2019 - 2020 - HDC

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

QUẢNG NGÃI NĂM HỌC 2019 – 2020


Ngày thi: 06/06/2019
HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: Hóa học (hệ chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: (2,0 điểm)


1.1. Chất rắn A tan được trong nước tạo thành dung dịch màu xanh lam. Khi
cho thêm dung dịch NaOH vào thì tạo ra kết tủa B màu xanh lơ. Khi nung nóng chất B
thì thu được chất X màu đen. Nếu sau đó tiếp tục nung nóng chất X và có dòng khí H2
đi qua thì tạo ra chất rắn C màu đỏ. Chất rắn C tác dụng với axit vô cơ đậm đặc D tạo
ra dung dịch của chất A ban đầu và khí E. Sục khí E đến dư vào dung dịch nước brom
thu được dung dịch F không màu. Dung dịch F làm quỳ tím hóa đỏ và tạo kết tủa G
với dung dịch BaCl2. Xác định các chất A, B, C, D, E, F, G, X và viết các phương
trình hóa học xảy ra.
1.2. Hãy dùng các phương trình hóa học để giải thích vì sao không được bón
chung các loại phân đạm: đạm 2 lá NH4NO3, đạm sunfat (NH4)2SO4 và urê (NH2)2CO
với vôi hoặc tro bếp (chứa K2CO3). Biết rằng trong nước, urê chuyển hóa thành amoni
cacbonat (NH4)2CO3.
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
A: CuSO4; B: Cu(OH)2; C: Cu; D: H2SO4; E: SO2; F: H2SO4 và
HBr; G: BaSO4; X: CuO
Các PTHH:
CuSO4 + 2NaOH  Cu(OH)2 + Na2SO4
1.1 Cu(OH)2   CuO + H2O
to
1
CuO + H2   Cu + H2O
o
t

Cu + 2H2SO4(đặc)  CuSO4 + SO2 + 2H2O


SO2 + 2H2O + Br2  H2SO4 + 2HBr
H2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2HCl
Nếu bón chung với vôi:
CaO + H2O  Ca(OH)2
2NH4NO3 + Ca(OH)2  Ca(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O 0,5
(NH4)2SO4 + Ca(OH)2  CaSO4 + 2NH3 + 2H2O
(NH4)2CO3 + Ca(OH)2  CaCO3 + 2NH3 + 2H2O
1.2 Nếu chung với tro bếp (chứa K2CO3):
2NH4NO3 + K2CO3  2KNO3 + H2O + CO2 + 2NH3
(NH4)2SO4 + K2CO3  K2SO4 + H2O + CO2 + 2NH3
0,5
(NH4)2CO3 + K2CO3  2KHCO3 + 2NH3
Như vậy bón chung phân đạm với vôi hoặc tro bếp thì luôn bị thất
thoát đạm do giải phóng NH3.
Câu 2: (2,0 điểm)
2.1. Có những chất sau: NaOH, NaCl, NaNO3, Na2CO3, Na2SO4. Hãy sắp xếp
các chất đã cho thành một dãy chuyển đổi hóa học và viết các phương trình hóa học
theo dãy chuyển đổi đã sắp xếp.
2.2. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
CH3COONa  X1  X2  X3  X4  X5  CH3COOC2H5

1
Xác định công thức các chất X1, X2, X3, X4, X5 (thuộc hợp chất hữu cơ) và viết
các phương trình hóa học biểu diễn chuyển hóa trên.
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
NaCl  NaOH  Na2CO3  Na2SO4  NaNO3
2NaCl + 2H2O  ®pdd
cã mµng ng¨n
 2NaOH + H2 + Cl2
2.1 2NaOH + CO2  Na2CO3 + H2O 1
Na2CO3 + H2SO4  Na2SO4 + CO2 + H2O
Na2SO4 + Ba(NO3)2  BaSO4 + 2NaNO3
X1: CH4; X2: C2H2; X3: C2H4; X4: C2H5OH; X5: CH3COOH
CH3COONa + NaOH  CaO
to
 CH4 + Na2CO3
2CH4   C2H2 + 3H2
o
1500 C
lµm l¹nh nhanh

2.2 C2H2 + H2 


Pd / PbCO3
to
 C2H4 1
C2H4 + H2O 
axit
C2H5OH
C2H5OH + O2 
men giÊm
 CH3COOH + H2O
CH3COOH + C2H5OH  
axit,t o
 CH3COOC2H5 + H2O

Câu 3: (2,0 điểm)
3.1. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 và b mol
NaAlO2. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol CO2 (x mol) được biểu
diễn bằng đồ thị sau:
y

62,8

0 0,7 x
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính a và b.
3.2. Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào
nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2.
a) Tính số mol NaOH trong dung dịch Y.
b) Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Tính m.
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
a) Các PTHH:
Ba(OH)2 + CO2  BaCO3 + H2O
a a a
3.1 NaAlO2 + CO2 + 2H2O  Al(OH)3 + NaHCO3 0,5
b b b
BaCO3 + CO2 + H2O  Ba(HCO3)2
a a

2
b) Ta có hệ phương trình:
2a  b  0,7
 0,5
197a  78b  62,8
Giải hệ ta được: a = 0,2 mol; b = 0,3 mol.
a) Các PTHH:
2Na + 2H2O  2NaOH + H2
x
x x
2
Ba + 2H2O  Ba(OH)2 + H2
y y y
Na2O + H2O  2NaOH
z 2z
BaO + H2O  Ba(OH)2 0,25
t t
Đặt x, y, z, t lần lượt là số mol của Na, Ba, Na2O và BaO.
Ta có hệ phương trình:
23x  137y  62z  153t  21,9
x

3.2   y  0,05
2
 y  t  0,12
Ta tính được số mol NaOH = x + 2z = 0,14 mol. 0,25
b) Các PTHH:
Ba(OH)2 + CO2  BaCO3 + H2O
0,12 0,12 0,12
2NaOH + CO2  Na2CO3 + H2O
0,14 0,07 0,07 0,25
Na2CO3 + CO2 + H2O  2NaHCO3
0,07 0,07
BaCO3 + CO2 + H2O  Ba(HCO2)2
0,04 0,04
Số mol BaCO3 còn lại = 0,12 – 0,04 = 0,08 mol
0,25
 m = 0,08.197 = 15,76 gam.
Câu 4: (2,0 điểm)
4.1. Cho m gam Cu vào 100 ml dung dịch AgNO3 1M, sau một thời gian phản
ứng thì lọc được 10,08 gam hỗn hợp 2 kim loại và dung dịch Y. Cho 2,4 gam Mg vào
Y, phản ứng kết thúc thì lọc được 5,92 gam hỗn hợp kim loại.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính m.
4.2. Hòa tan hoàn toàn 10,24 gam Cu vào 63 gam dung dịch HNO3 60% thu
được dung dịch X chỉ gồm muối nitrat kim loại và axit dư. Cho X tác dụng hoàn toàn
với 400 ml dung dịch NaOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y
được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 26,44 gam chất rắn.
a) Tính số mol HNO3 đã phản ứng với Cu.
b) Tính nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong dung dịch X.

3
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
a) Các PTHH:
Cu + 2AgNO3  Cu(NO3)2 + 2Ag
Dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 0,25
Mg + 2AgNO3  Mg(NO3)2 + 2Ag
Mg + Cu(NO3)2  Mg(NO3)2 + Cu
b) Ta có:
n AgNO3 = 0,1 mol; nMg = 0,1 mol
Bảo toàn gốc NO3:
4.1 n AgNO3 0,1
n Mg(NO3 )2 = = = 0,05 mol
2 2
 nMg dư = 0,1 – 0,05 = 0,05 mol 0,75
Bảo toàn nguyên tố Ag:
nAg = n AgNO3 = 0,1 mol
Như vậy:
mhỗn hợp kim loại = 10,08 + 5,92 = mCu + 0,1.108 + 0,05.24
 mCu = 4 gam.
a) Các PTHH:
Cu + HNO3  Cu(NO3)2 + khí + H2O
HNO3 + NaOH  NaNO3 + H2O
Cu(NO3)2 + 2NaOH  Cu(OH)2 + 2NaNO3
2NaNO3  to
 2NaNO2 + O2
Đặt x, y lần lượt là số mol của NaNO3 và NaOH trong Z.
Ta có hệ phương trình:
 x  y  0, 4
 0,5
69x  40y  26, 44
Giải hệ ta được: x = 0,36; y = 0,04.
Ta có: n Cu(NO3 )2 = nCu = 0,16 mol
 nNaOH phản ứng với Cu(NO3)2 = 0,32 mol
4.2  nNaOH phản ứng với HNO3 dư = 0,36 – 0,32 = 0,04 mol
 n HNO3 dư = 0,04 mol
 n HNO3 phản ứng với Cu = 0,6 – 0,04 = 0,56 mol
b) Ta có:
n HNO3
Bảo toàn nguyên tố H: n H2O = = 0,28 mol
2
Bảo toàn khối lượng: mCu + mHNO3 = mCu(NO3 )2 + mkhí + m H2O
 mkhí = 10,24 + 0,56.63 – 0,16.188 – 0,28.18 = 10,4 gam 0,5
Khối lượng dung dịch X:
mdd X = 10,24 + 63 – 10,4 = 62,84 gam
Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong dung dịch X:
0,16.188
C% = 100% = 47,87%
62,84

4
Câu 5: (2,0 điểm)
5.1. Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon A và B có khối lượng a gam. Nếu đem đốt cháy
132a 45a
hoàn toàn X thì thu được gam CO2 và gam H2O. Nếu thêm vào X một nửa lượng
41 41
165a 60,75a
A có trong X rồi đốt cháy hoàn toàn thì thu được gam CO2 và gam H2O. Tìm
41 41
công thức phân tử của A và B. Biết B không làm mất màu dung dịch nước brom.
5.2. Hỗn hợp A gồm axit X (CnH2n+1COOH) và rượu Y (CmH2m+1OH). Chia A thành 3
phần bằng nhau. Đem phần 1 tác dụng hết với Na, thu được 5,6 lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn
toàn phần 2 thì thu được 57,2 gam CO2. Đem phần 3 thực hiện phản ứng este hóa với hiệu
suất 75%, sau phản ứng thấy có 2,7 gam nước sinh ra.
a) Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Xác định công thức của X và Y.
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
a) Giả sử a = 41 gam.
Khi đốt cháy X:
132 45
n CO2   3 mol; n H2O   2,5 mol
44 18
1
Khi đốt cháy X + A:
2
165 60,75 0,25
n CO2   3,75 mol; n H2O   3,375 mol
44 18
1
Vậy khi đốt cháy A ta thu được:
2
n CO2  0,75 mol; n H2O  0,875 mol
Vì n CO2  n H2O  A là ankan.
Đặt công thức của A là CnH2n+2
Phương trình hóa học:
3n  1
5.1 CnH2n+2 + O2 
to
 nCO2 + (n + 1)H2O
2
Ta có: 0,25
n H 2O n  1 0,875
  n6
n CO2 n 0,75
Vậy công thức phân tử của A là C6H14.
b) Khi đốt cháy B ta thu được số mol của H2O và CO2 là:
n CO2  3  0,75.2  1,5 mol  n C  1,5 mol
n H2O  2,5  0,875.2  0,75 mol  n H  1,5 mol 0,25
 nC : nH = 1,5 : 1,5 = 1 : 1
Vậy công thức đơn giản nhất của B là CH, công thức phân tử của B là
CnHn
Theo giả thiết B không làm mất màu dung dịch nước brom
 B chỉ có thể là aren CnH2n–6
0,25
 n = 2n – 6  n = 6
Vậy công thức của B là C6H6.
a) Các PTHH:

5
1
CnH2n+1COOH + Na  CnH2n+1COONa + H2
2
x
x
2
1
5.2 CmH2m+1OH + Na  CmH2m+1ONa + H2 0,5
2
y
y
2
3n  1
CnH2n+1COOH + O2 
to
 (n + 1)CO2 + (n + 1)H2O
2
x (n + 1)x
3m
CmH2m+1OH + O2 
to
 mCO2 + (m + 1)H2O
2
y my
CnH2n+1COOH + CmH2m+1OH  
axit,t o
 CnH2n+1COOCmH2m+1 + H2O
0,15
Đặt x, y lần lượt là số mol của X và Y trong mỗi phần.
0,15.100
Trường hợp 1: naxit = = 0,2 mol
75
Ta có hệ phương trình:
x y
 2  2  0, 25

(n  1)x  my  1,3
 x  0, 2


Giải hệ ta được: x = 0,2; y = 0,3 và 2n + 3m = 11.
Giải phương trình nghiệm nguyên:
n = 1; m = 3 hoặc n = 4; m = 1.
Vậy công thức của X là CH3COOH, Y là C3H7OH hoặc X là C4H9COOH,
0,5
Y là CH3OH.
0,15.100
Trường hợp 2: nrượu = = 0,2 mol
75
Ta có hệ phương trình:
x y
 2  2  0, 25

(n  1)x  my  1,3
 y  0, 2


Giải hệ ta được: x = 0,3; y = 0,2 và 3n + 2m = 10.
Giải phương trình nghiệm nguyên: n = 2; m = 2 hoặc n = 0; m = 5.
Vậy công thức của X là C2H5COOH, Y là C2H5OH hoặc X là HCOOH, Y
là C5H11OH.

Ghi chú: Học sinh giải từng bài theo cách khác nếu đúng và lý luận chặt chẽ vẫn đạt điểm tối
đa.

You might also like