Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

CHƯƠNG 6: CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH


TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM
II:HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA
VIỆT NAM
3.Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế
quốc tế trong phát triển của Việt Nam
a) Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập
kinh tế quốc tế mang lại
-Thời cơ là ở chỗ chỉ bằng con đường hội nhập mới có thể tiếp cận được những
thành tựu mới nhất về KH-CN và chỉ có thể bằng cách đó thì các nước nghèo và
chậm phát triển mới có cơ hội để vươn lên,tránh tụt hậu xa hơn, mà phần lớn
những thành tựu ấy, cũng như một lực lượng vật chất khổng lồ của nhân loại đều
nằm trong số các nước giàu.Vì thế,tôi cho rằng muốn xây dựng nền kinh tế độc
lập,tự chủ đồng thời hội nhập thành công về kinh tế với khu vực và thế giới.Trước
hết,nền kinh tế phải có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững,năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng phải không ngừng
được nâng lên.Khi đã có đủ sức cạnh tranh với thế giới thì việc mở cửa sẽ thu hẹp
thách thức,mở rộng thời cơ.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi ấy thì quá trình HNKTQT còn mang
lại những thách thức to lớn.

- Một là, cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn.Cạnh tranh không chỉ giữa doanh nghiệp
trong nước ta với doanh nghiệp nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ mà
cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước.Điều đó gây sức ép không nhỏ đối với
nhiều doanh nghiệp ,nhất là những doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của Nhà
nước,những DN có tiềm lực tài chính và CN yếu kém mà tình trạng này lại khá
phổ biến ở nước ta.

- Hai là, HNKTQT với sự chuyển dịch tự do qua bien giới các yếu tố của quá trình
SX hàng hóa và dịch vụ tiềm ẩn những rủi ro,trong đó có cả những rủi ro về mặt xã
hội.Thách thức ở đây là đề ra những chính sách đúng đắn nhằm tăng cường khả
năng kiểm soát vĩ mô,nâng cao tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của
toàn bộ nền kinh tế.Tóm lại,phải tạo dựng được môi trường để quá trình chuyển
dịch cơ cấu và bố trí nguồn lực diễn ra một cách suôn sẻ,với chi phí thấp.

- Ba là,HNKTQT đang đặt ra những yêu cầu cấp bách cho việc bổ sung và hoàn
thiện thể chế.Trong thời gian qua mặt dù đã có nhiều nổ lực để hoàn thiện khuôn
khổ pháp luật có liên quan đếm kinh tế và thương mại nhưng chúng ta vẫn còn rất
nhiều việc phải làm.Trước hết, phải liên tục hoàn thiện môi trường kinh doanh để
thu hút đầu tư và phát huy mọi tiềm lực của tất cả các thành phần kinh tế.Đồng thời
không ngừng hoàn thiện các quy định về cạnh tranh để đảm bảo một môi trường
cạnh tranh lành mạnh và công bằng khi hội nhập.

- Bốn là, để đảm bảo tiến trình hội nhập hiệu quả,bên cạnh quyết tâm về chủ
trương,cần phải có một đội ngũ quản lí nhà nước và doanh nghiệp ,doanh nhân đủ
mạnh.Đay cũng là một thách thức to lớn cho chúng ta vì phần đông cán bộ của VN
còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành nền kinh tế mở,có sự tham gia của yếu tố
nước ngoài.Nếu không có sự chuẩn bị phù hợp thì đây là thách thức dài hạn và khó
khắc phục.

b) Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp
Bao gồm: phương hướng , mục tiêu, các giải pháp phù hợp với thực tế

Mục tiêu: Thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị
- xã hội, nhằm tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế, mở rộng thị trường,
tranh thủ thêm vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý, bảo đảm phát triển
nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng
cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Phương hướng và giải pháp phù hợp :

-Hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các cam kết quốc tế;
soát loại bỏ nhanh các thủ tục hành chính không còn phù hợp; nhằm xây dựng môi
trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và ổn định; thực hiện công khai, minh bạch
mọi chính sách, cơ chế quản lý, quy trình tác nghiệp, chống phiền hà, nhũng nhiễu,
tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân giám sát việc thực hiện. Nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

-. Không ngừng cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, gắn thu hút đầu tư
với giám sát quá trình thực thi, bảo đảm an ninh kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội -
môi trường. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu đầu tư công, khuyến khích các hoạt
động đầu tư tư nhân và các hoạt động hợp tác công - tư. Nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư; quản lý chặt chẽ nợ công, bao gồm cả vay nợ nước ngoài.

Có thể kể đến một số ví dụ điển hình, như Samsung có số vốn đăng ký lên tới 17 tỷ
USD, hiện 50% sản lượng điện thoại toàn cầu của Samsung được sản xuất tại Việt
Nam; Fomorsa với gần 10 tỷ USD; LG - 3 tỷ USD,... Việt Nam cũng là trung tâm
toàn cầu sản xuất tua-bin của General Electric (GE) và là một trong ba trung tâm
sản xuất toàn cầu của Intel,...

Hình:vốn đầu tư nước ngoài từ năm 2010-2019


Nâng cao vai trò định hướng của đầu tư công trong đầu tư phát triển kinh tế-xã hội
gắn với khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân. Hoàn thiện cơ
sở pháp lý để đầu tư tư nhân thực sự là nguồn lực chính cho đầu tư phát triển.Tiếp
tục đơn giản hóa, giảm đến mức tối đa thủ tục khởi sự kinh doanh; triển khai đồng
bộ các biện pháp thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia vào đầu tư kinh doanh ở Việt
Nam.

- Gia tăng mức độ liên kết giữa các tỉnh, vùng, miền; phát huy thế mạnh của từng
địa phương; khuyến khích và tạo điều kiện cho các địa phương chủ động và tích
cực hội nhập quốc tế. Nâng cao mức độ liên kết giữa các ngành hàng.

Thúc đẩy tham gia liên kết các ngành hàng nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam
trong từng ngành hàng cụ thể, ví dụ liên kết ngành hàng nông sản; hỗ trợ doanh
nghiệp tham gia cụm liên kết ngành; hoàn thiện tổ chức và cơ chế hoạt động của
các hiệp hội ngành hàng, phát huy vai trò làm cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ
quan quản lý nhà nước; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường, thông
tin, đào tạo nguồn nhân lực; đại diện, hỗ trợ doanh nghiệp trong các tranh chấp
thương mại.

-Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới. Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát
huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; tôn
trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là công đoàn, phù hợp
với yêu cầu của tình hình mới.
Ví dụ:Ủy ban MTTQ Việt Nam ở 63 tỉnh, thành phố đã chủ động, sáng tạo triển
khai nhiệm vụ giám sát theo Quyết định số 217 của Bộ Chính trị trên cơ sở các
hướng dẫn và định hướng công tác giám sát hằng năm của Ban Thường trực Ủy
ban T.Ư MTTQ Việt Nam. Đồng thời, chủ động bám sát tình hình thực tế tại địa
phương và những vấn đề bức xúc mà cử tri kiến nghị để xây dựng kế hoạch giám
sát hằng năm, ký các chương trình phối hợp giám sát giữa MTTQ Việt Nam với
các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan nhà nước có liên quan.

c) Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc
tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các
liên kết kinh tế quốc tế và khu vực
- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt
động tring khuôn khổ của các tổ chức mà Việt Nam là thành viên: WTO, ASEAN,
APEC,...

+ VD: Việt Nam đã thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các cam kết khi gia nhập vào
WTO bao gồm các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, cam kết đa
phương về tuân thủ các quy định chung trong WTO. Về thương mại hàng hóa, ta
cắt giảm 3000 dòng thuế liên quan hàng dệt may, xi-măng, nông thổ sản, hàng tiêu
dùng, thiết bị xây dựng, oto, v.v.

- Hoàn tất các cam kết quốc tế lớn có thời hạn như:cam kết xây dựng cộng
đồng ASEAN , tầm nhìn ASEAN đến năm 2025
d) Hoàn thiện thể chế kinh tế và pháp luật

- Khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện luật pháp trực tiếp liên quan đến hội
nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với Hiến pháp, tuân thủ đầy đủ, đúng đắn các quy
luật của kinh tế thị trường và các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; nội luật hoá
theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trước hết
là luật pháp về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, lao
động - công đoàn… bảo đảm tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, vượt qua các khó
khăn, thách thức từ việc tham gia và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới.

- Nâng cao nhận thức và năng lực pháp lý, đặc biệt là luật pháp quốc tế, thương
mại quốc tế, trước hết là của cán bộ chủ chốt các ngành và chính quyền các cấp,
doanh nghiệp, cán bộ làm công tác tố tụng, đội ngũ luật sư và những người trực
tiếp làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp; đặc biệt là hoàn
thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với khuyến khích
khởi nghiệp, sáng tạo. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
mua bán - sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở phát huy nội lực, bảo đảm
tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, phù hợp với các cam kết quốc tế.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế và
các ban chỉ đạo liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập quốc tế trong lĩnh
vực chính trị - quốc phòng - an ninh, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hoá - xã
hội, giáo dục, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác nhằm tạo sức mạnh tổng
hợp của quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế

You might also like