Bài Nghiên Cứu Chiến Lược Kinh Doanh Masan Consumer - Nhóm 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


-----------------------

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH


CỦA MASAN CONSUMER
Giáo viên giảng dạy: TS. Đinh Thị Thu Oanh

Lớp: IB004
Sinh viên:
Trần Thu Trang - 31181022512
Võ Thị Thùy Trinh - 31181022467
Nguyễn Thị Xuân Hương - 31181023662
Ngô Trần Cẩm Tú - 31181021112
Phạm Thu Hằng - 31181022348
Đoàn Thị Thu Trang - 31181023230

TP. Hồ Chí Minh - 2020


PHẦN A: GIỚI THIỆU CÔNG TY MASAN CONSUMER

I. Giới thiệu về công ty, lịch sử hình thành: 


1. Giới thiệu:
 Tên doanh nghiệp: MASAN CONSUMER CORPORATION
 Masan Consumer có tên tiếng Việt là Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng
Masan thuộc tập đoàn Masan (MASAN GROUP).
 Mã chứng khoán của công ty: MCH
 Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 12, tòa nhà MPlaza Saigon
Số 39 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
ĐT: (84.28) 62 555 660
Fax: (84.28) 38 109 463
Website: www.masanconsumer.com
2. Lịch sử hình thành:
 6/1996: Công ty Cổ phần Công nghiệp - Công nghệ - Thương mại Việt
Tiến được thành lập. Công ty chuyên về sản xuất thực phẩm chế biến, nhất
là ngành gia vị ( sốt, nước tương, tương ớt…)
 5/2000: thành lập nên Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu
Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại.
 2003: Công ty cổ phần Thương mại Masan được thành lập trên cơ sở sáp
nhập Công ty Cổ phần Công nghiệp - Công nghệ - Thương mại Việt Tiến
và Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt.
 12/2008: Công ty cổ phần Thương mại Masan đã đổi tên công ty thành
Công ty cổ phần thực phẩm Masan (MASAN CONSUMER).
 3/2011: Công ty cổ phần thực phẩm Masan (MASAN CONSUMER) chính
thức đổi tên thành Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (MASAN
CONSUMER)
II. Tầm nhìn, sứ mệnh:
1. Tầm nhìn:
 Được công nhận là công ty hàng tiêu dùng thành công nhất Châu Á vào
năm 2020: về doanh số, sự nhận biết thương hiệu và lợi nhuận.
 Đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của hơn 90 triệu người dân
Việt Nam.
 Được công nhận là công ty có môi trường làm việc tốt nhất và là điểm thu
hút hàng đầu các nhân tài trên khắp cả nước Việt Nam.
 Đại diện cho chất lượng, niềm tự hào của người Việt.
2. Sứ mệnh:
 Không ngừng tìm kiếm và tạo ra sự đột phá. Đồng thời nâng cao đời sống
vật chất lẫn tinh thần của người tiêu dùng mỗi ngày.
 Chuyển đổi mỗi ngành hàng.
III. Lĩnh vực hoạt động: là công ty hoạt động chính trong ngành sản xuất và kinh
doanh hàng tiêu dùng ở Việt Nam, chuyên về thực phẩm và đồ uống.
 Sản xuất và kinh doanh thực phẩm và đồ uống: gia vị, nước chấm, các thực
phẩm ăn liền đóng gói như mì gói, cháo ăn liền,....ngoài ra còn có cà phê
hòa tan, ngũ cốc dinh dưỡng và các loại đồ uống đóng chai.
 phân phối hàng hóa trên các hệ thống phân phối khắp cả nước và nước
ngoài.
IV. Thị trường và  danh mục các sản phẩm của Masan Consumer:
1. Thị trường:
 Tại Việt Nam: mạng lưới phân phối của công ty trải rộng khắp cả nước.
 Tại Châu Á: Lào, Campuchia, Đài Loan, Trung Quốc
 Tại Châu Âu: Nga, Bỉ
2. Danh mục các sản phẩm: 
Sau đây là những danh mục sản phẩm của công ty tính đến thời điểm hiện tại:
1.   Nước tương
Bao gồm:
Nước chấm tam thái tử nhất ca (500ml, 650ml)
Nước chấm tam thái tử nhị ca( 500ml)
Nước tương chin su (250ml)
Nước tương chinsu tỏi ớt (250ml).
2.   Tương ớt
Gồm có:
Tương ớt rồng việt (250g)
Tương ớt chinsu (250g)
Tương cà chinsu (250g)
3.   Nước mắm
Các loại nước mắm gồm có:
Nước mắm chinsu hương cá hồi (500ml)
Nước mắm nam ngư (500ml, 750ml, 900ml)
Nước chấm nam ngư đệ nhị mới (800ml, 900ml)
Nước chấm nam ngư siêu tiết kiệm (800ml)
Ngoài ra còn có một số sản phẩm mới như Nước mắm Nam Ngư Phú Quốc,
Nam Ngư Nhãn Vàng và Chin-su Mặn Mà.
4.   Hạt nêm
Hạt nêm Nam ngư Nêm ngon 3 vị (800g, 2kg)
5.   Mỳ ăn liền
Bao gồm: các loại gói, ly
Omachi ( Mì trộn khoai tây Omachi xốt Spaghetti, Mì khoai tây Omachi lẩu
tôm chua cay, sườn hầm ngũ quả, xốt bò hầm)
Kokomi ( hương vị sa tế, tôm chua cay, cháo Komi thịt bằm
Tiến Vua, Oh! Ngon
Đặc biệt, Masan gần đây đã thành công khi tung ra sản phẩm “Mì ly Omachi
với cây thịt thật” thu hút được nhiều sự chú ý của người tiêu dùng.
6.   Thức ăn nhanh
Gồm có:
Xúc xích Heo Cao Bồi
Thịt viên Heo Cao Bồi 3 phút
Xúc xích dinh dưỡng thịt heo Ponnie

PHẦN B: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Ma trận EFE cho Masan Consumer


I. Các cơ hội và thách thức bên ngoài của thị trường Việt Nam và ngành hàng
tiêu dung:
a. Cơ hội:
1. Việt Nam ký với EU Hiệp định EVFTA (Hiệp định thương mại tự do), có hiệu lực
từ 1/8/2020 tạo ra nhiều cơ hội hội nhập, mở cửa thương mại, Việt Nam ngày càng
thu hút nhiều vốn FDI.
2. Kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao trong 2019 , với GDP đạt 7,02%, 
Tình trạng lạm phát của Việt Nam 2019 dưới mức dự báo. Tuy có sự sụt giảm nhẹ
vào 2020 do dịch bệnh nhưng đã hồi phục nhanh chóng.
3. Tiềm năng phát triển của điều kiện tự nhiên Việt Nam cho ngành thực phẩm chế
biến.
4. Việt Nam đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ và sự gia tăng của tầng lớp
trung lưu ảnh hưởng đến việc dễ dàng quyết định mua hang và tang cường phân
khúc thị trường nhắm vào đối tượng khách hang trung lưu trong tương lai.
5. Sự gắn kết và trung thành của khách hàng (nhà phân phối, nhà bán sỉ, cửa hàng tạp
hoá, siêu thị, khách hàng) với thương hiệu tiêu dùng Việt Nam. Tạo nên hiệu ứng
tốt trong việc tiêu thụ sản phẩm .
6. Số lượng nhà cung ứng nông nghiệp cho doanh nghiệp như Masan Consumer rất
đông đúc tạo điều kiện cho việc dễ dàng thương lượng với nhà cung ứng về giá cả
cũng như so sánh về mức độ đáp ứng điều kiện của doanh nghiệp.
7. Việt Nam bước vào kỷ nguyên “Lợi tức dân số” với gần 70% dân số nằm trong độ
tuổi lao động, sự gia tăng về lực lượng lao động. 
8. Thu nhập bình quân đầu người tăng dẫn ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu tiêu
dùng mạnh.
9. Ngành hàng tiêu dùng của Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng khả quan với 2
con số.
b. Thách thức:
1. Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo áp
lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng
cạnh tranh.
2. Việt Nam được đánh giá là quốc gia phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi
trường và biến đổi khí hậu nặng nề nhất, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và không
khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nguyên liệu sản xuất.
3. Đối mặt với sự kiểm định khắt khe về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm , đáp
ứng quy định của Nhà nước, các luật như Luật An toàn thực phẩm 2010, Luật Bảo
vệ người tiêu dùng 2010.
4. Tình hình dịch bệnh đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu trong đó có Việt
Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi giá trị và sản xuất trong nước.
5. Sự gia tăng cạnh tranh nước ngoài do mở cửa thương mại và cạnh tranh các đối
thủ trong nước diễn ra khốc liệt, gia tăng các nguy cơ về thị phần, vị trí thương
hiệu… 
II. Ma trận EFE các tác động bên ngoài đối MASAN Consumer
TT CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI CÓ ẢNH HƯỞNG QUAN TRỌNG Ti Pi Qi
1 Việt Nam tiếp tục hội nhập qua các hiệp định thương mại (EVFTA) 0.05 2 0.1
2 Việt Nam đang trong giai đoạn có tốc độ tăng trưởng ổn định 0.08 3 0.24
3 Tiềm năng phát triển của điều kiện tự nhiên Việt Nam cho ngành thực phẩm chế biến 0.06 3 0.18
4 Việt Nam diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu 0.07 2 0.14
5 Sự gắn kết và trung thành của khách hàng với các thương hiệu tiêu dùng Việt Nam 0.06 3 0.18
6 Nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào đông đúc dễ dàng so sánh, thương lượng 0.07 3 0.21
7 Việt Nam bước vào kỷ nguyên "Lợi tức dân số", gia tăng về lực lương lao động 0.07 3 0.21
8 Mức thu nhập khả dụng của người tiêu dùng đang trên đà tăng lên 0.08 4 0.24
9 Ngành hàng tiêu dùng Việt Nam tăng trưởng khả quan với mức tăng trưởng 2 con số 0.08 3 0.24
10 Áp lực cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình đổi mới công nghệ sản xuất 0.05 2 0.1
11 Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu 0.06 3 0.18
12 Nhà nước ban hành những quy định khắt khe về an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng 0.07 3 0.21
13 Dịch bệnh làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có Việt Nam 0.1 4 0.4
14 Cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ trong nước và sự gia tăng các doanh nghiệp nước ngoài 0.1 4 0. 4
Tổng cộng 1.00 3.11
Nhận xét:
Trong ma trận này, yếu tố tác động của sự gián đoạn chuỗi cung ứng do dịch bệnh và sự
cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ trong và ngoài nước đánh giá là hai yếu tố quan
trọng nhất (0.1) có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của công ty trong thời điểm hiện
nay. Tổng điểm là 3.11 Masan Consumer đang thích ứng tốt trước tác động của các yếu
tố bên ngoài

Ma trận vị thế cạnh tranh CPM của Masan Consumer


trong ngành thực phẩm ăn liền

I, Các yếu tố thành công chủ yếu của các doanh nghiệp
1. Xây dựng thương hiệu trên thị trường 
2. Đội ngũ quản lý: có năng lực , nhiều kinh nghiệm trong ngành hàng tiêu dùng
nhanh (FMCG)
3. Am hiểu về nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng thị trường trong nước 
Bảng xếp hạng 10 nhà sản xuất được chọn mua nhiều nhất ở Việt Nam do Kantar
Worldpanel công bố trong báo cáo Brand Footprint 2018 bao gồm:

 Thành thị: Masan Consumer đứng thứ 3, Vina Acecook 5, Asia Foods
không có mặt trong BXH.
 Nông thôn: Masan Consumer đứng thứ 2, Vina Acecook 4 và Asia Foods 7
4. Tiềm lực tài chính mạnh nên chi phí đầu tư và phát triển sản phẩm lớn.
5. Hệ thống dây chuyền, công nghệ sản xuất hiệu quả với tiêu chuẩn chất lượng cao 
 Asia Foods:5 nhà máy sản xuất quy mô lớn, được đầu tư máy móc trang
thiết bị hiện đại
 Vina Acecook cũng có 10 nhà máy sản xuất mì trải rộng toàn quốc theo các
khu vực trọng điểm
 Đến cuối năm 2019, Masan Consumer hiện đang vận hành tổng cộng 13
nhà máy sản xuất ở các địa điểm chiến lược tại 10 tỉnh thành trên cả nước,
gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Phú Quốc, Hậu
Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Nghệ An, Hải Dương, Quảng Ninh
6. Chất lượng sản phẩm 
 Masan Consumer: Các nhà máy đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực
phẩm gồm GMP và HACCP, ISO 9001 và ISO 22000, và OHSAS 18001.
Toàn bộ dây chuyền được thiết kế đồng bộ, tự động nhằm loại bỏ hoàn toàn
tác động không mong muốn từ con người tới chất lượng sản phẩm
 Vina Acecook: đáp ứng các tiêu chuẩn về ATVSTP theo quy định pháp luật
thực phẩm trong nước và quốc tế. Được chứng nhận tiêu chuẩn chất
lượng ,thực phẩm quốc tế như BRC, IFS Food, HACCP và ISO 9001,
không sử dụng phụ gia ngoài danh mục, không chiếu xạ, NON GMO …và
thân thiện môi trường.
 Asia Foods: 2001-2018: Sản phẩm công ty được bình chọn danh hiệu Hàng
Việt Nam Chất Lượng Cao liên tục nhiều năm liền.
7. Hệ thống kênh phân phối: phủ rộng, tiếp cận người tiêu dùng một cách đầy đủ,
nhanh chóng và hiệu quả
 Vina Acecook: đang có mức độ phủ sóng ở thị trường với tất cả các kênh
siêu thị, chợ truyền thống và đạt mức khoảng 90%, thông qua 300 đại lý
cấp 1, 4 chi nhánh kinh doanh ở miền Bắc, Trung, Nam và miền Tây
 Masan Consumer: sở hữu một mạng lưới phân phối khá đa dạng gồm cả
kênh truyền thống (chợ, tiệm tạp hoá) và hiện đại (siêu thị, đại siêu thị đến
hệ thống cửa hàng tiện lợi).Masan đã thiết lập mối quan hệ với khoảng 180
nhà phân phối và hơn 2.000 nhân viên bán hàng.
 Asia Foods: có hệ thống phân phối trải dài khắp 63 tỉnh thành Việt Nam, từ
hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, canteen bệnh viện, trường học đến
cả các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ
8. Chiến lược quảng cáo, truyền thông: Các chiến lược marketing trên nhiều kênh
thông tin truyền thông, quảng cáo mạnh, chi phí cao, chiếm giờ vàng.
 Masan Consumer: sự kiện quảng bá mì Tiến Vua không dùng dầu chiên
nhiều lần, ăn mì Omachi không lo bị nóng, hạt nêm Chinsu không chứa bột
ngọt... Masn Consumer lọt vào TOP 3 CÔNG TY QUẢNG CÁO LỚN VÀ
HIỆU QUẢ NĂM 2017
 Vina Acecook: nhận giải thưởng quảng cáo sáng tạo Việt Nam – Quả
chuông vàng 2016 (Golden bell awards 2016) do Hiệp hội quảng cáo Việt
Nam tổ chức.quảng cáo truyền hình (TVC) “Phở Đệ Nhất – Tôi yêu sợi
gạo”. Trong 2019, Vina Acecook đã đưa ra tổng cộng 9 TVC quảng cáo
 Asia Foods: chương trình: “Lộc Gấu Đỏ Xuân 2015”,  “Gắn kết yêu
thương” , Mì Gấu Yêu...
9. Lòng tin khách hàng: 
Các doanh nghiệp đang nỗ lực phát triển đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nổi
bật là các doanh nghiệp đều có mặt trong top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm
2019 -nhóm ngành: Thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn. 
Cụ thể, Masan Consumer đang giữ vị trí đứng đầu, tiếp theo là Vina Acecook, còn
Asia Foods xếp thứ 7 trong bảng xếp hạng
10. Xuất khẩu qua nhiều nước khác trên thế giới
 Masan Consumer: Công ty xuất khẩu sản phẩm của mình tại Hoa Kỳ,
Canada, Pháp, Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Đức, Nhật Bản,
Trung Đông, châu Á, Lào, và Campuchia.
 Vina Acecook:  sang hơn 40 thị trường trên thế giới, trong đó có nhiều thị
trường khó tính như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Sỹ, Thụy
Điển, Na Uy, Nga, Úc, Hàn Quốc, Hồng Kông,…
 Asia Foods: Cu ba, Đông Âu, Đài Loan, Cambodia.
11. Thị phần:
Theo các số liệu thống kê năm 2018, hơn 75% thị phần nằm trong tay 3 công ty
là Vina Acecook, Masan Consumer, Asia Foods trong đó Vina Acecook đứng vị
trí đầu tiên nắm giữ hơn 50% thị phần, Masan dao động trong khoảng 21-25%,
Asia Foods rơi vào khoảng 10%.
12. Cạnh tranh về giá cả hàng hoá : tuỳ vào phân khúc thị trường mà giá cả mỗi hàng
hoá được điều chỉnh phù hợp khác nhau.
13. Đa dạng về sản phẩm:
 Masan Consumer: Kokomi, Omachi, Sagami, B'fast…
 Vina Acecook: Hảo Hảo, Miến Phú Hương, Đệ Nhất, ….
 Asia Foods: Gấu đỏ, Mộc Việt, Cháo Tổ yến,... 
14. Lực lượng lao động: đông đảo, có kỹ năng , tay nghề cao
 Masan Consumer có 4.596 cán bộ công nhân viên, gồm 2.954 nam (64%)
và 1.642 nữ (36%) và đội ngũ này được đào tạo bài bản và có trình độ
chuyên môn cao. 
 Vina Acecook: gần 6000 công nhân viên.
 Asia Foods: tạo ra việc làm ổn định cho hơn 3000 lao động trên cả nước
15. Chính sách giữ chân và chiêu mộ nhân viên
Theo Careerbuilder
 Top 100 Nhà tuyển dụng có chính sách thu hút và giữ chân nhân tài được yêu
thích nhất 
+ Masan Consumer: đứng vị trí thứ 26
+ Vina Acecook: Vị trí 30
+Asia Foods: không có mặt trong bảng xếp hạng này
 Top 10 nhà tuyển dụng yêu thích nhất theo ngành hàng tiêu dùng nhanh:
Masan Consumer đứng vị trí thứ 7 và Vina Acecook đứng vị trí thứ 9.
16. Xây dựng và phát triển các chương trình trách nhiệm xã hội của công ty
 Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) đã trao tặng 20
suất học bổng và 2 máy lọc nước tinh khiết cho các em học sinh tại hai
trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thạnh Hòa (Xã Thạnh Hòa, Huyện
Bến Lức, Tỉnh Long An).tiến hành bàn giao hai công trình dân sinh gồm
một cây cầu và một con đường tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An (2020)
 Vina Acecook: tổ chức các chương trình như chuyến xe Tết sum vầy cho
sinh viên có cơ hội được về quê vào dịp Tết, chương trình học bổng từ trái
tim,quyên tặng 1000 thùng mì cho bà con vùng lũ…
 Asia Foods: Điển hình là chương trình “Gấu đỏ - Gắn kết yêu thương”, Báo
Thanh Niên và Công ty CP thực phẩm Asia Foods đã hoàn tất việc trao 10
ngàn phần quà trị giá 5 tỷ đồng cho trẻ em nghèo trong cả nước đón tết.

II, Ma trận vị thế cạnh tranh CPM của Masan Consumer:

Masan Vina Asia


ST MA TRẬN VỊ THẾ CẠNH TRANH NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG
Cosumer Acecook Foods
T CỦA VIỆT NAM
Ti Pi Qi Pi Qi Pi Qi
1 Xây dựng thương hiệu trên thị trường 0.06 3 0.18 4 0.24 3 0.18
2 Đội ngũ quản lý 0.05 3 0.15 2 0.1 2 0.1
3 Am hiểu về nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng 0.05 4 0.2 3 0.15 2 0.1
4 Tiềm lực tài chính 0.08 3 0.24 3 0.24 3 0.24
5 Hệ thống dây chuyền, công nghệ sản xuất 0.06 3 0.18 3 0.18 2 0.12
6 Chất lượng sản phẩm 0.09 3 0.27 4 0.36 3 0.27
7 Hệ thống kênh phân phối 0.06 3 0.18 3 0.18 3 0.18
8 Chiến lược quảng cáo, truyền thông 0.07 3 0.21 2 0.14 2 0.14
9 Lòng tin khách hàng 0.05 4 0.2 3 0.15 2 0.1
10 Xuất khẩu qua nhiều nước khác trên thế giới 0.06 2 0.12 3 0.18 1 0.06
11 Thị phần 0.09 3 0.27 4 0.36 2 0.18
12 Cạnh tranh về giá cả hàng hoá 0.06 2 0.12 3 0.18 4 0.24
13 Đa dạng về sản phẩm 0.06 3 0.18 3 0.18 3 0.18
14 Lực lượng lao động 0.06 3 0.18 3 0.18 2 0.12
15 Chính sách giữ chân và chiêu mộ nhân viên 0.05 4 0.2 3 0.15 1 0.05
16 Chương trình trách nhiệm xã hội 0.05 3 0.15 3 0.15 3 0.15
  Tổng cộng 1   3.03   3.12   2.41

Nhận xét: vị thế cạnh tranh xếp theo thứ tự (1) Vina Acecook với tổng số điểm là 3,12
cho thấy sự ứng phó rất tốt với tác động của các yếu tố môi trường ; tiếp đến là (2) Masan
Consumer với tổng số điểm không kém cạnh là 3,03 và cuối cùng là (3) Asia Foods với
tổng số điểm 2,41 ( chỉ ở mức trung bình).
III, Tài liệu tham khảo:

https://www.brandsvietnam.com/tieudiem/15504-Cac-thuong-hieu-tieu-dung-nhanh-
duoc-chon-mua-nhieu-nhat-tai-Viet-Nam-2018
https://www.brandsvietnam.com/4310-Brand-Awareness-Do-nhan-biet-thuong-hieu
https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/doanh-nghiep/chan-dung-doanh-nghiep-
sau-20-nam-masan-co-gi-2137303.html
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/vef/top-10-cong-ty-uy-tin-nganh-thuc-pham-do-
uong-575231.html
https://thanhnien.vn/toa-soan-ban-doc/thong-diep-cua-su-se-chia-435794.html
https://nhadautu.vn/masan-group-trien-khai-nhieu-chuong-trinh-ho-tro-cong-dong-tren-
ca-nuoc-d42433.html
https://Vina Acecookvietnam.vn/hoat-dong-x
https://www.masanconsumer.com/shareholder-annual-report/Bocothngninnm2019/
https://careerbuilder.vn/employerofchoice-winner-2019
https://laodong.vn/kinh-te/nhung-chien-binh-tham-lang-lam-nen-thanh-cong-25-nam-
cua-Vina Acecook-818713.ldo
https://www.asiafoods.vn/Thong-Tin-Cong-Ty#Content 
https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/Vina Acecook-va-loi-hua-25-nam-cua-doanh-
nghiep-nhat-1246387.html
https://www.vietpress.vn/thi-truong-mi-an-lien-bao-hoa-doanh-nghiep-chat-vat-giu-cho-
dung-d75173.html 
Ma trận IFE của Masan Consumer
trong ngành thực phẩm ăn liền
I, Điểm mạnh:
1. Hệ thống sản xuất:
Masan Consumer hiện nay có 13 nhà máy sản xuất ở các địa điểm chiến lược tại
10 tỉnh thành trên cả nước, gồm Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Phú
Quốc, Hậu Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Nghệ An, Hải Dương, Quảng Ninh.
Năm 2018, Masan Consumer đã mạnh dạn đầu tư và đưa vào vận hành dây
chuyền sản xuất sốt tươi không qua gia nhiệt với tổng công suất 12.000 tấn/năm.
Để đáp ứng được cam kết 100% sản phẩm an toàn, đúng chất lượng, toàn bộ dây
chuyền được thiết kế đồng bộ, tự động từ khâu Nhập liệu - Sơ chế - Chế biến tới
khâu đóng gói thành phẩm nhằm loại bỏ hoàn toàn tác động không mong muốn từ
con người tới chất lượng sản phẩm. Với hệ thống sản xuất hiện đại, năng suất ,
Masan Consumer đã cho ra sản phẩm chất lượng với giá thành cạnh tranh trên thị
trường.
2. Sản phẩm:
Sản phẩm của Masan Consumer đa dạng gồm nước chấm, gia vị, mì ăn liền, hạt
nêm và các loại thực phẩm đóng gói khác. Trong đó, gia vị là nhóm chiếm doanh
thu cao nhất năm 2018, 7067 tỷ đồng ( thực phẩm tiện lợi 4.080 tỷ đồng và đồ
uống 5.124 tỷ đồng)
Chất lượng sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của công ty.Các nhà máy
của Masan Consumer đã đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm gồm
GMP và HACCP (Thực hành sản xuất tốt và kiểm soát mối nguy an toàn thực
phẩm), ISO 9001 và ISO 22000 (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm)
3. Nghiên cứu và phát triển:
Hiện công ty đang sở hữu một Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Sản phẩm
(MRD – Masan Research & Development Center) hiện đại bậc nhất của Việt Nam.
Trong năm 2018, đội ngũ nghiên cứu & phát triển sản phẩm (r&d) của Masan
Consumer đã cho ra đời hơn 30 sản phẩm mới trong đó hơn 10 sản phẩm mang
tính đột phá
4. Nguồn nhân lực:
Tính đến hết ngày 31/12/2018, Masan Consumer có 4.418 cán bộ công nhân
viên, gồm 2.774 nam (63%) và 1.644 nữ (37%) và đội ngũ này được đào tạo bài
bản và có trình độ chuyên môn cao. chúng tôi đã tổ chức 55.748 giờ huấn luyện an
toàn vệ sinh lao động, PCCC, sơ cấp cứu... cho nhân viên. Công ty kết hợp chặt
chẽ đến vấn đề đào tạo, phát triển nhân viên, luôn tạo điều kiện cho nhân viên
tham gia các khoá huấn luyện nội bộ và bên ngoài để nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn, học tập những kỹ năng mới cần thiết cho nhân viên để phát triển năng lực
công tác nhằm đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại cũng như trong tương lai của
Công ty. Công ty đài thọ 100% chi phí học tập cũng như chế độ lương trong thời
gian học tập;
5. Chế độ đãi ngộ nhân viên, môi trường làm việc:
Masan Consumer luôn đưa ra những chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc hấp
dẫn nhằm thu hút và giữ chân nhân tài. Được đánh giá là 1 trong top 50 doanh
nghiệp có môi trường làm việt tốt nhất Việt Nam năm 2019. Masan Consumer
đứng vị trí thứ 7 trong Top 10 nhà tuyển dụng yêu thích nhất theo ngành hàng tiêu
dùng nhanh tại Việt Nam
6. Thương hiệu:
Xây dựng được hình ảnh thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Trong năm
2018, Masan Consumer tự hào đứng đầu “Top 10 Công ty thực phẩm uy tín” theo
Vietnam Report. Ngoài ra, Masan Consumer tiếp tục nằm trong Top 3 Nhà sản
xuất sở hữu các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất ở cả Thành thị và Nông
thôn Việt Nam trong suốt 6 năm qua, theo Bảng xếp hạng Brand Footprint của
Kantar Worldpanel 2018.
7. Mạng lưới phân phối:
Masan Consumer vận hành một trong những mạng lưới phân phối thực phẩm và
đồ uống lớn nhất tại Việt Nam. Chúng tôi đã phát triển các điểm bán lẻ lên đến
gần 180.000 cho sản phẩm thực phẩm và 160.000 cho sản phẩm đồ uống với gần
3.000 nhân viên bán hàng. chúng tôi trở thành giải pháp “một đầu mối” cho
khoảng 300 nhà phân phối khi có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản hàng ngày của
người tiêu dùng Việt Nam. Hơn nữa, 8 trung tâm phân phối của chúng tôi được đặt
ở những địa điểm chiến lược có khả năng phân phối các sản phẩm thực phẩm và
đồ uống trong ngày đến từng nhà phân phối trên toàn quốc. Mang đến tính cạnh
tranh và hiệu quả cao.
8. Marketing, truyền thông:
Masan Consumer cho biết công ty tiếp tục duy trì vị trí nhà thương hiệu lớn, top
10 các nhà tiêu dùng mạnh tay cho marketing. Công ty ghi nhận chi phí khuyến
mãi giảm 30% trong 9 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017, trong khi
chi phí marketing tăng 50% để đầu tư vào việc tung các sản phẩm mới và tái tung
sản phẩm. Trong 9 tháng đầu năm 2018, Masan Consumer có 6 sản phẩm mới
đươc tung lớn với tổng chi phí quảng cáo thương hiệu chiếm gần 6% doanh thu
thuần. Biên EBITDA tăng mạnh lên 27,2% trong 9 tháng đầu năm 2018, tăng 671
điểm cơ bản so với cùng kỳ năm 2017.
II, Điểm yếu:
1. Hàng tồn kho:
Chậm luân chuyển lên đến 47.778 triệu VND năm 2018 so với năm 2017 chỉ có
6.956 triệu VND
2. Thương hiệu:
Rủi ro hình ảnh thương hiệu có thể ảnh hưởng mạnh đến doanh thu. TIêu biểu là
sự kiện Nhật thu hồi hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su vì chứa chất cấm. ngày
8/3/2019, Cục y tế công cộng TOKYO đã kiểm tra sản phẩm tương ớt nhập khẩu
từ Việt Nam vì có nghi ngờ vi phạm điều luật về vệ sinh an toàn thực phẩm do
Chính phủ Nhật ban hành. Thực nghiệm được làm tại Hiệp hội vệ sinh thực phẩm
Tokyo, Viện nghiên cứu công nghệ thực phẩm Tokyo. cổ phiếu MSN bắt đầu
đứng giá và suy giảm hai phiên liên tiếp, trước khi lấy lại đà hồi phục trong phiên
11-4, tăng 200 đồng, lên 86.900 đồng/cổ phiếu.
3. Mạng lưới phân phối:
Masan Consumer bị phụ thuộc vào mạng lưới phân phối đã có sẵn, dựa rất nhiều
vào quan hệ với mạng lưới các nhà phân phối để tiêu thụ sản phẩm. Trong trường
hợp quan hệ của Masan Consumer với số lượng lớn các nhà phân phối bị xấu đi do
các hành động của các công ty đối thủ, tình hình kinh doanh, tài chính, kết quả
hoạt động và triển vọng của Công ty sẽ bị ảnh hưởng.
4. Chi phí sản xuất:
Chi phí của Masan Consumer dễ gặp biến động. Khối lượng và chi phí sản xuất
phụ thuộc vào khả năng của công ty trong việc duy trì nguồn cung ổn định và đầy
đủ nguyên liệu (bao gồm cả dầu ăn, cá, đậu tương, nước mắm nguyên liệu, ớt, bột
mì, đường và ngũ cốc) và vật liệu đóng gói cho các sản phẩm.
Mặc dù Masan Consumer mua nguyên liệu từ nhiều nhà cung cấp và không lệ
thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp duy nhất nào, công ty không đảm bảo rằng tình
trạng thiếu hụt nguyên liệu sẽ không xảy ra. Ngoài ra, giá nguyên liệu có thể biến
động do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như điều kiện thời tiết, môi trường,
biến động giá cả hàng hóa, tiền tệ và những thay đổi trong chính sách của Nhà
nước liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp
5. Cạnh tranh thị phần:
Những công ty con và công ty liên kết của Masan Consumer hoạt động trong các
ngành hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ và vị trí dẫn đầu thị trường
của Masan Consumer có thể bị lung lay nếu các đối thủ cạnh tranh đạt được những
bước tiến quan trọng để giành lấy thị phần.
6. Mặc dù công ty đang mở rộng thị trường trị khu vực Miền Trung và các miền khác
nhưng công ty lại thiếu một chính sách đồng bộ, quảng bá một vài sản phẩm cũng
chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức.
7. Tỷ số Nợ/VCSH:
Tăng lên đạt 36,19% ( của 2017 là 35,78%) Tính đến ngày 31/12/2018, vốn chủ
sở hữu đạt 10.881 tỷ đồng, giảm 4% so với mức 11.332 tỷ đồng vào ngày
31/12/2017. Mức giảm vốn chủ sở hữu này chủ yếu do ảnh hưởng của chi cổ tức
2.363 tỷ đồng và ảnh hưởng từ việc mua thêm cổ phần tại công ty Vinacafé Biên
Hòa, một công ty con, với giá cao hơn giá trị sổ sách.
8. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (SG&A): trong năm 2018 đạt 4.078 tỷ
đồng, so với mức 3.735 tỷ đồng trong năm 2017

III, Ma trận IFE của Masan Consumer:


STT Yếu tố bên trong chủ yếu Ti Pi Qi
1 Đưa nhà máy sản xuất mới vào sử dụng với tổng công suất 12.000 tấn/năm 0.05 3 0.15
2 Chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú 0.05 3 0.15
3 Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm 0.08 4 0.32
4 Nguồn nhân lực đông đảo, có kĩ năng 0.06 2 0.12
5 Chế độ đãi ngộ đối với nhân viên 0.06 2 0.12
6 Xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín trong lòng người tiêu dùng 0.1 4 0.4
7 Mạng lưới phân phối trải khắp ở các địa điểm chiến lược 0.08 3 0.24
8 Đầu tư mạnh vào mảng marketing truyền thông sản phẩm 0.09 4 0.36
9 Hàng tồn kho chậm luân chuyển 0.06 3 0.18
Rủi ro hình ảnh thương hiệu ảnh hưởng mạnh đến doanh thu: Nhật thu hồi 18000
10 0.04 4 0.16
chai Chinsu
11 Sự phụ thuộc vào mạng lưới phân phối có sẵn và rủi ro 0.05 1 0.05
Sự biến động trong chi phí sản xuất (giá nguyên liệu thay đổi theo môi trường
12 0.06 2 0.12
thiên nhiên, theo chính sách Nhà nước...)
13 Sự cạnh tranh thị phần gay gắt giữa các đối thủ trong ngành 0.06 2 0.12
Thiếu chính sách đồng bộ, quảng bá một vài sản phẩm chưa được chú trọng và
14 0.04 2 0.08
đầu tư đúng mức
15 Tỉ số Nợ/ VCSH tăng lên đạt 36,19% 0.07 2 0.14
16 Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp còn rất cao 0.05 1 0.05
Tổng 1 2.76

Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng là 2.76 lớn hơn 2.5 cho thấy nội bộ của doanh
nghiệp mạnh ở các điểm nổi bật hơn so với đối thủ trong ngành.

IV, Tài liệu tham khảo: 


https://masanfood-cms-production.s3-ap-southeast-
1.amazonaws.com/medialibrary/d0d/d0d2a8e354f74dd64e27ffc1bbf98e76/bdb7805ba9fe
b21886a649da32694612.pdf
https://vietnambiz.vn/san-pham-tuong-ot-nuoc-cham-nuoc-tuong-cua-masan-du-nam-
khoang-70-thi-phan-van-tiep-tuc-tang-truong-35-nam-2018-2019040811402298.htm
https://careerbuilder.vn/employerofchoice-winner-2019/hang-tieu-dung-nhanh-1
https://tuoitre.vn/masan-bao-cao-gi-voi-hose-vu-tuong-ot-chin-su-bi-thu-hoi-tai-nhat-
20190411124246285.htm
https://tuongotchinsu.net/chinsu-diem-lai-nhung-su-kien-noi-bat.html
http://static2.vietstock.vn/data/HNX/2018/BCTN/VN/MCH_Baocaothuongnien_2018.pd
f
https://enternews.vn/masan-consumer-tang-truong-ngoan-muc-nho-dau-139257.html

Ma trận SWOT cho Masan Consumer


ĐIỂM MẠNH - S ĐIỂM YẾU - W
1. Nhà máy sản xuất mới, tiên
1. Hàng tồn kho chậm luân
tiến hiện đại với tổng công chuyển
suất 12.000 tấn/năm 2. Rủi ro hình ảnh thương
2. Chủng loại sản phẩm đa hiệu ảnh hưởng mạnh đến
dạng, chất lượng sản phẩm doanh thu: Nhật thu hồi
đảm bảo. 18000 chai Chinsu
3. Năng lực nghiên cứu và 3. Sự biến động trong chi phí
phát triển sản phẩm sản xuất (giá nguyên liệu thay
4. Nguồn nhân lực đông đảo, đổi theo môi trường thiên
SWOT có kĩ năng nhiên, theo chính sách Nhà
5. Chế độ đãi ngộ đối với nước...)
nhân viên 4. Sự cạnh tranh thị phần gay
6. Xây dựng hình ảnh thương gắt giữa các đối thủ trong
hiệu uy tín ngành
7. Mạng lưới phân phối trải 5. Thiếu chính sách đồng bộ,
khắp ở các địa điểm chiến quảng bá một vài sản phẩm
lược chưa được chú trọng và đầu
8. Mảng marketing truyền tư đúng mức
thông sản phẩm phát triển 6. Chi phí bán hàng và quản
lý doanh nghiệp còn rất cao
CƠ HỘI - O CHIẾN LƯỢC S-O CHIẾN LƯỢC W-O
1. Việt Nam tiếp tục hội nhập 1. Phát triển sản phẩm theo 1. Đẩy mạnh thâm nhập vào
thương mại (EVFTA) tiêu chí xanh, sạch, thuần thị trường nước ngoài, hội
2. Tiềm năng phát triển của Việt (S1,3; O2,3,4) nhập kinh tế quốc tế (W4;
điều kiện tự nhiên Việt Nam 2. Mở rộng phân khúc khách O1)
cho ngành thực phẩm chế hàng trung lưu (S3,6; O3,7) 2. Đổi mới chiến lược truyền
biến 3. Tăng cường lao động có kỹ thông tiếp thị, thúc đẩy quảng
3. Việt Nam diễn ra quá trình năng cho các bộ phận chủ lực cáo và phổ biến thương hiệu
đô thị hóa, công nghệ hoá (S4; O7,8 ) một cách có hiệu quả (W5;
mạnh mẽ, và sự gia tăng của 4. Đầu tư mạnh vào mảng O8)
tầng lớp trung lưu marketing truyền thông sản 3. Tận dụng nguồn cung giá
4. Sự gắn kết và trung thành phẩm hiệu quả (S8; O3) rẻ trong nước (W3; O1,2,5)
của khách hàng với các 5. Thu hút và đào tạo nhân tài
thương hiệu tiêu dùng Việt từ khi còn đi học (S5; O1,6)
Nam
5. Nhà cung ứng nguyên liệu
đầu vào đông đúc dễ dàng so
sánh, thương lượng
6. Việt Nam bước vào kỷ
nguyên "Lợi tức dân số", gia
tăng về lực lương lao động
7. Mức thu nhập khả dụng
của người tiêu dùng đang
tăng lên
8. Ngành hàng tiêu dùng Việt
Nam được biết đên rộng rãi
và tăng trưởng 2 con số
THÁCH THỨC - T CHIẾN LƯỢC S-T CHIẾN LƯỢC W-T
1. Việt Nam chịu ảnh hưởng 1. Đẩy mạnh chiến lược bán 1. Củng cố hình ảnh thương
tiêu cực của ô nhiễm môi hàng trên các kênh thương hiệu bằng nhiều hoạt
trường và biến đổi khí hậu mại trực tuyến (S2,7,8; T3). động xã hội (W2; T4)
2. Quảng bá sản phẩm có
2. Nhà nước ban hành những 2. Chiến lược thu gom tái chế
hiệu quả (W5; T4)
quy định khắt khe về an toàn các chai lọ cũ sản phẩm của 3. Thích ứng với các điều
thực phẩm, bảo vệ người tiêu công ty (S6,8; T1) kiện bắt buộc như biến
dùng 3. Nghiên cứu các sản phẩm đổi giá thường xuyên,
3. Dịch bệnh làm gián đoạn an toàn, thân thiện môi chính sách Nhà nước
chuỗi cung ứng toàn cầu trường từ các nguyên liệu (W3; T1,2)
4. Cạnh tranh khốc liệt với trong nước. (S1,3,4; T1,2) 4. Chú trọng đầu tư vào dây
chuyền kiểm định chất
các đối thủ cùng ngành trong
lượng sản phẩm (W2;
nước và ngoài nước T2,5)
5. Áp lực cách mạng công 5. Đẩy mạnh chương trình
nghiệp 4.0 và tiến trình đổi khuyến mãi trên các kênh
mới công nghệ sản xuất thương mại (W1; T3,4)
Ma trận SPACE cho Masan Consumer
I, Chiến lược nội bộ:
1. Vị thế tài chính (FP):
 Lợi nhuận sau thuế:
Năm 2018 đạt 3.397 tỷ đồng, tăng 51,3% so với năm 2017 nhờ tăng trưởng
doanh thu thuần và cải thiện Biên lợi nhuận EBITDA.
 Vòng quay tồn kho:
Năm 2018 là 8,4x và 2017 là 8,3x cho thấy dấu hiệu doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả hơn năm cũ.
 Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA):
Năm 2018 là 19,6% (12,7% vào năm 2017) chứng tỏ khả năng sử dụng tài
sản của doanh nghiệp 2018 có hiệu quả so với 2017.
 Lợi nhuận tài chính thuần:
Trong năm 2018 là 368 tỷ đồng so với 321 tỷ đồng năm 2017, tăng 14,4% do
tối ưu hóa dòng tiền. 
2. Vị thế cạnh tranh (CP):
 Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của công ty. Các nhà
máy của Masan Consumer đã đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm
gồm GMP và HACCP (Thực hành sản xuất tốt và kiểm soát mối nguy an toàn
thực phẩm), ISO 9001 và ISO 22000 (Hệ thống quản lý an toàn thực
phẩm).Toàn bộ dây chuyền được thiết kế đồng bộ, tự động nhằm loại bỏ hoàn
toàn tác động không mong muốn từ con người tới chất lượng sản phẩm.
 Lòng trung thành của khách hàng:
Bảng xếp hạng 10 nhà sản xuất được chọn mua nhiều nhất ở Việt Nam do
Kantar Worldpanel công bố trong báo cáo Brand Footprint 2018 bao gồm:
·   Thành thị: Masan Consumer đứng thứ 3
·   Nông thôn: Masan Consumer đứng thứ 2
 Thị phần:
Theo các số liệu thống kê năm 2018, hơn 75% thị phần nằm trong tay 3 công
ty là Vina Acecook, Masan Consumer, Asia Foods trong đó Masan Consumer
dao động trong khoảng 21-25%.
 Mạng lưới phân phối:
Doanh nghiệp đã phát triển các điểm bán lẻ lên đến gần 180.000 cho sản
phẩm thực phẩm và 160.000 cho sản phẩm đồ uống. Trở thành giải pháp “một
đầu mối” cho khoảng 300 nhà phân phối. Hơn nữa, 8 trung tâm phân phối của
MCH được đặt ở những địa điểm chiến lược có khả năng phân phối các sản
phẩm thực phẩm và đồ uống trong ngày đến từng nhà phân phối trên toàn
quốc. 
 Nguồn cung nguyên vật liệu: 
Masan Consumer có đầy đủ giấy chứng nhận xuất xứ, phân tích, kiểm dịch
nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật không biến đổi gen; các nhà cung cấp
trong nước cần có hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm,
kiểm dịch động vật và các phương pháp canh tác nông nghiệp tốt. Hệ thống các
đối tác, nhà cung cấp đa dạng đảm bảo cho công ty không phụ thuộc vào bất kỳ
một nhà cung cấp cho bất kỳ nguyên liệu nào.

II, Chiến lược bên ngoài:


1. Vị thế ngành (IP):
 Tiềm năng tăng trưởng:
Ngành hàng tiêu dùng của Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng khả quan
với 2 con số.  Theo nghiên cứu Toàn cảnh ngành thực phẩm - đồ uống Việt
Nam năm 2018 của Vietnam Report, ngành thực phẩm và đồ uống hiện chiếm
khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng lên; Đồng thời đang chiếm tỷ lệ cao
nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng (chiếm khoảng 35%
mức chi tiêu).Theo ước tính của Bộ Công Thương, mức tiêu thụ hằng năm của
ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam luôn chiếm khoảng 15% GDP và có xu
hướng tăng trong thời gian tới, được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
mạnh đến năm 2020 với mức tăng trung bình 10,9%/năm.Trong khảo sát nhanh
các doanh nghiệp trong ngành do Vietnam Report tiến hành tháng 9/2019, có
đến 66% các doanh nghiệp tham gia khảo sát tự tin rằng họ sẽ tăng trưởng
trong mức doanh thu và lợi nhuận trong năm 2019, chỉ có 27% cho rằng tăng
trưởng dưới 10% và 7% cho rằng kết quả kinh doanh không thay đổi so với
năm 2018.
 Tiềm năng lợi nhuận:
Ở Việt Nam, số lượng người tiêu dùng kết nối trong năm 2015 là 23 triệu
người với mức tiêu 50 tỷ USD; tuy nhiên, con số này được dự đoán sẽ tăng gần
như gấp đôi, đạt 40 triệu người với mức tiêu dùng lên đến 99 tỷ USD trong
năm 2025, khi đang có ngày càng nhiều người có điều kiện tiếp xúc với thị
trường, hàng hóa thông qua Internet. Với người tiêu dùng kết nối, sử dụng các
công nghệ và cách thức quảng cáo, marketing kỹ thuật số, doanh nghiệp
FMCG sẽ quảng bá được thương hiệu với chi phí thấp hơn, do đó giúp tăng
trưởng lợi nhuận trong tương lai.
 Hiệu quả sử dụng nguồn lực:
Nguồn nguyên liệu cho ngành thực phẩm trong nước còn thiếu ổn định,
nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, giá thành lớn, doanh nghiệp gặp khó
khăn khi không chủ động được số lượng, chất lượng, giá thành. Dữ liệu lớn và
trí tuệ nhân tạo đã được nhắc đến nhiều trong thời gian qua, các ứng dụng của
Big Data và AI cũng đã được sử dụng trong một số doanh nghiệp thực phẩm
đồ uống ở Việt Nam. Ngành hàng tiêu dùng đang là một trong những ngành có
nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao với mức lương hấp dẫn
 Dễ dàng thâm nhập vào thị trường:
Việt Nam mở cửa hội nhập thương mại thông qua các hiệp định thương mại,
ngày càng thu hút các doanh nghiệp từ nước ngoài tiến vào thị trường trong
nước qua các thương vụ M&A với các công ty Việt hoặc thành lập công ty
100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, điển hình CJ Group (Hàn Quốc) mua 65%
cổ phần (CP) của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm Minh Đạt và mua
47,33% cổ phần của Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre; Earth
Chemical (Nhật Bản) mua 100% cổ phần của Công ty cổ phần Á Mỹ Gia;
Daesang Corp (Hàn Quốc) mua 100% cổ phần của Công ty cổ phần Thực
phẩm Đức Việt; Fraser & Neave Ltd. (Singapore) mua 5,4% cổ phần của Công
ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk; KKR (Mỹ) mua 7,5% cổ phần của Masan
Group; ACA Investments (Nhật Bản) mua 20% cổ phần của Bibo Mart..
2. Vị thế bền vững (SP):
 Thay đổi công nghệ:
Theo khảo sát của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc và Viện Nghiên
cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, tỷ lệ nhập khẩu công nghệ của Việt Nam
hiện chỉ ở mức 10% (thấp hơn nhiều so với con số trung bình 40% của các
nước đang phát triển). Trong đó, nhiều công nghệ thuộc thập niên 80 - 90 của
thế kỷ trước và 75% máy móc đã hết khấu hao. Kết quả này phần nào phản ánh
tình trạng chậm đổi mới công nghệ của DN Việt Nam
Masan Resources là một trong số ít doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại đã bước
đầu thành công trong việc chuyển giao công nghệ và năng lực thông qua phát
triển và thực hiện các chương trình đào tạo cho lực lượng lao động người Việt
Nam, dần dần có thể thay thế vị trí của các chuyên gia
 Áp lực cạnh tranh:
Ở Việt Nam, lĩnh vực sản xuất thực phẩm là một trong những ngành đang có
sự cạnh tranh rất sôi động. Công ty Masan cũng phải cạnh tranh với nhiều đối
thủ trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, giá cả, hệ thống phân phối và sự
đa dạng hóa sản phẩm. Hiện nay, lĩnh vực sản xuất thực phẩm đang có sự cạnh
tranh từ các công ty trong và ngoài nước như Nestle, Unilever, Vina Acecook,
Micoem, Á Châu,…Thêm vào đó, sự gia nhập của các thương hiệu và công ty
nước ngoài càng làm cho sự cạnh tranh khốc liệt hơn.
 Rào cản thâm nhập thị trường:
Sự gia tăng cạnh tranh nước ngoài do mở cửa thương mại và cạnh tranh các
đối thủ trong nước diễn ra khốc liệt, gia tăng các nguy cơ về thị phần, vị trí
thương hiệu… Các thương hiệu Việt đang dần bị thâu tóm, sáp nhập bởi các
công ty nước ngoài. Các thương vụ M&A xảy ra giữa các doanh nghiệp càng
nhiều, sự đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các thương vụ sáp
nhập hay thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.
 Rủi ro trong kinh doanh:
Có khá nhiều rủi ro mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt như: rủi ro tài
chính, rủi ro pháp lí, rủi ro nhân lực, rủi ro thương hiệu, rủi ro thị trường và cả
rủi ro bảo mật, rủi ro môi trường ...
Khó tránh khỏi rủi ro nhiễm bẩn sản phẩm: Tuy nhiên, tại báo cáo thường niên,
lãnh đạo Masan Consumer thừa nhận đang phải đối mặt với rủi ro xảy ra tình
trạng nhiễm bẩn sản phẩm và bất kỳ vụ nhiễm bẩn nào như vậy sẽ khiến công
ty này có nguy cơ bị khiếu nại về trách nhiệm đối với sản phẩm.

 Sự biến động nhu cầu:


Theo Vietnam Report, người tiêu dùng đang có nhu cầu sử dụng các loại
thực phẩm tự nhiên, hữu cơ và công nghệ đang làm thay đổi trải nghiệm của
người dùng.
Bên cạnh đó, sự bùng phát và diễn biến bất ngờ của đại dịch Covid-19 đã có
nhiều tác động đến nền kinh tế nói chung và tác động đến ngành công nghiệp
dịch vụ bán lẻ, đến thị trường phân phối - bán lẻ nói riêng, trước hết là những
thay đổi trong việc mua sắm, tiêu dùng của người tiêu dùng Việt cũng như
những yêu cầu mới của thị trường.
III, Ma trận SPACE cho Masan Consumer:
Chiến lược nội bộ Điểm
Vị thế tài chính (FP)
1. Lợi nhuận sau thuế 6
2. Vòng quay tồn kho 2
3. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) 3
4. Lợi nhuận tài chính thuần 3
Trung bình vị thế tài chính(FP) 3.5
Vị thế cạnh tranh ( CP)
1. Chất lượng sản phẩm -2
2. Lòng trung thành của khách hàng -1
3. Thị phần -4
4. Mạng lưới phân phối -1
5. Nguồn cung nguyên vật liệu -3
Trung bình vị thế cạnh tranh (CP) -2.2
Chiến lược bên ngoài
Vị thế ngành (IP)
1. Tiềm năng tăng trưởng 6
2. Tiềm năng lợi nhuận 4
3. Hiệu quả sử dụng nguồn lực 1
4. Dễ dàng thâm nhập vào thị trường 2
Trung bình vị thế ngành (IP) 3.25
Vị thế bền vững(SP)
1. Thay đổi công nghệ -5
2. Áp lực cạnh tranh -3
3. Rào cản thâm nhập thị trường -4
4. Rủi ro trong kinh doanh -5
5. Sự biến động nhu cầu -2
Trung bình vị thế bền vững ( SP) -3.8
3.5 + (-3.8) = -0.3 trục y
3.25 + (-2.2) = 1.05 trục x
Toạ độ (1.05; -0.3)

Kết luận: Vector nằm trong góc cạnh tranh 


Nhìn chung, ngành hàng tiêu dùng Việt Nam đang tăng trưởng khả quan mà Masan
Consumer hiện đang có lợi thế cạnh tranh cao. Công ty nên tiếp tục đẩy mạnh các chiến
lược cạnh tranh, hội nhập thị trường, quảng cáo, mở rộng ngành hàng và phát triển sản
phẩm.
Trục x= + 1.05, Trục y= -0.3

FP
+7
+6
+5
Thận trọng +4 Tấn công
+3
+2
+1
0 +1 +2 +3 +4 +5 +6 +7
CP IP
-7 -6 -5 -4 -3 -2 -1
-1
-2
-3
Phòng thủ -4 Cạnh tranh
-5
-6
-7

SP

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA MASAN CONSUMER


I. Tầm nhìn mục tiêu
Tầm nhìn đến 2022:
 Công ty hàng tiêu dùng dẫn đầu Việt Nam xét về doanh số, lợi nhuận và sự nhận
biết
thương hiệu;
 Đáp ứng nhu cầu hàng ngày của 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam;
 Điểm thu hút các nhân tài hàng đầu, và được công nhận là môi trường làm việc tốt
nhất Việt Nam; và là biểu tượng của chất lượng và niềm tự hào của người Việt.
Mục tiêu đến 2022
 Masan Consumer có 12 nhãn hiệu đứng vị trí số 1 của các ngành hàng tiêu dùng
khác nhau.
 Tốc độ phát triển trung bình của doanh thu trong giai đoạn 2020-2022 đạt
15%/năm.
 Là 1 trong 3 nơi làm việc được ưa thích nhất Việt Nam vào năm 2022.
II. Chiến lược kinh doanh của Masan Consumer:
1. Chiến lược công ty
- Masan Consumer trong năm 2018 đã thu về hơn 17000 tỷ đồng, tăng
trưởng gần 29%. Với 4 ngành hàng chủ yếu là gia vị, thực phẩm tiện lợi, đồ
uống và thịt chế biến. Masan Consumer đặt mục tiêu cho giai đoạn từ 2019-
2023, tăng trưởng từ 20-25% bằng việc mở rộng các ngành hàng mới như
sữa, dược phẩm,...
- Đa dạng hóa có liên quan: Masan Consumer tiến hành mở rộng ngành hàng
sang lĩnh vực đồ uống bằng việc mua lại hơn 50% cổ phần và nắm quyền
công ty Vinacafe, tận dụng những nguồn lực có sẵn và lợi thế thị trường
của vinacafe để tiếp tục phát triển. 
- Đa dạng hóa không liên quan: Masan Consumer tiếp tục tiếp cận vào ngành
hàng chăm sóc gia đình bằng giao dịch với công ty cổ phần bột giặt NET,
tận dụng những lợi thế thị trường và kinh nghiệm của công ty nội địa để
phát triển. Đặt nền tảng cho viêc phát triển các sản phẩm chăm sóc gia đình.
- Mua bán & sáp nhập:
+ Năm 2011, bằng việc kiểm soát hơn một nửa vốn cổ phần của Vinacafe,
Masan Consumer đã thành công trong việc thâm nhập và phát triển trong
thị trường đồ uống. Cho đến hiện tại, Masan đã nắm 68,5% cổ phần của
Vinacafe và vẫn cho thấy kết quả tăng trưởng khả quan. 
+ 2013, MC tiếp tục thu mua 63.5% cổ phần của công ty cổ phần nước
khoáng Vĩnh Hảo. kết quả kinh doanh những năm gần đây cho thấy khoản
đầu tư là hợp lỹ khi năm 2017, Vĩnh Hảo đạt 800 tỷ đồng doanh thu thuần
và thu về 117 tỷ lợi nhuận thuần, tăng trưởng 65% so với 2012.
+ 2019, VinCommerce, VinEco và Masan Consumer tiến hành sáp nhập
thành Tập đoàn hàng tiêu dùng và bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Masan
Consumer nắm quyền kiểm soát hoạt động và nắm cổ phần các chuỗi bán lẻ
VinMart+, VinMart, và công ty nông nghiệp VinEco. Tạo nên một hệ sinh
thái tiêu dùng riêng

2. Chiến lược cạnh tranh của từng sbu:


Ứng với mỗi sản phẩm cho từng phân khúc khách hàng khác nhau, Masan
Consumer áp dụng những chiến lược khác nhau tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị
trường ( đa dạng hoá sản phẩm, tối thiểu hoá chi phí,...):
- Nước Mắm Nam Ngư: Đối với thị trường cạnh tranh nước mắm, Công ty lựa
chọn chiến lược tập trung.
 Với thông điệp “Nam Ngư - nước mắm không cặn", và cách nắm rõ xu
hướng rằng người tiêu dùng muốn ăn nhạt hơn để đảm bảo cho sức khoẻ và
chú ý đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
 Cùng sự phân tích thị trường “Các khách hàng trẻ vẫn thích ăn nước mắm,
nhưng lại không quan tâm nhiều đến độ đạm như thế hệ trước mà chỉ cần
một loại nước chấm tiện dụng, dễ ăn. Chính thói quen tiêu dùng mới này
tạo ra sự sôi động cho thị trường nước mắm” đúng đắn, nhắm vào tiêu chí
sức khoẻ của người tiêu dùng và đánh vào tâm lý khách hàng, Masan
Consumer đã chiếm được sự tin yêu của người tiêu dùng sản phẩm.
- Nước tương Tam Thái Tử : Chiến lược cạnh tranh cho sản phẩm này là chiến
lược tập trung.
 Nước tương Tam Thái Tử gắn liền với tuyệt chiêu “Marketing dựa trên sự
sợ hãi" đánh vào nỗi sợ hãi của người tiêu dùng đối với vệ sinh an toàn thực
phẩm. 
 9/2007 nước tương Tam Thái Tử ra đời và Masan Consumer tuyên bố sẽ
trao thưởng 1 tỷ đồng cho ai tìm thấy chất 3-MCPD trong loại nước tương
này.
 Trong giai đoạn thị trường đảo lộn với những cáo buộc sản phẩm có chứa
chất 3-MCPD thì Tam Thái Tử ra đời với khẩu hiệu “ nước tương không có
3-MCPD" đã chớp thời cơ chiếm lĩnh thị trường.

- Nước tương Chinsu: Chiến lược cạnh tranh là chiến lược tập trung.
Nước tương Chinsu ra mắt năm 2002 được đánh giá là một loại nước tương mang
tính đột phá đối với thị trường Việt Nam. Từ hương vị cho tới giá cả đều phù hợp
với người tiêu dùng Việt Nam. Điều đó đã gây sức hút khách hàng muốn sử dụng
sản phẩm. Đa dạng hoá sản phẩm: nước tương Chinsu nguyên chất, nước tương
Chinsu tỏi ớt...
- Nước mắm Chinsu: Chiến lược cạnh tranh ngành hàng nước mắm chinsu là chiến
lược chi phí thấp.
Không giống như Tam Thái Tử, thành công với marketing đánh vào nỗi sợ hãi của
người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, đến “thời" nước mắm Chinsu thì không có
sự cố nào như vậy xảy ra để đẩy mạnh lối marketing trên. Vì thế:
 Trước sự thay đổi "gu" tiêu dùng của khách hàng về nước mắm đã hỗ trợ
Masan quyết định chọn chiến lược hạ giá thành. Sơ với các sản phẩm nước
mắm truyền thống trước đó, nước mắm Chinsu của Masan Consumer có giá
chỉ bằng một nửa. Và chiến lược cạnh tranh về giá này của Masan
Consumer đã bỏ rơi các đối thủ ở đằng sau.
 Bên cạnh đó, Masan Consumer đã không ngừng tấn công vào mảng truyền
thông và cho người tiêu dùng được thử sản phẩm miễn phí trước quyết định
chọn mua sản phẩm.
- Mì ăn liền : Chiến lược cạnh tranh của ngành hàng mì ăn liền được thực hiện
theo chiến lược tập trung.
Masan Consumerđã thật sự thành công trong khẩu hiệu và phân khúc khách hàng
của thị trường mì ăn liền (ở đây là Omachi).
 Khẩu hiệu “ sợi mì làm từ khoai tây giúp người tiêu dùng không sợ nóng".
Khẩu hiệu này đã đánh trúng tâm lý “sợ" của người tiêu dùng khi sử dụng
mì ăn liền là gây nóng trong người. Vì thế, Công ty đã đưa ra giải pháp là
làm sợi mì bằng khoai tây để xóa tan nỗi e ngại đó của khách hàng. Việc
truyền tải thông điệp rõ ràng và chất lượng đánh vào sự quan tâm sức khỏe
khách hàng đó của Masan Consumer đã tăng lòng tin người tiêu dùng đối
với sản phẩm.
 Từ đó, phân khúc của sản phẩm Omachi nhắm vào phân khúc trung cao, giá
thành đi liền với chất lượng.
3. Chiến lược chức năng:
- Masan Consumer thực hiện chiến lược cao cấp hóa cho các sản phẩm thực
phẩm. các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp như chin su, nam ngư,... đóng
góp phần lớn tăng trưởng trong ngành hàng gia vị thực phẩm đạt mục tiêu
tăng trưởng 20%+ mỗi năm.
- Chiến lược Marketing của Masan Consumer đánh vào sự quan tâm tới sức
khỏe của người tiêu dùng khi tung ra các sản phẩm với cam kết khi có
những tranh cãi về các chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe. điển hình như
tung ra nước tương tam thái tử với cam kết “ không chứa 3-MCPD” ngay
khi các tin đồn nổ ra. Ngoài các còn nhiều các chiến dịch quảng bá sản
phẩm khác như nước mắm không chứa thạch tín, mì omachi không chiên
qua dầu, cà phê sử dụng nguyên chất không trộn đậu nành…
- Chiến lược tài chính: 
 Chiến lược “Làm ít hơn nhưng phải lớn hơn”, tập trung vào các cơ
hội đầu tư, và đảm bảo nguồn lực dài hạn
 Đặt mục tiêu biên lợi nhuận gộp 30%+ khi đầu tư, từ đó để xây dựng
hình ảnh thương hiệu và phát triển các sản phẩm mới
 Mô hình “giao hàng đưa tiền ngay”, tối ưu hóa vốn lưu động và hỗ
trợ tăng trưởng.
- Chiến lược R&D:
 Trong năm 2019, đội ngũ của nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Masan
Consumer đã đưa ra thị trường hơn 30 phát kiến mới: 
 Nhóm thực phẩm tiện lợi: cho ra đờisản phẩm Phở ăn liền Chin-Su với thịt
bò thật, mì khoai tây Omachi trộn xốt tôm phô mai trứng muối, Kokomi
Đại tôm chua cay 90 gram,...
 Gia vị: nước mắm Cá cơm Mùa xuân chai thuỷ tinh thương hiệu Chin-su,
hạt nêm Chin-su trong vòng 1 năm ra mắt đã chiếm được 11% thị phần của
ngành
 Đồ uống giải khái: ra mắt các sản phẩm mới được người tiêu dùng đón
nhận: nước tăng lực hương vị cà phê Wake-Up 247 tiếp tục tăng trưởng
mạnh mẽ,  tăng lực Compact Cherry, nước uống chứa khoáng thiên nhiên
Vivant.
 Ngành hàng cà phê ra đời sản phẩm cà phê hoà tan WakeUp kem sữa dừa 
 Chiến lược sản xuất:
+ đầu tư và khánh thành thêm một nhà máy nước uống đóng bình
thứ 2 với công suất 1.200 bình/giờ tại Khu Công Nghiệp Sóng Thần
Bình Dương.
+ 2019, Đầu tư dây chuyền sản xuất và nhà máy chế biến tự động
hóa, hiện đại cho sản xuất nước ngọt và chế biến thịt.

PHẦN C: BÀI HỌC KINH NGHIỆM


1. Bài học lớn về tầm vóc Việt:
VinCommerce cùng VinEco nhập với Masan Consumer Holding để thành lập 1
tập đoàn hàng tiêu dùng - bán lẻ. Điều này hướng đến xây dựng và duy trì thương
vụ M&A với doanh nghiệp nội địa, có cơ hội phát triển theo hướng chuyên nghiệp
hóa hơn, phát triển 1 cách vững chắc hơn. Điều quan trọng là có thể bảo vệ doanh
nghiệp Việt thoát khỏi sự thao túng của doanh nghiệp nước ngoài

2. Chiến lược  “ Marketing dựa trên sự sợ hãi”:


Tháng 7/2005, nước tương Chinsu tại châu Âu bị cáo buộc có chứa 3-MCPD quá
nồng độ cho phép. Trong lúc người tiêu dùng hoang mang, lo lắng, nhiều nhãn
hiệu nước tương uy tín lâu năm cũng bị kết luận là có chứa 3-MCPD, hàng trăm
cơ sở nước tương lớn nhỏ bị đóng cửa, Tháng 9.2007 Masan Food đã cho ra đời
nước tương Tam Thái Tử với khẩu hiệu “nước tương không có 3-MCPD” đã chớp
thời cơ chiếm lĩnh thị trường.
Thừa thắng xông lên, Masan Food cho ra đời nước mắm Nam Ngư với thông điệp
“Nam Ngư – Nước mắm không cặn”. Loại nước mắm mới này đã đánh vào tâm lí
lo sợ của người tiêu dùng và giúp Masan Food chiếm lĩnh thị trường nước mắm
trong nước .
Trước đó, Masan Consumer trải rộng hoạt động quảng bá “không bột ngọt”, hạt
nêm Chinsu lại bị cáo buộc có sử dụng các chất điều vị khác là 627 và 631 (được
xem là loại “siêu bột ngọt”). Bên cạnh đó, sản phẩm mì Tiến Vua bò cải chua cũng
bị lên án về quảng cáo gây nhầm lẫn khi hăm dọa người tiêu dùng và khiến sản
phẩm các đối thủ bị nghĩ xấu. 
Từ những sự kiện như trên, chúng ta thấy rằng các doanh nghiệp khi muốn áp
dụng chiến lược này cần hết sức chú ý, tránh gây ra kiện cáo hay phản ứng tiêu
cực, sự nhầm lẫn từ khách hàng; Mặc dù đa phần áp dụng cách khẳng định độ an
toàn của sản phẩm nhưng đâu đó mọi người vẫn thấy được sự “đe dọa” về hậu quả
đáng sợ nếu người tiêu dùng mua sản phẩm khác- được xem là cạnh tranh không
lành mạnh. Do đó doanh nghiệp cần cẩn trọng tính toán và xem xét chiến lược thật
kĩ lưỡng, tránh gậy ông đập lưng ông khi tung ra sản phẩm mới.

3. Tuyển chọn nhân tài:


Masan Consumer đã thấy được tiềm năng của ngành hành tiêu dùng nhanh ở Việt
Nam và nhận được sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia trên thế giới để điều
hành quản trị, lẫn khâu sản xuất. Masan vận hành rất tốt dây chuyền sản xuất,
quản lí và có tầm nhìn chiến lược tuyệt vời, đưa thương hiệu của mình vươn xa,
mang lại thành công lớn cho doanh nghiệp.
Qua đây chúng ta rút ra được, với chiến lược và điều hành, doanh nghiệp cần
tuyển mộ các nhân sự từ những công ty đa quốc gia có lịch sử thành công ở các thị
trường mới nổi ( điển hình là Việt Nam). Chính kinh nghiệm quản lý của họ sẽ
giúp doanh nghiệp gia nhập thị trường, phát triển nhanh chóng và thậm chí là ở vị
trí dẫn đầu.
4. Mở rộng thương hiệu tại thị trường nước ngoài:
Masan Consumer đã tự mở ra thị trường cho mình, xuất khẩu tương ớt sang Nga
và dạy người Nga cách ăn tương ớt như người Việt. 
Khi mở rộng dòng nước mắm Chin-Su Yod Thong (Chin - Su Giọt vàng) tại thị
trường Thái Lan, Công ty đã phát triển sản phẩm phù hợp với văn hóa và khẩu vị
địa phương: gặp các chuyên gia để hiểu về lịch sử và vai trò của nước mắm trong
ẩm thực Thái; học cách nấu món ăn Thái bởi đầu bếp Thái; cùng sống, cùng ăn với
các gia đình người Thái để hòa nhập vào văn hóa và ẩm thực với người tiêu dùng
Thái. Trên nền tảng này, Masan Consumer đã phát triển ra một loại nước mắm
dành cho người Thái.
Chiến lược kinh doanh ở đây chính là không bao giờ theo đuổi những kết quả ngắn
hạn, mà luôn theo đuổi các kế hoạch tăng trưởng trong dài hạn, mở rộng phạm vi
sản phẩm. Doanh nghiệp không chỉ sản xuất hàng hóa cho người Việt, mà còn cho
cả người nước ngoài, mục tiêu chính là không phải mang sản phẩm đến cho người
tiêu dùng, mà phải khiến người tiêu dùng tìm đến chọn sản phẩm.

5.  Xây dựng thương hiệu dựa trên tinh thần Việt: 


Masan Consumer cho ra đời nước mắm Chinsu Nam Ngư Phú Quốc. Hương vị
nước mắm tại các nhà thùng Nam Ngư được tạo ra chính là nhờ sự thấu hiểu sâu
sắc khẩu vị người Việt của chính doanh nghiệp. Để nghiên cứu ra hương vị nước
mắm của người Việt, Masan Consumer đã trải qua rất nhiều cuộc khảo sát từ
người tiêu dùng, từ các chuyên gia nấu ăn từ đó các nhà nghiên cứu của Masan đã
tạo nên sản phẩm nước mắm là sự kết hợp hài hòa giữa nguồn nguyên liệu thiên
nhiên chất lượng với ứng dụng khoa học hiện đại để tạo nên sản phẩm nước mắm
Nam Ngư chuẩn ngon. 
Điều này khuyến khích niềm tự hào quốc gia, tăng giá trị dân tộc Việt, truyền
thống Việt => Chiến lược này đánh vào tâm lí người tiêu dùng nội địa “người Việt
dùng hàng Việt”, đặc biệt là các sản phẩm mang tính vùng miền

You might also like