Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ

A. Cơ sở ra đời:

Có 3 nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của thuyết Pháp Trị của Hàn Phi Tử.

Đầu tiên đó là xã hội loạn lạc thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Đây là thời kỳ xã hội Trung
Quốc có rất nhiều biến động, trật xã hội bị đảo lộn “Lễ”, “nhạc” không còn được giữ gìn
như trước nữa. Ngũ Bá (Tề, Sở, Tần, Tấn, Tống) vẫn tiếp tục dùng bạo lực để thôn tính
lẫn nhau. Chiến tranh diễn ra triền mien đã làm cho xã hội càng thêm suy tàn, kinh tế
lạc hậu, người dân nghèo đói trong một nền kinh tế bất ổn định dẫn đến một xã hội loạn
lạc bi ai. Trước tình hình đó, trong thời kỳ này đã xuất hiện học thuyết Pháp Trị để ổn
định lại nền xã hội cũng như chính trị. Hàn Phi quan niệm pháp luật là công cụ hữu hiệu
nhất để đem lại hòa bình, ổn định và công bằng: “Bậc thánh nhân hiểu rõ cái thực tế
của việc phải và trái, xét rõ thực chất của việc trị và loạn, cho nên trị nước thì nêu rõ
pháp luật đúng đắn, bày ra hình phạt nghiêm khắc để chữa cái loạn của dân chúng, trừ
bỏ cái họa trong thiên hạ. Khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ đông không
xúc phạm số ít, người già cả được thỏa lòng, người trẻ và cô độc được trưởng thành,
biên giới không bị xâm lấn, vua và tôi thân yêu nhau, cha con giữ gìn cho nhau”.

Thứ hai đó là bản chất ích kỷ và tính ác con người trong xã hội. Giáo dục, thuyết phục
không thể là phương tiện thay đổi tính ác của con người thành tính thiện được, mà phải
lấy cái ác để chế ngự cái ác. Ông đứng trên quan điểm vị lợi của con người để giải
thích về mọi quan hệ xã hội, kể cả quan hệ huyết thống. Ông cũng giải thích lòng vị kỷ,
vụ lợi của con người lấy cơ sở là những chuẩn mực giá trị mà xã hội coi trọng, đó chính
là hệ thống chuẩn mực giá trị liên quan tới quyền lợi vật chất, địa vị xã hội như tiền bạc,
nhà cửa ruộng vườn, chức tước, quan lại. Bản chất con người là độc ác nên con người
luôn tranh giành dẫm đạp lên nhau để có được những gì mình muốn. Vì vậy cần phải
có một hệ thống pháp luật để phạt thật nặng và thưởng thật hậu để làm tiền đề thúc
đẩy con người sợ mà tránh phạm pháp cũng như tham mà tuân theo.

Thứ ba, Đức trị trong thời chiến không hiệu quả. Thời cuộc khi đó diễn biến rất phức
tạp, bầu phong khí khốc liệt chết chóc; chiến tranh giữa các quốc gia chư hầu nổ ra liên
miên hết năm này qua năm khác, xã hội loạn lạc chết chóc tan thương. Hàn Phi (và Lý
Tư) là học trò chân truyền của Tuân Tử - người nổi tiếng với triết lý “Lễ trị” - tin vào chữ
Lễ, hay lấy chữ Lễ làm trung tâm (cho sự quản trị). Tuân Tử (học thuyết Lễ trị), cũng
như Lão Tử (học thuyết Vô trị) và Khổng Tử (học thuyết Nhân trị), trước đó đã thất bại
trong việc thuyết phục các ông vua (vua thiên tử và vua chư hầu) vận dụng học thuyết
của mình.; Xã hội nhiễu nhương; các ông vua – mà người đời sau gọi là “hôn quân”–
ứng dụng hết chiến thuật này đến chiến thuật kia, quan tâm đến quyền lực làm sao trở
thành vua thiên tử - thống nhất và bá chủ Trung Hoa, thông qua sách lược bá quyền.
Sự nghiệp thống nhất và phát triển đất nước của Trung Quốc lúc đương thời đòi hỏi tư
tưởng pháp trị phải được thống nhất và phát triển lên một trình độ mới. Đón nhận sứ
mệnh này, Hàn Phi đã tiến hành tổng kết toàn bộ tư tưởng của các pháp gia tiền bối và
phát triển lý luận pháp trị trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu đó.

B. Nội Dung: Dùng luật pháp để quản lý Xã hội.


1. Pháp
- Pháp là phép tắc, pháp luật có ba điểm chính yếu: 1) pháp luật do người cầm quyền
cao nhất (Vua) đặt ra; 2) nội dung chính yếu của pháp lệnh là thưởng và phạt; 3)
nguyên tắc của pháp là kịp thời, dễ hiểu, dễ thi hành; công bằng và bênh vực kẻ yếu;
được thực thi như nhau đối với tất cả mọi người, mọi tầng lớp dưới vua.
- Trong quan điểm của Hàn Phi Tử pháp còn có nghĩa là lệnh “cấm”, là những gì kẻ
thống trị đòi hỏi một chiều ở nhân dân, kẻ bị trị không có quyền ngược lại. Ai làm đúng
thì được thưởng, trái lệnh đó sẽ bị phạt bị trừng trị. Thưởng và phạt là hai cái cán giúp
cho thống trị kiểm soát, nô dịch nhân dân. Để thực thi pháp có hiệu quả, trở thành một
công cụ hữu hiệu thì kẻ thi hành phải công bằng vô tư. Hàn Phi khẳng định “Phàm
người rơi lệ, không đành lòng gia hình cho kẻ khác là nhân: nhưng buộc không thể
không gia hình cho kẻ khác là Pháp”.
-Theo Hàn Phi, nội dung chính yếu của Pháp là thưởng và phạt:
1) Con người có tâm lý ham thưởng sợ phạt nên áp dụng thưởng phạt là phương pháp
cai trị hữu hiệu nhất.
2) Nếu vua chúa để mắt nhìn, để tai nghe và dùng đầu óc để suy tư thì dễ bị thần thuộc
và a dua, lừa bịp. Một khi đã áp dụng luật lệ thưởng phạt thì sẽ tránh được những điều
tệ hại đó bởi điều thưởng phạt là phán xét theo sự kiện khách quan, việc gì đáng
thưởng điều gì đáng phạt, đều được định sẵn bằng luật lệ minh bạch, khỏi bị ảnh
hưởng bởi tình cảm chủ quan.
3) Thưởng phạt là lợi khí sắc bén để vua chúa kiểm soát được thần thuộc.
- Trong đó Pháp là Pháp luật và phải gắn liền với thế và thuật. Pháp được ví như cái
dây, cái thước hay trật tự trong những tiêu chuẩn để đo lường hành vi con người.
2.Thuật
- Là kỹ năng cai trị của nhà quản lý. khái niệm này gắn liền với pháp. Nếu pháp dùng để
trị dân thì thuật để nhà vua kiểm soát thần thuộc.
- Vua phải luôn cảnh giác với những người xung quanh, biết sử dụng người đúng lúc,
đúng chỗ, đúng khả năng. Vua phải sáng suốt, không để lộ sự yếu gét để quân thần lợi
dụng. Vì vậy vua luôn phải giữ trong đầu những nước đi, tính toán của mình, không để
lộ cho những quan lại dưới quyền.
- Dùng thuật để biết rõ kẻ ngay người gian, để điều khiển bề tôi, thực chất đó chính là
thủ đoạn của người làm vua để điều khiển các quan lại, phải giữ gìn pháp luật và tuân
theo mệnh lệnh.
3.Thế
- Là uy thế quyền lực của người làm vua, vua phải triệt để sử dụng quyền của mình để
trị nước. Hàn Phi Tử đặt địa vị, quyền lục lên trên tài đức. Ông cho rằng tài đức chỉ cần
ở mức trung bình nhưng có thế tức là có quyền lực, có chức vụ cụ thể là có thể quản lý
được.
- Quyền lực phải tập trung tuyệt đối vào tay nhà vua, không được trao quyền cho bất cứ
ai, phải dùng pháp luật để củng cố quyền lực.với Hàn Phi Tử thì quyền lực là tối
thượng là điều kiện căn bản nhất của nhà quản lý.
- Ngoài ra, Pháp luật do người cầm quyền cao nhất đặt ra thường chỉ thành công khi
địa vị, quyền hành và uy tín của người cầm quyền cao. Uy tín càng cao thì khi pháp luật
do người cầm quyền ban hành sẽ càng được người dân tin và làm theo. Không chỉ là
uy tín người cầm quyền mà vận nước cũng đóng một vai trò quan trọng. Vận nước
đang lên thì khi ban bố luật pháp người dân mới chấp hành theo.
- Nếu chỉ có pháp và thuật mà quyền lực (Thế) để cưỡng bức thì cũng không thể cao trị
được. Trong pháp, thế, thuật có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, trong đó
pháp là trung tâm, thuật và thế là điều kiện để thực hành pháp luật. Ở con người Hàn
Phi Tử không những coi trọng quyền lực mà còn say mê quyền lực. Đó là ý nghĩ chung
của kẻ chủ trương độc tài, chuyên chế từ cổ chí kim, từ đông sang tây, coi quyền lực
như là chân lý có quyền lực là có tất cả. Hàn Phi Tử hết sức coi trọng tác dụng của
pháp luật, chủ trương xây dựng một lý luận pháp trị hoàn chỉnh, trong đó lấy “pháp” làm
hạt nhân và có sự kết hợp chặt chẽ và bổ trợ của 2 yếu tố, “thuật”, “thế”. Ba yếu tố trên
luôn bổ trợ cho nhau, nếu thiếu đi một thì không thể nào có được nền pháp trị hoàn
chỉnh mà chỉ gây thêm loạn trong dân chúng.”.
B. Ý nghĩa:
- Muốn cai trị đất nước phải bằng luật pháp chứ không thể bằng tình cảm được. Cần có
pháp luật để xét người không a dua, phụ họa, nể vì quyền quý, thưởng phạt xét theo
công lao, dùng người xét theo tài năng. Như vậy thì đất nước mới phát triển thiên hạ
mới thái bình.
- Muốn dùng pháp để trị dân thì một trong những việc quan trọng đó là phải giáo dục
cho người dân hiểu pháp luật để tuân thủ. Hiểu là một chuyện nhưng để rèn người dân
vào nề nếp cũng như có ý thức chấp hành Pháp luật thì cũng cần có một hệ thống pháp
luật cứng rắn đủ sức răn đe cũng như những người giám sát hành vi chấp hành pháp
luật của người dân cũng phải công tư phân minh không vị nể.

You might also like