2 ÐLBT

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

ÔN TẬP THI HỌC SINH GIỎI PHẦN

CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Bài 1: Một thiết bị gồm một mặt phẳng nghiêng nối với
B
một vòng xiếc như hình vẽ. Mặt phẳng nghiêng có phương
tiếp tuyến với vòng xiếc tại điểm A, vòng xiếc có bán kính
R, bề mặt của mặt nghiêng và vòng xiếc đều có ma sát O
không đáng kể. Toàn bộ thiết bị được gắn cố định trên một
xe, xe có thể trượt không ma sát trên mặt bàn nằm ngang, A
tổng khối lượng của hệ “mặt nghiêng + vòng xiếc + xe” là
M. Ban đầu xe đang đứng yên thì từ điểm C trên mặt
nghiêng, ở độ cao h so với đáy của vòng xiếc, người ta thả một vật nhỏ có khối lượng m với tốc độ ban
đầu bằng không. Gia tốc trọng trường là g. Độ cao h phải thỏa điều kiện gì để vật có thể đi hết bề mặt
vòng xiếc?

Bài 2: Vật m đang chuyển động đều với vận tốc v0 = 5 m/s trên
mặt bàn nằm ngang cách mặt sàn một độ cao h = 1 m thì rời khỏi m v0
mép bàn, m va chạm với mặt sàn không bị nảy lên rồi tiếp tục
chuyển động trên sàn ngang. Hệ số ma sát giữa m và mặt sàn là µ
= 0,4. Tìm độ dời xa nhất mà vật m có thể thực hiện được theo h
phương ngang, kể từ mép bàn. Lấy g = 10 m/s2, cho rằng mặt sàn
đủ cứng, bỏ qua lực cản không khí.

Bài 3: Một lò xo có chiều dài tự nhiên ℓ 0 = 60 cm và độ cứng k = 1000 N/m. m


Lò xo được đặt thẳng đứng, đầu trên gắn một đĩa khối lượng M = 1 kg, đầu
dưới gắn chặt vào sàn nhà. Từ độ cao H = 184 cm so với sàn nhà, người ta thả H M
M
rơi tự do (không vận tốc đầu) một vật nhỏ có khối lượng m = = 0,5 kg như k
2
Hình 4. Va chạm giữa vật m và đĩa M là tuyệt đối đàn hồi. Sau va chạm vật m
nẩy lên và được giữ lại. Bỏ qua khối lượng của lò xo và lực cản của không khí.
Hình 4
Lấy g = 10 m/s2. Hãy tính :
a) Vận tốc v của vật m ngay trước khi va chạm vào đĩa M.
b) Vận tốc v1 và v2 của vật m và đĩa M ngay sau khi va chạm.
c) Lực nén cực đại của lò xo lên sàn nhà.

Bài 4: Một người trượt tuyết không dùng gậy, trượt không vận tốc đầu xuống từ một sườn dốc theo
đường thẳng lập với mặt phẳng ngang một góc nào đó. Sau khi trượt theo sườn dốc được một quãng
đường S0 = 60 m thì người đó dừng lại do xô vào một đống tuyết. Biết rằng chuyển động diễn ra sao
cho cho lực cản của tuyết tỉ lệ với quãng đường mà người đó đã đi được với hệ số tỷ lệ k = 6,4   .
N
m
Hãy xác định độ lớn vận tốc cực đại khi trượt xuống của người đó, biết rằng khối lượng của người đó
cộng với các phụ tùng mang theo là m = 90 kg. Bỏ qua sức cản của không khí.

1
Bài 5: Một hòn bi trượt theo một ống trơn và không đàn
hồi chứa rất nhiều khớp. Tìm vận tốc được xác lập của hòn
bi trên các đoạn nằm ngang thứ n của ống. Vận tốc này có
phụ thuộc vào vận tốc ban đầu không? Hiệu độ cao của các
lân cận bằng h. Các đoạn nghiêng tạo với các đoạn nằm
ngang một góc α.

Bài 6: Một vật nhỏ khối lượng m1 đang bay ngang đập vào mặt nghiêng của
m1
một chiếc nêm có khối lượng m2 đang nằm yên trên một mặt phẳng ngang
m2
nhẵn. Sau va chạm tuyệt đối đàn hồi với nêm, vật nảy lên theo phương thẳng
đứng, còn nêm chuyển động theo phương cũ của m1 với vận tốc v2. Tính độ cao
cực đại (tính từ vị trí va chạm) mà vật lên được.

Bài 7: Một vật nhỏ A khối lượng m được treo bằng một sợi dây nhẹ không
dãn, dài ℓ vào trần của một xe nhỏ có khối lượng M nằm trên sàn ngang α
nhẵn (hình vẽ). Tại thời điểm ban đầu, xe đang đứng yên còn vật A được
giữ ở vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc α. Khi vật A được
thả nhẹ, tìm vận tốc của xe khi vật qua vị trí dây treo hợp với phương
thẳng đứng một góc β lần đầu tiên, với β < α . Xét trường hợp β = 0 .

Bài 8: Người ta cần đóng một cái cọc trụ khối lượng M xuống đất bằng một búa máy khối lượng m. Giả sử lực
cản của đất không phụ thuộc vào độ sâu của cọc và luôn bằng F0. Ban đầu khoảng cách từ điểm cao nhất của
búa đến đỉnh cọc là h. Mỗi lần đóng, búa được nâng lên độ cao ban đầu, sau đó rơi không vận tốc ban đầu
xuống, va chạm tuyệt đối mềm đối với cọc. Biết rằng sau N lần đóng như vậy thì cọc vừa bị chìm hoàn toàn vào
đất. Hãy xác định chiều dài l của cọc.

You might also like