Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 1

1. Xác định các thành phần nội lực

Bài 1.1:
Cho dầm chịu lực như hình vẽ. Hãy xác
định các thành phần nội lực tại mặt cắt qua C
của dầm.

Bài 1.2:
Cho dầm chịu lực như hình vẽ. Hãy xác
định các thành phần nội lực tại mặt cắt qua C
của dầm.

Bài 1.3:
Cho dầm chịu lực như hình vẽ. Hãy xác
định các thành phần nội lực tại mặt cắt qua E
của dầm.

Bài 1.4:
Một kềm bấm chịu lực như hình bên.
Hãy xác định các thành phần nội lực tại mặt
cắt qua D của kềm.

Bài 1.5:
Một trục chịu mô men xoắn như hình vẽ.
Hãy xác định các thành phần nội lực tại mặt
cắt qua B và C của trục.

1
2. Ứng suất pháp

Bài 2.1:
Xác định ứng suất trung bình xuất hiện trong
thanh AB và AC nếu tải có khối lượng 50 kg.
Đường kính của thanh AB là 8 mm và thanh AC là
10 mm.

Bài 2.2:
Trục bao gồm một ống AB rỗng có
đường kính trong 20 mm và đường kính
ngoài 28 mm và thanh đặc BC có đường
kính 12 mm. Xác định ứng suất trung bình
tại các điểm D và E.

Bài 2.3:
Hãy xác định ứng suất xuất hiện trong
thanh AB, AE và ED. Biết P = 10 lb và diện
tích tiết diện của các thanh là 1.5 in2.

Bài 2.4:
Một dầm AB tuyệt đối cứng có chiều dài 3 m được
treo bởi hai thanh thép (1) và (2) có đường kính thanh
d 1 = 25 mm và d2 = 20 mm. Một lực P = 60 kN tác
dụng tại C. Bỏ qua trọng lượng của cơ cấu.
a) Tính ứng suất trong mỗi thanh. Cho x = 1 m.
b) Tìm x để ứng suất trong 2 thanh bằng nhau.

Bài 2.5:
Xác định ứng suất trung bình xuất hiện trong
các đoạn AB và BC.

2
3. Ứng suất cắt

Bài 3.1:
Dầm được giữ bởi một chốt tại A và một
thanh BC. Nếu P = 20 kN, hãy xác định ứng suất
cắt trung bình phát triển trong các chốt A, B và C.
Tất cả các chốt có đường kính 20 mm.

Bài 3.2:
Một khung ABC được buộc một dây thép
độ bền cao CD và chịu một tải P tại A.
Đường kính của dây CD là d w = 4 in và
đường kính của chốt tại B là d p = 5 in. Xác
định ứng suất kéo trong dây CD và ứng suất
cắt trung bình của chốt tại B.

Bài 3.3:
Nếu cho P = 9 kN, hãy xác định ứng suất
cắt trung bình xuất hiện trong 4 bulong và
trong tấm gỗ. Biết đường kính bulong là 6 mm.

Bài 3.4:
Các nêm tam giác được dán vào mép bàn
bởi keo dán. Nếu lực F = 900 N được tạo ra
bởi lực siết của một cái kẹp chữ U, hãy xác
định ứng suất cắt trung bình xuất hiện trong
mặt phẳng dán keo.

Bài 3.5:
Một mối hàn giáp mí chịu lực như hình
bên. Xác định ứng suất pháp và tiếp trung
bình xuất hiện trong mặt phẳng mối hàn
(mặt đi qua cạnh AB).

3
4. Ứng suất cho phép và hệ số an toàn

Bài 4.1:
Một mối nối dùng 2 bulong như hình bên.
Xác định đường kính của bulong. Cho biết ứng
suất cắt phá hủy của bulong fail = 350 MPa và
hệ số an toàn FS = 2.5.

Bài 4.2:
Hệ thống giảm xóc của xe đạp địa hình được
chốt ở C và được hỗ trợ bởi bộ giảm xóc BD. Nếu nó
được thiết kế để chịu tải trọng P = 1.5 kN, hãy xác
định hệ số an toàn của chốt B và C chống hỏng nếu
chúng được làm bằng vật liệu có ứng suất cắt phá
hủy C. Chốt B có đường kính 7.5 mm và chốt C có
đường kính 6.5 mm. Cả hai chốt đều chịu lực cắt đôi.

Bài 4.3:
Một máy nén có khối lượng W được treo
trên một dầm trần dốc bằng các thanh dài AB và
CD có đường kính lần lượt là d1 và d2. Xác định
trọng lượng cho phép của máy nén, Wall . (Bỏ qua
trọng lượng của kết cấu). Thanh AB và chốt A
và B đủ an toàn.

Bài 4.4:
Đòn bẩy được gắn vào trục A bằng một
then có chiều rộng d và chiều dài 25 mm.
Nếu trục được cố định và tác dụng một lực
thẳng đứng 200 N vuông góc với tay nắm,
xác định kích thước d nếu ứng suất cắt cho
phép của then là all = 35 MPa.

Bài 4.5:
Chốt được làm bằng vật liệu có ứng suất cắt
phá hủy fail = 350 MPa. Xác định đường kính
tối thiểu của chốt. Áp dụng hệ số an toàn của FS
= 2.5.

You might also like