Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bảng: Quan hệ giữa dạng biểu đồ tải trọng tác dụng và dạng biểu đồ nội lực trên dầm

Dạng tải trọng Không có tải trọng Tải phân bố đều Tải phân bố dạng
(giá trị là hằng số) bậc nhất (đường
Dạng biểu đồ nội lực thẳng xiên)
Biểu đồ lực cắt Q Hằng số Bậc nhất (đường Bậc hai (parabol)
thẳng xiên)
Biểu đồ mô men M Bậc nhất (đường Bậc hai (parabol) Bậc ba (đường
thẳng xiên cong)

Một số lưu ý khi vẽ nhanh biểu đồ mô men trên dầm liên tục nhiều nhịp.

Dạng biểu đồ mô men trên dầm liên tục nhiều nhịp tuân theo bảng quan hệ giữa dạng biểu đồ tải trọng
tác dụng và dạng biểu đồ nội lực trên dầm và một số lưu ý sau:

- Biểu đồ mô men có dạng hứng lực tác dụng.


- Tại các gối biên có liên kết khớp thì tại đó giá trị mô men M = 0. Nếu tại các gối biên không phải
liên kết khớp thì giá trị mô men M ≠ 0.
- Tại các gối giữa giá trị mô men M ≠ 0.
- Tại các vị trí có lực tập trung thì biểu đồ mô men bị gãy khúc. Tại các vị trí có mô men tập trung
thì biểu đồ mô men có bước nhảy.

Tổ hợp tải trọng và tổ hợp nội lực

- Tổ hợp tải trọng thực chất là việc nghiên cứu các trường hợp chất hoạt tải lên kết cấu sao cho
các hoạt tải này gây ra nội lực lớn nhất (nguy hiểm nhất) trên các tiết diện thiết kế của cấu kiện.
- Một số kinh nghiệm chất hoạt tải trên dầm liên tục để có mô men lớn nhất trên các vị trí của
dầm:
o Hoạt tải chất cách nhịp sẽ gây ra mô men tại các nhịp chất tải là lớn nhất.
o Hoạt tải chất liền nhịp sẽ gây ra mô men âm tại gối giữa hai nhịp chất tải là lớn nhất.
o Bỏ hai nhịp liền kề không chất tải sẽ gây ra mô men dương tại gối giữa hai nhịp không
chất tải là lớn nhất.
- Tỉnh tải chỉ có một trường hợp duy nhất là chất đầy trên các nhịp dầm (vị trí nào của dầm cũng có
tĩnh tải).
- Sau khi có được các trường hợp chất tải (tĩnh tải và hoạt tải) thì tiến hành việc giải tìm nội lực M,
N, Q trong dầm.
o Tổ hợp nội lực là việc thực hiện theo các yêu cầu của tiêu chuẩn để tìm ra nội lực lớn
nhất cho bước tính cốt thép tiếp theo. Theo tiêu chuẩn thì tổ hợp nội lực gồm tổ hợp cơ
bản và tổ hợp đặc biệt.
 Tổ hợp cơ bản (THCB) gồm THCB1 và THCB2.
 THCB1 gồm nội lực của tỉnh tải có hệ số tổ hợp là 1 và nội lực của các
hoạt tải thông thường có hệ số tổ hợp là 1 (hoạt tải đứng là hoạt tải sử
dụng và hoạt tải ngang do gió gây ra).
 THCB2 gồm nội lực của tỉnh tải có hệ số tổ hợp là 1và nội lực của từ hai
hoạt tải thông thường có hệ số tổ hợp là 0,9 (hoạt tải đứng là hoạt tải sử
dụng và hoạt tải ngang do gió gây ra).
 Tổ hợp đặc biệt là tổ hợp bao gồm tĩnh tải và hoạt tải đặc biệt (động đất, cháy,
nổ, va chạm,…). Chỉ khi khu vực xây dựng có nguy cơ về tải trọng này hoặc theo
yêu cầu của chủ đầu tư muốn kể đến tải trọng đặc biệt này thì mới xét đến vì các
hoạt tải đặc biệt này rất ít khi xảy ra và khi đưa vào tính toán có nội lực khá lớn,
do vậy đưa vào tính toán khi không có sẽ gây lãng phí. Các tổ hợp có xét đến tải
trọng đặc biệt sẽ sử dụng các tiêu chuẩn kèm theo cụ thể để tính toán.

You might also like