Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế11

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gia tăng sự liên hệ giữa nền
kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Do đó, một mặt quá
trình hội nhập sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực đối với quá trình
phát triển của Việt Nam, mặt khác cũng đồng thời đưa đến nhiều
thách thức đòi hỏi phải vượt qua mới có thể thu được những lợi
ích to lớn từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới đem lại.

a) Về tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế


 Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công
nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước

+ Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường


để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản
xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước ta
trong phân công lao động quốc tế, phục vụ cho mục tiêu
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

+ Làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp
cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc
tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương
thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc tế

+ Tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân
được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng
về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh,
được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài,
từ đó có cơ hội tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài
nước.

+ Giúp các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình
hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó xây dựng và
điều chỉnh chiến lược phát triển hợp lý, đề ra chính sách
phát triển phù hợp cho đất nước.

VD: Hội nhập KTQT thúc đẩy hoạt động kinh tế, thương
mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh giúp gia tăng
kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK), mở rộng thị trường đa
dạng các loại hàng hóa tham gia XNK. Việt Nam đã trở
thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu với tổng kim
ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đạt gần 480 tỷ USD, gấp gần
2 lần GDP. Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã
chuyển sang cân bằng XNK, thậm chí là xuất siêu. Việt
Nam hiện đã có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia
và vùng lãnh thổ. Là thành viên của WTO, Việt Nam đã
được 71 đối tác công nhận là nền kinh tế thị trường, nhiều
sản phẩm dần có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên
nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như Liên
minh châu Âu, Nhật Bản, Mỹ...

 Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

+ Giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa
học công nghệ quốc gia. Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo dục – đào
tạo và nghiên cứu khoa học với các nước phát triển hơn mà
nước ta hấp thụ được khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu
thêm những công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế nước nhà.

VD: Chúng ta không chỉ học tập kinh nghiệm các nước đi
trước, hội nhập theo kiểu “bám đuôi” mà lần đầu tiên vươn
lên, đi đầu cùng các nước xây dựng các thiết chế mới định
hình cho cơ cấu hợp tác kinh tế - thương mại trong khu
vực cũng như trên thế giới. Điều này đòi hỏi tính chủ động
cao hơn trong công tác HNKTQT, không chỉ đối với các
cơ quan Trung ương mà cả ở cấp độ địa phương và doanh
nghiệp

 Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn
hóa, chính trị, củng cố an ninh quốc phòng
+ Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập về văn
hóa, tạo điều kiện để tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế
giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh
của thế giới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy
tiến bộ xã hội.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia,
duy trì hòa bình, ổn định khu vực và quốc tế để tập trung cho
phát triển kinh tế xã hội, đồng thời mở ra khả năng phối hợp
các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những
vấn đề quan tâm chung như môi trường, biến đổi khí hậu,
phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế.

VD: Hội nhập an ninh - quốc phòng: các nước tham gia trên cơ
sở liên kết theo mục tiêu vì hòa bình và an ninh với nhau có thể
là song phương, đa phương, khu vực, tiểu khu vực, hoặc thấp
hơn với hình thức hội nghị, diễn đàn… Hội nhập về văn hóa - xã
hội: các quốc gia tham gia nhằm chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh
thần, giáo dục, tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó làm nền tảng cho
các loại hình hội nhập quốc tế khác. Thông thường, hội nhập về
văn hóa - xã hội giữa các quốc gia được thực hiện bằng các hiệp
định song phương hoặc đa phương, nhưng phần nhiều là đa
phương rộng rãi như việc tham gia vào các tổ chức quốc tế của
Liên hợp quốc…
b) Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế

- Nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, thậm chí là
phá sản do áp lực của cạnh tranh trong hội nhập.

 Thách thức lớn và trực diện nhất là sức ép cạnh tranh gay gắt
hơn trên cả ba cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia.
Các sản phẩm và doanh nghiệp của ta sẽ phải cạnh tranh với
sản phẩm và doanh nghiệp nước ngoài không chỉ trên thị
trường quốc tế mà ngay trên thị trường nội địa. 
 Thách thức đối với các cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội, người
lao động trong nước là sức ép về trình độ, tri thức và tay
nghề.Trong khi lực lượng lao động nước ta chưa qua đào tạo
còn chiếm tỉ trọng lớn, số lao động có trình độ chuyên môn và
tay nghề cao còn thiếu; Đội ngũ cán bộ, công chức nước ta
thiếu và hạn chế về năng lực hội nhập
 Chính phủ ta phải cạnh tranh với chính phủ các nước trong
việc cải thiện môi trường thu hút đầu tư, nguồn nhân lực… Các
lĩnh vực kinh tế vốn được bảo hộ bị thách thức gay gắt do việc
cắt giảm thuế quan. Ví dụ như :  ngành sản xuất ô-tô, mía
đường, gạo, xăng dầu…
 Chuyển biến trong tư duy trong nước chưa kịp với tình hình
quốc tế và tốc độ hội nhập quốc tế của nước ta. Khu vực tư
nhân còn manh mún, quy mô nhỏ, thiếu nguồn vốn, công nghệ,
kỹ năng quản trị…
 Ví dụ Trong 10 tháng năm 2018, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng
kinh doanh có thời hạn của cả nước là 24.467 doanh nghiệp, tăng 24,7%
so với cùng kỳ năm 2017; số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động
không đăng ký hoặc chờ giải thể là 53.937 doanh nghiệp, tăng 62,6%; số
doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 13.307 doanh nghiệp, tăng
35,9%.
 Qua đó cho chúng ta thấy sự hạn chế về tầm nhìn chiến lược,
năng lực quản trị, tính đổi mới sáng tạo, năng suất lao động là
những yếu tố làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp
- Có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia
vào bên ngoài, dễ bị tổn thương trước những biến động về
chính trị, kinh tế quốc tế.

 Tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc và các
nền kinh tế ở Đông - Bắc Á ở cả đầu ra lẫn đầu vào của nhiều ngành
kinh tế đã làm cho thị trường Việt Nam dễ bị tổn thương hơn bao giờ
hết.
 Sức ép về cạnh tranh, thanh lọc ngày càng gia tăng cộng thêm cú sốc
về kinh tế do Covid-19 vừa gây ra đã khiến cho nhiều doanh nghiệp
“chao đảo”. Doanh nghiệp trong các nhóm ngành bị ảnh hưởng trực
tiếp như du lịch, hàng không, nhà hàng, khách sạn, giáo dục,… đã rơi
vào tình trạng “ngủ đông”

 Doanh thu của các doanh nghiệp trong quý I năm 2020 và dự báo cả


năm năm 2020 bị sụt giảm mạnh, thậm chí thua lỗ. Các hoạt động
xúc tiến thương mại, đầu tư bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của các quý, năm tiếp theo. Nhiều doanh nghiệp đã
phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, nhất là doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Ví dụ điển hình:  Doanh thu quý I năm 2020 của các doanh nghiệp giảm mạnh
xuống còn 74,1% so với cùng kỳ năm. Gần 30% doanh nghiệp áp dụng giải pháp cắt
giảm lao động; trên 21% doanh nghiệp cho lao động nghỉ không lương và gần
19% doanh nghiệp giảm lương lao động.Vốn đăng ký bình quân trên một doanh
nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 11,8 tỷ đồng (giảm 17,9% so với cùng kỳ năm
2019); quy mô doanh nghiệp bị thu hẹp; số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh
doanh có thời hạn tăng mạnh (tăng 33,6% so với cùng kỳ 2019).
 Không ai có thể bảo đảm rằng trong tương lai không chỉ Mỹ,
Trung Quốc mà ngay cả Nhật Bản, Hàn Quốc..., khi gặp khó
khăn sẽ không tìm cách quay trở lại bảo vệ thị trường nội địa.
 Muốn vươn ra thị trường thế giới thì phải đứng vững trên thị
trường nội địa. Với 100 triệu dân với tầng lớp trung lưu bùng
nổ, với một nền kinh tế đang lên, thị trường trong nước phải là
điểm tựa, là tài nguyên lớn nhất cho sự phát triển quốc gia.
-Các nước đang phát triển gặp bất lợi trong chuỗi giá trị toàn
cầu, dễ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị
cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi
trường.

 Vậy chuỗi giá trị toàn cầu là gi?

Hiểu 1 cách đơn giản đó là một dây chuyền sản xuất kinh doanh theo
phương thức toàn cầu hoá trong đó có nhiều nước tham gia, chủ yếu là các
doanh nghiệp tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp
thị đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng".
 Ví dụ: Một chiếc áo hàng hiệu châu Âu, rất có thể, nó được thiết kế ở trung tâm
thời trang thế giới Paris, vải sản xuất tại Trung Quốc, phụ liệu làm tại Ấn Độ và
may đo ở Việt Nam.
Đây là ví dụ đơn giản về chuỗi giá trị toàn cầu nhằm kết hợp lợi thế riêng của mỗi
doanh nghiệp trong từng công đoạn để tạo ra một sản phẩm có nhiều ưu điểm
nhất. 

 Quay lại nói đến thực trạng đáng lo ngại: nguồn tài nguyên thiên
nhiên bị khai thác cạn kiệt; vấn đề ô nhiễm môi trường, vệ sinh, an
toàn thực phẩm trở nên trầm trọng hơn.
 Thực tế chúng ta thấy có những doanh nghiệp bị gài mua những
công nghệ lạc hậu, lỗi thời, thiếu đồng bộ. Các đối tác nước ngoài có
tâm lý muốn chuyển giao những công nghệ lạc hậu sang nước khác
để tránh tình trạng nước họ thành một bãi rác công nghệ tràn lan
 Việc nhập khẩu các thiết bị lạc hậu, nhập khẩu các công nghệ lạc hậu
vừa gây ô nhiễm môi trường vừa biến đất nước ta thành bãi thải
công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ nát của thế giới.
 Ví dụ điển hình : Formosa chưa đi vào hoạt động mà đã có những vấn
đề rất nghiêm trọng về môi trường. Trên thực tế có nhiều khu công
nghiệp, khu chế xuất ở trong tình trạng như vậy.
 Dưới nhiều vỏ bọc khác nhau, các công ty, tổ chức lấy danh nghĩa
nhập một loại hàng hóa gì đó rồi xin cấp phép, nhưng thực chất
trong đó là rác thải. Các nước họ phải bỏ tiền ra để xử lý, vậy mà ta
lại “ôm” về đây.

Ví dụ như những bãi xử lý tàu cũ để lấy nguyên liệu sản xuất thép đều trở
thành những vùng đất chết. Bởi chất thải, dầu mỡ két lại của một số con tàu
đã hoạt động sau ít nhất 40 – 50 năm, rất nhiều chất độc hại, nếu là tàu chở
nguyên liệu hạt nhân, quặng chứa nguyên tố hạt nhân thì càng nguy hiểm.

Qua đó cho thấy vấn đề quản lý chưa thật sự chặt chẽ, tạo kẻ hở cho nhiều
đơn vị, doanh nghiệp “lách luật” và có những hành vi gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng”
-Phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và
các nhóm khác nhau trong xã hội, có nguy cơ làm tăng bất
bình đẳng xã hội

 Công bằng là một khát vọng mang tính bản năng của con người. Từ
xa xưa nhân loại đã tìm kiếm một xã hội công bằng nhưng tới nay
vẫn chưa đạt tới.
 Các nước đang phát triển tuy không có ưu thế về công nghệ, vốn,
nguồn nhân lực chất lượng cao, kinh nghiệm quản lý và điều hành
nền kinh tế, v.v.. như các nước phát triển, nhưng nhờ hội nhập và
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các nước đang phát triển có
thể huy động và phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực, tiếp nhận kiến
thức, công nghệ và kinh nghiệm quốc tế, để thực hiện “đi tắt, đón
đầu”. Tuy nhiên, toàn cầu hoá lại gắn liền với chủ nghĩa tự do mới
làm gia tăng bất bình đẳng xã hội.
Ví dụ Sự bùng nổ của phong trào “Chiếm phố Wall” tại Mỹ, sự ủng hộ của người
dân Anh đối với phương án rời khỏi EU (Brexit), làn sóng biểu tình áo vàng tại Pháp,
v.v.. cho thấy trong lúc toàn cầu hóa mang lại sự giàu có cho một số ít người thì vẫn
có một số đông dân chúng bị đẩy ra bên lề xã hội.
 Sự tranh thủ lôi kéo, gây sức ép và can thiệp của các nước lớn, cùng
với những tính toán lợi ích riêng của một số nước thành viên cũng là
yếu tố cản trở

 Cùng với những tác động tiêu cực từ bên ngoài,


những hạn chế trên đây đã góp phần: Gia tăng khoảng cách về
trình độ phát triển giữa
các vùng, miền; một số bộ phận dân cư.
được hưởng lợi, thậm chí bị thua thiệt do quá trình hội nhập quốc tế, sự phân
hóa giàu - nghèo sâu sắc thêm;
- Thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia
và nhiều vấn đề phức tạp xảy ra đối với việc duy trì an ninh và
ổn định trật tự, an toàn xã hội.

 Chủ quyền quốc gia là gì? Trên thực tế, chủ quyền quốc gia là quyền
được hoàn toàn định đoạt công việc xây dựng, thực hiện chính sách
quốc gia và quyền không bị can thiệp bởi các nước bên ngoài

 Việc hội nhập kinh tế quốc tế đã có nhiều vấn đề phức tạp xảy ra 1
phần do chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước có nơi, có lúc chưa được quán triệt kịp thời, đầy đủ và
thực hiện nghiêm túc. Hội nhập kinh tế quốc tế còn bị tác động bởi
cách tiếp cận phiến diện, ngắn hạn và cục bộ; do đó, chưa tận dụng
được hết các cơ hội và ứng phó hữu hiệu với các thách thức.
 Về chính trị - đối ngoại, hội nhập quốc tế có thể làm giảm khả năng
chủ động ra quyết định của một chính phủ. Trong bối cảnh mà các
mối liên kết quốc tế đang ngày càng chặt chẽ, chính sách của một
quốc gia, đặc biệt là chính sách đối ngoại chịu ảnh hưởng bởi các
ràng buộc quốc tế. Do đó, chủ quyền quốc gia cũng có thể bị suy
giảm trong quá trình này.
 Các quyết định về chính sách kinh tế của chính phủ có thể bị ảnh
hưởng khi mà nền kinh tế có sự tham gia của các chủ thể bên ngoài
như các tập đoàn đa quốc gia hay các đối tác thương mại. Do vậy,
quá trình này có thể mang lại những tác động tiêu cực đối với chủ
quyền của một đất nước.
 Ví dụ là một liên minh kinh tế, EU áp dụng một mức thuế quan và chính sách
thương mại chung với các nước ngoài khu vực và điều này có thể hạn chế quan
hệ thương mại của Đức với các nước bên ngoài châu Âu. Việc hội nhập vào EU
phần nào làm giảm sự chủ động và quyền tự quyết của Đức trong các vấn đề
kinh tế
 Về trật tự an ninh xã hội các vấn đề an ninh phi truyền thống, nhất là
an ninh mạng, an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, tội phạm
xuyên quốc gia và tội phạm công nghệ cao tiếp tục diễn biến phức
tạp. Nhiều vụ án lớn về kinh tế, tham nhũng những năm gần đây
đáng lo ngại, gây thiệt hại cho Nhà nước lên đến hàng nghìn tỷ đồng,
liên quan đến nhiều cán bộ tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước,
trong đó có cán bộ cấp cao
 Các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động phá hoại kinh tế nhằm
làm mất ổn định kinh tế vĩ mô
 Ví dụ Lợi dụng việc mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Việt Nam để làm giảm tính tự chủ, gia tăng sự lệ thuộc của nền
kinh tế nước ta vào các yếu tố nước ngoài; thông qua kinh tế để âm mưu tác
động, chi phối về chính trị
 Để duy trì được an ninh trật tự xã hội, cần khắc phục những nguyên
nhân chủ quan đó là việc xây dựng chính sách quốc gia để bảo đảm
an ninh kinh tế chưa đủ mạnh, chưa đồng bộ, còn hạn chế; cấp ủy,
chính quyền nhiều nơi còn có biểu hiện chủ quan, chưa lường hết
được những vấn đề phức tạp, dẫn đến thiếu quan tâm lãnh đạo

- Có thể làm gia tăng nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc và văn
hóa truyền thống. Gia tăng tình trạng buôn lậu, khủng bố
quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp
pháp…

 Việc hội nhập kinh tế quốc tế chưa được phối hợp chặt chẽ để phát
huy tổng lực và hạn chế rủi ro. Chưa tạo được sự đan xen chặt chẽ
lợi ích chiến lược. Việc ứng phó với những biến động và xử lý những
tác động từ môi trường khu vực và quốc tế còn bị động, lúng túng và
chưa đồng bộ.
 Với tiến trình toàn cầu hóa, nước ta sẽ chịu tác động tiêu cực trên
mọi mặt mà các nước trên thế giới gặp phải. Văn hóa của các nước
lớn, giàu có, nhất là Mỹ, lan tỏa rộng, tác động sâu đến đời sống văn
hóa của nhân dân. Sự tiếp thụ thiếu chọn lọc văn hóa ngoại lai có thể
sẽ làm tha hóa văn hóa dân tộc.
 Tác động tiêu cực của kinh tế thị trường càng làm cho văn hóa biến
dạng, nhiều mặt xuống cấp, kéo theo sự suy thoái về tư tưởng, đạo
đức, lối sống. Nhu cầu giải trí qua các hoạt động văn hóa ngày càng
tăng, xu hướng kiếm lợi nhuận qua các hoạt động văn hóa ngày càng
phát triển, khiến cho văn hóa dần dần buông lơi vai trò giáo dục,
định hướng thẩm mỹ
 Sự du nhập ồ ạt, thiếu chọn lọc văn hóa ngoại lai, sẽ là cơ hội tốt cho
nhiều loại văn hóa phản động, phi nhân tính tràn vào. Dần dần, ý
thức về chủ quyền dân tộc bị xói mòn, lu mờ. Thay vào đó là lối sống
hướng ngoại, xem nhẹ các giá trị truyền thống, xem nhẹ văn hóa dân
tộc.

 Ví dụ Xuất hiện sự áp đặt vô hình một số giá trị văn hóa ngoại lai vào đời sống
văn hóa Việt Nam, tuyên truyền chủ nghĩa thực dụng kinh tế, lối sống tiêu thụ,
hưởng thụ, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, sự sùng ngoại và đua đòi những lối
sống và thị hiếu thấp kém, xa lạ, không phù hợp với dân tộc, những tệ nạn xã hội
nguy hiểm như ma tuý, mại dâm,…

 Buôn lậu trên tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ có chiều hướng
gia tăng
 Ví dụ tháng 9/2020 tại Hà Tĩnh, lực lượng Bộ đội biên phòng chủ trì, phối hợp
các lực lượng chức năng triệt phá thành công Chuyên án A3-220 phát hiện, thu
giữ 237,15 kg ma túy các loại.

 Ngoài ra còn có tác động của dịch bệnh đến nền kinh tế nước nhà

 Ví dụ trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm tới
18,1% so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu du lịch lữ hành giảm tới 53,2% - đây
là lĩnh vực chịu tác động nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh COVID-19 và từ việc
thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội.

Suy cho cùng Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình 2 mặt, hợp tác và đấu
tranh. Để tranh thủ cơ hội và đối phó với các thách thức đó, Việt Nam
cần : - Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế (mạnh về thể
chế; mạnh về nguồn nhân lực; mạnh về kết cấu hạ
tầng);
- Nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế đối với
những tác động từ môi trường bên ngoài;

You might also like