Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 21

THUỐC TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Hiểu tổng quan về lipid
2. Hiểu được cơ chế tác dụng, hiệu quả và chỉ định của nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid
máu
1. TỔNG QUAN VỀ LIPID

Lipid là những phân tử quan trọng đối với con người. Cholesterol vừa là thành phần thiết yếu của
màng tế bào, vừa là tiền chất của các phức hợp sterol và steroid được tổng hợp trong cơ thể.
Triglyceride, với cấu tạo từ 3 acid béo và glycerol, là nguồn dự trữ nhiên liệu chính được sử
dụng để tạo ra các phức hợp cao năng lượng, như adenosine triphosphate là 1 chất cung cấp năng
lượng cho các phản ứng co cơ và chuyển hóa. Mặc dù có chức năng quan trọng, nhưng nồng độ
cholesterol và triglyceride tăng cao trong cơ thể lại được chứng minh là bất lợi.

Tăng cholesterol góp phần dẫn đến xơ vữa động mạch và có liên quan đến bệnh động mạch vành
và bệnh lý xơ vữa các động mạch khác. Tăng triglyceride là một yếu tố nguy cơ của viêm tụy,
còn vai trò trong sự tiến triển của mảng xơ vữa cũng như bệnh tim mạch vẫn còn chưa chắc chắn.
Các thử nghiệm lâm sàng về các thuốc làm giảm nồng độ triglceride máu cho thấy thuốc không
giúp làm giảm các biến cốtim mạch và tử vong.

Vì bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong, nên điều quan
trọng là phát hiện sớm và loại bỏ các yếu tố nguy cơ liên quan bệnh mạch vành mà có thể sửa đổi
được. Ngoài rối loạn lipid máu, các yếu tố nguy cơ này còn bao gồm hút thuốc lá, tăng huyết áp
và HDL thấp.

Lipoprotein và apolipoprotein

Lipid là các phân tử không tan trong nước, nên được vận chuyển trong máu dưới dạng các
lipoprotein. Những phân tử lipoprotein bao gồm lõi là các phân tử lipid không tan trong nước
được bao quanh bởi vỏ là các phân tử protein và phospholipid. Có nhiều loại lipoprotein, bao
gồm chylomicron, lipoprotein tỷ trọng rất thấp, lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), lipoprotein tỷ
trong trung gian (IDL), HDL và lipoprotein (a).Các loại khác nhau được phân biệt với nhau dựa
vào kích cỡ, thành phần lipid và protein, và vai trò trong việc vận chuyển lipid.Ngoài ra, mỗi loại
được liên kết với một nhóm apoprotein đặc thù.Một số apoprotein được dùng để trao đổi giữa
các lipoprotein khác nhau khi các lipoprotein vận chuyển lipid đến các mô khác nhau.

Chylomicron

Chylomicron là phân tử có vai trò chính yếu trong việc vận chuyển lipid từ ruột đến gan (con
đường chuyển hóa lipoprotein ngoại sinh).Sau khi lipid có trong thức ăn xuống đến ruột,
triglyceride và cholesteryl ester sẽ bị thủy phân thành acid béo tự do và monoglyceride, và
cholesteryl không ester hóa. Acid mật, phospholipid và cholesterol được bài tiết từ gan thành
dịch mật và dự trữ trong túi mật khi đói dưới dạng micelle và vesicle. Thức ăn kích thích túi mật
co thắt, bài tiết dịch mật vào ruột non, giúp micelle và vesicle hòa tan các phân tử lipid đã được
tiêu hóa. Acid béo chuỗi dài và monoglyceride được đưa riêng vào tế bào ruột qua chất vận
chuyển trung gian và sau đótái ester hóa trở lại thành triglyceride nhờ enzyme diacyl glycerol
acyltransferase (DGAT). Còn cholesterol từ thức ăn và dịch mật sẽ di chuyển từ micelle đi vào tế
bào ruột thông qua kênh protein tên Niemann-Pick C1-like1 protein (NPC1L1). Một phần
cholesterol này ngay lập tức bị bơm trở ngược lạivào trong lòng ruột bởi 1 protein dị phân hoạt
động phụ thuộc ATP, ABCG5/ABCG8.Phần cholesterol còn lại bị ester hóa trở thành acid béo
chuỗi dài. Một khi triglyceride và cholesteryl ester được kết hợp chung với apoB48, thì apoA1 sẽ
được thêm vào để tạo thành cấu trúc chylomicron hoàn chỉnh. Chylomicron sau đó sẽ được xuất
bào, đi qua hệ bạch huyết để vào tuần hoàn cơ thể thông qua ống ngực.Nồng độ của phân tử
chylomicron giàu triglyceride trong huyết tương phụ thuộc vào chế độ hằng ngày.
Hình 1: Sự hấp thu cholesterol và triglyceride ở lòng ruột. Cholesterol và triglyceride ngoại
sinh sẽ được hấp thu đồng thời ở lòng ruột bởi những cơ chế khác nhau. Cholesterol được rút từ
micelle đi vào tế bào ruột thông qua kênh protein tên Niemann-Pick C1-like1 protein
(NPC1L1).Một phần cholesterol sẽ bị bơm ngược trở lại lòng ruột bởi ABCG5/G8, 1 protein dị
phân hoạt động phụ thuộc ATP có ở màng tế bào.Phần cholesterol còn lại trong tế bào sẽ được
chuyển thành cholesteryl ester bởi ACAT. Triglyceride được hấp thu dưới dạng acid béo và
monoglyceride, sau đó tái ester hóa chuyển lại thành triglyceride bởi DGAT.

Sau khi vào hệ tuần hoàn, chylomicron phải được hoạt hóa để có thể phân phối triglyceride đến
cơ và mô mỡ thông qua enzyme lipoprotein lipase có trên tế bào nội mô mạch máu. Quá trình
hoạt hóa này diễn ra khi có sự chuyển giao apoCII từ phân tử HDL sang chylomicron.
Lipoprotein lipase là một enzyme ly giải mỡ cóở bề mặt tế bào nội mômao mạch của cơ và mô
mỡ, được hoạt hóa bởi insulin (Do đó, khi không có insulin, sự dự trữ một lượng lớn acid béo
được vận chuyển đến từ gan qua lipoprotein hầu như bị chặn lại). Lipoprotein lipase được tổng
hợp bởi tế bào cơ và mô mỡ, sau đó chuyển đến bề mặt tế bào nội mô bởi GPIHBP1.Trên bề mặt
tế bào nội mô, GPIHBP1 cũng có nhiệm vụ neo giữ lipoprotein lipase.Chỉ khi chylomicron nhận
được apoCII thì mới có thể gắn được vào lipoprotein lipase, để từđó xảy ra phản ứng thủy phân
triglyceride có trong lõi của chylomicron. Quá trình này gây phóng thích acid béo tự do và
glycerol. Các acid béo tự do này sau đó sẽ được hấp thu bởi các tế bào nhu mô lân cận. Sau khi
phóng thích ra acid béo tự do, các phân tử chylomicron dần trở nên “nghèo” triglyceride và
“giàu” cholesterol”. Khi có khoảng 50% triglyceride bị mất đi, các phân tử này mất ái tính với
lipoprotein lipase.Hai apolipoprotein apoAI và apoCII sẽ được chuyển lại cho HDL, để lấy
apoE.Khi nhận apoE, các phân tử mới được gọi là chylomicron remmant.Chylomicron remmant
sẽđược vận chuyển đến gan. Do chứa apoB48, nên chylomicron sẽ được lấy khỏi huyết tương
hoàn toàn.

Lipoprotein có trọng lượng phân tử rất thấp (VLDL), lipoprotein có trọng lượng phân tử
trung gian (IDL) và lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL)

Lưới nội bào tương và thể golgi ở gan tổng hợp VLDL từ triglyceride, cholesterol và protein, sau
đó bài tiết VLDL vào tuần hoàn. Triglyceride trong VLDL được tổng hợp ở gan thông qua
nguồn acid béo tự do đến từ mô mỡ hoặc do gan tổng hợp mới. Vì lý do này, nên quá trình tổng
hợp, bài tiết và chuyển hóaVLDL được coi là con đường chuyển hóa lipoprotein nội sinh. Gan
tổng hợp triglyceride khi có nhiều acid béo tự do đến gan. Quá trình này đặc biệt xảy ra khi đói,
từ đóđảm bảo được nguồn cung cấp và phân phối acid béo đến cơ liên tục trong trường hợp thiếu
triglyceride từ chế độ ăn. Điều thú vị là một chế độăn giàu chất béo cũng như carbohydrate cũng
kích thích quá trình tổng hợp triglyceride ở gan (insulin giúp dự trữ đường ở gan dưới dạng
glycogen. Tuy nhiên, khi gan đãđạt mức bão hòa glycogen, thì lượng glucose dư thừa sẽ được
tổng hợp thành acid béo, rồi tạo thành triglyceride). Cơ chế tạo VLDL tương tự cơ chế tạo
chylomicron.Triglyceride, cholesteryl ester, apoB100 “gói gém” với nhau để tạo thành phân tử
VLDL hoàn chỉnh trước khi VLDL được bài tiết vào hệ tuần hoàn.

Sau khi vào hệ tuần hoàn, VLDL phải được hoạt hóa để có thể phân phối triglyceride đến cơ và
mô mỡ thông qua enzyme lipoprotein lipase có trên tế bào nội mô mạch máu. Quá trình hoạt hóa
này diễn ra khi có sự chuyển giao 1 số apoprotein, đặc biệt apoCII, từ phân tử HDL sang VLDL.
Lipoprotein lipase là một enzyme ly giải mỡ cóở bề mặt tế bào nội mômao mạch của cơ và mô
mỡ, được hoạt hóa bởi insulin (Do đó, khi không có insulin, sự dự trữ một lượng lớn acid béo
được vận chuyển đến từ gan qua lipoprotein hầu như bị chặn lại). Lipoprotein lipase được tổng
hợp bởi tế bào cơ và mô mỡ, sau đó chuyển đến bề mặt tế bào nội mô bởi GPIHBP1.Trên bề mặt
tế bào nội mô, GPIHBP1 cũng có nhiệm vụ neo giữ lipoprotein lipase.Chỉ khi VLDL nhận được
apoCII thì mới có thể gắn được vào lipoprotein lipase, để từ đó xảy ra phản ứng thủy phân
triglyceride có trong lõi của VLDL. Quá trình này gây phóng thích acid béo tự do và glycerol.
Các acid béo tự do này sau đó sẽ được hấp thu bởi các tế bào nhu mô lân cận. Sau khi phóng
thích ra acid béo tự do, các phân tử chylomicron dần trở nên “nghèo” triglyceride và “giàu”
cholesterol”. Khi có khoảng 50% triglyceride bị mất đi, các phân tử này mất ái tính với
lipoprotein lipase. Hai apolipoprotein apoAI, apoCI, apoCII, apoCIII sẽ được chuyển lại cho
HDL, để lấy apoE. Khi nhận apoE, các phân tử mới được gọi là VLDL remmant. Một phần
VLDL remmant sẽ được vận chuyển đến gan và được lọc khỏi huyết tương.Tuy nhiên,do chứa
apoB100, nên khác với chylomicron là được lấy khỏi huyết tương hoàn toàn, chỉ có khoảng 50%
VLDL remmant được lọc khỏi huyết tương, còn lại sẽ chuyển thành IDL

Bởi vì IDL chứa apo E, nên một phần trong số các phân tử IDL (khoảng 50%) sẽ được gan lọc
khỏi huyết tương.Tuy nhiên, phần còn lại sẽ được chuyển thành LDL bởi men lipase gan thông
qua việc tiếp tục thủy phân trilyceride có trong lõi IDL. Do có sự giảm thiểu kích thước, nên
apoE được chuyển cho HDL. Như vậy, LDL là một phân tử giàu cholesteryl ester với apoB100
là apoprotein duy nhất.

Thụ thể LDL là thụ thể duy nhất có khả năng lọc LDL khỏi huyết tương. Thụ thể LDL có ở bề
mặt tế bào gan, đại thực bào, tế bào lympho, tế bào tuyến thượng thận, tế bào tuyến sinh dục, và
tế bào cơ trơn. Do thiếu hụt apoE, nên LDL có ái tính tương đối yếu với thụ thể LDL. Do đó,
thời gian bán thải của LDL rất dài (2-4 ngày). Điều đó giải thích vì sao LDL chiếm đến khoảng
65 – 75% tổng lượng cholesterol có trong huyết tương.

Tương tác giữa apoB100 với các thụ thể LDL giúp LDL nhập bào và hòa màng với lysosome (1
bào quan của tế bào nhân thực, chứa các enzyme thủy phân các đại phân tử).Các thụ thể LDL sau
đó quay trở lại và tái sử dụng ở màng tế bào, trong khi cholesteryl ester và triglyceride có trong
LDL sẽ bị thủy phân bởi các enzyme lipase của lysosome (LAL) để tạo thành cholesterol không
ester và acid béo. Các sản phẩm thủy phân này sẽảnh hưởng đến 3 con đường chuyển hóa nội
sinh lớn.Đầu tiên, cholesterol nội bào ức chế HMG-CoA reductase, một enzyme xúc tác quá
trình tổng hợp cholesterol mới. Thứ hai, cholesterol hoạt hóa ACAT, tăng cường ester hóa
cholesterol để tăng dự trữ cholesterol trong tế bào. Thứ ba, giảm số lượng thụ thể LDL để giảm
thu nhận LDL. Như vậy, có thể nói gan có vai trò chính yếu trong việc lọc LDL khỏi tuần hoàn.

Các phân tử LDL không được thu nhận bởi các thụ thể LDL của mô thì có thể xâm nhập vào lớp
nội mô mạch máu và gắn với proteoglycan. Từ đó, các phân tử này có khả năng bị oxi hóa hoặc
glycosyl hóa mà không cần enzyme xúc tác. Sự oxi hóa LDL dẫn đến peroxide hóa lipid và tạo
ra các aldehyde hoạt động phân hủy apoB100. Phân tử LDL bị biến đổi sẽ gắn với thụ thể
scavenger, vốn là những thụ thể biểu lộ chủ yếu ở tế bào đơn nhân.Không giống với thụ thể
LDL, thụ thể scavenger sẽ không giảm số lượng ngay cả khi tế bào thực bào đã tích tụ nhiều
cholesterol. Do đó, sự tích tụ quá mực LDL bị oxi hóa trong đại thực bào có thể dẫn đến hình
thành tế bào bọt. Các tế bào này có thể chết hoặc hoại tử, gây phóng thích các gốc tự do hoặc
enzyme phân hủy protein. LDL bị oxi hóa có thể khiến tăng cường sản xuất cytokine, suy giảm
chức năng nội mạc và tăng cường biểu lộ các phân tử bám dính trên bề mặt nội mô. Tất cả các
phản ứng này kích thích đáp ứng viêm tại chỗ.Tế bào bọt là thành phần chính của các mảng xơ
vữa, và quá nhiều tế bào bọt chết có thể gây mất ổn định mảng xơ vữa. Do gãy vỡ mảng xơ vữa
là nguyên nhân của các biến cốtim mạch cấp tính, nên nồng độ LDL cao là yếu tố nguy cơ chính
dẫn đến sự phát triển của xơ vữa động mạch và các biến cố tim mạch.
Hình 2: LDL và xơ vữa. Sự gia tăng nồng độ LDL là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến sự phát triển
cũng như mất vững của các mảng xơ vữa. LDL dư thừa (không được gắn kết với thụ thể LDL)
xâm nhập vào khoảng dưới tế bào nội mô và bị biến đổi hóa học thành LDL oxid hóa thông qua
phản ứng peroxy hóa lipid và phân cắt apoB100.LDL oxid hóa có nhiều tác động lên chức năng
mạch máu.LDL oxid hóa kích thích các mono bào di chuyển hóa hướng động vào khoang dưới tế
bào nội mô, đồng thời ngăn các tế bào này rời khỏi khoang này.Mono bào chuyển thành đại
thực bào, gắn với LDL oxid hóa thông qua thụ thể scavenger.LDL có thể trực tiếp gây tổn
thương tế bào nội mô và suy giảm chức năng tế bào nội mô.Tiếp tục tích tụ LDL oxid hóa trong
tế bào bọt có thể khiến hoại tử tế bào bọt, gây phóng thích các enzyme phân hủy protein, gây tổn
thương nội mô.

Lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL)

Hầu như các tế bào trong cơ thể có khả năng tổng hợp tất cả các loại cholesterol mà chúng
cần.Tuy nhiên, chỉ có duy nhất mình gan là có khả năng đào thải cholesterol thông qua quá trình
tiết cholesterol không ester vào trong mật hoặc chuyển cholesterol thành acid mật.Nhưđã nhắc ở
trên, HDL hoạt động như là một chất trao đổi apolipoprotein phục vụ cho quá trình chuyển hóa
của các lipoprotein chứa apoB.HDL cũng đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa
cholesterol thông qua việc chuyển lượng cholesterol dư thừa khỏi tế bào mô và vận chuyển đến
gan.Quá trình này được gọi là vận chuyển cholesterol ngược.Apoprotein chính của HDL là
apoAI và apoAII.ApoAI tham gia vào tương tác với thụ thể scavenger.

HDL được tổng hợp chủ yếu ở gan, chỉ có 1 số ít được tổng hợp ở ruột.HDL là những phân tử
nhỏ nhưng có đậm độ cao do tỷ lệ protein/lipid cao. Các hạt pre-β-HDL được hình thành trong
gan và ruột từapoprotein A-I và một lượng nhỏ cholesterol và phospholipid. Cholesterol sau đó
được este hóa bởi lecithincholesterol acyltransferase để chuyển đổi pre – β-HDLthành các hạt α-
HDL trưởng thành. Khi HDL lưu thông trong máu sẽ trao đổi apoprotein CII và E với VLDL,
cho phép VLDL phân phối triglyceride đển mô mỡ và cơ thông qua lipoprotein lipase.

HDL vận chuyển cholesterol từ mảng xơ vữa và các mô ngoại biên đến gan. Trong quá trình vận
chuyển cholesterol đảo ngược, α-HDL nhận thêm cholesterol từ đại thực bào trong thành mạch
máu (thông qua adenosine triphosphate – binding cassette transporters) và ester hóa cholesterol
thông qua lecithin cholesterol acyltransferase.Cáccholesteryl ester được vận chuyển trực tiếp
bằng HDL đến gan hoặc được chuyển đến LDL để vận chuyển đến gan(con đường gián tiếp). Sự
đóng góp của con đường vận chuyển ngược cholesterol đối với bệnh tim mạch đã được chứng
minh bởi các nghiên cứu cho thấy mối tương quan nghịch giữa mức HDL và nguy cơ mắc bệnh
này.

Tóm tắt

Gan là có vai trò trung tâm đối với quá trình chuyển hóa lipid. Cholesterol ở gan có nguồn gốc
từ 3 nơi: 1) sinh tổng hợp từ actyl-CoA; 2) nhận cholesterol có trong thức ăn từ chylomicron; 3)
nhập bào LDL cholesterol thông qua thụ thể LDL.

Triglyceride được hình thành ở gan từ acid béo, có nguồn gốc từ sự ly giải triglyceride có trong
mô mỡ và từ các lipoprotein.

Cơ chế tổng hợp cholesterol trong tế bào diễn ra theo 5 bước: 1) Acetyl-CoAs chuyển thành 3-
hydroxy-3-methylglutaryl-CoA (HMG-CoA); 2) HMG-CoA chuyển thành mevaloate nhờ enzyme
HMG-CoA reductase; 3)Mevalonate chuyển thành isopentenyl pryphosphate (IPP); 4) IPP
chuyển thành squalene; 5) Squalene chuyển thành cholesterol. Cholesterol được vận chuyển
trong huyết tương chủ yếu dưới dạng cholesteryl ester kết hợp với lipoprotein. Cholesterol có
trong thức ăn hay cholesterol được tổng hợp mới từ gan nếu vượt quá nhu cầu của gan, sẽ được
vận chuyển trong huyết thanh trong các LDL. Gan tổng hợp VLDL, sau đó VLDL chuyển thành
LDL thông qua hoạt động của men lipoprotein lipase có trên màng tế bào nội mô của mô cơ và
mô mỡ. VLDL gắn với lipoprotein lipase thông qua apoCII nhận được từ HDL, từ đó xảy ra
phản ứng thủy phân triglyceride có trong lõi của VLDL, giúp phóng thích acid béo tự do và
glycerol vào các tế bào mô mỡ và mô cơ. VLDL sau đó chuyển thành IDL. IDL tiếp tục bị rút bớt
trglyceride cho mô mỡ và mô cơ, sau đó 1 phần IDL được gan lọc khỏi huyết tương, phần còn
lại chuyển thành LDL nhờ lipase gan. LDL vận chuyển cholesterol đến nhiều nơi trong cơ thể ,
bao gồm mô ngoại vi và gan thông qua thụ thể LDL. LDL cũng tạo nên mảng xơ vữa thông qua
thụ thể scavenger trên đại thực bào, gây tổn thương lớp nội mạc và mất tính ổn định của mản xơ
vữa. Ngược lại, lượng cholesterol có trên màng tế bào mô ngoại biên sẽ được rút trích bởi HDL,
và được ester hóa bởi enzyme LCAT. Lượng cholesterol thu được từ mô ngoại biên bởi HDL sau
đó sẽ được chuyển đến VLDL và LDL thông qua hoạt động của protein vận chuyển cholesteryl
ester (CETP) có trên phân tử HDL. Sự vận chuyển ngược cholesterol cho phép cholesterol từ mô
ngoại biên trở về gan thông qua LDL. Cuối cùng, cholesterol được bài tiết trong mật dưới dạng
cholesterol tự do hoặc muối mật.

Lipoprotein (a)

Lipoprotein (a) là một lipoprotein duy nhất tương tự như LDL.Chức năng sinh lý của lipoprotein
(a) chưa được hiểu rõ và sự hiện diện của loại lipoprotein này dường như có liên quan đến di
truyền.Lipoprotein (a) được tìm thấy trong mảng xơ vữa động mạchcủa một số người, và nồng
độ lipoprotein trong huyết thanh(a) có tương quan cao với bệnh động mạch vành.Niacin dường
như giúp giảm nồng độlipoprotein(a), nhưng các thuốc hạ lipid khác thì không.

Tác động của LDL-C – Tăng 1% LDL-C sẽ tăng >2% bệnh động mạch vành trong 6 năm – Giảm
10 mg/dL LDL-C sẽ làm giảm 5.4% nguy cơ tim mạch trong 5 năm

2. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU


Hình 3: Tóm tắt cơ chế tác dụng của các thuốc điều trị rối loạn lipid máu.

2.1. STATIN
2.1.1. Tổng quan

Bao gồm: atorvastatin, fluvastatin, lovastatin, pitavastatin, pravastatin, rosuvastatin, và


simvastatin.

Đây là những thuốc giúp hạ cholesterol trong máu. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy nhóm
thuốc này giúp giảm nguy cơ mắc và tử vong do bệnh mạch vành cả khi ngăn ngừa nguyên phát
lẫn ngăn ngừa thứ phát, giảm nguy cơ tử vong. Các statin tương đối an toàn, và cách dùng 01 lần
trong ngày rất thuận tiện cho bệnh nhân tuân thủ điều trị

Lovastatin là thuốc đầu tiên trong nhóm được thông qua sử dụng vào năm 1987. Kể từđó,
pravastatin, simvastatin, fluvastatin, atorvastatin và rosuvastatin được đưa vào danh sách statin
được lưu hành tại Mỹ. Cerivastatin bị rút khỏi danh sách thuốc lưu hành do những báo cáo về
tiêu cơ vân gây nguy hiểm tới tính mạng.

2.1.2. Cơ chế hoạt động


Statin ức chế cạnh tranh enzyme HMG-CoA reductase, giúp ngăn cản sự biến đổi HMG-CoA
thành mevalonate, một bước then chốt tron sinh tổng hợp cholesterol ở gan. Thông qua việc ức
chế sản xuất cholesterol nội bào, statin giúp làm giảm nồng độ LDL thông qua 3 cơ chế:

1) Giảm nồng độ cholesterol nội bào dẫn đến tăng biểu lộ gen tạo thụ thể LDL, từ đó tăng
tạo thụ thể LDL trên bề mặt tế bào gan, tạo thuận lợi cho quá trình gắn kết và đào thải
LDL khỏi tuần hoàn.
2) Các tiền chất của LDL (bao gồm VLDL và IDL) được lọc khỏi hệ tuần hoàn nhanh hơn
do cơ chế nhận diện chéo của thụ thể LDL ở gan.
3) Sự tổng hợp VLDL ở gan cũng giảm xuống do giảm nồng độ cholesterol nội bào. Do
VLDL chuyển hóa thành LDL, nên việc giảm tạo VLDL cũng làm giảm nồng độ LDL
trong máu. Giảm VLDL cũng dẫn đến hiệu ứng hạ trglyceride của statin do lipoprotein
này là một trong 2 chất vận chuyển chính triglyceride trong tuần hoàn.

Nhìn chung, statin giúp giảm nồng độ LDL trong máu từ 20-55%, phụ thuộc vào loại thuốc sử
dụng. Statin cũng giúp giảm nồng độ triglyceride từ 7-30%, và tăng HDL lên 5-15%.

Hạ LDL giúp giảm lượng lipid có trong mảng xơ vữa, giúp mảng xơ vữa ổn định, tránh nguy cơ
nứt vỡ, hình thành huyết khối và tắc mạch. Ngoài khả năng điều hòa lipid, statin còn có khả năng
bảo vệtim mạch. Các thuốc này còn giúp cải thiện chức năng nội mạch thông qua khả năng kích
thích tổng hợp nitric oxide. Ngoài ra, statin còn tăng cường tính ổn định của mảng xơ vữa bằng
cách ức chế khả năng thâm nhập vào thành động mạch của mono bào, cũng như giảm tiết
metalloproteinase từ đại thực bào, đây là một enzyme có khả năng làm mỏng và suy yếu lớp vỏ
xơ của mảng xơ vữa. Statin cũng giảm lượng LDL bị oxid hóa, do đó giảm khả năng hấp thu
LDL bị biến đổi của đại thực bào.

2.1.3. Chỉ định

Statin được sử dụng để điều trị tình trạng tăng cholesterol máu để đạt mức LDL theo khuyến cáo.
Các statin khác nhau có tiềm lực giảm LDL khác nhau. Rosuvastatin là thuốc có hiệu quả cao
nhất, tiếp theo là atorvastatin. Rosuvastatin và atorvastatin cũng có hiệu quả cao trong việc giảm
triglyceride máu, nên có thể được sử dụng để điều trị tăng lipid máu hỗn hợp

Bảng 1. Các thuốc statin


Đặc điểm Atorvastatin Fluvastatin Lovastatin Pravastatin Rosuvastatin Simvastatin

↓ LDL theo 38 – 54 % 17 – 33 % 29 – 48 % 19 – 40 % 52 – 63 % 28 – 48 %
liều (10 – 80) (20 – 80) (20 – 80) (10 – 40) (10 – 40) (10 – 80)
Thời gian bán
14 0.2 – 2.3 2.9 1.3 – 2.8 19 2-3
hủy (giờ)
Chuyển hóa
Chủ yếu Ít Chủ yếu Ít Ít Chủ yếu
qua CYP3A4
Ảnh hưởng
Không Có ↑ hấp thu ↓ hấp thu Không Không
của thức ăn
Thời gian
Bất kỳ Tối Tối Tối Bất kỳ Tối
dùng thuốc

Chiến lược dùng statin dựa trên mức độ làm giảm LDL-C máu

. Statin mạnh: liều uống hàng ngày làm giảm trung bình LDL-C ³50%

. Statin trung bình: liều uống hàng ngày làm giảm trung bình LDL-C 30% -50%

. Statin yếu: liều uống hàng ngày làm giảm trung bình LDL-C < 30%

Bảng 2. Chiến lược dùng statin

Statin mạnh Statin trung bình Statin yếu

Atorvastatin 10(20)mg

Rosuvastatin(5) 10 mg
Simvastatin 10 mg
Simvastatin 20-40mg
Pravastatin 10-20mg
Atorvastatin (40)-80mg Pravastatin 40 (80)mg
Lovastatin 20 mg
Rosuvastatin 20(40)mg Lovastatin 40 mg
Fluvastatin 20-40mg
Fluvastatin XL 80mg
Pitavastatin 1mg
Fluvastatin 40mg bid

Pitavastatin 2-4 mg

  Thuốc, liều dùng in nghiêng là được cục quản lý thuốc và dược phẩm Hoa kỳ cho phép nhưng
chưa được kiểm chứng trong các nghiên cứu thử nghiệm kiểm chứng ngẫu nhiên
2.1.4. Tác dụng phụ

Nhìn chung, statin được dung nạp tốt nhưng trên 1 số bệnh nhân, vẫn có thể xảy ra những tác
dụng phụ nghiêm trọng. Trong đó có thể kể đến

Đau cơ, có thể chuyển thành bệnh cơ (tăng creatine kinase), nếu không điều trị dẫn đến viêm
cơ/ly giải cơ vân. Nguy cơ bị tác dụng phụ này tăng khi phối hợp với gemfibrozil, niacin,
erythromycin, kháng nấm azoles (ức chế CYP3A4). Cơ chế chính xác gây tổn thương cơ của
statin vẫn đang được tìm hiểu. Do ức chế tổng hợp cholesterol, statin có thể làm thay đổi thành
phần màng tế bào và đặc diểm điện thế, nhưng cơ chế chính xác liên quan đến bệnh cơ của statin
vẫn không chắc chắn. Giai đoạn đầu statin gây ra tình trạng đau cơ hoặc yếu cơ nhưng không có
sự gia tăng của creatine kinase. Ở giai đoạn này tình trạng đau hoặc yếu cơ có thể thoái lui và
khỏi hòan toàn khi ngưng sử dụng statin. Nếu nặng hơn, thì tình trạng viêm cơ có thể xảy ra và
creatine kinase tăng lên. Cuối cùng, nặng nhất là khi có tình trạng hủy cơ vân, phóng thích
myoglobin vào tuần hoàn. Myoglobin sau đó tích lũy trong thận và gây suy thận cấp. Khi có tiêu
cơ vân, creatine kinase tăng trên 10 lần ngưỡng giới hạn trên của giá trị bình thường, và những
người mắc tình trạng này sẽ cónước tiểu sẫm màu do xuất hiện myoglobin trong nước tiểu. Bệnh
nhân dùng statin nên được yêu cầu báo cáo bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng đau nhức hoặc yếu
cơ bất thường, lan tỏa hoặc dai dẳng, đặc biệt nếu kèm theo tình trạng khó chịu, sốt hoặc nước
tiểu sẫm màu. Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra bệnh cơ do statin bao gồm sử dụng liều cao,
lớn tuổi, giới nữ, bệnh thận hoặc gan, suy giáp, và sử dụng các loại thuốc ức chế chuyển hóa
statin. Ví dụ, liều cao nhất của simvastatin (80 mg) có liên quanvới tỷ lệ mắc bệnh cơ và tiêu cơ
vân cao hơn nhiều so với liều thấp hơn (10 hoặc 20 mg). Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khuyến cáo rằng bệnh nhân tránh dùng liều cao simvastatin và bệnh
nhân dùng thuốc ức chế CYP3A4, amiodarone, verapamil hoặc diltiazem chỉ nên dùng statin liều
thấp. Việc sử dụng statin phải ngưng lại nếu bệnh nhân có triệu chứng của bệnh cơ hoặc creatine
kinase tăng đáng kể. Không có biện pháp điều trị đặc hiệu ngoại trừ ngưng thuốc và truyền dịch
để duy trì chức năng thận.

Chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, táo bón/tiêu chảy, nổi mẩn đỏ (thường gặp nhất)

Gây viêm gan, tăng các chỉ số trong các xét nghiệm sinh hóa gan (AST, ALT, CK, phosphatase
kiềm, bilirubine toàn phần). Vì vậy nên xét nghiệm các chỉ số này trước khi sử dụng thuốc, sau 1
– 2 tháng dùng thuốc, và nếu ổn thì mỗi 6 – 12 tháng sau đó. Cần theo dõi sát các chỉ số này hơn
nếu có đang sử dụng các thuốc có tương tác với statin. Rượu có khả năng làm gia tăng hiệu ứng
nhiễm độc gan của statin.

Có thể tạm ngưng thuốc trong các tình huống như bệnh nặng, chấn thương hoặc đại phẫu thuật
để giảm thiểu tổn thương gan và cơ do statin.

Sử dụng men gạo đỏ, một sản phẩm có chứa statin, không được khuyến cáo do hàm lượng statin
biến đổi và một số sản phẩm còn có cả citrinin, một chất gây độc thận.

2.2. THUỐC GẮN ACID MẬT


2.2.1. Cơ chế tác dụng

Nhóm thuốc này bao gồm các resin như cholestyramin, colestipol và colesevelam. Đây là những
phân tử lớn, có tính hút nước, tích điện dương gắn kết vào acid mật (là những chất tích điện âm)
trong ruột, trao đổi ion và tạo thành phức hợp không hấp thu qua đường tiêu hóa, đào thải qua
phân, từ đó ngăn acid mật tái hấp thu vào gan theo chu trình gan ruột (Bình thường sẽ có 97%
acid mật sẽ được tái hấp thu theo chu trình gan ruột, chỉ có 3% được đào thải qua phân). Để bù
đắp lại lượng cholesterol mất đi trong acid mật gắn với resin, nhiều cholesterol trong gan được
chuyển thành acid mật mới. Quá trình này làm suy giảm nguồn cholesterol dự trữ trong gan, vì
thế kích thích tổng hợp thụ thể LDL. Tương tự statin, sự gia tăng số lượng thụ thể LDL dẫn đến
1 lượng lớn LDL trong tuần hoàn được tăng hấp thu ở gan, từ đó làm giảm nồng độ LDL trong
tuần hoàn. Tuy nhiên không như statin, sự tổng hợp cholesterol mới trong gan vẫn diễn ra do sự
suy giảm nồng độ cholesterol có trong tế bào gan.

Một thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ở bệnh nhân bị tăng cholesterol máu cho thấy cholestyramine
giúp làm giảm nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim tử vong và không tử vong. Tuy nhiên những thuốc
này rất khó sử dụng cho bệnh nhân (cholestyramine và colestipol có dạng bột phải hòa với nước)
và hiệu quả của thuốc thì thấp hơn statin. Vì vậy thuốc gắn acid mật hiện tại ít được sử dụng,
thường là thuốc hàng thứ hai, và trong bối cảnh kết hợp với statin

2.2.2. Hiệu quả

Giảm LDL khoảng 15-30%, tăng HDL khoảng 3-5%

2.2.3. Tác dụng phụ

Có thể gây táo bón, phân cứng và các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa khác.Tác dụng phụ này
có thể giảm thiếu bằng cách uống nhiều nước khi dùng thuốc. Thỉnh thoảng thuốc có thể gây khó
chịu vùng quanh hậu môn và nổi ban da. Trong lòng ruột, thuốc có thể gắn với digoxin, thyroxin,
warfarin và các thuốc khác. Do đó, tốt nhất nên uống resin 2 tiếng trước hoặc sau khi dùng các
thuốc khác. Loại resin mới, colesevelam, không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của digoxin,
warfarin, hoặc statin, do đó có thể uống cùng lúc với các thuốc này.

2.2.4. Chỉ định

Resin được sử dụng để điều trị tăng cholesterol máu và đặc biệt hữu ích ở những bệnh nhân
không thể dung nạp các thuốc khác. Mặc dù resin có hiệu quả thấp hơn statin, nhưng các thuốc
này không gây viêm gan hoặc tổn thương cơ, và có thể phối hợp với các thuốc khác để gia tăng
hiệu quả hạ cholesterol máu

2.2.5. Cách sử dụng

Cholestyramine và colestipol là những loại thuốc được điều chế dưới dạng bột hòa với nước lọc
hoặc nước trái cây để uống. Ngoài ra, cholestyramin còn được bán trên thi trường dưới dạng
thanh kẹo. Để có được tác dụng tối đa trong việc hạ cholesterol máu, các thuốc này nên được sử
dụng trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Colesevelam là loại resin mới, được điều chế dưới
dạng viên nén, và sử dụng 2 lần một ngày cùng với bữa ăn. Colesevelam giúp hạ LDL tương tự
như cholestyramin và colestipol nhưng thuận tiện và dễ uống hơn.

2.3. THUỐC ỨC CHẾ HẤP THU CHOLESTEROL: EZETIMIBE

Ezetimibe là thuốc đầu tiên của nhóm này, ức chế hấp thu cholesterol trong chế độ ăn có chọn
lọc tại bờ bàn chải của tế bào biểu mô của ruột non. Sau khi uống, ezetimibe được hấp thu và
chuyển thành dạng có hoạt tính là ezetimibe-glucuronide ở ruột non. Chất chuyển hóa có hoạt
tính này sau đó lại theo tĩnh mạch cửa đến gan, vào mật, quay trở lại ruột non theo chu trình gan
ruột, gắn vào tế bào biểu mô ở bờ bàn chải, ức chế chất vận chuyển Niemann-Pick Cl-like
1protein (NPC1L1), từ đó ức chế sự hấp thu cholesterol dưới dạng chylomicron có trong chế độ
ăn và dịch mật, giảm nồng độ cholesterol có trong tế bào gan. Như vậy, thuốc có tác động kể cả
khi không có cholesterol trong thức ăn do ức chế tái hấp thu cholesterol bài tiết theo mật. Điều
này dẫn đến kích thích gan tổng hợp các thụ thể LDL để tăng bắt giữ các phân tử LDL.

Thời gian bán thải của ezetimibe glucuronide là 22 giờ, chủ yếu đào thải qua phân (78%), còn lại
qua nước tiểu.
Hình 4: Cơ chế tác dụng của
ezetimibe. Ezetimibe ức chế sự hấp
thu cholesterol thông qua NPC1L1

2.3.1. Hiệu quả

Khi sử dụng đơn độc với liều chuẩn,


ezetimibe giúp hạ LDL khoảng 18-
22%. Các thử nghiệm lâm sàng cho
thấy sử dụng ezetimibe làm hạ
LDL giúp cải thiện các kết cục lâm
sàng.Khi kết hợp với statin, hiệu quả
hạ LDL càng tăng lên do tác động bổ
sung cho nhau: statin ức chế tổng hợp
cholesterol ở gan làm tăng hấp thu
cholesterol ở ruột, ngược lại
ezetimibe lại ức chế hấp thu cholesterol ở ruột nên làm tăng tổng hợp cholesterol ở gan. Sử dụng
kết hợp statin và ezetimibe cho hiệu quả tương đương như khi sử dụng statin ở liều tối đa. Điều
này cho phép đạt được hiệu quả đạt được mức cholesterol mong muốn mà ít nguy cơ xảy ra tác
dụng phụ của statin.

2.3.2. Cách sử dụng

Dùng lúc bụng no

2.3.3. Tác dụng phụ

Không giống với các thuốc gắn acid mật, eztimibe ít có tác dụng phụ, mặc dù có 1 số người có
thể có cảm giác đau đầu hoặc đau cơ. Khi kết hợp với statin, nguy cơ tăng men gan ít hơn và ít
nghiêm trọng hơn so với tăng liều statin đơn trị. Ngoài ra, kết hợp ezetimibe và statin dường như
không làm gia tăng nguy cơ tổn thương cơ.

2.4. NIACIN
2.4.1. Hiệu quả
Niacin là một vitamin nhóm B (vitamin B3), được biết đến là một trong các thuốc điều hòa lipid
lâu đời nhất và ảnh hưởng đến tất cả các lipoprotein trong tuần hoàn. Đây là thuốc hiệu quả nhất
làm tăng HDL (khoảng 15-35%), bên cạnh đó, niacin còn làm giảm LDL (5-25%), và
triglyceride (20-50%). Hơn nữa, không giống các thuốc khác, niacin làm giảm đáng kể nồng độ
lipoprotein (a), là một lipoprotein giống LDL, có nguy cơ độc lập về bệnh tim mạch.

2.4.2. Cơ chế tác dụng

Niacin ảnh hưởng đến nồng độ lipid huyết thông qua nhiều cơ chế. Niacin gắn vào 1 thụ thể bắt
cặp protein G. Kích thích thụ thể này làm giảm hoạt tính men lipase của tế bào mỡ, giảm quá
trình dị hóa triglyceride, từ đó giảm phóng thích acid béo từ mô mỡ. Kết quả là ít acid béo tự do
được vận chuyển về gan và khả năng tổng hợp triglyceride của gan giảm, từ đó là giảm tổng hợp
và phóng thích VLDL vào hệ tuần hoàn, ít LDL được tạo thành. Niacin cũng kích thích lọc
triglyceride khỏi hệ tuần hoàn thông qua qua việc kích thích enzyme lipoprotein lipase có ở mô
mỡ và mô cơ. Hiệu ứng đạt được cuối cùng là giảm cả nồng độ LDL và triglyceride trong huyết
thanh. Niacin làm tăng HDL bằng cách làm giảm khả năng thu nhận apoprotein AI nên giảm khả
năng lọc HDL khỏi hệ tuần hoàn. Tuy nhiên cơ chế này không ảnh hưởng đến việc thu hồi và xử
lý cholesterol có trong HDL của gan

Để phát huy tác dụng, cần sử dụng một lượng lớn niacin mỗi ngày

2.4.3. Chỉ định

Trong nghiên cứu Coronary Drug Project về hiệu quả của niacin trên nam giới, kết quả cho thấy
niacin làm giảm nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch, giảm nguy cơ tử vong. Nghiên cứu này
được thực hiện trước khi có sự xuất hiện của statin. Hiện tại niacin chủ yếu được sử dụng để điều
trị những bệnh nhân có mức HDL thấp và/ hoặc tăng triglyceride.

2.4.4. Tác dụng phụ

Niacin có một số tác dụng phụ

 Một số bệnh nhân có thể bị những đợt dãn mạch dưới da. Hiệu ứng này được cho là do
tác dụng qua trung gian prostaglandin và có thể giảm thiểu khi sử dụng chung với aspirin
hoặc dùng dạng phóng thích kéo dài.

 Một số tác dụng phụ đường tiêu hóa bao gồm buồn nôn, loét dạ dày.
 Nhiễm độc gan có thể xảy ra, biểu hiện bằng sự mệt mỏi, yếu người và tăng men gan

 Niacin nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân đái tháo đường do thuốc có thể
dẫn đến đề kháng insulin và tăng đường huyết

 Thuốc cũng có thể làm tăng acid uric, gây ra bệnh gout ở 1 số bệnh nhân nhạy cảm thông
qua 3 cơ chế sau đây:

 Tăng tái hấp thu acid uric thông qua protein vận chuyển URAT1 và OAT
 Tăng tổng hợp acid uric do làm tăng tổng hợp purin mới trong cơ thể
 Ức chế protein vận chuyển OAT2 (chịu trách nhiệm thu nhận acid uric từ máu, là
bước đầu tiên của quá trình đào thải acid uric) từ đó làm giảm đào thải acid uric
khỏi cơ thể
 Tổn thương cơ hiếm khi xảy ra, nhưng tăng lên nếu dùng chung với statin.

2.5. CHẤT ỨC CHẾ PCSK9


Khi sự thoái giáng thụ thể LDL bị suy giảm do đột biến gen gây mất chức năng PCSK9, người ta
nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh tim mạch giảm đáng kể khoảng 88%. Từ quan sát này, các nhà khoa
học dần có sự quan tâm hơn đối với PCSK9 và coi PCSK9 là mục tiêu điều trị.
Chất ức chế PCSK9 là một nhóm thuốc mới có tác dụng hạ LDL. Hiện tại, có hai thuốc đã được
FDA chấp thuận, bao gồm: alirocumab và evolocumab. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhóm thuốc
này cho tác động mạnh, làm giảm đáng kể mức cholesterol máu, từ 50 – 72% trong một số báo
cáo – khi kết hợp với statin
2.5.1. Cơ chế tác dụng
Proprotein convertase subtilisin / kexin type 9 (PCSK9) là một protein có vai trò điều hòa nồng
độ cholesterol trong cơ thể. Đây là một enzyme liên kết với các thụ thể của lipoprotein tỷ trọng
thấp (thụ thể LDL). Bình thường khi LDL gắn vào thụ thể của LDL, thì phức hợp này sẽ được
đưa vào bên trong bào tương thông qua các túi nhập bào. Tính acid của môi trường nội bào khiến
thụ thể của LDL biến đổi cấu trúc và tách rời với LDL, đồng thời các thụ thể LDL được tái sử
dụng lại ở màng bào tương. PCSK9 khi gắn với các thụ thể của LDL, sẽ khiến các thụ thể này
không biến đổi cấu trúc nên không thể tách rời với LDL, từ đó làm phân hủy các thụ thể của
LDL, dẫn đến ngăn chặn quá trình lọc LDL khỏi tuần hoàn, cuối cùng làm tăng LDL trong máu
Chất ức chế PCSK9 có bản chất là các kháng thể đơn dòng, một trong số các loại thuốc sinh học,
có tác dụng ức chế enzyme PCSK9, dẫn đến có nhiều thụ thể LDL được tái sử dụng, từ đó tăng
loại bỏ LDL ra khỏi tuần hoàn, dẫn đến giảm nồng độ LDL trong máu.
2.5.2. Chỉ định
Tăng cholesterol máu trong các tình huống sau:
 Tăng cholesterol máu di truyền thể dị hợp thử
 Bệnh tim mạch do xơ vữa đã điều chỉnh chế độ ăn và dùng statin liều tối đa mà vẫn
không đạt được LDL mục tiêu
2.5.3. Cách sử dụng
Các thuốc ức chế PCSK 9 có dạng sử dụng là đường tiêm dưới da, thông qua bút tiêm, 1 đến 2
lần mỗi tháng.
2.5.4. Tác dụng phụ
Nhìn chung các thuốc ức chế PCSK 9 được dung nạp tốt, ít tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ
được báo cáo như: phản ứng tại vùng tiêm, dị ứng, ngứa, viêm mũi họng…
2.6. CÁC DẪN XUẤT CỦA ACID FIBRIC

Những thuốc này là dẫn xuất của acid carboxylic chuỗi dài được biết đến với tên là acid fibric
hay fibrate. Thuốc đầu tiên của nhóm này, clofibrate, đã bị ngưng sử dụng do nhiều tác dụng
phụ.Gemfibrozil và fenofibrate là những thuốc được cấp phép lưu hành ở Hoa Kỳ và nhiều quốc
gia khác. Đây là những thuốc có hiệu quả hạ triglyceride mạnh nhất (lên đến 50%), và tăng HDL
(lên đến 20%). Tuy nhiên, hiệu quả hạ LDL thay đổi và kém hơn so với các thuốc khác.

2.6.1. Dược động học


Gemfibrozil được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng cao, rồi gắn chặt với protein
huyết tương. Thuốc được chuyển hóa tại gan, gắn kết với acid glucronide, một phần được bài tiết
vào dịch mật và trải qua chu trình gan ruột hoặc đào thải qua phân. Thời gian bán thải là 1.5 giờ.
70% thuốc sẽ được thải qua thận, hầu hết dưới dạng đã chuyển hóa.
2.6.2. Cơ chế tác dụng

Các dẫn xuất của acid fibric gắn lên thụ thể của PPRA-α, từ đó tác động đến PPRA-α, vốn dĩ là
một yếu tố phiên mã có trong nhân, từ đó làm tăng tổng hợp lipoprotein lipase, apoA-I, apoA-II
và giảm tổng hợp apoC-III (một yếu tố ức chế sự thủy phân lipid).

Lipoprotein lipase có ở nội mô mạch máu và có vai trò xúc tác quá trình thủy phân triglyceride
có trong VLDL và chylomicron thành acid béo tự do để hấp thu vào tế bào mô mỡ và mô cơ. Do
đó hai cơ chế (1) tăng tổng hợp lipoprotein lipase và (2) giảm tổng hợp chất ức chế lipoprotein
lipase, sẽ làm giảm nồng độ triglyceride trong huyết thanh, đồng thời sự thủy phân lipid có bên
trong mô mỡ sẽ giảm xuống, khiến lượng acid béo tự do về gan giảm xuống, từ đó khiến gan
giảm tổng hợp VLDL, dẫn đến giảm nhẹ LDL. Tác dụng của fibrate đối với HDL được cho là
thông qua việc hoạt hóa PPRA-α, làm tổng hợp apoprotein AI, một apoprotein chính của HDL.

2.6.3. Chỉ định

Gemfibrozil và fenofibrate được sử dụng ở những bệnh nhân tăng cao triglyceride để ngăn ngừa
viêm tụy cấp khi bệnh nhân không thể kiểm soát mức triglyceride thông qua chế độ ăn. Các
thuốc này được chuyển hóa ở gan và đào thải ở thận.Vì thế không nên sử dụng hoặc giảm liều ở
bệnh nhân suy chức năng gan hoặc thận.

2.6.4. Tác dụng phụ

Các thuốc thuộc nhóm này nhìn chung dung nạp tốt, ít tác dụng phụ. Tác dụng phụ có thể gặp
bao gồm phát ban, khó tiêu, sỏi mật, rối loạn nhịp tim, tăng men gan và đau cơ. Một số BN có
thể bị giảm số lượng bạch cầu hoặc Hct khi dùng thuốc. Khi sử dụng chung với statin, nguy cơ
hủy cơ vân sẽ gia tăng. Vì thế, nếu phối hợp 2 thuốc này với nhau, cần theo dõi sát creatine
kinase và nên ưu tiên lựa chọn thuốc fenofibrate hơn gemfibrozil . Cả hai thuốc thuộc nhóm này
đều làm tăng tác dụng của warfarin do cạnh tranh gắn với albumin, do đó cần phải giảm liều
kháng đông. Thuốc cũng làm tăng tác dụng của các thuốc hạ đường huyết.

3. TÓM TẮT
Bảng 3: Tóm tắt hiệu quả của các thuốc điều trị rối loạn lipid máu

You might also like