Nhom1 BT Câu hỏi ôn tập VHTN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

STT Mã số sinh viên Họ và tên

1 4501901512 Ngô Hồng Trinh


2 4501901166 Nguyễn Thị Minh Khoa
3 4501901527 Vũ Hàng Thanh Trúc
4 4501901416 Nguyễn Vương Phương Thảo
5 4501901057 Phan Lê Khánh Chinh
6 4501901152 Trần Thị Ngọc Huyền
7 4501901569 Đỗ Thuỵ Thuý Vy
8 4501901430 Cao Thị Như Thuỳ

Câu 1: Hãy dùng một truyện ngụ ngôn trong sách Tiểu học để chứng minh nhận
định: Truyện ngụ ngôn là truyện dân gian mượn chuyện loại vật, đồ vật, cây cỏ,
thậm chí là chuyện con người để ẩn ý dạy dỗ chuyện thế sự, đưa ra những bài học
luân lý.
Có ý kiến cho rằng “Truyện ngụ ngôn là truyện dân gian mượn chuyện loại vật, đồ
vật, cây cỏ, thậm chí là chuyện con người để ẩn ý dạy dỗ chuyện thế sự, đưa ra
những bài học luân lý” , thật vậy và truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ” thể hiện khá rõ
về nhận định này.
Truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ” là truyện kể dân gian, được sáng tác bởi tập thể nhân
dân mượn hai loài vật chính đó chính là con Rùa và Thỏ. Câu chuyện kể về việc chú
thỏ và rùa đã tranh cãi với nhau xem ai nhanh hơn, sau một hồi cãi nhau thì chúng
quyết dịnh chạy đua, nếu ai về đích trước thì người đó sẽ là người chiến thắng và
được công nhận là người chạy nhanh nhất. Khi mới bắt đầu thì thỏ chạy ù một cái đã
bỏ xa rùa. Nó nghĩ thầm rùa chậm chạp còn lâu mới đến nơi, vì vậy thỏ tung tăng hái
hoa bắt bướm rồi nằm trên bãi cỏ và đánh một giấc say sưa. Khi thỏ tỉnh dậy thì nó
thấy rùa đã đi gần đến đích. Thỏ liền ba chân bốn cẳng phi thật nhanh. Nhưng đã quá
muộn, rùa đã đến đích trước.
“Rùa và Thỏ” mượn chuyện loài vật nhằm ngụ ý ca ngợi những người có ý chí, kiên
trì, bền bỉ, cần cù và chịu khó. Và tất nhiên lên án những người lười biếng khoe
khoang, tự cao, kiêu ngạo, xem bản thân là giỏi nhất và xem thường người khác.
Truyện còn nhắc nhở chúng ta rằng nhiều người có tài năng thiên bẩm nhưng lại bị
hủy hoại với chinh sự lười nhác, kiêu ngạo, khoe khoang. Mặt khác, điềm tinh, nhiệt
huyết và bền bỉ có thể chiến thắng lười biếng.
Qua hình ảnh chú rùa trong câu chuyện “Rùa và Thỏ” đã giáo dục chúng ta về tinh
kiên trì, siêng năng, nhẫn nại, không tự cao tự đại, không làm việc bất cẩn, thiếu kỉ
luật. Truyện tưởng như không còn xa lạ, nhưng đến nay vẫn có không ít điều khiến
chúng ta phải suy ngẫm. Những người dù nhanh nhẹn nhưng luôn cẩu thả trong suy
nghĩ và hành động cuối cùng sẽ bị đánh bại bởi những người siêng năng, cẩn thận dù
cho bản chất họ chậm hơn rất nhiều.
Qua đó, ta có thể khẳng định một lần nữa “ Truyện ngụ ngôn là truyện dân gian mượn
chuyện loại vật, đồ vật, cây cỏ, thậm chí là chuyện con người để ẩn ý dạy dỗ chuyện
thế sự, đưa ra những bài học luân lý”.
Câu 2: Tại sao truyện cổ tích luôn hấp dẫn trẻ em ?
-Truyện cổ tích chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi đứa trẻ, trước giờ đi
ngủ, ông bà hay bố mẹ đều thường đọc cho trẻ nghe một câu chuyện cổ tích. Chính
sự mong chờ và sự hiếu động, thích khám phá của trẻ đã làm cho truyện cổ tích trở
thành một người bạn đồng hành không thể thiếu đối với trẻ thơ
-Truyện cổ tích phù hợp với tâm lý trẻ nhỏ
Với trẻ, truyện cổ tích luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu bởi ở đó nó chứa
những hình ảnh sinh động, bắt mắt và lôi cuốn. Trẻ luôn bị cuốn hút bởi cái đẹp,
những điều kỳ diệu. Mở cuốn truyện, các em sẽ được hòa mình với điệu nhảy cùng
nàng công chúa xinh đẹp, lộng lẫy, chàng hoàng tử tốt bụng, dễ mến hay đôi khi là
những con vật quen thuộc có thể nói chuyện được với nhau, có tính cách ngộ nghĩnh
thú vị như một con người.
Trẻ nhỏ rất thích những cái đẹp, những điều kỳ diệu trong truyện, khi nghe truyện bé
sẽ được phát huy trí tưởng tượng của mình về một diễn biến hoặc khung cảnh nào đó
trong tuyện.
Trẻ nhỏ luôn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá những điều ly kỳ và những thứ huyền bí
xung quanh. Với từng câu chuyện cổ tích, trẻ có thể hòa mình vào không gian sống
của các nhân vật để rồi có thể tự mình tưởng tượng những gì mà trẻ thích khiến trẻ
cảm thấy vô cùng thú vị. Khi nghe những câu truyện trẻ sẽ được hòa mình vào chính
nhân vật của câu truyện đó, sẽ trải qua các cung bậc cảm xúc như vui, buồn, lo lắng
và hồi hộp một cách rất tự nhiên.
Nội dung cổ tích dễ thuộc dễ nhớ (motip), gắn với những câu chuyện gần gũi với
cuộc sống gia đình, chuyện kể tuyến tính dễ hiểu phù hợp với trẻ nhỏ
-Nhân vật cổ tích: nhân vật chức năng (thiện hoặc ác), tính cách đơn giản. Khơi gợi
trong các em khát khao hướng đến hình mẫu lương thiện, xinh đẹp, tài năng, gặp may
trong cuộc sống; căm ghét, phẫn nộ với cái ác, cái xấu
Ngoài ra, những nhân vật trong thế giới cổ tích rất phong phú và cuốn hút trẻ như
nàng công chúa xinh đẹp, chàng dũng sĩ tài ba, hoàng tử tốt bụng hay đôi khi là
những con vật quen thuộc có thể nói chuyện được với nhau, có tính cách ngộ nghĩnh
thú vị như một con người khiến trẻ em cảm thấy rất lôi cuốn và hấp dẫn một cách kì
lạ.
-Truyện cổ tích giúp các bé hiểu hơn về cội nguồn dân tộc
Truyện cổ tích thường xoay quanh những câu chuyện quen thuộc thời xa xưa giúp
các bé hiểu hơn về lịch sử, về cội nguồn của dân tộc. Ý nghĩa của mỗi câu chuyện
đều hướng đến những cái đẹp, cái thiện ở lành thì sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và
khát vọng về cuộc sống tươi đẹp từ đó sẽ bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân
tộc cho các bé.
- Tình huống cổ tích: Tình huống cổ tích theo motip thử thách số phận. Nhân vật
chính phải trải qua rất nhiều đau khổ, thiệt thòi, mất mát thậm chí là chết mới trở
thành hoàng hậu, nhà vua. Những tình huống này rèn luyện cho trẻ tính kiên nhẫn, sự
chờ đợi, chấp nhận với thất bại để hy vọng, ước mơ.
- Truyện cổ tích mang tính giáo dục sâu sắc
Tính giáo dục trong truyện cổ tích rất cao. Bài học về ở hiền gặp lành, hướng thiện,
về kết thúc có hậu với số phận những người hiền lành, tốt bụng, trung thực sẽ hướng
trẻ đến giấc mơ về cuộc sống tốt đẹp (được làm vua, hoàng hậu, thực thi công lý)
- Về phương diện nghệ thuật: tính hư cấu cao, yếu tố thần kỳ tạo nên tinh thần lạc
quan, niềm tin vào phép màu trong cuộc sống sẽ xảy ra với người tốt
VD: khi gặp khó khăn thì ông bụt sẽ xuất hiện và giúp đỡ người tốt
Kết thúc có hậu tạo niềm tin cho trẻ về 1 thế giới công bằng bình đẳng, ở hiền gặp
lành, ở ác sẽ bị trừng trị.
Cách kể chuyện bằng điệp từ ngày xửa ngày xưa kết cấu đơn giản dễ nhớ có thể kể
bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu,chi tiết là những vật dụng, con vật gần gũi với cuộc sống
hằng ngày như chim vàng anh, cây khế, chim đại bàng,... sẽ tạo nên thế giới thần tiên
nuôi dưỡng tâm hồn trẻ.
Thường thì nhân cách của trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn từ những yếu tố bên ngoài, nếu
thấy nhiều sự việc, hạnh động lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ bắt chước. Vì vậy những
câu chuyện cổ tich kể về những nhân vật họ sống tốt bụng, luôn giúp đỡ những người
xung quanh, quan tâm đến những người nghèo khó… sẽ được in sâu vào trong tâm trí
các bé, giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau
này. Ngoài ra, trong những câu chuyện cổ tích luôn chứa đựng bài học về đạo đức về
thông điệp tình thương giữa người với người giúp các bé yêu quý bản thân và trân
trọng tình cảm gia đình, tình yêu thương của cha mẹ, lòng hiếu thảo đối với ông bà.
Những câu chuyện cổ tích thường kết thúc có hậu, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái
ác giúp các bé có niềm tin hơn vào cuộc sống. Mặt khác, nếu đọc nhiều chuyện cổ
tích với nhiều lĩnh vực khác nhau các bé sẽ biết được thêm nhiều sự tích thú vị về con
người, sự vật, sự việc thường xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Câu 3: Anh/chị hãy chứng minh rằng: Văn học dân gian giúp trẻ thơ lớn lên cả
về tâm hồn và trí tuệ.
Có ý kiến cho rằng “Văn học dân gian giúp trẻ thơ lớn lên cả về tâm hồn và trí tuệ”.
Đúng như vậy, thông qua truyện dân gian trẻ thơ sẽ được mở rộng tầm nhìn về cuộc
sống, mở rộng vốn từ, bồi đắp cảm xúc, ẩn sâu mỗi câu chuyện đều mang một thông
điệp nhân văn giúp ích cho trẻ em về cả tâm hồn và trí tuệ. Văn học dân gian có 12
thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười,
tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. Đối với chương trình Tiểu học, đa số
học sinh được tiếp cận với văn học dân gian qua truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện
ngụ ngôn, truyền cười, ca dao, tục ngữ, câu đố.
Văn học dân gian đóng vai trò to lớn trong sự phát triển tâm hồn của trẻ nhỏ.Trẻ luôn
có nhu cầu tìm hiểu, khám phá những điều ly kỳ và những thứ huyền bí xung
quanh.Nếu với từng câu chuyện cổ tích, trẻ có thể hoà mình vào không gian sống của
các nhân vật để rồi có thể tự mình tưởng tượng những gì mà trẻ thích khiến trẻ cảm
thấy vô cùng thú vị thì trong truyền thuyết thì trẻ lại có niềm tin vào một sức mạnh
siêu nhiên.Ngoài ra, những nhân vật trong thế giới cổ tích rất phong phú và cuốn hút
trẻ như nàng công chúa xinh đẹp, hoàng tử tốt bụng,…thì đến với truyện ngụ ngôn,
truyện cười mang đến cho trẻ những câu chuyện đời thường lại mang dấu ấn sâu đậm
trong tâm trí bé.
Thường thì tính cách của trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn từ những yếu tố bên ngoài, nếu
thấy nhiều sự việc, hành động lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ bắt chước. Vì vậy những
câu chuyện cổ tích kể về những nhân vật họ sống tốt bụng, luôn giúp đỡ những người
xung quanh, quan tâm đến những người nghèo khó sẽ được in sâu vào trong tâm trí
các bé, giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau
này.
Văn học dân gian không những đóng vai trò to lớn trong sự phát triển tâm hồn mà
còn phát triển đến trí tuệ của trẻ nhỏ.Truyện dân gian là một kho từ vựng khổng lồ
giúp trẻ mở rộng vốn từ, biết ví von, so sánh. Biết học cách ứng xử, thưa gửi, giúp đỡ
người khác.Ngoài ra, trong những câu chuyện cổ tích luôn chứa đựng bài học về đạo
đức về thông điệp tình thương giữa người với người giúp các bé yêu quý bản thân và
trân trọng tình cảm gia đình, tình yêu thương của cha mẹ, lòng hiếu thảo đối với ông
bà.
Truyện cổ tích, truyền thuyết thường xoay quanh những câu chuyện quen thuộc thời
xa xưa giúp các bé hiểu hơn về lịch sử, về cội nguồn của dân tộc. Ý nghĩa của mỗi
câu chuyện đều hướng đến những cái đẹp, cái thiện ở lành thì sẽ gặp lành, thể hiện
ước mơ và khát vọng về cuộc sống tươi đẹp từ đó sẽ bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng
tự hào dân tộc cho các bé. Bên cạnh đó, trẻ còn biết tuyên truyên truyền đến bạn bè,
những người xung quanh về đức tính tốt đẹp của nhân vật và phê phán kẻ xấu. Còn
với ca dao tục ngữ, trẻ được mở rộng thêm về kiến thức địa lí, đất nước và con người.
Ví dụ như trong ca dao tục ngữ “Đồng Tháp mười cò bay thẳng cánh/ Nước Tháp
mười lóng lánh cá tôm” đã cung cấp kiến thức về địa lí, nông nghiệp cho trẻ.
Ngoài ra, trẻ còn phát triến trí tuệ, tư duy thông qua các câu đố dân gian. Câu đố chứa
đựng tri thức thực tiễn, phản ánh các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan,
phần lớn có liên quan đến những hoạt động sinh hoạt của người dân. Câu đố thường
đưa ra những nét tương đồng về hình dạng bên ngoài của các sự vật khác so với vật
đố hay đưa ra những dấu hiệu của sự vật đố như chức năng, công dụng trong cuộc
sống sinh hoạt … Qua đó, câu đố kích thích trí tò mò, tìm hiểu, trí liên tưởng của trẻ
giúp trẻ tìm ra câu trả lời.
Ví dụ: Đầu khóm trúc, đuôi khúc rồng
Sinh thì bạch, tử thì hồng
(Con tôm)
Như vậy, văn học dân gian giúp trẻ phát triển cả về cả tâm hồn và trí tuệ. Đây là nền
tảng để hình thành nên nhân cách và nhận thức của trẻ sau này và văn học dân gian
đã đảm nhận và làm tốt nhiệm vụ đó.

You might also like