Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

SV thì chỉ có mở hết cỡ hoặc đóng hết cỡ.

SV dùng để mở
khóa tay trang, quay toa . di chuyển thỏ rùa
PSV thì mở tuyến tính theo dòng điện cấp vào nó dòng
càng lớn thì độ mở nó mở càng lớn PSV để điều kiển bơm
chính và hỗ bổ chợ cho những động tác cần arm ưu tiên di
chuyển vân vân.
Các việc đã làm theo thứ tự như sau:
1)- Đầu tiên là hăng hái nhảy lên buồng lái, mở khóa, bấm
bấm vào cái màn hình cho nó hiện ra cái bảng thông số hoạt
động (Tây kêu là Service diagnosis Display) rồi nổ máy làm
thử các động tác để kiểm coi các số liệu có còn đúng không.
Đặc biệt chú ý các mục có liên quan đến chân chạy, là các
mục tô màu xanh ở hình đính kèm. Ghi chép lại, so sánh với
thông số chuẩn của tài liệu. Kết quả: thất vọng vì không soi
mói được lỗi nào hết!! Các thông số chỉ sai biệt chút xíu so
với thông số chuẩn.
2)- Lôi cái bản "TIỀN SỬ BỆNH ÁN" (Trouble History) ra
kiểm coi trước đó có bị bệnh gì không. Thất vọng tập 2: chỉ có
vài bệnh nhẹ nhàng, không đáng kể. Coi xong xóa hết nó đi
rồi thử máy lại coi có báo lỗi gì không. Màn hình vẫn cứ cứng
đầu gào lên là "EM KHỎE" (hiện chữ OK).
Tạm dừng ở đây, mai lấy các đồng hồ, dụng cụ đo kiểm thực
tế luôn chứ không tin cái màn hình nữa để coi kết quả ra sao.
Nếu là mình sẽ làm như sau:

1. Kiểm tra thông số bằng màn hình, nếu như không có lỗi
và các thông số đều chuẩn thì tạm gác lại.
2. Đổi tuy ô của 2 mô tơ di chuyển trên cổ góp và dưới cổ
góp để xem vấn đề nằm trên cổ góp ( ngăn kéo + bơm )
hay cổ góp hay dưới cổ góp ( bịt đường rùa thỏ lại để
loại trừ).
3. Nếu bị trên cổ góp thì ta lại đảo tiếp tuy ô ở bơm + các
đường từ ngăn kéo về để xem bị ở bơm hay ngăn kéo.
4. Khi đã xác định vị trí của nguyên nhân rồi ta sẽ có
phương án xử lý tiếp. ( nếu ở bơm thì sẽ kiểm tra chi tiết
điện đóm ở bơm, có thể đổi chỗ cho nhau, balo, ...) Nếu
bị ngăn kéo sẽ kiểm tra các con trượt, van điện, áp khiển
( có thể đảo áp khiển )...
5. BƠM.
6. VAN: gồm bộ van tổng, các van phụ, nhánh, van điện từ-điện
tử.
7. MÔ TƠ CHÂN CHẠY.
8. KHỚP NỐI THỦY LỰC TRUNG TÂM.
9. ĐIỆN: hộp điện tử, dây nối.

Ban đầu (lúc mới lấy ở bãi về, lúc đó áp nó chỉnh lên tới
380kgf/cm2) thì nó leo dốc ầm ầm. Ở xưởng không có
dốc nhưng có bãi đất, cho nó lún sâu vào đó thì nó bò ra
nhẹ nhàng luôn. Chỉ có điều là "CHÂN TRÁI ĐI TRƯỚC
RỒI CHÂN PHẢI MỚI BƯỚC THEO SAU".
Bực thế đấy, chân đi thọt hẳn một bên luôn mà màn
hình vẫn cứ gào là "EM KHỎE".
Lúc đó nghĩ bụng: vậy mà KOBELCO dám nói đời máy
này được trang bị "HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN-KIỂM
SOÁT TOÀN BỘ MÁY MỘT CÁCH THÔNG MINH??
Đúng là KOBE NỔ!!"
Ngày thứ ba của cuộc chiến: sau khi đã kiểm, thử những gì
dễ làm rồi, đọc màn hình===> không báo lỗi, đo áp bằng
đồng hồ thì áp quá tốt, hộp điện tử, các van SV với PSV,
động cơ với BƠM+RÌ GU cũng quá ngon (chỉnh áp lên tới
380kgf/cm2 mà vẫn không lịm máy, các thao tác khác trừ
chân chạy đều nhanh như cuồng phong...chỗ này hơi nổ một
chút cho nó đậm đà chứ nhanh như gió là đã tốt rồi).
Lựa mấy cậu to khỏe, trang bị vũ khí hạng nặng (khóa 36,
41, mỏ lết lớn, mỏ lết răng, ống thủy lực, đầu nối v.v...) bắt
đầu sử dụng chiêu ĐỔI - ĐẢO.

1. Đảo ống từ 2 BƠM lên VAN TỔNG. Kết quả thất vọng!!!
Bệnh tình vẫn vậy.
2. Đảo ống từ VAN TỔNG đến BỘ KHỚP NỐI THỦY LỰC
TRUNG TÂM. Thất vọng đến tập thứ n rồi. Kết quả là bắt
đầu hoang mang vì vẫn thọt chân trái!!!
3. Đảo ống từ BỘ KHỚP NỐI THỦY LỰC TRUNG TÂM
xuống 2 mô tơ chân chạy. Bệnh nhân bắt đầu cười mỉa:
lão thầy lang này cũng chỉ là lang băm thôi, bệnh không
phải ở đó.
Mệt....thất vọng.....tức tối.....thôi tạm nghỉ cho đầu óc
tỉnh táo lại mai làm tiếp. May là xe nằm ở xưởng chứ xe
đang ở công trường mà việc đang gấp thì rắc rối to rồi!!!
À quên, còn chỉnh cả bộ RÌ GU nữa chứ. Cả 2 bộ RÌ GU
của 2 BƠM đều ép phê như con tê tê, chỉnh nới ra hay
vặn vào chút xíu là khác liền.
Chỉnh BƠM 2 của chân trái thì nó có chậm lại, nhưng
than ôi nó chậm luôn cả các thao tác khác.....gàu, cần,
tay đều rủ nhau chậm theo thằng em chân!!!

Ngày thứ tư, sáng dậy sớm tự tay chuẩn bị dao, kéo,
bông, băng, dịch truyền, máng chứa, giẻ lau...gọi hẳn
một phi máu loại SHELL TELLUS 46 chuẩn bị tiếp máu
nếu cần.
Tháo được cái nắp ra thì vui lên hẳn.....cái mô tơ nhìn
sơ là biết trước đó đã bị mở ra rồi.....xong, lôi hẳn cái
mô tơ ra ngoài, cho lên bàn mổ.
Giàng ơi!!! Tệ quá!!! Xy lanh của mô tơ mà đem đóng
bạc, cái ống lót dày cỡ hơn một ly (>1mm) luôn mới
ghê.
n thế được cơ chứ. Bỏ ra cả nắm tiền mà vẫn thế thì
toi!!
Nó có cải thiện, có khá lên.....nhưng.....than ôi (ở Sài
Gòn mà cũng có cái mỏ than!) cái chân trái vẫn nhanh
hơn chân phải, sự chênh lệch đã giảm đi kha khá nhưng
vẫn chưa CHUẨN.
Nếu không khó tính, không kỹ quá thì có thể chơi chiêu:
GIẢM em này một chút, đồng thời TĂNG em kia một
chút cũng tạm ổn, kéo cả 2 chân cùng lúc đi một đoạn
hơi xa xa mới thấy bị lệch và dĩ nhiên là quay toa sẽ bị
chậm lại...khó chịu lắm, nhưng khó chịu nhất là cái đoạn
phải tăng áp suất lên cao mới vượt được tải nặng. Sợ
rằng để áp suất của BƠM cao quá thì sẽ phải thay phụ
tùng liền liền!!

Đã lỡ làm thì phải làm đến nơi đến chốn. Lại bắt mạch
hốt thuốc tiếp.....nhưng mà kiểm cái gì và kiểm thế nào
nhỉ các bạn??
Đã xử đến đây (sau khi mổ, thay, xếp lại xương-gân cho
chân trái) mà bệnh tình chỉ giảm đôi chút thì chắc chắn
là phải ngó qua cái chân phải rồi.
Nhưng ngó qua cái chân phải xong, ruột gan thắt lại, té
ngửa lần nữa!!!
Phải công nhận là các thầy "PHÙ THỦY" ở bãi xe cao
tay ấn, bùa phép của các thầy ghê gớm thiệt!!!!

Suy cho cùng thì lỗi tại mình chứ người ta có che giấu bệnh, nói dóc hay
ép mình mua đâu. Mình biết là chân trái nó bị chạy nhanh mà!!! Tại mình
hấp tấp cho là "DỄ ĂN" !!!
Tức mình, về coi lại SÁCH của HÃNG thì lại té lần nữa!!!
Lại lòi ra là từ trước tới giờ, coi sách cái kiểu "LƯỚT GIÓ - CƯỠI NGỰA
XEM HOA" mới ra nông nỗi.
Cùng là SK200-3, chung trong một sách luôn, coi kỹ nó ra thế này:

1. SK200-2 và SK200-3 đời đầu (từ 1994~1996)==> mô


tơ M2V150/90 (số 150/90 chỉ thể tích làm việc của mô tơ, chậm là
150cc/vòng quay, nhanh là 90cc/vòng quay).
2. SK200-3 đời sau (từ 1997 về sau)==> mô tơ M3V130/70 (số 130/70
ý nghĩa như trên).
3.

4.
Hay à nha !!
Cái cục "BA LÔ" đó nó ảnh hưởng như thế nào?? Mà khi hư lại làm chạy
nhanh (theo bạn là "LÀM TỐC ĐỘ TĂNG LÊN RẤT NHIỀU") vậy bạn??
Mới nghe thấy từ BA LÔ ở chân chạy!!
Có phải là cái cục dính ở mô tơ không vậy các bạn?? Mà nó là cục màu đỏ
hay cục màu vàng??

 TRANG CHỦ
 DIỄN ĐÀN
 TUYỂN DỤNG
 THÀNH VIÊN
 HỖ TRỢ

 2/7
 ĐĂNG NHẬP
 ĐĂNG KÝ
Thảo luận SK200-3 chạy như ngựa. Cứ tưởng là dễ!!
Thảo luận trong 'Thảo luận sửa chữa máy công trình' bắt đầu
bởi ThuylucSaigon, 6/3/18.
Trang chủDiễn đànKHU VỰC KỸ THUẬT MÁY CÔNG TRÌNHThảo luận sửa chữa máy công trình
Trang 4 của 4 trang< Trước1234

1.

ThuylucSaigonTài xế O-H

Tham gia ngày:

20/8/17

Số km:

786

Được đổ xăng:

9,098

Xăng:

85,766 lít xăng

#61ThuylucSaigon, 17/3/18
Chỉnh sửa cuối: 17/3/18
LẠC HẬU nói: ↑
Mới nghe thấy từ BA LÔ ở chân chạy!!
Có phải là cái cục dính ở mô tơ không vậy các bạn?? Mà nó là cục màu đỏ
hay cục màu vàng??
C5galaxy nói: ↑
Chắc cục counterbalance quá. Mà moto máy xúc lốp nó có balo hay sao đó cụ ơi
dick2311 nói: ↑
Đúng rồi.
Motor của xe bánh lốp có balo, vẫn có vít chỉnh đấy.
Trước hết là ngay từ đầu, đã nói rất cụ thể rằng bài này nói về xe "BÁNH
XÍCH" mà còn chi tiết hơn nữa là xe đào bánh xích hiệu KOBELCO đời
SK200-3 luôn.
Thứ hai, tui biết cái mô tơ chân chạy của xe đào bánh lốp (xe cuốc - đào
nha, chứ xe xúc bánh lốp thì lại khác à!!!) là mô tơ thủy lực loại thay đổi
mặt nghiêng VÔ CẤP.
Nhưng điều khiển của nó cũng chỉ có "RÙA" với "THỎ" chứ nó không có
núm chỉnh tốc độ "NHUYỄN" như núm chỉnh ga động cơ.
Vậy thì lý do gì mà xe đào bánh lốp lại phải dùng mô tơ kiểu đó cho mắc
tiền vậy?? Giá của mô tơ kiểu này cao hơn nhiều so với mô tơ thủy lực 2
cấp tốc độ.
Cuối cùng: nếu để ý một chút sẽ nhận ra là ngay từ đầu, với kiểu chống
một bên chân lên thử bật tắt chế độ RÙA-THỎ là đã xác định được liền
"CÁI CỤC ĐEO" của mô tơ đó vẫn hoạt động tốt, không cần phải nghĩ hay
mở ra kiểm làm chi cho mất công.
Vẫn còn nguyên câu hỏi: chức năng cái CỤC ĐEO (hay BA LÔ gì đó) ???
Tại sao xe đào bánh lốp lại lắp mô tơ kiểu khác làm chi cho mắc tiền vậy??
Rùa thỏ này không phải điều khiển góc nghiêng cụ ạ.
Mà điều khiển hộp số.
Hộp số có 2 cấp mà.

You might also like