Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 104

Đồ án tốt

nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Bản đồ án này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên: Th.S Vũ Hải
Yến. Đề tài này không sao chép bất kỳ đồ án tốt nghiệp nào khác.

Để hoàn thành đồ án này tôi đã sử dụng những tài liệu trong mục tài liệu tham
khảo, ngoài ra không sử dụng bất kỳ tài liệu tham khảo nào khác mà không được ghi.

Nếu sai, tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định.

TP.HCM, ngày 17 tháng 6 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thanh Nhàn


LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, trước tiên phải kể đến công sức của
cô Vũ Hải Yến. Em xin kính lời cảm ơn đến cô đã tận tình hướng dẫn, cung cấp cho
em những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm trong quá trình hoàn thành đồ án
này.

Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình đã động viên, tạo điều kiện để
em thực hiện tốt bài đồ án này. Xin cảm ơn cha, mẹ và các chị!

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường và Công
nghệ sinh học trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong quá trình học tập tại
trường.

Chân thành cảm ơn các bạn bè đã góp ý, giúp đỡ, hỗ trợ sách vở, tài liệu và cả
tinh thần để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.

Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong khoa Môi trường và Công
nghệ sinh học và Thầy Hiệu Trưởng – PGS.TSKH Hồ Đắc Lộc thật dồi dào sức
khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến
thức cho thế hệ mai sau.

Trân trọng.

TP.HCM, ngày 17 tháng 6 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thanh Nhàn


Đồ án tốt
nghiệp

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................v

DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH...............................vii

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM VÀ


BẾN TRE TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.......................................................5

1.1. Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ thịt ở Việt Nam...............................................5
1.2. Các hệ thống chăn nuôi.....................................................................................7
1.3. Xu hướng phát triển..........................................................................................8
1.4. Giới thiệu về Bến Tre........................................................................................9
1.4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.....................................................9
1.4.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................9
1.4.1.2. Kinh tế xã hội..........................................................................10
1.4.2. Tình hình chăn nuôi............................................................................11
1.5. Hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi tại tỉnh Bến Tre..................................12
1.5.1. Đặc điểm của chất thải chăn nuôi......................................................12
1.5.1.1. Nguồn phát sinh chất thải........................................................12
1.5.1.2. Khối lượng chất thải chăn nuôi...............................................13
1.5.2. Thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi tại địa phương........................14
1.6. Hiện trạng môi trường các cơ sở chăn nuôi tại tỉnh Bến Tre...........................15
1.7. Hiện trạng chăn nuôi tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre .........................
...................................................................................................................... 18
1.7.1. Số lượng đàn gia súc..........................................................................18
1.7.2. Hiện trạng môi trường.......................................................................20

i
Đồ án tốt
nghiệp
1.7.3. Giới thiệu sơ lược về xã Hữu Định thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến
Tre......................................................................................................23

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ KHÍ SINH HỌC..........................25

2.1. Giới thiệu khí sinh học....................................................................................25


2.2. Cơ sở sinh học và nguyên lý hoạt động của quá trình tạo khí sinh học...........26
2.2.1. Sự chuyển hóa sinh học trong quá trình khí sinh học.........................26
2.2.1.1. Giai đoạn thủy phân và lên men..............................................27
2.2.1.2. Giai đoạn tạo Axit acetic và.................................................... 28
2.2.1.3. Giai đoạn tạo metan................................................................28
2.2.2. Vi sinh vật khí sinh học.......................................................................28
2.2.2.1. Vi khuẩn không sinh metan......................................................29
2.2.2.2. Vi khuẩn sinh metan................................................................30
2.2.3. Nguyên lý hoạt động của bể khí sinh học...........................................30
2.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản sinh ra khí sinh học .. 31
2.2.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ...........................................................31
2.2.4.2. Ảnh hưởng của pH...................................................................31
2.2.4.3. Các chất dinh dưỡng...............................................................31
2.2.4.4. Ảnh hưởng của lượng nguyên liệu nạp....................................32
2.2.4.5. Ảnh hưởng của các chất khoáng trong nguyên liệu nạp..........32
2.2.4.6. Ảnh hưởng của tỉ lệ chất khô và độ pha loãng nguyên liệu.....32
2.2.4.7. Ảnh hưởng của chất xúc tác....................................................33
2.3. Thiết bị khí sinh học........................................................................................34
2.3.1. Các thiết bị khí sinh học trên thế giới.................................................34
2.3.1.1. Thiết bị khí sinh học nắp nổi....................................................34
2.3.1.2. Thiết bị khí sinh học nắp cố định.............................................36
2.3.1.3. Thiết bị túi chất dẻo.................................................................38
2.3.1.4. Loại thiết bị có bộ phận tích khí riêng.....................................39
2.3.2. Một số thiết bị khí sinh học hiện tại ở Việt Nam.................................40

ii
Đồ án tốt
nghiệp
2.3.2.1. Thiết bị nắp nổi........................................................................40
2.3.2.2. Loại thiết bị có bộ phận chứa khí tách riêng...........................40
2.3.2.2.1. Túi ni lông có túi chứa khí tách riêng...........................40
2.3.2.2.2. Kiểu bể tự hoại có túi chứa khí tách riêng....................41
2.3.2.3. Loại thiết bị nắp cố định..........................................................41
2.3.3. Một số công trình biogas được áp dụng phổ biến tại Việt Nam..........46
2.4. Mô hình vườn – ao – chuồng (VAC)..............................................................49
2.4.1. Một số địa phương đã áp dụng mô hình VAC.....................................50
2.4.2. Một số trang trại áp dụng mô hình VAC ở tỉnh Bến Tre và các khu vực
lân cận
52
2.4.2.1. Mô hình VAC ở tỉnh Bến Tre...................................................52
2.4.2.2. Mô hình VAC ở các khu vực lân cận.......................................53

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN VÀ TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HẦM Ủ


BIOGAS CHO XÃ HỮU ĐỊNH
.................................................................................................................................
54

3.1. Đề xuất............................................................................................................54
3.2. Thuyết minh công nghệ...................................................................................57
3.2.1. Phương án 1.......................................................................................57
3.2.2. Phương án 2.......................................................................................57
3.3. Tính toán, thiết kế hầm ủ khí sinh học..................................................58
3.3.1. Các thông số ban đầu.........................................................................58
3.3.1.1. Lượng cơ chất nạp hàng ngày, Sd (l/ngày)..............................58
3.3.1.2. Thể tích phân hủy, Vd ( )......................................................59
3.3.1.3. Công suất sinh khí của thiết bị, G ( /ngày)...........................59
3.3.1.4. Thể tích chứa khí, Vg ( ).......................................................60
3.3.2. Các thông số kích thước của hầm ủ KT2............................................61
3.3.2.1. Bể phân hủy.............................................................................61

iii
Đồ án tốt
nghiệp
3.3.2.2. Bể điều áp................................................................................61
3.3.2.3. Thiết kế các bộ phận phụ.........................................................62

3.3.2.3.1. Bể nạp nguyên liệu.......................................................62


3.3.2.3.2. Ống vào và ống ra.........................................................62
3.3.3. Các thông số kích thước của hầm ủ bằng túi HDPE...................64

CHƯƠNG 4: DỰ TOÁN KINH PHÍ KẾ HOẠCH THI CÔNG - VẬN HÀNH

.............................................................................................................................. 65

4.1. Dự toán kinh phí.............................................................................................65


4.1.1. Phương án 1.......................................................................................65
4.1.2. Phương án 2.......................................................................................66
4.1.3. Lựa chọn công nghệ...........................................................................67
4.2. Kế hoạch thi công – vận hành.........................................................................68
4.2.1. Kế hoạch thi công...............................................................................68
4.2.2. Vận hành............................................................................................71

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.....................................................................................74

Kết luận...................................................................................................................74

Kiến nghị.................................................................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................76

PHỤ LỤC A.............................................................................................................1

iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT Danh mục Số trang


Số lượng gia súc gia cầm và sản lượng sản phẩm chăn nuôi nước ta
Bảng 1.1. 7
năm 2009
Bảng 1.2. Lượng chất thải chăn nuôi phát sinh trên địa bàn 25 xã năm 2012 13
Bảng 1.3. Tổng đàn gia súc huyện Châu Thành 11/2012 45
Bảng 1.4. Khối lượng chất thải rắn vật nuôi của huyện Châu Thành 48
Bảng 1.5. Chất lượng môi trường không khí ở một số cơ sở chăn nuôi 48
Hiện tượng cộng hưởng và đối kháng của các cation đối với quá
Bảng 2.1. 24
trình lên men yếm khí
Bảng 2.2. Hàm lượng chất khô của một số nguyên liệu 24
Bảng 3.1. Bảng thống kê các kích thước của hầm ủ biogas 60
Bảng 4.1. Kinh phí của 1 hầm ủ bằng túi HDPE 750 62
Bảng 4.2. Kinh phí của 1 hầm biogas 400 63
Bảng 4.3. Độ sâu (m) cho phép đào thành hố thẳng đứng 67
Bảng 4.4. Độ dốc nhỏ nhất cho phép của thành hố 67
Bảng 4.5. Những trục trặc và cách khắc phục 69
DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Danh mục Số trang


Số lượng gia súc gia cầm và sản lượng sản phẩm chăn nuôi nước ta
Bảng 1.1. 7
năm 2009
Bảng 1.2. Lượng chất thải chăn nuôi phát sinh trên địa bàn 25 xã năm 2012 13
Bảng 1.3. Tổng đàn gia súc huyện Châu Thành 11/2012 19
Bảng 1.4. Khối lượng chất thải rắn vật nuôi của huyện Châu Thành 22
Bảng 1.5. Chất lượng môi trường không khí ở một số cơ sở chăn nuôi 22
Hiện tượng cộng hưởng và đối kháng của các cation đối với quá
Bảng 2.1. 32
trình lên men yếm khí
Bảng 2.2. Hàm lượng chất khô của một số nguyên liệu 33
Bảng 3.1. Bảng thống kê các kích thước của hầm ủ biogas 63
Bảng 4.1. Kinh phí của 1 hầm ủ bằng túi HDPE 750 65
Bảng 4.2. Kinh phí của 1 hầm biogas 400 66
Bảng 4.3. Độ sâu (m) cho phép đào thành hố thẳng đứng 70
Bảng 4.4. Độ dốc nhỏ nhất cho phép của thành hố 70
Bảng 4.5. Những trục trặc và cách khắc phục 72
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

TT Danh mục Số trang


Biểu đồ mức tăng trưởng giá trị trung bình/năm của ngành
Hình 1.1. 6
chăn nuôi qua các giai đoạn
Hình 1.2. Biểu đồ sản lượng xẻ thịt qua các năm 6
Hình 1.3. Bản đồ tỉnh Bến Tre 9
Hình 1.4. Cánh đồng lúa ở Bến Tre 10
Hình 1.5. Làng trồng hoa, cây cảnh ở Chợ Lách 11
Hình 1.6. Đàn vịt được chăn thả ngay bên bờ sông 16
Một hộ chăn nuôi ở xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam xả
Hình 1.7. 16
trực tiếp phân heo ra mương vườn
Hình 1.8. Một hộ chăn nuôi tại xã Thành Thới A – huyện Mỏ Cày Nam 17
Hình 1.9. Nước thải tại cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường 17
Hình 1.10. Bản đồ huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre 18
Hình 1.11. Chất thải chăn nuôi được thải trực tiếp ra sông 20
Hình 1.12. Phân bò vương vãi khắp nơi, rất hôi thối, dơ bẩn 21
Hình 1.13. Một dòng kênh ô nhiễm ở Châu Thành 21
Hình 1.14. Các chuồng trại chăn nuôi được xây gần nơi ở 23
Hình 1.15. Bản đồ xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre 23
Hình 2.1. Các giai đoạn biến đổi sinh học của quá trình tạo khí sinh học 27
Hình 2.2. Vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ tạo khí sinh học 29
Hình 2.3. Sơ đồ cấu tạo thiết bị khí sinh học 34
Hình 2.4. Thiết bị nắp nổi không có gioăng nước kiểu của Ấn Độ 35
Hình 2.5. Thiết bị nắp nổi có gioăng nước kiểu của Viện Năng lượng 35
Hình 2.6. Thiết bị nắp nổi không có gioăng của Đức 36
Hình 2.7. Thiết bị nắp cố định kiểu phổ biến hiện nay của Trung Quốc 38
Thiết bị nắp cố định kiểu bán cầu lấy khí lắp ở cổ bể phân hủy
Hình 2.8. 38
của Đức
Hình 2.9. Thiết bị túi chất dẻo của Đức 39
Hình 2.10. Thiết bị nắp nổi kiểu Viện Năng lượng và kiểu Đồng Nai 40
Hình 2.11. Thiết bị kiểu túi ni long với túi khí tách riêng 41
Hình 2.12. Thiết bị kiểu bể tự hoại có túi chứa khí tách riêng 41
Hình 2.13. Thiết bị nắp nổi kiểu RDAC – 2 42
Hình 2.14. Thiết bị nắp cố định kiểu Đồng Nai. 43
Hình 2.15. Thiết bị nắp cố định kiểu RDAC – 1 43
Hình 2.16. Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT1 45
Hình 2.17. Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT2 45
Hình 2.18. Túi ủ biogas bằng bạt nhựa HPDE 46
Hình 2.19. Hệ thống túi ủ biogas quy mô lớn 46
Hình 2.20. Một số hình ảnh đang thi công hầm biogas KT1 47
Hình 2.21. Hầm biogas nắp nổi (Ấn Độ) 47
Hình 2.22. Một số hình ảnh về túi biogas bằng PE 48
Hình 2.23. Một số hình ảnh về hầm biogas composite 48
Hình 2.24. Một số hình ảnh về hầm biogas bằng vật liệu HPDE 49
Mô hình nuôi lợn rừng của ông Trự, xã Quang Vinh, huyện
Hình 2.25. 50
Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
Hình 2.26. Mô hình vườn ao chuồng 51
Hình 2.27. Ông Lê Đình Xuân giới thiệu mô hình của mình 51
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ phương án 1 56
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ phương án 2 53
Đồ án tốt
nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là nước nông nghiệp với khoảng 73% dân số sống ở vùng nông
thôn. Do vậy, phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục
tiêu được Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng, trong đó có phát triển kinh tế hộ gia
đình thông qua các hoạt động phát triển chăn nuôi. Những năm qua, chăn nuôi có sự
tăng trưởng nhanh cả về quy mô và giá trị, đồng thời sinh ra một lượng chất thải
chăn nuôi khổng lồ mà nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng vô cùng
nghiêm trọng đến môi trường xung quanh và sức khỏe của cộng đồng dân cư.

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra đang ngày một
tăng ở mức báo động, bởi hầu hết các chất thải trong chăn nuôi đều chưa được xử lý
trước khi thải ra môi trường. Có thể nói chất thải chăn nuôi ở nước ta đã và đang trở
thành một vấn nạn xã hội. Mỗi năm khoảng hơn 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục
tỷ khối nước thải và vài trăm triệu tấn khí thải của ngành chăn nuôi phát thải hầu
như chưa được kiểm soát hiệu quả.

Quan trọng hơn hết là vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi.
Hiện nay, chất thải chăn nuôi được xử lý khá hiệu quả bằng phương pháp sử dụng
hầm ủ biogas, tuy nhiên kinh phí xây dựng và lắp đặt hầm ủ biogas lại quá cao đối
với các cơ sở chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ do đa số các cơ sở có thu nhập thấp,
chăn nuôi để tích lũy vốn và theo giá thị trường không ổn định, nên việc đầu tư xử
lý chất thải, nước thải chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, một số cơ sở chăn
nuôi đã có hầm ủ biogas thì lại chưa đạt yêu cầu do còn một vài hạn chế trong việc
xây lắp như xây dựng túi, hầm biogas không đúng kỹ thuật hoặc bị quá tải...

Bến Tre là 1 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có nền nông nghiệp
khá phát triển, trong đó chăn nuôi được xem là một ngành sản xuất chính. Hiện nay,
chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Bến Tre đang phát triển mạnh và góp phần đáng kể
trong việc

1
nâng cao đời sống của người dân. Hiện nay tỉnh đang có đàn gia súc trên 600.000
con và gần 6 triệu gia cầm.

Xã Hữu Định, huyện Châu Thành là 1 trong những xã phát triển mạnh về chăn
nuôi của tỉnh Bến Tre, đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do
chất thải chăn nuôi. Mục đích của đề tài này là xây dựng một hệ thống hầm ủ biogas
tập trung để xử lý chất thải chăn nuôi cho những cơ sở chăn nuôi quy mô vừa và
nhỏ chưa đủ điều kiện tài chính cũng như kiến thức trong việc xây dựng hầm ủ
biogas. Ngoài công tác xử lý chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường, hầm ủ biogas
tập trung còn có thể tận dụng nguồn phân nước thải bỏ đi tái sử dụng tạo nguồn
năng lượng, tận dụng phụ phẩm khí sinh học làm phân bón cho cây trồng, rau màu
tại địa phương, thông qua đó giúp nông dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi
trường và phát triển nghề chăn nuôi bền vững. Do đó đề tài "Tính toán, thiết kế hầm
ủ biogas cho các cơ sở chăn nuôi gia súc vừa và nhỏ tại xã Hữu Định, huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre" là công việc quan trọng nhằm mục đích tận dụng phế phẩm,
tạo năng lượng sạch góp phần bảo vệ môi trường.

1.2. Mục đích nghiên cứu

Tính toán, thiết kế hầm ủ biogas cho các cơ sở chăn nuôi gia súc quy mô vừa và
nhỏ trên địa bàn xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Tiến hành tìm hiểu hiện trạng các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bến Tre, lựa
chọn đối tượng để tính toán thiết kế hầm ủ biogas.
- Tìm hiểu phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm ủ biogas.
- Tính toán hầm ủ biogas và dự toán kinh phí cho công trình.
- Bản vẽ thiết kế công nghệ hầm ủ biogas và mặt bằng.
- Đưa ra kết luận và kiến nghị.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp và xử lý các tài liệu liên quan đến đề tài:
 Tài liệu về hiện trạng môi trường tại xã Hữu Định, huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre.
 Tài liệu về tình hình quản lý môi trường tại các cơ quan quản lý môi
trường trên địa bàn xã.
 Tài liệu về tình hình đầu tư xử lý chất thải chăn nuôi tại địa bàn xã.
 Tài liệu về nguồn gốc phát sinh chất ô nhiễm, thành phần, tính chất và
các tác động đến môi trường của chất thải chăn nuôi.
 Tài liệu về khí sinh học.
 Thu thập tài liệu tại UBND huyện Châu Thành, UBND xã Hữu Định.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia.
 Tham vấn ý kiến giáo viên hướng dẫn về nội dung đề tài.
 Tham khảo ý kiến của cán bộ môi trường trong quá trình lấy thông tin,
số liệu cho đề tài.
- Phương pháp dự báo, tính toán, thiết kế.
 Dự báo lượng chất thải chăn nuôi sẽ phát sinh vào những năm tới.
 Tính toán, thiết kế hầm ủ biogas.
1.5. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài này chỉ tính toán, thiết kế hầm ủ biogas giới hạn trong xã Hữu Định –
Châu Thành – Bến Tre, với 2660 con heo và 407 con bò.
1.6. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
 Cung cấp giải pháp khoa học, hợp lý an toàn để xử lý chất thải chăn nuôi
 Giảm khí thải nhà kính
- Ý nghĩa thực tiễn:
 Cung cấp giải pháp rẻ tiền, hiệu quả, phù hợp.
1.7. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp
Đồ án tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 5 chương:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về tình hình chăn nuôi ở Việt Nam và Bến Tre trong những
năm gần đây.
Chương 2: Tổng quan về công nghệ khí sinh học.
Chương 3: Hiện trạng chăn nuôi tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Chương 4: Đề xuất phương án và tính toán, thiết kế hầm ủ biogas cho xã Hữu
Định. Chương 5: Dự toán kinh phí kế hoạch thi công – vận hành.
Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI Ở VIỆT
NAM VÀ BẾN TRE TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1.1. Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ thịt ở Việt Nam

Ngành chăn nuôi của nước ta đã và đang đóng góp đáng kể cho GDP (tổng sản
phẩm nội địa) ngành nông nghiệp, trong đó phải thừa nhận vai trò của ngành chăn
nuôi heo – một ngành chăn nuôi truyền thống và chủ chốt của nước ta. Song, đây
cũng là ngành đang gây bức xúc trong cộng đồng về vấn nạn ô nhiễm môi trường do
hoạt động chăn nuôi heo thải ra.

Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung và chuyên môn hóa cao là một trong
những nội dung quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp
của nước ta trong thời kỳ phát triển mới. Theo Tổng Cục Thống kê Việt Nam năm
2011, dân số Việt Nam đạt 87,84 triệu người, đứng thứ 13 thế giới về quy mô dân
số và là một trong những nước có mật độ dân số rất cao, khoảng 265 người/ . Nhu
cầu thực phẩm trong điều kiện dân số tăng và đời sống ngày càng được nâng cao đã
và đang đặt ra cho các nhà quản lý nông nghiệp phải nhanh chóng hiện đại hóa sản
xuất nông nghiệp. Trong khi diện tích dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng
giảm do phát triển đô thị, công nghiệp, giao thông và các công trình dịch vụ khác,
phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, nâng cao quy mô là xu thế tất yếu nhằm
nâng cao năng suất và chất lượng thịt, trứng, sữa cung cấp cho nhân dân và cho xuất
khẩu.

Theo Tổng cục thống kê, tổng đàn gia súc gia cầm tại thời điểm năm 2012,
đàn heo cả nước có 26,5 triệu con, giảm 2,1% so với cùng thời điểm năm 2011,
trong đó đàn heo nái có 4,0 triệu con, giảm 0,5%; đàn trâu có 2,6 triệu con, giảm
3,1%; đàn bò có 5,2 triệu con, giảm 4,5% [33].
Hình 1.1. Biểu đồ mức tăng trưởng giá trị trung bình/năm của ngành chăn nuôi qua
các giai đoạn

Hình 1.2. Biểu đồ sản lượng xẻ thịt qua các năm

Theo xu hướng tiêu dùng hiện nay, nhu cầu các loại thịt vẫn tăng cao trong
thời gian tới, đặc biệt thịt heo vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 63 - 65% trong tổng số các
loại thịt. Vì vậy ngành chăn nuôi heo vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong
cung cấp thực phẩm tiêu dùng của con người.

Bên cạnh tình hình chăn nuôi lấy thịt, chăn nuôi bò sữa cũng phát triển mạnh
trong những năm gần đây và không chỉ cung cấp sữa tươi cho tiêu thụ mà còn cung
cấp cho các nhà máy chế biến sữa. Theo số liệu thống kê ngày 1/10/2012 của Tổng
cục
Thống kê thì tổng đàn bò sữa năm 2012 của cả nước đạt khoảng 167 ngàn con, tăng
hơn 24 ngàn con, với tốc độ tăng trưởng đạt 17%/năm [12].

Bảng 1.1. Số lượng gia súc và sản lượng sản phẩm chăn nuôi nước ta năm
2009

Sản phẩm (ngàn tấn)


Loại gia súc Đơn vị tính Đầu con
Thịt hơi Sữa, trứng
Trâu Ngàn con 2886,6 74,96 278,19
Bò Ngàn con 6103,3 257,779 278,19
Heo Ngàn con 27627,7 2908,5
Ngựa Ngàn con 102,2
Dê, cừu Ngàn con 1375,1

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2011)

1.2. Các hệ thống chăn nuôi

"Sản xuất chăn nuôi ở Việt Nam thường tập trung ở các hộ quy mô nhỏ. Chủ
yếu là chăn nuôi tận dụng và sử dụng lao động gia đình. Theo báo cáo của IFPRI
(International Food Policy Research Institute) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, hơn 92% người sản xuất chăn nuôi chỉ sử dụng lao động của hộ gia đình
trong sản xuất chăn nuôi" [15]. Tuy nhiên các hộ không chỉ tập trung vào chăn nuôi
mà còn đa dạng hoá cả các hoạt động trồng trọt và phi nông nghiệp khác. Trong các
vùng chăn nuôi của Việt Nam, Đông Nam Bộ là nơi tập trung cao nhất các gia trại
chăn nuôi gia cầm hàng hoá quy mô lớn.

Tuỳ theo điều kiện sinh thái và tình hình thực tiễn của các địa phương, có thể
lựa chọn các hình thức chăn nuôi trang trại khác nhau. Theo đó, có các loại hình
sau:

 Trang trại chăn nuôi hộ gia đình theo quy hoạch (chỉ một chủ trang
trại đầu tư)
 Trang trại gắn với khu chăn nuôi tập trung (có nhiều chủ trang trại đầu
tư)
 Trang trại chăn nuôi hỗn hợp (vừa chăn nuôi vừa trồng trọt kết hợp
nuôi trồng thuỷ sản)
Tuy vậy, tất cả các loại hình chăn nuôi trang trại đều phải nằm trong vùng quy
hoạch lâu dài của các địa phương, xa khu dân cư, xa khu công nghiệp, bảo đảm điều
kiện vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường sinh thái [35].
1.3. Xu hướng phát triển

Chăn nuôi là ngành kinh tế đã và đang ngày một khẳng định sức phát triển của
mình trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta. Giá trị ngành chăn nuôi ước đạt
11.000 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng từ 6 - 8%/năm. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ,
phân tán, tự tiêu đang có xu hướng nhường chỗ cho những trang trại chăn nuôi có
quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ chăn nuôi tiên tiến, đảm bảo
vệ sinh môi trường và sản xuất thực phẩm an toàn đủ sức cạnh tranh và ngày một
đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước cũng như hướng tới xuất khẩu.

Trong những năm gần đây, với nhiều nỗ lực nghiên cứu, tham khảo tìm tòi của
các nhà quản lý, nhà khoa học, các chủ trang trại,… đã có nhiều biện pháp xử lý
chất thải được khuyến cáo và áp dụng rộng rãi, nhiều thể chế đã được ban hành và
áp dụng, nhiều chính sách đầu tư được ban hành,… Trong đó, xu hướng xây dựng
trang trại chăn nuôi thân thiện với môi trường là một xu hướng tiến bộ, giải quyết
tận gốc vấn đề và có tính ổn định lâu dài, mang tầm chiến lược giúp chăn nuôi có
tính bền vững cao trong quá trình phát triển và không ngừng nâng cao năng suất,
chất lượng, đảm bảo sức khỏe cộng đồng, tăng tính cạnh tranh và đảm bảo lợi nhuận
cho người chăn nuôi. Chính vì vậy, chăn nuôi trang trại gắn liền với công tác bảo vệ
môi trường là xu hướng tất yếu cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Do đó,
việc khuyến cáo các mô hình chăn nuôi xây dựng theo hướng sản xuất thân thiện
với môi trường là một việc làm cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển và hội
nhập của kinh tế nông thôn ngày nay [18].
1.4. Giới thiệu về Bến Tre

Hình 1.3. Bản đồ tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là
2.315 , được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa
của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai dài 59
km, sông Hàm Luông dài 71 km và sông Cổ Chiên dài 82 km).

1.4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội


1.4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Bến Tre có hình rẽ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, với các hệ thống
kênh rạch chằng chịt. Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang có ranh giới chung là sông Tiền,
phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh có ranh giới chung là sông Cổ
Chiên, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km.

Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng lại
nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm,
nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26°C – 27°C. Lượng mưa trung bình hằng năm từ
1.250 mm –
1.500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2 - 6% tổng lượng mưa cả năm.

Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng
vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn
ở ven
biển và các cửa sông. Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính
(cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên) ngược về phía thượng nguồn
đến tận Campuchia, cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào
nhau bồi đắp phù sa cho ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển
giao thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi
hàng hoá với các tỉnh lân cận. Từ Bến Tre, tàu bè có thể đến thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh miền Tây. Ngược lại, tàu bè từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh
miền Tây đều phải qua Bến Tre. Tỉnh Bến Tre có độ cao trung bình từ 1 - 2 m so
với mực nước biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao chênh lệch khá
lớn, tối đa là 3,5 m. Địa hình bờ biển của tỉnh chủ yếu là các bãi bồi rộng với thành
phần chủ yếu là bùn hoặc cát. Khi triều rút, các bãi bồi nổi lên và trải rộng ra biển
hàng ngàn mét, tạo thuận lợi cho nuôi trồng hải sản.

1.4.1.2. Kinh tế xã hội

Bến Tre cũng có diện tích trồng lúa khá lớn do phù sa sông Cửu Long bồi đắp,
đặc biệt là ở Hàm Luông. Cây lương thực chính là lúa, hoa màu phụ cũng chiếm
phần quan trọng là khoai lang, bắp và các loại rau. Mía được trồng nhiều tại các
vùng đất phù sa ven sông rạch; nổi tiếng nhất là các loại mía tại Mỏ Cày và Giồng
Trôm. Diện tích trồng thuốc lá tập trung ở Mỏ Cày, nơi có loại thuốc thơm cũng nổi
tiếng.

Hình 1.4. Cánh đồng lúa ở Bến Tre


Hình 1.5. Làng trồng hoa, cây cảnh ở Chợ Lách

Bến Tre có nhiều loại cây ăn trái như cam, quít, sầu riêng, chuối, chôm chôm,
măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, khóm, vú sữa, bưởi da xanh,... trồng nhiều ở
huyện Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày và Châu Thành. Ngoài ra còn có đặt sản là
kẹo dừa, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc. Làng nghề Cái Mơn, huyện
Chợ Lách, hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây
cảnh nổi tiếng khắp nơi. Năm 2012, tỉnh Bến Tre đề ra mục tiêu cơ bản của năm là
tăng trưởng kinh tế đạt 10%, cải thiện đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống
còn 11%, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị.

1.4.2. Tình hình chăn nuôi

Chăn nuôi là nghề nghiệp truyền thống của nhân dân Nam Bộ nói chung và
của nhân dân Bến Tre nói riêng. Do tập quán của nhân dân thường tập trung sinh
sống dọc theo tuyến các kênh rạch, vì vậy chuồng trại các loại vật nuôi, gia súc gia
cầm cũng được xây dựng gần nguồn nước hoặc ngay trên các kênh rạch hay thả
rong. Số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh hàng năm, mặc dù có giảm đi do
dịch cúm gia cầm vào những năm 2003, 2004 nhưng sau đó lại tiếp tục phát triển và
tăng cao vào năm 2008, và đến năm 2012 thì tổng đàn heo toàn tỉnh đạt 440.000
con, tăng 2% so cùng
kỳ; đàn bò ước 164.000 con, giảm 1,5% so cùng kỳ, đàn gia cầm xấp xỉ 5 triệu con,
tăng 4,9% so cùng kỳ [29].

Theo Báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh Bến
Tre về phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm
2012 của tỉnh Bến Tre, tình hình chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng chất lượng
và hiệu quả nhờ áp dụng các hình thức lai tạo và nhân giống mới, giá cả các loại thịt
gia súc, gia cầm đều tăng nên thu nhập của người chăn nuôi được nâng lên... Các
dịch bệnh nguy hiểm như: heo tai xanh, cúm gia cầm, lở mồm long móng không
xảy ra; riêng các bệnh thông thường trên gia súc như bệnh tụ huyết trùng, phó
thương hàn, tiêu chảy... xảy ra rải rác ở các huyện và được điều trị kịp thời, không
để lây lan trên diện rộng. Hiện ngành chức năng và các địa phương tiếp tục tăng
cường tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi, thực hiện vệ sinh, tiêu
độc chuồng trại, quản lí chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học [6].

Từ cuối quý 1/2012 tình hình chăn nuôi heo gặp khó khăn do giá cả đầu ra heo
hơi ở mức thấp vì ảnh hưởng thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tuy nhiên
đàn heo vẫn giữ đàn chưa có xu hướng giảm, đàn gia cầm tăng so với cùng kỳ; riêng
đàn bò giảm do nhu cầu tiêu thụ và giá thịt bò tăng, số lượng bò xuất chuồng tăng
nhanh hơn số sinh mới; mô hình chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng trang trại,
an toàn sinh học.

1.5. Hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi tại tỉnh Bến Tre
1.5.1. Đặc điểm của chất thải chăn nuôi
1.5.1.1. Nguồn phát sinh chất thải

Trong quá trình chăn nuôi, chất thải chăn nuôi phát sinh bao gồm:

 Chất thải do bản thân vật nuôi: phân, nước tiểu, lông, vẩy da,...
 Nước: từ quá trình tắm rửa gia súc, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh vật
dụng trong chăn nuôi,...
 Thức ăn thừa, thức ăn rơi vãi, vật dụng chăn nuôi, vật phẩm thú y, vỏ
bao chứa thức ăn,...
 Xác vật nuôi chết
 Khí thải từ chuồng nuôi; từ hố chứa phân, nước thải; nơi chế biến thức
ăn cho gia súc
 Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ chuồng nuôi gia súc
1.5.1.2. Khối lượng chất thải chăn nuôi.

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ số tải lượng thải của gia súc, gia cầm
là: 4 tấn/con/năm đối với bò, 0,2 tấn/con/năm đối với trâu, 0,7 tấn/con/năm đối với
heo, 0,02 tấn/con/năm đối với gia cầm. Như vậy, tổng khối lượng chất thải trong
chăn nuôi của một số xã, huyện được thống kê trong bảng 1.2:

Bảng 1.2. Lượng chất thải chăn nuôi phát sinh trên địa bàn 25 xã năm 2012

Huyện/ Khối lượng


ST Trâu,
Thành Xã Dê Heo Gia cầm chất thải
T bò
phố (tấn/năm)
1 TP. Phú Nhuận 320 550 13,000 1,925.00
2 Bến Nhơn Thạnh 1,034 13,574 995.28
3 Tre Sơn Đông 1,252 2,569 23,570 7,277.70
4 Quới Sơn 887 2,373 5,209.10
Châu
5 Hữu Định 407 2,660 7,346 1,607.72
Thành
6 Thành Triệu 210 17 800 7,975 1,559.50
7 Long Hòa 148 1,350 16,425 1,868.90
Bình
8 Phú Thuận 210 1,750 1,225.00
Đại
9 Phú Long 630 1,830 5,050 3,944.00
10 Tân Thủy 3,710 730 23,000 15,811.00
Ba Tri
11 Mỹ Nhơn 4,374 251 1,100 35,669 18,979.38
12 Giồng Hưng Lễ 1,900 5,200 17,326 11,636.72
13 Trôm Lương Quới 7,680 15,400 5,684.00
14 Châu Bình 825 255 2,283 32,517 5,548.44
Tân Thành
15 394 253 3,850 48,707 5,296.14
Mỏ Bình
16 Cày Tân Phú Tây 257 11,305 183,000 12,652.10
Bắc Tân Thành
17 2,550 6,538 11,900 15,014.60
Tây
18 Mỏ Cẩm Sơn 1,580 120 44,613 61,732 38,783.74
19 Cày An Thới 1,641 210 10,500 39,000 14,718.00
20 Nam Định Thủy 510 211 18,612 15,110.40
21 Sơn Định 300 4,562 42,995 5,295.50
Chợ
22 Tân Thiềng 640 262 1,890 3,883.00
Lách
23 Phú Sơn 304 862 35,000 2,571.80
24 Thạnh Quới Điền 2,525 1,237 28,000 11,525.90
25 Phú Đại Điền 1,500 1,600 25,000 7,620.00
(Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường, năm 2012) [10]

Hoạt động chăn nuôi thải ra một lượng chất thải rất lớn, ở dạng rắn và lỏng
gây ô nhiễm môi trường như phân, nước tiểu, nước rửa chuồng, ổ lót, xác chết vật
nuôi, thức ăn thừa,... Thành phần chất thải này rất đa dạng và có thể gây ô nhiễm
cao. Nguồn phát sinh chủ yếu là những trang trại chăn nuôi, tại các khu tập trung
dân cư, những cánh đồng sản xuất nông nghiệp. Đây chính là yếu tố gây ảnh hưởng
xấu đến chất lượng môi trường, nhất là nguồn nước nếu không được quan tâm đúng
mức. Khối lượng chất thải sinh ra từ vật nuôi trong 24 giờ tùy thuộc vào chủng loại,
loài, giai đoạn sinh trưởng, chế độ dinh dưỡng, trọng lượng gia súc, phương thức vệ
sinh chuồng trại.
1.5.2. Thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi tại địa phương

Số lượng đàn heo của tỉnh trên 400.000 con, với số hộ chăn nuôi khoảng
30.000 hộ (qui mô trang trại và hộ gia đình), tập trung chủ yếu tại 02 huyện Mỏ Cày
Bắc và Mỏ Cày Nam. Huyện Mỏ Cày Bắc có 1.952 hộ chăn nuôi, trong đó có 1.434
hộ đã xây dựng hầm biogas xử lý chất thải, số lượng hộ không có hầm biogas chủ
yếu tập trung ở các hộ chăn nuôi quy mô dưới 50 con heo. Huyện Mỏ Cày Nam có
12.498 hộ chăn
nuôi, trong đó có 6.858 hộ đã xây dựng hầm biogas xử lý chất thải, các hộ chăn nuôi
còn lại xây dựng hầm tự hoại từ 2 - 3 ngăn để xử lý chất thải [8].

Mặc dù việc thu gom và xử lý chất thải trong chăn nuôi được người chăn nuôi
thực hiện triệt để, đồng bộ bằng biện pháp xây dựng hầm ủ Biogas, góp phần cho
ngành chăn nuôi mang tính bền vững hơn, nhưng một số nơi bà con nhận thấy vẫn
còn nhiều khó khăn, trở ngại như bệnh tật phát sinh, chi phí đầu tư cao trong thiết
kế xây dựng hầm biogas, điện, nước, công chăm sóc ...

1.6. Hiện trạng môi trường các cơ sở chăn nuôi tại tỉnh Bến Tre

Tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi vẫn là vấn đề bức xúc nhất của
tỉnh Bến Tre hiện nay. Mật độ hộ chăn nuôi heo tại các xã rất cao, trong đó các hộ
chăn nuôi qui mô nhỏ (dưới 50 đầu heo) chiếm số lượng nhiều nhất, hầu hết các hộ
này không xử lý chất thải chăn nuôi mà xả thải thẳng ra môi trường. Nguyên nhân
do đa số các hộ này có thu nhập thấp, chăn nuôi để tích lũy vốn, chăn nuôi theo giá
thị trường nên không ổn định, không có khả năng đầu tư xử lý chất thải. Hơn nữa do
đặc điểm Bến Tre có địa hình thấp, hệ thống kênh rạch chằng chịt, dân cư đông và
sinh sống phân tán; chuồng trại chăn nuôi nằm xen kẽ với nhà ở, cạnh nguồn nước
cho nên việc kiểm soát dịch bệnh, khống chế ô nhiễm là rất khó. Riêng với các cơ
sở có quy mô trung bình và lớn, phần lớn chủ chăn nuôi có áp dụng công nghệ xử lý
bằng hầm tự hoại nhưng hiệu quả xử lý chưa đạt yêu cầu, chỉ tiêu ô nhiễm đều vượt
giới hạn cho phép theo QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT. Đăc biệt trong chất thải
chăn nuôi chứa phần lớn là phân và nước tiểu vật nuôi nên hàm lượng Coliform
vượt rất cao, bên cạnh đó còn có sự hiện diện của E.coli và vi khuẩn Salmonella,
đây là một trong những nguồn thải nguy hiểm với khả năng gây ô nhiễm cao và dễ
phát sinh dịch bệnh [10].
Hình 1.6. Đàn vịt được chăn thả ngay bên bờ sông

Hình 1.7. Một hộ chăn nuôi ở xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam xả trực tiếp
phân heo ra mương vườn
Hình 1.8. Một hộ chăn nuôi tại xã Thành Thới A – huyện Mỏ Cày Nam

Do quy mô sản xuất chăn nuôi chủ yếu là vừa và nhỏ nên công tác bảo vệ môi
trường chăn nuôi còn rất khó thực hiện bởi sức đầu tư cho các công trình xử lý chất
thải, hóa chất sát trùng, xây dựng chuồng trại hợp lý,… còn quá tầm đầu tư của
nhiều hộ. Trong khi đó, các tác động của chính sách về bảo vệ môi trường chăn nuôi
hiện nay ít đến được với hộ nông dân. Các cơ chế về xây dựng khu xử lý chất thải,
xây hầm biogas… rất khó áp dụng tại các hộ gia đình. Kinh phí hỗ trợ rất nhỏ và chỉ
đi theo dự án riêng lẻ, rải rác, phụ thuộc vào ngân sách của tỉnh theo từng năm hoặc
theo sự giúp đỡ của các tổ chức về bảo vệ môi trường.

Hình 1.9. Hầm ủ biogas chưa xử lý hiệu quả chất thải


1.7. Hiện trạng chăn nuôi tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
1.7.1. Số lượng đàn gia súc

Hình 1.10. Bản đồ huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre

Châu Thành là một huyện của tỉnh Bến Tre thuộc đồng bằng sông Cửu Long,
Việt Nam. Huyện có diện tích 224,82 và dân số là 157.138 người. Huyện lị là thị
trấn Châu Thành nằm trên đường quốc lộ 60 cách thành phố Bến Tre khoảng 10 km
về hướng bắc và cách thành phố Mỹ Tho khoảng 7 km về hướng nam. Việc phát
triển kinh tế xã hội ở huyện tương đối thuận lợi, song tình hình chăn nuôi heo gặp
khó khăn do giá cả đầu ra heo hơi ở mức thấp từ cuối quí 1/2012 vì ảnh hưởng
thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Theo thông tin của Cục thú y huyện
Châu Thành năm 2012, tổng đàn gia súc được thống kê theo bảng 3.1.:
Bảng 1.3. Tổng đàn gia súc huyện Châu Thành 11/2012

Heo
Xã Bò Dê
Tổng Theo
Nái Nọc Thịt
cộng mẹ
An Hiệp 1,757 210 7 550 990 74 99
An Hóa 2,435 172 1,946 317 77 12
An Khánh 2,073 141 5 1,722 205 61 97
An Phước 869 84 483 302 171 10
Giao Hòa 575 23 415 137 12
Giao Long 348 41 197 110 23
Hữu Định 2,660 283 1,652 725 407
Mỹ Thành 1,031 91 790 150 48 21
Phú An Hòa 875 139 423 313 46 33
Phú Đức 697 48 317 332 6 32
Phú Túc 1,954 265 20 1320 349 18
Phước Thạnh 1,478 137 6 886 449 15
Quới sơn 4,179 266 3 3,798 112 62
Quới Thành 1,190 90 800 300 10 400
Sơn Hòa 828 87 520 221 123 98
Tam Phước 1,292 176 3 1,071 42 187 121
Tân Phú 3,021 243 2 2,026 750 90
Tân Thạch 772 74 423 275 9 4
Thành Triệu 1,102 167 623 312 71 40
Thị trấn 275 52 178 45 24 8
Tiên Long 939 90 721 128 5 828
Tiên Thủy 10,420 1400 20 5,960 3040 10
Tường Đa 1,878 163 717 998 242 205
Tổng cộng 42,648 4,442 66 27,538 10,602 1,791 2,008
Theo số liệu thống kê vào thời điểm tháng 11/2012, đàn heo trên địa bàn
huyện hiện có trên 42.000 con, gần 2.000 trâu, bò, trên 3.000 con dê, trên 324.000
con gà và trên 18.000 con vịt. Nhìn chung, năm 2012 tình hình chăn nuôi vẫn duy
trì, đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên, các nông hộ nuôi heo gặp khó khăn về giá đầu
ra. Hiện giá heo hơi khoảng 42 ngàn đồng/kg. Trong khi đó, năm qua, thức ăn tăng
4 lần trung bình từ 10 ngàn đến 15 ngàn đồng/bao/lần [11].
1.7.2. Hiện trạng môi trường

Trong thời gian gần đây, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở huyện Châu
Thành phát triển khá mạnh, nhất là chăn nuôi heo, đã tác động lớn đến môi trường
sống trong cộng đồng. Gần đây, khi có chủ trương di dời các ngành sản xuất gây ô
nhiễm ra khỏi thành phố Bến Tre thì huyện Châu Thành trở thành địa bàn mới cho
các cơ sở đó. Trong đó, phần lớn các cơ sở chưa tuân thủ tốt các biện pháp bảo vệ
môi trường. Chủ cơ sở không hợp đồng thu gom chất thải mà thường tập trung lại
đốt hoặc thải trực tiếp ra môi trường xung quanh, gây ảnh hưởng đến chất lượng
nước mặt và không khí, đăc biệt là chăn nuôi heo.

Hình 1.11. Chất thải chăn nuôi được thải trực tiếp ra sông
Hình 1.12. Phân bò vương vãi khắp nơi, rất hôi thối, dơ bẩn

Trong chăn nuôi heo, huyện Châu Thành chủ yếu chăn nuôi quy mô vừa và
nhỏ, chỉ có 1 cơ sở chăn nuôi lớn tại xã Hữu Định ( 1400 con). Đa số các hộ có thu
nhập thấp, chăn nuôi để tích lũy vốn và theo giá thị trường không ổn định, việc đầu
tư xử lý chất thải, nước thải chưa được quan tâm đúng mức.

Hình 1.13. Một dòng kênh ô nhiễm ở Châu Thành

Việc phát thải khí nhà kính từ hoạt động chăn nuôi gia súc cũng là mối quan
tâm hàng đầu. Theo tính toán của Vụ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường (Bộ
Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn), lượng phân thải của bò khoảng 10 – 15
kg/con/ngày, trâu là 15 – 20 kg/con/ngày, heo là 2,5 - 3,5 kg/con/ngày và dê cừu là
90 gr/con/ngày. Số phân không được xử lý và tái sử dụng lại, chính là nguồn cung
cấp phần lớn các khí nhà kính (chủ yếu là , ) làm trái đất nóng lên, ngoài ra
còn làm rối loạn độ phì đất, nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm đất, gây phì dưỡng, ô
nhiễm nước và gây mùi khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe của các hộ dân xung
quanh [22].

Bảng 1.4. Khối lượng chất thải rắn vật nuôi của huyện Châu Thành
Loại Tổng chất thải
Tổng số đầu con năm Chất thải rắn bình
TT vật rắn/năm (ngàn
2012 (ngàn con) quân (kg/con/ngày)
nuôi tấn)
1 Heo 42,65 2,5 38,81
2 Bò 1,79 10 6,53
3 Dê, cừu 2,00 1,5 1,1
Tổng cộng 46,44

Với quy mô chăn nuôi trung bình, nhiều cơ sở đã áp dụng đầu tư hầm biogas
và dùng chế phẩm EM, tường bao như là giải pháp nhằm chống tiếng ồn và hạn chế
mùi. Tuy nhiên, hiệu quả về kiểm soát môi trường chỉ đạt được đối với những hộ
kinh doanh có vườn rộng hay cách ly với vành đai an toàn hay bố trí chăn nuôi phù
hợp.
Bảng 1.5. Chất lượng môi trường không khí ở một số cơ sở chăn nuôi ở
huyện Châu Thành
Ngoài khu vực chăn nuôi
TT Chỉ tiêu
Nuôi bò Nuôi heo
1 (mg/ ) 0,034 – 0,065 0,081 – 0,282
2 (mg/ ) 0,01 – 0,025 0,015 – 0,067

(Nguồn: Điều tra, đánh giá nguồn ô nhiễm tại Bến Tre, năm 2008)
Hình 1.14. Các chuồng trại chăn nuôi được xây gần nơi ở

Mặc dù hiện nay đã có biogas, song tỷ lệ xây dựng biogas còn thấp (khoảng
30%), đa số xử lý cục bộ như thu gom phân, xây dựng hố xử lý nước thải sinh học,
tình trạng rò rỉ nước thải ra môi trường, mùi hôi cục bộ còn phổ biến. Số lượng hộ
không có hầm biogas chủ yếu tập trung ở các hộ chăn nuôi quy mô dưới 50 con heo
[10].

Do số lượng đàn gia súc trong huyện Châu Thành – Bến Tre khá lớn nên đề tài
này chỉ thiết kế giới hạn trong xã Hữu Định – Châu Thành – Bến Tre, với 2660 con
heo và 407 con bò.
1.7.3. Giới thiệu sơ lược về xã Hữu Định thuộc huyện Châu Thành, tỉnh
Bến Tre

Hình 1.15. Bản đồ xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
Xã Hữu Định là một trong 23 xã, thị trấn của huyện Châu Thành, nằm về
hướng Đông cách trung tâm của huyện khoảng 13 km và là xã vành đai của TP.Bến
Tre. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1.358,37 ha, với vị trí:

 Phía Bắc giáp với xã Phước Thạnh.


 Phía Tây giáp với xã Tam Phước và Sơn Đông.
 Phía Nam giáp với xã Phong Nẫm.
 Phía Đông giáp với xã Phú Hưng, phường Tân Phú.

Xã có địa hình bằng phẳng, có kênh rạch chằng chịt, có sông Nhỏ và 2 kênh
(kênh Chẹt Sậy và kênh Thương Binh) chảy qua địa bàn xã. Đất ở đây chủ yếu là
đất phù sa và đất phèn. Khí hậu ở đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, có gió mùa Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm
sau, có gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa vào loại trung bình thấp khoảng 1.400 –
1.600 mm.

Trong thời gian qua, nền kinh tế xã phát triển theo hướng bền vững trong quá
trình sản xuất cũng như an sinh xã hội, chất lượng môi trường ngày một cải thiện.
Tình hình sản xuất nông nghiệp tương đối thuận lợi do dịch bệnh trên cây lúa được
phòng trị kịp thời, giá cả sản phẩm từ cây hoa màu, chăn nuôi ổn định tương đối cao
nên thúc đẩy được sự phát triển sản xuất của người dân. Khảo sát hiện trạng môi
trường chất thải trên địa bàn xã, nhận thấy ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
của người dân đã được nâng lên, số hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh tăng
lên (có hầm, túi biogas để xử lý chất thải). Tuy nhiên, về mặt vi sinh các hệ thống
này vẫn chưa đảm bảo các yêu cầu cần thiết. Bên cạnh đó, do việc vận hành không
đúng kỹ thuật cũng như ngại đầu tư, nâng cấp hệ thống biogas tại một số hộ chăn
nuôi đã gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân, gây ô nhiễm môi
trường xung quanh. Hiện xã có 1 trang trại nuôi heo lớn, khoảng 1400 con, đã có
công trình biogas với diện tích 456
, toàn xã có 14 hộ sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ KHÍ SINH HỌC

2.1. Giới thiệu khí sinh học

Khí sinh học là hỗn hợp khí gồm khí cacbonic ( ) và khí metan ( ) thu được
từ quá trình phân hủy xác động, thực vật dưới tác động của vi khuẩn trong môi
trường không có oxi (môi trường kỵ khí hay yếm khí). Khí metan có thể cháy được
nên khí sinh học cũng là chất khí cháy được. Nó là nguồn năng lượng tái tạo không
bao giờ cạn kiệt.

Hàng năm trên toàn cầu khoảng 590 – 880 triệu tấn metan được giải phóng
vào khí quyển thông qua hoạt động của các vi khuẩn. Khoảng 90% metan phát thải
ra có nguồn gốc sinh học, tức là sự phân hủy của sinh khối. Phần còn lại có nguồn
gốc hóa thạch, tức là do quá trình hóa dầu.

Từ 1770 Volta A. quan tâm đến khí đầm lầy trong trầm tích của các hồ ở miền
bắc Italy. Năm 1821, Avogadro A. thiết lập công thức hóa học của khí metan ( ).
Năm 1884, Pasteur L. thử nghiệm sản xuất khí sinh học với chất thải rắn, từ đó đề
xuất sử dụng phân từ các chuồng nuôi gia súc ở Paris để sản xuất khí đốt chiếu sáng
đường phố. Năm 1897 một bệnh viện phong ở Bombay - Ấn Độ xây dựng nhà máy
sản xuất khí biogas sử dụng cho chiếu sáng. Năm 1906, kỹ sư nhà máy xử lý nước
thải Imhoff khu vực Ruhr - Đức, xây dựng hệ thống yếm khí cho xử lý nước thải
"emshersky". Khí thu hồi được sử dụng sưởi ấm các lò lên men hoặc cấp nhiệt và
điện. Trong thế chiến II để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu khí đốt, chất thải rắn hữu cơ
được thêm vào hệ thống xử lý yếm khí (phương pháp kofermentatsiey). Năm 1947
Đại học Kỹ thuật Darmstadt đã xây dựng một nhà máy khí sinh học cho các doanh
nghiệp nông nghiệp với một bể lên men ngang "hệ thống Darmstadt".

Ngày nay khí thiên nhiên được khai thác ở quy mô công nghiệp cung cấp
nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển ngành
chăn nuôi nói riêng và kinh tế nói chung, công nghệ khí sinh học đã phát triển để
đáp ứng nhu cầu về
môi trường và năng lượng. Khí sinh học được bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng từ
những năm 1960 trên cả nước.

Lịch sử phát triển khí sinh học có thể được chia thành 3 thời kỳ: Thời kỳ 1960
- 1990, mặc dù bắt đầu được nghiên cứu ứng dụng từ những năm 1960 ở cả 2 miền
(Bắc, Nam) nhưng khí sinh học không được phát triển. Sau khi đất nước được thống
nhất năm 1975, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình khủng hoảng
năng lượng quốc tế, khí sinh học lại được chú ý dưới góc độ năng lượng. Thời kỳ
1991 – 2002, cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, khí sinh học được phát
triển mạnh mẽ hơn và thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức thuộc lĩnh vực nông
nghiệp. Từ năm 2003 đến nay, nhiều dự án khí sinh học trực thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn được triển khai.

Ngoài ra Hội Làm vườn Việt Nam (VACVINA) cũng phổ cập ứng dụng khí
sinh học trong việc phát triển mô hình VAC (vườn, ao, chuồng).

2.2. Cơ sở sinh học và nguyên lý hoạt động của quá trình tạo khí sinh học
2.2.1. Sự chuyển hóa sinh học trong quá trình khí sinh học

Các chất hữu cơ là nguyên liệu sản xuất khí sinh học sau một quá trình biến
đổi sinh học đặc thù, trải qua nhiều giai đoạn. Các nghiên cứu cho đến nay đều
thống nhất quá trình này gồm hai giai đoạn, hoặc chia nhỏ hơn là ba giai đoạn: giai
đoạn thủy phân và lên men, giai đoạn sinh axit và giai đoạn sinh metan. Hai giai
đoạn đầu có thể gọi là giai đoạn không sinh metan, giai đoạn ba gọi là giai đoạn
sinh metan.
Khối Vi Khuẩn
Khối Vi Kh
Chất hữu cơ, carbohydrates, chất béo, protein.
, , Acid acetic
Khối Vi Khuẩn
,

Acid propionic, Acid butyric, Các rượu khác và các thành phần khác
, , Acid acetic

Giai đoạn 1:
Giai đoạn 2: Giai đoạn 3:
Thủy phân và lên
Tạo Acid acetic và Tạo
men

Hình 2.1. Các giai đoạn biến đổi sinh học của quá trình tạo khí sinh học
2.2.1.1. Giai đoạn thủy phân và lên men

Giai đoạn thủy phân:

 Giai đoạn phân hủy các chất hữu cơ phức tạp như: protein, cellulose,
lignin, lipid thành những đơn phân tử hòa tan như axit amin, glucozo, axit béo
và glyerol.
 Quá trình này xảy ra chậm và có thể giới hạn khả năng phân hủy kỵ
khí của một số chất thải nguồn gốc từ xelulo hoặc có chứa lignin.
 Có các vi sinh vật như: Hydrolitic bacteria, Clostricticum, Thernocellem.
Giai đoạn lên men axit:
 Giai đoạn này có quá trình chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn
thủy phân tạo ra axit hữu cơ như: axetic, propionic, butyric, lactic,... các alcol
và etanol, metanol, glycerol, axetol; axetat, , .

 Axetat là sản phẩm chính của quá trình lên men cacbonhydrat, các sản
phẩm tạo thành khác nhau tùy theo loại vi khuẩn và các điều kiện nuôi cấy
(nhiệt độ, pH, thế oxi hóa khử).
 Có sự tham gia của các vi sinh vật: Bacteroides, Suminicola,
Bijidobacterium.
2.2.1.2. Giai đoạn tạo Axit acetic và

Giai đoạn chuyển hóa các axit hữu cơ, các alcol, axeton từ giai đoạn 2 tạo thành
axetic.

Phương trình phản ứng:

++2
+2++2
+2+2

Vi sinh vật tham gia quá trình này có: Syntrobacter, wolini, Syntrophowalfei.

2.2.1.3. Giai đoạn tạo metan

Là giai đoạn quan trọng nhất, dưới tác dụng của vi sinh vật axetic được chuyển
thành metan.

Nhóm vi khuẩn metan chia thành 2 nhóm phụ:

 Nhóm vi khuẩn Metan hydrogenotrophic, sử dụng hydrogen tự dưỡng


chuyển hydro và cacbon thành metan:
+4+2
 Nhóm vi khuẩn Metan acetotrophic: còn gọi là vi khuẩn phân giải
axetat, chúng chuyển hóa axetat thành metan và cacbon.
+
2.2.2. Vi sinh vật khí sinh học

Tham gia vào ba giai đoạn chuyển hóa sinh hóa học trong suốt quá trình tạo
khí sinh học là một phần hệ vi khuẩn gồm hai nhóm chủ yếu có chức năng khác
nhau và hoạt động tương hỗ lẫn nhau: nhóm vi khuẩn không sinh metan (gồm hai
loại: vi khuẩn
thủy phân – lên men và vi khuẩn sinh hydro và axit), nhóm vi khuẩn metan (Zeikus,
1979, 1983)

Các chất hữu cơ: Cacbohydrat, Protein, chất béo

Giai đoạn 1 Vi khuẩn lên men


Sinh khối vi khuẩn

Propionat, Butyrat, Isobutyrat, Lactat, Format, Ethanol, Axetat


,

Sinh khối vi khuẩn


Giai đoạn 2
Vi khuẩn sinh acid
, , Acid axetic

Sinh khối vi khuẩn Giai đoạn 3


Vi khuẩn sinh metan

Hình 2.2. Vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ tạo khí sinh học
2.2.2.1 Vi khuẩn không sinh metan

Các vi khuẩn không sinh metan có chức năng chuyển hóa các chất hữu cơ
phức tạp thành đơn giản, bao gồm các vi khuẩn lên men, tạo hydro và axetat. Nhóm
vi sinh vật này có thể chia thành ba nhóm: vi khuẩn, nấm, protozoa, nhưng nhóm vi
khuẩn có vai trò quan trọng nhất trong quá trình tạo khí sinh học. Các chất hữu cơ
cao phân tử trong giai đoạn này bị hân hủy thành các chất hữu cơ hòa tan có thể
thấm qua vách tế bào vi khuẩn.

 Vi khuẩn thủy phân và lên men như: Anaerovibrio lipotica,


Butyrivibrio fibrissolvens, Bacteroides ruminicola, Hemixenluloza... Các chất
hữu cơ bị phân
hủy bởi các men ngoại bào do vi khuẩn sinh ra như xenlulaza, amilaza,
proteaza, lipaza.
 Vi khuẩn sinh hydro và axit như: Butyric clostridia, Lactobacilli,
Micrococci... Vi khuẩn trong giai đoạn không sinh metan này thuộc loại kỵ khí
bắt buộc hoặc không bắt buộc và có thể phát triển trong môi trường axit.
2.2.2.2. Vi khuẩn sinh metan

Các vi khuẩn trong giai đoạn này là những hệ sinh thái quan trọng nhất trong
bể phân hủy kỵ khí. Hệ vi khuẩn này tiếp tục phân hủy các hợp chất có phân tử
lượng thấp, chuyên hóa hydro, cacbonic và axit axetic thành và và được gọi là vi
khuẩn sinh metan. Loại vi khuẩn này được tìm thấy ở vùng đất sình lầy và trong các
bể phân hủy kỵ khí, trong dạ dày của động vật nhai lại, trong bùn lắng ở đáy sông,
hồ.

Hầu hết các vi khuẩn sinh metan trong bể phân hủy đều rất chuyên hóa đối với
các chất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của chúng, và có thể chia ra làm hai loại:
loại sinh metan từ axetat và loại sinh metan từ sự đồng hóa cacbon.

 Vi khuẩn sinh metan từ hydro và cacbonic như: Methanothix


soehngenii, Methanosarcina thermophila, Methanobacterium omelianskii...
Khi có và
, vi khuẩn sinh metan phát triển rất nhanh, và chuyển gần như toàn bộ
thành metan.
2+2+
 Vi khuẩn sinh metan từ axit axetic như: Methanosarcina barkeri
No.227, Acetotrophic Methanogen... chuyển hóa axetat thành metan và
cacbonic. Khoảng 70% lượng metan sinh ra là qua con đường này.
2.2.3. Nguyên lý hoạt động của bể khí sinh học

Nguyên liệu được nạp vào bể phân huỷ qua cửa nạp nguyên liệu cho đến khi
ngập mép dưới của cửa nạp nguyên liệu, áp suất khí trong bể phân giải P = 0. Lúc
này khí sinh ra được tích tụ trong ngăn chứa, khí sinh ra do sự phân hủy của vi sinh
vật đẩy dịch phân giải dâng lên theo cửa nạp và cửa xả. Độ chênh lệch giữa hai bề
mặt dịch
phân giải ở cửa nạp, cửa xả và ngăn chứa khí tạo nên áp suất trong đẩy khí vào ống
thu khí và đường ống dẫn khí đến nơi sử dụng. Khi sử dụng biogas để đun nấu, thắp
sáng… áp suất khí giảm dần. Khi được sử dụng hết áp suất trở về bằng 0, thiết bị
trở về trạng thái ban đầu và quá trình sinh biogas lại tiếp tục. Ở áp suất cao nhất do
được thiết kế cửa nạp cao hơn cửa xả nên dịch phân giải chỉ thoát ra cử xả chứ
không tràn về cửa nạp. Trong quá trình hoạt động bề mặt dịch phân hủy luôn luôn
lên xuống làm cho tiết diện luôn thay đổi trong một ngày, do đó nó có tác dụng phá
váng.

2.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản sinh ra khí sinh học
2.2.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ, sự biến đổi của nhiệt độ trong ngày và các mùa ảnh hưởng đến tốc
độ phân hủy chất hữu cơ. Thông thường biên độ nhiệt sau đây được chú ý đến trong
quá trình xử lý yếm khí:

 25, 40oC: đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho các vi sinh vật ưa ấm.
 50, 65oC: nhiệt độ thích hợp cho các vi sinh vật ưa nhiệt.
2.2.4.2. Ảnh hưởng của pH

Độ pH trong hầm ủ nên được điều chỉnh ở mức 6,6 - 7,6 tối ưu trong khoảng 7
- 7,2 vì tuy rằng vi khuẩn tạo axit có thể chịu được pH thấp khoảng 5,5 nhưng vi
khuẩn tạo metan bị ức chế ở pH đó. Độ pH của hầm ủ có khi hạ xuống thấp hơn 6,6
do sự tích tụ quá độ các axit béo do hầm ủ bị nạp quá tải hoặc do các độc tố trong
nguyên liệu nạp ức chế hoạt động của vi khuẩn metan.

2.2.4.3. Các chất dinh dưỡng

Để bảo đảm năng suất sinh khí của hầm ủ, nguyên liệu nạp nên phối trộn để
đạt được tỉ số C/N từ 25/1, 30/1 bởi vì các vi khuẩn sử dụng carbon nhanh hơn sử
dụng đạm từ 25, 30 lần. Các nguyên tố khác như P, Na, K và Ca cũng quan trọng
đối với quá trình sinh khí, tuy nhiên C/N được coi là nhân tố quyết định.
2.2.4.4. Ảnh hưởng của lượng nguyên liệu nạp

Ảnh hưởng của lượng nguyên liệu nạp có thể biểu thị bằng 2 nhân tố đó là
hàm lượng chất hữu cơ biểu thị bằng kg.COD/m3/ngày hay VS/m3/ngày và thời
gian lưu trữ hỗn hợp nạp trong hầm ủ.

Lượng chất hữu cơ nạp cao sẽ làm tích tụ các axit béo do các vi khuẩn ở
giai đoạn 3 không sử dụng kịp làm giảm pH của hầm ủ gây bất lợi cho các vi
khuẩn metan. Khi chọn lưu lượng nạp hợp lí thì pH nguyên liệu có thể được duy trì
trong phạm vi 8 – 8,5.

2.2.4.5. Ảnh hưởng của các chất khoáng trong nguyên liệu nạp

Các chất khoáng trong nguyên liệu nạp có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến
quá trình sinh khí metan. Ví dụ ở nồng độ thấp Niken làm tăng quá trình sinh khí.

Bảng 2.1. Hiện tượng cộng hưởng và đối kháng của các cation đối với quá
trình lên men yếm khí

Cations gây độc Cations cộng hưởng Cations đối kháng


Ammonium – N Ca, Mg, K Na
Ca Ammonium – N, Mg K, Na
Mg Ammonium – N, Ca K, Na
K K, Na
Na Ammonium – N, Ca, Mg K

2.2.4.6. Ảnh hưởng của tỉ lệ chất khô và độ pha loãng nguyên liệu

Các nguyên liệu hữu cơ có hàm lượng chất khô khác nhau. Hàm lượng chất
khô phụ thuộc nhiều yếu tố như tuổi của nguyên liệu, điều kiện sinh trưởng của cây
cối, điều kiện nuôi dưỡng của vật nuôi.
Bảng 2.2. Hàm lượng chất khô của một số nguyên liệu
Loại nguyên Hàm lượng chất khô (%)
liệu Phân Nước tiểu Chất thải
Người 20,0
Heo 34,9 5,0 17,0
Trâu 15,8 6,0 15,4
Bò 19,7 6,0 16,3
Dê, cừu 36,6 10,0 30,0
Ngựa 30,0 10,0 25,0
Gia cầm 25,0
Rơm lúa khô 83,0
Cây ngô khô 80,0
Cỏ xanh 24,0
Bèo tây 7,0
Rác rau xanh 12,0

Các nghiên cứu cho hay hàm lượng chất khô trong nguyên liệu khoảng 6 – 7%
là hiệu quả nhất trong quá trình phân hủy.

2.2.4.7. Ảnh hưởng của chất xúc tác

Các quần thể vi khuẩn kỵ khí phải mất một thời gian khá dài để tự thiết lập nên
môi trường phát triển của chúng. Vì vậy, để thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy kỵ
khí, người ta thường "cấy" thêm các vi khuẩn này và nguyên liệu (ví dụ bổ sung
thêm phân gia súc, chất lắng cặn cống rãnh). Có nhiều loại chất xúc tác như:
enzyme, muối vô cơ, các nguyên liệu vô cơ và hữu cơ. Ngoài ra các kim loại nặng
như đồng, niken, crôm, kẽm, chì,... với nộng đồ thích hợp sẽ kích thích vi khuẩn
phát triển (ví dụ ở nồng độ 50 – 200 mg/l).
2.3. Thiết bị khí sinh học
2.3.1. Các thiết bị khí sinh học trên thế giới

Các thiết bị khí sinh học gồm các bộ phận chính sau:

 Bể phân hủy có chức năng chứa nguyên liệu và môi trường cho quá
trình phân hủy khí xảy ra một cách thuận lợi. (1)
 Đầu vào là nơi nạp nguyên liệu mới vào bể phân hủy. (2)
 Đầu ra là nơi nguyên liệu đã phân hủy ra khỏi bể phân hủy. (3)
 Bộ phận chứa khí (nếu có nhu cầu thu khí) có chức năng thu và giữ
khí sinh học sinh ra để sử dụng khi cần thiết. (4)
 Đầu lấy khí ra từ bộ phận chứa khí. (5)
(5)

(2)
(3) (4)
(1)

Hình 2.3. Sơ đồ cấu tạo thiết bị khí sinh học

Cho tới nay, các nhà nghiên cứu đã phát minh ra rất nhiều kiểu thiết bị khí
sinh học. Tuy nhiên, đồ án này chỉ xét một số loại thông dụng, đơn giản với nguyên
liệu là chất thải nông nghiệp. Căn cứ theo cách thu tích khí, các thiết bị khí sinh học
đơn giản xếp thành 3 loại.

2.3.1.1. Thiết bị khí sinh học nắp nổi

Nguyên lý cấu tạo và hoạt động: Loại này có nguồn gốc từ Ấn Độ, do tổ chức
KVIC (Khadi and Village Industries Commision, Ủy ban công nghiệp nông thôn và
Dệt may) phát triển. Bộ phận chứa khí (2) là một nắp dạng một cái thùng, được úp
trực tiếp vào dịch phân hủy. Khí sinh ra ở bể phân hủy (1) được thu giữ và làm cho
nắp nổi lên. Khí được tích lại càng nhiều thì nắp càng nổi cao. Trọng lượng của nắp
tạo ra áp suất nén vào khí. Khi lấy khí sử dụng, nắp sẽ chìm dần xuống. Khi nạp
nguyên liệu
mới qua ở đầu vào (3) qua bể nạp thì nguyên liệu sẽ tràn ra qua lối ra (4). Kiểu của
KVIC được cải tiến bằng cách xây thêm vành đai chứa nước quanh cổ bể phân hủy
(gioăng nước) và úp nắp vào đây để phân hoàn toàn không tiếp xúc với không khí,
đảm bảo kỵ khí tốt hơn, tránh cho phân phải chịu tác động trực tiếp của mưa nắng.

Hình 2.4. Thiết bị nắp nổi không có gioăng nước kiểu của Ấn Độ

Hình 2.5. Thiết bị nắp nổi có gioăng nước kiểu của Viện Năng lượng

Ưu điểm:

 Dễ đảm bảo kín khí do nắp được chế tạo riêng tại công xưởng bằng
vật liệu thích hợp như thép hoặc xi măng lưới thép hay composit.
 Dịch phân hủy được giữ ở điều kiện kỵ khí tốt vì không tiếp xúc với
không khí, cả với thiết bị có kích thước lớn.
 Áp suất khí không thay đổi khi sử dụng khí.
 Biết được lượng khí hiện có một cách trực quan thông qua độ nổi của
nắp.
 Kỹ thuật xây trát quen thuộc.

Nhược điểm:

 Chi phí chế tạo và vận chuyển nắp cao, chiếm trên 30% tổng chi phí
của công trình.
 Áp suất thấp, sử dụng để thắp sáng kém hiệu quả.
 Nhiệt độ của dịch phân hủy thay đổi theo nhiệt độ khí trời vì nắp kim
loại truyền nhiệt tốt.
 Tuổi thọ nắp không dài.
 Phải định kỳ sơn lại nắp thép và khung đỡ để chống han rỉ.
 Một số kiểu thiết bị nắp nổi của các nước
 Kiểu của Đức

Hình 2.6. Thiết bị nắp nổi không có gioăng của Đức


2.3.1.2. Thiết bị khí sinh học nắp cố định

Nguyên lý cấu tạo và hoạt động: Loại này đã được phát triển đầu tiên ở Trung
Quốc. Bộ phận chứa khí và bể phân huỷ được gắn liền với nhau thành một bể kín.
Khí
sinh ra được tích lại ở phía trên sẽ tạo ra áp suất nén xuống mặt dịch phân huỷ, đẩy
một phần dịch phân huỷ tràn lên bể điều áp được nối với lối ra. Giữa bề mặt dịch
phân huỷ trong bể và mặt thoáng ở ngoài không khí có một độ chênh nhất định, thể
hiện áp suất khí trong thiết bị. Khí tích lại càng nhiều thì độ chênh này càng lớn.
Khi lấy khí sử dụng, dịch phân huỷ từ bể điều áp lại dồn vào bể phân huỷ và đẩy khí
ra ngoài.

Ưu điểm:
 Giá thành hạ do không phải dùng nắp chứa khí đắt tiền.
 Sử dụng vật liệu thông thường, dễ có ở địa phương.
 Không cần tới công xưởng, thợ địa phương có thể xây dựng được.
 Tiết kiệm được mặt bằng vì có thể đặt ngầm toàn bộ dưới mặt đất.
 Nhiệt độ ổn định, ít thay đổi theo nhiệt độ không khí, có thể hoạt động
cả trong điều kiện thời tiết mùa đông giá lạnh khi nhiệt độ ngoài trời xuống
dưới
.
 Ít đòi hỏi phải bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế vì không có bộ phận
chuyển động, không có bộ phận bị ăn mòn, han rỉ.
 Tuổi thọ dài (trên 20 năm).
 Tạo được áp suất khí cao nên dùng khí để đun nấu và thắp sáng bằng
đèn mạng cho hiệu suất cao hơn so với loại nắp nổi và loại túi.

Nhược điểm :

 Phải có thêm bộ phận điều áp.


 Đòi hỏi kỹ thuật xây dựng cao hơn để đảm bảo giữ kín khí.
 Áp suất khí không ổn định trong quá trình sử dụng.
 Điều kiện kỵ khí kém hơn vì dịch phân huỷ bị đẩy lên bể điều áp, tiếp
xúc với không khí và bị oxi hoà tan vào. Khi dịch dồn trở lại bể phân huỷ sẽ
đem theo lượng oxi hoà tan này vào bể phân huỷ. Nhược điểm này càng trầm
trọng đối với thiết bị cỡ lớn.
 Một số kiểu thiết bị nắp cố định của các nước
 Kiểu của Trung Quốc

Hình 2.7. Thiết bị nắp cố định kiểu phổ biến hiện nay của Trung Quốc
 Kiểu của Đức

Hình 2.8. Thiết bị nắp cố định kiểu bán cầu ống lấy khí lắp ở cổ bể phân hủy
của Đức
2.3.1.3. Thiết bị túi chất dẻo

Loại thiết bị bằng túi chất dẻo đầu tiên được phát triển ở Đài Loan và chế tạo
bằng loại chất dẻo bùn đỏ (Red Mud Plastic - RMP) năm 1974. Có thể coi đây là
biến thể của loại nắp cố định. Bể phân huỷ là một túi bằng chất dẻo hoặc cao su.
Phần dưới
là bể phân huỷ, còn phần trên là nơi chứa khí áp suất khí cần thiết có thể tạo ra được
bằng cách đặt vật nặng lên phía trên túi, nhờ vậy không cần bể điều áp.

Ưu điểm:
 Có thể sản xuất hàng loạt nên dễ tiêu chuẩn hoá.
 Giá thành hạ nên đầu tư ban đầu thấp.
 Kỹ thuật lắp đặt đơn giản, nhanh chóng.

Nhược điểm :

 Tốn diện tích mặt bằng.


 Tuổi thọ ngắn, dễ hư hỏng (thủng, chuột dễ cắn).
 Độ an toàn thấp (nguy cơ hoả hoạn, ngạt).
 Nếu xây kè thành hố và đổ tấm đan đậy thì giá thành không thấp so
với thiết bị nắp cố định.
 Khó lấy bỏ váng và lắng cặn. Sau một thời gian (khoảng 3 năm) bể sẽ
đầy và phải thay túi.
 Bảo ôn kém. Với mùa đông lạnh giá, thiết bị hoạt động kém hiệu quả
áp suất thấp nên sử dụng khí hiệu suất thấp, khó dẫn khí đi xa.
 Một số kiểu thiết bị túi chất dẻo của các nước

Hình 2.9. Thiết bị túi chất dẻo của Đức


2.3.1.4. Loại thiết bị có bộ phận tích khí riêng

Loại này thường được ứng dụng cho các công trình lớn. Khí sinh ra từ nhiều
bể phân huỷ được tích giữ chung ở một bộ tích khí tách riêng khỏi bể phân huỷ. Bộ
tích khí thường là một nắp nổi trong một bể nước.

2.3.2. Một số thiết bị khí sinh học hiện tại ở Việt Nam
2.3.2.1. Thiết bị nắp nổi

Hiện còn tồn tại ở một số tỉnh (Đồng Nai, Tiền Giang,...). Kiểu chủ yếu là nắp
chứa khí bằng thép, úp vào một khe chứa nước quanh cổ bể phân hủy.

Hình 2.10. Thiết bị nắp nổi kiểu Viện Năng lượng và kiểu Đồng Nai
2.3.2.2. Loại thiết bị có bộ phận chứa khí tách riêng
2.3.2.2.1. Túi ni lông có túi chứa khí tách riêng

Kiểu nay đang được Trường Đại học Nông lâm Tp. HCM và một số nơi phát
triển. Nhiều tổ chức khác đến nay không phát triển kiểu này nữa, vì có quá nhiều
nhược điểm..
Bếp

Van an toàn Túi dự trữ


KHU CHUỒNG
TRẠI
Đầu vào Đầu ra

Hố thải
(CH4) 30%
Hồ lắng
Hỗn hợp phân + nước (70%)

Hình 2.11 Thiết bị kiểu túi ni long với túi khí tách riêng

2.3.2.2.2. Kiểu bể tự hoại có túi chứa khí tách riêng

Kiểu nay đang được Trường Đại học Nông lâm Tp. HCM và một số nơi phát
triển. Nhiều tổ chức khác đến nay không phát triển kiểu này nữa, vì có quá nhiều
nhược điểm.

Hệ thống túi gas dự trữ

CHUỒNG TRẠI
Hố xí

3
1 Phân+ Nước
2

Hầm ủ biogas Khu nhà bếp

Hình 2.12. Thiết bị kiểu bể tự hoại có túi chứa khí tách riêng
2.3.2.3. Thiết bị nắp cố định
 Loại hình hộp: kiểu RDAC (mới)
Trung tâm tư vấn hỗ trợ phát triển nông thôn (RDAC) đã thay đổi bể phân hủy
hình trụ thành hình hộp, nắp bán cầu composit, lối ra được mở rộng.

o Ưu điểm: kỹ thuật xây dựng quen thuộc.


o Nhược điểm: tốn nhiều vật liệu hơn các dạng khác do diện tích
và bề dày lớn; các góc cạnh là nơi chịu áp lực nên hay bị nứt; thể tích
không hoạt động của bể chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thể tích của nó do có
nhiều góc cạnh.

Hình 2.13. Thiết bị nắp nổi kiểu RDAC – 2


 Loại hình trụ:
a. Kiểu của Đồng Nai

Thiết kế nặng nề, tốn kém, tính toán các thông số kỹ thuật chưa hợp lý. Bể
phân hủy hình trụ được xây gạch có khe nước, nắp chứa khí bằng bê tông cốt thép
(để tránh kết cấu vòm bằng gạch) bị gắn cố định vào bể phân hủy…
Hình 2.14. Thiết bị nắp cố định kiểu Đồng Nai.
b. Kiểu RDAC (cũ)

Bể phân hủy hình trụ, xây gạch, vòm chứa khí bằng conposit hoặc xi măng
lưới thép. Kiểu này do RDAC thiết kế, xây dựng theo cách thông thường, vòm chứa
khí bảo đảm kín khí, hạn chế váng.

o Ưu điểm: kỹ thuật xây dựng quen thuộc; tương đối tiết kiệm
vật liệu, hạn chế góc cạnh.
o Nhược điểm: chưa tiết kiệm bằng hình cầu, vẫn có góc cạnh.

Hình 2.15. Thiết bị nắp cố định kiểu RDAC – 1


 Loại hình cầu: có 2 kiểu
a. Kiểu Đại học Cần Thơ

Được gọi là kiểu TG - BP (Thailand Germany Biogas Program) trong khuôn


khổ một dự án hợp tác Đức - Thái Lan. Kiểu này có một vành chống rạn nứt nằm ở
thân vòm. Kiểu này phù hợp với nơi nước ngầm cao nhưng giá thành cao, xây dựng
phức tạp.

b. Kiểu Viện Năng lượng

Đến nay, tác giả đã cải tiến thành KT1 và KT2 và được chọn đưa vào thiết kế
mẫu của Tiêu chuẩn ngành về công trình khí sinh học nhỏ (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành năm 2002).

o Ưu điểm: tiết kiệm vật liệu hơn các dạng khác vì diện tích bề
mặt nhỏ nhất và chịu lực khỏe nhất (gạch có thể xếp nghiêng); sử dụng
vật liệu thông thường (hạn chế dùng sắt thép); bề mặt phần giữ khí là đới
cầu có diện tích nhỏ nhất và không có góc cạnh nên giảm tổn thất khí và
tránh được sự rạn nứt về sau này; bể phân hủy được đặt ngầm dưới đất
nên giữ nhiệt độ ổn định tốt; bề mặt dịch phân hủy luôn lên xuống, hạn
chế hình thành váng.
o Nhược điểm: kỹ thuật xây dựng khác lạ, phức tạp, chi phí nhân
công cao; dễ bị tổn thất khí nếu xây trát không tốt; tính toán thiết kế phức
tạp, thường phải có chương trình máy tính riêng.
Hình 2.16 Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT1

Hình 2.17 Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT2

Hiện nay Trung tâm Ứng dụngTiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng
làm chủ công nghệ lắp đặt hầm ủ biogas cải tiến sử dụng vật liệu HDPE, so với các
loại hầm ủ biogas khác thì hầm ủ biogas cải tiến sử dụng vật liệu HDPE có nhiều ưu
điểm hơn.

 Có thể thi công với nhiều thể tích khác nhau từ vài đến vài nghìn
 Chi phí đầu tư xây dựng ban đầu thấp
 Kỹ thuật lắp đặt đơn giản, thời gian lắp đặt nhanh
 Tuổi thọ công trình cao hơn
 Dễ khắc phục các sự cố và có thể thi công trên nhiều địa hình khác nhau

Màng chống thấm HDPE là tên viết tắt Hight density polyethylene, màng
chống thấm HDPE chứa 97,5% nhựa nguyên sinh, 2,5% còn lại bao gồm cacbon
đen, chất ổn
định nhiêt, chất kháng tia UV vì vậy HDPE không độc hại và có thể sử dụng làm bể
chứa nước ngọt. Ngoài ra HDPE còn nhiều ứng dụng hữu ích khác như xử lý nước
thải, lót đáy bãi chôn lấp rác, làm hồ nuôi tôm, hầm Biogas...

Hình 2.18. Túi ủ biogas bằng bạt nhựa HPDE

Hình 2.19. Hệ thống túi ủ biogas quy mô lớn

2.3.3. Một số công trình biogas được áp dụng phổ biến tại Việt Nam

Hiện ở Việt Nam đang áp dụng rất nhiều kiểu hầm biogas, phổ biến hơn cả là
công nghệ biogas theo kiểu Trung Quốc, Ấn Độ và của riêng Việt Nam. Cụ thể,
hầm biogas theo kiểu Trung Quốc là mô hình hầm nắp cố định hình vòm KT1 có
cấu trúc vững, độ bền cao, gas sinh ra có áp suất cao, nhưng nhược điểm là cần kỹ
thuật viên có tay nghề để xây dựng và bảo trì, đồng thời giá thành cũng khá cao: 1,2
– 1,5 triệu đồng/ hầm [19].
Hình 2.20. Một số hình ảnh đang thi công hầm biogas KT1

Thứ 2 là hầm biogas nắp nổi (Ấn Độ), xuất xứ từ Ấn độ năm 1956 do Jashu
Bhai J Patel phát triển (Gobar Gas plant) sau đó cải tiến thành mẫu KVIC. Có cấu
trúc gọn, chiếm ít diện tích xây dựng nhưng do giá thành cao hơn hẳn các loại hầm
khác nên số lượng lắp đặt khá khiêm tốn. Ngoài ra, chất lượng của nắp nổi cũng là
một vấn đề cần quan tâm. Loại hầm này được một số cơ sở thiết kế và xây dựng
nhưng với số lượng ít [19].

Hình 2.21. Hầm biogas nắp nổi (Ấn Độ)

Loại thứ 3 phổ biến hơn là túi biogas bằng PE với chi phí xây dựng chỉ bằng
1/4 - 1/5 giá hầm xây (khoảng 2 triệu đồng/túi) nên rất hấp dẫn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Ngoài
ra, loại túi này có kỹ thuật lắp đặt dễ dàng, chi phí thấp, vận hành đơn giản, sửa
chữa dễ dàng, không cần tay nghề cao. Nhược điểm cần chú ý là túi biogas cần
tránh ánh nắng và tác động cơ học làm rách [19].

Hình 2.22. Một số hình ảnh về túi biogas bằng PE

Loại thứ 4 cũng khá phổ biến tại Việt Nam là hầm biogas composit, được xây
dựng bằng sợi nhựa cao cấp, qua các công nghệ thủ công hoặc các khuôn đúc bằng
máy nén hơi nóng kỹ thuật cao từ Trung Quốc đã đáp ứng nhu cầu kỹ thuật, thiết kế
đơn giản, gọn nhẹ, hiệu quả sinh gas cao, dễ dàng lắp đặt và vận hành [19].

Hình 2.23. Một số hình ảnh về hầm biogas composite


Loại thứ 5 là hầm biogas phủ bạt nhựa HDPE, chủ yếu sử dụng trong các trại
chăn nuôi lớn, tập trung. Loại nhựa này có tuổi thọ và độ bền cao (10 - 15 năm), tuy
đầu tư tốn kém nhưng giá thành tính trên đơn vị thể tích hố gas lại rất rẻ, vận hành
đơn giản, bảo trì dễ, cung cấp lượng gas lớn cho vận hành máy phát điện [19].

Hình 2.24. Một số hình ảnh về hầm biogas bằng vật liệu HPDE

2.4. Mô hình vườn – ao – chuồng (VAC)

VAC là hệ thống nông trang viên, một hệ thống kinh tế nông nghiệp tổng hợp
mà Hội Làm vườn Việt Nam đã khởi xướng và thúc đẩy phát triển từ năm 1986 khi
Chính sách giao đất lâu dài cho nông dân bắt đầu có hiệu lực. Đây chính là một mô
hình thâm canh sinh học cao, trong đó các hoạt động trồng trọt, nuôi trồng thủy sản
và chăn nuôi gia súc gia cầm là các hoạt động chính. Các hoạt động này có những
mối quan hệ mật thiết và khăng khít với nhau, tạo nên một một hệ thống canh tác
tổng thể, giúp sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, nguồn nước và năng lượng
mặt trời để đạt tới hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư thấp.
2.4.1. Một số địa phương đã áp dụng mô hình VAC

Mô hình vườn ao của cựu chiến binh Cao Danh Trự, xã Quang Vinh, huyện
Ân Thi, tỉnh Hưng Yên đã cho thu nhập 150 triệu đồng mỗi năm. Mấy năm gần đây
do nắm bắt nhu cầu của thị trường ông Trự đã đầu tư nuôi 7 heo nái giống Mường
mỗi năm xuất bán trên 100 con heo thịt với giá từ 140.000 – 150.000đ/kg, xung
quanh các các bờ ao ông trồng nhiều cây ăn quả như: bưởi diễn, nhãn… để tăng
thêm nguồn thu nhập [21].

Hình 2.25. Mô hình nuôi lợn rừng của ông Trự, xã Quang Vinh, huyện Ân
Thi, tỉnh Hưng Yên

Ông Ngô Kim Lý, ấp công Điền, thị trấn Phú Lộc, tỉnh Sóc Trăng thu nhập 64
triệu đồng/năm nhờ kết hợp các mô hình VAC + R (vườn ao chuồng, ruộng), V +
R (vườn rẫy)… [31].

Từ hai bàn tay trắng ông Nguyễn Trọng Ứng, xã Phong Chương, huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã xây dựng thành công mô hình kinh tế tổng hợp
VAC kết hợp cung ứng các loại vật tư, phân bón, thức ăn gia súc, thu nhập hơn 400
triệu đồng/năm [24].
Hình 2.26. Mô hình vườn ao chuồng

Ông Lê Đình Xuân ở Khánh Hòa đã nghiên cứu và xây dựng được mô hình
VAC mới rất hiệu quả: Trồng xoài - thả cá - nuôi lợn rừng. Mô hình này của ông Lê
Đình Xuân, ở thôn Tân Hải, xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đang
cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm [27].

Hình 2.27. Ông Lê Đình Xuân giới thiệu mô hình của mình

Tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, nhiều nông dân đã mạnh
dạn mở trang trại chăn nuôi để thoát nghèo, điển hình là ông Nguyễn Kính đã xây
dựng mô hình vườn - ao - chuồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tận dụng nguồn
thức ăn rơi vãi
từ nuôi vịt, ông nuôi thêm 500 gà thả vườn. Bên cạnh đó, từ nguồn nước của vịt tắm,
ông đào ao và nuôi trên 3 ngàn con cá trê để bán ra thị trường [20].

Mô hình VAC của ông Lê Minh Đầm ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh
Lâm Đồng khoảng 1,2 hecta dành cho việc đào ao, thả cá, sản lượng thu hoạch mỗi
năm từ 8 – 10 tấn thịt, tận dụng mặt nước là nơi ông chăn nuôi gia cầm như gà, vịt,
ngỗng, để bán trứng và lấy thịt. Số diện tích còn lại ông dành để xây dựng chuồng
trại chăn nuôi một số con vật khác như nhím, heo và trồng chuối la ba, trồng tre lấy
măng. Không dừng lại ở đó, hươu cũng là vật nuôi được gia đình ông lựa chọn để
bán con giống và nhung hươu cho người dân tại địa phương và những vùng lân cận
[34].
2.4.2. Một số trang trại áp dụng mô hình VAC ở tỉnh Bến Tre và các khu
vực lân cận
2.4.2.1. Mô hình VAC ở tỉnh Bến Tre

Mô hình kết hợp vườn - ao - chuồng trong chăn nuôi, sản xuất của anh Lê
Quang Long ở xã Bình Phú, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre đã đạt thành quả kinh
tế cao. Năm 2012 gia đình anh Long thu nhập trên 80 triệu/ha/năm từ việc trồng sơ
ri và rau nhút kết hợp chăn nuôi heo, gà, vịt, kháp rượu lấy hèm chăn nuôi [26].

Anh Nguyễn Phương Kha, ngụ ở ấp Bình Long, xã Châu Bình, huyện Giồng
Trôm, tỉnh Bến Tre áp dụng mô hình nuôi ong mật trong vườn dừa đã mang lại hiệu
quả kinh tế cao, mỗi tháng gia đình anh Kha thu lợi từ việc thu hoạch dừa khô gần
3,8 triệu đồng, ngoài ra còn thu nhập thêm khoảng 3,6 triệu đồng từ 100 thùng ong
mật. Các mô hình trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa đã góp phần tăng thu nhập
cho nông dân từ 0,3-0,5 lần so với cây trồng chính. Từ kết quả mang lại, huyện
Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã mở rộng mô hình này trên địa bàn. Cụ thể là mô hình
nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa ở ấp Bình Đông B, quy mô 0,3 ha mặt nước;
mô hình nuôi chim bồ câu trong vườn dừa ở ấp Bình Phú, với 800 cặp sinh sản; mô
hình nuôi ong lấy mật trong vườn dừa ở ấp Bình Long, quy mô 100 thùng; mô hình
trồng xen cây ca cao trong vườn dừa ở ấp Bình An, Bình Đông B, Bình Đông A với
quy mô 5ha/hộ dân… [12].
2.4.2.2. Mô hình VAC ở các khu vực lân cận

Mô hình VAC độc đáo của ông Đoàn Văn Khanh (ấp Mỹ Thạnh, xã Song
Thuận, huyện Châu Thành, Tiền Giang): Kết hợp nuôi rắn và trồng cây ăn trái tạo ra
sản phẩm "đặc sản rắn" giá trị cao nhưng không ảnh hưởng môi trường và đem lại
nhiều lợi ích kinh tế. Trong mô hình này ngoài nuôi rắn ri cá, ông đã trồng 100 gốc
dừa sáp, ít gốc mận An Phước, bưởi Da xanh, nhãn… tạo hấp dẫn du khách về thăm
vùng quê sapô và vú sữa đặc sản Tiền Giang [25].

Với sự siêng năng, cần cù, chịu khó, mô hình vườn - ao - chuồng - ruộng
(VACR) của ông Trần Văn Khải ngụ ấp Ông Gồng, xã Tân Đông, huyện Gò Công,
tỉnh Tiền Giang cho thu nhập 100 triệu đồng/năm. Mô hình của ông kết hợp trồng
sơ ri và trồng cỏ nuôi dê, ngoài ra ông còn trồng thêm lúa, rau màu và nuôi gà vịt
[32].

Gia đình anh Lư Văn Đầy ở ấp Phước Bình, xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ, tỉnh
Vĩnh Long khá ổn định với mô hình kết hợp vườn – ao – chuồng. Trong số 7 công
đất hiện có, anh dành 4.000 để ương cá giống bán, xung quanh ao trồng nhãn, diện
tích còn lại làm chuồng nuôi heo, gà nòi và vịt xiêm. Ngoài ra anh còn mướn thêm
hơn 1 ha mặt nước để ương cá giống. Bình quân mỗi năm gia đình anh thu nhập
hàng trăm triệu đồng [23].
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN VÀ TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ
HẦM Ủ BIOGAS CHO XÃ HỮU ĐỊNH

3.1. Đề xuất

Hầm biogas là một hệ thống tự động, khi khí được sinh ra trong hầm phân
hủy, lượng khí này sẽ đẩy cặn bã vào bể áp lực và ống nạp nhiên liệu. Khi mở van
thì chất cặn bã trong bể áp lực và ống nạp nhiên liệu sẽ đẩy khí ra để sử dụng. Do
đó, muốn xây dựng hầm biogas gia đình đòi hỏi phải có kiến thức về hệ thống hầm
biogas trước khi bắt đầu xây dựng hầm. Đồng thời phải có chuồng trại chăn nuôi cố
định, có đủ khả năng kinh tế, nguyên vật liệu, thời gian và nhân công để chăm sóc
và bảo dưỡng hầm trong một thời gian dài.

Việc xây dựng biogas còn một số hạn chế trong việc xây lắp như xây dựng túi,
hầm biogas không đúng kỹ thuật hoặc bị quá tải, hệ thống biogas chưa đạt yêu cầu,
và như vậy chất thải sau hầm sẽ ra gây ô nhiễm nặng hơn là thải phân tươi ra môi
trường.

"Được biết mỗi hầm biogas xây dựng với tổng chi phí từ 10 - 15 triệu đồng do
giá vật tư và tiền thuê thợ xây khá cao, khoảng 1,06 triệu đồng/ công trình" [13],
trong đó được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với sự hỗ trợ kinh phí của
Dự án khí sinh học thuộc (1.200.000 đồng/hộ/hệ thống). Những hộ chăn nuôi nhỏ,
lẻ không đủ điều kiện kinh tế để trang trải các chi phí cho hoạt động xây dựng hầm,
cho nên hoặc họ chọn cách trực tiếp xả ra môi trường xung quanh hoặc dùng phân
tươi làm phân bón cho cây trồng làm dinh dưỡng đất đai mất cân đối, thực phẩm bị
nhiễm độc, vấn đề cỏ dại và sự ô nhiễm môi trường ở vùng đất và nước lân cận...
hoặc họ phải vay vốn, mặc dù hiện nay nguồn vốn vay từ ngân hàng cho việc xây
dựng biogas khoảng 4 triệu đồng.

Xây dựng hầm ủ biogas để xử lý chất thải chăn nuôi tập trung cho các cơ sở
chăn nuôi vừa và nhỏ đem lại nhiều lợi ích:

 Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.


 Giảm thiểu được ô nhiễm môi trường cho những trại chăn nuôi có ít
khả năng về tài chính và được hưởng lợi ích từ biogas.
 Các hộ chăn nuôi không tốn kinh phí để xây biogas.
 Dễ dàng quản lý và bảo dưỡng hơn so với từng hộ chăn nuôi.
 Phát triển kinh tế địa phương.
 Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống.

Sau khi phân tích những khó khăn khi xây hầm biogas của các hộ chăn nuôi
vừa và nhỏ cũng như lợi ích của việc xử lý tập trung, đề xuất phương án sau:

 Phương án 1: Sử dụng túi biogas bằng vật liệu HDPE


 Thu mua phân tươi từ các hộ chăn nuôi gia súc, đặc biệt chăn nuôi heo
với giá khoảng 3 – 5 ngàn đồng/kg.
 Chất thải chăn nuôi sau khi thu mua được đổ vào mương dẫn về bể nạp.
 Dùng thiết bị khí sinh học với quy mô lớn để xử lý chất thải chăn nuôi
của các cơ sở vừa và nhỏ chưa có điều kiện xử lý.
 Khí metan được tận thu dùng chạy máy phát điện cung cấp điện cho
những hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện với giá rẻ hơn và cung cấp điện
thắp sáng đèn đường, hoặc sẽ chiết gas để bán với giá rẻ hơn thị trường.
 Các phụ phẩm có thể chia cho các hộ đã cung cấp phân tươi sử dụng
làm phân bón cho cây trồng vừa tiết kiệm chi phí, vừa là loại phân bón sạch,
an toàn cho hiệu quả kinh tế cao.
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ phương án 1

 Phương án 2: Hầm biogas nắp cố định kiểu KT2.


 Bổ sung thêm hệ thống lọc thô và ao sinh học.

Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ phương án 2


3.2. Thuyết minh công nghệ
3.2.1. Phương án 1

Các chất thải chăn nuôi gồm phân và nước thải gia súc sau khi đi thu gom về
ngăn trộn là nơi phân động vật được trộn với nước trước khi đổ vào túi ủ HPDE. Tại
đây lượng vi khuẩn gây hại trong phân và chất thải chăn nuôi bị phân hủy thành khí
gas và các loại khí khác cùng với nước và những khí này sẽ đẩy phân và bùn cặn ở
đáy túi lên bể chứa bùn. Khi khí được sử dụng, phân và bùn cặn sẽ chảy ngược vào
túi ủ để đẩy khí ra. Khi lượng phân quá nhiều lớn hơn cả thể tích của túi thì phân sẽ
bị đẩy ra ngoài. Phân và nước thải từ bể chứa bùn được chảy vào mương lắng bùn.
Sau đó bùn lắng được đem đi phơi làm phân bón hữu cơ và phần nước sau lắng sẽ
được dùng cho việc tưới tiêu.

3.2.2. Phương án 2

Các chất thải chăn nuôi gồm phân và nước thải gia súc sau khi đi thu gom về
ngăn trộn là nơi phân động vật được trộn với nước trước khi đổ vào hầm phân hủy.
Tại đây lượng vi khuẩn gây hại trong phân và chất thải chăn nuôi bị phân hủy thành
khí gas và các loại khí khác cùng với nước và những khí này sẽ đẩy phân và bùn cặn
ở đáy bể lên bể điều áp. Khi khí được sử dụng, phân và bùn cặn sẽ chảy ngược vào
hầm phân hủy để đẩy khí ra. Khi lượng phân quá nhiều lớn hơn cả thể tích của hầm
thì phân sẽ bị đẩy ra ngoài. Phân dư thừa từ bể áp lực được chảy vào bể chứa. Nước
thải từ hầm biogas sẽ chảy qua mương lọc thô nhằm làm trong nước trước khi thải
xuống ao sinh học. Ao sinh học chứa các loại thực vật thủy sinh như bèo, lục
bình… sẽ hút các thành phần lơ lửng trong nước biến thành sinh khối. Cặn từ
mương lọc thô sẽ được dùng làm phân bón cho cây trồng. Bùn sinh ra từ quá trình
lên men cùng với tạp chất lơ lửng lắng xuống đáy bể được hút ra và chế biến phân
bón. Khoảng vài tháng thì hầm ủ được vét cặn ra, nhằm trả lại thể tích phân hủy và
làm nguồn phân hữu cơ rất tốt.
3.3. Tính toán, thiết kế hầm ủ khí sinh học
3.3.1. Các thông số ban đầu
3.3.1.1. Lượng cơ chất nạp hàng ngày, Sd (l/ngày)

Lượng cơ chất nạp hàng ngày bằng lượng chất thải hàng ngày cộng thêm
với lượng nước pha loãng. Vì phân có tỷ trọng xấp xỉ bằng 1 nên có thể coi thể
tích của phân bằng khối lượng của nó. Ta có:

Sd = (1 + N) . Md [3, tr. 146]

Lượng chất thải trâu, bò nạp hàng ngày:

â = 407 . 10
= 4070 (kg/ngày) 4,1 (tấn/ngày)

Do trâu, bò được nhốt cả ngày trong chuồng nên thu được 100% lượng phân.

Lượng chất thải heo nạp hàng ngày:

= 2660 . 2,5
= 6650 (kg/ngày) 6,7 (tấn/ngày)

Tổng lượng phân nạp hàng ngày:

â+

4070 + 6650
= 10720 (kg/ngày) 10,7 (tấn/ngày).

Đối với chất thải của heo và trâu bò, ta chọn tỷ lệ pha loãng là 1:1, ta có:

Lượng cơ chất nạp hàng ngày:


Sd = (1 + N) . Md
= (1 + 1) . 10720
= 21440(l/ngày) 21,44 ( /ngày)
Trong đó:
 N: Tỷ lệ pha loãng (l/kg).
 â : lượng chất thải trâu, bò nạp hàng ngày (kg/ngày).
 â : lượng chất thải heo nạp hàng ngày (kg/ngày).
 Md: tổng lượng chất thải nạp hàng ngày (kg/ngày).
3.3.1.2. Thể tích phân hủy, Vd ( )

Dựa vào bảng 3.7, chương 3 sách Công nghệ khí sinh học chuyên khảo của
Nguyễn Quang Khải – Nguyễn Gia Lượng, chọn thời gian lưu Rt = 30 ngày [3,
tr.87].

Thể tích phân hủy:

Vd = = = 643,2 ( )

Trong đó:

 Sd: lượng cơ chất nạp hàng ngày, (l/ngày)


 RT: thời gian lưu (ngày).
3.3.1.3. Công suất sinh khí của thiết bị, G ( /ngày)

Dựa vào bảng 3.9, chương 3 sách Công nghệ khí sinh học chuyên khảo của
Nguyễn Quang Khải – Nguyễn Gia Lượng, trang 90. Chọn hiệu suất sinh khí của
nguyên liệu = 35 (l/kg/ngày), = 63 (l/kg/ngày) [3, tr. 90]

Lượng khí sinh ra từ phân trâu, bò nạp hàng ngày:

â = ââ

=
= 142,45 ( /ngày)

Lượng khí sinh ra từ phân heo nạp hàng ngày:

=
= 418,95 ( /ngày)

Tổng công suất sinh khí của thiết bị:

G= â +
= 142,45 + 418,95
= 561,4 ( /ngày)

Trong đó:

 : lượng chất thải heo nạp hàng ngày, (l/ngày)


 â: lượng chất thải trâu, bò nạp hàng ngày, (l/ngày)
 Md: tổng công suất sinh khí hàng ngày của thiết bị, (l/ngày)
 : : hiệu suất sinh khí từ chất thải của heo (l/kg/ngày).
 â: : hiệu suất sinh khí từ chất thải của trâu, bò(l/kg/ngày).
 Y: tổng hiệu suất sinh khí (l/kg/ngày).
3.3.1.4. Thể tích chứa khí, Vg ( )

Theo sách Công nghệ khí sinh học chuyên khảo của Nguyễn Quang Khải –
Nguyễn Gia Lượng, trang 146. Chọn hệ số trữ khí K = 0.8. [3, tr. 146]

Thể tích chứa khí:

Vg = K . G = = 449,12 ( )

Trong đó:

 K: hệ số tích khí.
 G: công suất của thiết bị, ( /ngày).

Tổng thể tích hầm biogas:

V = Vd + Vg = 643,2 + 449,12 = 1092,32 ( )


 Chọn tổng thể tích hầm biogas là 1200 ( ), xây dựng thành 3 hầm ủ với thể
tích mỗi hầm 400 ( )
3.3.2. Các thông số kích thước của hầm ủ KT2
3.3.2.1. Bể phân hủy

Thể tích 1 hầm ủ, = 400 ( )

Chọn chiều cao đới cầu bể phân hủy, Hd = 5,7 (m)

Bán kính đáy bể phân hủy, Rd:

Ta có công thức tính đới cầu :

V=

= Rd = 5,8 (m)

Bán kính miệng bể phân hủy, R1 :

c=

R1 = = 1,1 (m)

3.3.2.2. Bể điều áp:

Thể tích trữ khí của 1 bể

= = 149,71 ( )

Thể tích hữu hiệu của bể điều áp phải bằng thể tích khí cần trữ:

= = 149,71 ( )

Trong đó:

 : thể tích bể điều áp, ( )


 : thể tích chứa khí của 1 bể, ( )
Xây 2 bể điều áp thông nhau với thể tích mỗi bể:

= 74,85 ( )

Chọn chiều cao đới cầu bể điều áp, Hc = 2,1 (m)

Bán kính đáy bể điều áp, Rc:

Ta có:

V= h h

V = Rc = 3,6 (m)

Bán kính miệng bể điều áp, R2:

C= h

R2 = = 2,3 (m)
3.3.2.3. Thiết kế các bộ phận phụ
3.3.2.3.1. Bể nạp nguyên liệu

Chọn dung tích bể nạp bằng 2 lần lượng cơ chất nạp hàng ngày. (sách Công
nghệ khí sinh học chuyên khảo của Nguyễn Quang Khải – Nguyễn Gia Lượng, trang
153)

Dung tích bể nạp = = 14,29 ( )

Kích thước bể nạp, a: L x B x H = 2,43 x 2,43 x 2,43 (m)


3.3.2.3.2. Ống vào và ống ra

Sử dụng ống nhựa PVC làm ống vào với kích thước = 150 (mm).

 Độ cao của mức thấp nhất bằng với thể tích phân hủy của 1 bể.
V=hh

=
= 2,2 (m)
Trong đó:
 Rd: Bán kính đáy bể phân hủy, (m)
 : thể tích phân hủy của 1 bể, = 214,4 ( )
 : mức thấp nhất
 Độ cao mức số không bằng tổng thể tích phân hủy và thể tích trữ khí của 1 bể.
=
= 4,2 (m)

Sử dụng ống nhựa PVC làm ống vào với kích thước = 150 (mm). Chọn đầu
dưới của ống vào (Hi) nằm giữa bể phân hủy, Hv = 1,2 (m). Đầu trên của ống vào
cao hơn đáy bể nạp 5cm.

Sử dụng ống nhựa PVC làm ống ra với kích thước = 90 (mm). Chọn đầu dưới
của ống ra (Hr) nằm dưới mức thấp nhất 10 (cm), Hr = 2,1(m).

Bảng 3.1. Bảng thống kê các kích thước của hầm ủ biogas

Tên gọi Ký hiệu Đơn vị Số lượng


Bán kính bể điều áp Rc m 3,6
Bán kính bể phân giải Rd m 5,8
Bán kính miệng bể điều áp R2 m 2,3
Bán kính miệng bể phân hủy R1 m 1,1
Chọn chiều cao đới cầu bể điều áp Hc m 2,1
Chiều cao đới cầu bể phân giải Hd m 5,7
Độ cao đáy bể phân hủy CĐ m 6,35
Độ cao đầu dưới của ống ra Hr m 2,1
Độ cao đầu dưới của ống vào Hi m 1,2
Độ cao mức xả tràn (bằng với mức số
m 4,2
không)
Bề dày đáy bể phân hủy D mm 150
Bề dày thành bể phân hủy T mm 220
Kích thước bể nạp a m 2,43
3.3.3. Các thông số kích thước của hầm ủ bằng túi HDPE

Tổng lượng cơ chất ủ trong 30 ngày = 21,44 . 30

= 643,2 ( /ngày)

Phân và nước thải chiếm 70% thể tích túi ủ.

Ta có tổng thể tích túi ủ =

= 920 ( )

Xây dựng thành 2 túi ủ với thể tích mỗi túi là 460 ( )

Chọn bạt HDPE dày 3 mm để lót hầm chứa chất thải với kích thước đáy của
hầm: L x B x H = 11 x 10 x 3 (m)

Chọn bạt HDPE dày 2 mm làm túi thu khí sinh học với kích thước chứa khí của
túi: L x B x H = 9,2 x 10 x 1,5 (m).

Chọn bạt HPDE dày 0,75 mm làm túi trữ khí với các kích thước tương ứng: L
x B x H = 11 x 2,5 x 2,5 (m)
CHƯƠNG 4: DỰ TOÁN KINH PHÍ KẾ HOẠCH THI CÔNG – VẬN
HÀNH

4.1. Dự toán kinh phí


4.1.1. Phương án 1

Bảng 4.1. Kinh phí của 1 hầm ủ bằng túi HDPE 750

Thành
Đơn
Đơn Số tiền
STT Hạng mục giá
vị lượng (Ngàn
(VNĐ)
VNĐ)
Bạt HDPE dày 3 mm (lót hầm chứa
1 65 180 11,700
chất thải)
Bạt HDPE dày 2 mm (thu khí sinh
2 16 140 2,240
học)

3 Bạt HDPE dày 0.75 mm (túi trữ khí) 40 70 2,800

4 Nhân công Người 5 4,000 20,000


Hệ thống đường ống - van kỹ thuật Hệ
5 1 1,500 1,500
dẫn khí thống
Hệ thống đường ống - van kỹ thuật Hệ
6 1 2,000 2,000
dẫn chất thải thống
7 Phụ kiện khác 1,500 1,500
Tổng cộng 41,740

Tổng kinh phí xây dựng của phương án 1 và 1 máy phát điện cải tiến hoạt động
bằng biogas có công suất 20 kWh với giá khoảng 70,000,000 VNĐ
= tổng kinh phí 1 hầm . 2 = 41,740,000 . 2 + 70,000,000
= 153,480,000 (VNĐ)
4.1.2. Phương án 2

Bảng 4.2. Kinh phí của 1 hầm biogas 400

Thành
Đơn giá
Số tiền
STT Hạng mục Đơn vị (Ngàn
lượng (Ngàn
VNĐ)
VNĐ)
1 Gạch 2 lỗ 4 x 8 x 18 viên 100,000 0.9 91,800
2 Cát vàng 44 66 2,900
3 Cát đen 7 40 280
4 Xi măng PCB 40 Hà Tiên bao 480 83.5 40,080
5 Đá xanh 15 360 5,400
6 Thép 6 kg 50 15 750
7 Áp kế Cái 1 30 30
8 Phụ gia chống thấm bộ 1 890 890
Hệ thống đường ống - van kỹ Hệ
9 1 1,500 1,500
thuật dẫn khí thống
10 Nhân công Người 7 4,000 28,000
Hệ thống đường ống - van kỹ Hệ
11 1 2,000 2,000
thuật dẫn chất thải thống
12 Phụ kiện khác 1,500 1,500
Tổng cộng 175,130

Tổng kinh phí xây dựng của phương án 2 và 1 máy phát điện cải tiến hoạt động
bằng biogas có công suất 20kWh với giá khoảng 70,000,000 VNĐ
= tổng kinh phí 1 hầm . 3 = 175,130,000 . 3 + 70,000,000
= 595,390,000 (VNĐ)
4.1.3. Lựa chọn công nghệ
 Phương án 1

Theo Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ cứ trung bình 3
dịch phân ủ bằng màng chống thấm HDPE cho năng suất gas đạt khoảng
0,6 /ngày đêm.

Vậy tổng lượng gas sinh ra từ 2 hầm:


= 128,64 ( /ngày đêm)

Sử dụng 1 máy phát điện khí biogas công suất 20kWh liên tục 20/24h, công
suất trung bình 15kWh, với giá điện hiện nay tính trung bình là 2000 VNĐ/kWh.

Lượng điện năng tiết kiệm được trong 1 năm:


20 . 15 . 300 = 90,000 (kWh)
(Chỉ tính cho 300 ngày, bởi có những ngày sửa chữa và những ngày không có
khí
)

Chi phí điện năng tiết kiệm được trong 1 năm:

90,000 . 2,000 = 180,000,000 (VNĐ)

Trên thực tế hiện nay, động cơ điện chạy bằng biogas có thể biến 1 biogas
thành 1kWh điện. Như vậy, sau 1 năm cứ 3 dịch phân sẽ thu lại:

257,28 x 2000 x 300 = 77,184,000 (VNĐ)

Kết quả này cho thấy nếu dùng hầm ủ bằng màng chống thấm HDPE thì có thể
thu hồi vốn xây hầm và mua máy phát điện sau 1,6 năm.

 Phương án 2

Lượng gas sinh ra từ 3 hầm biogas kiểu KT2 là 449,12 ( /ngày đêm)
Sử dụng 1 máy phát điện khí biogas công suất 20kWh liên tục 20/24h, công
suất trung bình 15kWh, với giá điện hiện nay tính trung bình là 2000 VNĐ/kWh.

Lượng điện năng tiết kiệm được trong 1 năm:

20 . 15 . 300 = 90,000 (kWh)


(Chỉ tính cho 300 ngày, bởi có những ngày sửa chữa và những ngày không có
khí
)

Chi phí điện năng tiết kiệm được trong 1 năm:

90,000 . 2,000 = 180,000,000 (VNĐ)

Trên thực tế hiện nay, động cơ điện chạy bằng biogas có thể biến 1 biogas
thành 1kWh điện. Như vậy, sau 1 năm cứ 1 gas sẽ thu lại:

449,12 x 2000 x 300 = 269,472,000 (VNĐ)

Kết quả này cho thấy nếu dùng hầm ủ kiểu KT2 thì có thể thu hồi vốn xây hầm
và mua máy phát điện sau 1,8 năm.

Mặc dù hiệu suất sinh khí của phương án 2 cao hơn, tuy nhiên chi phí đầu tư
của phương án 1 lại thấp hơn và thời gian hoàn vốn của phương án 1 cũng nhanh
hơn. Hơn nữa phương án 1 không đòi hỏi kỹ thuật xây dựng cao, diện tích mặt bằng
cần cho khu xử lý cũng nhỏ hơn phương án 2.

Trên cơ sở so sánh một số chỉ tiêu liên quan của 2 phương án nói trên, nhận
thấy phương án 1 là phương án tốt nhất, và đó là phương án được chọn để xử lý chất
thải chăn nuôi tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

4.2. Kế hoạch thi công – vận hành


4.2.1. Kế hoạch thi công
- Lực lượng thi công gồm: công nhân kỹ thuật và kỹ sư
 Kỹ sư môi trường
 Thợ đường ống
 Thợ cơ khí
 Thợ điện
 Thợ xây dựng
- Thi công xây dựng: việc xây dựng gồm các công tác chính sau đây:
 Lựa chọn địa điểm
 Chuẩn bị vật liệu
 Thi công xây dựng
 Kiểm tra chất lượng
- Những lưu ý khi thi công
 Lựa chọn địa điểm
 Đảm bảo đủ diện tích mặt bằng để xây dựng thiết bị đúng kích thước dự
kiến.Tiết kiệm diện tích mặt bằng, tránh ảnh hưởng đến các công trình
khác.
 Cách xa nơi đất trũng để tránh bị nước ngập, xa hồ, ao để tránh
nước ngầm, thuận tiện khi thi công và giữ cho công trình bền vững lâu
dài.
 Tránh những nơi đất có cường độ kém để không phải xử lý nền móng
phức tạp và tốn kém.
 Tránh xa không cho rễ tre và cây to ăn xuyên vào công trình làm hỏng
công trình về sau.
 Gần nơi cung cấp nguyên liệu nạp để đỡ tốn công sức vận chuyển
nguyên liệu. Nếu kết hợp thiết bị khí sinh học với nhà xí thì cần nối
thẳng nhà xí với bể phân giải để phân chảy thẳng vào bể phân giải đảm
bảo yêu cầu vệ sinh.
 Gần nơi sử dụng khí để tiết kiệm đường ống, tránh tổn thất áp suất trên
đường ống và hạn chế nguy cơ tổn thất khí do đường ống bị rò rỉ.
 Gần nơi tích trữ và chế biến bã thải để cho bã thải lỏng có thể chảy
thẳng vào bể chứa.
 Đặt ở nơi có nhiều nắng, kín gió để giữ nhiệt độ cao, tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình sinh khí.
 Cách xa giếng nước từ 10 m trở lên để phòng ngừa nước giếng bị nhiễm
bẩn.
 Chuẩn bị vật liệu
 Tấm bạt HDPE phải chọn loại tốt và đảm bảo mới 100%.
 Những mối nối không bị rò rỉ, đạt yêu cầu kỹ thuật. Các túi ủ HDPE
phải được thử mối hàn và thử áp bằng khí nén hay nước. Áp lực thử lớn
gấp 2 lần áp lực sử dụng.
 Các đường ống phải được kiểm tra trước khi lắp vào thiết kị khí sinh học.
 Thi công xây dựng
 Công trình cần một cốt chuẩn để xác định cao độ kết với xi măng tốt
hơn sỏi. Yêu cầu chung là bề mặt phải sạch các bộ phận, tuỳ theo thực
tế mà chọn cốt được lấy làm chuẩn. Cao độ các bộ phận công trình
được xác định căn cứ trên cốt chuẩn này.
 Kích thước hố đào phải bằng kích thước của các khối xây trong bản vẽ
thiết kế cộng thêm khoảng 25 cm bề dày lớp đất chèn lấp quanh khối
xây.
 Phải đảm bảo độ sâu và độ nghiêng của thành hố theo quy định sau
Bảng 4.3. Độ sâu (m) cho phép đào thành hố thẳng đứng
Trường hợp không Trường hợp có nước
Loại đất
có nước ngầm ngầm
Đất cát và đất cát sỏi 1,00 0,60
Đất thịt pha cát và đất thịt 1,25 0,75
Đất sét 1,50 0,95
Đất đặc biệt rắn chắc 2,00 1,20
[3, tr. 159]
Bảng 4.4. Độ dốc nhỏ nhất cho phép của thành hố
Loại đất Độ dốc
Đất cát 1:1
Đất thịt pha cát 1:0,78
Đất có sỏi và đá cuội 1:0,67
Đất thịt 1:0,5
Đất sét 1:0,33
Đất hoàng thổ khô 1:0,25
[3, tr. 159]
 Đất nền dưới đáy hố đào cần đảm bảo đủ cường độ và độ ổn định cần thiết để
chịu được tải trọng công trình. Trường hợp đất nền được xác định là không
đủ điều kiện để đảm bảo sự ổn định lâu dài của công trình (đất bùn nhão, đất
cát dưới mực nước ngầm), cần có biện pháp đổ đáy bằng bê tông để gia cố
nền.
 Thử kín nước, kín khí
 Đổ nước vào tới mức tràn của thiết bị và chờ cho mực nước ổn định thì đánh
dấu lấy mực nước. Theo dõi sau 1 ngày, nếu mực nước giảm đi nhỏ hơn 2 –
3 cm là thiết bị đảm bảo kín nước.
 Sau khi đã tin chắc thiết bị đạt yêu cầu kín nước thí tiến hành kiểm tra độ kín
khí. Nối thiết bị khí sinh học với áp kế, bơm thêm nước vào bể để nén khí,
tăng áp suất khí trong bể. Theo dõi áp suất ở áp kế tăng tới khoảng 50 cm thì
ngừng bơm. Theo dõi sau 1 ngày, nếu áp suất chỉ giảm vài cm cột nước thì
công trình đảm bảo kín khí.
 Đặt ống lối vào và ống lối ra
 Khi xây tường bể phân giải tới độ cao chỗ nối ống thì cần đặt ống vào vị trí
như thiết kế.
 Thông thường những chỗ nối này hay bị rò rỉ nên thi công cần phải cẩn thận
để không tốn công xử lý về sau.
4.2.2. Vận hành
- Đưa thiết bị vào hoạt động
 Chuẩn bị nguyên liệu nạp ban đầu, nên nạp đầy tới mức số không ngay một
lúc, nếu không đủ nguyên liệu thì pha loãng. Tỷ lệ pha loãng tùy thuộc vào
mức độ nguyên liệu loãng hay đặc.
 Việc nạp nguyên liệu thực hiện càng nhanh càng tốt, có thể nạp nguyên liệu
vào qua cả lối vào lẫn lối ra. Khi nạp phải mở hết các van khí để không khí
trong túi phân hủy thoát ra ngoài, không tạo áp suất quá lớn.
 Sau khi nạp xong, khóa kín khí lại để tạo môi trường kỵ khí cho quá trình
phân hủy.
- Vận hành thiết bị hàng ngày
 Nguyên liệu được nạp từng mẻ như nạp ban đầu. Tỷ lệ pha loãng như đối với
nạp ban đầu.
 Nguyên liệu và nước đã được hòa trộn thật kỹ, tránh các tạp chất như đất, cát,
gỗ, than cây già, dầu mỡ, xà phòng, thuốc tẩy, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu,
thuốc sát trùng, phân và nước tiểu động vật ốm có dung kháng sinh vì chúng
tạo váng, cặn bã và giết chết vi khuẩn.
 Có thể khuấy đảo dịch phân hủy bằng cách múc vài xô dịch phân hủy ở lối ra
đổ ngược lại lối vào.
- Nếu thiết bị được vận hành bình thường thí sản lượng khí phải tương đối ổn
định. Khi sản lượng khí giảm bất thường là đã có những trục trăc trong vận
hành hoặc hư hỏng (ro rỉ) của thiết bị, cần phát hiện nguyên nhan và khắc
phục kịp thời.
Bảng 4.5. Những trục trặc và cách khắc phục

Hiện
Nguyên nhân Cách khắc phục
tượng
Kiểm tra lại chất lượng
Nguyên liệu bị nhiễm độc tố nguyên liệu nạp, nạp lại
Khí không nguyên liệu chất lượng tốt
có hoặc ít Nước pha không đảm bảo chất Kiểm tra chất lượng nước: độ
so với dự lượng pH, nguồn nhiễm độc tố
kiến Đợi thời gian hoặc cấy them
Không đủ vi khuẩn
bi khuẩn
Có chỗ rò rỉ Kiểm tra lại các chổ có khả
năng ró rỉ ở vòm chứa khí
Dùng vôi hoặc tro để điều
Dịch phân hủy quá axit (pH < 7)
chỉnh
Dịch phân hủy quá kiềm (pH > 8) Chỉ cần đợi thời gian
Lượng nguyên liệu nạp bổ sung
Tăng nguyên liệu nạp bổ sung
không đủ
Lượng khí Khí ít so với dự kiến Xem lại mục trên
không
Lượng khí sử dụng quá nhiều so
thỏa mãn Giảm lượng tiêu thụ
với công suất của thiết bị
nhu cầu
Giảm bớt lượng nạp
Thừa khí
Quá nhiều nguyên liệu Tăng khả năng chứa khí
sử dụng
Tăng cường dung khí
Không có
khí sinh ra Dịch phân hủy bị nhiễm độc Phải nạp lại toàn bộ
nữa
[3, tr. 180 – 181]
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Kết luận

Qua quá trình làm đồ án tính toán, thiết kế hầm ủ biogas cho các cơ sở chăn
nuôi vừa và nhỏ tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến tre, tôi có một số kết
luận như sau:

- Đề tài đã tìm hiểu được phương thức thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi tại
địa bàn xã Hữu Định, biết được việc xây dựng biogas còn gặp nhiều khó khăn, hạn
chế trong việc xây lắp cũng như vốn đầu tư…đối với các cơ sở chăn nuôi vừa và
quy mô hộ gia đình.
- Đã tính toán, thiết kế và lựa chọn hợp lý hầm biogas tập trung xử lý chất thải
cho các cơ sở chăn nuôi vừa và nhỏ, giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
từ hoạt động chăn nuôi.
- Đề tài đã đưa ra các phương án xử lý phù hợp nhằm cải thiện vấn đề ô nhiễm
môi trường, bảo vệ sức khỏe con người đồng thời cũng thu nguồn lợi lớn từ nguồn
phân hữu cơ và khí sinh học.

Tuy nhiên, phương án được lựa chọn vẫn còn một số hạn chế là khó lấy bỏ
váng, cặn lắng,sau một thời gian bể sẽ đầy và phải thay túi và độ an toàn thấp hơn
so với các hầm bê tông. Nếu không quản lý tốt và chặt chẽ sẽ dẫn đến hư hỏng và
gây ô nhiễm môi trường.

Phương án 1 gồm 2 hầm ủ bằng màng chống thấm HDPE với thể tích mỗi hầm
ủ là 750 . Chi phí đầu tư ban đầu là 153.480.000 (VNĐ). Phương án 1 có thể thu
hồi vốn xây hầm và mua máy phát điện sau 1,6 tháng.

Phương án 2 dùng hầm ủ kiểu KT2 gồm 3 hầm ủ với thể tích mỗi hầm là 400
. Chi phí đầu tư cho phương án 2 là 595.390.000 (VNĐ), có thể thu hồi vốn xây
hầm và mua máy phát điện sau 1,8 năm.
Thông qua quá trình so sánh 2 phương án trên một số chỉ tiêu, phương án
được chọn để xử lý chất thải chăn nuôi tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh
Bến Tre là phương án 1.

Kiến nghị

Sau khi tìm hiểu tình hình môi trường tại xã Hữu Định, tôi có một số kiến nghị
như sau:

- Xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi càng sớm càng tốt để
khắc phục ô nhiễm môi trường.
- Đồng thời đào tạo cán bộ chuyên trách môi trường, cán bộ kỹ thuật để có thể
vận hành, kiểm soát và bảo dưỡng hầm biogas.
- Thường xuyên theo dõi hiện trạng của hầm ủ, phát hiện kịp thời và nhanh
chóng khắc phục sự cố hầm ủ.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân nói chung và các chủ chăn
nuôi nói riêng.
Đồ án tốt
nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Quang Khải (2009). Thiết bị khí sinh học KT1 và KT2, Nhà xuất bản
khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.

[2] Nguyễn Quang Khải (2009). Thiết bị khí sinh học quy mô lớn, Nhà xuất bản
khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.

[3] Nguyễn Quang Khải, Nguyễn Gia Lượng (2008). Công nghệ khí sinh học
chuyên khảo, Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.

[4] Nguyễn Xuân Trạch, Bùi Hữu Đoàn, Vũ Đình Tôn (2011). Bài giảng Quản lý
chất thải chăn nuôi, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

[5] Nguyễn Võ Châu Ngân (2013). Các loại hình hầm ủ biogas ở Đồng bằng sông
Cửu Long, Báo cáo chuyên đề, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

[6] Nguyễn Văn Hiếu (2012). Tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về phát
triển kinh tế - xã hội năm 2011 và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2012,
UBND tỉnh Bến Tre, Bến Tre.

[7] Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (2012). Báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch 2012 và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2013, UBND
tỉnh Bến Tre, Bến Tre.

[8] Sở tài nguyên môi trường (2012). Báo cáo tình hình ô nhiễm môi trường trong
chăn nuôi, UBND tỉnh Bến Tre, Bến Tre.

[9] Trung tâm tinh học và thống kê (2012). Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 6
tháng đầu năm 2012 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn.

[10] Trung tâm kỹ thuật môi trường (2012). Điều tra, đánh giá các tiêu chí về môi
trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại các xã giai
đoạn 2012 – 2015, Báo cáo tổng hợp chuyên đề, Bến Tre.
[11] Trạm thú y huyện Châu Thành (2012). Tổng hợp lượng gia súc chăn nuôi
trong huyện tháng 11/2012, UBND huyện Châu Thành, Bến Tre.

[12] Tống Xuân Chinh. Khảo sát, đánh giá tình hình sản xuất và thị trường sữa
năm 2012, dự báo 2013, Cục Chăn nuôi, 1 – 12.

[13] Trần Việt Dũng, Hà Việt Hùng, Huỳnh Thị Liên Hoa, Vũ Huy Hoàng (2010).
Báo cáo khảo sát người sử dụng khí sinh học 2009, Văn phòng Dự án Khí
Sinh học, Hà Nội.

[14] Vương Văn Minh (2013), Chất thải chăn nuôi, Bài thuyết trình, Đại học Bình
Dương, Bình Dương.

[15] Viện Kinh tế Nông nghiệp (2005). Các nghiên cứu về ngành chăn nuôi Việt
Nam, Báo cáo tổng quan, Hà Nội.

[16] Bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi giai đoạn 2006-2010 và định
hướng đến năm 2020, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 04/2013,
http://environment.mard.gov.vn/upload/20/baocao/27-09-2011_cnty.doc

[17] "Cánh đồng mẫu dừa" ở Bến Tre, Theo Cần Thơ Online, 06/2013,
http://thvl.vn/?p=277144

[18] Đánh giá chung, định hướng và các giải pháp phát triển chăn nuôi trang trại,
tập trung giai đoạn 2007 – 2015, Cục Chăn
nuôi, 04/2013,
http://www.cucchannuoi.gov.vn/WebContent/bantinchannuoi/index.aspx?index=
detailNews&num=20&TabID=1&NewsID=125

[19] Hầm biogas - Giải pháp sinh lời hiệu quả, Báo Nông nghiệp Việt Nam, 06/2013,
http://www.hua.edu.vn/khoa/cnts/index.php?option=com_content&task=view&id
=2071&Itemid=329
[20] Lê Tùng. Đồng Nai: Nuôi vịt kiểu mới, cho thu nhập cao, 06/2013,
http://www.anco.com.vn/vi/tin-tuc/346-dong-nai-nuoi-vit-kieu-moi-cho-thu-
nhap-cao.html

[21] Lê Thị Hạnh, Cựu chiến binh bộ đội Trường Sơn huyện Ân Thi: Quyết thắng
trong cuộc chiến xóa nghèo, 06/2013, http://baohungyen.vn/huyen-an-thi-tren-
duong- doi-moi/201306/cuu-chien-binh-bo-doi-truong-son-huyen-an-thi-
quyet-thang- trong-cuoc-chien-xoa-ngheo-314139/

[22] Nguyên Mai. Chất thải rắn sản xuất nông nghiệp: Vẫn bị trôi nổi tràn lan,
05/2013, http://cect.gov.vn/index.php?m=news&p=detailNews&newid=812

[23] Minh Trạng, Khi vai tr của đảng viên được phát huy, 06/2013,
http://thvl.vn/?p=254428

[24] Mô hình cũ, hiệu quả mới, Thông Tấn Xã Việt Nam, 06/2013,
http://www.tinmoitruong.vn/kinh-doanh/mo-hinh-cu--hieu-qua-
moi_39_22063_1.html

[25] Mô hình độc đáo của ông Đoàn Văn Khanh: Kết hợp nuôi rắn và trồng cây ăn
trái, Nguồn: Báo Ấp Bắc, 06/2013, http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?
idcha=1573&cap=3&id=3257

[26] Mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi năm 2012, Hội Nông Dân xã Bình
Phú, 06/2013, http://thanhphobentre.bentre.gov.vn/chuyen-trang-xa-phuong/v-
7/t-31/n/242

[27] Mô hình VAC mới thu lãi cao, Theo danviet.vn,


06/2013, http://nhanong.com.vn/print-7491-Mo-hinh-VAC-moi-thu-lai-
cao.html

[28] Nguyễn Quang Khải, Nguyễn Gia Lượng. Tình hình phát triển công nghệ khí
sinh học (KSH) tại Việt Nam, 05/2013, http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-tinh-
hinh-phat- trien-cong-nghe-khi-sinh-hoc-tai-viet-nam-9521/
[29] Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi và biện pháp giải quyết, Sở tài nguyên môi
trường Bến Tre, 04/2013,
http://www.sotnmt-bentre.gov.vn/index.php?cires=News&in=viewst&sid=289

[30] Sản xuất biogas từ phân hữu cơ, Hóa học ngày nay,
05/2013, http://hoahocngaynay.com/vi/hoa-hoc-va-doi-song/hoa-hoc-nong-
nghiep/819.html

[31] Sóc Trăng: Từ phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, Thông Tấn Xã
Việt Nam 18/12/2002, 06/2013,
http://www.vca.org.vn/Default.aspx?tabid=123&News=1552&CategoryID=13

[32] Thu Hồng, Mô hình VACR cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm, 06/2013,
http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=10054&cap=3&id=14455

[33] Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, Tổng cục thống kê, 04/2013,
http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13419

[34] Tuyết Ngọc, Chuyện ông Đầm làm giàu từ mô hình VAC, 06/2013,
http://lamdongtv.vn/kinh-te/201206/Chuyen-ong-dam-lam-giau-tu-mo-hinh-VaC-
47502/

[35] Xây dựng trang trại chăn nuôi thân thiện với môi trường, Trang tin xúc tiến
thương mại, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 04/2013,
http://xttm.agroviet.gov.vn/XTTMSites/vi-
VN/76/tapchi/141/144/868/Default.aspx,
http://xttm.agroviet.gov.vn/XTTMSites/vi-
VN/76/tapchi/141/144/867/Default.aspx
PHỤ LỤC A

QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA


ĐIỀU KIỆN TRẠI CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN SINH HỌC

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các điều kiện về an toàn sinh học đối với trang trại
chăn nuôi heo trong phạm vi cả nước.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân chăn nuôi heo theo quy
mô trang trại.

1.3. Giải thích từ ngữ

Các thuật ngữ trong quy chuẩn này được hiểu như sau:

1.3.1. An toàn sinh học trong chăn nuôi heo: Là các biện pháp kỹ thuật nhằm
ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên
hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái.

1.3.2. Chất thải chăn nuôi heo: Bao gồm chất thải rắn và chất thải lỏng. Chất
thải rắn bao gồm phân, gia súc chết, nhau thai... Chất thải lỏng là nước tiểu, chất
nhầy, nước rửa chuồng trại và rửa các dụng cụ dùng trong chăn nuôi.

1.3.3. Tiêu độc khử trùng: Là các biện pháp cơ học, vật lý, hoá học, sinh học
được sử dụng để làm sạch, vệ sinh, khử trùng loại bỏ các tác nhân gây bệnh truyền
nhiễm, ký sinh trùng và các mầm bệnh khác của gia súc, bệnh lây giữa người và vật.

1.3.4. Đường giao thông chính: Là đường giao thông liên xã, liên huyện và liên
tỉnh.

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1. Vị trí, địa điểm

1
2.1.1. Vị trí xây dựng trang trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất
của địa phương, hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền cho phép.

2.1.2. Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư,
nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính,
nguồn nước mặt tối thiểu 100m; cách nhà máy chế biến, giết mổ
heo, chợ buôn bán heo tối thiểu 1 km.

2.1.3. Nơi xây dựng trang trại phải có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng
cho chăn nuôi; đảm bảo điều kiện xử lý chất thải theo quy định.

2.2. Yêu cầu về chuồng trại

2.2.1. Trại chăn nuôi phải có tường hoặc hàng rào bao quanh nhằm kiểm
soát được người và động vật ra vào trại.

2.2.2. Trại chăn nuôi phải bố trí riêng biệt các khu: khu chăn nuôi; khu
vệ sinh, sát trùng thiết bị chăn nuôi; khu tắm rửa, khử trùng, thay
quần áo cho công nhân và khách thăm quan; khu cách ly heo ốm;
khu mổ khám lâm sàng và lấy bệnh phẩm; khu tập kết và xử lý chất
thải; khu làm việc của cán bộ chuyên môn; các khu phụ trợ khác
(nếu có).

2.2.3. Cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chuồng nuôi và tại lối ra vào mỗi
dãy chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng.

2.2.4. Chuồng nuôi heo phải bố trí hợp lý theo các kiểu chuồng về vị trí,
hướng, kích thước, khoảng cách giữa các dãy chuồng theo quy định
hiện hành về chuồng trại.

2.2.5. Nền chuồng phải đảm bảo không trơn trượt và phải có rãnh thoát
nước đối với chuồng sàn, có độ dốc từ 3-5% đối với chuồng nền.

2.2.6. Vách chuồng phải nhẵn, không có góc sắc, đảm bảo heo không bị
trầy xước khi cọ sát vào vách chuồng.
2.2.7. Mái chuồng phải đảm bảo không bị dột nước khi mưa.

2.2.8. Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải phải
kín, đảm bảo dễ thoát nước và không trùng với đường thoát nước
khác.

2.2.9. Các thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống phải đảm bảo không
gây độc và dễ vệ sinh tẩy rửa.

2.2.10. Các dụng cụ khác trong các chuồng trại (xẻng, xô, ...) phải đảm
bảo dễ vệ sinh, tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng.

2.2.11. Các kho thức ăn, kho thuốc thú y, kho hoá chất và thuốc sát
trùng, kho thiết bị, ... phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng,
không ẩm thấp và dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng.

2.3. Yêu cầu về con giống

2.3.1. Heo giống mua về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh, có
đầy đủ giấy kiểm dịch và phải có bản công bố tiêu chuẩn chất lượng
kèm theo. Trước khi nhập đàn, heo phải được nuôi cách ly theo quy
định hiện hành.

2.3.2. Heo giống sản xuất tại cơ sở phải thực hiện công bố tiêu chuẩn.
Chất lượng con giống phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn đã công bố.

2.3.3. Heo giống phải được quản lý và sử dụng phù hợp theo quy định
hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.4. Thức ăn, nước uống

2.4.1. Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi heo phải đảm bảo tiêu chuẩn chất
lượng phù hợp với tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của các loại heo.

2.4.2. Không sử dụng thức ăn thừa của đàn heo đã xuất chuồng, thức ăn
của đàn heo đã bị dịch cho đàn heo mới.
2.4.3. Bao bì, dụng cụ đựng thức ăn của đàn heo bị dịch bệnh phải được
tiêu độc, khử trùng.

2.4.4. Nước dùng cho heo uống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng tại
bảng 1, phần phụ lục Quy chuẩn này.

2.4.5. Trong trường hợp phải trộn thuốc, hoá chất vào thức ăn, nước uống
nhằm mục đích phòng bệnh hoặc trị bệnh phải tuân thủ thời gian
ngừng thuốc, ngừng hoá chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
không được sử dụng kháng sinh, hoá chất trong danh mục cấm theo
quy định hiện hành.

2.5. Chăm sóc, nuôi dưỡng

2.5.1. Các trại chăn nuôi phải có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù
hợp các loại heo theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển.

2.5.2. Mật độ nuôi, cung cấp thức ăn nước uống, vệ sinh thú y phải phù
hợp theo quy định hiện hành.

2.6. Vệ sinh thú y

2.6.1. Chất sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào trại chăn nuôi, khu
chăn nuôi và chuồng nuôi phải bổ sung hoặc thay hàng ngày.

2.6.2. Tất cả các phương tiện vận chuyển khi vào trại chăn nuôi, khu
chăn nuôi phải đi qua hố khử trùng và phải được phun thuốc sát
trùng. Mọi người trước khi vào khu chăn nuôi phải thay quần áo,
giầy dép và mặc quần áo bảo hộ của trại; trước khi vào các chuồng
nuôi phải nhúng ủng hoặc giầy dép vào hố khử trùng.

2.6.3. Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, các
chuồng nuôi ít nhất 1 lần/2 tuần; phun thuốc sát trùng lối đi trong
khu chăn nuôi và các dãy chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần khi không
có dịch bệnh, và ít nhất 1 lần/ngày khi có dịch bệnh; phun thuốc sát
trùng trên
heo 1 lần/tuần khi có dịch bệnh bằng các dung dịch sát trùng thích
hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2.6.4. Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh trong
khu chăn nuôi ít nhất 1 lần/tháng.

2.6.5. Không vận chuyển heo, thức ăn, chất thải hay vật dụng khác chung
một phương tiện; phải thực hiện sát trùng phương tiện vận chuyển
trước và sau khi vận chuyển.

2.6.6. Phải vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày.

2.6.7. Có biện pháp để kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật
khác (nếu có) trong khu chăn nuôi. Khi sử dụng bẫy, bả phải có
biển thông báo và ghi sơ đồ chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường
xuyên kiểm tra thu gom để xử lý.

2.6.8. Thực hiện các quy định về tiêm phòng cho đàn heo theo quy định.
Trong trường hợp trại có dịch, phải thực hiện đầy đủ các quy định
hiện hành về chống dịch.

2.6.9. Áp dụng phương thức chăn nuôi "cùng vào cùng ra" theo thứ tự ưu
tiên cả khu, từng dãy, từng chuồng, từng ô.

2.6.10. Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng,
dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa
heo mới đến. Trong trường hợp trại bị dịch, phải để trống chuồng ít
nhất 21 ngày.

2.7. Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

2.7.1. Các trại chăn nuôi bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải trong
quá trình chăn nuôi.

2.7.2. Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và xử lý bằng nhiệt,
hoặc bằng hoá chất, hoặc bằng chế phẩm sinh học phù hợp. Chất
thải rắn
trước khi đưa ra ngoài phải được xử lý đảm bảo vệ sinh dịch tễ theo
quy định hiện hành của thú y.

2.7.3. Các chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến
khu xử lý bằng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý
bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp.
Nước thải sau khi xử lý, thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn tại
bảng 2, phần phụ lục Quy chuẩn này.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy

3.1.1. Trang trại chăn nuôi heo phải được chứng nhận hợp quy về điều
kiện chăn nuôi heo an toàn sinh học theo các quy định tại Quy
chuẩn này và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3.1.2. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo Thông
tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Công bố hợp quy

3.2.1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi heo quy định tại mục 1.2 của Quy
chuẩn này phải thực hiện công bố hợp quy và đăng ký hợp quy tại
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng
ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2.2. Hoạt động công bố hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu về công bố
hợp quy quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25
tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Giám sát, xử lý vi phạm

3.3.1. Cục Chăn nuôi, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các
tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc
thực hiện
Quy chuẩn này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.

3.3.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy
định pháp luật hiện hành.

3.4. Tổ chức thực hiện

3.4.1. Chủ cơ sở chăn nuôi heo thuộc đối tượng tại mục 1.2 phải áp dụng
Quy chuẩn này.

3.4.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Chăn nuôi phổ
biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

3.4.3. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi,
bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản
mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

3.4.4. Trong trường hợp Việt Nam ký kết hiệp định song phương hoặc đa
phương mà có những điều khoản khác với quy định trong Quy
chuẩn này thì thực hiện theo điều khoản của hiệp đinh song phương
hoặc đa phương đó.

Bảng 1. Yêu cầu vệ sinh thú y nước uống cho heo

TT Tên chỉ tiêu Đơn v ị tính Giới hạn tối đa Phương pháp thử
I. Thành phần vô cơ

TCVN 6182-1996 (IS


1 Asen mg/l 0,05 6595-1982)

TCVN 6181-1996 (IS


2 Xianua(CN) mg/l 2 6703-1984)

3 Chì ( Pb) mg/l 0,1 TCVN 6193-1996 (IS


8286-1986)

TCVN 5991-1995 (IS


4 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,1 5666/3-1989)

II. Vi sinh vật

TCVN 6187-1996 (IS


1 Vi khuẩn hiếu khí VK/ml 10000 9308-1990)

TCVN 6187-1996 (IS


2 Coliform tổng số MPN/100ml 100 9308-1990)

Bảng 2. Yêu cầu vệ sinh nước thải chăn nuôi heo

TT Tên chỉ tiêu Đơn v ị tính Giới hạn tối đa Phương pháp thử
TCVN 6187-1996 (IS
1 Coliform tổng số MPN/100ml 5000
9308-1990)

TCVN 6187-1996 (IS


2 Coli phân MPN/100ml 500
9308-1990)

3 Salmonella MPN/50ml KPH SMEWW 9260B

Ghi chú: KPH - Không phát hiện


BM05/QT04/ĐT

Khoa: MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


(Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐA/KLTN)

1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……):
Lê Thị Thanh Nhàn MSSV: 0951080062 Lớp:
09DMT2 Ngành : Môi trường
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
2. Tên đề tài : Tính toán, thiết kế hầm ủ biogas cho các cơ sở chăn nuôi gia súc quy mô
vừa và nhỏ trên địa bàn xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
3. Các dữ liệu ban đầu :
- Bài giảng quản lý chất thải chăn nuôi của PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn – chủ biên;
PGS.TS Nguyễn Xuân Trạch; PGS.TS. Vũ Đình Tôn (2011)
- Báo cáo tổng quan: Các nghiên cứu về ngành chăn nuôi Việt Nam của Viện
kinh tế nông nghiệp
- Tủ sách khí sinh học tiết kiệm năng lượng: Công nghệ khí sinh học chuyên khảo
– Nguyễn Quang Khải và Nguyễn Gia Lượng; Thiết bị khí sinh học KT1 và KT2 –
Nguyễn Quang Khải
4. Các yêu cầu chủ yếu
- Giới thiệu tổng quan về tình hình chăn nuôi tại Việt Nam và Bến Tre.
- Tổng quan về công nghệ khí sinh học
- Giới thiệu về tình hình chăn nuôi ở xã Hữu Định
- Tính toán, thiết kế hầm ủ khí sinh học
- Dự toán kinh phí cho công trình thiết kế
5. Kết quả tối thiểu phải có:
1) Báo cáo thuyết minh về hầm ủ biogas cho xã Hữu Định
2) Các bản vẽ kỹ thuật hầm ủ biogas
Ngày giao đề tài: 08/04/2013 Ngày nộp báo cáo: 17/07/2013

TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….


Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Giảng viên hướng dẫn phụ


(Ký và ghi rõ họ tên)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HẦM Ủ BIOGAS CHO CÁC CƠ


SỞ CHĂN NUÔI GIA SÚC QUY MÔ VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỮU ĐỊNH, HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH BẾN TRE

Ngành: MÔI TRƯỜNG


Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Vũ Hải Yến


Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thanh Nhàn
MSSV: 0951080062 Lớp: 09DMT2

TP. Hồ Chí Minh, 2013

You might also like