Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Sự ra đời của điện động lực học

Như chúng ta đã biết, từ thế kỷ XVII thì các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu
đến các hiện tượng điện và từ. Nhưng vì thời đó khoa học kỹ thuật còn chưa phát
triển, nguồn điện chưa được phát minh nên các nghiên cứu còn ở mức độ thô sơ,
chưa hoàn chỉnh. VÌ vậy ở thế kỷ XVII người ta cho rằng điện và từ là hai hiện
tượng khác nhau, không có liên quan gì với nhau. Quan niệm này tồn tại suốt hai
thế kỷ. Tuy nhiên ở thế kỷ XIX thì nguồn điện được phát minh và dòng điện được
duy trì trong thời gian dài đã tạo điều kiện cho các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu
các hiện tượng điện, từ. Vì vậy trong lĩnh vực điện, từ đã có nhiều phát minh cực
kỳ quan trọng. Có thể nói lịch sử các nghiên cứu về hiện tượng điện, từ trong đó
hiện tượng điện và hiện tượng từ có liên quan mật thiết với nhau đã được mở đầu
bằng phát minh của nhà bác học Oersted và tiếp sau đó là phát minh vĩ đại của
Ampere, Ohm, Faraday, Maxwell,…

Oersted (1777-1851) là nhà vật lý học và hóa


học người Đan Mạch. Ông sinh ra tại Đan
Mạch. Khi còn trẻ ông đã có sự quan tâm đến
khoa học trong khi đang làm việc cho cha
mình, người sở hữu một tiệm thuốc tây. Ông
và em trai mình nhận được sự giáo dục từ rất
sớm thông qua tự học ở nhà, đi đến
Copenhagen vào năm 1793 để tham gia vào
các kỳ thi tại trường Đại học Copenhagen, nơi
mà cả hai anh em rất xuất sắc trong học tập.
Năm 1796, ông đã được trao giải thưởng danh
dự cho các bài báo của mình trong cả thẩm mỹ
và vật lý. Ông đã giành được học vị tiến sĩ vào
năm 1799 trong một luận án dựa trên các tác
phẩm của Kant mang tên “The Architectonics
of Natural Metaphysics”.

- Năm 1801, Oersted nhận được một chuyến du lịch, học bổng và được trợ cấp cho
phép ông dành ba năm đi du lịch khắp châu Âu. Tại Đức, ông gặp Johann Wihelm
Ritter, một nhà vật lý tin rằng có mối liên hệ giữa điện và từ tính. Điều này củng cố
cho tinh thần của Oersted vì ông tin vào ý tưởng của Kant về sự hiệp nhất của thiên
nhiên và những mối quan hệ sâu sắc tồn tại giữa các hiện tượng tự nhiên. Cuộc hội
thoại của họ đã thu hút Oersted vào nghiên cứu vật lý. Ông trở thành một giáo sư tại
đại học Copenhagen vào năm 1806 và tiếp tục nghiên cứu của mình với dòng điện và
âm thanh. Dưới sự hướng dẫn của ông, đại học đã phát triển một chương trình vật lý
và hóa học toàn điện và thành lập phòng thí nghiệm mới.

- Thời gian này khoa học đã tích lũy được một số sự kiện cho rằng sét có mỗi liên hệ
gì đó với từ, điều đó chứng tỏ rằng điện có mối liên hệ với từ. Oersted hết sức tâm
đắc với các công trình nghiên cứu về điện của các nhà khoa học khác và tự đặt cho
mình phải nghiên cứu mối liên hệ giữa điện và từ. Kể từ đó, ông đã bền bỉ và ngoan
cường thực hiện không biết bao nhiêu các thí nghiệm. Người ta kể rằng dù đi đâu, dù
ở chỗ nào Oersted cũng kè kè bên mình một kim nam châm xem như một “bảo bối”.
Và rồi sự kiên trì của ông đã được đền đáp. Cuối năm 1819, ông khám phá ra hiện
tượng kim nam châm bị lệch khi được đặt gần một dòng điện và ngay năm sau, tức
năm 1820 ông đã công bố phát minh của mình trong công trình “Những thí nghiệm
về tác dụng của xung đột điện lên một kim nam châm”.

- Chịu ảnh hưởng của triết học Schelling, ông không gọi quá trình diễn ra trong dây
dẫn nối 2 cực của pin Volta là dòng điện mà gọi nó là “xung đột điện”. Trong quá
trình nghiên cứu về tác dụng của dòng điện lên kim nam châm, ông đã rút ra kết
luận:”xung đột điện chắc chắn không chỉ giới hạn trong dây dẫn mà còn có trong
phạm vi hoạt động khá rộng xung quanh dây dẫn”. Như vậy, Oersted đã phát hiện ra
môi trường đặc biệt xung quanh dây dẫn có dòng điện, mà ngày nay ta hiểu đó là từ
trường. Phát minh của Oersted đã gây một tiếng vang rất lớn vì nó chỉ ra một hướng
nghiên cứu mới về các hiện tượng điện và từ. Liền sau đó đã xuất hiện hàng loạt
nghiên cứu theo hướng này. Ngay trong năm 1820, Biot và savart đã tìm ra một định
luật định lượng về tác dụng của dòng điện lên từ cực mà về sau này Laplace viết lại
định luật đó dưới dạng khác, hiện tượng dùng trong các sách giáo khoa, được gọi là
định luật Biot – Savart – laplace.

Ampere (1775 – 1836) là nhà vật lý người Pháp


và là một trong những nhà phát minh ra điện từ
trường. Ông là một trong những nhà bác học đã
xây dựng cơ sở và đóng góp nhiều cho ngành
khoa học mới về các hiện tượng điện từ mà ông
gọi là “điện động lực học”. Từ nhỏ, Ampere đã
rất ham đọc sách, năm 4 tuổi Ampere đã tự học
để đọc và viết được tiếng mẹ đẻ, lên 8 tuổi ông
đã thuộc lòng nhiều trang sách có hình vẽ đẹp
trong bộ Bách khoa toàn thư. Năm 12 tuổi cậu
đã đọc xong 20 tập của bộ Bách khoa toàn thư
và tất cả các sách trong tủ sách gia đình. Năm
18 tuổi ông đã đọc gần hết các tác phẩm về vật
lý, toán học, triết học,… xuất bản từ trước thời
đó. Do tự học và tự đọc nhiều sách, ông đã tích lũy cho mình một khối lượng kiến
thức đồ sộ đến mức ông được công nhận là giáo viên trung học, mặc dù ông không
trải qua trường lớp nào. Tuy được công nhận là giáo viên trung học nhưng ông vẫn
sống cuộc sống đơn giản, có bao nhiêu tiền ông đều dành mua sách và dụng cụ thí
nghiệm.

- Tháng 9 năm 1820 sau khi nghe thông báo về thí nghiệm của Oersted do nhà bác học
Arago trình bày trước viện hàn lâm khoa học Paris, Ampere đã suy nghĩ đến khả năng
quy các hiện tượng từ về hiện tượng điện và ông muốn loại bỏ thuyết “chất từ” (hiểu
theo nghĩa “chất nhiệt” thời đó) khỏi ngôn ngữ khoa học. Ông liên tục suy nghĩ, lập
luận và một tuần sau đó, ông đã thông báo về một giả thuyết do ông đưa ra, sau này
được gọi là “Giả thuyết Ampere” và về những thí nghiệm bước đầu có thể khẳng định
giả thuyết đó. Sau đó ông tiếp tục khẩn trương làm các thí nghiệm và liên tục thông
báo về các kết quả thí nghiệm của ông trong 10 bản thông báo khoa học, từ tháng 9
đến tháng 12 năm 1820.

- Năm 1826, ông tổng kết toàn bộ các kết quả nghiên cứu của mình trong công trình
quan trọng mang tên “Lý thuyết các hiện tượng điện động lực học, rút ra thuần túy từ
thí nghiệm”. Ông đã đưa hai khái niệm cơ bản của điện học là “hiệu điện thế” (thời đó
ông gọi là “sức căng điện”) và “dòng điện” tuy chưa định nghĩa thật rõ ràng. Chính
Ampere là người đã định nghĩa chiều của dòng điện là chiều dịch chuyển của các điện
tích dương.

- Tự làm các thí nghiệm, ông đã phát hiện ra rằng hai dây dẫn đặt song song sẽ hút
nhau nếu dòng điện chạy trong hai dây dẫn đó cùng chiều và sẽ đẩy nhau nếu dòng
điện chạy trong hai dây dẫn ngược chiều. Từ đó, ông suy ra rằng xung quanh dây dẫn
có “lực từ” phân bố theo đường vòng và ông đã nêu lên “quy tắc Ampere” đối với thí
nghiệm của Oersted:

“Nếu giả thiết một người nằm dọc theo chiều của dây dẫn để cho dòng điện chạy theo
phương từ chân lên đầu và quay mặt vào kim nam châm, thì đầu Bắc của kim nam
châm sẽ lệch về phía trái của người đó”.

- Như vậy là Ampere đã phát minh ra quy tắc để xác định tác dụng từ của dòng điện.
Sau đó, trải qua nhiều năm nghiên cứu về từ tính của nam châm, ông đã khẳng định
rằng trong thiên nhiên không có “chất từ”. Ông cho rằng sở dĩ nam châm có từ tính là
vì trong đó có các dòng điện phân tử và ông đã kết luận rằng tương tác giữa các nam
châm chính là tương tác giữa các dòng điện phân tử đó. Sau đó ông còn đặt vấn đề
dựa vào thí nghiệm để tìm ra công thức định lượng về sự tương tác giữa hai nguyên tố
dòng điện. Đây là một bài toán rất khó vì nguyên tố dòng điện không có ý nghĩa vật lý
trực tiếp và không thể thực hiện được trong thí nghiệm, giống như chất điểm và điện
tích điểm. Sau một thời gian suy nghĩ, ông quyết định dùng phương pháp suy luận, kết
hợp với tính toán và cuối cùng ông đã tìm ra được một công thức phù hợp với kết quả
thực nghiệm. Một điều quan trọng là ông thấy đã thấy rằng lực tương tác giữa hai
nguyên tố dòng điện là những lực không xuyên tâm, khác hẳn lực tương tác giữa hai
điện tích điểm và không tuân theo định luật thứ ba của Newton. Tuy nhiên, lý thuyết
của Ampere vẫn là một lý thuyết dựa trên nguyên lý tác dụng xa của Newton.

- Chính nhờ những công trình đóng góp to lớn trong lĩnh vực điện học đã nói ở trên,
các nhà bác học cùng thời trong đó có Maxwell rất khâm phục tài năng của Ampere và
trìu mến gọi ông là “Newton điện học”. Cũng nhờ những phát minh vĩ đại của mình,
Ampere đã được năng địa vị từ người giáo viên trung học lên địa vị viện sĩ Viện hàn
lâm khoa học Pháp, giáo sư trường đại học bách khoa Paris – nơi dành riêng cho các
giáo sư giỏi nhất nước pháp.

Ohm (1789 – 1854) là một nhà vật lý người


Đức. Ông là một giáo viên trung học, ông bắt
đầu nghiên cứu phát minh gần thời gian đó của
Alessandro Volta. Ông là người đã phát biểu
định luật Ohm. Sự phụ thuộc của cường độ
dòng điện qua một dây dẫn thời đó đã được ông
tìm ra khi ông chỉ là một giáo viên dạy vật lý ở
tỉnh lẻ. Thời đó chỉ bằng các dụng cụ đo rất thô
sơ, chưa có ampe kế, vôn kế,… như bây giờ,
nhưng với lòng say mê nghiên cứu khoa học và
được sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè, ông đã
kiên trì tiến hành hàng loạt thí nghiệm và đã
thành công.

- Giữa những năm 20 của thế kỷ XIX, dựa


trên những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực điện động lực học, Ohm đã tự chế
tạo ra chiếc cân xoắn bằng cách dùng một sợi dây rất mảnh có tính đàn hồi để treo
một kim nam châm ở phía trên một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. Dựa vào
góc lệch của kim nam châm, ông đã đó được một cách chính xác tác dụng từ của
dòng điện.

- Sau đó ông lại thực hiện tiếp một thí nghiệm: giữa hai điểm trong một mạch điện
của bộ pin Volta, ông lần lượt đặt những điện trở bằng những kim loại khác nhau
và có tiết diện như nhau. Sau đó, ông thay đổi chiều dài của chúng sao cho chúng
tạo ra những độ lệch như nhau của kim nam châm trong cân xoắn. Qua đó ông
nghiên cứu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào điện trở dây dẫn. Ông đã
tiến hành một loạt thí nghiệm và vào năm 1827 ông đã tìm ra một định luật định
lượng về mạch điện cho biết mối liên hệ giữa các đại lượng trong một mạch điện,
sau này gọi là định luật Ohm.
- Tuy nhiên vào thời đó, các nhà khoa học chỉ coi dây dẫn là một bộ phận thụ động
của mạch điện, nó chỉ là một “con kênh” để “chất điện” chảy từ cực này qua cực
kia của chiếc pin. Vì vậy rất ít người quan tâm đến vai trò của dây dẫn nên định
luật Ohm phải chờ thêm 20 năm sau mới được các nhà vật lý học chính thức công
nhân. Bên cạnh việc tìm ra định luật Ohm, ông còn là người đã hình thành khái
niệm và nêu ra định nghĩa chính xác về suất điện động, độ dẫn điện và cường độ
dòng điện. Vì vậy, để ghi nhớ công lao của ông, người ta đã lấy tên ông làm đơn vị
điện trở.

1831 Nhà hóa học và vật lí Anh Michael Faraday quan sát thực nghiệm thấy
dòng điện trong một mạch điện có thể kích thích dòng điện trong một mạch điện
thứ hai khi dòng điện trong mạch thứ nhất biến đổi, cơ sở của định luật cảm ứng
Faraday  hỗ cảm (Thành quả lớn nhất của Faraday đến khi ông quấn hai cuộn dây cách
điện xung quanh một vòng kim loại, và phát hiện rằng, mỗi khi cho dòng điện chạy qua cuộn
dây này thì lập tức có một dòng điện được sinh trong cuộn dây kia)  cơ sở cho định luật
cảm ứng Faraday

1831 Joseph Henry phát hiện ra nguyên lí tự cảm, và với mẫu nam châm điện cải
tiến của ông, ông đã nâng thành công hơn một tấn sắt.

28-10-1831, Faraday trình bày 1 thí nghiệm về cách tao ra dòng điện cảm ứng: khi
cho một đĩa bằng đồng quay ngang qua 1 nam châm vĩnh cữu hình móng ngữa,
ông đã thu được dòng điện ổn định lâu dài.

24-11-1831, Faraday công bố 1 loạt thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ gây
chấn động thế giới

1833 Michael Faraday thí nghiệm về điện hóa học và thiết lập các
định luật điện phân của ông: Định luật Faraday, hằng số
Faraday.

1834 Heinrich Friedrich Emil Lenz, nhà vật lí Đức, suy luận ra định luật trở nên
nổi tiếng là định luật Lenz, định luật tiên đoán hướng chạy của dòng điện cảm
ứng.

 Sau 1 thời gian nghiêm cứu, Fraday đạt được mục đích nghiên cứu của mình là
biến từ thành điện. đặt ra câu hỏi: “Tại sao điện có thể biến thành từ và từ cũng có
thể biến thành điện?”

You might also like