Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Nordic pavilion tại Venice là gian triển lãm không chỉ của riêng Na Uy, nó đại diện cho
các nước Bắc Âu khác: Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển. Công trình tọa lạc ở khu Grounds
của vùng Guardini – một khu ngoài vi Venice, xung quanh cây cối mọc thành rừng.
2. Bối cảnh của khu đất phần nào thể hiện diện mạo phương Bắc, quê hương của Sverre
Fehn, nơi cũng có những rặng cây nối nhau đến tận chân trời.
3. Chỉ vậy thôi cũng thật khó thuyết phục người xem khó tính tin rằng, sự tương đồng ấy là
có thật, hay có thể truyền tải được chất Bắc Âu vào trong công trình. Suy cho cùng,
Venice nằm ở vùng có vĩ độ thấp hơn nhiều các nước Bắc Âu, điều kiện về khí hậu lẫn
hoàn toàn khác nhau giữa hai bên.
4. Từng có cơ hội tiếp xúc với văn hóa – kiến trúc phương Nam tại Ma-rốc, và cũng chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ từ chính thứ kiến trúc đó, Sverre Fehn có sẵn cảm giác về môi cảnh
xung quanh. Thay vì tập trung vào phong cách Hiện Đại (vẫn đang thịnh hành đương
thời) hay cách sử dụng vật liệu đặc trưng kiểu Bắc Âu, Sverre Fehn chọn phương án đi
sâu vào xử lý ánh sáng.
5. Hãy nhìn nhận sâu hơn một chút để hiểu rằng sự tinh tế và táo bạo trong cách lựa chọn
này của Fehn.
6. Thiên nhiên Bắc Âu hiện lên qua nhiều cảnh trí đặc trưng. Nhắc đến vùng đất này, người
ta nghĩ đến một vùng cảnh quan hùng vĩ, mây trời, sông băng, eo vịnh. Tất cả tràn ngập
trong sương khói của hơi nước, và trong ánh sáng phương Bắc chan hòa, đồng nhất.
7. “Ánh sáng tạo ra vạn vật” – lời khẳng định của Louis Kahn có thể thấy rõ trong sự khác
biệt giữa những tác phẩm hội họa của miền Nam và miền Bắc. Trong tranh vẽ khung
cảnh của các nghệ sĩ Phục Hưng Ý, hay cho đến thời kì sau này, màu sắc sinh động diễn
tả nhiều trạng thái của ánh sáng tự nhiên.
8. Phương Bắc thì khác. Trong khi thời tiết biến đổi khốc liệt, thì góc chiếu ánh sáng mặt
trời không bao giờ vượt lên cao, ánh sáng dịu nhẹ, như đi ngang, tạo bóng đổ dài mà
trong nhiều trường hợp là không có vì cường độ sáng quá yếu. Nhìn những tác phẩm của
các họa sĩ vẽ phong cảnh Bắc Âu, ta có thể cảm nhận được điều đó. Hunters in the Snow,
Bruegel (1565), The Gloomy Day, Bruegel (1565), The Return of the Herd, Bruegel
(1565), The Starry Night, Munch (1893), Winter, Munch (1899), Landscape, Hammershoi
(1905).
9. Riêng lĩnh vực kiến trúc dường như không tiếp nối được truyền thống đặc tả ánh sáng
này. Trong nhiều thế kỉ xây dựng với kĩ thuật cũ, kiến trúc Bắc Âu dùng vào vật liệu gỗ
làm kết cấu chính, tạo ra cảm giác hài hòa với bối cảnh.
10. Na Uy mới dành được độc lập từ Thụy Điển từ năm 1905, nên thời kì đầu, nền kiến trúc
còn lệ thuộc vào cố quốc, mang hơi hướng lãng mạn bản địa. Những người tiên phong là
Ameberg và Paulsson, họ là những người đầu tiên cách tân.
11. Ảnh hưởng từ trường phái Bauhaus lan rộng khắp châu Âu, cộng với những nguyên tắc
mà Corbusier đề ra đã truyền cảm hứng cho những biến chuyển đầu tiên. Một trong
những kiến trúc sư đời đầu trong giai đoạn này là Arne Korsmo, người là thầy truyền
cảm hứng cho thế hệ kiến trúc sư Na Uy đi sau.
12. Nhóm PAGON (Progressive Architects Group Oslo, Norway – Nhóm những kiến trúc sư
cấp tiến Oslo, Na Uy), trong đó có Sverre Fehn.
13. Công trình hoàn toàn được thiết kế bằng vật liệu nặng, song không gian bên trong gợi lên
cảm giác thanh nhã và nhẹ nhàng. Ta thấy được trong hình ảnh nhẹ nhàng này là bóng
dáng người thầy của Fehn.
14. [Bản vẽ] Những thanh dầm cao tới 1m, bề rộng chỉ 6cm, tạo nên diện mạo thanh thoát
cho cả công trình. Khoảng cách giữa các thanh dầm được tính toán để góc chiếu cao
nhất của mặt trời vào ngày Hạ Chí không làm ánh sáng trực xạ xuyên xuống công trình.
Nhờ thế mà ánh sáng bên trong chỉ là ánh sáng tán xạ, chan hòa, đồng nhất và đúng với
tinh thần Bắc Âu nhất. Công trình cũng là cách ứng xử hài hòa với tự nhiên, khi những
thân cây trên khu đất cũ được giữ lại, như mọc xuyên qua các cấu kiện xây dựng được
xây lên.
15. Cả công trình là một chỉnh thể hài hòa với bối cảnh thiên nhiên và ánh sáng xung quanh,
khắc họa diện mạo Bắc Âu giữa Venice.

You might also like