
khớp cao.
Theo phương trình (2), trong giai đoạn quý 1/1995 đến quý 2/2015, khi CPI
tăng 1 điểm % thì sau một quý nó sẽ tăng khoảng 0.8265 điểm % trong CPI, sau 2 quý
giảm khoảng 0.4 điểm % trong CPI. Qua phương trình này ta có thể thấy CPI chủ yếu

50
chịu tác động của các quý trước đó, tăng trưởng GDP chưa tác động lên CPI trong 4
quý đầu. Trong dài hạn GDP có thể sẽ tác động đến CPI, để thấy rõ trong dài hạn GDP
có tác động đến CPI hay không thì ta phân tích thêm thông qua phân rã phương sai.

4.2.3. Hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai

4.2.3.1. Kết quả hàm phản ứng đẩy


Response to Cholesky One S.D. Innovations
Response of D(LNGDP) to D(LNGDP) Response of D(LNGDP) to D(LNCPI)
.08 .08

.04 .04

.00 .00

-.04 -.04

-.08 -.08
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Response of D(LNCPI) to D(LNGDP) Response of D(LNCPI) to D(LNCPI)


.016 .016

.012 .012

.008 .008

.004 .004

.000 .000

-.004 -.004
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Hình 4.5: Hàm phản ứng đẩy của các biến D(LNGDP) và D(LNCPI)

Theo kết quả hàm phản ứng đầy ở trên, ta có thể thấy rằng cú sốc tăng trưởng
có xu hướng tác động lên chính nó ở hầu hết các quý tiếp theo. Một cú sốc trong tăng
trưởng kinh tế đã tạo nên sự lạc quan, do đó các doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô,
chính phủ và người dân chi tiêu nhiều hơn, do đó sẽ ảnh hưởng đến những quý sau đó.
Tuy nhiên tăng trưởng lại ít tác động ngay và tác động hạn chế đến lạm phát.

51
Cú sốc lạm phát tác động đến chính nó từ sau quý 2,3. Và tác động này càng
giảm trong dài hạn ( kể từ quý thứ 5-6). Đối với tăng trưởng thì cú sốc lạm phát tác
động tác động đến tăng trưởng từ quý thứ 3-4. Điều này cho thấy chiều lạm phát tác
động đến tăng trưởng kinh tế là thể hiện rõ hơn so với chiều ngược lại.

4.2.3.2. Kết quả phân rã phương sai

Bảng 4.14: Kết quả phân rã phương sai

Phân rã phương sai của D(LNGDP):


Period S.E. D(LNGDP) D(LNCPI)

1 0.073694 100.0000 0.000000


2 0.089529 98.59772 1.402283
3 0.090112 98.61354 1.386460
4 0.091963 94.68692 5.313077
5 0.111738 96.23257 3.767433
6 0.122000 96.83192 3.168079
7 0.122187 96.82844 3.171564
8 0.123494 94.80519 5.194806
9 0.135903 95.52136 4.478643
10 0.143168 95.96391 4.036093

Phân rã phương sai của D(LNCPI):


Period S.E. D(LNGDP) D(LNCPI)

1 0.014916 1.976987 98.02301


2 0.019960 5.166783 94.83322
3 0.021213 8.262333 91.73767
4 0.021889 9.264915 90.73509
5 0.022774 8.607119 91.39288
6 0.023596 8.496838 91.50316
7 0.024283 9.982525 90.01748
8 0.024596 10.50627 89.49373
9 0.024848 10.52469 89.47531
10 0.025098 10.42363 89.57637

Cholesky Ordering: D(LNGDP)


D(LNCPI)
Nguồn: Tính toán từ Eview 8
Theo kết quả tính toán ở trên thì sự thay đổi tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn
chủ yếu là do chính nó và có tác động từ lạm phát của các quý trước đó. Lạm phát tác

52
động đến tăng trưởng kinh tế sau 1 quý nhưng tác động ít và sẽ tăng mức độ tác động
lên sau 4 quý. Trong quý 2, tăng trưởng chịu tác động của chính nó 98.6% và từ lạm
phát 1.4%. Đến quý 4, lạm phát tác động nhiều hơn đến tăng trưởng kinh tế 5.31%.
Sự thay đổi của lạm phát cũng do chính nó nhưng sự tác động này giảm dần
trong dài hạn và thay thế bởi sự tác động của tăng trưởng kinh tế. Đến quý 3 của năm
tiếp theo mức tác động của CPI lên chính nó đã giảm từ 98.02 % của quý 1 năm hiện
tại xuống còn 90.01%. Đồng thời tác động của tăng trưởng đến lạm phát cũng tăng lên
từ 1.97% lên 5.17% ở kỳ thứ 2 và tăng dần lên 10.524% ở kỳ quan sát thứ 8. Vậy tăng
trưởng kinh tế tác động đến lạm phát sau 2 quý và tác động này tăng dần trong 2 quý.
4.2.4. Kiểm định nghiệm đơn vị phần dư
Kết quả kiểm tính dừng của phần dư sau khi ước lượng đều là chuỗi dừng nên
mô hình nghiên cứu là thích hợp.
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định đơn vị phần dư

Giả thuyết 0:PHANDU_D(LNGDP) có nghiệm đơn vị


Ngoại sinh: không
Độ dài trễ: 0 (Tự động - Dựa vào SIC, Độ trễ tối đa=11)

t-Statistic Prob.*

Kiểm định ADF -9.148524 0.0000


Giá trị tới hạn: 1% level -2.595745
5% level -1.945139
10% level -1.613983

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Kiểm định ADF


Biến phụ thuộc: D(PHANDU_D(LNGDP))
Phương pháp: Bình phương nhỏ nhất
Ngày: 12/17/15 Giờ: 00:44
Mẫu (đã được điều chỉnh): 1996Q3 2015Q2
Số quan sát: 76 quan sát đã được điều chỉnh

Độ lệch
Biến Hệ số chuẩn t-Statistic Prob.

PHANDU_D(LNGDP)(-1) -1.053406 0.115145 -9.148524 0.0000

Hệ số xác định R2 0.527395 Trung bình biến phụ thuộc -0.000193


53
Độ lệch tiêu chuẩn biến
Hệ số R điều chỉnh
2
0.527395 phụ thuộc 0.102423
Sai số tiêu chuẩn 0.070412 Tiêu chuẩn Akaike -2.455836
Sum squared resid 0.371839 Tiêu chuẩn Schwarz -2.425168
Ln hàm hợp lý 94.32176 Tiêu chuẩn Hannan-Quinn -2.443579
Durbin-Watson stat 1.985173

Giả thuyết 0:PHANDU_D(LNCPI) có nghiệm đơn vị


Ngoại sinh: không
Độ dài trễ: 0 (Tự động - Dựa vào SIC, Độ trễ tối đa=11)

t-Statistic Prob.*

Kiểm định ADF -8.568411 0.0000


Giá trị tới hạn: 1% level -2.595745
5% level -1.945139
10% level -1.613983

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Kiểm định ADF


Biến phụ thuộc: D(PHANDU_D(LNCPI))
Phương pháp: Bình phương nhỏ nhất
Ngày: 12/17/15 Giờ: 00:44
Mẫu (đã được điều chỉnh): 1996Q3 2015Q2
Số quan sát: 76 quan sát đã được điều chỉnh

Độ lệch
Biến Hệ số chuẩn t-Statistic Prob.

PHANDU_D(LNGDP)(-1) -0.993063 0.115898 -8.568411 0.0000

Hệ số xác định R2 0.494599 Trung bình biến phụ thuộc 0.000236


Độ lệch tiêu chuẩn biến
Hệ số R2 điều chỉnh 0.494599 phụ thuộc 0.020102
Sai số tiêu chuẩn 0.014291 Tiêu chuẩn Akaike -5.645350
Sum squared resid 0.015317 Tiêu chuẩn Schwarz -5.614682
Ln hàm hợp lý 215.5233 Tiêu chuẩn Hannan-Quinn -5.633094
Durbin-Watson stat 1.979682

Nguồn: Tính toán từ Eview 8


Kiểm định tính dừng bằng phường pháp ADF cho hai chuổi phần dư
PHANDU_D(LNGDP) VÀ PHANDU_D(LNCPI), ta thấy cả hai chuỗi đều cho kết

54
quả Prob = 0.0000 < 0.05. Do đó phần dư của LNGDP và LNCPI dừng, suy ra mô
hình nghiên cứu là thích hợp.

4.2.5. Ước lượng mô hình vecto hiệu chỉnh VECM


Khi hai biến có đồng liên kết nghĩa là có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa
‘chúng. Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số VECM, LnGDP phụ thuộc
LnCPI như sau:
Bảng 4.16 : Kết quả ước lượng mô hình VECM

Cointegrating Eq: CointEq1

LNGDP(-1) 1.000000

LNCPI(-1) -0.840644
(0.11667)
[-7.20557]

C -0.493122

Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Hệ số đồng liên kết giữa LnGDP và LnCPI là -0.073367, thể hiện tốc độ điều
chỉnh từ trạng thái ngắn hạn sang cân bằng dài hạn. Hệ số này mang dấu âm cho biết
các nhân tố ngắn hạn thời kỳ này chịu ảnh hưởng bởi sự mất cân bằng dài hạn trước
đó.

Mô hình được viết như sau: LnGDP = -0,493122 – 0,840644LnCPI

Với sai số chuẩn và giá trị thống kê của hệ số  1 lần lượt là 0,11667 và
-7,02557. Như vậy, trong dài hạn cho dù có xảy ra cú sốc lạm phát hay không thì lạm
phát vẫn tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Dựa vào kết quả trên thì cứ CPI
tăng 1 điểm % thì GDP giảm 0,84 điểm % ở mức ý nghĩa 1%. Lạm phát tăng cao sẽ
kéo tăng trưởng chậm lại hay nói các khác là mức thay đổi trong lạm phát cao hơn
mức thay đổi trong tăng trưởng kinh tế.

Kết quả này thống nhất với các nghiên cứu của Fisher (1993), Khan và Senhadji
(2001), Robert J.Barro (2013) và các nhà nghiên cứu trước.

55
4.2.6. Ngưỡng lạm phát tối ưu
Việc xác định ngưỡng lạm phát tối ưu của Việt Nam cần xem xét đến tất cả các
yếu tố kinh tế - xã hội phù hợp với thực tiễn nước ta. Qua số liệu thực tế về lạm phát
và tăng trưởng của nước ta giai đoạn 1989-2014, theo quan sát cho thấy ngưỡng lạm
phát đối với tăng trưởng Việt Nam nằm trong ngưỡng lạm phát của các nước đang
phát triển.
Để chắc chắn kết quả hồi quy giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là có ý
nghĩa, ta kiểm tra tính dừng của chuỗi lạm phát và tăng trưởng theo năm trước khi
chạy mô hình.
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định tính dừng GDP và CPI (theo năm)

Giả thuyết 0: CPI có nghiệm đơn vị


Ngoại sinh: không
Độ dài trễ: 0 (Tự động - Dựa vào SIC, Độ trễ tối đa=5)

t-Statistic Prob.*

Kiểm định ADF -2.169157 0.2216


Giá trị tới hạn: 1% level -3.724070
5% level -2.986225
10% level -2.632604

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Giả thuyết 0: GDP có nghiệm đơn vị


Ngoại sinh: không
Độ dài trễ: 0 (Tự động - Dựa vào SIC, Độ trễ tối đa=5)

t-Statistic Prob.*

Kiểm định ADF -2.852188 0.0661


Giá trị tới hạn: 1% level -3.737853
5% level -2.991878
10% level -2.635542

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Giả thuyết 0: D(CPI) có nghiệm đơn vị


Ngoại sinh: Hằng số
Độ dài trễ: 1 (Tự động - Dựa vào SIC, Độ trễ tối đa=5)

56
t-Statistic Prob.*

Kiểm định ADF -6.615742 0.0000


Giá trị tới hạn: 1% level -3.752946
5% level -2.998064
10% level -2.638752

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Nguồn: Tính toán từ Eview 8


Theo kết quả trên thì chỉ có GDP dừng ở mức ý nghĩa 10% còn CPI thì không
dừng do đó ta lấy sai phân bậc 1. Như vậy, CPI dừng ở sai phân bậc 1. Ta tiến hành
chạy OLS, cho kết quả như sau:
Bảng 4.18 : Kết quả chạy ngưỡng lạm phát tối ưu được thực hiện nhiều lần với k
chạy từ 5-9%

Ngưỡng Biến Hệ số hồi Sai số Giá trị t Giá trị R2 RSS


lạm phát quy chuẩn p
5% D(CPI) -0.003196 0.071860 -0.044476 0.9649 0.052791 0.004804
DU(D(CPI)-k) -0.021557 0.071542 -0.301316 0.7660
6% D(CPI) -0.030303 0.055232 -0.548649 0.5888 0.049603 0.004820
DU(D(CPI)-k) 0.007192 0.055673 0.129191 0.8984
6.6% D(CPI) 0.009582 0.046299 0.206969 0.8379 0.077037 0.004681
DU(D(CPI)-k) -0.039258 0.047921 -0.819215 0.4215
6.7% D(CPI) 0.009274 0.046036 0.201463 0.8422 0.076934 0.004681
DU(D(CPI)-k) -0.038928 0.047608 -0.817678 0.4223
6.8% D(CPI) 0.008970 0.045776 0.195958 0.8464 0.076832 0.004682
DU(D(CPI)-k) -0.038602 0.047298 -0.816144 0.4232
6.9% D(CPI) 0.037068 0.040700 0.910779 0.3723 0.164412* 0.004238*
DU(D(CPI)-k) -0.075454 0.043263 -1.744069 0.0951
7% D(CPI) 0.036562 0.040478 0.903042 0.3763 0.164173 0.004239
DU(D(CPI)-k) -0.074913 0.043004 -1.742014 0.0955
7.1% D(CPI) 0.036060 0.040278 0.895291 0.3803 0.163993 0.004240
DU(D(CPI)-k) -0.074378 0.042747 -1.739948 0.0958
7.2% D(CPI) 0.035564 0.040071 0.887524 0.3844 0.163692 0.004241
DU(D(CPI)-k) -0.073847 0.042493 -1.737874 0.0962
7.3% D(CPI) 0.035072 0.039866 0.879745 0.3885 0.163450 0.004243
DU(D(CPI)-k) -0.073321 0.042241 -1.795791 0.0966

57
7.4% D(CPI) 0.034585 0.039664 0.871954 0.3927 0.163207 0.004244
DU(D(CPI)-k) -0.072799 0.041991 -1.733700 0.0970
7.5% D(CPI) 0.034103 0.039464 0.864153 0.3968 0.162964 0.004245
DU(D(CPI)-k) -0.072283 0.041743 -1.731603 0.0973
7.6% D(CPI) 0.033625 0.039266 0.856343 0.4010 0.162720 0.004246
DU(D(CPI)-k) -0.071771 0.041498 -1.729501 0.0977
7.7% D(CPI) 0.033153 0.039071 0.848526 0.4053 0.162476 0.004248
DU(D(CPI)-k) -0.071264 0.041255 -1.727393 0.0981
7.8% D(CPI) 0.032685 0.038878 0.840702 0.4096 0.162232 0.004249
DU(D(CPI)-k) -0.070762 0.041015 -1.725281 0.0985
7.9% D(CPI) 0.032222 0.038688 0.832872 0.4139 0.161987 0.004250
DU(D(CPI)-k) -0.070265 0.040777 -1.723165 0.0989
8% D(CPI) 0.031763 0.038499 0.825039 0.4182 0.161742 0.004251
DU(D(CPI)-k) -0.069772 0.040541 -1.721047 0.0993
8.1% D(CPI) 0.031310 0.038313 0.817202 0.4225 0.161497 0.004252
DU(D(CPI)-k) -0.069284 0.040307 -1.718927 0.0997
8.2% D(CPI) 0.030861 0.038129 0.809363 0.4270 0.161252 0.004254
DU(D(CPI)-k) -0.068801 0.040075 -1.716805 0.1001
8.3% D(CPI) 0.030416 0.037948 0.801524 0.4314 0.161007 0.004255
DU(D(CPI)-k) -0.068322 0.039846 -1.714682 0.1005
8.4% D(CPI) 0.022903 0.038911 0.588595 0.5621 0.130383 0.004410
DU(D(CPI)-k) -0.058877 0.041003 -1.435918 0.1651
8.5% D(CPI) 0.022475 0.038729 0.580318 0.5676 0.130028 0.004412
DU(D(CPI)-k) -0.058407 0.040773 -1.432495 0.1661
9% D(CPI) 0.020412 0.037851 0.539287 0.5951 0.128293 0.004421
DU(D(CPI)-k) -0.056134 0.039651 -1.415684 0.1709
Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Căn cứ vào kết quả hồi quy trên, ngưỡng lạm phát tối ưu của Việt Nam là 6.9%.
Đây là mức mà RSS là nhỏ nhất. Giá trị ước lượng của hệ số  1 tương ứng với mức
lạm phát thấp hơn 6.9% là dương (ở mức 0.037068), như vậy dưới 6.9%, lạm phát tác
động cùng chiều lên tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên ở mức lạm phát trên 6.9%, tác
động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế là ngược chiều với 1% tăng lên trong lạm
phát sẽ làm giảm 0.038% trong tăng trưởng ( tương ứng với hệ số  0 +  1 = -0.038).

58
4.3. Thảo luận
So sánh kết quả nghiên cứu của tác giả về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế có một số thảo luận như sau:

 Giả thuyết H1: Tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong
ngắn hạn.

Lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ nhân quả với nhau thông qua
kết quả phân tích nhân quả Granger. Với bộ dữ liệu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế
tại Việt Nam, kết quả phân rã phương sai và hàm phản ứng đẩy cho thấy sự thay đổi
trong tăng trưởng kinh tế và lạm phát chủ yếu là do sự thay đổi của chính nó. Trong
ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế bị tác động bởi chính nó ở độ trễ 1,2,3 và lạm phát ở độ
trễ 4; Lạm phát bị tác động chủ yếu bởi chính nó với độ trễ 1,2 và tăng trưởng ở độ trễ
4 trở đi. Như vậy, trong ngắn hạn lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ với nhau.

Kết quả này trái với lý thuyết về tăng trưởng cổ điển vì trường phái này chỉ cho
rằng tăng trưởng sản lượng chỉ phụ thuộc vào đất đai nhưng trong thực tế tăng trưởng
còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác đặc biệt là lạm phát. Tuy nhiên kết quả của
luận văn này lại phù hợp với lý thuyết Keynes: trong ngắn hạn có sự đánh đổi giữa lạm
phát và tăng trưởng, phù hợp với lý thuyết trọng tiền: trong ngắn hạn có thể có mối
quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế và hầu hết nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu khác như: Fisher (1993), Manuelli và Jones (1995), Barro (1996), Hung
(2001), Trương Minh Tuấn (2013), Nguyễn Trung Chính (2009) … Do đó, chấp nhận
giả thuyết H1: Tồn tại mối quan hệ giữa làm phát và tăng trưởng kinh tế trong ngắn
hạn.

 Giả thuyết H2: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều
trong dài hạn

Kết quả kiểm định trên bộ dữ liệu của Việt Nam cho thấy, khi lạm phát tăng 1
điểm % thì tăng trưởng giảm khoảng 0.85 điểm % và ngược lại (trong khi các điều
kiện khác không đổi). Điều này chứng tỏ rằng lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối
quan hệ ngược chiều trong dài hạn.

59
So sánh với các nghiên cứu trong chương 2, nghiên cứu của Chimobi (2010)
cho ra kết quả là không tìm thấy mối quan hệ dài hạn nào giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế. Nguyên nhân là do ông không tìm thấy mối quan hệ đồng liên kết nào đối với
dữ liệu CPI và GDP của Nigeria. Tuy nhiên, ông cũng nhận định rằng lạm phát cao
chưa bao giờ là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Mặc dù kết quả của Chimobi
có khác so với kết quả nghiên cứu của luận văn nhưng sự khác biệt này là do phạm vi
nghiên cứu của hai bài nghiên cứu là khác nhau nên kết quả của hai nghiên cứu này
không phản bác nhau. Kết quả của luận văn này phù hợp với nghiên cứu của Stockman
(1981), Cooley và Hansen (1989), Gillman, Harris và Matyas (2001), Haslag (1995),
Fisher (1993), Manuelli và Jones (1995), Andres và Hernando (1997), Singh và
Kalirajan (2003), Faria và Carneiro (2001), Robert J.Barro (2013), Sử Đình Thành
(2014), Hồ Thị Lam (2015) và hầu hết các nhà nghiên cứu khác, họ đều cho rằng có
mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Do đó, chấp nhận giả
thuyết H2: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều trong dài hạn.

 Giả thuyết H3: Tồn tại ngưỡng lạm phát tại Việt Nam

Ngưỡng lạm phát tối ưu cho Việt Nam tìm được trong nghiên cứu này là
khoảng 6.9%. Nếu thì lạm phát tăng dưới ngưỡng 6.9% thì lạm phát tăng sẽ thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Nếu lạm phát vượt ngưỡng tối ưu (6.9%) thì lạm phát tăng sẽ gây
ra những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Sử Đình Thành (2014), Lê
Thanh Tùng và Phạm Tiến Thành (2015), Hồ Thị Lam (2015). Tuy nhiên mức ngưỡng
lạm phát tìm được có phần chênh lệch so với các nghiên cứu đã có. Nghiên cứu của Sử
Đình Thành (2014) tìm được ngưỡng lạm phát là 7.84% cho các nước Asean, sự khác
biệt này là do đối tượng nghiên cứu của tác giả Sử Đình Thành khá rộng ( 5 nước
Asean) và tổng quát hơn so với nghiên cứu này. Nghiên cứu của Lê Thanh Tùng và
Phạm Tiến Thành (2015) xác định ngưỡng lạm phát tối ưu là 7% cho Việt Nam trong
giai đoạn 1986-2014, ngưỡng lạm phát này khá tương đồng với nghiên cứu của luận
văn vì cả hai nghiên cứu đều nghiên cứu cho trường hợp Việt Nam. So với nghiên cứu
của Khan và Senhadji (2001) thì ngưỡng 6.9% nằm ngoài ngưỡng lạm phát được tìm
thấy cho các nước đang phát triển (11-12%). Tuy nhiên có sự chênh lệch này là do dữ
60
liệu của Khan là từ năm 1960-1998, còn trong vòng 30 năm trở lại đây, nền kinh tế có
rất nhiều thay đổi đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Tóm lại là những chênh
lệch giữa các bài nghiên cứu là do những khác biệt trong phạm vi nghiên cứu và đối
tượng nghiên cứu (tùy vào nền kinh tế của mỗi nước trong từng giai đoạn khác nhau
và các mô hình lượng hóa khác nhau). Như vậy, chấp nhận giả thuyết H3.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 đã phân tích thực trạng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng tại
Việt Nam, đồng thời chứng minh mối quan hệ tiêu cực giữa chúng thông qua kết quả
mô hình kinh tế lượng. Phương pháp kiểm định số mối quan hệ đồng liên kết đã chứng
tỏ lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ dài hạn với nhau. Bên cạnh đó
chương 4 cũng đã tìm ra được ngưỡng lạm phát cho Việt Nam là 6.9%. Các kết quả
này phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Từ đây tác giả sẽ đề xuất một số gợi ý
chính sách được trình bày ở chương 5.

61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
5.1. Kết luận
Nghiên cứu đã phân tích và chứng minh tác động qua lại giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế ở Việt nam. Nghiên cứu sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian theo quý, từ
quý 1 năm 1995 đến quý 2 năm 2015 để tiến hành phương pháp kiểm định tính dừng,
đồng liên kết để từ đó chứng tỏ mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng thông qua
mô hình VAR và tìm ra mối quan hệ trong dài hạn giữa lạm phát và tăng trưởng kinh
tế thông qua mô hình VECM. Kết quả cho thấy bằng chứng thực nghiệm rõ ràng về
mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế như sau:
- Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là có tồn tại. Các kết quả từ
kiểm định nhân quả Granger, hàm phản ửng đẩy và phân rã phương sai, và mô hình
VAR cho thấy: trong ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế bị tác động bởi chính nó và lạm
phát; lạm phát chủ yếu chịu tác động bởi chính nó; chiều ảnh hưởng của lạm phát đến
tăng trưởng thể hiện rõ hơn.
- Trong dài hạn mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là mối quan
hệ tiêu cực, kết quả kiểm định cho thấy khi lạm phát tăng 1 điểm % thì tăng trưởng
kinh tế giảm 0.84 điểm %.
- Nghiên cứu cũng đã tìm ra ngưỡng lạm phát cho nền kinh tế Việt Nam là
6.9%. Lạm phát tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế nếu lạm phát dưới ngưỡng
và sẽ tác động tiêu cực nếu vượt ngưỡng lạm phát tối ưu.
5.2. Gợi ý chính sách
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
chịu tác động của chính nó, do đó để đưa ra mức tăng trưởng kinh tế hợp lý chúng ta
cần xem xét tăng trưởng kinh tế của các giai đoạn trước. Nghĩa là cần có những thống
kê, cập nhật kịp thời dữ liệu về tăng trưởng để sớm có được những dự báo về tăng
trưởng trong tương lai và có những điều chỉnh kịp thời về mục tiêu tăng trưởng phù
hợp với tình trạng kinh tế thời điểm đó. Vì vậy cần hoàn thiện công tác báo cáo thống
kê sao cho có những số liệu thống kê chính xác, kịp thời.
Bên cạnh đó, bởi vì tăng trưởng kinh tế các giai đoạn tiếp theo chịu tác động
của tăng trưởng kinh tế trong quá khứ, do đó nếu nền kinh tế trong trạng thái suy thoái,

62
nghĩa là tăng trưởng giảm, khi đó cần có những chính sách tài khóa và chính sách tiền
tệ phù hợp để kích cầu từ đó tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng phục hồi trở lại. Nếu
nền kinh tế tăng trưởng, điều này là tốt nhưng cần xem xét nguyên nhân tăng trưởng là
do đâu và liệu mức tăng trưởng đó có phải tăng trưởng nóng không. Thông qua đó có
những điều chỉnh, tránh tình trạng tăng trưởng nóng, không bền vững gây ra những tác
động tiêu cực đến nền kinh tế trong tương lai.
Thứ hai, tăng trưởng chịu tác động của lạm phát từ quý thứ 3. Khi lạm phát tăng
trong ngắn hạn sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế tăng, do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
trong ngắn hạn thì có thể tăng lạm phát. Tuy nhiên mức lạm phát không được vượt
ngưỡng lạm phát tối ưu vì nếu vượt ngưỡng tối ưu thì lạm phát tăng sẽ tác động tiêu
cực đến tăng trưởng kinh tế. Trong trường hợp của Việt Nam thì ngưỡng lạm phát tối
ưu là 6.9%.
Thứ ba, lạm phát chịu tác động của chính nó sau 1 đến 2 quý. Khi lạm phát
tăng, chúng ta cần xem tác động của lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến các quý sau
đó. Theo kết quả nghiên cứu, nếu CPI tăng thì quý sau đó sẽ tiếp tục tăng và sẽ giảm ở
quý tiếp theo. Do đó, thông qua các dữ liệu đã có trong quá khứ ta cần dự báo CPI các
kỳ tiếp theo bằng cách sử dụng mô hình kinh tế lượng để từ đó có thể có những điều
chỉnh phù hợp, tránh những cú sốc quá lớn trong CPI làm tác động xấu đến nền kinh
tế.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự thay đổi trong tăng trưởng kinh tế và
lạm phát tác động ngược chiều trong dài hạn nên trong chính sách kinh tế vĩ mô Chính
phủ không nên theo đuổi mục tiêu giữ lạm phát thấp bằng mọi giá mà cần thực hiện
các biện pháp thích hợp ổn định lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và
tránh những cú sốc lạm phát. Biện pháp thích hợp cần được ưu tiên thực hiện là chính
sách lạm phát mục tiêu ( Inflation target ). Cơ chế lạm phát mục tiêu là việc ngân hàng
trung ương công khai công bố chỉ số lạm phát trong dài hạn (mức lạm phát mục tiêu đã
được lượng hóa) và cam kết sẽ duy trì mục tiêu này. Lạm phát mục tiêu lần đầu tiên
được áp dụng tại New Zealand vào năm 1990, sau đó có rất nhiều quốc gia cũng áp
dụng cơ chế này như: Canada năm 1991, Anh năm 1992, Úc năm 1994, Thụy Điển và
Phần Lan năm 1993…và đã đem lại hiệu quả tốt trong quá trình kiểm soát lạm phát.

63
Trong đó một số nước thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu theo điểm như Canada,
Anh, Úc…; một số khác lại theo đuổi lạm phát mục tiêu theo khoảng như Thụy sỹ và
các nước sử dụng đồng Euro. Với cơ chế lạm phát mục tiêu, ngân hàng trung ương có
thể sử dụng linh hoạt nhiều công cụ chứ không phải chỉ dựa vào cung tiền để điều
hành chính sách tiền tệ.
Thứ năm, lạm phát chịu tác động mạnh của tăng trưởng kinh tế sau 8 kỳ quan
sát (tức là sau 2 năm). Nghĩa là bất kỳ sự thay đổi nào của tăng trưởng tế thì trong
ngắn hạn nó chưa có tác động mạnh đến CPI. Do đó, cần theo dõi tăng trưởng, cập
nhật số liệu về lạm phát và tăng trưởng trước đó để mô hình hóa mối quan hệ giữa lạm
phát và tăng trưởng kinh tế; từ đó làm cơ sở khoa học cho đề xuất chính sách phù hợp.
Thứ sáu, nghiên cứu cho thấy để thực sự tạo đã cho tăng trưởng kinh tế bền
vững thì cần duy trì lạm phát quanh ngưỡng của nó, đối với Việt Nam là khoảng 6.9%
Hiện nay lạm phát ở nước ta đã được kiểm soát khá tốt, trong 2 năm gần đây
lạm phát ở mức rất thấp. CPI giữ ở mức thấp và ổn định trong cả năm đã tạo điều kiện
cho việc điều hành các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát
triển và giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý được tính đầy đủ vào chi phí theo
giá thị trường. Tuy nhiên, những năm gần đây, chu kỳ lạm phát thấp rất ngắn, do đó
trong thời gian tới, nguy cơ lạm phát cao là luôn tiềm ẩn. Do đó, cần thực hiện kịp thời
và đồng bộ các giải pháp kiểm soát chủ động lạm phát như sau:
Lạm phát có thể bùng nổ do cung tiền, do đó cần kết hợp hài hòa chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ, cần kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô với chính sách
tiền tệ thận trọng, chặt chẽ.
Cần có sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành liên quan và lộ trình hợp lý khi
thực hiện tăng giá các mặt hàng cơ bản và dịch vụ công. Chính phủ cần quản lý, điều
hành các mặt hàng thiết yếu, dịch vụ công một cách hợp lý nhằm giảm bớt khó khăn
cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cần sớm thiết lập cơ chế thị trường cạnh tranh
đầy đủ có sự kiểm soát một cách hiệu quả đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực
chưa tự do hóa cao, như: Ngành than, điện lực và kinh doanh xăng dầu... Đồng thời,
cần nâng cao năng lực và hiệu quả trên thực tế của Chính phủ trong công tác giám sát,
kiểm soát, xử lý độc quyền và các vi phạm về giá từ phía các doanh nghiệp và các bên

64
có liên quan. Tăng cường công tác kiểm soát giá và các chi phí kinh doanh của các
doanh nghiệp độc quyền để giảm thiểu các chi phí không hợp lý, làm giảm giá thành
đầu ra của các sản phẩm của họ, góp phần hạ mức giá chung và nâng cao sự lành mạnh
của thị trường và sự bình đẳng của xã hội
Thứ bảy, ngưỡng lạm phát thay đổi theo tình hình kinh tế của từng quốc gia. Do
đó, đối với Việt Nam, cần thường xuyên thống kê và phân tích số liệu để tìm xác định
lại ngưỡng lạm phát của Việt Nam với cũng một cách tính, chạy cùng một mô hình.
Điều này giúp cho việc so sánh và theo dõi ngưỡng lạm phát được thống nhất, từ đó có
những nhận định và đề xuất chính sách hợp lý hơn.
5.3. Hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo
5.3.1. Hạn chế của đề tài
Do trình độ còn hạn chế của học viên nên bài nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu
sót, bài làm chưa sâu sắc, chưa nghiên cứu vấn đề trên nhiều góc độ khác nhau.
Nguồn số liệu: Số liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, do đó không
tránh khỏi những sai sót trong quá trình tập hợp dữ liệu
Nghiên cứu chưa phân tích và xác định các yếu tố tác động đến lạm phát và
tăng trưởng một cách chi tiết mà chỉ phân tích tác động qua lại của hai chỉ số lạm phát
và tăng trưởng.
5.3.2. Định hướng nghiên cứu tiếp theo
Với những hạn chế nêu trên, bài nghiên cứu đề xuất một số định hướng để các tác giả
khác sau này có thể có những công trình nghiên cứu tốt hơn:
Cần mở rộng nghiên cứu tác động của lạm phát và mô hình quản lý lạm phát ở
Việt Nam
Phân tích thêm các yếu tố khác tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Mô hình tăng trưởng phù hợp với việc theo đuổi mục tiêu lạm phát của nước ta
hiện nay.

65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Phạm Trí Cao, 2010. Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế - tài chính. Nhà
xuất bản lao động.
Nguyễn Trung Chính, 2009. “Tăng trưởng và lạm phát qua kết quả phân tích
trên thị trường Việt Nam”. External Economics Review, số 39, trang 85-93.
Vũ Kim Dung, Nguyên Văn Công, 2012. Giáo trình Kinh tế học. Nhà xuất bản
Đại học kinh tế quốc dân.
Trần Thọ Đạt, 2010. Mô hình tăng trưởng kinh tế. Nhà xuất bản Đại học kinh tế
quốc dân.
Hồ Thị Lam, 2015. “Hiệu ứng ngưỡng trong mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam”. Kinh tế và phát triển, số 217
N. Gregory Mankiw, 2010. Kinh tế học vĩ mô. Nhà xuất bản tổng hợp.
Trần Hoàng Ngân và cộng sự, 2013. “Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế tại Việt Nam thời gian qua”. Phát triển kinh tế, số 276.
Ngô Kim Ngọc và Nguyễn Khương Duy, 2015. “Đường cong Phillips và
ngưỡng lạm phát ở Việt Nam”. Tạp chí Ngân hàng, số 17
Phùng Duy Quang, 2013. “Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
lạm phát của Việt Nam thông qua mô hình kinh tế lượng”. Kinh tế đối ngoại, số 58.
Nguyễn Minh Sáng và Ngô Nữ Diệu Khuê, 2015. “Lạm phát và tăng trưởng
kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm các nước đang phát triển và trường hợp Việt Nam”.
Phát triển và hội nhập, số 21.
Nguyễn Ngọc Thạch, Lý Hoàng Ánh, 2014. Giáo trình Kinh tế học vĩ mô. TP
Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản kinh tế.
Nguyễn Minh Tuấn, 2015. Kinh tế vĩ mô. Nhà xuất bản kinh tế Tp Hồ Chí Minh
Trương Minh Tuấn, 2013. “Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế:
Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam”. Phát triển kinh tế, số 278.

66
Tiếng Anh

Andres J. and Hernando I., 1997. “Does inflation harm economic growth?
Evidence for the OECD”, National Bureau of Economic Research working paper, Wp.
6062

Barro R., 1996. “Inflation and Economic Growth”. National Bureau of


Economic Research working paper, Wp. 5326

Bruno M. and Easterly W, 1998. “Inflation crises and long run growth”.
Journal of Monetary Economics, 41.

Bullard and Keating, 1995. “The long-run relationship between inflation and
output in postwar economies”. Journal of Monetary Economics, Vol. 36 No.3, 477-
496

Cooley F. and Hansen D., 1989. “The Inflation Tax in a Real Business Cycle
Model”. The American Economic Review, Vol. 79 No. 4, 733-748

Chimobi, 2010. “The relationship between economic growth and inflation in


Nigeria”. Journal of Sustainable Development, Vol. 3 No. 2

Chistoffersen and Doyle, 1998. “ From inflation to growth: Eight years of


transition ”. IMF Working Paper No. 98/100

Espinosa A. and Yip K., 1995. “Fiscal and Monetary policy interaction in an
endogenous growth model with financial intermediaries”, Federal Reserve Bank of
Atlanta working paper series, Vol. 95 No. 10

Faria J. and Carniero F., 2002. “Does high inflation affect growth in the long
and short run?”. Journal of Applied Economics, Vol. 4 No. 1, 89-105

Fekadu Dereje Girma, 2012. “Relationship between Inflation and Economic


Growth in Ethiopia:An Empirical Analysis, 1980-2011”, University of Oslo.

Fisher S., 1993. “The Role of Macroeconomic Factors in Growth”. Journal of


Monetary Economics, Vol. 32, 485-512

67
Gillman M., Harris M. and Matyas L., 2001. “Inflation and Growth: Some
Theory and Evidence”. Central European University Working Paper, Wp. 1

Haslag H., 1995. “Inflation and Intermediation in a Model with Endogenous


Growth”. Federal Reserve Bank of Dallas working paper, Vol. 95 No. 02

Hung S., 2001. “Inflation and Economic growth in financial markets with
adverse selection and costly state verification”. Academia Economic papers, Vol. 29
No. 1, 67-89

Hwang T. and Wu J., 2011. “Inflation and Economic Growth in China: An


Empirical Analysis”. China and World Economy, Vol. 19 No. 5, 67-84

Khan S. and Senhadji S., 2001. “Threshold Effects in the Relationship between
Inflation and Growth”. IMF Staff Papers, WP. 48 No. 1, 1-21

Le Thanh Tung and Pham Tien Thanh, 2015. “Threshold in the Relationship
between Inflation and Economic Growth: Empirical Evidence in Vietnam”. Asian
Social Science, Vol. 11.

Leshero T., 2012. “Estimating the inflation threshold for South Africa”,
Economic Research Southern Africa working paper, Wp. 285

Li, 2006. “Inflation and Economic Growth: Threshold Effects and Transmission
Mechanisms”. University of Alberta

Manuelli E. and Jones E., 1995. “Growth and the effects of inflation”. National
Bureau of Economic Research working paper series, Wp. 4523

Mudell R., 1963. “Inflation and Interest rate”. Journal of Political Economy,
Vol. 71 No. 3, 280-283

Qaiser Munir, Kasim Mansur and Fumitaka Furuoka, 2009. Inflation and
econimic growth in Malaysia: A threshold regression approach. ASEAN Economic
Bulletin, Vol.26 No.2, 180-193

Robert J. Barro, 2013. “Inflation and Economic Growth*”. Annals of economics


and finance 14-1, 85–109

68
Sarel M., 1995.“Non Linear effects of inflation on economic growth”. IMF
working paper, Wp. 96

Sidrauski M., 1967. “Inflation and Economic Growth”. Journal of Political


Economy, Vol. 75 No. 6, 796-810

Singh K. and Kalirajan K., 2003. “The inflation-growth nexus in India: an


empirical analysis”. Journal of Policy Modeling, Vol. 25 No. 4, 377-3

Stockman C., 1981. “Anticipated inflation and the capital stock in a cash in
advance economy”. Journal of Monetary Economics, Vol. 8, 387-393

Su Dinh Thanh, 2015. “Threshold effects of inflation on growth in the ASEAN-


5 countries: A Panel Smooth Transition Regression approach”. Journal of Economics,
Finance and Administrative Science 20, 41-48

Tabi H. and Ondoa H., 2001. “Inflation, Money and Economic Growth in
Cameroon”. International Journal of Financial Research, Vol. 2 No. 1

Tobin J., 1965. “Money and Economic Growth”. Econometrica, Vol. 33 No. 4,
671-684.

69
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kiểm định tính dừng chuỗi CPI

Chuỗi gốc CPI

Null Hypothesis: LNCPI has a unit root


Exogenous: Constant
Lag Length: 1 (Automatic - based on SIC, maxlag=11)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic 0.637345 0.9900


Test critical values: 1% level -3.514426
5% level -2.898145
10% level -2.586351

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(LNCPI)
Method: Least Squares
Date: 12/14/15 Time: 09:35
Sample (adjusted): 1995Q3 2015Q2
Included observations: 80 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LNCPI(-1) 0.002872 0.004506 0.637345 0.5258


D(LNCPI(-1)) 0.514124 0.098263 5.232129 0.0000
C 0.005936 0.003289 1.804995 0.0750

R-squared 0.284670 Mean dependent var 0.015997


Adjusted R-squared 0.266090 S.D. dependent var 0.019383
S.E. of regression 0.016605 Akaike info criterion -5.321436
Sum squared resid 0.021231 Schwarz criterion -5.232110
Log likelihood 215.8574 Hannan-Quinn criter. -5.285623
F-statistic 15.32130 Durbin-Watson stat 1.758451
Prob(F-statistic) 0.000003

Null Hypothesis: LNCPI has a unit root


Exogenous: Constant, Linear Trend
Lag Length: 1 (Automatic - based on SIC, maxlag=11)

70
t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -1.832846 0.6795


Test critical values: 1% level -4.076860
5% level -3.466966
10% level -3.160198

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(LNCPI)
Method: Least Squares
Date: 12/14/15 Time: 09:36
Sample (adjusted): 1995Q3 2015Q2
Included observations: 80 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LNCPI(-1) -0.029085 0.015869 -1.832846 0.0707


D(LNCPI(-1)) 0.508629 0.096201 5.287119 0.0000
C -0.001041 0.004630 -0.224780 0.8228
@TREND("1995Q1") 0.000608 0.000290 2.096376 0.0394

R-squared 0.323773 Mean dependent var 0.015997


Adjusted R-squared 0.297080 S.D. dependent var 0.019383
S.E. of regression 0.016251 Akaike info criterion -5.352652
Sum squared resid 0.020071 Schwarz criterion -5.233551
Log likelihood 218.1061 Hannan-Quinn criter. -5.304901
F-statistic 12.12946 Durbin-Watson stat 1.785945
Prob(F-statistic) 0.000001

Null Hypothesis: LNCPI has a unit root


Exogenous: None
Lag Length: 1 (Automatic - based on SIC, maxlag=11)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic 2.467008 0.9965


Test critical values: 1% level -2.594189
5% level -1.944915
10% level -1.614114

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

71
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
Dependent Variable: D(LNCPI)
Method: Least Squares
Date: 12/18/15 Time: 09:37
Sample (adjusted): 1995Q3 2015Q2
Included observations: 80 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LNCPI(-1) 0.008343 0.003382 2.467008 0.0158


D(LNCPI(-1)) 0.571252 0.094363 6.053772 0.0000

R-squared 0.254403 Mean dependent var 0.015997


Adjusted R-squared 0.244844 S.D. dependent var 0.019383
S.E. of regression 0.016844 Akaike info criterion -5.304995
Sum squared resid 0.022129 Schwarz criterion -5.245444
Log likelihood 214.1998 Hannan-Quinn criter. -5.281119
Durbin-Watson stat 1.787655

Chuỗi sai phân

Null Hypothesis: D(LNCPI) has a unit root


Exogenous: Constant
Lag Length: 0 (Automatic - based on SIC, maxlag=11)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -4.941852 0.0001


Test critical values: 1% level -3.514426
5% level -2.898145
10% level -2.586351

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(LNCPI,2)
Method: Least Squares
Date: 12/18/15 Time: 09:41
Sample (adjusted): 1995Q3 2015Q2
Included observations: 80 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

D(LNCPI(-1)) -0.472377 0.095587 -4.941852 0.0000


72
C 0.007346 0.002424 3.030516 0.0033

R-squared 0.238444 Mean dependent var -0.000398


Adjusted R-squared 0.228681 S.D. dependent var 0.018835
S.E. of regression 0.016542 Akaike info criterion -5.341175
Sum squared resid 0.021343 Schwarz criterion -5.281624
Log likelihood 215.6470 Hannan-Quinn criter. -5.317299
F-statistic 24.42190 Durbin-Watson stat 1.764806
Prob(F-statistic) 0.000004

Null Hypothesis: D(LNCPI) has a unit root


Exogenous: Constant, Linear Trend
Lag Length: 0 (Automatic - based on SIC, maxlag=11)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -5.094967 0.0004


Test critical values: 1% level -4.076860
5% level -3.466966
10% level -3.160198

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(LNCPI,2)
Method: Least Squares
Date: 12/18/15 Time: 09:41
Sample (adjusted): 1995Q3 2015Q2
Included observations: 80 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

D(LNCPI(-1)) -0.497313 0.097609 -5.094967 0.0000


C 0.003716 0.003892 0.954755 0.3427
@TREND("1995Q1") 9.73E-05 8.18E-05 1.190038 0.2377

R-squared 0.252198 Mean dependent var -0.000398


Adjusted R-squared 0.232774 S.D. dependent var 0.018835
S.E. of regression 0.016498 Akaike info criterion -5.334400
Sum squared resid 0.020958 Schwarz criterion -5.245074
Log likelihood 216.3760 Hannan-Quinn criter. -5.298586
F-statistic 12.98420 Durbin-Watson stat 1.757735
Prob(F-statistic) 0.000014

73
Null Hypothesis: D(LNCPI) has a unit root
Exogenous: None
Lag Length: 5 (Automatic - based on SIC, maxlag=11)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -1.452506 0.1356


Test critical values: 1% level -2.596160
5% level -1.945199
10% level -1.613948

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(LNCPI,2)
Method: Least Squares
Date: 12/18/15 Time: 09:42
Sample (adjusted): 1996Q4 2015Q2
Included observations: 75 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

D(LNCPI(-1)) -0.126384 0.087011 -1.452506 0.1509


D(LNCPI(-1),2) -0.023968 0.125170 -0.191479 0.8487
D(LNCPI(-2),2) -0.343672 0.122657 -2.801882 0.0066
D(LNCPI(-3),2) -0.310985 0.120147 -2.588378 0.0117
D(LNCPI(-4),2) 0.150279 0.110729 1.357184 0.1791
D(LNCPI(-5),2) -0.302730 0.111000 -2.727294 0.0081

R-squared 0.369326 Mean dependent var 0.000240


Adjusted R-squared 0.323625 S.D. dependent var 0.018736
S.E. of regression 0.015409 Akaike info criterion -5.431158
Sum squared resid 0.016382 Schwarz criterion -5.245759
Log likelihood 209.6684 Hannan-Quinn criter. -5.357130
Durbin-Watson stat 1.973308

74
Phụ lục 2: Kiểm định tính dừng chuỗi GDP

Chuỗi gốc

Null Hypothesis: LNGDP has a unit root


Exogenous: Constant
Lag Length: 3 (Automatic - based on SIC, maxlag=11)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -0.154917 0.9388


Test critical values: 1% level -3.516676
5% level -2.899115
10% level -2.586866

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(LNGDP)
Method: Least Squares
Date: 12/18/15 Time: 09:38
Sample (adjusted): 1996Q1 2015Q2
Included observations: 78 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LNGDP(-1) -0.002819 0.018198 -0.154917 0.8773


D(LNGDP(-1)) -0.971449 0.046139 -21.05502 0.0000
D(LNGDP(-2)) -0.940543 0.060132 -15.64138 0.0000
D(LNGDP(-3)) -0.940909 0.044670 -21.06379 0.0000
C 0.070008 0.018803 3.723172 0.0004

R-squared 0.942568 Mean dependent var 0.015960


Adjusted R-squared 0.939421 S.D. dependent var 0.250330
S.E. of regression 0.061613 Akaike info criterion -2.673927
Sum squared resid 0.277121 Schwarz criterion -2.522856
Log likelihood 109.2832 Hannan-Quinn criter. -2.613451
F-statistic 299.5175 Durbin-Watson stat 2.197965
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: LNGDP has a unit root


Exogenous: Constant, Linear Trend
Lag Length: 3 (Automatic - based on SIC, maxlag=11)

75
t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -2.858624 0.1816


Test critical values: 1% level -4.080021
5% level -3.468459
10% level -3.161067

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(LNGDP)
Method: Least Squares
Date: 12/18/15 Time: 09:38
Sample (adjusted): 1996Q1 2015Q2
Included observations: 78 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LNGDP(-1) -0.788416 0.275803 -2.858624 0.0056


D(LNGDP(-1)) -0.381731 0.211264 -1.806895 0.0750
D(LNGDP(-2)) -0.541713 0.151066 -3.585931 0.0006
D(LNGDP(-3)) -0.740825 0.082050 -9.028982 0.0000
C 0.249950 0.065552 3.813021 0.0003
@TREND("1995Q1") 0.013414 0.004700 2.854067 0.0056

R-squared 0.948405 Mean dependent var 0.015960


Adjusted R-squared 0.944822 S.D. dependent var 0.250330
S.E. of regression 0.058802 Akaike info criterion -2.755467
Sum squared resid 0.248956 Schwarz criterion -2.574181
Log likelihood 113.4632 Hannan-Quinn criter. -2.682895
F-statistic 264.6981 Durbin-Watson stat 2.008315
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: LNGDP has a unit root


Exogenous: None
Lag Length: 3 (Automatic - based on SIC, maxlag=11)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic 7.769021 1.0000


Test critical values: 1% level -2.594946
5% level -1.945024
10% level -1.614050

76
*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(LNGDP)
Method: Least Squares
Date: 12/18/15 Time: 09:39
Sample (adjusted): 1996Q1 2015Q2
Included observations: 78 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LNGDP(-1) 0.059597 0.007671 7.769021 0.0000


D(LNGDP(-1)) -1.006659 0.048926 -20.57494 0.0000
D(LNGDP(-2)) -0.953841 0.065033 -14.66697 0.0000
D(LNGDP(-3)) -0.943837 0.048389 -19.50536 0.0000

R-squared 0.931662 Mean dependent var 0.015960


Adjusted R-squared 0.928892 S.D. dependent var 0.250330
S.E. of regression 0.066753 Akaike info criterion -2.525707
Sum squared resid 0.329744 Schwarz criterion -2.404850
Log likelihood 102.5026 Hannan-Quinn criter. -2.477326
Durbin-Watson stat 1.897822

Chuỗi sai phân

Null Hypothesis: D(LNGDP) has a unit root


Exogenous: Constant
Lag Length: 2 (Automatic - based on SIC, maxlag=11)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -31.98542 0.0001


Test critical values: 1% level -3.516676
5% level -2.899115
10% level -2.586866

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(LNGDP,2)
Method: Least Squares
Date: 12/18/15 Time: 09:43
Sample (adjusted): 1996Q1 2015Q2
Included observations: 78 after adjustments
77
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

D(LNGDP(-1)) -3.857608 0.120605 -31.98542 0.0000


D(LNGDP(-1),2) 1.883991 0.093748 20.09633 0.0000
D(LNGDP(-2),2) 0.941728 0.044062 21.37258 0.0000
C 0.067325 0.007268 9.263822 0.0000

R-squared 0.983640 Mean dependent var 0.001342


Adjusted R-squared 0.982977 S.D. dependent var 0.469109
S.E. of regression 0.061205 Akaike info criterion -2.699240
Sum squared resid 0.277212 Schwarz criterion -2.578383
Log likelihood 109.2704 Hannan-Quinn criter. -2.650859
F-statistic 1483.107 Durbin-Watson stat 2.198725
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: D(LNGDP) has a unit root


Exogenous: Constant, Linear Trend
Lag Length: 2 (Automatic - based on SIC, maxlag=11)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -31.76033 0.0001


Test critical values: 1% level -4.080021
5% level -3.468459
10% level -3.161067

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(LNGDP,2)
Method: Least Squares
Date: 12/18/15 Time: 09:44
Sample (adjusted): 1996Q1 2015Q2
Included observations: 78 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

D(LNGDP(-1)) -3.857656 0.121461 -31.76033 0.0000


D(LNGDP(-1),2) 1.884033 0.094421 19.95354 0.0000
D(LNGDP(-2),2) 0.941739 0.044368 21.22571 0.0000
C 0.067103 0.015031 4.464354 0.0000
@TREND("1995Q1
") 5.25E-06 0.000310 0.016917 0.9865

78
R-squared 0.983640 Mean dependent var 0.001342
Adjusted R-squared 0.982744 S.D. dependent var 0.469109
S.E. of regression 0.061623 Akaike info criterion -2.673603
Sum squared resid 0.277211 Schwarz criterion -2.522532
Log likelihood 109.2705 Hannan-Quinn criter. -2.613126
F-statistic 1097.303 Durbin-Watson stat 2.198726
Prob(F-statistic) 0.000000

Null Hypothesis: D(LNGDP) has a unit root


Exogenous: None
Lag Length: 5 (Automatic - based on SIC, maxlag=11)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -1.989457 0.0453


Test critical values: 1% level -2.596160
5% level -1.945199
10% level -1.613948

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation


Dependent Variable: D(LNGDP,2)
Method: Least Squares
Date: 12/18/15 Time: 09:44
Sample (adjusted): 1996Q4 2015Q2
Included observations: 75 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

D(LNGDP(-1)) -0.850077 0.427291 -1.989457 0.0506


D(LNGDP(-1),2) -0.935138 0.406542 -2.300226 0.0245
D(LNGDP(-2),2) -1.388244 0.372530 -3.726525 0.0004
D(LNGDP(-3),2) -1.594805 0.290891 -5.482484 0.0000
D(LNGDP(-4),2) -0.862544 0.224392 -3.843907 0.0003
D(LNGDP(-5),2) -0.281290 0.117135 -2.401416 0.0190

R-squared 0.977537 Mean dependent var 0.005788


Adjusted R-squared 0.975910 S.D. dependent var 0.461366
S.E. of regression 0.071609 Akaike info criterion -2.358577
Sum squared resid 0.353820 Schwarz criterion -2.173178
Log likelihood 94.44663 Hannan-Quinn criter. -2.284549
Durbin-Watson stat 2.033354

79
Phụ lục 3: Ước lượng mô hình VAR

Vector Autoregression Estimates


Date: 12/18/15 Time: 09:46
Sample (adjusted): 1996Q2 2015Q2
Included observations: 77 after adjustments
Standard errors in ( ) & t-statistics in [ ]

D(LNGDP) D(LNCPI)

D(LNGDP(-1)) -1.057016 -0.000676


(0.11735) (0.02786)
[-9.00762] [-0.02426]

D(LNGDP(-2)) -1.033574 0.005637


(0.12712) (0.03018)
[-8.13094] [ 0.18674]

D(LNGDP(-3)) -0.995015 -0.002059


(0.13244) (0.03145)
[-7.51274] [-0.06548]

D(LNGDP(-4)) -0.086397 -0.037660


(0.12200) (0.02897)
[-0.70820] [-1.30005]

D(LNCPI(-1)) 0.375479 0.826554


(0.50498) (0.11991)
[ 0.74355] [ 6.89324]

D(LNCPI(-2)) -0.697688 -0.400781


(0.64203) (0.15245)
[-1.08670] [-2.62894]

D(LNCPI(-3)) 1.177199 0.220509


(0.63959) (0.15187)
[ 1.84055] [ 1.45195]

D(LNCPI(-4)) -0.985810 -0.019575


(0.50055) (0.11886)
[-1.96945] [-0.16470]

C 0.075431 0.006444
(0.01352) (0.00321)
[ 5.57986] [ 2.00745]

80
R-squared 0.945385 0.506805
Adj. R-squared 0.938960 0.448782
Sum sq. resids 0.257036 0.014492
S.E. equation 0.061481 0.014599
F-statistic 147.1346 8.734575
Log likelihood 110.2820 220.9924
Akaike AIC -2.630702 -5.506295
Schwarz SC -2.356751 -5.232344
Mean dependent 0.020409 0.015941
S.D. dependent 0.248848 0.019663

Determinant resid covariance (dof adj.) 8.06E-07


Determinant resid covariance 6.28E-07
Log likelihood 331.2783
Akaike information criterion -8.137098
Schwarz criterion -7.589195

Estimation Proc:
===============================
LS(NOCONST) 1 4 D(LNGDP) D(LNCPI)

VAR Model:
===============================
D(LNGDP) = C(1,1)*D(LNGDP(-1)) + C(1,2)*D(LNGDP(-2)) + C(1,3)*D(LNGDP(-
3)) + C(1,4)*D(LNGDP(-4)) + C(1,5)*D(LNCPI(-1)) + C(1,6)*D(LNCPI(-2)) +
C(1,7)*D(LNCPI(-3)) + C(1,8)*D(LNCPI(-4))

D(LNCPI) = C(2,1)*D(LNGDP(-1)) + C(2,2)*D(LNGDP(-2)) + C(2,3)*D(LNGDP(-


3)) + C(2,4)*D(LNGDP(-4)) + C(2,5)*D(LNCPI(-1)) + C(2,6)*D(LNCPI(-2)) +
C(2,7)*D(LNCPI(-3)) + C(2,8)*D(LNCPI(-4))

VAR Model - Substituted Coefficients:


===============================
D(LNGDP) = - 0.695148983671*D(LNGDP(-1)) - 0.642783890088*D(LNGDP(-2))
- 0.598109263886*D(LNGDP(-3)) + 0.284460793626*D(LNGDP(-4)) +
0.717913621897*D(LNCPI(-1)) - 0.144230815661*D(LNCPI(-2)) +
1.51984346111*D(LNCPI(-3)) - 0.506666228915*D(LNCPI(-4))

D(LNCPI) = 0.0302373282054*D(LNGDP(-1)) + 0.0390205631685*D(LNGDP(-2))


+ 0.0318470589112*D(LNGDP(-3)) - 0.00597841822216*D(LNGDP(-4)) +
0.855807392636*D(LNCPI(-1)) - 0.353500736266*D(LNCPI(-2)) +
0.249779790857*D(LNCPI(-3)) + 0.0213563467169*D(LNCPI(-4))

81
Phụ lục 4: Ước lượng mô hình VECM

Vector Error Correction Estimates


Date: 12/18/15 Time: 09:47
Sample (adjusted): 1996Q2 2015Q2
Included observations: 77 after adjustments
Standard errors in ( ) & t-statistics in [ ]

Cointegrating Eq: CointEq1

LNGDP(-1) 1.000000

LNCPI(-1) -0.840644
(0.11667)
[-7.20557]

C -0.493122

Error Correction: D(LNGDP) D(LNCPI)

CointEq1 -0.073367 0.031911


(0.06829) (0.01588)
[-1.07431] [ 2.00906]

D(LNGDP(-1)) -0.997513 -0.026557


(0.12964) (0.03015)
[-7.69439] [-0.88076]

D(LNGDP(-2)) -0.990555 -0.013075


(0.13314) (0.03097)
[-7.44013] [-0.42223]

D(LNGDP(-3)) -0.971045 -0.012485


(0.13416) (0.03120)
[-7.23786] [-0.40010]

D(LNGDP(-4)) -0.085300 -0.038137


(0.12186) (0.02834)
[-0.69997] [-1.34554]

D(LNCPI(-1)) 0.434091 0.801061


(0.50735) (0.11800)
[ 0.85560] [ 6.78856]

D(LNCPI(-2)) -0.727883 -0.387648


(0.64192) (0.14930)

82
[-1.13392] [-2.59645]

D(LNCPI(-3)) 1.211100 0.205763


(0.63965) (0.14877)
[ 1.89339] [ 1.38309]

D(LNCPI(-4)) -1.029457 -0.000591


(0.50163) (0.11667)
[-2.05221] [-0.00507]

C 0.073091 0.007462
(0.01368) (0.00318)
[ 5.34378] [ 2.34556]

R-squared 0.946310 0.534829


Adj. R-squared 0.939098 0.472343
Sum sq. resids 0.252683 0.013669
S.E. equation 0.061412 0.014283
F-statistic 131.2110 8.559224
Log likelihood 110.9396 223.2446
Akaike AIC -2.621808 -5.538820
Schwarz SC -2.317417 -5.234429
Mean dependent 0.020409 0.015941
S.D. dependent 0.248848 0.019663

Determinant resid covariance (dof adj.) 7.68E-07


Determinant resid covariance 5.81E-07
Log likelihood 334.2541
Akaike information criterion -8.110496
Schwarz criterion -7.440837

Estimation Proc:
===============================
EC(NOCONST,C,1) 1 4 LNGDP LNCPI

VAR Model:
===============================
D(LNGDP) = A(1,1)*(B(1,1)*LNGDP(-1) + B(1,2)*LNCPI(-1) + B(1,3)) +
C(1,1)*D(LNGDP(-1)) + C(1,2)*D(LNGDP(-2)) + C(1,3)*D(LNGDP(-3)) +
C(1,4)*D(LNGDP(-4)) + C(1,5)*D(LNCPI(-1)) + C(1,6)*D(LNCPI(-2)) +
C(1,7)*D(LNCPI(-3)) + C(1,8)*D(LNCPI(-4)) + C(1,9)

D(LNCPI) = A(2,1)*(B(1,1)*LNGDP(-1) + B(1,2)*LNCPI(-1) + B(1,3)) +


C(2,1)*D(LNGDP(-1)) + C(2,2)*D(LNGDP(-2)) + C(2,3)*D(LNGDP(-3)) +

83
C(2,4)*D(LNGDP(-4)) + C(2,5)*D(LNCPI(-1)) + C(2,6)*D(LNCPI(-2)) +
C(2,7)*D(LNCPI(-3)) + C(2,8)*D(LNCPI(-4)) + C(2,9)

VAR Model - Substituted Coefficients:


===============================
D(LNGDP) = - 0.0733667496341*( LNGDP(-1) - 0.840643980412*LNCPI(-1) -
0.493121700031 ) - 0.99751291403*D(LNGDP(-1)) - 0.990555020546*D(LNGDP(-
2)) - 0.971045435273*D(LNGDP(-3)) - 0.085300175048*D(LNGDP(-4)) +
0.434090725662*D(LNCPI(-1)) - 0.727883013418*D(LNCPI(-2)) +
1.2111002999*D(LNCPI(-3)) - 1.0294567178*D(LNCPI(-4)) + 0.0730909591238

D(LNCPI) = 0.0319110925189*( LNGDP(-1) - 0.840643980412*LNCPI(-1) -


0.493121700031 ) - 0.0265570055943*D(LNGDP(-1)) -
0.0130745616685*D(LNGDP(-2)) - 0.0124847856116*D(LNGDP(-3)) -
0.0381366774264*D(LNGDP(-4)) + 0.801060686061*D(LNCPI(-1)) -
0.38764752583*D(LNCPI(-2)) + 0.205763029474*D(LNCPI(-3)) -
0.000591275118924*D(LNCPI(-4)) + 0.00746175991332

84
Phụ lục 5: Hồi quy ngưỡng lạm phát

K=5%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.069429 0.003537 19.63057 0.0000


D(CPI) -0.003196 0.071860 -0.044476 0.9649
DU*(D(CPI)-k) -0.021557 0.071542 -0.301316 0.7660

R-squared 0.052791 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared -0.033319 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.014777 Akaike info criterion -5.479350
Sum squared resid 0.004804 Schwarz criterion -5.333085
Log likelihood 71.49187 Hannan-Quinn criter. -5.438782
F-statistic 0.613062 Durbin-Watson stat 0.654483
Prob(F-statistic) 0.550688

k=6%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.070201 0.003333 21.06296 0.0000


D(CPI) -0.030303 0.055232 -0.548649 0.5888
DU*(D(CPI)-k) 0.007192 0.055673 0.129191 0.8984

R-squared 0.049603 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared -0.036797 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.014802 Akaike info criterion -5.475990
Sum squared resid 0.004820 Schwarz criterion -5.329725
Log likelihood 71.44987 Hannan-Quinn criter. -5.435422
F-statistic 0.574107 Durbin-Watson stat 0.673902
Prob(F-statistic) 0.571422

k=6.6%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.069329 0.003047 22.75218 0.0000


D(CPI) 0.009582 0.046299 0.206969 0.8379
DU*(D(CPI)-k) -0.039258 0.047921 -0.819215 0.4215

R-squared 0.077037 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared -0.006869 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.014586 Akaike info criterion -5.505280
85
Sum squared resid 0.004681 Schwarz criterion -5.359015
Log likelihood 71.81601 Hannan-Quinn criter. -5.464713
F-statistic 0.918135 Durbin-Watson stat 0.586949
Prob(F-statistic) 0.414027

k=6.7%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.069314 0.003053 22.70558 0.0000


D(CPI) 0.009274 0.046036 0.201463 0.8422
DU*(D(CPI)-k) -0.038928 0.047608 -0.817678 0.4223

R-squared 0.076934 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared -0.006981 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.014587 Akaike info criterion -5.505169
Sum squared resid 0.004681 Schwarz criterion -5.358904
Log likelihood 71.81462 Hannan-Quinn criter. -5.464602
F-statistic 0.916812 Durbin-Watson stat 0.587291
Prob(F-statistic) 0.414532

k=6.8%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.069300 0.003058 22.65896 0.0000


D(CPI) 0.008970 0.045776 0.195958 0.8464
DU*(D(CPI)-k) -0.038602 0.047298 -0.816144 0.4232

R-squared 0.076832 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared -0.007092 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.014588 Akaike info criterion -5.505059
Sum squared resid 0.004682 Schwarz criterion -5.358794
Log likelihood 71.81324 Hannan-Quinn criter. -5.464491
F-statistic 0.915495 Durbin-Watson stat 0.587629
Prob(F-statistic) 0.415037

k=6.9%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.069092 0.002839 24.33279 0.0000


D(CPI) 0.037068 0.040700 0.910779 0.3723
DU*(D(CPI)-k) -0.075454 0.043263 -1.744069 0.0951

86
R-squared 0.164412 Mean dependent var 0.070332
Adjusted R-squared 0.088450 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.013879 Akaike info criterion -5.604734
Sum squared resid 0.004238 Schwarz criterion -5.458469
Log likelihood 73.05918 Hannan-Quinn criter. -5.564167
F-statistic 2.164385 Durbin-Watson stat 0.617723
Prob(F-statistic) 0.138648

k=7%

Coefficie
Variable nt Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.069061 0.002843 24.28973 0.0000


D(CPI) 0.036562 0.040487 0.903042 0.3763
DU*(D(CPI)-k) -0.074913 0.043004 -1.742014 0.0955

R-squared 0.164173 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared 0.088189 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.013881 Akaike info criterion -5.604448
Sum squared resid 0.004239 Schwarz criterion -5.458183
Log likelihood 73.05560 Hannan-Quinn criter. -5.563881
F-statistic 2.160619 Durbin-Watson stat 0.617814
Prob(F-statistic) 0.139085

k=7.1%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.069031 0.002847 24.24638 0.0000


D(CPI) 0.036060 0.040278 0.895291 0.3803
DU*(D(CPI)-k) -0.074378 0.042747 -1.739948 0.0958

R-squared 0.163933 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared 0.087927 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.013883 Akaike info criterion -5.604161
Sum squared resid 0.004240 Schwarz criterion -5.457896
Log likelihood 73.05201 Hannan-Quinn criter. -5.563593
F-statistic 2.156839 Durbin-Watson stat 0.617900
Prob(F-statistic) 0.139525

87
k=7.2%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.069002 0.002851 24.20278 0.0000


D(CPI) 0.035564 0.040071 0.887524 0.3844
DU*(D(CPI)-k) -0.073847 0.042493 -1.737874 0.0962

R-squared 0.163692 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared 0.087664 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.013885 Akaike info criterion -5.603873
Sum squared resid 0.004241 Schwarz criterion -5.457608
Log likelihood 73.04841 Hannan-Quinn criter. -5.563305
F-statistic 2.153046 Durbin-Watson stat 0.617980
Prob(F-statistic) 0.139968

k=7.3%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.068973 0.002855 24.15895 0.0000


D(CPI) 0.035072 0.039866 0.879745 0.3885
DU*(D(CPI)-k) -0.073321 0.042241 -1.735791 0.0966

R-squared 0.163450 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared 0.087400 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.013887 Akaike info criterion -5.603583
Sum squared resid 0.004243 Schwarz criterion -5.457318
Log likelihood 73.04479 Hannan-Quinn criter. -5.563016
F-statistic 2.149242 Durbin-Watson stat 0.618056
Prob(F-statistic) 0.140414

k=7.4%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.068944 0.002859 24.11493 0.0000


D(CPI) 0.034585 0.039664 0.871954 0.3927
DU*(D(CPI)-k) -0.072799 0.041991 -1.733700 0.0970

R-squared 0.163207 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared 0.087135 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.013889 Akaike info criterion -5.603293
Sum squared resid 0.004244 Schwarz criterion -5.457028
Log likelihood 73.04117 Hannan-Quinn criter. -5.562726
88
F-statistic 2.145429 Durbin-Watson stat 0.618127
Prob(F-statistic) 0.140863

k=7.5%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.068916 0.002863 24.07076 0.0000


D(CPI) 0.034103 0.039464 0.864153 0.3968
DU*(D(CPI)-k) -0.072283 0.041743 -1.731603 0.0973

R-squared 0.162964 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared 0.086870 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.013891 Akaike info criterion -5.603003
Sum squared resid 0.004245 Schwarz criterion -5.456738
Log likelihood 73.03753 Hannan-Quinn criter. -5.562435
F-statistic 2.141609 Durbin-Watson stat 0.618193
Prob(F-statistic) 0.141314

k=7.6%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.068889 0.002867 24.02646 0.0000


D(CPI) 0.033625 0.039266 0.856343 0.4010
DU*(D(CPI)-k) -0.071771 0.041498 -1.729501 0.0977

R-squared 0.162720 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared 0.086604 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.013893 Akaike info criterion -5.602712
Sum squared resid 0.004246 Schwarz criterion -5.456446
Log likelihood 73.03389 Hannan-Quinn criter. -5.562144
F-statistic 2.137783 Durbin-Watson stat 0.618255
Prob(F-statistic) 0.141767

k=7.7%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.068861 0.002871 23.98205 0.0000


D(CPI) 0.033153 0.039071 0.848526 0.4053
DU*(D(CPI)-k) -0.071264 0.041255 -1.727393 0.0981

R-squared 0.162476 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared 0.086337 S.D. dependent var 0.014537

89
S.E. of regression 0.013895 Akaike info criterion -5.602420
Sum squared resid 0.004248 Schwarz criterion -5.456155
Log likelihood 73.03025 Hannan-Quinn criter. -5.561852
F-statistic 2.133952 Durbin-Watson stat 0.618313
Prob(F-statistic) 0.142223

k=7.8%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.068835 0.002876 23.93757 0.0000


D(CPI) 0.032685 0.038878 0.840702 0.4096
DU*(D(CPI)-k) -0.070762 0.041015 -1.725281 0.0985

R-squared 0.162232 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared 0.086071 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.013897 Akaike info criterion -5.602128
Sum squared resid 0.004249 Schwarz criterion -5.455863
Log likelihood 73.02660 Hannan-Quinn criter. -5.561560
F-statistic 2.130119 Durbin-Watson stat 0.618367
Prob(F-statistic) 0.142680

k=7.9%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.068808 0.002880 23.89304 0.0000


D(CPI) 0.032222 0.038688 0.832872 0.4139
DU*(D(CPI)-k) -0.070265 0.040777 -1.723165 0.0989

R-squared 0.161987 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared 0.085804 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.013899 Akaike info criterion -5.601836
Sum squared resid 0.004250 Schwarz criterion -5.455571
Log likelihood 73.02295 Hannan-Quinn criter. -5.561268
F-statistic 2.126284 Durbin-Watson stat 0.618417
Prob(F-statistic) 0.143140

k=8%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.068782 0.002884 23.84848 0.0000


D(CPI) 0.031763 0.038499 0.825039 0.4182
90
DU*(D(CPI)-k) -0.069772 0.040541 -1.721047 0.0993

R-squared 0.161742 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared 0.085537 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.013901 Akaike info criterion -5.601544
Sum squared resid 0.004251 Schwarz criterion -5.455279
Log likelihood 73.01930 Hannan-Quinn criter. -5.560976
F-statistic 2.122449 Durbin-Watson stat 0.618464
Prob(F-statistic) 0.143600

k=8.1%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.068757 0.002888 23.80392 0.0000


D(CPI) 0.031310 0.038313 0.817202 0.4226
DU*(D(CPI)-k) -0.069284 0.040307 -1.718927 0.0997

R-squared 0.161497 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared 0.085269 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.013903 Akaike info criterion -5.601251
Sum squared resid 0.004252 Schwarz criterion -5.454986
Log likelihood 73.01564 Hannan-Quinn criter. -5.560684
F-statistic 2.118614 Durbin-Watson stat 0.618507
Prob(F-statistic) 0.144063

k=8.2%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.068731 0.002893 23.75938 0.0000


D(CPI) 0.030861 0.038129 0.809363 0.4270
DU*(D(CPI)-k) -0.068801 0.040075 -1.716805 0.1001

R-squared 0.161252 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared 0.085002 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.013905 Akaike info criterion -5.600959
Sum squared resid 0.004254 Schwarz criterion -5.454694
Log likelihood 73.01199 Hannan-Quinn criter. -5.560392
F-statistic 2.114782 Durbin-Watson stat 0.618547
Prob(F-statistic) 0.144527

k=8.3%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.


91
C 0.068707 0.002897 23.71487 0.0000
D(CPI) 0.030416 0.037948 0.801524 0.4314
DU*(D(CPI)-k) -0.068322 0.039846 -1.714682 0.1005

R-squared 0.161007 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared 0.084735 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.013907 Akaike info criterion -5.600667
Sum squared resid 0.004255 Schwarz criterion -5.454402
Log likelihood 73.00834 Hannan-Quinn criter. -5.560100
F-statistic 2.110953 Durbin-Watson stat 0.618585
Prob(F-statistic) 0.144992

k=8.4%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.069082 0.002919 23.66779 0.0000


D(CPI) 0.022903 0.038911 0.588595 0.5621
DU*(D(CPI)-k) -0.058877 0.041003 -1.435918 0.1651

R-squared 0.130383 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared 0.051327 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.014159 Akaike info criterion -5.564817
Sum squared resid 0.004410 Schwarz criterion -5.418552
Log likelihood 72.56021 Hannan-Quinn criter. -5.524249
F-statistic 1.649246 Durbin-Watson stat 0.591898
Prob(F-statistic) 0.215084

k=8.5%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.069062 0.002923 23.62987 0.0000


D(CPI) 0.022475 0.038729 0.580318 0.5676
DU*(D(CPI)-k) -0.058407 0.040773 -1.432495 0.1661

R-squared 0.130028 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared 0.050940 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.014162 Akaike info criterion -5.564409
Sum squared resid 0.004412 Schwarz criterion -5.418144
Log likelihood 72.55511 Hannan-Quinn criter. -5.523841
F-statistic 1.644085 Durbin-Watson stat 0.591913
Prob(F-statistic) 0.216052

92
k=9%

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.068972 0.002942 23.44067 0.0000


D(CPI) 0.020412 0.037851 0.539287 0.5951
DU*(D(CPI)-k) -0.056134 0.039651 -1.415684 0.1709

R-squared 0.128293 Mean dependent var 0.070332


Adjusted R-squared 0.049047 S.D. dependent var 0.014537
S.E. of regression 0.014176 Akaike info criterion -5.562416
Sum squared resid 0.004421 Schwarz criterion -5.416151
Log likelihood 72.53020 Hannan-Quinn criter. -5.521848
F-statistic 1.618914 Durbin-Watson stat 0.591990
Prob(F-statistic) 0.220840

93
Phụ lục 6: Kiểm định nhân quả Granger

Pairwise Granger Causality Tests


Date: 01/19/16 Time: 01:02
Sample: 1995Q1 2015Q2
Lags: 1

Null Hypothesis: Obs F-Statistic Prob.

LNCPI does not Granger Cause LNGDP 81 69.9479 2.E-12


LNGDP does not Granger Cause LNCPI 2.34304 0.1299

Lags: 2

Null Hypothesis: Obs F-Statistic Prob.

LNCPI does not Granger Cause LNGDP 80 5.90758 0.0041


LNGDP does not Granger Cause LNCPI 6.96286 0.0017

Lags: 3

Null Hypothesis: Obs F-Statistic Prob.

LNCPI does not Granger Cause LNGDP 79 4.45270 0.0063


LNGDP does not Granger Cause LNCPI 5.16670 0.0027

Lags: 4

Null Hypothesis: Obs F-Statistic Prob.

LNCPI does not Granger Cause LNGDP 78 0.32645 0.8593


LNGDP does not Granger Cause LNCPI 6.29624 0.0002

94

You might also like