Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 56

LOGO

BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ - KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

CHƯƠNG 2
NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH
TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

THS. TRẦN THỊ THU TRANG


MỤC TIÊU CHƯƠNG 2

1. Nghiên cứu phương thức giao dịch mua bán


trên thị trường quốc tế, phân biệt chúng và hiểu
rõ ưu nhược điểm để vận dụng vào kinh doanh
quốc tế
2. Hiểu rõ các nghiệp vụ đối với mỗi phương thức
giao dịch trên
3. Vận dụng các nghiệp vụ kinh doanh phù hợp
với từng phương thức KDQT

2
Sàn giao dịch lớn nhất thế giới

Hai công ty quản lý sàn lâu đời của Mỹ đang chuẩn bị hoàn tất
thương vụ sáp nhập để tạo ra một sàn giao dịch hàng hoá lớn
nhất thế giới. Sàn giao dịch hàng hoá kỳ hạn Chicago Board of
Trade (CBOT) sẽ sáp nhập với đối thủ lâu đời của mình là Chicago
Mercantile Exchange Holdings Inc với giá 11,9 tỷ USD, qua đó tạo
thành một sàn giao dịch hàng hoá kỳ hạn lớn nhất thế giới. Vụ
sáp nhập sẽ chính thức chấm dứt 159 năm hoạt động độc lập
của CBOT, song các cổ đông vẫn chấp thuận bởi nó góp phần tạo
ra một sàn giao dịch hàng hoá kỳ hạn lớn nhất thế giới tại thành
phố Chicago của Mỹ. Các cổ đông của cả hai công ty quản lý 2
sàn lớn này đã đồng ý trong cuộc họp ngày 9/7, kết thúc 4 tháng
ròng thương lượng và mặc cả. Hai bên cho biết việc sáp nhập hai
công ty sẽ hoàn tất trong vài ngày nữa, qua đó tạo thành một
công ty quản lý sàn mới mang tên CME Group.
3
NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH TRÊN
THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

1 2 3 4 5

Gia công quốc Những phương


Mua bán Mua bán đối Giao dịch tại hội thức giao dịch
thông thường lưu tế và giao dịch chợ và triển lãm
tái xuất khẩu đặc biệt

4
1

Mua bán thông thường

5
Giao dịch mua bán thông thường

Giao dịch mua bán thông thường là phương thức


mua bán thường thấy nhất, phổ biến nhất trên cơ
sở quan hệ tiền và hàng trong ngoại thương

Người mua: người dùng tiền để mua hàng

Người bán: người có hàng để bán

6
Đặc điểm giao dịch mua bán thông thường

• Chủ thể tham gia: quốc tịch khác nhau

• Tiền tệ: ngoại tệ đối với 1 hoặc cả 2 bên

• Hàng hóa: đối tượng của hoạt động mua bán,


luân chuyển qua biến giới quốc gia (có hoạt
động khai báo hải quan)

7
Các loại giao dịch mua bán thông thường

Mua bán
thông thường

Trực tiếp Gián tiếp


Môi giới
Đại lý

8
Mua bán thông thường trực tiếp

Giao dịch mua bán thông thường trực tiếp là việc người mua và người
bán trực tiếp thiết lập quan hệ mua bán với nhau trong điều kiện mua
bán thông thường.
Xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp
Đại diện bán hàng
Công ty chuyên doanh xuất khẩu
Công ty giao nhận hàng hóa (door to door)
 Ưu điểm:
 Công bằng, sòng phẳng => dễ dàng chấp nhận
 Chủ động, tự quyết định các vấn đề và nội dung mua bán
 Trực tiếp tiếp cận bạn hàng quốc tế => quan hệ, thông tin, kinh nghiệm
 Tiết kiệm: không mất phí giao dịch cho môi giới, hoa hồng cho đại lý….
 Nhược điểm:
 Đòi hỏi hiểu biết về văn hóa, tập quán giao dịch của đối tác
 Yêu cầu cao về nghiệp vụ giao dịch phù hợp
 Đòi hỏi về kinh nghiệm giao dịch mua bán trực tiếp quốc tế
9
Mua bán thông thường gián tiếp

Giao dịch mua bán thông thường gián tiếp là hình thức giao
dịch mua bán thông thường mà quan hệ mua bán được thiết lập
thông qua người thứ 3 (đại lý, môi giới)

 Người môi giới (Broker man): Không đứng danh nghĩa, không hợp
đồng và không chịu trách nhiệm chính

 Người đại lý (Agent): là thể nhân hay pháp nhân thực hiện công
việc của người ủy thác dựa trên hợp đồng đại lý

10
Các hình thức đại lý

Danh nghĩa Nội dung


Quyền hạn
và chi phí công việc

Đại lý toàn Đại lý thụ Đại lý gửi


quyền ủy bán

Đại lý hoa Đại lý độc


Tổng đại lý
hồng quyền

Đại lý đặc Đại lý kinh Đại lý sở


biệt tiêu hữu

Đại lý đảm
bảo thanh
toán
11
Mua bán thông thường gián tiếp (t)

 Ưu điểm
 Trên cơ sở quan hệ tiền hàng cơ bản và phổ biến => công bằng,
sòng phẳng
 Tận dụng được lợi thế của bên trung gian: thông tin, kinh nghiệm,
tiết kiệm chi phí (tìm hiểu thị trường, thiết lập quan hệ kinh doanh,
thiết lập cơ sở vật chất…)
=> Nhanh, hiệu quả (thâm nhập thị trường mới)
 Nhược điểm
 Hạn chế cơ hội tiếp xúc trực tiếp đối tác kinh doanh, khách hàng
 Chia sẻ quyền lợi với người trung gian
 Thỏa mãn các yêu cầu của người trung gian
Khó nắm bắt thông tin khách hàng, đối tác
Nguy cơ giảm sự cạnh tranh do thiếu thông tin thị trường
Chi phí kinh doanh tăng
12
2

Mua bán đối lưu

13
Mua bán đối lưu

Mua bán đối lưu (couter trade) là một phương thức giao
dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu được kết hợp
chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người
mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương đương với lượng
hàng nhận về
• Sự trao đổi hàng hóa
 Đồng tiền : chức năng tính toán (không có chức năng thanh toán)

• Xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu


 Thủ tục: người mua và bán vừa làm thủ tục xuất, nhập
 Không làm tăng giảm cán cân thương mại quốc gia

• Mục đích trao đổi nên lượng hàng giao và nhận có giá trị tương
đương (số lượng, giá cả, đk mua bán)

14
Đặc tính của mua bán đối lưu

Yêu cầu cân bằng


 Nghĩa vụ và quyền lợi
 Giá cả và các đk giao dịch
 Hàng hóa: giá trị và giá trị sử dụng
Đặc tính cân bằng:
 Mặt hàng
 Giá cả
 Tổng giá trị hàng giao cho nhau
 Điều kiện giao hàng
15
Các loại hình mua bán đối lưu

Hàng đổi hàng (Barter)

Mua bán bù trừ (Compensation)

Mua bán thanh toán bình hành (clearing)

Mua đối lưu (couter – purchase)

Mua bồi hoàn (Offset)

Chuyển nợ (switch)

Mua lại (Buy-backs)


16
Hàng đổi hàng (Barter)

Hàng đổi hàng là hình thức mua bán đối lưu


mà các bên trao đổi những hàng hóa tương
đương và hoạt động trao đổi diễn ra gần
như đồng thời
 Không sử dụng tiền tệ làm chức năng thanh
toán
 Hàng hóa tương đương
 Giao đi và nhận về cùng lúc

17
Mua bán bù trừ (Compensation)

Mua bán bù trừ là phương thức mua bán đối lưu


mà các bên giao và nhận hàng sẽ ghi lại để đến
mỗi kỳ kinh doanh sẽ quyết toán và bù trừ cho
nhau

 Bù trừ trước/sau

 Bù trừ một phần/toàn phần

18
Mua bán thanh toán bình hành (Clearing)

Mua bán thanh toán bình hành là hình thức mua


bán đối lưu mà các bên chỉ định ngân hàng thanh
toán để ngân hàng này mở 1 tài khoản (gọi là tài
khoản Clearing) nhằm ghi chép và quyết toán
tổng trị giá hàng giao và hàng nhập của mỗi bên.
 Mua bán và thanh toán diễn ra trên tài khoản
 4 chủ thể mở TK theo dõi:
• 2 Chủ thể giao dịch
• Ngân hàng hai bên mua/bán

19
Mua đối lưu (couter purchase)

Mua đối lưu là hình thức mua bán mà một bên


cam kết mua lại một số hàng hóa đã xác định của
bên kia trong tương lai
 Bên giao hàng trước chấp nhận nhận lại một số hàng đã
xác định của bên kia trong 1 thời gian xác định
 Bên giao hàng sẽ mua lại hàng hóa nhằm mục đích đối
lưu với những hàng hóa đã giao

20
Mua bồi hoàn (Offset)

 Mua bồi hoàn là hình thức mua bán mà 1 bên cam


kết mua lại 1 số hàng hóa nào đó của bên kia trong
tương lai nhằm bồi hoàn cho bên nhận hàng hóa
một lượng ngoại tệ tương ứng.
 Bên giao hàng trước chấp nhận mua lại một số hàng hóa
không xác định trước của bên kia trong tương lai

 Mục đích: hoàn trả cho bên nhận hàng trước 1 khoản tiền
hàng = ngoại tệ tương xứng để chủ động giao hàng hóa đủ
theo giá trị được nhận.

 Thích hợp cho quốc gia có chế độ kiểm soát ngoại hối chặt
chẽ, cán cân thương mại thâm hụt lớn

21
Chuyển nợ (Switch)

Chuyển nợ là hình thức mua bán trong đó 1 bên chuyển


nghĩa vụ mua lại từ 1 bên cho bên thứ 3 nhằm hoàn thành
trách nhiệm đã cam kết của mình tronh tương lai.
 Thường xảy ra khi công ty nhận về hàng hóa không thuộc chuyên
ngành của mình => chuyển giao cho bên thứ 3 thực hiện nghĩa vụ
của mình.

 Tạo đk tốt hơn cho các công ty chuyên doanh các mặt hàng tham
gia vào các cam kết mua bán đối lưu của các quốc gia

 Thường diễn ra giữa các nước giàu (mạnh công nghệ) – nghèo
(mạnh về hàng nông sản)

22
Mua lại (Buy backs)

Mua lại là hình thức mua bán mà 1 bên giao dây truyền,
thiết bị máy móc cho bên kia nhằm nhận lại thành phẩm
được sản xuất ra từ chính dây truyền, công nghệ đó.
(nếu bán thiết bị, dây truyền, công nghệ và mua lại thành phẩm)

thường gắn với việc chuyển giao công nghệ (cung cấp thiết bị
toàn bộ/sáng chế/bí quyết kỹ thuật – know how)

23
Ưu, nhược điểm của mua bán đối lưu

 Ưu điểm
 Không sử dụng tiền tệ => không chịu rủi ro tỷ giá hối đoái, giảm
chi phí giao dịch và thanh toán
 Thúc đẩy thương mại cả khi thiếu các điều kiện giao dịch: ngoại
tệ, hàng hóa ko hoàn hảo, hàng tồn kho…

 Nhược điểm
 Nghiệp vụ phức tạp và nguyên tắc áp dụng
 Đòi hỏi kỹ năng chuyên sâu về ngoại thương và kinh nghiệm quốc
tế
 Hạn chế mặt hàng
 Mâu thuẫn quyền lợi do áp đặt của các bên
 Xu hướng tự do hóa thương mại không tạo đk khuyến khích
phương thức mua bán này

24
Hỏi đáp nhanh

1. Doanh nghiệp kinh doanh ngoại thương sẽ


không đạt được gì khi sử dụng trung gian
thương mại khi thâm nhập thị trường mới:
a. Giảm chi phí thiết lập cơ sở vật chất
b. Cập nhật thông tin khách hàng (người tiêu dùng
cuối cùng)
c. Tận dụng quan hệ kinh doanh của đối tác
d. Giảm thiểu rủi ro khi hạn chế hiểu biết về thị
trường mới

25
Hỏi đáp nhanh

2. Muốn tiến hành kinh doanh ngoại thương


thông qua hình thức mua bán thông thường
gián tiếp đòi hỏi doanh nghiệp cần có:

a. Khả năng tìm kiếm thông tin và phân tích thị


trường

b. Kỹ năng đàm phán và giao dịch quốc tế

c. Khả năng xác định chính xác uy tín của trung gian
thương mại

d. Nghiệp vụ giao dịch cao


26
Hỏi đáp nhanh

3. Kinh doanh ngoại thương thông qua hình thức


mua bán đối lưu sẽ:

a. Gia tăng thặng dư của cán cân thương mại quốc


gia

b. Gia tăng thâm hụt của cán cân thương mại quốc
gia

c. Cân bằng cán cân thương mại quốc gia

d. Không làm thay đổi cán cân thương mại quốc gia
27
Hỏi đáp nhanh

4. Hình thức mua bán đối lưu nào dưới đây nhằm
mục đích hỗ trợ đối tác thực hiện cam kết
thương mại trong điều kiện nước đối tác có cán
cân thương mại thâm hụt lớn bằng cách chấp
nhận trả tiền trước đối với số hàng hóa sẽ nhận
trong tương lai.

a. Hàng đổi hàng

b. Mua đối lưu

c. Mua bồi hoàn

d. Mua lại 28
3

Gia công quốc tế



giao dịch tái xuất khẩu

29
Gia công quốc tế

Khái niệm:

Gia công quốc tế là phương thức giao dịch kinh


doanh trong đó 1 bên (bên nhận gia công) nhập
khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên
khác (bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành
phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao
(gọi là phí gia công)

30
Gia công quốc tế

Đặc điểm:
 Hoạt động sản xuất gia công gắn liền với hoạt động
xuất khẩu – nhập khẩu
 Hàng hóa: giá trị sức lao động kết tinh lớn, không đòi
hỏi nhiều chất xám
 Hoạt động thường 1 chiều:
• Bên đặt gia công: nước có công nghệ phát triển
• Bên nhận gia công: nước kém phát triển hơn về công
nghệ, dư thừa sức lao động

31
Các hình thức gia công quốc tế

Căn cứ hình thức thanh toán


 Hình thức khoán: xác định 1 giá định mức cho mỗi sản
phẩm (target price) bao gồm chi phí định mức và thù lao
định mức

 Hình thức thực thanh thực chi (cost plus contract): thanh
toán toàn bộ sản phẩm theo chi phí thực tế cộng thêm phí
gia công.
Sử dụng phổ biến khi bên đặt gia công am hiểu và
kiểm soát tốt hoạt động của bên nhận gia công

32
Các hình thức gia công quốc tế

 Căn cứ quyền chuyển giao sở hữu nguyên vật liệu và thành


phẩm
 Giao nguyên liệu nhận thành phẩm:
• Bên đặt gia công giao nguyên liệu/bán thành phẩm cho bên nhận gia
công
• Bên nhận gia công sản xuất ra thành phẩm theo thời hạn quy định
• Bên đặt gia công thu hồi thành phẩm và trả phí gia công cho bên nhận
gia công
Trong thời gian sản xuất, quyền sở hữu nguyên liệu vẫn thuộc về
bên đặt gia công
 Mua nguyên liệu bán thành phẩm
• Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và mua
lại thành phẩm của bên nhận gia công.
Quyền sở hữu nguyên liệu thuộc về bên nhận gia công

33
Các hình thức gia công quốc tế

Căn cứ chủ thể tham gia


 Gia công hai bên: chỉ có bên đặt gia công và bên nhận
gia công
 Gia công nhiều bên: (gia công chuyển tiếp)
• 1 bên đặt gia công
• Nhiều bên nhận gia công
1 bên đặt gia công giao dịch dưới danh nghĩa của mình
với nhiều bên nhận gia công.

34
Ưu, nhược điểm của gia công quốc tế

 Ưu điểm:
 Thúc đẩy chuyên môn hóa, phân công lao động quôc tế
 Doanh nghiệp tại các nước nhận gia công có điều kiện tiếp cận
công nghệ sản xuất hiện đại hơn, học hỏi kinh nghiệm quản lý và
sản xuất hàng hóa quốc tế
 Lao động được đào tạo để sản xuất hàng hóa đạt chuẩn quốc tế và
có thu nhập (giải quyết bài toán viêc làm cho nước đông dân và
kém phát triển)
 Thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thương mại quốc gia
 Nhược điểm:
 Thù lao rẻ
 Khó có mối quan hệ gia công dài hạn (khi lao động rẻ không còn là
lợi thế cạnh tranh)
 Vấn đề mâu thuẫn văn hóa và lạm dụng sức lao động của bên nhận
gia công
35
Tái xuất

Khái niệm:
Tái xuất là hoạt động xuất khẩu lại đối với
những mặt hàng ngoại nhập mà chưa qua gia
công chế biến ở trong nước.
Bản chất: trung gian thương mại, thu tiền từ dịch vụ tái xuất
3 bên = Nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước tái xuất
Giao dịch tái xuất = giao dịch 3 bên / giao dịch tam giác

36
Các loại hình tái xuất

(1) Tái xuất thông thường (tạm nhập tái xuất)


Ký hiệu:
Nước xuất khẩu Hàng hóa
Tiền thanh toán

Nước tái xuất Nước nhập khẩu

(2) Chuyển khẩu


Nước xuất khẩu

Nước tái xuất Nước nhập khẩu

37
Ưu, nhược điểm của giao dịch tái xuất

 Lưu ý:
 Tái xuất thông thường:
• Thường đòi hỏi thay đổi bao bì, thương hiệu
• Bên tái xuất không muốn giao hàng trực tiếp từ nước XK sang nước NK
• Giữ kín thông tin về nguồn cung cấp
 Chuyển khẩu:
• Không chú trọng yếu tố bảo mật thông tin hay dịch vụ bao gói phụ trợ
• Quan tâm nhiều đến thanh toán
 Ưu điểm
 Cơ hội lợi nhuận cao với đk tốt nghiệp vụ và các điều kiện địa lý, tài
chính (HongKong, Singapore, Anh, Mỹ, Hà Lan…)
 Hạn chế thâm hụt cán cân thương mại quốc gia
 Nhược điểm
 Không còn hiệu quả khi tự do hóa thương mại phát triển
 Không là giải pháp phát triển bền vững của quốc gia
38
4

Giao dịch tại hội chợ và triển lãm

39
Giao dịch tại hội chợ và triển lãm

Khái niệm
Giao dịch tại hội chợ và triển lãm là hình thức giao dịch
diễn ra theo định kỳ trong một thời gian nhất định tại
một địa điểm và quy chế đã được xác định.

Đặc trưng:
• Tại 1 địa điểm, 1 thời gian cụ thể
• Tận dụng thời gian và nắm bắt cơ hội tối đa
• Đòi hỏi quy chuẩn về chất lượng sản phẩm, trang trí,
quảng cáo…
• Đòi hỏi nghiệp vụ giao dịch cao
• Đòi hỏi chuẩn bị kỹ lưỡng
40
Các hình thức hội chợ, triển lãm quốc tế

Căn cứ nội dung:


 Hội chợ triển lãm tổng hợp
 Hội chợ, triển lãm chuyên ngành
Tính hướng đích cao và tập trung vào 1 nhóm hàng và
khách hàng cụ thể
Căn cứ quy mô tổ chức
 Hội chợ, triển lãm địa phương
 Hội chợ, triển lãm quốc gia
 Hội chơ, triển lãm quốc tế
Không hướng đến nhóm hàng, khách hàng mà chú
trọng đến các doanh nghiệp tham dự

41
Lưu ý khi tham dự hội chợ triển lãm quốc tế

1. Xem xét tính chất, vị trí, thời gian diễn ra hội chợ,
triểm lãm
2. Nghiên cứu điều kiện, thể thức trưng bày
3. Đánh giá thành phần tham dự, thành phần khách
thăm quan
4. Lựa chọn vị trí gian hàng, tính toán giá cả thuê gian
hàng và chi phí dịch vụ liên quan
5. Phân tích lợi ích và chi phí khi tham dự

42
Ưu, nhược điểm giao dịch tại hội chợ, triển lãm

Ưu điểm
 Tiếp xúc với khách hàng tiềm năng có lựa chọn
 Phát triển nghiệp vụ kinh doanh và quảng bá DN
 Cọ sát, nắm bắt thông tin về đối thủ cạnh tranh

Nhược điểm
 Chỉ diễn ra tại 1 địa điểm trong 1 thời gian ngắn nhất
định
 Đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn và quản lý cao (XNK,
marketing…)

43
5

Những phương thức giao dịch đặc biệt

44
Những phương thức giao dịch đặc biệt

Đấu giá quốc tế

Đấu thầu quốc tế

Giao dịch tại sở giao dịch


hàng hóa

45
Đấu giá quốc tế

Khái niệm:
Đấu giá quốc tế là một phương thức bán hàng
đặc biệt được tổ chức công khai ở một nơi nhất
định mà những người mua tự do xem trước
hàng hóa, cạnh tranh trả giá để mua hàng hóa
đó.

Bản chất: 1 người bán nhiều người mua

46
Các loại hình đấu giá

 Căn cứ mục đích sử dụng


 Đấu giá thương nghiệp: mục đích thương mại
 Đấu giá phi thương nghiệp: hàng hóa có giá trị văn hóa hay độc đáo
(cổ vật, kỷ vật…)
Mục đích nắm giữ
Mục đích nhân đạo, từ thiện
 Căn cứ nội dung đấu giá
 Đấu giá lên: phát giá thấp nhất và trả cao dần lên đến giá cao nhất có
thể bán.
 Đấu giá xuống: phát giá cao nhất sẽ bán và trả thấp dần đi đến giá cao
nhất người tham dự chấp nhận mua.
 Căn cứ phạm vi và hình thức tiến hành
 Đâu giá công khai
 Bỏ phiếu kín
47
Ưu, nhược điểm của giao dịch đấu giá

Ưu điểm
 Người bán được lợi: 1 người bán, tự đặt ra quy chế mua
bán và thể lệ đấu giá
 Người mua được lợi: công bằng, công khai, hàng hóa
đảm bảo chất lượng
Nhược điểm
 Dễ xảy ra gian lận thương mại: thông đồng dìm giá (bất
lợi cho người bán), kích động trả giá cao (bất lợi cho
người mua).
Chi phí cao

48
Đấu thầu quốc tế

Đấu thầu quốc tế là phương thức giao dịch đặc biệt


theo đó người mua công bố trước yêu cầu về hàng hóa
và dịch vụ theo các điều kiện mua bán để nhiều người
cạnh tranh chào hàng nhằm giành quyền cung cấp và
người mua lựa chọn trao hợp đồng cho người cung cấp
có giá cả và điều kiện hợp lý nhất.

49
Các loại hình đấu thầu quốc tế

 Căn cứ vào đối tượng


 Đấu thầu xây lắp, đấu thầu quản lý, đấu thầu tư vấn…
 Phân biệt dựa trên đối tượng mua bán
 Căn cứ vào phạm vi
 Đấu thầu mở rộng
 Đấu thầu hạn chế
 Chỉ định thầu
 Căn cứ hình thức bỏ thầu
 Đấu thầu 1 phong bì/1 túi hồ sơ
 Đấu thầu 2 phong bì/ 2 túi hồ sơ
 Căn cứ cách tổ chức đấu thầu
 Đấu thầu 1 giai đoạn
 Đấu thầu nhiều giai đoạn
50
Một số nguyên tắc trong đấu thầu quốc tế

o Thông tin: công khai, sớm và chính xác

o Công bằng, bí mật, khách quan

o Nguồn gốc vốn rõ ràng

o Tính kinh tế và tính hiệu quả cao

51
Ưu, nhược điểm của giao dịch đấu thầu quốc tế

Ưu điểm:
 Người mời thầu có cơ hội lựa chọn được nhà thầu ưng
ý nhất
 Cơ quan quản lý, cấp vốn: tránh thất thoát trong mua
bán hàng hóa và xây dựng cơ bản
 Nhà thầu được đảm bảo về khả năng thanh toán

Nhược điểm
 Chi phí cao
 Khó kiểm soát gian lận: thông thầu

52
GIAO DỊCH TẠI SÀN GIAO DỊCH

Sàn Giao Dịch:

Nơi tổ chức cho người mua và người bán gặp


gỡ, trao đổi.

Cho những hàng hóa số lượng lớn, đồng loại


và thay thế lẫn nhau.

Có quy chế giao dịch riêng, loại hình giao dịch
riêng 53
Các hình thức giao dịch tại SGD

Giao ngay:
Giá cả hàng hóa được ấn định ngay tại thời
điểm giao dịch và giao hàng.
Giao có kỳ hạn:
Giá cả hàng hóa được ấn định ngay tại thời
điểm giao dịch và hàng hóa sẽ giao sau kỳ hạn
nhất định
Giao dịch tự bảo hiểm:
Tự mua khống hay bán khống để đảm bảo
không bị ảnh hưởng của biến động giá cả.
54
Giao dịch tự bảo hiểm tại SGD

Người nông dân trồng lạc dự kiến thu hoạch 10 tấn vào
tháng 8 với chi phí 350$/tấn. Giá bán lạc thành phẩm thời
điểm này là 400$/tấn. Nhưng sợ tháng 8 giá có biến động
thì sẽ sinh rủi ro. Người nông dân đó sẽ ra sở giao dịch bán
khống 10 tấn lạc với giá 400$/tấn dự kiến lãi 50$/tấn. Đến
đúng tháng 8 nếu giá tăng lên 450$/tấn thì người nông dân
vẫn bán 10 tấn lạc với giá 450$ nhưng chỉ giữ lại 400$/tấn
và ra sở giao dịch trả phần chênh lệch 50$/tấn và người
đầu cơ giá lên được hưởng phần này. Người nông dân đảm
bảo có lãi 50$ theo dự kiến. Ngược lại nếu tháng 8 giá lạc
giảm xuống còn 350$/tấn, Người nông dân sẽ đem lạc bán
với giá này nhưng được quyền đến sở giao dịch lấy tiền bù
chênh lệch là 50$/ tấn.
55
LOGO

NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG 2

You might also like