Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC TÂN TẠO BÀI KIỂM TRA (NH: 2020 - 2021)

TRƯỜNG THPT NĂNG KHIẾU MÔN: SINH HỌC 10 CB


*** Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề 4
Họ và tên: ………………………………………………… Lớp: ………
Trả lời trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng điền vào ô tương ứng
1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10.
11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20.
21. 22. 23. 24. 25.

Câu 1. “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì
một trong các nguyên nhân nào sau đây?
A. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức.
B. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu.
C. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể.
D. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu.

Câu 2. Khi nói về phương thức vận chuyển thụ động, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
B. Diễn ra đối với tất cả các chất khi có sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài màng tế bào.
C. Có tiêu tốn năng lượng, các chất di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
D. Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.

Câu 3. Ví dụ nào sau đây nói lên tính chuyên hóa của enzym?
A. Amilaza chỉ thủy phân được tinh bột, không thủy phân được xenulozo.
B. Amilaza bị bất hoạt ở nhiệt độ trên 60 độ C hoặc dưới 0 độ C.
C. Trong 1 phút, một phân tử amilaza thủy phân được 1 triệu phân tử amilopectin.
D. Amilaza có hoạt tính xúc tác mạnh ở môi trường có pH từ 7 đến 8.

Câu 4. Nghiên cứu một số hoạt động sau


1. Tổng hợp protein
2. Tế bào thận vận chuyển chủ động ure và glucozo qua màng
3. Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch
4. Vận động viên đang nâng quả tạ
5. Vận chuyển nước qua màng sinh chất
Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng ATP?
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.

Câu 5. Ở người, loại tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là
A. bạch cầu.
B. hồng cầu.
C. cơ.
D. biểu bì da.

Câu 6. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó
có nước hay không vì:
A. nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật
chất và duy trì sự sống.
B. nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.
C. nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
D. nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào.

Câu 7. Không bào lớn, chứa các ion khoáng và chất hữu cơ tạo nên áp suất thẩm thấu lớn có ở loại tế bào
nào sau đây?
A. tế bào lông hút.
B. tế bào thân cây.
C. tế bào lá cây.
D. tế bào cánh hoa.

Câu 8. Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật không có ở tế bào động vật là
A. ti thể.
B. lưới nội chất hạt.
C. lục lạp.
D. trung thể.

Câu 9. Cho các phát biểu sau về chức năng của protein:
1. Kháng thể giúp bảo vệ cơ thể.
2. Enzim giúp xúc tác các phản ứng trao đổi chất.
3. Điều hòa trao đổi chất.
4. Quy định các tính trạng của cơ thể.
5. Nguyên liệu oxi hóa tạo năng lượng.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.

Câu 10. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là


A. Bazo nito adenozin, đường ribozo, 2 nhóm photphat.
B. Bazo nito adenin, đường deoxiribozo, 1 nhóm photphat.
C. Bazo nito adenozin, đường deoxiribozo, 3 nhóm photphat.
D. Bazo nito adenin, đường ribozo, 3 nhóm photphat.

Câu 11. Lục lạp có chức năng nào sau đây?


A. Đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào.
B. Tham gia vào quá trình tổng hợp và vận chuyển lipit.
C. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại trong cơ thể.
D. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng.

Câu 12. Khi ở môi trường ưu trương thì tế bào bị co nguyên sinh, nguyên nhân là vì:
A. Chất tan khuếch tán từ tế bào ra môi trường.
B. Nước thẩm thấu từ tế bào ra môi trường.
C. Nước thẩm thấu từ môi trường vào tế bào.
D. Chất tan khuếch tán từ môi trường vào tế bào.

Câu 13. Năng lượng trong ATP là dạng năng lượng:


A. Hóa năng.
B. Động năng.
C. Hoạt năng.
D. Cơ năng.
Câu 14. Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải “cắt” chiếc đuôi của nó. Bào quan đã giúp nó thực
hiện việc này là
A. lizôxôm.
B. ribôxôm.
C. lưới nội chất.
D. ty thể.

Câu 15. Lưới nội chất trơn có nhiệm vụ


A. chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với cơ thể.
B. hô hấp.
C. cung cấp năng lượng.
D. tổng hợp prôtêin.

Câu 16. Loại đường nào sau đây không phải là đường đôi?
1. Lactozo 2. Mantozo 3. Xenlulozo
4. Saccarozo 5. Glicogen 6. Galactozo.
Đáp án đúng:
A. 1, 2, 4.
B. 2, 3, 5.
C. 3, 5, 6.
D. 3, 4, 5.

Câu 17. Đặc điểm nào sau đây không phải của enzim?
A. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
B. Là hợp chất cao năng.
C. Là chất xúc tác sinh học.
D. Được tổng hợp trong các tế bào sống.

Câu 18. Enzym có tính đặc hiệu cao là vì:


A. Enzym là chất xúc tác sinh học được tạo ra ở tế bào có bản chất là protein.
B. Trung tâm hoạt động của enzim chỉ tương thích với loại cơ chất do nó xúc tác.
C. Enzym bị biến tính khi có nhiệt độ cao, pH thay đổi.
D. Enzym có hoạt tính mạnh, xúc tác cho các phản ứng hóa sinh ở trong tế bào.

Câu 19. Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng.
Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là
A. Chuyển hóa từ hóa năng sang nhiệt năng.
B. Chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng.
C. Chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng.
D. Chuyển hóa từ hóa năng sang quang năng.

Câu 20. Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng
A. tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện.
B. xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ.
C. có tỷ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản nhanh hơn tế bào có kích thước
lớn.
D. tiêu tốn ít thức ăn.

Câu 21. Vì sao khi nhiệt độ môi trường tăng cao quá giới hạn thì enzym bị bất hoạt?
A. Vì enzym có bản chất photpholipit khi nhiệt độ môi trường tăng cao thì enzym bị tan chảy.
B. Vì khi đó cơ chất bị phá vỡ, cấu trúc không tương thích với enzym.
C. Vì khi đó enzym bị đốt cháy.
D. Vì enzym ó bản chất là protein cho nên khi nhiệt độ tăng quá cao thì protein bị biến tính.
Câu 22. Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các việc chính như:
1. Phân hủy các chất hóa học cần thiết cho cơ thể
2. Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào
3. Vận chuyển các chất qua màng
4. Sinh công cơ học
Những khẳng định đúng trong các khẳng định trên là
A. (2), (3), (4).
B. (1), (3).
C. (1), (2).
D. (1), (2), (3).

Câu 23. Các tế bào sau trong cơ thể người, tế bào có nhiều ti thể nhất là tế bào
A. xương.
B. cơ tim.
C. hồng cầu.
D. biểu bì.

Câu 24. ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếu ở
A. Cả 3 nhóm photphat.
B. Chỉ 1 liên kết photphat ngoài cùng.
C. 2 liên kết giữa 2 nhóm photphat ở ngoài cùng.
D. 2 liên kết photphat gần phân tử đường.

Câu 25. Một tế bào nhân tạo có màng bán thấm và chứa dung dịch lỏng (0,03M saccarozo; 0,02M glucozo)
được ngâm vào cốc chứa loại dung dịch (0,01M saccarozo; 0,01M glucozo; 0,01M fructozo). Màng bán thấm
chỉ cho nước và đường đơn đi qua nhưng không cho đường đôi đi qua. Phát biểu nào sau đây là sai về chiều
vận chuyển các chất?
A. Fructozo đi từ ngoài vào trong tế bào.
B. Nước đi từ ngoài vào trong tế bào.
C. Glucozo đi từ trong tế bào ra ngoài.
D. Saccarozo đi từ ngoài vào trong tế bào.

---Hết---

You might also like