Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BÀI 17

XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG,


THÚC ĐẨY ĐỐI THOẠI XÃ HỘI TẠI ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP

I. XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TẠI ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm quan hệ lao động
Quan hệ lao động là quan hệ xã hội hình thành trong quá trình sử dụng sức
lao động giữa một bên là người lao động (người lao động) và một bên (cá nhân hoặc
pháp nhân) là người sử dụng lao động (người sử dụng lao động). Trong đó, người
lao động phải thực hiện một nội dung công việc cụ thể, chịu sự quản lý, điều hành
của người sử dụng lao động; còn bên người sử dụng lao động phải trả công, hoặc trả
lương, thực hiện các chế độ và bảo đảm những điều kiện lao động cần thiết cho
người lao động. Hợp đồng lao động là hình thức pháp lý chủ yếu và phổ biến nhất
của các quan hệ lao động1.
Theo khoản 6 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012: quan hệ lao động tại đơn
vị, doanh nghiệp “là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao
động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động”.
Trong quan hệ lao động, việc làm, tiền lương, lợi ích kinh tế là yếu tố cơ bản
nhất gắn người lao động với người sử dụng lao động. Đây là yếu tố nhạy cảm,
thường hay xảy ra tranh chấp lao động và đình công. Mặt khác, quan hệ lao động
còn là quan hệ xã hội liên quan đến các yếu tố như văn hóa quốc gia, vùng miền;
phong tục tập quán địa phương, trình độ nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, thói
quen... của các chủ thể.

2. Các chủ thể trong quan hệ lao động tại đơn vị, doanh nghiệp
Có thể chia quan hệ lao động thành quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao
động tập thể. Ứng với mỗi loại quan hệ có các chủ thể tham gia tương ứng.
Quan hệ lao động cá nhân: chủ thể trong quan hệ lao động là cá nhân người
lao động và người sử dụng lao động.
Quan hệ lao động tập thể: chủ thể trong quan hệ lao động là tập thể lao động, công
đoàn với người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện của người sử dụng lao động.
Bên cạnh những nhóm chủ thể trên, Nhà nước đóng vai trò là bên thứ ba
trong quan hệ lao động, ngoài việc định ra pháp luật, tham gia giải quyết tranh
chấp lao động, Nhà nước còn “Hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao
động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định
và tiến bộ”. (khoản 6, Điều 4, Bộ luật Lao động năm 2012).

1
. Theo Điều 15, Bộ luật Lao động năm 2012: Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và
người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan
hệ lao động.
1
Bai17-XaydungQHLD-DoithoaiXH01102015.Doc - Tài liê ̣u nghiê ̣p vụ của CĐVC tỉnh Quảng Ninh
3. Mục tiêu xây dựng quan hệ lao động
Mục tiêu xây dựng quan hệ lao động tại đơn vị, doanh nghiệp là đạt được sự
hài hòa, ổn định và tiến bộ, nhằm bảo đảm lợi ích người lao động, lợi ích nhà đầu tư
và lợi ích của Nhà nước và xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Hài hòa trong quan hệ lao động chính là xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa
các bên trong quá trình lao động, bảo đảm sự cân đối về quyền lợi, nghĩa vụ, nhất là
lợi ích kinh tế của các bên phù hợp. Hài hòa trong quan hệ lao động còn thể hiện ở
chỗ các bên phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của
pháp luật lao động; cùng nhau giải quyết mâu thuẫn, xung đột thông qua thương
lượng, hoà giải để đạt được thỏa thuận tốt nhất giữa các bên.
Ổn định trong quan hệ lao động là việc làm, tiền lương, thu nhập của người
lao động ổn định; không có biến động thất thường về sản xuất - kinh doanh, số
lượng, cơ cấu lao động của doanh nghiệp; duy trì trạng thái cân bằng về lợi ích,
giảm thiểu mâu thuẫn, xung đột về lợi ích. Các bên luôn lựa chọn hợp tác, thương
lượng thay cho đấu tranh, đòi hỏi quyền lợi. Sự ổn định của quan hệ lao động là
tương đối, ổn định trong sự phát triển, khi có mâu thuẫn, nếu được giải quyết hiệu
quả sẽ tạo ra quan hệ mới lành mạnh hơn, đưa doanh nghiệp phát triển bền vững.
Tiến bộ trong quan hệ lao động là sự vận động phát triển theo hướng đi lên,
không ngừng cải tiến và hoàn thiện. Các bên trong quan hệ lao động luôn mong
muốn phối hợp, gắn kết với nhau hơn trong xu thế phát triển của đơn vị, doanh
nghiệp. Quan hệ lao động chỉ thật sự tiến bộ, lành mạnh khi mục tiêu và lợi ích các
bên ngày càng thỏa mãn. Người sử dụng lao động quan tâm hơn đến cuộc sống vật
chất, tinh thần của người lao động; xây dựng môi trường làm việc tốt hơn, ứng xử
có văn hóa. Ngược lại, tập thể người lao động và công đoàn sẵn sàng chia sẻ những
khó khăn với doanh nghiệp; người lao động làm việc với tinh thần trách nhiệm đạt
năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao.

4. Nội dung của quan hệ lao động tại đơn vị, doanh nghiệp
Nội dung của quan hệ lao động tại đơn vị, doanh nghiệp bao gồm những cam
kết, thỏa thuận trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể (nếu có) như:
Việc làm, trả lương, trả thưởng; bảo đảm vệ sinh an toàn lao động và thực hiện đầy
đủ các chế độ bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội), phúc lợi tập thể; đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ người lao động; duy trì kỷ luật lao động, giải quyết tranh
chấp lao động; thực hiện nghĩa vụ các bên khi chấm dứt hợp đồng lao động (trợ cấp
thôi việc, bồi hoàn chi phí đào tạo, bồi thường thiệt hại...).
Quan hệ lao động được pháp luật hóa một số nội dung, nhưng hợp đồng lao
động là căn cứ pháp lý chủ yếu để xác lập quan hệ lao động, có hợp đồng lao động
là phát sinh quan hệ lao động. Ngoài ra, quan hệ lao động còn được điều chỉnh bởi
nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy chế phối hợp hoạt động của ban
chấp hành công đoàn cơ sở (nếu có) với người sử dụng lao động.
Các nội dung của quan hệ lao động cơ bản đã được luật pháp quy định và thể
hiện khá đầy đủ trong Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Bảo hiểm xã hội năm
2006, Luật Công đoàn năm 2012... Trong quan hệ lao động, luật pháp chỉ là điều
kiện cần, còn sự thỏa thuận giữa các bên về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động
tập thể và nhu cầu lợi ích phát sinh là điều kiện đủ để thực hiện các nội dung của

2
Bai17-XaydungQHLD-DoithoaiXH01102015.Doc - Tài liê ̣u nghiê ̣p vụ của CĐVC tỉnh Quảng Ninh
quan hệ lao động, bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích của các bên, đem lại sự công
bằng, hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Các nguyên tắc trong xây dựng quan hệ lao động
Khoản 1 Điều 7 Bộ luật Lao động năm 2012 ghi rõ: quan hệ lao động giữa
người lao động hoặc tập thể người lao động với người sử dụng lao động được xác
lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí,
bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
Cụ thể là:
- Khi hai bên có nhu cầu làm việc, tuyển dụng, sử dụng lao động thì có thể tự
tìm kiếm, đề xuất, thương lượng, thỏa thuận để thiết lập quan hệ lao động, tuân theo
quy định của pháp luật và các nội quy, quy định (hoặc thỏa ước lao động tập thể)
của đơn vị, doanh nghiệp.
- Các chủ thể cần biết lắng nghe ý kiến của nhau, sẵn sàng chấp nhận những
cái đúng, hợp lý mà bên kia đề xuất; cam kết thực hiện đúng những điều đã thỏa
thuận, cam kết.
- Các bên sẵn sàng phối hợp, tạo điều kiện cho nhau để thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình; cùng nhau bàn bạc, lựa chọn giải pháp phù hợp để giải quyết
các vấn đề phát sinh, nhất là các mâu thuẫn, tranh chấp lao động, vì lợi ích chung
của đơn vị, doanh nghiệp và người lao động.
- Mọi vấn đề còn vướng mắc trong quan hệ lao động đều có thể giải quyết
thông qua thương lượng giữa các bên, trên cơ sở bình đẳng và công khai để đạt
được sự đồng thuận cao.

6. Điều kiện để xây dựng quan hệ lao động tại đơn vị, doanh nghiệp
Thứ nhất, phải có hệ thống pháp luật hoàn thiện với cơ chế vận hành hiệu quả.
Thông qua pháp luật lao động, Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người lao
động và người sử dụng lao động; các tiêu chuẩn lao động, nguyên tắc sử dụng và quản
lý lao động tiến bộ. Nếu các văn bản pháp luật lao động do Nhà nước ban hành, được
xây dựng một cách khoa học, sát với thực tiễn cuộc sống, tạo hành lang pháp lý phù
hợp cho các bên tham gia quan hệ lao động, có sự hướng dẫn và cơ chế kiểm tra, giám
sát chặt chẽ việc thực hiện, sẽ có tác động tích cực đến quan hệ lao động.
Thứ hai, phải có các thiết chế bảo đảm và hỗ trợ cho quan hệ lao động tại
doanh nghiệp phát triển, nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của mỗi bên như: cơ chế hợp
tác, đối thoại tại nơi làm việc, cơ chế phối hợp giải quyết tranh chấp lao động... Cơ
chế 2 bên chủ yếu vận hành thông qua đối thoại và thương lượng, trên cơ sở mỗi
bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật và điều
khoản đã cam kết. Để thực hiện được điều đó, phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết
pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, tuân thủ các nội dung nguyên tắc đã cam kết
và cùng nhau chia sẽ trách nhiệm của các bên.
Thứ ba, các bên trong quan hệ lao động phải có đủ năng lực, hiểu biết pháp
luật, có trách nhiệm để thực hiện đầy đủ, đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Đây
là yếu tố quyết định chất lượng quan hệ lao động tại đơn vị, doanh nghiệp.

3
Bai17-XaydungQHLD-DoithoaiXH01102015.Doc - Tài liê ̣u nghiê ̣p vụ của CĐVC tỉnh Quảng Ninh
Đối với người sử dụng lao động, cần xem người lao động là yếu tố cơ bản tạo
động lực phát triển đơn vị, doanh nghiệp. Đồng thời, không ngừng nâng cao trình
độ tổ chức quản lý, tinh thần phối hợp với công đoàn cơ sở, nhằm giải quyết tốt mối
quan hệ lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động.
Công đoàn cơ sở tại đơn vị, doanh nghiệp, ngoài việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình, đại diện bảo vệ quyền lợi cho người lao động, cán bộ công
đoàn cơ sở cần nâng cao trình độ kỹ năng thương lượng tập thể; xây dựng và thực
hiện cơ chế phối hợp hoạt động nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh mâu thuẫn
trong quan hệ lao động.
Ngoài ra, quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ còn phụ thuộc vào văn
hóa ứng xử của các chủ thể, thái độ ứng xử có thiện chí của người sử dụng lao động,
thông qua cung cách quản lý, mức độ quan tâm của họ đối với người lao động.

7. Công đoàn cơ sở trong xây dựng quan hệ lao động tại đơn vị, doanh nghiệp
Khoản 2 Điều 7 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Công đoàn, tổ chức
đại diện người sử dụng lao động tham gia cùng cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng
quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định
của pháp luật lao động và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động,
người sử dụng lao động”.
Như vậy, xây dựng quan hệ lao động là trách nhiệm của các bên tham gia
quan hệ lao động, của tổ chức công đoàn và các cơ quan nhà nước. Vai trò của công
đoàn cơ sở trong quan hệ lao động tại đơn vị, doanh nghiệp được quy định tại khoản
1 Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2012 như sau: “Công đoàn cơ sở thực hiện vai
trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công
đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện
thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế
trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác
với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức”.
Theo đó, nhiệm vụ của công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động là:
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi,
nghĩa vụ của người lao động; nội quy, quy chế của doanh nghiệp và nhiệm vụ của
công đoàn cơ sở. Chủ động đề xuất với người sử dụng lao động về nội dung và các
biện pháp xây dựng quan hệ lao động trong doanh nghiệp hài hòa, ổn định và tiến bộ.
- Đại diện cho tập thể người lao động tham gia trực tiếp trong quan hệ hai bên
tại doanh nghiệp; xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể có chất
lượng và giám sát việc thực hiện; phối hợp với người sử dụng lao động mở đại hội
công nhân, viên chức, hội nghị người lao động, thực hiện quy chế dân chủ, xây
dựng và ký kết quy chế phối hợp hoạt động; hướng dẫn người lao động giao kết hợp
đồng lao động đúng pháp luật, có lợi cho người lao động.
- Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật có liên quan đến
quyền, nghĩa vụ người lao động và công đoàn; tham gia các hội đồng của doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp để bảo vệ người lao

4
Bai17-XaydungQHLD-DoithoaiXH01102015.Doc - Tài liê ̣u nghiê ̣p vụ của CĐVC tỉnh Quảng Ninh
động; kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế có liên quan đến quyền, lợi
ích của người lao động.
- Tập hợp yêu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động; cung
cấp thông tin và tổ chức đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động;
tham gia thương lượng với người sử dụng lao động trong việc giải quyết các vấn đề
bức xúc của người lao động; đại diện cho tập thể người lao động tham gia hội đồng
hòa giải lao động tại cơ sở, giải quyết các tranh chấp lao động, thực hiện các quyền của
công đoàn cơ sở, tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định pháp luật.
- Vận động người sử dụng lao động và cộng tác với họ thực hiện tốt chính sách
pháp luật của Nhà nước, áp dụng các tiêu chuẩn lao động quốc tế; xây dựng bộ quy tắc
ứng xử trong doanh nghiệp nhằm cụ thể hóa các nội dung quan hệ lao động phù hợp
với pháp luật Việt Nam, công ước, thông lệ quốc tế và điều kiện sản xuất - kinh doanh
của doanh nghiệp, yêu cầu của phía đối tác và nguyện vọng của người lao động.
- Phối hợp với quản lý doanh nghiệp vận động người lao động tích cực thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình, góp phần đưa doanh nghiệp phát triển, nâng cao thu
nhập. Cùng với công đoàn cấp trên cơ sở vận động doanh nghiệp và lực lượng xã
hội chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và gia đình họ.
- Định kỳ kiểm tra đánh giá, lập báo cáo gửi lên công đoàn cấp trên cơ sở về
tình hình quan hệ lao động, thông qua đó, kiến nghị, đề xuất những giải pháp và yêu
cầu hỗ trợ, giúp đỡ nhằm thúc đẩy việc xây dựng quan hệ lao động tại đơn vị, doanh
nghiệp.

II. ĐỐI THOẠI XÃ HỘI TẠI ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP


1. Khái niệm đối thoại xã hội
Đối thoại xã hội tại đơn vị, doanh nghiệp (hay đối thoại tại nơi làm việc) là
việc sử dụng hình thức giao tiếp thông qua ngôn ngữ nói, viết và cử chỉ hành động
qua lại giữa người lao động, cán bộ công đoàn và người sử dụng lao động nhằm
chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết, lấy ý kiến tham khảo và thương lượng tập
thể… về những vấn đề liên quan đến sản xuất - kinh doanh, sắp xếp bố trí lực lượng
sản xuất, việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động mà các bên
cùng quan tâm và cùng nhau nỗ lực giải quyết, trong phạm vi đơn vị, doanh nghiệp.
Đối thoại có thể diễn ra thông qua trao đổi trực tiếp giữa người sử dụng lao
động, cán bộ quản lý các cấp trong doanh nghiệp với cá nhân người lao động, hoặc
tập thể người lao động; giữa cán bộ quản lý doanh nghiệp với cán bộ công đoàn cơ
sở; giữa cán bộ công đoàn cơ sở với người lao động, bảo đảm việc thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

2. Các hình thức đối thoại xã hội tại đơn vị, doanh nghiệp
Thực hiện đối thoại xã hội tại đơn vị, doanh nghiệp thông qua các hình thức
chủ yếu sau:
Một là: Đại hội (hội nghị) người lao động, đại hội công nhân viên chức, được
tổ chức hàng năm hoặc bất thường do công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động

5
Bai17-XaydungQHLD-DoithoaiXH01102015.Doc - Tài liê ̣u nghiê ̣p vụ của CĐVC tỉnh Quảng Ninh
phối hợp tổ chức; hội nghị người lao động cấp phòng, ban, phân xưởng, tổ sản xuất
theo quy định và hướng dẫn.
Hai là: Tổ chức thương lượng tập thể để đạt được sự thống nhất và cam kết
về việc làm, thu nhập, thực hiện các chế độ chính sách của người lao động. Thương
lượng thường được tổ chức theo quy trình ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải
quyết các vấn đề tranh chấp, hoặc yêu cầu đòi hòi hỏi của người lao động.
Ba là: Gặp gỡ định kỳ giữa công đoàn cơ sở - người sử dụng lao động -
người lao động về một chủ đề nào đó trong kế hoạch đã chuẩn bị sẵn, hay thực hiện
quy định trong quy chế phối hợp hoạt động tại đơn vị, doanh nghiệp (nếu có); hội ý,
giao ban định kỳ về các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động có công
đoàn cơ sở tham gia.
Bốn là: Gặp gỡ trao đổi trực tiếp giữa người quản lý, cán bộ công đoàn cơ sở
với người lao động để nắm và trao đổi thông tin, ý kiến thắc mắc, phản hồi, đề xuất
nguyện vọng, thông qua lịch tiếp người lao động, hội ý đầu giờ, cuối ca làm việc;
lúc cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn thăm hỏi, tiếp xúc với người lao động, hay
giao lưu, du lịch, dã ngoại, gặp gỡ đầu năm mới ….
Năm là: Thực hiện đối thoại tại đơn vị, doanh nghiệp khi các bên trong quan
hệ lao động có yêu cầu, nhất là để người sử dụng lao động giải đáp các vấn đề liên
quan đến việc thực hiện chính sách đối với người lao động, mà công đoàn cơ sở đã
đề xuất mà chưa được giải quyết, có nguy cơ dẫn đến xung đột.
Ngoài ra, còn có một số hình thức khác như: sử dụng hòm thư góp ý, thông
báo trên bản tin, qua hệ thống thông tin nội bộ, hội nghị, hội thảo, qua các lớp đào
tạo, bồi dưỡng, hay tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật.

3. Nguyên tắc trong đối thoại xã hội


Nguyên tắc 1: Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu và phải phù hợp với điều kiện
sản xuất - kinh doanh, hoạt động của từng loại hình đơn vị, doanh nghiệp và nhận
thức của các bên tham gia; lựa chọn quy mô, nội dung và hình thức đối thoại hợp
lý;
Nguyên tắc 2: Các bên tham gia đối thoại cần tôn trọng và biết lắng nghe ý kiến
của nhau; chủ động cung cấp thông tin trung thực, luôn cầu thị và mong muốn hợp tác;
Nguyên tắc 3: Các bên cần chấp hành luật pháp quốc gia và các tiêu chuẩn cơ
bản về lao động đã cam kết, cùng nhau nỗ lực, không thiên vị, không né tránh; tuân
thủ quy trình và cơ chế đối thoại đã được xây dựng.
Nguyên tắc 4: Công khai, minh bạch mọi thông tin cần được phản hồi đầy đủ
và nhanh nhất (nếu chưa giải quyết được, cần nêu rõ lý do);
Nguyên tắc 5: chủ động duy trì và tổ chức đối thoại xã hội thường xuyên, liên
tục, để đi đến sự đồng thuận, vì mục tiêu phát triển chung của đơn vị, doanh nghiệp
và mong muốn của người lao động.

4. Lợi ích của đối thoại xã hội tại đơn vị, doanh nghiệp
6
Bai17-XaydungQHLD-DoithoaiXH01102015.Doc - Tài liê ̣u nghiê ̣p vụ của CĐVC tỉnh Quảng Ninh
Đối thoại là phương tiện để xác lập quan hệ lao động tại đơn vị, doanh
nghiệp. Thông qua đối thoại giúp người lao động, cán bộ công đoàn cơ sở và người
sử dụng lao động hiểu nhau hơn: người lao động cảm thấy hài lòng vì được tôn
trọng và biết rằng người quản lý quan tâm đến đời sống của họ. Đó là động lực lớn
để người lao động làm việc có hiệu quả. công đoàn cơ sở khẳng định được vai trò,
vị thế của mình đối với đơn vị, doanh nghiệp và người lao động, góp phần nâng cao
chất lượng, năng suất lao động, tạo được môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.
Giúp người sử dụng lao động ra các quyết định sáng suốt, đúng đắn và khách quan
trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Thực hiện tốt đối thoại tại nơi làm việc là thực hiện dân chủ trong đơn vị,
doanh nghiệp, góp phần giải quyết các vấn đề, nội dung liên quan đến quan hệ lao
động mà các bên cùng quan tâm một cách tích cực nhất, để đi đến thống nhất tạo ra
sự đồng thuận cao trong cam kết và thực hiện, bảo đảm quyền, lợi ích của người lao
động và người sử dụng lao động. Đối thoại tốt, góp phần giải quyết mọi mâu thuẫn
phát sinh trong nội bộ, giảm thiểu tranh chấp lao động và đình công, xây dựng quan
hệ lao động tiến bộ.
Theo quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về lợi ích của đối thoại
xã hội:
- Tối đa hóa yếu tố nguồn nhân lực tại nơi làm việc;
- Tăng cường kết nối giữa các bên trong quan hệ lao động và tăng năng suất
lao động;
- Giảm thiểu xung đột và tăng cường ổn định;
- Nâng cao tính linh hoạt và thích ứng;
- Tăng cường tính sáng tạo và cùng giải quyết khó khăn;
- Thay thế cách tiếp cận thù địch bằng cách tiếp cận mang tính hợp tác, tư
vấn và cộng tác.

5. Nội dung đối thoại xã hội tại đơn vị, doanh nghiệp
Nội dung đối thoại xã hội tại đơn vị, doanh nghiệp đã được quy định tại Điều
64 Bộ luật Lao động năm 2012, được cụ thể hóa như sau:
- Phổ biến các vấn đề chung như: kế hoạch, kết quả sản xuất - kinh doanh,
chế độ chính sách mới…; hoặc lấy ý kiến tham khảo về xây dựng, sửa đổi bổ sung
nội quy, quy chế, quy định, thoả ước lao động tập thể; về quy trình kỹ thuật, an toàn
vệ sinh lao động; quy chế trả lương, khen thưởng, đào tạo lại tay nghề, tuyển dụng,
bố trí, đề bạt cán bộ, quản lý tài chính; cơ chế giải quyết tranh chấp lao động;
thương lượng để ký kết thỏa ước lao động tập thể.
- Thông tin về việc thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng; thỏa ước lao
động tập thể, hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn vệ sinh lao
động và quản lý lao động.
- Những vấn đề có liên quan đến công tác phân công, bố trí nhân lực, quản lý
giám sát của cán bộ quản lý doanh nghiệp đối với nhân viên và người lao động, ký
kết và thực hiện hợp đồng lao động.
7
Bai17-XaydungQHLD-DoithoaiXH01102015.Doc - Tài liê ̣u nghiê ̣p vụ của CĐVC tỉnh Quảng Ninh
- Thông báo kết quả giải quyết, phản hồi các ý kiến, khiếu nại, kiến nghị hay
chất vấn của của người lao động và tập thể người lao động về quyền lợi, chế độ có
liên quan như việc làm, tiền lương và các chế độ phúc lợi tập thể. Trao đổi thảo luận
và đi đến thống nhất về các nội dung đã nêu ra.
- Các yêu cầu của người lao động, tập thể người lao động đối với người sử
dụng lao động và ngược lại, cùng các vấn đề khác mà các bên cùng quan tâm.

6. Điều kiện để thúc đẩy đối thoại xã hội tại đơn vị, doanh nghiệp
Đối thoại xã hội hiệu quả phụ thuộc vào các nhân tố:
- Các bên phải phát huy quyền và nghĩa vụ của mình trong đối thoại tại doanh
nghiệp. Tức là phải đưa ra yêu cầu (mục đích, nội dung) đối thoại và tích cực tham
gia đối thoại. Người sử dụng lao động phải “thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại
với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở
cơ sở” (Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2012).
- Người sử dụng lao động và công đoàn cơ sở cần có năng lực tổ chức, chuẩn
bị nội dung đối thoại thiết thực; có kỹ năng đối thoại và hiểu biết cần thiết về cơ chế
đối thoại, thể hiện tính độc lập khi tham gia đối thoại để đạt được mục đích đề ra.
Các bên luôn tôn trọng các quyền cơ bản của người lao động tại nơi làm việc, coi
trọng thương lượng tập thể; xây dựng môi trường và không khí đối thoại cởi mở,
thân thiện và dân chủ.
- Nhà nước, cơ quan quản lý lao động cần hướng dẫn và hỗ trợ thích hợp cho
cơ chế đối thoại giữa các bên tại đơn vị, doanh nghiệp, tạo môi trường chính trị và
dân sự ổn định cần thiết để công đoàn cơ sở và người lao động tự tin khi tham gia
đối thoại mà không sợ bị thành kiến hoặc trả thù.

7. Công đoàn cơ sở tổ chức đối thoại tại đơn vị, doanh nghiệp
a) Công đoàn cơ sở cần quan tâm và phối hợp tổ chức tốt các cuộc đối
thoại chính thức tại đơn vị, doanh nghiệp
- Khi cần thiết sẽ: “Gặp người sử dụng lao động để đối thoại, trao đổi, thương
lượng về những vấn đề lao động và sử dụng lao động” (Khoản 1 Điều 191 Bộ luật
Lao động năm 2012).
- Chú trọng các cuộc họp, hội ý nhanh giữa người lao động và các cấp quản
lý, giữa cán bộ công đoàn và quản lý doanh nghiệp; giữa cán bộ công đoàn và người
lao động.
- Chuẩn bị tốt các nội dung liên quan đến nhiệm vụ của mình trong các cuộc
họp; cung cấp đầy đủ thông tin cho người lao động về việc thực hiện các chế độ
chính sách về tiền lương, thưởng, phúc lợi, cải thiện điều kiện làm việc.
- Tổng hợp các ý kiến của người lao động hoặc tập thể người lao động qua
phản ánh trực tiếp, qua hộp thư góp ý, từ các cuộc họp của tổ, phân xưởng, phòng
ban để phân loại và trao đổi với người sử dụng lao động tìm các phương án phối
hợp giải quyết phù hợp.

8
Bai17-XaydungQHLD-DoithoaiXH01102015.Doc - Tài liê ̣u nghiê ̣p vụ của CĐVC tỉnh Quảng Ninh
- Trong xây dựng chương trình đại hội, hội nghị, các cuộc họp cần dành thời
gian để thảo luận và trả lời kiến nghị, chất vấn của người lao động.
- Họp ban chấp hành công đoàn cơ sở để thống nhất nội dung và lựa chọn
hình thức đối thoại phù hợp, phân công chủ trì hoặc phối hợp với người sử dụng lao
động đồng chủ trì các cuộc họp hay diễn đàn đối thoại.
b) Tổ chức thương lượng tập thể tại đơn vị, doanh nghiệp
- Thương lượng tập thể là một hình thức đối thoại quan trọng tại nơi làm việc,
thành quả của quá trình thương lượng tập thể là sự thoả thuận đạt được các vấn đề
mà các bên cùng quan tâm, trong đó có thỏa ước lao động tập thể, làm cơ sở để duy
trì và thúc đẩy phát triển đối thoại xã hội tại đơn vị, doanh nghiệp.
- Công đoàn cơ sở cần xác định mục tiêu, nội dung ưu tiên cho các lần thương
lượng; những vấn đề về quyền của người lao động đã được pháp luật quy định không
đưa vào chương trình thương lượng. Thu thập thông tin đầy đủ về đơn vị, doanh
nghiệp và ý kiến người lao động có liên quan để đưa vào nội dung thương lượng.
- Xây dựng kế hoạch thương lượng lần đầu và lộ trình các bước tiếp theo,
phân công cán bộ chuẩn bị nội dung và nhân lực hỗ trợ (có thể nhờ sự hỗ trợ từ các
chuyên gia pháp luật hoặc công đoàn cấp trên); xác định đúng sách lược, phương án
đề ra, tôn trọng nguyên tắc ứng xử trong quá trình thương lượng.
- Duy trì và tổ chức các cuộc họp của ban chấp hành công đoàn cơ sở hàng
tháng để thảo luận các vấn đề do công đoàn và người lao động đề xuất; ghi biên bản
cuộc họp gửi cho người sử dụng lao động để họ biết và đưa vào kế hoạch giải quyết,
hay phối hợp giải quyết.
c) Một số điểm cần lưu ý khi công đoàn cơ sở tổ chức và tham gia đối thoại
xã hội tại đơn vị, doanh nghiệp
- Công đoàn cơ sở cần chủ động đề xuất và tổ chức các cuộc đối thoại, cùng
người sử dụng lao động bàn bạc, trao đổi để giải quyết các vấn đề khi chưa có phát
sinh mâu thuẫn; trường hợp đặc biệt có thể đề xuất, yêu cầu tổ chức đối thoại bất
thường, có sự tham gia của công đoàn cấp trên cơ sở và cơ quan chức năng.
- Mỗi cuộc đối thoại chính thức cần được ghi chép đầy đủ thông tin, trong
thương lượng tập thể phải được ghi biên bản, đồng thời, rút kinh nghiệm cho mỗi
lần đối thoại.
- Khi tổ chức đối thoại thông điệp đưa ra phải đơn giản, rõ ràng, cần nắm và
tập hợp những vấn đề chung nhất được đông đảo người lao động quan tâm, tạo điều
kiện để người lao động có cơ hội tiếp xúc với người sử dụng lao động và cán bộ
công đoàn nhiều hơn.
- Không nên đưa vấn đề riêng lẻ của cá nhân ra đối thoại tập thể; trong đối
thoại cần bình tĩnh, tự tin, tránh đổ lỗi cho nhau những lúc đối thoại gặp khó khăn;
không nên cầu toàn hay tham vọng giải quyết được tất cả những nội dung đưa ra
cùng một lúc.

Nguồn: Tài liê ̣u Đào tạo, bồi dưỡng CB CĐCS của Tổng LĐLĐ Viê ̣t Nam
Do Nhà xuất bản Lao động phát hành năm 2013

9
Bai17-XaydungQHLD-DoithoaiXH01102015.Doc - Tài liê ̣u nghiê ̣p vụ của CĐVC tỉnh Quảng Ninh
10
Bai17-XaydungQHLD-DoithoaiXH01102015.Doc - Tài liê ̣u nghiê ̣p vụ của CĐVC tỉnh Quảng Ninh

You might also like