Nckh-oiso-hà Hữu Tấn Phong-gvhd-pgs.ts Nguyễn Hữu Hiếu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
THUYẾT MINH ĐĂNG KÝ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2020
(Thuộc chương trình: OISP)
1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ
Tổng hợp vật liệu MgFe2O4 - TiO2 / graphene oxit dạng khử làm chất xúc tác quang hiệu quả cao
đối với dư lượng kháng sinh trong nước
Synthesis of MgFe2O4 – TiO2/reduced graphene oxide ternary nanocomposite as a highly efficient
photocatalyst for residue antibiotics in water
3. THỜI GIAN THỰC HIỆN … tháng
Từ ngày … tháng … năm …… đến ngày … tháng … năm .…..
4. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ và tên: Hà Hữu Tấn Phong Mã số sinh 1652474
viên
Khoa: Khoa Kỹ Thuật Hóa Học Năm học: 2020- 2021
Địa chỉ nhà: 139/37 Phạm Huy Thông, phường 6, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Di động: 0834.140.498 Email: haphong0014@gmail.com
5. THẦY/ CÔ HƯỚNG DẪN
Họ và tên: Nguyễn Hữu Hiếu Học vị: Tiến sĩ Mã số cán bộ: 001986
Chức danh
Phó giáo sư
khoa học:
Khoa: Kỹ thuật hóa học, Bộ môn Máy – Thiết bị Điện thoại:
Địa chỉ: 494/15 Hòa Hảo, phường 5, Quận 10, TP. Hồ Chí Điện thoại:
Minh
Điện thoại DD: 0918498177 Fax: Email: nhhieubk@hcmut.edu.vn
6. CƠ QUAN CHỦ QUẢN
Tên cơ quan: Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp. HCM
Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 8-8652442 Fax: 8-8653823 Email: khcn@hcmut.edu.vn
7. SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Họ và tên MSSV Nội dung nghiên cứu dự kiến được giao Chữ ký
Tổng hợp vật liệu GO, MFO/GO, TiO 2 và
Lê Minh Hương 1752269
MFO-TiO2/rGO
Khảo sát hình thái - cấu trúc - đặc tính và
Hà Hữu Tấn Phong 1652474 thử nghiệm khả năng xúc tác quang của
các vật liệu MFO-TiO2/rGO
8. CƠ QUAN PHỐI HỢP TRONG, NGOÀI NƯỚC VÀ NỘI DUNG PHỐI HỢP
Name of agency Research contents Name of representative
Phòng TN Trọng điểm - Tổng hợp vật liệu composite MFO- PGS.TS. Nguyễn Hữu Hiếu
CNHH và DK TiO2 / graphene oxit dạng khử
- Thử nghiệm khả năng xúc tác quang
phân hủy của các vật liệu.
9. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
9.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp hoá – đặc biệt là ở các nước đang phát triển
đã và đang kéo theo hàng loạt những vấn đề về môi trường, cụ thể là ô nhiễm nguồn nước. Hàng
nghìn tấn chất thải gây ô nhiễm như kim loại nặng, chất thải hữu cơ xả ra ngoài môi trường mỗi
năm. Ngoài những chất thải nêu trên, hiện nay, dư lượng kháng sinh ở trong môi trường nước vẫn
đang là chủ đề đáng chú ý với các nhà khoa học. Có rất nhiều loại kháng sinh, nhưng trong nghiên
cứu này, chúng tôi chỉ đề cập về Tetracyline (TC) – một chất đại diện cho dư lượng kháng sinh.
Lượng Tetracyline tồn dư quá mức ở trong môi trường nước sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm
trọng đối với sức khoẻ của con người cũng như hệ sinh thái. Do đó, tồn tại dư lượng kháng sinh
trong nước đang là một thách thức lớn cho ngành xử lí nước thải. Các phương pháp xử lý truyền
thống như lắng, đông tụ, kẹo tụ hay trao đổi ion… đều đã được thử nghiệm. Tuy nhiên, các
phương pháp trên mang lại không mang hiệu quả cao, khó phát triển quy mô và đắt tiền. Chính lẽ
đó, xúc tác quang được nhắc đến nhiều như một phương pháp hữu hiệu để phân huỷ các hợp chất
hữu cơ độc hại, cụ thể là Tetracyline.

9.2. Tình hình nghiên cứu hiện nay


Trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu khoa học về các phương pháp phân huỷ Tetracyline như:
phân huỷ bằng vi sinh, phân huỷ bằng thực vật, công nghệ bùn, công nghệ màng, công nghệ hấp
thụ, công nghệ oxi hoá tiên tiến, điện hoá, và phân huỷ quang học...
Ví dụ:
Phương pháp phân huỷ bằng vi sinh: vi sinh có thể thay đổi cấu trúc và tính chất hoá lý của
TC. TC từ những đại phân tử sẽ bị phân huỷ thành những phân tử nhỏ, quá trình tiếp diễn cho đến
khi những phân tử này biến đổi thành H 2O và CO2. Một số kết quả nghiên cứu được hiển thị ở
Bảng 1.
Bảng 1. Sự phân huỷ của Tetracyline bởi một số vi khuẩn điển hình
Hiệu suất
Tên vi khuẩn Điều kiện phân huỷ Nguồn
phân huỷ
[ CITATIO
Brevundimonas diminuta 0,5% peptone; 0,015% CuSO4; 30 °C 91% (5 giờ)
N Che12 \l
1033 ]
[ CITATIO
35 °C; pH 5,5; 50mL vi khuẩn 5%, và
Citrobacteramalonaticus 86% (3 ngày) N XuX11 \l
150 vòng/ phút
1033 ]
[ CITATIO
57.8%
Bacillus sp Sucrose, peptone, 35 °C, pH 7 N Wen10 \l
(6 ngày)
1033 ]
Phân huỷ bằng thực vật: Thực vật có thể phân huỷ TC qua các cơ chế hấp thụ trực tiếp, dịch
tiết từ rễ và sự thay đổi cấu trúc do vi sinh ở rễ. Đây là một trong các phương pháp khả thi để khắc
phục cơ bản cho nước thải bị ô nhiễm bởi TC. Một số loại thực vật điển hình được hiển thị ở Bảng
2.
Bảng 2. Sự phân huỷ Tetracyline bởi một số thực vật điển hình

Hiệu suất
Tên thực vật Cơ chế phân huỷ Nguồn
loại bỏ
[ CITATIO
Phân huỷ bởi rễ và các enzyme hoạt
Perennial ryegrass 27.7 % N Pei17 \l
tính
1033 ]
[ CITATIO
Celery – hệ thống
Hấp thụ và thoát hơi nước 71.83 % N Lia15 \l
thuỷ sinh
1033 ]
[ CITATIO
Spinach – hệ thống
Hấp thụ và thoát hơi nước 33.28% N Lia15 \l
thuỷ sinh
1033 ]

9.3. Tổng quan về vật liệu


9.3.1. Titan oxit
9.3.1.1. Cấu trúc
Titan đioxit (TiO2) là chất rắn màu trắng, khi đun nóng có màu vàng, khi làm lạnh thì trở lại
màu trắng. Tinh thể TiO2 có độ cứng cao, khó nóng chảy (tnc= 1870 oC). TiO2 có bốn dạng thù
hình là: một dạng vô định hình và ba dạng tinh thể anatase (tetragonal), rutile (tetragonal), và
brookite (orthorhomic) như được thể hiện ở Hình 1. Hai dạng thù hình phổ biến của TiO 2 là rutile
và anatase, trong đó, anatase là dạng thù hình có khả năng xúc tác quang cao nhất[ CITATION
Pel12 \l 1033 ].
Hình 1: Cấu trúc tinh thể của TiO2[ CITATION Pel12 \l 1033 ]
9.3.1.2. Phương pháp tổng hợp
Hiện nay, phương pháp để tổng hợp TiO 2 thông thường như: dùng dung môi toluen để tổng
hợp, thủy nhiệt, cơ hóa học, plasma nhiệt RF, và cắt bỏ bằng laser,… Trong đó, thủy nhiệt thường
được sử dụng rộng rãi hơn với ưu điểm có thể đồng nhất kích thước, hình dáng, độ bền, hình thái
của sản phẩm. Bên cạnh đó, ở mỗi môi trường khác nhau, pH khác nhau, kích thước TiO 2 bị ảnh
hưởng khá lớn. Do đó, kích thước được kiểm soát và phân phối kích thước hẹp của hạt có thể thu
được với tối ưu hóa các điều kiện. Với ưu điểm quy trình thực hiện đơn giản, dễ dàng điều chỉnh
các thông số phản ứng để điều chỉnh kích thước hạt cho phù hợp từng ứng dụng như y tế, xử lí
nguồn nước,…[ CITATION HWu16 \l 1033 \m WuS17].
9.3.1.3. Ứng dụng
TiO2 được sử dụng làm chất xúc tác quang giúp phân hủy các chất độc hại trong nước và không
khí hiện nay như các chất hữu cơ độc hại, lượng dư các chất kháng sinh gây hại cho cơ thể con
người, kim loại nặng trong nước, phân hủy NO2, xử lí nước màu,…
Trong y tế, TiO2 cũng đóng vai trò quan trọng không kém: có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư
trên cơ thể động vật. Bên cạnh đó, TiO 2 có khả năng thay đổi độ dẫn điện khi hấp phụ khí như
CO, CH4, NH3,… nên được sử dụng làm vật liệu để chế tạo cảm biến khí [ CITATION Paz10 \l
1033 \m Sab12].
TiO2 là tiền chất để tổng hợp vật liệu composite ứng dụng trong bộ màng lọc có khả năng hấp
phụ lại có khả năng xúc tác diệt khuẩn nấm mốc, xử lí nguồn khí thải phân tán trong môi trường
rất hiệu quả.
9.3.1.4. Cơ chế xúc tác quang
TiO2 tồn tại ở ba dạng thù hình nhưng khi ở dạng tinh thể anatase TiO 2 có hoạt tính quang xúc
tác cao nhất so với hai dạng còn lại. Khi đó nếu chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp thì xảy ra
sự chuyển điện tử từ vùng hóa trị lên vùng dẫn. Tại vùng hóa trị có sự hình thành các gốc OH• và
RX+.
Tại vùng dẫn có sự hình thành của các gốc O2 và HO2•.
TiO2 (h+) + H2O → OH• + H+ + TiO2 (1)
+ -
TiO2 (h ) + OH → OH• + TiO2 (2)
+
TiO2 (h ) + RX → RX+ + TiO2 (3)
-
TiO2 (e ) + O2 → O2- + TiO2 (4)
O2- + H+ → HO• (5)
2HO2• → H2O2 + O2 (6)
+
TiO2 (h ) + H2O → OH• + H+ + TiO2 (7)
TiO2 (e-) + H2O2 → HO• + HO- + TiO2 (8)
-
TiO2 (e ) + H2O2 → HO• + HO- + TiO2 (9)
Sự hấp thụ photon sinh ra electron và lỗ trống chính là yếu tố cần thiết cho quá trình xúc tác
quang hóa. Khi chiếu ánh sáng có năng lượng photon (hv) thích hợp lớn hơn hoặc bằng năng
lượng vung cấm (Eg) lên bề mặt xúc tác bán dẫn (SC) thì sẽ tạo ra các cặp điện từ (e -) - lỗ trống
(h+) → Các e- chuyển lên vùng dẫn (quang electron), còn các lỗ trống ở lại vùng hóa trị như được
thể hiện ở Hình 2.
hv + SC → e - + h+ (10)
Các phân tử chất tham gia phản ứng hấp thụ lên bề mặt xúc tác gồm 2 loại:
+ Các phân tử có khả năng nhận e (Acceptor)
+ Các phân tử có khả năng cho e (Donor)
Quang electron ở vùng dẫn sẽ chuyển đến nơi có các phân tửu có khả năng nhận electron (A),
quá trình khử xảy ra:
A(ads) + e- → A- (ads) (11)
Lỗ trống chuyển đến nơi có các phân tử có khả năng cho electron (D), thực hiện phản ứng oxi
hóa:
(12
D(ads) + h+ → D+ (ads)
)
Các ion A- (ads) và D+ sau khi được hình thành sẽ phản ứng với nhau qua một chuỗi phản ứng
trung gian và sau đó cho sản phẩm cuối cùng.
Trong quá trình xúc tác electron với lỗ trống có thể tái kết hợp làm hiệu suất lượng tử giảm và
giải phóng năng lượng dưới dạng bức xạ điện từ hoặc nhiệt.
e + h+ → (SC) + E (13)
Chất ô nhiêm hữu cơ

Ánh
sáng

Hình 2: Cơ chế xúc tác quang của TiO2 [ CITATION Pel12 \l 1033 ]
Các gốc •OH,•O2- oxy hóa các thành phần hữu cơ theo phản ứng (14) và (15). Như vậy, thông
qua hệ xúc tác quang TiO2 các chất hữu cơ gây ô nhiễm ( R ) môi trường bị phân hủy thành H 2O,
CO2, và các chất vô cơ ít độc hại hơn như được thể hiện ở Hình 3.
R + •OH/•O2- → R•+ H2O (14)
R•+ •OH → H2O + CO2 + inorganic axit (15)
Ánh
sáng

Hình 3: Cơ chế phân hủy các chất độc hại thành các chất vô hại
thải ra ngoài môi trường của TiO2
Do mức năng lượng vùng cấm khá lớn (3,2 eV) nên TiO 2 chỉ hoạt động ở vùng ánh sáng tử
ngoại (< 400 nm). Các điện tử vùng dẫn có xu hướng tái kết hợp với lỗ trống và giải phóng nhiệt,
ánh sáng làm giảm hiệu quả xúc tác của TiO2. Do vậy, để khắc phục nhược điểm TiO2, việc kết
hợp TiO2 với các vật liệu ferrite spinel (XO.Fe 2O4 với X là các kim loại như Mn, Co, Ni, Mg,... )
nhằm mục đích nâng cao khả năng hấp thu ánh sáng ở vùng khả kiến và tránh nguy cơ tái tổ hợp
trong quá trình xúc tác. Ngoài ra, kết hợp với ferrit từ giúp nâng cao khả năng phân tách và gia
tăng hiệu quả sử dụng xúc tác.
9.3.2. Ferrit magie
9.3.2.1. Cấu trúc
Ferrit magie- MgFe2O4 (MFO) thuộc nhóm vật liệu ferit spinen, có công thức hóa học chung là
XO.Fe2O4 với X là một kim loại Magie. Ô đơn vị của MFO chứa 32 nguyên tử oxy liên kết với
các cation kim loại tạo hai phân mạng: phân mạng từ A, mỗi nguyên tử Mg sẽ bị bao quanh bởi 4
ion oxy theo dạng tứ diện và phân mạng từ B mỗi nguyên tử Fe bao quanh bởi 6 ion oxy tạo mạng
bát diện. MFO mang cấu trúc lập phương tâm mặt. Cấu trúc của MFO được thể hiện như ở Hình
4.
Hình 4: Cấu trúc của MFO
MFO có vùng cấm (2,0 eV) thấp hơn TiO 2. MFO có thể dùng để xử lý môi trường như các
chất hữu cơ, dư lượng kháng sinh,… do tính ổn định nhiệt tốt, chi phí thấp, từ tính, không độc hại
và khoảng cách dải nhỏ hơn do chúng hấp thụ bức xạ từ vùng nhìn thấy của phổ. Các ứng dụng
rộng rãi của chúng được quan sát thấy trong sự hấp phụ của kim loại nặng, hydrocarbon mất nước
oxy hóa, phân hủy rượu, oxy hóa carbon monoxide (CO), sự phân hủy hydro peroxide (H 2O2) và
sự thoái biến của thuốc nhuộm, khả năng xử lí nước thải, các chất hữu cơ độc hại, lượng dư các
chất kháng sinh,...
9.3.2.2. Cơ chế xúc tác quang
Cơ chế xúc tác quang của MFO cũng tương tự như TiO 2. Khi vật liệu MFO được kích thích bởi
ánh sáng có bước sóng thích hợp sẽ sinh ra các điện tử và lỗ trống. Các điện tử và lỗ trống sẽ
tương tác với các hợp chất hấp phụ trên bề mặt MFO và hình thành các gốc •OH, •O 2-, và các sản
phẩm trung gian là H2O2, O2,... Các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường đã bị phân hủy thành
H2O, CO và các chất vô cơ ít độc hại hơn như được thể hiện ở Hình 5 [ CITATION LCL17 \l
1033 \m Sha13].

Hình 5: Cơ chế xúc tác quang của MFO [ CITATION Sha13 \l 1033 ]
Vật liệu MFO có ưu điểm là năng lượng vùng cấm nhỏ (2,0 eV) có thể kích thích ở vùng ánh
sáng khả kiến, có từ tính giúp dễ thu hồi vật liệu sau khi xử lý [9]. Nhưng bên cạnh đó, nhược
điểm là khả năng tái tổ hợp của điện tử và lỗ trống cao làm giảm hiệu suất xúc tác quang [9]. Do
vậy, cần một vật liệu có khả năng dẫn truyền điện tử tốt giúp hạn chế khả năng tái tổ hợp. Trong
các loại chất nền, GO được quan tâm nhiều nhất bởi tính ổn định hóa học, độ dẫn điện tốt, và diện
tích bề mặt riêng lớn. GO hiện nay là chất tiềm năng để tổng hợp vật liệu xúc tác quang composite
[ CITATION Sha13 \l 1033 ].
9.3.3. Graphene oxit dạng khử
9.3.3.1. Cấu trúc
Graphene oxit (GO) được tạo ra từ quá trình tách lớp graphite oxit (sản phẩm từ quá trình oxi
hóa GiO), được gắn thêm trên bề mặt và cạnh những nhóm có oxy, giúp cho GO có khả năng
phân tán tốt trong nước như epoxide (-O-), hydroxyl (-OH), carboxylic (-COOH), và carbonyl (-
C=O). Cấu trúc của GO được thể hiện như Hình 6.
OH
HO O
HOOC OH
O
O
O
O COOH
OH

Hình 6: Cấu trúc của GO


rGO được tổng hợp từ phương pháp khử GO còn được gọi là graphene oxit dạng khử (reduced
graphene oxide – rGO). rGO có cấu trúc dạng tổ ong, còn chứa một số các nhóm chức có oxy, có
thể có một số khuyết tật trong mạng lưới cacbon [ CITATION Sah16 \l 1033 ].
9.3.3.2. Phương pháp tổng hợp
rGO từ graphene oxide có thể tổng hợp qua hai giai đoạn: (a) tổng hợp GO từ graphite, (b)
tổng hợp rGO từ GO như Hình 7.
Hình 7: Cấu tạo Graphite, Graphene Oxit, Graphene Oxit dạng khử và giai đoạn khử từ
Graphite thành Graphene Oxit dạng khử
GO có thể tổng hợp theo nhiều phương pháp khác nhau như: Brodie (1859), Staudemaier
(1898), Hummers (1958), Hummers cải tiến (2010) trong đó phương pháp Hummers cải tiến với
nhiều ưu điểm nhiệt độ phản ứng không quá cao, phản ứng không sinh khí độc, mức độ oxy hóa
cao hơn những phương pháp trước đây, sản phẩm thu được ít khuyết tật.
rGO được tổng hợp bằng các phương pháp không dùng hóa chất như: thủy nhiệt, điện hóa, tia
cực tím, và bức xạ mặt trời hoặc sử dụng hóa chất làm tác nhân khử (khử hóa học). Trong đó, khử
hóa học và khử thủy nhiệt là hai phương pháp thông dụng để tổng hợp rGO từ GO. Đối với
phương pháp khử hóa học, trong quá trình cần sử dụng chất khá nhiều các chất hóa học, khi thải ra
môi trường có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước. Vậy nên, trong các lĩnh vực y sinh và xử lý
nước, người ta đề cao phương pháp thủy nhiệt hơn, và trong bài nghiên cứu này, nhóm cũng dùng
phương pháp thủy nhiệt để tổng hợp rGO. Khác với phương pháp khử hóa học, phương pháp thủy
nhiệt kéo dài trong khoảng thời gian ổn định, không dùng các chất khử độc hại cho môi trường và
con người.
9.3.3.3. Ứng dụng
rGO có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực: điện – điện tử, thiết bị y sinh, vật liệu, năng lượng,
… [ CITATION Ray15 \l 1033 ]. rGO được dùng làm chất bán dẫn, thiết bị tinh thể lỏng, cảm
biến sinh học, thiết bị lưu trữ năng lượng hydro, siêu tụ điện, pin mặt trời, pin nhiên liệu, xúc tác
quang học, chất xử lý môi trường, loại bỏ các chất màu hữu cơ, ion kim loại nặng thiết bị nano,
dây dẫn trong suốt và vật liệu nanocomposite [ CITATION Sol10 \l 1033 \m Ran14]. Bên cạnh
đó, rGO ngăn chặn sự kết tụ của các NPs khác.
Trong lĩnh vực môi trường, rGO với diện tích bề mặt riêng lớn và khả năng tạo tương tác với
các ion kim loại nặng, chất màu hữu cơ, hợp chất hữu cơ nên được sử dụng làm vật liệu hấp phụ [
CITATION Ray15 \l 1033 ]. rGO có khả năng hấp thu ánh sáng ở vùng khả kiến, năng lượng
vùng cấm nhỏ nên được ứng dụng làm vật liệu xúc tác quang xử lý kim loại nặng, chất màu hữu
cơ, dư lượng kháng sinh,… [ CITATION Liu11 \l 1033 ].
Trong y học, rGO được sử dụng làm chất tải và phân phối thuốc đặc biệt có thể vận chuyển các
loại thuốc có chứa vòng thơm không tan trong nước, dùng làm chất dẫn truyền thuốc để chữa trị
các bệnh tiểu đường, ung thư,… [ CITATION XuC15 \l 1033 ].
Trong chế tạo năng lượng: rGO được sử dụng trong các pin điện hóa giúp gia tăng khả năng
lưu trữ năng lượng và tốc độ sạc. Đặc biệt, do tính dẫn điện và độ trong suốt cao, GO có khả năng
thay thế platin trong pin năng lượng mặt trời, giúp giảm giá thành sản phẩm trong khi vẫn duy trì
hiệu quả chuyển hóa [ CITATION Mah18 \l 1033 ].
Trong sinh học, rGO độ bền hóa học và khả năng tương thích sinh học cao nên được sử dụng
trong chế tạo các mô nhân tạo, cảm biến sinh học [ CITATION Yad16 \l 1033 ].
Ngày nay, các vật liệu xúc tác quang ngày càng được quan tâm nghiên cứu bởi tính ưu việt, chi
phí thấp, quá trình không kéo dài, hiệu quả cao. Việc pha tạp rGO và oxit kim loại giúp hạn chế
quá trình kết tụ, gia tăng số lượng các trung tâm phản ứng và diện tích bề mặt, nâng cao hiệu quả
xử lý. Bên cạnh đó, các hạt nano hình thành với kích thước rất nhỏ làm giảm năng lượng vùng
cấm các oxit kim loại, gia tăng vùng ánh sáng hấp thu, và nâng cao hiệu quả xúc tác phân hủy tốt
các chất độc hại [ CITATION Ank19 \l 1033 ].
Trong các vật liệu đang nghiên cứu, titan đioxit-ferrit magie/graphene oxit dạng khử (MFO -
TiO2/rGO) với hiệu quả phân hủy các hợp chất ô nhiễm (chất màu hữu cơ, lượng dư các chất
kháng sinh, dược phẩm, các kim loại nặng,…) ở vùng ánh sáng khả kiến và dễ thu hồi bằng từ
trường. Bên cạnh đó, với sự kết hợp rGO có khả năng dẫn truyền điện tử cao giúp hạn chế quá
trình tái tổ hợp của điện tử và lỗ trống của TiO2 và MFO [ CITATION Kau19 \l 1033 ].

9.3.4. MFO-TiO2/rGO
9.3.4.1. Cấu trúc
Vật liệu composite MFO - TiO 2/rGO là vật liệu được kết hợp từ TiO 2, MFO, và graphene oxit.
Việc kết hợp TiO2 với MFO trên nền là rGO đã khắc phục được những hạn chế của tiền chất của
các vật liệu tiền chất như sự tái tổ hợp các cặp điện tử - lỗ trống của TiO 2 và MFO, giới hạn chỉ
hoạt động trong vùng ánh sáng tử ngoại của TiO 2, cũng như dễ kết dính của graphene oxit. Trong
cấu trúc composite, TiO2 và MFO được cố định lên các tấm rGO nâng rộng khoảng cách giữa các
lớp rGO, hạn chế hiện tượng kết tụ; MFO và rGO làm thu hẹp vùng cấm giúp vật liệu có thể xúc
tác quang ở vùng ánh sáng khả kiến; rGO với độ dẫn điện tử cao làm giảm khả năng tái tổ hợp của
cặp điện tử - lỗ trống. Bên cạnh đó, MFO còn có tính chất từ nên vật liệu có khả năng dễ thu hồi
bằng từ trường [ CITATION Yad16 \l 1033 ]. Kết quả là vật liệu composite MFO - TiO 2/rGO tạo
thành có khả năng xúc tác quang cao hơn vật liệu tiền chất. Cấu trúc của MFO - TiO 2/rGO được
mô tả như Hình 8.

Hình 8: Cấu trúc của MFO - TiO2/rGO


9.3.4.2. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp thủy nhiệt là phương pháp liên quan đến các phản ứng hóa học xảy ra trong nước
hoặc dung môi ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao trong một hệ kín. Quá trình thủy nhiệt là phản
ứng một bước, trong đó tất cả các chất phản ứng và dung môi sẽ được cho vào bình thủy nhiệt.
Các phản ứng sẽ xảy ra trong môi trường bình kín khi hệ thống được cung cấp nhiệt và sau khi
làm nguội thu được vật liệu. Trong quá trình phản ứng xảy ra, áp suất và nhiệt độ là điều kiện
quan trọng ảnh hưởng đến kết cấu pha và hình thái bề mặt sản phẩm. Lượng dung môi trong bình
sẽ quyết định áp suất trong bình [ CITATION Mal14 \l 1033 ]. Nguyên tắc là dựa trên phản ứng dị
thể xảy ra trong dung môi dưới điều kiện áp suất cao và nhiệt độ cao, để hòa tan và tái kết tinh các
vật liệu không hòa tan được ở điều kiện thường [ CITATION Mal14 \l 1033 ]. Trong nghiên cứu
này, phương pháp thủy nhiệt được chọn để tổng hợp vật liệu MFO - TiO 2/rGO vì phương pháp
này không đòi hỏi nhiều chi phí, thiết bị phức tạp, phù hợp với quy mô phòng thí nghiệm, vật liệu
thu được có độ tinh khiết cao, và không sử dụng chất khử ô nhiễm môi trường.
9.3.4.3. Cơ chế xúc tác quang
Cơ chế xúc tác của vật liệu MFO - TiO 2/rGO được thể hiện ở Hình 9. Trong đó, với vai trò như
một chất cảm quang, TiO2, MFO hấp thu năng lượng photon ánh sáng, các điện tử bị kích thích
và di chuyển từ vùng hóa trị lên vùng dẫn. Khi đó, trên vùng hóa trị sẽ có các lỗ trống mang điện
tích dương (hVB+) và trên vùng dẫn sẽ có các điện tử mang điện tích âm (e CB-) như ở phương trình
(16). Điện tử oxy hóa O2 tạo ra •O2- và lỗ trống di chuyển lên bề mặt khử OH - và H2O tạo ra •OH
như ở phương trình (17) – (19). Gốc tự do •OH, •O 2- phân hủy TC thành CO2 và H2O như ở
phương trình (20)[ CITATION Kau19 \l 1033 ].
MFO - TiO2/rGO + hv → (MFO - TiO2/rGO) (hVB+, eCB-) (16)
eCB- + O2 → •O2 (17)
hVB+ OH- → •OH (18)
hVB+ + H2O → •OH + H+ (19)
•OH/•O2- + TC → CO2 + H2O (20)

Hình 9: Cơ chế xúc tác quang của MFO - TiO2/rGO [6]


Vật liệu MFO - TiO2/rGO sau khi tổng hợp sẽ được thử nghiệm khả năng xúc tác quang phân
hủy đối với TC trong nguồn nước.
9.4. Vấn đề về môi trường và tính cấp thiết của đề tài
9.4.1. Ô nhiễm kháng sinh
Những năm gần đây, do phát triển kinh tế và gia tăng dân số nên môi trường nước ngày càng
bị ô nhiễm bởi các dư lượng kháng sinh, các hợp chất hữu cơ, kim loại nặng mà nguồn gốc chủ
yếu từ công nghiệp và giao thông vận tải. Thực tế ngày nay chúng rất khó loại bỏ bằng các biện
pháp xử lý nước thải thông thường và nếu chúng xâm nhập vào các nguồn nước sinh hoạt ở mức
cao hơn mức cho phép sẽ là nguồn gốc của nhiều bệnh hiểm nghèo, các chất kháng sinh tích lũy
trong cơ thể gây tổn thương gan, thận, và mô tụy; suy giảm hệ hô hấp; rối loạn tim mạch; và tê
liệt thần kinh; có thể dẫn tới hôn mê, tử vong đe dọa sức khỏe và tính mạng của con người
[CITATION Ank19 \m Seb12 \l 1033 ]. Vì vậy mà vấn đề nghiên cứu và bảo vệ môi trường nói
chung và môi trường nước nói riêng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia và tổ
chức trên thế giới.
9.4.2. Ý tưởng khoa học và tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay nhu cầu về nước ngày càng tăng, dân số tăng, sử dụng nước không được kiểm soát,
biến đổi khí hậu đột ngột, lượng mưa không đủ và quan trọng nhất là ô nhiễm nước là một số lý
do dẫn đến sự khan hiếm nước hiện nay. Các chất gây ô nhiễm làm suy giảm chất lượng nước
như: ion kim loại nặng, chất thải hữu cơ và vô cơ nguy hại thông qua chất thải công nghiệp, hoạt
động khai thác, sinh hoạt,... và đặc biệt thời gian gần đây tình trạng ô nhiễm nước do dư lượng
kháng sinh ngày càng nghiêm trọng [ CITATION Sin20 \l 1033 ].
Kháng sinh được sản xuất để phục vụ cho chăm sóc sức khỏe con người cũng như vật nuôi.
Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều lượng hoặc không tuân thủ đúng thời gian điều trị quy định làm
tăng dư lượng kháng sinh trong nước. Các hợp chất kháng sinh với cấu trúc đa vòng khó bị phân
hủy sinh học, tồn tại trong tự nhiên trong thời gian dài, gia tăng các vi khuẩn kháng thuốc, ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường [CITATION Ank19 \m Seb12 \l 1033 ].
Ngày nay, vấn đề tìm ra một công nghệ có thể giải quyêt những vấn đề liên quan đến môi
trường, y tế, sức khỏe con người ngày nay thực sự rất cần thiết. Các phương pháp truyền thống
như lắng cặn, đông tụ, keo tụ và trao đổi ion,… không đủ để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ độc
hại, vì các phương pháp này chỉ chuyển các chất ô nhiễm từ pha này sang pha khác và liên tục tạo
ra bùn phải được xử lý bởi một quá trình khác. Trong những năm gần đây, quang xúc tác sử dụng
chất bán dẫn đã xuất hiện như một phương pháp xanh và bền vững để loại bỏ các chất ô nhiễm
hữu cơ và vô cơ độc hại khỏi nước thải. Các hạt nano kim loại hay nano oxit kim loại có khả năng
xúc tác quang thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Trong đó, MFO -
TiO2/rGO là vật liệu mới, còn khá ít người về nghiên cứu nhưng dựa trên cấu trúc của nó cho thấy,
MFO - TiO2/rGO là một vật liệu tiềm năng hứa hẹn mang lại nhiều ứng dụng trong việc xử lí nước
thải, các hợp chất độc hại, dư lượng kháng sinh lớn trong nước. Với ưu điểm là hạn chế được các
nhược điểm của tiền chất ban đầu, kết hợp được những điểm mạnh của từng thành phần, tạo nên
vật liệu nanocomposite hoàn chỉnh với chức năng phục vụ cho quá trình xử lí những nguồn nước
bẩn thải ra môi trường [ CITATION Kau19 \l 1033 ].
9.5. Đánh giá khả năng xúc tác quang của vật liệu MFO - TiO2/rGO
9.5.1 Hiệu quả xúc tác quang
Hiệu suất xúc tác quang phân hủy kháng sinh của vật liệu được đánh giá thông qua sự thay đổi
của nồng độ hợp chất kháng sinh trước và sau phản ứng xúc tác như thể hiện ở phương trình (21).
C 0−C (21)
H= ×100 %
C0
trong đó H là hiệu suất xúc tác quang phân hủy (%); C o, C lần lượt là nồng độ hợp chất kháng
sinh trước và sau khi xúc tác (mg/L) được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
(high-performance liquid chromatography - HPLC).
9.5.2. Phương pháp HPLC xác định nồng độ kháng sinh trong nước
Nồng độ của kháng sinh trong dung dịch trước và sau phản ứng xúc tác quang phân hủy được
xác định bằng phương pháp HPLC. HPLC là phương pháp phân tích hóa lý dùng xác định hàm
lượng của một hoặc nhiều hợp chất hữu cơ trong mẫu thử với ưu điểm là thời gian nhanh và độ
chính xác cao. Do đó, HPLC ngày càng được xử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực: thực phẩm,
dược phẩm, môi trường,… [ CITATION Mar10 \l 1033 ].
HPLC là một kỹ thuật trong hóa phân tích dùng để tách, nhận biết, định lượng từng thành phần
trong hỗn hợp. Kỹ thuật này dựa trên hệ thống bơm để đẩy dung môi lỏng dưới áp suất cao, trong
dung môi có chứa hỗn hợp mẫu, qua một cột sắc ký. Cột sắc ký được đổ bằng vật liệu hấp phụ
rắn. Mỗi thành phần trong mẫu tương tác khác nhau với vật liệu hấp phụ, nên tốc độ dòng của
mỗi thành phần không giống nhau, dẫn tới sự phân tách các thành phần khi ra khỏi cột. Hệ thống
HPLC được thể hiện ở Hình 10.

Hình10: Hệ thống HPLC[ CITATION Mar10 \l 1033 ]


9.6. Tài liệu tham khảo

[1] Chen, X. J., Li, F. Y., & Hao, Y. B, "The preliminary exploration of remediation the
antibiotics polluted water by two hydrophytes," Subtropical Plant Sciences, vol. 41(4), p. 1,
2012.
[2] Xu, XiaoLing, "Screening, identification and degradation characteristics of tetracycline-
degrading strains," Journal of Agricultural Biotechnology, vol. 19(3), pp. 549-556, 2011.
[3] Wen, Xianghua, Yannan Jia, and Jiaxi Li, "Enzymatic degradation of tetracycline and
oxytetracycline by crude manganese peroxidase prepared from Phanerochaete
chrysosporium," Journal of Hazardous Materials, Vols. 177(1-3), pp. 924-928, 2010.
[4] Pei, M., Liang, Y. T., Yi, L. Y., Cao, S. N., Yang, Z. P., Wang, D. D., & Zhao, Y,
"Degradation of residual antibiotics in soils by ryegrass and its effect on microbial
activity," Chinese Journal of Environmental Engineering, vol. 11(5), p. 3719, 2017.
[5] Liao, J., Xu, X. A., Liu, Y. H., Li, R. X., Liu, L., & Liu, C. X, "Removal and response of
antibiotics and antibiotic resistance genes during advanced treatment of livestock
wastewater by aquatic plant filter bed," Acta Scientific, vol. 35(8), p. 2464, 2015.
[6] Pelaez, Miguel, et al., "A review on the visible light active titanium dioxide photocatalysts
for environmental applications," Applied Catalysis B: Environmental, vol. 125, pp. 331-
349, 2012.
[7] H. Wu, S. Lin, C. Chen, W. Liang, X. Liu, H. Yang, "A new ZnO/rGO/polyaniline ternary
nanocomposite as photocatalyst with improved photocatalytic activity," Mater. Res. Bull,
vol. 83, p. 434–441, 2016.
[8] Wu, S., Jia, Q., & Dai, W, "Synthesis of RGO/TiO2 hybrid as a high performance
photocatalyst," Ceramics International, vol. 43, p. 1530–1535, 2017.
[9] Paz, Y, "Application of TiO2 photocatalysis for air treatment: Patents’ overview," Applied
Catalysis B: Environmental, Vols. 99(3-4), pp. 448-460, 2010.
[10] Sabareesh, R. K., Gobinath, N., Sajith, V., Das, S., & Sobhan, C. B, " Application of TiO2
nanoparticles as a lubricant-additive for vapor compression refrigeration systems–An
experimental investigation," nternational journal of refrigeration, vol. 35(7), pp. 1989-
1996, 2012.
[11] L.C.Lộc, Động học phản ứng xúc tác, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2017.
[12] Shahid, M., Jingling, L., Ali, Z., Shakir, I., Warsi, M. F., Parveen, R., & Nadeem, M, "
Photocatalytic degradation of methylene blue on magnetically separable MgFe2O4 under
visible light irradiation," Materials Chemistry and Physics, Vols. 139(2-3), pp. 566-571,
2013.
[13] Sahu, D., Sarkar, N., Sahoo, G., Mohapatra, P., & Swain, S. K, "Silver imprinted graphene
nanocomposites: synthesisis and morphological study," Appl. Sci. Adv. Mater. Int, vol. 1(6),
pp. 224-227, 2016.
[14] Ray, Sekhar, Applications of graphene and graphene-oxide based nanomaterials, William
Andrew, 2015.
[15] Soldano, Caterina, Ather Mahmood, and Erik Dujardin, "Production, properties and
potential of graphene," Carbon, vol. 48(8), pp. 2127-2150, 2010.
[16] Randviir, Edward P., Dale AC Brownson, and Craig E. Banks, "A decade of graphene
research: production, applications and outlook," Materials Today, vol. 17(9), pp. 426-432,
2014.
[17] Liu, S., Zeng, T. H., Hofmann, M., Burcombe, E., Wei, J., Jiang, R., ... & Chen, Y, "
Antibacterial activity of graphite, graphite oxide, graphene oxide, and reduced graphene
oxide: membrane and oxidative stress," ACS nano, vol. 5(9), pp. 6971-6980, 2011.
[18] Xu, C., Shi, X., Ji, A., Shi, L., Zhou, C., & Cui, Y, "Fabrication and characteristics of
reduced graphene oxide produced with different green reductants," PloS one, vol. 10(12), p.
0144842, 2015.
[19] Mahmoudi, T., Wang, Y., & Hahn, Y. B, "Graphene and its derivatives for solar cells
application," Nano Energy, vol. 47, pp. 51-65, 2018.
[20] Yadav, H. M., & Kim, J. S, "Solvothermal synthesis of anatase TiO2-graphene oxide
nanocomposites and their photocatalytic performance," Journal of Alloys and Compounds,
vol. 688, pp. 123-129, 2016.
[21] Anku, W. W., Kiarii, E. M., Sharma, R., Joshi, G. M., Shukla, S. K., & Govender, P. P,
"Photocatalytic Degradation of Pharmaceuticals Using Graphene Based Materials In A
New Generation Material Graphene: Applications in Water Technology," Springer, pp.
187-208, 2019.
[22] Kaur, J., & Kaur, M, "Facile fabrication of ternary nanocomposite of MgFe2O4 TiO2@
GO for synergistic adsorption and photocatalytic degradation studies," Ceramics
International, vol. 45(7), pp. 8646-8659, 2019.
[23] Malekshoar, G., Pal, K., He, Q., Yu, A., & Ray, A. K, "Enhanced solar photocatalytic
degradation of phenol with coupled graphene-based titanium dioxide and zinc oxide,"
Industrial & Engineering Chemistry Research, vol. 53(49), pp. 18824-18832, 2014.
[24] Sebesvari, Z., Le, H. T. T., Van Toan, P., Arnold, U., & Renaud, F. G, Agriculture and
water quality in the Vietnamese Mekong Delta, Springer, Dordrecht, 2012.
[25] Singh, P., Shandilya, P., Raizada, P., Sudhaik, A., Rahmani-Sani, A., & Hosseini-
Bandegharaei, A, "Review on various strategies for enhancing photocatalytic activity of
graphene based nanocomposites for water purification," Arabian Journal of Chemistry, vol.
13(1), pp. 3498-3520, 2020.
[26] Marcano, D. C., Kosynkin, D. V., Berlin, J. M., Sinitskii, A., Sun, Z., Slesarev, A., ... &
Tour, J. M, "Improved synthesis of graphene oxide," ACS nano, vol. 4(8), pp. 4806-4814,
2010.
[27] Huyen, N. T. M., Trang, P. T. T., Dat, N. M., & Hieu, N. H, "Synthesis of
chitosan/graphene oxide nanocomposites for methylene blue adsorption," In AIP
Conference Proceedings, vol. 1878, p. 020013, 2017.
[28] Hieu, N. H, "Removal of Cd (II) from water by using graphene oxide –MnFe2O4 magnetic
nanohybrids," Vietnam Journal of Science and Technology, vol. 55(1B), p. 109, 2017.
[29] Kaur, J., & Kaur, M, "Facile fabrication of ternary nanocomposite of MgFe2O4 TiO2@
GO for synergistic adsorption and photocatalytic degradation studies," Ceramics
International, vol. 45(7), pp. 8646-8659, 2019.
[30] Hou, C., Zhang, Q., Li, Y., & Wang, H, "P25–graphene hydrogels: Room-temperature
synthesis and application for removal of methylene blue from aqueous solution," Journal of
hazardous materials, vol. 205, pp. 229-235, 2012.
[31] Anku, W. W., Kiarii, E. M., Sharma, R., Joshi, G. M., Shukla, S. K., & Govender, P. P,
"Photocatalytic Degradation of Pharmaceuticals Using Graphene Based Materials In A
New Generation Material Graphene: Applications in Water Technology," Springer, Cham,
pp. 187-208, 2019.
[32] Du, Lianfeng, and Wenke Liu, "Occurrence, fate, and ecotoxicity of antibiotics in agro-
ecosystems. A review," Agronomy for sustainable development, vol. 32(2), pp. 309-327,
2012.

10. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI


Tổng hợp thành công vật liệu MFO – TiO2/rGO
Vật liệu có hiệu quả xúc tác quang cao đối với dư lượng kháng sinh trong nước
11. TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
11.1. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 1
11.1.1. Tổng hợp và thử nghiệm khả năng xúc tác quang phân hủy đối với TC của vật liệu
MFO - TiO2/rGO
Mục tiêu nội dung 1: Tìm ra tỷ lệ tiền chất phù hợp để tổng hợp vật liệu MFO -
TiO2/rGO có khả năng xúc tác quang phân hủy cao đối với TC.
Sản phẩm khoa học dự kiến và chỉ tiêu đánh giá: 1 gam vật liệu MFO - TiO2/rGO có khả
năng xúc tác quang phân hủy với hiệu suất lớn hơn 99 %.
11.1.2. Phương pháp
Vật liệu: MFO - TiO2/rGO được tổng hợp qua ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tổng hợp GO
Giai đoạn 2: Tổng hợp MFO/rGO theo phương pháp đồng kết tủa
Giai đoạn 3: Tổng hợp MFO - TiO2/rGO theo phương pháp thủy nhiệt
 Tổng hợp GO
GO tổng hợp từ graphite theo phương pháp Hummers cải tiến được thể hiện như quy
trình Hình 11.

360 mL H2SO4 3g Graphite


40 mL H3PO4
GiO
Khuấy 10oC
18g KMnO4

Siêu âm
500mL H2O Khuấy 50oC
15mL H2O2 12 giờ

Ly tâm
HCl/H2O Ly tâm
C2H5OH

Sấy 50oC
Rửa pH 6

GO
Sấy

Hình 11: Quy trình tổng hợp GO theo phương pháp Hummers cải tiến [ CITATION
Huy17 \l 1033 ]
Thuyết minh quy trình:
Thêm 3 g Gi vào hỗn hợp axit đậm đặc H2SO4 / H3PO4 (360 : 40 mL). Tiếp theo, thêm
từ từ 18 g KMnO4 và khuấy ở nhiệt độ ở nhỏ hơn 20 oC. Sau đó, hỗn hợp được khuấy đều
và giữ ở nhiệt độ 50 oC trong 12 h. Hỗn hợp được đưa về nhiệt độ phòng, thêm 500 mL
nước cất và 15 mL H2O2 30%. Hỗn hợp từ màu vàng nâu chuyển sang màu vàng sáng. Hỗn
hợp được đem ly tâm (2000 rpm) và rửa nhiều lần với dung dịch HCl, nước cất và ethanol
tới khi đạt pH 6. Chất rắn thu được là GiO, sấy khô ở 50 oC. Phân tán GiO vào nước (0,5
mg/mL), siêu âm trong 12 h, ly tâm sấy khô 50 oC . Sản phẩm sau khi sấy là GO.
 Tổng hợp MFO/GO
Quy trình tổng hợp vật liệu MFO/GO theo phương pháp đồng kết tủa được trình bày ở
Hình 12 [CITATION Hie17 \l 1033 ]:
Mg(NO3)2.6H2O
Sấy
MFO/GO

Ly tâm
Khuấy
Rữa

1:2
80 oC, pH 10, 1 h
60 oC

30 phút

Fe(NO3)3.9H2O
Hình 12: Quy trình tổng hợp vật liệu MFO / GO [CITATION Hie17 \l 1033 ]
Thuyết minh quy trình:
Một lượng xác định muối Mg(NO3)2.6H2O và Fe(NO3)3.9H2O với tỷ lệ mol 1 : 2 được
thêm vào 100 mL huyền phù GO (5 g/L). Hỗn hợp được siêu âm để phân tán đều sau đó
được khuấy và gia nhiệt ở 80 ℃ ở pH 10 trong 1 giờ. Sau đó, làm nguội dung dịch xuống
nhiệt độ phòng, kết tủa đen được rửa bằng etanol và sấy khô ở nhiệt độ 60 ℃. Tỷ lệ của
MFO và GO được khảo sát bằng cách thay đổi tỷ lệ tiền chất muối Mg(NO 3)2.6H2O -
Fe(NO3)3.9H2O : GO. Tỷ lệ tiền chất phù hợp được đánh giá dựa vào từ tính MFO / GO
được thể hiện ở Bảng 3.

Bảng 3: Tỷ lệ khối lượng MFO / GO


Tỷ lệ Khối lượng (g)
MFO/GO
Mẫu
MFO / GOisopropoxide
EtanolTitan Mg(NO3)2.6H2O Fe(NO3)3.9H2O GO
(TTIP)
0,25 : 1 0,16 0,51 0,5 MGO1
Ly tâm 30 phút
0,5 : 1 0,32 1,01 0,5 MGO2
1:1 0,64 2,02 0,5 MGO3
2:1 1,28 Khuấy 4,04 pH 10, 4 h0,5 MGO4
4:1 2,56 8,08 0,5 MGO5
 Quy trình tổng hợp vật liệu nanocomposite MFO – TiO2/rGO
Thủy nhiệt MFO - 180
Quy trình tổng hợp vật liệu nanocomposite TiO2C,
o
12 htheo phương pháp in situ
/rGO
như Hình 13.

Sấy 80oC
Hình 13: Quy trình tổng hợp MFO-TiO2/rGO
Thuyết minh quy trình:
MFO / GO được phân tán MFO-TiO
vào etanol. Sau đó, một lượng xác định TiO2 NPs được thêm
/rGO2

vào. Hỗn hợp được siêu âm trong thời gian 30 phút để thu được hỗn hợp đồng nhất, khuấy
và điều chỉnh để hỗn hợp đạt pH 10. Sau đó, toàn bộ hỗn hợp được cho vào bình thủy nhiệt
phản ứng ở 180 ℃ trong 12 giờ. Cuối cùng, kết tủa được rửa và sấy ở 80 ℃ thu được
MFO-TiO2/rGO. Tỷ lệ tiền chất TiO2 và MFO/GO được khảo sát theo Bảng 4. Tỷ lệ tiền
chất phù hợp được xác định dựa trên khả năng xúc tác quang phân hủy của vật liệu MFO -
TiO2/rGO.
Bảng 4: Tỷ lệ tiền chất TTIP : MFO/GO

Tỷ lệ TTIP : MFO/GO Tên mẫu


0,25 : 1 TMG1
0,5 : 1 TMG2
1:1 TMG3
2:1 TMG4
4:1 TMG5
Để khảo sát và tìm ra tỷ lệ tiền chất phù hợp của MFO - TiO2/rGO, tỷ lệ tiền chất phù
hợp được xác định dựa khả năng xúc tác quang phân hủy đối với TC. Và so sánh khả năng
xúc tác quang phân hủy của MFO/GO và TiO2/GO theo phương pháp tương tự.
11.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2
11.2.1. Phân tích cấu trúc – hình thái – đặc tính của vật liệu
Mục tiêu nội dung 2: Đưa ra cấu trúc – hình thái – đặc tính của các vật liệu.
Sản phẩm khoa học dự kiến và chỉ tiêu đánh giá: Các hạt TiO2, MFO phân bố đồng đều
trên các tấm rGO với kích thướcVật 15
liệu– 25 nm. Diện tích bề mặt riêng của khoảng 40 – 50
m2/g. ĐộTetracycline
từ tính bão (TC)
hòa khoảng 20 – 15 emu/g.
11.2.2. Phương pháp Khuấy 1 h trong tối
Cấu trúc – hình thái – đặc tính của MFO - TiO2/rGO phù hợp và của các vật liệu GO,
MFO/GO được xác định bằng Khuấy
các phương pháp phân tích hiện đại như:
1 h chiếu sáng
- Nhiễu xạ tia X (X-ray diffraction – XRD): được dùng để nghiên cứu cấu trúc tinh thể
của vật liệu. Thu vật liệu
- Phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (Fourier transform infrared spectroscopy - FTIR):
được dùng để xác định sự có mặt của các nhóm chức đặc trưng trong vật liệu.
Thu và đo nồng độ TC
- Phổ Raman (Raman spectroscopy): được dùng để xác định khuyết tật trong cấu trúc
của vật liệu.
- Kính hiển vi điện tử truyền qua (transmission electron microscopy – TEM): được
dùng để xác định hình thái vật liệu.
- Phương pháp hấp phụ đẳng nhiệt BET (Brunauer – Emmett – Teller): được sử dụng
để xác định bề mặt riêng của vật liệu.
- Phổ tán sắc năng lượng tia X (Energy dispersive X–ray spectroscopy): được dùng để
xác định thành phần các nguyên tố C, O, Ti, Mg, Fe trong vật liệu.
11.3. Nội dụng và phương pháp 3
11.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố như thời gian chiếu sáng, pH, nồng độ TC,
hàm lượng chất xúc tác, và nhiệt độ phản ứng đến khả năng xúc tác quang của vật liệu
MFO - TiO2/rGO
Mục tiêu nội dung 3: Tìm ra điều kiện phù hợp để hiệu quả xúc tác quang phân hủy đối
với TC của MFO - TiO2/rGO là cao nhất. Đưa ra kết luận về ảnh hưởng của thời gian chiếu
sáng, pH, nồng độ TC, hàm lượng chất xúc tác, và nhiệt độ phản ứng đến khả năng xúc tác
quang của vật liệu MFO - TiO2/rGO.
Sản phẩm khoa học dự kiến và chỉ tiêu đánh giá: Điều kiện phản ứng xảy ra để hiệu
suất xúc tác quang phân hủy > 99 %.
11.3.2. Quy trình khảo sát khả năng xúc tác quang của vật liệu MFO - TiO2/rGO đối với
TC
Quy trình khảo sát khả năng xúc tác quang TC của vật liệu MFO – TiO 2/rGO được thể hiện
ở Hình 14.

Hình 14: Quy trình đánh giá khả năng xúc tác quang phân hủy TC của vật liệu MFO-
TiO2/rGO
Thuyết minh quy trình:
Chuẩn bị các cốc thủy tinh chứa 20 mL TC (20 mg/L). Tiến hành thêm 20 mg vật liệu
vào dung dịch TC. Khuấy dung dịch 1 giờ trong tối để cân bằng hấp phụ và nhả hấp. Sau
đó, tiến hành chiếu sáng trong 1 giờ. Sau thời gian chiếu sáng, vật liệu được thu hồi, nồng
độ của TC trong dung dịch được xác định bằng HPLC. Vật liệu MFO - TiO2/rGO có tỷ lệ
tiền chất phù hợp là vật liệu có khả năng loại bỏ TC với hiệu suất cao nhất. Vật liệu này sẽ
được chọn để phân tích cấu trúc – hình thái – đặc tính cũng như sử dụng cho thí nghiệm
khảo sát ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố như thời gian chiếu sáng, pH, nồng độ TC ban
đầu, và lượng chất xúc tác đến khả năng xúc tác quang của vật liệu.
Thời gian chiếu sáng:
Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến khả năng xúc tác quang phân hủy TC của vật
liệu MFO - TiO2/rGO được khảo sát bằng cách cố định các yếu tố pH = 7, nồng độ TC (10
mg/L), hàm lượng chất xúc tác (20 mg), và nhiệt độ phản ứng (30 oC). Thời gian chiếu
sáng được thay đổi: 10, 20, 40, 60 và 80 phút.
pH:
Ảnh hưởng của pH đến khả năng xúc tác quang phân hủy TC của vật liệu MFO -
TiO2/rGO được khảo sát bằng cách cố định các yếu tố thời gian chiếu sáng phù hợp tìm
được ở mục trên, nồng độ TC (10 mg/L), hàm lượng chất xúc tác (20 mg), và nhiệt độ phản
ứng (30 oC). pH môi trường phản ứng được thay đổi: 3, 5, 7, 9 và 11.
Nồng độ TC:
Ảnh hưởng của nồng độ TC đến khả năng xúc tác quang của vật liệu MFO-TiO 2/rGO
được khảo sát bằng cách cố định các yếu tố thời gian chiếu sáng phù hợp tìm được ở mục
trên, pH = 7, hàm lượng chất xúc tác (20 mg), nhiệt độ phản ứng (30 oC). Nồng độ TC
trong môi trường phản ứng được thay đổi: 10, 20, 30, 40 và 50 mg/l.
Hàm lượng chất xúc tác:
Ảnh hưởng của hàm lượng chất xúc tác đến khả năng xúc tác quang phân hủy TC của
vật liệu MFO - TiO2/rGO được khảo sát bằng cách cố định các yếu tố pH = 7, nồng độ TC
(10 mg/L), nhiệt độ phản ứng (30 oC) và thời gian chiếu sáng phù hợp được tìm ở trên.
Hàm lượng chất xúc tác được nghiên cứu thay đổi : 10, 20, 30, 40 và 50mg.

Nhiệt độ phản ứng:


Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến khả năng xúc tác quang phân hủy TC của vật liệu
MFO - TiO2/rGO được khảo sát bằng cách cố định các yếu tố pH = 7, nồng độ TC (10
mg/L), thời gian chiếu sáng phù hợp được tìm ở trên và hàm lượng chất xúc tác (20mg).
Nhiệt độ phản ứng được nghiên cứu thay đổi: 30, 60, 80, 90 và 120℃..
12. RESEARCH FINAL PRODUCTS
1. Quy trình tổng hợp vật liệu MFO - TiO2/rGO với đầy đủ các thông số cho từng công đoạn
2. Vật liệu nanocomposite MFO - TiO2/rGO có chi tiết về hình thái, cấu trúc và đặc tính
Điều kiện phù hợp để hiệu quả xúc tác quang phân hủy đối với TC của MFO - TiO2/rGO là
cao nhất. Đưa ra kết luận về ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng, pH, nồng độ TC, hàm
3.
lượng chất xúc tác và nhiệt độ phản ứng đến khả năng xúc tác quang của vật liệu MFO -
TiO2/rGO
4. Báo cáo trong Hội nghị sinh viên OISP
5. 01 bản thảo được chấp nhận đăng trên tạp chí thuộc danh mục Scimago
13. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 20 000 000 VND
Trong đó từ:
- Nguồn trường 20 000 000 VND
- Các nguồn kinh phí khác 0 VND

Ngày …. tháng …. năm …. Ngày …. tháng …. năm ….


Chủ nhiệm đề tài Thầy/cô hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày …. tháng …. năm …. Ngày …. tháng …. năm ….


Ban chủ nhiệm khoa HIỆU TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

You might also like