GabrielZucman-2017-Vietnamese-có Index

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 146

Tủ sách SOS2

Sự Giàu có Giấu giếm của các Quốc gia:


Điều tra về các Thiên đường Thuế

Gabriel Zucman





Nguyễn Quang A dịch

Nhà xuất bản Dân khí-2019





Sự Giàu có Giấu giếm của các Quốc gia:

Điều tra về các Thiên đường Thuế

Gabriel Zucman

La richesse cachée des nations: Enquête sur les paradis fiscaux


Seuil et la République des Idées, 2013

The Hidden Wealth of Nations: The Scourge of Tax Havens, The University of
Chicago Press, 2015

La richesse cachée des nations: Enquête sur les paradis fiscaux
Nuvelle édition augmentée
Seuil et la République des Idées, 2017



Mục lục

LỜI GIỚI THIỆU iv

LỜI NÓI ĐẦU CỦA LẦN XUẤT BẢN THỨ HAI viii

LỜI NÓI ĐẦU của Thomas Piketty xi

DẪN NHẬP: Hành động Chống lại các Thiên đường Thuế 1

CHƯƠNG MỘT: Một Thế kỷ của Tài chính Hải ngoại 9

CHƯƠNG HAI: Tài sản Mất tích của các Quốc gia 36

CHƯƠNG BA: những bài học của Panama Papers 58

CHƯƠNG BỐN: Những sai lầm cần tránh 72

CHƯƠNG NĂM: Làm gì? Một cách tiếp cận mới 90

KẾT LUẬN 123

INDEX 125



LỜI GIỚI THIỆU

Của cải giấu giếm của các quốc gia: Điều tra về các thiên đường thuế (La
richesse cachée des nations: Enquête sur les paradis fiscaux, Seuil et la
République des Idées 2017) là cuốn thứ bốn mươi hai* của tủ sách SOS2.


* Các quyển trước gồm:
1. J. Kornai: Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin (NXB
VHTT) 2002; Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do (NXB Tri thức. 2007)
2. J. Kornai: Hệ thống Xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hoá Thông tin 2002
3. J. Kornai- K. Eggleston: Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, NXB VHTT 2002
4. G. Soros: Giả kim thuật tài chính
5. H. de Soto: Sự bí ẩn của tư bản, NXB Chính trị Quốc gia, 2006 [Sự bí ẩn của Vốn]
6. J. E. Stiglitz: Chủ nghĩa xã hội đi về đâu?
7. F.A. Hayek: Con đường dẫn tới chế độ nông nô
8. G. Soros: Xã hội Mở
9. K. Popper: Sự Khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử
10. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, I, Plato
11. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, II, Hegel và Marx
12. Thomas S. Kuhn: Cấu trúc của các cuộc Cách mạng Khoa học
13. Thomas L. Friedman: Thế giới phẳng, Nhà xuất bản Trẻ, 2006
14. Một năm Hội nghị Diên Hồng Hungary do Nguyễn Quang A tuyển, dịch, biên soạn
15. Kornai János: Bằng Sức mạnh Tư duy, tiểu sử tự thuật đặc biệt, NXB Thanh Hóa, 2008
16. Kornai János: Lịch sử và những bài học, NXB Tri thức, 2007
17. Peter Drucker: Xã hội tri thức, Quản lý, Kinh doanh, Xã hội và Nhà nước, tập tiểu luận
18. Murray Rothabrd: Luân lý của tự do
19. Amartya Sen: Tư tưởng về công bằng
20. Kornai János: Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, dân chủ và thay đổi hệ thống
21. Kornai János: Các ý tưởng về chủ nghĩa tư bản, NXB Thời Đại, 2012.
22. Robert Kagan: Thế giới mà Mỹ tạo ra, 2012
23. Daron Acemoglu, James A. Robinson: Vì sao các Quốc gia Thất bại, 2012 (NXB Trẻ có bản dịch khác được xuất bản
năm 2013)
24. Kỷ yếu hội thảo Đại học Michigan: Bàn tròn Ba Lan-Những bài học, 2013
25. Thương lượng những thay đổi cơ bản: Hiểu và mở rộng các bài học của các cuộc đàm phán Tròn Ba Lan, 2013
26. Adam Michnik: Những lá Thư từ Nhà tù và các Tiểu luận khác, 2013
27. Elzbieta Matynia: Dân chủ ngôn hành, 2014
28. Josep M. Colomer: Lý thuyết Trò chơi và Chuyển đổi sang Nền dân chủ – Mô hình Tây Ban Nha, 2014
29. Lisa Anderson: Chuyển đổi sang Dân chủ, 2015
30. Paul J. Carnegie: Con Đường từ Chủ nghĩa Độc đoán đến Dân chủ hóa ở Indonesia, 2015
31. Hsin-HuangMichael Hsiao (ed.): Các nền Dân chủ Á châu Mới: So sánh Phillipines, Hàn Quốc và Đài Loan, 2015
32. Larry Diamond và Marc Plattner (biên tập) Dân chủ có Suy thoái? 2016
33. Chistian Welzel, Tự do đang lên – Trao quyền cho con người và truy tìm sự giải phóng, NXB Dân khí 2016
34. Guy Standing, Precariat – giai cấp mới nguy hiểm, NXB Dân khí, 2017
35. Bob Jessop, Nhà nước – Quá khứ, Hiện tại, Tương lai NXB Dân khí, 2018
36. Fortunato Musella, Các Lãnh tụ Vượt quá Chính trị Đảng, NXB Dân khí, 2018
37. Jamie Barlett, Nhân dân vs Công nghệ: internet đang giết dân chủ như thế nào (và chúng ta cứu nó ra sao), NXB Dân
khí, 2018
38. Yang Zhong, Văn hoá và sự Tham gia Chính trị ở Trung Quốc Đô thị. NXB Dân khí, 2018
39. Donatella della Porta, Teije Hidde Donker, Bogumila Hall, Emin Poljarevic và Daniel P. Ritter, Các Phong trào Xã hội và
Nội chiến – Khi các cuộc phản kháng cho dân chủ hoá thất bại. NXB Dân Khí, 2018
40. Donatella della Porta, Huy động cho Dân chủ–So sánh 1989 và 2011.NXB Dân Khí, 2019.
41. Hồi ký Triệu Tử Dương, NXB Dân Khí, 2019.





LỜI GIỚI THIỆU

Cuốn sách mỏng này có thể tỏ ra rất hấp dẫn cho các bạn đọc bình thường
muốn tìm hiểu các thiên đường thuế, dù nó là một chuyên khảo về các thiên
đường thuế, một phân tích và kiến nghị chính sách tưởng chỉ thu hút được
sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và các nhà chuyên môn.

Tác giả cuốn sách, Gabriel Zucman, là một nhà kinh tế học pháp, trẻ,
xuất sắc hiện đang làm việc tại University of California, Berkeley; ông là một
thành viên của trường phái Thomas Picketty chuyên nghiên cứu về bất bình
đẳng và đang rất nổi về những phân tích chính sách và những kiến nghị
chính sách gây tranh cãi trên khắp thế giới.

Bình đẳng cơ hội là điều mong ước của mọi xã hội văn minh. Bất bình
đẳng kinh tế, tự nó, có thể là tự nhiên, phản ánh sự khác nhau về thể chất và
trí tuệ của mỗi người và có thể có lợi cho sự cạnh tranh phát triển lành
mạnh. Tuy nhiên, nếu cách tổ chức của một xã hội tạo điều kiện cho sự bất
bình đẳng tăng lên quá đáng, sự bất bình đẳng kinh tế có thể dẫn đến sự bất
bình đẳng xã hội và chính trị mà tạo điều kiện thêm nữa cho sự bất bình
đẳng kinh tế khiến cho bất bình đẳng chính trị-xã hội tăng thêm: đấy là một
vòng luẩn quẩn, là cái bẫy bất bình đẳng. Nếu để vòng luẩn quẩn này phát
triển vô độ, chắc chắn nó sẽ góp phần dẫn đến việc xáo trộn cách tổ chức xã
hội đã tạo ra nó (sự bất an, sự xói mòn của nền dân chủ, … thậm chí cách
mạng xã hội). Cuốn sách này bàn về sự trốn thuế, về cuộc đấu tranh chống
các thiên đường thuế là một trong những công việc nghiên cứu để cải thiện
sự bình đẳng, chống lại sự bất bình đẳng quá đáng. Chính vì thế cuốn sách
này và các công trình khác của trường phái Piketty hẳn là quan trọng cho

v



LỜI GIỚI THIỆU

các bạn đọc việt nam nhằm góp phần vào việc hoạch định các chính sách
phù hợp để phát triển đất nước, vì bất bình đẳng cũng là vấn đề nhức nhối
và là một mối lo của tất cả những ai quan tâm đến sự phát triển đất nước.

Chúng ta nghe nhiều về các thủ thuật chuyển giá của các công ty nước
ngoài đầu tư ở Việt Nam, về một số doanh nhân (thậm chí là đại biểu quốc
hội) chuyển tài sản ra nước ngoài, số chính trị gia và người giàu có làm việc
đó không ít. Hồ sơ Panama chứa không ít tên người hay tên công ty việt nam.
Thông tin dù có thể chưa đầy đủ, và chẳng bao giờ có thể đầy đủ cả, nhưng
chúng ta không tiếp cận được đến các dữ liệu liên quan sẵn có, mà chủ yếu
thuộc sự quản lý của Bộ Tài Chính và Bộ Kế hoạch Đầu tư. Các nhà nghiên
cứu, xã hội dân sự phải gây sức ép để những thông tin ấy, một tài sản công
quý giá, có thể được tiếp cận rộng rãi cho việc nghiên cứu, hoạch định và
giám sát chính sách. Việc thu thập dữ liệu và nghiên cứu chúng là một nhu
cầu cấp bách, vì thiếu dữ liệu thì khó có những đánh giá khách quan.

Phương pháp nghiên cứu của các thành viên của trường phái Piketty
luôn dựa vào dữ liệu (thống kê chính thức, các dữ liệu khác) để làm bằng
chứng cho các phân tích và kiến nghị của họ. Họ là những bậc thầy về đọc và
hiểu dữ liệu. Dựa vào thực tế lịch sử và dữ liệu họ cho bạn đọc cái nhìn rõ
và rất sâu sắc về các hiện tượng kinh tế và xã hội tưởng như rất phức tạp.
Tuy dựa vào dữ liệu nhưng cuốn sách này được viết khá dễ đọc.

Tôi không giới thiệu tóm tắt nội dung, nhất là vì có lời nói đầu của tác
giả cho lần tái bản và lời nói đầu của Piketty cho bản tiếng anh.

Lần xuất bản đầu tiên của cuốn sách là năm 2013. Nó được dịch ra nhiều
thứ tiếng, trong đó bản tiếng anh ra mắt năm 2015. Bản dịch tiếng việt đầu
tiên dựa vào bản tiếng anh. Sau khi hoàn tất bản dịch đó và tìm được bản

vi



LỜI GIỚI THIỆU

tiếng pháp của lần tái bản có sửa chữa và mở rộng năm 2017, ban đầu tôi
chỉ muốn cập nhật các số liệu mới, nhưng thấy bản 2017 chứa nhiều sửa đổi,
bổ sung cũng như loại bỏ khá nhiều từ bản 2015, tôi quyết định theo bản
2017. Bản tiếng việt này bám sát bản 2017, tuy vậy tôi giữ lại lời nói đầu của
Piketty cho bản 2015 và một vài câu trong bản tiếng anh bị bỏ đi trong bản
2017 [câu hay phần câu bị bỏ đi trong bản 2017 so với bản 2015, nhưng
được giữ lại trong bản tiếng việt được đặt trong ngoặc vuông].

Cuốn sách sẽ rất bổ ích cho các nhà kinh tế, những người hoạt động trong
các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thuế cũng như cho các chính trị gia, các
nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế, các sinh viên, các
nhà báo và tất cả những ai quan tâm đến các thiên đường thuế, thuế, tài
chính, ngân hàng, và xã hội nói chung.

Tôi đã cố gắng để dịch chính xác nội dung của cuốn sách, nhưng do hiểu
biết có hạn, nhất là tiếng pháp, nên bản dịch không tránh khỏi những lỗi và
thiếu sót. Tôi mong được bạn đọc lượng thứ, góp ý để cải thiện chất lượng
của bản dịch.

Một ghi chú cuối cùng, trong bản dịch này tất cả các tính ngữ đều được
viết bằng chữ thường trừ khi nó là một phần của một tên riêng, như thế thay
cho “người Pháp” là “người pháp”, “công ty Mỹ” là “công ty mỹ”, v.v.

Hà Nội 11-10-2019

Nguyễn Quang A

vii



LỜI NÓI ĐẦU CỦA LẦN XUẤT BẢN THỨ HAI

Kể từ lần xuất bản đầu tiên của cuốn sách này trong năm 2013, các sự rò rỉ
– hay các leak – từ các thiên đường thuế đã kế tiếp nhau. Trong năm 2014,
các Lux Leak đã tiết lộ cách mà Luxembourg cho phép các công ty đa quốc
gia giảm bớt thuế của chúng. Trong năm 2015, trong các vụ rò rỉ thuỵ sĩ,
gotha (những người siêu giàu) của hành tinh đã bị bắt quả tang gian lận thuế
trong chi nhánh thuỵ sĩ của ngân hàng HSBC khổng lồ. Cuối cùng trong 2016,
các Hồ sơ Panama (Panama Papers) đã gây ra một làn sóng sốc toàn cầu,
cho thấy một cách cụ thể các chính trị gia chịu trách nhiệm, các kẻ phạm tội
hay các cá nhân đã dùng đến các công ty bình phong như thế nào để giấu
giếm tài sản của họ.

Tính mới chủ yếu của lần xuất bản thứ hai này để rút ra các bài học của
các vụ rò rỉ này. Nhờ một sự hợp tác với các cơ quan thuế của nhiều nước,
tôi đã có thể phân tích chân dung của các cá nhân xuất hiện trong các hồ sơ
rò rỉ này. Những kết quả của việc khảo sát này được phân tích trong một
chương mới, “Các bài học của Panama Papers”. Hơn nữa, tất cả các con số
của công trình đã được cập nhật trên cơ sở của các số liệu thống kê sẵn có
vào mùa hè 2017. Từ 2013, số lượng tài sản được giữ trong các thiên đường
thuế đã tiếp tục tăng lên (với khoảng cùng nhịp độ như tài sản tài chính toàn
cầu). Nay nó đã đạt 7.900 tỷ euro.



LỜI NÓI ĐẦU

Lần xuất bản mới này cũng giải mã những sự tiến bộ được thực hiện
giữa 2013 và 2017 trong cuộc đấu tranh chống lại các thiên đường thuế.
Một trong những biện pháp hàng đầu được chủ trương trong lần xuất bản
đầu tiên của công trình này – thiết lập một sự trao đổi dữ liệu tự động giữa
các ngân hàng hải ngoại và các định chế tài chính quốc gia –, đang trở thành
hiện thực. Các thiên đường thuế chính đã chấp nhận tham gia. Một số đã bắt
đầu áp dụng trong năm 2017; số khác, như Thuỵ Sĩ, đã yêu cầu một thời hạn
khoan hồng và đang đợi 2018. Đấy là một bước tiến đáng chú ý, mà chứng
minh rằng sự tiến bộ về vấn đề minh bạch tài chính có thể được thực hiện
trong vài năm.

Bất chấp bước tiến này, sự gian lận thuế tiếp tục hưng thịnh, vì các chính
sách được áp dụng để cản trở nó đang vấp phải một trở ngại lớn. Sự trao đổi
tự động dữ liệu chỉ hoạt động nếu những người nắm giữ tài sản giấu giếm
được nhận diện rõ. Thế mà, cùng với áp lực quốc tế lên các thiên đường thuế
tăng lên, tính mờ đục tài chính được củng cố. Các số liệu thống kê sẵn có cho
thấy rằng phần lớn tài sản được giữ tại hải ngoại từ nay được nguỵ trang
sau các công ty bình phong, các trust hay các quỹ từ thiện, qua đó chúng tiếp
tục trốn thuế.

Các thiên đường thuế tập trung hoạt động của chúng vào những người
siêu giàu, mà tài sản của họ không ngừng tăng – nhanh hơn nền kinh tế toàn
cầu. Sự gian lận như thế đã biến thành một môn thể thao của elite, mà bị các
chính phủ tấn công bằng cách dựa vào thiện ý của các định chế tài chính của
Thuỵ Sĩ hay của Quần đảo Cayman, mà lợi ích của chúng tuy thế lại hoàn
toàn trái ngược với của họ. Tất cả trong một màn sương mù thống kê dày
đặc.

ix



LỜI NÓI ĐẦU

Để tiến lên, ngày nay hơn bao giờ hết, phải thiết lập các sự trừng phạt
chống lại các thiên đường thuế, và, nhờ một sổ đăng ký tài chính toàn cầu,
xua tan tính mờ đục bao quanh của cải hành tinh và sự phân chia của nó.
Đây là một điều kiện thiết yếu cho một sự công bằng kinh tế toàn cầu lớn
hơn.

LỜI NÓI ĐẦU

Thomas Piketty

Nếu bạn quan tâm đến bất bình đẳng, công lý toàn cầu, và tương lai của dân
chủ, thì dứt khoát bạn phải đọc cuốn sách này. Cuốn Sự Giàu có Giấu giếm
của các Quốc gia của Gabriel Zucman có lẽ là cuốn sách hay nhất đã từng
được viết về các thiên đường thuế và chúng ta có thể làm gì với chúng. Cuốn
sách sống động và không mang tính kỹ thuật, và nó đạt ba mục tiêu khác
nhau theo một cách rất súc tích và hiệu quả.

Thứ nhất, nó cung cấp một lịch sử quyến rũ về các thiên đường thuế:
chúng đã xuất hiện thế nào trong giai đoạn giữa chiến tranh, và làm sao
chúng đã từ từ có được vai trò nổi bật mà chúng có ngày nay. Tiếp đến, nó
cho sự đánh giá định lượng sâu rộng và nghiêm ngặt nhất được đề xuất từ
trước đến giờ về tầm quan trọng tài chính toàn cầu của các thiên đường thuế
trong nền kinh tế thế giới ngày nay. Cuối cùng, và quan trọng nhất, nó đặt ra
một đường lối hành động chính xác và thực tế cho sự thay đổi, mà cốt lõi là
việc tạo ra một sổ đăng ký tài sản tài chính khắp thế giới ghi chép ai có
những cổ phiếu và trái phiếu gì.

Các thiên đường thuế với tính mờ đục tài chính của chúng là một trong
những động lực chính đằng sau sự bất bình đẳng tài sản tăng lên, cũng như
một mối đe doạ lớn đối với các xã hội dân chủ của chúng ta. Vì sao lại thế?
Khá đơn giản bởi vì các nền dân chủ hiện đại dựa vào một khế ước xã hội cơ
bản: mỗi người phải đóng các khoản thuế trên một cơ sở công bằng và minh
bạch, để tài trợ cho sự tiếp cận đến một số hàng hoá và dịch vụ công. Tất
nhiên, có nhiều dư địa cho sự không thống nhất về sự đánh thuế “công bằng”



LỜI NÓI ĐẦU CỦA PIKETTY

và “minh bạch” có nghĩa là gì. Nhưng nếu một số cá nhân giàu có nhất và
một số công ty lớn nhất của chúng ta sử dụng các thiên đường thuế và sự
che giấu thuế theo cách chúng tránh việc đóng thuế hoàn toàn, thì khế ước
xã hội cơ bản của chúng ta bị lâm nguy. Nếu những người trung lưu đóng
thuế cảm thấy rằng họ đang chịu các thuế suất thực tế cao hơn những người
ở trên đỉnh tháp (thu nhập), nếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa cảm thấy
rằng chúng đóng nhiều hơn các công ty lớn nhất của chúng ta, thì có một rủi
ro nghiêm trọng rằng chính quan niệm về sự ưng thuận thuế – mà là cốt lõi
của các nền dân chủ hiện đại – sẽ hoàn toàn sụp đổ. Và nếu một phần tăng
lên của dân cư, ở dưới cùng và ở giữa của tháp thu nhập, cảm thấy rằng hệ
thống không hoạt động cho họ, và rằng họ không được đối xử tốt bởi nền
kinh tế toàn cầu hay bởi chính phủ của họ, thì nhiều người có thể chối bỏ
chính quan niệm về tình đoàn kết giữa giai cấp và về một trạng thái tài khoá
và xã hội công bằng. Một số người có thể bị cám dỗ bởi các giải pháp dân tộc
chủ nghĩa, các sự chia rẽ sắc tộc, và chính trị thù hận.

Nhưng cái làm cho cuốn sách của Zucman quan trọng đến vậy là, nó
không chỉ là về các nguyên lý trừu tượng và các mối đe doạ nguy hiểm: nó
là về dữ liệu và các giải pháp. Có những mâu thuẫn có hệ thống trong các số
liệu thống kê tài chính quốc tế. Đặc biệt, luôn luôn có nhiều tài sản nợ
(liabilities) hơn các tài sản có (asset) tài chính được báo cáo bởi các trung
tâm tài chính quốc tế. Bằng việc phân tích những sự bất bình thường thống
kê này theo một cách có hệ thống và sáng tạo, Zucman đưa ra một trong
những đánh giá đáng tin cậy nhất ngày nay về tầm quan trọng toàn cầu của
các thiên đường thuế. Theo ước lượng điểm chuẩn (benchmark) của ông,
mà phải được xem như một cận dưới (lower bound), khoảng 8% của tài sản
tài chính của thế giới được giữ ở các thiên đường thuế. Trong các nước đang

xii



LỜI NÓI ĐẦU CỦA PIKETTY

phát triển và đang nổi lên, tỷ lệ phần trăm này có thể cao hơn nhiều, mà làm
cho còn khó khăn hơn để xây dựng sự ưng thuận thuế và sự tin cậy vào chính
quyền và để giải quyết các tình trạng bất bình đẳng thái quá. Ở châi Phi phần
tài sản tài chính giữ ở nước ngoài được Zucman ước lượng là khoảng 30%.
Ở Nga và và các nước giàu dầu mỏ của Trung Đông (có lẽ là khu vực bất bình
đẳng và bóc lột nhất của toàn thế giới), phần tài sản tài chính ở hải ngoại có
vẻ là trên 50%.

Tại Hoa Kỳ, phần tài sản ở hải ngoại chắc chắn có vẻ ít hơn nhiều so với
ở châu Phi hay ở Nga. Tài sản cá nhân ở hải ngoại ở Hoa Kỳ cũng có vẻ đóng
một vai trò nhỏ hơn ở các nước âu châu, mà đã đặc biệt tồi trong việc điều
phối các chính sách của chúng để chống các thiên đường thuế. Thí dụ, chúng
đã phải đợi luật FATCA (Foreign Account Tax Compliance Act–Đạo Luật
Tuân Thủ Thuế Đối Với Các Chủ Tài Khoản Nước Ngoài) của Hoa Kỳ và các
sự trừng phạt mỹ chống lại các ngân hàng thuỵ sĩ để bắt đầu chuyển theo
hướng truyền thông tin tự động.

Tuy vậy, sẽ là sai lầm để đánh giá thấp tầm quan trọng của các thiên
đường thuế cho hệ thống thuế hoa kỳ. Theo các đánh giá bảo thủ của
Zucman, việc loại bỏ các khoản thất thu thuế hoa kỳ do các thiên đường thuế
sẽ tương đương với một sự tăng lên trung bình khoảng 20% cho tất cả
những người đóng thuế bên trong nhóm thu nhập 0,1% trên đỉnh. Ngoài ra,
trong khi Hoa Kỳ có thể có ít vấn đề hơn châu Âu với tài sản cá nhân ở hải
ngoại, Hoa Kỳ có vấn đề lớn hơn với sự trốn thuế doanh nghiệp của các công
ty đa quốc gia. Cuối cùng, và quan trọng nhất, Zucman cảnh báo chúng ta
rằng luật FATCA vẫn có nhiều lỗ hổng trong nó và rằng tầm quan trọng tổng
thể của các thiên đường thuế đã tiếp tục tăng lên giữa 2008 và 2015. Chúng
ta có thể cần những sự trừng phạt lớn hơn nhiều so với những sự trừng phạt

xiii



LỜI NÓI ĐẦU CỦA PIKETTY

đã được thực hiện đến nay để tạo ra sự tiến bộ thực. Thí dụ, theo những tính
toán của Zucman, các lợi ích mà một nước như Thuỵ Sĩ có được từ tính mờ
đục tài chính là tương đương với các thiệt hại mà nó sẽ phải chịu từ một
thuế quan 30% được áp đặt bởi ba láng giềng lớn nhất của nó (Đức, Pháp,
và Italy). Tất nhiên, chúng ta có thể chọn để không áp dụng các sự trừng
phạt này – nhưng khi đó chúng ta không được than phiền khi vấn đề trở nên
lớn hơn và lớn hơn. Tính mờ đục tài chính toàn cầu là một thách thức lớn
đối với tất cả các nước, và con đường phải đi vẫn còn dài trước khi chúng ta
có thể kiềm chế các xu hướng cấu trúc này.

Theo Zucman, bước đi then chốt phải là tạo ra một sổ đăng ký tài sản
tài chính khắp thế giới, ghi chép ai có những gì trong cổ phiếu và trái phiếu.
Sổ đăng ký tài chính toàn cầu này sẽ hoạt động như một sở lưu ký trung tâm:
nó sẽ được điều phối bởi các chính phủ và các tổ chức quốc tế, cho phép các
cơ quan quản lý thuế quốc gia để chống lại sự trốn thuế và để thu thuế trên
các luồng thu nhập từ vốn và lượng tài sản.

Một số người có thể xem chính ý tưởng về một sở lưu ký trung tâm như
một không tưởng. Nhưng không phải. Thực ra, các sở lưu ký tài chính trung
tâm cho chứng khoán toàn cầu đã có rồi. Vấn đề là các sở lưu ký tài chính
trung tâm này không thực sự toàn cầu (chúng mang tính quốc gia hay đôi
khi khu vực), và quan trọng nhất chúng là tư, không phải công. Bắt đầu trong
các năm 1950 và các năm 1960, chứng khoán đã từ từ được phi vật thể hoá,
và các văn tự giấy đã nhanh chóng biến mất hoàn toàn. Điều này xảy ra khi
các sở lưu ký tài chính trung tâm hiện đại được tạo ra, đơn giản bởi vì đã có
một nhu cầu để bảo đảm các giao dịch tài chính và để theo dõi ai sở hữu cái
gì trong một cơ sở dữ liệu máy tính (là khó để làm việc kinh doanh nếu nhiều
định chế tài chính hay tác nhân kinh tế trên thế giới đòi hỏi quyền tài sản

xiv



LỜI NÓI ĐẦU CỦA PIKETTY

trên cùng tài sản). Một số định chế tài chính tư đã phát triển nhằm để cung
cấp dịch vụ này. Các sở lưu ký tài chính trung tâm nổi tiếng nhất là
Depository Trust Company (DTC) ở Hoa Kỳ, và Euroclear and Clearstream
ở châu Âu. Vấn đề là, các định chế tư này không trao đổi thông tin với các
chính phủ và các cơ quan quản lý thuế trên một cơ sở có hệ thống. Đôi khi
chúng thậm chí còn có khuynh hướng thổi phồng và lợi dụng sự trốn thuế
và tính mờ đục tài chính (xem, thí dụ, vụ tai tiếng Clearstream ở Pháp) hơn
là để thúc đẩy tính minh bạch.

Đề xuất của Zucman là rõ ràng và đơn giản: các chính phủ phải kiểm
soát các sở lưu ký tài chính trung tâm này và từ từ hợp nhất chúng thành
một sổ đăng ký tài chính toàn cầu. Hoa Kỳ, Liên minh Âu châu, Nhật Bản, và
có lẽ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phải đóng một vai trò hàng đầu trong quá
trình này, cùng với các nước mới nổi ở châu Á, châu Mỹ Latin, và châu Phi
mà hiện thời đang mất rất nhiều từ sự trốn thuế và tẩu thoát vốn và mà sẵn
sàng gia nhập cố gắng hợp tác này. Sự tham gia vào sổ đăng ký tài chính toàn
cầu sẽ kéo theo các quyền và các nghĩa vụ, đảm bảo các quyền tài sản và các
giao dịch tài chính được bảo vệ tốt, trao đổi cho một sự cam kết để truyền
tất cả thông tin cần thiết để nhận diện các chủ sở hữu thật sự của tất cả các
tài sản (tài chính). Hệ thống đăng ký, Zucman lập luận, phải đến với một
thuế đăng ký tối thiểu (chẳng hạn, 0,1% của tài sản cá nhân thuần), mà sau
đó có thể được bổ sung bởi các thuế suất luỹ tiến cao hơn được chọn bởi các
chính phủ quốc gia (hay các liên minh khu vực của các chính phủ quốc gia).

Đáng lưu ý rằng sự phát triển các sổ đăng ký cho bất động sản và các
văn tự sở hữu đất, cùng với sự tạo ra thuế thừa kế và thuế tài sản hàng năm,
đã đóng một vai trò then chốt trong việc xây dựng nhà nước và các hệ thống
pháp lý hiện đại trong các thế kỷ thứ mười tám và mười chín. Vấn đề là, các

xv



LỜI NÓI ĐẦU CỦA PIKETTY

hệ thống pháp lý và thuế này của sự đăng ký và đánh thuế tài sản đã phát
triển vào lúc khi các tài sản có và tài sản nợ tài chính đã không đóng vai trò
chính mà chúng đóng ngày nay, và rằng chúng đã chẳng bao giờ được cập
nhật hoàn toàn cho thế giới hiện đại. Trong đầu thế kỷ thứ hai mươi, các hệ
thống thuế thu nhập đã được tạo ra để làm cho các hình thức mới của việc
tạo ra của cải và luồng thu nhập – đặc biệt, lợi nhuận công ty và cổ tức –
đóng góp cho hệ thống thuế. Một vấn đề mà chúng ta thấy ngày nay là, là
khó để đánh thuế một cách thích hợp và theo dõi luồng thu nhập được tạo
ra bởi một tài sản nếu chúng ta không đồng thời có một hệ thống đăng ký
và đánh thuế cho lượng tài sản. Đây là vấn đề cho các quốc gia hiện đại:
chúng vẫn đành chịu một hệ thống đăng ký tài sản mà đã được nghĩ ra hơn
hai trăm năm trước. Tin tức tốt từ cuốn Tài sản Giấu giếm của các Quốc gia
là, bây giờ chúng ta hiểu vấn đề này rõ hơn, và chúng ta biết rằng nó có thể
được giải.

xvi



DẪN NHẬP

Hành động chống lại các thiên đường thuế

Các thiên đường thuế nằm tại tâm của các cuộc khủng hoảng tài chính, ngân
sách, và dân chủ lay động hành tinh. Hãy xem: Trong tiến trình của chỉ năm
năm qua, từ 2012 đến 2017, Uỷ ban Âu châu đã chứng minh một trong
những doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới, Apple, đã được miễn hàng chục
tỷ tiền thuế nhờ các thoả thuận bí mật và bất hợp pháp với Ireland; tại Pháp,
bộ trưởng ngân sách đã phải từ chức bởi vì ông đã lừa dối về các khoản thuế
của mình trong hai mươi năm nhờ các tài khoản giấu giếm; tại Nga, Argetina,
Island, Pakistan đã phát hiện ra các chính trị gia hàng đầu sử dụng các công
ty bình phong ở Panama một cách nặc danh; tại Cyprus các ngân hàng đã
gần như phá sản, đẩy hàng ngàn người vào nghèo khổ; [tại Tây ban Nha, cựu
thủ quỹ của đảng cầm quyền đã vào tù sau khi đã tiết lộ một hệ thống tài trợ
che giấu qua các tài khoản ở Thuỵ Sĩ]. Việc chấp nhận status quo (hiện trạng)
có vẻ là vô trách nhiệm.

Mỗi nước có quyền để chọn các hình thức đánh thuế của mình. Nhưng
khi Luxembourg chào mời các giao dịch thuế được may đo cho các công ty



DẪN NHẬP: HÀNH ĐỘNG CHỐNG LẠI CÁC THIÊN ĐƯỜNG THUẾ

đa quốc gia, khi Quần đảo Virgin thuộc Anh cho phép những kẻ rửa tiền để
tạo ra các công ty nặc danh vì một xu, khi Thuỵ Sĩ giữ của cải của các elite
tha hoá trong các két sắt không thấy được của nó, tất cả chúng đều ăn cắp
thu nhập của các quốc gia nước ngoài. Và tất cả chúng có được – các phí hoa
hồng hào phóng, đôi khi sự ảnh hưởng lớn trên sân khấu quốc tế – trong khi
phần còn của chúng ta thiệt hại. Rốt cuộc, các khoản trốn thuế ở đây phải
được bù lại bởi các khoản thuế cao hơn đánh vào các hộ gia đình tuân thủ
pháp luật, thường thuộc giai cấp trung lưu ở Hoa Kỳ, châu Âu, và các nước
đang phát triển. Chẳng gì trong logic của sự trao đổi tự do biện minh cho sự
ăn cắp này.

Cái giá của các thiên đường thuế

Đối với một số người, cuộc đấu tranh chống lại các thiên đường thuế đã
được xem như thua ngay từ khi bắt đầu. Từ London đến Delaware, từ Hong
Kong đến Zurich, các trung tâm offshore (ngoài khơi, hải ngoại) là các bánh
xe thiết yếu trong bộ máy tài chính của chủ nghĩa tư bản, được những người
giàu và hùng mạnh sử dụng trên khắp thế giới. Chúng ta chẳng thể làm bất
cứ thứ gì về chúng, chúng ta được bảo: một số nước sẽ luôn luôn áp đặt ít
thuế hơn và ít quy tắc hơn các láng giêng của chúng. Tiền sẽ luôn luôn tìm
thấy một nơi ẩn náu an toàn: đánh ở chỗ này, nó sẽ đi sang chỗ khác. Chủ
nghĩa tư bản mà không có các thiên đường thuế là một không tưởng, và một
sự đánh thuế luỹ tiến đối với thu nhập và tài sản tất yếu thất bại, trừ phi
chúng ta chọn con đường bảo hộ chủ nghĩa.

Đối với những người khác, cuộc đấu tranh hầu như đã thắng. Nhờ quyết
tâm của các chính phủ và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhờ
nhiều vụ bê bối và những sự tiết lộ, các thiên đường thuế sẽ mau chóng mất

2



DẪN NHẬP: HÀNH ĐỘNG CHỐNG LẠI CÁC THIÊN ĐƯỜNG THUẾ

đi. Dưới các cú đánh của các nước lớn, tìm cách kiếm thu nhập mới kể từ
khủng hoảng tài chính 2008-2009, tất cả đã hứa để xoá bỏ sự bí mật hoạt
động ngân hàng, và các công ty đa quốc gia cuối cùng sẽ bị buộc có trách
nhiệm và chi trả những gì chúng nợ. Đấy là thắng lợi của đức hạnh.

Cái hết sức thiếu trong cuộc tranh luận này là dữ liệu. Sự trốn thuế của
các cá nhân giàu có nhất và các công ty lớn có thể được ngăn chặn, nhưng
chỉ nếu chúng ta có các số liệu thống kê để đo nó, để thực hiện những sự
trừng phạt tỷ lệ chống lại các nước tạo thuận lợi cho nó, và để theo dõi sự
tiến bộ được thực hiện.

Chính với mục đích này trong đầu mà tôi đã viết cuốn sách này, một
điều tra kinh tế sâu về các thiên đường thuế. Tôi đã thu thập các nguồn sẵn
có về các khoản đầu tư quốc tế của các nước, các cán cân thanh toán, các vị
thế trong bảng kết toán tài sản và ngoài bảng kết toán tài sản của các ngân
hàng, tài sản và thu nhập của các quốc gia, các tài khoản của các công ty đa
quốc gia, và các tài liệu lưu trữ của các ngân hàng thuỵ sĩ. Một số trong
những số liệu thống kê này đã chẳng bao giờ được sử dụng trước đây, và
đây là lần đầu tiên tất cả thông tin này đã được thu thập, đã được đối chất,
và được phân tích với một mục đích duy nhất: để phơi bày các hoạt động
thật của các thiên đường thuế và các chi phí của chúng cho các quốc gia khắp
thế giới.

Hãy nói ngay từ đầu: Các số liệu thống kê này có nhiều thiếu sót, và
những kết quả của nghiên cứu của tôi như thế chẳng hề là dứt khoát. Hệ
thống của chúng ta cho việc đo lường hoạt động tài chính thế giới có nhiều
điểm yếu. Nhưng đấy không phải là lý do để không sử dụng nó. Bất chấp bất
kể hạn chế nào, dữ liệu sẵn có rọi ánh sáng không thể bác bỏ được lên hoạt

3



DẪN NHẬP: HÀNH ĐỘNG CHỐNG LẠI CÁC THIÊN ĐƯỜNG THUẾ

động của các thiên đường thuế; và không có sự tiến bộ có thể thấy trước nào
trong việc chấm dứt sự trốn thuế mà không có một bức tranh định lượng về
mức độ của sự gian lận này. Chỉ trên cơ sở của một sự đánh giá như vậy, dù
thiếu sót đến đâu, sẽ là có thể để áp đặt những sự trừng phạt và theo dõi bất
kể sự tiến bộ nào trong cuộc đấu tranh chống lại tai hoạ của các thiên đường
thuế.

Kết luận chính của nghiên cứu của tôi là, bất chấp sự tiến bộ nào đó
trong việc cắt bớt nó trong những năm gần đây, sự trốn thuế vẫn ổn cả. Thực
ra, đã chẳng bao giờ có nhiều của cải trong các thiên đường thuế như ngày
nay. Trên quy mô toàn cầu, 8% của tài sản tài chính của các hộ gia đình được
giữ tại các thiên đường thuế. Đối với EU, tỷ lệ này còn cao hơn, ở bậc 11%.
Theo thông tin sẵn có mới nhất, trong mùa xuân năm 2017 tài sản nước
ngoài được giữ ở Thuỵ Sĩ đã đạt 2,1 ngàn tỷ euro. Kể từ tháng Tư 2009, khi
các nước G20 tổ chức thượng đỉnh ở London và đã tuyên bố “sự chấm dứt
tính bí mật hoạt động ngân hàng,” lượng tiền ở Thuỵ Sĩ đã tăng 18%. Cho tất
cả các thiên đường thuế của thế giới kết hợp lại, sự tăng lên còn cao hơn,
gần 25%. Sự gian lận thuế quốc tế đã tước đoạt của các nhà nước khắp thế
giới khoảng 155 tỷ euro. Và chúng ta đang chỉ nói về các cá nhân ở đây.

Các công ty cũng sử dụng các thiên đường thuế. Các công ty đa quốc gia
đã chuyển phần đáng kể lợi nhuận của chúng sang Bermuda, Luxembourg,
và các nước tương tự trên một quy mô ồ ạt và tăng lên. Hơn một nửa của tất
cả lợi nhuận nước ngoài của các các hãng hoa kỳ bây giờ được giữ ở các
nước không có thuế hay ít thuế. Vì các công ty đa quốc gia thông thường thử
hoạt động bên trong câu chữ – nếu không phải tinh thần – của luật, việc
chuyển lợi nhuận này được mô tả tốt hơn như “sự tránh thuế” hơn là sự lừa
đảo thẳng thừng. Nhưng chi phí của nó là khổng lồ – 120 tỷ euro một năm

4



DẪN NHẬP: HÀNH ĐỘNG CHỐNG LẠI CÁC THIÊN ĐƯỜNG THUẾ

cho riêng các hãng hoa kỳ – và vì sở hữu cổ phiếu là rất tập trung, về cơ bản
nó làm lợi chỉ cho những người giàu có nhất giữa chúng ta, những người
thấy cổ tức của họ phình lên như vậy.

Phải làm gì?

Để đấu tranh hữu hiệu chống lại sự trốn thuế và sự tối ưu hoá thuế, cuốn
sách này trình bày một kế hoạch hành động cụ thể và thực tế, tập trung vào
ba trục.

Mục tiêu số một – và là khuyến nghị chính của công trình này – là để tạo
ra một sổ đăng ký tài sản tài chính khắp thế giới, ghi chép ai sở hữu các cổ
phiếu và các trái phiếu nào. Đây là điều kiện thiết yếu cho việc đánh thuế
các tài sản lớn của thế kỷ thứ hai mươi mốt. Một điều không tưởng? Các sở
lưu ký tài chính tài tồn tại rồi, nhưng chúng là rời rạc và được duy trì bởi
các công ty tư nhân như Công ty Lưu ký Tín thác (Depository Trust
Company) ở Hoa Kỳ và ngân hàng Clearstream ở Luxembourg. Mục tiêu sẽ
đơn giản để kết hợp chúng lại, để mở rộng trường dữ liệu, và để chuyển
quyền sở hữu dữ liệu cho khu vực công. Năm 1791, trong Cách mạng, Quốc
hội lập hiến đã tạo ra sổ địa chính của Pháp để kiểm kê tất cả bất động sản,
ghi lại giá trị của chúng và như thế chấm dứt các đặc quyền làm xói mòn Chế
độ Cũ – sự không đánh thuế giới quý tộc và giáo sĩ. Ngày nay, phải tạo ra sổ
đăng ký tài chính thế giới để chấm dứt những sự bất công có thể làm xói
mòn các chế độ dân chủ. Một sổ đăng ký tài chính thế giới không chỉ giáng
một cú đòn nặng lên sự gian lận mà còn đo lường tốt hơn những sự bất bình
đẳng, điều tiết các luồng tài chính quốc tế và chống lại một cách hiệu quả sự
rửa tiền và tài trợ chủ nghĩa khủng bố – như nhiều vấn đề chính của các thập
niên sắp tới.

5



DẪN NHẬP: HÀNH ĐỘNG CHỐNG LẠI CÁC THIÊN ĐƯỜNG THUẾ

Nhưng làm thế nào để có thể buộc tất cả các thiên đường thuế để hợp
tác? Là không đủ để yêu cầu chúng một cách lịch sự để bỏ tính mờ đục tài
chính mà cho phép chúng thịnh vượng. Phần thứ hai của kế hoạch hành
động tôi đề xuất là để áp dụng các trừng phạt tỷ lệ với các chi phí mà các
thiên đường thuế áp đặt lên các nước khác. Dẫu có hữu ích đến đâu, chỉ lời
kêu gọi cho tính minh bạch, các luật mới, hay nhiều quan chức hơn là không
đủ để làm cho các thứ thay đổi ở Luxembourg hay ở Singapore. Để làm thay
đổi hành vi, phải trừng phạt các định chế tài chính và các nước tạo thuận lợi
cho việc trốn thuế. Tin tốt là không lãnh thổ nào có thể chống ý chí chung
của Hoa Kỳ và các nước lớn của EU. Cuộc chiến đấu như thế là có thể thắng
được, miễn là các chính phủ không sợ để áp dụng các trừng phạt tỷ lệ với
những thiệt hại chúng phải chịu, thí dụ bằng việc áp đặt các thuế quan chống
lại các lãnh thổ không hợp tác. Các thiên đường thuế có thể là các gã khổng
lồ tài chính, tất cả chúng đều là các thằng lùn kinh tế và chính trị. Tất cả
chúng đều phụ thuộc rất nhiều vào thương mại. Đấy là thế yếu của chúng, vì
thế chúng ta phải kiềm chế chúng.

Thứ ba, chúng ta cần nghĩ lại việc đánh thuế doanh nghiệp. Những sửa
chữa được đề xuất mới đây bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD) không chắc cho phép nhiều tiến bộ. Nhìn ra phía trước, việc đánh
thuế các hãng đa quốc gia phải bắt nguồn từ lợi nhuận hợp nhất toàn cầu
của chúng, và không phải, như thực hiện ngày nay, từ các lợi nhuận từng
nước của chúng, bởi vì các lợi nhuận đó thường được thao túng bởi các đội
quân kế toán. Một khoản thuế trên lợi nhuận hợp nhất sẽ làm tăng thu nhập
thuế doanh nghiệp khoảng 20%; việc này sẽ cơ bản có lợi cho các nước lớn
của châu Âu cũng như cho Hoa Kỳ, nơi các vua lách thuế – các công ty giống

6



DẪN NHẬP: HÀNH ĐỘNG CHỐNG LẠI CÁC THIÊN ĐƯỜNG THUẾ

như Google, Apple, và Amazon – sản xuất và bán nhiều nhất nhưng thường
đóng ít thuế.

Làm mất tính huyền bí của tài chính hải ngoại

Ngoài sự quan sát và kế hoạch hành động, cuốn sách này là để làm mất tính
huyền bí của các thiên đường thuế. Nếu chúng ta tin hầu hết các nhà bình
luận, những dàn xếp tài chính giữa các thiên đường thuế so bì với nhau
trong tính phức tạp của chúng. Đối mặt với tài điêu luyện như vậy, các công
dân bị tước vũ khí, các nhà nước-quốc gia cũ bất lực, bản thân các chuyên
gia bị lỗi thời. Như thế kết luận chung là mọi sự nắm lại để thay đổi đều là
không thể.

Trong thực tế, những dàn xếp do các nhà ngân hàng và các nhà kế toán
đưa ra, bị tháo dỡ trong các trang tiếp theo, là thường khá đơn giản. Một số
đã hoạt động không thay đổi trong gần một thế kỷ. Tất nhiên, đã có những
đổi mới, đôi khi bí truyền. Và chúng ta không thể phủ nhận rằng vẫn có
những khía cạnh của sự vận hành của các thiên đường thuế mà chẳng ai
thực sự hiểu. Nhưng, như cuốn sách này sẽ cho thấy, chúng ta biết nhiều
hơn mức đủ dùng để có khả năng hành động chống lại sự gian lận.

Các nhà kinh tế học có phần trách nhiệm của họ trong ấn tượng huyền
bí vẫn bao quanh các thiên đường thuế. Các nhà giáo đại học trong thời gian
quá lâu đã cho thấy ít sự quan tâm đến chủ đề, với một số ngoại lệ đáng chú
ý. Nhưng tình hình đã đảo ngược, và chúng ta có quyền hy vọng những bước
tiến quan trọng trong tương lai gần. Sự thực rằng hầu hết sự tiến bộ trong
việc hiểu các thiên đường thuế đạt được đến nay – sự tiến bộ đáng chú ý về
nhiều khía cạnh – có thể được ghi công không phải cho các nhà kinh tế học,

7



DẪN NHẬP: HÀNH ĐỘNG CHỐNG LẠI CÁC THIÊN ĐƯỜNG THUẾ

mà cho một số tiên phong nào đó của các tổ chức phi-chính phủ, các nhà
báo, các nhà khoa học chính trị, các nhà sử học, các luật gia, và các nhà xã
hội học.

Cách tiếp cận tôi theo trong cuốn sách này khác với những cách tiếp cận
trước; nó bổ sung cho chúng và chẳng hề có ý định làm lu mờ chúng. Tính
độc đáo của cách tiếp cận của tôi là, nó dựa trước hết vào số liệu thống kê.
Tôi không quan tâm đến các trường hợp cá thể. Mặc dù chúng là không thể
thiếu được trong việc nâng cao nhận thức, thậm chí sự bê bối, những nghiên
cứu trường hợp cá thể giúp ít trong việc hướng dẫn hành động. Bạn sẽ
không thấy hoặc những kẻ đầu sỏ hay các nhà độc tài phi châu, các nhà ngân
hàng dễ hối lộ hay các tài phiệt lớn của thành phố ở đây, mà là những con
số. Công trình này chú tâm vào một sự phân tích dữ liệu và các hệ luỵ của
chúng, trong khi tôn trọng bối cảnh lịch sử, đặc điểm phân biệt, và các giới
hạn của chúng.1

1. Các dữ liệu này được thu thập trên website www.gabriel-zucman.eu. Website này cung cấp
các chi tiết về tất cả những tính toán mà trên đó các kết quả được trình bày trong cuốn sách
này dựa vào. Các con số, các bảng, các biểu đồ: tất cả có thể được kiểm tra và được sao lại
đến dấu phảy và hoàn toàn minh bạch. Công trình này phần lớn là kết quả của bốn năm
nghiên cứu nghiêm túc, nhưng chắc chắn không dứt khoát, bắt đầu trong quá trình làm luận
văn Tiến sĩ của tôi: Gabriel Zucman, “(Trois essais sur la repartition mondiale des fortunes,
EHESS, 2013)”. Tôi cảm ơn trước các bạn đọc muốn gửi cho tôi các phản ứng, sự phê bình,
và các gợi ý của họ để cải thiện cách tiếp cận của tôi.

CHƯƠNG MỘT

Một thế kỷ của tài chính hải ngoại

Các thiên đường thuế làm gì? Để ra khỏi những lời nguyền rủa mơ hồ (như
thế vô hại), trước hết phải xua tan sương mù bao quanh hoạt động của
chúng quá thường xuyên. Và cho việc đó, chẳng gì hay hơn là đắm chìm vào
lịch sử của cái đầu tiên trong số chúng, của Thuỵ Sĩ, vì nó cho bài học bổ ích
đến ba lần.

Liên bang Thuỵ Sĩ là nơi cổ nhất thế giới cho việc quản lý tài sản – và
ngày nay vẫn là nơi quan trọng nhất – mà sẽ cho phép chúng ta giải mã tất
cả các cơ chế che giấu xuất phát từ Geneva và đã lan ra khắp thế giới. Lịch
sử của nó là những bài học phong phú về sự tài tình mà các nhà ngân hàng
có thể triển khai để đánh bại các cuộc tấn công chống tính mờ đục tài chính.
Cuối cùng và trên hết, Thuỵ Sĩ là thiên đường thuế mà về nó người ta được
cung cấp nhiều dữ liệu nhất. Trên cơ sở của những thông tin đặc biệt ấy,
chương này mô tả diễn tiến tổng quát của số lượng tài sản giấu giếm trong
các ngân hàng thuỵ sĩ từ đầu thế kỷ thứ hai mươi đến nay.



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

Sự sinh ra của một thiên đường thuế

Số phận tuyệt vời của trung tâm tài chính thuỵ sĩ đã bắt đầu trong các năm
1920 khi, do hậu quả của Chiến tranh Thế giới I, các nước chính liên quan
đã bắt đầu tăng các khoản thuế trên các tài sản lớn. Suốt thế kỷ thứ mười
chín, các gia đình âu châu lớn nhất đã có khả năng tích tụ của cải bằng việc
đóng ít thuế hay không đóng thuế. Tại Pháp, trước chiến tranh, 100 francs
cổ tức trước thuế đã có giá trị 96 francs sau thuế. Trong năm 1920 thế giới
đã thay đổi. Nợ công đã bùng nổ, và nhà nước đã thề để đền bù hậu hĩnh cho
những người đã chịu đựng trong chiến tranh và để trả hưu bổng cho các cựu
chiến binh. Năm đó suất thuế biên cao nhất đã tăng lên 50%; trong năm
1924 nó đã đạt 72%. Ngành công nghiệp trốn thuế đã được sinh ra. Nó đã
sinh ra ở Geneva, Zurich, và Basel, tận dụng nhiều xu hướng thuận lợi cơ
bản.

Thuỵ Sĩ không xuất phát từ con số không. Vào thời gian trước xung đột
thế giới, Thuỵ Sĩ đã có một ngành tài chính với các trình tự làm việc rõ ràng
và một mạng lưới được phát triển tốt của các tổ chức tín dụng. Các ngân
hàng đã được cartel hoá vào đầu thế kỷ (Hội các nhà ngân hàng thuỵ sĩ đã
được thành lập trong năm 1912). Như thế chúng đã có khả năng tính các lãi
suất tương đối cao cho chính phủ thuỵ sĩ, mà đã làm cho các ngân hàng thuỵ
sĩ rất sinh lời.1 Và kể từ 1907, chúng đã được lợi từ việc có một người cho
vay cuối cùng, Ngân hàng Quốc gia Thuỵ Sĩ, mà đã có thể can thiệp trong sự
cố khủng hoảng và đảm bảo sự ổn định của toàn bộ hệ thống. Cuối cùng,
Liên bang Thuỵ Sĩ đã được hưởng sự bảo đảm trung lập vĩnh viễn từ phía
các cường quốc lớn kể từ Hội Nghị Vienna trong năm 1815, mà đã cho phép

10



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

nó không bị tổn thương ra khỏi Chiến tranh Thế giới I và những biến động
xã hội đi cùng.

Đợt bột phát trong ngành công nghiệp trốn thuế cũng đã được làm cho
có thể bởi sự biến đổi về bản chất của tài sản. Trong các nước đã công nghiệp
hoá, kể từ giữa thế kỷ thứ mười chín động sản (tài sản tài chính) đã được
ưu tiên hơn đất. Trong năm 1920 các tài sản nắm giữ của những người giàu
nhất trên thế giới đã cơ bản gồm các chứng khoán tài chính: các cổ phiếu và
các trái phiếu được các cơ quan công quyền hay các công ty tư nhân lớn phát
hành. Các chứng khoán này đã là các miếng giấy, giống các giấy bạc ngân
hàng lớn. Giống các giấy bạc, hầu hết các chứng khoán không ghi tên, mà
thay vào đó là cụm từ “trả cho người cầm phiếu”: bất cứ ai cầm chúng đã là
người chủ sở hữu hợp pháp. Như thế đã không có sự cần thiết nào để được
đăng ký trong một sổ đăng ký tài chính. Không giống các giấy bạc, các cổ
phiếu và các trái phiếu đã có thể có một giá trị cực kỳ cao, cao đến nhiều
triệu euro ngày nay. Nói cách khác, đã có thể giữ một tài sản khổng lồ một
cách nặc danh.

Nếu bạn muốn giữ các chứng khoán giấy này ở nhà dưới đệm của bạn,
bạn sẽ gặp rủi ro chúng bị đánh cắp, và như thế các chủ sở hữu đã tìm những
nơi an toàn để giữ chúng. Nhằm để đáp ứng nhu cầu này, bắt đầu trong giữa
thế kỷ thứ mười chín các ngân hàng âu châu đã phát triển một hoạt động
mới: quản lý tài sản. Dịch vụ cơ bản gồm việc cung cấp một két an toàn mà
trong đó những người gửi có thể để các cổ phiếu và các trái phiếu của họ.
Sau đó ngân hàng đã chịu trách nhiệm về việc thu các cổ tức và tiền lãi của
các chứng khoán này. Một thời được dành cho các cá nhân giàu có nhất,
trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh các dịch vụ này đã trở nên có thể
tiếp cận được cho tất cả “các nhà tư bản nhỏ”. Các ngân hàng thuỵ sĩ đã có

11



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

mặt trên thị trường này. Nhưng – một điểm cốt yếu – chúng đã chào mời
một dịch vụ thêm: khả năng gian lận. Những người đã giao phó các tài sản
của họ cho chúng đã có thể tránh khai tiền lãi và các cổ tức họ có được mà
không có rủi ro bị tóm, bởi vì không có sự liên lạc nào giữa các tổ chức thuỵ
sĩ và các nước ngoài.

Sự gian lận thuế được kể cho những người không thực hành nó
Trong phần lớn hơn của thế kỷ thứ hai mươi, đã là có thể để vận chuyển các lượng khổng lồ tài sản
ngang các biên giới một cách dễ dàng, bằng việc du hành với các chứng khoán “trả cho người cầm
phiếu” của mình. Việc này không còn đúng nữa ngày nay, bởi vì các chứng khoán không phải là các
vật thể hữu hình nữa: bây giờ chúng tồn tại chỉ dưới hình thức điện tử. Như thế để che chở tiền, còn
lại hai cách chính. Thứ nhất vận chuyển các va ly xếp đầy giấy bạc ngân hàng, nhưng rủi ro. Giải pháp
thứ hai – chuyển tiền điện tử – là phổ biến hơn nhiều.
Hãy xem xét một thí dụ hư cấu. Maurice là Tổng giám đốc của công ty Pháp Maurice & Cie, một
hãng với 800 nhân viên mà trong số đó ông là người nắm giữ cổ phiếu duy nhất. Để chuyển, chẳng
hạn, 10 triệu euro sang Thuỵ Sĩ, Maurice tiến hành theo ba giai đoạn. Đầu tiên, ông tạo ra một công
ty, thí dụ, ở bang Delaware bên Mỹ, nơi những sự kiểm soát là rất hạn chế. Sau đó ông mở một tài
khoản ở Geneva dưới tên của công ty đó, mà tất cả cần chỉ vài giờ. Cuối cùng, Maurice & Cie mua các
dịch vụ giả (tư vấn, chẳng hạn) từ công ty Delaware, và, để trả cho các dịch vụ này, ông ta chuyển tiền
vào tài khoản thuỵ sĩ của công ty Delaware. Giao dịch tạo ra một dấu vết giấy mà tỏ ra hợp pháp, và
trong một số trường hợp nó thực sự hợp pháp. Bởi vì các công ty tiến hành hàng triệu cuộc chuyển
tiền sang Thuỵ Sĩ và các trung tâm hải ngoại lớn khác mỗi ngày – và là không thể để nhận diện theo
thời gian thực các vụ chuyển hợp pháp (thí dụ, các số tiền trả cho các nhà xuất khẩu thật) và các vụ
chuyển không hợp pháp (tiền trốn thuế) – giao dịch từ Maurice & Cie đến tài khoản ngân hàng thuỵ
sĩ của công ty Delaware không chắc kích bất kể cảnh báo rửa tiền nào tại các ngân hàng.
Và Maurice thắng hai lần. Bằng việc chi trả tiền tư vấn giả, đầu tiên ông làm giảm lợi nhuận bị
đánh thuế của Maurice & Cie, và như thế lượng thuế thu nhập công ty ông phải đóng ở Pháp. Rồi, một
khi tiền đã đến Thuỵ Sĩ, nó được đầu tư vào các thị trường tài chính toàn cầu và tạo ra thu nhập – các
cổ tức, lãi, lãi từ vốn. Trừ khi ngân hàng tiết lộ, thuế vụ pháp sẽ không biết, việc (không tiết lộ) này
cho phép Maurice ăn bớt thuế thu nhập bằng bỏ quên khai báo chúng trên tờ khai thuế.
Nếu Maurice muốn sử dụng tiền của tài khoản giấu giếm của mình – 10 triệu ban đầu đã sinh sôi
và từ nay lên 15 triệu –, ông ta có hai khả năng. Để rút các khoản tiền nhỏ ông ta có thể dùng thẻ tín
dụng. Nhưng, để đem về nước các khoản tiền lớn, ông ta phải tinh ranh hơn. Kỹ thuật thông dụng
nhất là cái được gọi là “tín dụng Lombard”: Maurice vay chi nhánh pháp của ngân hàng thuỵ sĩ của
ông ta, sử dụng tài sản được giữ tại Geneva như thế chấp. Như thế tiền vẫn ở Thuỵ Sĩ, vẫn được đầu
tư vào các cổ phiếu và các trái phiếu, trong khi nó cũng được tiêu ở Pháp, để mua, chẳng hạn, một
villa ở Côte d’Azur hay một bức tranh của một hoạ sĩ bậc thầy.
Bảng cân đối tài sản: hơn 7 triệu thất thu cho sở thuế, 15 triệu tiền hồi hương vụng trộm cho
Maurice.

12



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

Tìm các chứng khoán bị mất

Cho đến cuối các năm 1990, lượng tài sản được giữ trong các ngân hàng
thuỵ sĩ đã là một trong những bí mật được giữ kín nhất trên thế giới. Các tài
liệu lưu trữ được giữ dưới khoá và chìa khoá, và các ngân hàng đã không
chịu nghĩa vụ nào để công bố chi tiết về các tài sản chúng quản lý. Thực ra,
là quan trọng để hiểu rằng các chứng khoán được gửi bởi các khách hàng đã
chẳng bao giờ được bao gồm trong các bảng tổng kết tài sản của các ngân
hàng, ngay cả bây giờ, vì một lý do đơn giản: các chứng khoán đó không
thuộc về các ngân hàng. Kể từ khủng hoảng tài chính 2008–9, thuật ngữ
“ngoài-bảng tổng kết tài sản” đã có được một ý nghĩa bẩn thỉu, nhất là việc
ám chỉ đến những dàn xếp đôi khi phức tạp mà đã được tiến hành để loại bỏ
các khoản vay thế chấp mỹ khỏi các sổ sách ngân hàng. Nhưng một trong
những hoạt động ngoài-bảng tổng kết tài sản thượng hạng – một cách tình
cờ là hoạt động cổ nhất và ngày nay vẫn là một trong những hoạt động phổ
biến nhất – thực sự là đơn giản ngây thơ: giữ các chứng khoán tài chính cho
ai đó khác.

Nếu ngày nay chúng ta có khả năng để biết lượng tài sản được giữ ở
Thuỵ Sĩ trong thế kỷ thứ hai mươi, là nhờ vào hai uỷ ban quốc tế được chỉ
định trong nửa thứ hai của các năm 1990. Nhiệm vụ của uỷ ban thứ nhất –
được chủ toạ bởi Paul Volcker, cựu chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Hoa
Kỳ – đã là để nhận diện các tài khoản không hoạt động thuộc về các nạn
nhân của những sự bức hại Nazi và những người thừa kế của các nạn nhân.
Trong ba năm, hàng trăm chuyên gia từ các hãng kiểm toán quốc tế lớn đã
khảo sát tỉ mỉ các tài liệu lưu trữ của 254 ngân hàng thuỵ sĩ mà đã dính líu

13



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

đến việc quản lý tài sản trong Chiến tranh Thế giới II, tạo ra các khối thông
tin chưa từng thấy – nhất là, tổng số tài sản được giữ bởi mỗi tổ chức trong
năm 1945. Mục tiêu của uỷ ban thứ hai đã là để hiểu kỹ hơn vai trò mà Thuỵ
Sĩ đã đóng trong chiến tranh. Được chủ toạ bởi nhà sử học Jean-François
Bergier, nó cũng đã có sự tiếp cận sâu rộng đến các tài liệu lưu trữ của các
ngân hàng thuỵ sĩ, mà đã cho phép nó để xác minh tổng số các chứng khoán
được gửi trong bảy tổ chức thuỵ sĩ lớn nhất trong thế kỷ thứ hai mươi, mà,
từ những sự thâu tóm đến sáp nhập, đã trở thành UBS và Credit Suisse ngày
nay.

Các số liệu thống kê được hai uỷ ban tạo ra có những hạn chế. Một phần
của các tài liệu lưu trữ đã bị phá huỷ; những phần khác đã được giữ ngoài
tầm với của họ. Nhưng thông tin được thu thập bởi Volcker, Bergier, và các
nhóm của họ trong chừng mực lớn là thông tin tốt nhất chúng ta có cho việc
nghiên cứu lịch sử của tài chính hải ngoại. Đặc biệt, dữ liệu về các tài sản
dưới sự uỷ thác là có chất lượng cao, bởi vì, không có sự công bố chúng, các
ngân hàng đã giữ về mặt nội bộ một kế toán chi tiết về các hoạt động quản
lý tài sản của chúng, ghi chép chính xác giá trị của các chứng khoán đã được
giao phó cho chúng, các cổ phiếu với giá trị thị trường của chúng, và các trái
phiếu với giá trị danh nghĩa của chúng.

Bất chấp tất cả việc này, cho đến nay thông tin đó đã chẳng bao giờ được
so sánh với mức tổng thể của thu nhập và của cải âu châu trong thời kỳ giữa
chiến tranh, nhất là do thiếu các số liệu thống kê về tổng lượng vốn quốc gia.
Đấy là đóng góp đầu tiên của cuốn sách này: để đưa mọi thứ lại với nhau –
và các kết quả đáng chú ý của chúng ta, vì chúng thách thức nhiều huyền
thoại bao quanh sự ra đời của Thuỵ Sĩ với tư cách một Thiên đường Thuế.

14



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

Big Bang thuỵ sĩ

Điều thứ nhất chúng ta học là sự tăng lên khác thường đến thế nào về hoạt
động ngân hàng thuỵ sĩ vào cuối Chiến tranh Thế giới I. Giữa 1920 và 1938,
tài sản hải ngoại – có nghĩa là tài sản thuộc về các cư dân không-thuỵ sĩ –
được quản lý bởi các ngân hàng thuỵ sĩ đã tăng lên hơn mười lần về mặt
thực tế (tức là, sau khi hiệu chỉnh cho lạm phát): nó đã từ khoảng 10 tỷ franc
thuỵ sĩ ngày nay lên 125 tỷ vào trước Chiến tranh Thế giới II. Sự tăng trưởng
này tương phản một cách sống động với sự đình trệ của tài sản âu châu nói
chung: do một loạt các hiện tượng kinh tế, xã hội, và chính trị, của cải tư của
các nước âu châu lớn đã gần như nhau trong năm 1938 như nó đã là trong
năm 1920.2 Do đó, tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản tài chính mà các hộ gia
đình trên Lục địa đã cất giấu ở Thuỵ Sĩ, đã thật sự không đáng kể trước Chiến
tranh Thế giới I (ở bậc 0,5%), đã tăng lên rất nhiều để đạt gần 2,5%.

Ai sở hữu tất cả của cải này? Một truyền thuyết bền bỉ, được duy trì từ
cuối Chiến tranh Thế giới II bởi các nhà ngân hàng Zurich, đã cho rằng hoạt
động ngân hàng thuỵ sĩ đã có được sự lên của nó nhờ những người gửi chạy
trốn khỏi các chế độ toàn trị. Đối với những người ủng hộ luận đề này, luật
tính bí mật hoạt động ngân hàng được ban hành trong năm 1935 đã có một
mục đích “nhân đạo”: nó đã có nghĩa để bảo vệ những người do thái chạy
trốn sự phá sản tài chính. Và như thế trong năm 1996 tờ Economist đã viết
rằng “nhiều người thuỵ sĩ tự hào về luật tính bí mật hoạt động ngân hàng
của họ, bởi vì nó. . . có những nguồn gốc đáng khâm phục (nó đã được thông
qua trong các năm 1930 để giúp những người do thái bị ngược đãi bảo vệ
các khoản tiết kiệm của họ).”3

15



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

Huyền thoại này đã bị lật tẩy bởi rất nhiều nghiên cứu lịch sử.4 Uỷ ban
Volcker đã nhận diện hơn 2,2 triệu tài khoản được mở bởi các cá nhân
không-thuỵ sĩ giữa 1933 và 1945. Trong tổng số đó, khoảng 30.000 (hay
1,5%) đã liên kết, với các mức độ chắc chắn thay đổi, với các nạn nhân của
Holocaust. Dữ liệu được xác minh bởi Bergier và nhóm của ông cho thấy
rằng chính trong các năm 1920 – chứ không phải các năm 1930 – mà “big
bang” thuỵ sĩ đã xảy ra. Từ 1920 đến 1929, các tài sản dưới sự giao phó đã
tăng lên với tỷ lệ trung bình hàng năm 14%. Từ 1930 đến 1939, chúng đã
chỉ tăng 1% một năm. Hai pha tăng trưởng nhanh nhất đã là các năm 1921–
22 và 1925–27, mà đã tiếp ngay sau những năm khi Pháp bắt đầu tăng các
thuế suất trên đỉnh của nó. Các luật bí mật hoạt động ngân hàng thuỵ sĩ đã
tiếp sau dòng tài sản chảy vào ồ ạt đầu tiên, và không phải ngược lại.

Có quan trọng gì đâu nếu thực tế trái với sự tuyên truyền của các nhà
ngân hàng? Huyền thoại đã không chết – cùng nhất nó đã biến hình. Những
ngày này, như được lặp lại liên tục, hầu hết các khách hàng là không thể chê
trách được về thuế khoá và gửi tiền của họ ở Thuỵ Sĩ chỉ để chạy trốn khỏi
sự bất ổn định hay sự đàn áp của đất nước quê hương họ. Nhưng, như chúng
ta sẽ thấy, hơn một nửa tài sản được quản lý bởi các tổ chức thuỵ sĩ ngày
nay vẫn thuộc về các cư dân của EU (mặc dù phần của các nước đang phát
triển đang tăng nhanh), như thế làm cho khẳng định này cũng dối trá như
khẳng định trước, trừ phi chúng ta coi EU là một chế độ độc tài.

Trong thời kỳ giữa các cuộc chiến tranh, các khách hàng của các ngân
hàng thuỵ sĩ phần lớn đã là những người pháp. Thí dụ, tại Credit Suisse, ngân
hàng lớn nhất dính líu đến sự quản lý tài sản vào thời gian đó, 43% tài sản
do người nước ngoài sở hữu đã thuộc về các cư dân pháp, chỉ 8% thuộc về
những người tiết kiệm tây ban nha hay italia, và 4% thuộc về những người

16



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

đức.5 Các tỷ lệ phần trăm theo địa lý là không hoàn hảo, bởi vì những người
gửi tiền đã không luôn luôn cho địa chỉ thật của họ (thay vào đó, một số
người đã cho địa chỉ của một khách sạn thuỵ sĩ, mà trong trường hợp đó tiền
bạc được ghi như thuộc về các cư dân thuỵ sĩ), nhưng tất cả các dữ liệu khác
được thu thập bên trong khung khổ của uỷ ban Bergier xác nhận rằng tỷ lệ
phần trăm cao nhất của vốn đã đến từ Pháp. Vào thời gian trước Chiến tranh
Thế giới II, dữ liệu sẵn có gợi ý rằng 5% của tất cả tài sản tài chính của các
cư dân pháp đã được gửi ở Thuỵ Sĩ.

Tài sản được che giấu nhìn giống cái gì? Đa phần, nó đã gồm các chứng
khoán nước ngoài: các cổ phiếu của các công ty công nghiệp đức hay đường
sắt mỹ, các trái phiếu do chính phủ pháp hay anh phát hành, và vân vân. Các
chứng khoán thuỵ sĩ đã chiếm một vị trí rất thứ yếu, vì hai lý do: thị trường
vốn địa phương đã quá nhỏ để tự nó hấp thu khối lượng tài sản tìm nơi trú
ẩn ở Thuỵ Sĩ, và các lợi tức trên các khoản đầu tư nước ngoài đã hấp dẫn
hơn – ở mức 5% cho các chứng khoán từ Bắc Mỹ đối lại 3% cho các chứng
khoán từ Thuỵ Sĩ. Sau các chứng khoán tài chính, số còn lại đã gồm thanh
khoản (các khoản tiền gửi ngân hàng như các tài khoản tiết kiệm, mà xuất
hiện trong các bảng tổng kết tài sản các ngân hàng) và một ít vàng, nhưng
các cổ phiếu và các trái phiếu nước ngoài đã chi phối hơn hẳn. Cũng đúng
thế ngày nay, và là quan trọng để nhấn mạnh điểm này, bởi vì nó là một
nguồn của sự hiểu sai tái diễn: đa phần, các cư dân không-thuỵ sĩ những
người có các tài khoản ở Thuỵ Sĩ không đầu tư ở Thuỵ Sĩ – không ngày nay,
và không trong quá khứ. Họ sử dụng các tài khoản của họ để đầu tư ở nơi
khác, ở Hoa Kỳ, Đức, hay Pháp; các ngân hàng thuỵ sĩ chỉ đóng vai trò trung
gian. Đấy là vì sao lại ngớ ngẩn để nghĩ rằng hoạt động ngân hàng hải ngoại
thuỵ sĩ có được thành công của nó nhờ sức mạnh của đồng franc thuỵ sĩ,

17



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

nhờ tỷ lệ lạm phát thấp truyền thống phổ biến ở Thuỵ Sĩ, hay nhờ sự ổn định
chính trị, như những người biện hộ của nó tiếp tục cho là thế. Qua các tài
khoản của họ ở Zurich hay Berne, các khách hàng ngân hàng từ các nước
khác tiến hành cùng các khoản đầu tư như từ Paris hay Rome: họ mua các
chứng khoán có mệnh giá bằng Euro, dollar, hay bảng anh, mà các giá trị của
chúng lên và xuống tuỳ thuộc vào những sự phá giá, sự không thực hiện
được nghĩa vụ, sự phá sản, hay các cuộc chiến tranh. Dù các mẩu giấy này
được giữ ở Thuỵ Sĩ hay ở nơi khác chẳng làm thay đổi bất cứ thứ gì.

Đối với một khách hàng, lý do chính để gửi các chứng khoán vào một
ngân hàng thuỵ sĩ là, và đã luôn luôn là, cho sự trốn thuế. Một người đóng
thuế sống ở Pháp phải đóng các khoản thuế trên tất cả thu nhập của ông ta
và tất cả tài sản của ông ta, bất kể nơi các chứng khoán của ông ta được gửi;
nhưng chừng nào các ngân hàng thuỵ sĩ không chia sẻ thông tin toàn diện
và đúng sự thực cho các chính phủ nước ngoài, ông ta có thể lừa gạt các nhà
chức trách thuế bằng việc chẳng khai báo gì trên tờ khai thuế của ông ta.
Nhưng việc cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực đã chưa bao giờ là điểm
mạnh của các ngân hàng thuỵ sĩ, và khi thiếu các sự trừng phạt thì đáng ngờ
rằng đột nhiên nó sẽ như vậy. Cho đến khủng hoảng tài chính 2008-2009,
chẳng gì đã lọt ra khỏi các bức tường của các tổ chức ở Geneva. Từ 2009,
một hình thức hợp tác rất yếu đã có hiệu lực, cho phép các nhà chức trách
thuế nhận được thông tin trong các trường hợp đặc biệt. Từ năm 2018, Thuỵ
Sĩ cam kết tự động trao đổi thông tin ngân hàng với một số nước nhất định
(kể cả Pháp); tuy nhiên, dù có thể là một sự tiến bộ lớn, kinh nghiệm lịch sử
và phân tích kinh tế buộc chúng ta nhìn nhận chế độ mới này với sự thận
trọng, như chúng ta sẽ thấy.

18



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

Các mối đe doạ đầu tiên đối với Berne

Vào cuối Chiến tranh Thế giới II, sự quản lý tài sản ở Thuỵ Sĩ đã trải qua một
cuộc khủng hoảng. Đầu tiên, đã thiếu các khách hàng. Sự phá huỷ của chiến
tranh, sự sụp đổ của các thị trường tài chính, lạm phát trong những năm
ngay sau chiến tranh, và quốc hữu hoá – các nhân tố này cùng nhau đã huỷ
diệt các cơ đồ âu châu rất lớn mà đã sống sót cuộc Đại Suy thoái. Của cải tư
nhân trên Lục địa đã đạt một mức thấp lịch sử – hầu như không nhiều hơn
thu nhập quốc gia một năm ở Pháp và ở Đức đối lại thu nhập quốc gia của 5
năm ngày nay. Thuỵ Sĩ đã không bị tác động bởi chiến tranh, nhưng phần
còn lại của châu Âu đã đổ nát. Giữa 1945 và 1950, giá trị của tài sản giấu
giếm đã giảm xuống, mà đã không xảy ra từ 1914.

Nhưng trên hết, lần đầu tiên Thuỵ Sĩ đã thấy mình dưới sự đe doạ của
một liên minh quốc tế muốn loại trừ tính bí mật hoạt động ngân hàng. Trong
mùa xuân 1945, Thuỵ Sĩ, do, đã thoả hiệp rất nhiều với các Cường quốc phe
Trục trong chiến tranh, đã cố tìm ân điển của những người chiến thắng.
Charles de Gaulle, được ủng hộ bởi Hoa Kỳ và nước Anh, đã áp đặt một điều
kiện lên việc nối lại mối quan hệ hữu nghị này: Berne đã phải giúp Pháp
nhận diện các chủ sở hữu của các tài sản không được khai báo. Áp lực được
sử dụng lúc đó đã càng lớn hơn bởi vì một phần lớn của các tài sản pháp
được quản lý bởi các ngân hàng thuỵ sĩ – khoảng một phần ba của tổng số,
theo các tài khoản vào lúc đó – đã gồm các chứng khoán mỹ được định vị về
mặt vật lý ở Hoa Kỳ (thuận tiện cho các ngân hàng và các khách hàng của
chúng, những người như thế đã có thể mua và bán nhanh hơn). Nhưng các
tài sản này đã bị Chú Sam đóng băng (phong toả) từ 1941, vì đã nghi Thuỵ
Sĩ là con rối của các nước phe Trục. Để gỡ chúng khỏi sự phong toả, Hoa Kỳ

19



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

đã đòi hai lời khai báo: một từ Thuỵ Sĩ để tiết lộ ai thực sự là chủ của số tiền
bạc này; lời khai khác từ các nhà chức trách thuế pháp cho biết rằng các tài
sản đã quả thực được khai báo. Đối với Quốc hội (Mỹ), đã là không thể để
chuyển hàng tỷ dollar qua Kế hoạch Marshall mà không đầu tiên thử đánh
thuế các gia tài pháp được giấu giếm ở Geneva!

Lịch sử về hoạt động ngân hàng cá nhân (private banking-phục vụ quản


lý tài sản của những người giàu) ở Thuỵ Sĩ đã có thể ngừng ở đó, bởi vì tình
hình đã là thảm hoạ một cách khách quan. Bằng việc phong toả các tài sản,
Hoa Kỳ đã có một công cụ hùng mạnh để gây áp lực. Các nhà ngân hàng thuỵ
sĩ, với sự đồng loã của các nhà chức trách, tuy nhiên đã ra khỏi tình trạng
hiểm nguy một cách tài tình. Bằng cách nào? Bằng việc tiến hành công việc
giả mạo to lớn, mà đã được sử gia Janick Marina Schaufelbuehl lập tư liệu.6
Họ đã chứng thực rằng các tài sản pháp được đầu tư vào chứng khoán mỹ
đã thuộc về không phải những người pháp mà thuộc về các công dân thuỵ
sĩ hay các công ty ở Panama – một lãnh thổ nơi đã đặc biệt dễ để lập các
công ty bình phong. Các nhà chức trách hoa kỳ đã bị lừa, với rất ít ngoại lệ,
đã gỡ phong toả các tài sản trên cơ sở của các chứng thực giả này. Việc báo
trước điềm tốt cho tương lai, các nhà ngân hàng thuỵ sĩ đã lại sử dụng cùng
sự gian lận này trong năm 2005 để cho phép các khách hàng của họ trốn
một thuế âu châu mới, như chúng ta sẽ thấy trong chương bốn.

Từ thần thoại được tạo ra cốt để biện minh cho luật tính bí mật hoạt
động ngân hàng tới sự gian lận quy mô lớn để che đậy những kẻ gian lận,
mọi thứ chỉ ra tính bất lương của nhiều nhà ngân hàng thuỵ sĩ. Và như thế
không giải pháp nào cho vấn đề về gian lận thuế có thể dựa vào cái gọi là
thiện chí của họ, tuy vậy, như tất cả các kế hoạch được nghĩ ra gần đây để
đấu tranh chống lại sự trốn thuế. Thí dụ, theo hiệp định Rubik với nước Anh,

20



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

được thiết lập trong 2013, các ngân hàng đồng ý – mà không có sự kiểm soát
nào tại chỗ – để thu thuế trên các tài khoản của các khách hàng anh và để
trao tiền thu được cho Bộ Ngân khố (Anh). Nhưng lịch sử đã cho phép chúng
ta thấy trước, đây là một thất bại: không có phương tiện kiểm soát nào được
cung cấp, các ngân hàng sẽ luôn luôn cho là không có khách hàng anh và đã
trả Vương quốc Anh tám lần ít hơn số được tính. Cùng số phận rình rập sự
trao đổi tự động thông tin ngân hàng mà Thuỵ Sĩ sẽ thực hiện kể từ 2018,
lại lần nữa không có sự kiểm tra cũng chẳng có sự trừng phạt được dự kiến.
Một số nhà ngân hàng, tất nhiên, trung thực và tôn trọng pháp luật. Nhưng
chúng ta có thực sự tin rằng những người hôm qua đã che giấu các khách
hàng của họ đằng sau các tháp của các công ty bình phong và đã qua biên
giới với những viên kim cương giấu trong tube thuốc đánh răng ngày mai
sẽ là những người nhiệt tình giúp đỡ các nhà chức trách thuế?

Thời hoàng kim của hoạt động ngân hàng thuỵ sĩ

Bằng việc cản trở liên minh quốc tế đầu tiên chống lại tính bí mật hoạt động
ngân hàng vào cuối các năm 1940, các ngân hàng thuỵ sĩ đã chứng tỏ khả
năng của chúng để tồn tại. Sự tăng trưởng của sự quản lý tài sản đã nhanh
chóng hồi phục lại, và ba thập niên của các năm 1950, 1960, và 1970 đánh
dấu một thời hoàng kim. Cho đến cuối các năm 1960, tỷ lệ tăng trưởng của
các tài sản đã có thể so sánh được với tỷ lệ của các năm 1920. Trong giữa-
các năm 1970, theo các ước lượng của tôi, gần 5% của gia sản tài chính của
những người âu châu đã được cất giấu trong các két của ngân hàng thuỵ sĩ.

Các chuỗi dữ liệu do uỷ ban Bergier thiết lập ngừng lại trong các năm
1970, nhưng từ đó một điểm thuận lợi xuất hiện để theo dõi sự phát triển
của tài chính hải ngoại: các điều tra của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ về số nắm giữ

21



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

của các chứng khoán tài chính hoa kỳ bởi các dân cư không-mỹ. Ngay cả
ngày nay các số liệu thống kê này vẫn là một phương tiện cốt yếu cho việc
đo lường trọng lượng của các thiên đường thuế trên nền kinh tế thế giới.

Cuộc điều tra hiện đại đầu tiên đã diễn ra trong năm 1974, và nó nói cho
chúng ta rất nhiều: Thuỵ Sĩ, một nước có chắc chắn không hơn 0,1% dân số
thế giới, “đã giữ” gần như một phần ba của tất cả các cổ phiếu mỹ thuộc về
những người không-mỹ, nhiều hơn hẳn Vương quốc Anh (15%), Canada
(15%), Pháp (7%), hay Đức (3%)! Để hiểu các kết quả này, bạn phải nhận
ra rằng các nhà thống kê tại Bộ Ngân khố chẳng có cách nào để biết ai sở
hữu các cổ phiếu và các trái phiếu hoa kỳ qua các ngân hàng thuỵ sĩ cả. Mặc
dù họ nghi rằng đa phần đó là những người pháp hay đức gửi tài sản để
được quản lý ở Geneva hay Zurich, họ không thể định lượng hiện tượng và
vì thế họ cho là các tài sản thuộc về Thuỵ Sĩ. Như thế các cuộc điều tra của
Bộ Ngân khố Hoa Kỳ không tiết lộ ai sở hữu tài sản của thế giới, mà tiết lộ
nơi nó được quản lý – địa lý của các thiên đường thuế nhiều hơn là của cải
thực sự.

Bá quyền của Thuỵ Sĩ đối với thị trường quản lý tài sản quốc tế của các
năm 1970 có thể được giải thích dễ dàng. Sự cạnh tranh từ các thiên đường
thuế khác đã vẫn hầu như không có, và ngay cả vào giữa-các năm 1970
London đã vẫn chưa phục hồi lại từ các hậu quả của chiến tranh. Cho những
người âu châu giàu muốn trốn thuế, tình hình đã cũng như tình hình trong
các năm 1920: nước duy nhất đưa ra sự bảo vệ tính bí mật hoạt động ngân
hàng đã là Thuỵ Sĩ. Các nhà ngân hàng đã tận dụng điều này để tăng các phí
họ đòi, mà đã được cố định bởi một thoả thuận cartel, Hiệp định IV của Hiệp
hội các nhà ngân hàng thuỵ sĩ. Thuế quan trên các chứng khoán nước ngoài
– được xác lập như một tỷ lệ phần trăm của giá trị của các chứng khoán được

22



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

ký gửi – đã tăng hơn gấp đôi giữa 1940 và 1983. Lợi nhuận từ sự trốn thuế
như thế đã được chia sẻ giữa những kẻ gian lận và các ngân hàng, và trong
thị trường độc quyền này, những người sau cùng đã có rất ít rắc rối để cắt
miếng to nhất của chiếc bánh cho bản thân họ.

Thuỵ Sĩ cũng đã được lợi từ khủng hoảng dầu lần thứ nhất năm 1973,
mà đã làm cho các hoàng thân vùng Vịnh Trung Đông trở nên giàu có. Cho
các nhà đầu tư mới đó, có một tài khoản hải ngoại không được lợi gì về thuế.
Các sản nghiệp mới này không bị đánh thuế: không chỉ là không có bất kể
loại thuế nào trên thu nhập từ vốn trong hầu hết các nước lắm dầu, mà trên
hết trong hầu hết các trường hợp của cải đó thuộc về cùng các gia đình
những người thực hiện quyền lực tuyệt đối – kể cả quyền lực áp đặt các loại
thuế – như thế việc thuộc về chính phủ và tư nhân là không rõ ràng, dù lấy
hình thức hoặc của các khoản dự trữ được ngân hàng trung ương quản lý
hay các quỹ đầu tư quốc gia hoặc thậm chí các công ty nắm giữ tài sản gia
đình, không có sự chia tách rõ ràng giữa các kiểu khác nhau này của quyền
sở hữu. Lý do vì sao tiền petrodollar đã chuyển sang Thuỵ Sĩ trong các năm
1970 hơn là sang Hoa Kỳ là đơn giản: so với New York, Zurich đã mời chào
lợi thế của tính nặc danh. Nó đã là một lợi thế khổng lồ, bởi vì các gia đình
cai trị của vùng Vịnh đã có lý do chính đáng để sợ rằng các khoản đầu tư của
họ sẽ bị xem xét kỹ lưỡng. Cái gì đã có thể thất thường hơn sự giàu có đột
ngột của họ, khả năng của họ để mua trọn các công ty, đất, và bất động sản
khắp nơi trên thế giới? Các nhà ngân hàng thuỵ sĩ giúp họ thực hiện quyền
lực gây kinh ngạc này mà không thu hút quá nhiều sự chú ý.

Trong các năm 1970 dòng vốn chảy vào đã đến mức nó bắt đầu làm bất
ổn định nền kinh tế thuỵ sĩ. Mặc dù những người không cư trú phần lớn đã
sở hữu các chứng khoán nước ngoài, đôi khi họ cũng đã háo hức đầu tư vào

23



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

Thuỵ Sĩ. Việc đó đã xảy ra trong Chiến tranh Thế giới II (khi hầu hết các thị
trường tài chính quốc tế đã đóng cửa), và kịch bản đã được lặp lại vào lúc
sụp đổ của hệ thống Bretton Woods (sự sụp đổ đã chấm dứt các tỷ giá hối
đoái cố định cho các đồng tiền). Vấn đề là đã có nhiều tài sản giấu giếm đến
mức nếu một phần quá lớn được đổi thành franc thuỵ sĩ, thì đồng tiền địa
phương sẽ lên giá một cách nguy hiểm và trừng phạt toàn bộ nền kinh tế
quốc gia. Để tránh kịch bản này, trong các năm 1970 ngân hàng trung ương
trong nhiều dịp đã áp đặt các lãi suất danh nghĩa âm lên các khoản ký gửi
của những người không cư trú bằng tiền franc. Thông điệp đã là rõ: người
nước ngoài được hoan nghênh ở Geneva, nhưng chỉ nếu họ đã ưng thuận để
mua các cổ phiếu mỹ hay đức – không phải các chứng khoán thuỵ sĩ.

Cạnh tranh giả của các thiên đường thuế mới

Bắt đầu trong các năm 1980, Thuỵ Sĩ đã không còn là người chơi duy nhất
nữa trong trò chơi. London đã tái sinh với sự tự do hoá của các thị trường
tài chính anh trong năm 1986. Các trung tâm mới của sự quản lý tài sản đã
nổi lên: Hong Kong, Singapore, Jersey, Luxembourg, và Bahamas. Trong tất
cả các thiên đường thuế này, các private banker (các nhà ngân hàng cá nhân
quản lý tài sản của những người giàu) làm cùng các thứ như ở Geneva: họ
giữ các danh mục đầu tư cổ phiếu và trái phiếu cho các khách hàng nước
ngoài của họ, thu các cổ tức và lãi, cho lời khuyên đầu tư cũng như các dịch
vụ khác, như khả năng để có một tài khoản thanh toán kiếm được ít hay
chẳng được gì. Và, nhờ các hình thức hạn chế của sự hợp tác với các nhà
chức trách thuế nước ngoài, tất cả chúng chào mời cùng dịch vụ mà có nhu
cầu cao: khả năng không đóng bất kể loại thuế nào trên các khoản cổ tức, lãi,
lãi từ vốn, tài sản, hay các khoản thừa kế. Bởi thế, trong khi từ các năm 1920

24



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

đến các năm 1970 tất cả tài sản của những người âu châu muốn tránh nộp
thuế đã chuyển sang Thuỵ Sĩ – một vài nơi ẩn náu nhỏ đã tồn tại rồi, như
Monaco, nhưng tầm quan trọng của chúng đã là rất nhỏ – kể từ các năm
1980 tỷ lệ lớn của luồng vốn đã xảy ra có lợi cho các trung tâm hải ngoại
mới ở châu Âu, châu Á, và vùng Caribbe (xem hình 1).

Tuy vậy, chúng ta không được thổi phồng sự cạnh tranh mà các trung
tâm khác này có đối với Thuỵ Sĩ. Bất chấp sự giảm thị phần của nó, sự quản
lý tài sản ở Thuỵ Sĩ tiếp tục thịnh vượng. Đúng là tốc độ tăng trưởng trong
các thập niên thời hoàng kim đã biến mất. Nhưng các tài sản được quản lý
ở Thuỵ Sĩ từ các năm 1980 đến đầu các năm 2010 đã tăng lên nhanh hơn tài
sản tài chính tư nhân của Lục địa Cổ. Chỉ từ 2013 tài sản âu châu được giữ
ở Thuỵ Sĩ đã bắt đầu co lại, dưới tác động của nhiều vụ bê bối và triển vọng
có hiệu lực của sự trao đổi tự động thông tin ngân hàng. Nhưng sự giảm này
được bù hơn bởi dòng chảy vào mới của tài sản từ Nga, châu Á và châu Phi.
Theo các số liệu thống kê chính thức mới nhất, trong mùa xuân 2017 tài sản
nước ngoài ở Thuỵ Sĩ đạt 2,1 ngàn tỷ euro. Khoảng 960 tỷ euro thuộc về
những người âu châu, hay tương đương với 5% của tài sản tài chính của các
hộ gia đình EU.

25



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

HÌNH 1

Tài sản của những người âu châu trong các thiên đường thuế (% của tổng số
chứng khoán tài chính được nắm giữ bởi các hộ gia đình âu châu).

12%

10%
Trong tất cả các
thiên đường thuế
8%

6%

Tại Thuỵ Sĩ
4%

2%

0%
1910 1920 1930 1940 1950 1960 1970 1980 1990 2000 2010 2017

Nguồn: các Uỷ ban Bergier và Volker, Ngân hàng Quốc gia Thuỵ Sĩ, và các tính toán
của tác giả (xem phụ lục online cho chương 1, www.gabriel-zucman.eu.)

Hơn nữa, sự cạnh tranh của các thiên đường thuế mới thực ra chỉ là vẻ bề
ngoài. Để xem các ngân hàng thuỵ sĩ trong sự đối lập với các trung tâm ngân
hàng mới ở châu Á và vùng Caribbe chẳng có mấy ý nghĩa. Một số đông của
các ngân hàng ở tại Singapore hay tại Quần đảo Cayman chính là các chi
nhánh của các tổ chức thuỵ sĩ đã mở ở đó để thu hút các khách hàng mới.
Các tài khoản luân chuyển từ Zurich sang Hong Kong bởi một trò chơi đơn
giản của các chữ ký, phụ thuộc vào các cuộc tấn công chống lại tính bí mật
hoạt động ngân hàng và vào các hiệp ước được Thuỵ Sĩ ký với các nước
ngoài. Ngay cả các ngân hàng cá nhân (private bank) kín đáo về mặt lịch sử,
một vài tổ chức thuỵ sĩ một trăm tuổi nơi những người liên đới chịu trách
nhiệm về của cải của riêng họ, có các chi nhánh ở Nassau và Singapore.

26



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

Quần đảo Virgin – Thuỵ Sĩ – Luxembourg

Thay cho cạnh tranh với nhau, các thiên đường thuế thực ra có xu hướng để
chuyên môn hoá trong các giai đoạn quản lý tài sản khác nhau. Trong quá
khứ, các nhà ngân hàng thuỵ sĩ đã cung cấp tất cả các dịch vụ: tiến hành
chiến lược đầu tư, giữ các chứng khoán dưới sự giám hộ, che giấu căn cước
thật của các chủ sở hữu bằng các tài khoản đánh số nổi tiếng. Ngày nay chỉ
sự giám hộ các chứng khoán là thực sự vẫn trong tầm ảnh hưởng của họ.
Phần còn lại đã được chuyển ra khỏi trụ sở chính sang các thiên đường thuế
khác – Luxembourg, Quần đảo Virgin, hay Panama – tất cả chúng hoạt động
trong sự cộng sinh. Đấy là tổ chức lớn của sự quản lý tài sản quốc tế.

Đa phần, các khoản đầu tư không còn được tiến hành từ các ngân hàng
nữa. Đã qua rồi những ngày của chủ nghĩa tư bản của “các nhà đầu tư nhỏ”
khi bản thân những người ký gửi chọn các cổ phiếu và các trái phiếu họ
muốn nắm giữ, trước khi chuyển các lệnh mua và bán của họ cho nhà ngân
hàng của họ. Họ đã trao nhiệm vụ này cho những người chuyên nghiệp, các
nhà quản lý quỹ đầu tư. Các quỹ tập hợp tiền của các chủ sở hữu và đầu tư
nó khắp toàn thế giới. Việc này cho phép họ về mặt trung bình nhận được
các lợi tức tốt hơn các nhà đầu tư cá nhân, những người khi đó nói chung
bằng lòng để chọn các quỹ có vẻ có hứa hẹn nhất. Nhưng các quỹ không đóng
ở Thuỵ Sĩ. Hầu hết các quỹ mà trong đó những người giàu đầu tư ngày nay
là ở ba Thiên đường Thuế khác: Luxembourg, Ireland, và Quần đảo Cayman.

Kiểu “cổ điển” của các quỹ, đôi khi được biết đến như UCITS
(Undertakings for Collective Investment in Transferable Securities-Các Tổ
chức Đầu tư Tập thể các Chứng khoán có thể Chuyển nhượng) đã được cấy
ghép ồ ạt vào Luxembourg từ giữa các năm 1990. Đại Công Quốc này, một

27



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

tiểu nhà nước với nửa triệu dân, như thế là nước số hai trên thế giới cho sự
thành lập các công ty quỹ đầu tư tín thác (mutual fund), chỉ sau Hoa Kỳ! Nếu
bạn sống ở châu Âu, hãy thử thí nghiệm để làm bài học này: hãy hỏi nhà
ngân hàng của bạn để đưa tiền tiết kiệm của bạn vào một quỹ đầu tư tín thác
và hãy đọc các tờ quảng cáo bạn được trao – có một cơ hội năm mươi-năm
mươi nó có cơ sở ở Luxembourg. Các quỹ tự bảo hiểm (hedge fund) – các
quỹ tiến hành mọi loại đầu tư ít nhiều nhào lộn – đa phần cư trú ở Quần đảo
Cayman, bởi vì các quy định ký quỹ các vị thế đầu cơ của họ là đặc biệt mềm
ở đó. Về phần Ireland, ngoài UCITS và các quỹ tự bảo hiểm, nó là miền đất
được chọn cho các quỹ tiền tệ (monetary fund).

Hầu hết các nhà quản lý tiền vẫn làm việc ở New York, Paris, hay London
– gần với các khách hàng của họ – nhưng các quỹ phải theo các luật của thiên
đường thuế mà trong đó chúng đăng ký. Lợi ích của thủ đoạn này là gì? Nó
cho phép – một cách hoàn toàn hợp pháp – sự tránh các loại thuế khác nhau
được tạo ra để trừng phạt những kẻ gian lận. Hãy xét thí dụ về một quỹ
luxembourg đầu tư vào các cổ phiếu mỹ. Do hiệu lực của hiệp ước thuế giữa
hai nước, Hoa Kỳ không thu thuế nào trên các cổ tức được trả cho quỹ. Tại
Đại Công Quốc, các cổ tức mà quỹ nhận được không bị và các cổ tức mà nó
chia cũng chẳng bị đánh thuế. Tình hình là giống hệt ở Ireland và ở Quần
đảo Cayman. Thêm vào việc này là sự thực rằng tốn rất ít chi phí để tạo ra
các quỹ ở đó, và thành công của ba địa điểm hải ngoại này được giải thích
hoàn toàn. Ở Thuỵ Sĩ, ngược lại, các cổ tức được chia bởi các quỹ phải chịu
thuế 35%. Hệ quả của loại thuế này, có ý định để làm nản lòng sự gian lận
thuế, là gì? Các quỹ thuỵ sĩ đã di cư sang Đại Công Quốc, và từ các tài khoản
của họ ở Geneva, các nhà đầu tư bây giờ về cơ bản mua các quỹ luxembourg.

28



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

Thuỵ Sĩ cũng đã để lại cho các thiên đường thuế khác sự kiểm soát đối
với các kỹ thuật để che giấu những người thụ hưởng. Ngày nay các tài khoản
đánh số bị cấm bởi pháp luật chống rửa tiền. Chúng đã được thay thế bằng
các trust, các quỹ từ thiện (foundation), và các công ty bình phong. Trong
các năm 1960, các tài khoản ở Thuỵ Sĩ đã được nhận diện bởi một cuỗi số.
Ngày nay, nhờ phép mầu của sự đổi mới tài chính, chúng được nhận diện
bởi một chuỗi các chữ: trên các báo cáo ngân hàng “tài khoản 12345” đã trở
thành tài khoản của “công ty ABCDE.” Trong mọi trường hợp, người chủ thật
vẫn không thể phát hiện ra được. Trong năm 2012 bốn học giả đã thử tạo ra
các công ty nặc danh nhờ 3.700 đại lý thành lập công ty trên khắp thế giới:
trong khoảng một phần tư các trường hợp, họ đã có thể làm vậy mà không
cung cấp bất kể giấy tờ nhận dạng nào cả.7

Tuy vậy, các công ty bình phong không đóng ở Thuỵ Sĩ, mà đa phần ở
vài thiên đường thuế nơi việc lập chúng là rẻ, nhanh, và an toàn. Về phần
các trust, chúng là đặc sản của những người làm việc bàn giấy của Đế chế
Anh. Ngày nay hơn 60% các tài khoản ở Thuỵ Sĩ được giữ qua trung gian
của các công ty bình phong có trụ sở ở Quần đảo Virgin thuộc Anh, các trust
được đăng ký ở Quần đảo Cayman, hay các quỹ từ thiện (foundation) ở
Liechtenstein. Một điểm cốt yếu: Các trust anglo-saxon không cạnh tranh
với các dịch vụ mờ đục được các ngân hàng thuỵ sĩ bán; ngược lại, hai kỹ
thuật che giấu về cơ bản đã trở nên bện vào nhau.

Cho dù Thuỵ Sĩ đã mất sự bá quyền của nó và từ nay trở đi được chèn


vào tổ chức lớn quản lý tài sản quốc tế, là quan trọng để hiểu rằng nó vẫn là
tâm của bộ máy vì hai lý do. Thứ nhất, bởi vì toàn bộ chuỗi thường bắt đầu
tại các ngân hàng của nó: mặc dù chính thức ở Quần đảo Virgin, các công ty
bình phong đa phần được tạo ra ở Geneva; và chính các nhà ngân hàng thuỵ

29



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

sĩ là những người khuyên các khách hàng của họ đặt tiền của mình vào các
quỹ đầu tư nào. Trên hết, không phải sự dính líu đến Quần đảo Virgin hay
Luxembourg là cái cho phép sự gian lận thuế, mà là sự dính líu đến Thuỵ Sĩ
(và các trung tâm hải ngoại hoạt động ngân hàng cá nhân). Đầu tư vào một
quỹ Đại Công Quốc từ một tài khoản ở Paris – hay chuyển tài khoản đó cho
một công ty bình phong – không làm cho sự trốn thuế pháp về thu nhập hay
tài sản là có thể. Không quan trọng người ta làm gì, sự gian lận có xuất xứ từ
các ngân hàng pháp hay hoa kỳ là không thể, bởi vì chúng trao đổi đầy đủ và
trung thực thông tin của chúng với các nhà chức trách thuế. Chính chỉ nhờ
vào sự thiếu sự hợp tác hữu hiệu của một số các nhà ngân hàng cá nhân
(private banker) hải ngoại mà các cá nhân siêu giàu mới có khả năng trốn
thuế một cách bất hợp pháp bằng việc không khai báo thu nhập trên tài sản
của họ. Và mặc dù không riêng mình nó, ngày nay Thuỵ Sĩ vẫn là nơi số một
cho hoạt động ngân hàng cá nhân hải ngoại.

Các ngân hàng thuỵ sĩ: 2,1 ngàn tỷ euro

Bây giờ hãy ngó tới một sự tính toán chi tiết về tài sản được giữa ở Thuỵ Sĩ
ngày nay. Kể từ 1998 chúng ta có các số liệu thống kê hàng tháng từ Ngân
hàng Quốc gia Thuỵ Sĩ (SNB). Cho đến gần đây, bộ dữ liệu độc nhất này –
không nước nào khác trên thế giới tạo ra bất cứ thứ gì tương tự – đã không
được khai thác một cách có hệ thống trước nghiên cứu dẫn tới cuốn sách
này.8 Theo thông tin sẵn có gần đây nhất, trong mùa xuân 2017 tài sản nước
ngoài được giữ ở Thuỵ Sĩ đã đạt 2,1 ngàn tỷ euro. Kể từ tháng Tư 2009 –
tháng của thượng đỉnh London mà trong đó các nước G20 đã tuyên bố
“chấm dứt tính bí mật hoạt động ngân hàng” – nó đã tăng lên 25%.

30



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

Ngược với những gì chúng ta đọc ở mọi nơi, hoạt động ngân hàng thuỵ
sĩ thịnh vượng, tính bí mật tài chính và tính mờ đục còn xa mới chết và
những lời cáo phó của nó là quá sớm. Chúng ta có phải ngạc nhiên với sự
năng động này? Chắc chắn, sự tiến bộ đạt được từ 2013 về trao đổi thông
tin đã làm phức tạp nhiệm vụ của “những kẻ lừa đảo nhỏ”: đối với họ, thời
đại của tính bí mật ngân hàng đang chấm dứt. Các nhà chức trách thuỵ sĩ đã
chấp nhận hợp tác với hầu hết các nước đã phát triển để chống lại tốt hơn
sự gian lận. Các nhà ngân hàng thuỵ sĩ cũng đang thử thoát khỏi các tấm
nệm nhồi đầy tiền mà nhiều người đức hay pháp đã thừa kế, mà đã quá dễ
thấy và không rất sinh lời. Nhưng sự giảm của “các tài khoản nhỏ” được bù
đắp nhiều hơn bởi sự tăng mạnh của các tài sản được ký gửi bởi những
người siêu giàu, nhất là đến từ các nước đang phát triển. Đối với các nước
đang phát triển, sự miễn trừng phạt vẫn hầu như hoàn toàn, vì các nước
nghèo đa phần bị loại trừ khỏi các cơ chế trao đổi thông tin ngân hàng.

Và 2,1 ngàn tỷ euro không nghi ngờ gì là một ước lượng thấp. Dữ liệu
SNB nhìn toàn thể là có chất lượng tốt: chúng phủ tất cả các ngân hàng hoạt
động ở Thuỵ Sĩ – kể cả các chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài – và tất
cả tài sản được giữ trong chúng. Nhưng chúng không hoàn hảo – không số
liệu thống kê kinh tế nào là hoàn hảo cả; tất thảy chúng là các cách xây dựng
mà các ý nghĩa và các hạn chế của chúng phải được hiểu một cách cẩn thận.
Trong trường hợp này, vấn đề căn bản là các nhà thống kê đã không ngó tới
căn cước của những người thụ hưởng thật của tài sản. Việc này có hai hệ
quả. Thứ nhất là, một số tài sản được cho là của các công dân thuỵ sĩ trong
thực tế thuộc về những người nước ngoài. Tôi đã thử tính đến vấn đề này,
nhưng không có cách hoàn toàn thoả mãn nào để hiệu chỉnh nó, và sự hiệu
chỉnh tôi đề xuất có thể là không đủ.9

31



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

HÌNH 2
Các tài khoản thuỵ sĩ (xuân 2017). Trong 2017 các ngân hàng đóng ở Thuỵ Sĩ đã quản lý 2,1
ngàn tỷ € của những người không cư trú. Bên trong tổng số này, 960 tỷ € thuộc về những
người âu châu. Bốn mươi phần trăm của tài sản được quản lý ở Thuỵ Sĩ được đặt trong các
quỹ đầu tư tín thác (mutual fund), chủ yếu ở Luxembourg.

Ai sở hữu tài khoản ở Thuỵ Đầu tư


Châu Âu: Các quỹ đầu tư tín thác
:
960 tỷ € chia ra luxamburg:
Đức: 190 tỷ € 750 tỷ euro
Pháp: 170 tỷ €

Italia: 110 tỷ €
Anh: 100 tỷ €
Tây Ban Nha: 80 tỷ €

Hy Lạp: 50 tỷ € Các quỹ đầu tư tín thác
Bỉ: 50 tỷ € Toàn bộ ireland:
Bồ Đào Nha: 40 tỷ € tài sản 200 tỷ €

Các nước khác: 170 tỷ €
nước
ngoài ở
Thuỵ Sĩ:

Các nước vùng Vịnh: 170 tỷ € Cổ phiếu thường toàn
2.100 cầu (Mỹ, …, v.v.):
tỷ € 500 tỷ €
Châu Á: 280 tỷ €

Mỹ Latin: 240 tỷ € Trái phiếu toàn cầu:


600 tỷ €


Châu Phi: 210 tỷ €


Bắc Mỹ 110 tỷ € Tiền gửi, khác:
250 tỷ €

Nga: 130 tỷ €

Nguồn: Ngân hàng Quốc gia Thuỵ Sĩ và các tính toán của tác giả (xem phụ lục online của
chương 1, www.gabriel-zucman.eu).

32



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

Quan trọng hơn, 60% của các tài sản thuộc về những người nước ngoài được
gán cho Quần đảo Virgin thuộc Anh, Panama, và các lãnh thổ khác nơi các
công ty bình phong, các trust, và các quỹ từ thiện đăng ký. Để biết ai thực sự
sở hữu tài sản ở Thuỵ Sĩ, chúng ta cần đưa ra vài giả thiết về ai đứng sau các
tổ chức bình phong này. Sau khi xem xét bằng chứng sẵn có, giả thiết tôi giữ
lại là, tài sản được giữ qua các công ty bình phong thuộc về các công dân mỹ,
anh, hay đức theo cùng tỷ lệ như tài sản được nắm giữ trực tiếp của họ. Tuy
nhiên tôi đưa ra một ngoại lệ với quy tắc chung này cho các cư dân EU,
những người từ 2005 đã quay sang các công ty bình phong nhiều hơn những
kẻ lừa đảo khác nhằm để tránh thuế vì một chỉ thị của EU – như chúng ta sẽ
thấy chi tiết trong chương 4.10 Ước lượng này có một biên sai số, nhưng bất
chấp sự hạn chế này, các con số tôi trình bày trong hình 2 là các số sẵn có
tốt nhất; chúng là những con số duy nhất dựa vào việc sử dụng một phương
pháp luận minh bạch được áp dụng cho các số liệu thống kê chính thức, phủ
tất cả các ngân hàng thuỵ sĩ, và không phải dựa vào tin đồn hay vào cái gọi
là tài chuyên môn của các hãng tư vấn hay các luật sư mà theo định nghĩa
hầu như không biết mấy về các xu hướng đang hoạt động vượt ngoài giới
khách hàng của họ.

Từ hình này chúng ta có thể học được hai điều. Thứ nhất, ngược với một
chuyện cổ tích bền bỉ, gần một nửa của tổng số, hay khoảng 960 tỷ €, vẫn
thuộc về những người âu châu, và không phải thuộc về những kẻ đầu sỏ nga
hay các nhà độc tài phi châu. Điều này chứng minh cái gì đó hiển nhiên: châu
Âu là khu vực giàu nhất của thế giới; tổng của cải tư trên Lục địa là nhiều
hơn mười lần so với của cải của Nga hay châu Phi, và chẳng hề ngạc nhiên
rằng điều này được phản ánh trong các mức tuyệt đối của tài sản hải ngoại.

33



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

Ba nước có biên giới chung với Thuỵ Sĩ đứng đầu một cách logic – Đức với
khoảng 190 tỷ €, Pháp với 170 tỷ €, và Italy với 110 tỷ €.

Nhưng điều thứ hai chúng ta học được là, trọng lượng chi phối của vốn
âu châu chẳng hề có nghĩa rằng sự trốn thuế không phải là vấn đề cho châu
Phi hay cho các nước đang phát triển nói chung. Tương đối với độ lớn của
chúng, các tài sản mà các nước này giữ ở Thuỵ Sĩ là rất ấn tượng, và xu
hướng là đáng lo ngại. Lục địa phi châu, với hơn 210 tỷ € ở Thuỵ Sĩ – ba lần
nhiều hơn số của Hoa Kỳ, một nước mà GDP của nó lớn hơn của châu Phi
bảy lần – châu Phi là nền kinh tế bị ảnh hưởng nhất bởi sự trốn thuế. Nếu
xu thế hiện thời được duy trì, các nước mới nổi sẽ tiếp quản châu Âu và Bắc
Mỹ vào cuối thập niên này. Và các hậu quả của sự gian lận thuế thậm chí còn
nghiêm trọng hơn cho các nước đang phát triển – mà thiếu cơ sở hạ tầng cơ
bản và các dịch vụ công như chăm sóc sức khoẻ và giáo dục – so với cho các
nước giàu.

Những người nước ngoài đầu tư vào đâu từ các tài khoản giấu giếm của
họ? Trong mùa xuân 2017 tình hình là như sau. Trong tổng số 2,1 ngàn tỷ €
được giữ ở Thuỵ Sĩ, chỉ 250 tỷ € có dạng tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng
thuỵ sĩ. Phần còn lại được đầu tư vào chứng khoán tài chính: các cổ phiếu,
các trái phiếu, và trên hết các quỹ đầu tư tín thác (mutual fund). Trong số
các quỹ đó, Luxembourg nắm phần lớn, với khoảng 750 tỷ €.

Như thế ngày nay đa số các khách hàng của ngân hàng thuỵ sĩ là những
người âu châu, mà đa phần họ kiểm soát các tài sản của họ qua các trust và
các công ty bình phong ở Quần đảo Virgin thuộc Anh, cung cấp cho họ cùng
mức nặc danh như trong thời của các tài khoản được đánh số. Đầu tư ưa
thích của họ là vào cổ phiếu các quỹ luxembourg, mà đa phần họ không trả

34



1: MỘT THẾ KỶ TÀI CHÍNH OFFSHORE

khoản thuế nào nhờ tính mờ đục tài chính thuỵ sĩ và sự thiếu bất kể sự bảo
vệ nào trong Đại Công Quốc.

Virgin Island-Thuỵ Sĩ-Luxembourg: đấy là bộ ba quỷ quái ngày nay ở


tâm của sự trốn thuế quốc tế.

1. Xem Malik Mazbouri, L’Émergence de la place financière suisse (1890-1913), Lausanne,


Antipodes, 2005.
2. Thomas Piketty et Gabriel Zucman, “Capital Is Back: Wealth-Income Ratios in Rich Countries,
1700-2010”, Quarterly Journal of Economics, vol. 129, no 3, 2014, p. 1155-1210.
3. “Keeping Mum”, The Economist, 17 février 1996.
4. Sébastien Guex, “The Origin of the Swiss Banking Secrecy Law and Its Repercussions for Swiss
Federal Policy”, Business History Review, vol. 74, no 2, 2000, p. 237-266.
5. Marc Perrenoud, Rodrigo López et al. La Place financière et les banques suisses à l’époque du
national-socialisme. Les relations des grandes banques avec l’Allemagne (1931-1946), Zurich,
Chronos, 2002, p. 98.
6. La France et la Suisse ou la force du petit, Paris, Presses de Sciences Po, 2009, p. 274-290.
7. Michael Findley, Daniel Nielson et Jason Sharman, “Global Shell Games: Testing Money
Launderers’ and Terrorist Financiers’ Access to Shell Companies”, GFIntegrity.org, 2012.
8. Gabriel Zucman, “The Missing Wealth of Nations: Are Europe and the U.S. Net Debtors or Net
Creditors?”, Quarterly Journal of Economics, vol. 128, no 3, 2013, p. 1321-1364.
9. Ước lượng 2.100 tỷ euro đã gồm 100 tỷ được đăng ký sai bởi ngân hàng quốc gia Thuỵ Sĩ như
thuộc về Thuỵ Sĩ. Con số chính xác có thể cao hơn nhiều, vì đã có thể thêm vào hàng trăm tỷ
euro.
10. Tất cả các chi tiết là sẵn có trong phụ lục cho chương 1 trên www.gabriel-zucman.eu.

35



CHƯƠNG HAI

Tài sản mất tích của các quốc gia

Bây giờ chúng ta chấp nhận theo một viễn cảnh toàn cầu, vượt quá thí dụ
thuỵ sĩ. Sự gian lận của những người siêu giàu tốn kém bao nhiêu trong tất
cả các thiên đường thuế? Dữ liệu sẵn có là quá không hoàn hảo cho một câu
trả lời chính xác, dứt khoát cho câu hỏi này. Nhưng các con số tôi đề xuất
trong chương này dựa vào việc điều tra chi tiết nhất đến nay. Nó dựa vào sự
khai thác khối số liệu thống kê chưa từng được phân tích cùng nhau.

Dẫu không hoàn hảo đến đâu, sự điều tra này tiết lộ mức độ của sự trốn
thuế tốt hơn bất kể hồ sơ bị đánh cắp hay dữ liệu giấu giếm nào, mà – bất
chấp đôi khi gồm hàng trăm gigabyte – theo bản chất là rất không đầy đủ.
Và vì một ước lượng được lập tư liệu tốt là một bước cốt yếu trong việc tính
toán các chính phủ có được bao nhiêu bằng việc áp đặt các sự trừng phạt
lên các thiên đường thuế không chịu hợp tác, một ước lượng như vậy là một
tiến bộ cụ thể trong cuộc chiến đấu chống lại sự trốn thuế.

8% tài sản tài chính của các hộ gia đình

Để ước lượng chi phí toàn cầu của sự trốn thuế hải ngoại, chúng ta cần biết
hai thứ: số lượng các tài sản được giữ trong các thiên đường thuế khắp thế
giới, và bao nhiêu thuế thêm sẽ được đóng nếu tất cả tài sản này được khai
báo.



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

Bắt đầu với số lượng tài sản hải ngoại, các tính toán của tôi cho biết rằng
về toàn cầu khoảng 8% tài sản tài chính của các hộ gia đình được giữ tại các
thiên đường thuế. Con số này có nghĩa là gì về mặt cụ thể? Tài sản tài chính
của các hộ gia đình là tổng của tất cả các khoản tiền gửi ngân hàng, các danh
mục đầu tư về các cổ phiếu và các trái phiếu, cổ phiếu trong các quỹ đầu tư
tín thác, và các hợp đồng bảo hiểm được giữ bởi các cá nhân khắp thế giới,
sau khi đã khấu trừ bất cứ khoản nợ nào. Vào đầu năm 2016, theo các bảng
tổng kết tài sản quốc gia được công bố bởi các tổ chức như INSEE ở Pháp
hay Cục Dự trữ Liên bang ở Hoa Kỳ, tài sản tài chính hộ gia đình toàn cầu đã
lên đến khoảng 98,4 ngàn tỷ €. Trong tổng số này, tôi ước lượng 8%, hay 7,9
ngàn tỷ €, được giữ trong các tài khoản đặt tại các thiên đường thuế. Đấy là
một số tiền lớn. Như một điểm so sánh, tổng nợ công của Hy Lạp – mà đóng
một vai trò trung tâm trong khủng hoảng âu châu hiện thời – là khoảng 230
tỷ €.

Như chúng ta đã thấy, các tài sản được giữ ở Thuỵ Sĩ lên đến 2,1 ngàn
tỷ € – hay hơn một phần tư của tổng số lượng tài sản hải ngoại. Phần còn lại
nằm ở các thiên đường thuế khác mà cung cấp các dịch vụ hoạt động ngân
hàng cá nhân cho những người siêu giàu, các trung tâm chính là Singapore,
Hong Kong, Bahamas, Quần đảo Cayman, Luxembourg, và Jersey (xem hình
3). Hãy nhớ, tuy vậy, rằng sự phân biệt giữa Thuỵ Sĩ và các thiên đường thuế
khác không thực sự có mấy ý nghĩa: một phần lớn của các tài sản được đăng
ký tại Singapore hay Hong Kong trên thực tế được quản lý bởi các ngân hàng
thuỵ sĩ, đôi khi trực tiếp từ Zurich và Geneva.

37



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

HÌNH 3

Tài sản tài chính tại các thiên đường thuế (2016). Trong năm 2016 trên quy mô toàn cầu, tính
trung bình các hộ gia đình sở hữu 8% tài sản tài chính của họ qua các tài khoản ngân hàng ở
các thiên đường thuế. Gần một phần tư tài sản hải ngoại của thế giới đã ở Thuỵ Sĩ.

Giữ ở trong nước (ở


Mỹ, Nhật Bản, Pháp,
v.v.): Hơn 25% tài sản hải
90,5 ngàn tỷ €
ngoại ở Thuỵ Sĩ:
Tài sản tài chính (92%) 2,1 ngàn tỷ €
thế giới: 98,4 ngàn tỷ

€ (100%)


Giữ ở hải ngoại (các Gần 75% ở các thiên
thiên đường thuế đường thuế khác Thuỵ
khắp thế giới): 7,9
Sĩ (Singapore, Quần đảo
ngàn tỷ € (8%) Cayman v.c.): 5,8 ngàn
tỷ €

Nguồn: Các bảng tổng kết tài sản quốc gia, SNB, và các tính toán của tác giả (xem phụ lục
online của chương 2, www.gabriel-zucman.eu).

Nhưng mà, chỉ Thuỵ Sĩ (và trong mức độ ít hơn Luxembourg) cung cấp
thông tin trực tiếp về các cổ phiếu của các tài sản hải ngoại được quản lý bởi
các ngân hàng nội địa. Để có một cảm giác về số lượng toàn cầu của các tài

38



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

sản được giữ ở các thiên đường thuế, ta phải sử dụng các phương pháp gián
tiếp.

Đây là cách tôi đã tiến hành.1 Tôi đã bắt đầu với sự quan sát – hiển nhiên
dưới ánh sáng của trường hợp thuỵ sĩ – rằng các hộ gia đình giàu có không
sử dụng các thiên đường thuế nhằm để hàng triệu nằm ngủ trong các tài
khoản tiết kiệm có lãi ít hay không có lãi nào. Từ các tài khoản hải ngoại của
họ, cơ bản họ đưa ra cùng các khoản đầu tư như họ làm từ các ngân hàng
đóng ở London, New York, hay Sydney: họ mua chứng khoán tài chính – tức
là, các cổ phiếu, các trái phiếu, và, trên hết, các chổ phiếu trong các quỹ đầu
tư tín thác. Tiền trong các thiên đường thuế không nằm ngủ. Nó được đầu
tư vào các thị trường tài chính quốc tế.

Thế mà, tình cờ là các khoản đầu tư này gây ra những sự bất thường
trong các vị thế đầu tư quốc tế của các nước – các bảng tổng kết tài sản ghi
chép các tài sản có và các tài sản nợ mà các quốc gia có đối với nhau. Thí dụ
sau minh hoạ nó theo cách đơn giản: hãy tưởng tượng một người pháp giữ
trong tài khoản ngân hàng thuỵ sĩ của mình một danh mục đầu tư chứng
khoán mỹ – thí dụ, cổ phiếu Google. Thông tin nào được ghi chép trong bảng
tổng kết tài sản của mỗi nước? Tại Hoa Kỳ, một tài sản nợ: các nhà thống kê
mỹ thấy rằng những người nước ngoài giữ các cố phiếu thường hoa kỳ. Ở
Thuỵ Sĩ, chẳng gì cả, và vì một lý do: các nhà thống kê thuỵ sĩ thấy một số cổ
phiếu Google được ký gửi trong một ngân hàng thuỵ sĩ, nhưng họ thấy rằng
cổ phiếu đó thuộc về một cư dân pháp – và như thế chúng không là các tài
sản có cũng chẳng là các tài sản nợ đối với Thuỵ Sĩ. Cuối cùng, tại Pháp cũng
thế, chẳng gì được ghi lại, nhưng lần này là sai: Ngân hàng pháp phải ghi một
tài sản có cho nước Pháp tức là một trái quyền đối với Hoa Kỳ, nhưng nó

39



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

không thể, bởi vì nó chẳng có cách nào để biết rằng người pháp đó có cổ
phiếu Google trong tài khoản geneva của người ấy.

Như chúng ta có thể thấy, một sự không bình thường nảy sinh – nhiều
tài sản nợ hơn các tài sản có sẽ có khuynh hướng được ghi chép trên một
mức toàn cầu. Và, thực ra, cho đến tận khi có các số liệu thống kê, có một “lỗ
hổng”: nếu chúng ta ngó vào bảng tổng kết tài sản thế giới, nhiều chứng
khoán tài chính được ghi chép như các tài sản nợ hơn như các tài sản có, cứ
như hành tinh Trái đất một phần được giữ bởi sao Hoả.2 Chính sự không cân
bằng này được dùng như điểm xuất phát của ước lượng của tôi về số lượng
tài sản được giữ ở các thiên đường thuế về mặt toàn cầu.

Vực thẳm luxembourg

Vào lúc này, câu hỏi thiết yếu là như sau: Làm sao có thể chắc chắn rằng lỗ
hổng giữa các tài sản có và các tài sản nợ quả thực phản ánh số tiền được
giữ ở hải ngoại khắp thế giới, chứ không phải các vấn đề thống kê quan trọng
khác mà chẳng liên quan gì tới nó? Câu trả lời là – và đấy là nơi sự điều tra
trở nên lý thú – tiền không bốc hơi một cách ngẫu nhiên vào chín tầng mây,
mà thay vào đó theo một hình mẫu chính xác của sự trốn thuế.

Hãy hỏi các nhà thống kê luxembourg có bao nhiêu cổ phiếu của các quỹ
đầu tư tín thác đóng tại Đại Công Quốc được lưu hành khắp thế giới. Câu trả
lời của họ vào năm 2016 là: 3,5 ngàn tỷ €. Bây giờ hãy ngó tới các cổ phiếu
của các quỹ luxembourg mà được ghi chép như các tài sản có trong tất cả
các nước. Về nguyên tắc, con số này phải chính xác là 3,5 ngàn tỷ €, nhưng
trên thực tế chúng ta tìm thấy chỉ 2 ngàn tỷ € được ghi chép. Nói cách khác,
1,5 ngàn tỷ € không có các chủ sở hữu có thể nhận diện được trong các số

40



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

liệu thống kê toàn cầu. Đấy là vấn đề lớn. Và cùng vấn đề xuất hiện trong hai
chỗ khác nơi hầu hết các quỹ đầu tư tín thác của thế giới đăng ký, Ireland và
Quần đảo Cayman. Các quỹ được hình thành trong các nước quản lý hàng
ngàn tỷ. Nhưng chúng ta không biết ai sở hữu chúng. Phần lớn hơn của sự
mất cân bằng tài sản có/tài sản nợ của thế giới lộ ra từ việc này.

Thế mà, như chúng ta đã thấy, khoản đầu tư ưa thích của những người
có tài khoản ngân hàng thuỵ sĩ chính xác là việc mua các quỹ đầu tư tín thác,
nhất là ở Luxembourg và Ireland. Những khoản đầu tư như vậy, theo bản
chất, được ghi chép một cách thích hợp như các tài sản nợ (tại Luxembourg
và Ireland) nhưng chẳng ở đâu như các tài sản có. Nói cách khác, khi chúng
ta ngó tới chúng một cách chi tiết, các sự bất thường thống kê toàn cầu chẳng
là gì khác ảnh gương của các khoản đầu tư được tiến hành bởi các cá nhân
qua các tài khoản hải ngoại của họ. Đấy là vì sao sự bất cân bằng tài sản
có/tài sản nợ, mà đã lên đến 6,4 ngàn tỷ € trong năm 2016, cung cấp một
ước lượng hợp lý về số lượng của các danh mục đầu tư hải ngoại được sở
hữu bởi các hộ gia đình trên khắp thế giới.

Theo sự xây dựng, phương pháp này thâu tóm chỉ một kiểu tài sản duy
nhất: chứng khoán tài chính. Nó không nói cho chúng ta bất cứ thứ gì, chẳng
hạn, về số lượng tiền gửi ngân hàng thường lệ (như tiền gửi có kỳ hạn hay
tiền gửi thương mại) được giữ ở những nơi như Quần đảo Cayman. Trong
trường hợp thuỵ sĩ, các khoản tiền gửi như vậy lên đến chỉ một phần mười
của tổng tài sản hải ngoại. Dữ liệu tuy nhiên có vẻ cho biết rằng số lượng
tiền gửi ngân hàng là tương đối lớn hơn ở các thiên đường thuế khác, nhất
là bởi vì hầu hết trong số chúng có khả năng cung cấp một lãi suất cao hơn
ở Thuỵ Sĩ một chút. Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for International
Settlements – BIS) và một số ngân hàng trung ương quốc gia cung cấp dữ

41



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

liệu gợi ý rằng số lượng tiền gửi được che giấu của các cá nhân đã vào
khoảng 1,5 ngàn tỷ € trong năm 2016.

Và như thế tổng số lượng tài sản tư hải ngoại đạt 7,9 ngàn tỷ €, thì 1,5
ngàn tỷ € ở dạng “ngủ” ít nhiều, các khoản tiền gửi ngân hàng có suất thu
nhập thấp, và 6,4 ngàn tỷ € được đầu tư vào các cổ phiếu, các trái phiếu, và
các quỹ đầu tư tín thác. Số này bằng 8% của tài sản tài chính toàn cầu của
các hộ gia đình.

Hãy sòng phẳng: đây không phải là một sự thật toán học, mà là một ước
lượng. Tính đến các hạn chế của dữ liệu sẵn có, là không thể để nói liệu tài
sản hải ngoại của thế giới là 7,9 ngàn tỷ hay 7 ngàn tỷ hoặc 9 ngàn tỷ €: tất
cả ba con số đều là có thể. Các trung tâm hải ngoại công bố ít số liệu thống
kê hữu ích. Ngoại lệ duy nhất, ngoài Thuỵ Sĩ, là Luxembourg, mà gần đây đã
bắt đầu đưa ra thông tin tương tự như thông tin được công bố bởi Ngân
hàng Quốc gia Thuỵ Sĩ;3 các hộ gia đình nước ngoài nắm giữ ít nhất 305 tỷ €
trong Đại Công Quốc. Tuy nhiên, số liệu thống kê chính thức dừng ở đó. Hầu
như tất cả các nước tiến hành các cuộc điều thường xuyên về tài sản được
quản lý bởi định chế tài chính trong nước, nhưng hầu như chẳng nước nào
thấy phù hợp để công bố các kết quả. Hoa Kỳ, chẳng hạn, không để lộ các tài
sản của các cư dân mỹ latin trong các ngân hàng mỹ ở Miami hay nơi khác.

Bất chấp có những sự không chắc chắn, bậc độ lớn 7,9 ngàn tỷ € không
nghi ngờ gì là đúng, bởi vì nó là con số duy nhất phù hợp với các số liệu
chính thức về đầu tư quốc tế của các nước và với số lượng và bản chất của
các tài sản được giữ ở Thuỵ Sĩ và Luxembourg.

42



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

7,9 ngàn tỷ hay 21 ngàn tỷ?

Giữa bộ các ước lượng thay thế khả dĩ mà đã được tạo ra trong nhiều năm,
các ước lượng của James Henry – được đăng trên các hàng tít khắp thế giới
trong mùa hè 2012 – có lẽ được trích dẫn rộng rãi nhất. Tuy vậy, tôi muốn
giải thích ngắn gọn vì sao nó có vẻ quá thể đối với tôi. Henry đã tìm thấy
giữa 21 và 32 ngàn tỷ $ trong tài sản hải ngoại, hay ba đến bốn lần nhiều
hơn con số tôi tìm thấy. Ông nhận được con số 21 ngàn tỷ $ theo hai giai
đoạn.4 Ông bắt đầu với tổng số tiền gửi ngân hàng ngang biên giới – tức là,
các tài khoản thanh toán và tiết kiệm được nắm giữ bởi các công ty đức
trong các ngân hàng pháp, bởi các hộ gia đình anh trong các ngân hàng thuỵ
sĩ, và vân vân. Theo các con số của BIS, các khoản tiền gửi này lên đến một
tổng số khoảng 7 ngàn tỷ $. Như chúng ta đã thấy, các cá nhân giàu có không
sử dụng các thiên đường thuế để cho tiền của họ nằm ngủ trong các tài
khoản ngân hàng có suất thu nhập-thấp; đa phần, họ tiến hành đầu tư tài
chính. Nhằm để tính đến chúng, Henry đã nhân số lượng tiền gửi ngân hàng
với ba, làm việc này dựa vào các nghiên cứu mà theo đó tài sản tài chính của
những người giàu thường gồm một phần ba tiền gửi ngân hàng và hai phần
ba các cổ phiếu, các trái phiếu, và cố phiếu trong các quỹ đầu tư tín thác: 7
ngàn tỷ $ nhân với 3 bằng 21 ngàn tỷ $.

Phương pháp này có giá trị là phương pháp minh bạch, dựa vào các số
liệu thống kê mọi người có thể tiếp cận được, và cho phép một sự thảo luận
hợp lý. Tuy nhiên, nó vẫn hoàn toàn không thoả mãn. Thứ nhất, con số 7
ngàn tỷ $ ước lượng quá cao giá trị của các khoản tiền gửi ngân hàng được
nắm giữ bởi các hộ gia đình trong các thiên đường thuế. Nó kể cả nhiều tài
khoản ngân hàng của các công ty hợp pháp: các công ty đức đôi khi cần có

43



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

một tài khoản ở Paris, và các quỹ tự bảo hiểm ở Quần đảo Cayman thường
giữ tiền mặt của chúng ở London hay New York. Số này có thể là số lượng
tiền ngoạn mục, nhưng nó chẳng liên quan gì đến sự gian lận thuế của các
cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.

BIS không bảo chúng ta bao nhiêu tỷ lệ phần trăm của 7 ngàn tỷ $ trong
tiền gửi ngân hàng quốc tế thuộc về những kẻ gian lận tiềm năng. Điều này
là đáng tiếc, nhưng nó không phải là lý do để bỏ qua vấn đề hay để giả thiết
rằng 100% số tiền thuộc về họ. Toàn cầu hoá tài chính không thể được tổng
kết bởi sự trốn thuế. Cách duy lý nhất để hành động gồm việc tham vấn dữ
liệu được công bố bởi các ngân hàng trung ương của mỗi nước. Đúng là
trong hầu hết các nước, đa số các khoản tiền gửi ngân hàng thuộc về các
công ty tài chính (giống các nhà môi giới), các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu
tư, hay các công ty phi-tài chính – không phải thuộc về các cá nhân, ngay cả
được hoá trang đằng sau các trust hay các công ty bình phong.

Về phần các danh mục đầu tư chứng khoán tài chính được giữ ở hải
ngoại, vấn đề là như sau: nếu, như Henry ước lượng, các tài sản này lên đến
14 ngàn tỷ $, thì các sự bất thường tài sản có/tài sản nợ phải là hai lần cao
hơn các con số chúng ta quan sát thấy trong dữ liệu, bởi vì tất cả chứng
khoán tài chính được giữ bởi các hộ gia đình bên ngoài các nước cư trú được
ghi chép như các tài sản nợ của các quốc gia nhưng không như các tài sản
có. Henry không giải thích làm thế nào ước lượng của ông có thể được hoà
giải với dữ liệu hiện có về chủ đề này.

Và lỗ hổng giữa ước lượng của tôi và của Henry không thể được giải
thích bởi các trust và cái tương đương của chúng. Các công ty bình phong,
các quỹ từ thiện, và các trust không tạo thành của cải tự nó; chúng là các cấu

44



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

trúc được sử dụng để cắt rời của cải khỏi các chủ sở hữu thụ hưởng của nó.
Giá trị của chúng có xuất xứ từ các chứng khoán tài chính mà được quy cho
chúng. Các chứng khoán, từ thời khắc chúng được giữ ở các tài khoản hải
ngoại, được ghi chép như các tài sản nợ nhưng không như các tài sản có cho
các nước, chính xác như các chứng khoán được giữ theo chính tên của họ
bởi các cá nhân. Chúng như thế được thâu tóm bởi kỹ thuật ước lượng của
tôi.

Một ước lượng tối thiểu

Cho dù bậc độ lớn mà tôi đề xuất – 8% của các tài sản tài chính được nắm
giữ của các hộ gia đình – có vẻ đáng tin cậy hơn, tôi công nhận rằng ước
lượng của tôi không nghi nghờ gì là một tối thiểu. Phương pháp tôi sử dụng,
thực ra, loại trừ một số lượng tài sản nào đó.

Ngoài tất cả tài sản tài chính, nó không tính đến số giấy bạc ngân hàng
được giữ trong các két bạc ở Thuỵ Sĩ hay Quần đảo Cayman. Vào đầu 2013,
giá trị toàn cầu của các tờ 100 $ trong lưu thông đã đạt 863 tỷ $, và số lượng
của các tờ 500 €, là 290 tỷ (hơn sản lượng hàng năm của một nước như Hy
Lạp). Trong cả hai trường hợp, các giấy bạc ngân hàng trong lưu thông đã
tăng lên nhiều kể từ sự bắt đầu của khủng hoảng tài chính. Được biết rõ rằng
hầu hết các giấy bạc có mệnh giá cao thuộc về hoặc những kẻ gian lận, những
kẻ buôn lậu ma tuý, hay mọi loại tội phạm – bạn đã sử dụng một tờ 500 €
bao nhiêu lần?

Vấn đề là, rất khó để biết chính xác chúng được giữ ở đâu. Tại Hoa Kỳ,
các ước lượng sẵn có tốt nhất cho biết rằng khoảng 70% của các tờ 100 $
được thấy bên ngoài lãnh thổ mỹ.5 Nhưng chúng ta cũng biết rằng một tỷ lệ

45



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

phần trăm lớn đang lưu hành tại Argentina và Nga (hai nước mà, từ các năm
1990, đã hò hét đòi nhiều tờ 100 $ in hình Benjamin nhất) hơn là ở Quần
đảo Virgin thuộc Anh; tương tự, một số lớn các tờ 500 € là ở Tây ban Nha.
Như thế có vẻ ít có khả năng rằng thanh khoản tiền mặt trong các thiên
đường thuế vượt quá 400 tỷ € tổng cộng – vào bậc một phần hai mươi của
cái tôi ước lượng là tổng số lượng tài sản hải ngoại.

Những kẻ gian lận cũng có thể nhận được các đơn bảo hiểm nhân thọ
từ các tổ chức thuỵ sĩ hay luxembourg. Không giống cái xảy ra trong các
ngân hàng cá nhân, tất cả tiền được giao phó cho các nhà bảo hiểm được
tính đến trong các sổ sách của họ. Đặc biệt, các cổ phiếu và các trái phiếu
được giữ trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ liên kết-đơn vị (unit-
linked) – trong đó các nhà đầu tư có thể chọn kiểu các phương tiện họ muốn
tiến hành và chịu mọi rủi ro – được nhà bảo hiểm sở hữu hợp pháp, vì thế
xuất hiện như các tài sản có trong các bảng tổng kết tài sản của các công ty
bảo hiểm, và cuối cùng trong các bảng tổng kết tài sản của các nước nơi các
nhà bảo hiểm cư trú. Như thế chúng không gây ra bất kể sự bất thường nào
trong các vị thế quốc tế của các nước và bị loại khỏi sự ước lượng của tôi.

Dữ liệu sẵn có gợi ý rằng tài sản được giao phó cho các nhà bảo hiểm
hải ngoại vẫn khiêm tốn ngày nay. Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ liên kết-
đơn vị là không rất hữu ích: chức năng chính của chúng là để thêm một lớp
mờ đục giữa tài sản tài chính và các chủ sở hữu thật của nó, một chức năng
được thực hiện tốt ngày nay bởi các công ty bình phong, các trust, và các
quỹ từ thiện, thường tốn ít tiền hơn nhiều. Về phần các đơn bảo hiểm nhân
thọ thông thường – mà trong đó các nhà bảo hiểm đảm bảo một số lượng
tiền bất chấp những sự thăng trầm của các thị trường tài chính – chúng là
hữu ích nhưng nhìn chung chào các lợi tức nhỏ. Bất chấp điều đó, các số liệu

46



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

thống kê gần đây nhất cho thấy rằng bảo hiểm nhân thọ luxembourg đang
bột phát, và ai biết được? Trong năm 2030 các nhà bảo hiểm của Đại Công
Quốc có lẽ sẽ phục vụ cùng các chức năng như các công ty bình phong
panama đang làm ngày nay trong mạng lưới lớn quản lý tài sản toàn cầu.

Cuối cùng, sự ước lượng của tôi chẳng nói gì về số lượng các tài sản phi-
tài chính trong các thiên đường thuế. Một sự xem xét dữ liệu đăng ký cho
thấy rằng một mảng lớn của bất động sản xa hoa của London được nắm giữ
qua các công ty bình phong, đa phần cư trú ở Quần đảo Virgin thuộc Anh,
một sơ đồ cho phép các chủ sở hữu vẫn nặc danh và để khai thác các lỗ hổng
thuế. Tại Geneva, Luxembourg, và Singapore các cảng tự do được thiết lập,
nơi chất đầy các công trình nghệ thuật, đồ châu báu, và vàng mà các chủ sở
hữu của chúng có thể buôn bán miễn thuế – không phải trả thuế quan hay
thuế giá trị gia tăng nào – và nặc danh, mà không bao giờ thấy ánh sáng ban
ngày. Phần lớn các du thuyền yacht sang trọng nhất treo cờ Quần đảo
Cayman, nơi chúng cũng được đăng ký. Đáng tiếc, các số liệu thống kê sẵn
có vẫn chưa cho phép ước lượng giá trị của các tài sản phi tài chính này.

Chẳng cái nào trong các dạng của cải mà quá trình ước lượng của tôi bỏ
sót là có thể bỏ qua được. Nhưng phương pháp của tôi thâu tóm phần lớn
hơn của tài sản giấu giếm, vì một lý do đơn giản: phần cốt yếu của các tài
sản lớn, xét trung bình, hầu hết tài sản có dạng chứng khoán tài chính. Là
hiếm rằng ai đó đầu tư toàn bộ của cải của mình vào một du thuyền yacht.
Chính một trong những quy tắc lớn của chủ nghĩa tư bản là, người ta leo
càng cao trên chiếc thang của cải, phần của chứng khoán tài chính trong
danh mục đầu tư của người ấy càng lớn, như các cổ phiếu – các chứng khoán
ban quyền sở hữu của các phương tiện sản xuất, mà dẫn đến quyền lực kinh
tế và xã hội thực sự.

47



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

Rốt cục, bậc độ lớn mà tôi nhận được – 8% của tài sản tài chính của các
hộ gia đình (được giữ ở các thiên đường thuế) – chắc là đúng, mặc dù người
ta có thể tưởng tượng rằng con số thật, tất cả của cải kết hợp lại, là 10% hay
11% – nhưng không nhiều hơn.

Sự năng động sau-khủng hoảng

Trong một thượng đỉnh được tổ chức tháng Tư 2009 tại London, các lãnh
đạo của các nước G20 đã tuyên bố “sự chấm dứt bí mật ngân hàng.” Kể từ
đó, sự trốn thuế hải ngoại đã chiếm vị trí cao trên chương trình nghị sự
chính sách. Điều này liệu có nghĩa rằng các thiên đường thuế đã biến mất?
Các con số cho phép nghi ngờ. Tám năm sau thượng đỉnh london, tài sản hải
ngoại là cao nhất. Tại Thuỵ Sĩ, nó đã tăng 25% giữa tháng Tư 2009 và mùa
xuân 2017. Tại Luxembourg, theo dữ liệu được các nhà chức trách thống kê
công bố năm 2014, tài sản hải ngoại đã tăng 20% từ 2008 đến 2012.6 Tăng
trưởng là mạnh hơn trong các trung tâm á châu mới nổi, Singapore và Hong
Kong, như thế về toàn cầu, theo sự ước lượng của tôi, tài sản hải ngoại đã
tăng khoảng 40% từ cuối 2008 đến đầu 2016.

Sự tăng trưởng sau-2009 phản ánh cả các tác động đánh giá – các thị
trường cổ phiếu thế giới về cơ bản đã phục hồi từ chỗ lõm 2009 của chúng,
– và cả các luồng tiền mới. Đến lượt, các luồng chảy vào có vẻ đến phần lớn
từ các nước đang phát triển. Trong khi các tài sản hải ngoại đang tăng lên,
có bằng chứng rằng số các khách hàng đang giảm. Kể từ khủng hoảng tài
chính, các ngân hàng thuỵ sĩ chủ yếu đã đã tái tập trung các hoạt động của
chúng vào các khách hàng mục tiêu then chốt, những hộ gia đình với hơn 50
triệu euro tài sản, của chúng. Các ngân hàng cá nhân biết rằng các khách
hàng siêu giàu ngày càng trở nên giàu hơn; một số tổ chức chính trong số

48



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

chúng không công bố các báo cáo dày về của cải thế giới hàng năm nữa, nơi
người ta có thể đọc về các gia sản trên 50 triệu tăng lên nhanh hơn nền kinh
tế toàn cầu rất nhiều và được dự kiến tiếp tục như vậy trong tương lai.7 Các
nhà ngân hàng thích ứng với sự siêu tập trung của sự giàu có, cũng như với
những thay đổi điều tiết hiện thời. Việc giúp đỡ những kẻ lừa đảo nhỏ chẳng
còn bõ công nữa.

Một sự tiến triển đáng chú ý khác: hoạt động ngân hàng hải ngoại ngày
càng trở nên tinh vi hơn. Các cá nhân giàu có ngày càng sử dụng các công ty
bình phong, các trust, holdings, và các quỹ từ thiện như các chủ sở hữu danh
nghĩa của các tài sản của họ. Mục đích luôn luôn là như nhau: ngắt càng
nhiều càng tốt sự kết nối tài sản với chủ thực của nó. Về khía cạnh này, các
số liệu thống kê thuỵ sĩ không mơ hồ: phần tăng chưa từng có của tài sản
được các ngân hàng thuỵ sĩ quản lý – hơn 60% trong năm 2016 – được đăng
ký như thuộc về các công ty bình phong panama, các quỹ từ thiện
liechtenstein hay các trust Quần đảo Cayman. Tại Luxembourg, theo các nhà
nghiên cứu của cục thống kê địa phương cũng có “sự dịch chuyển các tài sản
sang các cấu trúc pháp lý như các công ty nắm giữ tài sản gia đình”8 tên gọi
kín đáo của các công ty bình phong.

155 tỷ euro tiền thuế bị mất

Tài sản hải ngoại lớn và tăng lên biến thành những thiệt hại đáng kể về thu
nhập thuế – theo ước lượng của tôi, khoảng 155 tỷ euro mỗi năm (xem hình
4). Tấy nhiên, không phải tất cả của cải giữ ở hải ngoại đều trốn thuế: một
số người đóng thuế khai báo đúng các tài sản nắm giữ của họ tại Singapore
hay Cayman. Nhưng ngược với những gì các nhà ngân hàng thuỵ sĩ đôi khi
xác nhận, hầu hết các tài khoản hải ngoại cho đến ngày này vẫn chưa khai

49



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

báo cho các nhà chức trách thuế. Tôi không nói ở đây về các tài khoản vãng
lai của những người lao động ngang biên giới, cũng chẳng nói về các tài
khoản mà nhiều người giữ sau khi họ đã sống ở nước ngoài. Chẳng ai trong
số đó được tính đến trong con số 8% của tôi, và hầu hết họ khai báo như họ
phải. Tôi nói về các tài khoản đầu tư được giữ ở các nước mà hợp tác ít với
các nhà chức trách nước ngoài, các tài khoản mà từ đó người ta mua các cổ
phiếu hay các quỹ đầu tư. Làm thế nào chúng ta biết? Lại lần nữa, nhờ các
số liệu thống kê chính thức của Thuỵ Sĩ.

HÌNH 4
Chi phí toàn cầu của sự trốn thuế hải ngoại (2016). Trong 2016 sự gian lận qua các tài khoản
hải ngoại không khai báo tốn khoảng 155 tỷ € cho các chính phủ khắp thế giới.

Của cải hộ gia đình toàn cầu trong các thiên đường thuế: 7.900 tỷ €
(100%)


Số lượng được khai: Số lượng không khai báo:
1.975 tỷ € 5.925 tỷ €
(25%) (75%)


Tổn thất thuế hàng năm do trốn thuế hải ngoại
155 tỷ €


Trong đó Trong đó thuế Trong đó
thuế thu thừa kế: thuế tài
nhập (lãi, cổ 45 tỷ € sản:
tức,..): 8 tỷ €
102 tỷ €

Nguồn: Các tính toán của tác giả (xem phụ lục online của chương 2, www.gabriel-
zucman.eu).

50



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

Đúng là từ 2005, những người âu châu được hưởng lãi trên các tài
khoản thuỵ sĩ của họ đã có một sự lựa chọn: khai báo các tài sản của họ hoặc
duy trì tính nặc danh của họ nhưng đổi lại thấy mình bị thu thuế 35% trực
tiếp bởi các ngân hàng. Thế mà, theo những số liệu gần đây nhất được công
bố bởi nhà chức trách thuế thuỵ sĩ, chỉ 25% của các tài sản được khai báo
một cách tự nguyện – đối với phần còn lại, những người ký gửi từ chối tiết
lộ danh tính của họ. Và như chúng ta sẽ thấy trong chương 4, là dễ để tránh
thuế 35% được cho là để trừng phạt những người thích vẫn nặc danh, như
thế vào cuối năm 2016, đêm trước sự trao đổi tự động thông tin ngân hàng,
khoảng 75% tài sản được giữ bởi những người âu châu ở Thuỵ Sĩ vẫn không
bị đánh thuế. Theo giả thiết về một cơ sở giống nhau cho các thiên đường
thuế khác, điều này có nghĩa rằng gần 6 ngàn tỷ € đã không được khai báo
trên toàn cầu trong năm 2016.

Sự tổn thất thu nhập thuế là bao nhiêu do sự che giấu này gây ra? Trong
hầu hết các nước, không có thuế tài sản hàng năm: chỉ cổ tức, lãi, tiền thuê,
và các lãi từ vốn mà của cải tạo ra là bị đánh thuế. Là thích hợp ở đây để lật
tẩy một huyền thoại khác rất phổ biến, theo đó tiền giữ ở Thuỵ Sĩ và nơi
khác có thu nhập ít hay không gì cả (vì thế các chính phủ không mất nhiều).
Đúng, lợi tức trên các trái phiếu kho bạc trong năm 2017 chỉ là 0,75%,
nhưng đấy không phải là khoản đầu tư được ưa thích của các triệu phú – và
nó chẳng hề đại diện cho các lợi tức có thể thu được trên tài sản của họ.

Trên mức toàn cầu lợi tức trung bình trên vốn tư nhân, bao gồm tất cả
các loại tài sản – các cổ phiếu, các trái phiếu, bất động sản, tiền gửi ngân
hàng, và vân vân – đã là 5% trên năm trong mười lăm năm qua, và nó đã chỉ
giảm một chút kể từ 1980 – 90, khi nó đã là gần 6%. Đấy là tỷ suất thực –
sau khi hiệu chỉnh cho lạm phát – bao gồm lãi, cổ tức, và lãi từ vốn. Phải

51



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

nhận rõ, con số này, mà chúng tôi đã tính với Thomas Piketty bằng việc khai
thác các dữ liệu kế toán quốc gia của các nước lớn,9 tạo thành một điểm xuất
phát tốt để xác định suất thu nhập của các tài khoản hải ngoại. Sử dụng các
thiên đường thuế, những kẻ gian lận đa phần đầu tư vào các quỹ đầu tư tín
thác mà, đến lượt, mua một chút vốn khắp thế giới: các cổ phiếu á châu, các
trái phiếu mỹ, bất động sản london, các hàng hoá. Tỷ suất thực 5% là nhất
quán với những gì chúng ta biết về tỷ suất lợi tức của các sơ đồ đầu tư tập
thể đa dạng hoá được bán bởi các hãng quản lý tài sản như Vanguard.

Trên cơ sở của một suất thu nhập thực 5% và tính đến các suất thuế có
hiệu lực trong các nước quanh thế giới, sự trốn thuế trên thu nhập đầu tư
thu được trên các tài khoản hải ngoại đạt trên 100 tỷ € trong năm 2016. Tôi
cho thêm vào con số này hai hình thức khác của sự trốn thuế liên quan đến
tài sản: sự gian lận thuế trên các khoản thừa kế và trên lượng của cải.
Khoảng 3% của các tài sản được giữ ở các thiên đường thuế thay đổi chủ
mỗi năm, và các tài sản lớn này phải được đánh thuế trung bình với thuế sất
32% (với những thay đổi quan trọng giữa các nước, một số đã hoàn toàn từ
bỏ việc đánh thuế thừa kế). Như thế có một sự thiệt hại đáng kể 45 tỷ € một
năm. Cuối cùng, một số nước như Pháp, Na Uy hay Tây Ban Nha, đánh thuế
trên lượng gia sản của những người sống – qua thuế trên tài sản – và như
thế bị một loại tổn thất thứ ba gần 10 tỷ €. Tổng cộng, do các thiên đường
thuế, sự tổn thất của ngân khố chính phủ lên tới 155 tỷ € mỗi năm.

Cần nhấn mạnh rằng các chi phí này, được tính trên cơ sở của các giả
thuyết thận trọng, bao gồm chỉ một kiểu gian lận, sự gian lận về của cải và
thu nhập mà của cải đó tạo ra. Thế mà, một phần số tiền hạ cánh xuống Thuỵ
Sĩ và những nơi khác đến từ các hoạt động mà bản thân chúng không được
khai báo – công việc chợ đen, buôn bán ma tuý, các khoản hối lộ, làm hoá

52



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

đơn giả, và các hoạt động khác. Tôi không phân tích thành các nhân tố về
những thiệt hại do các hoạt động này gây ra và chỉ tập trung vào các nhân
tố lộ ra từ sự che giấu tài sản, mặc dù hai kiểu tổn thất không thể bị tách ra:
sự chắc chắn về có khả năng để che giấu các lợi nhuận của sự phạm tội của
chúng chỉ có thể khuyến khích những kẻ tội phạm. Từ một quan điểm thực
tiễn, đáng tiếc không có cách nào để biết nguồn gốc của các quỹ được giữa
ở hải ngoại và, đặc biệt, của việc cô lập phần đến từ các hoạt động bất hợp
pháp như buôn bán ma tuý khỏi phần đến từ sự gian lận của các cá nhân có
giá trị tài sản ròng siêu cao. Tương tự, những tổn thất được tính toán ở đây
không tính đến các chi phí của sự tối ưu thuế của các công ty đa quốc gia,
mà đặt ra những vấn đề khác và sẽ được thảo luận trong chương 5.

Chúng ta cũng phải lưu ý rằng các ước lượng này dựa vào các thuế suất
hiện hành đang có hiệu lực trên khắp thế giới. Bây giờ, các chính phủ có
khuynh hướng để cắt giảm thuế trên thu nhập vốn, các khoản thừa kế, và tài
sản trong tiến trình của vài thập niên qua, đặc biệt ở châu Âu, chính xác để
nhằm ngừng sự đào thoát vốn sang các thiên đường thuế. Rõ ràng, việc này
đã không đủ, và như thế các chính phủ bị đánh hai lần: chúng trả giá của sự
gian lận thuế, nhưng đồng thời thu được ít thuế hơn trên các tài sản không
che giấu. Các tính toán của tôi không tính đến chi phí thêm này, mà còn xa
mới là có thể bỏ qua cả từ quan điểm của bản thân thu nhập thuế và từ quan
điểm của sự công bằng – sự giảm thuế về vốn trên hết làm lợi cho những
người có đặc quyền nhất.

Cuối cùng, các chi phí được tính ở đây là ròng (sau khi khấu trừ) bất kể
lợi ích xã hội nào dồn lại qua các hoạt động quản lý tài sản của các thiên
đường thuế, vì các lợi ích như vậy hầu như không tồn tại. Từ quan điểm của
các nước giàu, ngành hoạt động ngân hàng cá nhân hải ngoại tạo ra không

53



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

giá trị nào: các tổ chức cư trú ở Thuỵ Sĩ làm cùng thứ như các tổ chức đóng
ở Pháp, sự khác biệt chính là, những cái trước đôi khi ăn cắp từ các chính
phủ của các nước láng giềng. Nếu các nhà ngân hàng của các thiên đường
thuế cũng thành thật như các nhà ngân hàng khác, sẽ không có sự khác biệt
hữu hình nào giữa việc có một tài khoản ở Paris hay ở Geneva. Đối với các
nước đang phát triển mà không có một mạng lưới ngân hàng được thiết lập
tốt, ngược lại, các ngân hàng trong các trung tâm tài chính hải ngoại cung
cấp các dịch vụ mà khác đi sẽ không thể tiếp cận được (như sự tiếp cận đến
các thị trường tài chính quốc tế); vì thế, chúng không hoàn toàn vô ích.

Cái giá của các thiên đường thuế

Tổn thất thu nhập chính phủ mà tôi ước lượng – 155 tỷ € – là tương đương
khoảng 1% của tổng thu nhập thu được bởi các chính phủ khắp thế giới.
Chúng ta có phải lo về hình thức đó của sự trốn thuế? Tôi tin là có, vì nhiều
lý do.

Trước hết phải lưu ý rằng đây là một trung bình toàn cầu che đậy một
sự không đồng đều lớn: một số nền kinh tế bị ảnh hưởng hơn các nền kinh
tế khác rất nhiều. Căn cứ vào sự nảy nở của các thiên đường thuế trên lãnh
thổ âu châu, nền kinh tế của Lục địa già là nền kinh tế phải trả giá cao nhất
về mặt con số tuyệt đối. Theo các tính toán của tôi, khoảng 2,3 ngàn tỷ €,
hay 11% của tổng tài sản tài chính thuần âu châu, được giữ ở hải ngoại,
chuyển thành sự thất thu chính phủ khoảng 55 tỷ € một năm (xem bảng).
Nhưng về mặt tương đối, chính các nước đang phát triển bị tác động nhiều
nhất: đối với chúng phần tài sản được giữ ở nước ngoài là đáng kể, trải từ
20% đến 30% trong nhiều nước phi châu và mỹ latin, đến hơn 50% ở Nga.

54



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

BẢNG
Ai trả các chi phí của các thiên đường thuế? (2016)
Châu Âu và các nước đang phát triển bị gian lận thuế quốc tế ảnh hưởng đặc biệt

Tài sản hải Phần của tài Tổn thất thu


ngoại sản tài chính được nhập thuế
giữ ở hải ngoại
(tỷ €) (tỷ €)

Châu Âu 2.300 11% 55

Hoa Kỳ 1.300 4% 30

Châu Á 1.200 4% 25

Mỹ Latin 900 27% 19

Châu Phi 800 44% 17

Canada 300 9% 5

Nga 500 54% 4

Các nước vùng Vịnh 600 58% 0

Tổng 7.900 8% 155

Nguồn: Các tính toán của tác giả (xem phụ lục online của chương 2, www.gabriel-
zucman.eu).

Thứ đến, ngay cả ở nơi tài sản hải ngoại đạt những tỷ lệ ít cực đoan hơn,
cần nhấn mạnh rằng hình thức này của sự trốn làm lợi hầu như toàn bộ cho
những người giàu có nhất. Tại Hoa Kỳ, theo sự ước lượng của tôi, sự trốn
hải ngoại tốn khoảng 30 tỷ € mỗi năm. Để so sánh, 0,1% những người có thu

55



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

nhập cao nhất trên đỉnh đã đóng khoảng 200 tỷ € thuế thu nhập liên bang
trong năm 2016. Giả sử rằng tất cả tài sản giấu giếm này thuộc về elite nhỏ
này (mà, như chúng ta sẽ thấy trong chương tiếp theo, hầu như là đúng),
việc chấm dứt sự trốn thuế quốc tế cho phép tạo thêm thu nhập bằng một
sự tăng 15% thuế mà 0,1% trên đỉnh đóng ngày nay.

Việc thu nhiều thuế hơn không phải là mục đích tự nó – đặc biệt ở Pháp,
nơi thuế suất đã rất cao rồi. Nếu cuộc đấu tranh chống gian lận là một sự
cần thiết, đó là bởi vì nó cho phép hạ thuế cho tuyệt đại đa số những người
đóng thuế – những người không có của cải để giấu giếm và không tận dụng
được lợi thế thuế – và để lập lại cân bằng tài chính công. Và cuối cùng, nhiều
tăng trưởng và công bằng xã hội hơn.

Chủ đề này có tầm quan trọng đặc biệt ở châu Âu, nơi nhiều nước bị kẹt
vào vòng xoáy khắc khổ. Kể từ khủng hoảng tài chính 2008-2009, tăng
trưởng đã yếu và tỷ lệ nợ công trên GDP đã bùng nổ; sau đó hầu hết các
nước đã chọn để giảm chi tiêu, làm giảm cầu, làm giảm tăng trưởng thêm
nữa và làm tăng nợ nần. Cuộc chiến đấu chống các thiên đường thuế làm
cho có thể để đảo ngược vòng xoáy độc hại này. Những khó khăn của nhà
nước hy lạp sẽ ít hơn, trong việc thoả mãn những đòi hỏi âu châu mà không
cần giảm lương hưu nếu giả như nó đã có thể đưa các elite của nó vào trật
tự. Cực điểm của tính đạo đức giả, tuy vậy, là bộ ba (EU, IMF và Ngân hàng
Trung ương Âu châu) đã chẳng bao giờ hà tiện các lời khuyên thực tiễn để
giảm chi tiêu xã hội và tăng thuế giá trị gia tăng cả, và đã chẳng làm gì để
giúp chính phủ hy lạp đánh thuế tốt hơn các tài sản giấu giếm của các chủ
tàu buôn và các gia sản hy lạp lớn.

56



2: TÀI SẢN MẤT TÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA

1. Cho một trình bày chi tiết về phương pháp của tôi, xem Gabriel Zucman, “The Missing Wealth of
Nations…”, art. cité, xem cả phụ lục cho chương 2 trên www.gabriel-zucman.eu.
2. Philip R. Lane et Gian Maria Milesi-Ferretti, “The External Wealth of Nations Mark II: Revised
Estimates of Foreign Assets and Liabilities, 1970-2004”, Journal of International Economics, vol.
73, no 2, 2007, p. 223-250.
3. Ferdy Adam, “Impact de l’échange automatique d’informations en matière de produits
financiers: une tentative d’évaluation macro-économique appliquée au Luxembourg”, document
de travail no 73, Statec, avril 2014.
4. James S. Henry, “The Price of Offshore Revisited: New Estimates for “Missing” Global Private
Wealth, Income, Inequality, and Lost Taxes”, TaxJustice.net, juillet 2012.
5. Ruth Judson, “Crisis and Calm: Demand for U.S. Currency at Home and Abroad from the Fall of
the Berlin Wall to 2011”, document de travail, novembre 2012.
6. Ferdy Adam, “Impact de l’échange automatique d’informations en matière de produits
financiers…”, art. cité.
7. Xem chẳng hạn Global Wealth Report 2016 do Crédit Suisse xuất bản, sẵn có online tại
www.credit-suisse.com, novembre 2016.
8. Ferdy Adam, “Impact de l’échange automatique d’informations en matière de produits
financiers…”, art. cité.
9. Thomas Piketty et Gabriel Zucman, “Capital Is Back…”, art. cité.

57



CHƯƠNG BA

Những bài học của Panama Papers

Chẳng ai biết chính xác vì sao Hervé Falciani, một kỹ sư IT người pháp-gốc
ý, trong năm 2007 đã đánh cắp các hồ sơ của chi nhánh thuỵ sĩ của gã ngân
hàng khổng lồ HSBC. Có phải ông đã tố giác các thủ đoạn gian lận của người
chủ của ông? Có phải ông đã bị lòng tham điều khiển? Có phải ông đã được
hướng dẫn từ xa bởi mật vụ Israel mong muốn đánh bật các chu trình tài
trợ của chủ nghĩa khủng bố? Không quan trọng: dù động cơ của ông đã là gì,
Falciani ở gốc của sự rò rỉ dữ liệu ngân hàng lớn nhất trong lịch sử, một mỏ
thông tin đặc biệt rọi ánh sáng tươi rói lên sự tẩu thoát ra hải ngoại.

Vài năm sau, trong năm 2016, các hồ sơ của Mossack Fonseca đã bị rò
rỉ. Nhân dịp Hồ sơ Panama (Panama Papers), người ta phát hiện ra rằng ở
Iceland, Nga, Argentina hay ở Pakistan các chính trị gia có trách nhiệm hàng
đầu sử dụng các công ty bình phong ở Panama hoàn toàn nặc danh – và
thường bất hợp pháp – bên cạnh những kẻ côn đồ thô tục.

Hai sự rò rỉ (hay leak) này cho phép vượt xa hơn hàng ngàn tỷ bị che
giấu được sự phân tích các số liệu thống kê tài chính quốc tế tiết lộ. Chúng
cho phép để hiểu ai thực hiện cụ thể sự trốn thuế và để đo tại điểm nào nó
trở thành môn thể thao của những người (rất) giàu.

Danh sách HSBC, từ Geneva đến Oslo


Saga (câu chuyện) về danh sách HSBC bắt đầu trong năm 2006, khi Hervé
Falciani rời chi nhánh monaco của ngân hàng anh để trở lại chi nhánh thuỵ
sĩ của nó. Từ Geneva, Falciani có truy cập đến file đầy đủ của các khách hàng



3: NHỮNG BÀI HỌC CỦA PANAMA PAPERS

của tổ chức có danh tiếng này. Họ là 30.412 và có tổng cộng khoảng một
trăm mười hai ngàn tài khoản, đa số họ – ở đây như ở nơi khác – qua trung
gian của các công ty bình phong. Tài khoản của Arlette Ricci – người thừa
kế của nhà thời trang Nina Ricci – thí dụ, được ghi dưới tên của “Parita
Compañia Financiera S. A.”, một công ty bình phong panama.
Làm sao chúng ta biết? Bởi vì HSBC ghi tỉ mỉ lai lịch của những người
thụ hưởng của các tài sản nó quản lý. Trên các bản sao kê ngân hàng, chắc
chắn, chỉ xuất hiện tên của các công ty bình phong. Nhưng, trong các ghi chú
nội bộ của nó, HSBC lại không tỏ ra kín đáo đến thế: nó ghi lại các tương tác
của nó với các khách hàng, – các cuộc nói chuyện điện thoại, các bữa ăn ở
Geneva, tạp vụ được cung cấp. Thế nhưng chúng ta không ăn tối với một
công ty bình phong, mà đúng là với những người bằng xương bằng thịt!
Trong thời gian khi Falciani làm việc ở đó, HSBC thuỵ sĩ là một ngôi sao
đang lên trên thị trường quản lý tài sản thuỵ sĩ. Trong năm 2007, nó quản
lý 118,4 tỷ dollar, tức là khoảng 5% tổng tài sản hải ngoại được giữ ở Thuỵ
Sĩ. Việc này đặt nó chắc chắn giữa mười – và có lẽ năm – ngân hàng lớn nhất
ở Thuỵ Sĩ. Các ngân hàng giống nó là UBS, Credit Suisse, Royal Bank of
Scotland hay Société générale – tổng cộng, hơn hai trăm ngân hàng đã được
đưa vào thị trường quản lý tài sản quốc tế ở Thuỵ Sĩ.
Tất cả thông tin sẵn có gợi ý rằng HSBC là khá đại diện cho ngành này.
Người ta đã biết rằng nó thu hút các khách hàng khắp thế giới, và theo cùng
tỷ lệ như toàn bộ khu vực ngân hàng thuỵ sĩ. Như thế, 9% số tiền được giao
cho HSBC thuộc về những người pháp, ngược với 8%, vào thời đó, cho tất
cả các tổ chức thuỵ sĩ. Chỉ những ngoại lệ đáng chú ý, Hoa Kỳ, Brazil và
Venezuela đã được đại diện hơi quá trong ngân hàng nơi Falciani hoạt động.
Nó đúng là đã hợp nhất trong năm 1999 với Republic National Bank of New

59



3: NHỮNG BÀI HỌC CỦA PANAMA PAPERS

York và Safra Republic Holdings, hai tổ chức đã được thiết lập tốt ở Bắc Mỹ
và ở Brazil. Về phần Venezuela, và hoá ra tài khoản lớn nhất được HSBC
quản lý được giữ dưới tên của một Alejandro Andrade nào đó, một cận vệ
cũ của Hugo Chávez. Ở lúc cao nhất, nó đã thu nhận 11,9 tỷ dollar.
So với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nó, HSBC không tỏ ra đặc
biệt tinh hoa chủ nghĩa trong những cách tiếp cận thương mại của nó. Trong
các năm 2000, ngân hàng anh đã quảng cáo các dịch vụ quản lý tài sản của
nó công khai, trong các sân bay khắp thế giới. Khẩu hiệu của nó? “HSBC,
ngân hàng của bạn khắp thế giới”. Với nhiều hình ảnh về các két bạc và các
mật khẩu được mã hoá, nó gửi một thông điệp rõ ràng: chẳng gì an toàn hơn
việc có một tài khoản ở HSBC. Không cấm để tưởng tưởng rằng các đối thủ
ít hào nhoáng hơn của nó phục vụ một giới khách hàng còn giàu có hơn.
Trong năm 2007 Falciani đã đánh cắp các hồ sơ nội bộ của người chủ
của ông, mà, một khi được kết hợp, cho phép lập ra danh sách các khách
hàng của HSBC thuỵ sĩ; ông đã chuyển chúng cho chính phủ pháp trong năm
2008. Bộ trưởng Tài chính pháp, bà Christian Lagarde, đã quyết định chia
sẻ chúng với một số nước ngoài: “danh sách Falciani” đã trở thành “danh
sách Lagarde”. Từ Geneva, các file bị đánh cắp đáp xuống văn phòng của các
nhà chức trách thuế khắp thế giới, ở Oslo, Washington hay London. Vài năm
sau, Le Monde nhận được một phiên bản và chia sẻ với Consortium các nhà
báo điều tra quốc tế (International Consortium of Investigative Journalists-
ICIJ)1. Vụ việc bùng nổ công khai trong tháng Giêng 2015: đây là những rò
rỉ thuỵ sĩ. ICIJ đã tiết lộ danh tính của hàng chục khách hàng giàu có và nổi
tiếng, gợi lên một sự náo động toàn cầu, nhưng danh sách đầy đủ chẳng bao
giờ được công bố.

60



3: NHỮNG BÀI HỌC CỦA PANAMA PAPERS

Với các đồng nghiệp của tôi Annette Alstadsæter ở Đại học Oslo và Niels
Johannesen ở Đại học Copenhague, và nhờ sự hợp tác lâu dài với các nhà
chức trách thuế na uy và đan mạch, cũng như các nhà báo thuỵ điển, chúng
tôi đã có thể phân tích toàn bộ phần scandinav của danh sách HSBC.2
Và những kết quả làm sáng tỏ.
Đầu tiên chúng tôi đã có thể xác minh rằng tuyệt đại đa số những người
giữ tài khoản tại HSBC thuỵ sĩ – giữa 90 và 95% – đã không khai báo các tài
sản của họ. Không ngạc nhiên: tất cả thông tin sẵn có – các số liệu thống kê
chính thức của Thuỵ Sĩ, các điều tra của Thượng Viện Mỹ về các tài khoản
che giấu tại UBS và Credit Suisse, các rò rỉ ở UBS và HSBC – cho thấy rằng
ngay trước khủng hoảng tài chính 2008-2009 sự trốn thuế đã là tiêu chuẩn
trong các ngân hàng thuỵ sĩ, và các khách hàng lương thiện cũng hiếm như
những con vịt ba chân. Chúng ta trở thành những kẻ phạm tội tài chính, tức
là phạm pháp dù sao đi nữa.


Các tài khoản nhỏ và các gia tài lớn
Trước tiên, danh sách Falciani tiết lộ của cải giấu giếm tập trung như thế
nào vào tay ít người. Các chính quyền scandinav có dữ liệu chất lượng cao
về tài sản cá nhân của các công dân của họ – các bất động sản, các tài khoản
ngân hàng được khai báo, các tài sản trong các quỹ hưu trí, v.v. – mà cho
phép chúng ta ước lượng sự giàu có của mỗi cá nhân, đặc biệt của những
người hoá ra là các khách hàng của chi nhánh thuỵ sĩ của HSBC. Giữa những
người scandinav kém giàu có, – 99% dưới cùng của phân bố – chúng ta thấy,
không ngạc nhiên, ít người giữ tài khoản che giấu.
Sau đó, khi người ta lên bên trong 1% những người giàu nhất, xác suất
của việc che giấu tài sản tại HSBC tăng lên theo luật số mũ. Giữa những

61



3: NHỮNG BÀI HỌC CỦA PANAMA PAPERS

người siêu giàu – tức là có gia sản nhiều hơn 40 triệu euro – gần 1% hộ gia
đình ở đó trốn thuế trong năm 2007. Hãy nhớ rằng ở đây chúng ta chỉ nói
về một ngân hàng duy nhất, trong một thiên đường thuế duy nhất, một ngân
hàng mà theo các dữ liệu sẵn có chỉ quản lý khoảng 2% tổng tài sản giấu
giếm trên toàn thế giới. Những người siêu giàu có mười ba lần cơ hội để giữ
một tài khoản giấu giếm tại HSBC nhiều hơn các hộ gia đình “chỉ” có gia sản
2 đến 3 triệu euro, những người trong nửa dưới của “1% trên đỉnh”.
Và trên các tài khoản này, họ đặt nhiều tiền hơn những kẻ gian lận khác.
Trung bình, những kẻ trốn thuế che giấu một nửa tổng tài sản của họ ở
HSBC. Cụ thể, đối với những kẻ trốn thuế có 100 triệu euro, tính tất cả, thì
50 triệu có trên tài khoản thuỵ sĩ của họ; đối với những người “chỉ” có 10
triệu, 5 triệu được giấu ở đó, v.v.
Hậu quả? 80% tài sản được HSBC quản lý thuộc về 0,1% những người
giàu nhất; và hơn 50%, cho 0,01% những người giàu nhất. Đây là các mức
tập trung cực độ: để so sánh, 0,01% những người giàu nhất giữ chỉ khoảng
5% tổng tài sản không giấu giếm (bất động sản, chứng khoán tài chính, v.v.).
HSBC đã có hơn ba mươi ngàn khách hàng, và các ngân hàng thuỵ sĩ
tổng cộng có hàng trăm ngàn. Từ quan điểm này, sự tiếp cận đến các thiên
đường thuế, gần đến khủng hoảng tài chính, trở nên “được dân chủ hoá”
một chút. Nhưng vô số tài khoản nhỏ không cân nặng bằng một vài kẻ lừa
đảo lớn trốn với hàng chục hay hàng trăm triệu euro.
Tất nhiên, các dữ liệu từ danh sách Falciani là không hoàn hảo. Tất cả
các tài khoản được HSBC quản lý không thể được quy cho các chủ sở được
nhận diện rõ ràng; một số tài khoản lớn được đăng ký dưới tên các pháp
nhân mà những người nắm quyền là nhiều và thường không theo dõi được.
Đôi khi đó là các tài sản hoàn toàn hợp pháp – thí dụ của các quỹ hưu trí, của

62



3: NHỮNG BÀI HỌC CỦA PANAMA PAPERS

các tổ chức phi vụ lợi hay của các công ty bảo hiểm – nhưng không phải là
không thể rằng một số tài khoản này cũng được sử dụng bởi những kẻ lừa
đảo có phương pháp đặc biệt tinh vi. Hạn chế thứ hai: HSBC chỉ là một trong
số hàng trăm người chơi khác trong thị trường trốn thuế rộng lớn. Đấy là vì
sao là hữu ích để phân tích các nguồn thông tin sẵn có khác, trước hết các
dữ liệu liên quan đến ân xá thuế.
Kể từ khủng hoảng tài chính nhiều chính phủ đã cho những người muốn
một khả năng để khai báo các tài khoản giấu giếm trước đó đổi lại các sự
trừng phạt được giảm. “Các xà lim làm tỉnh rượu (cellules de dégrisement)”
này đã được lòng dân khi cuộc đấu tranh chống lại các thiên đường thuế gia
tăng. Tại Na Uy và Thuỵ Điển, chúng tôi có thể, như đối với danh sách HSBC,
đặt những người trốn thuế ăn năn vào thang của cải. Trong hai nước này có
khoảng tám ngàn hai trăm người đã được hợp thức hoá kể từ 2009 – một
mẫu mười hai lần lớn hơn phần scandinav của danh sách Falciani.
Chúng ta quan sát thấy gì? Xác suất che giấu gia sản lại tăng theo luật số
mũ với tài sản. Tuy nhiên có một vài sự khác biệt lý thú với danh sách HSBC.
“Những kẻ gian lận nhỏ” – những người có một tổng gia sản có độ lớn từ 1
đến 3 triệu euro – cho thấy sự sốt sắng để hợp thức hoá hơn những kẻ gian
lận lớn. Theo ngôn ngữ của nhà kinh tế học, có sự tự-lựa chọn: giữa những
kẻ trốn thuế, những người siêu giàu có một xác suất yếu hơn để gõ cửa các
xà lim làm tỉnh rượu, có lẽ bởi vì họ tự cho là không thể bị chạm đến đằng
sau các trust và các công ty bình phong của họ, hay bởi vì họ có nhiều hơn
để mất. Các gia sản nhỏ hơn đã tỏ ra hăng hái hơn, có lẽ bởi vì các tài khoản
nhỏ tương ứng với các tài sản được thừa kế – một sự gian lận có phần “thụ
động” – sự ân xá là một cơ hội bất ngờ để hợp thức hoá tình hình.

63



3: NHỮNG BÀI HỌC CỦA PANAMA PAPERS

Đừng nhầm lẫn: nhiều gia sản lớn đã trông cậy vào các xà lim làm tỉnh
rượu. Giữa 2009 và 2015, hơn 14% các tài sản scandinav lớn hơn đã hợp
thức hoá các tài sản giấu giếm – một bằng chứng mới, nếu người ta nghi ngờ
nó, về tính chất có hệ thống của sự gian lận ở trên đỉnh. Đơn giản, những
người siêu giàu còn được đại diện quá hơn danh sách HSBC, mà không có
vấn đề tự-lựa chọn nào nảy sinh – vì chẳng ai đã chọn ở trong các hồ sơ bị
đánh cắp bởi Falciani.
Nhìn chung, danh sách Lagarde cũng như các xà lim hợp thức hoá dựng
một bức chân dung rõ ràng và thẳng thắn về sự trốn thuế hải ngoại: trong
cả hai trường hợp, khoảng một nửa tài sản giấu giếm thuộc về mười phần
nghìn của các hộ gia đình giàu có nhất (xem hình 5).
Hình 5
Phân bố tài sản: được ghi chép vs. giấu giếm
60%

50%
% của tổng tài sản được ghi chép hay che giấu

Tất cả tài sản được ghi chép

40%
Tài sản giấu giếm được tiết
lộ trong ân xá
30%

20% Tài sản giấu giếm


tại HSBC

10%

0%
P0-50 P50-P90 P90-P99 P99-P99.9 P99.9-99.99 P.99.99-P100

Vị trí trong phân bố tài sản



Nguồn: Annette Alstadsæter, Niels Johannesen et Gabriel Zucman, “Tax Evasion and Inequality”,
document de travail, 28 mai 2017; có sẵn trên www.gabriel-zucman.eu.

64



3: NHỮNG BÀI HỌC CỦA PANAMA PAPERS

Hồ sơ Panama

Một cửa sổ khác đến sự gian lận của những người siêu giàu: Hồ sơ Panama
(Panama Papers). Vào mùa xuân 2016, các nhà báo của ICIJ công bố tên và
địa chỉ của các chủ của các công ty bình phong được tạo ra bởi hãng panama
Mossack Fonseca. Sự rò rỉ, nhờ một người tố giác nặc danh, xảy ra vài tháng
trước, trong năm 2015. Nó phủ hàng chục ngàn công ty bình phong, đa phần
(được đăng ký) ở Quần đảo Virgin thuộc Anh và ở Panama; nhiều công ty đã
vẫn hoạt động trong năm 2015, sáu năm sau sự bắt đầu của cuộc đấu tranh
chống lại các thiên đường thuế. Không ngạc nhiên, chúng ta thấy ở đó hàng
ngàn vỏ rỗng (công ty vỏ, công ty bình phong) được tạo ra theo yêu cầu của
những tổ chức lớn quản lý tài sản – HSBC, UBS hoặc Société générale – cho
những khách hàng của chúng.
Các dữ liệu của Hồ sơ Panama cũng có những hạn chế của chúng. Đầu
tiên, nhiều công ty bình phong không có người thụ hưởng thực tế có thể
nhận diện được nào. Bởi vì nhiều vỏ rỗng được sở hữu bởi những vỏ rỗng
khác mà, nếu không được tạo ra bởi Mossack Fonseca, thì vẫn mờ đục. Vấn
đề thứ hai: trong khi, đối với danh sách HSBC, việc xác minh có hay không
có sự trốn thuế là trò trẻ con – nếu tài khoản đã không được khai báo trên
tờ khai thuế của chủ sở hữu của nó, thì có sự trốn thuế – việc này không
đúng đối với Hồ sơ Panama. Có một công ty bình phong tại Quần đảo Virgin
không phải là bất hợp pháp tự nó; vào mùa hè 2017 các nhà chức trách thuế
trên khắp thế giới vẫn đang bới lông tìm vết danh sách Mossack Fonseca để
nhận diện những kẻ gian lận tiềm tàng. Cuối cùng, chúng ta không biết các

65



3: NHỮNG BÀI HỌC CỦA PANAMA PAPERS

tài sản được giữ bởi các công ty bình phong, cũng chẳng biết các lý do chính
xác đã dẫn các chủ sở hữu của chúng để tạo ra chúng.
Hồ sơ Panama dù sao vẫn dạy chúng ta nhiều bài học. Như đối với danh
sách Falciani, chúng tôi, với Annette Alstadsæter và Niels Johannesen, đã có
thể tìm hiểu ai là những người scandinav có các vỏ rỗng được đóng dấu
Mossack Fonseca. Hoá ra là họ còn giàu hơn những người sở hữu các tài
khoản che giấu ở HSBC. Sự đại diện quá mức của “0,01% trên đỉnh” – những
người siêu giàu có gia sản hơn 40 triệu euro – chiếm các tỷ lệ quá xá ở đây.
Những người cuối này có cơ hội sáu lần nhiều hơn để sở hữu một công ty
bình phong so với những người scandinav có gia sản “chỉ” từ 10 đến 40 triệu
euro. Và, dưới 8 triệu, chúng tôi không thấy nhiều người trong danh sách
Mossack Fonseca.
Những kết quả này không hoàn toàn ngạc nhiên: sự giữ các tài khoản
không được khai báo – như các tài khoản của danh sách HSBC – về nhiều
phương diện là tầng zero của sự trốn thuế quốc tế. Tại tầng thứ nhất, mà
chúng ta quan sát thấy trong Hồ sơ Panama, phải kết hợp các tài khoản giấu
giếm và các vỏ rỗng, mà đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn một chút. Tại các tầng
cao hơn của sự gian lận, chúng ta trộn các công ty bình phong, các trust, các
holdings gia đình, các sản phẩm tài chính kỳ lạ, các nơi cư trú giả và các thiên
đường thuế mới nổi – những happy few ([trường hợp] may mắn hiếm hoi)
này chao ôi chẳng có trong danh sách HSBC cũng không có trong Hồ sơ
Panama. Nói cách khác, ngay cả các sự rò rỉ này đã có thể ước lượng thấp sự
tập trung của các tài sản giấu giếm.
Nhưng bài học của Hồ sơ Panama – và trước đó của danh sách Falciani
– là rõ ràng: hàng ngàn tỷ giấu giếm, mà các số liệu thống kê tài chính quốc
tế tiết lộ cho chúng ta, căn bản thuộc về một elite nhỏ xíu.

66



3: NHỮNG BÀI HỌC CỦA PANAMA PAPERS


Trốn thuế, môn thể thao của những người (rất) giàu

Phải chăng điều này có nghĩa là những người giàu có hơn gian lận hơn
những người khác? Sự gian lận thuế không chỉ là sự giấu giếm của cải trong
các trung tâm hải ngoại. Người ta có thể, cho dù kiếm được ít, tìm cách trốn
khỏi thuế vụ. Theo một số người, những người nghèo nhất sẽ thậm có khả
năng để hạ thấp thuế của họ hơn những người có đặc quyền nhất. Lòng tin
này đặc biệt phổ biến ở Hoa Kỳ, nơi các luật sư thuế đã lặp đi lặp lại rằng
“những người nghèo là những người gian lận; những người giàu, họ tối ưu
hoá”. Vì sao những người giàu lại chịu rủi ro thấy mình bị phạt nặng, thậm
chí bị nhốt sau song sắt, khi họ có thể, hoàn toàn hợp pháp, để chẳng hay
hầu như không trả gì bằng việc tận dụng các lỗ hổng thuế?
Để thử nhìn rõ hơn và đo lường ai lừa gạt và lừa gạt bao nhiêu, các nhà
kinh tế học và các nhà chức trách thuế chủ yếu dựa vào các kết quả của sự
kiểm tra thuế ngẫu nhiên. Vấn đề: những sự kiểm tra như vậy cho phép đánh
bật các hình thức trốn thuế phổ biến nhất – thí dụ, sự bỏ sót các thu nhập
ngoài lương – nhưng chúng hầu như không phát hiện ra sự trốn thuế của
những người siêu giàu. Nếu một người nộp thuế giấu giếm tài sản ở Panama,
thuế vụ chẳng có cơ hội nào để phát hiện ra nó trong khuôn khổ của sự kiểm
tra ngẫu nhiên; vì nó sẽ phải có thể chất vấn các định chế tài chính khắp thế
giới và các định chế đó phải trả lời hoàn toàn trung thực, đó là một giấc mơ
hão huyền.
Bằng cách kết hợp các ước lượng của tôi về số lượng tài sản giấu giếm
trong các thiên đường thuế với các vụ rò rỉ (mà báo cho chúng ta về cách
các tài sản này được phân bố) và các sự kiểm tra ngẫu nhiên (nhờ chúng

67



3: NHỮNG BÀI HỌC CỦA PANAMA PAPERS

người ta có thể đánh giá các hình thức gian lận cổ điển hơn), chúng ta đạt
đến việc dựng một toàn cảnh đầy đủ về sự trốn thuế bên trong các giai tầng
xã hội khác nhau.
Chúng ta hãy giả sử, như chúng ta đã quan sát trong danh sách Falciani
và các xà lim làm tỉnh rượu, rằng 50% các tài sản giấu giếm thuộc về “0,01%
trên đỉnh” và hãy tính số lượng thuế được trốn như vậy bởi những người
siêu giàu này. Kết quả trong trường hợp scandinav là gì? Qua các thiên
đường thuế, các gia sản lớn nhất giảm hoá đơn thuế của chúng một phần tư.
Tức là thay cho việc khai báo một tài sản trung bình là 100, thu nhập là 10
và thuế là 6, họ giả vờ chỉ sở hữu 75, chỉ thu 7,5, và bởi vậy họ chỉ trả 4,5
cho Kho bạc nhà nước. Thêm vào số này một chút thuế trốn được phát hiện
qua những sự kiểm tra thuế ngẫu nhiên, có độ lớn 5% của thuế phải trả.
Tổng cộng, những người siêu giàu tìm được cách để né tránh 30% của số
mà luật áp đặt họ phải trả.
Phần còn lại của dân cư thì sao? Đối với họ, tránh thuế là một thử thách.
Bởi vì, nếu chúng ta loại trừ sự trốn trong vùng caribbe hay bên bờ hồ
geneva, các khả năng gian lận trên thực tế, trong các nước giàu, là rất hạn
chế. Đa số những người đóng thuế chỉ có ba hình thức thu nhập trong cuộc
đời họ: lương, lương hưu và thu nhập đầu tư được thực hiện bởi sự trung
gian của các định chế tài chính quốc gia. Không có sự trốn nào là có thể ở
đây, vì các chủ sử dụng lao động, như các quỹ hưu trí và các nhà ngân hàng
trung thực, khai báo rõ cho thuế vụ số thu nhập chúng trả. Những nghiên
cứu tốt nhất được thực hiện trên cơ sở những sự kiểm tra thuế ngẫu nhiên
là dứt khoát: trong tuyệt đại đa số dân cư, sự trốn thuế là zero hay hầu như
zero.3

68



3: NHỮNG BÀI HỌC CỦA PANAMA PAPERS

Tất nhiên, có những sự gian lận về phúc lợi xã hội, những người làm
việc thêm và các bác sĩ hay các luật sư, những người “quên” khai báo một
phần của thu nhập của họ. Nhưng, trong các nước giàu, các nghề tự do chỉ là
một phần nhỏ của hoạt động kinh tế. Đây là một sự đều đặn kinh tế căn bản:
một nước càng phát triển, người hưởng lương càng nhiều – bên trong các
doanh nghiệp lớn hay các cơ quan hành chính công – có trọng lượng nặng,
mà càng làm giảm các khả năng trốn thuế. Trong các nước scandinav, nơi
những người tự lập là đặc biệt ít, trung bình chỉ 3% của thuế phải trả của
những người thường đã bị lách.
Trung bình 3%, ngược với 30% cho những người siêu giàu: những kẻ
lừa đảo không phải ở đó nơi các chuyên gia thuế ở Mỹ tin là tìm thấy họ
(xem hình 6).
HÌNH 6

Thuế trốn được, % của thuế bị nợ
(kiểm toán ngẫu nhiên theo tầng + leaks)
30%

20%
% của thuế bị nợ

10%

Trung bình vĩ mô: 2,9%

0%
P99.95-P99.99
P0-10

P99.5-99.9
P99-99.5

P99.9-P99.95

P99.99-P100
P10-20

P20-30

P30-40

P40-50

P50-60

P60-70

P70-80

P80-90

P90-95

P95-99

Vị trí trong phân bố tài sản



Nguồn: Annette Alstadsæter, Niels Johannesen et Gabriel Zucman, “Tax Evasion and Inequality”,
document de travail được trích dẫn.

69



3: NHỮNG BÀI HỌC CỦA PANAMA PAPERS


Phải nhắc lại: việc định lượng sự trốn thuế không phải và chẳng bao giờ là
một khoa học chính xác. Số lượng giấu giếm trong các thiên đường thuế,
chúng ta đã thấy, là không chắc chắn. Những sự kiểm tra ngẫu nhiên chắc
chắn không phát hiện ra các hình thức nào đó của sự gian lận thuần tuý quốc
gia. Và các nước scandinav, mà tạo cơ sở cho những ước lượng được trình
bày ở đây, có lẽ không phải đại diện của các nước giàu khác. Tuy vậy, một
thứ là chắc chắn: sự trốn thuế quốc tế là một môn thể thao của elite. Càng
giàu, người ta càng có cơ hội để đam mê.

Gotha (elite siêu giàu) của hành tinh


Giải thích nó thế nào? Theo các mô hình kinh tế thịnh hành nhất, những kẻ
gian lận làm một tính toán chi phí/lợi ích: nếu thuế là cao, xác suất bị bắt
quả tang – và các sự trừng phạt, nếu có – là nhỏ, thì sự cám dỗ sẽ lớn với kẻ
gian lận. Tuy nhiên, kiểu lập luận này không cho phép giải thích vì sao những
người đóng thuế có gia sản 40 triệu euro hoặc hơn lại trốn thuế nhiều hơn
những người chỉ có 2 hay 10 triệu. Bởi vì tất cả đối mặt với cùng thuế suất
biên, và những người siêu giàu nhạy cảm với việc bị kiểm tra bởi thuế vụ
hơn những người khác, do đó phải ít gian lận hơn.
Để hiểu các sự đều đặn được tiết lộ bởi các sự rò rỉ, phải xem xét không
chỉ cầu của sự trốn thuế, mà phải xem cả cung của nó nữa; sự quan tâm
không phải đến Arlette Ricci, mà đến HSBC. Thị trường trốn thuế hoạt động
như thế nào? Các ngân hàng và các nhân viên của chúng có nhiều để được
lợi bằng việc tạo thuận lợi cho sự gian lận, bởi vì những người đóng thuế dị
ứng nhất với thuế sẵn sàng trả giá cao cho việc tránh thuế. Nhưng chúng
cũng có nhiều để mất nếu một sự rò rỉ xảy ra và các sự trừng phạt nặng được

70



3: NHỮNG BÀI HỌC CỦA PANAMA PAPERS

áp đặt lên chúng. Giải pháp tối ưu? Có ít khách hàng – để giảm rủi ro bị rò rỉ
– và chọn chúng giữa những người giàu nhất để có thể lấy các khoản hoa
hồng cao.
Cụ thể, tại các giải đấu golf, các gala và các buổi khai mạc triển lãm tranh
mà chúng thích tài trợ, là việc của các ngân hàng để mời chỉ Gotha của hành
tinh, các khách hàng mục tiêu mà gia sản vượt quá 50 hay 100 triệu. Sự tập
trung của cải càng tăng, các nhà cung cấp tính mờ đục tài chính càng quan
tâm đến việc mời chào chỉ một elite bé tí. Bạn đã bao giờ được UBS mời
tham dự giải Roland-Garros trong một lô VIP chưa? Vé vào cửa, về mặt giá
trị ròng để đặt, trở nên ngày càng cao.

1. Xem Gérard Davet et Fabrice Lhomme, La Clef, Paris, Stock, 2015.


2. Annette Alstadsæter, Niels Johannesen et Gabriel Zucman, “Tax Evasion and Inequality”, document
de travail, 28 mai 2017; có sẵn trên www.gabriel-zucman.eu.
3. Xem Henrik J. Kleven, Martin B. Knudsen, Claus T. Kreiner, Søren Pedersen et Emmanuel Saez,
“Unwilling or Unable to Cheat? Evidence from a Tax Audit Experiment in Denmark”, Econometrica,
vol. 79, no 3, p. 651-692.

71



CHƯƠNG BỐN

Những sai lầm cần tránh


Có các giải pháp cụ thể để chấm dứt sự che giấu tài sản. Nhưng trước khi
trình bày các thứ này, chúng ta phải rút ra các bài học của các cố gắng quá
khứ. Cho đến bây giờ, các cố gắng như vậy tất cả đều đã dẫn đến thất bại vì
hai lý do chính: một sự thiếu các sự trừng phạt và sự khiếm khuyết của cuộc
đấu tranh chống lại tính mờ đục tài chính. Mặc dù đã có những sự tiến bộ từ
2013, nếu chúng ta từ chối phân tích các sai lầm của thế kỷ qua, rủi ro là lớn
để thấy các thiên đường thuế tiếp tục phát đạt.

Và sự trao đổi tự động đã sinh ra…

Người ta thường bỏ qua, nhưng các chính sách đầu tiên để chiến đấu chống
lại các thiên đường thuế quay lại belle époque (thời kỳ tốt đẹp), vào đầu thế
kỷ thứ hai mươi, khi nhà nước xã hội hiện đại và thuế luỹ tiến bắt đầu phát
triển. Đối với các nhà cải cách, vấn đề về tiến bộ và vấn đề đấu tranh chống
lại sự gian lận đã là một và cùng vấn đề. Khi sự trốn thuế là có thể cho những
người giàu, không có sự ưng thuận nào cho thuế. Và không có thuế, không
có nguồn lực nào để tài trợ cho các trường học, các bệnh viện, và đường sá;



4: NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

cũng chẳng cho tài sản tái phân phối, ngay cả một chút, để đảm bảo sự bình
đẳng cơ hội.

Hơn một trăm năm trước, đã chẳng có ai ở Pháp hiểu điều này kỹ hơn
Joseph Caillaux. Trong năm 1908, khi ông là bộ trưởng tài chính, ông đã dẫn
đầu hai cuộc chiến đấu có tính hiện đại lạ thường: một mặt, cuộc chiến đấu
cho việc tạo ra một loại thuế luỹ tiến và thống nhất trên thu nhập (ra đời
trong 1914), và mặt khác, cuộc chiến đấu chống lại các thiên đường thuế.

Bầu không khí đã gây sôi nổi. Vài năm trước, trong năm 1901, Pháp đã
biến thuế thừa kế, mà đã có từ thời Cách mạng, trở thành luỹ tiến. Các thuế
suất của thuế mới đã khiêm tốn: một cực đại 5% cho các khoản thừa kế từ
bố mẹ cho các con, ngược với 1% bất chấp số lượng được thừa kế mà đã tồn
tại đến lúc đó. Nhưng cải cách đã kích động một sự la ó giữa những người
bảo thủ, đối với họ việc đánh thuế tài sản được thừa kế ở mức 5% đã là một
sự vi phạm quyền tài sản tư nhân. Họ đã hết sức cố gắng để ngăn chặn cái
Paul Leroy-Beaulieu đã gọi là “virus luỹ tiến.” Lý lẽ của họ là gì? Sự đánh
thuế luỹ tiến đã không chỉ đe doạ nền tảng của xã hội, mà nó sẽ trao một đà
mới cho tinh thần gian lận. Mặc dù không thể biết mối lo đó đã có chính đáng
hay không, nỗi sợ về sự trốn thuế đã làm chậm việc chấp nhận thuế thu
nhập, các nhà cải cách vất vả để tăng phương tiện kiểm soát của chính
quyền.

Luật của năm 1901 đã đưa ra một cơ chế chống-sự gian lận đầu tiên,
mang tính cách mạng: sự trao đổi thông tin tự động giữa các ngân hàng và
các nhà chức trách thuế. Cho đến lúc đó, nhằm để chiếm hữu một tài khoản
sau cái chết của chủ sở hữu của nó, một cá nhân chỉ cần trình một tuyên bố
từ công chứng viên của mình chỉ rõ mình là chủ sở hữu hợp pháp. Tất nhiên,

73



4: NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

những người thừa kế đã phải đóng thuế thừa kế, nhưng đã không có sự kiểm
soát nào đối với việc này. Theo hiệu lực của luật mới, từ nay trở đi các ngân
hàng có nghĩa vụ phải thông báo cho chính quyền về tất cả các sự thừa kế
mà họ biết. Luật như thế đã khẳng định rằng tính bí mật hoạt động ngân
hàng không áp dụng cho các vấn đề thuế. Và, cái còn quan trọng hơn, sự hợp
tác giữa các ngân hàng và công quyền đã là tự động và không phải theo yêu
cầu của chính quyền.

Sự trao đổi thông tin tự động được luật hoá vào thời đó, tuy vậy, đã có
những hạn chế: nó đã chỉ mang tính quốc gia. Chỉ các ngân hàng pháp đã bị
liên quan. Và trong hàng thập kỷ, hàng trăm người giàu nhất ở Pháp đã sử
dụng rồi các ngân hàng tư nhân anh, hà lan, hay thuỵ sĩ để quản lý các tài
sản của họ. Trong các định chế hải ngoại này, các khoản thừa kế đã vẫn có
thể được chuyển mà không bị đóng thuế.

Caillaux đã nhanh chóng tìm cách giải quyết vấn đề. Vào ngày 12 tháng
Ba 1908, ông đã đệ trình “đề xuất luật có ý định ngăn ngừa sự gian lận trong
vấn đề về thuế thừa kế,” nhắm tới sự trốn thuế qua các ngân hàng nước
ngoài.1 Đề xuất luật tuyên bố rằng kể từ nay các ngân hàng sẽ phải có nghĩa
vụ đảm bảo rằng các khách hàng của chúng quả thực đã đóng thuế thừa kế
của họ bằng việc bao gồm cả một báo cáo về các văn tự công chứng một cách
tự động. Những kẻ gian lận đã phải chịu một khoản phạt bằng 25% của số
tiền của giấu giếm. Trong năm 1908, vấn đề về các thiên đường thuế như
thế đã được đặt ra.

Dự luật, tuy vậy, đã không được thông qua. Những người bảo thủ, chiếm
đa số trong Sénat (Thượng Viện), đã dành cho Caillaux sự căm ghét dữ dội
– một sự hận thù mà đã đẩy vợ ông, Henriette, ám sát giám đốc tờ báo cánh

74



4: NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

hữu Le Figaro trong năm 1914 tiếp sau một chiến dịch báo chí cuối cùng.
Không có được đa số trong Quốc hội, Caillaux đã gửi các phái viên để thương
lượng các hiệp ước hợp tác thuế một cách trực tiếp với các cường quốc lớn
âu châu. Một hiệp ước được ký nhanh chóng với nước Anh. Nó hoạt đã động
như sau: tại Vương quốc Anh, tài sản của mỗi người qua đời được trao cho
những người được uỷ thác, và những người thừa kế có thể chiếm hữu sự
thừa kế của họ chỉ sau một cuộc điều trần trước mặt một toà án di chúc đặc
biệt (probate court [toà lo các chủ nợ của người quá cố được trả tiền]). Theo
hiệu lực của hiệp ước pháp-anh, toà án đó kể từ nay đã có thể không phán
quyết cho đến khi nó đã thông báo cho chính quyền pháp về số lượng được
thừa kế bởi một người đóng thuế pháp. Trước mặt các dân biểu, Caillaux đã
bày tỏ sự tự hào về thoả ước này, mà về nó ông đã nói rồi ông “đã thử ảnh
hưởng” (đáng tiếc, ông đã không cung cấp bất cứ số liệu nào).

Đó đã là trong năm 1908, và hiệp ước quốc tế đầu tiên cho sự trao đổi
thông tin tự động đã được sinh ra.

Trò Lừa bịp của những sự trao đổi theo-yêu cầu

Một thế kỷ sau, chúng ta phải xót xa thời gian đã mất. Trong năm 2009, được
các nước G20 uỷ thác để đấu tranh chống lại sự gian lận thuế quốc tế, OECD
đã lập nên một hình thức đặc biệt yếu của sự giúp đỡ lẫn nhau, một sự trao
đổi thông tin “theo-yêu cầu”.

Để nhận được thông tin ngân hàng từ một thiên đường thuế, một nước
như Pháp đầu tiên phải có những sự nghi ngờ đáng tin cậy về sự gian lận
chống lại một trong các cư dân của nó, mà trên thực tế là hầu như không thể
chứng minh. Khi thiếu bất cứ bằng chứng nào, các thiên đường thuế không

75



4: NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

phải hợp tác. Một trăm năm trước, chẳng ai đã hình dung việc xử trí vấn đề
một cách quá đơn giản như vậy. Tuy vậy, OECD đã tuyên bố rằng thời đại
của tính bí mật hoạt động ngân hàng đã qua; đối với Sarkozy tổng thống
pháp lúc đó, đã là “sự chấm dứt của các thiên đường thuế.”

Khi chúng ta đánh giá chính sách này hôm nay, thật đáng lo ngại. Các
thiên đường thuế đã ký hàng chục hiệp ước trao đổi thông tin theo-yêu cầu
với Pháp. Nhưng qua trung gian của các hiệp ước này, Bộ Tài chính ở phố
Bercy chỉ nhận được vài chục thông tin mỗi năm. Rủi ro duy nhất chúng vấp
phải là nếu các nhà chức trách thuế có được các hồ sơ bị đánh cắp hay tình
cờ nhận được thông tin về các tài khoản không được khai báo – thí dụ, qua
các báo cáo bí mật – các phương pháp duy nhất có khả năng cung cấp một
đòi hỏi tương trợ hợp lệ. Sự mỉa mai tột đỉnh là, một chính sách về sự trao
đổi theo-yêu cầu như thế có thể hoạt động chỉ bằng cách khai thác thông tin
nhận được gần như bất hợp pháp.

Tác động chính của chính sách trao đổi thông tin theo yêu cầu đã là chia
lại bản đồ của cải hải ngoại. Tại thượng đỉnh tháng Tư 2009, các nước G20
đã quyết định rằng mỗi thiên đường thuế phải ký ít nhất 12 hiệp ước để trở
nên tuân thủ và để được loại khỏi danh sách đen về các nhà nước không hợp
tác. Vì sao 12 và không phải 27 hay 143? Không ai biết. Bởi vì ngưỡng thấp
một cách tuỳ tiện này, mạng lưới các hiệp ước có hiệu lực ngày nay đầy dẫy
các lỗ hổng. Chẳng gì dễ hơn việc gửi tiền của mình đến một thiên đường
thuế mà không bị ràng buộc bởi một hiệp ước với nước mà trong đó mình
sống. Theo dữ liệu sẵn có, một thiểu số nhỏ của những kẻ gian lận mà đã
phản ứng lại chính sách G20 đã không làm vậy bằng cách đưa các tài sản của
họ quay lại nước của họ, mà bằng cách chuyển chúng tới các nơi ít hợp tác
nhất, các nơi đã ký ít hiệp ước nhất cho việc trao đổi thông tin với các nước

76



4: NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

ngoài.2 Giữa 2009 và 2014, thị phần của Singapore trong quản lý tài sản
xuyên biên giới đã tăng hai điểm phần trăm (từ 8% lên khoảng 10%), của
Hong Kong đã bùng nổ (từ 6% lên 16%), trong khi của các Đảo Channel
(Anglo-Norman, trong đó có đảo Jersey) và Thuỵ Sĩ bị co lại.

Các sự chuyển dịch này chủ yếu là các trò chơi giấy tờ đơn giản: hầu hết
các tổ chức ở đảo Jersey cũng như ở Singapore là các chi nhánh của cùng các
tập đoàn quản lý tài sản tư đa quốc gia. Tiền ở lại bên trong cùng các ngân
hàng, nhưng nó chọn các luật thuận lợi nhất (hay đúng hơn, không có-luật)
– và các ngân hàng của các thiên đường thuế tại châu Á ngày nay được bảo
vệ nhất, đặc biệt bởi vì áp lực mỹ là yếu hơn nhiều so với ở Thuỵ Sĩ. Các vụ
chuyển được tiến hành với một cái nhấp chuột – không cần phải mang cả
đống va ly chất đầy giấy bạc ngân hàng ngang địa cầu. Tiền vào càng nhiều,
chiến lược của các thiên đường thuế hung hăng càng được làm cho có hiệu
lực. Từ tình tiết này chúng ta có thể rút ra một bài học đầu tiên: để có hiệu
quả, một cuộc chiến đấu chống lại sự trốn thuế phải là toàn cầu thực sự, bởi
vì các thiên đường thuế nào không chịu tuân thủ thì các khách hàng tấp nập
kéo đến khiến cho chúng càng quyết tâm để không hợp tác.

Sự trống rỗng của chính sách trao đổi theo yêu cầu đã bị chúng tôi tố
cáo một thời gian với sự giúp đỡ của các NGO, nhưng chính vụ Cahuzac ở
Pháp đã tiết lộ nó giữa ban ngày. [Jérôme Cahuzac, một đảng viên của Đảng
Xã hội, được Tổng thống François Hollande bổ nhiệm làm bộ trưởng ngân
sách trong tháng Năm 2012. Về khía cạnh này, ông ta đã chính là người phụ
trách cuộc chiến đấu chống trốn thuế ở mức cao nhất trong chính quyền
pháp]. Cuối 2012, một tờ báo điều tra online, Mediapart.fr, đã công bố một
băng ghi âm cũ mà trong đó bộ trưởng bộ ngân sách lúc ấy nhắc đến tài
khoản che giấu của ông ở ngân hàng thuỵ sĩ UBS. Có phải Cahuzac thực sự

77



4: NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

đã sở hữu các tài sản không được khai báo? Để làm rõ, các nhà chức trách
pháp đã sử dụng hiệp ước ký với Thuỵ Sĩ năm 2009. Câu trả lời của các nhà
chức trách thuỵ sĩ đã là phủ định. Hiệp ước trao đổi theo-yêu cầu, nói cách
khác, đã rửa kẻ rửa tiền. Một cuộc điều tra tư pháp độc lập vài tuần sau đã
phát hiện rằng thực ra tài khoản giấu giếm đã được chuyển sang Singapore,
dẫn đến việc từ chức của bộ trưởng.

Hoa Kỳ giải cứu

May thay, vào lúc OECD chọn sự trao đổi thông tin theo-yêu cầu, Hoa Kỳ đã
bắt đầu thăm dò một chiến lược thay thế, có ý nghĩa hơn. Trong 2010 Quốc
hội đã thông qua luật gọi là FATCA (Foregn Account Tax Compliance Act –
Bộ Luật Tuân thủ Thuế của chủ Tài khoản Nước ngoài), đặt ra cơ sở của sự
trao đổi dữ liệu tự động giữa các ngân hàng nước ngoài và Cục Thuế Nội địa-
IRS, cơ quan thuế vụ của Hoa Kỳ. Luật này có hiệu lực từ 2015: các định chế
tài chính khắp thế giới phải nhận diện ai, trong số các khách hàng của chúng,
là các công dân mỹ và thông báo cho IRS những gì mỗi người nắm giữ trong
tài khoản của họ và thu nhập có được trên nó. Không cần có sự nghi ngờ
trước: mỗi năm sự trao đổi dữ liệu phải là tự động [hệt như các ngân hàng
mỹ tự động gửi thông tin cho IRS để đảm bảo rằng các khoản thuế trên thu
nhập lãi, cổ tức, và các lãi từ vốn được trả một cách thích hợp].

Làm thế nào Hoa Kỳ đã thành công trong việc áp đặt ý chí của nó lên các
thiên đường thuế? Thật đơn giản bằng việc đe doạ chúng với các sự trừng
phạt cụ thể và cao. Các ngân hàng nước ngoài từ chối hợp tác với IRS bị áp
một khoản thuế 30% lên tất cả lợi tức và thu nhập lãi chúng nhận được từ
Hoa Kỳ. Mối đe doạ này tỏ ra đủ sức răn đe để thuyết phục phần lớn các
thiên đường thuế và các định chế tài chính của thế giới tuân thủ luật FATCA.

78



4: NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

Một số nước lớn ban đầu đã ngờ vực – các nhà chức trách trung quốc đã
công khai phê phán luật mỹ, trước khi miễn cưỡng ca ngợi những sự trao
đổi tự động trong mùa hè 2013. Và ngày nay vẫn có một số vết nứt trong toà
nhà: ở những nơi như Lebanon và Uruguay, người ta vẫn có các tài khoản
trong các ngân hàng mà không nói gì cho FATCA. Nhưng nhìn chung, 30%
thuế khấu lưu (withholding tax) đã hoạt động như một cái ngăn chặn đủ
mạnh. Tình tiết này dạy chúng ta một bài học quan trọng thứ hai: rõ ràng,
các thiên đường thuế có thể bị buộc phải hợp tác nếu bị đe doạ với các khoản
trừng phạt đủ nặng.

Hướng tới sự trao đổi thông tin tự động toàn cầu

Việc thực hiện luật FATCA ở Hoa Kỳ đã có một tác động đánh một đòn quyết
định lên tiêu chuẩn trao đổi theo-yêu cầu. Sau khi đã học trong hàng thập
kỷ rằng việc này đã ảo tưởng, được G20 uỷ thác, trong năm 2013 OECD đã
cam kết thiết lập một sự trao đổi đa phương và tự động về dữ liệu ngân
hàng. Các nước thu nhập cao chủ chốt bây giờ đang bắt chước Hoa Kỳ, và
việc chia sẻ tự động thông tin ngân hàng đang bắt đầu trở thành tiêu chuẩn
toàn cầu. Các thiên đường thuế then chốt – kể cả Thuỵ Sĩ, Singapore, và
Luxembourg – đã chấp nhận tham gia; một số đã bắt đầu áp dụng trong
2017, số khác, như Thuỵ Sĩ, đã yêu cầu một thời hạn khoan hồng và đợi
2018. Mười năm trước tuyệt đại đa số các chuyên gia thuế đã cho rằng sự
hợp tác toàn thế giới là không tưởng. Từ bước tiến triển khổng lồ này chúng
ta có thể rút ra một bài học thứ ba: là có thể để đạt những sự tiến bộ lớn về
vấn đề minh bạch tài chính tương đối nhanh.

Tuy nhiên, và bất chấp tất cả sự tiến bộ được thực hiện từ vài năm nay,
chúng ta vẫn trong 2017 vào lúc chỉ mới bắt đầu của cuộc đấu tranh chống

79



4: NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

lại các thiên đường thuế. Sự trao đổi tự động thông tin ngân hàng mới bắt
đầu, đúng là vấp phải ba hạn chế cơ bản.

Thứ nhất, ngoài Hoa Kỳ ra, chẳng nước nào đã đưa ra các đe doạ chính
xác để chống lại các nước không áp dụng hay áp dụng sai. Là không đủ để
yêu cầu một cách lịch sự các thiên đường thuế để từ bỏ tính mờ đục tài chính
tạo lập sự thịnh vượng của chúng. Nếu chẳng tốn gì cho chúng để tiếp tục
giúp những kẻ lừa đảo, người ta có thể chắc chắn rằng một số sẽ vẫn theo
con đường béo bở này. EU và OECD đe doạ đưa các trung tâm hải ngoại
ngoan cố vào các danh sách đen. Nhưng các danh sách này đã chẳng bao giờ
tỏ ra hiệu quả: chúng bỏ sạch nội dung của chúng trong vài tháng (thậm chí
vài ngày như tại thượng đỉnh G20 ở London) và các trừng phạt rõ ràng
chẳng bao giờ được bàn đến. Tưởng rằng chúng sẽ tự phát từ bỏ việc quản
lý các gia tài của những kẻ gian lận trên toàn thế giới, mà không có rủi ro bị
những sự trừng phạt cụ thể, là một sự ngây thơ tội lỗi.

Ngay cả các khoản phạt dự tính bởi luật FATCA không nghi ngờ gì đã
không đi đủ xa. Các ngân hàng mà không theo FATCA sẽ chịu 30% thuế khấu
lưu (withholding tax) trên lãi và cổ thức chúng nhận được từ Hoa Kỳ. Bây
giờ, Mỹ rất có thể là nền kinh tế lớn nhất trên hành tinh, nhưng những kẻ
gian lận có thể dễ dàng quyết định không đầu tư ở đó. Có thể hình dung rằng
nhằm để thu hút các khách hàng mỹ, một số ngân hàng sẽ tự nguyện chọn
không theo luật FATCA và đầu tư, cho bản thân chúng và cho các khách hàng
của chúng, chỉ ở châu Âu hay châu Á. Trong những trường hợp đó, chúng sẽ
không bị sự trừng phạt nào.

Vấn đề thứ hai là sự trao đổi thông tin tự động chắc vấp phải tính mờ
đục tài chính. Nếu bạn hỏi các nhà ngân hàng thuỵ sĩ nếu họ có các khách

80



4: NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

hàng mỹ, anh, hay pháp, câu trả lời của họ luôn luôn cùng như nhau: “Rất
ít,” “ít hơn và ít hơn,” và “chẳng bao lâu, không hề có.” Tuyệt đại đa số các
tài khoản trong các thiên đường thuế được nắm giữ qua các công ty bình
phong, các trust, hay các quỹ từ thiện, tất cả chúng thực hiện cùng mục tiêu
– để cắt rời tiền khỏi các chủ sở hữu thật của nó. Mưu mẹo (hợp pháp và bất
hợp pháp) mà cho phép những người giàu có nhất cho rằng họ đã từ bỏ sự
kiểm soát đối với của cải của họ – trong khi vẫn duy trì nó trong thực tiễn –
là nhiều vô kể. Hậu quả? Nếu các biện pháp triệt để không được tiến hành
để đấu tranh chống lại hình thức che giấu này, sự trao đổi thông tin tự động
có thể chỉ gồm một thiểu số của những người đóng thuế – những người mà
không có sự tiếp cận đến các vỏ rỗng (công ty bình phong) mà trong đó để
giấu giếm các tài sản của họ. Trong khi cho rằng chúng xác nhận các nghĩa
vụ của chúng, các ngân hàng sẽ có khả năng truyền chỉ một phần tương đối
nhỏ của các danh sách của chúng cho các nước ngoài mỗi năm – và có thể
tiếp tục bảo vệ những kẻ gian lận giàu có nhất.

Có phải đây là một mộng tưởng? Tuy nhiên, kiểu này của sự che giấu là
cái đã làm thất bại tổ tiên của FATCA – một chương trình Mỹ được gọi là
“nhà trung gian đủ tư cách (qualified intermediary)”. Chương trình này thực
ra đã khá giống tiêu chuẩn hợp tác toàn cầu mới; vào lúc nó được áp dụng
vào đầu những năm 2000, nhiều nhà quan sát thực sự đã tin rằng nó sẽ dẫn
đến sự chấm dứt tính bí mật hoạt động ngân hàng, vì nó đã gồm rồi một sự
trao đổi thông tin tự động. Sự khác biệt chủ yếu đã là, các ngân hàng đã phải
cung cấp dữ liệu chỉ nếu các khách hàng của chúng giữ các chứng khoán mỹ,
trong khi bây giờ chúng phải hợp tác bất chấp các khoản đầu tư được tiến
hành bởi các khách hàng đó. Sự thực vẫn là tổ tiên của FATCA đã không
thành công đáng kể. Credit Suisse như thế đã là một trong “những nhà trung

81



4: NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

gian đủ tư cách” mà đã được cho là cộng tác với Cục Thuế Nội địa (IRS).
Chúng ta biết cái gì đã xảy ra, vì trong năm 2014 ngân hàng thuỵ sĩ này đã
nhận tội khi được hỏi nếu nó đã tích cực gạ gẫm những người mỹ và vì đã
bán cho họ các dịch vụ trốn thuế – nhất là bằng việc che giấu các tài sản của
họ đằng sau các công ty bình phong – và đã bị kết án trả một khoản tiền phạt
2,6 tỷ $. Và Credit Suisse còn xa mới là một trường hợp cô lập: UBS, HSBC,
Julius Baer và năm ngân hàng thuỵ sĩ khác đã bị truy tố bởi các nhà chức
trách hoa kỳ vì các thực hành phạm tội tương tự; hàng chục tổ chức chuyên
về quản lý tài sản đã phải trả các khoản tiền phạt hàng trăm triệu dollar để
đổi lấy một thủ tục tư pháp được tăng tốc.

Tất cả quy định quốc tế có hiệu lực trong 2017-2018 đều dựa vào định
đề rằng chúng ta có thể tin tưởng các nhà ngân hàng tuân thủ các nghĩa vụ
của họ. Nhưng sự tin này ít ra là có vấn đề. Trong 2008, hơn một ngàn tám
trăm nhân viên của Crédit suisse quản lý các tài khoản giấu giếm của các
khách hàng mỹ, hoàn toàn vi phạm luật3. Trong hàng thập niên, các ngân
hàng hải ngoại và những người hưởng lương của chúng đã giàu lên đáng kể
bằng cách phục vụ những kẻ lừa đảo. Trong văn phòng Mossack Fonseca –
mà từ đó sinh ra Panama Papers – hàng chục nhân viên đã phải đảm bảo
rằng quy định chống rửa tiền được áp dụng đúng. Việc này đã không cản trở
họ tạo ra các công ty bình phong thay mặt cho các nhà buôn vũ khí, những
kẻ buôn ma tuý khét tiếng, những kẻ tội phạm và những kẻ đầu sỏ tham
nhũng. Thiếu các sự trừng phạt – tức là chừng nào các khuyến khích gian
lận cho các thiên đường thuế và những người làm việc ở đó không thay đổi
– có lý do để lo ngại rằng sự trốn thuế sẽ phát đạt, dù có trao đổi thông tin
tự động hay không.

82



4: NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

Để bảo đảm rằng các nhà ngân hàng chuyển đúng dữ liệu của chúng, các
cơ quan thuế dựa vào những sự tố giác của những người chỉ điểm, mà cho
họ chúng hứa trả nhiều tiền. IRS, chẳng hạn, đã ký một tấm check 104 triệu
$ cho một cựu-banker của UBS, Bradley Birkenfeld, người đã tiết lộ các thủ
đoạn của chủ sử dụng lao động trước của ông. Nhưng người ta rất có thể
nghi ngờ tính hiệu quả của chiến lược này. Hẳn là các tổ chức lớn ngày nay
bị phó mặc cho những rò rỉ thông tin hơn bao giờ hết. Nhưng chúng có thể
tự bảo vệ, bằng việc đảm bảo an toàn các hệ thống nội bộ của chúng và cách
ly các hoạt động không lành mạnh của chúng, để tối thiểu hoá các cơ hội
hiểu biết của các nhân viên theo nghĩa đạo đức quá phát triển.

Và việc này không tính đến cảm giác không thể bị tổn thương của các gã
khổng lồ tài chính, “quá lớn để bị buộc tội”. Trong năm 2012 các nhà chức
trách hoa kỳ đã quyết định chống lại sự buộc tội HSBC bất chấp bằng chứng
rằng ngân hàng đã cho phép các cartel ma tuý mexico để chuyển tiền qua
các chi nhánh mỹ của nó, vi phạm các quy định chống rửa tiền cơ bản. Thay
vào đó, ngân hàng đã bị phạt 1,92 tỷ $, mà trở nên lu mờ khi so sánh với lợi
nhuận trước thuế 22,6 tỷ $ của HSBC trong năm 2013. Và bất chấp sự nhận
tội của nó, Credit Suisse đã có khả năng giữ giấy phép hoạt động ngân hàng
hoa kỳ của nó. Các nhà điều tiết không dám buộc tội các tổ chức lớn vì nó có
thể gây ra nguy hiểm cho sự ổn định tài chính thế giới. Trong khung cảnh
này, việc dựa vào chỉ những người thổi còi tố giác (whistleblowers) để đấu
tranh chống lại thiên đường thuế là rất nhẹ.

Lo ngại cuối cùng: kinh nghiệm quá khứ về trao đổi thông tin tự động
giống nhất với cái bắt đầu trong 2017, và là cái quan trọng nhất, chỉ thị thuế
tiết kiệm EU (EU savings tax directive), đã là một thất bại bởi vì nó đã không
cung cấp sự trừng phạt nào hay sự đấu tranh chống tính mờ đục. Nếu chúng

83



4: NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

ta không rút ra tất cả các bài học kinh nghiệm này, thì có mọi lý do để sợ
rằng tai hoạ sẽ lặp lại theo cùng cách. Vì thế đáng xem xét kỹ hơn.

Vụ bê bối của chỉ thị thuế tiết kiệm

Chỉ thị thuế tiết kiệm, từ 2005 đến 2017, đã là biện pháp hàng đầu của Liên
minh Âu châu (EU) để đấu tranh chống lại sự trốn thuế hải ngoại. Do hiệu
lực của chỉ thị này, mà đã được áp dụng kể từ 1 tháng Bảy 2005, khi một cư
dân pháp, chẳng hạn, có được lãi trên tài khoản anh của mình, Vương quốc
Anh tự động thông báo cho nhà chức trách thuế pháp. Về nguyên tắc, việc
này phải làm cho mọi sự gian lận là không thể. Chỉ thị thuế tiết kiệm đã có
thể là một thành công lớn, và vào lúc đó, nó đã mang lại nhiều hy vọng;
nhưng, trong thực tế, nó đã là một bê bối lớn, do ba chỗ nứt toang hoác.

Trước hết, công cụ này chỉ liên quan đến thu nhập lãi, không đến cổ tức.
Vì sao? Điều này là một bí ẩn. Không có lý do kinh tế nào để xử trí hai loại
thu nhập này một cách khác biệt. Như chúng ta đã thấy, các hộ gia đình giàu
có không quay sang các thiên đường thuế nhằm để tiền của họ ngủ trong các
tài khoản kiếm được ít lãi. Theo những tính toán của tôi, gần hai phần ba tài
sản của họ được đầu tư vào các cổ phiếu và các quỹ đầu tư tín thác chia cổ
tức. Nói cách khác, ngay từ đầu, chỉ thị tuỳ tiện loại trừ tài sản được che giấu
nhiều nhất khỏi lĩnh vực áp dụng của nó. May thay, sự trao đổi tự động thông
tin tiếp quản chỉ thị thuế tiết kiệm có phạm vi rộng hơn nhiều từ 2017:
chúng bao gồm tất cả các loại thu nhập vốn, kể cả cổ tức, lãi từ vốn, và các
khoản thanh toán bảo hiểm. Tuy vậy, ta không được đánh giá thấp tài khéo
léo của các nhà ngân hàng khi xem xét việc lách các quy định: việc sử dụng
các công cụ phái sinh (derivative), một số người rất có thể có khả năng tạo

84



4: NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

ra thu nhập nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn toàn cầu về trao đổi thông
tin. Chỉ tương lai mới cho chúng ta biết.

Chỗ nứt thứ hai: mặc dù chỉ thị là một chính sách toàn EU, không phải
tất cả các nước âu châu tham gia vào nó trên cơ sở ngang nhau: Luxembourg
và Áo đã được ban những điều khoản thuận lợi. Sai phạm này đã làm tê liệt
cuộc đấu tranh âu châu chống lại các thiên đường thuế trong gần một thập
kỷ. EU đã không có tín nhiệm nào cho việc áp đặt những sự trao đổi tự động
lên Thuỵ Sĩ và các thiên đường thuế phi-âu châu khác, vì nó thậm chí đã
không có khả năng áp dụng chúng cho các nước thành viên của chính nó;
đến lượt, Luxembourg đã có thể dẫn chiếu đến sự bền bỉ của tính bí mật
hoạt động ngân hàng ở Thuỵ Sĩ như lý do bào chữa để ngăn cản bất cứ sự
xét lại nào về trạng thái đặc quyền của nó. Đấy là thảm kịch của sự xây dựng
âu châu mà thấy các nước EU lớn đầu hàng trước các mưu mẹo thô thiển
như vậy trong nhiều năm.

Thay cho một sự trao đổi thông tin, Luxembourg và Áo áp dụng một
thuế khấu lưu tại nguồn: các ngân hàng luxembourg phải đánh thuế 35%
trên lãi nhận được bởi các cư dân pháp từ các tài khoản của họ ở Đại Công
Quốc. Ba phần tư của số thuế này sau đó được chuyển cho (Bộ tài chính Pháp
ở phố) Bercy. Một thuế khấu lưu giống hệt được áp dụng trong hầu hết các
thiên đường thuế bên ngoài EU – kể cả Thuỵ Sĩ, nhưng với ngoại lệ của
Singapore và Hong Kong – mà đã ký các hiệp ước với EU để có cùng các quy
tắc như Áo và Luxembourg đã áp dụng.

Nhưng thuế 35%, điều hạ sách này, đã không hoạt động. Chỉ thị thuế
tiết kiệm thực ra áp dụng chỉ cho các tài khoản có tên của các chủ sở hữu,
không phải những người sở hữu thông qua các công ty bình phong, các trust,

85



4: NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

hay các quỹ từ thiện. Cơ quan thuế thuỵ sĩ đã thật thà giải thích điều này cho
các ngân hàng thuỵ sĩ, trong một thông báo liên quan đến hiệp ước được
thông qua với EU cho sự áp dụng chỉ thị trên lãnh thổ của nó: “Các khoản
chi trả lãi cho các pháp nhân không thuộc phạm vi của hiệp ước này”.4
Nhưng một “pháp nhân” là gì? Câu trả lời, xa hơn một chút trong một đoạn
nêu một bản kê “một phần” của chúng: các công ty ở Quần đảo Cayman, các
công ty ở Quần đảo Virgin, các trust và các công ty ở Bahamas, các công ty
và các quỹ từ thiện ở Panama, các trust, holdings, và quỹ từ thiện ở
Liechtenstein, và vân vân.

Chí ít đã là rõ ràng! Các chủ sở hữu của các tài khoản thuỵ sĩ hay
luxembourg chỉ cần chuyển các tài sản của họ sang bất cứ cấu trúc bình
phong (vỏ) nào để thoát khỏi thuế khoán 35%. Việc tạo ra các công ty bình
phong tốn vài trăm euro và được tiến hành chỉ trong vài phút.

Mười lăm năm thương lượng ở châu Âu – những thảo luận đầu tiên đã
bắt đầu vào đầu các năm 1990 – để kết thúc với điều này: một chỉ thị (hiệp
định) chứa đầy lỗ hổng mà cho thấy không ý chí nghiêm túc nào để đấu
tranh chống lại sự che giấu tài chính. Đã có phải từ trạng thái hôn mê mà các
nhà chức trách âu châu đồng ý loại trừ các công ty bình phong khỏi phạm vi
của chỉ thị thuế tiết kiệm? Có phải nó đã bất tài? Sự đồng loã? Chúng ta
không biết. Xã hội học của tình tiết gây lúng túng này còn phải được viết.
Giữa chừng, chí ít chúng ta có thể điều tra các tác động kinh tế của nó.

Không ngạc nhiên, tác động chính của chỉ thị thuế tiết kiệm đã là để
khuyến khích những người âu châu, mà đã chưa làm như thế, để chuyển của
cải của họ sang các công ty bình phong, các trust, và các quỹ từ thiện. Việc
này đã xảy ra trên một quy mô ồ ạt ở Thuỵ Sĩ, nước mà chúng ta có các số

86



4: NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

liệu thống kê tốt nhất (xem hình 7). Vào cuối 2004, ngay trước khi chỉ thị có
hiệu lực, 50% các tài khoản ở Thuỵ Sĩ trên giấy tờ “đã thuộc về” các công ty
bình phong rồi và 25% thuộc về những người âu châu theo tên của chính
họ. Vào cuối 2005, sáu tháng sau việc đưa thuế khấu lưu 35% vào, những
người âu châu “đã sở hữu” chỉ 15% các tài khoản (−10%), và các công ty
bình phong 60% (+10%). Đã chỉ cần vài cú nhấp chuột, vài mẩu giấy được
in ra ở Geneva và Zurich, để chuyển quyền sở hữu của hàng chục tỷ euro
sang các trust ở Quần đảo Virgin hay các quỹ từ thiện liechtenstein. Sự tạo
ra các cấu trúc này xảy ra chính ở Thuỵ Sĩ, trong các ngân hàng, các trust, và
các văn phòng quản lý tài sản. Chẳng có gì xảy ra ở Quần đảo Virgin cả. Các
nhà ngân hàng thuỵ sĩ đã cố tình, và trên quy mô lớn, tiêu diệt chỉ thị thuế
tiết kiệm.

HÌNH 7

Ai giữ các tài khoản tại Thuỵ Sĩ


Tác động của chỉ thị thuế tiết kiệm 2005
70%
% của tài sản nước ngoài giữ ở Thuỵ Sĩ

Các tài khoản được giữ qua


60% các công ty bình phong

50%

40%
Chỉ thị thuế
tiết kiệm
của EU
30%

20%
Các tài khoản được những
người Âu châu trực tiếp giữ
10%

0%
1982 1986 1990 1994 1998 2002 2006 2010 2014

Nguồn: Banque nationale suisse (xem phụ lục cho chương 4 tại www.gabriel-zucman.eu).

87



4: NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

Nếu tât cả lãi và cổ tức có được ở Thuỵ Sĩ của các cư dân EU quả thực
giả như bị chịu thuế 35%, số thuế này sẽ ở mức 20 tỷ € một năm. Trong năm
2012 Thuỵ Sĩ đã trả 300 triệu € cho EU, ít hơn khoảng sáu mươi lần. Sự ăn
cắp này đã tiếp tục trong mười hai năm, từ 2005 đến 2017, mà không làm
phiền các nhà ngân hàng thuỵ sĩ, những người tự giới thiệu mình như các
mẫu mực của đức hạnh, hay các chính trị gia âu châu, những người thích
chúc mừng bản thân mình về quyết tâm to lớn trong việc đấu tranh chống
sự trốn thuế.

Sự trao đổi thông tin tự động lại đánh dấu một sự tiến bộ, vì nó bao gồm
các công ty bình phong trong phạm vi của nó. Nhưng vấn đề cơ bản vẫn còn
đó: khi thiếu các trừng phạt chống lại các thiên đường thuế, các định chế
được đưa vào đó và các nhân viên của chúng, sự trốn thuế vẫn sẽ béo bở, và
người ta có thể tin một số nhà ngân hàng tạo thuận lợi cho nó. Như thủ
tướng của Luxembourg (người đã trở thành chủ tịch Hội đồng Âu châu từ
tháng Mười Một 2014), Jean-Claude Juncker, đã thẳng thắn thú nhận trong
năm 2013: “Ánh sáng sẽ không tắt trong các ngân hàng”5 của các trung tâm
tài chính như Đại Công Quốc: những kẻ gian lận có thể vẫn được bảo vệ bởi
các trust và các công ty bình phong khác. Làm sao chúng ta có thể nghĩ ngày
nay – dưới ánh sáng của những gì đã xảy ra trong năm 2005 và các vụ UBS
và Credit Suisse ở Hoa Kỳ hay sự tiết lộ của Hồ sơ Panama – rằng các định
chế tài chính thuỵ sĩ hay panama sẽ hợp tác một cách thành thật? Đã đến lúc
chúng ta phải ra khỏi thị trường lừa bịp này.

1. Bulletin de statistique et de législation comparée, t. 63, Paris, Imprimerie nationale, 1908, p. 280.
Xem cả dự toán ngân sách cho 1910 (Bulletin de statistique et de législation comparée, t. 65, Paris,
Imprimerie nationale, 1909, p. 627).

88



4: NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

2. Niels Johannesen et Gabriel Zucman, “The End of Bank Secrecy? An Evaluation of the G20 Tax
Haven Crackdown”, American Economic Journal: Economic Policy, vol. 6, no 1, 2014, p. 65-91; sẵn
có tại www.gabriel-zucman.eu.
3. Xem US Senate, Offshore Tax Evasion: The Effort to Collect Unpaid Taxes on Billions in Hidden
Offshore Accounts, février 2014. Xem cả Gabriel Zucman, “Taxing Across Borders: Tracking
Personal Wealth and Corporate Profits”, Journal of Economic Perspectives, vol. 28, no 4, 2014, p.
121-148.
4. Administration fédérale des contributions, directives relatives à la fiscalité de l’épargne de l’UE
(retenue d’impôt et declaration volontaire), 1er décembre 2014, § 29; có sẵn tại ESTV.admin.ch.
5. Được trích bởi “Le Luxembourg sera prêt à assouplir le secret bancaire en 2015”, Le Monde, 10
avril 2013.

89



CHƯƠNG NĂM

Làm Gì? Một cách tiếp cận mới

Để chống sự trốn thuế một cách hiệu quả, cần phải thiết lập một bộ các biện
pháp nhất quán và tập trung: các hình phạt cụ thể cân xứng với các chi phí
bị các thiên đường thuế áp đặt lên các quốc gia khác, cũng như một sổ đăng
ký tài chính (tài bạ-cadastre financier) để đấu tranh chống lại tính mờ đục
bao quanh tài sản toàn cầu và sự phân phối của nó.

Các trừng phạt tài chính và thương mại

Chúng ta hãy bắt đầu với các trừng phạt. Các thiên đường thuế quản lý tiền
bạc của những kẻ gian lận, bản thân chúng nhận được lợi nhuận đáng kể,
đôi khi khổng lồ từ các hoạt động của chúng. Trong một số nhà nước cực
nhỏ, phần lớn thu nhập của chúng nhận được từ các phí được thu trên việc
thành lập các công ty bình phong, các trust, và những dàn xếp tương tự. Các
nhà nước khác thành công để thu hút các ngân hàng, các hãng kiểm toán hay
luật, như thế tạo ra công ăn việc làm, lợi nhuận, và các khoản thuế với cái
giá của các láng giềng của chúng. Đối với các thiên đường thuế thành công
nhất, lợi nhuận là có tính chính trị. Luxembourg là thí dụ điển hình: vai trò
ngoại cỡ được đóng bởi Đại Công Quốc tý hon trong các thị trường tài chính
thế giới đã làm lợi trực tiếp cho giới elite chính trị của nó trong hàng thập



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

kỷ, cho phép một số thành viên của nó chiếm các vị trí then chốt trong các
định chế âu châu. Nếu chúng chẳng tốn gì để tạo thuận lợi cho việc trốn
(thuế), thì các thiên đường thuế và các lãnh đạo của chúng có lý do chính
đáng để kiên trì. Các đe doạ cụ thể, mặt khác, khiến chúng khuất phục.

Chẳng gì minh hoạ về việc này tốt hơn sự phong toả mà Pháp đã áp đặt
lên Monaco trong năm 1962. Vào lúc đó, các công dân pháp sống trong công
quốc đã không đóng thuế trên thu nhập của họ. Chính phủ pháp đã muốn
chấm dứt tình trạng phi lý này, nhưng Hoàng thân Rainier đã kiên quyết:
không có chuyện thách thức chủ quyền thuế của Monaco. Pháp đã có thể
dừng lại ở đó và, từ các cuộc bàn cãi dài đến các thượng đỉnh, nhượng bộ
các đòi hỏi của nhà nước tí hon – như các nước lớn âu châu đã làm trong
hàng năm trời với Luxembourg. Nhưng de Gaulle đã không chịu nghe thế.
Vào đêm 12–13, tháng Mười 1962, ông đã gửi các viên chức hải quan để lập
lại biên giới giữa Pháp và Monaco. Thông điệp đã rõ ràng: nếu không hợp
tác, Monaco sẽ bị cắt rời khỏi thế giới. Và các kết quả đã là ngay lập tức – kể
từ 1963 những người pháp sống ở Monaco chịu cùng luật thuế như những
người thực sự sống ở Pháp.

Có nhiều sự khác biệt quan trọng giữa tình hình hiện tại và tình hình
của 1962, nhưng tình tiết này dạy chúng ta chí ít một bài học: cán cân lực
lượng là hết mực bất lợi cho các nhà nước tí hon chuyên nghiệp hoá trong
các dịch vụ về tính mờ đục tài chính.

Một cách cụ thể, làm thế nào có thể khiến chúng hợp tác? Một giải pháp
đơn giản gồm việc làm theo và mở rộng cách tiếp cận được Hoa Kỳ phát
triển với luật FATCA – tức là, đánh thuế tất cả thu nhập được trả cho các
nước này, theo cách được điều phối giữa Hoa Kỳ, châu Âu, và các nền kinh

91



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

tế G20 khác. Việc này chẳng hề không thể làm được, bởi vì phần lớn các
cường quốc lớn đã áp đặt rồi – đôi khi từ lâu – các khoản thu giống các khoản
thuế được pháp luật mỹ đưa ra. Như thế, nước Pháp hiện thời áp đặt một
khoản thuế 50% trên thu nhập ra khỏi Pháp tới các nước được xem như
“các lãnh thổ không hợp tác,” bị đưa vào một danh sách có phạm vi thay đổi
mà trong 2016 đã gồm Botswana, Brunei, Guatemala, Quần đảo Marshall,
Nauru, Niue, và Panama. Để cho cách tiếp cận này hoạt động, phải mở rộng
nó ra tất cả các nhà nước tí hon không tôn trọng tiêu chuẩn minh bạch và
tăng thuế suất khấu lưu (khấu trừ tại nguồn) đến 100%. Hầu hết các thiên
đường thuế tí hon đúng là hoàn toàn bị nắm bắt bởi ngành tài chính, mà
thường chiếm hơn 50% của GDP. Giải pháp đơn giản nhất và hiệu quả nhất
để buộc chúng từ bỏ mô hình phát triển này là áp đặt sự tự cấp tự túc tài
chính lên chúng.

Một cách tiến hành khác là tác động lên trao đổi hàng hoá và dịch vụ,
mà hiện tại dễ theo dõi hơn các giao dịch tài chính. Thực ra, các thiên đường
thuế không thể hoạt động mà không có sự mở cửa thương mại. Đối với Hoa
Kỳ và Nhật Bản, các khoản xuất khẩu chỉ ở mức 15% của GDP của chúng.
Nhưng chúng ở mức 50% GDP tại Thuỵ Sĩ và lên đến 200% ở Luxembourg,
Singapore, và Hong Kong, ba nước giữ mức kỷ lục thế giới về vấn đề này.
Các tỷ lệ ngoạn mục này được thổi phồng một cách nhân tạo bởi các thủ
đoạn tối ưu hoá thuế của các công ty, cũng như bởi thương mại tái xuất ở
các lãnh thổ như Hong Kong, mà qua đó một phần lớn của nhập khẩu và xuất
khẩu quá cảnh từ Trung Quốc. Bất chấp tất cả, chúng cũng phản ánh một
thực tế cơ bản: phần thiết yếu của thương mại quốc tế trong các nền kinh tế
của các nước nhỏ.

92



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

Lý do được biết từ hơn hai trăm năm, đấy là chủ đề trung tâm của cuốn
Sự Giàu có của các Quốc gia của Adam Smith. Trong một nền kinh tế nhỏ,
hướng nội, các nhà sản xuất có sự tiếp cận chỉ đến một thị trường hạn chế
và không thể chuyên môn hoá một cách dễ dàng. Chỉ sự tiếp cận đến thương
mại thế giới mới cho phép chúng tận dụng được lợi tức tăng dần theo quy
mô, để tăng sự phân công lao động, và, cuối cùng, để đạt các mức năng suất
của các nước lớn. Không có sự tiếp cận tới các thị trường nước ngoài, các
thiên đường thuế khó thoát khỏi tàn lụi.

Các hình phạt thực tế và được biện minh

Việc áp đặt các sự trừng phạt hải quan lên các thiên đường thuế không hợp
tác dựa vào một lập luận kinh tế vững chắc. Sự gian lận thuế quốc tế tước
đoạt các chính phủ khắp thế giới khoảng 155 tỷ euro mỗi năm. Phải hiểu rõ
rằng không phải là sự cạnh tranh thuế “lành mạnh”, mà là sự ăn cắp thuần
tuý và đơn giản: Quần đảo Virgin, Thuỵ Sĩ hay Luxembourg cho phép những
người đóng thuế ăn cắp của các chính phủ của họ. Đó là sự lựa chọn của
chúng, nhưng không có lý do nào để Hoa Kỳ, châu Âu, hay các nước đang
phát triển phải trả giá cho việc đó. Tính mờ đục tài chính – giống sự phát
thải khí nhà kính – có một chi phí cho toàn bộ thế giới mà các thiên đường
thuế chọn để bỏ qua. Trong ngôn ngữ kinh tế, nó là vấn đề về “tính ngoại
sinh tiêu cực”. Giải pháp cho vấn đề này đã được biết từ công trình của nhà
kinh tế học anh Arthur Pigou một thế kỷ trước: một khoản thuế bằng với
những thiệt hại mà các nước ngoài phải chịu. Những kẻ gây ô nhiễm phải
trả.

Nói các khác, tính mờ đục tài chính và sự thiếu hợp tác cụ thể tạo thành
một loại trợ cấp trá hình. Nó trao cho định chế tài chính hải ngoại một lợi

93



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

thế cạnh tranh, hệt như sự thiếu các biện pháp bảo vệ môi trường cho phép
các công ty gây ô nhiễm có sức cạnh tranh hơn. Thế mà các hình thức trợ
cấp được che giấu này ngăn chặn hoạt động tốt của các thị trường. Việc này
chính xác là một trong các sứ mạng của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), để làm nản lòng các thực hành gian dối thuộc loại này, bằng việc cho
phép các nước nạn nhân áp đặt thuế quan bổ sung để bù cho những thiệt
hại mà chúng phải chịu.

Vấn đề với kiểu tiếp cận này là khó để định lượng chi phí chính xác của
các thủ đoạn chống-cạnh tranh. Đó là vì sao lại quan trọng để đo lường tài
sản giấu giếm và sự thiệt hại về thuế do nó đây ra. Các ước lượng mà cuốn
sách này đề xuất cung cấp một sự bắt đầu, bởi vì chúng dựa trên các số liệu
thống kê chính thức và các tính toán có thể thẩm tra lại được. Các thiên
đường thuế mà cảm thấy bị oan thì cứ tự do để tạo ra các ước lượng riêng
của chúng – tất nhiên, với điều kiện rằng các ước lượng là nhất quán với dữ
liệu sẵn có, nhất là với các sự bất thường thống kê toang hoác trong các vị
thế danh mục đầu tư của các nước.

Việc áp dụng các sự trừng phạt thuế quan là cũng thực tế bởi vì, mặc dù
các trung tâm hải ngoại là những người khổng lồ tài chính, chúng không là
các cường quốc thương mại. Trong ngắn hạn, Pháp khó có thể không cần
đến các mối quan hệ tài chính với Luxembourg, nhưng nó hoàn toàn có thể
ngừng thương mại với Đại Công Quốc. Chắc chắn có hai rủi ro ở đây. Trước
tiên, rủi ro của sự leo thang: thí dụ, Thuỵ Sĩ có thể phản ứng với thuế quan
pháp bằng việc tăng các thuế quan của riêng nó hay bằng việc đóng cửa biên
giới của nó đối với khách du lịch hay những người lao động ngang-biên giới.
Chẳng ai được lợi từ một cuộc chiến tranh thương mại như vậy. Nhưng có
một cách để tránh việc này: tạo ra một liên minh của các nước đủ mạnh sao

94



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

cho Bern sẽ không có lợi ích nào trong việc chơi trò chơi đó. Có thể hình
dung rằng Thuỵ Sĩ có thể muốn trả đũa chống lại Pháp, nhưng chắc chắn
không chống lại các cường quốc âu châu chính kết hợp lại, bởi vì việc đó sẽ
chắc chắn có nghĩa là sự phá sản của nó.1

Rủi ro thứ hai là, các hình phạt thương mại có thể là không đủ. Panama,
chẳng hạn, có thể thích cam chịu các thuế quan pháp – ngay cả các thuế quan
ngăn cấm – hơn là chơi trò chơi minh bạch hoàn toàn. Giải pháp, lần nữa, là
để tạo ra một liên minh quốc tế bao gồm các nước có trọng lượng lớn trong
ngoại thương của Panama.

Như thế đây là sự khác biệt cơ bản với tình tiết monaco năm 1962: một
mình, các nước như Pháp không thể đạt được mấy. Các biện pháp đơn
phương có nguy cơ nuôi dưỡng một sự leo thang có hại hay có thể tỏ ra
không hiệu quả. Tuy nhiên có lời giải: các liên minh của các nước có thể
khiến các thiên đường thuế chính khuất phục bởi việc áp đặt các thuế quan
thương mại bằng với chi phí của tính mờ đục tài chính.

Một dự án thuế quan

Một cách cụ thể, các liên minh chiến thắng trông giống cái gì? Có một sự
đánh đổi: các liên minh nhỏ là dễ hơn để lập, nhưng có một rủi ro cao hơn
rằng các thiên đường thuế sẽ chơi trò chơi leo thang. Ngược lại, với một liên
minh lớn, rủi ro của chiến tranh thương mại là nhỏ, nhưng các liên minh loại
này là khó hơn để lập. Trong thực tiễn, các khoản xuất khẩu của các trung
tâm hải ngoại chính là rất tập trung vào một số hạn chế của các đối tác, như
thế sẽ là đủ cho một nhúm nước liên minh để cho các lãnh thổ không hợp

95



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

tác phải chịu những tổn thất rất cao, mà không dám khởi động những sự trả
đũa. Các liên minh tối ưu như thế là nhỏ và vì thế dễ để lập.

Hãy lấy thí dụ về Thuỵ Sĩ – một lập luận áp dụng tương tự cho Dubai,
Macau, hay bất kể nước khác nào mà có thể bị cám dỗ để làm trong thế kỷ
thứ hai mươi mốt những gì Thuỵ Sĩ đã đi tiên phong trong thế kỷ thứ hai
mươi, cụ thể là, giúp những kẻ gian lận trốn luật của đất nước quê hương
họ. Đức, Pháp, và Italy chiếm khoảng 35% xuất khẩu của Thuỵ Sĩ, nhưng đối
với chúng Thuỵ Sĩ chỉ là một khách hàng nhỏ (chắc không đến 5% thương
mại của chúng): mọi chiến tranh thương mại về mặt toán học sẽ kết thúc với
sự thất bại của Bern. Ba nước này có thể lập một liên minh mà với nó Thuỵ
Sĩ sẽ không có lợi ích nào để chống lại.

Thuế quan nào phải được áp đặt? Theo định nghĩa, từ quan điểm của
WTO thuế quan có thể được biện minh duy nhất là thuế quan cho phép thu
hồi các chi phí của sự gian lận. Theo logic này, và theo các tính toán của tôi,
Đức, Pháp, và Italy có quyền để áp đặt một thuế quan 30% lên các hàng hoá
chúng nhập khẩu từ Thuỵ Sĩ nếu không có sự tiến bộ nào được thực hiện
trong những năm tới về mặt tính minh bạch. Như chúng ta đã thấy ở chương
1, các công dân của ba nước này có tổng khoảng 500 tỷ € trong các ngân
hàng thuỵ sĩ, trong đó khoảng 75% vẫn trốn thuế trong năm 2016. Điều này
tương ứng với một thiệt hại thuế khoảng 15 tỷ € (thuế trên thu nhập, thừa
kế, và trong trường hợp của Pháp thuế tài sản). Và 15 tỷ € là số tiền có thể
được thu hồi với một thuế quan 30% lên các hàng hoá có xuất xứ từ Thuỵ
Sĩ.

Có nhiều nhận xét về kết quả này. Trước hết, sự thiệt hại thu nhập do
gian lận là những ước lượng thấp nhất, bởi vì nó không gồm chi phí của các

96



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

khoản giảm thuế mà các chính phủ đã phải đồng ý vì e sợ rằng những người
đóng thuế của chúng sẽ che giấu tài sản của họ ở Thuỵ Sĩ. Hy Lạp là một
nghiên cứu trường hợp, mà chỉ đánh thuế 10% trên cổ tức (được chia) – tức
là ít hơn nhiều so với (thuế) thu nhập từ lao động. Italy cũng đi xa trong việc
giảm thuế vốn tài chính. Các cổ tức ở đó ngày nay bị đánh thuế chỉ ở mức
26%, các khoản thừa kế hầu như được miễn, và niềm tin rằng là không thể
để đánh thuế tài sản tài chính là phổ biến đến mức chỉ bất động sản đã bị tác
động bởi sự tăng thuế kể từ khủng hoảng tài chính – một chính sách mà đã
dẫn đến sự thất bại của Mario Monti trong các cuộc bầu cử 2013. Tuy vậy,
chúng ta ưa hơn những tính toán thận trọng về thiệt hại, bởi vì không thể có
lý do nào để cho chúng bị tranh cãi trước WTO.

Một nhận xét thứ hai: trong bất kể tính toán nào về thuế quan tối ưu, có
một biên sai số nhỏ, bởi vì chúng ta chẳng bao giờ biết chính xác phản ứng
của các nhà xuất khẩu và các nhà nhập khẩu sẽ là gì, vì nó phụ thuộc vào
nhiều tham số. Một kịch bản có khả năng là như sau: nếu thuế quan được áp
đặt, các khách hàng pháp sẽ ngừng mua các sản phẩm thuỵ sĩ trừ phi giá cả
sau-thuế của các sản phẩm này vẫn không đổi, các giá đó được xác định trên
một mức toàn cầu. Như thế các nhà sản xuất thuỵ sĩ sẽ phải bán ít hơn và
giảm giá trước thuế của họ: thay cho xuất khẩu, như hiện thời họ làm, giá trị
60 tỷ € của hàng hoá sang Pháp, Đức, và Italy – chủ yếu là các sản phẩm hoá
học, máy móc, và đồng hồ – họ sẽ bán không nhiều hơn 45 tỷ € giá trị, mà,
sau khi trả thuế quan 30%, sẽ tương ứng với một hoá đơn không đổi khoảng
60 tỷ € cho các nhà nhập khẩu. Và như thế sẽ có một sự giảm 15 tỷ € trong
thu nhập quốc gia cho Thuỵ Sĩ và một sự tăng tương ứng cho ba nước giáp
ranh.

97



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

Chắc hẳn, một khoản thiệt hại 15 tỷ € sẽ là đủ để buộc Thuỵ Sĩ minh


bạch thuế hoàn toàn, bởi vì nó là một số tiền so sánh được với số nó có được
bằng việc quản lý tài sản của những kẻ trốn thuế. Theo các số liệu thống kê
chính thức, khu vực tài chính chiếm khoảng 11% GDP của Thuỵ Sĩ. Nhưng
các hoạt động quản lý tài sản cá nhân nghiêm túc mà nói chỉ chiếm 4%. Phần
còn lại tương ứng với hoạt động của các nhà bảo hiểm và những công việc
kinh doanh ngân hàng khác, các khoản vay, việc tự buôn bán (la spéculation
pour compte propre hay tiếng anh proprietary trading)*, và vân vân. Hơn
nữa, tài sản được quản lý bởi các ngân hàng thuỵ sĩ không phải tất cả bị giấu
giếm – tài sản của những người thuỵ sĩ phần lớn quả thực được khai báo –
như thế sự trốn thuế hầu như không mang lại nhiều hơn 3% của GDP
(khoảng 1% của tổng số các tài sản không khai báo được quản lý bởi các
ngân hàng), hay 15 tỷ € một năm. Đấy là một đóng góp đáng kể, nhưng
không sống còn: ngược với một quan niệm phổ biến, Thuỵ Sĩ không sống
nhờ vào tính mờ đục tài chính (ngược với một số nhà nước tí hon như Quần
Đảo Virgin thuộc Anh). Nó sẽ bình phục nhanh nếu sự mờ đục biến mất.

Hẳn là có sự không chắc chắn về chính xác Thuỵ Sĩ nhận được bao nhiêu,
và 3% của GDP là bảo thủ, đặc biệt bởi vì tài sản của những kẻ gian lận được
tạo ra từ hoạt động ở những nơi khác hơn là trong các phòng quản lý tài sản
của các ngân hàng. Tuy nhiên, điểm quan trọng là, sự trốn thuế kiếm được
cho Thuỵ Sĩ ít hơn rất nhiều so với những gì nó tốn cho các nước nạn nhân.
Nếu giả như các ngân hàng thuỵ sĩ là các ngân hàng duy nhất trên thế giới
cung cấp các dịch vụ trốn thuế, về nguyên tắc chúng có thể tăng các khoản


* tức là ngân hàng tự mình đầu cơ, buôn bán cho chính mình chứ không phải cho khách

hàng của nó

98



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

hoa hồng của chúng và kiếm được khoản tương đương của tất cả, hay gần
như tất cả, số thuế trốn được của các khách hàng của chúng. Nhưng chúng
không còn là độc quyền và không thể đòi các khoản hoa hồng quá cao mà
chúng đã đòi trong các năm 1960.

Nếu các khoản thuế quan 30% tỏ ra là không hiệu quả (chẳng hạn, do
ảnh hưởng chính trị của các nhà ngân hàng thuỵ sĩ), sẽ là đủ để mở rộng liên
minh với các nước khác: bằng việc bao gồm Vương quốc Anh, Tây ban Nha,
và Bỉ, các khoản tổn thất cho Thuỵ Sĩ sẽ đạt 4% của GDP; với toàn bộ Liên
minh Âu châu, 5%. Càng nhiều chính phủ trong liên minh, cơ hội cho thành
công càng lớn. Nhưng tin tốt lành là, sẽ chỉ cần một nhóm nhỏ (Pháp, Đức,
và Italy, nước sau cùng có thể được thay bằng Vương quốc Anh) để buộc sự
hợp tác đầy đủ của các ngân hàng và các nhà chức trách thuỵ sĩ.

Nhận xét cuối cùng: những tính toán được trình bày ở đây dựa vào ước
lượng của tôi về số tiền gian lận tại các ngân hàng thuỵ sĩ trong năm 2016,
ngay trước sự trao đổi tự động dữ liệu. Chúng tính đến sự thực rằng một
phần tăng lên của tài sản âu châu do các tổ chức thuỵ sĩ quản lý được khai
báo cho thuế vụ theo dạng chu toàn hợp thức: đã ít hơn 5% trước khủng
hoảng tài chính 2008-2009, trái với khoảng 25% ngày nay. Nếu tất cả các
ngân hàng áp dụng sự trao đổi tự động một cách chu đáo, thì tỷ lệ này sẽ đạt
100%; sự gian lận sẽ biến mất và sự cần thiết của các sự trừng phạt cũng
biến mất với nó. Nhưng nếu các nhà ngân hàng một lần nữa phản bội các lời
hứa của họ, thì sẽ phải xem xét áp dụng chúng.

Phải nói rõ: mục tiêu của các trừng phạt thương mại là để buộc các thiên
đường thuế hợp tác tốt, không phải để lập lại chủ nghĩa bảo hộ. Chúng ta
đang nói về các sự đe doạ để suy đi tính lại, mà một cách lý tưởng sẽ chẳng

99



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

bao giờ phải được áp dụng. Các thuế quan 30% đã chẳng bao giờ làm lợi cho
bất kể ai về dài hạn. Trong dài hạn, sự trao đổi tự do làm lợi cho tất cả các
quốc gia và chủ nghĩa bảo hộ phải bị bài trừ. Đơn giản, không còn có thể tiếp
tục tự do hoá thương mại trong khi bỏ qua hoàn toàn các vấn đề che giấu
thuế. Các vấn đề đó phải được đặt vào tâm của các cuộc thảo luận thương
mại.

Cùng cách tiếp cận sẽ cho phép nhận được sự hợp tác của các trung tâm
lớn khác. Trong mọi trường hợp, các nước lớn có thể khiến sự mờ đục tài
chính chùn bước nhờ các liên minh tương đối nhỏ.

Trường hợp luxembourg

Một nước, tuy vậy, nêu ra một vấn đề bởi vì nó được bảo vệ khỏi thuế quan
thương mại nhờ các hiệp ước âu châu: đấy là Luxembourg. Nó phải bị loại
khỏi EU? Câu hỏi đáng được nêu ra, bởi vì Luxembourg mà đã đồng sáng lập
Liên minh trong năm 1957 chẳng có gì liên quan đến Luxembourg ngày hôm
nay. Thép đã là mọi thứ khi đó; tài chính đã chẳng là gì cả. Ngày nay, không
có ngành tài chính của nó, Đại Công Quốc sẽ chẳng là gì cả; ngày mai, tài
chính hải ngoại có thể là mọi thứ (xem hình 8). Nó là Thiên đường Thuế của
tất cả các thiên đường thuế, hiện diện trong mọi giai đoạn của mạch quản lý
tài sản quốc tế, được sử dụng bởi tất cả các trung tâm tài chính khác.

Các nước ký kết Hiệp ước Rome đã không thể hình dung ra khả năng
của một sự biến động như vậy khi chúng đặt các cơ sở của các định chế âu
châu. Đối với chúng, Luxembourg đã là một quốc gia cổ, người thừa kế của
một nhà nước thành viên của Đế quốc La Mã Thần thánh Đức (Saint Empire
romain germanique, Germanic Holy Roman Empire) kể từ năm 1000, mà đã

100



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

là một nước cam kết ủng hộ giấc mơ âu châu. Ngày nay bẫy đã sập. Một thuộc
địa của ngành tài chính quốc tế, Luxembourg ở tâm của sự trốn thuế âu châu
và đã làm tê liệt cuộc chiến đấu chống lại tai hoạ này trong hàng thập niên.

HÌNH 8

Luxembourg, từ thép đến Clearstream (% của GDP)

50%

Tài chính
40%

30%

20%
Công nghiệp

10%

0%
1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015

Nguồn: Statec (xem phụ lục online của chương 5, www.gabriel-zucman.eu).

Sự biến đổi lớn này đáng được kể lại, nếu chúng ta muốn bình tâm suy
ngẫm cách để sửa nó. Trước tiên, phải hiểu kỹ rằng Luxembourg không có
được thành công trong sự chuyển đổi của nó thành cái gọi là sự ổn định hay
lực lượng lao động có chất lượng cao của nó, như những kẻ nịnh bợ của nó
tự nhận. Trong thực tế, lạm phát ở đó đã cao hầu như ở Pháp kể từ các năm
1970 và cao hơn ở Đức rất nhiều. Hoạt động kinh tế giao động dữ dội tuỳ

101



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

thuộc vào các chấn động của tài chính quốc tế: giữa 2007 và 2009, GDP trên
người lao động đã giảm 10% (ngược với 2% ở Pháp); nó đã tăng ít kể từ đó.
Sự ổn định duy nhất là sự ổn định của quyền lực: kể từ 1783 gia đình cai trị,
nhà Nassaus, đã chuyển tước vị đại công tước từ một nhánh gia đình sang
nhánh khác; Đảng Xã hội Thiên chúa giáo Nhân dân đã cung cấp thủ tướng
kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, với ngoại lệ của một giai đoạn ngắn
5 năm vào cuối các năm 1970 và của chính phủ được bầu trong năm 2013.
Về phần lực lượng lao động quốc gia, nó đang già đi và chẳng có gì độc đáo
để bán: không phải thép, không phải truyền thống cổ truyền cho sự quản lý
tài sản như ở Thuỵ Sĩ, cũng chẳng phải các bằng đại học có uy tín như ở nước
Anh.

Nếu Luxembourg đã thành công trong việc trở thành một trong những
trung tâm tài chính đứng đầu trên thế giới, chính là bằng việc thương mại
hoá chủ quyền của riêng nó.2 Bắt đầu trong các năm 1970, chính phủ đã đề
xướng một công việc kinh doanh chưa từng có: việc bán cho các công ty đa
quốc gia khắp thế giới quyền để quyết định thuế suất riêng của chúng, các
ràng buộc điều tiết, và các nghĩa vụ pháp lý cho bản thân chúng. Đã có nhiều
người thấy lợi thế của loại thương mại mới này. Một ngân hàng lớn có muốn
tạo ra một quỹ đầu tư cho các khách hàng của nó? Hãy lập nó trong Đại Công
Quốc; chính phủ không áp đặt khoản thuế nào. Cùng ngân hàng có muốn bán
các cổ phiếu mới để củng cố vốn của nó và thoả mãn các đòi hỏi của các nhà
điều tiết? Tại Luxembourg nó có thể phát hành các chứng khoán “lai”: các
cổ phiếu cho những người giám sát, nhưng các trái vụ (obligation) cho nhà
chức trách thuế – thu nhập được trả sẽ có thể được khấu trừ khỏi thuế thu
nhập công ty. Trong mùa thu 2014, một liên doanh của các nhà báo điều tra
(LuxLeaks) đã tiết lộ một cách rất cụ thể mà nhà chức trách thuế

102



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

luxembourg đã ký các thoả thuận tuỳ tiện với các công ty đa quốc gia từ
khắp thế giới, bảo đảm cho chúng các thuế suất thực tế thấp hay zero.

Sự buôn bán chủ quyền không biết giới hạn nào. Mọi thứ được mua; mọi
thứ thương lượng được. Nó đã thu hút hàng ngàn quỹ đầu tư, các holdings
của các tập đoàn đa quốc gia, các công ty bình phong, và các ngân hàng cá
nhân (private bank-quản lý tài sản cá nhân). Việc thành lập các công ty, đến
lượt, đã đem lại những người lao động trong ngành tài chính, kiểm toán, và
tư vấn. Hiện tại có hơn 150.000 người đi ngang biên giới hai lần mỗi ngày,
nửa từ Pháp, mỗi một phần tư từ Bỉ và Đức.

Luxembourg không phải là nước duy nhất đã bán chủ quyền của nó,
không chút nào. Nhiều nhà nước tí hon đã không chịu nổi sự cám dỗ. Nhưng
nó là nước đã đi xa nhất. Trong năm 2017 một phần ba sản lượng của Đại
Công Quốc đã được sử dụng để trả lương cho những người lao động ngang
biên giới và, trên hết, để trả lợi tức của các chủ sở hữu nước ngoài của các
ngân hàng, các quỹ đầu tư, và holdings. GNP như thế chỉ là hai phần ba của
GDP: sau khi khấu trừ thu nhập sơ cấp ròng được trả cho phần còn lại của
thế giới – tiền lương, cổ tức, và lãi – GDP của Luxembourg giảm đi một phần
ba.

Tình hình này là độc nhất trên thế giới và trong lịch sử: không quốc gia
độc lập nào, bất luận nhỏ và mở đến đâu đối với thương mại quốc tế, đã từng
trả một phần như vậy của thu nhập của nó ra nước ngoài. Một lãnh thổ duy
nhất ngày nay đến gần để sánh với Đại Công Quốc về khía cạnh này: Puerto
Rico. Quần đảo caribbe, với gần 4 triệu dân, là một thiên đường thuế được
tìm kiếm bởi các công ty đa quốc gia, nhất là các công ty dược. Tất cả, hay
hầu như tất cả, vốn ở đó được nắm giữa bởi những người mỹ, những người

103



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

thuê dân cư địa phương; tất cả lợi nhuận trả lại cho Chú Sam. Sự khác biệt
với Luxembourg? Puerto Rico không phải là một quốc gia độc lập. Quốc hội
mỹ áp đặt hầu hết luật ở đó, nhưng dân cư địa phương không có tư cách
công dân mỹ. Nó không thể bầu một thượng nghị sĩ, một dân biểu, hay tổng
thống Hoa Kỳ.

Hãy tưởng tượng một cái nền (mặt bằng-platform) trên biển nơi những
người dân gặp nhau trong ngày để sản xuất và buôn bán, không có bất cứ
luật hay bất cứ thuế nào, trước khi được vận chuyển về nhà của họ vào buổi
tối trên lục địa. Chẳng ai nghĩ về việc coi một chỗ như vậy, nơi 100% sản
lượng của nó được gửi ra nước ngoài, như một quốc gia. Cái gì là một quốc
gia, cái gì là một platform? Chúng ta không biết nơi nào để định giới hạn,
nhưng một ngưỡng 50% của sản lượng của nó, mà Luxembourg đang tới
gần và mà nó có thể đạt vào 2025, là không phải vô lý.

Luxembourg in hay out?

Hãy rõ ràng: nếu Luxembourg không còn là một quốc gia nữa, nó không còn
có một chỗ trong Liên minh Âu châu. Tại Hội đồng của Liên minh Âu châu
(Council of the European Union-mà tập hợp các bộ trưởng của các nhà nước
thành viên lại với nhau) và Hội đồng Âu châu (European Council) (nơi các
nguyên thủ quốc gia và chính phủ quyết định các mục tiêu chiến lược), mỗi
nước, dù nhỏ đến đâu, có thể khiến cho tiếng nói của nó được nghe. Nhưng
chẳng gì trong các hiệp ước, theo tinh thần của sự xây dựng âu châu hay
theo lý lẽ dân chủ, biện minh cho việc cho phép một platform trên mặt đất
của ngành tài chính toàn cầu có một tiếng nói ngang với tiếng nói của các
nước khác. Đặc biệt, Đại Công Quốc, giống mỗi nhà nước thành viên, có các
khả năng ngăn chặn rộng rãi. Trong Hội đồng của Liên minh Âu châu, mỗi

104



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

nước có một quyền để phủ quyết các đề xuất liên quan đến đánh thuế, chính
sách xã hội, và ngoại giao. Trong Hội đồng Âu châu, các quyết định được đưa
ra một cách nhất trí. Trong cả hai định chế này nơi hầu hết quyền lực được
thực hiện, đại diện của 500.000 cư dân của Luxembourg có thể áp đặt ý chí
của nó lên 500 triệu những người âu châu. Có bao giờ chúng ta sẽ phát hiện
ra các sự cản trở và thoả hiệp bị nó áp đặt? Chắc chắn không, bởi vì những
cuộc bàn cãi của Hội đồng Âu châu (và chắc chắn các cuộc họp của các bộ
trưởng tài chính) được giữ trong bí mật, mà về nó nhân tiện thủ tướng
luxembourg đã công khai chúc mừng bản thân mình.

Vấn đề khác do Luxembourg nêu ra trong hình thức thuộc về EU hiện


thời của nó, là rủi ro mà nó gây ra cho sự ổn định tài chính của EU. Bởi vì mô
hình kinh tế của Đại Công Quốc dựa vào một khu vực tài chính phình to,
không thể đứng vững được và cuối cùng chỉ có thể dẫn tới thảm hoạ, như đã
xảy ra ở Ireland hay Cyprus, với một sự cứu giúp tốn kém như một kết quả.
Nó cũng là mô hình mà, ngược với niềm tin phổ biến, đã không mang lợi cho
dân cư địa phương. GDP trên người lao động đã tăng chỉ 1,4% trên năm kể
từ 1970, một kết quả rất xoàng mà đặt Luxembourg vào cuối hàng của các
nước phát triển.

Mặt khác, bất bình đẳng giữa các cư dân đã tăng lên. Tiền lương trong
khu vực hải ngoại đã bùng nổ, đặc biệt trong các hoạt động pháp lý và tư vấn
kinh doanh. Trong ngành chế tác, xây dựng hay giao thông, những người lao
động đã không được lợi từ bất cứ lợi lộc nào theo sức mua kể từ giữa các
năm 1990 và đã thấy vị thế tương đối của họ sụp đổ. Kể từ 1980 tỷ lệ nghèo
đã tăng gấp đôi; giá nhà ở đã gấp ba. Thủ đô của nó, thành phố Luxembourg
– với 100.000 dân cư, công nhận là xanh, và được củng cố, nhưng có sức thu
hút hạn chế – ngày nay đắt đỏ như London. Luxembourg là một nước bị cắt

105



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

thành hai, nơi các nhà ngân hàng, các luật sư, và các nhà kế toán sống xa hoa,
trong khi phần còn lại của dân cư chịu một sự giảm sút gia tăng. Và những
người bị loại khỏi thế giới tài chính không được đánh giá quá ở trường học:
thành tích giáo dục, theo các điều tra PISA (Chương trình Đánh giá Học sinh
Quốc tế), là trong số các nước tồi nhất của OECD và những sự bất bình đẳng
trường học là trong số cao nhất.

Nếu chúng ta muốn ngăn chặn các thảm hoạ irland và cyprus khỏi xảy
ra lần nữa, là thiết yếu rằng Luxembourg quay lại. Giải pháp đơn giản nhất
là sự hợp tác đầy đủ và hoàn toàn với các nước ngoài để ngừng sự gian lận
và chấm dứt sự tối ưu hoá thuế của các công ty lớn. Hoạt động này của tính
minh bạch sẽ tốn nhiều cho Đại Công Quốc (ít nhất 30% GDP), bởi vì khu
vực tài chính ở Luxembourg theo nghĩa đen sống nhờ vào sự thao túng kế
toán của các công ty đa quốc gia và sự gian lận của các cá nhân, không chỉ từ
tính bí mật tài chính, mà mang lại gần 10% của GDP, mà trên hết bởi vì một
phần lớn của tiền được giữ ở Thuỵ Sĩ và nơi khác được quay vòng lại qua
các quỹ đầu tư của nó. Trừ phi Luxembourg hợp tác, sự đe doạ phải được
làm rõ: sự loại trừ khỏi EU, tiếp sau bởi một sự cấm vận tài chính và thương
mại bởi ba nước giáp ranh.

Một sổ đăng ký tài chính toàn cầu

Hiện tại chúng ta đã phân tích yếu tố thứ nhất trong một kế hoạch hành
động – các hình phạt chống lại các lãnh thổ không hợp tác – bây giờ hãy ngó
đến yếu tố thứ hai, việc tạo ra các công cụ của sự minh bạch tài chính.

Mục tiêu số một, và một trong những đề xuất trung tâm được trình bày
rõ trong cuốn sách này, là để tạo ra một sổ đăng ký tài chính toàn cầu

106



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

(cadastre financier du monde, global financial register). Nó là cái gì? Rất


đơn giản, nó sẽ là một sổ đăng ký ghi chép ai sở hữu tất cả chứng khoán tài
chính đang lưu hành, các cổ phiếu, các trái phiếu, và các cổ phiếu quỹ đầu
tư tín thác khắp thế giới. Một sổ đăng ký kiểu này là hữu ích bởi vì nó sẽ cho
phép các nhà chức trách thuế để kiểm tra rằng các ngân hàng, trong nước
và trước hết hải ngoại, thực sự chuyển tất cả dữ liệu chúng có sẵn. Không có
một sổ đăng ký thuộc loại này, các nhà ngân hàng thuỵ sĩ sẽ luôn luôn có khả
năng cho rằng chúng không có khách hàng pháp nào và có thể tiếp tục trao
đổi rất ít thông tin cho (sở thuế pháp ở phố) Bercy. Đó là cái lịch sử dạy
chúng ta: từ sự làm giả các tài liệu ngân hàng trên quy mô lớn bởi các tổ
chức thuỵ sĩ trong năm 1945, đến sự thất bại của chỉ thị thuế tiết kiệm và
chương trình “nhà trung gian đủ trình độ” ở Hoa Kỳ, mọi thứ đều chỉ ra sự
cần thiết cho các công cụ xác minh mà không chỉ dựa vào thiện ý của các nhà
ngân hàng hải ngoại. Không có những cách cụ thể để xác minh rằng các nhà
ngân hàng truyền đủ thông tin chúng có về các khách hàng của chúng, thì
những kẻ lách thuế giàu có có thể có khả năng che giấu một phần ngày càng
tăng tài sản của họ trong sự hoàn toàn không bị trừng phạt.

Nhưng mục tiêu của sổ đăng ký vượt quá sự kiềm chế trốn thuế: một
công việc kế toán tốt hơn về tài sản – không chỉ các tài sản thực mà cả các
tài sản tài chính – sẽ làm nhiều việc tốt trong cuộc đấu tranh chống lại sự
rửa tiền, hối lộ, và việc tài trợ chủ nghĩa khủng bố; để tạo ra bước tiến khổng
lồ trong việc giám sát sự ổn định tài chính; và trên hết để cải thiện sự đo
lường của chúng ta về những sự bất bình đẳng, một điều kiện không thể
thiếu để thực hiện các chính sách tài khoá thích hợp. Việc xây dựng nó phải
là mục tiêu trung tâm của tất cả những người chống lại sự mờ đục tài chính.

107



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

Một sổ đăng ký tài chính toàn cầu chẳng hề là không tưởng, bởi vì các
sổ đăng ký tương tự tồn tại rồi – nhưng chúng tản mác và dưới sự quản lý
của các công ty tư nhân. Mục tiêu là kết hợp chúng lại nhằm để tạo ra một
sổ đăng ký toàn cầu được dùng cho lợi ích công cộng.

Để hiểu sự hoạt động của công cụ này, tính hữu ích và tính khả thi của
nó, đầu tiên cần hiểu những gì các sổ đăng ký một phần hiện có ngày nay
thực sự đang làm. Như chúng ta đã thấy trong chương 1, các cổ phiếu và các
trái phiếu đã dưới dạng các mẩu giấy trong phần lớn hơn của thế kỷ thứ hai
mươi. Người ta đã phải chuyển các chứng khoán từ ngân hàng sang ngân
hàng với mỗi giao dịch, mà đã đặc biệt nặng nề. Với sự tăng trưởng trong
thời kỳ sau chiến tranh, số lượng các chứng khoán đã trở nên đáng kể, và hệ
thống đã suýt bị ngạt. Để cứu chữa tình hình này, trong các năm 1960 (đôi
khi sớm hơn một chút) mỗi nước đã tạo ra một sở lưu ký trung tâm nơi các
chứng khoán được giữ. Tại Hoa Kỳ, chẳng hạn, nó là Công ty Lưu ký Tín thác
(DTC-Depository Trust Company), được thành lập trong năm 1973, mà
ngày nay giữ tất cả các chứng khoán được phát hành bởi các công ty mỹ
trong các két của nó (Ngân hàng Liên bang của New York làm cùng việc cho
các trái phiếu chính phủ). Mỗi ngân hàng có một tài khoản với DTC; khi một
trong những khách hàng của chúng bán chứng khoán, tài khoản của họ được
ghi nợ và và tài khoản của ngân hàng của người mua được ghi có. Các mẩu
giấy không còn được lưu chuyển nữa. Một lần bị bất động trong các năm
1960, các chứng khoán nhanh chóng đã được phi vật chất hoá: giấy đã biến
mất hoàn toàn, và DTC đơn giản ghi dữ liệu về ai nắm giữ cái gì trên các máy
tính của nó.

Mọi nước làm cùng thế và có sở lưu ký trung tâm riêng của nó. Nhưng
hệ thống này có một thiếu sót. Kể từ các năm 1960 các công ty mỹ đã có tập

108



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

quán phát hành các trái phiếu bằng đồng mark hay đồng bảng, trực tiếp bên
ngoài lãnh thổ hoa kỳ, trên các thị trường đức hay anh. Các chứng khoán phi
quốc tịch này, không thực sự mỹ không thực sự âu châu, không có sở lưu ký
trung tâm tự nhiên nào. Hai công ty đã lấp đầy chỗ trống này và đóng vai trò
đăng ký cho chúng: Euroclear ở Bỉ và Cedel ở Luxembourg, ngày nay được
biết đến với cái tên Clearstream.

Tầm quan trọng của hoạt động của công ty sau cùng này và những ảo
ảnh bao quanh nó (nhất là ở Pháp) đòi hỏi sự làm rõ nhanh chóng. Thứ nhất,
cách gọi tên Clearstream là một sự đánh lừa. Hoạt động gốc – và vẫn chủ yếu
– của công ty này là hoạt động của sở lưu ký trung tâm, có nghĩa là nó giữ
các trái phiếu phi quốc tịch (một thời dưới dạng giấy, ngày nay dưới dạng
điện tử) tại một địa điểm an toàn và duy trì một sổ đăng ký về các chủ sở
hữu. Việc này là việc quản lý chứng khoán. Đã chỉ mới gần đây Clearstream
đã bắt đầu đóng vai trò nhà bù trừ (clearinghouse), một hoạt động quản lý
luồng của các giao dịch. Việc này gồm việc xác lập, vào cuối mỗi ngày, các
cam kết của tất cả những người mua và những người bán trên thị trường
với nhau, nhằm để biến hàng triệu lệnh thô thành một số hạn chế các thao
tác thuần. Hoạt động nhà bù trừ này là mối quan tâm bên lề trong cuộc đấu
tranh chống lại các thiên đường thuế, không giống hoạt động của một sở lưu
ký trung tâm, bởi vì Clearstream và Euroclear ngày nay là hai đơn vị duy
nhất có khả năng nhận thực (authenticate) các chủ sở hữu của hàng ngàn tỷ
dollar của các chứng khoán phi quốc tịch.

Để tạo ra một sổ đăng ký tài chính thế giới, bước đầu tiên sẽ gồm việc
hợp nhất dữ liệu máy tính của DTC (cho chứng khoán mỹ), Euroclear Bỉ và
Clearstream (cho các chứng khoán phi quốc tịch), Euroclear Pháp (cho các
chứng khoán pháp), và tất cả các sở lưu ký tài chính trung tâm quốc gia khác.

109



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

Ai nên chịu trách nhiệm về nhiệm vụ này? Lý tưởng, các hàng hoá công cộng
toàn cầu được cung cấp tốt nhất bởi các định chế quốc tế. Một ứng viên là
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), một trong những tổ chức quốc tế duy nhất mà là
thực sự toàn cầu – tất cả các nước là thành viên của nó, với những ngoại lệ
rất hiếm. IMF có các năng lực kỹ thuật để tạo ra một sổ đăng ký và để làm
cho nó hoạt động trong trung hạn; nó cũng là định chế thiết lập các quy tắc
thống kê quốc tế và chịu trách nhiệm về việc thu thập dữ liệu về luồng vốn
và các vị thế danh mục đầu tư của các nước, mà, như chúng ta đã thấy, hiện
tại chịu những sự bất thường nghiêm trọng (đặc biệt một sự bất cân bằng
toang hoác giữa các tài sản có và các tài sản nợ). Thế mà một sổ đăng ký sẽ
chính xác có khả năng giải quyết các vấn đề này, các vấn đề gây cản trở
nghiêm trọng cho sự giám sát tính ổn định tài chính. Trong ngắn hạn, một
kế hoạch hành động thực tế có lẽ bao gồm việc tạo ra các sổ đăng ký một
phần ở mức khu vực (chẳng hạn, một sổ đăng ký âu châu được quản lý bởi
Ngân hàng Trung ương Âu châu) và sự hợp nhất tăng dần lên của các sổ
đăng ký khu vực để cuối cùng phủ tất cả các cổ phiếu và các trái phiếu của
thế giới.

Một trong những thách thức chủ yếu đối mặt một sổ đăng ký tài sản như
vậy sẽ đăng ký rõ các chủ sở hữu hưởng lợi thực sự của tài sản. Tất cả của
cải của thế giới cuối cùng thuộc về những người thực, với ngoại lệ của các
tài sản sở hữu chính phủ và tài sản của hầu hết các tổ chức phi vụ lợi (các
bảo tàng hay các đại học, chẳng hạn). Nhưng rủi ro là cao rằng một phần lớn
các chứng khoán đang lưu hành ban đầu đã không thể quy cho bất kể cá
nhân được xác định rõ nào, vì các cổ phiếu và các trái phiếu phần lớn được
giữ qua các nhà môi giới tài chính đan xen – các quỹ đầu tư tín thác, các quỹ
hưu trí, các công ty bảo hiểm vân vân. Hầu hết các sở lưu ký không ghi các

110



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

tên của các chủ sở hữu thực tế trong các file của chúng, chỉ tên của các trung
gian mà qua đó các chứng khoán quá cảnh. Nếu ta muốn các chủ sở hữu cuối
cùng của chúng, phải có khả năng để gỡ mối bòng bong của sự trung gian tài
chính. May thay, sự tiến bộ nào đó đã bắt đầu trong lĩnh vực này kể từ khủng
hoảng tài chính 2008–9, dưới sự bảo trợ của một uỷ ban của các nhà chức
trách từ khắp thế giới làm việc để tạo ra một hệ thống toàn cầu của sự nhận
diện thực thể pháp lý (legal entity identification).3 Hơn nữa, với hiệu lực của
các quy định quốc tế chống-rửa tiền, các nhà chức trách có quyền để yêu cầu
rằng các sở lưu ký nhận diện chính xác những người nắm giữa thật của các
chứng khoán, bằng việc quay ngược lại chuỗi trung gian tài chính nếu cần
thiết. Đấy là nguyên tắc cơ bản trong cuộc đấu tranh chống lại sự rửa tiền
và sự tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố: tất cả các tổ chức phải biết tên và địa
chỉ của các khách hàng thật sự của chúng.

Không nghi ngờ gì một số bạn đọc sợ rằng một sổ đăng ký tài chính thế
giới sẽ đe doạ tính riêng tư cá nhân. Thế nhưng các nước có các sổ đăng ký
đất (địa bạ) và bất động sản rồi; các sổ đăng ký này là công khai, và dường
như hiếm khi bị sử dụng cho các mục đích lạm dụng. Bất kể ai, chẳng hạn,
có thể kiểm tra online ai sở hữu bất động sản trên Đại lộ Park ở New York
(mặc dù đôi khi người ta tình cờ gặp các chứng thư công ty ẩn danh) hoặc
nếu một cá nhân cá biệt sở hữu bất cứ thứ gì ở Brooklyn. Đúng là các hồ sơ
này về bất động sản chỉ thâu tóm một phần tài sản của các hộ gia đình.
Nhưng khi chúng được tạo ra, hàng thế kỷ trước (tại Pháp vào năm 1791),
đất và bất động sản đã thể hiện phần chủ yếu của tài sản, như thế chúng quả
thực đã ghi lại hầu như toàn bộ tài sản tư nhân. Hoàn toàn sai để nghĩ rằng
một sổ đăng ký tài sản tài chính là một sự đoạn tuyệt triệt để với các tập

111



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

quán hiện tồn liên quan đến tính riêng tư, và nếu các sổ đăng ký bất động
sản là công khai, thì vì sao sổ đăng ký tài chính toàn cầu lại sẽ không?

Chắc chắn, không phải tất cả các nước có cùng thái độ hướng tới tính
minh bạch; và những thái độ như vậy thay đổi theo thời gian. Tại Na Uy, thu
nhập và tài sản của những người đóng thuế được đưa ra công khai. Nhưng
không ở Hoa Kỳ và ở Pháp ngày nay, mặc dù các khoản đóng thuế thu nhập
của mỗi người ở Mỹ đã được yêu cầu tiết lộ một cách công khai trong năm
1923 và 1924. Như thế có thể là sổ đăng ký tài chính không phải luôn luôn
có và công khai ở mọi nơi. Dù cơ quan công nào quản lý sổ đăng ký, sự tiếp
cận đến nó phải được trao cho các cơ quan quản lý thuế, nhằm để cho phép
chúng xác minh rằng tất cả các chứng khoán được giữ bởi những người đóng
thuế của chúng quả thực đã được khai báo – và đặc biệt rằng các ngân hàng
hải ngoại trao đổi tất cả thông tin chúng có (xem hình 9).

Trong ngắn hạn, sổ đăng ký tài chính thế giới sẽ không bao gồm tất cả
tài sản tài chính, chỉ các cổ phiếu, các trái phiếu, và cổ phiếu trong các quỹ
đầu tư. Hiện tại không có sự đăng ký tư nhân đầy đủ cho các sản phẩm phái
sinh (derivative) – vài sổ đăng ký đã được tạo ra sau khủng hoảng tài chính
vẫn mang tính một phần. Đấy là một lỗ hổng quan trọng cản trở một cách
nghiêm trọng sự giám sát tính ổn định tài chính và mà, nếu nó không được
lấp đầy, cuối cùng có thể làm hỏng công cụ tôi đề xuất – bởi vì những kẻ lách
thuế khi đó có thể chuyển tất cả các chứng khoán của chúng thành các quyền
chọn (option), các giấy biên nhận (warrant), và vân vân. Đấy là vì sao là cốt
yếu rằng sổ đăng ký toàn cầu, một khi đã được tạo ra từ các sổ đăng ký toàn
diện cho các chứng khoán, được mở rộng để bao gồm các derivative càng
nhanh càng tốt. Nhiều hơn câu hỏi đơn giản có tầm quan trọng tài khoá, nó
là một yếu tố cốt yếu cho sự điều tiết các thị trường tài chính.

112



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

HÌNH 9

Cho một sổ đang ký tài chính của thế giới

Các công ty Clearstream, Euroclear, và vân vân nuôi sổ đăng ký tài chính thế giới. Các nhà
chức trách thuế có thể xác minh rằng những người đóng thuế quả thực khai báo tất cả các
chứng khoán tài chính bao gồm trong sổ đăng ký.

Công ty Lưu ký Tín


thác (DTC) Nhà chức trách thuế
Hoa Kỳ mỹ

Clearstream
(Luxamburg) Nhà chức trách thuế
anh

Sổ đăng ký
Euroclear France Tài chính
(Pháp) Thế giới Nhà chức trách thuế
pháp


Các tổ chức lưu ký
chứng khoán trung Các cơ quan quản lý
tâm khác & Các thuế khác
nguồn khác

Nguồn: Depository Trust Company (USA).

Một thuế trên vốn

Sổ đăng ký tài chính thế giới liên kết mật thiết với đề xuất cho một thuế tài
sản toàn cầu được đưa ra bởi Thomas Piketty trong cuốn Tư bản trong Thế
kỷ thứ Hai mươi Mốt. Đề xuất này đã gây ra một sự tranh cãi nóng bỏng, và
tôi không muốn nhắc lại nó ở đây. Khá đơn giản, hãy giả thiết rằng một thuế
trên tài sản đã có thể hoá ra là đáng mong mỏi ở những chỗ nhất định, vào

113



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

những lúc nhất định, nếu sự tập trung của cải đã đạt những mức cùng cực
mà trên đó sự bất bình đẳng làm hại sự tăng trưởng, sự đổi mới, hay sự hoạt
động tốt của các định chế dân chủ của chúng ta. Thuế tài sản sẽ hoạt động
thế nào? Là không thể để đánh thuế tài sản nếu chúng ta không thể đo lường
nó. Hầu hết người dân là lương thiện và sẽ đóng thuế nếu nó tồn tại, nhưng
nếu ngay cả một thiểu số bé tí của những kẻ lẩn tránh thuế có thể tự do trốn
nó, thì sự ưng thuận đối với sự đánh thuế sẽ bị xói mòn nghiêm trọng. Ngược
lại, sổ đăng ký tài chính mà tôi mô tả, kết hợp với các sổ đăng ký đất và bất
động sản mà có sẵn rồi, sẽ làm cho có thể để thi hành các thuế tài sản theo
một cách dân chủ và minh bạch. Sổ đăng ký như thế là một công cụ cần thiết
cho sự đánh thuế tài sản trong thế kỷ thứ hai mươi mốt.

Chính sự kết hợp thực sự của sự đánh thuế tài sản và các sở lưu ký tài
chính là cái sẽ giáng một đòn chí mạng vào tính mờ đục tài chính. Không có
một thuế tài sản, có một rủi ro rằng ngay cả một sổ đăng ký toàn cầu có thể
không nhận diện được ai sở hữu chính xác cái gì. Bất chấp pháp luật chống-
rửa tiền mà đòi hỏi các định chế tài chính để biết các chủ sở hữu tài sản mà
chúng có trong các tài khoản thực sự là những ai, một phần không thể bỏ
qua của các chứng khoán có thể tiếp tục được ghi chép trong một sổ đăng
ký như thuộc về các trust mà không có một chủ sở hữu được nhận diện rõ.
Chúng ta có thể thậm chí tưởng tượng rằng một sự buôn bán căn cước
(identity) quy mô lớn có thể phát triển, trong đó các cá nhân được cho là
nhận giữ tài sản của những kẻ gian lận hay những kẻ buôn lậu ma tuý. Một
khoản thuế nhỏ trên tài sản được thu tại nguồn, tuy vậy, sẽ giải quyết vấn
đề này.

Hãy xem xét một trường hợp cụ thể: hãy hình dung một thuế toàn cầu
0,1% trên lượng tài sản được khấu lưu tại nguồn. Việc này có nghĩa rằng

114



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

mỗi năm các nhà chức trách thuế, dựa vào thông tin trong sổ đăng ký, 0,1%
giá trị của tất cả các chứng khoán tài chính, các tài khoản ngân hàng, và vân
vân sẽ bị khấu trừ tại nguồn – và, nói riêng, 0,1% giá trị của các danh mục
đầu tư được nắm giữ bởi những người pháp. Nhằm để lấy lại những gì đã bị
lấy đi từ họ, những người này sẽ chỉ có một giải pháp duy nhất: khai báo các
tài sản nắm giữ của họ trên các tờ khai thuế của họ. Những người đóng thuế
giàu có nhất, những người ngày nay phải chịu 1,5% thuế đoàn kết trên tài
sản, có thể được giảm 0,1% thuế đã trả của khoản thuế này (tức là phải đóng
1,4%). Những người ít giàu hơn, ngày nay không chịu thuế, sẽ được hoàn
trả đầy đủ 0,1%.

Giải pháp này có bốn ưu điểm. Thứ nhất, nó thực tế: đánh thuế 0,1% tại
nguồn không phải là không tưởng. Một loại thuế giống hệt tồn tại rồi ở một
số nước, như Thuỵ Sĩ, nơi tất cả các công ty phải, trước khi trả bất kể lãi hay
cổ tức nào, khấu lưu một khoản thuế có thể được hoàn trả là 35%. Sự khác
biệt với thuế tôi đề xuất là thuế của tôi là toàn cầu – tất cả các chứng khoán
tài chính sẽ phải chịu, và không chỉ các chứng khoán thuỵ sĩ, như ở Thuỵ Sĩ
– và được áp đặt như một tỷ lệ phần trăm của tài sản (0,1% của giá trị của
số lượng các tài sản) hơn là thu nhập (35% của lãi và cổ tức được tạo ra bởi
các cổ phiếu và các trái phiếu), bởi vì nhiều chứng khoán không tạo ra bất
kể thu nhập nào. Với sự thiết lập một sổ đăng ký toàn cầu, hai sự khác biệt
này không đặt ra vấn đề thực tiễn nào. Sẽ không có sự trốn thuế.

Ưu điểm thứ hai là, mỗi nước sẽ duy trì chủ quyền thuế của nó, bởi vì
thuế sẽ là có thể được hoàn trả cho các chủ sở hữu của các chứng khoán một
khi họ khai báo chúng trong nước của họ. Các nhà nước mà không muốn
đánh thuế tài sản sẽ trả lại cho họ tất cả thuế đã được thu. Các nước mà

115



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

muốn áp đặt một thuế suất luỹ tiến sẽ tự do để tiếp tục làm vậy, như chúng
ta đã thấy trong thí dụ pháp ở trên.

Ưu điểm thứ ba và chủ yếu: một thuế toàn cầu tại nguồn sẽ hết sức làm
giảm việc sử dụng các công ty bình phong, các trust, các quỹ từ thiện, các
tên mượn (prête-noms), và tất cả những kỹ thuật có thể tưởng tượng được
cho việc che giấu. Vì một lý do đơn giản: nó sẽ có thể được hoàn trả chỉ sau
khi tài sản đã được khai báo trên các tờ khai báo thuế cá nhân. Những người
muốn che giấu tài sản của họ sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đóng
thuế. Đánh thuế trên vốn tại nguồn là vũ khí cuối cùng chống lại tính mờ đục
tài chính.

Cuối cùng, một thuế tại nguồn sẽ trao cho các nhà nước, mà muốn nó,
khả năng về việc tạo ra thuế tài sản thích hợp của chúng, với một cơ sở rộng
và một thuế suất luỹ tiến, mà không sợ sự trốn. Trong nhiều nước, chính xác
những sự e sợ như vậy đã dẫn đến sự loại bỏ các thuế hiện tồn trên tài sản
từ những năm 1980. Thế mà các thuế này là đáng mong muốn vì nhiều lý
do: không chỉ cho cuộc đấu tranh chống lại sự mờ đục tài chính, mà trước
hết cũng cho việc giảm các sự bất bình đẳng. Cuộc đấu tranh chống các thiên
đường thuế như thế không chỉ là vấn đề kỹ thuật. Với sổ đăng ký tài chính
và thuế trên vốn, các quốc gia có thể lấy lại không chỉ một phần chủ quyền
đã bị đánh cắp, mà cũng có thể chặn sự bùng nổ của những bất bình đẳng
tài sản.

Sự tối ưu hoá thuế của các công ty đa quốc gia

Không phải tất cả các vấn đề được giải quyết vì thế. Đặc biệt, dẫu có thuế luỹ
tiến trên tài sản đi nữa, nó sẽ không thay thế thuế trên lợi nhuận của các

116



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

công ty. Chắc chắn người ta có thể nghĩ rằng cuối cùng cái đầu tiên sẽ thay
thế một phần cái thứ hai – vì mục đích không phải là để tăng các khoản thu
bắt buộc, mà để thích nghi chúng với nền kinh tế thế kỷ thứ XXI. Tính hiệu
quả kinh tế tuy vậy đòi hỏi áp dụng cả hai công cụ. Và trong khung cảnh của
sự thiếu hụt ngân sách mà các nhà nước phải chịu, sẽ là phi lý trong ngắn
hạn để không thu thuế doanh nghiệp. Vấn đề là thuế doanh nghiệp kiệt sức
và cũng phải được sáng chế lại, vì các thiên đường thuế chào mời các công
ty đa quốc gia các khả năng hầu như vô tận để trốn, mà cuối cùng có nghĩa
là ít thuế hơn cho các cổ đông và các cán bộ lãnh đạo. Sự trôi dạt là sâu,
nhưng, lại lần nữa, có giải pháp.

Lý do cho sự phá sản hiện thời là, thuế doanh nghiệp dựa trên một điều
hư cấu, ý tưởng rằng người ta có thể xác định các lợi nhuận có được bởi mỗi
chi nhánh công ty đa quốc gia theo từng nước. Nhưng ngày nay điều hư cấu
này không còn bảo vệ được nữa, bởi vì các tập đoàn đa quốc gia, được
khuyên bởi các hãng kiểm toán và tư vấn lớn, trong thực tiễn tự do để
chuyển lợi nhuận của chúng tới nơi chúng muốn, mà thường là nơi nó bị
đánh thuế ít nhất. Và bản thân các nước lớn đa phần đã từ bỏ việc đánh thuế
lợi nhuận được “thực hiện” bên ngoài lãnh thổ của chúng bằng cách ký hàng
trăm hiệp ước quốc tế gọi là đánh thuế hai lần, mà trong thực tiễn dẫn đến
không đánh thuế hai lần.

Sự tối ưu hoá thuế của các công ty hoạt động như thế nào? Đơn giản
lắm, bất chấp những gì thường xuyên được nghe. Có hai kỹ thuật chính. Thứ
nhất, kỹ thuật vay nội bộ tập đoàn, bao gồm việc chất gánh nợ lên các chi
nhánh tại các nước đánh thuế nặng trên lợi nhuận, như Pháp và Hoa Kỳ. Mục
tiêu là để làm giảm lợi nhuận ở nơi chúng bị đánh thuế và bắt chúng xuất
hiện ở Luxembourg hay ở Bermuda, nơi chúng bị đánh thuế rất ít hay chẳng

117



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

hề bị. Thủ đoạn phổ biến này tuy nhiên vấp phải một vấn đề lớn: nó là khá
dễ để phát hiện.

Kỹ thuật tối ưu hoá thứ hai, thủ đoạn chuyển giá, đóng một vai trò quan
trọng hơn. Chuyển giá là giá mà tại đó các chi nhánh của một tập đoàn cho
trước mua các sản phẩm riêng của chúng với nhau. Bên trong một công ty
duy nhất, các chi nhánh ở Bermuda bán các dịch vụ với giá cao cho các đơn
vị đóng ở Pháp hay Hoa Kỳ. Lợi nhuận như thế lại xuất hiện ở các thiên
đường thuế và các khoản lỗ trong các nền kinh tế lớn của châu Âu lục địa, ở
Nhật Bản hay ở Hoa Kỳ. Những sự tinh tế pháp lý, mà cho phép các công ty
đa quốc gia có được những sự kết hợp này vẫn nằm trong ranh giới của sự
hợp pháp, là rất nhiều. Hậu quả ra sao? Trong năm 2017, các công ty mỹ
khai báo 55% lợi nhuận tại nước ngoài của chúng được thực hiện ở sáu
nước: Hà Lan, Bermuda, Luxembourg, Ireland, Thuỵ Sĩ và Singapore. Theo
các ước tính tốt nhất hiện có, mà vào giai đoạn này chỉ có trên các dữ liệu
mỹ, sự định vị nhân tạo này của các khoản lợi nhuận cắt khoảng 20% thuế
phải trả của các công ty đa quốc gia, cho phép chúng giảm hoá đơn thuế 120
tỷ euro một năm.4

Tất cả việc này đã được biết kỹ, đã lặp đi lặp lại và nhất trí lấy làm tiếc,
phải thừa nhận là đúng: vấn đề ngày càng trầm trọng thêm, vì thủ đoạn
chuyển giá đã chẳng bao giờ dễ như ngày nay. Người ta đã có thể bán cho
bản thân mình chuối hay các chiếc xẻng với các giá cắt cổ – đã thấy việc này
rồi – nhưng rủi ro là cao cho các công ty tiến hành sự gian lận hiển nhiên
như vậy, như chúng có thể thấy mình bị tóm bởi các nhà chức trách thuế.
Ngược lại, chẳng có gì ít rủi ro hơn việc thao túng giá cả của các patent, các
logo, các nhãn, hay các thuật toán, bởi vì giá trị của các tài sản này là khó
một cách cố hữu để xác định. Đấy là vì sao các gã tránh thuế khổng lồ là các

118



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

công ty của nền kinh tế mới: Google, Apple, và Microsoft. Việc đánh thuế các
công ty giảm theo cùng mức khi vốn vô hình có được tầm quan trọng.

Các thao tác tài khoản không chỉ gây tổn thất nhiều cho các nhà nước.
Chúng cũng làm cho các số liệu thống kê kinh tế vĩ mô cơ bản mất tầm quan
trọng, với các hậu quả xấu cho điều tiết và sự ổn định tài chính. Các tài khoản
quốc gia của Ireland, chẳng hạn, bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi thủ đoạn gian
trá của các công ty đa quốc gia. Thứ nhất, trong cán cân thanh toán: để
chuyển các lợi nhuận của chúng sang đảo này, nơi chúng bị đánh thuế chỉ
12,5%, các công ty đã bắt các chi nhánh ireland của chúng nhập khẩu với giá
cả thấp và xuất khẩu với giá cả cao một cách nhân tạo – mà dẫn đến một
thặng dư thương mại gây sửng sốt lên đến 25% GDP cho Ireland! Thặng dư
này chẳng liên quan gì đến bất cứ loại lợi thế cạnh tranh nào; nó chẳng có
lợi cho dân cư ireland chút nào: nó được trả lại hoàn toàn cho các chủ sở
hữu nước ngoài của các hãng hoạt động ở Ireland, đến mức thu nhập quốc
gia của Ireland thấp hơn GDP đến 20%. Những thủ đoạn chuyển giá đã làm
méo mó rất lớn phần của (vốn và lao động trong) giá trị gia tăng: các lợi
nhuận cao một cách nhân tạo của các chi nhánh nước ngoài làm cho phần
(giá trị gia tăng) của vốn lên hơn 50% trong các khu vực nơi vốn vô hình là
lớn, như trong ngành dược.

Một thuế doanh nghiệp cho thế kỷ XXI

Phải làm gì? Cách tiếp cận hiện thời của các nước OECD và G20 là để thử cải
cách hệ thống hiện tồn bằng một loạt các biện pháp kỹ thuật nhỏ.5 Nhìn lại
– các cố gắng đầu tiên đã bắt đầu trong nửa thứ hai của các năm 1990 –, kết
luận là rõ: cách tiếp cận này chắc hẳn thất bại. Trong cuộc đua thủ đoạn
chuyển giá, các công ty sẽ luôn luôn đi trước xa những người kiểm tra, bởi

119



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

vì các phương tiện của chúng là lớn hơn. Việc tăng các nguồn lực dành cho
cuộc đấu tranh chống lại các thủ đoạn gian trá kế toán không nghi ngờ gì là
một việc tốt, nhưng rủi ro là thực để làm tăng các khoản chi tiêu của một
bên cũng như của bên kia, một sự tổn thất thuần tuý cho xã hội.

Giải pháp là đánh thuế trên các lợi nhuận toàn cầu, mà không thể gian
lận. Để quy các lợi nhuận cho các nước khác nhau cần sử dụng một công
thức phân chia không thể bị thao túng. Công thức lý tưởng đặt một trọng số
cao lên số lượng doanh thu trong mỗi nước, các công ty chỉ có sự kiểm soát
ít đối với số này: chúng không thể chuyển các khách hàng của chúng từ Pháp
sang Bermuda! Vấn đề là, nếu giả như Trung Quốc sản xuất một sản phẩm
mà chỉ những người mỹ mua, nếu chỉ tính đến địa điểm bán hàng thì phải
quy tất cả lợi nhuận – và tất cả thuế – cho Hoa Kỳ. Để tránh một kịch bản
như vậy, các yếu tố khác có thể được tính đến (trong công thức), như tổng
lương và vốn được sử dụng trong sản xuất. Một khi các lợi nhuận được quy
cho các nước khác nhau, mỗi nước vẫn tự do để đánh thuế chúng với thuế
suất nó muốn.

Cho dù công thức huyền diệu vẫn chưa được sáng chế ra (và có lẽ không
tồn tại), chúng ta vẫn có thể hiểu lợi thế của một hệ thống như vậy: một thuế
mà bắt đầu từ các lợi nhuận hợp nhất toàn cầu của các hãng và quy chúng
cho mỗi nước sẽ làm cho sự thao túng các sự chuyển giá vô nghĩa. Theo các
ước lượng chúng ta có, chúng ta như thế có thể kỳ vọng một sự tăng 20%
của thuế đóng bởi các công ty. Đấy là chưa tính đến sự tiết kiệm được thực
hiện bởi các công ty đa quốc gia, vì chúng sẽ không còn phải trả hàng trăm
triệu euro nữa để tìm ra cách làm sao khiến lợi nhuận của chúng xuất hiện
ở Ireland hay Singapore trong khi tối thiểu hoá các rủi ro pháp lý… Chỉ có

120



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

các hãng chuyên về tối ưu hoá thuế sẽ thua thiệt trong việc này; chúng sẽ
phải biến bản thân chúng thành các thực thể hữu ích về mặt xã hội.

Thuế trên lợi nhuận toàn cầu có là một không tưởng, như OECD cho là
để biện minh cho sự bảo thủ của nó? Không chút nào. Các hệ thống có thể so
sánh được đã tồn tại rồi trên một mức khu vực. Đấy là cách các thuế doanh
nghiệp bang hoạt động ở Hoa Kỳ: lợi nhuận của các hãng hoa kỳ được tính
trên mức quốc gia, sau đó được quy cho các bang khác nhau sử dụng một
công thức mà khó để thao túng – mỗi bang sau đó tự do để chọn thuế suất
mà nó muốn đánh thuế. Uỷ ban Âu châu bênh vực một giải pháp tương tự
cho EU, qua dự án CCCTB (Common Consolidated Corpotate Tax Base-Cơ sở
Thuế doanh nghiệp Hợp nhất Chung) của nó. Brussels đã giữ một công thức
tỷ lệ đơn giản, trong đó doanh thu, tiền lương, và vốn mỗi thứ được tính cho
một phần ba. Uỷ ban đã có ý tưởng tốt để loại bỏ vốn vô hình khỏi công thức
của nó, gây nỗi đau buồn lớn cho các công ty tư vấn chuyên về tối ưu hoá,
và như thế thấy bản thân chúng bị tước mất thời quá khứ ưa thích của
chúng, việc gửi các patent, các nhãn, và các logo sang các trung tâm hải
ngoại. Công thức trừng phạt các thiên đường thuế – nơi có ít doanh thu,
người lao động, hay vốn hữu hình – làm lợi cho các nước lớn của châu Âu
lục địa. Vấn đề chính là, tại giai đoạn này kế hoạch được đề xuất là tuỳ chọn,
không bắt buộc – mỗi công ty có thể chọn, nếu nó muốn, để vẫn chịu các
thuế quốc gia hiện tồn, trong khi nó phải biến thành bắt buộc.

Hoa Kỳ và châu Âu như thế mỗi bên sẽ mau chóng có thuế của riêng
mình lên các công ty mà sẽ hoạt động trên một cơ sở hợp nhất, và không
phải theo từng bang (hay từng nhà nước). Chẳng có gì là không thực tiễn
trong việc hình dung ra sự hợp nhất của chúng. EU và Hoa Kỳ đang thảo luận
việc thiết lập một vùng thương mại tự do xuyên đại tây dương. Việc tạo ra

121



5: LÀM GÌ? MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI

một cơ sở chung cho việc đánh thuế các công ty phải xuất hiện trên đỉnh của
chương trình nghị sự trong các cuộc thương lượng này. Để ngăn chặn những
sự thao túng tài khoản và sự gian lận, chúng ta phải đặt các vấn đề thuế vào
trung tâm của các chính sách thương mại.

Không có lý do nào để đợi: trong khi sự tạo ra một sổ đăng ký tài chính
toàn cầu đòi hỏi một mức độ cao của sự hợp tác, Hoa Kỳ và châu Âu có thể
tiến lên một mình trong việc cải cách sự đánh thuế các công ty. Tuỳ vào họ
để chọn cách họ muốn đánh thuế các công ty đa quốc gia, bãi bỏ các hiệp
ước đánh thuế hai lần đã được ký. Một hiệp ước EU-Hoa Kỳ sẽ xây dựng nền
tảng cho cơ sở toàn cầu của sự đánh thuế mà sẽ chấm dứt các vụ bê bối
chuyển giá và cho phép việc bình tâm suy nghĩ lại vị trí của thuế doanh
nghiệp trong các hệ thống thuế thế kỷ thứ XXI.

1. Cho một chứng minh hình thức của kết quả này, xem Constantinos Syropoulos, “Optimum Tariffs
and Retaliation Revisited: How Country Size Matters”, Review of Economic Studies, vol. 69, no 3,
2001, p. 707-727.
2. Về quan niệm thương mại hoá chủ quyền, xem Ronen Palan, “Tax Havens and the
Commercialization of State Sovereignty”, International Organisation, vol. 56, no 1, 2002, p. 151-
176.
3. Chi tiết hơn, xem LEIROC.org.
4. Xem Gabriel Zucman, “Taxing Across Borders… “, art. cité.
5. OCDE, “Plan d’action concernant l’érosion de la base d’imposition et le transfert de bénéfices”,
juillet 2013.

122



Kết luận

Cuốn sách này đưa ra ánh sáng những cách cụ thể theo đó sự trốn thuế của
các cá nhân giàu có và các công ty đa quốc gia xảy ra. Nó tính chi phí cho các
chính phủ – tức là, cho tất cả chúng ta – và trên hết đề xuất các phương tiện
để chấm dứt nó.

Châu Âu rơi vào một cuộc khủng hoảng triền miên. Nhiều người tin rằng
họ thấy trong đó dấu hiệu của một sự giảm sút không thể đảo ngược được,
nhưng họ sai. Lục địa là vùng giàu nhất trên thế giới, và việc này sẽ không
thay đổi trong thời gian gần. Tài sản tư nhân ở đó là cao hơn nợ công rất
nhiều. Và, ngược với những gì chúng ta thường tin, tài sản đó là có thể đánh
thuế được. Lợi nhuận đi sang Bermuda, nhưng các nhà máy thì không. Tiền
che giấu ở Thuỵ Sĩ, nhưng nó không được đầu tư ở đó. Vốn không di chuyển;
nó có thể đơn giản được che giấu. Châu Âu đang bị đánh cắp từ bản thân nó.

Nhưng vòng xoáy này có thể được đảo ngược. Nhờ một sổ đăng ký tài
chính toàn cầu, nhờ các sự trừng phạt tỷ lệ chống lại các thiên đường thuế,
và nhờ một cách mới về đánh thuế các công ty đa quốc gia, sự che giấu thuế
có thể bị ngăn chặn. Điều này có là không tưởng? Điều này là cái hầu hết các
chuyên gia đã nói về sự trao đổi tự động vào đầu các năm 2010, trước khi
tập hợp lại ủng hộ nó như một tiếng nói duy nhất theo bước Hoa Kỳ. Không
có các trở ngại kỹ thuật nào cho các biện pháp tôi đề xuất. Sự kháng cự từ



KẾT LUẬN

các thiên đường thuế cũng không phải là không thể khắc phục được, như
chúng ta đã thấy.

Mặc dù có các giải pháp, các chính phủ đã không xuất sắc cho đến nay
trong sự táo bạo hay quyết tâm của chúng. Như thế đã đến lúc khiến chúng
đối mặt với các trách nhiệm của mình. Nhiều người pháp đã mệt mỏi vì vực
sâu giữa những lời tuyên bố và các hành động. Chính xã hội dân sự phải huy
động, ở châu Âu và có lẽ trên hết trong các thiên đường thuế. Tôi không tin
rằng đa số dân cư của Luxembourg chấp thuận tài chính hải ngoại bắt giữ
Đại Công Quốc. Hầu hết những người thuỵ sĩ cũng chẳng chấp nhận viện trợ
tích cực mà các nhà ngân hàng của họ cung cấp cho các tỷ phú những người
đi đến đó để tránh các nghĩa vụ thuế của họ. Để sang trang chống lại sự gian
lận quy mô lớn, cuộc đấu tranh phải chiến đấu không phải là một cuộc đấu
tranh giữa các nhà nước. Nó trước hết là một cuộc đấu tranh của các công
dân chống lại định mệnh giả của sự trốn thuế và sự bất lực của các quốc gia.

124



Index



A
Alstadsæter, Annette, 61, 66. ưu thế về các quỹ tự bảo hiểm, dominance
Amazon, 7. in hedge funds, 28, 44.
ảnh hưởng ngoại sinh tiêu cực, negative Châu Phi, 33-4, 55.
externality, 93. Chi phí của sự trốn thuế hải ngoại, Xem chi phí
Áo, Austria, 85. toàn cầu của sự trốn thuế hải ngoại
Apple, 1, 7, 119. Chi phí toàn cầu của sự trốn thuế hải ngoại,
Arlette Ricci, 59. 36, 50: bất cân đối bảng thổng kết tài sản
do các tài sản che giấu, 38-40; chi phí thu
ân xá thuế, 63; xem xà lim làm tỉnh rượu
nhập hàng năm của các tài khoản nước
B ngoài không được khai báo, 47 – 48, 50;
Bahamas, 24, 37, 86. giấy bạc ngân hàng không được tính đến,
Bergier, Jean-François, 14. 45; lợi tức trung bình trên vốn tư nhân, 51;
Bergier, uỷ ban, 14, 16, 17, 20. phần trăm tài sản tài chính của các hộ gia
Bermuda, 4, 117-8, 120, 123. đình được giữ ở các thiên đường thuế, 45-
48; phương pháp tính toán, 39, 49-52, 57
Birkenfeld, Bradley, 83.
n1; phương pháp ước lượng của Henry,
BIS, xem Ngân hàng Thanh toán Quốc tế 43-44; số tiền gửi ngân hàng, 42; tài sản
Bretton Woods, 24. bảo hiểm nhân thọ không được tính, 46-
buôn bán về chủ quyền, trade in sovereignty, 47; tài sản phi-tài chính không được tính
102-3, 122. đến 45-47; tài sản tài chính trong các thiên
C đường thuế, theo nước, 55; tăng của tài sản
Cahuzac, Jérôme, 77. hải ngoại từ 2009, 4; ước lượg sử dụng bất
cân đối tài sản có/tài sản nợ, 41.
Caillaux, Joseph, 73-75.
chi phí trốn thuế hải ngoại. Xem chi phí toàn
Canada, 22, 55.
cầu của sự trốn thuế hải ngoại
Cayman, Quần đảo ix, 26-9, 37, 41, 45, 47, 49,
chỉ thị thuế tiết kiệm EU, 83-86, 107: bỏ qua
86: đăng ký trust ở, 28; tài sản tài chính
cổ tức, 84; dễ để tránh thuế khấu lưu, 85-
được giữ ở các thiên đường thuế, 37; vai
86; ngoại lệ cho một số nước, 85; tác động
trò trong bất cân đối tài sản có/tài sản nợ,
của, 86, 107; thất thu do sự trốn, 88.
role in world’s asset/liability imbalance, 41;
Chiến tranh Thế giới I, 10-11, 14-15.
Chiến tranh Thế giới II, 14-15, 17, 19, 24.



INDEX

Chính sách để đấu tranh chống lại các thiên Đức: gửi ngân hàng ở Thuỵ Sĩ, 32, 33; các
đường thuế: đăng ký toàn cầu và ~ (xem sổ khoản đầu tư ở, 17; tác dụng đòn bẩy đối
đăng ký tài chính toàn cầu); FATCA và với Thuỵ Sĩ, 97, 99.
(xem FATCA); hiệp ước quốc tế đầu tiên E
cho ~, 75; các hình phạt và (xem các hình Economist, 15.
phạt); hướng tới sự trao đổi dữ liệu tự
Euroclear Pháp, xv, 109.
động toàn cầu, 79-83; khởi đầu của, 73-75;
số hiệp ước chia sẻ thông tin đã được ký, Euroclear, xv, 109, 113.
76; sự trao đổi thông tin tự động ở Pháp, F
73-75; thất bại của chỉ thị thuế tiết kiệm EU Falciani, Hervé, 58-64, 66, 68.
(xem chỉ thị thuế tiết kiệm EU); thiếu các FATCA, Bộ luật Tuân thủ Thuế của chủ Tài
trừng phạt, 80, 88; trao đổi thông tin theo- khoản Nước ngoài, Foreign Account Tax
yêu cầu, 75-78; vấn đề của ~, 88. Compliance Act, xiii, 78-79: lỗ hổng của ~,
chứng khoán trả cho người cầm, 11-12. 79-80; trừng phạt không tuân thủ ~ 78, 80.
Chứng khoán vô danh, Xem, chứng khoán trả G
cho người cầm G20, các nước: cách tiếp cận đến cải cách, 75-
chuyển giá, 118-120. 76, 79; thiếu các sự trừng phạt, 80, 82; trao
Clearstream, xv, 5, 101, 109, 113. đổi thông tin theo-yêu cầu, 75-76.
Common Consolidated Corporate Tax Base Gaulle, Charles de, 19, 91.
(CCCTB) 121. giàu có, sự, xem của cải, tài sản
công ty bình phong, 44-45: Panama và 47, 49, Google US, 7, 119.
59; tăng lên từ 2009, 48; Thuỵ Sĩ và, 30-34; H
tránh thuế khấu lưu EU, 86-87; tư cách Hà Lan, 74, 118.
công dân của những người giấu tiền ở ~
Henry, James, 43-44.
32.
Hiệp định IV của Hiệp hội ngân hàng thuỵ sĩ,
công ty đa quốc gia, các, multinational
22.
corporations: chi phí của sự tránh thuế đối
với Hoa Kỳ, 4, 55, 82-83; chuyển giá, 118- hình phạt, các, sanctions: biên sai số khi tính
120; chuyển lợi nhuận sang các nơi thuế ~ thuế quan, 97-98; biện minh kinh tế cho
thấp, 4, 117; minh hoạ về một hãng tránh ~, 93-94, 96; cách tiếp cận thương mại, 91-
thuế như thế nào, 12; tối ưu thuế của các 93; hiệu quả của ~ có hệ thống, 94-95; mục
công ty đa quốc gia, 4, 116-19; ưu điểm của tiêu của ~ 99-100; quy mô liên minh tối
hệ thống quy lợi nhuận cho nước cụ thể, ưu, 95-96; rủi ro trong áp đặt thuế quan,
120; vay trong nội bộ tập đoàn, 117 94-95; sự bảo vệ của Luxembourg khỏi~,
85 – 91; tầm quan trọng đầu tiên của việc
Công ty vỏ, Xem công ty bình phong
đo lường tài sản che giấu, 94; tạo một liên
Credit Suisse, 14, 16, 59, 61, 81-83, 88 minh để áp đặt ~, 95-96; thí dụ về tác động
của cải, wealth, xem tài sản của thuế quan, 96-97.
Cyprus, 1, 105 Hoa Kỳ: áp lực sau chiến tranh thế giới II để
D chấm dứt sự bí mật hoạt động ngân hàng
Depository Trust Company (DTC, Công ty thuỵ sĩ, 19-20; chính sách trao đổi dữ liệu
Lưu ký Tín thác), xv, 108-9, 113 tự động (xem FATCA); chi phí của sự tránh
Derivatives, các công cụ phái sinh, 84, 112 thuế bởi các hãng hoa kỳ, 4-5, 118, 119;
chứng khoán mỹ được giữ ở các nước khác,
Đ
19, 22; liên minh tiềm tàng, 121-122; nước
Đại Công Quốc. Xem Luxembourg xuất xứ của các lợi nhuận nước ngoài, 116;

126



INDEX

phần của các thiên đường thuế trong tổng Luxembourg: bảo hiểm nhân thọ, 46-47; cảng
lợi nhuận công ty, 116; số liệu thống kê bất tự do, 47; chất vấn tư cách thành viên của
cân bằng tài sản có/tài sản nợ và ~, 41; thủ nó trong EU, 104-106, ; chia sẻ thông tin,
đoạn chuyển giá và, 118-119; Thuỵ Sĩ có 38, 42, 79; lịch sử trốn thuế và, 24; miễn
tội trong việc cho phép sự gian lận thuế, trừ khỏi chỉ thị thuế tiết kiệm EU, 85; số
20; ước lượng tài sản giấy bạc ngân hàng, lượng được giữ ở các quỹ đầu tư tín thác,
45, 46. 32; sức khoẻ kinh tế của ~, 101-102; tác
hoạt động ngoài bảng tổng kết tài sản, off- động tiềm tàng của tính minh bạch tài
balance-sheet activities, 13. chính lên, 105-106; tài sản tài chính được
Hong Kong, 2: lịch sử trốn thuế và, 24; tăng giữ ở các thiên đường thuế, 32, 34; tăng tài
của tài sản hải ngoại kể từ 2009, 48, 77; sản hải ngoại kể từ 2009, 48; thuộc địa của
xuất khẩu, 92. ngành tài chính quốc tế, 101; thương mại
hoá chủ quyền,102-103; tiếp tục gian lận,
Hồ sơ Panama, 65-88.
1; tỷ lệ xuất khẩu trên GDP, 92; ưu thế
Hội nghị Vienna, Congress of Vienna (1815), trong thành lập các quỹ đầu tư tín thác, 28,
10. 32, 34; ưu thế trong ngành tài chính, 101-
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ liên kết-đơn vị, 102; vai trò của bất cân bằng tài sản có/tài
unit-linked life insurance contracts, 46. sản nợ của thế giới, 40-41, 118.
HSBC, 59-63. M
Hy Lạp, 97, 56: nợ công của ~, 37; tài khoản Mediapart, 77.
ở Thuỵ Sĩ, 32; thuế trên cổ tức, 97. Microsoft, 119.
I Monaco, 25, 91.
IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), xv, 56, 110. Mossack Fonseca, 58, 65-66, 82.
Ireland 1, 27, 32, 4: khủng hoảng 1, 105; ưu N
thế về các quỹ tiền tệ, 28; vai trò trong bất
Ngân hàng Quốc gia Thuỵ Sĩ, xem Thuỵ Sĩ,
cân đối tài sản nợ/tài sản nợ thế giới, 41.
Ngân hàng Quốc gia
Italy: giảm thuế vốn, 97; tác động đòn bẩy đối
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, 41.
với Thuỵ Sĩ, xiv, 96-97, 99; tài sản giữ ở
Thuỵ Sĩ, 32, 34. Nhật Bản, xv, 38, 92, 118.
J Nina Ricci, 59.
Jersey, 24, 37, 77. O
Johannesen, Niels, 61, 66. OECD, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế:
cách tiếp cận hiện thời đến cải cách, 6, 119;
Juncker, Jean-Claude, 88.
trao đổi dữ liệu tự động và, 79-80; trao đổi
L thông tin theo-yêu cầu, 75,76.
Lebanon, 79. P
Leroy-Beaulieu, Paul, 73. Panama, 20, 27, 58, 92, 95; hồ sơ ~, 65-88.
Liechtenstein, 29, 49, 86, 87. Panama Papers, xem Hồ sơ Panama
Liên minh Âu châu: câu hỏi về tư cách thành phái sinh, sản phẩm, xem derivative
viên của Luxembourg trong, 100-106; cố
Pháp: áp lực sau Chiến tranh Thế giới II để
gắng về trao đổi tự động (xem chỉ thị thuế
chấm dứt tính bí mật hoạt động ngân hàng
tiết kiệm EU); liên minh chống-thiên
thuỵ sĩ, 19-20; cấm vận áp đặt lên Monaco,
đường thuế và, 121-122; quyền sở hữu của
91; chứng khoán hoa kỳ được giữ ở, 22;
tài sản được quản lý bởi các ngân hàng
hiệp ước thuế khấu lưu, 85; hiệp ước trao
thuỵ sĩ, 16.
đổi thông tin, 75; lịch sử trốn thuế và, 10,
Lombard, tín dụng, 12. 16-19, 22, 30, 34; nợ công được lợi từ

127



INDEX

chấm dứt tài sản giấu giếm, 54 – 55; tác của Clearstream, 109; thiếu sót trong hệ
động đòn bẩy lên Thuỵ Sĩ, xiv, 16, 18-20, thống lưu ký trung tâm hiện thời, 108, 112;
34, 38, 60, 97, 99; tài sản giữ ở Thuỵ Sĩ, 32; sự cần thiết cho ~, 106; vấn đề đe doạ đến
tăng thuế, 10: thuế thu nhập trên các lãnh sự riêng tư cá nhân, 111-12.
thổ không hợp tác, 92; thuế thừa kế và, 52, T
73-74; vai trò trong một sổ đăng ký tài Tài sản bảo hiểm nhân thọ, 46-47.
chính thế giới, 109, 111, 113.
Tài sản giấy bạc ngân hàng, bank note wealth,
Pigou, Arthur, 93 45.
Piketty, Thomas, xi, 113. tài sản phi-tài chính, 47.
PISA (Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc Tây ban Nha, 1, 32, 46: liên minh để gây áp
tế), 106. lực lên Thuỵ Sĩ, 99; thuế trên lượng tài sản
Puerto Rico, 103, 104. 52.
Q thiên đường thuế, tax havens (paradis fiscal):
quản lý tài sản hải ngoại: bắt đầu của dịch vụ, ~ ăn cắp thu nhập, 2, 54, 88, 93; chấm dứt
11-12; các bước trong việc che chở tiền việc sử dụng các hình phạt (xem các hình
một cách có lợi, 12; chuyển điện tử, 12; phạt); chấm dứt việc sử dụng sự xác minh
nước ưu thế nhất trong (xem Thuỵ Sĩ); tài (xem sổ đăng ký tài chính toàn cầu);
sản thay đổi từ đất sang tài chính, 11; thúc chuyên môn hoá trong các giai đoạn quản
đẩy lịch sử của sự trốn thuế, 10-11. lý tài sản, 27; các số liệu thống kê bất cân
Quỹ Tiền tệ Quốc tế, xem IMF bằng tài sản có/tài sản nợ và, 41, 110; đề
R xuất về thuế trên lợi nhuận hợp nhất, 6,
120; kỹ thuật để che giấu những người thụ
Rubik, hiệp ước, 20-21.
hưởng, 29, 116-118; phần trăm tài sản tài
S chính của các hộ gia đình được giữ ở ~, 4,
SNB, xem Ngân hàng Quốc gia Thuỵ Sĩ 16, 36-38, 50, 64; phần trăm của các lợi
Schaufelbuehl, Janick Marina, 20. nhuận nước ngoài của Hoa Kỳ được giữ ở,
Singapore: lịch sử trốn thuế và, 24, 26; miễn 4, 118; số tiền giữ trong các ~ khắp thế
trừ khỏi chỉ thị thuế tiết kiệm EU, 85; tài giới, 4; sự nổi lên của các trung tâm quản
sản phi-tài chính được giữ ở, 47; tài sản tài lý tài sản mới sau các năm 1980, 24-26; tạo
chính được giữ ở các thiên đường thuế, 37- thuận lợi cho sự gian lận thuế bởi các ngân
38; tăng về tài sản hải ngoại, 48, 77; trao hàng, 12; tầm quan trọng của các số liệu
đổi dữ liệu tự động và, 79; tỷ lệ xuất khẩu thống kê trong việc hiểu các ~, 3, 22, 33-
trên GDP, 92; ưu điểm của hệ thống quy lợi 34, 36-37, 40, 42, 50, 58, 61, 66, 94; thắng
nhuận cho nước cụ thể, 120. và bại chống lại ~, 2; Thuỵ Sĩ có tội trong
sổ đăng ký tài chính toàn cầu, global financial việc cho phép sự gian lận thuế, 12, 20, 28-
register, xiv, 106; bao gồm các sản phẩm 30; trách nhiệm về khủng hoảng, 1; vai trò
phái sinh, 112; chọn cơ quan công để quản của các nhà quản lý quỹ đầu tư trong ~, 27;
lý nó, 110; ~ và dân chủ, 5; ~ để chấm giứt ưu thế của Quần đảo Cayman về các quỹ tự
gian lận thuế, 5; ~ để chống rửa tiền và chủ bảo hiểm, 28; ưu thế của Ireland trong các
nghĩa khủng bố, 5; đề xuất thuế tài sản quỹ tiền tệ, 28; ưu thế của Luxembourg
toàn cầu, 113-16; kế hoạch hàng động cho trong ngành tài chính, 27-30, 32, 34, 101-
việc thiết lập ~, 109; lợi ích công của ~, xv, 102; vấn đề với việc dựa vào sự tuân thủ
5, 90; mục đích của ~, 5, 106; thách thức báo cáo tự nguyện do báo cáo giả mạo 20;
của sự nhận diện các chủ sở hữu, 110-11; Xem cả trốn thuế
thay đổi từ hệ thống trao đổi chứng khoán thừa kế, 50, 52, 53, 59, 73-75, 96, 97.
dựa vào giấy tờ, 108; vai trò clearinghouse

128



INDEX

thuế doanh nghiệp thế kỷ XXI, (đánh vào các định lượng tài sản được giữ ở các ngân
công ty đa quốc gia) 119-122. hàng thuỵ sĩ, 13, 32-34.
thuế tài sản toàn cầu, đề xuất, 113-116; ~ bất Thuỵ Sĩ, Hội các nhà ngân hàng, 10, 22.
bình đẳng, 115. Thuỵ Sĩ, Ngân hàng Quốc gia, 10, 30, 42.
Thuỵ Sĩ: áp lực sau–Chiến tranh Thế giới II để trao đổi dữ liệu tự động: chỉ thị thuế tiết kiệm
chấm dứt bí mật, 19-20; biện pháp của các EU và, 86, 87; FATCA và, 78, 79; hiệp định
ngân hàng để bảo vệ chống dòng vốn vào, quốc tế đầu tiên cho, 75; về các khoản thừa
23-24; các bước trong việc che chở tiền kế ở Pháp, 52, 73-74; hướng tới một hệ
một cách sinh lời, 12; cấu tạo của tài sản thống ~ toàn cầu, 79-83; ~ và tính mờ đục
giấu giếm, 17; cartel hoá ngân hàng, 10, 22; tài chính, 80.
gian lận để bảo về những người gửi, 20; trao đổi thông tin theo-yêu cầu, 75-78.
giảm giá trị tài sản giấu giếm sau–Chiến
trốn thuế, tax evasion: ở châu Phi, 34; chi phí
tranh Thế giới II, 19; hiểu sai về vì sao hoạt
của ~ ở Hoa Kỳ, 55; chi phí toàn cầu của ~
động ngân hàng thuỵ sĩ thành công, 17-18;
(xem chi phí toàn cầu của sự trốn thuế hải
huyền thoại về nguồn gốc của luật tính bí
ngoại); làm nản lòng ~ với một thuế toàn
mật hoạt động ngân hàng, 15-16; kết quả
cầu trên tài sản, 115-116; lịch sử ~, 10-12,
của các điều tra của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ
18, 22-23, 30, 35, 49, 50, 52, 55; tổn thất
về quyền sở hữu của tài sản ký gửi, 21-22;
thu nhập do, 55; tránh thuế của các công ty
kiểu đầu tư được những người nước ngoài
đa quốc gia (xem các công ty đa quốc gia);
tiến hành, 32, 34; lợi ích từ hệ thống tài
ưu thế của việc sử dụng các thiên đường
chính của nó, 1; lợi lộc kinh tế từ khủng
thuế (xem các thiên đường thuế).
hoảng dầu 1973, 23; lượng tài sản nước
ngoài giữ bởi ~, 4, 25, 30-32, 37; lý do để Tư bản trong thế kỷ thứ hai mươi mốt,
gửi các chứng khoán trong một ngân hàng (Piketty), 113.
thuỵ sĩ, 18; nước xuất xứ của các tài sản sở U
hữu nước ngoài, 16-17; sự nổi lên của các UBS, 14, 59, 61, 65, 71, 77, 82-3, 88.
trung tâm quản lý tài sản mới sau các năm UCITS (Các Tổ chức Đầu tư Tập thể các Chứng
1980, 24; phân bố tài sản gửi ngân hàng khoán có thể Chuyển nhượng), 27-28.
theo nước, 32-34; tài sản tài chính được Uruguay, 79.
giữ ở các thiên đường thuế, 38; tăng
Uỷ ban Volcker, 13, 14, 16.
trưởng về tài sản hải ngoại, trước Chiến
tranh Thế giới II, 15-16; tăng trưởng tài V
sản của các ngân hàng, trước–Chiến tranh Vay, các khoản vay nội bộ tập đoàn,
Thế giới II, 16; tăng trưởng của tài sản hải intragroup loans, 117.
ngoại kể từ 2009, 30, 48; tăng trưởng quản Virgin, Quần đảo thuộc Anh, 2, 29, 33-4, 46-7,
lý tài sản đến các năm 1970, 21, 22; tăng 65, 98.
phí tính cho các tài sản thuỵ sĩ, 22-23; Volcker, Paul, 13.
thịnh vượng hiện thời của hệ thống quản Vương quốc Anh: các liên minh chống thiên
lý tài sản, 25-26; thuế quan tác động đến, đường thuế và, 99; thuế thừ kế và, 75; tác
96,97; tiềm năng cho các hình phạt để buộc động đòn bẩy đối với Thuỵ Sĩ, 99; chứng
tuân thủ tính minh bạch, 6; tội trong cho khoán hoa kỳ được giữ ở, 22.
phép gian lận thuế, 12, 20, 28-30; tránh
thuế khấu lưu EU, 85-86; ước lượng tài sản X
nước ngoài được nắm giữ, 30-32; vấn đề xà lim làm tỉnh rượu (cellule de dégrisement):
của việc không nhận diện người thụ hưởng 63-64; xem cả ân xá
thật của tài sản, 29-31; vấn đề với việc dựa W
vào sự tuân thủ báo cáo tự nguyện, 20; xác WTO (World Trade Organization), 94, 96, 97.

129



INDEX

130

You might also like