Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Đinh Văn Huy, Đỗ Đình Chiến, Trần Đức Thạnh, Bùi Văn Vượng, 2003.

Đặc trưng hình thái, động lực và biến


dạng bờ Hải Hậu, Nam Định. Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, tập X, Tr.106-125. NXB. Khoa học và
Kỹ thuật.

ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI - ĐỘNG LỰC


VÀ BIẾN DẠNG BỜ ĐẢO CÁT HẢI, HẢI PHÒNG

Đinh Văn Huy, Trần Đức Thạnh, Đỗ Đình Chiến, Bùi Văn Vượng

1. Mở đầu
Đảo Cát Hải nằm trong vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng, phía bắc giáp huyện Yên Hưng,
Quảng Ninh, phía đông ngăn cách với xã Phù Long, đảo Cát Bà qua Lạch Huyện rộng 1,5km,
sâu 13 - 15m, phía tây ngăn cách đảo Đình Vũ qua lạch Nam Triệu rộng 1km, sâu 10 - 12m,
phía nam đảo là vùng biển nông ven bờ vịnh Bắc Bộ. Trên bình đồ rộng lớn hơn, đảo nằm
giữa quần đảo Cát Bà và bán đảo Đồ Sơn và nằm sát bờ phải luồng tàu vào cảng Hải Phòng.
Mặc dù đã có một số công trình kè bờ phòng chống xói lở như kè lát đá khan mặt đê và kè mỏ
hàn nuôi bãi, nhưng do nằm trong cấu trúc hạ lún mạnh của bồn trũng Hải Phòng [12] cộng
hưởng với dâng cao mực nước chân tĩnh, nguồn cung cấp bồi tích của vùng cửa sông Bạch
Đằng nhỏ, dòng triều hoạt động mạnh nên xói lở bờ ở đây còn diễn biến phức tạp, gây tư
tưởng không ổn định cho hơn 1,3 vạn dân đảo và các công trình kinh tế, quốc phòng trên đảo.
Kết quả đề tài nghiên cứu dự báo phòng chống sạt lở bờ bờ biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh đến
Thanh Hoá thuộc dự án độc lập cấp Nhà nước KHCN-5a đã xác định bờ đảo Cát Hải là một
trong hai trọng điểm xói lở nghiêm trọng nhất ven bờ Bắc Bộ. Nghiên cứu hình thái - động
lực và biến dạng bờ là một trong những nội dung quan trọng để tìm hiểu diễn biến xói lở,
nguyên nhân và cơ chế xói lở bờ đảo để từ đó có các giải pháp phòng chống xói lở bờ đảo hữu
hiệu nhất. Bài báo trình bày những kết quả nghiên cứu mới nhất và chi tiết nhất từ các đợt
khảo sát tổng hợp vào tháng 3, tháng 8 năm 2000, và được hoàn thành với sự tài trợ của Hội
đồng Khoa học tự nhiên.
2. Tài liệu và phương pháp
2.1. Nguồn tài liệu
Bài báo đã sử dụng nguồn tài liệu khá phong phú và chi tiết bao gồm: tài liệu khảo sát, đo trắc
địa bãi chi tiết theo mùa mưa và mùa khô năm 2000 của dự án KHCN-5a, các tư liệu về hải
đồ, bình đồ cao độ của bờ và ngầm đảo Cát Hải, các tài liệu lưu trữ [3,9,12] và các tài liệu đã
công bố [7,10,11,13].
2.2. Phương pháp
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu gồm:
- Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phân tích, giải đoán ảnh viễn thám, hiệu chỉnh các bản đồ, sơ đồ, xác định vị trí và vẽ các
mặt cắt.
- Chồng ghép các mặt cắt, xác định đặc điểm biến dạng bờ và bờ ngầm theo hai mùa trong
năm, theo giai đoạn 5 - 10 năm và 30 - 60 năm.
- Tính khối lượng bồi - xói theo mô hình thể tích.
- Vẽ bản đồ, sơ đồ, lập bảng số liệu và viết báo cáo.
3. Kết quả nghiên cứu

1
3.1. Các yếu tố trắc lượng hình thái và động lực của từng đoạn bờ
Đảo Cát Hải có chiều dài 6200m từ tuyến T2 đến tuyến T22 (hình 1), được chia làm 5
đoạn có đặc trưng về trắc lượng hình thái và động lực bờ khác nhau (bảng 1).

Đoạn bờ trung tâm đảo (từ tuyến T6 đến tuyến T18) dài 4325m, đặc trưng mài mòn
bởi sóng chiếm ưu thế. Dựa vào đặc điểm trắc lượng hình thái có thể chia ra 3 đoạn nhỏ: đoạn
nhỏ Hoà Quang - Gia Lộc (từ tuyến T18 tuyến T13), đặc trung bởi sườn bờ cao (cao trên mực
biển trung bình) dốc nhất bờ đảo Cát Hải (sườn bờ dốc đạt 0,93 ở tuyến T14 gần đình Gia
Lộc), trung bình dốc 0,35; sườn bờ thấp (có độ cao từ 0m hải đồ đến mực biển trung bình) dốc
nghiêng lớn, trung bình đạt 0,04. Đoạn nhỏ vụng Gia Lộc (từ T12 đến T10) có sườn bờ cao và
sườn bờ thấp thoải nhất, trung bình sườn bờ cao dốc nghiêng 0,063; sườn bờ thấp thoải trung
bình 0,0043. Đoạn nhỏ Văn Chấn (từ T10 đến T6) có sườn bờ cao dốc nghiêng trung bình
0,202 và sườn bờ thấp nghiêng thoải trung bình 0,0042.
Bảng1. Đặc trưng trắc lượng hình thái bờ đảo Cát Hải
Bờ cao Bờ thấp
Đoạn nhỏ Độ cao (trên MBTB) (từ MBTB đến 0m HĐ)
Tuyến (mẩu bờ) bờ Khoảng cách Độ dốc Khoảng cách Độ dốc
(m) từ đỉnh bãi sườn bờ từ MBTB đến sườn bờ
đến MBTB (theo tg) 0mHĐ (theo tg)
(m) (m)
T2 Luồng Nam 3,8 75 0,02533 90 0,02111
T3 Triệu 4,5 56 0,04643 130 0,01462
T4 Lạch Hoàng 3,9 22 0,090091 118 0,01610
T5 Châu 5,7 12 0,31667 178 0,01067
T6 5,6 16 0,23125 269 0,00106
T7 Bờ Văn 5,5 17 0,21176 313 0,00607
T8 Chấn 5,5 14 0,25174 361 0,00526

2
T9 5,3 20 0,17000 412 0,00461
T10 Vụng Gia 5,5 24 0,1500 463 0,00410
T11 Lộc 4,0 72 0,02917 508 0,00374
T12 3,7 190 0,00947 385 0,00494
T13 Bờ Gia Lộc 4,8 10 0,29000 160 0,01188
T14 5,6 4 0,9250 33 0,05758
T15 4,9 44 0,06818 26 0,07308
T16 Bờ Hoà 5,2 28 0,11786 76 0,0250
T17 Quang 6,1 13 0,02308 46 0,04130
T18 Lạch Gót 5,8 10 0,3900 28 0,06786
T19 (Hàng Dày) 5,9 13 0,30769 24 0,07917
T20 5,0 13 0,23846 15 0,12667
T21 Luồng Lạch 5,3 16 0,2125 85 0,02235
T22 Huyện 5,0 14 0,22143 14 0,22143
Ghi chú: MBTB: Mực biển trung bình 0m HĐ: 0m hải đồ
Đoạn bờ thứ hai thuộc bờ lạch Hoàng Châu (từ tuyến T6 đến tuyến T4) dài 500m, đặc
trưng cho xói sạt bởi dòng triều chiếm ưu thế. Sườn bờ cao dốc thoải, trung bình đạt 0,21,
sườn bờ thấp cũng dốc thoải, trung bình đạt 0,009.
Đoạn bờ thứ ba thuộc bờ lạch Hàng Dày (từ tuyến T18 đến T20), dài 425m, cũng đặc
trưng cho xói sạt bởi dòng triều chiếm ưu thế. Sườn bờ cao dốc hơn so với sườn bờ lạch
Hoàng Châu, trung bình đạt 0,31 và sườn bờ thấp cũng thấp hơn, trung bình đạt 0,089.
Đoạn bờ thứ tư thuộc bờ lạch Nam Triệu (từ tuyến T3 đến tuyến T2) dài khoảng 400m,
đặc trưng cho bờ xói sạt rất yếu có khi bồi tụ bởi dòng triều và dòng sóng chiếm ưu thế.
Trung bình sườn bờ cao dốc nghiêng 0,0355 và trung bình sườn bờ thấp dốc nghiêng 0,018.
Đoạn bờ thứ năm thuộc bờ Lạch Huyện (từ tuyến T21 đến tuyến T22), dài 350m, cũng đặc
trưng cho bờ xói sạt rất yếu có khi bồi tụ bởi dòng triều và dòng sóng chiếm ưu thế. Sườn bờ cao và
sườn bờ thấp đều dốc thoải hơn đoạn bờ Nam Triệu, trung bình sườn bờ cao dốc nghiêng 0,217 và
trung bình sườn bờ thấp dốc nghiêng 0,1215.
Phần sườn bờ ngầm đảo Cát Hải được tính trong khoảng giữa hai chương Hoàng Châu
và Hàng Dày (từ T6 đến T18) với chiều ngang rộng trung bình 4.000m, được phân làm 3 khu
theo đặc điểm trắc lượng hình thái. Khu trung tâm ứng với đoạn bờ (từ tuyến T10 đến T15),
có hình thái một lạch trũng rộng khoảng 1 750m. Lạch trũng lấn dần từ độ sâu 2m (cách bờ
5.750m) vào tới độ sâu 0,5m (cách bờ 2250m), có độ dốc lớn nhất bờ ngầm Cát Hải, đạt
0,000419. Khu sườn ngầm Hoàng Châu - Văn Chấn, rộng trung bình khoảng 1.250m, ứng với
đoạn bờ từ (T6 đến T10), có sườn bờ ngầm thoải nhất Cát Hải, đạt 0,000315. Khu sườn ngầm
Hoà Quang, rộng trung bình khoảng 1.000m, ứng đoạn bờ T15 đến T18. Đây là khu sườn bờ
ngầm có độ dốc trung bình của Cát Hải, trung bình đạt 0,000349.
3.2. Các dạng địa hình theo động lực thành tạo
Dọc 6,2km bờ và bờ ngầm đảo Cát Hải, các dạng và yếu tố địa hình chủ yếu được hình
thành do sóng, thủy triều và các hoạt động quai đắp đê, kè bờ chống xói sạt của con người.
Chúng bao gồm các vách mài mòn, bãi biển, bãi triều, delta triều và lạch triều (hình 2).
 Các vách xâm thực-mài mòn: Chúng có chiều dài 5km phân bố ở các đoạn bờ Hòa
Quang, Gia lộc, Văn Chấn và Hoàng Châu, được hình thành bởi sóng vỗ bờ. Đây là tổ hợp
vách xâm thực, thềm mài mòn phát triển trên nền vật liệu bở rời cát, cuội, tảng đá vôi do bỏ
kè. Đoạn Hòa Quang - Gia Lộc vách cao 2,5 - 3,0m cấu tạo bằng đá tảng, cuội vôi, thềm mài
mòn là cuội vôi phá hủy từ kè bờ và cát nhỏ. Mặt thềm cao trung bình 1 - 1,5m/0m HĐ, rộng
20 - 30m. Giữa làng Hoà Quang (T17) do tác động của kè mỏ hàn xây năm 1996 nên phần

3
thấp của bãi đã chuyển sang trạng thái bồi, bãi có chiều rộng 50 - 70m, dài 500m, cấu tạo
bằng cát hạt nhỏ. Bờ vụng Gia Lộc dài khoảng 1200m, là đê cát tự nhiên không có kè đá.
Sóng mài mòn đẩy lùi đê cát vào sâu phía trong vụng tạo vách xói lở cao 30 - 50m ở phía đỉnh
đê cát. Phía dưới chân đê cát lộ ra nền bùn bột dẻo quánh màu xanh xám và nhanh chóng
biến đổi thành xám đen, xám nâu.

4
Đoạn Văn Chấn - Hoàng Châu, vách xâm thực cao 2,5 - 3m, cấu tạo bằng tảng đá vôi phá
hủy từ kè bờ phát triển mạnh ở làng Văn Chấn. ở Hoàng Châu, vách xâm thực kém phát triển bởi
cấu tạo cát và mới bị xói sạt gần đây (1995), do dòng dọc bờ là chủ yếu. Thềm mài mòn cao 1-
1,5m /0m HĐ, phía trên cấu tạo bằng cuội vôi, chủ yếu do phá huỷ kè bờ, phía dưới cấu tạo bằng
cát bột rộng 30 - 80m.
 Tích tụ bãi triều lầy: Chúng phát triển trong vụng Gia Lộc phía sau đê cát. Mặt bùn sét của
bãi cao 1 - 1,2m đang được tích tụ rất yếu bởi nguồn vật liệu mịn do triều đưa từ biển vào.
Thực vật ngập mặn thân vóc nhỏ và dày.
 Tích tụ delat triều lên: Đây là tổ hợp đê cát và bãi cát mới được hình thành ở bến
Gót và phía tây làng Hoàng Châu. Cơ chế thành tạo là do dòng tổng hợp triều lên đưa vật liệu
tới bồi tụ, sóng có vai trò vun tụ tạo bãi và nâng cao. Đoạn bến Gót dòng bồi tích nhỏ nhưng
chúng cũng tạo được bãi cát rộng 30 - 40m, cao 3 - 3,5m/ 0m HĐ. Từ khi chân cột điện cao
thế xây dựng xong (năm 1995), bãi triều có xu thế bồi tụ yếu đi do bị chắn bớt dòng bồi tích.
Bờ tây Hoàng Châu có nguồn bồi tích phong phú hơn, nên chúng được bồi tích liên tục tạo ra
đê cát dài 1,5km, cao tới 4 -4,5m/ 0m HĐ áp sát luồng Nam Triệu.
 Tích tụ delta triều xuống: Các doi cát (Chương Hoàng Châu, Chương Hàng Dày -
Chương Gót) được hình thành bởi dòng tổng hợp triều xuống. Chương Hoàng Châu hình thành
ven lạch Nam Triệu rộng trung bình 500m, dài 2500m, cao nhất 1,2 -1,5m/0m HĐ, cao trung bình
0,2 -0,5 m/0m HĐ. Chương Hàng Dày rộng trung bình 620m, rộng nhất 1km, dài 6500m, cao
nhất 1,3 - 1,5 m/0m HĐ, trung bình 0,5 - 0,8 m/0m HĐ. Cả hai chương đều được cấu tạo bằng cát
hạt nhỏ.
Cuối chương Hoàng Châu còn có bãi ngầm delta triều xuống, tích tụ kéo dài lấn cặp
phao 13 - 14 đến cặp phao 15 - 16 của lạch tàu. Bãi cấu tạo bởi bùn bột, bùn cát, mặt đỉnh cao
0,7m.
 Các lạch xâm thực triều: Lạch Huyện và lạch Nam Triệu là những lạch triều chính
và đóng vai trò chủ yếu của lạch triều xuống. Chúng có nguồn gốc kế thừa từ các lòng sông
cổ trong giai đoạn châu thổ trước đây được dòng triều hiện đại xâm thực duy trì. Chúng rộng
1 - 1,5km, sâu 5 - 10m và kéo dài ra biển tới 10km. Các lạch Gót, Hoàng Châu mới được hình
thành khoảng nửa thế kỷ qua. Chủ yếu bởi dòng triều lên có tốc độ lớn hơn gây xâm thực
mạnh hơn dòng triều xuống. Lạch Gót rộng 500m, sâu 0,5m, lạch Hoàng Châu rộng 100m,
sâu 2 - 2,8m.
 Rãnh ngầm: Rãnh được tạo ra do dòng sóng rút sát bờ, xâm thực sâu 0,3 - 0,5m.
Rãnh nằm sát bờ Gia Lộc - Hoà Quang dài hơn 1km, rộng vài chục mét.
3.3. Đặc điểm biến dạng bờ và bờ ngầm
 Biến dạng mùa:
Kết quả khảo sát đo lặp lại trên các tuyến bãi và đóng cọc theo dõi biến dạng mặt bãi
theo hai mùa vào năm 2000 cho thấy quá trình biến dạng mặt bãi rất phức tạp nhưng thể hiện
rõ xu thế về mùa gió đông bắc phổ biến mặt bãi bồi tụ và về mùa gió tây nam phổ biến mặt
bãi bị bào mòn, hạ thấp. Biên độ nâng hạ mặt bãi theo mùa trong khoảng 5 - 40cm, trung bình
10 -20cm. Vào những ngày triều cường, mặt bãi có xu thế bào mòn, trắc diện ngang dốc, bồi
cao lên ở phần hẹp sát bờ, nhưng bào mòn mở rộng ở phía ngoài bãi. Vào những ngày triều
kém, mặt bãi có xu thế bồi tụ mở rộng, trắc diện ngang bãi thoải hơn.
Tổng hợp kết quả hai đợt khảo sát của hai mùa năm 2000 ở bãi Cát Hải cho thấy, khối
lượng xói sạt bờ Cát Hải đợt khảo sát mùa gió tây nam nhiều hơn đợt khảo sát mùa gió đông
bắc: 1.484 m3, tương đương với 2.374 tấn/ mùa và được chia ra các đoạn như sau:
Tuyến T2 - T3: Xói 200,0m3;
Tuyến T4 - T10: Xói 588,8m3;
5
Tuyến T10 - T12: Xói 87,4m3;
Tuyến T13 - T20: Xói 353,7m3;
Tuyến T21 - T22: Xói 45,9m3.
Theo kết quả khảo sát vào năm 2000 ở bờ ngầm đảo Cát Hải cho thấy, biến dạng mùa là
bồi tụ vào cả mùa khô và mùa mưa với mức độ rất thấp. Tuy
nhiên, thời gian khảo sát không có biến cố lớn về điều kiện khí tượng và thủy văn và vì thế
chưa phản ánh xu thế lâu dài của khu vực.
 Biến dạng nhiều năm:
Trong thời gian 1987- 1995 (8 năm), từ tuyến T10 đến T12 (vụng Gia Lộc), trung bình
mỗi năm xói lở 18.435 m3 bồi tích cát (bảng 2) . Từ tuyến T18 đến tuyến T20, bờ bị sạt lở
trung bình 3,8 - 6,3m/năm do dòng chảy mạnh tạo lạch ngầm từ 1,7m/0mHĐ đến độ sâu
2,8m với tốc độ tăng dần từ tuyến T18 đến T20. ở tuyến T4 lạch Hoàng Châu, sạt lở bờ cũng
diễn ra từ ở khoảng 1 - 3,4 m/0mHĐ với tốc độ trung bình 4,4m/năm. Phần bờ ngầm có xu
thế bồi đáy (bảng 3) với tốc độ khoảng 2cm/năm.
Bảng 2. Biến động bồi - xói bờ Cát Hải giai đoạn 1987 - 1995 (8 năm)
Độ sâu Bồi Xói Cân bằng bồi- xói
Đoạn bờ (m) so Tổng 8 năm Trung bình Trung bình Tổng 8 năm Trung bình
với 0m (1987-1995) năm Tổng 8 năm (1987-1995) năm
HĐ 3
(m ) 3 3 3
(m / năm) năm (m ) (m / năm) 3
(m ) 3
(m / năm)
T4T6 2 0 662.412,3 82.801,5 0 0 +662.412,3 +82.801,5
T6T7 2,5 0 45.799 5.724,9 0 0 +45.799 +5.724,9
T7T10 4  0 0 0 70.517,3 8.821,4 -70.571,3 -8.821,4
T10T12 3,4 0 0 0 147.482,5 18.435 -147.482,5 -18.435
T12T15 2,5 0 8.920 1.115 0 0 +8.920 +1.115
T15T18 2 0,9 0 0 13.593,8 1.699,2 -13.593,8 -1.699,2
Tổng cộng 717.131 89.641 231.647,6 28.956,0 +485.456,4 +60.682
từ T4  T18
(+): Bồi; (-): Xói

Bảng 3. Biến động bồi - xói bờ ngầm Cát Hải giai đoạn 1987 - 1995 (8 năm)
Độ sâu Bồi Xói Cân bằng bồi- xói
Đoạn bờ (m) so Tổng 8 năm Trung bình Trung bình Tổng 8 năm Trung bình
với 0 m (1987-1995) năm Tổng 8 năm (1987-1995) năm
HĐ 3
(m ) 3 3 3
(m / năm) năm (m ) (m / năm) 3
(m ) 3
(m / năm)
T4  T6 0 -1,3 154.038 19.254,8 0 0 +154.038 +19.254,8

T6 T7 0 - 0,8 349.392 43.674,0 0 0 +349.392 +43.674,0

T7 T10 0- 0,5 447.120 55.890 0 0 +447.120 +55.890

T10T12 0 -1,5 514.412,5 64.301,6 0 0 +514.412 +64.301,6

T12 0 -1,5 574.157,9 71.769,7 0 0 574.157,9 +71.769,7


T15
T15 0,9 -2 407.483,4 50.935,4 0 0 +407.483,4 +50.935,4
T18

6
Tổng cộng từ 2.446.603 305.825 0 0 +2.446.603 +305.825
T4  T18

(+): Bồi; (-): Xói

Trong thời gian 1938- 1995 (57 năm), từ tuyến T4 đến T20, phần bờ (cao từ
2,5m/0mHĐ đến 0mHĐ) trung bình mỗi năm xói 74.045 m3 bồi tích (bảng 4); phần bờ ngầm
sâu từ 0mHĐ đến -1m, trung bình mỗi năm xói 185.670 m3 bồi tích và sâu từ -1m đến -2m bồi
tụ trung bình mỗi năm là 45.413 m3 bồi tích (bảng 5).
Bảng 4. Biến động bồi - xói bờ Cát Hải giai đoạn 1938 - 1995 (57 năm)
Độ cao Bồi Xói Cân bằng bồi- xói
Đoạn bờ (m) so Tổng 57 Trung Trung bình Tổng 57 năm Trung bình
với 0 m năm bình Tổng 57 năm năm (1938-1995) năm
HĐ (1938-1995) năm (m3) (m3/ năm) (m3) (m3/ năm)
(m3) (m3/
năm)
T4 T9 02,5 0 0 1.414.804 24.821,1 -1.414.804 -24.821,2

T9T18 02,5 0 0 2.580.823,5 45.277,6 - -45.277,6


2.580.823,5
T18T20 02,5 0 0 224.948 3.946,5 -224.948 -3.946,5

Tổng cộng 0 0 4.220.575,5 74.045,2 - -74.045,2


từ T4  T20 4.220.575,5

(+): Bồi; (-): Xói

Bảng 5. Biến động bồi - xói bờ ngầm Cát Hải giai đoạn 1938 - 1995 (57 năm)
Độ sâu Bồi Xói Cân bằng bồi- xói
Đoạn bờ (m) so Tổng 57 Trung Trung bình Tổng 57 Trung bình
với 0 năm bình Tổng 57 năm năm năm (1938- năm
m HĐ (1938- năm (m3) (m3/ năm) 1995) (m3) (m3/ năm)
1995) (m3/
3
(m ) năm)
T6  T9 0-1 0 0 92.370,7 1.620,5 -92.370,7 -1.620,5
T9T18 0-1 0 0 9.838.190,9 172.599,8 -9.838.109,9 -172.599,8
T18T20 0-1 0 0 625.644,8 11.4499 -652.644,8 -11.449,9
Tổng 0 0 10.583.206 185.670,2 -10.583.206 -185.670,2
T6  20
T6  T9 -1 -2 3.008.145 52.774,5 0 0 +3.008.145 +52.774,5
T9T18 -1 -2 419.587 7.361,2 -419.587 -7361,2
Tổng 3.008.145 52774,5 419.587 7.361,2 +2.588.558 +45.413,3
T6  T18
Tổng cộng 0  -2 3.008.145 52.774,5 11.002.793 193.031,5 -7.994.648 -140.257
T6  T20

7
Như vậy 57 năm qua, cân bằng bồi-xói của bờ và bờ ngầm (đến -2m) từ T4 đến T20 bị
xói lở mất đi trung bình mỗi năm khoảng 214.302 m 3 bồi tích tương đương với khoảng
342.833 tấn bồi tích/năm. Trong đó, do xói sạt bờ khoảng 118.472 tấn/năm và bào mòn bờ
ngầm tới 2,5m độ sâu, khoảng 224.441 tấn/năm.
Từ độ sâu -2m đến -5m, đoạn bờ từ T9 đến T18, bờ ngầm bồi tụ 57 năm được 13.956.240 m 3
bồi tích, trung bình mỗi năm bồi tụ 244.846 m3, tương đương với 391.754 tấn/năm.
4. Nguyên nhân và cơ chế xói lở
4.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân sâu xa
Nguyên nhân sâu xa xói lở bờ đảo Cát Hải liên quan đến nguồn gốc hình thành và phát
triển, tiến hoá tự nhiên của đảo. Đảo Cát Hải hình thành do sóng vun tụ, nổi cao trong điều
kiện cửa sông giầu bồi tích từ lục địa đưa tới khoảng 1 - 2 nghìn năm trước, trong điều kiện
mực nước biển hạ thấp tương đối. Khoảng 500 - 700 năm trở lại đây, mực nước biển dâng cao
trở lại, với tốc độ 1,5 - 2mm/năm (do nâng cao chân tĩnh và hạ kiến tạo), nguồn bồi tích giảm
hẳn, thủy triều mạnh lên, chế độ cửa sông châu thổ (dương) được thay thế bằng chế độ cửa
sông hình phễu (âm). Do để lại năng lượng sóng mạnh lên, đảo nằm trong điều kiện động lực
mới và đã bị xói sạt. Xói sạt ở đây có xu thế dài lâu do kết hợp cả xâm thực ngang và bào
mòn mặt đáy. Không chỉ Cát Hải mà cả tuyến đảo cát Phù Long - Cát Hải - Đình Vũ đều bị
sạt lở mạnh mẽ.
Đảo Cát Hải nằm ở rìa ngoài vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng, phát triển trên nền
một đới sụt chìm kiến tạo có dạng địa hào (Graben), tốc độ hạ lún kiến tạo 0,2 - 0,8 mm/năm
trong Holocen. Trong khoảng 1-2 nghìn năm trước, phù sa sông Hồng ảnh hưởng rất lớn đến
khu vực này và tạo nên chế độ bồi tụ châu thổ với tốc độ lắng đọng trầm tích vượt quá tốc độ
ngập chìm. Khoảng 500 - 700 năm trở lại đây, vùng cửa sông chuyển từ chế độ châu thổ sang,
chế độ vùng cửa sông hình phễu, do quá trình ngập chìm chiếm ưu thế không được đền bù bồi
tích. Quá trình ngập chìm được tăng cường ngoài hạ lún kiến tạo, còn do tốc độ dâng cao mực
nước chân tĩnh 1 nghìn năm qua, đặc biệt trong thế kỷ qua. Quá trình thiếu hụt bồi tích trên
qui mô khu vực cửa sông hình phễu có bốn nguyên nhân:
Thứ nhất, đến khoảng 5 - 7 trăm năm trước, bán đảo Đồ Sơn nối liền với đồng bằng bồi
tụ mở rộng ở tây nam Đồ Sơn đã tạo thành một hệ mở tự nhiên khổng lồ ngăn không cho bồi
tích dọc bờ hướng tây nam từ châu thổ sông Hồng đi lên.
Thứ hai, trong quá trình phát triển nhiều nhánh sông nối ngang hệ thống sông Cầu -
Thái Bình với sông Hồng bị tàn, làm giảm lượng bồi tích từ lục địa, từ hệ thống sông Hồng.
Thứ ba, thuỷ triều lớn, dòng triều mạnh nên đã tăng cường phân tán bồi tích từ cửa sông
Bạch Đằng ra xa bờ.
Thứ tư, dòng tổng hợp ven bờ hướng thống trị tây bắc - đông nam có xu hướng đưa bồi
tích về phía tây nam.
Chuyển động kiến tạo, mặc dù rất chậm nhưng có vai trò nền, cộng hưởng với dâng
chân tĩnh gây hiệu ứng xói sạt khi thiếu hụt bồi tích. Diễn biến xói sạt bờ Cát Hải đã và sẽ còn
lâu dài liên quan đến quá trình tiến hoá, phát triển của cửa sông hình phễu có cấu trúc âm.
Nguyên nhân trực tiếp:
Nguyên nhân trực tiếp gây xói sạt bờ đảo Cát Hải là sự thiếu hụt không đền bù bồi tích. Lý do
chủ yếu gây thiếu hụt bồi tích là dòng chảy, chủ yếu là dòng nhật triều được cộng hưởng bởi
thành phần dòng dư, quan trọng là dòng gió, có tốc độ và thời gian chảy lên lớn hơn hẳn chảy
xuống, đã vận chuyển một khối lượng lớn bùn cát qua các cửa lạch Hoàng Châu và lạch Gót
vào lạch Nam Triệu và lạch Huyện. Sóng ở Cát Hải không lớn, nhưng ngoài vai trò trực tiếp
8
gây xói sạt bờ, còn có vai trò quan trọng khuấy đục vùng đáy nước nông để dòng chảy vận
chuyển bùn cát ra khỏi khu vực chủ yêú dưới dạng lơ lửng. Quá trình xói sạt xảy ra trùng vào
mùa gió tây nam (tháng 6 - 9), đặc biệt mạnh khi có bão.
- Bùn cát lơ lửng ở ven bờ Cát Hải, di chuyển dọc bờ, đi về phía tây qua lạch Hoàng
Châu đổ vào lạch Nam Triệu là 22.662.163 tấn/năm (Trần Đức Thạnh và nnk, 2000).
- Lượng bồi tích đưa đi do dòng dọc bờ do sóng không lớn, khoảng 65 nghìn mét khối
mỗi năm, đi từ đông sang tây, chủ yếu do vai trò của sóng hướng đông nam và đông vào mùa
gió tây nam.
- Lượng bồi tích thiếu hụt đưa đi chủ yếu do vai trò của dòng chảy tổng hợp khi triều
lên, có lưu lượng khá lớn, di chuyển dọc bờ từ đông sang tây, qua lạch Hoàng Châu vào lạch
Nam Triệu.
- Quá trình xói sạt xảy ra vào mùa gió tây nam do thiếu hụt nghiêm trọng bồi tích vào
mùa này. Dòng bùn cát di chuyển từ ngoài khơi vào giữa khu bờ Cát Hải phân kỳ thành hai
nhánh: nhánh phía tây kết hợp với dòng bồi tích dọc bờ do sóng, tạo thành dòng tổng hợp lưu
lượng lớn về phía tây ra khỏi khu vực, nhánh phía đông triệt tiêu dòng dọc bờ do sóng ngược
chiều, tạo thành dòng chảy nhỏ hơn di chuyển về phía đông ra khỏi khu vực.
- Vai trò quyết định bào mòn, vận chuyển đưa vật liệu đi dưới dạng bùn cát lơ lửng
thuộc về dòng chảy khi triều lên; dòng sóng có vai trò nhỏ. Sóng nhỏ, năng lượng di chuyển
bồi tích dọc bờ thấp và chỉ phát huy khả năng phá huỷ bờ khi có gió nam, đông nam lớn và
khi có bão.
- Trung bình nhiều năm, mỗi năm ven bờ Cát Hải bị thiếu hụt do bào mòn đáy, xói sạt
bờ đưa đi 342.800 tấn bùn cát, trong đó có sự đóng góp của dòng bùn cát do sóng dọc bờ đi
về phía tây 104.000 - 118.000 tấn.
4.2. Cơ chế gây xói sạt
Trên nền thiếu hụt bồi tích, xói sạt bờ đảo Cát Hải chủ yếu do vai trò của dòng chảy
triều lên rất mạnh bào mòn và vận chuyển vật liệu về hai phía đông, tây (chủ yếu về phía tây).
Do dặc điểm địa hình, sóng ở đây không lớn, sóng hướng đông bắc và bắc vào mùa gió đông
bắc hầu như không phát huy tác dụng. Vai trò của sóng chủ đạo vào mùa gió tây nam với các
sóng hướng đông nam và đông di chuyển bồi tích dọc bờ về phía tây và hướng nam di chuyển
bồi tích về phía đông.
- Dòng bồi tích tổng hợp dọc bờ do sóng ở Gót (phía đông), Gia Lộc (phần giữa), và
Hoàng Châu phía tây đều hướng về phía tây, 98 nghìn m 3/năm ở Gót, 131 nghìn tấn/năm ở
Gia Lộc và 163 nghìn m3/ năm ở Hoàng Châu, cân bằng cả khu vực mỗi năm đưa về phía tây
65 nghìn tấn. Trừ Gót có hướng dòng do sóng về phía đông vào mùa gió đông bắc, ở tất cả
các đoạn, các mùa dòng bồi tích do sóng điều hướng về phía tây.
- Theo số liệu khảo sát, về mùa gió đông bắc cân bằng dòng bùn cát lơ lửng có xu
hướng đưa vào khu vực qua hai lạch bên là lạch Gót và lạch Hoàng Châu với khối lượng 4391
tấn/ngày ở Hoàng Châu, 5424 tấn/ngày ở Gót và tổng số đưa vào là 9815 tấn/ngày. Mặc dù ở
Gót và Hoàng Châu, dòng bùn cát di chuyển do sóng có hướng ngược lại, nhưng dòng bùn cát
tổng hợp vẫn vào khu vực chiếm ưu thế. Kết quả là ven bờ Cát Hải xảy ra bồi tụ nhẹ.
- Vào mùa gió tây nam, tại Hoàng Châu cân bằng dòng bùn cát lơ lửng và dòng bùn cát
do sóng đều đi về hướng tây. Dòng bùn cát lơ lửng có lưu lượng rất lớn, đạt 132465 tấn/ ngày.
Dòng bùn cát do sóng cũng đáng kể, riêng dòng sóng đông nam di chuyển 146 nghìn m 3 về
phía tây. Sự kết hợp đồng thời này làm một lượng lớn bồi tích thiếu hụt, di chuyển về phía tây
vào lạch Nam Triệu. Tại Gót, dòng bùn cát do sóng đi về phía tây, dòng bùn cát lơ lửng đi về
phía đông, nhưng cả hai dòng này lưu lượng đều nhỏ, dòng bùn cát lơ lửng 1576 tấn/ngày.
Cân bằng bùn cát qua hai cửa lạch đưa đi 134041 tấn/ngày qua Hoàng Châu.
9
- Phương pháp tính theo biểu đồ Sundborg cho thấy, dòng chảy mạnh gây bào đáy, tạo
nên di chuyển di đáy có tần suất lớn.
Từ Gia Lộc về phía Gót, dòng chảy có tần suất bào mòn đáy rất lớn vào cả hai mùa, cân
bằng tần suất bào và mòn tổng hợp 35%, cân bằng di chuyển vật liệu bào mòn đáy tổng hợp
hai mùa 9,4% hướng về phía đông, do dòng triều lên ưu thế vào mùa đông.
Từ Gia Lộc về phía Hoàng Châu, dòng chảy có tần suất bào mòn đáy cũng khá lớn, tạo
nên do dòng triều lên ưu thế cả hai mùa. Cân bằng di chuyển vật liệu bào mòn tổng hợp cả
hai mùa là 7%, di chuyển về hướng tây.
Như vậy, dòng di đáy phân kỳ rất rõ ở Gia Lộc về hai phía đông và tây bờ đảo.
- Phương pháp mô hình Sbeach từ số liệu khảo sát năm 2000 cho thấy, ở vùng bờ ngầm
Cát Hải dải sát bờ, cách bờ trung bình 1000m, độ sâu đến 0,3m xảy ra bồi tụ về mùa gió đông
bắc bồi tụ mạnh hơn mùa gió tây nam. Khoảng cách bờ 1000 - 4500m, độ sâu đạt 1,8m là dải
bào mòn đáy yếu về cả hai mùa mức độ tương đương. Từ độ sâu 1,6 - 1,8 m trở ra, cơ bản là
vùng bồi tụ, về mùa mưa bồi tụ mạnh hơn do ảnh hưởng của phù sa sông từ cửa Nam Triệu.
Vùng bào mòn đáy ở độ sâu 0,3 - 1,8 m có dạng trũng lõm, lấn vào giữa bờ đảo Cát Hải, đoạn
Gia Lộc và lượn theo hai doi cát hai phía ven bờ lạch Huyện, Nam Triệu rõ ràng do tác động
của dòng triều lên.
- Phân tích xu thế lâu dài thấy rằng, ở bờ và bờ ngầm Cát Hải quá trình xói sạt bờ bào
mòn xâm thực đáy xẩy ra từ bờ đến độ sâu 2m. Trong đó khoảng độ sâu 0,5 - 2m liên tục bào
mòn đáy, khoảng độ sâu 0,5 - 0m bồi xói phức tạp theo mùa và khoảng nhiều năm, bãi triều
tiếp tục xói sạt và tạo vách sát bờ. Từ độ sâu 2m ra phía ngoài là quá trình bồi tụ đáy ưu thế.
Đường độ sâu 2m trở thành phân giới bào xói phía trong và bồi tụ phía ngoài.
Tóm lại cơ chế vận chuyển bùn cát gây thiếu hụt bồi tích dẫn đến xói sạt bờ Cát Hải như
sau: dòng bùn cát dọc bờ do sóng lưu lượng không lớn 65.000 m 3/năm, tương đương 104.000
tấn/năm di chuyển dọc bờ từ đông sang tây chủ yếu vào mùa gió tây nam. Dòng bùn cát lơ
lửng mùa gió đông bắc di chuyển vào khu vực qua hai cửa lạch Hoàng Châu và Gót gây bồi tụ
yếu và đi ra hai cửa lạch, đặc biệt lưu lượng lớn qua lạch Hoàng Châu ở phía tây, gây thiếu
hụt bồi tích vào mùa gió tây nam. Dòng bồi tích tổng hợp cả năm từ phía biển di chuyển gần
vuông góc vào bờ, phân kỳ ở đoạn giữa đảo đi ra hai cửa lạch gây thiếu hụt trầm tích. Bồi tích
thiếu hụt nhiều năm của khu vực 342.800 tấn/năm, gây sạt lở bờ và bào mòn đáy. Trong đó,
sạt lở bờ 118.400 tấn/năm (34.5%) và bào mòn đáy 224.400 tấn/năm (65.5%). Gần đây, có
dấu hiệu bồi tụ đáy, nhưng có lẽ chỉ là tạm thời do ít bão và có thể do hiệu ứng tích cực của hệ
thống kè nuôi bãi từ 1995.
4. Kết luận
Hình thái địa hình bờ đảo Cát Hải phản ánh khá rõ động lực thành tạo địa hình. Các
dạng địa hình ở đây chủ yếu do động lực triều chiếm ưu thế. Động lực sóng tuy không mạnh
nhưng có tác dụng khá hữu hiệu trong việc gây ra xói lở bờ cát của đảo.
Những tác động của con người trực tiếp lên bờ đảo Cát Hải như kè lát bờ, xây dựng kè
mỏ hàn nuôi bãi và gián tiếp lên đới bờ lân cận và thượng lưu hệ thống sông như quai đê, đắp
đập, đào kênh đã làm giảm hẳn tốc độ xói lở ở nhiều đoạn bờ. Đoạn bờ Gót - Hoà Quang -
Gia Lộc có tốc độ xói lở tự nhiên giai đoạn 1930-1965 là 5,1m/năm, tốc độ xói có kè lát bờ
giai đoạn 1965-1995 là 1,4m/năm và tương đối ổn định khi có kè mỏ hàn nuôi bãi giai đoạn
1995-2000. Đoạn bờ Văn Chấn có tốc độ xói tự nhiên giai đoạn 1930-1965 là 2,8m/năm, giai
đoạn 1965-1990 là 10m/năm và tốc độ xói khi có kè bờ giai đoạn 1990-2000 là 5,8m/năm.
Nơi nào hoạt động của dòng chảy triều diễn ra mạnh thì ở đó có trắc lượng hình thái bờ
bờ dốc hơn, chiều dài bờ ngăn hơn như lạch Gót và lạch Huyện dòng triều mạnh hơn lạch

10
Hoàng Châu và luồng Nam Triệu. Nơi nào hoạt động của sóng mạnh hơn thì nơi đó bờ có
vách dốc hơn nhưng sườn bờ thoải hơn.
Nguyên nhân xói lở bờ đảo Cát Hải là do tổ hợp các quá trình hạ lún kiến tạo, dâng cao
mực nước chân tĩnh, hoạt động của thủy triều mạnh ưu thế trong điều kiện thiếu hụt bồi tích.
Cơ chế gây xói sạt bờ là do dòng bồi tích tổng hợp từ phía biển di chuyển gần vuông
góc vào bờ, phân kỳ ở đoạn giữa đảo đi ra hai cửa lạch gây thiếu hụt trầm tích. Bồi tích thiếu
hụt nhiều năm của khu vực 342.800 tấn/năm, gây sạt lở bờ và bào mòn đáy. Trong đó, sạt lở
bờ 118.400 tấn/năm (34.5%) và bào mòn đáy 224.400 tấn/năm (65.5%). Gần đây, có dấu hiệu
bồi tụ đáy, nhưng có lẽ chỉ là tạm thời do ít bão và có thể do hiệu quả tích cực của hệ thống kè
nuôi bãi từ 1995.
Tài liệu tham khảo
1. Bình đồ cao độ Nam Triệu - bãi Cát Hải - Lạch Huyện, tỷ lệ 1/10 000. Viện thiết kế
Giao thông Vận tải, tháng 06/ 1987.
2. Bình độ cao độ Đồ Sơn - Cát Hải - Cát Bà, tỷ lệ 1/25 000. Công ty thiết kế giao thông
Vận tải (TEDI) 09/ 1995.
3. Nguyễn Văn Cư và nnk, 1987. Nghiên cứu xác định nguyên nhân biển lấn vào đảo Cát
Hải và bước đầu đề xuất biện pháp công trình phòng chống chủ yếu. Báo cáo khoa học lưu
trữ tại Sở Khoa học, Công Nghệ và Môi trường Hải Phòng.
4. Delta du Tonkin echelle moyenne de 1/ 248370. D''apre's les travaux des missions
hydrographiques de 1873 à 1930. De’ Pô Des Cartes et Plans de la marine 1877. Edition N 0
4, Octobre 1932.
5. De Hai Phong à la baie d' Halong Echeelle moyenne de1/69400. D''aprés les leves
exéculés de 1905 à 1934 Par. Service hydrographique de la marine Pari’s 1920. Edition N0-
6, Fe (2) 1946.
6. Hải đồ tỷ lệ 1/ 100 000 và tỷ lệ 1/25 000. Hải quân Nhân dân Việt Nam, 1960 - 1997.
7. Đinh Văn Huy, 1996. Đặc điểm hình thái động lực khu bờ biển hiện đại Hải Phòng. Luận
án PTS. Khoa học Địa lý - Địa chất. Hà Nội. 1 - 127 tr.
8. Lục đồ tỷ lệ 1/10 000, 1/25 000 và 1/50 000. Cục đo đạc và Bản đồ Nhà nước, (Tổng cục
Địa chính), 1970.
9. Sở Thủy lợi Thành phố Hải Phòng, 1993. Luận chứng kinh tế kỹ thuật bảo vệ bờ bãi đảo
Cát Hải. Lưu tại Sở Thủy lợi Hải Phòng.
10. Trần Đức Thạnh và nnk, 1991. Xác định nguyên nhân và lập giải pháp phòng chống
xói lở bờ đảo Cát Hải trên quan điểm địa chất động lực. Đề tài cấp TP Hải Phòng, thuộc
Chương trình kinh tế biển Hải Phòng. Lưu trữ tại Phân viên Hải dương học tại Hải Phòng.
11. Trần Đức Thạnh, Đinh Văn Huy, Trần Đình Lân và nnk, 1997. Đặc điểm biến
dạng bờ và giải pháp phòng chống xói lở bờ đảo Cát Hải, Hải Phòng. Tài nguyên và môi
trường biển. T.IV, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, Tr. 41-59.
12. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Đình Chiến, Đinh Văn
Huy và nnk, 2000. Báo cáo tổng hợp dự án KHCN-5a. Lưu trữ Phân Viện Hải dương học
tại Hải Phòng.
13. Nguyễn Thế Tiệp, 1993. Hình thái động lực dải ven bờ delta sông Hồng (Holocen
hiện đại). Luận án PTS. Khoa học Địa lý - Địa chất. Hà Nội 180 tr.
14. Zenkovitch, V. P., 1962. Luận điểm cơ bản của lý thuyết thành tạo các dạng tích tụ
đới bờ biển. Địa chất biển và động lực bờ, tập X, quyển 3, trang 88 - 101. Nxb Viện Hàn
lâm Khoa học Liên Xô (tiếng Nga).

11
SUMMARY

COASTAL MORPHODYNAMIC AND DEFOMATION OF THE CATHAI ISLAND

Coastal morphorelief of the Cathai Island reflect plain formative dynamic. Tidal
dynamic is dominated in formatting relievies. Tidal current takes a major part in transporting
sediments out of the are. Wave dynamic is weak, but it is effective bring along coastal
erosion.
The cause of coastal erosion as investigated is a combination of tectonic subeding
movement, ecstatic sea level rise, tide and wave actions.
The coastal landform of Cathai Island reflects obviously the dynamical factors for its
formation. The total factor takes a most important role for the coastal development. The wave
dynamics are not strong, but damage directly the coast on the extreme conditions of
hydrometeorology. The coastal eroded rate was from 2.8-5.1 during 1930-1965. Recently it
has increased up 10m/year in the coastal part without protection, and 1.4-5.8 m/year in the
coastal part embanked by stones.
The intrinsic cause of coast of coastal erosion is a combination of downed tectonic
movement, ecstatic sea level rise and dominated strong tide in the condition of lacking
sediments. Mechanism of sedimentary lack leading to coastal erosion is that the total
sedimentary drift from near-shore is transported to the middle part of coast, the diverged into
two long-shore sub-drifts moving away westward and Eastward. A calculation for long-term
has shown that the lacked total of sediments is 342,800 ton/year. From that, 118,400 to/year
released from beach, and 224,000 ton/year from erosion of under slope area. The coastal
deposition occurred recently, may be concerned the decreasing typhoons and may be a result
of some groins for coastal protection.

12

You might also like