Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

1

Mối quan hệ giữa lượng và chất


Nhóm trình bày: Nhóm 2

Họ và tên: Trần Thị Thu Trang


Mã sinh viên: 11208165

M ỤC LỤC
2

I. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành


những thay đổi về chất và ngược lại
1. Khái niệm về chất…………………………………………………………………………..4

2. Khái niệm về lượng…………………………………………………………………….....5

3. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất………...…6

4. Ý nghĩa phương pháp luận…………………………………………………………….11

II. Vận dụng quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về chất và ngược lại vào thực
tiễn
1. Vận dụng quy luật vào thực tiễn sản xuất và phát triển……….……….12

2. Vận dụng quy luật trong quá trình học tập, tích luỹ kiến thức của học
sinh, sinh viên…………………………………………………………………………………..13

3. Vận dụng quy luật vào các lĩnh vực khoa học đời sống…………...... …15

PHỤ LỤC
3

• Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa


Mác-Lênin – Bộ giáo dục và đào tạo. Nxb chính trị quốc
gia, năm 2018.
• Giáo trình triết học Mác-Lênin – Bộ giáo dục và đào
tạo. Nxb chính trị quốc gia, năm 2014.
• Những nội dung cơ bản của Triết học Mác-Lênin.
Nxb chính trị quốc gia, năm 2015.

I. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành


những thay đổi về chất và ngược lại.
4

1. Khái niệm về chất


- Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của
các sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm
cho sự vật là nó mà không phải cái khác.

- Thuộc tính về chất là một khía cạnh nào đó về chất của sự vật
được bộc lộ ra khi tác động qua lại với các sự vật khác: tính chất,
trạng thái, yếu tố…

VD: Thuộc tính của đường là ngọt, của muối là mặn.

- Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính. Tổng hợp những thuộc tính cơ
bản tạo thành chất cơ bản của sự vật. Như vậy, sự vật cũng có
nhiều chất.

- Chất của sự vật là khách quan, vì đó là chất của sự vật, không do


ai gán cho sự vật. Nó do thuộc tính của sự vật quy định.

- Chất của sự vật còn được quy định bởi phương thức liên kết giữa
các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật. Trong hiện
thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau song chất
của chúng lại khác.

VD: Đều do các nguyên tố cacbon tạo nên nhưng phương thức
liên kết giữa các nguyên tử lại khác nhau => Chất của chúng hoàn
toàn khác nhau: kim cương rất cứng còn than chì lại mềm.

Trong 1 tập thể nhất định nếu phương thức liên kết giữa các cá
nhân biến đổi thì tập thể đó có thể trở nên vững mạnh hay yếu
kém, nghĩa là chất của tập thể biến đổi.
5

Kim cương than chì

2. Khái niệm về lượng


- Lượng là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có
của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, biểu thị
con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật.

- Lượng được thể hiện thành số lượng, đại lượng, trình độ, quy mô,
nhịp điệu của sự vận động và phát triển.

VD: Tháp Eiffel cao 325m, Tàu cao tốc TGV của Pháp đạt tốc độ
574,8 km/h,…

- Đặc điểm cơ bản của lượng là tính khách quan. Vì nó là một dạng
biểu hiện của vật chất, chiếm 1 vị trí nhất định trong không gian
và tồn tại trong thời gian nhất định.

- Trong một số trường hợp của xã hội và nhất là trong tư duy lượng
khó đo được bằng số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận biết được
bằng năng lực trừu tượng hóa bằng định tính.

- Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối, tùy theo
từng mối quan hệ mà xác định đâu là lượng và đâu là chất; cái là
lượng trong mối quan hệ này lại có thể là chất trong mối quan hệ
khác và ngược lại.

3. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất


6

Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất
và mặt lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định
về lượng không bao giờ tồn tại nếu không có tính quy định về chất và
ngược lại. Vì vậy, sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng đến sự
thay đổi về chất của nó và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật
tương ứng với thay đổi về lượng của nó.

a. Lượng thay đổi dẫn đến sự thay đổi về chất:

- Sự biến đổi về lượng có thể xảy ra theo hai hướng: sự tăng lên
hoặc giảm đi về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay hoặc thay đổi dần
dần về chất. Do chất là cái tương đối ổn định còn lượng là cái
thường xuyên biến đổi nên ở một giới hạn nhất định khi lượng
của sự vật thay đổi chưa dẫn đến sự thay đổi về chất của nó. Giới
hạn đó được gọi là độ.

 Độ là phạm trù triết học chỉ sự thống nhất giữa lượng và


chất, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng
(tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm cho sự thay đổi căn bản
về chất của sự vật diễn ra.

VD: Người sống lâu nhất thế giới từng được biết đến có tuổi thọ
146 tuổi. Nên với dữ kiện này, ta có thể thấy giới hạn từ 0 – 146
năm là “độ” của con người xét về mặt tuổi. Diễn đạt một cách
chính xác hơn: Sự thống nhất giữa trạng thái còn sống và số tuổi
từ 0 – 146 là “độ tồn tại” của con người. (Thuật ngữ “độ tuổi” mà
chúng ta hay dùng cũng ít nhiều liên quan ở đây).

- Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ
sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất
7

định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất. Giới hạn đó chính
là điểm nút.

 Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà
tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của
sự vật. Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ làm cho
chất mới của nó ra đời. Lượng mới và chất mới của sự vật
thống nhất với nhau tạo nên độ mới và điểm nút mới của
sự vật đó, quá trình này diễn ra liên tếp trong sự vật.

VD: Ở ví dụ đã nêu trên, 146 tuổi là những điểm nút.

- Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi gây ra gọi là
bước nhảy. Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự
chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật
trước đó gây nên.
- Bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn phát triển của sự vật
và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới. Đó là sự
gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sự
vật. Có thể nói trong quá trình phát triển của sự vật, sự gián đoạn
là tiền đề cho sự liên tục và sự liên tục là sự kế tiếp của hàng loạt
sự gián đoạn.

VD: Xét “nước” (H20) nguyên chất, trong điều kiện atmotphe ở
trạng thái thể lỏng (chất) được quy định bởi lượng nhiệt độ
(lượng) từ 0°C đến 100°C (độ). Khi lượng nhiệt độ biến thiên nằm
ngoài khoảng giới hạn 0°C hoặc 100°C đó (điểm nút) thì tất yếu
xảy ra quá trình biến đổi trạng thái của nước từ trạng thái lỏng
sang trạng thái rắn hoặc khí (bước nhảy). Sự chuyển hóa từ nước
lỏng thành hơi nước là một bước nhảy. Có bước nhảy này là do
nước lỏng có sự thay đổi về nhiệt độ và đạt đến 100 độ C.
8

b. Chất thay đổi dẫn đến sự thay đổi về lượng:

- Sự thay đổi về chất tác động đối với sự thay đổi về lượng. Sự tác
động của chất đối với lượng rõ nét nhất khi xảy ra bước nhảy về
chất, chất mới thay thế chất cũ, nó quy định quy mô và tốc độ
phát triển của lượng mới trong một độ mới. Khi chất mới ra đời,
nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối
với lượng, được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng
mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức
độ phát triển mới của lượng.

- VD:

+ Trẻ em (chất) là dưới 16 tuổi (lượng) lớn lên trở thành thanh
niên (chất) là từ 16 tuổi đến 30 tuổi (lượng)

+ Giả sử: Ở một loài động vật, lông đen (chất) trội hoàn toàn so
với lông trắng (chất). Khi cho con đực lông đen giao phối với con
cái lông trắng

+ Quy ước gen: A lông đen, a lông trắng:

• Cá thể đực lông đen có kiểu gen là: AA hoặc Aa.

• Cá thể cái lông trắng có kiểu gen là: aa.

• Sơ đồ lai P.

(1) P AA (lông đen) x aa lông trắng

G A a

F1 Aa – 100% lông đen


9

(2) P Aa (lông đen) x aa (lông trắng)

G 1A : 1a a

F1 1Aa (lông đen) ; 1aa (lông trắng)

=> Khi cho AA x aa (chất) ta có f1 100% (lượng) là lông đen nhưng


khi thay đổi Aa x aa (chất) ta có f1 50% (lượng) lông đen và 50%
(lượng) lông trắng.

c. Các hình thức của bước nhảy:

- Trong lịch sử triết học, do tuyệt đối hóa tính dần dần, tính tiệm
tiến của sự thay đổi về lượng nên các nhà triết học siêu hình đã
phủ nhận sự tồn tại của “bước nhảy”. Triết học Mác – Lênin cho
rằng phải có “bước nhảy” thì mới giải thích được sự vận động,
phát triển của thực tế.

- Các hình thức của bước nhảy có thể phân loại như sau:

+ Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần:

 Sự phân chia này dự trên thời gian và tính chất của sự thay đổi
về chất của sự vật.

 Những bước nhảy gọi là đột biến khi chất của sự vật biến đổi
một cách nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cơ bản cấu thành
nó.

 Những bước nhảy dần dần xuất hiện khi quá trình thay đổi về
chất diễn ra bằng con đường tích lũy dần dần, lâu dài những
nhân tố của chất mới và mất đi dần những nhân tốc của chất
cũ.

+ Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ:


10

 Sự phân chia này dựa trên sự xuất hiện của bước nhảy ở số
lượng bộ phận cấu thành của sự vật.

 Nếu bước nhảy làm thay đổi về chất của tất cả các mặt, bộ
phận, yếu tố cấu thành sự vật…, thì đó là bước nhảy toàn bộ.

 Còn bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi một số mặt,
bộ phận… cấu thành sự vật.

+ Khi xem xét sự thay đổi về bản chất của xã hội, ta có thể chia sự thay
đổi ra thành thay đổi cách mạng và thay đổi có tính chất tiến hóa.

 Cách mạng là sự thay đổi mà trong quá trình đó diễn ra sự cải


tạo căn bản về chất của sự vật, không phụ thuộc vào sự cải tạo
đó được diễn ra như thế nào.

 Tiến hóa là sự thay đổi về lượng cũng với những biến đổi nhất
định về chất, nhưng là chất không căn bản của sự vật.

d. Tổng kết mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:

- Chất và lượng của sự vật là hai mặt của cùng một sự vật, chúng
tồn tại trong tính quy định lẫn nhau: tương ứng với một loại lượng
nhất định thì cũng có một loại chất tương ứng và ngược lại.

- VD: tương ứng với cấu tạo H – 0 – H (cấu tạo liên kết nguyên tử
hyđrô và 1 nguyên tử ôxy) thì 1 phân tử nước (H20) được hình
thành với tập hợp các tính chất cơ bản, khách quan, vốn có của nó
là: không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan muối, axít,…

- Sự thay đổi nào về lượng cũng tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi nhất
định về chất.
11

- Không phải bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn tới sự thay
đổi căn bản về chất.

- Sự thay đổi căn bảnvvề chất của sự vật, hiện tượng chỉ có thể xảy
ra khi sự thay đổi về lượng đã đạt tới “điểm nút”.

- Hiện tượng, sự vật chỉ thay đổi căn bản về chất sau khi đã thực
hiện xong bước nhảy về chất.

- Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện
chứng giữa hai mặt chất vả lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng
tới điểm nút lất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua
bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra
những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó
liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các
quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội và tư duy.

3. Ý nghĩa phương pháp luận:


- Bất kể sự vật, hiện tượng nào cũng có hai mặt chất và lượng, do
đó khi nhận thức sự vật, hiện tượng thì cần nhận thức cả hai mặt
để có tri thức toàn diện, phong phú về sự vật, hiện tượng.
- Biết tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất của sự vật: Trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn ai cũng biết rằng muốn có chất
mới thì phải tích lũy về lượng đến độ cho phép sẽ chuyển sang
chất mới. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ biết cách tích lũy về lượng,
nghĩa là không được nôn nóng, chủ quan khi chưa có tích lũy về
lượng đến độ chín để muốn thực hiện bước nhảy.
12

- Phải có quyết tâm tiến hành bước nhảy: Nghĩa là luôn chống tư
tưởng bảo thủ, chờ đợi không dám thực hiện bước nhảy khi đã
có sự tích lũy đầy đủ về lượng, hoặc kéo dài sự tích lũy, chỉ nhấn
mạnh đến sự biến đổi dần dần về lượng sẽ kìm hãm sự phát triển
của sự vật và hiệntượng.
- Biết vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy trong cuộc sống:
Sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy tùy thuộc vào
việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan và nhân tố
chủ quan cũng như sự hiểu biết quy luật này. Tùy theo từng
trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể, từng quan hệ cụ thể để
lựa chọn hình thức bước nhảy cho phù hợp để đạt tới chất lượng
và hiệu quả cao trong hoạt động của mình.

II. Vận dụng quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về chất và ngược lại vào thực
tiễn.
1. Vận dụng quy luật vào thực tiễn sản xuất và phát triển:
- Để một quốc gia như Việt Nam chẳng hạn (thuộc nhóm kém phát
triển) trở nên mạnh hơn về kinh tế, ta cần tích luỹ về lượng. Cụ
thể lượng ở đây là: kim ngạch xuất khẩu (xuất khẩu càng nhiều thì
càng chứng tỏ quốc gia đó có nền sản xuất mạnh , sản xuất mạnh
thì kinh tế mạnh), tích lũy tiếp theo là thu nhập bình quân GDP và
tổng sản phẩm quốc nội GNP, chỉ số CPI cao. khi Kim ngạch xuất
khẩu, GDP, GNP, CPI được tích lũy đến 1 lượng nào đó vượt qua
13

độ (độ là khoảng giới hạn mà quốc gia đó đã có sự tăng trưởng


GDP, CPI, ....nhưng chưa đủ để được công nhận là "thoát nghèo")
thì sẽ tiến hành bước "nhảy vọt": (việc từ quốc gia kém phát triển
trở thành cường quốc), bước nhảy vọt được thực hiện tại điểm
nút (khoảnh khắc đất nước được công nhận "thoát nghèo") lúc
này sẽ biến đổi chất cũ mất đi (ko còn nghèo nữa) chất mới ra đời
(quốc gia đó trở thành quốc gia phát triển) trở thành 1 quốc gia có
nền kinh tế mạnh.

- Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế đất
nước, chúng ta cũng ứng dụng phương pháp của quy luật lượng
chất.

Quá trình phát triển nền kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay
không the nóng vội, Phải xây dựng cơ sở vật chất từ đầu, phải tích lũy
và tân dung sức mạnh của các thành phần kinh tế, phát đông sức manh
của toàn dân, củacác nguồn lực kinh tế của đất nước, nông nghiệp,
công nghiệp, thủy sản năng lượng dầu khí, du lịch, dịch vụ, tất cả tạo
nên sức mạnh to lớn của nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, nền kinh tế
nước ta hiện nay đã đạt được những thành tựu to lớn. Tổng thu nhập
GDP đạt đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch.

2. Vận dụng quy luật trong quá trình học tập, tích luỹ kiến thức
của học sinh, sinh viên.
Quá trình học tập của mỗi học sinh là một quá trình dài, khó khăn và
cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi
học sinh. Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất thể hiện ở chỗ: mỗi học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho
mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc
14

thêm sách tham khảo,… thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh
giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp.
Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển
sang một cấp học mới cao hơn. Như vậy, quá trình học tập, tích lũy
kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc học sinh
được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy. Trong suốt 12 năm học,
học sinh phải thực hiện nhiều bước nhảy khác nhau. Trước hết là bước
nhảy để chuyển từ một học sinh trung học lên học sinh phổ thông và kỳ
thi lên cấp 3 là điểm nút, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu mới trong
việc tích lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện một bước nhảy vô
cùng quan trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi đại học để trở thành
một sinh viên. Sau khi thực hiện dược bước nhảy trên, chất mới trong
mỗi người được hình thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó
thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành động của mỗi sinh viên,
đó là sự chín chắn, trưởng thành hơn so với một học sinh trung học hay
một học sinh phổ thông. Và tại đây, một quá trình tích lũy về lượng
(tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu, quá trình này khác hẳn so với quá
trình tích lũy lượng ở bậc trung học hay phổ thông. Bởi đó không đơn
thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của thầy cô mả phần
lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức, bên cạnh những kiến
thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm
hoặc từ các hoạt động trong những câu lạc bộ. Sau khi đã tích lũy được
một lượng đầy đủ, các sinh viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới, bước
nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp
để nhận được tấm bằng cử nhân và tìm được một công việc. Cứ như
vậy, quá trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên tục diễn ra, tạo nên sự
vận động không ngừng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi con
15

người, giúp con người ngày càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo động lực
cho xã hội phát triển.

3. Vận dụng quy luật vào các lĩnh vực khoa học đời sống:
- Trong hoá học: có tính chất 0+0→0,+0→0
- Trong toán học, có một hình chữ nhật, người ta có thể tăng và
giảm chiều rộng . Nhưng sự tăng và giảm đó phải trong giới hạn
nhất định thì nó vẫn còn là hình chữ nhật. Nếu tăng chiều rộng
bằng chiều dài thì hình chữ nhật sẽ biến thành hình vuông chất
sẽ biến đổi. Hoặc giảm chiều rộng bằng 0 thì hình chữ nhật sẽ
biến thành đường thẳng.
- Trong thực tiễn cách mạng, quá trình chuyển biến các phong
trào cách mạng Việt Nam là quá trình thay đổi về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất: từ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
(1930-1931) đến phong trào dân chủ chống phát xít (1936-
1939) đến cao trào giải phóng dân tộc (1939-1945) và cách
mạng tháng tám (1945) là cuộc thắng lợi vĩ đại của dân tộc.
- Trong lĩnh vực sản xuất, công nhân nghiên cứu làm ra sản phẩm

lần thứ nhất. rút kinh nghiệm quá trình nghiên cứu làm ra sản
phẩm lần thứ hai chất lượng tốt hơn. Nếu công nhân chịu đầu
tư nghiên cứu thể liên tục cho ra đời sản phẩm lần sau bao giờ
cũng chất lượng và đa dạng hơn lần đầu.

You might also like