Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?

IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2

Phần II
TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG – PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT

Chương một
TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG TIẾNG VIỆT

Bài 7. NGỮ NGHĨA CỦA TỪ

Trong cách hiểu khái quát nhất, mỗi một từ thường có bốn thành phần nghĩa (ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu
niệm, ý nghĩa biểu thái, ý nghĩa cấu trúc) làm nên ý nghĩa từ vựng của một từ.

Ví dụ: “Loạt” - danh từ, tập hợp nhiều vật cùng loại xuất hiện cùng một lúc
“Loãng” - tính từ, ở trạng thái nhiều nước, ít cái hoặc độ đậm đặc thấp
“Mời” - động từ, tỏ ý mong muốn người khác làm việc gì mộtcách lịch sự, trân trọng.

Ở mỗi từ, bao bọc bên ngoài lớp nghĩa từ vựng còn có một lớp nghĩa mờ nhát hơn do quan hệ liên tưởng
giữa từ đó với các từ khác trong hệ thống từ vựng mà có. Đó là ý nghĩa liên hội.

Ví dụ: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp


Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy giòng”
(Huy Cận - Tràng giang)

Đã là tràng giang - sông dài thì thường phải là sóng to, gió cả, vậy mà ở đây chỉ có sóng gợn. Cái gợn quá
nhỏ nhoi, hoàn toàn không tương xứng với sông dài trời rộng càng gợi ra cảm giác bốn bề trời nước mêng
mang ...

Hiện nay dưới ánh sáng của ngữ dụng học ta có thể nói trong nghĩa từ vựng của một từ có hai phần là tiền giả
định - điều kiện để sử dụng nó và phần nghĩa thông báo.

Ví dụ: - “Mẹ” - có ba nét nghĩa:


(1) là phụ nữ,
(2) có con,
(3) trong quan hệ với con.

- “Cha” - có ba nét nghĩa:


(1) là đàn ông,
(2) có con,
(3) trong quan hệ với con.

Giữa hai từ “cha” - “mẹ” có sự khác biệt ở nghĩa (1) và đây là điều kiện để sử dụng chúng nên đó là tiền giả
định, các nét nghĩa (2) và (3) là phần nghĩa thông báo.

Ngoài ra, khi xét về kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong từ và mối quan hệ về nghĩa các từ trong hệ thống từ vựng
ta gặp các hiện tượng nhiều nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, trường nghĩa.

I. TỪ NHIỀU NGHĨA
hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2 1/10
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2

1. Khái niệm

Các từ sau đây thường được coi là từ nhiều nghĩa:

DỄ:
1. Không đòi hỏi phải có nhiều điều kiện hoặc tốn nhiều công sức mới có được, mới làm được, mới đạt
kết quả (Việc dễ xảy ra. Bài toán dễ)
2. Tính cách con người, không đòi hỏi nhiều để có thể hài lòng (Tính anh ấy dễ)
3. Có nhiều khả năng đúng như thế (Bây giờ dễ đã 6 giờ. Dễ mấy người nghĩ như thế)

ĂN:
1. Hoạt động nhai và nuốt thức nuôi sống (Ăn có nhai, nói có nghĩ)
2. Tiếp nhận cái cần thiết cho sự hoạt động, đối với máy móc, phương tiện vận tải (Xe này ăn xăng lắm.
Tàu đang ăn hàng ngoài cảng)
3. Nhận lấy để hưởng (Ăn lương tháng. Ăn hoa hồng)
4. Phải nhận lấy, phải hứng chịu cái không hay, cái tác hại. (Ăn đòn, Ăn đạn)
5. Giành về phần mình hơn, phần thắng (Ăn giải. Ăn nhau ở tinh thần)
6. Hấp thu cho thấm, cho nhiễm vào trong bản thân (Da ăn nắng. Cá không ăn muối cá ươn)
7. Gắn chặt, dính chặt vào nhau, khớp với nhau. (Hồ dán không ăn. Phanh không ăn)

Qua những ví dụ này có thể thấy từ nhiều nghĩa phải là:

+ Có ít nhất 2 nghĩa trở lên.


+ Có thể “di chuyển” từ chỗ biểu đạt đối tượng này sang chỗ biểu đạt những đối tượng khác, từ chỗ có
nghĩa này có thêm những nghĩa khác.

Chúng ta thống nhất cách hiểu phổ biến về từ nhiều nghĩa như sau:

Từ nhiều nghĩa là từ có thể biểu đạt (gọi tên) nhiều đối tượng và diễn đạt những hiểu biết khác nhau về các
đối tượng đó, đống thời các ý nghĩa của từ có mối liên hệ với nhau và được sắp xếp theo một tổ chức nào đó.

Trong Tiếng Việt, thống kê qua”Từ điển Tiếng Việt”, có khoảng 33% là từ nhiều nghĩa.

2. Đặc điểm của sự chuyển nghĩa trong tiếng Việt

Từ nhiều nghĩa hình thành do sự chuyển nghĩa. Lúc đầu từ chỉ mang một nghĩa nào đó, trong quá trình sử
dụng từ có thêm những ý nghĩa mới. Có sự chuyển ngữ này là do nhận thức của người bản ngữ về mồi quan
hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan và do tính chất tiết kiệm trong ngôn ngữ. Sự chuyển
nghĩa trong Tiếng Việt mang những đặc điểm sau:

a. Có khi nghĩa biểu vật đầu tiên không còn nữa:

Ví dụ: - ”Đăm chiêu”


Nghĩa cũ:”Bên phải và bên trái”
Nghĩa hiện dùng:”Có vẻ đang bận lòng suy nghĩ băn khoăn nhiều bề.”

- “Đểu cáng”
Nghĩa cũ: “Người khiêng cáng”
Nghĩa hiện dùng: “Rất xỏ xiên”, “Lừa đảo đến mức bất kể đạo đức”.

b. Phần lớn nghĩa của từ biến chuyển theo lối tỏa ra, các nghĩa phái sinh từ một nghĩa gốc (như ở từ
“đầu” ... đã nêu trên); Nhưng cũng có khi nghĩa của từ biến chuyển theo lối móc xích:

Ví dụ 1: Thẻ

(1) Mảnh tre viết chữ (Ngày xưa viết trên thẻ tre; Vào đền xin
ß thẻ)
(2) Mảnh ngà voi ghi chức danh quan lại (Thẻ ngà đeo trức
hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2 2/10
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2
(2) Mảnh ngà voi ghi chức danh quan lại (Thẻ ngà đeo trức
ß ngực)
Giấy chứng nhận tư cách thành viên của một tổ chức chính
(3)
trị, xã hội. (Thẻ Đoàn viên; Thẻ sinh viên; Thẻ nhà báo)

c. Sự chuyển nghĩa làm cho nghĩa của từ được mở rộng; Nhưng cũng có khi làm cho nghĩa của từ bị
thu hẹp lại.

Ví dụ: - “Phản động”


Nghĩa cũ: “Hành động ngược lại”
Nghĩa hiện dùng: “Hoạt động chống lại Cách Mạng, chống lại nhân dân”

- “Hủ hóa”
Nghĩa cũ: “Biến thành hư hỏng hoặc làm cho hư hỏng, mất phẩm chất”
Nghĩa hiện dùng: “Có quan hệ nam nữ bất chính”

d. Sự chuyển nghĩa có thể làm thay đổi ý nghĩa biểu thái.

Ví dụ: - “Tếch” Nghĩa cũ: “Ra đi” - Sắc thái trung hoà.
Nghĩa hiện dùng: “Bỏ đi hoặc bị đuổi đi” - Sắc thái xấu

- “Đểu cáng” Nghĩa cũ có sắc thái trung hòa;


Nghĩa hiện dùng có sắc thái xấu.

3. Hai phương thức chuyển nghĩa của từ

Hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong các ngôn ngữ cũng như trong tiếng Việt là ẩn dụ và hoán dụ
(Ẩn dụ từ vựng và hoán dụ từ vựng).

a. Ẩn dụ : Ẩn dụ là cách lấy tên gọi của đối tượng này gọi tên đối tượng kia dựa vào sự giống nhau nào đó
giữa hai đối tượng.

Ví dụ:
- Tim (người) ® tim sen, tim đèn, tim đường.
(Giống nhau về vị trí và chức năng: đều ở vị trí trung tâm của đối tượng và có vai trò quan trọng đối
với sự sống, sự tồn tại của đối tượng)

- Răng (người, động vật) ® răng lược, răng cưa, răng bừa. (Giống nhau về cấu tạo hình thể).

b. Hoán dụ: Hoán dụ là cách lấy tên gọi của đối tượng này gọi tên đối tượng kia dựa vào một mối quan hệ
lôgich khách quan nào đó giữa hai đối tượng.

- Hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận - toàn thể:

Các từ “chân”, “tay”, “mặt”, “miệng” trong các ngữ cảnh sau đây đều chỉ người:
+ “có chân trong đội bóng đá”.
+ “một tay buôn bán có hạng”.
+ “đủ mặt anh tài”.
+ “nhà có bảy miệng ăn”.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa - vật bị chứa:
Nhà: công trình kiến trúc để ở (Nhà mới xây) ® nhà: vợ hoặc chồng của người nói (Nhà tôi đi vắng).

- Hoán dụ dựa trên quan hệ dụng cụ chuyên dùng và người sử dụng:


+ cây bút trẻ ® nhà văn trẻ
+ cây vi-ô-lông® nhạc công vi-ô-lông
+ búa liềm ® công nông.

hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2 3/10
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2

II. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM

1. Khái niệm

Đồng âm là hiện tượng có thể xảy ra ở các cấp độ ngôn ngữ (từ đồng âm với từ, hình vị đồng âm với hình
vị...), có thể xảy ra giữa các cấp độ ngôn ngữ (từ đồng âm với hình vị, cụm từ đồng âm với từ...). Trong phần
này chúng tôi chỉ đề cập đến các từ đồng âm.

Trong các ngôn ngữ nói chung có bốn dạng đồng âm là đồng âm từ vựng học, đồng âm hình thái học, đống
âm ngữ âm học và từ đồng hình.
Vì tiếng Việt không biến hình nên có đa số là những đơn vị đồng âm từ vựng học, những từ nào đồng âm với
nhau thì luôn luôn đồng âm trong mọi ngữ cảnh.

Ví dụ: - Đồng1: Kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. (Nồi đồng; Dây
điện đồng)
- Đồng2: Đơn vị tiền tệ. (Một đồng bạc trắng)
- Đồng3: Khoảng đất rộng và bằng phẳng để canh tác.(Vác cuốc ra đồng)
- Đồng 4: Người được linh hồn người chết nhập vào để nói những điều bí ẩn trong số kiếp con người
(theo quan niệm mê tín). (Ông đồng bà cốt; Lên đồng)
- Đồng 5: Cùng như nhau. (Vải đồng màu; Hai bên đồng sức)

- Vạc1: Chim có chân cao, cùng họ với diệc, cò, thường đi ăn đêm,kêu rất to. (Vẳng nghe chim vạc
kêu chiều.)
- Vạc 2: Đồ dùng để nấu, giống cái chảo lớn và sâu. (Vạc dầu)
- Vạc 3: Giát giường (Vạc giường; Bộ vạc tre).
- Vạc 4: Trạng thái của than củi khi cháy đã gần tàn.(Than trong lò đã vạc)
- Vạc 5: Hoạt động làm cho lìa ra bằng lưỡi dao sắc theo chiều nghiêng trên bề mặt sự vật.(Thân cây
bị vạc nham nhở)

Đến đây có thể khái quát đồng âm là những từ giống nhau về hình thức âm thanh nhưng khác nhau về ý
nghĩa.

2. Phân biệt hiện tượng đồng âm với từ nhiều nghĩa

Vì đồng âm với nhiều nghĩa có sự giống nhau là cùng trong một hình thức ngữ âm lại có những ý nghĩa khác
nhau nên dễ có sự nhầm lẫn.

Dưới đây là sự phân biệt cần thiết:

a. Nếu như ở từ nhiều nghĩa, giữa các nghĩa có mối liên hệ nào đó thì ở từ đồng âm, giữa các nghĩa
không có mối liên hệ nào.

b. Một từ chuyển nghĩa sẽ trở thành một từ nhiều nghĩa. Nhưng có trường hợp từ chuyển nghĩa đến
một lúc nào đó mà mối liên hệ về nghĩa không cón nữa thì ta sẽ có từ đồng âm.

Theo các nhà nghiên cứu Mai Ngọc Chữ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong công trình “Cơ sở Ngôn
ngữ học và Tiếng Việt” (Nxb ĐH và GDCN. H. 1992) có thể kể tới những trường hợp như:

- Quà 1: Món ăn ngoài bữa chính.


- Qùa 2: Vật tặng cho người khác.
- Cây 1: Thực vật có thân lá rõ rệt.
- Cây 2: Một lá bài (cây xì cơ).
- Cây 3: Một lượng vàng.

Do đó, trong một chừng mực có thể nói hiện tượng đồng âm là sự “tới giới hạn” của hiện tượng nhiều nghĩa.

3. Những con đường hình thành các đơn vị đồng âm trong tiếng Việt

a. Do sự phân hóa ý nghĩa ở từ nhiều nghĩa. Khi có sự đứt đoạn trong quá trình chuyển nghĩa sẽ dẫn
hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2 4/10
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2
a. o sự p â óa ý g a ở từ ều g a. có sự đứt đoạ t o g quá t c uyể g a sẽ dẫ
đến hiện tượng đồng âm.

b. Do sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Ví dụ: - ba (số đếm, số thứ tự)


ba (từ chỉ quan hệ gia đình, con gọi người sinh ra mình, nam giới)
- bác (từ chỉ quan hệ gia đình, con của người em gọi anh chị của cha mẹ mình).
bác (một cách làm chín trứng).
bác (bỏ, không chấp nhận)

c. Do sự vay mượn các từ nước ngoài

Ví dụ: - la (con la, la thét, bay la) la (nốt nhạc la - vay mượn)
- đô (đô vật) đô (nốt nhạc đô - vay mượn)
- ban (sốt phát ban, ban phát; ban trưa, ban văn, ban võ)
ban (quả bóng - vay mượn)

d. Do sự rút gọn

Ví dụ: - lý (hát lý, lý lẽ) lý (môn Vật lý)


- đá (đất đá, đấm đá). đá (nước đá)

III. ĐỒNG NGHĨA

1. Khái niệm

Hiện tượng đồng nghĩa có mặt trong hệ thống ngôn ngữ và trong hoạt động lời nói. Đó là hiện tượng đồng
nghĩa từ vựng và đồng nghĩa lời nói. Chẳng hạn, trong phát ngôn “Qua nhân vật bà cụ Tứ, tác giả “Vợ nhặt”
muốn thể hiện tấm lòng thương con vô hạn của một bà mẹ nghèo”, thì cụm từ “tác giả “Vợ nhặt”” đồng
nghĩa với “nhà văn Kim Lân” - đây là hiện tượng đồng nghĩa lời nói. Trong khuôn khổ bài học, chúng ta chỉ
tìm hiểu hiện tượng đồng nghĩa từ vựng.

Các từ sau đây “Ăn”, “xơi”, “chén”. “mời”, “hốc” vẫn được coi là từ đồng nghĩa:

“ĂN” - Hoạt động, của người và động vật, nhai và nuốt thức nuôi sống nói chung. (Ăn trông nồi, ngồi trông
hướng).

“XƠI” - Hoạt động, của người, đưa vào miệng thức nuôi sống nói chung, cách nói lịch sự, trang trọng.(Mời
chú ở lại xơi cơm).

“CHÉN” - Hoạt động, của người, nhai và nuốt thức nuôi sống nói chung, kèm uống rượu, coi như một thú
vui, dùng trong khẩu ngữ. (Chén cỗ.)

“MỜI” - Hoạt động, của người, đưa vào miệng thức nuôi sống nói chung, cách nói lễ phép, trang trọng,
người nói dùng cho người đối thoại. (Bà mời cơm ạ.)

“HỐC” - Hoạt động, của người và động vật, nhai và nuốt thức nuôi sống nói chung, cách ăn thô bạo, tham
lam, được dùng với ý mỉa mai. (Hốc nhanh lên rồi còn đi!) nhưng không thể thay thế cho nhau trong những
ngữ cảnh khác nhau. Cũng như vậy “cho”, “biếu”, “tặng” vẫn được coi là đồng nghĩa, nhưng không thể nói:
“Bố biếu cho con món quà đây này!”

Hoặc “chết”, “mất”, “qua đời”, “tắt thở”, “tạ thế”, “hy sinh”, “từ trần”, “khuất”, “khuất núi”, “yên nghỉ”,
“quy tiên”, “băng hà”, “ “thăng hà”, “chầu Chúa”, “chầu Trời”, “chầu Phật”, “bỏ xác”, “thác”, “ngoẻo” ...
vẫn được coi là từ đồng nghĩa mặc dù không thể thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp cụ thể. Tuy nhiên
phải thấy rằng loạt từ này đều biểu thị một khái niệm chung là “chấm dứt quá trình sống”.

Có thể thố hất á h hiể Đồ hĩ là hữ từ ầ h ề hĩ h khá


hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2
h ềâ th h5/10
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2
Có thể thống nhất cách hiểu sau: Đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh,
biểu thị các sắc thái khác nhau của một khái niệm.

2. Phân loại từ đồng nghĩa

Nói đến từ đồng nghĩa là nói đến sự đồng nhất về nghĩa, do đó tiêu chí để phân loại phải là mức độ đồng nhất
về ý nghĩa của chúng.

a. Từ đồng nghĩa tuyệt đối: Là những từ đồng nhất về ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa biểu
thái.
Ví dụ 1: Máy bay, phi cơ, tàu bay.
Xe lửa, xe hỏa, tàu lửa, tàu hỏa, hỏa xa

Ví dụ 2: lợn, heo; vừng, mè; xa, ngái; thấy, chộ

b. Đồng nghĩa tương đối: Là những từ về cơ bản là đồng nghĩa nhưng khác nhau ở một hoặc một vài nét
nghĩa sắc thái.

Ví dụ 1: “ăn” - sắc thái trung hòa.


“xơi" - sắc thái lịch sự, trang trọng.
“mời” - sắc thái lễ phép, kính trọng
“chén” - sắc thái thân mật
“hốc” - sắc thái khinh bỉ, miệt thị

Ví dụ 2: lều, túp, trại, nhà, biệt thự, lâu đài, dinh, dinh thự

Ví dụ 3: trình, trình bày, bẩm, bày tỏ, phát biểu, nói, mở miệng, khua lưỡi, múa lưỡi, múa miệng, khua môi,
múa mép, ba hoa thiên đế, ba hoa, tán ...

IV. TRÁI NGHĨA

1. Khái niệm

Trong thực tế khách quan, các sự vật, hiện tượng chứa đựng những mặt đối lập nhau. Các từ trái nghĩa phản
ánh sự đối lập, phân cực thực tế khách quan trong nhận thức của con người.

Trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập nhau về ý nghĩa, biểu đạt những khái niệm tương phản
về logic nhưng có quan hệ tương liên.

Ví dụ 1: MẠNH - YẾU
+ Cùng chỉ một loại tính chất là sức mạnh.
+ Biểu đạt hai khái niệm tương phản là trên và dưới mức bình thường

Ví dụ 2: ĐẦU - CUỐI
+ Cùng chỉ về vị trí của sự vật hoặc vị trí của thời điểm.
+ Biểu đạt hai khái niệm tương phản: so với tổng thể, cái nhìn thấy trước - cái nhìn thấy sau hay cái xảy
ra trước - cái xảy ra sau, (có một khoảng cách không gian hoặc thời gian ở giữa).

Ví dụ 3: “ẨN”
+ Trạng thái hoạt động, có tính chủ động,
+ Hình ảnh của sự vật, hiện tượng,
+ Giấu mình vào nơi kín đáo.

“HIỆN”
+ Trạng thái hoạt động, có tính chủ động,
+ Hình ảnh của sự vật, hiện tượng,
+ Làm cho mình trở nên dễ nhìn thấy.
hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2 6/10
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2

Qua đó có thể thấy những trường hợp sau đây không phải là từ trái nghĩa: anh hùng - không anh hùng; có
phương tiện - không có phương tiện.

2. Những đặc điểm cơ bản của các từ trái nghĩa

a. Trừ nét nghĩa bị lưỡng cực hóa, các từ trái nghĩa phải đồng nhất với nhau và đồng nhất với các từ đồng
nghĩa tương ứng ở tất cả các nét nghĩa khác. Chẳng hạn ở hai từ “ẩn” và “hiện” vừa kể trên thì các nét nghĩa
thứ ba là nét nghĩa tương phản về lôgich, tức là những nét nghĩa bị lưỡng cực hóa. Hai nét nghĩa còn lại của
chúng đều đồng nhất với nhau. Đồng thời, đồng nghĩa với “ẩn” là “ẩn giấu” cũng có ba nét nghĩa tương tự;
Đồng nghĩa với “hiện” là “xuất hiện” cũng có ba nét nghĩa tương tự với “hiện”

b. Các từ trái nghĩa hay các từ đồng nghĩa đều ở chung trong một trường nghĩa

3. Hiện tượng trái nghĩa và hiện tượng đồng nghĩa đều mang tính hàng loạt - Hàng loạt từ đồng nghĩa với
nhau ở cực này trái nghĩa với hàng loạt từ đồng nghĩa với nhau, ở cực kia:

V. TRƯỜNG NGHĨA

1. Khái niệm

Tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng. Mỗi
tiểu hệ thống ngữ nghĩa này được gọi là một trường nghĩa. Trường nghĩa là một tập hợp từ đồng nhất với
nhau về ngữ nghĩa.

Ví dụ: Tập hợp từ: “giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, canh, khắc, tiết, mùa” ... là trường nghĩa chỉ thời gian.

2. Phân loại

Theo Đỗ Hữu Châu (Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt - GD - H- 1981) có các loại trường nghĩa sau:

- Trường nghĩa dọc (quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình) bao gồm trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa
biểu niệm
- Trường nghĩa ngang (quan hệ hình tuyến, tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn)
- Trường nghĩa liên tưởng

a. Trường nghĩa biểu vật là một tập hợp từ đồng nhất về ý nghĩa biểu vật.

Ví dụ: Trường nghĩa biểu vật chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, trắng, đen, xanh, xanh lục, xanh dương, xanh
da trời, xanh thiên thanh.

b. Trường nghĩa biểu niệm là một tập hợp từ có chung một cấu trúc biểu niệm.
hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2 7/10
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2

Ví dụ: Trường nghĩa biểu niệm “vật thể nhân tạo”, “thay thế hoặc tăng cường cho một thao tác lao động”,
“cầm tay”: “dao”, “cưa”, “búa”, “rìu”, “hái”, “đục”, “dùi”, “chàng”, “khoan”, dũa”, “bào” ...

c. Trường nghĩa ngang là một tập hợp từ, trong đó có một từ được lấy làm gốc, những từ còn lại kết hợp
được với nó trên hàng ngang, tạo thành những chuỗi tuyến tính chấp nhận được trong ngôn ngữ.

Ví dụ: Lấy từ “tay” làm gốc, ta có những từ đứng trước nó và đứng sau nó như sau:

+ cầm, nắm, khoác, khoát, bắt, chặt, trói, đưa, giơ, vỗ, xỏ, vặn, cánh, khuỷu, ngón, móng, đốt, cẳng, bắp ...
+ thô, mềm, ráp, cứng, khô, ướt, nóng, lạnh, ấm, “búp măng”, “dùi đục”, “tháp bút”, ngắn, dài.

d. Trường nghĩa liên tưởng là tập hợp các từ theo quan hệ liên tưởng trên cơ sở một từ gốc bất kỳ.

Chẳng hạn ta chọn “tết” làm từ gốc, từ “tết” gợi lên những từ sau: “pháo”, “vui vẻ”, “ lì xì”, “mừng tuổi”,
“về quê”, “công viên”, “hội hoa xuân”, “hội chợ xuân”, “mứt”, “bánh”, “thịt”, dưa hành”, “hoa”, “hoa đào”,
“hoa mai”, “áo mới”, “nghỉ học”, “rượu”, “chè”, “họp mặt”, “bạn bè”, “gia đình”, “khói hương”, “ hương
trầm”, “giao thừa”, “tuổi”, “thăm hỏi” ...

Trường nghĩa được vận dụng trong việc xác định nghĩa cụ thể của một từ nào đó. Chẳng hạn từ “cha” trong
các trường hợp “cha tôi”, “ông ta là một người cha rất tận tụy” nằm trong tường nghĩa “quan hệ họ hàng”.
Trong khi đó, ở các trường hợp “đức cha”, “ông ta là bậc cha chú” thì từ “cha” lại nằm ở một trường nghĩa
rộng hơn là “những người được kính trọng trong cộng đồng”.

VI. TỪ TRONG TỪ ĐIỂN VÀ TỪ TRONG VĂN BẢN

Từ điển, với nghĩa chung nhất, là pho sách thống kê và giải nghĩa hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ. Nói
từ trong từ điển tức là nói đến từ trong bình diện ngôn ngữ. Nói từ trong văn bản tức là nói đến từ trong hoạt
động lời nói.

Từ trong từ điển là từ ở dạng điển hình nhất, có tần số sử dụng cao, có tính khái quát và ổn định về nghĩa.
Trong khi đó văn bản là sự thể hiện việc vận dụng ngôn ngữ vào giao tiếp, từ trong văn bản là từ đã thực thi
chức năng của nó. Từ trong văn bản mang những đặc điểm sau:

1. Từ trong văn bản là từ đã được cụ thể hóa, hiện thực hóa

Ví dụ: Trong từ điển “cơm” được giải thích là thức ăn của người phương Đông, gạo chung với nước, nấu
chín. Khi ta nói “Hôm nay cơm bị nhão” thì từ “cơm” này gọi tên một đối tượng cụ thể, trong một bữa ăn cụ
thể, xác định.

2. Từ trong văn bản thường được bổ sung sắc thái nghĩa mới

Ví dụ 1: Trong bài ca dao:

“Bây giờ mận mới hỏi đào


Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.”

thì “mận”, “đào” không còn mang nghĩa là những loại cây ăn quả nữa mà đã mang nghĩa biểu trưng cho một
chàng trai và một cô gái.

Ví dụ 2: Trong câu ca dao:

“Chưa gặp em vàng cũng đắng


Gặp em rồi hạt muối trắng cũng ngon.”

hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2 8/10
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2

thì “vàng” và “hạt muối trắng” lại mang nghĩa là “thức ăn ngon” và “thức ăn dở”.Có khi nghĩa của từ trong
văn bản khác hẳn với nghĩa của từ trong từ điển

Ví dụ 3: “Chị công nhân dệt ấy đứng 10 máy một ca.”


“Đứng” lúc này mang nghĩa là “điều khiển”, “vận hành”.

Ví dụ 4: “Con xe này hơi bị đẹp đấy!”


“Hơi bị” lúc này mang nghĩa là “rất”.

3. Từ trong văn bản luôn luôn gắn liền với thái độ người nói.

Chẳng hạn “đẹp” trong từ điển mang sắc thái trung hòa, khi đi vào một phát ngôn như “Còn bà thì đẹp!” thì
nó đã mang sắc thái phủ nhận, mỉa mai. Cũng như vậy, thay vì nói “Ăn cho lắm vào rồi kêu!” có thể nói
“Hốc cho lắm vào rồi kêu!”

Lúc này “hốc” thể hiện rõ thái độ chê trách của người nói.

4. Từ trong văn bản luôn luôn gắn liền với chức năng ngữ pháp của nó trong cấu trúc cú pháp.

Ví dụ 1: Trong đoạn thơ của Nguyễn Duy

“Em đưa tiễn bước chân gìn giữ lắm


Giọt mưa dùng dằng ngọn cỏ ven đê
Yêu mến ạ, xin đừng buồn em nhé
Dòng nước xuôi đi, giọt nước lại rơi về.”

thì “yêu mến” nằm ở thành phần than gọi và thuộc từ loại danh từ, nói tới một người cụ thể là “em” ở trong
câu.

Ví dụ 2: Trong hai câu thơ của Hồ Xuân Hương

“Có phải duyên nhau thì thắm lại


Đừng xanh như lá, bạc như vôi.”

ta thấy cả ba từ “thắm”, “xanh”, “bạc” đều lâm thời làm động từ.

5. Từ trong văn bản có thể được sử dụng lệch chuẩn về phương diện phạm vi biểu vật và cũng có thể
lệch chuẩn về ngữ âm, kéo theo sự thay đổi tế nhị về sắc thái nghĩa.

Ví dụ về sự lệch chuẩn phạm vi biểu vật:

“Trăng hư ảo lập lờ trong sương trắng


Ngọn gió nhà ai thấp thoáng bên đồi.”
(Nguyễn Duy)

Từ “lập lờ” chỉ dùng cho vật thể có hình khối hiện ở trạng thái nửa nổi nửa chìm trong nước. Khi nhà thơ nói
trăng lập lờ trong sương tức là nhằm biểu thị sương như biển nước và trăng lúc tỏ lúc mờ giữa biển sương ấy.

Ví dụ về sự lệch chuẩn ngữ âm:

Hãy so sánh “Hắn vồn vã đón người đàn ông vào nhà”
“Hắn vờn vỡ đón người đàn ông vào nhà.”

Ta thấy “vờn vỡ” là sự vồn vã mà không thật tình, vồn vã thái quá, có mục đích vụ lợi rõ rệt.

VIDEO BÀI 7

hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2 9/10
2/25/2021 hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2

0:00

hoctructuyen.udn.vn/Usr/Giaotrinhxem.aspx?IDGTrinh=45&keys=489&ids=518687&idBaihoc=444&idbai=444&idmon=65&ky=2 10/10

You might also like