Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

6.1.

2 XÁC ĐỊNH CÁC GIỚI HẠN RỦI RO (GHRR)

Khẩu vị rủi ro thường tùy thuộc vào cấp độ doanh nghiệp và được phân bổ xuống cho
các phòng ban thấp hơn trong tổ chức thông qua GHRR. Giới hạn rủi ro gổm 2 khía
cạnh:

1. Tại sao sử dụng GHRR


2. Làm thế nào để xác định GHRR

Tại sao sử dụng giới hạn rủi ro?

1. Phân tán rủi ro:

Có quá nhiều bất định trong bất kỳ mẫu thông tin ERM cần phải được đo lường,
bổ sung. GHRR sẽ phân tán, ngăn ngừa sự tập trung quá nhiều rủi ro tại bất kỳ 1 khu
vực nào. (VD: đơn vị kd đơn lẻ, nguồn rủi ro đơn lẻ)

2. Quản lý rủi ro – lợi nhuận:

GHRR dùng để quản lý rủi ro – lợi nhuận dành cho các bộ phận kd.

Quá trình xác định GHRR này tạo ra thang đo tổng thể về mức độ rủi ro tiêu cực
cận biên mà bộ phận kd tạo ra.

Phân tích rủi ro trong mối quan hệ tạo ra bởi bộ phận kd nhằm quản lý tốt hơn các
dạng rủi ro

3. Quản lý rủi ro doanh nghiệp:

Trong phương pháp ERM dựa trên giá trị, mô hình ERM nhanh chóng đánh giá tác
động cận biên của bất kì quyết định tiềm năng nào lên rủi ro doanh nghiệp

Xem xét và phê duyệt cần thiết (Ủy an ERM đàm bảo rùi ro tổng thể được duy trì
tùy theo mức khẩu vị rủi ro)

ERM truyền thống thường không có các công cụ có sẵn. Vì vậy, sử dụng GHRR
dể phân bổ, lập ngân sách.

4. Thói quen: Sử dụng GHRR như một thói quen.


Một số công ty vẫn duy trì nhiều bộ giới hạn rủi ro mặc dù không cần thiết nhằm
thỏa mãn thói quen cũ. Các GHRR này thường được các bộ phận trong công ty thiết
lập ra, lâu đời và quen thuộc.

Làm thế nào để xác định GHRR?

Trước khi có ERM, các công ty thường mơ hồ trong việc sử dụng các GHRR,
được thiết lập bởi các bộ phận trong công ty và ít liên quan đến sự phân bổ khẩu vị rủi
ro từ trên xuống.

PHÂN BỔ TỪ TRÊN XUỐNG – MỘT VÍ DỤ

Lập 4 giả định đơn giản về công ty:

1. Công ty muốn đặt ra giới hạn rủi ro cho các bộ phận kd, và công ty được coi
như là một bộ phận kd bổ sung.
2. Không tách ra giới hạn cứng và mềm, chỉ có 1 giới hạn khẩu vị rủi ro.
3. Giá trị công ty là chỉ số quan trọng duy nhất và chỉ sử dụng một điểm tổn
thưởng: giá trị công ty giảm 10% (hiện nay là 500 triệu USD).
4. Điểm tổn thương được xem là rủi ro doanh nghiệp, có khả năng xảy ra là 8%
với khẩu vị rủi ro được xác định là 15%.

Phương pháp này bao gồm qui trình 3 bước:

1. Phân tích mức độ đóng góp


 Nhằm xác định rủi ro doanh nghiệp hiện tại để phân bổ vào trong từng bộ
phận công ty (VD: bộ phận kd Alpha)
 Giải quyết sự tương tác giữa các đơn vị đóng góp riêng lẻ vào kết quả tổng
thể

Các vấn để của sự tương tác có liên quan đến việc tính rủi ro doanh nghiệp:

 Rủi ro từ bộ phận Alpha nhưng mức độ nghiêm trọng đối với công ty lớn hơn
do sự có mặt của bộ phận kd khác.
 Rủi ro từ Alpha nhưng khả năng xảy ra lớn hơn do sự có mặt của bộ phận kd
khác. Quy mô của công ty làm cho nó dễ gây chú ý của giới truyền thông.
 Rủi ro từ bộ phạn Alpha nhưng mức độ nghiệm trọng đối với công ty nhỏ hơn
do sự có mặt của bộ phận kd khác.
 Rủi ro từ Alpha nhưng khả năng xảy ra nhỏ hơn do sự có mặt của bộ phận kd
khác.
 Rủi ro ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp (thiên tai, dịch bệnh).
 Mối tương quan giữa rủi ro từ bộ phận Alpha và rủi ro từ bộ phận kd khác.
 Sự tương quan giữa rủi ro từ bộ phận Alpha và rủi ro từ bộ phận kd khác do
gom chúng vào chung các mô phỏng bao gồm tính toán rủi ro doanh nghiệp.

Các vấn đề trên rất phức tạp và nhiều thách thức. Cách giải quyết vấn đề này là
cố định các giá trị của bộ phận kd doanh trong mô hình ERM dựa trên giá trị, loại bỏ
các rủi ro từ bộ phận kd và tính toán lại rủi ro doanh nghiệp. Đây sẽ là thước đo rủi ro
doanh nghiệp nếu bộ phận Alpha không có rủi ro gắn với nó.

Sự khác biệt giữa rủi ro doanh nghiệp thực tế và rủi ro doanh nghiệp tính lại
(Alpha không rủi ro) là đóng góp ban đầu của bộ phận Alpha vào rủi ro doanh
nghiệp. Công thức đóng góp ban đầu: (ERE là rủi ro doanh nghiệp)

 Ban đầu ERE Alpha = ERE công ty – ERE công ty với Alpha không rủi ro

Tiếp theo tính toán đến phần đóng góp ban đầu của mọi bộ phận kinh doanh. Từ
đó tính toán được phần còn lại thể hiện cho phần rủi ro doanh nghiệp chưa tính đến
trong phương pháp này. Công thức tính phần còn lại: (i là bộ phận kinh doanh, n là
số bộ phận kd)
n
 Phần còn lại = ERE công ty – ∑ Ban đầu EREi
i=1

Chúng ta cần phân bổ phần còn lại cho tất cả bộ phận kd. Dùng tỉ lệ đóng góp
tương đối của nó trong tổng đóng góp của mọi bộ phận vào rủi ro doanh nghiệp ban
đầu. Công thức tính như sau:
Ban đầu ERE Alpha
n
 Phần còn lại của Alpha = phần con lại x
∑ Ban đầu EREi
i=1

 Phần còn lại Alpha = Ban đầu ERE Alpha + Phần còn lại của Alpha
2. Điều chỉnh theo thương quan rủi ro – lợi nhuận

Phân tích cân đối rủi ro – lợi nhuận cho bộ phận Alpha, so sánh lợi nhuận
Alpha tạo ra với đóng góp biên vào rủi ro được thể hiện qua 2 thước đó: mức độ đóng
góp vào rủi ro doanh nghiệp và độ lệch chuẩn tiêu cực Alpha

3. Chuyển qui mô

Chúng ta đo lường mức độ đóng góp hiện tại với mức độ đóng góp tối ưu của
nó vào rủi ro doanh nghiệp. Từ đó chuyển sang khẩu vị rủi ro. Đây được gọi là GHRR.
Công thức tính GHRR của bộ phận Alpha như sau:

 GHRR Alpha = Tối ưu ERE% Alpha x Khẩu vị rủi ro

You might also like