ĐOẠN VĂN ÔN TẬP TUẦN SAU

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Đọc đoạn văn và làm theo yêu cầu theo bảng bên dưới:

Nghiên cứu nhằm khảo sát tác động của biến đổi khí hậu đến sự phân bố bùn cát
trên lưu vực sông Đồng Nai. Nghiên cứu ứng dụng mô hình SWAT để mô phỏng sự phân
bố bùn cát trên lưu vực sông Đồng Nai cho các thời kỳ I (1980 - 2000), II (2046 - 2064),
III (2080 - 2100) với thời kỳ I là thời kỳ cơ sở để xem xét ảnh hưởng của BĐKH trong
tương lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dưới tác động của BĐKH, tổng lượng bùn cát
trung bình nhiều năm thời kỳ I có xu hương giảm dần từ thượng lưu đến hạ lưu. Phía
thượng lưu các khu vực Đa Nhim, Đại Ninh có tổng lượng bùn cát rất thấp 10.000 -
100.000m3; lưu vực từ Hồ Đồng Nai đến Hồ Trị An có tổng lượng bùn cát 100.000 -
1.000.000m3; hợp lưu sông Sài Gòn - Thị Tính - Soài Rạp có tổng lượng bùn cát 1.5.10 6
- 7.5.10 6m3. Khu vực trung tâm có tổng lượng bùn cát lớn do tổng lượng dòng chảy lớn
với lượng mưa tập trung rất lớn. Dưới tác động của BĐKH, mặc dù làm tăng tổng lượng
bùn cát trên toàn lưu vực Đồng Nai, tuy nhiên sự gia tăng này không đồng nhất theo
không gian và thời gian. Hình 7 cho thấy rằng từ Hồ Đa Nhim đến Hồ Đại Nam, vào mùa
kiệt lượng bùn cát ứng với thời kỳ II, III có xu hướng nhỏ hơn so với thời kỳ I và cao hơn
khi bắt đầu vào mùa lũ. Đi về phía hạ lưu từ Hồ Đại Ninh đến Hồ Trị An, tổng lượng bùn
cát trong các thời kỳ II, III có xu hướng cao hơn so với thời kỳ 1 và thấp hơn vào cuối
mùa lũ.
Đoàn Thanh Vũ, Lê Ngọc Anh, 2018
(Tóm lược được hiệu chỉnh từ từ bài báo TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN SỰ PHÂN BỐ BÙN CÁT TRÊN LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI đăng trên Tạp chí
Khí tượng thủy văn với mục đích sử dụng trong giảng dạy)

Một nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục chính
trị tư tưởng cho sinh viên hiện nay. Để làm sáng tỏ thực trạng công tác giáo dục chính trị
cho sinh viên hiện nay, tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học trên phạm vi cả nước, đối
tượng khảo sát chủ yếu là sinh viên đại học năm thứ 2 đến năm thứ 4 đại học chính quy.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: đa số sinh viên có lập trường chính trị vững vàng, có lòng
tin mạnh mẽ vào lý tưởng cao đẹp của CNXH, sự lãnh đạo của Đảng. Khi được hỏi về
niềm tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, có tới 700/886 phiếu sinh
viên trả lời: "tin tưởng" chiếm 79,1%. Ngoài ra khi trả lời về lý do tham gia tổ chức Đảng
Cộng Sản Việt Nam, có 62,4% sinh viên trả lời là "Vì lý tưởng cao đẹp của CNXH, chủ
nghĩa Cộng sản". Tuy nhiên, một bộ phận sinh viên còn tỏ ra băn khoăn hoài nghi vào sự
lãnh đạo của Đảng. Cũng với câu hỏi về niềm tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng
Sản Việt Nam, kết quả là có đến 354/886 phiếu, chiếm 40% trả lời: "Có tin nhưng còn
băn khoăn". Trong các trường đại học đội ngũ giảng viên giảng dạy môn lý luận chính trị
là những người giữ vai trò trọng yếu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục chính trị cho
sinh viên. Có tới 82,5% sinh viên cho rằng được giáo dục chính trị tư tưởng chủ yếu từ
các bài giảng của các môn khoa học Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phan Thị Phương Anh, Trần Thị Như Tuyến, 2017
(Tóm lược được hiệu chỉnh từ từ bài báo THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO
CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO SINH VIÊN HIỆN NAY đăng trên Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ, tập 48, Phần D, 2017 với mục đích sử dụng trong giảng dạy)

Thông tin chung


Chủ đề
Từ khóa
Tác giả, năm xuất bản
Tóm tắt bài đọc
Luận điểm Luận cứ Luận chứng

You might also like