Tài liệu tu học ngành thiếu

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 227

1

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

Dẫn nhập
Hiện nay, Gia Đình Phật Tử (GĐPT) cả nước đã thống
nhất sử dụng bộ tài liệu tu học ngành Thiếu do Ban Hướng
Dẫn Phân ban GĐPT Trung ương biên soạn để hướng dẫn
cho đoàn sinh tại các đơn vị. Đây là điều đáng mừng vì từ lâu
lắm rồi, tổ chức chúng ta mới có được một bộ tài liệu tu học
chung, được biên soạn công phu để thống nhất áp dụng vào
việc giàng dạy cho đoàn sinh trong cả nước.
Qua những lần khảo sát sinh hoạt tại các đơn vị GĐPT
ở Kiên Giang trong hai năm vừa qua, chúng tôi nhận thấy đa
số huynh trưởng không soạn giáo án khi lên lớp hướng dẫn
môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử cho đoàn sinh. Đây là
một kém khuyết khó chấp nhận trong việc thực hiện phương
pháp giáo dục của tổ chức Áo Lam; nhưng đồng thời, chúng
tôi cũng rất thông cảm với những khó khăn mà các anh chị
em đang phải đương đầu trong quá trình tham gia sinh hoạt
GĐPT.
Với tâm tình của một người anh đi trước, chúng tôi hết
sức băn khoăn, nhưng cũng đầy cảm thông trước tình trạng
phổ biến nêu trên. Đó là động cơ khiến tôi biên soạn tập Giáo
Án này để giúp cho anh chị em huynh trưởng tại các đơn vị
đỡ phải vất vả soạn bài khi lên lớp, một việc làm khá khó
khăn đối với một bộ phận không nhỏ huynh trưởng trẻ hiện
nay.
Tập giáo án này chỉ soạn cho môn Phật pháp - Tinh
thần và Lịch sử. Khi biên soạn giáo án, chúng tôi trung thành
với nội dung ở từng đề tài của bộ tài liệu tu học do Trung
ương phổ biến. Đối với chín đề tài xuyên suốt, chúng tôi đảm
bảo nguyên lý " cùng một đề tài nhưng càng học lên bậc cao
hơn thì càng có thêm nhiều kiến thức mới và không lập lại

1 Bậc Hướng thiện


2

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

những gì đã dạy ở bậc học dưới". Ngoài ra, trong khi soạn
bài, chúng tôi chia bài học thành ba phần :
-Văn : là tiếp thu kiến thức từ bài học
-Tư : là suy nghĩ rút ra một ý nghĩa nào đó từ bài học
để ứng dụng vào đời sống
-Tu : là áp dụng ý nghĩa bài học vào đời sống bằng việc
làm cụ thể .
Với tư cách ủy viên Tu Thư Ban Hướng Dẫn PB.GĐPT
Trung ương, chúng tôi muốn cống hiến công trình biên soạn
này để góp một chút công sức vào sự nghiệp chung của đại
gia đình Áo Lam cả nước.
Kính mong các Anh Chị Lớn đi trước chỉ bảo thêm để
công trình này được hoàn thiện hơn.
Kính mong tất cả Anh Chị Em Áo Lam khắp nơi góp ý
cho những chỗ còn khiếm khuyết hoặc sai sót. Chúng tôi vô
cùng niệm ơn.

Minh Kim

2 Bậc Hướng thiện


3

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

CHƯƠNG TRÌNH
MÔN PHẬT PHÁP - TINH THẦN - LỊCH SỬ
BẬC HƯỚNG THIỆN

SỐ
STT TÊN ĐỀ TÀI TIẾT
HỌC
01 Lịch sử Đức Phật Thích Ca 3
02 Tam Bảo - Tam quy - Ngũ giới 3
03 Mục đích - Châm ngôn - Điều luật GĐPT 3
04 Lược sử Gia Đình Phật Tử Việt Nam 3
05 Thực hành Chánh Niệm 1
06 Mười Điều Thiện 1
07 Nghi thức tụng niệm 1
08 Lục Hòa 1
09 Ăn chay - Niệm Phật 2
10 Dâng hương, hoa cúng Phật 1
11 Ý nghĩa huy hiệu Hoa Sen GĐPT 2
12 Chào kính trong GĐPT 1
13 Sắc phục GĐPT 1
14 Lược sử Phật Giáo Việt Nam thời kỳ du nhập 2
CỘNG : 25 tiết

3 Bậc Hướng thiện


4

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 1
LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT THÍCH CA
Từ sơ sanh đến xuất gia
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : Giới thiệu cho các em biết về bối cảnh xã hội,
sự ra đời của Thái tử, tướng mạo và cuộc sống Thái tử
Chuẩn bị : tập truyện tranh "Cuộc đời Đức Phật Thích Ca"
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật

I-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Trên tay anh )chị) là tập


truyện tranh "Cuộc đời Đức Phật Thích Ca". Trong giờ học
Phật pháp hôm nay, anh (chị) sẽ kể cho các em nghe về lịch
sử Đức Phật Thích Ca, giai đoạn từ sơ sanh cho đến lúc
xuất gia. Kể tới đâu, anh (chị) sẽ cho các em xem hình tới
đó nhé!

II-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Vào thế kỷ thứ VI trước Tây lịch, xã hội Ấn Độ
phân chia dân chúng ra bốn giai cấp :
1.Giai cấp Bà la môn: gồm các giáo sĩ học vấn uyên thâm,
được xã hội tôn trọng nhất.
2,Giai cấp Sát đế lỵ: dòng dõi vua chúa, quan lại, được xã
hội tôn trọng sau Bà la môn
3.Giai cấp Phệ đà: những người thương buôn, được xã hội
tôn trọng sau hai giai cấp trên

4 Bậc Hướng thiện


5

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

4.Giai cấp Thủ đà la: hạng tôi tớ, nô lệ, cùng đinh, bị xã hội
khinh khi ghét bỏ cùng cực.
Ngoài ra còn có chủng tộc Ba-ly-a là dân mọi rợ
cũng bị đặt dưới đáy xã hội
-Vào năm 624 trước Tây lịch, tại vương quốc Ca Tỳ
La Vệ do dòng Thích Ca lập nên, đức vua Tịnh Phạn đã 50
tuổi, hoàng hậu Ma Da 45 tuổi và đang mang thai. Vào
sáng sớm ngày rằm tháng tư âm lịch, hoàng hậu dạo chơi
trong khu vườn Lâm Tỳ Ni. Khi đến dưới gốc cây Vô Ưu
liền hạ sanh Thái tử.
-Vua cha đặt tên thái tử là Kiếu Tất La Thích Ca Tất
Đạt Đa (dòng dõi Kiều Tất La, họ Thích Ca, tên Tất Đạt
Đa)
-Nhà thông thái A Tư Đà nói rằng Thái tử có đủ 32
tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Ông tiên đoàn sau này Thái tử sẽ tu
thành Phật.
-Sanh Thái tử được 7 ngày thì hoàng hậu Ma Da từ
trần. Từ đó, Thái tử được giao cho người dì là bà Ma ha Ba
Xà Ba Đề nuôi dưỡng.
-Thái tử được học với những vị thầy thông thái nhất
thời bấy giờ nên chàng sớm trở nên tài giỏi nhất trong
nước. Tuy vậy, chàng rất khiêm tốn và lễ độ với tất cả mọi
người.
-Năm 17 tuổi, chàng kết hôn với công chúa Da Du
Đà La và sanh một con trai, đặt tên La Hầu La.
2)TƯ :
-Thái tử Tất Đạt Đa xuất thân từ giai cấp Sát đế lỵ
tôn quý của xã hội Ấn Độ thời bấy giờ.

5 Bậc Hướng thiện


6

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Mặc dù rất thông minh tài giỏi, nhưng ngài vẫn


khiêm tốn, lễ độ với mọi người.
3)TU :
-Em noi gương Thái tử, luôn khiêm tốn và lễ độ với
mọi người

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em hãy kể tên 4 giai cấp trong xã hội Ấn Độ
-Thái tử sanh ngày tháng năm nào? tại đâu?
-Cha mẹ Thái tử tên chi? thuộc nước nào?
-Tên đầy đủ của Thái tử là gì?
-Thái tử có bao nhiêu tướng tốt và vẻ đẹp? Ông A Tư
Đà tiên tri thế nào?
-Sau khi hoàng hậu qua đời, ai đã nuôi dưỡng Thái tử
đến khôn lớn?
-Thái tử có những đức tính tốt nào?
-Thái tử cưới vợ năm bao nhiêu tuổi? Vợ và con của
Thái tên là chi?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



6 Bậc Hướng thiện


7

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 2
LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT THÍCH CA
Từ xuất gia đến thành đạo
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : Giúp các em hiểu biết về việc Thái tử tiếp xúc
với đời - Thái tử xuất gia, tìm đạo và thành đạo
Chuẩn bị : tập truyện tranh "Cuộc đời Đức Phật Thích Ca"
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : LSĐPTC từ sơ sanh đến xuất gia


-Em hãy kể tên 4 giai cấp trong xã hội Ấn Độ
-Thái tử sanh ngày tháng năm nào? tại đâu?
-Cha mẹ Thái tử tên chi? thuộc nước nào?
-Tên đầy đủ của Thái tử là gì?
-Thái tử có bao nhiêu tướng tốt và vẻ đẹp? Ông A Tư
Đà tiên tri thế nào?
-Sau khi hoàng hậu qua đời, ai đã nuôi dưỡng Thái tử
đến khôn lớn?
-Thái tử có những đức tính tốt nào?
-Thái tử cưới vợ năm bao nhiêu tuổi? Vợ và con của
Thái tên là chi?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Hôm nay, anh (chị) sẽ kể tiếp


cho các em nghe lịch sử Đức Phật Thích Ca từ xuất gia đến
thành đạo. Kể tới đâu, anh (chị) sẽ cho các em xem hình tới
đó, nhé!

7 Bậc Hướng thiện


8

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Một lần nọ, Thái tử theo vua cha dự lễ Hạ Điền. Tại
đây, chàng chứng kiến cảnh người và vật giết nhau để tranh
giành sự sống. Từ đó, chàng ý thức rằng cuộc sống đầy đau
khổ (Sinh là khổ)
-Lần khác, chàng cùng người hầu cận là Xa Nặc đi
ra bốn cửa thành dạo chơi. Ở cửa thành phía đông, chàng
bắt gặp một cụ già tóc bạc da mồi, mắt mờ tai điếc. Chàng
cảm nhận được nỗi khổ của tuổi già (Lão khổ). Ở cửa thành
phía tây, chàng trông thấy một người bệnh đang rên la thảm
thiết, chàng thấm thía sự khổ đau của bệnh tật (Bệnh khổ).
Ở cửa thành phía nam, chàng gặp một đám tang, thân nhân
người chết khóc la sầu thảm, chàng ý thức về nỗi khổ của
cái chết (Tử khổ). Lần đi chơi cuối cùng ở cửa thành phía
bắc, chàng trông thấy một một vị sa môn thong dong, thoát
tục khiến cho chàng rất mến mộ. Từ đó chàng có ý định
xuất gia tìm đạo cứu khổ chúng sanh.
-Vào đêm mùng 8 tháng 2 âm lịch, sau một buổi yến
tiệc linh đình, mọi người còn đang say ngủ, Thái tử hé cửa
phòng nhìn vợ con lần cuối rồi cùng với Xa Nặc cưỡi con
ngựa Kiền Trắc ra khỏi hoàng cung, vượt qua sông Anoma.
Tại đây, Thái tử cởi hết đồ trang sức và cắt mái tóc dài trao
cho Xa Nặc , dặn rằng: "Ngươi hãy trở về hoàng cung thưa
lại với phụ vương ta rằng: ta đã quyết tâm đi tìm đạo cứu
khổ chúng sanh". Năm đó chàng được 19 tuổi
-Trong 5 năm đầu. Thái tử tìm đến các bậc đạo sư
nổi tiếng như A La Ra Kamala và Uất Đầu Lam Phất để
học học đạo. Nhưng chỉ trong thời gian ngắn, chàng thấy
đạo của họ không đưa đến giải thoát nên bỏ đi.
8 Bậc Hướng thiện
9

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Thái tử đến rừng Ưu Lâu Tần Loa bên bờ sông Ni


Liên Thuyền, tu khổ hạnh cùng với 5 anh em ông Kiều
Trần Như trong 6 năm. Lối tu khổ hạnh ép xác, hạn chế ăn
uống ngủ nghỉ tối đa nên cuối cùng Ngài sức cùng lực kiệt,
ngã xuống ngất xỉu.
-Khi hồi tỉnh lại, Ngài nhận ra lối tu khổ hạnh không
đem lại giác ngộ giải thoát, Ngài bèn thọ dụng bát cháo sữa
do thôn nữ Tu Xà Đề dâng cúng. Năm anh em ông Kiều
Trần Như tưởng Ngài đã thối chí nên từ bỏ Ngài đi nơi
khác.
-Sau khi sức lực hồi phục, Ngài ngồi thiền dưới gốc
cây Tất Bát La (tức cây Bồ Đề) trong 49 ngày đêm. Đến
đêm cuối cùng, sau khi chiến thắng Ma Vương hiện ra quấy
nhiễu, Ngài lần lượt chứng Tam Minh : canh 1 chứng Túc
mệnh minh (biết rõ vô lượng kiếp quá khứ của mình); canh
2 chứng Thiên nhãn minh (biết rõ vô lượng kiếp quá khứ
của chúng sanh); canh 3 chứng Lậu tận minh (đoạn tận si
mê lầm lạc). Đến khi sao Mai vừa mọc, Ngài chứng quả vị
Chánh đẳng chánh giác, tức thành Phật, hiệu là Thích Ca
Mâu Ni. Đó là ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch. Năm đó
Ngài tròn 30 tuổi đời.
2)TƯ :
-Qua hành động từ bỏ cuộc sống giàu sang, chọn đời
sống xuất gia gian khổ để tìm đạo cứu dộ chúng sanh, ta
thầy Ngài là người có lòng Từ bi và Dũng mãnh không ai
sánh kịp.
3)TU :
-Em noi gương Dũng mãnh của Ngài trong mọi công
việc thường ngày.
9 Bậc Hướng thiện
10

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em hãy kể ra 5 sự kiện Thái tử đã chứng kiến khi
tiếp xúc với đời, từ đó khiến Ngài quyết chí xuất gia.
-Thái tử xuất gia vào ngày nào ? năm đó chàng bao
nhiêu tuổi?
-Thái tử tìm học đạo với ai? trong mấy năm? Tại sao
chàng bỏ đi?
-Thái tử tu khổ hạnh với những ai? tại đâu? trong
mấy năm?
-Thái tử ngồi thiền dưới gốc cây gì? trong bao nhiêu
ngày?
-Đức Phật đã chứng Tam Minh. Em hãy kể tên và
giải thích từng Minh.
-Đức Phật thành đạo vào ngày nào? Năm đó Ngài
bao nhiêu tuổi?
-Qua hành động xuất gia của Thái tử, em nhận thấy
Ngài có hai đức tính nào để làm gương cho em noi theo?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



10 Bậc Hướng thiện


11

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 3
LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT THÍCH CA
Từ thành đạo đến nhập diệt
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : Hướng dẫn các em nắm vững các sự kiện: Phật
chuyển pháp luân - Những thành trong xã hội được Phật độ
- Lời dạy sau cùng trước khi Phật nhập diệt
Chuẩn bị : tập truyện tranh "Cuộc đời Đức Phật Thích Ca"
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : LSĐPTC từ xuất gia đến thành đạo


-Em hãy kể ra 5 sự kiện Thái tử đã chứng kiến khi
tiếp xúc với đời, từ đó khiến Ngài quyết chí xuất gia.
-Thái tử xuất gia vào ngày nào ? năm đó chàng bao
nhiêu tuổi?
-Thái tử tìm học đạo với ai? trong mấy năm? Tại sao
chàng bỏ đi?
-Thái tử tu khổ hạnh với những ai? tại đâu? trong
mấy năm?
-Thái tử ngồi thiền dưới gốc cây gì? trong bao nhiêu
ngày?
-Đức Phật đã chứng Tam Minh. Em hãy kể tên và
giải thích từng Minh.
-Đức Phật thành đạo vào ngày nào? Năm đó Ngài
bao nhiêu tuổi?
-Qua hành động xuất gia của Thái tử, em nhận thấy
Ngài có hai đức tính nào để làm gương cho em noi theo?
11 Bậc Hướng thiện
12

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Hôm nay, anh (chị) sẽ kể tiếp


cho các em nghe lịch sử Đức Phật Thích Ca, giai đoạn từ
lúc thành đạo cho đến lúc Ngài nhập diệt. Kề đến đâu,
chúng ta sẽ xem hình tới đó nhé!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Ngay sau khi thành đạo, Đức Phật đi đến Vườn Lộc
Uyển thuyết pháp độ cho 5 anh em ông Kiều Trần Như. Bài
pháp đầu tiên có tên Tứ Diệu Đế, còn gọi là Kinh Chuyển
Pháp Luân.
-Sau khi nghe pháp xong, 5 anh em ông Kiều Trần
Như đều giác ngộ và trở thành 5 đệ tử xuất gia đầu tiên của
Đức Phật. Kể từ đó hình thành nên 3 ngôi báu Phật - Pháp -
Tăng.
-Suốt 49 năm thuyết pháp, Đức Phật đã độ cho đủ
khắp hạng người, từ hàng vua chúa cho đến dân nghèo, từ
thanh niên cho đến người già, từ người hiền đức cho đến kẻ
hung bạo v.v... cụ thể như : vua Ba Tư Nặc, ba anh em ông
Ca Diếp, kẻ sát nhân Vô Não, Ưu Ba Ly thuộc giai cấp hạ
tiện v.v...
-Ngài cũng độ cho nhiều người trong hoàng tộc
Thích Ca như : Di mẫu Ma ha Ba Xà Ba Đề, công chúa Da
Du Đà La, con trai La Hầu La, em họ Đề Bà Đạt Đa, A Nan
-Vào năm 80 tuổi, Đức Phật nhận thấy nhân duyên
trụ thế đã viên mãn nên Ngài truyền cho các đệ tử lên
đường đi về làng Câu Thi Na thuộc xứ Câu Ly. Đức Phật
cùng đoàn đệ tử vào nghỉ chân trong khu rừng cây Sa La.
Tại đây, Ngài độ cho người đệ tử xuất gia cuối cùng tên Tu
Bạt Đà La.
12 Bậc Hướng thiện
13

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Trước khi nhập diệt, Đức Phật dặn dò các đệ tử như


sau: "Các ngươi phải biết tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hãy
lấy pháp của ta làm đuốc, hãy theo pháp của ta mà tự giải
thoát. Đừng tìm sự giải thoát ở nơi nào khác ngoài các
ngươi"
-Đức Phật nhập diệt (hay nhập Niết Bàn) vào ngày
rằm tháng 2 âm lịch. Năm đó Ngài 80 tuổi.
2)TƯ :
-Đức Bổn Sư Thích Ca luôn nêu cao gương Tinh
Tấn. Tinh tấn trong tu hành và tinh tấn trong sự nghiệp hóa
độ cho đủ khắp hạng người trên thế gian.
3)TU :
-Em noi gương Tinh Tấn của Đức Phật bằng cách
siêng năng đi sinh hoạt GĐPT, siêng năng học tập và phụ
giúp cha mẹ làm các việc nhà vừa sức.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên cho những ai
nghe? tại đâu? bài pháp ấy tên gì?
-Ba ngôi bàu Phật-Pháp-Tăng có từ khi nào?
-Trong 49 năm thuyết pháp, Đức Phật đã độ cho
những hạng người nào?
-Em hãy lập lại lời dạy của Đức Phật trước giờ phút
Ngài nhập diệt
-Đức Phật nhập diệt tại đâu? ngày nào? năm ấy Ngài
bao nhiêu tuổi?
-Qua cuộc đời hành đạo của Ngài đã nêu bật hạnh gì?
-Em noi gương Tinh tấn của Đức Phật bằng cách
nào?
13 Bậc Hướng thiện
14

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui


BÀI SỐ 4
TAM BẢO
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : Giúp các em hiểu ý nghĩa Tam Bảo
Chuẩn bị : Ảnh Đức Phật Thích Ca - Một quyển Kinh -
Ảnh chư Tăng Ni.
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : LSĐPTC từ thành đạo đến nhập diệt


-Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên cho những ai
nghe? tại đâu? bài pháp ấy tên gì?
-Ba ngôi báu Phật-Pháp-Tăng có từ khi nào?
-Trong 49 năm thuyết pháp, Đức Phật đã độ cho
những hạng người nào?
-Em hãy lập lại lời dạy của Đức Phật trước giờ phút
Ngài nhập diệt
-Đức Phật nhập diệt tại đâu? ngày nào? năm ấy Ngài
bao nhiêu tuổi?
-Qua cuộc đời hành đạo của Ngài đã nêu bật hạnh gì?

14 Bậc Hướng thiện


15

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Em noi gương Tinh tấn của Đức Phật bằng cách
nào?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Các em hãy cho biết trước


mặt chúng ta là những món gì ? Đúng rồi, đó là: 1) Ảnh
Đức Phật Thích Ca- 2)Một quyển Kinh- 3)Hình ảnh chư
Tăng Ni. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về ba món quý báu
này nhé!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Tam Bảo là ba ngôi báu
-Ba ngôi báu ấy là : PHẬT - PHÁP - TĂNG
- Phật Bảo là chỉ cho Đức Phật Thích Ca, người đã
giác ngộ giải thoát hoàn toàn và có khả năng hướng dẫn
cho chúng sanh giác ngộ và giải thoát. Ngài có đủ 5 hạnh :
Trí tuệ, Hỳ xả, Tinh tấn, Thanh tịnh, Từ bi.
-Pháp Bảo là lời dạy của Phật, được chư Tổ đời sau
biên soạn thành 3 tạng : Kinh, Luật và Luận. Pháp Bảo có
công năng hướng dẫn chúng sanh theo đó tu tập để được
giác ngộ và giải thoát
-Tăng Bảo là một đoàn thể người xuất gia từ 4 vị trở
lên cùng sống chung một chỗ, cùng tu hành giữ giới và san
sẻ cho nhau về vật chất cũng như tinh thần.
-Đối với Phật tử, Tam Bảo là 3 món quý báu nhất
giúp người Phật tử bỏ chỗ mê mờ mà quay về bến bờ giác
ngộ và giải thoát.
2)TƯ :
-Nhờ có Tam Bảo dẫn đường mà chúng ta mới biết
tu tập để được giác ngộ và giải thoát
15 Bậc Hướng thiện
16

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

3)TU :
-Em luôn tôn kính Phật và vâng lời chư Tăng hướng
dẫn tu học Lời Phật dạy.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Tam Bảo là gì? Tam Bảo gồm ba món quý báu nào?
-Em hãy giải thích : Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo
-Vì sao Phật tử phải kính quý Ba Ngôi Báu?
-Em làm gì để tỏ lòng tôn quý Tam Bảo?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



BÀI SỐ 5
QUY Y TAM BẢO
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : giúp các em hiểu ý nghĩa việc quy y Tam Bảo
Chuẩn bị : ảnh chụp một buổi lễ quy y Tam Bảo
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật
I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Tam Bảo
-Tam Bảo là gì? Tam Bảo gồm ba món quý báu nào?
-Em hãy giải thích : Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo

16 Bậc Hướng thiện


17

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Vì sao Phật tử phải kính quý Ba Ngôi Báu?


-Em làm gì để tỏ lòng tôn quý Tam Bảo?
II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Đố các em, bức ảnh này chụp
cảnh gì ? Đó là cảnh một buổi lễ quy y Tam Bảo. Hôm nay
chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa quy y Tam Bảo nhé!
III-NỘI DUNG BÀI DẠY :
1)VĂN :
-Quy = trở về - Y = nương tựa - Quy y Tam Bảo =
trở về nương tựa nơi Ba Ngôi Báu
-Quy y Phật là trở về nương tựa với Đức Phật vì Phật
là bậc đã hoàn toàn giác ngộ và giải thoát, lại có khả năng
chỉ bày cho chúng ta con đường đi đến giác ngộ,giải thoát.
-Quy y Pháp là trở về nương tựa nơi lời Phật dạy, ví
chỉ có phương pháp của Phật là đầy đủ công năng đưa
chúng ta từ mê lầm đi đến giác ngộ
-Quy y Tăng là trở về nương tựa nơi hàng xuất gia
chân chánh để được quý Thầy hướng dẫn tu học và hành trì
giới luật.
-Quy y Tam Bảo có 3 lợi ích: 1)Khỏi đi lạc vào con
đường tăm tối 2)Khỏi trôi lăn theo sanh tử luân hồi
3)Được Tam Bảo hộ trì tinh tấn trên đường đạo
2)TƯ :
-Vị thầy truyền giới trong lễ quy y gọi là vị Bổn Sư
truyền giới, còn Đức Phật là vị Bổn Sư của muôn loài
chúng sanh
3)TU :
-Em luôn tin vào Phật-Pháp-Tăng và không tin thiên
thần quỷ vật, ngoại đạo tà giáo, thầy hư bạn xấu
17 Bậc Hướng thiện
18

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Quy y Tam Bảo là gì?
-Vì sao phải quy y Phật ? quy y Pháp? quy y Tăng?
-Quy y Tam Bảo được ích lợi gì?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

BÀI SỐ 6
NĂM GIỚI
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : Giúp các em hiểu ý nghĩa và lợi ích của Năm
Giới
Chuẩn bị : tranh vẽ Sáu nẻo luân hồi
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Quy y Tam Bảo


-Quy y Tam Bảo là gì?
-Vì sao phải quy y Phật ? quy y Pháp? quy y Tăng?
-Quy y Tam Bảo được ích lợi gì?
II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Đây là bức tranh vẽ sáu con
đường luân hồi của chúng sanh theo quan niệm của Phật
giáo. Phật dạy rằng: nếu ai giữ nghiêm Năm Giới thì sau
18 Bậc Hướng thiện
19

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

khi chết sẽ được tái sanh trở lại làm người. Hôm nay,
chúng ta cùng tìm hiểu về Năm Giới, các em nhé!
III-NỘI DUNG BÀI DẠY :
1)VĂN :
-Năm Giới là 5 điều răn cấm do Đức Phật chế ra cho
hàng đệ tử tại gia hành trì để ngăn ngừa các tội lỗi.
-Năm Giới gồm :
1)Không sát sanh : không giết hại người và vật
2)Không trộm cắp: không lấy của người khác
3)Không tà dâm: sống chung thủy một vợ một chồng
4)Không nói dối: không nói sai sự thật
5)Không uống rượu và các chất say khác
-Người giữ được Năm Giới là góp phần giảm thiểu
tội ác trên thế gian và kiếp sau sẽ được tái sinh trở lại làm
người.
2)TƯ :
-Năm Giới là đạo đức căn bản của đời sống xã hội
3)TU :
-Em quyết tâm hành trì những giới đã phát nguyện
IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :
-Năm Giới là gì ?
-Năm Giới gồm những giới nào?
-Người nghiêm trì Năm giới được lợi ích gì?
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

19 Bậc Hướng thiện


20

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 7
MỤC ĐÍCH GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : giúp các em hiểu ý nghĩa mục đích GĐPT
Chuẩn bị : vài hình ảnh đẹp cảnh sinh hoạt GĐPT
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Năm Giới


-Năm Giới là gì ?
-Năm Giới gồm những giới nào?
-Người nghiêm trì Năm giới được lợi ích gì?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Anh (chị) mời các em xem


vài hình ảnh đẹp trong sinh hoạt GĐPT. Các em có cảm
tưởng gì khi xem những bức ảnh này? Đúng rồi, đó là cảm
giác thân thương, yêu mến GĐPT. Vậy, có khi nào các em
tự hỏi "mình đi sinh hoạt GĐPT nhằm mục đích gì" không?
Hôm nay, chúng ta hãy tìm hiểu về mục đích của GĐPT,
các em nhé!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Nội quy GĐPT năm 1964 quy định : "Mục đích
GĐPT là: Đào luyện thanh, thiếu, đồng niên thành Phật tử
chân chánh, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật
giáo"

20 Bậc Hướng thiện


21

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Nội quy GĐPT năm 2001 có bổ sung và sửa đổi như


sau :"Mục đích GĐPT là: Đào luyện thanh, thiếu, đồng
niên tin Phật thành Phật tử chân chánh, góp phần phụng sự
đạo pháp và xây dựng xã hội"
-Đào luyện nghĩa là huấn luyện dần dần trong một
thời gian lâu dài
-Đối tượng đào luyện của GĐPT là thanh, thiếu,
đồng niên tin Phật, chứ không phải tất cả thanh, thiếu,
đồng niên trong xã hội.
2)TƯ :
-Em đi sinh hoạt GĐPT là để trở thành người Phật tử
chân chánh của Phật Giáo Việt Nam
3)TU :
-Em siêng năng và chuyên cần đi sinh hoạt mỗi tuần

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em hãy nói mục đích GĐPT là gì?
-Đào luyện nghĩa là gì?
-Đối tượng của GĐPT có phải là tất cả thanh, thiếu,
đồng niên trong xã hội không?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui


BÀI SỐ 8
21 Bậc Hướng thiện
22

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

CHÂM NGÔN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ


Thời lượng : 30 phút
Mục đích : giúp các em hiểu ý nghĩa Châm ngôn GĐPT
Chuẩn bị : vài hình ảnh đẹp cảnh sinh hoạt GĐPT
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật
I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Mục đích GĐPT
-Em hãy nói mục đích GĐPT là gì?
-Đào luyện nghĩa là gì ?
-Đối tượng của GĐPT có phải là tất cả thanh, thiếu,
đồng niên trong xã hội không?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Hôm nay, chúng ta tiếp tục


tìm hiểu thêm về tính chất tốt đẹp của GĐPT, đó là Châm
ngôn của tổ chức chúng ta. Nhưng trước khi vào tiết học,
anh (chị) mời các em xem một vài cảnh đẹp trong sinh hoạt
GĐPT mà anh (chị) mới sưu tầm được.
III-NỘI DUNG BÀI DẠY :
1)VĂN :
-Châm ngôn là một câu nói ngắn gọn nói lên chuẩn
mực về đạo đức, lối sống, lý tưởng, mục tiêu để mọi thành
viên trong tổ chức phấn đấu học tập và thực hành.
-Châm ngôn GĐPT gồm 3 từ là : BI - TRÍ - DŨNG
-Bi : nói đủ là Từ bi, nghĩa là ban vui cứu khổ cho tất
cả chúng sanh. Đức Phật Thích Ca vì lòng Từ bi mà xuất
gia tìm đạo cứu độ chúng sanh.

22 Bậc Hướng thiện


23

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Trí: nói đủ là Trí tuệ, nghĩa là hiểu biết tất cả chân


lý của mọi sự vật, sự việc. Đức Phật Thích Ca nhờ vào Trí
tuệ mà giác ngộ thành Phật. Đạo Phật lấy trí tuệ làm sự
nghiệp (Duy Tuệ Thị Nghiệp)
-Dũng: nói đủ là Dũng mãnh, nghĩa là luôn tinh tiến,
nhẫn nại vượt qua muôn ngàn khó khăn để tiến bước trên
đường đạo. Đức Thích Ca là hiện thân của Dũng vì Ngài đã
kiên cường vượt qua nội ma, ngoai chướng để thành chánh
giác
2)TƯ :
-Bi-Trí-Dũng là ba đức tính quý báu căn bản của
người Phật tử.
3)TU :
-Em cố gắng thực hành Bi-Trí-Dũng trong đời sống

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Châm ngôn là gì?
-Châm ngôn GĐPT gồm 3 từ nào?
-Bi có nghĩa là gì? Hãy cho thí dụ về Từ bi
-Trí có nghĩa là gì? Hãy cho thí dụ về Trí tuệ
-Dũng có nghĩa là gì? Hãy cho thí dụ về Dũng mãnh

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



23 Bậc Hướng thiện


24

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 9
ĐIỀU LUẬT GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : giúp các em hiểu ý nghĩa Điều Luật GĐPT
Chuẩn bị : vài hình ảnh đẹp cảnh sinh hoạt GĐPT
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Châm ngôn GĐPT


-Châm ngôn là gì?
-Châm ngôn GĐPT gồm 3 từ nào?
-Bi có nghĩa là gì? Hãy cho thí dụ về Từ bi
-Trí có nghĩa là gì? Hãy cho thí dụ về Trí tuệ
-Dũng có nghĩa là gì? Hãy cho thí dụ về Dũng mãnh

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Các em ạ, tổ chức chúng ta


ra đời đã hơn 70 năm, nhưng lúc nào cũng trên thuận dưới
hòa để chung tay xây dựng ngôi nhà Lam. Đó là nhờ anh
chị em Áo Lam chúng ta luôn tuân thủ và thực hành Điều
Luật của GĐPT. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về Năm
Điều Luật của huynh trương và ngành thanh, thiếu các em
nhé!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Năm Điều Luật GĐPT gồm có:
1.Phật tử quy y Phật-Pháp-Tăng và giữ giới đã phát nguyện
2.Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống
24 Bậc Hướng thiện
25

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

3.Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật


4.Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến
việc làm
5.Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.
-Thực hành 5 điều luật GĐPT tức là tu tập Năm
Hạnh của chư Phật và Bồ Tát:
*Điều luật 1 : tu tập hạnh Tinh tấn của Đức Phật Thích Ca.
*Điều luật 2: tu tập hạnh Từ bi của Quán Thế Âm Bồ tát,
*Điều luật 3: tu tập hạnh Trí tuệ của Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
*Điều luật 4: tu tập hạnh Thanh tịnh của Đức Phật A Di Đà
*Điều luật 5: tu tập hạnh Hỷ xả của Đức Phật Di Lạc
2)TƯ :
-Thực hành Năm Điều Luật GĐPT cũng tức là tu tập
theo Năm Hạnh của chư Phật và Bồ tát.
3)TU :
-Chúng em luôn thực hành Năm Điều Luật GĐPT
trong sinh hoạt và trong đời sống hằng ngày.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em hãy đọc Năm Điều Luật GĐPT
-Em cho biết mỗi Điều luật GĐPT tương ứng với
Hạnh nào của chư Phật và Bồ tát?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui


BÀI SỐ 10
25 Bậc Hướng thiện
26

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

LƯỢC SỬ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VN


Tiết 1: Từ năm 1940 đến năm 1951
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : cho các em hiểu rõ nguyên nhân thành lập, sự
phát triển và sơ lược các giai đoạn thăng trầm của
GĐPTVN
Chuẩn bị : di ảnh Bác Tâm Minh, Anh Nguyên Hùng và
HT Thích Minh Châu
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Năm Điều Luật GĐPT


-Em hãy đọc Năm Điều Luật GĐPT
-Em cho biết mỗi Điều luật GĐPT tương ứng với
Hạnh nào của chư Phật và Bồ tát?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Đây là di ảnh Bác Tâm Minh


Lê Đình Thám - HT Thích Minh Châu và Anh Nguyên
Hùng Võ Đình Cường là 3 vị sáng lập ra tổ chức
GĐPTVN. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu lược sử
GĐPTVN, các em nhé!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Năm 1940, tại Huế, Bác Lê Đình Thám thành lập
Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục với mục đích giúp
cho giới thanh niên trí thức có cơ hội tìm hiểu Phật pháp.

26 Bậc Hướng thiện


27

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

Anh Võ Đình Cường và anh Đinh Văn Nam (tức HT Minh


Châu) là hai trong số những đoàn viên đầu tiên.
-Đồng thời, tại các chùa ở Huế cũng quy tụ các em
thiếu niên nam nữ thành lập các Đoàn Đồng Ấu. Các đoàn
này được hướng dẫn bởi các anh chị trong Đoàn TNPHĐD.
-Năm 1944, đại hội thanh thiếu niên Phật tử tại đồi
Quảng Tế (Huế) khai sinh Gia Đình Phật Hóa Phổ. Mục
đích của GĐPHP gồm 3 điểm chính:
1.Dạy cho các em biết sơ qua giáo lý của Đức Phật
2.Tập cho các em sống theo đạo đức Phật giáo
3,Chuẩn bị cho các em trở thành những Phật tử chân chánh
để phục vụ chánh pháp.
-Gia Đình Phật Hóa Phổ nhanh chóng lan rộng tới
miền Nam và miền Bắc.
-Vào các ngày 24, 25, 26 tháng 4 năm 1951, tại chùa
Từ Đàm (Huế) diễn ra đại hội GĐPHP với sự tham gia của
9 Tỉnh hội Việt Nam Phật Học Miền Trung và 2 đại diện
miền Bắc là Hà Nội và Hải Phòng. Đại hội chính thức lấy
tên Gia Đình Phật Tử thay thế cho Gia Đình Phật Hóa Phổ.
Bản Nội quy đầu tiên của GĐPT ra đời trong dịp này.
-Tại miền Nam, đến năm 1952 mới bắt đầu thành lập
các đơn vị GĐPT trực thuộc Hội Phật Học Nam Việt do Cư
sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền làm hội trường. Anh Tâm
Bửu Tống Hồ Cầm là một trong những sáng lập viên của
GĐPT miền Nam.
2)TƯ :
-GĐPT là tổ chức giáo dục thanh thiếu đồng niên do
giới cư sĩ sáng lập và điều hành.

27 Bậc Hướng thiện


28

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

3)TU :
-Em tự hào được làm đoàn sinh GĐPT Việt Nam

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục ra đời năm
nào? do ai sáng lập?
-Tại các chùa thành lập Đoàn tên gì? do ai hướng
dẫn?
-Đại hội thanh thiếu niên diễn ra tại đâu? vào năm
nào? Đại hội đã khai sinh tổ chức gì?
-Đại hội GĐPHP diễn ra tại đâu? vào năm nào? Đại
hội lấy tên gọi gì thay thế cho GĐPHP ?
-GĐPT miền Nam có từ năm nào? do ai sáng lập?
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



BÀI SỐ 11
LƯỢC SỬ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VN
Tiết 2: Từ năm 1951 đến 1975
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : Cho đoàn sinh biết sơ lược các giai đoạn thăng
trầm của GĐPTVN từ năm 1951 đến năm 1975.
Chuẩn bị : ảnh sinh hoạt GĐPT ba thời kỳ: trước năm 1964
- sau năm 1964 - giai đoạn hiện nay.
28 Bậc Hướng thiện
29

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Lược sử GĐPTVN (1940-1951)


-Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục ra đời năm
nào? do ai sáng lập?
-Tại các chùa thành lập Đoàn tên gì? do ai hướng
dẫn?
-Đại hội thanh thiếu niên diễn ra tại đâu? vào năm
nào? Đại hội đã khai sinh tổ chức gì?
-Đại hội GĐPHP diễn ra tại đâu? vào năm nào? Đại
hội lấy tên gọi gì thay thế cho GĐPHP ?
-GĐPT miền Nam có từ năm nào? do ai sáng lập?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Lần trước, chúng ta đã tìm


hiểu giai đoạn khai sinh của GĐPTVN. Hôm nay, chúng ta
sẽ tìm hiểu các giai đoạn thăng trần của tổ chức Áo Lam từ
năm 1951 đến nay, các em nhé ! Nhưng trước hết, mời các
em xem cảnh sinh hoạt của GĐPTVN qua các thời kỳ lịch
sử của đất nước ta.

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Năm 1953, đại hội GĐPT Nam, Trung, Bắc họp tại
Huế. Chương trình tu học được vạch ra.
-Đại hội toàn quốc lần thứ III được tổ chức tại Đà
Lạt năm 1955.Quyết định xếp cấp lần đầu tiên được Ban
Hướng Dẫn Tổng Hội ký ngày 10/3/1956 cho 88 anh chị,
gồm: 01 cấp Dũng (Anh Võ Đình Cường), 07 cấp Tấn, 34
29 Bậc Hướng thiện
30

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

cấp Tín và 46 cấp Dự Tập.


-Đại hội GĐPT toàn quốc lần thứ IV tổ chức tại chùa
Xá Lợi (Sài Gòn) vào các ngày 26, 27 và 28/12/1961. Đại
hội bầu ra Ban Hướng Dẫn Trung ương do Thượng tọa
Thích Thiện Hoa làm Trưởng ban, các anh chị : Võ Đình
Cường, Tống Hồ Cầm, Hoàng Thị Kim Cúc làm phó ban.
-Đại hội GĐPT toàn quốc lần V được tổ chức tại
trường Nữ Trung học Gia Long từ ngày 27 đến 30/6/1964.
Đại hội lần này thống nhất toàn diện GĐPT ba miền thành
một tổ chức duy nhất sinh hoạt trong lòng một Giáo hội
duy nhất là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Anh Võ Đình Cường được bầu làm Trưởng BHD,GĐPT
Trung ương, Anh Tống Hồ Cầm và Chị Hoàng Thị Kim
Cúc làm phó ban.
-Từ đó cho đến năm 1975, có thêm 3 lần đại hội toàn
quốc được tổ chức tại các tỉnh, thành: Sài Gòn, Qui Nhơn,
Đà Nẳng. Đến thời điểm này, GĐPTVN đã lớn mạnh với
khoảng 75.000 đoàn sinh và huynh trưởng sinh hoạt tại 812
đơn vị GĐPT từ Quảng Trị đến Cà Mau (theo số liệu báo
cáo tại đại hội toàn quốc lần thứ VIII-1973)
2)TƯ :
-GĐPTVN như cây cổ thụ đã mọc rễ ăn sâu vào lòng
đất mẹ Việt Nam
3)TU :
-Em chuyên cần, tinh tấn sinh hoạt để góp phần xây
đắp ngôi nhà Lam ngày thêm bền vững.
IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :
-Đại hội GĐPT toàn quốc lần II được tổ chức tại đâu?
năm nào?
30 Bậc Hướng thiện
31

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Đại hội GĐPT toàn quốc lần III được tổ chức tại
đâu? năm nào? Đại hội này có gì đáng ghi nhớ? (Tổng hội
PG Trung phần ký QĐ xét cấp đầu tiên)
-Đại hội GĐPT toàn quốc lần IV diễn ra tại đâu?
năm nào? Có gì đáng ghi nhớ? (Bầu BHD.TW đầu tiên do
TT Thich Thiện Hoa làm Trưởng BHD)
-Đại hội lần thứ V diễn ra tại đâu? vào năm nào? Đại
hội này có gì đặc biệt đáng ghi nhớ? (Thống nhất toàn diện
GĐPT ba miền vào 1 tổ chức duy nhất, sinh hoạt trong
lòng GHPGVNTN)
-Trước năm 1975, GĐPTVN đã tổ chức mấy lần đại
hội toàn quốc? (8 lần)
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui


BÀI SỐ 12
LƯỢC SỬ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VN
Tiết 3 : Từ năm 1975 đến nay
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : giúp các em biết sơ lược tình hình sinh hoạt
GĐPTVN từ năm 1975 đến nay.
Chuẩn bị : một số hình ảnh sinh hoạt GĐPT hiện nay
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật
31 Bậc Hướng thiện
32

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Lược sử GĐPTVN (1951-1975)


-Đại hội GĐPT toàn quốc lần II được tổ chức tại
đâu? năm nào?
-Đại hội GĐPT toàn quốc lần III được tổ chức tại
đâu? năm nào? Đại hội này có gì đáng ghi nhớ? (Tổng hội
PG Trung phần ký QĐ xét cấp đầu tiên)
-Đại hội GĐPT toàn quốc lần IV diễn ra tại đâu?
năm nào? Có gì đáng ghi nhớ? (Bầu BHD.TW đầu tiên do
TT Thich Thiện Hoa làm Trưởng BHD)
-Đại hội lần thứ V diễn ra tại đâu? vào năm nào? Đại
hội này có gì đặc biệt đáng ghi nhớ? (Thống nhất toàn diện
GĐPT ba miền vào 1 tổ chức duy nhất, sinh hoạt trong
lòng GHPGVNTN)
-Trước năm 1975, GĐPTVN đã tổ chức mấy lần đại
hội toàn quốc? (8 lần)

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Trong hai bài trước, các em


đã biết sơ lược về lịch sữ hình thành và phát triển của tổ
chức chúng ta từ khi thành lập cho đến năm 1975. Hôm
nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về tình hình sinh hoạt của
GĐPTVN từ sau năm 1975 cho đến nay. Nhưng trước hết,
anh (chị) mời các em xem một số hình ảnh sinh hoạt GĐPT
hiện nay, nhé!
III-NỘI DUNG BÀI DẠY :
1)VĂN :
-Sau năm 1975, Giáo hội PGVN Thống nhất không
còn pháp nhân dưới chế độ mới, do đó các cơ chể tổ chức
thuộc Giáo hội cũng không còn pháp nhân để hoạt động,
trong đó có GĐPT chúng ta.
32 Bậc Hướng thiện
33

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Trong khoảng 10 năm sau đó (1986-1996), một số


tỉnh, thành phục hồi sinh hoạt dưới danh nghĩa Ban Hướng
dẫn Nam Nữ Cư sĩ Phật tử, nhưng vẫn chưa có một tổ chức
Trung ương nào quản lý.
-Tháng 11/1997, đại hội Phật Giáo toàn quốc lần IV
chính thực cho phép GĐPT phục hồi sinh hoạt trên toàn
quốc. Giáo hội Phật Giáo Việt Nam ký Quyết định thành
lập Ban Hướng dẫn Phân ban GĐPT Trung ương do Anh
Thiện Điều Nguyễn Thắng Nhu làm trưởng BHD.
-Tháng 7/2001, tại tổ đình Từ Đàm (Huế), Hội nghị
Huynh trưởng cấp Tấn và cấp Dũng GĐPTVN nhóm họp
nhằm mục đích:
*Kỷ niệm 50 năm Gia Đình Phật Tử Việt Nam
*Tu chỉnh Nội quy GĐPTVN
(Đây được xem là đại hội toàn quốc lần IX của GĐPTVN)
-Tháng 8/2006, đại hội GĐPT toàn quốc lần thứ X
họp tại tổ đình Vĩnh Nghiêm (TP.HCM) . Công việc của
đại hội là san định chương trình tu học và huấn luyện.
-Tháng 7/2011, đại hội GĐPT toàn quốc lần XI được
tổ chức tại tổ đình Từ Đàm (Huế) với 3 trọng tâm:
*Kỷ niệm 60 năm GĐPT Việt Nam
*Hội thảo chủ đề "Đổi mới phương thức sinh hoạt GĐPT"
*Tu chỉnh Nội quy Huynh trưởng GĐPT
-Tính đến cuối năm 2014, toàn quốc đã có 32 tỉnh,
thành có sinh hoạt GĐPT với gần 80.000 đoàn sinh và
huynh trưởng.
2)TƯ :
-Bằng tất cả tâm huyết của những người Áo Lam,
sinh hoạt GĐPT đã được phục hồi sau 20 năm vắng bóng.

33 Bậc Hướng thiện


34

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

3)TU :
-Anh chị em Áo Lam hãy nỗ lực tinh tấn, đừng để
cho tổ chức chúng ta phải một lần nữa bị chìm vào quên
lãng

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Sinh hoạt GĐPT được chính thức phục hồi vào năm
nào?
-Đại hội toàn quốc lần thứ IX diễn ra tại đâu ? vào
năm nào? Trọng tâm của đại hội này là gì?
-Đại hội toàn quốc lần thứ X được tổ chức ở đâu?
vào năm nào? Công việc chính của đại hội là làm gì?
-Đại hội toàn quốc lần XI diễn ra tại đâu? vào năm
nào? Trọng tâm của đại hội nhằm vào việc gì?
-Đến cuối năm 2014, có bao nhiêu tỉnh, thành có
sinh hoạt GĐPT? với tổng số huynh trưởng và đoàn sinh là
bao nhiêu?
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

BÀI SỐ 13
THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : cho đoàn sinh hiểu ý nghĩa, lợi ích và thực hành
bài Chánh niệm số 1 (quán sổ tức)
Chuẩn bị : ảnh tăng, ni, Phật tử đang thiền tọa, thiền hành.
Khởi động : -Bài hát vui -Niệm danh hiệu Phật
34 Bậc Hướng thiện
35

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Lược sử GĐPTVN 1975 đến nay


-Sinh hoạt GĐPT được chính thức phục hồi vào năm
nào?
-Đại hội toàn quốc lần thứ IX diễn ra tại đâu ? vào
năm nào? Trọng tâm của đại hội này là gì?
-Đại hội toàn quốc lần thứ X được tổ chức ở đâu?
vào năm nào? Công việc chính của đại hội là làm gì?
-Đại hội toàn quốc lần XI diễn ra tại đâu? vào năm
nào? Trọng tâm của đại hội nhằm vào việc gì?
-Đến cuối năm 2014, có bao nhiêu tỉnh, thành có
sinh hoạt GĐPT? với tổng số huynh trưởng và đoàn sinh là
bao nhiêu?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Các em có biết chư tăng ni


và Phật tử trong tấm ảnh này đang làm gì không? Đúng rồi,
chư tăng ni đang tọa thiền, còn các Phật tử đang hành thiền.
Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu sơ lược về Thiền hay
còn gọi là Chánh niệm, các em nhé!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Chánh niệm hay Thiền là pháp môn tu chính yếu
trong đạo Phật
-Chánh niệm nghĩa là nhớ nghĩ chân chánh, không để
cho tà niệm xâm chiếm trí óc mình.
-Ngồi trong Chánh niệm gọi là Thiền tọa; đi trong
Chánh niệm gọi là Thiền hành.
-Thực hành Chánh niệm thường xuyên và lâu dài sẽ
được lợi ích như: thông minh, nhớ dai, tánh tình hiền hòa...

35 Bậc Hướng thiện


36

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Nhập thiền : ngồi theo thế hoa sen (kiết già), lưng
vào đầu giữ thẳng, mắt khép nhẹ nhin xuống chóp mũi, hai
cánh tay xuôi theo thân mình, hai bàn tay để trên bắp chân,
bàn tay này để trên bàn tay kia, toàn thân buông lỏng.
-Quán sổ tức : Hơi thở ra vào tự nhiên và nhẹ. Đầu
óc không nghĩ gì khác ngoài việc đếm hơi thở vào ra. Mỗi
lần hít vào thở ra đếm 1, đếm tới 10 rồi trở lại đếm từ 1 đến
10 lần nữa... Cứ đếm hơi thở như vậy trong 10 - 15 phút.
-Xả thiền : Dùng tay kéo hai chân thẳng ra và xoa
bóp chân cho máu lưu thông; Chà xát hai bàn tay vào nhau
cho nóng rồi áp lên mắt và vuốt nhẹ ra phía sau tai (làm vài
lần); Cử động và xoa bóp hai tay, hai vai, cổ và đầu 5 - 10
lân. Sau đó từ từ đứng lên.
2)TƯ :
-Thực hành Chánh niệm thường xuyên giúp em
thông minh, nhớ dai, tánh tình hiền hòa.
3)TU :
-Em thực hành Chánh niệm trước khi ngủ và sau khi
thức dậy, mỗi lần 10-15 phút
IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :
-Chánh niệm là gì? Thực hành Chánh niệm đem lại lợi ích
gì?
-Em hãy mô tả 3 giai đoạn : nhập thiền, quán sổ tức và xả
thiền (vừa mô tả vừa thực hành)
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

36 Bậc Hướng thiện
37

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 14
MƯỜI ĐIỀU THIỆN
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : cho đoàn sinh hiểu sơ lược về mười điều thiện
và mười điều ác
Chuẩn bị : tranh vẽ Lục Đạo Luân Hồi
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Thực hành Chánh niệm


-Chánh niệm là gì?
-Thực hành Chánh niệm đem lại lợi ích gì?
-Em hãy mô tả 3 giai đoạn : nhập thiền, quán sổ tức
và xả thiền (vừa mô tả vừa thực hành)
II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Các em mến, đây là tranh vẽ
sáu con đường luân hồi của chúng sanh. Quý thầy dạy rằng:
ai tu Năm Giới một cách hoàn chỉnh thì kiếp sau sẽ tái sanh
vào cảnh giới Người. Còn ai tu Mười Điều Thiện trọn vẹn
thì kiếp sau được lên cõi Trời. Vậy, hôm nay chúng ta cùng
tìm hiểu về Mười Điều Thiện, các em nhé!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Mười Điều Thiện (Thập Thiện) là mười việc lành về
thân, khẩu, ý mà đức Phật dạy hàng Phật tử chúng nên
siêng năng thực hành mỗi ngày.
-Mười Điều Thiện gồm có:

37 Bậc Hướng thiện


38

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

1)THÂN có 3 điều: không sát sanh - không trộm cắp -


không tà dâm
2)KHẨU có 4 điều: không nói dối - không nói hai lưỡi -
không nói thêu dệt - không nói lời thô ác
3) Ý có 3 điều : không tham lam - không sân hận - không si

-Trái với 10 điều thiện trên đây là 10 điều ác
-Lợi ích của người tu Thập Thiện : được mọi người
kính trọng - Đời sống được an vui , được nhiều phước báu.
2)TƯ :
-Người Phật tử muốn đi đến giác ngộ và giải thoát thì
trước hết phải giữ Năm Giới và tu Thập Thiện.
3)TU :
-Em siêng năng tu tập Mười Điều Thiện

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Mười Điều Thiện là gì ?
-Hãy kể 3 điều thiện về thân
-Hãy kể 4 điều thiện về khẩu
-Hãy kể 3 điều thiện về ý
-Tu Thập Thiện đem lại lợi ích gì?
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



38 Bậc Hướng thiện


39

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 15
NGHI THỨC TỤNG NIỆM
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : cho đoàn sinh hiểu khái quát và biết thực hàng
Nghi thức tụng niệm.
Chuẩn bị : ảnh chụp cảnh Gia Đình đang tụng kinh lễ Phật
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Mười Điều Thiện


-Mười Điều Thiện là gì ?
-Hãy kể 3 điều thiện về thân
-Hãy kể 4 điều thiện về khẩu
-Hãy kể 3 điều thiện về ý
-Tu Thập Thiện đem lại lợi ích gì?
II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Các em ạ, tụng kinh lễ Phật
là việc làm thường xuyên của mọi người Phật tử. Riêng
GĐPT chúng ta tụng kinh lễ Phật theo nghi thức tụng niệm
GĐPT do chư Tôn Đức soạn riêng cho chúng ta. Hôm nay,
chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa Nghi thức tụng niệm của
GĐPT, các em nhé!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Tụng là đọc - Niệm là nhớ nghĩ. Tụng niệm là vừa
đọc, vừa nhớ nghĩ đến ý nghĩa lời kinh và các hạnh lành
của chư Phật và Bồ tát.

39 Bậc Hướng thiện


40

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Nghi thức tụng niệm GĐPT bao gồm các bài : Cúng
hương tán Phật - Kỳ nguyện - Kệ tán Phật - Quán tưởng -
Đảnh lễ ( dành cho chủ lễ)
-Tập thể cùng tụng có các bài : Sám hối - Niệm danh
hiệu Phật và Bồ tát - Hồi hướng - Bốn lời nguyện - Chú
Vãng sanh - Quy y đảnh lễ - Hồi hướng chúng sanh - Bài
hát Trầm Hương Đốt - Châm ngôn và 5 Điều luật của
huynh trưởng và ngành thanh, thiếu - Châm ngôn và 3 Điều
luật của ngành Đồng - Cuối cùng là bài thực hành Chánh
niệm
-Bài kinh Sám Hối có ý nghĩa như sau :
*Xin nhận lỗi lầm đã qua
*Xin nguyện làm các việc lành từ nay về sau
*Xin hồi hướng công đức
2)TƯ :
-Tụng kinh lễ Phật là để thân-khẩu-ý khỏi loạn động,
tâm hồn được an tĩnh.
3)TU :
-Em thực hành tụng niệm mỗi tối tại nhà

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Tụng niệm là gì ?
-Em hãy kể tên các bài kinh do tập thể tụng chung
-Ý nghĩa bài kinh Sám Hối là gì ?
-Tụng kinh lễ Phật đem lại lợi ích gì?
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

40 Bậc Hướng thiện


41

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 16
LỤC HÒA
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : cho đoàn sinh hiểu Sáu Phép Hòa Kỉnh và áp
dụng vào cuộc sống
Chuẩn bị : ảnh chụp trại Lục Hòa (trại họp bạn ngành
thanh, thiếu GĐPT)
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Nghi thức tụng niệm


-Tụng niệm là gì ?
-Em hãy kể tên các bài kinh do tập thể tụng chung
-Ý nghĩa bài kinh Sám Hối là gì ?
-Tụng kinh lễ Phật đem lại lợi ích gì?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Đây là một số hình chụp


cảnh sinh hoạt của trại Lục Hòa do BHD Tỉnh tổ chức vừa
qua, mời các em xem. Các em đã đi dự trại Lục Hòa, vậy
em có hiểu ý nghĩa Lục Hòa là gì không? Có hiểu nhưng
hiểu chưa sâu. Vậy, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về ý
nghĩa Lục Hòa, nhé!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Lục hòa, hay còn gọi là Sáu Phép Hòa Kỉnh, là một
pháp môn do Đức Phật chế ra để giữ sự hòa hợp đoàn kết
trong Tăng đoàn.
41 Bậc Hướng thiện
42

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Lục Hòa gồm có 6 món:


1.Thân hòa đồng trú : mọi người cùng ăn cùng ở cùng làm
việc trong một tập thể mà không phân biệt giàu nghèo,
khôn dại, đẹp xấu v.v...
2.Khẩu hòa vô tránh : mọi người trong một tập thể phải ăn
nói nhã nhặn với nhau, không tranh cãi gây mất đoàn kết.
3.Ý hòa đồng duyệt : nếu khác biệt ý kiến thì cùng ngồi lại
trao đổi đi đến thống nhất.
4.Kiến hòa đồng giải : người biết chỉ cho người chưa biết;
người chưa biết khiêm tốn học hỏi nơi người đã biết.
5.Giới hòa đồng tu : nhắc nhở nhau giữ gìn giới luật của
người tu và kỷ luật của tổ chức
6.Lợi hòa đồng quân : cùng nhau chia sẻ các lợi lộc về vật
chất cũng như tinh thần.
2)TƯ :
-Đoàn viên GĐPT cần áp dụng Lục Hòa trong sinh
hoạt để giữ sự đoàn kết và giúp nhau tiến bộ.
3)TU :
-Em ghi nhớ và thực hành Lục Hòa trong GĐPT,
cũng như lúc ở nhà hay trong lớp học

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Lục Hòa là gì?
-Lục Hòa gồm 6 món nào? Hãy kể và giải thích từng
món.
-Áp dụng Lục Hòa trong GĐPT đem lại lợi ích gì?
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui
42 Bậc Hướng thiện
43

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 17
ĂN CHAY
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : giúp đoàn sinh hiểu ý nghĩa và lợi ích của việc
Ăn chay
Chuẩn bị : tranh vẽ các loại thực phẩm dinh dưỡng
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật
I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Lục Hòa
-Lục Hòa là gì?
-Lục Hòa gồm 6 món nào? Hãy kể và giải thích từng
món.
-Áp dụng Lục Hòa trong GĐPT đem lại lợi ích gì?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Đây là tranh vẽ các loại thực


phẩm chúng ta ăn thường ngày. Các em cho biết những
thực phẩm nào có nguồn gốc từ động vật, những thực phẩm
nào là từ thực vật? Đúng rồi, nếu bữa ăn có các thực phẩm
làm từ thịt động vật thì gọi là "Ăn mặn"; còn bữa ăn chỉ
toàn các món ăn được chế biến từ thực vật thì gọi là "Ăn
chay". Chư vị tăng, ni theo Phật giáo đại thừa Bắc tông là
những người ăn chay suốt đời, chúng ta cũng là người Phật
tử theo Phật giáo Bắc tông Đại thừa, do vậy, chúng ta cần
tìm hiểu về ý nghĩa và lợi ích của việc ăn chay để áp dụng
vào đời sống, các em nhé

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
43 Bậc Hướng thiện
44

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Ăn chay là chỉ ăn các thực phẩm có nguồn gốc thực


vật
-Thức ăn chay vẫn có đủ chất bổ dưỡng, lại còn dễ
tiêu hóa.
-Ăn chay là tu tập lòng Từ bi theo lời Phật dạy, đồng
thời tránh được nợ máu với chúng sanh.
-Ăn chay kỳ là ăn chay 2, 4, 6, 10 ngày trong tháng
-Ăn chay trường là ăn chay suốt đời

2)TƯ :
-Ăn chay là thực hành điều luật thứ II "Phật tử mở
rộng lòng thương, tôn trọng sự sống"
3)TU :
-Em thực hành ăn chay ít nhất 2 ngày trong tháng

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Ăn chay là ăn loại thực phẩm nào?
-Ăn chay được ích lợi gì?
-Ăn chay kỳ là sao? Ăn chay trường là gì?
-Ăn chay là em thực hành điều luật nào?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



44 Bậc Hướng thiện


45

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 18
NIỆM PHẬT
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : giúp đoàn sinh hiểu về ý nghĩa và lợi ích của
Niệm Phật
Chuẩn bị : ảnh chụp tăng, ni và Phật tử đang niệm Phật.
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật
I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Ăn chay
-Ăn chay là ăn loại thực phẩm nào?
-Ăn chay được ích lợi gì?
-Ăn chay kỳ là sao? Ăn chay trường là gì?
-Ăn chay là em thực hành điều luật nào?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Anh (chị) mời các em xem


một vài ảnh đẹp ghi lại quang cảnh niệm Phật của tăng ni
và Phật tử. Các em để ý quan sát kỹ vẻ mặt của quý thầy và
quý bác trong ảnh xem, rất thành kính phải không? và cũng
rất chuyên tâm nữa, phải không? Bài học hôm nay của
chúng ta nói về ý nghĩa của việc niệm Phật, các em ạ!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Niệm Phật là để hết tâm trí tưởng nhớ về hình tướng
trang nghiêm và các hạnh lành của chư Phật.
-Có 5 cách niệm Phật :
1.Tụng niệm : là đọc lớn tiếng danh hiệu Phật
2.Mật niệm : là niệm thầm
45 Bậc Hướng thiện
46

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

3.Khẩn niệm : là niệm khi gặp tình huống khẩn cấp


4.Quán niệm : là dùng trí óc quán tưởng mà không niệm
thành lời
5.Chuyên niệm : là bất cứ lúc đi, đứng, nằm, ngồi đều luôn
niệm thầm trong đầu.
-Lợi ích niệm Phật : tâm an ổn, tánh tình hiền hòa,
không khởi lên điều xấu ác.
2)TƯ :
-Niệm Phật phước tụ, tội tiêu
3)TU :
-Mỗi ngày, em kết hợp ngồi Chánh niệm với niệm
Phật tại nhà

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Niệm Phật là gì?
-Có mấy cách niệm Phật? Hãy giải thích từng cách
niệm Phật
-Niệm Phật được ích lợi gì?
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



BÀI SỐ 19
46 Bậc Hướng thiện
47

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

DÂNG HƯƠNG, HOA CÚNG PHẬT


Thời lượng : 30 phút
Mục đích : giúp đoàn sinh hiểu về sự và lý của việc dâng
hương, hoa cúng Phật
Chuẩn bị : ảnh chụp bàn thờ Phật nơi chùa và tại tư gia
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật
I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Niệm Phật
-Niệm Phật là gì?
-Có mấy cách niệm Phật? Hãy giải thích từng cách
niệm Phật
-Niệm Phật được ích lợi gì?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Mời các em xem ảnh chụp


bàn thờ Phật tại chùa và bàn thờ Phật tại tư gia và hãy cho
anh (chị) biết bàn thờ Phật ở hai nơi này có gì giống nhau?
Đúng rồi, đó là ảnh tượng Phật, bình hương, bình hoa, đĩa
trái cây. Đó là những thứ không thể thiếu trên bàn Phật.
Hôm nay, chúng tìm hiểu về việc dâng hương, hoa cúng
Phật, các em nhé!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Là Phật tử, chúng ta cần thiết trí bàn Phật tại nhà để
hằng ngày cúng Phật, niệm Phật, luôn được gần gũi Phật.
-Trên bàn Phật cần có ảnh (hay tượng) Phật, đèn
nhang (hương), hoa tươi, trái cây, 3 chung nước sạch.

47 Bậc Hướng thiện


48

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Bàn Phật phải luôn sạch sẽ, thơm tho tinh khiết.
Những việc cúng Phật trên đây gọi là SỰ cúng dường.
-Ngoài ra, em còn dâng hương cúng Phật theo LÝ ,
nghĩa là : 1)Giữ giới cho nghiêm (Giới hương) - 2)Hằng
ngày đều thực hành Chánh niệm (Định hương) - 3) Siêng
năng tu học theo sự hướng dẫn của anh chị trưởng (Huệ
hương)
-Cúng Phật còn mang ý nghĩa cúng dường (hộ trì)
Tam Bảo
2)TƯ :
-Cúng Phật bằng hương, hoa là cúng dường theo SỰ,
cúng Phật bằng cách giữ giới, làm việc thiện, tinh tấn tu
học là cúng dường theo LÝ.
3)TU :
-Em thực hành thiết trí bàn Phật tại nhà

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em cho biết trên bàn Phật cần những thứ gì?
-Thế nào là cúng Phật theo sự? và lý?
-Theo em, cúng dường theo sự và lý, bên nào quan
trọng hơn? (cả hai đều quan trong như nhau)
-Cúng Phật còn mang ý nghĩa cúng dường và hộ trì
cho ai?
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

48 Bậc Hướng thiện


49

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 20
Ý NGHĨA HUY HIỆU HOA SEN (Tiết 1)
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : giúp đoàn sinh hiểu ý nghĩa huy hiệu Hoa Sen
Chuẩn bị : một HHHS bằng giấy bìa cứng, đường kính 40-
50cm
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật
I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Dâng hương, hoa cúng Phật
-Em cho biết trên bàn Phật cần những thứ gì?
-Thế nào là cúng Phật theo sự? và lý?
-Theo em, cúng dường theo sự và lý, bên nào quan
trọng hơn? (cả hai đều quan trong như nhau)
-Cúng Phật còn mang ý nghĩa cúng dường và hộ trì
cho ai?
II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Đối với đoàn viên GĐPT,
chiếc huy hiệu Hoa Sen là một vật vô cùng quý báu ví nó
tượng trưng cho linh hồn của GĐPT. Để các em hiểu thêm
về giá trị của chiếc huy hiệu Hoa Sen mà chúng ta đang đeo
trên ngục áo, anh (chị) sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu ý
nghĩa HHHS, các em nhé!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-HHHS là hình một hoa sen tám cánh màu trắng nằm
trên một hình tròn màu xanh lá mạ, chung quanh có đường
viền màu trắng.
49 Bậc Hướng thiện
50

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Hình tròn tượng trưng cho tính chất "dung chứa tất
cả, không bị chướng ngại" của đạo Phật
-Màu trắng tượng trưng cho tính trong sạch (thanh
tịnh) - Màu xanh nói lên sức sống và niềm hy vọng của tuổi
trẻ.
-5 cánh trên tượng trưng cho 5 hạnh của Phật và Bồ
tát : (đứng ngoài nhìn vào, từ trái qua phải)
*Cánh 1 tượng trưng hạnh Trí tuệ của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi
*Cánh 2 tượng trưng hạnh Hỷ xả của đức Phật Di Lạc
*Cánh 3 tượng trưng hạnh Tinh tấn của đức Phật Thích Ca
*Cánh 4 tượng trưng hạnh Thanh tịnh của Phật A Di Đà
*Cánh 5 tượng trưng hạnh Từ bi của Bồ tát Quán Thế Âm
-3 cánh dưới tượng trưng cho Tam Bảo :
*Cánh giữa tượng trưng cho Phật bảo
*Cánh bên trái tượng trưng cho Pháp bảo
*Cánh bên phải tượng trưng cho Tăng bảo
2)TƯ :
-HHHS là biểu tương thiêng liêng của GĐPTVN
3)TU :
-Em quý trọng và đeo HHHS đúng nơi quy định

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em hãy mô tà chiếc HHHS
-Hãy cho biết ý nghĩa hình tròn và màu sắc HHHS
-Hãy nêu ý nghĩa 5 cánh trên và 3 cánh dưới
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

50 Bậc Hướng thiện


51

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 21
CÁCH VẼ HUY HIỆU HOA SEN (Tiết 2)
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : hướng dẫn đoàn sinh vẽ HHHS
Chuẩn bị : tranh minh họa cách thức vẽ HHHS
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật
I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Ý nghĩa HHHS
-Em hãy mô tà chiếc HHHS
-Hãy cho biết ý nghĩa hình tròn và màu sắc HHHS
-Hãy nêu ý nghĩa 5 cánh trên và 3 cánh dưới
II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Lần trước, chúng ta đã tìm
hiểu ý nghĩa HHHS. Lần này, anh (chị) sẽ hướng dẫn các
em vẽ HHHS , các em nhé !
III-NỘI DUNG BÀI DẠY :
1)VĂN :
-HHHS do cố huynh trưởng Từ Mẫn Lê Lừng (1920
- 1999) sáng tác, được chính thức sử dụng vào dịp lễ Thành
Đạo năm 1949 tại Huế.
-Cách vẽ :
1)Vẽ đường tròn tâm O có đường kính AB (thẳng đứng).
2)Chia AB thành 3 đoạn bằng nhau : AC = CD = DB (H1)
3)Vẽ đường tròn tâm C có đường kính AD
4)Vẽ đường tròn tâm E có đường kính DB (H2)
5)Chia đoạn AC thành 5 phần bằng nhau. AF = FG là phần
đoạn bằng nhau về phía A
51 Bậc Hướng thiện
52

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

6)Từ F, G vạch những đường vuông góc với AB và cắt


đường tròn tâm C tại các điểm C1, C2,,C3, C4 chính là các
đỉnh của các cánh sen hai bên của 5 cánh trên (H3)
7)Vẽ các cánh sen thật đều đặn, cân đối trong vòng tròn
tâm C (H4)
8)Vẽ cánh Phật trong vòng tròn tâm E, đường kính DB
9)Từ D và E, vạch các đường vuông góc với AB. Vẽ 2
cánh dưới (Pháp,Tăng) giữa hai đường thẳng này (H5, H6)
10)Kéo dài EB đoạn BH = 1/3 EB và đoạn HK = BH
11)Dùng O làm tâm vẽ vòng tròn bán kính OH và OK.
Hình vành khuyên tạo bởi hai vòng này chính là đường
viền trắng của huy hiệu (H7)

52 Bậc Hướng thiện


53

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

2)TƯ :
-HHHS là biểu hiện của trí tuệ người đoàn viên GĐPT
3)TU :
-Huynh trưởng tổ chức cho các em thi vẽ HHHS

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-HHHS do ai sáng tác? Được chính thức sử dụng khi
nào ? tại đâu ?
-Em hãy nói cách vẽ các bước 1, 2, 3, 4
-Đường kính vòng tròn 5 cánh trên bằng mấy lần
đường kính vòng tròn 3 cánh dưới?
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

53 Bậc Hướng thiện


54

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 22
CHÀO KÍNH TRONG GĐPT
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : giúp đoàn sinh hiểu ý nghĩa và biết cách chào
Chuẩn bị : hình ảnh chào kính - Tranh vẽ bàn tay chào bằng
Ấn Kiết Tường
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật
I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Cách vẽ HHHS
-HHHS do ai sáng tác? Được chính thức sử dụng khi
nào ? tại đâu ?
-Em hãy nói cách vẽ các bước 1, 2, 3, 4
-Đường kính vòng tròn 5 cánh trên bằng mấy lần
đường kính vòng tròn 3 cánh dưới?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Các em ạ, chào kính là biểu


hiện nét văn hóa của con người. Trong xã hội có nhiều cách
chào kính khác nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về
cách chào kính trong GĐPT, các em nhé!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN : Đoàn viên GĐPT chào nhau như sau :
-Đứng thẳng, hướng về người mình chào
-Tay phải gập lại, cánh tay ép sát thân người
-Bàn tay phải bắt ấn Kiết Tường (còn gọi là ấn Cát
Tường hay Tam Muội), lòng bàn tay hướng về phía trước
-Ấn Kiết Tường mang ý nghĩa "Đem lại sự an lành
tốt đẹp cho người mình chào"
54 Bậc Hướng thiện
55

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Chỉ chào bằng ấn Kiết Tường khi cả hai đều mặc


đoàn phục GĐPT.(Một trong hai người mặc thường phục
hoặc cả hai mặc thường phục thì chào bằng cách chắp tay
xá). Chào tăng, ni và Phật tử cũng bắng cách chắp tay xá.
2)TƯ :
-Chào kính để biểu lộ tình đoàn kết và tính kỷ luật
của tổ chức
3)TU :
-Em thực hành chào kính đúng cách.
IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :
-Ấn Kiết Tường mang ý nghĩa gì?
-Em cho biết trường hợp nào chào bằng ấn Kiết
Tường và trường hợp nào chào bằng cách chắp tay xá
-Chào kính là biểu lộ điều gì?
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui


BÀI SỐ 23
Ý NGHĨA SẮC PHỤC GĐPT
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : hướng dẫn đs hiểu ý nghĩa sắc phục GĐPT
Chuẩn bị : cuốn nội Quy GĐPT
Khởi động : -Bài hát vui -Niệm danh hiệu Phật

55 Bậc Hướng thiện


56

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Chào kính trong GĐPT


-Ấn Kiết Tường mang ý nghĩa gì?
-Em cho biết trường hợp nào chào bằng ấn Kiết
Tường và trường hợp nào chào bằng cách chắp tay xá
-Chào kính là biểu lộ điều gì?
II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Trong Nội quy GĐPT có quy
định về bộ đoàn phục hay sắc phục của chúng ta. Để hiểu
và áp dụng cho đúng, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa và cách
sử dụng bộ sắc phục GĐPT, các em nhé!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Sắc phục GĐPT được quy định rõ trong Nội Quy
GĐPT, gồm 3 màu chủ đạo: Lam, Xanh dương đậm và
Trắng.
-Màu Lam nói lên tính khiêm tốn, giản dị của người
Phật tử; Là màu tổng hợp 5 sắc xanh, đỏ, trắng, vàng, cam,
nói lên ý nghĩa dung chứa tất cả của đạo Phật.
-Màu xanh tượng trưng cho sức sống tuổi trẻ
-Máu trắng nói lên tính trong sạch (thanh tịnh) của
người Phật tử.
-Chiến mũ Tứ Ân nói lên ý nghĩa đền đáp bốn ơn lớn
trên đời là : ơn cha mẹ, ơn thầy bạn, ơn quốc gia, ơn Tam
Bảo
2)TƯ :
-Sắc phục là biểu hiện cho tính đoàn kết thống nhất
và kỷ luật của GĐPT.
3)TU :

56 Bậc Hướng thiện


57

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Khi mặc phục GĐPT, em phải giữ gìn tư cách người


đoàn sinh gương mẫu.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Sắc phục GĐPT dựa trên 3 màu chủ đạo nào?
-Hãy cho biết ý nghĩa mỗi màu
-Chiếc nón Tứ Ân có ý nghĩa thế nào?
-Khi mặc bộ đoàn phục trên người, em phải giữ gìn
điều gì?
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui


BÀI SỐ 24
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM (tiết 1)
Từ du nhập đến thời Lý Nam Đế - Nhà nước Vạn Xuân
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : Hướng dẫn đoàn sinh hiểu khái quát tình hình
PGVN thời kỳ du nhập
Chuẩn bị : truyện tranh Chữ Đồng Tử & Tiên Dung
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Sắc phục GĐPT


-Sắc phục GĐPT dựa trên 3 màu chủ đạo nào?
57 Bậc Hướng thiện
58

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Hãy cho biết ý nghĩa mỗi màu


-Chiếc nón Tứ Ân có ý nghĩa thế nào?
-Khi mặc bộ đoàn phục trên người, em phải giữ gìn
điều gì?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Đây là cuốn truyện tranh


Chữ Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung. Theo công trình
nghiên cứu lịch sử PGVN của giáo sư Lê Mạnh Thát thì
Chũ Đồng Tử và Tiên Dung là hai người Phật tử tại gia đầu
tiên của PGVN. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu khái quát
về thời kỳ đạo Phật mới du nhập vào Việt Nam, nhé!
III-NỘI DUNG BÀI DẠY :
1)VĂN :
-Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang nước ta bằng đường
biển vào khoảng 300 - 200 năm trước Tây lịch và dần dần
phát triển vào thế kỷ thứ II sau Tây lịch.
-Luy Lâu là trung tâm PGVN lúc bấy giờ có trên 20
ngôi chùa với hơn 500 vị tăng và đã dịch được 15 quyển
kinh Phật từ Ấn Độ đem qua.
-Những tăng sĩ truyền giáo Ấn Độ được biết nhiều
như : Khâu Đà La, Ma Ha Kỳ Vực...
-Nổi tiếng có ngài Mâu Tử vốn là người nước Việt
bên Trung Hoa, vì gặp thời Tam Quốc loạn lạc nên dẫn mẹ
chạy sang Giao Chỉ (Việt Nam) sinh sống và tu học. Ngài
nổi tiếng với tác phẩm "Lý Hoặc Luận" , là người đầu tiên
dùng giáo lý nhà Phật làm cơ sở đánh tan luận điệu tự tôn
của dân tộc Hán.

58 Bậc Hướng thiện


59

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Ngoài ra còn có ngài Khương Tăng Hội, có cha là


người Ấn Độ, mẹ là người Giao Chỉ. Ngài nổi tiếng với các
tác phẩm Phật học như : Lục Độ Tập Kinh, Đạo Phẩm Thí
Dụ Kinh, An Ban Thủ Ý Kinh...
2)TƯ :
-PGVN không phải do Trung Hoa truyền sang, mà
do các vị sư Ấn Độ truyền bá trước hơn cả Trung Hoa.
3)TU :
-Em tự hào vì PGVN có giá trị truyền thống riêng
của dân tộc Việt Nam

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Phật Giáo từ Ấn Độ truyền qua nước ta trong thời
gian nào?
-Hãy kể tên một số vị tăng nổi tiếng thời bấy giờ
-Hãy kể tên một số tác phẩm Phật học nổi tiếng thời
ấy
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



59 Bậc Hướng thiện


60

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 25
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM (tiết 2)
Từ du nhập đến thời Lý Nam Đế - Nhà nước Vạn Xuân
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : Hướng dẫn đoàn sinh hiểu khái quát tình hình
PGVN thời kỳ du nhập
Chuẩn bị : tranh ảnh một vài ngôi chùa cổ miền Bắc
Khởi động :
-Bài hát vui
-Niệm danh hiệu Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : PGVN thời du nhập


-Phật Giáo từ Ấn Độ truyền qua nước ta trong thời
gian nào?
-Hãy kể tên một số vị tăng nổi tiếng thời bấy giờ
-Hãy kể tên một số tác phẩm Phật học nổi tiếng thời
ấy
II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Mời các em xem ảnh chụp
một vài ngôi chùa cổ tại miền Bắc còn lại đến ngày nay. Đa
số chùa miền Bắc vẫn còn mang tính pha trộn giữa Phật
giáo với tín ngưỡng dân gian mà trong bài học hôm nay
chúng ta sẽ thấy.

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Trong thời kỳ này, PGVN có hai đặc điểm :
1.Thần thánh hóa đức Phật như là đấng siêu nhiên
2.PG pha trộn với tín ngưỡng dân gian, đồng hóa đức Phật
với các thần mây, thần mưa, thần sấm, thần sét v.v...
60 Bậc Hướng thiện
61

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

-Đến thế kỷ thứ V, xuất hiện tư tưởng đả phá tính


chất siêu nhiên của đức Phật. Nền giáo lý do Mâu Tử và
Khương Tăng Hội thiết lập không còn là niềm tin tuyệt đối
của người đương thời nữa.
-Năm 544, nhà nước độc lập Vạn Xuân ra đời với sự
kiện xưng đế của Lý Bôn là một bước ngoặt lịch sử của dân
tộc cũng như Phật giáo. Sự ra đời của dòng Thiền Tỳ Ni Đa
Lưu Chi với quan điểm "Tâm tức Phật" đã giải quyết sự
bế tắc trong giáo lý Phật Giáo như đã nêu trên.
2)TƯ :
-Biến đức Phật thành thần thánh siêu nhiên là đi
ngược lại lời Phật dạy.
3)TU :
-Em tin đức Phật là vị đạo sư dạy cho con người biết
điều thiện để tu tâm sửa tánh.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Trong thời kỳ du nhập, PGVN có 2 đặc điểm gì?
-Vào thế kỷ thứ V, PGVN bị đả phá về điều gì?
-Đến thời kỳ nhà nước Vạn Xuân ra đời, giáo lý
PGVN thay đổi ra sao ?
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

61 Bậc Hướng thiện


62

Giáo án dạy môn Phật pháp-Tinh thần-Lịch sử ngành Thiếu

Trong tập này :


TIẾT TÊN BÀI DẠY TRANG
Dẫn nhập 01
Chương trình môn PP-TT-LS bậc Hướng Thiện 03
01 Lịch sử đức Phật Thích Ca từ sơ sanh đến xuất gia 04
02 LS đức Phật Thích Ca từ xuất gia đến thành đạo 07
03 LS đức Phật Thích Ca từ thành đạo đến nhập diệt 11
04 Tam Bảo ................................................................ 14
05 Quy y Tam Bảo ..................................................... 16
06 Năm Giới ............................................................... 18
07 Mục đích Gia Đình Phật Tử .................................. 20
08 Châm ngôn Gia Đình Phật Tử ............................... 22
09 Điều luật Gia Đình Phật Tử ................................... 24
10 Lược sử Gia Đình Phật Tử (tiết 1) ......................... 26
11 Lược sử Gia Đình Phật Tử (tiết 2) ......................... 28
12 Lược sử Gia Đình Phật Tử (tiết 3) ......................... 31
13 Thực hành Chánh Niệm ......................................... 35
14 Mười Điều Thiện ................................................... 37
15 Nghi thức tụng niệm .............................................. 39
16 Lục Hòa ................................................................. 41
17 Ăn chay .................................................................. 43
18 Niệm Phật .............................................................. 45
19 Dâng hương, hoa cúng Phật .................................. 47
20 Ý nghĩa huy hiệu Hoa Sen GĐPT ......................... 50
21 Cách vẽ huy hiệu Hoa Sen .................................... 52
22 Chào kính trong Gia Đình Phật Tử ....................... 55
23 Ý nghĩa sắc phục Gia Đình Phật Tử ..................... 57
24 Lược sử Phật Giáo Việt Nam thời du nhập ........... 59
25 Lược sử Phật Giáo Việt Nam thời du nhập ........... 62

62 Bậc Hướng thiện


63

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 1
LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT THÍCH CA
Từ sơ sanh đến xuất gia
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em biết thêm một số chi tiết chung quanh
việc đản sanh của Thái tử Tất Đạt Đa
Chuẩn bị : tranh ảnh đẹp về cuộc đời Đức Phật
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : bài số 1 bậc Hướng thiện


-Em cho biết 4 giai cấp trong xã hội Ấn Độ
-Thái tử Tất Đạt Đa sinh vào ngày tháng năm nào ?
tại đâu ?
-Cha mẹ thái tử tên chi ? thuộc nước nào ?
-Ông A Tư Đà tiên đoán tương lai thái tử ra sao ?
-Thái tử cưới vợ năm bao nhiêu tuổi ? Vợ, con thái
tử tên chi ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Ở bậc Hướng thiện, các em


đã biết khái quát về lịch sử Đức Phật Thích Ca. Năm nay,
chúng ta vẫn tiếp tục đề tài này nhưng sẽ tìm hiểu thêm
những chi tiết mà các em chưa biết.

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Tên của thái tử theo nguyên gốc chữ Phạn viết là :
Siddhatta, đọc là Si-Đat-ta (Trung Quốc phiên âm là Sĩ Đạt
Ta hay Tất Đạt Đa). Họ của thái tử viết là Gotama , đọc là
Gô-ta-ma (Trung quốc phiên âm Cồ Đàm). Tên tộc của

Bậc Sơ Thiện 1
64

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

ngài viết là Sakya, đọc là Sa-ky-a (Trung Quốc phiên âm là


Thích Ca). Ngoài ra . Sakya còn là một nhánh của dòng họ
Kosala, đọc là Kô-sa-la (TQ phiên âm là Kiều Tất La)
-Trong thời điểm thái tử đản sanh tại vườn Lâm Tỳ
Ni có hai loại hoa cùng nở một lúc là :
*Hoa Vô Ưu (Asoka) là một loại hoa thông dụng tại
Ấn Độ
*Hoa Ưu Đàm (Umdambara) là loại hoa thần thoại,
cả ngàn năm mới nở một lần vào lúc có thánh nhân ra đời.
-Vừa lọt lòng mẹ, thái tử đã đi bảy bước, một tay chỉ
trời, một tay chỉ đất, nói câu :
Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Vô lượng sanh tử
Ư kim tận hỷ
Dịch nghĩa : từ vô lượng kiếp đến nay, nhiều khi sanh lên
cõi trời, lắm lần bị đọa vào địa ngục, tất cả đều do chấp
ngã, tham sân si. Kiếp này ta không còn tái sanh nữa.
2)TƯ :
-Đức Phật ra đời là do hạnh nguyện cứu độ chúng
sanh mà ngài thị hiện xuống thế gian, khác với chúng sanh
ra đời là do nghiệp lực lôi kéo phải luân hồi sanh tử mãi
mãi.
3)TU :
-Là đoàn sinh GĐPT, chúng ta một lòng tôn kính và
tu học theo lời dạy của Đức Bổn Sư Thích Ca.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


- Em cho biết họ, tên tộc và tên của thái tử theo chữ
Phạn
2 Bậc Sơ Thiện
65

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Em hãy giải thích 4 câu thái tử nói lúc mới lọt lòng
mẹ
-Em hãy nói rõ về hai thứ hoa cùng nở trong giờ phút
thái tử đản sanh
-Những sự việc thần thoại diễn ra trong giờ phút đản
sanh có ý nghĩa thế nào ?
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

BÀI SỐ 2
LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT THÍCH CA
Từ xuất gia đến thành đạo
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em biết thêm một số chi tiết chung quanh sự
kiện xuất gia và thành đạo của Đức Phật
Chuẩn bị : tranh ảnh đẹp về cuộc đời Đức Phật
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : LSĐPTC từ sơ sanh đến xuất gia


- Em cho biết họ, tên tộc và tên của thái tử theo chữ
Phạn
-Em hãy giải thích 4 câu thái tử nói lúc mới lọt lòng
mẹ
-Em hãy nói rõ về hai thứ hoa cùng nở trong giờ phút
thái tử đản sanh
-Những sự việc thần thoại diễn ra trong giờ phút đản
sanh có ý nghĩa thế nào ?
Bậc Sơ Thiện 3
66

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : hôm nay chúng ta tiếp tục


tìm hiểu thêm những chi tiết mới về xuất gia và thành đạo
mà ở bậc Hướng Thiện chưa học, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Kể từ đây, người ta không gọi ngài là thái tử nữa,
mà gọi ngài với cái tên Sa môn Cồ Đàm (Sa môn= người
xuất gia; Cồ Đàm là họ của ngài)
-Lý do Sa môn Cồ Đàm tu khổ hạnh :Trong 5 năm
đầu, sa môn Cồ Đàm tìm học ba lần với 3 vị thầy là : 1)Các
vị Tiên ở rừng Bạc Già - 2)Ông Alara Kalama - 3)Ông Uất
Đầu Lam Phất. Đó là những bậc đạo sư danh tiếng thời bấy
giờ. Ngài đã tu học với các vị ấy và đã đạt kết quả ngang
bằng với các thầy. Song, ngài nhận thấy rằng: không ai có
đủ khả năng để dẫn dắt ngài thành tựu mục tiêu vì tất cả
đều chưa thoát ra khỏi vòng vô minh. Từ đó ngài không tìm
sự giúp đỡ từ bên ngoài nữa. Ngài nghĩ : chơn lý và sự
vắng lặng chỉ tìm được bên trong chúng ta. Do đó, ngài đi
đến rừng Ưu Lâu Tần Loa, bên cạnh sông Ni Liên Thuyền
để tu khổ hạnh cùng với năm anh em ông Kiều Trần Như.
-Sa môn Cồ Đàm tìm ra Trung Đạo : trong 6 năm tu
khổ hạnh, ngài cố tìm chơn lý bằng cách tu khổ hạnh cho
đến nỗi sức khỏe suy kiệt, mạng sống "như chỉ mành treo
chuông". Theo kinh điển ghi rằng: lúc ấy chư Thiên muốn
giúp đỡ ngài nên hiện ra hai cha con làm nghề "hát rong".
Người cha dạy con rằng : "Này con, dây đàn mà chùn quá
thì tiếng kêu không thanh tao, trái lại nếu dây đàn căng
quá thì dễ bị đứt. Con nên nhớ như thế!"

4 Bậc Sơ Thiện
67

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

Từ câu nói ấy khiến ngài giựt mình tỉnh ngộ, nghĩ


rằng : "Nếu con người sống hưởng thụ quá thì mất đi ý chí
và nghị lực; Ngược lại, nếu sống khổ hạnh quá thì sức khỏe
và trí tuệ sẽ cùng kiệt. Cả hai thái cực này đều không có lợi
cho việc tu hành giải thoát. Chỉ có con đường Trung Đạo,
tức không tham đắm vật chất nhưng cũng không khổ hạnh
ép xác mới có thể đưa ta tới cứu cánh giác ngộ giải thoát"
Từ suy nghĩ ấy, ngài đã từ bỏ con đường khổ hạnh, thọ
dụng bát cháo sữa do thôn nữ Sujata (Tu Xà Đề) cúng
dường và chuyển qua tu thiền định. Sau 49 ngày thiền định
dưới gốc cây Tất Bát La, ngài đắc quả, thành Phật.
(Vì cây Tất Bát La (Pipala) là nơi Phật thành đạo nên
người đời sau mới gọi là cây Bồ Đề nghĩa là cây Giác ngộ)
2)TƯ :
-Chúng ta thấy rằng Đức Phật nhờ vào công phu tu
tập từ rất nhiều kiếp trước, cho đến kiếp sau cùng mà ngài
vẫn phải nổ lực học đạo, thiền định một cách vất vả,
nghiêm mật như thế nào thì mới đắc thành chánh quả, mới
đầy đủ trí tuệ, giác ngộ tất cả chân lý... để rồi truyền dạy
cho chúng ta . Vì vậy chúng ta đừng tin vào bất cứ vị giáo
chủ nào nếu bỗng dưng họ xuất hiện và bảo rằng họ là đại
diện cho thần thánh nào đó và bắt chúng ta phải tin theo họ.
3)TU :
-Em theo gương Đức Phật, siêng năng tinh tấn tu học
để một ngày nào đó em cũng được giác ngộ giải thoát như
Phật vậy.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em cho biết vì lý do gì sa môn Cồ Đàm từ giã các vị
thầy để vào rừng tu khổ hạnh ?
Bậc Sơ Thiện 5
68

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Em hãy diễn tả thế nào là Trung Đạo ?


-Vì sao cây Tất Bát La được người đời sau gọi là cây
Bồ Đề ?
-Em thấy đức Phật của chúng ta khác với giáo chủ
các tôn giáo khác ở điểm nào ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui


BÀI SỐ 3
LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT THÍCH CA
Từ thành đạo đến nhập diệt
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em biết thêm một số chi tiết trong cuộc đời
hành đạo của đức Phật Thích Ca
Chuẩn bị : tranh ảnh đẹp về cuộc đời Đức Phật
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : LSĐPTC từ xuất gia đến thành đạo


-Em cho biết vì lý do gì sa môn Cồ Đàm từ giã các vị
thầy để vào rừng tu khổ hạnh ?
-Em hãy diễn tả thế nào là Trung Đạo ?
-Vì sao cây Tất Bát La được người đời sau gọi là cây
Bồ Đề ?
-Em thấy đức Phật của chúng ta khác với giáo chủ
các tôn giáo khác ở điểm nào ?
6 Bậc Sơ Thiện
69

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Ở bậc Hướng thiện, các em


đã học biết một số điểm căn bản trong cuộc đời hành đạo
của đức Phật. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một số
chi tiết khác mà các em chưa biết, nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Mười vị đệ tử lớn : 1)Xá Lợi Phất (trí tuệ đệ I )-
2)Mục Kiền Liên (thần thông đệ I)- 3)Ma Ha Ca Diếp (đầu
đà đệ I)- 4)A Na Luật (thiên nhãn đệ I)- 5)Tu Bồ Đề (giải
không đệ I)- 6)Ca Chiên Diên (luận nghĩa đệ I)- 7)Phú Lâu
Na (thuyết pháp đệ I) - 8)Ưu Ba Ly (giới luật đệ I)- 9)La
Hầu La(mật hạnh đệ I)- 10)ANan Đà (đa văn đệ nhất)
-Đức Phật độ cho thân quyến : 1 năm sau khi thành
đạo , đức Phật trở về Ca Tỳ La Vệ thăm vua cha . Ngài
thuyết pháp độ cho vua Tịnh Phạn, bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề
và công chúa Da Du Đà La đều đắc sơ quả Tu đà hoàn.
Đức Phật lại độ cho La Hầu La, Nan Đà, A Nan Đà, Đề Bà
Đạt Đa cùng nhiều người trong hoàng tộc đi xuất gia.
-Thành lập Ni bộ đầu tiên : 4 năm sau, đức Phật lại
trở về hoàng cung độ cho vua cha trong giờ phút hấp hối.
Nhờ nghe pháp mà vua Tịnh Phạn chứng được A la hán
trước khi nhắm mắt lìa đời.
Sau khi lễ tang vua Tịnh Phạn hoàn mãn, đức bà
Kiều Đàm Di (tức Ma ha Ba Xà Ba Đề) xin với Phật cho bà
cùng 500 cung nữ xuất gia. Lúc đầu Phật không đồng ý,
nhưng trước sự kiên trì và quyết tâm của bà cùng với lời
thỉnh cầu tha thiết của ngài A Nan Đà, sau cùng đức Phật
đồng ý cho bà cùng 500 cung nữ xuất gia. Ni giới được
hình thành từ đó.
Bậc Sơ Thiện 7
70

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

2)TƯ :
-Đức Phật Thích Ca thật là một con người vĩ đại qua
hình ảnh :
Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Kỳ vị sanh tử sự
Giáo hóa độ xuân thu
Tạm dịch :
Một bát, cơm ngàn nhà
Một mình đi vạn dặm
Vì vấn đề sanh tử
Giáo hóa độ ngày qua
3)TU :
-Em cần tìm đọc thêm kinh sách nói về cuộc đời Đức
Phật Thích Ca để hiểu rõ thêm sự tôn quý của Ngài.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em hãy kể tên 10 đệ tử lớn của Phật và nói công
hạnh đệ nhất của từng vị
-Đức Phật đã độ cho thân quyến ra sao ?
-Ni bộ đầu tiên do ai đứng dầu ? Bà có quan hệ thế
nào với đức Phật ?
-Em hãy đọc thuộc lòng và giải thích 4 câu thơ nói
về hình ảnh đức Phật

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui


8 Bậc Sơ Thiện
71

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 4
TAM BẢO
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em hiểu sâu thêm về Tam Bảo


Chuẩn bị : ảnh của vài vị cao tăng mà các em thường nghe
tiếng - Nên cho các em học bài này nơi chánh điện có tôn
trí tượng Phật đẹp.
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : LSĐPTC từ thành đạo đến nhập diệt


-Em hãy kể tên 10 đệ tử lớn của Phật và nói công
hạnh đệ nhất của từng vị
-Đức Phật đã độ cho thân quyến ra sao ?
-Ni bộ đầu tiên do ai đứng dầu ? Bà có quan hệ thế
nào với đức Phật ?
-Em hãy đọc thuộc lòng và giải thích 4 câu thơ nói
về hình ảnh đức Phật
II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : ở bậc Hướng thiện, các em
đã biết khái quát về Tam Bảo. Hôm nay, chúng sẽ tìm hiểu
thêm những điều chưa biết về ba ngôi báu, nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Để hiểu thêm về sự tôn quý của Phật bảo, chúng ta
cần biết về 10 danh hiệu mà người đời dùng để tôn xưng
Ngài :
1. NHƯ LAI: Bậc từ Chơn Như ứng hiện đến thế
gian giáo hóa chúng sanh

Bậc Sơ Thiện 9
72

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

2. ỨNG CÚNG: Bậc phước điền và trí tuệ đầy đủ


được thọ lãnh sự cúng dường.
3. CHÁNH BIẾN TRI: Bậc chánh trí và thể tánh
sáng suốt, giác ngộ hoàn toàn.
4. MINH HẠNH TÚC: Bậc đức hạnh viên mãn,
thiện nghiệp hoàn toàn và đầy đủ.
5. THIỆN THỆ: Bậc hoàn thiện tất cả mọi việc
lành, hạnh nguyện tế độ đã rốt ráo đến nơi. Chấm dứt
những duyên nghiệp, không còn luân hồi nữa.
6. THẾ GIAN GIẢI: bậc hiểu biết sự lý viên dung
và thấy rõ ràng mọi chuyện ở thế gian. Từ loài hữu tình đến
vô tình đều rõ suốt thấu đáo.
7. VÔ THƯỢNG SĨ, ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU:
Bậc cao tột, có thể chế ngự và đối trị mọi nhân duyên trong
pháp giới, giáo hóa điều phục đến giác ngộ và giải thoát.
8. THIÊN NHƠN SƯ: Bậc Thầy của cõi trời và
người
9. PHẬT: Bậc giác ngộ hoàn toàn, tự giác, giác tha,
giác hạnh viên mãn.
10. THẾ TÔN: Bậc đức hạnh vẹn toàn muôn loài
đều tôn kính.
-Pháp Bảo :Khi Phật còn tại thế, những lời thuyết
giảng của Ngài chưa được ghi thành chữ viết, mà do ngài A
Nan Đà, thị giả của Phật, ghi nhớ. Sau khi Phật nhập diệt
100 ngày, ngài Ca Diếp triệu tập 500 vị A la hán nhóm họp
tại hang Thất Diệp gần thành Vương Xá nước Ma Kiệt Đà
đại hội trong 3 tháng. Trong thời gian ấy, ngài A Nan tụng
lại toàn bộ những lời thuyết giảng của Phật, gọi là Kinh;
ngài Ưu Ba Ly tụng lại toàn bộ giới luật do Phật chế cho
hàng đệ tử , gọi là Luật. Thời điểm này chưa có tạng Luận.
10 Bậc Sơ Thiện
73

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

Từ đó về sau, trong vòng 500 năm còn tổ chức thêm


3 kỳ kết tập kinh điển nữa. Đến lần kết tập thứ IV tại nước
Tích Lan, tam tạng kinh - luật - luận mới được viết trên lá
buông (lá bối) để lưu trữ vào bảo tồn đến nay.
Tăng Bảo : trong hàng ngũ Tăng bảo của Việt Nam
luôn có những vị tăng tài đạo hạnh sáng ngời đáng cho
hàng Phật tử tôn kính lễ bái và cầu học. Xa xưa thì có quý
ngài: Vạn Hạnh, Khuông Việt, Trần Nhân Tông...; cận đại
có quý ngài : Huệ Quang, Khánh Anh, Thiện Hoa... Hiện
đại có quý ngài : Thiện Siêu, Minh Châu, Nhất Hạnh, Từ
Thông, Thanh Từ, Huyền Vi, Thiện Châu, Chơn Thiện
v.v... Đó chính là những rường cột vững chắc của ngôi nhà
Phật Giáo Việt Nam
2)TƯ :
-Phật tử chúng ta vô cùng hạnh phúc vì có Tam Bảo
dẫn đường để ra khỏi si mê và được giác ngộ, giải thoát.
3)TU:
-Em tinh tấn tu học để không phụ lòng giáo dưỡng
của Tam Bảo

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em cho biết 10 danh hiệu của đức Phật và giải thích
từng danh hiệu
-Hãy nói sơ qua về lần kết tập kinh điển thứ I

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui


Bậc Sơ Thiện 11
74

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 5
QUY Y TAM BẢO
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em hiểu thêm về Sự quy y và Lý quy y


Chuẩn bị : ảnh 1 buổi lễ quy y truyền giới cho Phật tử
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Tam Bảo


-Em cho biết 10 danh hiệu của đức Phật và giải thích
từng danh hiệu
-Hãy nói sơ qua về lần kết tập kinh điển thứ I

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : ở bậc Hướng thiện, các em


đã hiểu ý nghĩa của quy y Tam Bảo. Hôm nay, chúng ta tìm
hiểu thế nào là Sự quy y và Lý quy y, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Sự quy y Phật : là thường ngày lễ bái, chiêm
ngưỡng, tưởng niệm Phật qua tranh tượng thờ trên bàn Phật
-Sự quy y Pháp : là thường ngày tụng niệm và nghe
giảng Kinh Phật
-Sự quy Tăng : là thường ngày cung kính, cúng
dường và học hỏi nơi chư tăng chân chính
-Lý quy y Phật : là trở về nương tựa nơi Phật tánh
của chính mình vì mỗi người chúng ta đều có khả năng
thành Phật
-Lý quy y Pháp : là trở về nương tựa pháp tính của
chính mình vì mỗi người đều có đủ các đức : trí tuệ, từ bi,

12 Bậc Sơ Thiện
75

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

tinh tấn, hỷ xả, thanh tịnh v.v...


-Lý quy y Tăng : là trở về nương tựa nơi bản tánh
thanh tịnh của chính mình
2)TƯ :
-Sự quy y là nương tựa nơi cái bên ngoài
-Lý quy y là nương tựa nới cái sẵn có của chính mình
3)TU :
-Em cần quy y cả Sự và Lý

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Thế nào Sự quy y ?
-Em hãy cho thí dụ cụ thể về Sự quy y
-Thế nào là Lý quy y ?
-Em hãy cho thí dụ cụ thể về Lý quy y
-Theo em, sự và lý, bên nào quan trọng hơn ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

Bậc Sơ Thiện 13
76

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 6
NĂM GIỚI
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em hiểu thêm về ý nghĩa Năm Giới


Chuẩn bị : tranh vẽ lục đạo luân hồi
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Quy y Tam Bảo


-Thế nào Sự quy y ?
-Em hãy cho thí dụ cụ thể về Sự quy y
-Thế nào là Lý quy y ?
-Em hãy cho thí dụ cụ thể về Lý quy y
-Theo em, sự và lý, bên nào quan trọng hơn ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : ở bậc Hướng thiện, các em


đã biết khái quát về Năm Giới. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng
nhau tìm hiểu thêm về ý nghĩa của Năm Giới, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Giới sát sanh : trong đời sống có nhiều trường hợp
khiến ta không thể không phạm giới sát sanh như : giết giặc
để bảo vệ Tổ Quốc; phun thuốc trừ sâu để bảo vệ mùa
màng; diệt lăng quăng, ruồi muỗi, chuột bọ để bảo vệ sức
khỏe cho gia đình và cộng đồng v.v... Nếu gặp phải những
trường hợp ấy, chúng ta nên ý thức hạn chế việc giết hại và
nhớ cầu siêu cho các sanh linh mà vì bất khả kháng ta phải
giết chúng. Cầu siêu để tiêu trừ đi phần nào nợ máu của ta
với chúng sanh.

14 Bậc Sơ Thiện
77

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Giới trộm cắp : những hành vi sau đây cũng thuộc


về giới trộm cắp : giựt hụi, mua gian bán lận, lường gạt,
đầu cơ tích trữ v.v...
-Giới tà dâm : các hành vi sau đây cũng thuộc về giới
tà dâm : đi bia ôm, mại dâm, xem phim sex, xem sách báo
khiêu dâm v.v...
-Giới vọng ngữ : đôi khi nói dối mà không phạm
giới, đó là trường hợp nói dối để cứu người và vật, nói dối
để đem lại lợi ích cho mình và cho người...
-Giới uống rượu : ngày nay có nhiều chất gây say và
nghiện như rượu : cần sa, ma túy, thuốc lắc, bia, thuốc lá ...
những thứ này cũng nằm trong giới uống rượu.
2)TƯ :
-Muốn trở thành bậc Thánh thì phải làm người tốt;
muốn làm người tốt thì phải giữ nghiêm Năm Giới
3)TU :
-Em thực hành điều luật thứ I : Phật tử quy y Phật-
Pháp-Tăng và giữ giới đã phát nguyện

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Trong trường hợp bất khả kháng phải giết hại sinh
vật thì em nên làm thế nào?
-Em hãy kể một vài trường hợp nằm trong giới trộm
cắp và giới tà dâm
-Trường hợp nào nói dối mà không phạm giới ?
-Ngoài rượu, các chất nào cần tránh xa như rượu ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui
Bậc Sơ Thiện 15
78

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 7
MỤC ĐÍCH GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em hiểu thêm về ý nghĩa mục đích GĐPT


Chuẩn bị : tranh ảnh sinh hoạt Gia Đình Phật Tử
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Năm Giới


-Trong trường hợp bất khả kháng phải giết hại sinh
vật thì em nên làm thế nào?
-Em hãy kể một vài trường hợp nằm trong giới trộm
cắp và giới tà dâm
-Trường hợp nào nói dối mà không phạm giới ?
-Ngoài rượu, các chất nào cần tránh xa như rượu ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : ở bậc Hướng thiện, các em


đã biết khái quát mục đích GĐPT, em nào hãy nói mục
đích GĐPT là gì nào ! Giỏi lắm, hôm nay chúng ta cùng
tìm hiểu thêm về ý nghĩa mục đích GĐPT, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Thế nào là Phật tử chân chánh ? Đó là :
*Một người con hiếu trong gia đình
*Một công dân lương thiện ngoài xã hội
*Một cư sĩ biết kính Phật, trọng Tăng , sống
theo lời Phật dạy.
-Thế nào là phụng sự đạo pháp ? Đó là :
*Cúng dường và hộ trì Tam Bảo

16 Bậc Sơ Thiện
79

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

*Bảo vệ đạo pháp


*Tham gia các Phật sự do Giáo hội yêu cầu
-Thế nào là xây dựng xã hội ? Đó là :
*Bản thân mình sống tốt để mọi người xung
quanh kính mến
*Làm cho nhiều người biết đến Phật Pháp
2)TƯ :
-Mục đích vào GĐPT của em là tu học để thành Phật
tử chân chánh, góp phần phụng sự đạo pháp và xây dựng xã
hội.
3)TU :
-Em siêng năng đi sinh hoạt và tinh tấn tu học để mai
sau trở thành người Phật tử chân chánh.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Thế nào là Phật tử chân chánh ?
-Thế nào là phụng sự đạo pháp ?
-Thế nào là xây dựng xã hội ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



Bậc Sơ Thiện 17
80

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 8
CHÂM NGÔN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em hiểu thêm về ý nghĩa Châm ngôn GĐPT


Chuẩn bị : tranh ảnh sinh hoạt Gia Đình Phật Tử
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Mục đích GĐPT


-Thế nào là Phật tử chân chánh ?
-Thế nào là phụng sự đạo pháp ?
-Thế nào là xây dựng xã hội ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Ở bậc Hướng thiện, các em


đã tìm hiểu khái quát châm ngôn GĐPT, em nào cho anh
(chị) biết châm ngôn GĐPT là gì nào ? Đúng rồi, đó là Bi-
Trí-Dũng. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về mối quan
hệ chặt chẽ giữa 3 đức tính: bi, trí, dũng, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-TRÍ : nếu ta có trí có tài mà không có tình thương
(Bi) thì tài trí có thể khiến ta trở thành kẻ ác độc và nguy
hiểm cho xã hội. Vì vậy , có Trí thì phải có Bi dẫn đường.
-BI : nếu ta chỉ có tình thương (Bi) mà không có Trí
thì rất dễ bị người khác lợi dụng. Nhờ có trí mà tình thương
chúng ta mới đặt đúng chỗ và đem lại lợi lạc.
-DŨNG : có Trí mà không có Dũng thì không thể
làm nên sự nghiệp gì trên đời - Có Dũng mà không có Bi
và Trí thì sẽ trở thành kẻ ác tâm liều lĩnh.

18 Bậc Sơ Thiện
81

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Vì vậy, Bi-Trí-Dũng có tác dụng bổ sung cho nhau


để xây dựng nên mẫu người Phật tử chân chánh.
2)TƯ :
-Bi-Trí-Dũng là ba đức tính biểu trưng cho tinh thần
đạo Phật.
3)TU :
-Em cố gắng tu tập ba đức tính Bi-Trí-Dũng

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Nếu có Trí mà không có Bi thì sẽ ra sao ?
-Nếu có Bi mà không có Trí thì sẽ thế nào ?
-Nêu có Dũng mà không có Trí và Bi thì sẽ thành
người thế nào ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

Bậc Sơ Thiện 19
82

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 9
ĐIỀU LUẬT GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em hiểu thêm về ý nghĩa Điều luật GĐPT


Chuẩn bị : tranh ảnh sinh hoạt Gia Đình Phật Tử
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Châm ngôn GĐPT


-Nếu có Trí mà không có Bi thì sẽ ra sao ?
-Nếu có Bi mà không có Trí thì sẽ thế nào ?
-Nêu có Dũng mà không có Trí và Bi thì sẽ thành
người thế nào ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Ở bậc Hướng Thiện, các em


đã được học và hiểu khái quát về 5 điều luật ngành Thiếu.
Em nào đọc lại 5 điều luật cho các bạn cùng nghe đi ! Giỏi
lắm ! Hôm nay chúng ta tìm hiểu sâu thêm một số ý nghĩa
của 5 điều luật, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Điều thứ 1 : Sau khi em đã quy y Tam Bảo rồi thì
không nên tin tưởng và lễ lạy các quỷ thần như : thần trong
các đình làng, bà chúa xứ, cô đồng cậu bóng, thần thánh
các đạo khác v.v...
-Điều thứ 2 : không những tự mình không giết hại
mà mình cũng không vui sướng khi thấy người khác giết
hại hoặc mình xúi người khác giết.

20 Bậc Sơ Thiện
83

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Điều thứ 3 : đôi khi vì lợi lạc của số đông hay để


cứu mạng chúng sanh, chúng ta có thể nói dối mà không bị
phạm luật.
-Điều thứ 4 : từ suy nghĩ cho đến lời nói và việc làm
đều theo Bát Chánh Đạo : 1)Hiểu biết chân chánh - 2)Suy
nghĩ chân chánh- 3)Lời nói chân chánh - 4)Việc làm chân
chánh- 5)Nghề nghiệp chân chánh- 6)Siêng năng chân
chánh- 7)Quán niệm chân chánh- 8)Thiền định chân chánh
-Điều thứ 5 : Hỷ xả có nhiều nghĩa : không tham
lam ích kỷ - bao dung và tha thứ - không ganh ghét đố kỵ -
từ bỏ những thú vui thấp hèn v.v...
2)TƯ :
-Điều luật giống như đường ray xe lửa giúp ta đi
đúng hướng và không bị trượt ngã.
3)TU :
-Em nỗ lực thực hành 5 điều luật GĐPT trong đời
sống
IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :
-Đoàn sinh GĐPT có nên lễ lạy cầu xin thần thánh
mà người ta cho là "linh thiêng" không ? Vì sao ?
-Em có mua chim do người ta bắt và bán tại các cửa
chùa để phóng sanh không ? Vì sao ?
-Hãy cho một thí dụ trường hợp nào nói dối mà
không phạm luật
-Điều luật 4 liên quan đến giáo lý nào ?
-Hãy cho một thí dụ về hạnh hỷ xả

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui
Bậc Sơ Thiện 21
84

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 10
LƯỢC SỬ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em hiểu thêm vài sự kiện diễn ra trong giai
đoạn từ năm 1997 đến nay.
Chuẩn bị : tranh ảnh sinh hoạt Gia Đình Phật Tử
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Điều luật GĐPT


-Đoàn sinh GĐPT có nên lễ lạy cầu xin thần thánh
mà người ta cho là "linh thiêng" không ? Vì sao ?
-Em có mua chim do người ta bắt và bán tại các cửa
chùa để phóng sanh không ? Vì sao ?
-Hãy cho một thí dụ trường hợp nào nói dối mà
không phạm luật
-Điều luật 4 liên quan đến giáo lý nào ?
-Hãy cho một thí dụ về hạnh hỷ xả

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Ở bậc Hướng thiện, các em


đã nắm các sự kiện quan trọng cơ bản trong lược sử GĐPT
từ ngày thành lập cho đến nay. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm
hiểu thêm vài sự kiện khác diễn ra trong giai đoạn từ năm
1997 về sau.

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Năm 1997, Giáo hội PGVN cho phép GĐPT tái sinh
hoạt thì một thiểu số huynh trưởng từng sinh hoạt trước
năm 1975 đang định cư ở nước ngoài không chịu sinh hoạt

22 Bậc Sơ Thiện
85

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

trong lòng GHPGVN. Một số nhỏ huynh trưởng trong nước


cũng ngã theo chủ trương này.
-Để thống nhất tổ chức, Hòa thượng Thích Minh
Châu gởi thư mời 4 huynh trưởng cấp Dũng là : Anh Võ
Đình Cường, anh Tống Hồ Cầm, anh Nguyễn Xuân Quyền
và anh Nguyễn Châu họp ngày 29/10/1997 để xác định
đường lối sinh hoạt chung cho GĐPTVN.
-Phiên họp nhất trí ký tên vào biên bản có nội dung
như sau :
1.Tiếp tục đẩy mạnh sinh hoạt GĐPT
2.GĐPT sinh hoạt trong lòng GHPGVN
3.Cần tu chỉnh lại Nội quy GĐPT cho phù hợp
-Tuy nhiên sau đó thì anh Nguyễn Châu ngã theo
đường lối của GĐPT hải ngoại, không chịu dưới sự quản lý
của giáo hội trong nước. Vì thế một bộ phận nhỏ GĐPT
trong nước sinh hoạt ngoài giáo hội, họ tự xưng là "GĐPT
truyền thống" không chấp hành theo luật pháp Nhà nước.
-Vì "GĐPT truyền thống" sinh hoạt ngoài vòng pháp
luật nên bị Nhà nước cấm đoán và giải tán. Họ phải sinh
hoạt lén lút bằng cách dùng tiền nước ngoài gởi về mua
chuộc một số vị trụ trì để họ được sinh hoạt trong ngôi chùa
đó. Nhưng không bao lâu thì bị chánh quyền địa phương
phát hiện và bắt phải giải tán
2)TƯ :
-Gia Đình Phật Tử sau năm 1975 bị phân hóa vì yếu
tố chính trị chen vào.
3)TU :
-Em chỉ đi sinh hoạt trong GĐPT do GHPGVN
quản lý.

Bậc Sơ Thiện 23
86

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Vì sao HT Thích Minh Châu mời 4 huynh trưởng
cấp Dũng họp ?
-Biên bản cuộc họp thống nhất về những vấn đề gì :
-Vì sao biên bản đó không được anh Nguyễn Châu
thực hiện ?
-"GĐPT truyền thống" có được pháp luật cho phép
sinh hoạt không? Vì sao ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



BÀI SỐ 11
THỰC TẬP CHÁNH NIỆM
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em hiểu và thực hành bài Chánh Niệm số 3


Chuẩn bị : tranh ảnh về tọa thiền, thiền hành, niệm Phật
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

l-KIỂM TRA BÀI CŨ : Lược sử GĐPTVN


-Vì sao HT Thích Minh Châu mời 4 huynh trưởng
cấp Dũng họp ?
-Biên bản cuộc họp thống nhất về những vấn đề gì :
-Vì sao biên bản đó không được anh Nguyễn Châu
thực hiện ?

24 Bậc Sơ Thiện
87

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-"GĐPT truyền thống" có được pháp luật cho phép


sinh hoạt không? Vì sao ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Ở bậc Hướng thiện, các em


đã hiểu về cách thức, lợi ích và đã thực tập Chánh niệm bài
số 1 và bài số 2. Em nào có thể nói lại bài thực tập số 1 và
số 2 không ? Đúng rồi, bài số 1 là "theo dõi hơi thở vào ra",
bài số 2 là đếm hơi thở (còn gọi là quán sổ tức). Hôm nay,
chúng ta sẽ thực tập bài số 3 có tên là "Niệm Thân", các em
nhé!
III-NỘI DUNG BÀI DẠY :
1)VĂN :
-Thực tập bài số 3 có tên "Niệm Thân"
-Ngồi theo thế kiết già như các bài trước.
-Vừa theo dõi hơi thở, vừa nói thầm các câu sau đây,
sao cho các câu nói dứt ở cuối mỗi hơi thở vào - ra :
1.Hơi thở vào dài, tôi biết hơi thở vào dài
Hơi thở ra dài, tôi biết hơi thở ra dài
2.Hơi thở vào ngắn, tôi biết hơi thở vào ngắn
Hơi thở ra ngắn, tôi biết hơi thở ra ngắn
3.Cảm giác thân hành, tôi sẽ thở vô
Cảm giác thân hành, tôi sẽ thở ra
4.An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô
An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra.
-Sau khi thực tập các bài số 1, 2, 3 một thời gian, các
em sẽ tăng trưởng ký ức (nhớ lâu), ít bệnh tật, tính lăng
xăng háo động sẽ bớt đi nhiều.
2)TƯ :
-Thực tế cho thấy, khi nào tâm ta an tịnh thì trí óc
làm việc rất hiệu quả. Vì vậy, Chánh niệm giúp cho các em
Bậc Sơ Thiện 25
88

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

học bài nhớ lâu và giải các bài toán dễ dàng hơn.
3)TU :
-Em siêng năng thực hành Chánh niệm mỗi ngày tại
nhà.
IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :
-Bài thực tập số 3 có tên là gì ?
-Em hãy đọc lại các câu nói thầm khi ngồi chánh
niệm bài số 3
-Ích lợi của các bài thực tập số 1, 2, 3 là gì ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



BÀI SỐ 12
THẬP THIỆN NGHIỆP
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em ứng dụng Thập Thiện vào đời sống
Chuẩn bị : tranh ảnh về sáu nẻo luân hồi
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

l-KIỂM TRA BÀI CŨ : Thực tập Chánh niệm


-Bài thực tập số 3 có tên là gì ?
-Em hãy đọc lại các câu nói thầm khi ngồi chánh
niệm bài số 3
-Ích lợi của các bài thực tập số 1, 2, 3 là gì ?

26 Bậc Sơ Thiện
89

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Ở bậc Hướng thiện, các em


đã học về Mười Điều Thiện. Em nào có thể nhắc cho các
bạn nhớ và 10 điều thiện nào ? Giỏi lắm ! Hôm nay, chúng
ta sẽ tìm hiểu sâu thêm về Thập Thiện, các em nhé!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Sát sanh nghĩa là tự tay mình giết, xúi người khác
giết hoặc vui thích khi thấy người khác giết. Vậy, ta nên tập
từ bi và tôn trọng sự sống muôn loài
-Trộm cắp nghĩa là lấy của người khác đem về cho
mình mà không được sự đồng ý của người. Vậy, ta không
nên trộm cắp và nên tập bố thí
-Tà dâm gồm các hành vi như : ngoại tình, mại dâm,
đi bia ôm, xem phim và sách báo đồi trụy v.v... Vậy, ta nên
sống chung thủy vợ chồng và sống lành mạnh
-Nói dối nghĩa là có mà nói không, không mà nói có,
tức là nói sai với sự thật. Vậy ta nên nói đúng sự thật.
-Nói hai lưỡi nghĩa là đi đầu này thì nói xấu người
kia, đến người kia thì nói xấu người này, tức là nói làm cho
người ta giận ghét nhau sinh ra xích mích, chia rẻ. Vậy, ta
nên nói lời tốt đẹp để tạo sự thương mến, đoàn kết.
-Nói thêu dệt nghĩa là "thêm mắm thêm muối" cho
câu chuyện thêm phần quan trọng để lừa gạt người khác
nhằm trục lợi cho mình. Vậy, ta nên "có thế nào nói thế ấy"
-Nói lời ác độc nghĩa là chưỡi mắng người khác hoặc
dùng những lời lẽ gay gắt, độc ác để nói xấu kẻ khác. Vậy
ta nên nói lời hòa ái với mọi người.
-Tham nghĩa là cái gì có lợi đều muốn vơ về cho
mình, còn cái gì bất lợi thì đẩy cho người khác chịu. Vậy,
Bậc Sơ Thiện 27
90

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

ta nên tập bố thí và làm lợi cho người.


-Sân nghĩa là hay tức giận, gây gổ, đánh nhau. Ta
nên tập tánh hiền hòa, bình tĩnh và thương người
-Si nghĩa là ngu muội, không biết đạo lý, không biết
phải trái. Vậy, ta nên tinh tấn tu học theo lời Phật dạy để
được hết ngu si.
2)TƯ :
-Người tu Thập Thiện thường được mọi người kính
mến và sau khi mệnh chung sẽ được lên cõi Trời hưởng
phước báu đời đời.
3)TU :
-Em luôn ghi nhớ và thực hành Mười Điều Thiện
trong cuộc sống hằng ngày.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em hãy kể ra 10 điều thiện
-Em hãy giải thích 10 điều ác
-Để loại trừ 10 điều ác, em phải làm 10 điều thiện
nào ?
-Người tu Thập Thiện Nghiệp sẽ được lợi ích gì ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



28 Bậc Sơ Thiện
91

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 13
NGHI THỨC TỤNG NIỆM
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em hiểu ý nghĩa các bài kinh trong nghi
thức GĐPT
Chuẩn bị : tranh ảnh các vị Phật, Bồ Tát có trong bài kinh
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

l-KIỂM TRA BÀI CŨ : Thập Thiện Nghiệp


-Em hãy kể ra 10 điều thiện
-Em hãy giải thích 10 điều ác
-Để loại trừ 10 điều ác, em phải làm 10 điều thiện
nào ?
-Người tu Thập Thiện Nghiệp sẽ được lợi ích gì ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Ở bậc Hướng thiện, các em


đã hiểu qua ý nghĩa bài kinh Sám Hối. Hôm nay, chúng ta
cùng tìm hiểu ý nghĩa các bài kinh khác trong nghi thức
GĐPT, các em nhé ! Trước khi vào bài, mời các em chiêm
ngưỡng tranh vẽ các vị Phật và Bồ Tát có trong bài kinh.

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
*Niệm danh hiệu:
-"Nam mô" là từ tiếng Phạn, dịch nghĩa là "xin tôn
kính và nương tựa"
-Chúng ta niệm danh hiệu Phật và Bồ tát là để tưởng
nhớ và làm theo hạnh lành của các Ngài
*Bốn Lời Nguyện :

Bậc Sơ Thiện 29
92

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Nói lên hạnh nguyện rộng lớn của Bồ tát đạo mà


người đoàn viên GĐPT đang theo
*Quy Y Đảnh Lễ :
-Bày tỏ lòng tôn kính và nương tựa của người Phật tử
nơi ba ngôi báu
*Hồi Hướng :
-Nguyện đem công đức tụng niệm kinh điển của
mình mà chia đều cho khắp mọi người để cùng trọn thành
Phật đạo.
2)TƯ :
-Phật dạy : "Tụng kinh nhiều mà không hiểu và
thực hành theo kinh thì lợi ích chưa trọn vẹn"
3)TU :
-Em thuộc làu nghi thức tụng niệm GĐPT.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em cho biết ý nghĩa của từ "Nam mô"
-Hãy nói đại ý của các bài kinh trong Nghi thức
GĐPT

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



30 Bậc Sơ Thiện
93

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 14
LỤC HÒA
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em áp dụng Lục Hòa trong đời sống


Chuẩn bị : tranh ảnh sinh hoạt GĐPT
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

l-KIỂM TRA BÀI CŨ : Nghi thức tụng niệm


-Em cho biết ý nghĩa của từ "Nam mô"
-Hãy nói đại ý của các bài kinh trong Nghi thức
GĐPT
II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Ở bậc Hướng thiện, các em
đã hiểu khái quát về Lục Hòa. Em nào có thể kể ra 6 phép
hòa kỉnh không nào ? Giỏi lắm. Hôm nay chúng ta sẽ tìm
hiểu cách ứng dụng Lục Hòa trong đời sống thường ngày,
các em nhé!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Thân hòa : đối với anh chị em trong nhà cũng như
các bạn ở trường hay trong GĐPT, em cần đối xử bình
đẳng, không phân biệt nghèo hay giàu, thông minh hay
chậm hiểu, đẹp hay xấu ...
-Khẩu hòa : đối với anh chị em trong nhà cũng như
các bạn ở trường hay trong GĐPT, em cần dùng lời nói nhỏ
nhẹ, ôn hòa . Tránh cãi cọ hơn thua sinh mất đoàn kết.
-Ý hòa :đối với anh chị em trong nhà cũng như các
bạn ở trường hay trong GĐPT, nếu có sự khác biệt ý kiến,
em cần ôn tồn giải thích và thuyết phục để mọi người chấp

Bậc Sơ Thiện 31
94

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

nhận ý kiến của mình. Nếu thấy ý kiến của người khác
đúng thì mình phải nghe theo họ. Tránh cực đoan bảo thủ
cái gì cũng cho mình đúng nhất.
-Kiến hòa : đối với anh chị em trong nhà cũng như
các bạn ở trường hay trong GĐPT, em cần khiêm tốn học
hỏi cái hay của mọi người, ngược lại nếu em có gì hay thì
cũng nên chia sẻ cho mọi người để giúp nhau cùng tiến bộ.
-Giới hòa : đối với anh chị em trong nhà cũng như
các bạn ở trường hay trong GĐPT, em cần nhắc nhở mọi
người sống đúng giới luật, điều luật hay kỷ luật tùy theo
trường hợp. Nếu có ai nhắc nhở mình thì em cũng phải
nghe theo họ, chờ đừng tự ái.
-Lợi hòa : đối với anh chị em trong nhà cũng như các
bạn ở trường hay trong GĐPT, em luôn phân chia quyền lợi
một cách công bình, không được tham lam dành phần hơn
về mình.
2)TƯ :
-Nếu tất cả mọi người trong xã hội đều sống với
nhau bằng Lục Hòa thì thế giới này sẽ tốt đẹp biết bao !
3)TU :
-Em luôn tâm niệm sống với mọi người bằng lời dạy
Lục Hòa của đức Phật.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em hãy phân tách ngược lại : nếu mọi người đối xử
nhau không theo Lục Hòa thì tình trạng gì sẽ xảy ra ? (phân
tách theo từng phép một)
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui
32 Bậc Sơ Thiện
95

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 15
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC
(Chia làm 2 tiết)
Tiết 1 : Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em biết về thân thế và đạo nghiệp của Ngài
Chuẩn bị : di ảnh HT Thích Quảng Đức - Ảnh chụp tượng
Bồ tát Thích Quảng Đức.
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

l-KIỂM TRA BÀI CŨ : Lục Hòa


-Em hãy phân tách ngược lại : nếu mọi người đối xử
nhau không theo Lục Hòa thì tình trạng gì sẽ xảy ra ? (phân
tách theo từng phép một)

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Đây là bức di ảnh Hòa


thượng Thích Quảng Đức và đây là ảnh chụp bức tượng
của Ngài hiện được tôn trí tại công viên Thích Quảng Đức,
quận 3 TP.HCM. Mời các em xem trước rồi nghe nói về
tiểu sử Ngài, nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1-VĂN :
-Hòa thượng Thích Quảng Đức thế danh Lâm Văn
Tuất, sinh năm 1897 tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Thân phụ là cụ Lâm Hữu Ứng, thân mẫu là cụ bà Nguyễn
Thị Nương.
-Lên 7 tuổi xuất gia với cậu ruột là HT Thích Hoằng
Thâm, đổi tên họ là Nguyễn Văn Khiết. 15 tuổi thọ Sa di,
20 tuổi thọ Tỳ kheo và Bồ tát giới, được pháp danh Thị

Bậc Sơ Thiện 33
96

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

Thủy, pháp tự Hành Pháp, pháp hiệu Quảng Đức. Ngài lập
ngôi chùa Thiên Lộc Tự ở Ninh Hòa, Khánh Hòa.
-Năm 1932 Hội An Nan Phật Học ra đời, Ngài được
thỉnh làm chứng minh đạo sư Chi Hội Ninh Hòa và làm
Kiểm Tăng Tỉnh hội Khánh Hòa. Ngài kiến tạo và trùng tu
14 ngôi chùa.
-Năm 1943, Ngài hành đạo khắp Nam Bộ, từng sang
Nam Vang 3 năm nghiên cứu kinh điển Pali Nam tông.
-Năm 1953, Ngài giữ chức Phó Trị sự và Trưởng
Ban Nghi lễ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, trụ trì chùa
Phước Hòa, trụ sở đầu tiên của Hội Phật Học Nam Việt.
Ngài thường lui tới thuyết pháp độ tăng tại các chùa Quán
Thế Âm (Gia Định), Long Phước (Khánh Hòa) ...
2)TƯ :
-HT Thích Quảng Đức là bậc cao tăng rường cột của
Phật Giáo Việt Nam
3)TU :
-Em tôn kính bậc chân tu như HT Thích Quảng Đức.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em hãy nêu thân thế HT Thích Quảng Đức
-Ngài xuất gia với ai, tại đâu ?
-Năm 1932, ngài giữ chức vụ gì ?
-Năm 1943, ngài nghiên cứu kinh Nam tông tại đâu ?
-Năm 1953, ngài giữ chức vụ gì ? trụ trì chùa nào?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

34 Bậc Sơ Thiện
97

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 16
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC
Tiết 2 : Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em biết về gương "Vị Pháp Thiêu Thân" của
Bồ tát Thích Quảng Đức
Chuẩn bị : di ảnh HT Thích Quảng Đức tự thiêu - Ảnh
chụp tượng Bồ tát Thích Quảng Đức.
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

l-KIỂM TRA BÀI CŨ : Hòa thượng Thích Quảng Đức


-Em hãy nêu thân thế HT Thích Quảng Đức
-Ngài xuất gia với ai, tại đâu ?
-Năm 1932, ngài giữ chức vụ gì ?
-Năm 1943, ngài nghiên cứu kinh Nam tông tại đâu ?
-Năm 1953, ngài giữ chức vụ gì ? trụ trì chùa nào?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : tuần trước các em đã nghe về


thân thế và đạo nghiệp của HT Thích Quảng Đức. Hôm
nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tấm gương vĩ đại của Bồ tát Thích
Quảng Đức qua hành động "Vị Pháp thiêu thân" của Ngài.

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


-Ngày Phật Đản năm 1963, chánh quyền Ngô Đình
Diệm cấm Phật tử treo cờ Phật Giáo tại nhà. Từ đó nổ ra
cuộc vận động của tăng ni và Phật tử đòi hỏi quyền bình
đẳng tôn giáo. Chánh quyền chẳng những không đáp ứng
mà còn đàn áp khốc liệt.
-Ngày 20/4 năm Quí Mão, tức ngày 11-6-1963, một

Bậc Sơ Thiện 35
98

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

cuộc diễu hành của hàng ngàn tăng ni, Phật tử tại Sài Gòn
diễn ra. Khi đoàn biểu tình đến ngã tư Phan Đình Phùng-Lê
Văn Duyệt (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu-Cách Mạng
Tháng 8), Ngài từ trên xe bước xuống, tự tẩm xăng ướt
mấy lớp áo cà sa, ngồi kiết già và tự tay châm lửa thiêu
thân. Ngọn lửa bốc cao phủ kín toàn thân, Ngài vẫn an
nhiên chắp tay tĩnh tọa.
- Nhục thân Ngài được đưa đi hỏa táng nhưng riêng
trái tim Ngài vẫn không cháy mặc dù đã thiêu đến lần 2.
-Ngài để lại bức thư tuyệt mệnh, nội dung gồm :
1.Cầu nguyện đất nước thanh bình, nhân dân an lạc
2.Lấy việc tự thiêu để cảnh tỉnh tổng thống Ngô Đình Diệm
lấy từ bi bác ái đối với dân và thực thi bình đẳng tôn giáo
3.Kêu gọi tăng ni, Phật tử đoàn kết để bảo toàn Đạo Pháp.
-Hiện nay, tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức được
lập tại địa điểm trước đây Ngài thiêu thân. Trái tim bất diệt
của Ngài vẫn còn được bảo quản trong một ngân hàng tại
TP Hồ Chí Minh. Con đường trước chùa Quan Âm (nơi
Ngài trụ trì trước khi tự thiêu) được Nhà nước đặt tên
đường Thích Quảng Đức.
2)TƯ :
-Hành động đầy Bi-Trí-Dũng của HT Thích Quảng
Đức đã được Giáo Hội tôn vinh Ngài lên hàng Bồ Tát.
3)TU :
-Em noi gương Bồ tát Thích Quảng Đức, quyết tâm
bảo vệ Đạo Pháp.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em cho biết nguyên nhân nào đưa đến việc tự thiêu
của HT Thích Quảng Đức ?
36 Bậc Sơ Thiện
99

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Hãy mô tả lại thời khắc tự thiêu của Ngài


-Em giải thích vì sao trái tim Ngài không cháy ?
-Tinh thần Bi-Trí-Dũng của Ngài thể hiện qua những
điều nào ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

Bậc Sơ Thiện 37
100

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 17
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Thời Đinh - Tiền Lê
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em biết khái quát về Phật Giáo đời Đinh -
Tiền Lê
Chuẩn bị : tranh ảnh một vài ngôi chùa cổ miền Bắc
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

l-KIỂM TRA BÀI CŨ : HT Thích Quảng Đức


-Em cho biết nguyên nhân nào đưa đến việc tự thiêu
của HT Thích Quảng Đức ?
-Hãy mô tả lại thời khắc tự thiêu của Ngài
-Em giải thích vì sao trái tim Ngài không cháy ?
-Tinh thần Bi-Trí-Dũng của Ngài thể hiện qua những
điều nào ?
II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Ở bậc Hướng thiện, các em
đã được học PGVN từ thời du nhập cho đến nhà nước Vạn
Xuân. Em nào còn nhớ đặc điểm của PGVN thời kỳ này là
gì không ? Giỏi lắm, Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp về
PGVN thời Nhà Đinh và Tiền Lê, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Vào thời nhà nước Vạn Xuân, PGVN xuất hiện hai
dòng thiền chính làm thay đổi bộ mặt PGVN, đó là :
*Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, còn gọi là Pháp Vân
*Dòng thiền Vô Ngôn Thông, còn gọi là Kiến Sơ

38 Bậc Sơ Thiện
101

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Đến đời nhà Đinh (Đinh Tiên Hoàng), Phật Giáo là


độc tôn. Đạo Phật được truyền bá dễ dàng trong dân chúng
mặc dù Nho giáo và Lão giáo đã được truyền vào nước ta
trước đó.
-Các thiền sư PG được triều đình trọng dụng như :
thiền sư Ngô Chân Lưu được phong lám Khuông Việt Thái
sư; pháp sư Trương Ma Ni là Tăng lục Đạo sĩ; Đặng Huyền
Quang làm Sùng Chân Uy nghi...
-Khi nhà Đinh mất, nhà Tiền Lê (Lê Đại Hành) lên
thay. Tăng sĩ PG lại càng được trọng dụng hơn. Nhà vua
thường triệu thỉnh các tăng thống vào triều bàn luận việc
nước. Sau khi thắng lợi trong cuộc chiến chống lại nhà
Tống, triều đình cho sứ thần sang Trung Hoa thỉnh "Đại
Tạng Kinh" và "Cửu Kinh" .
-Tóm lại, sự ra đời của hai dòng thiền Pháp Vân và
Kiến Sơ đã tạo điều kiện cho PG phát triển đúng chánh
pháp và trở thành dòng tư tưởng chủ đạo trong đời sống
chính trị và văn hóa của đất nước ta.
2)TƯ :
-Phật Giáo đã làm mạnh mẽ thêm bản lãnh quật
cường chống ngoại xâm của dân tộc Việt.
3)TU :
-Em tự hào về lịch sử của PGVN

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Vào thời Vạn Xuân, PGVN xuất hiện 2 đòng Thiền
nào ?
-Vào thời nhà Đinh và Tiền Lê, Phật Giáo chiếm vị
trí thế nào?
-Em hãy kể tên những vị thiền sư được trọng dụng
Bậc Sơ Thiện 39
102

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-2 dòng Thiền Pháp Vân và Kiến Sơ đã có ảnh


hưởng thế nào đối với tinh thần dân Việt ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



BÀI SỐ 18
LÁ CỜ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em biết về lịch sử ra đời, ý nghĩa và cách


treo Cờ Phật Giáo Thế Giới
Chuẩn bị : 1 lá cờ Phật Giáo Thế Giới
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

l-KIỂM TRA BÀI CŨ : Lịch sử PGVN thời Đinh-Tiền Lê


-Vào thời Vạn Xuân, PGVN xuất hiện 2 đòng Thiền
nào ?
-Vào thời nhà Đinh và Tiền Lê, Phật Giáo chiếm vị
trí thế nào?
-Em hãy kể tên những vị thiền sư được trọng dụng
-2 dòng Thiền Pháp Vân và Kiến Sơ đã có ảnh
hưởng thế nào đối với tinh thần dân Việt ?
40 Bậc Sơ Thiện
103

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu


về lá cờ Phật Giáo Thế Giới mà GHPGVN đã chọn làm đạo
kỳ , các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Lịch sử : năm 1889 một Phật tử người Mỹ tên là
Olcott thiết kế 1 lá cờ 6 màu trình bày trước giáo hội Tăng
Già Tích Lan và được giáo hội này công nhận là cờ Phật
Giáo của nước họ.
Ngày 25/5/1950, 26 phái đoàn Phật Giáo trên thế
giới về dự Đại hội Phật Giáo thế giới tại Colombo, thủ đô
nước Tích Lan (Srilanca) đã quyết nghị lấy lá cờ nêu trên
làm cờ Phật Giáo thế giới.
Ngày 24/2/1951, Thượng tọa Tố Liên, đại diện Ban
chấp hành Hội Phật Giáo thế giới tại Việt Nam đã mang lá
cờ về Việt Nam
Ngày 06/5/1951, đại hội Phật Giáo ba miền tại chùa
Từ Đàm -Huế chọn lá cờ PGTG làm đạo kỳ; bài "Phật Giáo
Việt Nam" của huynh trưởng Lê Cao Phan làm đạo ca.
Ngày nay, GHPGVN cũng sử dụng cờ PGTG làm
đạo kỳ và bài hát PGVN của Lê Cao Phan làm đạo ca.
-Ý nghĩa : cờ PGTG gồm 5 màu sắc riêng biệt và 1
màu tổng hợp. 5 màu riêng biệt gồm : xanh, vàng, đỏ,
trắng, cam ; màu tổng hợp là gồm cả 5 màu trên
-Màu xanh tượng trưng cho Định căn
-Màu vàng tượng trưng cho Niệm căn
-Màu đỏ tượng trưng cho Tinh Tấn căn
-Màu trắng tượng trưng cho Tín căn
-Màu da cam tượng cho Tuệ căn
Bậc Sơ Thiện 41
104

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Màu tổng hợp tượng trưng cho tính viên dung vô ngại của
đạo Phật.
-Cách treo cờ :
Xanh Vàng Đỏ Trắng Cam
Xanh
Vàng
Đỏ
Trắng
Cam

2)TƯ :
-Lá cờ PGTG tượng trưng cho sự hòa hợp, đoàn kết
của Phật Giáo trên toàn thế giới.
3)TU :
-Em trân trọng và giữ gìn lá cờ chung của Phật Giáo
Thế Giới.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Cờ PGTG do ai thiết kế? được sử dụng từ năm nào ?
Tại đâu ?
-Năm nào thì lá cờ PGTG được chọn làm cờ chung
của Phật Giáo thế giới ?
-Là cờ này được ai mang về Việt Nam và được chính
thức sử dụng vào năm nào ?
-Hãy nêu ý nghĩa từng màu trên lá cờ
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

42 Bậc Sơ Thiện
105

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 19
TÌM HIỂU VỀ NGÔI CHÙA
NƠI GĐPT ĐANG SINH HOẠT
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em biết về ngôi chùa nơi Gia Đình đang
sinh hoạt
Chuẩn bị : Ảnh ngôi chùa
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

l-KIỂM TRA BÀI CŨ : Cờ Phật Giáo Thế Giới


-Cờ PGTG do ai thiết kế? được sử dụng từ năm nào ?
Tại đâu ?
-Năm nào thì lá cờ PGTG được chọn làm cờ chung
của Phật Giáo thế giới ?
-Là cờ này được ai mang về Việt Nam và được chính
thức sử dụng vào năm nào ?
-Hãy nêu ý nghĩa từng màu trên lá cờ

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Hôm nay, chúng ta cùng tìm


hiểu về ngôi chùa mà chúng ta đang sinh hoạt. Qua bài học
này, các em sẽ biết thêm về ngôi chùa của mình và càng
yêu mến , gắn bó với ngôi chùa hơn.

III-NỘI DUNG BÀI DẠY : Sau đây là dàn bài gợi ý để


huynh trưởng soạn thành bài học giới thiệu đến các em :
1)VĂN :
-Tên chùa - số nhà, đường, phường (xã), huyện,
thành phố, tỉnh - Thuộc hệ phái hay tông môn nào ?

Bậc Sơ Thiện 43
106

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Lịch sử thành lập chùa : tên người sáng lập, năm


sáng lập, tên chùa lúc ban đầu, các lần thay tên (nếu có)
-Các đời trụ trì : người sáng lập - đời trụ trì thứ 2, thứ
3 ...Trụ trì hiện nay.
-Thân thế và đạo nghiệp của vị trụ trì đương nhiệm :
thế danh - năm sinh - phương danh thân phụ, thân mẫu - gia
thế - Năm xuất gia, pháp hiệu Bổn Sư xuất gia, tên chùa,
địa danh - Quá trình tu học và hành đạo của vị trụ trì từ lúc
xuất gia cho đến ngày nay.
-Mô tả ngôi chùa : khung cảnh bao quát - cách tờ tự
trên chánh điện - các công trình khác trong chùa - Những
biến cố đã xảy ra trong lịch sử chùa (nếu có) - Những di vật
có giá trị chùa còn lưu giữ (nếu có) v.v...
-Các Phật sự hiện nay thường xuyên được tổ chức
trong chùa.
-Công tác đào tào tăng tài kế thừa của chùa
2)TƯ :
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông
(Thượng tọa Mãn Giác, tức thi sĩ Huyền Không)
3)TU :
-Em yêu mến và gắn bó với ngôi chùa quê em.
IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :
-Chùa em tên gì ? thuộc tông phái nào ?
-Hãy nói quá trình sáng lập chùa
-Hãy cho biết thân thế và đạo nghiệp của thầy trụ trì
-Hãy mô tả cách bài trí các công trình trong chùa
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui
44 Bậc Sơ Thiện
107

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

BÀI SỐ 20
SỰ TÍCH VÀ HẠNH NGUYỆN
CỦA CHƯ PHẬT - BỒ TÁT
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : các em hiểu sơ lược về sự tích và hạnh nguyện


chư Phật và Bồ tát trong bài Kinh Niệm Danh Hiệu
Chuẩn bị : Tranh vẽ chư Phật và Bồ Tát có trong bài này.
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

l-KIỂM TRA BÀI CŨ : Tìm hiểu chùa em


-Chùa em tên gì ? thuộc tông phái nào ?
-Hãy nói quá trình sáng lập chùa
-Hãy cho biết thân thế và đạo nghiệp của thầy trụ trì
-Hãy mô tả cách bài trí các công trình trong chùa

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Mời các em xem các tranh vẽ


chư Phật và Bồ tát và cho các bạn biết danh hiệu của quý
Ngài. Giỏ lắm, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về
sự tích và hạnh nguyện của chư vị, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Đức Phật A Di Đà: là vị Phật giáo chủ cõi Tây
Phương. Tên Ngài có 3 nghĩa :
1.Vô Lượng Quang : hào quang trí tuệ của Ngài vô lượng,
vô biên, chiếu khắp các thế giới
2.Vô Lượng Thọ : thọ mạng ngài vô lượng, vô biên
3.Vô Lượng Công Đức : công đức của ngài to lớn không kể
xiết
Bậc Sơ Thiện 45
108

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Đức Phật A Di Đà có lời nguyện tiếp dẫn những ai


thường niệm danh hiệu ngài đến chỗ "nhất tâm bất loạn"
được vãng sanh về cõi Tịnh độ (Cực Lạc)
-Đức Phật Di Lạc : tên ngài là A Dật Đa, dịch nghĩa
là "Vô Năng Thắng" . Danh hiệu Di Lạc có nghĩa "Từ Thị"
nghĩa là người có lòng từ bi rộng lớn.
Hiện tại, ngài đang ngự ở cung Trời Đâu Suất thuyết
pháp độ chư Thiên. Trong một tương lai xa, ngài sẽ giáng
trần và tu hành thành Phật dưới cội cây Long Hoa.
-Bồ tát Văn Thù Sư Lợi: là vị Bố tát trí tuệ đệ nhất.
Người ta tạc tượng ngài ngồi trên sư tử xanh, tay cầm
gươm biểu hiện cho trí tuệ sắc bén chặt đứt phiền não. Vị
trí thờ ngài là bên tay trái đức Phật Thích Ca
-Bồ tát Phổ Hiền : là vị Bồ tát có hạnh nguyện vĩ
đại, thường cưỡi voi trắng 6 ngà tượng trưng cho sức mạnh
các hạnh nguyện rộng lớn, đứng bên tay phải đức Phật
Thích Ca.
-Quán Thế Âm Bồ tát : Ngài là vị Bồ tát thường
quán xét tiếng kêu cứu khổ của chúng sanh để cứu giúp, do
đó người ta gọi ngài là Quán Thế Âm. Ngài có hạnh
nguyện lắng nghe để cứu khổ chúng sanh ra khỏi tai ách.
2)TƯ :
-Chư Phật và Bồ tát là những vị Thánh cao cả, luôn
cứu độ tất cả chúng sanh nếu chúng sanh có lòng tin đối với
các ngài.
3)TU :
-Em thường xuyên niệm danh hiệu Phật và Bồ Tát để
noi theo gương lành của quý ngài.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


46 Bậc Sơ Thiện
109

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Em cho biết hạnh nguyện đức Phật A Di Đà là gì ?


-Phật Di Lạc là vị Phật Hiện tại - Quá khứ hay
Tương lai ?
-Bồ tát Văn Thù có hạnh gì nổi bật nhất ?
-Bồ tát Phổ Hiền thường cưỡi con vật gì ?
-Hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm là gì ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương, nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

Bậc Sơ Thiện 47
110

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

Trong tập này :


STT TÊN BÀI DẠY TRANG

01 Lịch sử Đức Phật Thích Ca (từ sơ sanh đến xuất gia) 01


02 Lịch sử Đức Phật Thích Ca (từ xuất gia đến thành đạo) 03
03 Lịch sử Đức Phật Thích Ca (từ thành đạo đến nhập diệt) 06
04 Tam Bảo ...................................................................... 09
05 Quy y Tam Bảo ........................................................... 12
06 Năm Giới ..................................................................... 14
07 Mục đích Gia Đình Phật Tử ........................................ 16
08 Châm ngôn Gia Đình Phật Tử ..................................... 18
09 Điều luật Gia Đình Phật Tử ........................................ 20
10 Lược sử Gia Đình Phật Tử .......................................... 22
11 Thực tập Chánh niệm .................................................. 24
12 Thập Thiện nghiệp ...................................................... 26
13 Nghi thức tụng niệm Gia Đình Phật Tử ...................... 29
14 Lục Hòa ....................................................................... 31
15 Bồ tát Thích Quảng Đức ............................................. 33
16 Bồ tát Thích Quảng Đức (tiếp theo) ............................ 35
17 Lược sử Phật Giáo Việt Nam ...................................... 38
18 Cờ Phật Giáo Thế Giới ................................................ 40
19 Chùa em ...................................................................... 43
20 Sự tích và hạnh nguyện chư Phật - Bồ Tát ................. 45

48 Bậc Sơ Thiện
111
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
BÀI SỐ 1
THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : hướng dẫn các em thực tập bài số 4, 5 và 6
trong sách "Tìm Vào Thực Tại" của HT Thích Chơn Thiện
Chuẩn bị : chọn một nơi sạch sẽ, thoáng mát, đủ rộng để
các em ngồi thiền.
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : bài Thực hành Chánh niệm số 3


bậc Sơ Thiện
-Bài thực tập số 3 có tên là gì ?
-Em hãy đọc lại các câu nói thầm khi ngồi Chánh
niệm bài số 3
-Ích lợi của các bài số 1, 2, 3 là gì ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : ở các bậc học trước, các em


đã được anh, chị hướng dẫn thực hành Chánh niệm các bài
số 1, 2, 3. Hôm nay, chúng ta tiếp tục thực hành các bài số
4, 5 và 6. Các em nên nhớ, bất cứ thực hành bài nào cũng
đều giống nhau ở thế ngồi, cách thở vào ra, chỉ có khác là
tâm ta tập trung chú ý vào các câu nói thầm của mỗi bài mà
thôi

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Bài số 4 có tên "Thọ Niệm Xứ"
-Vừa theo dõi hơi thở vào ra, vừa nói thầm các câu
sau :
1)Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô

Bậc Trung thiện 1


112
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra


2)Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô
Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra
3)Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô
Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra
4)An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô
An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra
-Bài số 5 có tên "Tâm Niệm Xứ"
-Vừa theo dõi hơi thở vào ra, vừa nói thầm các câu
sau:
1)Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô
Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra
2)Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô
Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra
3)Với tâm tịnh chỉ, tôi sẽ thở vô
Với tâm tịnh chỉ, tôi sẽ thở ra
4)Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô
Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra
-Bài số 6 có tên "Pháp Niệm Xứ"
-Vừa theo dõi hơi thở vào ra, vừa nói thầm các câu
sau:
1)Quán niệm vô thường, tôi sẽ thở vô
Quán niệm vô thường, tôi sẽ thở ra
2)Quán niệm tan rã, tôi sẽ thở vô
Quán niệm tan rã, tôi sẽ thở ra
3)Quán niệm hoại diệt, tôi sẽ thở vô
Quán niệm hoại diệt, tôi sẽ thở ra
4)Quán niệm từ bỏ, tôi sẽ thở vô
Quán niệm từ bỏ, tôi sẽ thở ra
2 Bậc Trung thiện
113
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

2)TƯ :
-10 bài Chánh niệm đầu là dành cho thanh thiếu
đồng niên, có tính chất đơn giản và hình thức chứ chưa đi
sâu vào Thiền Tứ Niệm Xứ. Tuy nhiên, đây là bước căn
bản rất quan trọng cho việc ngồi thiền sau này.
-Tuy chưa đi sâu vào Thiền, nhưng các em thường
xuyên thực hành 10 bài đầu lâu ngày chắc chắn sẽ có kết
quả như : thông minh, nhớ dai, ít bệnh lặt vặt, tính háo
động sẽ bớt dần.
3)TU :
-Khuyến khích các em thực hành Chánh niệm mỗi
ngày trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy, mỗi lần 10-15
phút.
IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :
-Em hãy đọc các câu nói thầm của bài số 4
-Em hãy đọc các câu nói thầm của bài số 5
-Em hãy đọc các câu nói thầm của bài số 6

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

Bậc Trung thiện 3


114
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
BÀI SỐ 2
MƯỜI ĐIỀU THIỆN
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : hướng dẫn các em hiểu Mười Điều Thiện tạo
nên nghiệp lành trong đời sống hiện tại và nhiều đời sau.
Chuẩn bị : tranh vẽ Lục Đạo Luân Hồi
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : thực hành Chánh niệm bài 4,5,6


-Em hãy đọc các câu nói thầm của bài số 4
-Em hãy đọc các câu nói thầm của bài số 5
-Em hãy đọc các câu nói thầm của bài số 6

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Các em hãy nhìn vào bức


tranh "Sáu nẻo luân hồi" và cho biết vì sao cảnh giới tái
sanh có chỗ cao chỗ thấp ? Đúng rồi, đó là do nghiệp của
mỗi chúng sanh đã tạo tác trong đời sống mà ra. Hôm nay,
chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này, các em nhé!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Thực hành Mười điều thiện là tạo nghiệp lành cho
thân khẩu và ý của mỗi người :
+Về thân có 3 : không sát sanh, không trộm cắp, không tà
dâm
+Về khẩu có 4 : không nói dối, không nói hai lưỡi, không
nói thêu dệt, không nói lời độc ác
+Về ý có 3 : không tham lam, không sân hận, không si mê
-Các tôn giáo khác thường quan niệm số phận con
người là do Thượng đế quyết định. Đó là quan niệm mê tín

4 Bậc Trung thiện


115
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Đạo Phật quan niệm số phận mỗi người là do nghiệp


lực chi phối, mà nghiệp là do chính bản thân mỗi người tạo
ra trong quá khứ.
-Nếu làm ngược lại mười điều thiện trên đây tức là ta
đã đi vào mười điều ác, sẽ tạo thành nghiệp dữ mà chính ta
phải gánh chịu trong đời hiện tại và nhiều đời sau.
2)TƯ :
-Cuộc đời của chúng ta khổ hay vui đều do nghiệp
dữ hay nghiệp lành mà chúng ta đã tạo. Nếu ta làm nhiều
việc lành, chắc chắn ta sẽ gặt hái được quả lành và ngược
lại.
3)TU :
-Em siêng năng thực hành Mười Điều Thiện trong
đời sống.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em hãy kể 3 nghiệp lành về thân; 4 nghiệp lành về
khẩu; 3 nghiệp lành về ý
-Cuộc đời con người khổ hay vui là do cái gì tạo ra?
-Nghiệp là do ai tạo ra cho ta ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



Bậc Trung thiện 5


116
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
BÀI SỐ 3
NGHI THỨC TỤNG NIỆM
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : hướng dẫn các em hiểu ý nghĩa bài kinh Sám
Hối trong nghi thức GĐPT
Chuẩn bị : tranh tượng Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và các
vị Bồ Tát.
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Thập Thiện


-Em hãy kể 3 nghiệp lành về thân; 4 nghiệp lành về
khẩu; 3 nghiệp lành về ý
-Cuộc đời con người khổ hay vui là do cái gì tạo ra?
-Nghiệp là do ai tạo ra cho ta ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Em nào giỏi thì đọc lại bài
kinh Sám Hối cho các bạn cùng nghe nào! Giỏi lắm. Hôm
nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của bài kinh này,
các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


-Phật Thích Ca là một nhân vật lịch sử có thật. Ngài
sinh vào năm 624 trước Tây lịch, Ngài tu hành đắc đạo và
sáng lập ra đạo Phật trên thế gian này, Ngài là vị Thầy
chung cho tất cả Phật tử trên thế gian nên chúng ta gọi Ngài
là Bổn Sư
-Phật A Di Đà là do đức Phật Thích Ca giới thiệu
trong Kinh A Di Đà . Phật A Di Đà tượng trưng cho hạnh
thanh tịnh. Kinh A Di Đà nói rằng : Nếu ai thường quán
niệm và thực hành trọn vẹn hạnh Thanh Tịnh của Ngài thì

6 Bậc Trung thiện


117
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

sẽ được sanh về cõi Tịnh Độ, tức là cõi nước của Phật A Di
Đà (Huynh trưởng hướng dẫn đoàn sinh phân biệt tượng
Phật Thích Ca với tượng Phật A Di Đà thường thấy trong
các chùa)
-Thập phương chư Phật : theo quan điểm Đại Thừa
Phật Giáo, bất cứ ai cũng có thể thành Phật giống như Phật
Thích Ca nếu người đó tu hành đến chỗ công quả viên mãn.
Vì vậy, trong mọi không gian và thời gian chắc chắn đã có,
đang có và sẽ có nhiều vị Phật xuất hiện.
-Thánh hiền tăng : là những vị xuất gia đã chứng đắc
quả vị A La Hán hoặc Bồ Tát
-Sám hối : chữ Sám (còn đọc là sám-ma) xuất phát từ
tiếng Phạn Ksamayati ; chữ Hối là danh từ Hán Việt đồng
nghĩa với chữ Sám, vậy Sám Hối là ghép hai từ đồng nghĩa
với nhau thành một từ chung. Sám hối nghĩa là xưng tội,
chịu tội và quyết ăn năn sửa cải tội đã qua.
-Thần thông : năng lực đặc biệt do tu luyện mà có,
như đức Phật có lục thông (6 phép thần thông) :
*Thiên nhãn thông : thấy mọi sự vật không bị ngăn
cách bởi không gian
*Thiên nhĩ thông : nghe mọi sự vật không bị ngăn
cách bởi không gian
*Túc mạng thông : thấy tất cả đời quá khứ, hiện tại,
vị lai của mình và người
*Thần túc thông : di chuyển, biến hóa khắp mọi nơi
không bị ngăn ngại bởi không gian và thời gian
*Tha tâm thông : biết được ý nghĩ của người khác
*Lậu tận thông : châm dứt mọi ô trược, phiền não,
hoàn toàn được giải thoát khỏi nhiễm ô vì không còn chấp
vào bất cứ điều gì.

Bậc Trung thiện 7


118
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Ý nghĩa : Bài kinh Sám hối mở đầu cho nghi thức lễ


Phật GĐPT có ý nghĩa như lời ăn năn hối lỗi của người con
trước đấng Cha Lành để xin Cha thương xót gia hộ cho con
tinh tấn tu thiện, chuộc lại những lỗi lầm đã tạo ra từ nhiều
đời nhiều kiếp qua. Sám hối là để khẳng định quyết tâm
hướng thiện của người Phật tử; nó thể hiện cái nhìn hiện
thực về bản chất đau khổ của đời sống để từ đó quyết tâm
bước đi trên con đường tu thiện hành thiện của người Phật
tử.
2)TƯ :
-Sám hối là việc làm khởi đầu rất quan trọng cho
cuộc đời tu thiện của Phật tử, vì chúng ta đã vô tình phạm
phải vô vàn lỗi lầm từ muôn kiếp trước cho nên kiếp này
phải sinh ra trong cõi Ta Bà ô trược này. Vậy, muốn cải sửa
cuộc đời mình thì cần phải sám hối cho hết lỗi lầm đã qua
và quyết tâm không tái phạm nữa.
3)TU :
-Khi lỡ phạm lỗi lầm gì, em nên nhận lỗi và tự hứa
sẽ không tái phạm nữa. Như vậy mới xứng đáng là "con
cưng" của Phật

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em hãy nói sơ lược về đức Phật Thích Ca
-Em hãy cho biết sơ lược về Phật A Di Đà
-Thế nào là "chư Phật mười phương"?
-Sám hối nghĩa là gì ?
-Tại sao sám hối là việc làm cần thiết và quan trọng ?
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

8 Bậc Trung thiện


119
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
BÀI SỐ 4
TỨ NHIẾP PHÁP
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : hướng dẫn các em hiểu ý nghĩa của Tứ Nhiếp
Pháp
Chuẩn bị : một vài hình ảnh công tác từ thiện xã hội của
Gia đình
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Ý nghĩa bài kinh Sám Hối


-Em hãy nói sơ lược về đức Phật Thích Ca
-Em hãy cho biết sơ lược về Phật A Di Đà
-Thế nào là "chư Phật mười phương"?
-Sám hối nghĩa là gì ?
-Tại sao sám hối là việc làm cần thiết và quan trọng ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Ngày xưa, Đức Phật phái các
đệ tử đi ra khắp bốn phương truyền bá giáo lý. Để cho chư
đệ tử thành công trong việc giáo hóa, Ngài đã truyền cho
họ Tứ Nhiếp Pháp. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu xem Tứ
Nhiếp Pháp là gì, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


-Định nghĩa : Tứ Nhiếp Pháp là bốn phương pháp
thu phục (nhiếp phục) quần chúng. Tứ Nhiếp Pháp gồm có:
1)Bố thí nhiếp : là lấy cái gì mình có đem cho kẻ
khác. Nhờ bố thí giúp người mà thu phục được họ. Bố thí
chia ra 3 cách : tài thí - pháp thí - vô úy thí
*Tài thí : gồm ngoại tài và nội tài
-Ngoại tài là của cải, tiền bạc...

Bậc Trung thiện 9


120
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Nội tài là tài năng, công sức và các bộ phận trong cơ


thể.
*Pháp thí : là đem giáo pháp của đức Phật truyền bá
cho quần chúng để họ tu học, đem lại sự an lạc trong đời
sống. Pháp thí được xem là cách bố thí quý báu nhất và là
mục đích chính của người Phật tử.
*Vô úy thí : là khi người ta có điều chi lo lắng, sợ hãi
không thể vượt qua, thì mình đến giải thích, khuyên bảo,
giúp đỡ bằng mọi cách để người ta không còn lo lắng sợ hãi
nữa. Tài thí và pháp thí cũng là phương tiện thưc hành Vô
úy thí.
2)Ái ngữ nhiếp : là dùng lời nói hòa ái, hợp đạo lý
để giao tiếp với mọi người, tranh thủ cảm tình của quần
chúng để cảm hóa và nhiếp phục họ về với mình. Ái ngữ
nhiếp có 3 tính cách :
+Lời nói sáng suốt hợp chánh lý
+Lời nói hòa nhã, hiền dịu
+Lời nói ngay thẳng chân thật.
3)Lợi hành nhiếp : nghĩa là làm nhiều điều lợi ích
cho cộng đồng như : đào giếng, đắp đường, xây cầu... Nhờ
làm lợi cho cộng đồng mà quần chúng nơi đó sẽ ủng hộ và
theo về với ta. Bố thí và Ái ngữ cũng là phương tiện hỗ trợ
cho Lợi hành nhiếp.
4)Đồng sự nhiếp : nghĩa là sống hòa đồng với phong
tục, tập quán, ngôn ngữ, văn hóa... của dân cư địa phương,
không chống trái với nền văn hóa lâu đời của họ.
2)TƯ :
-Muốn giáo hóa người nào, ta phải thu nhiếp được
cảm tình của người ấy trước, sau đó mới từ từ giáo hóa họ
sau. Như vậy mới thành công.

10 Bậc Trung thiện


121
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

3)TU :
-Là dội trưởng, chúng trưởng, em cần áp dụng Tứ
nhiếp pháp với các bạn trong đội, chúng của mình.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Tứ nhiếp pháp là gì ?
-Tứ nhiếp pháp gồm các pháp nào ?
-Em hãy giải thích từng nhiếp pháp

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



BÀI SỐ 5
TỨ DIỆU ĐẾ (tiết 1)
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : các em hiểu khái quát về Khổ Đế trong Tứ Diệu
Đế
Chuẩn bị : tranh mô tả 4 cảnh khổ mà thái tử Tất Đạt Đa
trông thấy khi chưa xuất gia.
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Tứ Nhiếp Pháp


-Tứ nhiếp pháp là gì ?
-Tứ nhiếp pháp gồm các pháp nào ?
-Em hãy giải thích từng nhiếp pháp
Bậc Trung thiện 11
122
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : học lịch sử Đức Phật Thích


Ca, các em còn nhớ bài pháp đầu tiên Phật thuyết độ cho
năm anh em ông Kiều Trần Như là bài pháp nào không ?
Đúng rồi, đó là bài pháp Tứ Diệu Đế hay Tứ Thánh Đế
hoặc còn gọi là bài Kinh Chuyển Pháp Luân. Hôm nay
chúng ta tìm hiểu khái quát về chân lý đầu tiên là Khổ Đế,
các em nhé!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Định nghĩa : Tứ Diệu Đế là bốn chân lý tối thượng
và vi diệu có sẵn trong cuộc sống. Với trí tuệ do thiền định,
đức Phật đã chứng ngộ được bốn chân lý này.
-Tứ Diệu Đế gồm có : Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế và
Đạo Đế.
A-Khổ Đế : bản chất cuộc đời này là khổ. Nếu phân
tách kỹ thì có rất nhiều sự khổ. Đức Phật chỉ cho chúng ta
8 sự khổ thông thường dễ thấy sau đây:
1.Sinh khổ : lúc lọt lòng mẹ đã là một cái khổ; khi lớn lên,
muốn sống phải tranh giành, xâu xé, cắn giết nhau, hoặc
phải làm lụng cực khổ mới có miếng ăn...
2.Lão khổ : tuổi già thì mắt mờ, tai điếc, chân tay run rẩy đi
đứng không vững, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc,
muốn làm gì cũng không còn đủ sức để làm...
3.Bệnh khổ : trong đời này ai mà không bệnh ? Bệnh khổ
thế nào, không cần nói ai cũng hiểu.
4.Tử khổ : cái chết là sự đau đớn cùng cực cho thể xác và
tâm hồn; cái chết luôn đem lại sự mất mát, tiếc thương cho
cả người chết lẫn người sống.

12 Bậc Trung thiện


123
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

5.Cầu bất đắc khổ : mong muốn điều gì mà điều đó không


đến với mình thì làm sao không khổ ?
6.Ái biệt ly khổ : yêu thương mà phải xa lìa nhau
7.Oán tắng hội khổ : ghét nhau, hận nhau, muốn cho người
kia không còn trên cuộc đời này nữa, thế mà phải ăn chung
ở chung, làm chung một chỗ
7.Ngũ ấm xí thạnh khổ : sự sống của mỗi con người là do 5
ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) hợp lại mà thành. Chúng
ta, ai cũng cho rằng 5 ấm đó chính là cái Ta quan trọng của
mình nên bị khổ triền miên. Người nào xem cái Ta của
mình càng lớn thì càng khổ nhiều, người nào xem cái Ta
của mình vừa vừa thì khổ vừa vừa. Chỉ có người nào tu đến
chỗ không còn cái Ta nữa thì mới hết khổ.
2)TƯ :
-Phật Giáo chỉ ra 8 sự khổ trên đời là nhìn thẳng vào
sự thật mà kết luận, chứ hoàn toàn PG không bi quan,
không tô đen cuộc đời này.
3)TU :
-Em luôn ý thức về 8 sự khổ để lúc nào cũng tinh tấn
tu học lời Phật dạy cho đời bớt khổ.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Tứ Diệu Đế là gì ?
-Tứ Diệu Đế gồm mấy phần ? hãy kể ra
-Hãy giải thích từng món khổ trong 8 sự khổ nêu trên

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

Bậc Trung thiện 13
124
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
BÀI SỐ 6
TỨ DIỆU ĐẾ (tiết 2)
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : các em hiểu khái quát về Tập Đế trong Tứ Diệu
Đế
Chuẩn bị : học cụ tùy nghi
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Tứ Diệu Đế (Khổ Đế)


-Tứ Diệu Đế là gì ?
-Tứ Diệu Đế gồm mấy phần ? hãy kể ra
-Hãy giải thích từng món khổ trong 8 sự khổ nêu trên

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Tuần trước, chúng ta dã học


về Khổ Đế, và như các em đã biết, Phật Giáo không hề bi
quan khi nói về sự khổ trên đời. Để chứng minh cho điều
vừa nói, chúng ta tiếp tục tìm hiểu qua phần Tập Đế, là
chân lý thứ hai trong Tứ Diệu Đế.

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
B-Tập Đế : chữ Tập có nghĩa là tập họp, tích tụ; ý
nói những thứ tích tụ lại để làm ra đau khồ, hay nói cho dễ
hiểu là nguyên nhân, nguồn gốc của đau khổ. Vậy,Tập Đế
ở đây được hiểu là những nguyên nhân gây ra các sự Khổ
-Nguồn gốc sự khổ thì nhiều lắm, ở đây đức Phật chỉ
cho ta 10 nguyên nhân thông thường dễ thấy :
1.Tham : cái gì tốt đẹp hay có lợi đều muốn lấy cho mình
2.Sân : gặp chuyện trái ý là nóng nảy, giận dữ
3.Si : thiếu trí, ngu si, không biết đạo lý

14 Bậc Trung thiện


125
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

4.Mạn : là tự cao tự đại (ngã mạn)


5.Nghi : không có lòng tin vào điều gì cả
6.Thân kiến : chấp thân này của ta trường tồn
7.Biên kiến : chỉ thấy một bên, không thấy đúng sự thật
8.Tà kiến : nhận thức sai lầm
9.Kiến thủ : chấp chặt ý kiến của mình (bảo thủ)
10.Giới cấm thủ : giữ giới một cách sai lầm (cuồng tín)
-Nói theo nhân quả thì Tập Đế là nhân - Khổ Đế là
quả.
2)TƯ :
-Khổ hay không chính là do ở lòng mình. Nếu suy
nghĩ, lời nói và việc làm của mình còn nằm trong 10
nguyên nhân trên thì chắc chắn mình phải chịu khổ đau;
Ngược lại, nếu mình tu tập thoát ra khỏi 10 nguyên nhân
này thì cuộc đời mình sẽ được an vui.
3)TU :
-Em cố gắng tránh xa 10 nguyên nhân Tập Đế.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Hãy giải thích Tập Đế là gì ?
-Tập Đế gồm cả thảy bao nhiêu nguyên nhân ?
-Hãy kể tên 10 nguyên nhân gây đau khổ và giải
thích ý nghĩa mỗi nguyên nhân.

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui


Bậc Trung thiện 15
126
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
BÀI SỐ 7
TỨ DIỆU ĐẾ (tiết 3)
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : các em hiểu khái quát về Diệt Đế trong Tứ Diệu
Đế
Chuẩn bị : học cụ tùy nghi
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Tứ Diệu Đế (Tập Đế)


-Hãy giải thích Tập Đế là gì ?
-Tập Đế gồm cả thảy bao nhiêu nguyên nhân ?
-Hãy kể tên 10 nguyên nhân gây đau khổ và giải
thích ý nghĩa mỗi nguyên nhân.

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Qua hai tuần rồi, các em đã


học về Khổ Đế và Tập Đế là 2 chân lý đầu tiên trong Tứ
Diệu Đế. Chúng ta thấy rằng Tập Đế là nhân và Khổ Đế là
quả. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu qua chân lý thứ ba có tên
là Diệt Đế. Tại sao gọi là Diệt Đế ? mời các em cùng tìm
hiểu, nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
C-Diệt Đế: Diệt có nghĩa là chấm dứt, ở đây chúng ta
hiểu là chấm dứt mọi phiền não . Vậy, nơi nào là nơi
không còn phiền não ? Đó là Niết Bàn. Ở chân lý thứ ba
này, Đức Thế Tôn muốn chỉ cho ta một nơi không có phiền
não, tức là Niết Bàn vậy.
-Niết Bàn là gì ?: Niết Bàn có nhiều tên (sau này em
sẽ biết thêm), nhưng dù mang tên nào, thì cũng đều hội đủ

16 Bậc Trung thiện


127
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

4 thuộc tính là : Thường - Lạc - Ngã - Tịnh


1.Thường: là tuy ở giữa vô thường thay đổi mà không
thay đổi, không sinh diệt. (Chơn thường)
2.Lạc: là tuy ở giữa cảnh đời đau khổ mà không yêu
ghét, một niềm vui siêu thế. (Chơn lạc)
3.Ngã: là tuy ở giữa cuộc sanh tử mà vẫn tự do tự tại.
(Chơn ngã)
4.Tịnh là trong sạch, không bị ô nhiễm, dù là sống
giữa đời ô trược (Chơn tịnh)
-Niết bàn không phải là một nơi chốn để ta đi hay về.
Niết bàn chính là trạng thái tâm lý riêng của mỗi người.
Khi một người đã chấm dứt tuyệt đối tham, sân, si, mạn,
nghi, ác kiến... thì người đó đang sống trong cảnh Niết bàn.
-Khi Đức Thích Ca chứng dạo và thành Phật tức là
Ngài đang sống trong Niết bàn. Bất cứ lúc nào, bất cứ nơi
nào mà Ngài hiện diện, thì nơi đó là Niết bàn mà chỉ riêng
Ngài mới cảm nhận được qua trạng thái tâm lý giải thoát
tuyệt đối của Ngài. Còn những người khác chưa chứng quả,
thì dù đang đứng hay quỳ bên cạnh Ngài, những người đó
cũng không thể thấy được Niết bàn.
2)TƯ :
-Niết bàn là trạng thái tâm lý của những người đã đoạn
tận tham, sân, si. Niết bàn không phải là một cảnh giới bên
ngoài để ta tìm thấy.
3)TU :
-Em cố gắng tránh xa điều ác và làm nhiều việc thiện
để tâm hồn luôn được thảnh thơi, an lạc.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Diệt Đế là gì ?

Bậc Trung thiện 17


128
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Niết bàn có mấy thuộc tính ?


-Em hãy giải thích từng thuộc tính của Niết bàn
-Niết bàn là gì ? (hãy chọn 1/3 câu gợi ý dưới đây)
a-Một nơi nào đó ở Tây phương
b-Một tầng trời cao nhất trong các tầng trời
c-Trạng thái tâm lý của những người đã giải thoát

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



BÀI SỐ 8
TỨ DIỆU ĐẾ (tiết 4)
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : các em hiểu khái quát về Đạo Đế trong Tứ Diệu
Đế
Chuẩn bị : học cụ tùy nghi
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Tứ Diệu Đế (Diệt Đế)


-Diệt Đế là gì ?
-Niết bàn có mấy thuộc tính ?
-Em hãy giải thích từng thuộc tính của Niết bàn
-Niết bàn là gì ? (hãy chọn 1/3 câu gợi ý dưới đây)
a-Một nơi nào đó ở Tây phương
b-Một tầng trời cao nhất trong các tầng trời
c-Trạng thái tâm lý của những người đã giải thoát
18 Bậc Trung thiện
129
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Trong 3 tiết học trước, chúng


ta đã tìm hiểu về Khổ Đế, Tập Đế và Diệt Đế. Hôm nay,
chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Đạo Đế, tức là con đường
chân chánh dẫn dắt chúng ta khắc phục nguyên nhân của
khồ đau, ra khỏi khổ đau và đạt đến cứu cánh Niết Bàn.

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
D-Đạo Đế: Đạo đế là con đường, là phương pháp
thực hiện để đạt được an lạc, hạnh phúc ngay trong đời
sống hằng ngày hoặc hạnh phúc tuyệt đối tức Niết Bàn.
Như vậy, có thể nói : tất cả giáo lý Phật dạy trong suốt cuộc
đời Ngài đều là Đạo Đế.
-Nếu nói về căn bản và tổng quát, thì Đạo Đế gồm
có 37 pháp, thường gọi là 37 phẩm trợ đạo, gồm : Bốn
niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn thần túc, Năm căn, Năm lực,
Bảy bồ đề phần, Tám thánh đạo phần.
-Đối với đoàn viên GĐPT, chúng ta tập trung tìm
hiểu Tám thánh đạo (Bát Chánh Đạo) là phần tiêu biểu và
căn bản nhất của Đạo Đế. Bát chánh đạo gồm 8 chi phần :
1)Chánh kiến : sự hiểu biết chân chánh theo lời Phật dạy
2)Chánh tư duy : sự suy nghĩ chân chánh theo lời Phật dạy
3)Chánh ngữ : lời nói chân chánh (tức không nói dối,
không nói lưỡi hai chiều, không nói lời thêu dệt, không nói
lời thô ác)
4)Chánh nghiệp : hành vi chân chánh (tức không giết hại,
không trộm cướp, không tà dâm, không uống rượu...)
5)Chánh mạng: nghề nghiệp chân chánh (tức không làm
các nghề phi pháp hoặc có hại đến sinh mạng hay sức khỏe
của chúng sanh)

Bậc Trung thiện 19


130
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

6)Chánh tinh tấn : Nỗ lực, siêng năng từ bỏ các việc ác và


làm các việc lành.
7)Chánh Niệm : nhớ nghĩ chân chánh (tức nhớ nghĩ những
điều thiện, xa rời các ý niệm ác)
8)Chánh định : tập trung suy nghĩ một cách chân chánh.
-Tám chi phần nêu trên, cái này có trong cái kia, cái
này hỗ trợ cho cái kia, chúng gắn liền nhau như mắc xích
không thể tách rời.Trong Tám chánh đạo có đủ Giới - Định
- Tuệ
*Giới : gồm Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng
*Định : gồm Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định
*Tuệ : gồm Chánh kiến, Chánh tư duy
2)TƯ :
-Nếu chúng ta thực hành Bát Chánh đạo được mức
độ nào, thì chắc chắn chúng ta có được an lạc ở mức độ ấy.
Phật và các vị A la hán đã thực hành trọn vẹn Bát chánh
đạo nên quý ngài chứng được Niết Bàn, không còn vô minh
phiền não nữa.
3)TU :
-Em luôn ghi nhớ thực hành Bát Chánh Đạo trong
đời sống hằng ngày.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Đạo đế là gì ?
-Đạo đế có bao nhiêu pháp ? Trong đó , tiêu biểu
nhất là gì ?
-Hãy kể từng chi phần trong Bát chánh đạo và giải
thích sơ lược từng chi phần
-Các chi phần nào thuộc Giới , Định và Tuệ ?

20 Bậc Trung thiện


131
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



BÀI SỐ 9
TỨ ÂN
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : các em hiểu về Bốn Ơn và áp dụng vào đời sống
hằng ngày.
Chuẩn bị : truyện tranh "Nhị Thập Tứ Hiếu"
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Tứ Diệu Đế (Đạo Đế)


-Đạo đế là gì ?
-Đạo đế có bao nhiêu pháp ? Trong đó , tiêu biểu
nhất là gì ?
-Hãy kể từng chi phần trong Bát chánh đạo và giải
thích sơ lược từng chi phần
-Các chi phần nào thuộc Giới , Định và Tuệ ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Trên tay anh (chị) là cuốn


truyện Hai mươi bốn gương hiếu thảo của Trung Hoa. Đạo
Khổng xưa kia rất trọng chữ hiếu. Phật Giáo chúng ta cũng
xem trọng hạnh Hiếu, nhưng bên cạnh ơn cha mẹ ra, Đức
Phật còn dạy chúng ta phải chịu ơn của những người khác
nữa, do đó Phật dạy Tứ Ân, nghĩa là bốn thứ ơn nặng mà
Bậc Trung thiện 21
132
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

người Phật tử phải đền đáp. Hôm nay, chúng ta cùng tìm
hiểu về Tứ Ân, các em nhé !
III-NỘI DUNG BÀI DẠY :
1)VĂN :
-Định nghĩa : Tứ Ân là bốn ơn nặng mà người Phật
tử từ khi ra đời cho đến khi mạng chung đều phải thọ ơn.
Bốn ơn đó là :
1)Ơn cha mẹ : cha mẹ có công sinh ta ra, nuôi ta lớn,
dạy ta điều hay lẽ phải để ta lớn khôn; Lại lo cho ta học
chữ, học nghề để sinh sống, lo cưới vợ gã chồng cho ta ...
Vì vậy, chúng ta mang ơn nặng đối với cha mẹ.
Để trả ơn cha mẹ, chúng ta phải vâng lời, học giỏi
nên người để cha mẹ vui lòng. Khi cha mẹ còn sống, ta
phải hết lòng chăm sóc và đưa cha mẹ đến với Phật pháp.
Khi cha mẹ quá vãng, ta phải thờ cúng tươm tất.
2)Ơn thầy, bạn : thầy là người dạy ta kiến thức giúp
ta trưởng thành, làm nên công danh sự nghiệp; bạn (tốt) là
những người thường giúp đỡ ta, an ủi ta, động viên ta thêm
sức mạnh trong cuộc sống. Vì vậy, chúng ta mang ơn nặng
đối với thầy và bạn.
Để trả ơn thầy cô, ta phải kính trọng và nỗ lực học
tập để không phụ lòng thầy cô; Đối với bạn, ta phải thường
xuyên giúp đỡ và sống với bạn trọn tình trọn nghĩa.

3)Ơn quốc gia, xã hội :


-Quốc gia là nói về vua quan (xưa) hoặc nhà nước
(nay), tức là những người lo giữ an ninh cho chúng ta, đề ra
chủ trương đường lối đem lại ấm no, hạnh phúc cho dân, xả
thân chống giắc ngoại xâm để bảo toàn nền độc lập...
22 Bậc Trung thiện
133
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Xã hội là nói về các giai tầng, ngành nghề... trong


xã hội như : nông dân, công nhân, doanh nghiệp... vừa cung
cấp cho chúng ta cơm ăn, áo mặc, nhu yếu phẩm hằng
ngày, vừa làm giàu cho đất nước, dân tộc...
Để trả ơn quốc gia, xã hội, chúng ta phải sống lương
thiện, tuân thủ pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, trau
giồi nghề nghiệp chân chánh, thương yêu và giúp đỡ đồng
bào khi họ gặp hoạn nạn.

4)Ơn Tam Bảo : riêng đối người Phật tử chúng ta còn


mang ơn nặng đối với ba ngôi báu Phật - Pháp - Tăng.
-Phật là đấng giác ngộ vĩ đại đã vì chúng sanh mà trải qua
biết bao khó nhọc vất vả tu hành chứng quả và đem giáo
pháp phổ độ chúng sanh cả cuộc đời Ngài.
-Pháp là lời Phật dạy, được kết tập thành ba tạng : Kinh -
Luật - Luận truyền đến ngày nay để chúng ta căn cứ theo
đó mà tu tập để được giải thoát, an vui.
-Tăng là các vị xuất gia chân chánh, suốt đời tu hành
nghiêm túc để làm thân giáo và hướng dẫn Phật tử chúng ta
tu tập theo lời Phật dạy
Để trả ơn Tam Bảo, chúng ta phải nỗ lực tu học theo
chánh pháp, góp phần phụng sự đạo pháp và truyền bá
chánh pháp trong thanh, thiếu, đồng niên.
2)TƯ :
-Người Phật tử chân chánh là người biết quán triệt
Tứ Ân và thực hành đền đáp bốn ơn trong cuộc sống.
3)TU :
-Em thực hiện Ba Điều luật ngành Oanh để trả ơn
cha mẹ, Tam Bảo và xã hội.

Bậc Trung thiện 23


134
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Tứ Ân gồm bốn ơn nào ?
-Hãy giải thích ơn cha mẹ và nói làm cách nào để trả
ơn ?
-Hãy giải thích ơn thầy bạn và nói làm cách nào để
trả ơn ?
-Hãy giải thích ơn quốc gia xã hội và nói làm cách
nào để trả ơn ?
-Hãy giải thích ơn Tam Bảo và nói làm cách nào để
trả ơn ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



24 Bậc Trung thiện


135
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
BÀI SỐ 10
NHÂN QUẢ
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : các em hiểu khái lược về Nhân Quả
Chuẩn bị : trái cam, trái xoài...
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Tứ Ân


-Tứ Ân gồm bốn ơn nào ?
-Hãy giải thích ơn cha mẹ và nói làm cách nào để trả
ơn ?
-Hãy giải thích ơn thầy bạn và nói làm cách nào để
trả ơn ?
-Hãy giải thích ơn quốc gia xã hội và nói làm cách
nào để trả ơn ?
-Hãy giải thích ơn Tam Bảo và nói làm cách nào để
trả ơn ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Anh (chị) mới được thầy cho
một trái cam, em nào trả lời đúng sẽ được thưởng quả cam
này. Cái gì mọc lên thành trái cam này ? Đúng vậy, hột
cam mọc thành quả cam. Vậy, nếu gọi trái cam là quả thì
hột cam được gọi là gì ? Đúng vậy, hột cam là nhân. Hôm
nay, chúng ta cùng tìm hiểu về lý Nhân Quả, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Định nghĩa : Nhân = nguyên nhân; Quả = kết quả ;
Nhân là cái hột, quả là trái do hột ấy tạo ra. Nhân quả là
định luật tất nhiên, chi phối tất cả mọi sự vật trên đời.

Bậc Trung thiện 25


136
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Những đặc tính của Nhân Quả :


1.Nhân quả là một định luật nằm trong lý Nhân Duyên :
Mọi sự vật, hiện tượng đều nhờ duyên với nhau mà thành,
vì vậy từ nhân đến quả phải qua nhiều duyên mới thành.
2.Một nhân không thể sinh ra quả : TD: cái hột cam nếu
không nhờ duyên với đất, nước, ánh sáng, công người
chăm bón v.v... thì không bao giờ sinh ra trái cam được.
3.Nhân thế nào thì quả thế ấy : TD: trồng hột cam chắc
chắn sẽ ra cây cam chứ không thể ra cây nào khác.
4.Trong nhân có quả, trong quả có nhân : TD: trong hột
cam (nhân) đã có mầm của quả cam sau này (quả); trong
quả cam (quả) đã có hột cam (nhân)
5.Nhân và quả không phụ thuộc vào thời gian : TD: trồng
lúa 3 tháng là đã gặt quả, nhưng trồng cam thì phải 3 năm
mới có trái, các cây khác cũng không cây nào có thời gian
kết quả giống cây nào. Có nhân cho ra quả tức thời mà
cũng có nhân phải chờ tới 1 - 2 đời sau mới kết quả.
-Nhân quả nơi con người :
+Về phương diện vật chất : tấm thân của ta đây là kết
quả của tinh cha và huyết mẹ (nhân); Ta lớn lên lập gia
đình lại là nhân sinh ra quả là con cái của chúng ta, cứ như
thế mà xã hội loài người tăng lên mãi.
+Về phương diện tinh thần :
*Vì vô minh (nhân) sinh ra ý nghĩ, lời nói và hành vi xấu
(duyên) khiến cho cuộc đời chúng ta phải nhận kết quả đau
khổ (quả) .
*Nhờ tu theo lời Phật dạy (nhân) mà ý nghĩ, lời nói và hành
vi của ta trở nên tốt hơn (duyên), nhờ đó mà cuộc sống ta
đỡ khổ thêm vui (quả)

26 Bậc Trung thiện


137
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Lợi ích khi biết luật nhân quả : người biết lý nhân
quả sẽ được các lợi ích như :
+Không mê tín vào một vị thần nào làm ra họa phúc
trên đời này, mà do nhân quả tạo nên.
+Làm chủ cuộc đời mình, sống có lý tưởng và không
làm điều gì xấu ác, luôn gieo nhân tốt để được quả tốt.
2)TƯ :
-Người hiểu luật Nhân Quả là người sống có trách
nhiệm với bản thân và với mọi người chung quanh.
3)TU :
-Em nghĩ điều tốt. nói lời tốt và làm việc tốt để kết
quả đem lại nhiều điều tốt cho em.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Nhân quả có mấy đặc tính ?
-Hãy giải thích từng đặc tính của nhân quả
-Hãy cho thí dụ nhân quả nơi con người về phương
diện vật chất
-Hãy cho thí dụ nhân quả nơi con người về phương
diện tinh thần
-Người hiểu luật nhân quả được lợi ích gì ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



Bậc Trung thiện 27


138
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
BÀI SỐ 11
NGHIỆP BÁO
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : các em hiểu khái lược về Nghiệp Báo
Chuẩn bị : tranh lục đạo luân hồi
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Nhân quả


-Nhân quả có mấy đặc tính ?
-Hãy giải thích từng đặc tính của nhân quả
-Hãy cho thí dụ nhân quả nơi con người về phương
diện vật chất
-Hãy cho thí dụ nhân quả nơi con người về phương
diện tinh thần
-Người hiểu luật nhân quả được lợi ích gì ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Tuần trước, chúng ta đã tìm


hiểu về lý Nhân Quả. Sau khi hiểu nhân quả rồi, các em
thấy rằng tất cả những gi diễn ra trên thế gian này đều có
nguyên nhân của nó chứ không do một thượng đế nào an
bài cho ta cả. Các em hãy xem bức tranh sáu nẻo luân hồi
này và hãy cho biết vì sao có chúng sanh sinh lên cõi trời,
có chúng sanh sinh vào cõi người, có chúng sanh sinh vào
cõi súc sanh v.v... Đó là do ông trời bắt như thế phải không
? hay do cái gì khác ? Để hiểu thêm việc này, chúng ta
cùng tìm hiểu về lý Nghiệp Báo, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Định nghĩa : nghiệp là hành động của thân, khẩu, ý.

28 Bậc Trung thiện


139
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

Khi chúng ta khởi lên một ý nghĩ, một lời nói hay một hành
động gì, dù tốt hay xấu, nhỏ hay lớn mà có ý thức, đều kết
thành một nguyên nhân gọi là Nghiệp. Đến lúc đủ duyên,
kết quả của ý nghĩ, lời nói và hành động nói trên hiện ra
thành quả thì gọi là Báo . Vậy, nghiệp là nhân, báo là quả.
-Sức mạnh và sự tồn tại của Nghiệp :
+Nghiệp lực có sức mạnh mãnh liệt, không gì có thể
ngăn chặn một khi nó đủ duyên kết thành quả báo.
+Nghiệp báo cũng nằm trong quy luật nhân quả.
Thời gian từ nghiệp nhân đến quả báo không nhất định, có
khi tức thời mà cũng có khi chờ đến nhiều đời sau.
-Phân loại nghiệp : nghiệp được tạo ra do tư tưởng
và hành động tốt hoặc xâu, do đó, tùy theo cảnh giới quả
báo mà phân ra các loại nghiệp như sau :
1.Hắc nghiệp : nghiệp đưa đến đau khổ do hành động bất
thiện trong quá khứ
2.Bạch nghiệp : nghiệp đưa đến an vui do hành động thiện
lành trong quá khứ
3.Bạch hắc hòa lẫn : thí dụ: đời trước hay bố thí nên đời
này được giàu có. Tuy nhiên đời trước phạm tội bất hiếu
nên đời này bị con cháu bất hiếu lại.
4.Không bạch không hắc : tức nghiệp vô lậu của người đã
giải thoát
-Phân loại nghiệp theo thời gian :
1.Hiện nghiệp : nghiệp gây trong đời này và trổ quả trong
đời này.
2.Sanh nghiệp: nghiệp tạo trong đời này nhưng kết quả ở
đời sau.
3.Nghiệp vô hạn định : nghiệp phát hiện ở kiếp sau khi hội
đủ điều kiện

Bậc Trung thiện 29


140
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

4.Nghiệp vô hiệu lực : khi hành giả chứng Niết bàn


-Phân loại nghiệp theo tính chất :
1.Tích lũy nghiệp: là những nghiệp đã tạo trong nhiều đời
chất chứa lại.
2.Tập quán nghiệp: nghiệp tạo trong hiện tại tiếp diễn thành
tập quán
3.Cực trọng nghiệp: nghiệp quan trọng chi phối tất cả
nghiệp khác
4.Cận tử nghiệp: nghiệp tạo ra trong lúc hấp hối, có mãnh
lực quyết định cảnh giới đi đầu thai.
2)TƯ :
-Lý Nghiệp báo giúp ta bình thản trước nghịch cảnh
và làm chủ tương lai của mình bằng cách nỗ lực tạo nghiệp
thiện ngay bây giờ.
3)TU :
-Em tu tâm sửa tánh theo lời Phật dạy để tạo lấy
nghiệp lành cho mai sau.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Nghiệp báo là gì ?
-Khi nghiệp đã tạo, có sức mạnh nào có thể ngăn
chặn quả báo không xảy đến không ?
-Em hiểu thế nào về "nghiệp vô lậu"?
-Hãy cho một thí dụ về "hiện nghiệp"
-Hãy cho một thí dụ về "sanh nghiệp"
-Lý nghiệp báo đem lợi ích gì cho ta ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

30 Bậc Trung thiện


141
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
BÀI SỐ 12
LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
THỜI LÝ (1010 - 1225)
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : các em hiểu khái lược về tình hình Phật Giáo
Viết Nam dưới triều Lý
Chuẩn bị : tranh lịch sử về Lý Thái Tổ
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Nghiệp báo


-Nghiệp báo là gì ?
-Khi nghiệp đã tạo, có sức mạnh nào có thể ngăn
chặn quả báo không xảy đến không ?
-Em hiểu thế nào về "nghiệp vô lậu"?
-Hãy cho một thí dụ về "hiện nghiệp"
-Hãy cho một thí dụ về "sanh nghiệp"
-Lý nghiệp báo đem lợi ích gì cho ta ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : ở bậc Sơ Thiện, các em đã


biết qua lịch sử PGVN thời Đinh - Lê với đặc điểm là PG
rất được trọng dụng dưới hai triều đại này. Sau khi vua Lê
Long Đỉnh (tức Lê Ngọa Triều) bệnh chết, triều đình đã tôn
Lý Công Uẩn lên làm vua, mở ra triều đại Nhà Lý. Hôm
nay, chúng ta cùng tìm hiểu tình hình PG dưới thời Lý có gì
đặc biệt không, nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Lý Công Uẩn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được nhà sư
Lý Khánh Vân ở chùa Cổ Pháp, làng Cổ Pháp (nay thuộc

Bậc Trung thiện 31


142
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

tỉnh Bắc Ninh) nuôi dưỡng. Lớn lên ông thọ giáo với thiền
sư Vạn Hạnh và làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ
dưới thời vua Lê Đại Hành. Khi vua Lê Long Đỉnh chết,
quần thần tôn ông lên làm vua, mở ra triều đại nhà Lý, lấy
hiệu là Lý Thái Tổ (1009). Nhà vua rất tôn sùng đạo Phật
và trọng dụng các thiền sư vào việc triều chính.
-Sau khi lên ngôi, Ngài cho xây 8 ngôi chùa lớn và
trùng tu rất nhiều ngôi chùa trong nước, đồng thời cho sứ
sang Tàu thỉnh kinh.
-Vai trò các thiền sư : các thiền sư Đa Bảo và Vạn
Hạnh được vua mời làm cố vấn, quyết định nhiều chủ
trương đường lối đúng đắn: bên ngoài đẩy lui 30 vạn quân
Tống xâm lược, bên trong dân chúng được an lạc thái bình.
-Sau khi vua Lý Thái Tổ qua đời, các đời vua sau
tiếp nối con đường hộ trì Phật pháp như :
+Đời Lý Thái Tông xây dựng Chùa Một Cột (Diên
Hựu)
+Đời Lý Thánh Tông xây Tháp Bảo Thiên 12 tầng
và đúc một quả chuông nặng 12.000 cân ở Thọ Xương
-Sự ra đời dòng Thiền Thảo Đường : năm 1069, vua
Lý Thánh Tông chinh phục Chiêm Thành thắng lợi, trong
số tù nhân có ngài Thảo Đường (thiền sư Minh Giác) người
Trung Hoa, giỏi thiền học. Vua trọng tài năng, phong ngài
làm quốc sư và mời về trụ xứ chùa Khai Quốc. Từ đó, dòng
thiền thứ 3 ra đời tại Việt Nam, là dòng thiền Thảo Đường.
-Suốt triều đại nhà Lý, cả nước có trên 200 ngôi
chùa, các thiền sư đạo cao đức trọng được mời làm quốc sư
cạnh nhà vua. Các vị Tăng thống chẳng những tinh thông
Phật pháp mà còn là những nhà bác học thời bấy giờ.
Tóm lại, PG đời Lý là thời kỳ cực thịnh.

32 Bậc Trung thiện


143
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

2)TƯ :
-Phật Giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc
trong vai trò "hộ quốc - an dân"
3)TU :
-Em tự hào là người Phật tử của PGVN.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Vì sao vua Lý Thái Tổ tôn sùng đạo Phật ?
-Sau khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ đã làm được
những gì cho PG ?
-Vai trò của các thiền sư dưới triều Lý như thế nào ?
-Em hãy kể tên 3 công trình PG lớn được hoàn thành
dưới triều Lý
-Hãy nói về sự ra đời của dòng thiền Thảo Đường

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

Bậc Trung thiện 33


144
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
BÀI SỐ 13
LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
THỜI TRẦN (1225 - 1400)
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : các em hiểu khái lược về tình hình Phật Giáo
Viết Nam dưới thời Trần
Chuẩn bị : tranh lịch sử về Trần Nhân Tông
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Phật Giáo thời Lý


-Vì sao vua Lý Thái Tổ tôn sùng đạo Phật ?
-Sau khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ đã làm được
những gì cho PG ?
-Vai trò của các thiền sư dười triều Lý như thế nào ?
-Em hãy kể tên 3 công trình PG lớn được hoàn thành
dưới triều Lý
-Hãy nói về sự ra đời của dòng thiền Thảo Đường

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : tuần rồi chúng ta đã học về


Phật Giáo thời Lý. Triều đại tiếp nối nhà Lý là nhà Trần.
Dưới đời nhà Trần, nước ta hai lần đánh thắng quân Mông
Cổ (Nguyên Mông). Điều gì đã giúp cho dân ta đánh thắng
đội quân bách thắng số 1 của thế giới vào lúc ấy ? Đó chính
là tinh thần hộ quốc an dân của Phật Giáo VN. Chúng ta
hãy cùng tìm hiểu về điều này, các em nhé!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Trần Cảnh lên ngôi lấy hiệu là Trần Thái Tông.
Ngài là vị vua rất sùng mộ đạo Phật. Ngài viết nhiều tác

34 Bậc Trung thiện


145
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

phẩm Phật học còn giá trị tới ngày nay như : Khóa Hư Lục,
Thiền tông chỉ nam... Các vị vua đời sau cũng đều tôn sùng
đạo Phật như Trần Thánh Tông, đặc biệt là Trần Nhân
Tông.
-Đôi nét về vua Trần Nhân Tông : ngài tên Trần
Khâm, con vua Trần Thánh Tông, lên ngôi năm 1278 đến
năm 1293 nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông và làm
thái thượng hoàng. Trong thời gian làm vua, ngài đã lãnh
đạo toàn dân hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông vào
năm 1285 và 1288.
Năm 1299, Ngài xuất gia đi tu tại núi Yên Tử, pháp
hiệu Trúc Lâm Cư sĩ. Ngài cũng tự xưng là Hương Vân
Đại Đầu Đà. Người đời tôn kính gọi Ngài là Trúc Lâm
Điều Ngự hay Điều Ngự Giác Hoàng. Ngài thường vân du
khắp nơi thuyết giảng Phật Pháp, giáo hóa dân chúng thực
hành Thập Thiện
-Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử : vua Trần Nhân
Tông sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Tư tưởng
của thiền Trúc Lâm nằm trong bốn chữ "Tức Tâm, Tức
Phật" . Trong bài phú "Cư trần lạc đạo" do Ngài sáng tác
có câu :"Nhân khuấy bổn nên ta tìm Bụt. Chỉn mới hay
chính Bụt là ta". Tuệ Trung Thượng Sĩ, thầy của Trần
Nhân Tông cũng có câu :"Khi mê không biết ta là Phật, khi
ngộ thì ra Phật là ta"
Các vị tổ của thiền Trúc Lâm là :
*Tổ thứ I : Trần Nhân Tông (1258 -1308)
*Tổ thứ II : Pháp Loa (1284 - 1330)
*Tổ thứ III: Huyền Quang (1254 - 1334)
-Ảnh hưởng của Phật Giáo thời Lý-Trần :
+Phật Giáo là quốc giáo

Bậc Trung thiện 35


146
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

+Biết dung hợp với hai nền tư tưởng cùng thời là


Nho giáo và Lão giáo tạo nên phong trào "Tam giáo đồng
nguyên"
+Các thiền sư có nhiều đóng góp to lớn vào nền giáo
dục nước nhà
+Thiền Trúc Lâm là dòng thiền đặc trưng của Việt
Nam với phương châm "Hộ Quốc - An Dân"
+Tinh thần Phật Giáo làm nên sự đoàn kết cả nước,
tạo nên sức mạnh phá Tống, bình Chiêm và 3 lần đánh tan
quân Nguyên Mông
2)TƯ :
-Phật Giáo Việt Nam đã làm nên thời đại Lý - Trần
hiển hách của dân tộc Việt Nam.
3)TU :
-Em tinh tấn tu học để đóng góp vào sự lớn mạnh
của Phật Giáo Việt Nam.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Vua Trần Nhân Tông có công trạng gì nổi bật khi
còn làm vua ?
-Ai là người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm ?
-Hãy nêu tên 3 vị tổ thiền phái Trúc Lâm
-Hãy nêu những ảnh hưởng to lớn của Phật Giáo thời
Lý - Trần

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

36 Bậc Trung thiện


147
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
BÀI SỐ 14
CUỘC VẬN ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO
NĂM 1963
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : các em hiểu khái lược về cuộc vận động của
Phật Giáo tại miền Nam đòi bình đẳng tôn giáo
Chuẩn bị : một vài hình ảnh cuộc vận động của PG năm
1963
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Phật Giáo thời Trần


-Vua Trần Nhân Tông có công trạng gì nổi bật khi
còn làm vua ?
-Ai là người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm ?
-Hãy nêu tên 3 vị tổ thiền phái Trúc Lâm
-Hãy nêu những ảnh hưởng to lớn của Phật Giáo thời
Lý - Trần

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Các em ạ, Đức Phật dạy: mọi


sự việc ở đời đều vô thường. Thực vậy, PGVN sau thời kỳ
huy hoàng dưới thời Lý-Trần thì bắt đầu đi xuống. Cho đến
khi thực dân Pháp chiếm trọn nước ta vào năm 1884 thì kể
từ đó, Phật Giáo gần như mất hẳn vị trí trên đất nước ta.
Năm 1963, miền Nam nước ta sống dưới chế độ thân Tây
phương do tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo thi hành
chánh sách đàn áp Phật Giáo, do đó đã nổ ra cuộc vận động
đòi bình đẳng tôn giáo của PG miền Nam. Hôm nay, chúng
ta cùng tìm hiểu sự kiện này, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :

Bậc Trung thiện 37


148
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

1)VĂN :
-Nguyên nhân sâu xa : Năm 1963, miền Nam nước ta
sống dưới chế độ chính trị thân phương Tây do tổng thống
Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Gia đình ông theo đạo Thiên
Chúa, anh của ông là Ngô Đình Thục làm tới chức giám
mục giáo phận Huế. Do đó, chánh quyền Ngô Đình Diệm
thi hành chánh sách đàn áp Phật giáo và nâng đỡ Thiên
Chúa giáo tối đa.
-Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc vận động :
+Vào ngày lễ Phật đản năm 1963, chánh quyền Diệm ra
lệnh cấm treo cờ Phật Giáo tại chùa chiền cũng như tại tư
gia, khơi dậy sự bất mãn trong toàn thể Phật giáo đồ cả
nước.
+Đêm 08/5/1963, hàng ngàn Phật tử tụ tập trước Đài phát
thanh Huế chờ nghe truyền thanh buổi lễ Phật đản diễn ra
vào buổi sáng cùng ngày, nhưng Đài đã không phát chương
trình như thường lệ, khiến Phật tử biểu tình phản đối.
Chánh quyền cho xe tăng và lính cảnh sát dã chiến đến giải
tán làm cho nhiều người bị thương vong, trong đó có 8
đoàn sinh GĐPT bị xe tăng cán chết.
+HT Thích Tịnh Khiết, hội chủ Tổng Hội PGVN công bố
tuyên ngôn phản đối gồm 5 điểm yêu cầu chánh quyền thực
hiện bình đẳng tôn giáo.
-Cuộc vận động lan rộng khắp miền Nam :
+Ngày 23/3/1963, Ùy ban liên phái bảo vệ Phật giáo ra đời
quy tụ 11 hệ phái PG lãnh đạo cuộc vận động trong toàn
miền Nam.
+Ngày 11/6/1963, HT Thích Quảng Đức tự thiêu để phản
đối chánh quyền đàn áp Phật Giáo. Noi gương Bồ tát

38 Bậc Trung thiện


149
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

Quảng Đức, nhiều tăng, ni và Phật tử (trong đó có đoàn


viên GĐPT) lần lượt tự thiêu để đấu tranh cho PG.
+Suốt từ tháng 5 đến tháng 8/1963, tại Sài Gòn, Huế và các
tỉnh miền Nam, liên tiếp nhiều cuộc biểu tình đòi quyền
bình đẳng cho PG nổ ra, đặc biệt có sự tham gia của những
người Công giáo chân chính, giáo sư, sinh viên và học sinh.
+Đêm 20 rạng sáng ngày 21/8/1963, chánh quyền xua cảnh
sát dã chiến tấn công các chùa chiền toàn miền Nam, bắt bớ
hàng ngàn tăng ni và Phật tử đấu tranh cho PG. Đồng thời
ban hành lệnh giới nghiêm toàn quốc (tức miền Nam VN)
+Dư luận quốc tế bất bình trước sự độc tài, dã man của chế
độ Diệm. Tổ chức Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn sang
miền Nan Việt Nam để ngăn chặn hành động đàn áp PG
của chánh quyền.
-Sự sụp đổ của chánh quyền Ngô Đình Diệm :
Trước những bất công, tàn ác do chế độ gia đình trị
họ Ngô gây ra, quân đội dưới quyền lãnh đạo của đại tướng
Dương Văn Minh, đã đứng lên lật đổ chế độ Ngô Đình
Diệm vào lúc 11g 30 ngày 01/11/1963. Hai anh em Ngô
Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị giết chết, chấm dứt 9 năm
cai trị của dòng họ Ngô tại miền Nam.
Cuộc vận động đòi bình đẳng tôn giáo của Phật Giáo
miền Nam thành công tốt đẹp.
2)TƯ :
-Cuộc đấu tranh bất bạo động của PG đã làm chấn
động lương tri toàn thế giới, trong đó có cả những người
theo đạo Thiên Chúa và lực lượng quân đội trong chánh
quyền. Vì thế mà chế độ Ngô Đình Diệm sớm bị sụp đổ
trước chính nghĩa.
3)TU :

Bậc Trung thiện 39


150
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Em nhớ ơn các Thánh Tử đạo đã hy sinh thân mạng


để bảo vệ Đạo Pháp trong cuộc vận động năm 1963 của PG

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Nguyên nhân sâu xa gây ra sự bất mãn cho Phật
giáo đồ là gì ?
-Em hãy nói nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc vận
động 1963
-Hãy kể ra 4 sự kiện nổi bật của cuộc vận động 1963
-Vì sao chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

TƯỢNG QUÁCH THỊ TRANG


tại công viên Quách Thị Trang trước Chợ Bến Thành (Sài Gòn)
Đoàn sinh GĐPT hy sinh trong cuộc vận động 1963
của Phật Giáo miền Nam Việt Nam

40 Bậc Trung thiện


151
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
BÀI SỐ 15
AN CƯ KIẾT HẠ
Thời lượng : 30 phút
Mục đích : các em hiểu khái lược về An Cư Kiết Hạ
Chuẩn bị : một vài hình ảnh các trường Hạ
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Cuộc vận động năm 1963


-Nguyên nhân sâu xa gây ra sự bất mãn cho Phật
giáo đồ là gì ?
-Em hãy nói nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc vận
động 1963
-Hãy kể ra 4 sự kiện nổi bật của cuộc vận động 1963
-Vì sao chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : các em đã có dịp đi cúng


dường chư Tăng, Ni tại các trường Hạ chưa ? Đó là nơi chư
Tăng, Ni tập trung vào 3 tháng Hè (từ rằm tháng 4 đến rằm
tháng 7 âm lịch). Chư Tăng, Ni tập trung một chỗ trong 3
tháng để làm gì ? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về
An Cư Kiết Hạ, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Định nghĩa : An Cư Kiết Hạ là một pháp tu do Phật
chế dành cho chư Tăng, Ni tập trung về một chỗ (an cư)
trong 3 tháng Hè (kiết hạ) để tu học kinh - luật - luận nhằm
thúc liễm thân khẩu ý, tăng trưởng kiến thức và đạo hạnh
hầu đủ sức hoàn thành nhiệm vụ hoằng dương chánh pháp
của người sứ giả Như Lai.

Bậc Trung thiện 41


152
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Nguyên nhân Phật chế pháp ACKH :


1.Tại Ấn Độ, 3 tháng hè là mùa mưa khiến chư Tăng rất vất
vả trong khi đi truyền đạo nên Phật dạy chư Tăng nên quy
tụ về một chỗ để an cư (phục hồi sức khỏe)
2.Mùa Hạ là mùa côn trùng sinh sôi nẩy nở nên chư tăng
cần tránh đi lại để khỏi dẫm đạp chết côn trùng (từ bi)
3.Chư tăng bận rộn suốt 9 tháng hoằng hóa nên cần phải có
thời gian chuyên tu thiền quán để tinh tấn đạo nghiệp (Tinh
tấn)
4.Là dịp để chư Tăng, Ni hội họp, học tập, kiểm điểm lẫn
nhau, sách tấn tu hành, nghiêm trì tịnh giới (Thanh tịnh)
-Người xuất gia lấy số lần An cư làm tuổi đạo. Một
vị Tăng hay Ni nếu chưa kiết Hạ lần nào thì kể như chưa có
tuổi đạo. Vị nào có hạ lạp (tuổi hạ) cao (số lần an cư nhiều)
thường được hàng Tăng chúng tôn trọng.
-Sau 3 tháng an cư, ban quản lý trường hạ tổ chức
ngày Tự Tứ để kết thúc khóa Hạ. Tự Tứ nghĩa là ra trước
đại chúng tự vạch lỗi mình trong 3 tháng an cư để sám hối.
-Bổn phận người cư sĩ Phật tử : người cư sĩ Phật tử
có bổn phận cung cấp đồ ăn thức uống, y áo, thuốc men,
mùng mền chiếu gối... để chư Tăng, Ni an tâm sinh hoạt tu
học trong 3 tháng ACKH
2)TƯ :
-An Cư Kiết Hạ là một pháp tu nhằm bồi dưỡng sức
khỏe, thể hiện được lòng từ bi, tăng trưởng các hạnh tinh
tấn, thanh tịnh cho Tăng, Ni đủ sức đảm đương Phật sự
trong 9 tháng còn lại.
3)TU :
-Em tham gia cúng dường hộ trì chư Tăng, Ni trong
các khóa An Cư Kiết Hạ.

42 Bậc Trung thiện


153
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-An Cư Kiết Hạ là gì ?
-Em hãy kể 4 nguyên nhân Phật chế pháp ACKH
-Người có tuổi hạ cao hưởng được phước báu gì ?
-Hãy giải thích chữ Tự Tứ
-Bổn phận người Phật tử tại gia đối với ACKH như
thế nào ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



BÀI SỐ 16

TÌM HIỂU NGÔI CHÙA TRỤ SỞ


TỈNH, THÀNH HỘI PHẬT GIÁO

(Bài này do Ban hướng dẫn PB.GĐPT địa phương


biên soạn để hướng dẫn đoàn sinh)

Bậc Trung thiện 43


154
Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

Trong tập này :


BÀI SỐ TÊN BÀI TRANG

01 Thực hành Chánh niệm ............................. 01


02 Mười Điều thiện ........................................ 04
03 Ý nghĩa bài kinh Sám Hối ......................... 06
04 Tứ Nhiếp pháp .......................................... 09
05 Tứ Diệu đế (Khổ đế) ................................. 11
06 Tứ Diệu đế (Tập đế) .................................. 14
07 Tứ Diệu đế (Diệt đế) ................................. 16
08 Tứ Diệu đế (Đạo đế) ................................. 18
09 Tứ Ân ........................................................ 21
10 Nhân Quả .................................................. 25
11 Nghiệp Báo ............................................... 28
12 Phật Giáo VN thời Lý ............................... 31
13 Phật Giáo VN thời Trần ............................ 34
14 Cuộc vận động 1963 của PGVN ............... 37
15 An Cư Kiết Hạ ........................................... 41
16 Tìm hiểu ngôi chùa trụ sở Tỉnh hội PG 43

44 Bậc Trung thiện


155

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
BÀI SỐ 1
THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : hướng dẫn các em thực tập các bài số 7, 8, 9, 10


Chuẩn bị : chọn địa điểm thoáng mát, rộng rãi, sáng sủa
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Huynh trưởng cho các em ôn lại


thế ngồi hoa sen cho đúng, chú tâm vào hơi thở vào ra,
cách xả thiền v.v...

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : theo sách "Tìm Vào Thực


Tại" của HT Thích Chơn Thiện, tác giả đã đưa ra 10 bài tập
căn bản áp dụng cho lứa tuổi thanh, thiếu, đồng niên. Hôm
nay, chúng ta thực tập các bài còn lại trong chương trình,
các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN : tập mỗi bài 5 phút
-Bài số 7 : tập chung hai bài số 3 và 4
-Bài số 8 : tập chung hai bài số 5 và 6
-Bài số 9 : tập chung các bài 3, 4, 5, 6 (chú ý: nhớ
giữ tâm đừng bị tán loạn, đừng lãng quên, đừng buồn ngủ)
-Bài số 10: cũng tập như bài số 9 nhưng sự chú tâm
vào đối tượng theo dõi mạnh hơn. Trong khi thực tập nhớ
giữ cho hai ngón tay cái đừng rời nhau. Giữ thân và đầu
thẳng đứng theo thế ngồi đã giới thiệu ở trước.
2)TƯ :
-Chánh niệm (tức Thiền định) là con đường duy nhất
phát sinh trí tuệ và đưa đến giải thoát.
Bậc Chánh Thiện 1
156

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Tất cả mọi người đều có thể thực hành Thiền định


mọi lúc mọi nơi và đạt kết quả do Thiền định mang lại nếu
có quyết tâm và thực hành đúng phương pháp.
3)TU :
-Các em nhớ thường xuyên thực hành 10 bài Chánh
niệm này tại nhà mỗi ngày sẽ chắc chắn có hiệu quả.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Chánh niệm còn có tên gọi khác là gì ?
-Người nào mới có thể thực hành Chánh niệm ? (đáp
án : tất cả mọi người)
-Thực hành Chánh niệm thường xuyên sẽ mang lại
kết quả thế nào ?
-Hãy mô tả tư thế ngồi Chánh niệm : chân xếp thế
nào, hai tay để ở vị trí nào, hai bàn tay để ở đâu, hai ngón
tay cái làm sao, lưng thế nào. đầu thế nào, mắt thế nào, hơi
thở thế nào, tâm theo dõi cái gì ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

BÀI SỐ 2
MƯỜI ĐIỀU THIỆN (Tiết 1)

2 Bậc Chánh Thiện


157

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : hướng dẫn các em ứng dụng Thập Thiện vào
đời sống
Chuẩn bị : tranh vẽ "Lục đạo luân hồi"
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : thực hành Chánh niệm


-Chánh niệm còn có tên gọi khác là gì ?
-Người nào mới có thể thực hành Chánh niệm ? (đáp
án : tất cả mọi người)
-Thực hành Chánh niệm thường xuyên sẽ mang lại
kết quả thế nào ?
-Hãy mô tả tư thế ngồi Chánh niệm : chân xếp thế
nào, hai tay để ở vị trí nào, hai bàn tay để ở đâu, hai ngón
tay cái làm sao, lưng thế nào. đầu thế nào, mắt thế nào, hơi
thở thế nào, tâm theo dõi cái gì ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : ở các bậc học trước, các em


đã hiểu nhiều về Mười Điều Thiện. Hôm nay, chúng ta ôn
lại những điều đã học, đồng thời biết ứng dụng vào đời
sống để đem lại lợi ích, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Chúng ta ứng dụng Thập Thiện vào đời sống là
chẳng những chúng ta không làm mười điều ác, mà còn
phải nỗ lực làm mười điều thiện để cho cuộc sống của bản
thân ta và mọi người chung quanh được tốt đẹp. Mười điều
thiện đó là :

Bậc Chánh Thiện 3


158

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

1)Điều thiện thứ I : Không sát sanh


-Tập ăn chay kỳ rồi dần dần ăn chay trường
-Tham gia các công tác từ thiện để cứu người hoạn
nạn
-Bảo vệ môi trường chung quanh trong sạch
2)Điều thiện thứ II : Không trộm cắp
-Tập bố thí cho người bằng tiền của hay bằng công
sức của mình
-Thấy ai lâm vào hoàn cảnh khó khăn thì nên giúp đỡ
-Làm bất cứ nghề gì cũng phải chân chánh, không
được gain dối móc túi khách hàng
3)Điều thiện thứ III : Không tà dâm
-Không xem phim ảnh gơi dục, không đọc sách
khiêu dâm
-Tránh xa các nơi bia ôm, mại dâm...
4)Điều thiện thứ IV : Không nói dối
-Nói đúng sự thật, hợp với chân lý
-Nói lời chân chánh
5)Điều thiện thứ V : Không nói hai lưỡi
-Hãy nói sao để đem lại sự hài hòa cho mọi người
-Hãy khuyên nhũ mọi người đừng chống đối nhau
2)TƯ :
-Phật dạy : Người luôn thực hành Mười Điều Thiện
trong đời sống, sau khi mạng chung sẽ được sanh lên cõi
Trời hưởng phước báu.
3)TU :
-Em thực hành Mười Điều Thiện tùy theo sức của
mình.
IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :
-Em thực hành điều thiện I bằng những việc làm gì?
4 Bậc Chánh Thiện
159

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Em thực hành điều thiện 2 bằng những việc làm gì?
-Em thực hành điều thiện 3 bằng những việc làm gì?
-Em thực hành điều thiện 4 bằng những việc làm gì?
-Em thực hành điều thiện 5 bằng những việc làm gì?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



BÀI SỐ 3
MƯỜI ĐIỀU THIỆN (Tiết 2)
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : hướng dẫn các em ứng dụng Thập Thiện vào
đời sống
Chuẩn bị : tranh vẽ "Lục đạo luân hồi"
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Mười điều thiện (tiết 1)


-Em thực hành điều thiện I bằng những việc làm gì?
-Em thực hành điều thiện 2 bằng những việc làm gì?
-Em thực hành điều thiện 3 bằng những việc làm gì?
-Em thực hành điều thiện 4 bằng những việc làm gì?
-Em thực hành điều thiện 5 bằng những việc làm gì?
II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Tuần trước, chúng ta đã tìm
hiểu cách thực hiện 5 điều thiện đầu. Hôm nay, chúng ta
Bậc Chánh Thiện 5
160

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

tiếp tục tìm hiểu cách thực hiện 5 điều thiện sau, các em
nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
6)Điều thiện thứ VI : không nói lời thêu dệt
-Nói lời thật thà, đơn giản, hợp với đạo lý
-Không thêu dệt, xảo trá, lừa bịp
7)Điều thiện thứ VII : không nói lời độc ác
-Nói lời lễ phép, hòa nhã với mọi người
-Không tranh cãi gay gắt dẫn đến mất đoàn kết
-Không chưỡi bới, mắng nhiếc người khác
8)Điều thiện thứ VIII : không tham
-Không cờ bạc, không đánh số đề
-Chi tiêu tiết kiệm, không hoang phí
9)Điều thiện thứ IX : không sân
-Tập tánh kiên nhẫn, chịu đựng những điều bất mãn
-Đối xử thân thiện với mọi người
10)Điều thiện thứ X : không si
-Tinh tấn tu học lời Phật dạy
-Siêng năng học tập ở trường
-Nghe lời khuyên bảo của người lớn
2)TƯ :
-Chư Thiên không phải ở đâu xa. Chư Thiên chính là
những người có nhiều phước báu, thường hay bố thí giúp
người đang sống quanh ta.
3)TU :
-Em luôn nói lời chân thật, hòa ái với mọi người
-Em luôn giúp đỡ bạn mỗi khi bạn gặp khó khăn

6 Bậc Chánh Thiện


161

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em thực hành điều thiện 6 bằng những việc làm gì?
-Em thực hành điều thiện 7 bằng những việc làm gì?
-Em thực hành điều thiện 8 bằng những việc làm gì?
-Em thực hành điều thiện 9 bằng những việc làm gì?
-Em thực hành điều thiện 10 bằng những việc làm
gì?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

BÀI SỐ 4
NGHI THỨC TỤNG NIỆM GĐPT (Tiết 1)
Bậc Chánh Thiện 7
162

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp các em hiểu khái quát các bài kinh trong
Nghi thức GĐPT
Chuẩn bị : quyển Nghi thức GĐPT
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Thập thiện (tiết 2)


-Em thực hành điều thiện 6 bằng những việc làm gì?
-Em thực hành điều thiện 7 bằng những việc làm gì?
-Em thực hành điều thiện 8 bằng những việc làm gì?
-Em thực hành điều thiện 9 bằng những việc làm gì?
-Em thực hành điều thiện 10 bằng những việc làm
gì?
II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : ở các bậc học trước, các em
đã nắm được khái quát ý nghĩa các bài kinh và đi sâu tìm
hiểu ý nghĩa bài kinh "Phát nguyện và Quy y". Hôm nay,
chúng ta đi sâu thêm về ý nghĩa các bài kinh khác trong
Nghi thức GĐPT, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
1)Bài kinh Niệm Danh Hiệu Phật :
-Đức Phật Thích Ca là người sáng lập ra đạo Phật
-Phật Di Đà là vị Phật làm giáo chủ cõi Tây Phương
-Phật Di Lạc là vị Phật sẽ ra đời trong tương lai
-Văn Thù Sư Lợi là vị Bồ tát tiêu biểu cho Trí tuệ
-Phổ Hiền là vị Bồ tát tiêu biểu cho hạnh nguyện
rộng lớn
-Quán Thế Âm là vị Bồ tát tiêu biểu cho Từ bi

8 Bậc Chánh Thiện


163

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Linh Sơn Hội thượng Phật, Bồ tát là núi Linh Thứu


(Ấn Độ) nơi chư Phật và Bồ tát thường hội tụ để thuyết
pháp

2)Bài kinh Hồi Hướng :


-Ba đời = quá khứ - hiện tại - vị lai
-10 phương = 4 phương chính + 4 phương phụ + 2
phương trên và dưới
-Chín phẩm : theo Kinh A Di Đà mô tả : cõi Cực Lạc
Tây Phương của Phật A Di Đà chia ra 3 tầng : hạ - trung -
thượng; mỗi tầng lại chia làm 3 hạng hoa sen tùy theo kết
quả tu tập của mỗi người là : hạ - trung - thượng. Hạng thấp
nhất là hạ-hạ; hạng cao nhất là thượng-thượng
-Đại ý bài kinh này khuyên chúng ta thường niệm
danh hiệu Phật A Di Đà và làm việc phước để sau khi mãn
phần sẽ được Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi nước có "chín
phẩm hoa sen" của Ngài.
2)TƯ :
-Mỗi một danh hiệu Phật và Bồ tát đều nói lên một
hạnh lành mà người Phật tử phải ghi nhớ và thực tập trong
đời sống hằng ngày.
3)TU :
-Em thường niệm Phật và làm các việc thiện để cầu
mong đươc về cõi nước của Phật A Di Đà.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em cho biết ý nghĩa của từng danh hiệu Phật và Bồ
tát trong bài kinh "Niệm Danh Hiệu Phật"
-Em cho biết đại ý của bài kinh "Hồi Hướng"

Bậc Chánh Thiện 9


164

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



BÀI SỐ 5
NGHI THỨC TỤNG NIỆM (Tiết 2)
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp các em hiểu khái quát các bài kinh trong
Nghi thức GĐPT
Chuẩn bị : quyển Nghi thức GĐPT
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Nghi thức tụng niệm GĐPT


-Em cho biết ý nghĩa của từng danh hiệu Phật và Bồ
tát trong bài kinh "Niệm Danh Hiệu Phật"
-Em cho biết đại ý của bài kinh "Hồi Hướng"

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : hôm nay, chúng ta tiếp tục


tìm hiểu ý nghĩa các bài kinh trong Nghi thức tụng niệm
GĐPT, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
3)Bài Bốn Lời Nguyện :

10 Bậc Chánh Thiện


165

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Pháp môn không kể xiết = ý nói trong đạo Phật có


vô số phương pháp để tu hành tùy theo căn cơ mỗi người.
-Đại ý bài kinh này nêu lên ý nguyện của người tu
học Phật chúng ta. Đây là ý nguyện rộng lớn theo Phật
Giáo Đại thừa.
4)Chú Vãng Sanh :
-Chú hay thần chú, dịch nghĩa là "Chơn ngôn" hay
"Tổng trì", tiếng Phạn viết là Dhârani, đọc Đà la ni; có ý
nghĩa là "câu niệm bí mật" do Phật truyền dạy, có mục
đích giúp người tu được các vị thần thánh hộ trì, xua đuổi
tà ma, giúp người tu được an lành, tinh tiến trên đường đạo.
-Đại ý của bài Chú Vãng Sanh là cầu Phật A Di Đà
phóng quang tiếp dẫn hương linh về cõi Tịnh Độ.
5)Quy Y Đảnh Lễ :
-Câu 1 : nguyện cho tất cả chúng sanh đều phát tâm
theo Phật
-Câu 2 : nguyện cho tất cả chúng sanh đều học theo
giáo lý để phát huy trí tuệ
-Câu 3 : nguyện cho tất cả chúng sanh đều được dẫn
dắt bởi hàng Tăng Già chân chính
6)Hồi Hướng Chúng Sanh :
-Đại ý : tất cả chúng con nguyện đem công đức tụng
kinh, lễ Phật hôm nay chia sẻ cho tất cả mọi người để cùng
nhau tiến tu trên đường đạo.
2)TƯ :
-Những bài kinh ở đây đều mang tư tưởng Phật Giáo
Đại thừa là "Tự độ và độ tha" nghĩa là chúng ta tu nhưng
không quên khuyến khích và tạo điều để tất cả mọi người
cùng biết tu như mình.
3)TU :
Bậc Chánh Thiện 11
166

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Em siêng năng đi sinh hoạt GĐPT để được tinh tấn


trên đường đạo.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Đại ý bài kinh "Bốn Lời Nguyện" nói gì ?
-Đại ý bài kinh "Chú Vãng Sanh" nói gì ?
-Em cho biết ý nghĩa từng câu trong bài kinh "Quy Y
Đảnh lễ"
-Đại ý bài kinh "Hồi hướng Chúng sanh" nói gì ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

BÀI SỐ 6
TỨ NHIẾP PHÁP (Tiết 1)
Thời lượng : 30 phút

12 Bậc Chánh Thiện


167

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

Mục đích : hướng dẫn các em ứng dụng Tứ Nhiếp Pháp vào
đời sống hằng ngày
Chuẩn bị : hình ảnh vui trong sinh hoạt GĐPT
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Nghi thức tụng niệm GĐPT


-Đại ý bài kinh "Bốn Lời Nguyện" nói gì ?
-Đại ý bài kinh "Chú Vãng Sanh" nói gì ?
-Em cho biết ý nghĩa từng câu trong bài kinh "Quy Y
Đảnh lễ"
-Đại ý bài kinh "Hồi hướng Chúng sanh" nói gì ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : ở các bậc học trước, các em


đã hiểu về Tứ Nhiếp Pháp. Em nào có thể cho các bạn biết
Tứ Nhiếp Pháp là gì nào ? Từ Nhiếp Pháp gồm bốn phương
pháp nào ? Giỏi lắm. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu cách
ứng dụng TNP vào đời sống thường ngày, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
1)Bố thí nhiếp :
-Trong cuộc sống thường ngày, các em hãy tập chia
sẻ những gì mình có cho mọi người từ trong gia đình ra đến
trường học và trong GĐPT. Thí dụ :
+Nhín bớt tiền ăn sáng, để dành mua quà sinh nhật
cho ba mẹ, anh chị em, thầy cô và bạn bè
+Đóng góp quỹ đoàn trong GĐPT
+Không ngần ngại giúp đỡ mọi người bằng công sức
+Khuyên nhủ bạn khi bạn gặp khó khăn hay đau
buồn, bất an trong đời sống.
Bậc Chánh Thiện 13
168

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

2)Ái ngữ nhiếp :


-Lúc nào cũng dùng lời lẽ ôn hòa, chân thật, đoàn
kết, hợp với lời Phật dạy để trao đổi với mọi người
-Khi gặp sự khác biệt ý kiến với người khác, em nên
ôn tồn giải thích ý kiến mình, đồng thời bình tỉnh lắng nghe
ý kiến người kia, không nên cực đoan bảo thủ. Nếu thấy ý
kiến mình sai thì phải can đảm từ bỏ; nếu thấy ý kiến bạn
sai thì hãy kiên nhẫn chờ tới lúc bạn nhận ra sai lầm của
bạn
-Tuyệt đối tránh sân hận, cãi vã, nói nặng xúc phạm
đến danh dự của bạn. Nếu gặp phải người bạn quá bảo thủ,
cực đoan, em hãy nhẫn nhịn tạm thời "chịu thua" bạn để
giữ tình đoàn kết trong gia đình, nơi trường học hay trong
sinh hoạt GĐPT. Thái độ bình tỉnh và ôn hòa của em sẽ có
tác dụng rất tốt về hình ảnh em trong cách nhìn và đánh giá
của mọi người. Và "đối thủ" của em sẽ suy nghĩ lại và kính
phục em hơn.
2)TƯ :
-Người thường bố thí và ái ngữ luôn nhận được tình
cảm tốt đẹp từ người thân, bè bạn và đồng đội chung quanh
3)TU :
-Em ghi nhớ và thực tập hạnh Bố thí và Ái ngữ đối
với mọi người chung quanh

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em hãy nhắc lại 4 thí dụ về thực hành bố thí trong
đời sống hằng ngày
-Khi gặp sự khác biệt ý kiến với bạn, em phải làm
gì?

14 Bậc Chánh Thiện


169

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Nếu gặp người quá cực đoan và bảo thủ, em cần


hành xử thế nào ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



BÀI SỐ 7
TỨ NHIẾP PHÁP (Tiết 2)
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : hướng dẫn các em ứng dụng Tứ Nhiếp Pháp vào
đời sống hằng ngày
Chuẩn bị : hình ảnh vui trong sinh hoạt GĐPT
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Tứ nhiếp pháp


-Em hãy nhắc lại 4 thí dụ về thực hành bố thí trong
đời sống hằng ngày
-Khi gặp sự khác biệt ý kiến với bạn, em phải làm
gì?
-Nếu gặp người quá cực đoan và bảo thủ, em cần
hành xử thế nào ?

Bậc Chánh Thiện 15


170

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : hôm nay, chúng ta tiếp tục


tìm hiểu về cách ứng dụng Tứ Nhiếp Pháp trong đời sống
hằng ngày, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
3)Lợi hành nhiếp :
-Đối với mọi người chung quanh, em luôn tìm cách
làm lợi cho họ. Thí dụ :
+Em không bao giờ lấy tiền bạc hay đồ vật gì của
bạn nếu bạn chưa cho
+Nếu bạn làm bài trong lớp không được, hoặc bất cứ
việc nào bạn gặp khó, em hãy giúp đỡ cho bạn.
+Khi nhà bạn có việc, em nên đến đấy phụ tiếp bạn
+Em nên tích cực tham gia các công tác vệ sinh
đường phố do nhà trường hoặc GĐPT tổ chức.
+Khi làm điều gì lợi ích cho người khác, em đừng
mong cầu họ sẽ trả ơn em, cũng đừng mong được phước.
+Em nên tập tánh không đòi hỏi bất cứ quyền lợi gì
cho riêng mình, mà hãy nhường quyền lợi ấy cho người
khác.
4)Đồng sự nhiếp :
-Em cần thực tập tánh hòa đồng với mọi người và
luyện cho mình cách sống ở môi trường nào cũng được.
Thí dụ :
+Em nên nhìn mọi người ở ưu điểm của họ mà
không nên chỉ nhìn khuyết điểm của họ
+Em hãy tập cho mình lối sống giản dị, ít đòi hỏi
tiện nghi

16 Bậc Chánh Thiện


171

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

+Khi sống ở hoàn cảnh nào, em hãy tập thích nghi


với hoàn cảnh đấy, chớ đừng đòi hỏi nó phải thế này, phải
thế kia theo ý của em
+Em nên tôn trọng sở thích của người khác chứ đừng
bắt họ làm theo sở thích của em.
2)TƯ :
-Người sống hòa đồng với mọi người và thích nghi
với mọi hoàn cảnh ; lúc nào cũng làm lợi ích cho mọi người
chung quanh là người luôn có nhiều hạnh phúc.
3)TU :
-Em luôn sống hòa đồng với mọi người và thích nghi
với hoàn cảnh mà em đang sống

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em hãy cho một vài thí dụ về việc làm lợi ích cho
người khác
-Khi làm lợi ích cho người, em cầu mong được gì
cho em ? (không cầu mong gì cho mình)
-Em hãy cho vài thí dụ về sống hòa đồng với mọi
người
-Em hãy cho vài thí dụ về sống thích nghi với hoàn
cảnh

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

BÀI SỐ 8
TỨ CHÁNH CẦN
Thời lượng : 30 phút
Bậc Chánh Thiện 17
172

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

Mục đích : giúp các em hiểu khái quát về Tứ Chánh Cần


Chuẩn bị : tùy nghi
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Tứ Nhiếp Pháp


-Em hãy cho một vài thí dụ về việc làm lợi ích cho
người khác
-Khi làm lợi ích cho người, em cầu mong được gì
cho em ? (không cầu mong gì cho mình)
-Em hãy cho vài thí dụ về sống hòa đồng với mọi
người
-Em hãy cho vài thí dụ về sống thích nghi với hoàn
cảnh

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Hôm nay chúng ta tìm hiểu


về Tứ Chánh Cần. Đây là một đề tài hoàn toàn mới, vì thế
các em cần tập trung chú ý tiếp thu đề tài, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Tứ Chánh Cần là bốn trong ba mươi bảy phẩm trợ
đạo nằm trong phần Đạo Đế của giáo lý Tứ Diệu Đế.
-Định nghĩa : Tứ Chánh Cần là 4 phép chuyên cần
giúp người Phật tử tránh xa nghiệp dữ, tăng trưởng nghiệp
thiện và tu hành giải thoát.
-Tứ Chánh Cần gồm có :
1)Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh : phải
quyết tâm không làm điều gì có hại cho mình và cho người

18 Bậc Chánh Thiện


173

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

2)Tinh tấn đoạn trừ những điều ác đã phát sinh : khi quán
xét thấy điều ta đang làm là ác thì hãy quyết tâm từ bỏ ngay
3)Tinh tấn phát sinh những điều thiện chưa sinh : mỗi khi
có cơ hội làm một việc thiện thì nên làm ngay, không chần
chừ
4)Tinh tấn phát triển những điều thiện đã sinh : khi đã làm
được một điều thiện thì chớ cho là đủ, mà hãy phát triển
thêm càng nhiều việc thiện càng tốt
2)TƯ :
-Tứ Chánh Cần thể hiện đạo đức, luân lý, lối sống
của người Phật tử chân chánh
3)TU :
-Em quyết tâm chừa bỏ các thói hư tật xấu và huân
tập những đức tính tốt đẹp để xứng đáng là đoàn sinh
GĐPT gương mẫu

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em hãy định nghĩa Tứ Chánh Cần
-Tứ Chánh Cần có mấy phần ? Hãy nói ý nghĩa từng
phần
-Tứ Chánh Cần là biểu hiện gì của người Phật tử ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui


BÀI SỐ 9
GIÁO LÝ DUYÊN KHỞI (tiết 1)
Bậc Chánh Thiện 19
174

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

(Thập nhị nhân duyên)


Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp các em nắm được chân lý cơ bản của 12


nhân duyên
Chuẩn bị : một vài tranh ảnh về vũ trụ và hiện tượng tự
nhiên
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Tứ Chánh Cần


-Em hãy định nghĩa Tứ Chánh Cần
-Tứ Chánh Cần có mấy phần ? Hãy nói ý nghĩa từng
phần
-Tứ Chánh Cần là biểu hiện gì của người Phật tử ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Vào thời cổ đại, khi con


người còn mông muội, họ tin rằng vũ trụ, thiên nhiên và
mọi sinh vật là do một vị thần sinh ra. Nhưng tới khi Đức
Thích Ca thành đạo, Ngài đã phát hiện ra chân lý Duyên
Khởi , qua đó cho thấy sự hình thành vạn vật trên thế gian
này là do sự tác động qua lại của các nhân duyên mà hình
thành, chứ không có một nguyên nhân đầu tiên (chúa trời)
nào sáng tạo ra muôn vật. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu
khái quát về giáo lý Duyên Khởi qua sự vận hành của 12
nhân duyên, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Định nghĩa Duyên Khởi : Do Vô minh mà Hành
sinh; do Hành mà Thức sinh; do Thức nên Danh Sắc sinh;

20 Bậc Chánh Thiện


175

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

do Danh Sắc nên Lục nhập sinh; do Lục nhập nên Xúc sinh
ra; do Xúc nên có Thọ; do Thọ nên có Ái; do Ái nên có
Thủ sinh; do Thủ nên có Hữu; do Hữu nên có Sinh; do Sinh
nên có Lão tử.
-Sơ đồ vận hành của 12 nhân duyên : Vô minh 
Hành  Thức  Danh sắc  Lục nhập  Xúc  Thọ  Ái
 Thủ  Hữu  Sinh  Lão tử
-Trong 12 mắc xích này nếu một mắc xích nào mất
đi là kéo theo sự mất đi của tất cả mắc xích. Vì thế nên gọi
là duyên khởi (nghĩa là nương với nhau mà có và nương
với nhau mà diệt mất)
-Tìm hiểu nghĩa của 12 nhân duyên :
1)Vô minh : nghĩa là hiểu sai lầm. (TD: Vô ngã mà chấp
ngã; Vô thường mà chấp thường ...) . Vô minh còn đồng
nghĩa với tham-sân-si. Nếu người nào không còn tham-sân-
si tức là người ấy đã hết vô minh
2)Hành : là hành động tạo tác từ thân-khẩu-ý dẫn đến
nghiệp lành hay dữ.
3)Thức : là thần thức (phần vô hình tạo nên sự sống) Do
hành động tạo tác thành nghiệp lành hay dữ nên sau khi
chết, các nghiệp dẫn dắt thần thức lãnh thọ quả báo khổ hay
vui ở đời sau.
4)Danh sắc : có 2 phần :
-Phần tinh thần (tâm) chỉ có tên gọi chứ không có
hình sắc nên gọi là Danh
-Phần thể chất có hình sắc nên gọi là Sắc
5)Lục nhập : gọi nôm na là sáu chỗ vào, tức : mắt, tai, mũi,
lưỡi, thân, ý (gọi là 6 căn). Sáu chỗ này tiếp nhận 6 thứ là:
sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp (gọi là 6 trần). Sáu trần tiếp
xúc với sáu căn nên gọi là Lục nhập.
Bậc Chánh Thiện 21
176

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

6)Xúc : là tiếp xúc. 6 căn và 6 trần thường gặp gỡ tiếp xúc


với nhau nên gọi là Xúc.
2)TƯ :
-Mỗi món trong 6 món trên vừa là nhân vừa là quả
của món kia nên gọi là "nhân duyên"
3)TU :
-Làm bất cứ việc gi, em cũng đều suy xét xem việc
làm của mình ảnh hưởng như thế nào đến người xung
quanh

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em hãy nêu tên 6 món nhân duyên vừa học
-Hãy giải thích từng món nhân duyên
-Vì sao ta gọi 6 món này là "nhân duyên"

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

BÀI SỐ 10
GIÁO LÝ DUYÊN KHỞI (tiết 2)
22 Bậc Chánh Thiện
177

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

(Thập nhị nhân duyên)


Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp các em nắm được chân lý cơ bản của 12


nhân duyên
Chuẩn bị : một vài tranh ảnh về vũ trụ và hiện tượng tự
nhiên
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Giáo lý Duyên Khởi (tiết 1)


-Em hãy nêu tên 6 món nhân duyên vừa học
-Hãy giải thích từng món nhân duyên
-Vì sao ta gọi 6 món này là "nhân duyên"

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Tuần trước, chúng ta đã tìm


hiểu 6 món nhân duyên đầu. Hôm nay, chúng ta tiếp tục
tìm hiểu 6 món nhân duyên tiếp theo, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
7)Thọ : là lãnh thọ. Khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần rồi lãnh
thọ những cảm xúc vui, buồn, sướng, khổ...
8)Ái : là ưa thích. Khi gặp cảnh vui thì ưa thích, khi gặp
cảnh khổ thì buồn rầu muốn xa lánh...
9)Thủ : là giữ lấy, tìm cầu. Gặp cảnh thuận thì tham cầu,
gặp cảnh nghịch thì muốn xa lìa...
10)Hữu : là có. Đời này mình tạo nhân lành, dữ thì đời sau
tất nhiên CÓ quả lành dữ đến với mình
11)Sanh : là sinh ra. Do "ái, thủ, hữu" làm nhân tạo tác cho
nên quả đời sau phải sanh ra đời để thọ quả báo.

Bậc Chánh Thiện 23


178

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

12)Lảo tử : là già, chết. Đã có sanh tất phải có già, chết.


-12 mắc xích (chi phần) trên đây tương tác nhau mà
tạo nên đời sống đầy đau khổ của chúng sanh. Muốn thoát
khỏi kiếp sống đau khổ này, chúng ta phải nỗ lực tu tập để
bẽ gãy một trong 12 mắc xích trên thì không còn tái sanh
nữa.
2)TƯ :
-Đời sống con người là do 12 nhân duyên tương tác
nhau mà thành, chứ không phải do thượng đế nào tạo ra.
3)TU :
-Em cố gắng tu học để bớt bị vô minh.

III-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Hãy giải thích các chi phần 7 - 12
-12 chi phần nói trên ảnh hưởng thế nào cuộc đời
chúng sanh ?
-Đời sống của ta có phải do thượng đế tạo ra không ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Bài hát vui - Hồi hướng



BÀI SỐ 11
CHÁNH TÍN - CHÁNH KIẾN (tiết 1)
24 Bậc Chánh Thiện
179

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp các em hiểu được thế nào là chánh tín, thế
nào là chánh kiến
Chuẩn bị : một vài hình ảnh sinh hoạt của các tôn giáo :
Phật, Chúa, Hồi...
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Thập nhị nhân duyên (tiết 2)


-Hãy giải thích các chi phần 7 - 12
-12 chi phần nói trên ảnh hưởng thế nào cuộc đời
chúng sanh ?
-Đời sống của ta có phải do thượng đế tạo ra không ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : anh (chị) vừa lên mạng tải về
một số hình ảnh sinh hoạt của một vài tôn giáo hiện nay
trên thế giới. Các em xem qua cho biết nhé! Tại sao các em
chọn đạo Phật chứ không theo đạo nào khác ? Đúng vậy, vì
tin theo đạo Phật là niềm tin chân chánh hợp với chân lý
nhất. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Chánh Tín, các
em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Chánh tín là tin vào những điều gì hợp với chân lý
và đem lại lợi ích cho mình và cho người. Thí dụ : tin nhân
quả , tin nghiệp báo luân hồi, tin vào nhân duyên, tin mọi
vật đều vô thường v.v... là chánh tín
-Mê tín là tin vào những điều không đúng với chân
lý, sẽ đem đến đau khổ cho mình và cho người.Thí dụ : tin

Bậc Chánh Thiện 25


180

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

có chúa trời tạo ra muôn vật, tin vào thần thánh có thể ban
phước giáng họa, tin vào bói toán, tin thầy địa lý v.v... là
mê tín.
-Trong đạo Phật hiện nay cũng còn tồn tại một số
điều mê tín như : cúng sao giải hạn, xin xăm, coi ngày tốt,
giờ tốt v.v...Đó là do tín ngưỡng dân gian của Trung Quốc
xâm nhập vào đạo Phật rồi truyền sang nước ta
-Lợi ích của chánh tín :
*Phát sinh trí tuệ, thấy rõ chân tướng sự việc, không bị tà
sư ngoại đạo lừa gạt
*Chánh tín đem lại sự an vui trong đời sống, hạnh phúc cho
gia đình
*Chánh tín mang lại giác ngộ và giải thoát cho chúng ta.
2)TƯ :
-Đạo Phật là đạo chánh tín. Những tệ nạn mê tín hiện
còn tồn tại trong một số chùa là do tín ngưỡng dân gian
Trung Quốc xâm nhập phá hoại đạo Phật.
3)TU :
-Em tinh tấn tu học lời Phật dạy để được chánh tín và
không còn mê tín nữa.

III-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em hãy định nghĩa chánh tín là gì ?
-Em hãy nêu vài thí dụ về chánh tín
-Thế nào là mê tín ?
-Hãy cho vài thí dụ về mê tín
-Chánh tín đem lại lợi ích gí ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
26 Bậc Chánh Thiện
181

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Bài hát vui - Hồi hướng



BÀI SỐ 12
CHÁNH TÍN - CHÁNH KIẾN (tiết 2)
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp các em hiểu được thế nào là chánh tín, thế
nào là chánh kiến
Chuẩn bị : (như tiết 1)
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Chánh tín


-Em hãy định nghĩa chánh tín là gì ?
-Em hãy nêu vài thí dụ về chánh tín
-Thế nào là mê tín ?
-Hãy cho vài thí dụ về mê tín
-Chánh tín đem lại lợi ích gí ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : tuần trước chúng ta đã tìm


hiểu về Chánh Tín. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về
Chánh kiến, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Định nghĩa : chánh kiến là thấy (hiểu) đúng với sự

Bậc Chánh Thiện 27


182

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

thật, đúng với chân lý, đúng với đạo lý. Trái với chánh kiến
là tà kiến, nghĩa là thấy (hiểu) không đúng với chân lý, hiểu
một cách lầm lạc.
-Thí dụ về chánh kiến :
*Hiểu mọi việc ở đời đều có nhân có quả.
*Hiểu vô minh đem lại đau khổ, trí tuệ đem lại giải thoát.
*Hiểu rằng mọi việc xấu tốt trong đời là do chính mình tạo
ra trong quá khứ hay trong hiện tại, chứ không có thần
thánh nào ban phước giáng họa cho ta cả. V.v...
-Thí dụ về tà kiến :
*Nghĩ rằng nếu cầu khấn thần tài thì thần sẽ cho trúng số
*Nghĩ rằng cầu khấn lạy lục Phật thì Phật sẽ độ cho thi đậu.
*Nghĩ rằng chết là hết, không có tội phước gì cả. V.v...
-Lợi ích của chánh kiến :
*Chánh kiến giúp ta suy luận mọi việc đều đúng với lẽ thật,
nhờ đó ta sẽ thành công trong cuộc sống
*Chánh kiến giúp ta đối xử với mọi người hợp đạo lý, đem
lại an vui cho mình và cho người, nhờ đó gia đình hạnh
phúc, làng xóm yên vui.
*Chánh kiến giúp ta tu tập tinh tấn, mau chóng đi đến giác
ngộ và giải thoát. V.v...
2)TƯ :
-Nhờ có niềm tin chân chánh (chánh tín) nên em hiểu
đúng sự thật mọi việc diễn ra xung quanh (chánh kiến), từ
đó giúp cho cuộc sống em thêm vui bớt khổ.
3)TU :
-Em quyết tâm từ bỏ những tà kiến bấy lâu nay.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Chánh kiến là gì ?
28 Bậc Chánh Thiện
183

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Em hãy cho vài thí dụ về chánh kiến


-Thế nào là tà kiến ?
-Hãy cho vài thí dụ về tà kiến
-Chánh kiến đem lại lợi ích gì cho ta ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



BÀI SỐ 13
LUÂN HỒI (tiết 1)
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : Giúp cho đoàn sinh hiểu khái quát về Luân Hồi
Chuẩn bị : Tranh Lục đạo Luân hồi
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Chánh Kiến


-Chánh kiến là gì ?
-Em hãy cho vài thí dụ về chánh kiến
-Thế nào là tà kiến ?
-Hãy cho vài thí dụ về tà kiến
-Chánh kiến đem lại lợi ích gì cho ta ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Đây là bức tranh mô tả sáu


con đường luân hồi của chúng sanh theo lý Luân hồi của
Bậc Chánh Thiện 29
184

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

đạo Phật chúng ta. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về lý


Luân Hồi, các em nhé!

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Định nghĩa : luân = bánh xe; hồi = quay tròn. Đức
Phật dùng hình ảnh bánh xe quay tròn để chỉ cho sự tái
sanh sau khi chết của 6 loại chúng sanh. Sự chết và tái sanh
của chúng sanh cứ quay tròn mãi như một bánh xe, không
biết lúc nào mới dừng lại.
-Sự luân hồi trong thiên nhiên và con người :
*Nước từ sông biển bốc hơi thành mây, mây gặp lạnh thành
mưa lại rơi xuống sông biển v.v...
*Ngưới ta lấy đất nắn thành cái bình. Xài lâu ngày, bình bị
vỡ, được quăng bỏ, lâu ngày tan rã trở lại thành đất
*Gió, lửa cũng như thế
*Con người được hình thành bởi tứ đại (đất, nước, gió, lửa)
và tinh thần. Sau khi chết, những thứ này tan rã nhưng
không mất hẳn, mà luân hồi thành một hình thức sự sống
mới.
*Con người khi sống tạo nghiệp nhân gì thì khi chết,
nghiệp báo sẽ dẫn dắt họ tái sanh về chỗ ấy theo 6 con
đường như :
1)Tạo nhân độc ác sẽ luân hồi vào cảnh địa ngục
2)Tạo nhân tham lam sẽ luân hồi vào cảnh ngạ quỷ
3)Tạo nhân dâm dục sẽ luân hồi vào cảnh súc sinh
4)Tạo nhân hung dữ sẽ luân hồi vào cảnh A Tu La
5)Tu nhân Ngũ giới sẽ luân hồi trở lại làm Người
6)Tu nhân Thập thiện sẽ luân hồi lên cảnh chư Thiên

30 Bậc Chánh Thiện


185

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

2)TƯ :
-Mọi thứ trên thế gian không mất hẳn mà cũng
không trường tồn, chúng luân hồi theo luật nhân quả và
duyên khởi.
3)TU :
-Em cố gắng làm nhiều việc tốt để đời sau được tái
sanh vào cảnh Người và Trời

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Hãy cho thí dụ về sự luân hồi của đất, nước, gió, lửa
-Con người được hình thành bởi những thứ nào?
-Khi con người chết thì những thứ đó ra sao ?
-Hãy cho biết tạo nhân gì thì luân hồi vào cảnh nào ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui


BÀI SỐ14
LUÂN HỒI (tiết 2)
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp các em củng cố thêm niềm tin vào thuyết
luân hồi
Chuẩn bị : tranh Sáu cảnh luân hồi
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

Bậc Chánh Thiện 31


186

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Luân hồi (tiết 1)


-Hãy cho thí dụ về sự luân hồi của đất, nước, gió, lửa
-Con người được hình thành bởi những thứ nào?
-Khi con người chết thì những thứ đó ra sao ?
-Hãy cho biết tạo nhân gì thì luân hồi vào cảnh nào ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : tuần trước, chúng ta đã hiểu


khai quát về sự luân hồi của thiên nhiên và chúng sanh.
Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về một số hiện tượng
chứng minh Luân hồi là một sự thật.

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Hiện tượng thần đồng : nhà toán học Pascal (Pháp)
mới 8 tuổi đã thông thạo môn kỹ hà học; Bạch Cư Dị
(Trung Quốc) mới 5 tuổi đã biết làm thơ không thể nói là
ngẫu nhiên. Những người được gọi là thần đồng đều do đời
trước đã từng giỏi trong một ngành chuyên môn nào đó,
nên mới sanh ra đã có tài siêu việt hơn người
-Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng : khi một vị Đạt Lai Lạt
Ma sắp qua đời, ông ta nói trước là sẽ tái sanh vào làng nào
trong xứ. Sau khi ông chết khoảng 5 - 6 năm, tức thời gian
đủ cho một đứa bé biết nói đầy đủ, người ta thành lập một
đoàn gồm nhiều vị cao tăng đi về ngôi làng ấy tìm đến nhà
những bé trai 5 - 6 tuổi. Họ dùng những cách thức truyền
thống để xác nhận đứa bé nào đích thực là hậu thân của vị
Đạt Lai Lạt Ma đã qua đời. Sau đó họ làm lễ long trọng
rước cậu bé ấy về đưa lên ngôi vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp.
-Tại nước Liên Xô cũ : báo chí đăng tin một người
phụ nữ 40 - 50 tuổi từ trong nhà bước ra, bị một tảng băng
32 Bậc Chánh Thiện
187

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

trên mái nhà rơi trúng đầu bất tỉnh. Sau khi tỉnh dậy, người
này không nói tiếng Nga nữa, mà nói toàn tiếng Bungari
một ngôn ngữ mà bà chưa được học qua bao giờ. Người ta
tìm một người Bungari chính gốc đến trò chuyện với bà. Bà
ta nói kiếp trước bà có cha mẹ là người Bugari ở tại làng
đó, huyện đó tỉnh đó... Người ta dẫn bà đến làng đó thì bà
chỉ ngay một ngôi nhà, bảo đây là nhà cũ của bà.
Ngoài ra, các em có thể lên mạng internet tìm đọc
các câu chuyện cụ thể chứng minh về sự luân hồi.
2)TƯ :
-Luân hồi là một sự thật không thể chối cãi.
3)TU :
-Em làm nhiều việc thiện để đời sau được làm người
có nhiều phước báu

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em hãy nói về một thần đồng mà em biết qua các
phương tiện truyền thông
-Em hãy lý giải tại sao vị Đạt Lai Lạt Ma biết được
nơi mình sẽ tái sanh ? (nhờ tu tập thiền định nên phát huệ)
-Em hãy cho một vài thí dụ khác để chứng minh có
luân hồi.

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui


Bậc Chánh Thiện 33
188

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
BÀI SỐ 15
BÁT CHÁNH ĐẠO
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp các em ứng dụng Bát Chánh Đạo vào đời
sống
Chuẩn bị : xem lại bài Tứ Diệu Đế (tiết 4) ở bậc Trung
Thiện
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Luân hồi


-Em hãy nói về một thần đồng mà em biết qua các
phương tiện truyền thông
-Em hãy lý giải tại sao vị Đạt Lai Lạt Ma biết được
nơi mình sẽ tái sanh ? (nhờ tu tập thiền định nên phát huệ)
-Em hãy cho một vài thí dụ khác để chứng minh có
luân hồi.

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : ở bậc Trung thiện, chúng ta


đã tìm hiểu về Bát Chánh Đạo trong phần Đạo Đế của giáo
lý Tứ Diệu Đế. Hôm nay, chúng ta ôn lại và biết cách ứng
dụng BCĐ vào đời sống như thế nào, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Định nghĩa : Bát chánh đạo là tám con đường chân
chánh đưa tới giải thoát. Nó nằm trong 37 phẩm trợ đạo
thuộc phần Đạo đế của giáo lý Tứ Diệu Đế
-Bát chánh đạo gồm có :
1.Chánh kiến : là sự hiểu biết chân chánh. Thí dụ : hiểu về
nhân quả, nhân duyên, nghiệp báo, luân hồi...
34 Bậc Chánh Thiện
189

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

2.Chánh tư duy : là suy nghĩ chân chánh. Thí dụ : suy nghĩ


về sự Khổ, nguyên nhân của khổ, Niết bàn là nơi không có
khổ và Con đường dẫn đến hết khổ...
3.Chánh ngữ : là lời nói chân chánh. Thí dụ : nói sự thật.
nói hòa ái, nói đoàn kết, nói lời chân chánh...
4.Chánh nghiệp : là tạo nghiệp thiện. Thí dụ : tu ngũ giới,
tu thập thiện...
5.Chánh mạng : là làm nghề chân chánh. Thí dụ : bán rượu,
bán ma túy, đánh cá, săn bắn, làm nghề giết mổ... là nghề
không chân chánh. Nghề thầy thuốc, thầy giáo, nông dân...
là chánh mạng
6.Chánh tinh tấn : là siêng năng làm việc thiện lợi mình lợi
người. Thí dụ : siêng năng đi sinh hoạt, siêng năng tu học,
siêng năng làm việc từ thiện...
7.Chánh niệm : là nhớ nghĩ về những điều chân chánh, lợi
mình lợi người. Thí dụ : nhớ nghĩ về các hạnh lành của chư
Phật, Bồ tát để làm theo
8.Chánh định : là tập trung tư tưởng quán chiếu những việc
lợi mình lợi người . Thí dụ : quán thân bất tịnh, quán từ bi,
quán nhân duyên, quán sổ tức (hơi thở)...
-Bát chánh đạo bao gồm cả Giới - Định - Huệ :
-Giới : chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng
-Định : chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định
-Huệ : chánh kiến, chánh tư duy
2)TƯ :
-Thực hành Bát chánh đạo trong đời sống đem lại 3
lợi ích : cải thiện tự thân, cải thiện hoàn cảnh, giác ngộ giải
thoát.
3)TU :

Bậc Chánh Thiện 35


190

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Hằng ngày, em luôn ứng dụng Bát chánh đạo trong


từng suy nghĩ, lời nói và việc làm.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Hãy định nghĩa Bát chánh đạo là gì ?
-Bát chánh đạo gồm có những chi phần nào ?
-Em hãy giải thích từng chi phần và cho thí dụ cụ thể
về chi phần đó.

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



BÀI SỐ 16
TỨ NIỆM XỨ
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp các em hiểu khái lược về Tứ Niệm Xứ


Chuẩn bị : HT xem lại 37 phẩm trợ đạo
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Bát Chánh Đạo


-Hãy định nghĩa Bát chánh đạo là gì ?
-Bát chánh đạo gồm có những chi phần nào ?
-Em hãy giải thích từng chi phần và cho thí dụ cụ thể
về chi phần đó.

36 Bậc Chánh Thiện


191

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : như các em đã biết, trong


phần Đạo đế của giáo lý Tứ Diệu Đế là gồm tất cả 37 phẩm
trợ đạo. Tuần trước chúng ta đã tìm hiểu về Bát chánh đạo,
hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Tứ Niệm Xứ cũng đều
nằm trong 37 phẩm trợ đạo.

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Định nghĩa : Tứ niệm xứ là phương pháp thiền căn
bản của đạo Phật, trong lúc ngồi thiền, hành giả để tâm
quán xét 4 điều sau đây : 1.Quán thân bất tịnh - 2.Quán tâm
vô thường - 3.Quán pháp vô ngã - 4. Quán thọ thị khổ.
1.Quán thân bất tịnh : là xét thấy tấm thân tứ đại này là
không sạch sẽ, để từ đó giảm bớt lòng tham đắm sắc dục,
có vậy mới mau giải thoát
2.Quán tâm vô thường : là xét thấy cái tâm của chúng ta rất
hay thay đổi, để từ đó siêng năng thiền định làm cho tâm
bớt lăng xăng, có vậy mới mau giác ngộ.
3.Quán pháp vô ngã : là xét thấy mọi sự vật, sự việc trên
đời đều không có tự ngã, mà chỉ là duyên hợp với nhau
sinh ra, từ đó không còn phân biệt ta với người, yêu với
ghét, tâm hồn luôn an vui tự tại
4.Quán thọ thị khổ : là xét thấy hễ có nhận lãnh là có khổ,
càng tham lam thọ nhận càng nhiều thì khổ đau càng lớn, từ
đó giảm bớt lòng tham, sống đơn giản thì mau được giải
thoát.
2)TƯ :
-Chúng ta phải luôn luôn quan sát ghi nhớ 4 sự thật
trên đây để sống hỷ xả, phá trừ chấp ngã, chấp thường, loại
bỏ tham sân si để mau tiến bộ trên đường tu.
Bậc Chánh Thiện 37
192

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

3)TU :
-Em có thể tìm đọc sách "Tìm Vào Thực Tại" của
HT Thích Chơn Thiện để thực hành pháp môn Thiền Tứ
Niệm Xứ.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Tứ Niệm Xứ là gì ? hãy cho biết 4 điều quán niệm
-Hãy giải thích từng điều quán niệm và nêu lợi ích
của từng điều quán niệm
-Muốn thực hành Thiền Tứ Niệm Xứ, em có thể
nghiên cứu ở sách nào ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui


BÀI SỐ17
BÁT QUAN TRAI GIỚI
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp các em hiểu lợi ích và cách hành trì BQT
Chuẩn bị : hình ảnh sinh hoạt của một đạo tràng BQT
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Tứ Niệm Xứ


-Tứ Niệm Xứ là gì ? hãy cho biết 4 điều quán niệm
-Hãy giải thích từng điều quán niệm và nêu lợi ích
của từng điều quán niệm
38 Bậc Chánh Thiện
193

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Muốn thực hành Thiền Tứ Niệm Xứ, em có thể


nghiên cứu ở sách nào ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : các em hãy xem một số hình


ảnh này. Các em đoán xem khóa tu này gọi là khóa tu gì ?
Đúng rồi, đó là hình ảnh một khóa tu BQT. Hôm nay chúng
ta cùng tìm hiểu về Bát Quan Trai Giới, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Định nghĩa :Bát = tám ; Quan = cửa ; Trai = bữa ăn
đúng ngọ của chư tăng. Hiểu theo nghĩa rộng Bát Quan
Trai là cánh cửa ngăn chặn 8 điều tội lỗi.
-Tu Bát Quan Trai là giữ cho thân tâm thanh tịnh
trong 24 tiếng đồng hồ bằng cách ngăn chặn 8 điều tội lỗi.
-8 giới cấm (Bát quan trai giới) gồm :
1.Không sát sanh
2.Không trộm cắp
3.Không tà dâm
4.Không nói dối
5,Không uống rượu
6.Không trang điểm, múa hát và xem múa hát
7.Không nằm giường cao rộng sang trọng
8.Không ăn phi thời (quá ngọ)
-Chương trình một khóa tu BQT (12 giờ) :
1.Tập trung - Ổn định tổ chức
2.Sám hối - thọ giới
3.Nghe pháp
4.Niệm Phật
5.Quá đường (thọ trai) - kinh hành
Bậc Chánh Thiện 39
194

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

6.Chỉ tịnh
7.Tụng kinh
8.Học giáo lý
9.Xả giới
10.Ra về.
2)TƯ :
-Tu BQT ví như việc "xuất gia tu hành trong một
ngày" của người Phật tử tại gia.
3)TU :
-Gia đình có thể xin thầy trụ trì tổ chức cho các em
ngành Thanh, Thiếu tu BQT trong 12 giờ (từ 6g sáng đến 6
g chiều)

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Tu Bát Quan Trai là gì ?
-Bát Quan Trai Giới gồm 8 giới nào ? Kể ra
-Vì sao không được nằm giường cao, rộng ?
-Vì sao không được trang điểm, múa hát ?
-Vì sao không được ăn phi thời ? (Huynh trưởng
phải tự nghiên cứu tài liệu để có câu trả lời )

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



40 Bậc Chánh Thiện


195

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
BÀI SỐ18
LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM (tiết 1)
Thời nhà Nguyễn - Cận đại - Hiện đại
Thời lượng : 30 phút

Mục đích: giúp các em hiểu sơ lược về PGVN thời Nguyễn


Chuẩn bị : vài tranh ảnh các vị tổ và các ngôi chùa nổi tiếng
tại Huế : Từ Đàm, Báo Quốc, Thuyền Tôn...
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Bát Quan Trai Giới


-Tu Bát Quan Trai là gì ?
-Bát Quan Trai Giới gồm 8 giới nào ? Kể ra
-Vì sao không được nằm giường cao, rộng ?
-Vì sao không được trang điểm, múa hát ?
-Vì sao không được ăn phi thời ? (Huynh trưởng
phải tự nghiên cứu tài liệu để có câu trả lời )

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Phật Giáo Việt Nam thời


Nguyễn là nhịp cầu nối giữa một đạo Phật cổ xưa thời Lý-
Trần ở xứ Bắc với một đạo Phật trẻ trung ở miền Trung và
ảnh hưởng sâu đậm tới Phật Giáo miền Nam sau này. Hôm
nay chúng ta tìm hiểu về Phật Giáo thời nhà Nguyễn, các
em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Đầu thế kỷ XVII (năm 1600), nước ta chia hai miền,
lấy sông Gianh làm giới tuyến : miền Bắc do vua Lê và
chúa Trịnh cai trị; miền Nam do các đời chúa Nguyễn (tổ
tiên của vua Gia Long) trị vì. Trong số các chúa Nguyễn có
Bậc Chánh Thiện 41
196

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

công mở mang đạo Phật tại vùng đất mới có chúa Nguyễn
Phúc Chu (1675 - 1725) là nổi bật hơn cả.
-Ông cho trùng tu và xây mới nhiều ngôi chùa tại
Thuận Hóa (Huế) đến nay vẫn còn. Ông trọng dụng nhiều
vị tăng tài như : quý ngài Thạch Liêm, Nguyên Thiều, Liễu
Quán ...
-Vào thời này có dòng thiền Tào Động từ Trung Hoa
truyền qua nước ta cả hai miền Nam-Bắc
-Đồng thời một dòng thiến khác là thiền Lâm Tế
cũng du nhập vào nước ta, chủ yếu là miền Nam như : ngài
Minh Hoằng Tử Dung khai sơn chùa Từ Đàm, ngài Giác
Phong sáng lập chùa Báo Quốc ... tại Huế
-Đặc biệt, tại miền Nam có dòng thiền Liễu Quán do
một thiền sư Việt Nam là ngài Liễu Quán sáng lập. Ngài
Liễu Quán (1679-1742) quê Phú Yên, ngài khai sơn chùa
Thuyền Tôn (Huế)
-Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, chủ trương khôi
phục Nho giáo, xa rời Phật Giáo. Tiếp đó, gặc Pháp đến
xâm chiếm nước ta khiến đạo Phật lại càng bị chèn ép.
2)TƯ :
-Đạo Phật hưng thịnh khi nào nước nhà độc lập tự
chủ và khi nước bị mất thì Phật Giáo cũng suy tàn theo.
3)TU :
-Nếu có dịp, em nên đến tham quan những ngôi chùa
nổi tiếng và lâu đời tại Huế để tưởng nhớ công ơn các bậc
tiền nhân khai sáng.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Vào đầu thế kỷ XVII, nền chính trị đất nước ta ra
sao ?
42 Bậc Chánh Thiện
197

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Trong các chúa Nguyễn có công phát triển Phật


Giáo miền Nam, nổi bật hơn cả là vị nào ?
-Hãy nêu môt vài công trạng của ông
-Thời kỳ này, nước ta tiếp nhận các dòng thiền nào ?
-Hãy nêu tên những vị tổ khai sơn một số ngôi chùa
tại Huế
-Vì sao Phật Giáo suy tàn dưới thời vua Gia Long ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



BÀI SỐ 19
LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM (tiết 2)
Thời nhà Nguyễn - Cận đại - Hiện đại
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp các em hiểu khái quát về PGVN thời cận
đại (1900 - 1945)
Chuẩn bị : sưu tầm một số hình ảnh về công cuộc "Chấn
hưng PG" và hình ảnh hoạt động của giáo hội hiện nay.
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Phật Giáo thời Nguyễn

Bậc Chánh Thiện 43


198

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Vào đầu thế kỷ XVII, nền chính trị đất nước ta ra


sao ?
-Trong các chúa Nguyễn có công phát triển Phật
Giáo miền Nam, nổi bật hơn cả là vị nào ?
-Hãy nêu môt vài công trạng của ông
-Thời kỳ này, nước ta tiếp nhận các dòng thiền nào ?
-Hãy nêu tên những vị tổ khai sơn một số ngôi chùa
tại Huế
-Vì sao Phật Giáo suy tàn dưới thời vua Gia Long ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Tuần trước, chúng ta đã tìm


hiểu về PGVN dưới thời Nguyễn. Tiếp tục theo dòng thời
gian, hôm nay chúng ta tìm hiểu về PGVN thời cận đại, các
em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Sau khi các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của giới
Nho sĩ thất bại, các nhà trí thức yêu nước chủ trương đổi
mới đất nước và quay về với bản sắc dân tộc qua con
đường Phật Giáo nhằm mục đích chống lại thực dân Pháp.
-Phật Giáo ngày càng được phương Tây chú ý
nghiên cứu và đề cao.
-Phong trào phục hồi đạo Phật ra đời tại Ấn Độ năm
1891 - Phong trào chấn hưng Phật Giáo ở Trung Hoa do
Đại sư Thái Hư khởi xướng năm 1912 đã có ảnh hưởng sâu
đậm đối với hàng Tăng già chân chính trong nước.
-Công cuộc chấn hưng Phật Giáo Việt Nam khởi đầu
từ năm 1930 cho đến 1945, nhằm mục đích :
*Chấn chỉnh thiền môn
44 Bậc Chánh Thiện
199

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

*Đào tạo tăng tài


*Hoằng dương Chánh pháp
*Phục hồi và phát huy truyền thống dân tộc.
2)TƯ :
-Trở về với Phật Giáo là trở về với cội nguồn và
truyền thống dân tộc Việt Nam.
3)TU :
-Em tự hào là người Phật tử của Phật Giáo Việt Nam

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Vì sao các nhà trí thức yêu nước quay về với đạo
Phật ? (vì động cơ yêu nước, cứu nước)
-Vào thời cận đại, đạo Phật trên thế giới có gì chuyển
biến ? ( Các nhà trí thức phương Tây chú ý nghiên cứu và
đề cao giáo lý Phật - Phong trào phục hồi đạo Phật tại Ấn
Độ diễn ra vào năm 1891 - Phong trào chấn hưng PG
Trung Hoa diễn ra năm 1912)
-Công cuộc chấn hưng PGVN nhằm mục đích nào ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



BÀI SỐ 20
LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM (tiết 3)
Bậc Chánh Thiện 45
200

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

Thời nhà Nguyễn - Cận đại - Hiện đại


Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp đoàn sinh hiểu sơ lược về công cuộc chấn
hưng Phật Giáo Việt Nam (1930 - 1945)
Chuẩn bị : sưu tầm một số hình ảnh về công cuộc "Chấn
hưng PGVN"
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : PGVN thời cận đại


-Vì sao các nhà trí thức yêu nước quay về với đạo
Phật ? (vì động cơ yêu nước, cứu nước)
-Vào thời cận đại, đạo Phật trên thế giới có gì chuyển
biến ? ( Các nhà trí thức phương Tây chú ý nghiên cứu và
đề cao giáo lý Phật - Phong trào phục hồi đạo Phật tại Ấn
Độ diễn ra vào năm 1891 - Phong trào chấn hưng PG
Trung Hoa diễn ra năm 1912)
-Công cuộc chấn hưng PGVN nhằm mục đích nào ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Tuần rồi, các em đã hiểu sơ


lược về tình hình PG trên thế giới và trong nước của thời
cận đại (1900-1945). Hôm nay chúng ta đi sâu tìm hiểu về
công cuộc chân hưng PGVN từ năm 1930 đến 1845, các
em nhé)

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Tại Nam kỳ : HT Khánh Hòa và Khánh Anh thành
lập Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học tại Sài Gòn năm
1931 - Năm 1934, HT Khánh Hòa và Huệ Quang thành lập

46 Bậc Chánh Thiện


201

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

Hội Lưỡng Xuyên Phật Học tại Trà Vinh - HT Trí Thiền và
Sư Thiện Chiếu thành lập Hội Kiêm Tế Phật Học tại chùa
Tam Bảo -Rạch Giá.
-Tại Trung Kỳ : năm 1932, HT Giác Tiên và Phước
Huệ cùng một số cư sĩ tân học đứng đầu là bác sĩ Tâm
Minh Lê Đình Thám lập Hội An Nam Phật Học do HT
Giác Tiên làm chứng minh đạo sư, cư sĩ Tâm Minh làm hội
trưởng tại chùa Từ Đàm-Huế
-Tại Bắc kỳ : năm 1934, TT Trí Hải, Tố Liên cùng
các ông Lê Dư, Nguyễn Năng Quốc, Bùi Kỷ, Trần Trọng
Kim, Trần Văn Giáp... thành lập Tổng Hội Phật Giáo Bắc
kỳ, cung thỉnh HT Thanh Hanh làm pháp chủ, ông Nguyễn
Năng Quốc làm hội trưởng.
-Các hoạt động chủ yếu :
*Mở trường Phật học khắp từ Nam ra Bắc
*Xuất bản tạp chí Phật học để xiểng dương Phật pháp, hô
hào lòng tự hào dân tộc, truyền bá tinh thần yêu nước...
*Hoạt động từ thiện xã hội, mở trại nuôi trẻ mồ côi, nhà
dưỡng lão, thành lập tổ chức Gia Đình Phật tử v.v...
2)TƯ :
-Tổ chức GĐPT là sản phẩm của lòng yêu nước và
Chấn hưng Phật Giáo Việt Nam
3)TU :
-Em tự hào là đoàn sinh GĐPT VN

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Em hãy nói sơ lược công cuộc chấn hưng Phật Giáo
tại Nam kỳ.

Bậc Chánh Thiện 47


202

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Em hãy nói sơ lược công cuộc chấn hưng Phật Giáo
tại Trung kỳ.
-Em hãy nói sơ lược công cuộc chấn hưng Phật Giáo
tại Bắc kỳ.
-Cho biết các hoạt động chủ yếu của phong trào chấn
hưng PGVN là những hoạt động nào ?
-Ý nghĩa sự ra đời của tổ chức GĐPT là gì ? (xuất
phát từ lòng yêu nước và công cuộc chấn hưng PGVN)

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui



BÀI SỐ21
LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM (tiết 4)
Thời nhà Nguyễn - Cận đại - Hiện đại
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp đoàn sinh hiểu sơ lược tình hình PGVN
sau năm 1945 đến nay.
Chuẩn bị : sưu tầm một số hình ảnh cuộc vận động 1963
của PG miền Nam
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật
I-KIỂM TRA BÀI CŨ : PGVN thời cận đại

48 Bậc Chánh Thiện


203

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Em hãy nói sơ lược công cuộc chấn hưng Phật Giáo
tại Nam kỳ.
-Em hãy nói sơ lược công cuộc chấn hưng Phật Giáo
tại Trung kỳ.
-Em hãy nói sơ lược công cuộc chấn hưng Phật Giáo
tại Bắc kỳ.
-Cho biết các hoạt động chủ yếu của phong trào chấn
hưng PGVN là những hoạt động nào ?
-Ý nghĩa sự ra đời của tổ chức GĐPT là gì ? (xuất
phát từ lòng yêu nước và công cuộc chấn hưng PGVN)

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : tuần trước, các em đã biết


khái quát về công cuộc chấn hưng PGVN thời cận đại.
Hôm nay, chúng ta tiếp tục theo dòng lịch tiến về thời hiện
đại, tức từ năm 1945 đến nay, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Năm 1949, Hội Việt Nam Phật Giáo được thành lập
tại miền Bắc
-Ngày 26/5/1950, TT Tố Liên dẫn đầu đoàn đại biểu
PGVN tham dự hội nghị Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới tại
thủ đô nước Srilanka (Tích Lan). Cờ Phật Giáo Thế giới
được công nhận tại hội nghị này.
-1951, Giáo Hội Tăng Già Nam Việt được thành lập
tại chùa Ấn Quang -Sài Gòn
-1951, Sơn Môn Tăng Già Trung Việt thành lập, HT
Thích Tịnh Khiết làm pháp chủ
-Tháng 5/1951 Hội Phật Giáo Việt Nam ra đời, HT
Tịnh Khiết làm hội chủ
Bậc Chánh Thiện 49
204

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Ngày 20/7/1954, hiệp định Genève tạm thời chia đôi


đất nước. PGVN cũng chia làm hai miền Nam-Bắc hoạt
động riêng rẻ
-1963, PG miền Nam vận động đòi quyền bình đẳng
tôn giáo. Nhiều đoàn viên GĐPT đã hy sinh cho Đạo Pháp.
-1964, 11 tập đoàn PG đại hội, thành lập Giáo Hội
Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
-1981, 09 hệ phái PG đại hội thành lập Giáo Hội
Phật Giáo Việt Nam
2)TƯ :
-Ngày nay, PGVN đã thực sự thống nhất từ Nam ra
Bắc, khởi đầu cho một thời kỳ hưng thịnh mới sau nhiều
năm bị suy thoái vì đất nước bị ngoại xâm và chiến tranh.
3)TU :
-Em tinh tấn tu học để trở thành Phật tử chân chánh,
góp phần làm cho PGVN hưng thịnh.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Từ năm 1949 đến 1951, tại Bắc, Trung, Nam đã
thành lập những Giáo hội nào ?
-Cờ Phật Giáo Thế giới được công nhận năm nào ?
tại đâu ?
-Năm 1963 tại miền Nam xảy ra sự kiện gì ?
-GHPGVN Thống nhất ra đời năm nào ?
-Giáo hội Phật Giáo Việt Nam ra đời năm nào ?
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui
BÀI SỐ 22
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
50 Bậc Chánh Thiện
205

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp đoàn sinh hiểu khái quát về GHPGVN


Chuẩn bị : một vài ảnh về đại hội 1981 và các kỳ đại hội
sau
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : PGVN thời hiện đại


-Từ năm 1949 đến 1951, tại Bắc, Trung, Nam đã
thành lập những Giáo hội nào ?
-Cờ Phật Giáo Thế giới được công nhận năm nào ?
tại đâu ?
-Năm 1963 tại miền Nam xảy ra sự kiện gì ?
-GHPGVN Thống nhất ra đời năm nào ?
-Giáo hội Phật Giáo Việt Nam ra đời năm nào ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Ở hai bài trước, các em đã


hiểu khái quát lịch sử PGVN thời cận và hiện đại. Hôm
nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về Giáo hội Phật Giáo Việt Nam
hiện nay, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Tháng 11/1981, 09 hệ phái PG trong cả nước tổ
chức đại hội thống nhất tại chùa Quán Sứ -Hà Nội và thành
lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
-Cơ chế tổ chức của GHPGVN gồm :
*Ở trung ương có Hội Đồng Chứng minh (gồm các hòa
thượng cao niên đại diện tất cả các hệ phái) có vai trò cố

Bậc Chánh Thiện 51


206

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

vấn cho Hội Đồng Trị Sự. Người đứng đầu HĐCM gọi là
Pháp Chủ.
Còn có Hội Đồng Trị Sự để điều hành Phật sự trong
cả nước. HĐTS chia ra nhiều ban, ngành, viện làm nhiệm
vụ chuyên môn, như : Ban Tăng sự, Ban Hoằng pháp, Ban
Hướng dẫn Phật tử, Viện Nghiên cứu Phật học, Học viện
Phật Giáo v.v... Người đứng đầu HĐTS gọi là Chủ tịch
HĐTS.
*Ở tỉnh, thành có Ban Trị Sự GHPGVN Tỉnh, Thành, có
vai trò điều hành Phật sự tại tỉnh, thành mình. BTS Tỉnh,
Thành cũng có các ban ngành như của Trung ương. Người
đứng đầu BTS gọi là Trưởng Ban trị sự
*Ở cấp huyện, thị xã kể từ nhiệm kỳ 2012-2017 lại có thêm
Ban trị sự GHPGVN cấp Huyện, Thị xã với cơ cấu nhân sự
cũng giống như cấp Tỉnh, Thành (nhưng ít ban ngành hơn)
Người đứng đầu gọi là Trưởng Ban trị sự GHPGVN
Huyện, Thị xã.
*Đại hội toàn quốc: GHPGVN mỗi 5 năm đại hội một lần.
Cụ thể : đại hội lần I (1981) - đại hội II (1987) - đại hội III
(1992) - đại hội IV (1997) - đại hội V (2002) - đại hội VI
(2007) - đại hội VII (2012)... Tất cả 7 kỳ đại hội trước đây
đều được tổ chức tại thủ đô Hà Nội. (tại đại hội IV-1997
đã quyết định cho tái lập sinh hoạt GĐPT trong cả nước
sau hơn 20 năm tạm ngưng sinh hoạt)
-Phương châm của GHPGVN là "Đạo pháp - Dân
tộc - Chủ nghĩa xã hội"
-GHPGVN Trung ương có hai văn phòng : Văn
phòng 1 đặt tại chùa Quán Sứ -Hà Nội có nhiệm vụ điều
hành Phật sự tại các tỉnh miền Bắc (từ Quảng Bình trở ra);
Văn phòng 2 đặt tại thiền viện Quảng Đức -TP.HCM có
52 Bậc Chánh Thiện
207

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

nhiệm vụ điều hành Phật sự tại các tỉnh miền Nam (từ
Quảng Trị trở vào).
2)TƯ :
-GHPGVN là thành tựu lớn lao nhất trong lịch sử
PGVN mang ý nghĩa thống nhất được tất cả các hệ phái PG
cả nước, kể cả PG Nam tông Khmer Nam bộ.
3)TU :
-Em hết lòng phục vụ Giáo hội PGVN, vì phục vụ
giáo hội cũng chính là phụng sự Đạo Pháp.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-GHPGVN ra đời tại đâu, vào năm nào ?
-Hãy nêu tên 2 cơ quan lãnh đạo GHPGVN trung
ương. Người đứng đầu Giáo hội trung ương gọi là gì ?
-Cơ quan đứng đầu giáo hội cấp tỉnh, thành, huyện
gọi là gì? Người đứng đầu Giáo hội cấp tỉnh, thành, huyện
gọi là gì?
-Em hãy kể tên một vài ban, ngành, viện trong
GHPGVN
-Đại hội toàn quốc mấy năm họp một kỳ ? Trong đại
hội nào cho phép GĐPT tái sinh hoạt?
-Phương châm của GHPGVN là gì?
-Thành tựu nổi bật của GHPGVN là gì ? (xem phần
TƯ)

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui
BÀI SỐ 23
CÁC NGÔI CHÙA LỊCH SỬ
Bậc Chánh Thiện 53
208

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp cho đoàn sinh hiểu sơ lược về 3 ngôi chùa :
Quán Sứ, Linh Mụ, Ấn Quang
Chuẩn bị : hình ảnh 3 ngôi chùa nêu trên
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam


-GHPGVN ra đời tại đâu, vào năm nào ?
-Hãy nêu tên 2 cơ quan lãnh đạo GHPGVN trung
ương. Người đứng đầu Giáo hội trung ương gọi là gì ?
-Cơ quan đứng đầu giáo hội cấp tỉnh, thành, huyện
gọi là gì? Người đứng đầu Giáo hội cấp tỉnh, thành, huyện
gọi là gì?
-Em hãy kể tên một vài ban, ngành, viện trong
GHPGVN
-Đại hội toàn quốc mấy năm họp một kỳ ? Trong đại
hội nào cho phép GĐPT tái sinh hoạt?
-Phương châm của GHPGVN là gì?
-Thành tựu nổi bật của GHPGVN là gì ? (xem phần
TƯ)

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Các em ạ, nói về các ngôi


chùa lịch sử trên khắp đất nước ta thì có nhiều. Hôm nay,
chúng ta tìm hiểu về ba ngôi chùa tiêu biểu nhất, 1 tại miền
Bắc là chùa Quán Sứ, 1 tại miền Trung là chùa Linh Mụ, và
1 tại miền Nam là chùa Ấn Quang.

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :

54 Bậc Chánh Thiện


209

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

1)Chùa Quán Sứ : chùa Quán Sứ tọa lạc tại số 73 phố


Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội. Hiện nay, chùa là trụ sở chính của GHPGVN. Vào
thời vua Trần Dụ Tông, tại điểm địa chùa hiện nay có lập
một khu nhà gọi là Quán Sứ để đón các sứ thần nước ngoài.
Đến đời Hậu Lê, triều đình cho dựng thêm một ngôi chùa
tại nơi đây để các sứ thần có nơi lễ Phật. Do đó, chùa có tên
Quán Sứ.
Dưới thời Pháp thuộc, chùa bị xuống cấp do không ai
bảo quản. Đến năm 1936, Hội Phật Giáo Bắc Kỳ cho xây
dựng lại và hoàn thành năm 1942 . Năm 1951, TT Tố Liên
đi dự hội nghị PG thế giới tại Tích Lan trở về có mang theo
lá cờ PG thế giới và lần đầu tiên được treo tại chùa Quán
Sứ.
2)Chùa Linh Mụ : chùa Linh Mụ (Thiên Mụ) nằm trên đồi
Hà Khê, sát bờ tả ngạn sông Hương, thuộc xã Hưng Long
cách trung tâm TP Huế 5 km về phía tây. Năm 1601, chúa
Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm đất Thuận Hóa cho lập ngôi
chùa đặt tên Thiên Mụ, đến đời vua Tự Đức mới đổi thành
Linh Mụ. Từ đó đến nay chùa được trùng tu nhiều lần.
Chùa Linh Mụ là ngôi chùa cổ nhất và có kiến trúc
đẹp nhất xứ Huế. Hiện nay chùa Linh Mụ được Nhà nước
xếp hạng di tích Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia.
3)Chùa Ấn Quang: chùa Ấn Quang tọa lạc tại số 243
đường Sư Vạn Hạnh, phường 9, quận 10, TP.HCM. Đầu
tiên chùa có tên Ứng Quang do HT Thích Trí Hữu quê ở
Điện Bàn, Quảng Nam sáng lập năm 1949. Trong công
cuộc chấn hưng PGVN, chùa được chọn làm nơi học Phật
cho tăng ni với tên gọi là Phật Học Đường Nam Việt vào
năm 1950 và kể từ đó chùa được đổi tên thành Ấn Quang.
Bậc Chánh Thiện 55
210

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

Năm 1951, Giáo Hội Tăng Già Nam Việt cũng đặt trụ sở
tại đây. Năm 1952, Phật Học Đường Nam Việt trở nên một
trung tâm Phật Giáo có uy tín nhất miền Nam. Năm 1964
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chọn chùa Ấn
Quang làm trụ sở.
2)TƯ :
-Mái chùa che chở hồn dân tộc - Nếp sống muôn đời
của tổ tiên (Thơ Huyền Không)
3)TU :
-Em yêu mến và bảo vệ chùa em

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Vì sao chùa có tên Quán Sứ ? do đời vua nào sáng
lập? Chùa hiện nay có vị trí quan trọng thế nào? (chùa là
trụ sở chính của GHPGVN)
-Chùa Thiên Mụ do ai sáng lập ? đến thời vua nào
mới đổi tên thành Linh Mụ ? Giá trị của chùa nằm ở chỗ
nào ? (là ngôi chùa cổ, có kiến trúc đẹp nhất xứ Huế và là
di tích Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia)
-Chùa Ấn Quang được sáng lập năm nào, do ai ? lúc
đầu chùa có tên gì ? đổi tên mới vào năm nào ? Từ năm
1952 trở về sau, chùa có vị trí quan trọng như thế nào? (là
trung tâm Phật Giáo lớn và có uy tín nhất miền Nam)

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui
BÀI SỐ 24
HUYNH TRƯỞNG VÀ ĐOÀN SINH
HY SINH VÌ ĐẠO PHÁP
56 Bậc Chánh Thiện
211

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp cho đoàn sinh hiểu sơ lược về các trường
hợp Huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT hy sinh vì bảo vệ
Đạo Pháp trong giai đoạn 1963 - 1967.
Chuẩn bị : hình ảnh cuộc vận động năm 1963 của Phật
Giáo miền Nam
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Các ngôi chùa


-Vì sao chùa có tên Quán Sứ ? do đời vua nào sáng
lập? Chùa hiện nay có vị trí quan trọng thế nào? (chùa là
trụ sở chính của GHPGVN)
-Chùa Thiên Mụ do ai sáng lập ? đến thời vua nào
mới đổi tên thành Linh Mụ ? Giá trị của chùa nằm ở chỗ
nào ? (là ngôi chùa cổ, có kiến trúc đẹp nhất xứ Huế và là
di tích Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia)
-Chùa Ấn Quang được sáng lập năm nào, do ai ? lúc
đầu chùa có tên gì ? đổi tên mới vào năm nào ? Từ năm
1952 trở về sau, chùa có vị trí quan trọng như thế nào? (là
trung tâm Phật Giáo lớn và có uy tín nhất miền Nam)

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Các em ạ, trong lịch sử Phật


Giáo Việt Nam, có nhiều lúc người con Phật phải đứng lên
bảo vệ đạo pháp, điển hình như năm 1963 và các năm sau,
PG miền Nam đã đấu tranh để được quyền bình đẳng tôn
giáo. Tham gia cuộc đấu tranh này, có nhiều huynh trưởng
và đoàn sinh đã hy sinh vì bảo vệ đạo pháp. Những anh chị
em này đã được Giáo hội phong tặng danh hiệu Thánh Tử

Bậc Chánh Thiện 57


212

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

Đạo. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về những tấm gương
hy sinh bảo vệ đạo pháp của anh chị em Áo Lam nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
1)8 Thánh tử đạo tại Đài Phát thanh Huế : Buổi tối ngày
08/5/1963, hàng ngàn Phật tử tập trung trước Đài Phát
Thanh Huế, chánh quyền đàn áp bằng súng, lựu đạn và cho
xe tăng càn quét giết chết nhiều người, trong đó có 8 đoàn
sinh GĐPT là : Tâm Đồng Nguyễn Văn Công, Tâm Hiền
Lê Thị Kim Anh, Tâm Thuận Trần Thị Phước Trị, Tâm
Chánh Nguyễn Thị Ngọc Lan, Tâm Thọ Nguyễn Thị Phúc,
Tâm Thanh Nguyễn Thị Yến, Tâm Tôn Huyền Tôn Nữ
Tuyết Hòa, Tâm Thành Dương văn Đạt
2)Diệu Nghiêm Quách Thị Trang bị bắn trong khi tham
gia biểu tình ngày 25/8/1963 tại công trường Diên Hồng,
trước Chợ Bến Thành, Sài Gòn
3)Nguyên Thường Đào Thị Yến Phi tự thiêu ngày
26/1/1965 tại trước Tòa hành chánh tỉnh Khánh Hòa
4)Diệu Huỳnh Phan Thị Mai (Nhất Chi Mai) tự thiêu
ngày 16/5/1967 tại chùa Từ Nghiêm-Sài Gòn
5)Không Gian Nguyễn Thị Vân tự thiêu ngày 10/5/1966
tại thành nội Huế
6)Tâm Bạch Đào Thị Tuyết tự thiêu ngày 17.6.1966 tại
chùa Việt Nam Quốc Tự-Sài Gòn
7)Nguyễn Thị Huê tự thiêu ngày 30/8/1966 tại chùa Việt
Nam Quốc Tự - Sài Gòn
8)Tại Huế : gia trưởng Hồng Lý Hoàng Thuyết, HTr Tâm
Khiết Phan Duy Trinh, HTr Nguyên Liễu Phan Gia Ly, HT
Tâm Dũng Nguyễn Đại Thức lần lượt bị sát hại).
58 Bậc Chánh Thiện
213

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

Còn nhiều đoàn viên GĐPT bị sát hại vì bảo vệ Đạo


Pháp không thể kể ra hết ở đây.
2)TƯ :
-Huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT thật không hỗ
danh Người Phật tử chân chánh đã đem cả sinh mạng ra
bảo vệ Đạo Pháp.
3)TU :
-Em nguyện suốt đời đi theo và bảo vệ Đạo Pháp

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Nguyên do nào khiến 8 đoàn sinh GĐPT hy sinh
trước Đài Phát thanh Huế ?
-Vì sao Phật Giáo phải đứng lên đấu tranh ? (Vì
chánh quyền đàn áp không cho Phật Giáo được tự do hành
đạo)
-Em hãy nêu ít nhất 3 trường hợp đoàn viên GĐPT
hy sinh bảo vệ Đạo pháp mà em biết
-Một trong những đức tính của người Phật tử chân
chánh là gì? (là bảo vệ Đạo Pháp không tiếc sinh mạng)

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui


BÀI SỐ 25
SỰ TÍCH NGÀI MA HA CA DIẾP
(MAHA KASYAPA)
Bậc Chánh Thiện 59
214

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp đoàn sinh hiểu khái quát về đạo nghiệp và
đạo hạnh ngài Ma Ha Ca Diếp
Chuẩn bị : sưu tầm tranh ảnh vẽ Ngài Ma Ha Ca Diếp
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : HTr và đoàn sinh hy sinh


-Nguyên do nào khiến 8 đoàn sinh GĐPT hy sinh
trước Đài Phát thanh Huế ?
-Vì sao Phật Giáo phải đứng lên đấu tranh ? (Vì
chánh quyền đàn áp không cho Phật Giáo được tự do hành
đạo)
-Em hãy nêu ít nhất 3 trường hợp đoàn viên GĐPT
hy sinh bảo vệ Đạo pháp mà em biết
-Một trong những đức tính của người Phật tử chân
chánh là gì? (là bảo vệ Đạo Pháp không tiếc sinh mạng)

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Qua lịch sử Đức Phật Thích


Ca, các em đã biết Ngài Ca Diếp là đệ tử đứng đầu trong 10
đại đệ tử của Phật. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu thêm
về đạo nghiệp và đạo hạnh của Ngài, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Ngài dòng dỏi Bà la môn ở nước Ma Kiệt Đà, con
của đại phú hộ Kapila và thân mẫu là bà Sumanadelvi. Lúc
nhỏ, Ngài rất thông minh, hiếu học và ưa cuộc sống thanh
tịnh. Thuận theo ý cha mẹ, Ngài kết hôn với Bhadda

60 Bậc Chánh Thiện


215

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

Kapilami nhưng cả hai đều thích sống thanh tịnh nên không
cùng chăn gối cho đến khi Ngài xuất gia.
-Năm 30 tuổi, Ngài xuất gia tìm đạo. 2 năm sau Ngài
gặp được Phật liền quy làm đệ tử Phật. Tôn giả Ca Diếp
phát nguyện tu hạnh đầu đà (khổ hạnh). Ngài tinh tấn hành
trì không bao giờ lơi lõng nên chỉ bảy ngày sau Ngài đã
chứng quả A La Hán. Ngài đứng dầu trong Thập đại đệ tử
Phật
-Đạo hạnh của Ngài sáng ngời nên được Đức Phật
giao lãnh đạo Tăng đoàn sau khi Phật nhập Niết bàn. Sau
khi Phật nhập diệt, Ngài đứng ra triệu tập 500 vị A La Hán
nhóm họp tại hang Tát-bát-la (Thất Diệp) núi Kỳ Xà Quật
để kết tập Kinh-Luật trong 3 tháng, được vua A Xà Thế
ủng hộ mọi mặt nên cuộc kết tập lần thứ I được viên mãn.
-Toàn thể Tăng đoàn suy tôn Ngài là Tồ thứ I của
Phật Giáo Ấn Độ.
2)TƯ :
-Với đạo hạnh sáng ngời, Ngài Ca Diếp xứng đáng là
người lãnh đạo Tăng đoàn sau khi Đức Phật nhập niết bàn.
3)TU :
-Em noi gương Ngài Ca Diếp sống đơn giản vừa đủ,
không hưởng thụ quá đáng.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Ngài Ma ha Ca Diếp xuất thân dòng dỏi nào ? cha
và mẹ Ngài tên gì ? thuộc nước nào ?
-Ngài kết hôn với ai ? Vì sao vợ chồng Ngài không
chung chăn gối ?

Bậc Chánh Thiện 61


216

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Ngài xuất gia năm bao nhiêu tuổi ? quy y Phật năm
bao hiêu tuổi ?
-Ngài tu theo hạnh gì ? em giải thích về hạnh tu này
-Vị trí của Ngài trong Tăng đoàn như thế nào ?
-Sau khi Phật nhập niết bàn, Ngài triệu tập các vị A
La Hán tại đâu ? để làm gì ?
-Tăng đoàn suy tôn Ngài lên ngôi vị gì ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

BÀI SỐ 26
SỰ TÍCH NGÀI ƯU BA LY ( UPALI )
62 Bậc Chánh Thiện
217

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu
Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp đoàn sinh hiểu sơ lược về đạo nghiệp và


đạo hạnh Ngài Ưu Ba Ly
Chuẩn bị : sưu tầm vài hình ảnh Ngài Ưu Ba Ly
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Ngài Ma ha Ca Diếp


-Ngài Ma ha Ca Diếp xuất thân dòng dỏi nào ? cha
và mẹ Ngài tên gì ? thuộc nước nào ?
-Ngài kết hôn với ai ? Vì sao vợ chồng Ngài không
chung chăn gối ?
-Ngài xuất gia năm bao nhiêu tuổi ? quy y Phật năm
bao hiêu tuổi ?
-Ngài tu theo hạnh gì ? em giải thích về hạnh tu này
-Vị trí của Ngài trong Tăng đoàn như thế nào ?
-Sau khi Phật nhập niết bàn, Ngài triệu tập các vị A
La Hán tại đâu ? để làm gì ?
-Tăng đoàn suy tôn Ngài lên ngôi vị gì ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Trong Tăng đoàn thời Đức


Phật có nhiều người thuộc giai cấp hạ tiện Thủ đà la được
Phật độ cho và đắc quả A la hán, trong đó Ngài Ưu Ba Ly
là người đầu tiên và cũng nổi tiếng nhất trong số đó. Hôm
nay chúng ta cùng tìm hiểu về đạo nghiệp và đạo hạnh của
Ngài, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :

Bậc Chánh Thiện 63


218

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Ngài Ưu Ba Ly thuộc giai cấp nô lệ Thủ đà la. Ngài


làm nghề thợ cạo trong hoàng cung, chuyên cạo râu cắt tóc
cho các hoàng thân
-Trong lần Đức Phật trở về hoàng cung thăm hoàng
tộc, rất nhiều vương tôn, công tử trong triều đình theo xuất
gia với Phật. Lúc đó Ưu Ba Ly được gọi tới cạo tóc cho các
vương tử. Ưu Ba Ly cũng rất muốn xuất gia nhưng nghĩ
đến thân phận hèn mọn của mình làm sao có thể được chấp
nhận cho xuất gia, vì thế Ngài ngồi khóc một mình. Chợt
có Ngài Xá Lợi Phất đi ngang qua, thấy vậy bèn dừng lại
hỏi sự tình và bạch lên Phật. Đức Phật hoan hỷ nhận lời
cho Ưu Ba Ly xuất gia làm đệ tử. Đây là lần đầu tiên, một
người nô lệ được thu nhận vào giáo đoàn tại Ấn Độ.
-Ngài Ưu Ba Ly chuyên tu giới luật, Ngài tu hành
nghiêm túc nên chẳng mấy chốc đắc quả A la hán và được
Phật khen là đệ tử "trì giới đệ nhất" trong hàng thập thánh
chúng
-Trong lần kết tập Kinh-Luật thứ I, Ngài được đại
chúng tin tưởng suy cử Ngài đứng ra đọc lại tất cả giới luật
của Phật chế cho các hàng đệ tử. Nhờ có Ngài mà giới luật
Phật chế không bị thất truyền và còn lưu giữ đến hôm nay.
2)TƯ :
-Đức Phật dạy rằng : "Không có giai cấp trong khi
máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn như nhau"
3)TU :
-Em noi gương Ngài Ưu Ba Ly luôn chấp hành kỷ
luật của đoàn.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :

64 Bậc Chánh Thiện


219

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Ngài Ưu Ba Ly xuất thân từ giai cấp nào ? Ngài làm


nghề gì ?
-Em hãy kể lại nguyên do nào đưa đến việc Ngài
được xuất gia theo Phật
-Ngài tu hạnh gì và đắc được quả gì ? Ngài được
Đức Phật khen thế nào ?
-Trong lần kết tập Kinh-Luật thứ I, Ngài lãnh trách
nhiệm gì ? (đọc tụng Giới Luật)
Kết thúc tiết học :
-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

BÀI SỐ 27

Bậc Chánh Thiện 65


220

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

SỰ TÍCH LỤC TỔ HUỆ NĂNG (tiết 1)


Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp đoàn sinh hiểu sơ lược về đạo nghiệp và


đạo hạnh Ngài Huệ Năng, tổ thứ VI của PG Trung Hoa.
Chuẩn bị : tranh ảnh về Ngài Huệ Năng
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật

I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Ngài Ưu Ba Ly


-Ngài Ưu Ba Ly xuất thân từ giai cấp nào ? Ngài làm
nghề gì ?
-Em hãy kể lại nguyên do nào đưa đến việc Ngài
được xuất gia theo Phật
-Ngài tu hạnh gì và đắc được quả gì ? Ngài được
Đức Phật khen thế nào ?
-Trong lần kết tập Kinh-Luật thứ I, Ngài lãnh trách
nhiệm gì ? (đọc tụng Giới Luật)

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Các em ạ, Ngài Huệ Năng là


vị tổ thứ VI của PG Thiền tông Trung Hoa. Hôm nay chúng
ta cùng tìm hiểu về hành trạng và đạo nghiệp của Lục tổ
Huệ Năng, các em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Ngài Huệ Năng sinh ngày 8 tháng 2 năm 638 đời
Đường Thái Tôn tại huyện Tân Hưng, tỉnh Quảng Đông,
Trung Hoa. Năm 3 tuổi đã bị mồ côi cha. Nhà nghèo, Ngài
phải đi gánh nước, kiếm củi nuôi mẹ.

66 Bậc Chánh Thiện


221

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Năm 24 tuổi, một hôm Ngài gánh củi đến bán cho
nhà một phú ông, chợt nghe có người tụng Kinh Kim Cang,
Ngài tỉnh ngộ bèn lập chí xuất gia cầu đạo. Nghe nói ở núi
Đông Sơn, huyện Hoàng Mai có Ngũ Tổ là Ngài Hoằng
Nhẫn đang truyền giảng thiền tông rất hưng thịnh, Ngài
Huệ Năng liền thu xếp việc nhà tìm người gởi mẹ rồi đến ra
mắt Ngũ Tổ.
-Qua đối đáp, Ngũ Tổ biết Ngài có căn tánh siêu
phàm liền thu nạp nhưng giả vờ cho làm việc ở nhà bếp.
Ngài cặm cụi bổ củi giã gạo 8 tháng liền mà không than
vãn điều gì.
-Một hôm, Ngũ Tổ cho đại chúng mỗi người làm
một bài kệ để chứng tỏ sở học, sở tu của mỗi người. Sư
Thần Tú là vị giáo thọ, có bài kệ được đại chúng ca ngợi :
Thân là cây đồ đề
Tâm như đài gương sáng
Ngày ngày cần lau chùi
Chớ để bụi trần bám
-Ngũ Tổ đọc bài kệ, ngoài miệng khen hay nhưng
trong lòng thấy chưa đạt . Lúc ấy Ngài Huệ Năng nghe tăng
chúng khen ngợi bài kệ, liền nhờ một người viết bài kệ của
mình lên vách chùa. Bài kệ như sau :
Bồ đề vốn không cây
Tâm không là gương sáng
Xưa nay không một vật
Chỗ nào dính bụi trần
2)TƯ :
-Ngài Huệ Năng đã tu hành nhiều kiếp trước nên
kiếp này tuy nhà nghèo không được tới trường nhưng căn
tánh thông minh, đã nẩy nở hạt giống bồ đề.
Bậc Chánh Thiện 67
222

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

3)TU :
-Người xuất gia có giá trị hay không là ở đạo hạnh
chứ không không ở học vị của thế gian.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Hãy cho biết thân thế Ngài Huệ Năng
-Nhân duyên nào khiến Ngài quyết định xuất gia cầu
học ?
-Ngũ Tổ giao cho Ngài làm công việc gì trong chùa ?
-Em hãy đọc thuộc lòng bài kệ của Sư Thần Tú và
bài kệ của Ngài Huệ Năng
-Ngũ Tổ đánh giá nội dung bài kệ của Sư Thần Tú
thế nào ?

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

BÀI SỐ 28
68 Bậc Chánh Thiện
223

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

SỰ TÍCH LỤC TỔ HUỆ NĂNG (tiết 2)


Thời lượng : 30 phút

Mục đích : giúp đoàn sinh hiểu sơ lược về đạo nghiệp và


đạo hạnh Ngài Huệ Năng, tổ thứ VI của PG Trung Hoa
Chuẩn bị : vài tranh ảnh Lục Tổ Huệ Năng
Khởi động : bài hát vui - niệm Phật
I-KIỂM TRA BÀI CŨ : Ngài Huệ Năng (tiết 1)
-Hãy cho biết thân thế Ngài Huệ Năng
-Nhân duyên nào khiến Ngài quyết định xuất gia cầu
học ?
-Ngũ Tổ giao cho Ngài làm công việc gì trong chùa ?
-Em hãy đọc thuộc lòng bài kệ của Sư Thần Tú và
bài kệ của Ngài Huệ Năng
-Ngũ Tổ đánh giá nội dung bài kệ của Sư Thần Tú
thế nào ?

II-GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Hôm nay chúng ta tiếp tục


tìm hiểu về hành trạng và đạo nghiệp Ngài Huệ Năng, các
em nhé !

III-NỘI DUNG BÀI DẠY :


1)VĂN :
-Ngũ Tổ khen bài kệ của Ngài Huệ Năng đã đạt đến
chỗ giác ngộ giải thoát, bèn truyền y bát cho Ngài Huệ
Năng làm tổ đời thứ VI (Lục Tổ)
-Theo lời dạy của Ngũ Tổ, Ngài đi về phương Nam
mai danh ẩn tích suốt 15 năm với phường thợ săn để lánh
nạn.

Bậc Chánh Thiện 69


224

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Năm 676, Ngài đến chùa Pháp Tánh ở Quảng Châu


gặp pháp sư Ấn Tôn. Ấn Tôn nhận ra Ngài là bậc y pháp,
bèn làm lễ thế phát (cạo tóc) cho Ngài thọ Cụ túc giới (250
giới Tỳ kheo). Ngài khai thị pháp môn Đông Sơn (Thiền).
Năm sau Ngài về chùa Bảo Lâm ở Tào Khê và biến
nơi đây thành đạo tràng vĩ đại, người hâm mộ theo học rất
đông. Vua Đường Trung Tôn thỉnh Ngài vào cung thuyết
pháp, Ngài cáo bệnh chối từ. Nhà vua cảm đức khai thị của
Ngài nên cho dựng ngôi chùa Quốc Ân tại quê hương của
Ngài.
-Năm 713, Ngài an nhiên thị tịch, thọ 76 tuổi. Những
lời thuyết pháp của Ngài được đệ tử là Sư Pháp Hải ghi
chép lại thành quyển kinh "PHÁP BẢO ĐÀN".
-Từ Ngài Huệ Năng về sau không còn lệ truyền y bát
nữa. Tại Việt Nam, các dòng thiền : Vô Ngôn Thông, Thảo
Đường, Tào Động, Lâm Tế đều thuộc hệ thống truyền thừa
từ Lục Tổ Huệ Năng.
2)TƯ :
-Lục Tổ Huệ Năng có công rất lớn trong việc phát
triển Thiền tông Trung Hoa và Việt Nam
3)TU :
-Em tìm đọc kinh Pháp Bảo Đàn để biết thêm về
cuộc đời của Lục Tổ Huệ Năng.

IV-CÂU HỎI KIỂM TRA :


-Vì sao Ngũ Tổ truyền y bát cho Ngài Huệ Năng làm
tổ đời thứ VI ?
-Em có nhận ra điều gì khác lạ trong việc truyền y
bát không ? (lúc đó Ngài Huệ Năng chưa thọ giới Tỳ kheo)

70 Bậc Chánh Thiện


225

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

-Lời thuyết pháp của Lục Tổ được ghi chép trong


cuốn Kinh nào ?
-Vì sao Phật tử Việt Nam kính ghi công đức của Lục
Tổ ? (Vì tất cả các dòng thiền ở Việt Nam đều nằm trong hệ
thống truyền thừa từ Lục Tổ)

Kết thúc tiết học :


-Biểu dương - nhắc nhở đoàn sinh
-Hồi hướng - Bài hát vui

LỤC TỔ HUỆ NĂNG

Bậc Chánh Thiện 71


226

Giáo án dạy môn Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử ngành Thiếu

Trong tập này:


STT TÊN BÀI DẠY TRANG

01 Thực hành Chánh niệm 01


02 Mười Điều Thiện (1) 03
03 Mười Điều Thiện (2) 05
04 Nghi thức tụng niệm (1) 08
05 Nghi thức tụng niệm (2) 10
06 Tứ Nhiếp Pháp (1) 13
07 Tứ Nhiếp Pháp (2) 15
08 Tứ Chánh Cần 18
09 Giáo lý Duyên Khởi (1) 20
10 Giáo lý Duyên Khởi (2) 23
11 Chánh Tín - Chánh Kiến (1) 25
12 Chánh Tín - Chánh Kiến (2) 27
13 Luân Hồi (1) 29
14 Luân Hồi (2) 31
15 Bát Chánh Đạo 34
16 Tứ Niệm Xứ 36
17 Bát Quan Trai 38
18 Phật Giáo thời Nguyễn - Cận - Hiện đại (1) 41
19 Phật Giáo thời Nguyễn - Cận - Hiện đại (2) 43
20 Phật Giáo thời Nguyễn - Cận - Hiện đại (3) 46
21 Phật Giáo thời Nguyễn - Cận - Hiện đại (4) 48
22 Giáo Hội Phật Giáo Viêt Nam 51
23 Các ngôi chùa lịch sử 54
24 Huynh trưởng và đoàn sinh hy sinh vì Đạo Pháp 57
25 Sự tích Ngài Ca Diếp 60
26 Sự tích Ngài Ưu Ba Ly 63
27 Sự tích Ngài Lục Tổ Huệ Năng (1) 66
28 Sự tích Ngài Lục Tổ Huệ Năng (2) 69

72 Bậc Chánh Thiện

You might also like