Một Số Bài Tập Thẳng Hàng Đồng Quy (Ver 1)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Một số bài đồng qui thẳng hàng mang tính đối

xứng
Group Hình Học Phẳng

Ngày 27 tháng 11 năm 2017

Mục lục
1 Một số kiến thức cơ bản 1
1.1 Một số định lí thẳng hàng đồng qui trong tam giác . . . . . . . . 1
1.2 Một số định lí thẳng hàng đồng qui trong tứ giác . . . . . . . . . 2
1.3 Từ thẳng hàng đến conic . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2

2 Bài tập trong các kì thi 2

3 Gợi ý 4

4 Một số bài tập khác 5

1 Một số kiến thức cơ bản


1.1 Một số định lí thẳng hàng đồng qui trong tam giác
Định lí Sodat: Cho tam giác ABC và tam giác DEF thỏa các đường thẳng qua
A, B, C lần lượt vuông với EF, DF, DE đồng qui tại X. Các đường thẳng qua
D, E, F lần lượt vuông BC, AC, AB đồng qui tại Y . Các đường AD, BE, CF
đồng qui tại Z. Chứng minh rằng X, Y, Z thẳng.
Định lí Terquem Cho tam giác ABC và điểm M bất kì. Giao của AM, BM, CM
và BC, AC, AB là D, E, F . Giao của (DEF ) và BC, AC, AB là X, Y, Z. Chứng
minh rằng AX, BY, CZ đồng qui.
Định lí về cực và đối cực: 3 cực thẳng hàng tương dương 3 đối cực đồng qui.
Định lí cevian nest Cho tam giác ABC. Điểm P bất kì trong tam giác
giao của AP, BP, CP và BC, AC, AB là D, E, F . Trong DEF lấy Q. Giao của
DQ, EQ, F Q và EF, DF, DE là X, Y, Z. Chứng minh rằng AX, BY, CZ đồng
qui.
Tổng quát: Cho tam giác ABC. Trên BC, AC, AB lấy D, E, F . Trên EF, DF, DE
lấy X, Y, Z. Chứng minh rằng nếu 2 trong 3 điều sau đúng thì suy ra điều còn
lại đúng:
(1): AD, BE, CF đồng qui

1
(2): DX, EY, F Z đồng qui
(3): AX, BY, CZ đồng qui
Định lí về orthotransversal Cho tam giác ABC. Điểm P vất kì. Đường
thẳng qua P vuông AP, BP, CP cắt BC, AC, AB tại X, Y, Z. Chứng minh rằng
X, Y, Z thẳng
Định lí về cực trực giao Cho tam giác ABC. Đường thẳng d bất kì. Hình
chiếu của A, B, C lên d là X, Y, Z. Chứng mình rằng đường thẳng qua X, Y, Z
vuông BC, AC, AB đồng qui
Định lí về trillinear pole Cho tam giác ABC. Đường thẳng d bất kì cát
BC, AC, AB tại D, E, F . Trên đường thẳng BC lấy X thỏa (DXBC) = −1
tương tự dựng Y, Z. Chứng minh rằng AX, BY, CZ đồng qui
Định lí Monge D’Alembert: Tâm vị tự ngoài của 3 đường tròn thì đồng qui
Định lí Jerabek: Cho tam giác ABC. 2 điểm P, Q bất kì. Giao của AP, BP, CP
với (ABC) là X, Y, Z. Giao của AQ, BQ, CQ và (ABC) là D, E, F . Chứng minh
rằng tam giác tạo bới XD, Y E, ZF thấu xạ với 4ABC
Định lí Steinbart: Cho tam giác ABC. Đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với
BC, AC, AB tại D, E, F . Điểm Q bất kì trong DEF . Giao của DQ, EQ, F Q với
(I) là X, Y, Z. Chứng minh rằng AX, BY, CZ đồng qui

1.2 Một số định lí thẳng hàng đồng qui trong tứ giác


Định lí về cực trực giao: Cho tứ giác ABCD. Chứng minh rằng cực trực
giao của các tam giác ABC, BCD, CDA, DAB thẳng hàng

1.3 Từ thẳng hàng đến conic


Bổ đề 1: Cho tam giác ABC. Nếu P Q đi qua tâm ngoại tiếp 4ABC thi đẳng
giác của P, Q nằm trên 1 đường hyperbola chứ nhật
Hệ quả: Nếu P, Q là ảnh của nhau qua (ABC) thì đẳng giác của chúng đi qua
tâm của hyperbola

2 Bài tập trong các kì thi


Bài 1 :(ELMO shortlist 2014) Cho tam giác ABC. Điểm Lemoine là K. Trên
BC lấy A1 thỏa A1 K, BC, AB, AC tạo thành 1 tứ giác ngoại tiếp. Tương tự
dựng B1 , C1 . Chứng minh rằng A1 , B1 , C1 thẳng hàng.
Mở rộng: (Telv Cohl) Cho 2 điểm P, Q nằm trên hyperbola chứ nhật. Đường
thẳng qua Q lần lượt vuông AP, BP, CP cắt BC, AC, AB tại X, Y, Z. Chứng
minh rằng X, Y, Z thẳng.
Bài 2: (ELMO shortlist 2014) Cho tam giác ABC trên BC, AC, AB lấy D, E, F
thỏa AD, BE, CF vuông EF, DF, DE. Tâm của (DEF ) là O. Giao của (DEF )
và BC, AC, AB tại R, S, T . Giao của AR, BS, CT là Y . Các đường thẳng qua

2
D, E, F vuông BC, AC, AB đồng qui tại X. Chứng minh rằng X, O, Y thẳng.
Tính chất phụ (Telv Cohl) Điểm dẳng giác của Y trong 4ABC nằm trên
dường thẳng Euler.
Bài 3: (ELMO shortlist 2013) Cho tam giác ABC. Đường tròn nội tiếp (I) tiếp
xúc BC, AC, AB tại D, E, F . Giao của (AEF ), (BF D), (CDE) và (ABC) là
X, Y, Z. Chứng minh rằng đường thẳng qua A, B, C vuông AX, BY, CZ đồng
qui
Bài 4: (ELMO shortlist 2011) Cho tam giác ABC. Cho 3 đường tròn (O1 ), (O2 ), (O3 )
thỏa (O1 ) tiếp xúc với AB, AC tương tự cho 2 đường tròn kia. Tâm vị tự
trong của (O2 ) và (O3 ) là PA tương tự ta được PB , PC . Chứng minh rằng
APA , BPB , CPC đồng qui
Bài 5: (USA TST 2015) Cho tam giác ABC. Trung điểm BC, AC, AB là
MA , MB , MC . Điểm S bất kì nằm trên đường thẳng Euler. Giao của MA S, MB S, MC S
với (MA MB MC ) là X, Y, Z. Chứng minh rằng AX, BY, CZ đồng qui
Tổng quát: (Trần Quang Hùng) Cho tam giác ABC và 2 điểm dẳng giác P, P 0 .
Hình chiếu của P lên BC, AC, AB là D, E, F . Điểm Q bất kì trên P P 0 . Giao
của DQ, EQ, F Q và (DEF ) là X, Y, Z. Chứng mình rằng AX, BY, CZ đồng
qui
Tổng quát cho conic (Telv Cohl) Cho tam giác ABC 2 điềm bất kì P, Q.
Giao của AP, BP, CP với BC, AC, AB là D, E, F . Giao của AQ, BQ, CQ với
BC, AC, AB là X, Y, Z. Conic qua D, E, F, X, Y, Z gọi là ω. Điểm R bất kì nằm
trên P Q. Giao của DR, ER, F R và ω là M, N, L. Chứng minh rằng AM, BN, CL
đồng qui
Bai 6: (USA TST 2017) Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Trên BC lấy T thỏa
6 T AO = 90. Giao của (AT ) và (BOC) là A1 , A2 . Tương tự ta có B1 , B2 , C1 , C2
i) Chứng minh rằng AA1 .BB1 , CC! đồng qui
ii) Chứng minh rằng AA2 , BB2 , CC2 đồng qui trên đường thẳng Euler
Bài 7: (China TST 2017) Cho tam giác ABC. Đường tròn nội tiếp (I). Trung
điểm BC, AC, AB là D, E, F . Đường thằng qua D tiếp xúc (I) khác BC cắt EF
tại X. Tương tự ta dựng Y, Z. Chứng minh rằng X, Y, Z thẳng Bài 8: (China
TST 2012) Cho tam giác ABC. Đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC, AC, AB
tại D, E, F . Đối xứng của D qua EF là X. Giao của AX vả BC là A1 . Tương
tự dựng B1 .C1 . Chứng minh rằng A1 , B1 , C1 thẳng hàng
Bài 9: (China TST 2005) Cho tam giác ABC. Đường đối trung AD với D ∈ BC.
Đường thẳng qua D song song AB, AC cắt AC, AB tại E, F
i) Chứng minh rằng B, C, E, F thuộc 1 đường tròn
ii) Gọi tâm của (BCE) là A1 . Tương tự ta dựng được B1 , C1 . Chứng minh rằng
AA1 , BB1 , CC1 đồng qui
Bài 10: (China south east MO 2011) Cho tam giác ABC. Giao của 3 đường
phân giác và BC, AC, AB là D, E, F . Đương thẳng qua D song song BE, CF
cắt AC, AB tại GH. Giao của GH và BC là X. Tương tự ta dựng được Y, Z.
Chứng minh ràng X, Y, Z thẳng
Tổng quát: (Luis Gonzales) Cho tam giác ABC. Điểm P bất kì. Giao của
AP, BP, CP và BC, AC, AB là D, E, F . Qua D dựng đường thẳng song song
BE, CF cắt AC, AB tại G, H. Giao của GH và BC là X. Tương tự dựng Y, Z.
Chứng minh rằng X, Y, Z thẳng

3
Bài 11: (North Korea TST 2013) Cho tam giác ABC. Đường tròn nội tiếp (I)
tiếp xúc BC, AC, AB tại D, E, F . Giao của AI và (ABC) là A1 . Giao của EF
và BC là A2 . Giao của A1 A2 và (ABC) là A3 . Tương tự dựng B3 , C3 . Chứng
minh rằng AA3 , BB3 , CC3 đồng qui
Bài 12 (Iran MO (3rd) 2010): Cho tam giác ABC. Tâm nội tiếp, tâm ngoại tiếp
là I, O. Đối xưng I qua O là X. Hinh chiếu của X lên BC, AC, AB là D, E, F .
Chứng minh rằng AD, BE, CF đồng qui
Bài 13 (Iran MO (3rd) 2011): Cho tam giác ABC. Phân giác ngoại tại A cắt
BC tại D. Đương tròn bàng tiếp góc A là (J). Tâm dường tròn nội tiếp I.
Đương thẳng qua I vuông JD cắt (ABC) tại A1 . Tương tự ta có B1 , C1 . Chứng
minh rằng AA1 , BB1 , CC1 đồng qui
Bài 14 (Korea MO 2010) Cho tam giác ABC. Đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc
BC, AC, AB tại D, E, F . Đường tròn qua B, C tiếp xúc (I) tại X. Tương tự ta
được Y, Z. Chứng minh rằng DX, EY, CZ đồng qui
Bài 15 (Tuymaada 2007) Cho tam giác ABC. Các đường cao AD, BE, CF .
Đường tròn qua E, F tiếp xúc (ABC) tại cung BC không chứa A là A1 . Tương
tự ta dựng được B1 , C1 . Chứng minh ràng AA1 , BB1 , CC1 đồng qui
Bài 16 (Romanian Master of Mathematics 2012) Cho tam giác ABC nội tiếp
(O). Đường tròn nội tiếp (I). Đương tròn qua B, C tiếp xúc (I) là (OA ). Tương
tự ta có (OB ), (OC ). Giao của (OB ), (OC ) là A1 . Tương tự B1 , C1 . Chứng minh
rằng AA1 , BB1 , CC1 đồng qui trên OI

3 Gợi ý
Bài 1 : Dùng định lí về cực và đối xứng cho đường tròn Lemoine thứ nhất .
Bài 2 : Dùng định lí Terquem và Sodat
Bài 3 : Dựng điểm đối xứng của I qua O (O là tâm đường tròn ngoại tiếp )
Bài 4 : Dùng định lí Monge D’Alembert
Bài 5 : Dùng định lí cevian nest và Pascal
Bài 6 :
i) Đồng qui tại điểm lemoine
ii) Nghịch đảo
Bài 7 : Dung trillinear pole Bài 8 : Chúng cùng nằm trên đường thẳng Euler
của 4DEF
Bài 9 :
i) Trung điềm EF nằm trên AD
ii) Dùng đường tròn Lemoine thứ nhất
Bài 10 : Dùng định lí trillinear pole
Bài 11 : Dung định lí cevian nest
Bài 12 : Dùng định lí cevian nest
Bài 13 : Dựng thêm đường tròn Mixtillinear
Bài 14 : Đưng thêm các tâm bàng tiếp và dùng định lí cevian nest
Bài 15 : Dùng định lí steinbart

4
4 Một số bài tập khác
Bài toán 1 : (Trần Quang Hùng) Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O).
Gọi (Oa ),(Ob ),(Oc ) lần lượt là đường tròn Mixtilinear nội của góc A, B, C. Gọi
(X) là đường tròn qua B, C và tiếp xúc với (Oa ) tại D ( (X) Khác (O)). Tương
tự ta được E, F . Chứng minh rằng AD, BE, CF đồng quy tại 1 điểm.
Bài toán 2 : (Trần Quang Hùng) Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn
(I) có Ge là điểm Gergonne. Gọi (O1 ), (O2 ), (O3 ) lần lượt là các đường tròn qua
B, C và tiếp xúc (I); qua C, A và tiếp xúc (I); qua A, B và tiếp xúc (I). (O1 )
cắt CA, AB tại U, V . Gọi D là cực của U V với (I) . Tương tự xác định E, F .
Khi đó AD, BE, CF đồng quy trên IGe.
Bài toán 3 : (Trần Quang Hùng) Cho tam giác ABC có tâm Euler là N . Gọi
Na , Nb , Nc lần lượt là tâm Euler của các 4N BC, 4N CA, 4N AB. Đường thẳng
qua Na vuông góc với N Na cắt BC tại X. Tương tự có Y, Z. Chứng minh rằng
X, Y, Z thẳng hàng.
Bài toán 4 : (Tổng quát từ điểm Feuerbach) Cho tam giác ABC nội tiếp đường
tròn (O) và điểm P bất kì. Gọi AP, BP, CP cắt (O) lần lượt tại D, E, F . Gọi
U, V, W lần lượt là đối xứng của D, E, F qua BC, CA, AB. Gọi P U, P V, P W
lần lượt cắt BC, CA, AB tại X, Y, Z. Chứng minh rằng X, Y, Z nằm trên một
đường thẳng đi qua điểm Poncelet.
Bài toán 5: (Morendo) Cho tam giác ABC có tâm ngoại tiếp là O và tâm
nội tiếp là I. Gọi Ka là điểm Lemoine của 4BIC, tương tự có được Kb , Kc .
Gọi X là trung điểm của AI và xác định Y, Z tương tự. Chứng minh rằng
XKa , Y Kb, ZKc, OI là đồng quy.
Bài toán 6: (Unknown) Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) có AD, BE, CF
là ba phân giác trong. Gọi (Oa ), (Ob ), (Oc ) lần lượt là đường tròn Mixtilinear
nội ứng với các góc A, B, C của 4ABC. Tiếp tuyến tại E, F tới (Oa ) khác
AC, AB cắt nhau tại X. Tương tự có Y, Z. Chứng minh rằng AX, BY, CZ đồng
quy tại một điểm .
Bài toán 7 : (Luis González) Cho tam giác ABC có O, H lần lượt là tâm
đường tròn ngoại tiếp và trực tâm của 4ABC .Gọi AD, BE, CF là ba đường
cao của 4ABC. Gọi la , lb , lc lần lượt là các đường thẳng qua D, E, F và vuông
góc với OD, OE, OF . Gọi XY Z là tam giác tạo bởi la , lb , lc . Chứng minh rằng
DX, EY, F Z đồng quy trên OH.
(*Lưu ý : X = lb giao lc ; Y = lc giao la ; Z = la giao lb ).
Bài toán 8: (Phan Quang Trí) Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O).
Gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB. Gọi (Oa ) là đường tròn
qua E, F và tiếp xúc trong với (O) tại A1 . Tương tự tìm được B1 , C1 . Chứng
minh rằng AA1 , BB1 , CC1 đồng quy trên đường thẳng Euler của 4ABC.
Bài toán 9: (Mở rộng Feuerbach) Cho tam giác ABC và điểm P bất kì. Gọi
D, E, F lần lượt là hình chiếu của P lên BC, CA, AB. Gọi AP, BP, CP cắt
BC, CA, AB tại X, Y, Z . Gỉa sử EF cắt Y Z tại A0 . Tương tự có B 0 , C 0 . Chứng
minh rằng DA0 , EB 0 , F C 0 đồng quy tại 1 điểm.
Bài toán 10 : (AOPS) Cho tam giác ABC với P là một điểm bất kì . Gọi Q
là điểm đẳng giác của P với tam giác ABC. Gọi 4XY Z ,4DEF lần lượt là

5
tam giác Cevian của P đối với 4ABC và tam giác pedal của Q đối với 4ABC.
Đường thẳng qua P vuông góc với P D cắt Y Z tại A1 . Tương tự B1 , C1 . Chứng
minh rằng A1 , B1 , C1 thẳng hàng.
Bài toán 11 : (Trần Quang Hùng) Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn
(O). Gọi (Oa ), (Ob ), (Oc ) lần lượt là đường tròn Mixtilinear nội góc A, B, C.
(Oa ) tiếp xúc (O) và AB, AC lần lượt tại X, Y, Z. Đường thẳng qua X vuông
góc với Y Z cắt (Oa ) tại D. Tương tự có E, F . Chứng minh rằng AD, BE, CF
đồng quy tại 1 điểm.

You might also like