Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Vấn đề 5: Chương 7: Quang điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa( định nghĩa về

văn
hóa và quan điểm về xây dựng nền văn hóa trong TTHCM, làm rõ những vấn đề
chung và một số lĩnh vực chính của văn hóa

Bác định nghĩa: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi
hỏi của sự sinh tồn”.

❖ Quan điểm về xây dựng nền văn hóa trong TTHCM

Người còn dự định xây dựng nền văn hóa dân tộc với năm điểm lớn:

"1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường

2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã
hội.

4. Xây dựng chính trị: dân quyền

5. Xây dựng kinh tế".

Khái niệm trên cho thấy: Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra; văn hóa là động lực giúp con
người sinh tồn; văn hóa là mục đích cuộc sống loài người; xây dựng văn hóa dân tộc phải
toàn diện, đặt xây dựng "tinh thần độc lập tự cường" lên hàng đầu.

❖ Văn hóa có 3 chức năng:

-Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm.

-Nâng cao dân trí.

-Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con
người vươn tới chân-thiện-mỹ để không ngừng hoàn thiện mình.
❖ Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị, xã hội, tạo thành bốn vấn
đề chủ yếu của đời sống xã hội và được nhận thức như sau:

- Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa.
- Từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ
kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, xây dựng
kiến trúc thượng tầng. Người cho rằng, "cơ sở hạ tầng xã hội có kiến thiết rồi, văn
hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được". Như vậy, vấn đề đặt
ra là kinh tế phải đi trước một bước. Tục ngữ có câu "có thực mới vực được đạo"
cũng theo nghĩa như vậy. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã tổng
kết: Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa... để
nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta" (Hồ Chí Minh không bao
giờ nói phát triển văn hóa trước kinh tế).
- Văn hóa quan trọng ngang kinh tế, chính trị, xã hội
- Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị
giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển:

Dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân ta bị nô lệ, bị đàn áp, thì văn nghệ
cũng bị nô lệ, không thể phát triển. Theo Hồ Chí Minh, phải tiến hành cách mạng
chính trị trước mà cụ thể ở Việt Nam là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc để
giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn
hóa, mở đường cho văn hóa phát triển. Quan điểm của Hồ Chí Minh đã được thực
tiễn Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chứng minh là hoàn toàn đúng đắn

- Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa:

Từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ
kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, xây dựng
kiến trúc thượng tầng. Người cho rằng, "cơ sở hạ tầng xã hội có kiến thiết rồi, văn
hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được". Như vậy, vấn đề đặt
ra là kinh tế phải đi trước một bước. Tục ngữ có câu "có thực mới vực được đạo"
cũng theo nghĩa như vậy. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã tổng
kết: Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa... để
nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta" (Hồ Chí Minh không bao
giờ nói phát triển văn hóa trước kinh tế).

- Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng nhưng không thể đứng ngoài, mà phải ở
trong kinh tế và chính trị. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây
dựng và phát triển kinh tế.

Tuy "kinh tế có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được", nhưng điều đó không
có nghĩa là văn hóa "thụ động" chờ cho kinh tế phát triển xong rồi mới đến lượt
mìnhphát triển. Văn hóa có tính tích cực chủ động, đóng vai trò to lớn thúc đẩy
kinh tế và chính trị phát triển như một động lực

❖ Tư tưởng HCM về một số lĩnh vực của văn hóa:

a. Văn hóa giáo dục:

-Theo HCM, thực hiện cả 3 chức năng của văn hóa bằng giáo dục, tức là bằng cải cách
giáo dục: Xây dựng hệ thống trường, lớp với chương trình và nội dung dạy khoa học, phù
hợp với bước phát triển của ta.

-Nội dung giáo dục: Văn hóa, chính trị, khoa học-kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp, lao
động.
-Phương châm giáo dục: Gắn nội dung giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với
hành, lí luận phải liên hệ với thực tế, học tập phải kết hợp với lao động, nhà trường gắn
liền xã hội và gia đình.

-Phương pháp giáo dục: Học ở mọi nơi, mọi lúc; Học ở mọi người, học suốt đời; Coi
trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại.

b. Văn hóa văn nghệ:

Bác rất coi trọng văn nghệ và xác định:

-Văn nghệ là mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu
tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới.

-Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân.

-Phải có những tác phẩm văn nghệ mới xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân
tộc. Phải phản ánh cho hay, cho chân thật sự nghiệp cách mạng của nhân dân.

c. Văn hóa đời sống:

Quan điểm xây dựng đời sống mới là rất độc đáo của HCM về văn hóa. Theo Người, văn
hóa là bộ mặt tinh thần của xã hội và được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của mỗi
người, rất dễ hiểu, dễ thấy.

Bao gồm 3 nội dung:

-Một là, đạo đức mới: Trung với nước, hiếu với dân; Cần, kiệm, liêm, chính, Chí công vô
tư; Yêu thương con người; Tinh thần quốc tế trong sáng.

-Hai là, lối sống mới: Phải “sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông, trong đời sống
của mọi người, tức là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc”.

-Ba là, nếp sống mới:


Theo HCM, quá trình xây dựng lối sống mới là làm cho nó dần dần trở thành thói quen
của mỗi người, thành phong tục tập quán của cộng đồng. Làm được như vậy là có nếp
sống mới.

Nếp sống mới mà chúng ta xây dựng phải kế thừa truyền thống tinh thần tốt đẹp, thuần
phong mỹ tục lâu đời của dân tộc ta.

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức, nhân văn, văn hóa vào việc xây dựng con
người Việt Nam mới hiện nay

1. Học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, lối sống:

- Bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh.

Thế giới quan và phương pháp luận luôn thống nhất với nhau. Các quy luật, nguyên lý,
quan điểm trong chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vừa có ý nghĩa thế giới
quan vừa có ý nghĩa phương pháp luận. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định: "Tiến hành cách mạng xã hội chủ
nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng,
đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội".

Vì vậy, quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa phải coi trọng nhiệm vụ trang
bị, giáo dục thế giới quan cách mạng và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác -
Lênin. Có như vậy, con người mới có được công cụ để nhận thức và hoạt động thực tiễn,
giải thích, cải tạo và làm chủ thế giới. Thực chất đó chính là những nguyên lý, quy luật
của chủ nghĩa duy vật biện chứng, và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

- Nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên trong lao động, học
tập, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là sức
mạnh vô địch để chiến thắng lũ cướp nước và lũ bán nước. Con người Việt Nam mới phải
nuôi dưỡng được tinh thần yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là giá trị truyền thống ngàn đời
của dân tộc Việt Nam. Trước hết phải nhận thức sâu sắc chủ nghĩa yêu nước truyền thống
Việt Nam với những nội dung cơ bản: Yêu quê hương, xứ sở, xóm làng; gắn bó và cố kết
cộng đồng, hướng về dân, lấy dân làm gốc; tự hào lịch sử và văn hóa ông cha; ý thức bảo
vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc.

Đảng ta nhấn mạnh: "Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những
giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái
bóng mờ của người khác, của dân tộc khác".

- Biết giữ gìn đạo đức, nhân phẩm, lương tâm, danh dự

Phải luôn thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, coi đạo đức cách mạng là gốc; đức gắn với
tài; trong đức có tài, trong tài có đức; tài càng cao, đức càng phải lớn. Chỉ có như vậy
mới phục vụ được nhiệm vụ chính trị, mới đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đến
thắng lợi.

Nâng cao trí tuệ trước hết phải nắm vững và vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; những thành tựu của thời đại và thế giới vào thực tiễn cách mạng
Việt Nam, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đạt hiệu quả cao.

2. Học tập và vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh

Xây dựng một xã hội nhân văn theo quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh là phải bảo đảm
công bằng xã hội, trong đó có sự quan tâm tới lợi ích của cá nhân, tập thể và cộng đồng;
bảo đảm bình đẳng của các thành phần kinh tế trên cơ sở khẳng định vị trí chủ đạo của
nền kinh tế nhà nước. Muốn vậy, tất cả đều phải được thể chế hóa bằng pháp luật và công
bằng xã hội cũng phải được bảo đảm bằng pháp luật.

3. Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

Nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng
mới với những nội dung sau:
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân
thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.

- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần, kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng
kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường
sinh thái.

- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì
lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và
thể lực.

You might also like