Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1.

Cơ sở hình thành của văn minh trung quốc (trang 122-124)


 Sông ngòi: gắn liền song hoàng hà, nơi dòng sông này uốn cong qua sa
mạc Ordos, sông có đất phù sa màu mỡ và nguồn nước dồi dào thích hợp cho
nông nghiệp và định cư con người nơi đây.

- Địa hình ( đoạn 3 trang 122)


Có những đợt mậu dịch và di cư từ các đồng cỏ ở phía tây bắc mặc dù được
những dãy núi ở phía tây và phía nam che chở
- Tài nguyên: đất hoàng thổ (đoạn 3 trang 122)
Đất hoàng thổ - một thứ đất mịn màu vàng, lắng đọng từ những cơn gió
mạnh thổi từ Trung Á trong thời tiền sử. Ở nhiều nơi có đất vàng nâu ở những
độ sâu hơn 300 feet. Đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào ở những khu vực gần
sông hoàng hà và các phụ lưu khiến cho nhiều phần của vùng Ordos và những
kv phía đông đồng bằng bắc TQ thích hợp cho việc thâm canh ngũ cốc và
định cư người.
- Nguồn gốc dân cư : người vượn bắc kinh ? đoạn 2 trang 122
 Một trong những giống vượn người (linh trưởng đi bằng hai chân) nổi
tiếng nhất đã có ở những địa điểm trú ngụ dọc sông Phan (Fen) cách đây gần
400.000 năm và dọc theo sông hoàng hà ở một số địa điểm thời kì đồ đá cũ.
- 2 phức hợp văn hóa nổi bật: Ngưỡng Thiều và Long Sơn ? đoạn 4 trang
122 đoạn 1 trang 123
 Cả 2 nền văn hóa Ngưỡng Thiều (Yangshao) khoảng 2500-2000 TCN và
Long Sơn (Longsan) khoảng 2000-1500 TCN đều dựa trên sự hòa hợp rất
khác nhau giữa nông nghiệp và săn bắt.
+Trong thời kì Nguyễn Thiều, săn bắt và đánh cá chiếm ưu thế, được bổ sung
thêm bằng những thực phẩm do việc du canh cung cấp.
+Vào thời kì Long Sơn, việc canh tác ngũ cốc- đặc biệt là kê- là công việc
chính và việc canh tác quy mô lớn đã giúp cho cư dân của vùng hoàng hà nuôi
dưỡng cho những khu làng định cư lớnm có tường thành bằng đất nện bao
quanh.
- Những mối bận tâm về công tác trị thủy làm xuất hiện những nhà cai trị
đầu tiên của TQ (đoạn 2 trang 123 và đoạn 1 trang 124)
 Lòng sông cạn dần sau khi nước tràn vào ~ đồng bằng trung quốc và lượng
phù sa lớn mà nó chuyên chở khiến cho sông thất thường vào mùa xuân.
Tuyết từ cao nguyên Tây Tạng và núi Côn Luân biến sông thành một dòng
thác hung hãn có khả năng gây ngập lụt phần lớn các đồng bằng và đó mối
bận tâm chính của nông dân – những người lo kiếm cái ăn cái mặc.
Từ những mối bận tâm này đã đưa đến sự xuất hiện của ~ nhà cai trị đầu tiên
của TQ và thúc đẩy sự hợp tác cộng đồng và liên làng ở một mức độ cao hơn.
Một trong những nhà lãnh đạo sớm nhất – gần như là 1 huyền thoại của TQ,
là ông Cổn (Kun), người đã tỏ ra không đủ khả năng kiểm soát những trận lũ
lụt lớn liên tiếp tuy nhiên con trai của ông tên là Vũ (Yu) lại nghĩ ra đc một hệ
thống kiểm soát lũ lụt hữu hiệu, đã được tôn thời qua hàng nghìn năm. Về
sau, Khổng Tử tìm kiếm ~ nhà lãnh đạo có kỹ năng và đức hạnh trong quá
khứ TQ có thể bắt chước theo thời đại của mình, ông nhớ ngay đến Vũ (Yu).
2. Văn hóa, xã hội người Aryann:
Xã hội:
+ Người Aryann là người thuộc chủng tộc da trắng, sống ở khu vực giữa
Caspian và hắc hải, nói hệ ngôn ngữ Ấn Âu và đã di cử vào Ấn Độ.
+Nguyên nhân người Aryan di cư: do khí hậu biến đổi, điều kiện sống k còn
phù hợp và do xung đột +quá trình hình thành chế độ đẳng cấp của người
Aryan qua 3 giai đoạn: khi mới tiến vào ấn độ, khi đã định cư, giai đoạn về
sau
GD1: 3 nhóm xã hội chính; chính binh, tu sĩ, thứ dân. Từ những xung đột và
sư chinh phục các dân tộc brn địa đã bổ sung thêm 1 nhóm thứ 4: nô lệ hay
nông nô.
Khi người Aryan định cư , sự phân chia xã hội phức tạp hơn: nông dân,
thương nhân, thợ thủ công vs những nhóm chiến binh, giáo sĩ và người chăm
thả gia sức
- GD3: 4 Varna(4 đẳng cấp xã hội): tăng lữ(Brahmin), chiến binh
(Kshatriyas), thứ dân (Vaisyas), nô lệ(Sudra), nô lệ ở đây là những người da
đen bản địa- người Dasas.
Văn hóa:
+Văn hóa chiến binh: (k tập trung vào chữ viết, tập trung các tác phẩm
thi ca truyền miệng, sau này đc ghi chép vào kinh Vệ Đà) trang 116, chủ
yếu 117;
 Tính cơ động và thiện chiến của người Aryan giúp họ có thể đánh bại
những dân tộc khác sống trong những vùng đất mà họ di chuyển vào. Một
thời gian dài sau khi di chuyển vào lục địa, người Aryan không tập trung vào
chữ viết, tập trung các tác phẩm thi ca truyền miệng dựa trên việc hiến tế
động vật, giải trí và biên niên lịch sử. Sau này được ghi chép vào kinh Vệ Đà
vào thế kỉ thứ 6 TCN
+ Vị thần thủ lĩnh là thần Indra, thần của chiến trận và sấm sét, được mô tả là
một chiến binh to lớn, nghiện rượu nặng với cái bụng như một cái bình to lớn
và được tôn thờ như thần đập phá và hủy hoại cái thành phố.
+ Người Aryan cưỡi ngựa rất giỏi và sử dụng được chiến xa trong những cuộc
chiến
+ Toàn bộ các sách kinh Vệ Đà miêu tả người Aryan như một đám người du
côn thích uống bia và thích đánh bạc, đua ngựa và chiến tranh
+ Thích âm nhạc, họ chơi sáo, đàn harp, đàn luýt và nhiều loại chủm chọe,
trống; họ yêu thích ca hát và nhảy múa
+ Nghiện đánh bạc, đặc biệt là chơi xúc xắc.
- Văn hóa tôn giáo Aryann trang 119
 Đa thần giáo, thờ phụng nhiều vị thần có hình thể và cảm xúc, nhu cầu
giống như con người.
+Các thần nam thống trị tất cả các thần của người Aryan đặc biệt là ~ vị thần
có liên quan tới chiến tranh, lửa và mưa.
+ Lễ hiến tế động vật và nghi thức cúng dâng thực phẩm dành để nhận được
những đặc ân cụ thể từ các vị thần khác nhau.

3.Cơ sở hình thành của Lưỡng Hà


+Thời gian: khoảng 3500 TCN
+ Vị trí: LH là một khu vực Trung Đông ngày nay, phía B:  Iraq, Kuwait,
phía đông Syria, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng dọc biên giới Thổ Nhĩ
Kỳ-Syria và biên giới Iran-Iraq. Lãnh thỗ LH kéo dài từ biển đen đến vịnh ba
tư từ cao nguyên iran đến bờ biển địa trung hải.
ĐKTN:
+Sông ngòi: Sông Tigris và Euphrates cung cấp nguồn sống cho con người từ
những thời kì đâu tiên.
+Địa hình: là vùng hoàn toàn để mở ở mọi phía, dễ bị tấn công từ bên ngoài
vào
+Tài nguyên: hiếm rừng, đá và KL; nhưng lại có loại đất sét rất tốt.
ĐKXH:
+Dân cư: Xuất hiện nhiều dân tộc khác, tạo một nền văn hoá đa dạng (Sumer,
Akkad, Babylon,..).
+ Về ctri: LH là thành bang (Lagash, Kish, Surupak, Uruk, Nuppur)-là các
thành phố có sự cai trị độc lập, là một thực thể độc lập hoặc tự trị, không do
một chính quyền địa phương khác quản lý và thường thiếu sự ổn định, chiến
tranh thường xuyên.
+Phân tầng xã hội: Vua>hội đồng địa phương>bình dân> nô lệ.
 Phân tầng XH k rõ rệt
4. Cơ sở hình thành của văn minh AC
+Thời gian: khoảng 3200 TCN.
+ Vị trí: AC ngày nay là đông bắc châu phi, phía bắc địa trung hải, phía Đ
biển đỏ phía Nam sa mc nubian phía T sa mc sahara thuộc hạ lưu sông NILE.
ĐKTN:
+Sông ngòi: Sông Nile cung cấp nguồn sống cho người Ai Cập cổ đại (cá, hải
sản,..) Nhờ nguồn nước khổng lồ mà nó cung cấp, người Ai Cập mới có thể
chống chịu được với sức nóng ở châu Phi. Sông Nile cũng là nguồn cảm hứng
về nghệ thuật và tôn giáo của người Ai Cập cổ đại.
+Địa hình: Ai Câp tương đối kín.
+Tài nguyên: giàu đá, cây cối nhiều.
ĐKXH:
+Dân cư: Khoảng 5.000 năm TCN bên dòng sông Nile thổ dân địa phương đã
chuyển từ săn bắt, đánh cá sang trồng trọt.
+ Về ctri: AC là nhà nước quân chủ chuyên chế do Pharaon đứng đầu.
+Phân tầng xã hội: vua (pharaoh)>quan lại(tể tướng, thầy tế, quý tộc)
Government officials>binh lính Soldier>kinh sư Scribes>thương gia
Merchants>thợ thủ công Artisants>nông dân Farmers >nô lệ.

5. Văn hóa và xã hội nhà Thương – Trung Quốc


(là triều đại nền móng của văn minh TQ)
*Xã hội:
- phân tầng xã hội:
+đứng đầu nhà nc là các vua nhà thương trang 124,125 ?
 Vua nhà Thương được xem như là người trung gian giữa đấng tối cao
Thượng đế (Shangdi) và những con người hữu sinh hữu tử.
Vương quốc của người được xem là trung tâm thế giới và người khẳng định
quyền thống trị đối với toàn bộ loài người
. Vua chúa nhà thương điều hành công việc đất nước và chịu trách nhiệm theo
nghi thức về sự sinh sản của vương quốc mình và hạnh phúc của nhân dân
. Vào những lúc hạn hán hay đói, vua chúa nhà thương, hay có thể là những
người đại diện đc ủy quyền, bị buộc phải thực hiện nghi thức múa khỏa thân
và sau đó bị thiêu sống để xoa dịu sự giận dữ của thần linh đã gây ra những
thiên tai
+ hệ thống quan lại? hệ thống các quan lại ở kinh đô và địa phương đc
tuyển từ tầng lớp quý tộc, bên cạnh là các chư hầu phải…. (đoạn 3 trang
125)
Hệ thống quan lại qui mô ở kinh đô tại An Dương và khu vực lân cận.
Nhưng phần lớn nông dân và thợ thủ công của vương quốc chịu sự cai quản
của các lãnh đạo chư hầu phục vụ cho vua và các lãnh chúa lớn, và thường
gắn bó với nhà vua bằng các quan hệ cá nhân. Những quan chức này được
tuyển từ những gia đình cai trị trước đó và các tầng lớp quí tộc của nhiều nhà
nước phụ thuộc. Các chư hầu phụ thuộc vào viện sản xuất và sức lao động của
thường dân trong khu vực đó để chu cấp cho gia đình họ và các lực lượng
quân sự. Các chiến binh quí tộc cung cấp binh lính cho các đạo quân của nhà
vua và họ gìn giữ hòa bình, thực thi công lý giữa nông dân và dân cư thị trấn.
+tầng lớp nông dân? Đoạn 3 trang 126
 Thực tế là những người phục vụ cho giới quý tộc. Họ trồng nhiều nông sản
khác nhau, cơ bản là kê, lúa mì, đậu và lúa gạo. Họ canh tác đất trong làng
mạc theo những nhóm hợp tác, sử dụng nhiều công cụ khác nhau như cuốc,
thuổng và những cái cày đơn sơ bằng gỗ. Họ sống trong những căn nhà bằng
đất nện và dân cúng phẩm vật cho các vị thần đất và thần gia đình địa phương.
+nô lệ đoạn 4 trang 126
 Là tầng lớp thấp nhất trong xã hội thời nhà Thương. Nhiều thợ thủ công có
thể là nô lệ, nhưng một số là người tự do và khá phát đạt. Nhóm này dường
như tham gia vào những nghề thủ công đòi hỏi tay nghề cao như dệt lụa và
đúc đồng. Nhà ở của thợ thủ công nằm bên ngoài tường thành của thị trấn và
một số nhà rộng và rất cầu kì.
- Cơ cấu gia đình và giới tính:
+ gia đình trong tầng lớp thượng lưu và gia đình theo kiểu hình mở rộng
(đoạn 1 trang 126)
 Gia đình trong tầng lớp thượng lưu: các vua nhà Thương và gia đình,
người hầu và những cận thần quí tộc của họ sống trong những trị trấn có
tường thành bao quanh trong những khu phức hợp chứa những gia đình mở
rộng
Gia đình mở rộng: nhiều thế hệ bao gồm con trai và cháu trai của gia trưởng
và những người vợ của họ.
-> Gia trưởng và người chồng thực thi quyền lực tuyệt đối, mệnh lệnh của họ
được truyền xuống theo trật tự thứ bậc trong gia đình. Khi lập gia đình, người
phụ nữ phải về sống với gia đình chồng.
+ trong tầng lớp bình dân, gia đình theo kiểu hạt nhân (đoạn 2 trang 126)
 Tầng lớp bình dân: những nông dân bình thường, chiếm đại đa số trong
dân số, sống trong những hộ gia đình hạt nhân.
Gia đình theo kiểu hạt nhân: gồm người chồng và người vợ, các con và có thể
có một người bà hay một người anh em họ mồ côi.
-> Các gia đình nông dân có thể là do nam giới thống trị và theo địa phương
của người chồng cũng như gia đình của giới thượng lưu.
*Văn hóa:
- Chữ viết: giáp cốt ?
 chữ giáp cốt là một loại văn tự cổ đại của Trung Quốc, được coi là hình
thái đầu tiên của chữ Hán. Chữ giáp cốt được phát triển và sử dụng vào cuối
đời Thương (thế kỷ 14-11 TCN), dùng để ghi chép lại nội dung chiêm bốc của
Hoàng thất lên trên yếm rùa hoặc xương thú. Sau khi lật đổ nhà Thương, nhà
Chu vẫn tiếp tục sử dụng thể chữ này. Cho đến nay, đây được xem là thể chữ
cổ xưa nhất và là nguồn gốc hình thành chữ Hán hiện đại.
- Nghệ thuật: (chạm khắc, trang trí và đúc đồng bên cạnh là các lễ hội.. )
đoạn 5/126 đoạn 1/127
 Đã đạt đến đỉnh cao ở những cái vạc bằng đồng được chạm khắc, trang trí
và đúc một cách khéo léo, vốn được sử dụng để làm vật hiến dâng và bên
cạnh là các lễ hội nước,..
- Tôn giáo tín ngưỡng: tôn thờ đa thần, thờ cúng ông bà tổ tiên, tin tưởng
vào bói toán ( đoạn 2,3 trang 127)
 Tôn thờ đa thần
+Việc thờ cúng ông bà tổ tiên đã phát triển thành một hình thức thờ cúng của
các dòng tộc hoàng gia, có liên quan với việc hiến tế các tù nhâm, chôn tập
thể và xây dựng những lăng mộ của các hoàng đế.
+Tin tưởng vào tiên tri: nhà THương đặt nhiều tin tưởng vào các lời tiên đoán
của các pháp sư hay giáo sĩ phục vụ như những người tiên tri – là những
người thiêng liêng có thể tiên đoán được tương lai về mùa màng bội thu và
các chiến thắng trong chiến tranh.

You might also like