Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?

IDGTrinh=45&keys=455&ids=518683&idBaihoc=410&idbai=410&idmon=65&ky=2

Bài 3: HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG VIỆT (phần 2)

IV. HỆ THỐNG ÂM CUỐI:

1. Đặc trưng ngữ âm tổng quát:

Âm cuối trong tiếng Việt có thể là phụ âm hoặc bán âm.

2. Phân loại và miêu tả:

Tiếng Việt có 8 âm cuối, trong đó có 6 phụ âm và 2 bán âm / p , t , m , n , k , N , U9 , i9 /


Ta có thể phân biệt và mô tả các âm cuối trong tiếng Việt qua bảng sau:

3. Sự thể hiện bằng chữ viết:

* Các phụ âm cuối / p , t , m , n / được ghi lần lượt bằng con chữ giống như kí hiệu ngữ âm: p , t , m , n. Ví
dụ: lớp , hát , em , bạn...

* Phụ âm cuối / k / được ghi bằng:

• “ch” khi xuất hiện sau các nguyên âm dòng trước / i, e, E(/. Ví dụ: lịch , lệch , lạch ...
• “c ”: trong các trường hợp còn lại.

Ví dụ: học , mộc...

* Phụ âm cuối / N/ được ghi bằng:

• “nh” khi xuất hiện sau các nguyên âm dòng trước / i, e, E( /. Ví dụ: xinh , bệnh, nhanh…
• “ng”: trong các trường hợp còn lại. Ví dụ: hàng, trường, hồng...

* Bán âm cuối /U9 / được ghi bằng:

• “o” khi xuất hiện sau các nguyên âm rộng / a ,E/. Ví dụ: chào, đèo...
• “u” trong các trường hợp còn lại. Ví dụ: dịu, diệu, đau, dầu, đều...

* Bán âm cuối / i9 / được ghi bằng:

“ ” khi ất hiệ á ê â /ă F(/ Ví d à â


hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=455&ids=518683&idBaihoc=410&idbai=410&idmon=65&ky=2 1/5
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=455&ids=518683&idBaihoc=410&idbai=410&idmon=65&ky=2
• “y” khi xuất hiện sau các nguyên âm / ă , F(/. Ví dụ: cày , xây ...
• “i” trong các trường hợp còn lại. Ví dụ: đời , hái , chồi, vui ...

4. Qui luật phân bố của âm cuối:

a) Qui luật phân bố của âm cuối trong cấu trúc âm tiết:

* Bán âm cuối:
Các bán âm cuối được phân bố sau các âm chính có âm sắc đối lập. Cụ thể là: bán âm cuối / U9 / chỉ được
phân bố sau các nguyên âm thuộc hàng trước và hàng sau không tròn môi, bán âm cuối / i9 / chỉ được phân
bố sau các nguyên âm thuộc hàng sau tròn môi và hàng sau không tròn môi.

* Phụ âm cuối:
Chú ý những trường hợp đặc biệt sau: các âm / p , m , t , n / không xuất hiện sau / ( , E( /; các âm / k ,N/
không xuất hiện sau / F/.

* Âm cuối zêrô: Nếu âm tiết có âm cuối zêrô thì âm tiết đó sẽ không được cấu tạo bằng nguyên âm ngắn.

b. Qui luật phân bố của âm cuối trong các vần thơ:

Trong các vần thơ, âm cuối trong cặp âm tiết hiệp vần phân bố theo những nguyên tắc sau: đồng nhất hoàn
toàn, hoặc cùng nhóm vang mũi, hoặc cùng nhóm tắc, vô thanh.
Ví dụ:
* Đồng nhất hoàn toàn
“Hôm nay trời đã tạnh rồi
Tơ không hong nữa, bướm lười không sang”

Âm cuối của hai âm tiết hiệp vần đồng nhất hoàn toàn : bán âm / i9 / .

* Cùng nhóm vang mũi / m , n , N /


"Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng
áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!”
Âm cuối của hai âm tiết hiệp vần phân bố theo nguyên tắc cùng nhóm vang mũi: / N / và / m /.

* Cùng nhóm tắc vô thanh / p , t , k /


“Đừng đuổi xua chờ tắt nắng tôi về
Mệt mỏi quá nên dừng chân đôi lát
Biển lòng anh mênh mang khúc nhạc
Cùng gió ngàn níu giữ bước chân tôi”

Âm cuối của hai âm tiết hiệp vần phân bố theo nguyên tắc cùng nhóm tắc, vô thanh: / t / và / k /.

V. HỆ THỐNG THANH ĐIỆU:

1. Đặc trưng ngữ âm tổng quát:

Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có tác dụng cấu tạo và khu biệt vỏ âm
thanh của từ hoặc hình vị. Sự khác nhau giữa “bán” và “bàn” là sự khác nhau về thanh điệu: âm tiết “bán”
được phát âm cao, âm tiết “bàn” được phát âm thấp. Nhờ thanh điệu mà người ta có thể phân biệt đâu là “ga
Tam Kỳ”, đâu là “gà tám ký” ! Trong tiếng Việt, thanh điệu là đơn vị tuy không có nghĩa nhưng có chức
năng khu biệt vỏ âm thanh của các đơn vị mang nghĩa. Vì thế, thanh điệu trong tiếng Việt hoàn toàn có tư
cách của một âm vị - âm vị siêu đoạn tính.

Nếu như ngữ điệu (intonation) là đặc trưng của câu, trọng âm (accent) là đặc trưng của từ, thì thanh điệu là
đặc trưng của âm tiết. Có những ngôn ngữ có thanh điệu như tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Lào ... nhưng cũng
có những ngôn ngữ không có thanh điệu như tiếng Anh, Nga, Pháp ...

ế
hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=455&ids=518683&idBaihoc=410&idbai=410&idmon=65&ky=2 2/5
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=455&ids=518683&idBaihoc=410&idbai=410&idmon=65&ky=2

2. Phân loại và miêu tả các thanh điệu tiếng Việt:

a) Miêu tả:

Tiếng Việt có 6 thanh điệu

* Thanh ngang (thanh không dấu): Đây là thanh điệu cao, có đường nét vận động bằng phẳng từ đầu đến
cuối. Ví dụ: “sương nương theo trăng”.

* Thanh huyền: Đây là một thanh điệu thấp. Đường nét vận động của thanh này cũng bằng phẳng như thanh
ngang tuy về cuối có hơi đi xuống.

* Thanh ngã: Thanh ngã bắt đầu ở độ cao gần ngang thanh huyền nhưng không đi ngang mà vút lên kết thúc
ở độ cao cao hơn cả thanh không dấu. ở thanh ngã, đường nét vận động bị gãy ở giữa do trong quá trình phát
âm có hiện tượng bị tắc thanh hầu.

* Thanh hỏi: Đây là một thanh thấp và có đường nét gãy ở giữa. Độ cao lúc bắt đầu của thanh hỏi gần ngang
thanh huyền. Sau khi đi ngang một đoạn, thanh này đi xuống và lại đi lên cân xứng với đường đi xuống. Độ
cao lúc kết thúc bằng độ cao lúc ban đầu. Trẻ em thường phát âm thanh hỏi thành thanh nặng.

* Thanh sắc: Đây là một thanh cao. Lúc bắt đầu, độ cao của nó bằng thanh ngang và sau đó đi lên. Ở những
âm tiết khép (có âm cuối là / p , t , k / như “học tập tốt” thì thanh sắc vút cao ngay, gây ấn tượng ngắn.

* Thanh nặng: Thanh nặng là một thanh thấp và có đường nét xuống dần. ở những âm tiết khép thanh nặng
được phát âm xuống ngay.

b) Phân loại:

Qua miêu tả, chúng ta thấy thanh điệu phân biệt với nhau theo hai tiêu chí chủ yếu là: đặc trưng về độ cao
(âm vực) và đặc trưng về đường nét vận động (âm điệu).

* Phân loại theo tiêu chí âm vực:

- Âm vực cao: thanh ngang, thanh ngã, thanh sắc.


- Âm vực thấp: thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng.

* Phân loại theo tiêu chí âm điệu:

- Bằng phẳng (thanh bằng): ngang, huyền.


- Không bằng phẳng (thanh trắc): ngã, hỏi, sắc, nặng.

Trong các thanh không bằng phẳng thì thanh ngã và thanh hỏi có đường nét vận động gãy, thanh sắc và thanh
nặng là các thanh không gãy.
Có thể tóm tắt như sau:

3. Sự thể hiện bằng chữ viết của thanh điệu:

hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=455&ids=518683&idBaihoc=410&idbai=410&idmon=65&ky=2 3/5
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=455&ids=518683&idBaihoc=410&idbai=410&idmon=65&ky=2

4. Qui luật phân bố của thanh điệu:

a) Thanh điệu trong các kiểu âm tiết:

Sự phân bố thanh điệu trong âm tiết liên quan chặt chẽ với thành phần âm cuối.

* Ở những âm tiết khép (âm tiết có âm cuối là phụ âm tắc vô thanh / p , t, k/) chỉ có thể có thanh sắc hoặc
nặng. Ví dụ: lớp , lợp , dốt , dột ...
* Ở những loại âm tiết còn lại (mở, nửa mở, nửa khép), cả 6 thanh điệu đều có khả năng xuất hiện. Ví dụ: ba
, bà , bã, bả , bá, bạ. Vậy trong sáu thanh điệu thì hai thanh sắc và nặng có phạm vi phân bố rộng nhất: ở tất
cả các kiểu âm tiết.

b) Thanh điệu trong các vần thơ:

Trong các vần thơ truyền thống Việt Nam, thanh điệu trong hai âm tiết hiệp vần với nhau được phân bố theo
nguyên tắc cùng âm điệu, tức là cùng bằng hoặc cùng trắc.

Ví dụ: “Ai về ai ở mặc ai


Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh."

Thanh điệu trong hai âm tiết hiệp vần phân bố theo nguyên tắc cùng bằng: thanh ngang và thanh huyền.

VI. THỰC HÀNH PHIÊN ÂM ÂM VỊ HỌC:

Phiên âm âm vị học (Phonological Transcription) là ghi lại một ngôn bản bằng các ký hiệu ghi âm quốc tế,
theo một hệ thống âm vị đã xác định.

Nếu như phiên âm ngữ âm học (Phonetic Transcription) yêu cầu càng ghi được chi tiết tất cả các nét thể hiện
của âm tiết càng tốt thì ngược lại, phiên âm âm vị học chỉ yêu cầu vừa đủ, chính xác, không cần các dấu phụ,
không cần thể hiện các nét không khu biệt của âm.

Phiên âm âm vị học tiếng Việt có những qui định sau:

1. Mỗi âm tiết đều phải được đặt trong hai gạch nghiêng song song.

2. Thanh điệu được ghi bằng ký hiệu số ở góc trên, trước gạch nghiêng cuối âm tiết.

3. Các âm vị: âm đầu tắc thanh hầu, âm đệm zêrô, âm cuối zêrô được ghi bằng sự vắng mặt của ký hiệu
(không phiên âm). Riêng thanh ngang dù cũng như các âm vị kia là không được thể hiện trên chữ viết nhưng
khi phiên âm vẫn phải ghi ký hiệu số 1.

4. Ký hiệu âm vị học tuân thủ nguyên tắc 1/1 giữa âm và ký hiệu (1 âm được ghi bằng 1 ký hiệu duy nhất).
Vì thế không có cái gọi là ký hiệu “hoa” hay ký hiệu “thường” như các chữ viết.

Ví dụ: “Đà Nẵng” được phiên âm âm vị học là : /da2/ /nă3/.


hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=455&ids=518683&idBaihoc=410&idbai=410&idmon=65&ky=2 4/5
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=455&ids=518683&idBaihoc=410&idbai=410&idmon=65&ky=2
ụ g ợ p ị ọ
Lưu ý: Đừng quên ghi ký hiệu của thanh điệu, ký hiệu bán âm, nguyên âm ngắn, nguyên âm đôi.

hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=455&ids=518683&idBaihoc=410&idbai=410&idmon=65&ky=2 5/5

You might also like