Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Phần I: Tìm hiểu về nghiên cứu khoa học

1. Khái niệm khoa học:


- Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của
sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. Thông qua những phương
pháp nghiên cứu, các nhà khoa học khám phá ra những kiến thức mới tốt
hơn, thay thế những kiến thức cũ không còn phù hợp.
- VD: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng
quan niệm thực vật có cảm nhận.
2. Nghiên cứu khoa học là làm gì?
- Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm,… dựa
trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất,
quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới hoặc tìm
ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn.
- Phân loại: 2 cách phân loại NCKH thường gặp:
a) Theo chức năng nghiên cứu: (4)
- Nghiên cứu mô tả: nhằm đưa ra một hệ thống tri thức giúp con người phân
biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Nghiên cứu giải thích: nhằm làm rõ các quy luật chi phối các hiện tượng, các
quá trình vận động của sự vật.
- Nghiên cứu dự báo: nhằm chỉ ra xu hướng vận động của các hiện tượng, sự
vật trong tương lai
- Nghiên cứu sáng tạo: nhằm tạo ra các quy luật, sự vật mới hoàn toàn.
b) Theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu: (3)
- Nghiên cứu cơ bản: nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc bên trong sự vật,
hiện tượng.
- Nghiên cứu ứng dụng: vận dụng thành tựu của nghiên cứu cơ bản để giải
thích sự vật, hiện tượng, tạo ra các giải pháp, quy trình công nghệ, sản phẩm
để áp dụng vào đời sống và sản xuất.
- Nghiên cứu triển khai: vận dụng các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng
dụng để tổ chức triển khai, thực hiện ở quy mô thử nghiệm.

3. Các khái niệm cơ bản trong NCKH: (6)


- Đề tài nghiên cứu: Là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một
nhóm người thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật hoặc ứng
dụng vào thực tế. Mỗi đề tài nghiên cứu có tên đề tài (research title), là phát
biểu ngắn gọn và khái quát về các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Nghiệm vụ nghiên cứu: Là những nội dung được đặt ra để nghiên cứu trên
cơ sở tên đề tài nghiên cứu đã được xác định.
- Đối tượng nghiên cứu: Là bản chất cốt lõi của sự vật hay hiện tượng cần
xem xét và làm rõ trong đề tài nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu: Những nội dung cần được xem xét và làm rõ trong
khuôn khổ đối tượng nghiên cứu đã xác định nhằm trả lời câu hỏi “Nghiên
cứu cái gì?”.
- Mục đích nghiên cứu: Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu. Mục đích trả lời
câu hỏi “ Nghiên cứu nhằm vào việc gì?” hoặc “ Nghiên cứu để phục vụ cho
cái gì?”
- Phạm vi nghiên cứu: Là sự giới hạn về đối tượng nghiên cứu, đối tượng
khảo sát và thời gian nghiên cứu (do những hạn chế mang tính khách quan
và chủ quan đối với đề tài và người làm đề tài).

Phần II: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NHANH TÁC ĐỘNG CỦA
ĐẠI DỊCH COVID19 TỚI DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ CHÍNH: ỨNG PHÓ ĐIỀU CHỈNH VÀ
KHẢ NĂNG PHỤC HỒI (TH.S Đỗ QUỲNH CHI)
1. Mục tiêu:
- Phân tích các tác động của địa dịch COVID19, quá trình điều chỉnh và ứng
phó của doanh nghiệp và người lao động trước các tác động.

2. Đối tượng nghiên cứu:


Nghiên cứu dựa trên 2 khảo sát mẫu: 292 NLĐ(ng lao động), 58 doanh
nghiệp(dệt may, du lịch, điện tử. chế biến thủy hải sản, chế biến gỗ) trong
nửa cuối tháng 4/2020.

3. Kết cấu báo cáo:


Chương 1. Trình bày lý do nghiên cứu và mô tả thiết kế nghiên cứu.
Chương 2. Phân tích các biện pháp ứng phó của DN trước tác động của
Covid-19 và quá trình điều chỉnh nhân sự tại DN.
Chương 3. Đánh giá tác động của việc điều chỉnh về nhân sự của DN tới
NLĐ và gia đình, tập trung vào các nhóm LĐ dễ bị tổn thương nhất, đồng
thời tìm hiểu khả năng hồi phục việc làm và thu nhập sau đại dịch.
Chương 4. Xem xét các biện pháp hỗ trợ cho NLĐ, tập trung vào khả năng
tiếp cận, tính hữu ích và nhu cầu hỗ trợ của NLĐ.
Chương 5. Tóm tắt phát hiện chính của báo cáo và đề xuất các giải pháp
trước mắt và lâu dài với các đối tác có liên quan.

4. Phát hiện chính của nghiên cứu bao gồm:


a) Về phía DN (doanh nghiệp):
● 1/4 DN tham gia khảo sát phá sản hoặc tạm ngừng kinh doanh; 2/3 áp dụng
cắt giảm chi phí lao động (cho nghỉ việc không lương, giảm lương, giảm giờ
làm). >1/2 lo sẽ đóng cửa nếu khủng hoảng kéo dài thêm 3 tháng.
● Đối với các DN chế biến chế tạo tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: 60,3%
DN cho pt khách hủy đơn hàng, yêu cầu giảm giá – giãn nợ, kỳ hạn thanh
toán.
● Tác động kinh tế của đại dịch không đồng nhất giữa các ngành, các doanh
nghiệp: Các công ty có sự tái cấu trúc kịp thời, có chiến lược, đa dạng nguồn
cung, khách hàng và sản phẩm thường có khả năng giảm thiểu được tác
động tiêu cực.
● Biện pháp ứng phó của doanh nghiệp

Các biện pháp ứng phó của DN với cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể được
chia làm 04 nhóm:

(i) Tìm kiếm các nguồn doanh thu thay thế

(ii) Điều chỉnh phương thức làm việc

(iii) Điều chỉnh phương thức làm việc


(iv) Giảm chi phí lao động

(v) Tạm ngừng hoạt động một phần hoặc toàn bộ DN

b) Về phía NLĐ (người lao động):


-

- 36,2% NSDLĐ (người sử dụng lao động) trong thời gian này loại bỏ nhân sự
có năng lực kém, NLĐ lớn tuổi và LĐ nữ là mục tiêu.
- 83% NLĐ nữ bị giảm thu nhập hoặc mất việc làm.
- > 32,3% là lao động chính trong gia đình.
- 87.9% NLĐ di cư bị giảm lương hoặc mất việc làm, chia cắt khỏi quê hương
gia đình do dãn cách xã hội.
- Đa số DN đưa ra qđ cắt giảm chi phí lao động một cách đơn phương, >60%
NLĐ chấp nhận ngay qđ của DN.

- Tác động tới sức khỏe, tinh thần của NLĐ nghiệm trọng:
● 86,9% NLĐ trải qua cảm xúc lo âu, bi quan, bất an và tâm trạng thay đổi
thất thường.
● Ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ gia đình của 34,2% NLĐ
● Gần 5% cho pt có tình trạng bạo lực gia đình.
- Hầu hết NLĐ động cắt giảm chi phí cơ bản:
● 40% nhóm EMP bị thiếu ăn do giảm chi phí thực phẩm xuống mức tối thiểu.
● Nếu đại dịch tiếp diễn thêm 2 tháng nữa, 86,3% NLĐ cho rằng mức sống
của họ sẽ bị giảm sút – 18,8% lo ngại mức sống sẽ xuống dưới mức tối
thiểu.
- NLĐ cũng thể hiện sự kiên cường trong ứng phó đại dịch:
● 36,3% tìm việc làm mới.
● 55,8% tìm kiếm sự trợ giúp thông qua mạng lưới quan hệ xã hội, các chương
trình của nhà nước và các đối tác khác.
- Cả DN – NLĐ thận trọng về khả năng phục hồi:
● 84% DN cho rằng sự phục hồi phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ và EU.
● >70% NLĐ cho rằng sự phục hồi sẽ xảy ra chậm và khó khăn.
● Ngành hải sản lạc quan nhất về khả năng phục hồi.
● Ngành du lịch cho rằng chỉ trở lại bình thường vào đầu năm 2021.

5. Kết luận và khuyến nghị


5.1. Kết luận
- Chưa nhiều DN tham vấn NLĐ
- NSDLĐ có dấu hiệu phân biệt đối xử với nhóm NLĐ dễ bị tổn thương nhất
và những tác động rộng lớn tới sức khỏe, quan hệ gia đình và mức sống của NLĐ
và gia đình họ.
- Cuộc khủng hoảng Covid-19 làm lộ rõ những vấn đề đe dọa sự bền vững của
các ngành, DN và cuộc sống NLĐ.
- Hé lộ hy vọng vì nhiều DN và NLĐ đã thể hiện sự kiên cường và khả năng
phục hồi mạnh mẽ.
5.2. Khuyến nghị
5.2.1. Các giải pháp ngắn hạn
- Các hiệp hội DN cần hợp tác chặt chẽ với các hiệp hội DN thuộc các quốc gia
trong khu vực để yêu cầu các nhà mua hàng quốc tế có cách hành xử trách nhiệm
hơn trong đại dịch.
- Chính phủ và các hiệp hội DN có thể thành lập các đường dây nóng hỗ trợ DN
khó khăn tiếp cận các chương trình hỗ trợ.
- Công đoàn cơ sở và công đoàn địa phương cần tích cực hơn trong việc hỗ trợ
NLĐ bị NSDLĐ đối xử không công bằng.
- Đối thoại xã hội đóng vai trò quan trọng với cả NSDLĐ và NLĐ để tìm giải pháp
phù hợp cho cả hai bên và phòng ngừa tranh chấp lao động.
- Công đoàn, các tổ chức chính trị xã hội cần xác định nhóm NLĐ dễ bị tổn thương
cần hỗ trợ nhất.
5.2.2. Khuyến nghị điều chỉnh về trung và dài hạn
- Các hiệp hội DN nên khuyến khích DN tích cực mở rộng thị trường.
- Hiệp hội DN nên làm việc sớm với các nhà mua hàng và xuất khẩu chính để tìm
ra hướng đi của các thay đổi trên thị trường càng sớm càng tốt.
- Các DN VN có cơ hội tiến lên nấc thang cao hơn trong chuỗi gái trị và đa dạng
hóa khách hàng và sản phẩm.

You might also like