Chương 8

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

CHƯƠNG 8: Laser và các ứng dụng của laser.

Câu 1. Trình bày bức xạ tự phát và bức xạ cảm ứng.

• Bức xạ tự phát
- Năng lượng có thể nhận các mức gián đoạn W0, W1, …, Wn.
- Trạng thái của 1 hạt vi mô (hoặc một tập hợp hạt vi mô) có thể mô tả bởi một tập hợp các
mức năng lượng gián đoạn này.
- Trạng thái của một hệ (một hạt hay một hệ hạt có thể được coi như một hệ) có xu hướng ở
trạng thái cân bằng, là trạng thái có mức năng lượng thấp nhất (trạng thái ứng với mức năng
lượng cơ bản).
- Boltzmann đã chứng tỏ rằng số nx các nguyên tử có năng lượng Ex được cho bởi:
𝑛𝑥 = 𝐶𝑒 𝐸𝑥/𝑘𝑇
Trong đó C là một hằng số còn k là hằng số Boltzmann.
 Tỉ số giữa số nguyên tử ở mức trên và số nguyên tử ở mức dưới như sau:
𝑛2
= 𝑒 −(𝐸2−𝐸1)/𝑘𝑇
𝑛1
 Số các hạt có năng lượng thấp bao giờ cũng nhiều hơn số hạt có mức năng lượng cao.
- Khi các hạt bị kích thích (ứng với quá trình hấp thụ) để chuyển lên các mức năng lượng cao
hơn, thì sau một thời gian hạt chuyển về trạng thái cân bằng thông qua sự dịch chuyển của
các mức năng lượng.
- Sự dịch chuyển các mức năng lượng này kèm theo quá trình phát xạ.
 Quá trình phát xạ này gọi là quá trình phát xạ tự phát vì quá trình này tự xảy ra không chịu
tác động của bên ngoài.
• Bức xạ cảm ứng
- Khi kích thích hệ vật chất thì một số nguyên tử chuyển từ thấp lên cao, sau một khoảng thời
gian rất ngắn một số chuyển xuống mức thấp hơn một cách tự nhiên (bức xạ tự phát), một
số khác bị va chạm với photon kích thích quay về trạng thái có năng lượng thấp hơn
đồng thời phát ra một photon có cùng tần số với photon kích thích.
 Bức xạ cưỡng bức.
- Bức xạ cưỡng bức là bức xạ tương ứng với di chuyển nhờ tác động của trường điện từ bên
ngoài.
- Có tần số đúng bằng tần số kích thích.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Biên soạn: Vitamin Dược - Team học tập Tình Nguyện Dược VLĐC 2 | 1
- Nếu khuếch đại chùm bức xạ cưỡng bức (bức xạ cảm ứng) thì ta sẽ thu được chùm bức xạ
có cường độ mạnh, độ đơn sắc cao và độ định hướng cao.
 Đó là nguyên lý tạo ra laser.
- Ở điều kiện thường Ni > Nk môi trường này hấp thụ chiếm ưu thế.
- Nếu Nk > Ni thì môi trường này phóng xạ cưỡng bức chiếm ưu thế, môi trường có khả năng
khuếch đại ánh sáng thì mật độ nguyên tử ở mức năng lượng cao phải nhiều hơn mật độ
nguyên tử ở mức năng lượng thấp, ta nói có sự đảo lộn mật độ trên các mức (nghịch đảo
độ tích lũy).

Câu 2. Trình bày cấu tạo cơ bản của máy phát laser.

Cấu trúc của một máy phát laser thường gồm 3 bộ chính:

o Môi trường hoạt tính laser


o Buồng cộng hưởng
o Nguồn kích thích
• Môi trường hoạt tính laser:
- Là môi trường đảm bảo sự tồn tại nghịch đảo mật độ hạt tích lũy giữa 2 mức năng lượng
laser trên và dưới.
- Thông thường có thể phân loại laser dựa vào môi trường hoạt tính laser.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Biên soạn: Vitamin Dược - Team học tập Tình Nguyện Dược VLĐC 2 | 2
• Buồng cộng hưởng laser có cấu tạo đơn giản là 2 gương có nhiệm vụ khuếch đại bức xạ tần
số ν từ môi trường hoạt tính laser ( hoặc có cấu trúc để khuếch đại bức xạ tương tự như 2
gương).
- Một gương là gương cuối của buồng cộng hưởng có hệ số phản xạ là 100%.
- Gương còn lại là gương ra của laser có hệ số phản xạ nhỏ hơn 100% để có thể phát chùm tia
laser ra ngoài.

- Cấu trúc của buồng cộng hưởng quyết định đến tính chất của chùm laser phát ra:
Gương buồng cộng hưởng có thể là gương phẳng hoặc là gương cầu và tương ứng chúng ta lần lượt
có cấu trúc (phẳng – phẳng), (phẳng – cầu), (cầu – cầu).
Có thể thêm các yếu tố quang học khác vào bên trong buồng cộng hưởng để đạt được tính
-
chất bức xạ laser theo yêu cầu.
- Bức xạ laser có thể hoạt động ở chế độ liên tục hoặc chế độ phát xung.
• Nguồn bơm (nguồn kích thích) cung cấp năng lượng để các hạt vi mô của môi trường hoạt
chất laser chuyển lên mức năng lượng cao hơn, nguồn bơm phụ thuộc vào môi trường laser.
VD: laser rắn thường là các nguồn quang học, laser bán dẫn là nguồn điện.

Câu 3. Trình bày các tính chất của bức xạ laser.

• Tính đơn sắc cao:


- Bức xạ laser do buồng cộng hưởng chỉ khuếch đại một bước sóng nhất định nên phổ laser
rất đơn sắc.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Biên soạn: Vitamin Dược - Team học tập Tình Nguyện Dược VLĐC 2 | 3
- Tính chất đơn sắc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi chúng ta nghiên cứu sự tương tác của
vật chất với ánh sáng trong khoảng phổ này.
• Tính định hướng cao:
- Tia laser được định hướng bởi cấu trúc của buồng cộng hưởng nên tính định hướng rất cao,
khác với loại phát xạ khác có tính bất định hướng.
- Góc phân kỳ của chùm tia laser rất nhỏ thường cỡ mrad.
- Tính định hướng cao cho phép laser có thể nghiên cứu các đối tượng vật chất có kích thước
rất nhỏ hoặc ở khoảng cách rất xa.
• Tính kết hợp:
- Laser là nguồn bức xạ có tính chất kết hợp không gian và thời gian cao nên có ứng dụng to
lớn trong đo đạc, chụp ảnh toàn ký, …
• Có thể làm hội tụ với độ tụ cao:
- Tính chất này gắn liền với tính chất song song của chùm tia laser.
- Cường độ của chùm tia laser rất lớn, có thể lên tới 1016 W/cm2.

Câu 4. Trình bày các ứng dụng của laser trong ngành dược.

- Dùng laser khoan miệng lỗ có kích thước nhỏ có độ chính xác cao trên màng bao của viên nén
giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu.
- Dùng laser khoan trên viên nén để trang trí cho sản phẩm tượng trưng.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Biên soạn: Vitamin Dược - Team học tập Tình Nguyện Dược VLĐC 2 | 4

You might also like